Luận văn Thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông

Câu 1: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu sai? 1. Trong một nguyên tử luôn có số p bằng số e. 2. Tổng số p và e trong hạt nhân được gọi là số khối. 3. Số khối A là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử. 4. Số p bằng điện tích hạt nhân. 5. Đồng vị là các nguyên tử có cùng số p nhưng khác số n. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

pdf193 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1501 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học sinh – học sinh với nhau. Tóm tắt chương 3 Trong chương này, chúng tôi đã trình bày nội dung và phương pháp triểm khai TNSP để đánh giá hiệu quả và khẳng định tính khả thi của đề tài. Chúng tôi đã thực hiện: 1. Tiến hành TNSP với 4 bài lên lớp tại 10 lớp thuộc khối 10 THPT cơ bản của 4 trường THPT: trường THPT Bùi Thị Xuân, Quận 1; trường THPT Thái Bình, Quận Tân Bình; trường THPT Bà Rịa, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu; trường THPT Nguyễn Du, tỉnh ĐakLak; với sự tham gia của 4 giáo viên và 341 học sinh. 2. Thực nghiệm định lượng: Tiến hành kiểm tra làm 4 bài kiểm tra ở 5 cặp TN – ĐC với số lượng 1705 bài kiểm tra, chấm bài và xử lí kết quả theo phương pháp thống kê toán học. Các số liệu thu được là cơ sở để khẳng định tính hiệu quả và khả năng áp dụng của hệ thống câu hỏi trong dạy học hóa học lớp 10 THPT. 3. Thực nghiệm định tính: - Thông qua việc khảo sát từ 172 học sinh bằng phiếu thăm dò kết quả cho thấy: + Học sinh có thái độ tích cực khi tham gia trả lời câu hỏi trên lớp. + Học sinh nhận ra được nhiều ưu điểm của việc sử dụng hệ thống câu hỏi dạy học. 157 + Học sinh đề ra được những biện pháp giúp cho việc sử dụng câu hỏi hiệu quả và khả thi hơn. - Bên cạnh những kết quả đạt được, giáo viên dạy TN ở trường phổ thông đã có những ý kiến, đề nghị nhằm hoàn thiện thêm cho đề tài. 4. Khẳng định chất lượng học tập của lớp TN cao hơn lớp ĐC. 158 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Đề tài đã hoàn thành được mục đích và nhiệm vụ đề ra. 1.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài - Trình bày tổng quan vấn đề nghiên cứu. - Nghiên cứu những nét đặc trưng và một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. - Nghiên cứu cơ sở lí luận về sử dụng câu hỏi trong dạy học hóa học ở trường THPT. - Làm rõ khái niệm câu hỏi và phân loại các loại câu hỏi trong dạy học. - Một số kĩ thuật, kinh nghiệm để sử dụng câu hỏi trong dạy học đạt hiệu quả. - Điều tra thực trạng việc sử dụng câu hỏi trong dạy học Hóa học ở trường THPT bằng cách phát phiếu thăm dò ý kiến giáo viên. Đã thu được 42 phiếu ý kiến của giáo viên tại 20 trường THPT, trên 5tỉnh thành. Tiến hành thăm dò ý kiến của 268 học sinh tại 2 trường THPT Thái Bình và Bùi Thị Xuân, TP.HCM. - Nghiên cứu chương trình và SGK hóa học lớp 10 THPT. 1.2. Thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học - Đề xuất quy trình khi thiết kế hệ thống câu hỏi trong dạy học: 8 bước. - Đề xuất quy trình sử dụng câu hỏi trong dạy học: 8 bước. - Thiết kế hệ thống bao gồm 228 câu hỏi của 14 bài học trên 3 chương trong nội dung chương trình hóa học lớp 10 THPT cơ bản. + Chương 1. Nguyên tử. + Chương 2. Bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học. + Chương 5. Nhóm Halogen. 1.3. Thiết kế 6 bài lên lớp có sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học đã thiết kế - Bài 2. Hạt nhân nguyên tử. Nguyên tố hóa học. Đồng vị. - Bài 4. Cấu tạo vỏ nguyên tử (đã thực nghiệm). - Bài 7. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (đã thực nghiệm). - Bài 9. Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn (đã thực nghiệm). - Bài 20. Khái quát nhóm halogen. 159 - Bài 21. Clo (đã thực nghiệm). 1.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm xác định tính hiệu quả và tính khả thi của hệ thống câu hỏi đã thiết kế  Thực nghiệm định lượng - Thực nghiệm 4 bài lên lớp có sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học ở 5 cặp lớp TN và ĐC thuộc 4 trường THPT (172 học sinh lớp TN và 169 học sinh lớp ĐC) - Thống kê và xử lí điểm số 1705 bài kiểm tra trên phép thử kiểm định. Kết quả phân tích cho thấy giáo án có sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học hóa học đã thiết kế trong đề tài là có tác dụng nâng cao chất lượng dạy học.  Thực nghiệm định tính - Thông qua việc khảo sát từ 172 học sinh bằng phiếu thăm dò kết quả cho thấy: + Học sinh có thái độ tích cực khi tham gia trả lời câu hỏi trên lớp. + Học sinh nhận ra nhiều ưu điểm của việc sử dụng hệ thống câu hỏi dạy học. + Học sinh đề ra được những biện pháp giúp cho việc sử dụng câu hỏi hiệu quả và khả thi hơn. - Bên cạnh những kết quả đạt được, giáo viên dạy TN ở trường phổ thông đã có những ý kiến, đề nghị nhằm hoàn thiện thêm cho đề tài. Chúng tôi nhận thấy các bài thiết kế thiết kế trong đề tài có khả năng áp dụng trong điều kiện thưc tế đồng thời đạt được hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở trường THPT. Kết quả này đã khẳng định tính thực tiễn của đề tài. 2. KIẾN NGHỊ Để góp phần nâng cao hiệu quả việc sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học hóa học trong trường THPT, chúng tôi có một số ý kiến đề xuất như sau: 2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo Đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy tiến hành đồng bộ đổi mới phương pháp và tiêu chí đánh giá kết quả học tập của học sinh. Cụ thể là không chỉ đánh giá dưới hình thức thi giấy, cần đề ra các tiêu chí đánh giá được kĩ năng giao tiếp, phân tích kiến thức dưới dạng thi vấn đáp, thuyết trình và thái độ học tập của học sinh thông qua các hoạt động cá nhân xoay quanh chủ đề của môn học. 160 161 2.2. Với trường phổ thông - Ban lãnh đạo nhà trường chỉ đạo, khuyến khích và tạo điều kiện đề giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. - Sĩ số học sinh mỗi lớp vừa phải (30-35 HS/lớp) đảm bảo việc sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học tác động tích cực đến mọi đối tượng học sinh. Thành viên nào cũng có cơ hội tham gia hoạt động, thể hiện tiềm năng và rèn luyện những kĩ năng quan trọng cho cuộc sống và công việc trong tương lai. 2.3. Với giáo viên Giáo viên đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với xu hướng dạy học, xu hướng tâm sinh lí lứa tuổi thiếu niên hiện nay. Giáo viên cần năng động, tích cực đổi mới phương pháp dạy học bên cạnh mục đích dạy học sinh tích cực, có khả năng suy luận logic, đồng thời tạo nhiều cơ hội để học sinh hoạt động trong giờ học thông qua các hoạt động trả lời câu hỏi, phát biểu xây dựng bài học nhằm thể hiện khả năng, sáng tạo, chủ động lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng diễn đạt bằng lời cho học sinh. Đó là hành trang quý báu để các em bước vào đời. Bởi vì sự phát triển kĩ năng hoạt động của học sinh là một quá trình lâu dài nên giáo viên cần kiên trì, sáng tạo trong việc thiết kế, sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp, để giúp tác giả bổ sung vào công trình nghiên cứu và hoàn thiện hơn trong các công trình nghiên cứu tiếp theo. 162 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Đoàn Ngọc Anh (2011), Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn Hóa học lớp 10 THPT theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường ĐHSP TP.HCM 2. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tính tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình dạy học, NXB Giáo dục. 3. Trịnh Văn Biều (2000), Giảng dạy hóa học ở trường phổ thông, ĐHSP TP.HCM. 4. Trịnh Văn Biều (2002), Lí luận dạy học Hóa học, Đại học Sư phạm TP.HCM 5. Trịnh Văn Biều (2003), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Đại học Sư phạm TP.HCM. 6. Trịnh VănBiều(2005),Cáckĩnăngdạyhọc,ĐHSPTP.HCM. 7. Trịnh Văn Biều (2010), Các phương pháp dạy học tích cực, Đại học Sư phạm TP.HCM. 8. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, Đại học Sư phạm TP.HCM. 9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn hóa học lớp 10, NXB Giáo Dục. 10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 trung học phổ thông môn Hóa học, NXB Giáo dục. 11. Nguyễn Hải Châu, Vũ Anh Tuấn (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông môn Hóa học, NXB Giáo dục. 12. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, NXB Giáo dục. 13. NguyễnĐìnhChỉnh(1995),Vấnđềđặtcâuhỏicủagiáoviênđứnglớp,kiểmtrađánhgi áviệchọctậpcủahọcsinh,NXBHà Nội 14. Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung, Nguyễn Thị Sửu (2000), Phương pháp dạy học hóa học tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội. 163 15. Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung (2000), Phương pháp dạy học hóa học tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội. 16. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học Hóa học ở trường phổ thông và đại học. Một số vấn đề cơ bản, NXB Giáo dục. 17. LêPhướcLộc(2005),Câuhỏivàviệcsửdụngcâuhỏitrongdạyhọc,Tạpchínghiêncứu khoahọc,TrườngĐạiHọcCầnThơ. 18. Thái Hải Hà (2008), Đổi mới phương pháp dạy học hóa học theo định hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP.HCM. 19. Trần Thành Huế (2008), Tư liệu Hóa học 10, NXB Giáo dục. 20. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại, NXB ĐHQG Hà Nội. 21. Goeffrey Petty (2005), Dạy học ngày nay, Trường ĐHSP Hà Nội 22. Nguyễn Chương Nhiếp (1996), Logic học, NXB ĐHSP TP.HCM. 23. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2006), Phương pháp dạy học các chương mục quan trọng trong chương trình - sách giáo khoa hóa học phổ thông, ĐHQG, ĐHSP Hà Nội. 24. Đặng Thị Oanh (chủ biên) (2006), Thiết kế bài soạn Hóa học 10 – các phương án cơ bản và nâng cao, NXB Giáo dục. 25. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lý luận dạy học hóa học tập 1, NXB Giáo dục. 26. Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Cương, Dương Xuân Trinh (1997), Lí luận dạy học hóa học tập I, NXB Giáo dục. 27. Phạm Ngọc Thanh Tâm (2009), Thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học lớp 10 THPT chương trình nâng cao, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường ĐHSP TP.HCM 28. Phạm Ngọc Thủy (2008), Những biện pháp gây hứng thú trong dạy học hóa học ở trường phổ thông, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP.HCM. 29. Lê Trọng Tín (2002), Nghiên cứu các biện pháp nâng cao chất lượng bài lên lớp hóa học ở trường THPT, Luận án tiến sĩ, ĐHSP Hà Nội 30. Lê Trọng Tín (2004), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông chu kỳ III (2004 - 2007): Những phương pháp dạy học tích cực trong dạy học hóa học, NXB ĐHSP TP.HCM. 164 31. Vũ Anh Tuấn (chủ biên) (2008), Kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì môn Hóa học lớp 10, NXB Giáo dục. 32. Nguyễn Xuân Trường (2009), Hóa học với thực tiễn đời sống bài tập ứng dụng, NXB ĐHQG Hà Nội. 33. Nguyễn Xuân Trường (2005), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông, NXB Giáo dục. 34. Nguyễn Xuân Trường (chủ biên) (2007), Sách giáo khoa Hóa học 10, NXB Giáo dục. 35. Nguyễn Xuân Trường (chủ biên) (2007), Sách bài tập Hóa học 10, NXB Giáo dục. 36. Nguyễn Xuân Trường (chủ biên) (2007), Sách giáo viên Hóa học 10, NXB Giáo dục. 37. ThếTrường(2006),Hóahọcvớicáccâuchuyệnlí thú, NXB Giáo dục 38. Thái Duy Tuyên (2007), Phương pháp dạy học truyền thống và hiệnđại, NXB Giáo dục. 39. Đức Uy (1999), Tâm lý học sáng tạo, NXB Giáo dục. 40. Nguyễn Hoàng Uyên (2008), Thiết kế và thực hiện bài giảng hóa học lớp 10 ban cơ bản trường trung học phổ thông theo hướng dạy học tích cực, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường ĐHSP TP.HCM. 41. Viện khoa học Giáo dục (1999), Một số vấn đề về phương pháp dạy học, Hà Nội. 42. Phạm Viết Vượng (1995), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Hà Nội. 43. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa thông tin. 44. Dạy học Intel 45. Dự án dạy học đặt câu hỏi Intel 46. Kĩ thuật đặt câu hỏi của Socrate 165 Socratic_Questioning_Technique.htm 47. Nguyễn Thị Hạnh, Kĩ thuật đặt câu hỏi trong dạy học 48. Cách đặt câu hỏi trong giờ học sao cho đạt hiệu quả nhất 49. Vì sao học sinh ngày càng lười phát biểu 50. Thang phân loại tư duy của Bloom: Một cách nhìn mới om 51. Bộ câu hỏi định hướng bài học theo dạy học Intel _Good_Questions.htm Tiếng Anh 52. Ivan Hannel (2006), Highly Effective Questioning, Percival Matthews - Nicholas Krump (editors). 166 PHỤ LỤC Phụ lục 1. Phiếu thăm dò ý kiến giáo viên .............................................................167 Phụ lục 2. Phiếu thăm dò ý kiến hoc sinh ..............................................................170 Phụ lục 3. Phiếu thăm dò ý kiến hoc sinh .............................................................. 172 Phụ lục 4. Phiếu thăm dò ý kiến giáo viên .............................................................173 Phụ lục 5. Giáo án bài 2. Hạt nhân nguyên tử. Nguyên tố hóa học. Đồng vị ........174 Phụ lục 6. Giáo án bài 21. Khái quát nhóm halogen .............................................. 179 Phụ lục 7. Để kiểm tra 30 phút ...............................................................................185 Phụ lục 8. Đề kiểm tra 1 tiết ...................................................................................187 phụ lục 9. Đề kiểm tra 1 tiết ................................................................................... 189 phụ lục 10. Đề kiểm tra 15 phút .............................................................................191 167 PHỤ LỤC 1 PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN GIÁO VIÊN Kính gửi quý Thầy (Cô) giáo! Nhằm mục đích thu thập thông tin của việc sử dụng câu hỏi trong dạy học ở các trường THPT hiện nay, kinh mong các Thầy (Cô) vui lòng cho ý kiến về các vấn đề phía dưới. - Trường THPT Thầy (Cô) đang công tác: ............................................. Quận, Thành phố (Tỉnh): ....................................................................... - Thâm niên giảng dạy: ............................................................................. Thầy (Cô) đánh dấu X hoặc cho ý kiến vào chỗ trống (....) vào ô phù hợp với mức độ sử dụng phương pháp dạy học dưới đây: 1. Các Thầy (Cô) sử dụng câu hỏi dạy học với mục đích như thế nào? STT Mục đích sử dụng Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít sử dụng 1 Dẫn dắt bài mới 2 Kiểm tra bài cũ 3 Củng cố, ôn tập 4 Thực hành thí nghiệm 5 Kiểm tra viết 6 Kiểm tra sự theo dõi bài học của học sinh 7 Kiểm tra khả năng tư duy của học sinh 8 Thi đua theo nhóm hỏi – đáp Ý kiến khác: ................................................................................................................................. 2. Việc chuẩn bị câu hỏi khi lên lớp, các Thầy (Cô) chuẩn bị như thế nào? STT Cách chuẩn bị Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít sử dụng 1 Soạn sẵn trong giáo án 168 2 Dựa theo tình huống dạy học 3 Giao các câu hỏi cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà 4 Cho học sinh chuẩn bị trước câu hỏi ở nhà và lên lớp thảo luận 5 Không chuẩn bị, dựa theo kinh nghiệm dạy học Ý kiến khác: ..................................................................................................................... 3. Nội dung chính mà các câu hỏi thường tập trung như thế nào? STT Nội dung Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít sử dụng 1 Mở bài 2 Đặt vấn đề 3 Ghi nhớ kiến thức 4 Minh họa kiến thức 5 Khắc sâu kiến thức 6 Mở rộng kiến thức Ý kiến khác: ............................................................................................................................... 4. Đối tượng học sinh các Thầy (Cô) thường hướng đến khi đặt câu hỏi STT Đối tượng học sinh Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít sử dụng 1 Yếu kém, trung bình 2 Khá giỏi 3 Quậy phá, ít tập trung 4 Nhanh nhẹn, hay phát 169 biểu 5 Ít nói, trầm tính Ý kiến khác:........................................................................................................................... 5. Những ưu điểm khi sử dụng câu hỏi trong dạy học Tạo sự hứng thú cho học sinh. Học sinh chủ động tham gia bài học. Khắc sâu, củng cố được kiến thức cho học sinh. Rèn luyện khả năng giao tiếp, diễn đạt bằng lời cho học sinh. Giúp học sinh trong lớp tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Giúp cho giáo viên kiểm tra khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh. Giúp động viên học sinh tích cực, trầm tính và nhắc nhở học sinh cá biệt, quậy phá. Ý kiến khác: ........................................................................................ 6. Những khó khăn của việc sử dụng câu hỏi trong quá trình dạy học Thời lượng tiết học không đủ cho việc đặt nhiều câu hỏi. Học sinh chưa tích cực tham gia trả lời. Chưa có được một số câu hỏi hay, có tính vấn đề. Số lượng học sinh quá nhiều nên chỉ hỏi được một số em. Học sinh chưa hiểu được trọng tâm câu hỏi hướng đến. Ý kiến khác: ......................................................................................... 170 PHỤ LỤC 2 PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH Các bạn học sinh thân mến! Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài “thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học Hóa học lớp 10 ở trường THPT” chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn về một số vấn đề. Hãy đánh dấu X vào ý kiến phù hợp với bạn nhất nhé! 1. Thầy/cô thường đặt câu hỏi khi dạy học như thế nào? Thầy/cô thường xuyên đặt câu hỏi cho các em suy nghĩ trả lời. Thầy/cô không đặt câu hỏi mà thường giải thích tỉ mỉ các kiến thức mới cho em ghi nhận. Thầy/cô thường vừa đặt câu hỏi, vừa gợi ý hướng dẫn trả lời. Thầy/cô thường xuyên đặt câu hỏi nhưng em không kịp suy nghĩ để trả lời. Thầy/cô đặt nhiều câu hỏi mang tính kiểm tra, em không dám trả lời. Thầy/cô đặt nhiều câu hỏi hay, có tính vấn đề. Thầy/cô đặt nhiều câu hỏi khó, vượt quá sức. Ý kiến khác: 2. Các bạn thường trả lời câu hỏi của Thầy/cô như thế nào? Em thường trả lời được các câu hỏi của Thầy/cô. Em trả lời được nhưng không muốn phát biểu. Em cố gắng trả lời vì được điểm thưởng. Em cố gắng trả lời vì muốn kiểm tra kiến thức của bản thân. Em không trả lời vì không rõ lắm ý câu hỏi muốn đề cập. Em không trả lời vì trả lời xong, cũng không được gì cả. Em không trả lời vì không nắm được kiến thức, trả lời sai sẽ bị chê cười.. Ý kiến khác: .. 3. Thầy/cô thường nhận xét câu trả lời của các bạn như thế nào? Thầy/cô thường cho em nhận xét câu trả lời của bạn. Thầy/cô thường nhận xét câu trả lời, phân tích chỗ đúng – sai. 171 Thầy/cô chỉ nhận xét đúng hoặc sai. Thầy/cô thường hay khen ngợi và động viên các bạn phát biểu. Thầy/cô hay chỉ trích và la mắng các bạn phát biểu sai, chưa chú ý. Ý kiến khác: 4. Những ý kiến nào dưới đây phù hợp với em về việc sử dụng câu hỏi trên lớp? Em rất thích thầy/cô hướng dẫn em thu nhận kiến thức mới thông qua hệ thống câu hỏi từ đơn giản đến phức tạp. Em muốn có sẵn các câu hỏi để ở nhà chuẩn bị trước bài học. Mong các Thầy/cô hỏi hết tất cả học sinh, tránh việc chỉ chú ý một vài bạn. Em thích n hữ n g câu h ỏ i vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Việc trả lời câu hỏi sẽ không gây áp lực, trả lời sai cũng không bị la mắng hoặc bạn bè chê cười. Thầy/ cô sẽ nhận xét câu trả lời nhiều hơn. Ý kiến khác: Chân thành cám ơn sự quan tâm của các bạn. Chúc các bạn học tập tốt vui vẻ! 172 PHỤ LỤC 3 PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH Các bạn học sinh thân mến! Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài “thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học Hóa học lớp 10 ở trường THPT” chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn về một số vấn đề. Hãy đánh dấu X vào ý kiến phù hợp với bạn nhất nhé! Học sinh lớp: Trường: 1. Em thấy thế nào khi được Thầy/ cơ đặt nhiều câu hỏi trên lớp? Phấn khởi khi được tham gia xây dựng bài, được nêu lên ý kiến của bản thân. Hứng thú với các câu hỏi hay, có tính vấn đề. Tập trung hơn vào bài học, biết nhận ra kiến thức trọng tâm. Thích thú khi trả lời, vì có thêm điểm thưởng, được Thầy/cô và bạn bè khen ngợi. Bình thường như các tiết học khác. Còn chưa dám trả lời, vẫn còn chưa quen với phương pháp này. Ý kiến khác: 2. Theo em, việc Thầy/cô sử dụng câu hỏi khi giảng dạy có những ưu điểm nào? Thầy/ cô và học sinh gần gũi nhau hơn. Các học sinh chú ý nhau, giúp học sinh hiểu nhau hơn. Tự đánh giá khả năng của bản thân và đánh giá khả năng của những bạn khác. Học sinh là chủ thể của hoạt động trong giờ học. Ý kiến khác: 3. Theo em, để sử dụng câu hỏi đạt hiệu quả, cần thêm những yếu tố nào? Thầy/cô nên chú ý đến các bạn thụ động, học kém hơn. Thầy/cô nên động viên, khen ngợi nhiều hơn và đừng la mắng nếu phát biểu sai. Thầy/cô nên giải thích, phân tích câu trả lời của các bạn. Thầy/cô nên phân tán câu hỏi thành nhiều phần nhỏ, đi từ dễ tới khó. Thầy/cô nên hỏi nhiều đối tượng học sinh, tránh chú ý tới một vài bạn trong lớp. Ý kiến khác: Chân thành cám ơn sự quan tâm của các bạn. Chúc các bạn học tập tốt vui vẻ! 173 PHỤ LỤC 4 PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN GIÁO VIÊN Kính gửi quý Thầy (Cô) giáo! Đầu tiên, chân thành cám ơn quý Thầy/cô đã tham gia thực nghiệm sư phạm, giúp cho chúng tôi thu được những kết quả tốt đẹp khẳng định cho hiệu quả của đề tài nghiên cứu. Xin quý Thầy/cô đóng góp ý kiến về hệ thống câu hỏi và giáo án chúng tôi đã thiết kế, để chúng tôi kịp thời bổ sung, cũng như phát triển thêm đề tài. - Họ và tên: . - Trường THPT Thầy (Cô) đang công tác: ............................................. Quận, Thành phố (Tỉnh): ....................................................................... - Thâm niên giảng dạy: ............................................................................. 1. Ý kiến về chất lượng hệ thống câu hỏi ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 2. Ý kiến về không khí lớp học ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 3. Ý kiến về hiệu quả dạy học ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 4. Đề xuất và kiến nghị của giáo viên tiến hành thực nghiệm ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 174 PHỤ LỤC 5 GIÁO ÁN BÀI 2. HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC. ĐỒNG VỊ I. Mục tiêu  Kiến thức - Biết sự liên quan giữa số đơn vị điện tích hạt nhân với số proton và số electron. - Biết cách tính số khối của hạt nhân nguyên tử. - Hiểu khái niệm nguyên tố hóa học, đồng vị, nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình. Thế nào là số hiệu nguyên tử.  Kĩ năng Giải các bài tập về xác định điện tích hạt nhân, nguyên tử khối, tính nguyên tử khối trung bình, và tính thành phần phần trăm các đồng vị. II. Chuẩn bị - Phóng to hình 1.5 SGK. - Bài trình diễn Powerpoint về năng lượng hạt nhân, các nhà máy điện hạt nhân, bom nguyên tử - Bài khoa học về ứng dụng trong khảo cổ học của đồng vị 𝐶614 . III. Thiết kế hoạt động dạy học Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ - Thành phần cấu tạo nguyên tử ? - Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử ? - Nhận xét về khối lượng và điện tích của các hạt cấu tạo nên nguyên tử ? Hoạt động 2. Tìm hiểu về hạt nhân nguyên tử - GV: + Hạt nhân có thành phần như thế nào? Điện tích của chúng ra sao? + Rút ra nhận xét điện tích hạt nhân dựa vào điện tích của hạt nào. + Nguyên tử trung hòa về điện, hãy rút ra mối liên hệ giữa số electron và số proton. - HS: Thảo luận trả lời. - GV: Định nghĩa, nhấn mạnh các điểm cần I . Hạt nhân nguyên tử 1. Điện tích hạt nhân - Proton mang điện tích 1+, nếu hạt nhân có Z proton thì điện tích của hạt nhân bằng Z+ - Số đơn vị điện tích hạt nhân = Số p = Số e Vd: Nguyên tử Na có Z = 11+ → nguyên tử Na có 11p, 11e 175 lưu ý. - GV: + Khối lượng của hạt nhân được tính theo khối lượng của những loại hạt nào? + Quy về đơn vị khối lượng nguyên tử u, hãy suy ra mối liên hệ giữa số hạt proton Z và số hạt notron N với khối lượng của chúng. + Từ đó rút ra công tính tính khối lượng hạt nhân gọi là số khối A dựa trên Z và N. - HS: Áp dụng tính toán. a. Hạt nhân nguyên tử Oxi có 8p, 8n. Tính số khối. b. Nguyên tử Li có A=7, Z=3. Tính số hạt p, n, e của Li. 2. Số khối Là tổng số hạt proton và nơtron của hạt nhân đó A = Z + N Vd1: Hạt nhân nguyên tử O có 8p và 8n → A = 8 + 8 = 16 Vd2: Nguyên tử Li có A =7 và Z =3 → Z = p = e = 3 ; N = 7-3 =4 Nguyên tử Li có 3p, 3e và 4n Hoạt động 3. Tìm hiểu về nguyên tố hóa học - GV: Người ta nói rằng Z là đặc trưng của nguyên tố hóa học? Tại sao? → Nguyên tử có cùng số Z sẽ có cùng tính chất hóa học nên Z là đặc trưng của nguyên tố hóa học. Từ đó rút ra định nghĩa nguyên tố hóa học? - GV hướng dẫn HS phát biểu định nghĩa nguyên tố hóa học. - GV cung cấp cho HS khái niệm về số hiệu nguyên tử: Z là đặc trưng của nguyên tố hóa học → số hiệu nguyên tử = Z HS nghiên cứu SGK. - GV hướng dẫn HS cách viết kí hiệu nguyên tử. - HS tự viết kí hiệu nguyên tử của các nguyên tố Fe, Li, Na. II. Nguyên tố hóa học 1. Định nghĩa Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân VD: Tất cả các nguyên tử có cùng Z là 8 đều thuộc nguyên tố oxi, chúng đều có 8p, 8e 2. Số hiệu nguyên tử Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của 1 nguyên tố được gọi là số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó (Z) 3. Kí hiệu nguyên tử XZA Hoạt động 4. Tìm hiểu về đồng vị - GV yêu cầu HS hãy quan sát sơ đồ cấu tạo nguyên tử của proti, đơteri và triti. → Chúng đều là những nguyên tử đồng vị của III. Đồng vị Các đồng vị của cùng 1 nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác Số khối Điện tích hạt nhân Kí hiệu nguyên tố 176 nguyên tố hidro, hãy cho biết sự giống nhau và khác nhau của chúng, từ đó rút ra định nghĩa đồng vị. - HS trả lời: chúng có chung số proton, khác số khối. - GV hướng dẫn HS nêu khái niệm đồng vị - HS tự rút ra khái niệm đồng vị. nhau về số nơtron, do đó số khối của chúng khác nhau Vd: Nguyên tố hidro có 3 đồng vị H11 , H 2 1 , H 3 1 . Chú ý: - Các nguyên tử của cùng 1 nguyên tố có thể có số khối khác nhau. - Các đồng vị có tính chất hóa học giống nhau. Hoạt động 5. Tìm hiểu về nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình - GV: + Nguyên tử khối M là khối lựng nguyên tử tính theo đơn vị u, từ khối lượng của các loại hạt, hãy cho biết A và M có thể tính gần đúng được không. + Dựa vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, ta nhận thấy rằng khối lượng của nguyên tử Cl không phải là số nguyên, tại sao dù trong thực tế Cl có 2 đồng vị là 𝐶𝑙17 35 và 𝐶𝑙17 37 ? → Từ đó khái quát ra công thức tính nguyên tử khối trung bình. - GV: Giới thiệu cách tính nguyên tử khối trung bình và hướng dẫn học sinh áp dụng tính toán. IV. Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của các nguyên tố hóa học 1. Nguyên tử khối - Nguyên tử khối của 1 nguyên tử cho biết khối lượng của nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử - Vì khối lượng nguyên tử tập trung ở nhân nguyên tử nên nguyên tử khối coi như bằng số khối (khi không cần độ chính xác) Vd: Xác định nguyên tử khối của P biết P có Z=15, N=16 → Nguyên tử khối của P = 31 2. Nguyên tử khối trung bình Trong tự nhiên đa số nguyên tố hóa học có nhiều đồng vị (có số khối khác nhau) → Nguyên tử khối của nguyên tố là nguyên tử khối trung bình của các đồng vị đó. aX + bY + . A = 100 X, Y: nguyên tử khối của đồng vị X, Y a,b : % số nguyên tử của đồng vị X, Y Hoạt động 6. Củng cố GV giúp HS hệ thống lại kiến thức vừa học Hoạt động 7: Dặn dò HS hoàn thành các bài tập 1,2,3,4,5,6,7,8/SGK 177 IV. Thông tin bổ sung Năng lượng hạt nhân có nên được sử dụng ở Việt Nam 1. Những ý kiến ủng hộ việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Để duy trì một tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thứ 2 Châu Á, khoảng 7,5 – 8% một năm như hiện nay, theo nghiên cứu của Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN), tăng trưởng nguồn điện đạt trung bình 15% năm. Các nguồn điện chủ yếu hiện nay của nước ta là thủy điện bị phụ thuộc vào nguồn nước. Vào những tháng 4, 5 hằng năm, nguồn nước cho thủy điện làm giảm nguồn cung cấp điện thiếu hụt dẫn đến phải cắt điện luân phiên, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và kinh doanh. Để giải quyết nạn thiếu điện có nhiều phương án được lựa chọn, trong đó có điện hạt nhân. Theo EVN, đến năm 2017 nước ta sẽ có nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. Nhà máy điện hạt nhân cung cấp một nguồn điện ổn định, không làm tăng khí thải CO2 như việc đốt các nhiên liệu hóa thạch than đá, dầu mỏ. Nguồn điện hạt nhân sẽ hỗ trợ các nhà máy thủy điện trong mùa khô. Nhà máy điện hạt nhân còn là biểu tượng của một nền khoa học, công nghệ tiên tiến. Các nước có nền công nghiệp điện hạt nhân phát triển như Nga, Pháp, Hàn Quốc đang giới thiệu các thiết bị điện hạt nhân của họ. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có được sự lựa chọn nhà thầu chính thức nào từ phía Việt Nam. 2. Những ý kiến phản đối việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Thứ nhất là năng lượng hạt nhân có độ rủi ro cao. Bài học ở Trycnobyl 20 năm trước, vụ nổ tạo ra một khu vực bán kính 30km hoàn toàn không người ở vì độ nhiễm xạ cao vẫn còn giá trị. Thứ hai là công nghệ điện hạt nhân phải nhập với giá thành rất cao. Nguyên liệu hoạt động của nhà máy điện hạt nhân ngày càng hiếm và phải nhập khẩu với giá thành ngày càng cao, do đó điện hạt nhân kém tính cạnh tranh so với các nguồn năng lượng khác. Thứ ba là vấn đề xử lí rác thải hạt nhân. Đây là một vấn đề phức tạp, ngay cả với những quốc gia có nền khoa học và công nghệ tiên tiến trên thế giới. Thứ tư là nhu cầu nước làm mát cùa nhà máy điện hạt nhân rất lớn. Trong khi các địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân của nước ta lại đặt ở những vùng rất hiếm nước. Thứ năm là nguồn nhân lực để vận hành nhà máy điện hạt nhân đòi hỏi tính kỉ luật và kĩ thuật rất cao, là điều không thực hiện được một cách dễ dàng ở nước ta trong giai đoạn trước mắt. Những lí do vừa đề cập trên đây đòi hỏi sự cân nhắc kĩ lưỡng của chính phủ trước khi quyết định xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam. 3. Còn bạn, bạn theo quan điểm nào?  Câu hỏi liên hệ 1. Năng lượng hạt nhân được tìm ra như thế nào? Mục đích ban đầu là gì? 2. Năng lượng hạt nhân có vai trò tích cực và tiêu cực gì trong cuộc sống? 178 3. Năng lượng hạt nhân có nên được sử dụng ở Việt Nam? Em có suy nghĩ gì khi Việt Nam đang xây dựng dự án nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận? Những mặt lợi và hại từ dự án này mang lại gì cho đời sống kinh tế, xã hội và an ninh của nước ta? 4. Ứng dụng của các đồng vị trong cuộc sốn 179 PHỤ LỤC 6 GIÁO ÁN BÀI 21. KHÁI QUÁT NHÓM HALOGEN V. Mục tiêu  Kiến thức - Học sinh biết: + Nhóm halogen gồm những nguyên tố nào và vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn. + Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng. + Cấu tạo phân tử của các halogen. - Học sinh hiểu: + Tính chất hóa học cơ bản của halogen là có tính oxi hóa mạnh. + Tính chất hóa học của các halogen biến đổi có quy luật. + Nguyên nhân flo chỉ có số oxi hóa -1, trong khi các halogen khác có thêm các số oxi hóa khác như +1, +3, +5, +7.  Kĩ năng - Viết được cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố halogen. - Dự đoán và viết các PTHH chứng minh tính chất oxi hóa mạnh của các halogen. VI. Chuẩn bị - Bảng tuần hoàn dạng dài. - Bảng 1.1 SGK - Phiếu học tập. VII. Thiết kế hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS NỘI DUNG Hoạt động 1. Mở bài 1. Các nguyên tố nhóm VIIA tại sao được gọi là halogen? 2. Chúng có vai trò gì đối với cuộc sống? Hoạt động 2. Nghiên cứu vị trí của nhóm halogen trong bảng tuần hoàn - GV giới thiệu tên của các nguyên tố halogen, yêu cầu HS dựa vào bảng tuần hoàn, hãy xác định và nhận xét vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn. - HS: thuộc nhóm VIIA, từ chu kỳ 2 đến chu kỳ 5. I. Vị trí của nhóm halogen trong bảng tuần hoàn - Nhóm halogen gồm các nguyên tố: Flo (F), Clo (Cl), Brom (Br), Iot (I) và Atatin (At). Atatin được xem xét chủ yếu trong nhóm các nguyên tố phóng xạ. - Những nguyên tố halogen thuộc nhóm VIIA, đứng ở cuối các chu kỳ, kế nhóm 180 VIIIA. Hoạt động 3. Nghiên cứu về cấu hình electron nguyên tử, cấu tạo phân tử của nhóm halogen - GV yêu cầu HS dựa vào STT của các halogen, hãy viết cấu hình electron của F, Cl, Br và I. Từ đó nhận xét đặc điểm lớp ngoài cùng của chúng. → Để có cấu hình electron lớp ngoài cùng bền của khí hiếm sau nó, mỗi nguyên tử halogen phải nhận hay nhường bao nhiêu electron? → Từ đó hãy dự đoán tính chất hóa học cơ bản của chúng. - GV: + Các đơn chất halogen tồn tại ở dạng phân tử gồm hai nguyên tử, dựa vào quy tắc bát tử, hãy trình bày sự hình thành phân tử clo. + Hãy khái quát hóa và viết sơ đồ hình thành phân tử của các halogen. + Hãy nhận xét về đặc điểm liên kết của phân tử X2 và dự đoán khả năng hoạt động hóa học của các halogen. II. Cấu hình electron nguyên tử – Cấu tạo phân tử - Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen đều có 7 electron: ns2 np5. → Khuynh hướng đặc trưng là nhận thêm 1 e để có cấu hình electron tương tự khí hiếm. → Tính chất hóa học cơ bản của các halogen là tính oxi hóa mạnh. - Ở trạng thái tự do, hai nguyên tử halogen góp chung 1 đôi electron để tạo ra phân tử có liên kết cộng hóa trị không cực. Hoạt động 3: Nghiên cứu về sự biến đổi một số tính chất của các halogen 181 - GV yêu cầu HS viết cấu hình electron của F, Cl, Br, I và rút ra nhận xét. - HS: viết cấu hình electron, nhận xét: đều có 7e ở lớp ngoài cùng. → dễ nhận thêm 1e. → tính chất hóa học đặc trưng là tính oxi hóa. - Dựa vào bảng 1.1 trong SGK , hãy nhận xét các thông số về tính chất vật lí: trạng thái, màu sắc, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi khi đi từ F → I theo chiều Z tăng. - HS: Nhận xét sự biến đổi tính chất vật lý, bán kính nguyên tử, độ âm điện khi đi từ Flo tới Iot. - GV: Từ quy luật biến đổi độ âm điện trong một nhóm A, hãy rút ra quy luật biến đổi độ âm điện của các nguyên tố halogen. → Từ đó rút ra sự biến đổi tính phi kim hay tính oxi hóa của chúng. Giải thích? - HS dựa vào bán kính nguyên tử để giải thích tính oxi hóa giảm dần từ flo đến iot. - GV: Dựa vào cấu hình electron và độ âm điện của các nguyên tố halogen so với những nguyên tố còn lại, hãy nhận xét về khả năng số oxi hóa có thể có. - HS giải thích vì sao trong các hợp chất F chỉ có số oxi hóa -1, các halogen còn lại có số oxi hóa -1 +1 +3 +5 +7. - GV: Tại sao các đơn chất halogen giống nhau về tính chất hóa học cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất do chúng tạo tạo thành? - HS dựa vào cấu hình e lớp ngoài cùng để giải thích vì sao các halogen giống nhau về TCHH và thành phần – tính chất của các hợp chất do chúng tạo thành. III.Sự biến đổi tính chất 1. Sự biến đổi tính chất vật lý của các đơn chất Đi từ Flo đến Iot ta thấy: - Trạng thái tập hợp: từ thể khí chuyển sang thể lỏng và thể rắn. - Màu sắc: đậm dần. - Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi: tăng dần. 2. Sự biến đổi độ âm điện - Độ âm điện tương đối lớn và giảm dần khi đi từ Flo đến Iot. - Flo có độ âm điện lớn nhất nên chỉ có số oxi hóa -1; các halogen khác ngoài số oxi hóa -1 còn có các số oxi hóa +1, +3, +5, +7. 3. Sự biến đổi tính chất hóa học của các đơn chất - Vì lớp e ngoài cùng có cấu tạo tương tự nhau nên các đơn chất halogen giống nhau về tính chất hóa học; về thành phần và tính chất của các hợp chất do chúng tạo thành. - Halogen là những phi kim điển hình, tính oxi hóa giảm dần từ Flo đến Iot. - Các đơn chất halogen oxi hóa được hầu hết các kim loại tạo muối halogenua; oxi hóa khí hidro tạo hợp chất khí không màu hidro halogenua (khi tan trong nước tạo dd axit halogenhidric). Hoạt động 4: Củng cố. 182 GV cùng HS củng cố lại nội dung bài học Hoạt động 5: Dặn dò GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong SGK Phiếu học tập KHÁI QUÁT VỀ NHÓM HALOGEN Nội dung 1. Vị trí của nhóm halogen trong HTTH - Đọc tên và kí hiệu các halogen. - Nhận xét về vị trí của các halogen trong bảng tuần hoàn. - Đặc điểm các nguyên tố At (có Z=85). Nội dung 2. Cấu tạo nguyên tử, phân tử của các nguyên tố halogen - Viết cấu hình electron của F, Cl, Br, I. - Đặc điểm lớp electron ngoài cùng của các nguyên tử các nguyên tố trên. - Dự đoán tính chất hóa học cơ bản của các halogen. - Trình bày sự hình thành liên kết trong phân tử halogen X2. - Bản chất của liên kết trong phân tử X2. Nội dung 3. Sự biến đổi tính chất hóa học của các nguyên tố halogen - Viết 3 phương trình hóa học chứng minh tính oxi hóa mạnh (tính phi kim điển hình) của các halogen. 183 - Viết các phương trình hóa học thể hiện sự biến đổi tính chất hóa học của các đơn chất trong nhóm halogen. Đưa ra kết luận và giải thích. Nội dung 4. Củng cố Hãy chọn ra phương án đúng cho các câu sau: Câu 1. Flo, clo, brom, iot đều có A. Cấu hình electron nguyên tử giống nhau. B. Cấu hình electron lớp ngoài cùng hoàn toàn giống nhau. C. Bán kính nguyên tử như nhau. D. Các electron thuộc lớp ngoài cùng nằm ở phân lớp s và phân lớp p. Câu 2. Các nguyên tố flo, clo, brom, iot đều A. Có độ âm điện tương đối lớn. B. Có độ âm điện nhỏ. C. Chỉ có số oxi hóa -1 trong các hợp chất. D. Chỉ có số oxi hóa âm trong các hợp chất. Câu 3. Liên kết trong các phân tử flo, clo, brom, iot đều là A. Liên kết ion. B. Liên kết cộng hóa trị phân cực. C. Liên kết cộng hóa trị không phân cực. D. Liên kết bội. Câu 4. Các nguyên tố flo, clo, brom, iot đều A. Vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. B. Chỉ có tính oxi hóa mạnh. C. Chỉ có tính khử mạnh. D. Có tính oxi hóa mạnh. Câu 5. Câu nào sau đây không chính xác? A. Halogen là những phi kim điển hình, chúng là những chất oxi hóa mạnh. B. Các nguyên tử halogen chỉ có khả năng thu thêm 1e. C. Khả năng oxi hóa của cá halogen giảm dần từ F→ I. D. Trong hợp chất, các halogen có thể có các số oxi hóa -1, +1, +3, +5, +7. Câu 6. Halogen là những phi kim mạnh vì A. Phân tử có một liên kết công hóa trị, năng lượng liên kết phân tử không lớn. B. Có độ âm điện tương đối lớn. C. Lớp ngoài cùng có 7 electron. D. Cả A, B, C. 184 185 PHỤ LỤC 7 ĐỂ KIỂM TRA 30 PHÚT Câu 1: Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ các hạt A. proton, electron và nơtron. B. proton và electron. C. proton và nơtron. D. electron và nơtron. Câu 2: Hãy chọn phát biểu đúng A. Số khối bằng tổng số hạt proton và electron. B. Trong một nguyên tử số proton bằng số nơtron. C. Trong một nguyên tử số proton bằng số electron. D. Số khối bằng điện tích hạt nhân. Câu 3: Nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng A. số nơtron và proton. B. số proton. C. số nơtron. D. số khối. Câu 4: Nguyên tử Mn có 31 notron và 25 electron, kí hiệu nguyên tử Mn là A. 3125 Mn B. 2531 Mn C. 5631 Mn D. 5625 Mn Câu 5: Nguyên tử X có tổng số hạt là 46. Số hạt mang điện bằng 1,875 lần số hạt không mang điện.X có kí hiệu nguyên tử là A. 3016 X B. 3115 X C. 4615 X D. 4616 X Câu 6: Trong nguyên tử 9943 Tc có A. 99 electron và 43 nơtron B. 43 electron và 99 nơtron C. 43 electron và 56 nơtron D. 56 electron và 43 nơtron Câu 7: Nguyên tử X có số khối là 64, số hạt nơtron nhiều hơn số hạt proton là 6 hạt. Nguyên tử X là A. 6429 X B. 6430 X C. 6431 X D. 6432 X Câu 8: Nguyên tử 8637 Rb có tổng số hạt proton và electron là A. 86 B. 74 C. 60 D. 123 Câu 9: Nguyên tử Y có 21 nơtron và số khối là 40, Y là nguyên tử A. 40Zr B. 21Sc C. 20Ca D. 19K 186 Câu 10: Tổng số hạt proton, electron và nơtron của một nguyên tử là 10, số khối của nguyên tử này là A. 6 B. 7 C. 8 D. 9 Câu 11: Nguyên tử Z có tổng số hạt proton, electron và nơtron là 34, số hạt nơtron nhiều hơn số hạt proton là 1 hạt. Số khối của Z là A. 20 B. 22 C. 23 D. 24 Câu 12: Phân tử XY2 có tổng số hạt p, n, e là 114 hạt, trong đó số hạt mang điện gấp 2 lần số hạt không mang điện. Số hạt mang điện trong nguyên tử X bằng 37,5% số hạt mang điện trong nguyên tử Y. Công thức XY2 là A. CO2 B. SO2 C. CS2 D. CaCl2 Câu 13: Clo có hai đồng vị: Cl35 (chiếm 75,77 %) và Cl37 (chiếm 24,23 %). Nguyên tử khối trung bình của clo là A. 35,5 B. 34,5 C. 36,5 D.37 Câu 14: Trong tự nhiên oxi có 3 đồng vị 16O( 99,757% ), 17O( 0,039% ), 18O. Nguyên tử khối trung bình của oxi là: A.16.005 B.16,002 C.16,001 D.15,997 Câu 15: Nguyên tử khối trung bình của Atimon (Sb) là121.76. Atimon có hai đồng vị là Sb12161 (61%) và SbA61 . Tìm A? A.113 B.123 C.124 D.122 Câu 16: Trong tự nhiên bạc có hai đồng vị 10744 Ag và 10944 Ag. Nguyên tử khối trung bình của bạc là 107,87. Xác định thành phần % của đồng vị 10944 Ag A.40,5% B.41% C.43,5% D.44,5% Câu 17: Nguyên tử khối trung bình đồng là 63,54. Đồng có hai đồng vị Cu6329 và Cu6529 . Vậy khi có` 3 nguyên tử : Cu6529 thì có bao nhiêu nguyên tử Cu6329 ? A.5 B.6 C.7 D.8 Câu 18: Oxi có ba đồng vị O168 ; O178 ; O188 Cacbon có hai đồng vị: C126 ; C136 Số phân tử cacbon dioxit được tạo thành là: A.8 B.9 C.12 D.6 Câu 19: Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về: A. số khối B. số electron C. số nơtron D. cả A và C đều đúng 187 Caâu 20: Cấu hình electron ngoài cùng của nguyên tử 1 nguyên tố X là ns2npx , với x là số chẵn. Số hiệu nguyên tử của X là A. 13 B. 15 C. 16 D. 17 PHỤ LỤC 8 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT I. Phần trắc nghiệm (2,5 điểm) Câu 1: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu sai? 1. Trong một nguyên tử luôn có số p bằng số e. 2. Tổng số p và e trong hạt nhân được gọi là số khối. 3. Số khối A là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử. 4. Số p bằng điện tích hạt nhân. 5. Đồng vị là các nguyên tử có cùng số p nhưng khác số n. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 2. Mệnh đề nào sau đây không đúng. A. Không có nguyên tử có nhiều hơn 8e ở lớp e ngoài cùng. B. Nguyên tử là bền vững chỉ khi lớp ngoài cùng bão hòa. C. Nguyên tử là bền vững khi phân lớp s, p bão hòa. D. Có nguyên tử có lớp ngoài cùng bền vững với 2e. Câu 3: Trong tự nhiên kali có 2 đồng vị 3919 K và 4119 K . Thành phần % khối lượng của 39 19 K trong KClO4 là (cho O = 16,00 ; Cl = 35,50 ; K = 39,13): A. 26,39%. B. 26,33%. C. 26,303%. D. 28,16%. Câu 4: Cho Fe có Z = 26. Cấu hình electron của ion Fe2+ là: A. 1s22s22p63s23p63d64s2 B. 1s22s22p63s23p64s23d4 C. 1s22s22p63s23p63d54s1 D. 1s22s22p63s23p63d6 Câu 5: Hãy chỉ ra câu sai trong các câu sau đây: A. Có thể coi hạt nhân nguyên tử H11 là một proton. B. Có hạt nhân nguyên tử có số n gấp đôi số p. C. Nguyên tử X73 có tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 2. 188 D. Không có nguyên tử có số n nhỏ hơn số p. Câu 6: Khối lượng riêng của canxi kim loại là 1,55 g/cm3. Giả thiết rằng, trong tinh thể canxi các nguyên tử là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng. Bán kính nguyên tử canxi tính theo lí thuyết là A. 0,155nm. B. 0,185 nm. C. 0,196 nm. D. 0,168 nm. Câu 7: Cấu hình electron của phân lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X là 4p2. Tỉ số nơtron và proton bằng 1,3125. Lựa chọn giá trị số khối phù hợp của X là A. 72 B. 73 C. 74 D. 75 Câu 8: Có bao nhiêu tiểu phân bền ( nguyên tử, ion ) có Z < 27 có 5 electron độc thân? A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 9: Có bao nhiêu nguyên tử có Z < 31 có 1 electron độc thân ở trạng thái cơ bản: A. 8 B. 9 C. 10 D. Đáp án khác Câu 10: Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3p và có một electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 2. Nguyên tố X, Y lần lượt là A. kim loại và kim loại. B. phi kim và kim loại. C. kim loại và khí hiếm. D. khí hiếm và kim loại. II. Phần tự luận (7,5 điểm) Bài 1. ( 2,5 điểm) Trong hai nguyên tố được mô tả dưới đây, hãy xác định: * Số thứ tự của nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn. Viết cấu hình electron của ion có thể tạo nên từ A, B * Dự đoán tính chất cơ bản của nguyên tố đó (kim loại hay phi kim). Lấy 1 ptpư minh hoạ (có thể dùng chính kí hiệu A, B để viết pư) a. Nguyên tố A: vỏ nguyên tử của nguyên tố này có 2 electron chiếm mức năng lượng cao nhất ở lớp thứ 4. b. Nguyên tố B: tổng số electron p của nguyên tử là 11. Bài 2. ( 2,0 điểm) Ba nguyên tố X, Y, Z có tổng số điện tích hạt nhân bằng 16, hiệu điện tích hạt nhân X và Y là 1, tổng số electron trong ion X3Y- là 32. a. Tìm tên 3 nguyên tố X, Y, Z. b. Xác định công thức phân tử của các hợp chất được tạo ra từ cả 3 nguyên tố trên. 189 c. Biết nguyên tố Z có ba đồng vị, nguyên tố X cũng có ba đồng vị. X và Z tác dụng với nhau ra hợp chất A. Có bao nhiêu loại phân tử A. Bài 3. ( 2,5 điểm) Cho m gam kim loại X tác dụng với 7,81g khí clo ( vừa đủ theo tỉ lệ số mol của ptpư) thu được 14,06g muối clorua (hao hụt 5%). 1. Xác định khối lượng m và kim loại X. 2. Kim loại X có hai đồng vị A và B có đặc điểm: - Tổng số hạt trong hai nguyên tử bằng 186. - Hiệu số hạt không mang điện của A và B bằng 2. - Một lượng X có chứa 3600.1022 nguyên tử A và B. Nếu ta thêm vào hỗn hợp này 400.1022 nguyên tử A thì hàm lượng % của nguyên tử B trong hỗn hợp ít hơn trong hỗn hợp ban đầu là 7,3%. a) Xác định số khối của A, B và số p. b) Xác định số nguyên tử A có trong khối lượng muối nói trên. PHỤ LỤC 9 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Câu 1: (2 điểm) Trình bày các nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn. Cho nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm VA. Hãy viết cấu hình electron nguyên tử X. Câu 2: (2 điểm) - Tính kim loại là gì? - Sắp xếp tính kim loại theo chiều tăng dần của Mg, K, Al và Na. Câu 3: (1,5 điểm) Cho các nguyên tố Fe (Z=26), K(Z=19). - Viết cấu hình electron nguyên tử. - Xác định vị trí của chúng trong bảng hệ thống tuần hoàn. Câu 4: (1,5 điểm) Ion X-, Y2-, Z3-, A+, B2+, C3+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng tương ứng là 3s23p6. Hãy viết cấu hình electron của X, Y, Z, A, B, C. Gọi tên của chúng. Câu 5: (1,5 điểm) Cho A và B là hai nguyên tố hơn kém nhau 4 hạt proton trong nguyên tử. 190 Xác định vị trí của chúng trong bảng hệ thống tuần hoàn biết tổng điện tích hạt nhân của A và B là 30+. Khuynh hướng hình thành ion của A và B như thế nào? Biết rằng các nguyên tử có xu hướng nhận/nhường electron để trở thành cấu hình bền của nguyên tử khí hiếm gần nó nhất. Câu 6: (2 điểm) M thuộc nhóm IIIA, trong oxit cao nhất của M, oxi chiếm 47,059% về khối lượng. Hợp chất oxit cao nhất của Y có công thức là YO3, trong hợp chất khí với hidro, Y chiếm 94,118% về khối lượng. Xác định tên nguyên tố M và Y. 191 PHỤ LỤC 10 ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1. Ở điều kiện nhiệt độ và áp suất thường, clo ở trạng thái vật lí nào? A. Rắn B. Lỏng C. Khí Câu 2. Đơn chất clo có công thức phân tử nào sau đây? A. Cl B. Cl2 C. Cl3 Câu 3. Clo tác dụng bới kim loại cho sản phẩm gì là chính? A. Clorua kim loại với kim loại có hóa trị thấp. B. Clorua kim loại với kim loại có hóa trị cao. C. Hợp kim giữa clo và kim loại. Câu 4. Kim loại nào sau đây tác dụng được với axit HCl loãng và khí clo cho cùng loại muối clorua kim loại A. Fe B. Zn C. CuCâu 5. Cho biết các chất tạo thành khí cho axit clohiđric tác dụng với clorua vôi CaOCl2 A. Cl2 + CaCl2 + H2O B. CaCl2 + HCl C. CaCl2 + H2O Câu 6. Hỗn hợp khí clo và khí hiđro xảy ra phản ứng mạnh trong điều kiện nào? A. Bình chứa hỗn hợp khí đặt trong bóng tổi. B. Bình chứa hỗn hợp khí, để trong bóng râm. C. Bình chứa hỗn hợp khí được chiếu sáng trực tiếp. Câu 7. Đưa natri đang nóng chảy vào bình clo thì phản ứng xảy ra như thế nào? 192 A. Natri tiếp tục cháy B. Natri không cháy nữa C. Natri tiếp tục cháy mạnh Câu 8. Bột sắt nóng cháy trong clo theo phản ứng nào? A. 322 3 FeClClFe =+ B. Fe + Cl2 = FeCl2 C. Fe + 3Cl = FeCl3 Câu 9. Nước clo dùng để tẩy uế nơi có khí H2S hoặc NH3 vì lí do nào: A. Cl2 tác dụng với H2S và NH3 tạo thành chất không mùi. B. Clo là chất có mùi hắc khử được 2 mùi trên. C. Clo có tính sát trùng. Câu 10. Phản ứng nào chứng tỏ Clo có tính tẩy uế, sát trùng? A. 3Cl2 + 2NH3 = 6HCl + N2 B. Cl2 + H2O = 2HCl + ½ O2 Câu 11. Khi cho axit HCl loãng tác dụng với Fe tạo thành A. FeCl2 + H2 B. FeCl3 + H2 C. FeCl2 + H2 + O2 Câu 12. Sắt tác dụng với chất nào dưới đây để cho muối sắt (III) clorua?HCl A. Cl2 B. NaCl 193 Câu 13. Axit clohiđric tác dụng với Zn cho sản phẩm nào? A. ZnSO4 và H2 B. ZnCl2 và H2 C. ZnCl2 và H2O Câu 14. Nhỏ HCl vào dung dịch AgNO3 ta quan sát thấy gì? A. Khí hiđro bay ra B. Kết tủa trắng đục của bạc clorua C. Bạc óng ánh hiện ra II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Một lượng đơn chất halogen tác dụng hết với Mg thì thu được 19 g muối magie. Cũng lượng chất halogen đó tác dụng hết với nhôm thì thu được 17,8 g muối nhôm. Xác định tên và khối lượng halogen nói trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthiet_ke_va_su_dung_he_thong_cau_hoi_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong_6981.pdf
Luận văn liên quan