Và để hoàn thành được mục tiêu nói trên cần có sự phối hợp chặt chẽ của Bộ
Giáo dục và đào tạo, Bộ Thông tin - Truyền thông và các Bộ, Ngành liên quan
trong việc xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách thật hiệu quả. Đại
học quốc gia Hà Nội là một trong những trường đại học trọng điểm của Việt
Nam với truy ền thống đào tạo học sinh phổthông trung học và cửnhân tài
năng. Sinh viên CNTT của Đại học quốc gia Hà Nội đã bước đầu khẳng định
được uy tín của nhà trường tại các kỳ thi quốc tế về CNTT và truyền thông.
Đây sẽ là "đầu tàu tiên phong" thực hiện trách nhiệm dẫn dắt hệ thống giáo
dục Việt Nam thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT
chất lượng cao cho đất nước.
40 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2713 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thịtrường hàng điện tử Việt Nam,thực trạng và giải pháp trong hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rường
Thị trường hàng điện tử thế giới đã có sự phân công sản xuất và phân
chia thị trường ở mức độ rất sâu và rất cao. Với ưu thế về vốn và công nghệ,
các nước công nghiệp phát triển - Mỹ, Nhật Bản - đang chi phối thị trường
hàng điện tử thế giới thông qua việc khống chế sản xuất và xuất khẩu linh
kiện điện tử cũng như nghiên cứu triển khai các sản phẩm mới. Các nước
đang phát triển nhập khẩu linh kiện và nhận chuyển giao công nghệ, đồng thời
sản xuất, xuất khẩu lại các sản phẩm điện tử thành phẩm.
Vào những năm 60 của thế kỉ trước thì người tiêu dùng chuyển hướng sang
dùng hàng điện tử của Nhật Bản như Sony, Hitachi vì lý do hàng điện tử trong
10
nước của Mỹ không thể cạnh tranh nỗi với hàng Nhật về cả chất lượng và giá
thành. Tuy nhiên, đến đầu những năm 80 thì những nhà sãn xuất của Mỹ
vươn lên dẫn đầu thế giới về phát triển và sản xuất phụ kiện bán dẫn. Đến
những năm 90 thì linh kiện bán dẫn trở thành loại linh kiện cơ bản của máy
tính cá nhân và hầu hết mọi sản phẩm điện tử khác như: điện thoại, ti vi, thiết
bị y tế, và các thiết bị ứng dụng thông minh khác. Nhưng trong khi các công
ty Mỹ nắm giữ phần lớn thị phần của ngành công nghiệp bán dẫn thì hầu hết
các mặt hàng điện tử tiêu dùng lại đến từ những nước khác, những nước đang
phát triển.
Các nước có ngành công nghiệp điện tử phát triển nhanh đều tập trung ở
châu á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, ấn Độ, Malaysia...
Những kinh nghiệm phát triển thành công ngành công nghiệp và thị trường
hàng điện tử của các nước này là những bài học tốt cần tham khảo khi đề ra
phương hướng và chính sách phát triển thị trường hàng điện tử của Việt Nam.
Dưới đây là một số số liệu và dự báo về doanh thu các sản phẩm điện tử tại
các thị trương khu vực theo số liệu của hiệp hội Công nghiệp bán dẫn (SIA)
-Thị trường châu Mỹ: Doanh thu sản phẩm bán dẫn tại thị trường châu Mỹ:
+năm 2005 tăng 3%, từ 39,1 tỷ USD năm 2004 lên 40,2 tỷ USD năm
2005
+tăng 4,5% trong năm 2006, lên 42,1 tỷ USD
+tăng 9,7% trong năm 2007, lên 45,4 tỷ USD
+tăng 11,8% năm 2008, lên 51,1 tỷ USD.
-Thị trường châu Âu: Doanh thu sản phẩm bán dẫn tại thị trường châu Âu
+năm 2005 chỉ tăng 0,1%, từ 39,4 tỷ USD năm 2004 lên 39,5 tỷ USD
năm 2005,
+tăng 4,9% trong năm 2006, lên 41,4 tỷ USD;
11
+tăng 9,7% trong năm 2007, lên 45,4 tỷ USD
+tăng 12,3% trong năm 2008, lên 51,0 tỷ USD.
-Thị trường Nhật Bản: Doanh thu sản phẩm bán dẫn tại thị trường Nhật Bản
+năm 2005 giảm 2,6%, từ 45,8 tỷ USD năm 2004 xuống còn 44,6 tỷ
USD năm 2005,
+tăng 5,2% trong năm 2006, lên 46,9 tỷ USD;
+tăng 8,3% trong năm 2007, lên 50,8 tỷ USD
+tăng 11,6% trong năm 2008, lên 56,7 tỷ USD.
-Thị trường châu á - Thái Bình Dương: Doanh thu sản phẩm bán dẫn tại thị
trường châu á - Thái Bình Dương
+năm 2005 tăng 38,316,4%, từ 88,8 triệu USD năm 2004 lên 103,3
triệu USD năm 2005.
+tăng 11,4% trong năm 2006, lên 115,1 tỷ USD;
+tăng 12,4% năm 2007, lên 129,4 tỷ USD
+tăng 16,2% trong năm 2008, lên 150,4 tỷ USD.
2. Cơ cấu về mặt hàng
Tiêu thụ thiết bị điện tử chuyên dụng, thiết bị tin học trong cơ cấu tiêu thụ
hàng điện tử có xu hướng tăng trong khi tiêu thụ thiết bị điện tử dân dụng
giảm đi, đặc biệt là ở các nước phát triển. Các nước đang phát triển vẫn có tốc
độ tăng tiêu thụ thiết bị điện tử dân dụng cao, chủ yếu là các sản phẩm thế hệ
thứ hai với giá rẻ.
Các linh kiện bán dẫn là nền tảng của công nghiệp điện tử có tỉ trọng
ngày càng tăng trong tổng giá trị thiết bị điện tử (khoảng 50% trị giá linh kiện
nói chung). Nhật Bản và Mỹ là những nước đứng đầu về cung cấp các sản
phẩm bán dẫn.
12
Sự phát triển của khoa học và công nghệ đã, đang và sẽ dẫn đến những
thay đổi nhanh chóng của các sản phẩm điện tử và tạo ra sự kết hợp đan xen
giữa lĩnh vực sản xuất thiết bị xử lý dữ liệu với thiết bị điện tử dân dụng và
thiết bị điện tử công nghiệp. Tuy nhiên, thị trường hàng điện tử vẫn tiếp tục
chịu sự chi phối của thị trường trường linh kiện. Các yếu tố cung - cầu về linh
kiện điện tử đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành động thái thị
trường hàng điện tử trong những năm tới.
*Phân chia theo các nhóm sản phẩm chính
-Các thiết bị rời: Doanh thu các thiết bị rời
+năm 2005 giảm 2,6%, từ 15,8 tỷ USD năm 2004 xuống còn 15,4 tỷ
USD,
+tăng 3,7%, lên 15,9 tỷ USD trong năm 2006.
+Trong năm 2007, thị trường tăng 8,9%, lên 17,3 tỷ USD
+tăng 8,7% trong năm 2008, lên 18,9 tỷ USD.
-Thiết bị quang điện: Doanh thu thiết bị quang điện
+tăng 9% năm 2005, từ 13,7 tỷ USD năm 2004 lên 15,0 tỷ USD
+tăng 9,6% trong năm 2006, lên 16,4 tỷ USD.
+năm 2007 tăng 10,7%, lên 18,2 tỷ USD
+tăng 15,3% trong năm 2008, lên 20,9 tỷ USD.
-Thiết bị analog: Doanh thu analog
+tăng 1,1% trong năm 2005, từ 31,4 tỷ USD năm 2004 lên 31,7 tỷ USD
+tăng 11,9% trong năm 2006, lên 35,5 tỷ USD.
+tăng 13,0% trong năm 2007, lên 40,1 tỷ USD
+tăng 16,4% trong năm 2008, lên 46,7 tỷ USD.
-MOS Logic: Doanh thu MOS logic
+tăng 16,3% trong năm 2005, từ 49,4 tỷ USD năm 2004 lên 57,6 tỷ
USD năm 2005
+tăng 8,4% trong năm 2006, lên 62,4 tỷ USD.
13
+năm 2007, doanh thu MOS logic tăng 11,5%, lên 69,6 tỷ USD
+tăng 14,5% trong năm 2008, lên 79,7 tỷ USD.
-Thiết bị vi xử lý: Doanh thu thiết bị vi xử lý
+tăng 16,3% trong năm 2005, từ 30,5 tỷ USD năm 2004 lên 35,5 tỷ
USD
+tăng 11,7% trong năm 2006, lên 39,6 tỷ USD.
+tăng 7,6% trong năm 2007, lên 42,6 tỷ USD
+tăng 8,3% trong năm 2008, lên 46,1 tỷ USD.
-Thiết bị vi điều khiển: Doanh thu thiết bị vi điều khiển
+giảm 3,4% trong năm 2005, từ 12,5 tỷ USD năm 2004 xuống còn 12,0
tỷ USD,
+tăng 6,3% trong năm 2006, lên 12,8 tỷ USD.
+năm 2007, doanh thu thiết bị vi điều khiển tăng 9,5%, lên 14,0 tỷ
USD
+tăng 11,6% trong năm 2008, lên 15,6 tỷ USD.
-Thiết bị xử lý tín hiệu số (DSP): Doanh thu DSP
+năm 2005 duy trì ở mức 7,8 tỷ USD, tương đương với năm 2004
+tăng 17,2% trong năm 2006, lên 9,1 tỷ USD.
+tăng 19,3% trong năm 2007, lên 10,9 tỷ USD và
+tăng 20,2% trong năm 2008, lên 13,1 tỷ USD.
-DRAM: Doanh thu DRAM
+năm 2005 giảm 4,8%, từ 26,8 tỷ USD năm 2004 xuống còn 25,6 tỷ
USD
+giảm 10,1% trong năm 2006, xuống còn 23 tỷ USD.
+năm 2007, thị trường DRAM hồi phục lại với tốc độ tăng 13,1%, đạt
26,0 tỷ USD
+tăng 20% trong năm 2008, lên 31,2 tỷ USD.
-Flash: Doanh thu flash memory
14
+tăng 16,1% trong năm 2005, từ 15,6 tỷ USD năm 2004 lên 18,1 tỷ
USD
+tăng 15,9% trong năm 2006, lên 21,0 tỷ USD.
+tăng 4,7% trong năm 2007, lên 22,0 tỷ USD
+tăng 13,7% trong năm 2008, lên 25,0 tỷ USD.
III. CÁC NHÂN TỐ CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG TỚI THỊ TRƯỜNG HÀNG
ĐIỆN TỬ
1. Công nghệ và tốc độ thay đổi công nghệ
Công nghệ là yếu tố hàng đầu tác động đến thị trường hàng điện tử toàn cầu
hiện nay. Không giống như cách đây một thế kỉ, khi mà nền công nghiệp điện
tử còn ở thời kì sơ khai,tốc độ phát triển,nghiên cứu đưa ra các ứng dụng
chậm chạp thì hiện nay tốc độ này nhanh đến đáng ngạc nhiên,và nó tạo ra
những khoảng cách về công nghệ giữa các nước làm cho các nước thực hiện
phân công lao động quốc tế ,rút ngắn chu kì sống của sản phẩm điện tử,mở ra
nhiều mặt hàng mới qua đó thay đổi dần cơ cấu của các mặt hàng điện tử.
*Thực hiện chuyên môn hóa giữa các nước
Các nước đã có lịch sử phát triển ngành công nghiệp điện tử lâu đời như Mỹ
và Nhật thì sẽ chuyên môn hóa tập trung vào nghiên cứu các công nghệ nguồn
và các ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến, nhập khẩu linh kiện và xuất khẩu
lại hàng điện tử
Hiện tại Mỹ và Nhật là hai quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất hàng điện
tử với những công ty nổi tiếng toàn thế giới như:
15
HP, Dell, Acer, IBM, Apple, Intel, Microsoft v.v.. chuyên về sản xuất các
mặt hàng như máy tính,máy văn phòng,thiết bị giải trí
Các nước phát triển nhưng không chuyên sâu vào ngành hàng này và các
nước đang phát triển sẽ tập trung vào sản xuất linh kiện,gia công cho các
nước phát triển, sau một khoảng thời gian tích lũy vốn, kinh nghiệm, tiếp thu
công nghệ sẽ dần tự mình hình thành nền công ngiệp điện tử của nước mình.
Trung Quốc, Ấn Độ là 2 quốc gia đang dẫn đầu trên con đường này.
Ngày nay, khi nghĩ đến Trung Quốc, người ta liên tưởng ngay đến việc gia
công sản xuất vì giá nhân công ở đó rẻ. Nhưng Trung Quốc đang bắt đầu thực
hiện những dịch vụ thiết kế theo dạng “chìa khóa trao tay” thay vì chỉ đơn
thuần gia công sản phẩm.
Trong khi đó, Ấn Độ lại phát triển về gia công phần mềm. Với đội ngũ
nhân viên CNTT có trình độ tiếng Anh cao, cộng thêm sự hỗ trợ mạnh mẽ từ
chính phủ, quốc gia này đã trở thành một môi trường kinh doanh rất thân
thiện cho các đồng nghiệp ở Mỹ.
*Rút ngắn chu kì sống của sản phẩm
Thường thì hiện nay,việc nghiên cứu, phát minh ra các công nghệ mới và
việc ứng dụng đưa các công nghệ mới này vào sản xuất phục vụ nhu cầu thị
trường là khá nhanh và mang tính liên tục,chính vì vậy nó đặt ra nhiều cơ hội
và thách thức đối với các nhà kinh doanh mặt hàng điện tử. Đây chính là
nguyên nhân làm nảy sinh những đặc thù riêng của ngành kinh doanh này,
chu kì sống sản phẩm ngắn, giá có xu hướng giảm, công nghệ đổi mới liên tục
khiến các nhà sản xuất kinh doanh loại mặt hàng này phải điều chỉnh các
chính sách từ chính sách sản phẩm,chính sách thị trường,chính sách giá sao
cho phù hợp với thị trường và thu được lợi ích lớn nhất.
16
Ví dụ,vào những năm cuối thế kỉ 20 thì những thiết bị nghe điện tử cầm tay
vẫn rất hạn chế về tính năng và chủng loại và đặc biệt có giá thành rất
cao,những thiết bị điện tử hỗ trợ cá nhân PDA (personal digital assistant) hay
máy nghe nhạc chỉ có rất ít loại với giá thành lên đến hàng ngàn $/chiếc, thì
hiện nay trên thị trường thế giới có rất nhiều nhà sản xuất cung cấp các sản
phẩm này với giá thành cạnh tranh.
Các chủng loại mặt hàng mới ra đời cũng kéo theo những thay đổi trong
chiến lược bán hàng của các nhà cung ứng. Nhà cung ứng đóng một vai trò
mới trên thị trường đó là làm người hướng dãn tiêu dùng,cách đây 5 năm,khi
sản phẩm Ipod đầu tiên của Apple ra đời,trên thị trường chưa hề có loại sản
phẩm nào tương tự và nhà sản xuất và phân phối vào cuộc,hướng dẫn người
tiêu dùng sử dụng sản phẩm mới của họ,đến nay thì khái niệm Ipod đã trở nên
thông dụng trên toàn cầu.
Chiến lược sản phẩm cũng đã thay đổi theo sự bùng nổ của công nghệ,ngày
nay các sản phẩm công nghệ không còn quá chú trọng đến độ bền như trước
kia nữa,do tốc độ thay thế sản phẩm ngày càng nhanh nên các nhà sản xuất đề
nghị những sản phẩm mới với độ bền tương đối nhưng hình thức thiết kế đẹo
và đa tính năng tạo điều kiện thuận lơi cho người tiêu dùng thay đổi,lựa chọn.
Hay khá gần gũi với với đại bộ phận người dân là chiếc ti vi đã thay đổi
đáng kể trong vòng khoảng 20 năm trở lại đây với sự ứng dụng công nghệ
mới vào sản xuất,cho ra đời những chiếc ti vi Plasma,hay LCD,tích hợp thêm
nhiều tinh năng nữa như đầu đọc thẻ, tích hợp đầu đọc đĩa. Công nghệ mới
mở ra cơ hội kinh doanh với những chủng loại mặt hàng mới và là nguy cơ
nghiêm trọng với những mặt hàng theo công nghệ cũ.Các loại ti vi theo công
nghệ cũ đang mất dần chỗ đứng trên thị trường,các nhà sản xuất thì thu hẹp
sản lượng,tìm cách chuyển dần sang loại mặt hàng cáo cấp hơn,ứng dụng
công nghệ mới hơn.
17
Chính sách giá của các nhà sản xuất cũng thay đổi phù hợp theo sự biến đổi
của công nghệ,hầu hết các nhà sản xuất khi giới thiệu sản phẩm mới của mình
đều đặt chính sách giá hớt phần ngon,nghĩa là đặt mức giá rất cao cho sản
phẩm nhằm thu phần lời cao từ những nhóm khách hàng ưa thích công nghệ
mới, và sau đó thì họ giảm giá để cạnh tranh khi các công ty khác bắt đầu
tung ra những sản phẩm tương tự. Có thể thấy rõ nhất chính sách này củ các
công ty sản xuất điện toại di động,mặt hàng có sức tăng trưởng mạnh mẽ nhất
trong vài năm trở lại đây,năm 2007 số lượng điện thoại di động bán ra tăng
12,4% so với 2006 và đạt 1.14 tỷ chiếc. Đây là mặt hàng rất được ưa chuộng
và các hãng liên tục đưa ra các mẫu mã mới,công nghệ mới. Mỗi sản sẩm mới
đưa ra thị trường trong vòng một năm đầu có thể hạ đến 30-40% giá thành sau
khi sản phẩm đã hết “hot” trên thị trường, điều này mở đường cho các sản
phẩm tiếp theo ra đời tiếp tục thu lợi nhuận cao cho các nhà sản xuất.
Ngoài ra,trong quá trình nghiên cứu phát minh ra các công nghệ mới và đưa
chúng vào ứng dụng trong sản xuất các sản phẩm thì các nhà nghiên cứu-sản
xuất tiên phong thiết lập nên những chuẩn công nghệ mà những nhà sản xuất
đi sau phải tuân thủ.
2. Tâm lý tiêu dùng,thị hiếu thị trường.
Đây cũng là nhân tố rất quan trọng đến thị trường hàng điện tử vì các công
ty hiện nay khi đưa ra các sản phẩm mới đều nghiên cứu rất kĩ những đặc tính
của người tiêu dung nhằm thỏa mãn cao nhất nhu cầu của họ. Bất kì công ty
nào,dù là sản xuất hay công ty thương mại muốn tiêu thụ được hàng hóa dịch
vụ của mình thì đều phải bám theo thị trường,tức là cung cấp những sản phẩm
dịch vụ đúng nhu cầu của khách hàng.
Trong ngành hàng kinh doanh mặt hàng điện tử, đặc biệt là nhóm mặt hàng
điện tử tiêu dùng thì vấn đề này còn quan trọng gấp bội vì đây là nhóm hàng
mà người tiêu dùng có phản ứng khá nhạy cảm.Hiện nay đối người tiêu dùng
18
các mặt hàng điện tử chia ra làm hai trạng thái tâm lý khá khác biệt,tùy theo
tưng nước,khu vực. Ở những nước phát triển thì nhu cầu của thị trường là khá
cao,các sản phẩm muốn thâm nhập được vào các thị trường này thì ngoài đáp
ứng được các tiêu chuẩn nhà nước còn phải đáp ứng đúng nhu cầu của các
nhóm khách hàng trong nước.Ở các nước đang phát triển thì nhu cầu đơn giản
hơn và các tiêu chuẩn cũng không khắt khe như thị trường các nước phát
triển,điều này tạo điều kiện để các nhà sản xuất nhỏ có cơ hội phát triển thị
trường.
Yếu tố tâm lý tiêu dùng và thị hiếu thị trường cần phải được nghiên cứu kỹ
khi quyết định đưa ra sản phẩm,hay tiến hành các chiến dịch marketing,
không có một chuẩn sản phẩm hay chuẩn marketing nào cho thị trường toàn
cầu vì mỗi thị trường có tập quán tiêu dùng (văn hóa tiêu dùng) khác nhau.
Lấy ví dụ như Nokia,một hãng sản xuất điện thoại di động nổi tiếng,chiếm
gần 40% lượng máy bán ra trên toàn thế giới nhưng tại thị trường Bắc Mỹ thì
họ chỉ chiếm phần nhỏ do không đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường này.
Các nhà sản xuất điện tử tiêu dùng của Trung Quốc là một trong những ví dụ
thành công về việc nghiên cứu thị hiếu,nhu cầu thị trường,các sản phẩm điện
tử tiêu dùng giá thành thấp của họ đã dễ dàng xâm nhập thị trường các nước
đang phát triển do đánh đúng vào tâm lý thích sử dụng hàng giá rẻ của đại bộ
phận người dân các nước này. Tuy vậy,khi phát triển đến một mức nhất
định,có đủ tiềm lực để phát triển thì ngành công nghiệp điện tử của Trung
Quốc đang chuyển dần sang các mặt hàng cao cấp hơn,có thể mang lại lợi
nhuận cao hơn,nhưng họ luôn chú trọng đến gắn kết sản xuất với nhu cầu thị
trường nhằm gặt hái thành công.
3. Hệ thống phân phối,dịch vụ
Trong thời đại kinh tế thị trường ngày nay,vai trò của hệ thống phân phối
đặc biệt quan trọng trong việc tiêu thụ quảng bá,khuyêch trương thương hiệu
19
hàng hóa. Đặc biệt là với loại mặt hàng điện tử-loại mặt hàng khá phức tạp,có
những đặc tính kĩ thuật nên cần sự hỗ trợ của hệ thống bán hàng,hệ thống dịch
vụ sau bán hàng như hậu mãi,lắp đặt,bảo hành.
Hiện nay,đa số các nhà sản xuất nhường lại việc phân phối hàng hóa cho
các nhà phân phối chuyên nghiệp,để có thể tập trung vào sản xuất,tuy
nhiên,quan hệ giữa nhà sản xuất và nhà phân phối là hết sức chặt chẽ có ảnh
hưởng qua lại và là sự quyết định đến sự thành công của sản phẩm trên thị
trường. vẫn có những trường hơp mà các nhà sản xuất hàng điện tử tự mình tổ
chức các hệ thống phân phối sản phẩm riêng của mình,nhưng là số ít,và phải
là những thương hiệu lớn,có tên tuổi then thị trường.
Việc lựa chọn nhà phân phối chính xác sẽ giúp sản phẩm dễ dàng chiếm
lĩnh thị trường,mở rộng thương hiệu,tuy nhiên đây là một việc hết sức khó
khăn,thường thì các nhà sản xuất sẽ lựa chọn ở mỗi quốc gia một nhà phân
phối chính thức để đảm bảo sự nhất quán về các chính sách marketing,hệ
thống phân phối sẵn có,có uy tín và kinh nghiệm trên thị trường nội địa,có thể
dễ dàng đưa sản phẩm mới đến tay người tiêu dùng. Hệ thống bán lẻ là nhân
tố cuối cùng của hệ thống phân phối,tiếp xúc trực tiếp với người mua nên cần
thường được chú trọng đầu tư với đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên
nghiệp,đặc biệt am hiểu về loại hàng hóa của mình bán ra,điều này sẽ dễ dàng
chiếm được long tin của khách hàng,thúc đẩy quá trình quyết định mua hàng
của khách hàng diễn ra nhanh hơn. Đối với từng loại sản phẩm thì nhà sản
xuất và nhà phân phối thực hiên các chiến lược marketing khác nhau,với các
sản phẩm điện tử tiêu dùng,thì áp dụng các hình thức quảng cáo qua các
phương tiện thông tin đại chúng: truyền hình,báo chí,quảng cáo ngoài trời…
Đối với những loại hàng hóa cao cấp,đặc chủng như: các thiết bị sản xuất, hệ
thống thông tin liên lạc,các loại máy chủ… thì hình thức bán hàng cá nhân sẽ
được áp dung.
20
Ngoài ra,việc hình thành các hệ thống bán hàng,với các chuỗi cửa hàng điện
tử chuyên dụng tiện lợi bán nhiều loại mặt hàng với nhiều dải chọn lựa cũng
là biểu hiện của sự chuyên nghiệp dần của quá trình phân phối.
Một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng
của khách hàng chính là chính sách bảo hành của nhà sản xuất,loại hình hàng
điện tử là loại sản phẩm cao cấp có nhiều tính năng khá phức tạp,khách hàng
thường lo sợ có sự cố,trục trặn xảy ra và luôn quan tâm đến chế độ hậu
mãi,bảo hành của doanh nghiệp. Có thể nói,một laoij sản phẩm điện tử không
thể tiêu thụ được nếu như không có chính sách bảo hành hợp lý. Hiện tại trên
thị trường hàng điện tử thế giới có 2 phương thức bảo hành chính là:
+ Phương thức thứ nhất: nhà sản xuất tự duy trì hệ thống bảo hành tại các thị
trường,như vậy khách hàng sẽ yên tâm khi mua hàng vì hàng hóa của mình sẽ
được bảo hành bởi chính nhà sản xuất,tạo dựng thương hiệu.. nhưng điểm bất
lợi là nhà sản xuất không tập trung nguồn lực vào sản xuất,và tại mỗi thị
trường phải có chi nhánh chuyên bảo hành,việc quản lý sẽ thêm khó khăn,chỉ
những tập đoàn cực lớn mới có thể thực hiện được. Hiện tại thì HP là tập đoàn
đang thực hiện chế độ bảo hành này với chế độ bảo hành toàn cầu,đây chính
là một công cụ cạnh tranh rất mạnh của HP mà không phải nhà sản xuất nào
cũng có thể dễ dang có được
+ Phương thức thứ hai: đây là phương thức được áp dụng phổ biến,các nhà
phân phối sẽ là người phụ trách bảo hành cho sản phẩm,nhà sản xuất sẽ trích
số phần trăm nhất định cho hệ thống bảo hành của nhà phân phối để tiến hành
công việc bảo hành sản phẩm cho khách hàng. Ưu điểm của phương pháp này
là các nhà sản xuất có thể tập trung vào sản xuất,không phải phân tán nguồn
lực cho hệ thống bảo hành nhưng đòi hỏi nhà phân phối phải có nguồn nhân
lực có trình độ,đủ đảm đương trách nhiệm với khách hàng, nhược điểm chính
là nếu trình độ của nhà phân phối yếu kém thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới
thương hiêu hàng hóa và của nhà sản xuất vì vậy sẽ vẫn phải có sự hỗ trợ kỹ
21
thuật,giám sát đánh giá của nhà sản xuất về chất lượng dịch vụ bảo hành và
phản hồi từ phía khách hàng.
4. Chính sách phát triển của Nhà Nước
Chính sách của Nhà nước về phát triển ngành hàng điện tử là nhân tố có ảnh
hưởng tươn đối quan trọng với các nhà sản xuất và xuất nhập khẩu loại hình
mặt hàng này. Nó ảnh hưởng đến môi trường pháp luật và sự hỗ trợ của nhà
nước tới các dự án đầu tư, thuế,nguồn cung nhân lực,thị trường…Trong đó
anh hưởng to lớn nhất đối với nhà sản xuất và cả hệ thông phân phối là chính
sách thương mại của Nhà Nước có khuyến khích phát triển ngành hàng điện
tử hay không,chính sách mở của thị trường. Nếu Nhà nước coi ngành công
nghiệp điện tử là ngành công nghiệp chủ chốt thì sẽ có rất nhiều thuận lợi đối
với các nhà đầu tư và hệ thống phân phối vì,các điều kiện phục vụ sản xuất sẽ
được đáp ứng đầy đủ,đặc biệt là về nguồn nhân lực chất lượng cao,trong
những năm đầu thường thì các dự án đầu tư sẽ được hưởng ưu đãi vê thuế,đây
là một thuận lợi không nhỏ với các nhà đầu tư,các chính sách ưu đãi sẽ thu
hút các nhà đầu tư rót vốn vào thị trường và giúp phát triển nền kinh tế,đưa
đất nước phát triển đi lên. Chính sách phát triển ngành công nghiệp điện tử sẽ
định hướng phát triển của cả ngành,những dự án đi theo định hướng này sẽ
gặp thuận lợi hơn.
Ngoài chính sách về phát triển ngành công nghiệp điện tử ra thì còn có nhưng
chính sách khác như chính sách chung về thương mại,chính sách đầu tư…
22
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HÀNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM TRONG HỘI
NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG HÀNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
1. Đặc điểm của thị trường
Do đang ở giai đoạn phát triển ban đầu nên thị trường hàng điện tử Việt
Nam mang đầy đủ những đặc điểm thụ động của một nền sản xuất nhận
chuyển giao công nghệ. Hiện tại các nhà sản xuất nội địa chưa thể sáng tạo
phát minh công nghệ mà mới chỉ gia công các sản phẩm mà thôi,các nhà máy
sản xuất các thiết bị,linh kiên điện tử hiện đại vơi công nghệ hàng đầu đã có
mặt tại Việt Nam tuy nhiên đều là các nhà sản xuất nước ngoài.
Về tốc độ phát triển của thị trường,trong những năm gần đây,Việt Nam đã
tham gia hội nhập kinh tế quốc tế mà đỉnh cao là gia nhập tổ chức thương mại
thế giới-WTO,giao lưu buôn bán hàng hóa với các nước trên thế giới tăng
mạnh,mặt hàng điện tử không phải là ngoại lệ,vì vậy người dân có cơ hội tiếp
xúc,tiêu dùng các mặt hàng này ngày càng nhiều. Với việc hàng điện tử ngày
càng giảm giá ,mức giá hàng nhập khẩu trong nước không cao hơn nhiều so
với hàng nước ngoài do có sự cạnh tranh và đời sống nhân dân tăng cao đã
khiến sức tiêu thụ tăng mạnh. Tổng giá trị thị trường bán lẻ hàng điện tử-
CNTT năm 2007 ước tính đạt 3,1 tỷ đô-la Mỹ, tăng 29,2% so với cùng kỳ
năm ngoái và cao hơn mức dự đoán của GfK là 3 tỷ đô-la. Đặc biệt, nếu tính
đến cả yếu tố giảm giá của sản phẩm thì thị trường tăng trưởng còn nhanh
hơn. Điều này diễn ra là nhờ giá nhiều nhóm hàng này trong những năm qua
đã liên tục giảm, mở rộng cơ hội tiêu dùng đồng thời thúc đẩy thị trường phát
triển nhanh hơn.
23
Gần 17 triệu sản phẩm ước tính được tiêu thụ trong năm nay so với năm trước
là 13,4 triệu. Doanh thu hai nhóm hàng điện tử tiêu dùng và CNTT tăng đến
43%, tương đương 641 triệu và 700 triệu đô-la. Trong 700 triệu đô-la chi tiêu
cho sản phẩm CNTT, có đến 83% dành cho máy tính các loại. Đáng chú ý là
có hơn sáu triệu chiếc điện thoại di động được tiêu thụ trong năm nay so với
4,4 triệu hồi năm ngoái, tăng 37%. Mặt hàng này dù dẫn đầu về doanh số với
910 triệu đô-la, nhưng chỉ tăng 16% so với năm trước. Về nhóm hàng gia
dụng và máy ảnh kỹ thuật số, doanh thu tăng 25% và 26%, đạt 772 triệu và 61
triệu đô-la.
GfK Vietnam, dự đoán thị trường bán lẻ các sản phẩm nói trên sẽ tiếp tục tăng
trưởng khả quan vào năm 2008 với doanh thu 3,9 tỷ đô-la, tương đương 21
triệu sản phẩm các loại. Trong đó dẫn đầu vẫn là điện thoại với xấp xỉ 9 triệu
chiếc, kế tiếp là ti-vi màn hình phẳng với hơn 2,4 triệu chiếc.
GfK cũng ước tính năm nay mỗi người dân Việt Nam chi tiêu 36,2 đô-la cho
các sản phẩm này (năm 2006 khoảng 28,4 đô-la). Chi tiêu cho điện thoại vẫn
dẫn đầu với hơn 10,7 đô-la ; cho hàng gia dụng 9 đô-la ; sản phẩm CNTT 8,2
đô-la và hàng điện tử là 7,5 đô-la. Người Hà Nội dẫn đầu chi tiêu với 186 đô-
la, TP.HCM 148 đô-la và Đà Nẵng là 117 đô-la. Chỉ số này cũng cho thấy sự
chênh lệch về tiêu dùng giữa vùng nông thôn và thành thị còn khá cao.
Cuộc nghiên cứu của GfK cũng cho thấy người tiêu dùng đang dần chuyển
sang lựa chọn những sản phẩm có giá trị lớn, công nghệ cao hơn và nhiều tiện
ích hơn. Có đến 85% điện thoại được tiêu thụ là sản phẩm tích hợp camera.
Khoảng 65% ti-vi được tiêu thụ là loại trên 21 inch, loại dưới 21 inch chỉ
chiếm 4%, trong khi năm trước đến 10%. Ti-vi màn hình lớn (LCD và
plasma) là sản phẩm dẫn đầu về mức tăng trưởng và ở mức cao nhất từ trước
đến nay với 191%. Sở dĩ mức tăng trưởng cao như vậy là nhờ giá giảm khá
nhanh. Tính từ tháng 6-2006 đến tháng 6-2007, mức giá sản phẩm này đã
24
giảm đến 70%. Một chiếc ti-vi LCD tháng 6-2006 khoảng 1.980 đô-la thì đến
tháng 6-2007 chỉ còn 1.148 đô-la, tương tự như vậy, ti-vi plasma giảm từ
2.116 đô-la còn 1.470 đô-la.
Trong vài năm tới, những mặt hàng tiêu dùng cơ bản vẫn là dòng sản phẩm
chủ đạo trên thị trường, nhưng những dòng sản phẩm cấp cao hơn như LCD,
máy tính xách tay, điện thoại đa phương tiện sẽ đạt mức tăng trưởng cao. GfK
cũng dự báo giá các mặt hàng sẽ tiếp tục giảm do công nghệ thay đổi, kênh
phân phối phát triển và mức độ cạnh tranh ngày càng cao.
Kênh phân phối sẽ phát triển nhanh hơn
Những yếu tố cơ bản kích thích thị trường tăng trưởng nhanh hơn là thị
trường Việt Nam đang thay đổi và thị hiếu tiêu dùng cũng thay đổi. Dân
chúng ngày càng có sự lựa chọn đa dạng, có nhiều kinh nghiệm về sản phẩm,
sự hiểu biết về các tiện nghi tiêu dùng và thu nhập ngày càng gia tăng.
Các chuyên gia GfK cũng dự báo thị trường vẫn còn nhiều cơ hội cho tất cả
các nhà cung cấp, nhưng cũng có hàng loạt thách thức trong hoạt động bán lẻ
và cạnh tranh. Trước hết, các chỉ số nghiên cứu của GfK cho thấy khoảng
cách tiêu dùng giữa nông thôn và thành thị khá lớn sẽ là yếu tố tác động lớn
đến chính sách bán hàng của các doanh nghiệp, khoảng cách này càng lớn thì
thách thức càng cao : Làm sao để kênh bán lẻ phủ rộng trong khi vẫn bảo đảm
được lợi nhuận, giữ tốc độ tăng trưởng tỷ lệ thuận với giá trị tăng trưởng.
Lee Risk, chuyên gia của GfK Asia, nhận định sự chuyển dịch tiêu dùng đang
diễn ra khá mạnh mẽ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và Việt Nam
không nằm ngoài xu hướng đó. Trong tương lai, hiệu quả kinh doanh và mức
lợi nhuận phụ thuộc không chỉ vào doanh số của phần cứng mà còn từ các
tính năng và dịch vụ đi kèm. Vì thế, thách thức cho thị trường công nghệ Việt
Nam là phát triển cân bằng giữa phần cứng và phần mềm – dịch vụ. Các
25
chuyên gia cũng khuyến khích các doanh nghiệp bán lẻ ứng dụng công nghệ
để quản lý hệ thống của mình có hiệu quả hơn
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HÀNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM TRONG
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.Quy mô và tốc độ phát triển
Tăng trưởng cao, lợi nhuận thấp
Nở rộ đầu tư nước ngoài
Theo thống kê, kim ngạch XK các mặt hàng điện tử của Việt Nam đã vượt
qua mốc 1 tỷ USD/năm: Năm 2005, đạt XK 1,04 tỷ USD; năm 2006 đạt 1,23
tỷ USD và tính đến hết tháng 11-2007 đạt 1,96 tỷ USD. Theo dự báo của Bộ
Công Thương, doanh số XK của nhóm hàng này trong năm 2007 có khả năng
đạt 2,2 tỷ USD và được xếp hàng thứ 6 trong nhóm các sản phẩm XK của
nước ta. Mặc dù những con số “ấn tượng” này cho thấy mức tăng trưởng
CNĐT trong 3 năm qua khá tốt, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, giá trị XK
của nhóm hàng điện tử chủ yếu tập trung trong khối DN liên doanh với nước
ngoài như Hanel, Panasonic hoặc các DN có 100% vốn nước ngoài như
Canon, Fujitsu...
Chỉ trong vòng 3 năm qua, hàng chục DN nước ngoài đã tìm kiếm cơ hội đầu
tư vào Việt Nam trong lĩnh vực CNĐT và thực tế họ đã rất thành công khi sản
lượng XK mỗi năm đạt hàng trăm triệu USD. Theo thống kê của Hội Tin học
Việt Nam, chỉ tính riêng trong năm 2006, Canon XK đạt 650 triệu USD còn
Fujitsu khoảng 500 triệu USD. Nhóm các công ty liên doanh có tên tuổi như
Hanel, Panasonic hoặc nhóm các công ty của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,
Trung Quốc, Mỹ… có nhà máy tại khu chế xuất hoặc khu công nghiệp, chiếm
khoảng vài trăm triệu USD.
26
Theo Hiệp hội Các doanh nghiệp điện tử Việt Nam, năm 2007, ngành CNĐT
Việt Nam đang có nhiều nhà đầu tư nước ngoài mới như Foxcon (thuộc tập
đoàn HonHai), Compaq… Dự báo, khi Intel chính thức đi vào sản xuất (nhà
máy đặt tại khu công nghệ cao TPHCM), trị giá XK sẽ còn cao hơn nữa, có
thể đạt ngưỡng vài chục tỷ USD/năm.
Doanh nghiệp trong nước “bí” lối ra
Khác với các DN có vốn đầu tư nước ngoài, số các DN trong nước sản xuất
hàng điện tử XK rất ít và giá trị XK cũng chiếm không quá 10% so với tổng
giá trị toàn ngành. Những DN trong nước có hàng XK như Công ty
Viettronics Tân Bình (VTB) chuyên sản xuất linh kiện tivi, Công ty Điện tử
Bình Hòa thuộc Tổng Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Việt Nam (VEIC)
chuyên gia công các sản phẩm điện tử dành cho xe hơi hay một số DN vừa và
nhỏ khác chuyên về các loại linh kiện như bộ biến áp đèn dành cho ampli,
loa...
Điều đáng nói là các DN này chỉ thuần túy ký hợp đồng nhỏ lẻ với đối tác
nước ngoài để đem hàng về gia công, lắp ráp. Đơn cử, Công ty Viettronics
Tân Bình được xem là DN năng nổ khi mang sản lượng XK đến khu vực
Đông Nam Á tương đối khá cũng chỉ đạt 3,4 triệu USD/năm và chủ yếu là gia
công; tăng trưởng hàng năm ở mức 5%.
Ông Ngô Quang Vị, Giám đốc VTB cho rằng, hạn chế và khó khăn lớn nhất
của CNĐT trong nước là công nghệ, kỹ thuật sản xuất quá kém. “Mặt khác
chúng ta xây dựng thương hiệu chưa tốt, lại là thị trường độc lập nên rất khó
khi mang sản phẩm XK ra các nước”. Nhiều DN sản xuất CNĐT còn cho biết,
ngoài năng lực bị hạn chế, CNĐT trong nước đang phải đối mặt với sản phẩm
cùng loại của Trung Quốc với giá rẻ hơn nhiều.
27
Đồng quan điểm trên, một số chuyên gia cũng cho rằng, nhược điểm của
CNĐT Việt Nam là chưa xây dựng được những DN phụ trợ để tăng giá trị nội
địa hóa.
Như vậy, theo kế hoạch tổng thể phát triển CNĐT Việt Nam đến 2010 và tầm
nhìn đến năm 2020, mục tiêu đến năm 2010 sẽ đạt doanh số khoảng 4 - 6 tỷ
USD và kim ngạch XK 3 - 5 tỷ USD, đạt tốc độ tăng trưởng 20% - 30%/năm,
sẽ không quá khó. Vấn đề đặt ra là các DN trong nước cần có biện pháp nâng
cao chất lượng, giảm giá thành, cải thiện mẫu mã, tăng cường tính năng sản
phẩm để đạt được giá trị gia tăng cao nhằm tăng thị phần và thị trường trong
nước cũng như XK. Có như thế, may ra kim ngạch XK mới thu về lợi nhuận
cao cho ngành CNĐT Việt Nam.
Việt Nam – Trung tâm thu hút đầu tư nước ngoài lớn trong lĩnh vực điện tử
Theo Hiệp hội DN Điện tử Việt Nam, kể từ khi Việt Nam trở thành thành
viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đến nay đã có nhiều dự án lớn
đầu tư vào lĩnh vực điện tử với số vốn khoảng 3 tỷ USD. Có thể nói Việt Nam
đang trở thành một trung tâm thu hút đầu tư nước ngoài lớn trong lĩnh vực
điện tử.
Ngay sau khi Việt Nam trở thành thành viên WTO thì Tập đoàn Intel ( Mỹ)
đã nâng vốn đầu tư từ 600 triệu USD lên 1 tỷ USD. Tiếp đến là Tập đoàn
Nidec (Nhật Bản) cũng đầu tư 1 dự án tại Bình Dương với số vốn 1 tỷ USD
sản xuất đầu đọc quang học dùng cho đầu DVD, VCD và môtơ siêu nhỏ dùng
trong máy ảnh, máy in... Tập đoàn Foxconn (Đài Loan) đầu tư vào Việt Nam
tổng vốn 5 tỷ USD, trong đó riêng sản xuất linh kiện điện tử khoảng 1 tỷ
USD. Ngoài ra còn Tập đoàn Meikom (Nhật Bản) đầu tư 300 triệu USD sản
xuất linh kiện điện tử tại Hà Tây...
28
Bộ Kế Hoạch và Đầu tư cũng cho biết, sắp tới sẽ cấp phép đầu tư cho Tập
đoàn Samsung (Hàn Quốc) vào Khu công nghiệp huyện Yên Phong (Bắc
Ninh) với số vốn 650 triệu USD sản xuất linh kiện điện tử.
Có thể nói Việt Nam đang trở thành một trung tâm thu hút đầu tư nước ngoài
lớn trong lĩnh vực điện tử. Rất nhiều các tập đoàn lớn với những dự án quan
trọng, vốn đầu tư lớn đã đổ vào Việt Nam. Hiện các doanh nhân trong lĩnh
vực điện tử của Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn đang đổ về Việt Nam để
tìm kiếm cơ hội đầu tư và thời gian tới sẽ còn nhiều dự án lớn được cấp phép
trong lĩnh vực này.
Tổng Thư ký Hiệp hội DN Điện tử Việt Nam, đang có xu hướng chuyển các
nhà máy sản xuất linh kiện điện tử từ Trung Quốc và các nước trong khu vực
Đông Nam Á sang Việt Nam. Với lý do, Việt Nam hiện có quỹ đất lớn với
nhiều vị trí đẹp, thuận lợi cho sản xuất điện tử và giá công nhân rẻ. Bên cạnh
đó sản xuất điện tử được coi là lĩnh vực công nghệ cao nên Việt Nam có các
chính sách ưu đãi lớn. Trong khi đó tại các nước như Trung Quốc, Malaysia...
giá thuê đất, giá nhân công tăng vì vậy Việt Nam trở nên có lợi thế.
Tất cả các dự án đầu tư vào lĩnh vực điện tử thời gian qua và tới đây đều là
sản xuất linh kiện. Điều này sẽ làm cho công nghiệp phụ trợ của ngành điện
tử nở rộ trong những năm tới, góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành công
nghiệp điện tử Việt Nam. Lúc đầu các sản phẩm sản xuất chủ yếu để xuất
khẩu, nhưng khi các DN trong nước và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cần
thì có thể sử dụng ngay tại chỗ. Bên cạnh đó với việc sử dụng nhiều nhân
công, sẽ tạo điều kiện để Việt Nam có được đội ngũ lao động trong ngành
điện tử được đào tạo. Đây chính là những hiệu quả to lớn mà đầu tư nước
ngoài mang lại.
Tuy nhiên đầu tư vào nhiều, nhưng chủ yếu các DN này chỉ sử dụng đất đai
và lao động tại Việt Nam là chính. Việc sử dụng các nguyên vật liệu tại chỗ
29
rất ít, chủ yếu vẫn nhập khẩu và chỉ gia công tại Việt Nam, vì vậy hiện tại giá
trị gia tăng còn rất thấp. Năm 2007 xuất khẩu trong lĩnh vực điện tử đạt 2,2 tỷ
USD, nhưng giá trị gia tăng chỉ từ 5%-10%.
Việc các tập đoàn lớn của nước ngoài đầu tư vào sản xuất linh kiện điện tử
là cơ hội để Việt Nam phát triển ngành công nghiệp điện tử của mình. Nhưng
chỉ sản xuất linh kiện không thì chưa đủ. Để có được ngành công nghiệp điện
tử thì cần có đội ngũ các nhà thiết kế có chất lượng, điều này Việt Nam lại rất
yếu.
Qua điều tra của Hiệp hội DN Điện tử Việt Nam thì trong 10 năm qua, các
DN đầu tư nước ngoài trong ngành điện tử hầu như không đào tạo đội ngũ
thiết kế. Họ chỉ đào tạo lao động trông coi dây chuyền sản xuất, công nghệ và
sửa chữa bảo hành. Bản thân các trường đại học của Việt Nam cũng chạy theo
nhu cầu này của DN và gần như không có đào tạo về thiết kế. Nếu không có
đội ngũ thiết kế, Việt Nam khó có sản phẩm của riêng mình. Vấn đề này đã
nhiều lần Hiệp hội DN Điện tử Việt Nam đã đề cập với các cơ quan chức
năng, nhưng đến nay sự quan tâm vẫn chưa đúng mức.
III. NHỮNG KẾT LUẬN TỪ NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG HÀNG ĐIỆN
TỬ VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.Những mặt tích cực,cơ hội
-Số lượng các nhà đầu tư nước ngoài tăng mạnh với số vốn đầu tư lớn,là cơ
hội rất tốt để nền công nghiệp điện tử Việt Nam phát triển,dần dần từng bước
theo kịp các nước trên thế giới
- Việc các tập đoàn lớn của nước ngoài đầu tư vào sản xuất linh kiện điện tử
là cơ hội để Việt Nam phát triển ngành công nghiệp điện tử của mình
30
-Các nhà phân phối lớn của Việt Nam đã có những bước chuẩn bị trước khi
thị trường mở cửa,các nhà bán lẻ nước ngoài được phép vào Việt Nam
2.Những hạn chế,nguy cơ
-Kim ngạch XK chủ yếu do nhà đầu tư nước ngoài thực hiện, doanh nghiệp
(DN) trong nước chiếm nhỏ giọt, do vậy lợi nhuận thu về rất thấp.
-Ngành sản xuất linh kiện,phụ kiên chưa phát triển kịp với các dự án trong
nước, ngành điện tử của VN gần như chỉ khai thác sản phẩm cũ, lợi nhuận hầu
như không còn, nên GTGT của sản phẩm điện tử VN theo TT&PH chỉ đạt
5%-10%. Theo các quan chức của hiệp hội, mới đây để phục vụ cho sản xuất
máy in, Canon đã khảo sát chất lượng ốc vít của 26 DN trong nước nhưng
cuối cùng không có DN nào đạt chất lượng, Canon phải nhập từ nước ngoài.
Tại hội thảo, đại diện Fujitsu VN cho biết, nhập linh kiện từ nước ngoài làm
tăng chi phí đáng kể. Thông thường Fujitsu VN phải chịu phí 1%-2% cho
những DN làm dịch vụ xuất nhập khẩu. Mỗi năm Fujitsu xuất khẩu khoảng
500 triệu USD nên kim ngạch nhập khẩu các linh kiện, chi tiết sản phẩm rất
lớn, phải tốn nhiều chi phí trung gian.
-Một thách thức khác, theo Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, là nguồn nhân lực. Việt
Nam dù được đánh giá là thị trường bán lẻ hấp dẫn đứng thứ tư trên thế giới
(sau Ấn Độ, Nga và Trung Quốc) nhưng nguồn nhân lực cho ngành này đang
rất thiếu và chưa chuyên nghiệp. Hiện tại, theo GfK, chỉ khoảng 5% nhân sự
của ngành bán lẻ có qua trường lớp đào tạo chuyên môn, vì thế các doanh
nghiệp đang đứng trước những khó khăn lớn về con người, nhất là trước thềm
năm 2009, thời điểm thị trường bán lẻ mở cửa hoàn toàn, tạo ra nhiều cơ hội
việc làm, môi trường cạnh tranh sẽ quyết liệt hơn.
-Đội ngũ cán bộ kĩ thuật vừa thiếu vừa yếu,không đáp ứng được các yêu cầu
về nhân lực của các hang đầu tư
31
Việc phát triển nhân lực CNTT hiện nay chưa đáp ứng được với yêu cầu cả
về số lượng và chất lượng so với nhu cầu phát triển của ngành CNTT và đòi
hỏi của xã hội. Điều này xuất phát do thực tế đào tạo và nhu cầu sử dụng nhân
lực còn tồn tại khoảng cách lớn. Đây cũng là nhận định chung của các DN sử
dụng nguồn nhân lực CNTT.
Những năm trở lại đây, hệ thống trường đào tạo về CNTT đã tăng lên đáng
kể. Hầu hết các trường đại học, cao đẳng lớn trên cả nước đã có chuyên ngành
đào tạo về CNTT. Một số lượng lớn các trung tâm, đào tạo CNTT phát triển
theo hướng dịch vụ đã đóng góp một phần lớn cho sự tăng trưởng nhân lực
CNTT hàng năm.
Với hơn 26.000 chuyên viên phần mềm và lượng tăng trưởng chỉ đạt
khoảng 20%/năm. Con số này là rất khiêm tốn so với lượng đào tạo đạt đến
hơn 35.000 học viên tốt nghiệp các khóa đào tạo CNTT hàng năm.
Tuy nhiên, nguồn nhân lực CNTT vẫn bị thiếu hụt trầm trọng, nhất là nhân
lực chất lượng cao có khả năng lập trình tốt. Đây có thể được coi là hệ quả
của việc đào tạo còn nhiều bất cập so với nhu cầu thực tế sử dụng.
Hiện nay, số lượng sản phẩm trực tiếp trong ngành CNTT không lớn nhưng
chủ yếu là các sản phẩm gia công (outsourcing) cho nước ngoài. Yếu tố này
bắt nguồn từ việc thiếu nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao, đặc biệt là
nhân lực trong ngành lập trình. Đa số các lập trình viên không thành thạo
những ngôn ngữ lập trình cụ thể nên khó khăn nhanh chóng việc bắt nhịp với
công việc.
Trước những tư tưởng trái chiều hiện nay, việc đào tạo CNTT hiện nay chủ
yếu theo 2 xu hướng chính. Cách đào tạo trong nước theo những quy chuẩn
chung, quá cứng nhắc. Sinh viên phải học quá nhiều môn hầu như không liên
quan đến công việc thực tế. Việc đào tạo này làm lãng phí một thời gian rất
lớn của sinh viên theo học các chương trình chính quy.
32
Một thực tế cần nhận định đúng là thời gian đào tạo nhân lực IT của các nước
phát triển thường ngắn hơn của Việt Nam. Nhưng sau khi hoàn thành khóa
học, kiến thức chuyên môn của họ rất tốt. Đó là nhờ việc sắp đặt chương trình
học hợp lí và đòi hỏi học viên phải thực hiện nhiều bài tập như là những sản
phẩm thực tế tại nhà. Thời gian thực hành và làm những sản phẩm cụ thể giúp
học viên tiếp cận với công việc thực tế.
So với những trường đào tạo CNTT trong nước, các trung tâm đào tạo là cơ
sở của các trung tâm đào tạo danh tiếng hoặc có hợp tác với nước ngoài được
nhiều học viên từ những gia đình có kinh tế khá giả ưu tiên lựa chọn.
Nhân lực CNTT: Vẫn thiếu nhiều kĩ năng
Sau khi được tuyển dụng, các nhân sự CNTT thường phải trải qua những
khóa đào tạo nhất định để có thể thích ứng và bắt nhịp được với nhịp độ công
việc đặc thù của công ty.
Thời gian này kéo dài từ ít nhất 1 đến 2 tháng thậm chí có thể kéo dài đến 6
tháng cho những kiến thức đáp ứng được nhu cầu đặc thù của công việc. Tuy
nhiên, đây mới chỉ là những khóa học để giúp các nhân sự này bước đầu làm
quen với những công việc đặc thù của DN. Bên việc tích lũy những kiến thức
này, các kĩ năng mềm của nhân sự CNTT cũng rất cần được coi trọng.
Ông Phan Quang Minh, đại diện công ty CP CNTT Tinh Vân, thẳng thắn cho
biết: “Ngay từ lúc tuyển dụng, tùy vào hướng phát triển công nghệ mà chúng
tôi lựa chọn những ứng viên thích hợp. Sau đó, các nhân sự này sẽ được đào
tạo theo quy trình riêng để nắm bắt được đặc thù công nghệ của công ty.”
“Điều đặc biệt quan trọng là chuyên môn chính của họ là lập trình thì vẫn
kém. Bởi trong trường, họ chỉ được đào tạo sơ sài. Tuy các SV đều được đào
tạo về ngôn ngữ lập trình, quy trình sản xuất phần mềm hay phân tích hệ
thống,… nhưng khả năng ứng dụng để làm việc thì lại yếu, thậm chí là không
đáp ứng được yêu cầu”, ông Quang Minh cho biết thêm.
33
Viết tài liệu, kĩ năng nói chuyện, thương thuyết và trình bày,… là những kĩ
năng mềm mà đại đa số các SV mới tốt nghiệp đều thiếu. Tuy nhiên, đây lại là
yếu tố rất quan trọng, có tính chất quyết định sự thành công của công việc.
Các học viên dù được đào tạo tại các trường, các trung tâm CNTT chính quy
và rất bài bản, tuy nhiên các kĩ năng mềm (soft-skill) thì hoàn toàn không
được chú ý. Đây là điều làm đau đầu các DN tuyển dụng. Việc rèn luyện kĩ
năng này thường chỉ “trông mong” vào quá trình tự trải nghiệm của mỗi cá
nhân mà thiếu đi sự đào tạo một cách quy chuẩn.
Hiện nay, nhiều tập đoàn nước ngoài sẵn sàng tiếp nhận những ứng viên
CNTT có đủ điều kiện vào làm việc. Tuy nhiên, những hạn chế về trình độ
làm cho những nhà tuyển dụng e ngại. Kéo dài tình trạng này, ngành CNTT
của Việt Nam đến khi nào mới thực sự cất cánh?
-nền công nghiệp phụ trợ chưa phát triển,không phục vụ được các dự án đầu
tư nên các dự án này chủ yếu phải nhập khẩu,nên giá giạ gia tăng không
cao,chỉ khoảng từ 5-10%
-Cơ cấu sản phẩm điện tử của Việt Nam đang mất cân đối nghiêm trọng khi
hàng điện tử dân dụng chiếm tới 80% còn điện tử chuyên dụng, CNTT chỉ
khiêm tốn ở mức 20%.
Đó là đánh giá của ông Trần Quang Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội các Doanh
nghiệp Điện tử Việt Nam tại Hội thảo CNTT và điện tử tiêu dùng Việt Nam
2008 khai mạc ngày (8/4) ở Hà Nội. Theo ông Hùng, ở các nước công nghiệp
phát triển, tỷ lệ này phải hoán đổi cho nhau
34
CHƯƠNG III
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
I. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG
1. Xây dựng công nghiệp điện tử Việt Nam phục vụ đắc lực cho sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của đất nước,
có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới. (Quyết định
75/2007/QĐ-TTg)
2. Định hướng đến 2010_2020
Doanh số sản xuất đạt từ 4 đến 6 tỷ USD; kim ngạch xuất khẩu đạt từ 3 đến
5 tỷ USD; tạo việc làm cho 300 nghìn lao động; có tốc độ tăng trưởng từ 20%
đến30%
a) Công nghiệp điện tử là động lực phát triển, có đóng góp lớn cho xuất
khẩu.
b) Tạo việc làm cho 500 nghìn lao động; xây dựng được đội ngũ kỹ sư
và kỹ thuật viên có trình độ quốc tế.
c) Năng lực sản xuất trong nước có khả năng đáp ứng phần lớn nhu cầu
thị trường, không phụ thuộc vào các sản phẩm nhập khẩu.
d) Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ đáp ứng được nhu cầu sản
xuất trong nước và xuất khẩu.
đ) Các cơ sở sản xuất phân bố hợp lý theo định hướng phát triển vùng.
II. GIẢI PHÁP
1. Xây dựng chiến lược phát triển cho từng mặt hàng cụ thể. khuyến khích các
doanh nghiệp trong nước nghiên cứu, thiết kế và sản xuất sản phẩm của riêng
mình, mang thương hiệu Việt Nam Các chính sách và giải pháp phát triển sản
xuất:
35
Phát triển ngành công nghiệp điện tử không chỉ có ý nghĩa đối với sự tăng
trưởng kinh tế đất nước, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá mà
còn tạo nên cơ sở vững chắc cho quá trình phát triển và ổn định của thị trường
hàng điện tử Việt Nam. Do vậy, Nhà nước phải có những chính sách, giải
pháp thúc đẩy mạnh mẽ và có hiệu quả đối với ngành sản xuất này để rút ngắn
khoảng cách tụt hậu so với khu vực và thế giới. Cụ thể là:
- Chính sách và giải pháp về đầu tư và thu hút vốn đầu tư nhằm huy động mọi
thành phần kinh tế mở rộng và tăng cường qui mô vốn đầu tư cho sản xuất
hàng điện tử, trong đó, các giải pháp tăng cường nguồn vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài đóng vai trò quan trọng.
- Chính sách và giải pháp phát triển năng lực công nghệ của ngành điện tử để
nâng cao tính hiệu quả của chuyển giao công nghệ từ đầu tư nước ngoài và
dần tạo thế tự chủ về công nghệ cho ngành công nghiệp điện tử trong nước.
- Chính sách và giải pháp đổi mới tổ chức sản xuất kinh doanh trong ngành
công nghiệp điện tử, mà đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước để có thể vượt qua
những khó khăn hiện nay, đạt được các kết quả về tăng năng suất, tăng khả
năng cạnh tranh, thu nhập và việc làm, tiến tới nâng cao năng lực, thực hiện
vai trò chủ đạo.
- Chính sách và giải pháp phát triển nguồn nhân lực phù hợp nhu cầu sử dụng
của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng điện tử trong nền kinh tế
thị trường hiện đại.
- Chính sách và giải pháp nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng, giảm chi phí đầu vào
cho các doanh nghiệp điện tử nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành.
Các chính sách và giải pháp phát triển thị trường:
36
- Chính sách và giải pháp phát triển sản phẩm điện tử Việt Nam thông qua
xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm cụ thể, khuyến khích các nhà sản
xuất theo hợp đồng thương mại, thực hiện các hoạt động đầu tư cung cấp dịch
vụ chế tạo cao cấp cho các sản phẩm thiết kế trong nước từ các nhà sản xuất
thiết bị chính gốc. Trên cơ sở đó khuyến khích các doanh nghiệp trong nước
nghiên cứu, thiết kế và sản xuất sản phẩm của riêng mình, mang thương hiệu
Việt Nam, từ đó gia tăng nguồn cung các sản phẩm điện tử cho thị trường
trong nước và thế giới.
- Chính sách và giải pháp phát triển thị trường cho sản phẩm điện tử như thực
hiện các chính sách tối đa hoá mua sắm các sản phẩm điện tử thông qua các
cơ quan chính phủ, các chương trình hướng dẫn tiêu dùng trong dân cư. Thực
hiện các chính sách tiếp cận thị trường, chính sách hỗ trợ, xúc tiến phát triển
thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm điện tử Việt Nam.
- Chính sách thương mại đối với ngành điện tử bao gồm những điều chỉnh về
chính sách thuế phù hợp giữa các lĩnh vực nhằm hỗ trợ và tạo thêm điều kiện
để các doanh nghiệp tiến hành sản xuất - kinh doanh một cách thuận lợi và có
hiệu quả.
Ngoài ra, đề tài còn đề xuất một số các chính sách và giải pháp khác về hợp
tác liên ngành và cải tiến thủ tục hành chính...
2. Xây dựng đội ngũ kĩ thuật viên,chuyên viên công nghệ thông tin,đáp ứng
được nhu cầu nhân lực
a) Cải tiến mạnh mẽ phương pháp đào tạo và chương trình giảng dạy tại các
khoa điện tử - viễn thông, công nghệ thông tin các trường đại học và cao đẳng
kỹ thuật. Đẩy mạnh đào tạo đội ngũ các nhà quản lý, đội ngũ kỹ thuật viên và
thợ lành nghề. Tiếp thu có chọn lọc chương trình, kinh nghiệm đào tạo nguồn
nhân lực cho công nghiệp điện tử từ nước ngoài, liên kết chặt chẽ với các tổ
37
chức và cơ sở đào tạo có uy tín của thế giới và khu vực để đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao.
b) Khuyến khích áp dụng mô hình đào tạo liên kết 3 bên (doanh nghiệp -
viện, trường - cơ quan quản lý nhà nước) để đào tạo nguồn nhân lực tay nghề
cao theo yêu cầu của doanh nghiệp, trong đó cơ sở đào tạo đặt dưới sự quản lý
của doanh nghiệp hoặc khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ
thông tin tập trung.
c) Giải quyết thoả đáng mối liên quan giữa đào tạo, sử dụng và đãi ngộ;
giữa đào tạo và đào tạo lại. Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong ngành
công nghiệp điện tử tự tổ chức đào tạo nguồn nhân lực.
Kế hoạch Tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT đến năm 2020 đã đặt
ra mục tiêu đến năm 2015 Việt Nam sẽ có 25 vạn chuyên viên CNTT với
50% đạt chuẩn trình độ khu vực và trên 53 vạn chuyên viên ứng dụng CNTT
thuộc mọi lĩnh vực. Theo Phó Thủ tướng, nội dung của kế hoạch này đã thể
hiện đúng chủ trương "đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội" đối với một lĩnh vực
khoa học - công nghệ trọng điểm như CNTT-TT.
Và để hoàn thành được mục tiêu nói trên cần có sự phối hợp chặt chẽ của Bộ
Giáo dục và đào tạo, Bộ Thông tin - Truyền thông và các Bộ, Ngành liên quan
trong việc xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách thật hiệu quả. Đại
học quốc gia Hà Nội là một trong những trường đại học trọng điểm của Việt
Nam với truyền thống đào tạo học sinh phổ thông trung học và cử nhân tài
năng. Sinh viên CNTT của Đại học quốc gia Hà Nội đã bước đầu khẳng định
được uy tín của nhà trường tại các kỳ thi quốc tế về CNTT và truyền thông.
Đây sẽ là "đầu tàu tiên phong" thực hiện trách nhiệm dẫn dắt hệ thống giáo
dục Việt Nam thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT
chất lượng cao cho đất nước.
38
3. Thực hiện các chính sách tối đa hoá mua sắm các sản phẩm điện tử thông
qua các cơ quan chính phủ, các chương trình hướng dẫn tiêu dùng trong dân
cư.Đây là một biện pháp quan trọng vì chi tiêu của chính phủ chiếm một tỷ
trọng rất lớn trong nền kinh tế và định hướng của Chính Phủ có tác dụng khá
lớn tới cung cách tiêu dùng của người dân,tuy nhiên thì việc chi tiêu cho công
nghệ và các sản phẩm điện tử của Chính Phủ phải chính xác,căn cứ trên
những diều kiện thực tiễn,tránh lặp lại những sai lầm khi áp dụng phổ cập tinh
học tràn lan,gây lãng phí tiền của mà không thu được lợi ích.
39
KẾT LUẬN
Sau hơn 20 năm đổi mới,hội nhập kinh tế quốc tế,Việt Nam đã đạt được
những thành tựu đáng khích lệ trong phát triển kinh tế,nâng cao đời sống con
người. Các ngành kinh tế phát triển vượt bậc và trong đó ngành công nghiệp
điện tử cũng không phải là ngoại lên,là ngành công nghiệp non trẻ mới hình
thành nên khó tránh khỏi những khó khăn vướng mắc,tuy vậy đã phát triển
phục vụ công cuộc công nghiệp hóa,hiện đại hóa của đất nước,bước đầu đạt
một số thành tựu đáng khích lệ.Trong thời đại mới khi đất nước tiến hành hội
nhập sâu rộng hơn với nền kinh tế thế giới, rất nhiều cơ hội mới mở ra cho
các ngành kinh tế,đặc biệt là ngành công nghiệp điện tử,có thể tiếp cận với
những công nghệ tiên tiến,hiên đại nhất,đây là cơ hội lớn để đưa nền công
nghiệp điện tử nước ta phát triển dần dần theo kịp những nước trong khu vực
và trên thế giới,bên cạnh việc phát triển sáng tạo công nghệ thì việc phát triển
thị trường nội địa và xuất khẩu là việc tối quan trọng, mở cửa hội nhập luôn
gắn liền với những thách thức không nhỏ đối với ngành công nghiệp điện tử
nước nhà,viêc định hướng phát triển ngành của Nhà Nước sẽ giúp các doanh
nghiệp đi đúng hướng,phát triển,mở rộng thị trường và kinh doanh đạt hiệu
quả cao trong nền kinh tế hội nhập.
40
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10334_7077.pdf