Luận văn Thử nghiệm ương cá rô đầu vuông (anabas sp.) giai đoạn bột lên hương với mật độ và thức ăn khác nhau

Hiệu quả sử dụng protein thay đổi theo lượng và loại protein ăn vào, ngoài ra nó còn thay đổi theo hàm lượng protein trong thức ăn. Khi cùng một nguồn cung cấp protein thì hiệu quảsửdụng protein sẽcao ởthức ăn có hàm lượng protein thấp, vì động vật thủy sản sẽtận dụng tối đa nguồn protein trong thức ăn đểxây dựng cơthể. Nghiên cứu hiệu quảsửdụng protein ởcá kết (Trần Ngọc Tuyền, 2008) cho biết: Hiệu quảsử dụng protein của cá thay đổi theo hàm lượng chất đạm trong thức ăn, giá trịnày sẽ giảm khi hàm lượng đạm trong thức ăn tăng. Tuy nhiên khi cá kết sửdụng thức ăn có hàm lượng đạm tối ưu ởmức 49% đạm thì hiệu quảsửdụng đạm đạt 2,39 cao hơn so với cá ởnghiệm thức sửdụng thức ăn 44% đạm PER chỉ đạt 2,27 và đều này cũng được chứng minh ởcá Rô đầu vuông giai đoạn bột lên hương. Qua bảng 4.10 cho thấy, hiệu quảsửdụng protein ởnghiệm thức 2 cao hơn so với nghiệm thức 1. Khi so sánh tăng trọng của cá cho thấy, ởnghiệm thức sửdụng thức ăn có hàm lượng đạm 42% thì chỉsốPER là 2,33 và tăng trưởng khối lượng của cá là 535,43 mg/con; ởnghiệm thức cá sửdụng thức ăn 40% đạm PER chỉ đạt 2,04 nhưng tăng trưởng khối lượng chỉ đạt 485,76 mg/con. Nhưvậy, ởthí nghiệm này với nghiệm thức cá sửdụng thức ăn chứa 42% đạm sẽcho cá tăng trưởng tốt nhất và hiệu quảsử dụng protein đạt giá trịtối ưu so với nghiệm thức cá sửdụng thức ăn có hàm lượng đạm 40% xét trong cùng điều kiện ương.

pdf43 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2619 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thử nghiệm ương cá rô đầu vuông (anabas sp.) giai đoạn bột lên hương với mật độ và thức ăn khác nhau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
con/m2, 1000 con/m2, 1500 con/m2); nghiệm thức 2 sử dụng 2 loại thức ăn (bón phân và thức ăn chế biến). Kết quả cho thấy tăng trưởng của cá khác biệt không có ý nghĩa giữa ương cá bằng bón phân và thức ăn chế biến. Tuy nhiên, tỷ lệ sống trung bình của cá ở các nghiệm thức bón phân (6,85%) cho kết quả thấp hơn có ý nghĩa so với nghiệm thức thức ăn chế biến (17,44%). Tỷ lệ sống trung bình của cá ở 3 mức mật độ ương 500 con/m2, 1000 con/m2 và 1500 con/m2 lần lượt là 22,07%, 7,67% và 6,71%. Ở nghiệm thức mật độ ương 500 con/m2 sử dụng thức ăn chế biến cho tỷ lệ sống cao nhất 31,47 ± 11,47% và đây là mật độ được khuyến cáo để ương cá Rô đồng giai đoạn cá hương. Theo nghiên cứu của Dương Nhựt Long và csv (2006) thực nghiện nuôi cá Rô đồng trong ao đất. Nhằm xác lập cơ sở khoa học để xây dựng qui trình công nghệ nuôi thương phẩm cá Rô đồng, thực nghiệm nuôi cá trong ao đất. Thí nghiệm tiến hành với 2 nghiệm thức mật độ khác nhau (30 và 40 con/m2) được thực hiện tại Long An từ tháng 7/2004 đến 7/2005. Sau chu kỳ 6 tháng nuôi, trọng lượng bình quân của cá nuôi ở nghiệm thức I (49,7 ± 6,1 g/con) lớn hơn so với cá nuôi ở nghiệm thức II (46 ± 9,4 g/con). Tăng trọng bình quân của cá nuôi ở nghiệm thức I đạt 0,28 ± 0,1 g/ngày và ở nghiệm thức II là 0,25 ± 0,08 g/ngày. Năng suất cá ở nghiệm thức I đạt (10490 kg/ha) thấp hơn so với nghiệm thức II (12.640 kg/ha) nhưng lợi nhuận ở nghiện thức I là (42.190.000 đồng/ha) cao hơn so với nghiện thức II (31.260.000 đồng/ha). Nuôi thâm canh cá Rô đồng bằng giống nhân tạo với mật độ 30 con/m2 đã đạt chất lượng tốt, hệ thống nuôi đạt hiệu quả và góp phần cải thiện thu nhập cho nông hộ vùng nông thôn tĩnh Long An. Ngoài ra còn một số nghiên cứu về việc sử dụng thức ăn công nghiệp cho cá Rô đồng như nghiên cứu của Trần Minh Phú và csv (2006) đã thực nghiệm nuôi thâm canh cá Rô đồng bằng thức ăn viên với các hàm lượng đạm khác nhau. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trong 9 ao đất (100m2) tại Ô Môn – Cần thơ từ tháng 5 – 11 năm 2004. Mật độ thả nuôi là 25 con/m2, thức ăn viên với 3 hàm lượng đạm khác nhau (23% CP, 26% CP, 32% CP). Kết quả thí nghiệm cho thấy trong quá trình nuôi tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống của cá sau 4 tháng nuôi khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05) và trong lượng của cá đạt 54 – 56 g/con khi kết thúc thí nghiệm. Thức ăn viên thích hợp cho từng giai đoạn được ghi nhận như sau 2 tháng đầu tiên nên cho ăn 18 thức ăn có hàm lượng đạm 32%, tháng thứ 3 là thức ăn 26% và thời gian con lại sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm 23%. Trong thức tế sản xuất cá rô đồng thương phẩm, với mật độ thả 25 con/m2, người nuôi có thể ứng dụng cho ăn thức ăn viên 23% CP cho mô hình nuôi với hiệu quả lợi nhuận được khẳng định. Năm 2010, trạm thủy sản Huyện Tam Nông đã hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá Rô đầu vuông bằng thức ăn công nghiệp cho chủ hộ Lại Thị Thương, ngụ tại xã Phú Thọ, Huyện Tam Nông, Tỉnh Đồng Tháp. Diện tích ao nuôi cá Rô đầu vuông 5.000m2, trong cả vụ nuôi cho cá ăn thức ăn công nghiệp hiệu AFIEX – An Giang (loại 240V – 230V) với nhiều độ đạm khác nhau, cho cá ăn 2 lần/ngày. Theo chủ hộ Lại Thị Thương cho biết, khi sử dụng thức ăn công nghiệp hiệu AFIEX – An Giang để nuôi cá Rô đầu vuông thì hệ số FCR khoảng 1,3. Sau gần 4 tháng nuôi cá đạt trọng lượng 6 con/kg, sau khi trừ các khoảng chi phí phần lợi nhuận thu được từ mô hình khoảng 250 triệu đồng (Trần Trọng Trung, 2010). Năm 2010, Trung tâm thủy sản tỉnh Long An đã triển khai trình diễn mô hình nuôi cá Rô đầu vuông tại nhà ông Nguyễn Thanh Hồng, ấp Bình Trung 2, xã Bình Trung, Huyện Mộc Hóa, mật độ thả ban đầu là 15 con/m2 và trọng lượng giống lúc thả nuôi là 170 con/m2. Sau 36 ngày nuôi, qua kiểm tra cá đạt trọng lượng bình quân 12 con/kg. Với kết quả ban đầu đạt được tại hộ ông Hồng, Trung tâm thủy sản tiếp tục theo dõi mô hình cho đến khi thu hoạch và định hướng sẽ nhân rộng mô hình ra các huyện khác trong tỉnh. Trung tâm thủy sản tỉnh Long An đã chuẩn bị đàn cá Rô đầu vuông bố mẹ chất lượng cao để sản xuất giống nhằm cung cấp cá bột và cá giống từ năm 2011, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu nuôi trong và ngoài tỉnh (Văn Dũng, 2010). 2.2.2 Nhu cầu dinh dưỡng của cá Thức ăn là cơ sở để cung cấp chất dinh dưỡng cho quá trính trao đổi chất của động vật thủy sản, nếu không có thức ăn thì không có quá trình trao đổi chất. Do đó thức ăn có vai trò quyết định đến năng suất, sản lượng, hiệu quả của nghề ương cá. Trong cùng điều kiện ương (môi trường, đối tượng nuôi, các biện pháp kỹ thuật được áp dụng…) thì thức ăn có vai trò quyết định đến tốc độ tăng trưởng, đến năng suất và hiệu quả kinh tế (Trần Thị Thanh Hiền và csv, 2009). Trong ương cá giống, việc lựa chọn loại thức ăn phù hợp với giai đoạn phát triển của cá và đảm bảo một số chỉ tiêu như tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống luôn là vấn đề tiên phong của nhà sản xuất giống. Trong thực tế ương cá giống, người ương luôn có xu hướng sử dụng thức ăn tươi sống để ương cá giống (Trần Ngọc Tuyền, 2008). Thức ăn tươi sống đóng vai trò rất quan trọng, quyết định sự thành công trong ương nhiều loài động vật thủy sản đặc biệt ở giai đoạn ấu trùng. Một số đối tượng chủ yếu đang được quan tâm và là thức ăn ưa thích của ấu trùng tôm cá là: Moina và trùn chỉ. 19 Moina được biết đến như một loại thức ăn đầu tiên thích hợp cho nhiều loài cá, tuy nhiên cần phải chú ý đến mật độ cũng như khả năng gia tăng kích thước trong thời gian ngắn của Moina. Nếu mật độ Moina quá cao sẽ dẫn đến cạnh tranh hàm lượng ôxy với cá bột (Trần Ngọc Tuyền, 2008). Trùn chỉ còn gọi là giun đỏ là một loài giun đốt nước ngọt thuộc họ Tubifex, chúng phân bố chủ yếu ở môi trường nghèo dinh dưỡng. Trùn chỉ là thức ăn tốt nhất cho ương cá tôm, mặc dù chúng có những điểm bất lợi như không ưa sống trong điều kiện ương tôm cá, khi chết gây ô nhiễm trong bể ương tôm cá, trùn chỉ có thể mang mầm bệnh từ nơi chúng sống. Cách dùng trùn chỉ cho cá ăn tùy thuộc vào đặc tính ăn của cá: có thể cho xuống đáy bể, cho vào khai lửng hay rải từ từ trên mặt (Trần Ngọc Tuyền, 2008). Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của Moina và trùn chỉ (Evangelista, 2005) Thành phần (%) Moina Trùn chỉ Protein 64,1 47,0 Lipid 14,3 18,9 Carbohydrat 23,9 20,5 Tro 11,8 10,8 Xơ 7,4 2,7 Để chủ động nguồn thức ăn và giảm mầm bệnh trong quá trình ương cá giống, các nhà sản xuất giống đã sử dụng một số loại thức ăn công nghiệp trong qui trình ương tôm cá như: thức ăn Cargill, Việt Thắng… 20 CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 3.1.1 Thời gian nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: Thí nghiệm tiến hành từ tháng 3/2011 đến tháng 6/2011. 3.1.2 Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại trại thực nghiệm Khoa Sinh Học Ứng Dụng – Trường Đại Học Tây Đô. 3.2 Đối tượng nghiên cứu Các thí nghiệm nghiên cứu sẽ được thực hiện trên cá Rô đầu vuông (Anabas sp.) giai đoạn bột, có xác định chiều dài và khối lượng ban đầu. Nguồn cá rô đầu vuông bột dùng cho các thí nghiệm được mua tại Trại giống Hậu Giang. Cá dùng bố trí trong thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2: Cá 5 ngày tuổi, có khối lượng và chiều dài trung bình ban đầu lần lượt là 0,24mg và 2,5mm. 3.3 Vật liệu nghiên cứu - 15 bể nhựa có thể tích 25 lít/bể. - 2 bể Composite thể tích 1m3/bể - Thức ăn cho cá bột: Moina, trùn chỉ, thức ăn A, thức ăn B. - Bộ test pH. - Nhiệt kế, vợt, thước. - Cân điện tử (02 và 04 số lẻ). - Máy sục khí. - Formol. - Một số dụng cụ cần thiết phục vụ cho nghiên cứu. 21 3.4 Phương pháp bố trí thí nghiệm 3.4.1 Thí nghiệm 1: So sánh ảnh hưởng mật độ ương lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá Rô đầu vuông (Anabas sp.) giai đoạn bột lên hương Hệ thống thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí vào hệ thống bể nhựa có thể tích 25 lít. Sau khi đã chuẩn bị xong nguồn nước, cấp 20 lít nước vào mỗi bể ương, thí nghiệm được bố trí trong nhà có máy che và có hệ thống sục khí liên tục (Hình 3.1). Thời gian tiến hành thí nghiệm là 35 ngày. Hình 3.1: Hệ thống bể thí nghiệm (thí nghiệm 1) Bố trí thí nghiệm *Chuẩn bị nước ương Rửa sạch bể ương, phơi 3 – 5 ngày tiến hành cấp nước vào đủ theo thể tích quy định, dùng phân đạm và lân superphosphat theo tỷ lệ N/P = 2/1 để gây màu nước với liều lượng 200 g/m3 nước. Sau 3 – 5 ngày khi nước có màu xanh đọt chuối, tiến hành bố trí thí nghiệm. *Kỹ thuật ương cá Rô đầu vuông giai đoạn bột lên hương: Cá bột sau khi mua về đã tiêu hết noãn hoàn, chuyển cá qua bể ương 1m3 đã chuẩn bị sẵn. Thả cá lúc sáng sớm hoặc trời mát, trước khi thả ngâm túi cá trong nước 15 – 20 phút tránh sự sốc nhiệt cho cá. 22 *Thức ăn cho cá Trong tuần đầu: Ở 2 ngày đầu cho cá ăn Moina, cho cá ăn 3 – 4 lần/ngày khi cho cá ăn lượng thức ăn phải đáp ứng cả hai nhu cầu duy trì và sinh trưởng, cho cá ăn theo nhu cầu. Trong 3 ngày tiếp theo tập cho cá ăn thức ăn công nghiệp vào buổi sáng, buổi chiều bổ sung thêm Moina và dần dần chỉ cá ăn thức ăn công nghiệp. Sau 5 ngày tuổi ương, thu ngẫu nhiên 30 cá thể tiến hành cân đo để xác định trọng lượng và chiều dài ban đầu sau đó tiến hành bố trí thí nghiệm. Chọn cá thí nghiệm khỏe mạnh, đồng cỡ, không dị hình, tiến hành bố trí ngẫu nhiên. Thí nghiệm gồm có 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lập lại 3 lần, các nghiệm thức được bố trí với mật độ khác nhau như sau: Nghiệm thức 1: 2 con/lít Nghiệm thức 2: 4 con/lít Nghiệm thức 3: 6 con/lít * Thức ăn thí nghiệm Tất cả các nghiệm thức trong thí nghiệm 1 sử dụng cùng một loại thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng được trình bày ở bảng 3.1. Bảng 3.1: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn A Thành phần Tỷ lệ (%) Protein 40 Lippid 8 Tro 15 Xơ 5 *Chăm sóc và quản lý Khẩu phần cho cá ăn khoảng 10 – 15% khối lượng thân (tính theo nhu cầu) và mỗi ngày cho cá ăn 04 lần vào các mốc thời gian 7h, 10h30, 14h và 17h30. Bên cạnh đó, theo dõi và ghi nhận về các hoạt ăn, bơi lội và khả năng bắt mồi của cá. Trong quá trình thực hiện thí nghiệm, nước trong hệ thống bể ương được thay 2 lần/ngày và thay khoảng 30 – 50%. Theo dõi sự biến động của các yếu tố như: nhiệt độ, pH trong hệ thống bể thí nghiệm, đồng thời quan sát tình trạng sức khỏe của cá để có biện pháp phòng bệnh thích hợp, nếu có dấu hiệu bất thường phải kịp thời xử lý. 23 * Ghi nhận các kết quả Để đánh giá mật độ ương khác nhau khi ương cá Rô đầu vuông giai đoạn bột lên hương, cần ghi nhận các kết quả về: Tỷ lệ sống, tăng trọng của cá, mức độ phân đàn. 3.4.2 Thí nghiệm 2: So sánh ảnh hưởng của các loại thức ăn công nghiệp khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Rô đầu vuông (Anabas sp.) giai đoạn từ bột lên hương Hệ thống thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí vào hệ thống bể nhựa có thể tích 25 lít. Sau khi đã chuẩn bị xong nguồn nước, cấp 20 lít nước vào mỗi bể ương, thí nghiệm được bố trí trong nhà có máy che và có hệ thống sục khí liên tục. Thời gian tiến hành thí nghiệm là 35 ngày. Hình 3.2: Theo dõi nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm Bố trí thí nghiệm *Chuẩn bị nước ương Rửa sạch bể ương, phơi 3 – 5 ngày tiến hành cấp nước vào đủ theo thể tích quy định, dùng phân đạm và lân superphosphat theo tỷ lệ N/P = 2/1 để gây màu nước với liều lượng 200 g/m3 nước. Sau 3 – 5 ngày khi nước có màu xanh đọt chuối, tiến hành bố trí thí nghiệm. 24 *Kỹ thuật ương cá Rô đầu vuông giai đoạn bột lên hương Cá bột sau khi mua về đã tiêu hết noãn hoàn, chuyển cá qua bể ương 1m3 đã chuẩn bị sẵn. Thả cá lúc sáng sớm hoặc trời mát, trước khi thả ngâm túi cá trong nước 15 – 20 phút tránh sự sốc nhiệt cho cá. *Thức ăn cho cá Trong tuần đầu: Ở 2 ngày đầu cho cá ăn Moina, cho cá ăn 3 – 4 lần/ngày khi cho cá ăn lượng thức ăn phải đáp ứng cả hai nhu cầu duy trì và sinh trưởng, cho cá ăn theo nhu cầu. Trong 3 ngày tiếp theo, tập cho cá ăn thức ăn công nghiệp vào buổi sáng, buổi chiều bổ sung thêm Moina và dần dần chỉ cá ăn thức ăn công nghiệp. Sau 5 ngày tuổi ương, thu ngẫu nhiên 30 cá thể tiến hành cân đo để xác định trọng lượng và chiều dài ban đầu sau đó tiến hành bố trí thí nghiệm. Chọn cá thí nghiệm khỏe mạnh, đều cỡ, không dị hình, tiến hành bố trí ngẫu nhiên. Thí nghiệm gồm có 2 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lập lại 3 lần, các nghiệm thức được bố trí cùng mật độ (4 con/lít) nhưng sử dụng 2 loại thức ăn khác nhau như sau: Nghiệm thức 1: sử dụng thức ăn A (đạm 40 %) Nghiệm thức 2: sử dụng thức ăn B (đạm 42 %) Bảng 3.2: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn A và thức ăn B Thành phần (%) Thức ăn A Thức ăn B Protein 40 42 Lippid 8 8 Tro 15 15 Xơ 5 6 *Chăm sóc và quản lý Khẩu phần cho cá ăn khoảng 10 – 15% khối lượng thân (tính theo nhu cầu) và mỗi ngày cho cá ăn 04 lần vào các mốc thời gian 7h, 10h30, 14h và 17h30. Bên cạnh đó, theo dõi và ghi nhận về các hoạt ăn, bơi lội và khả năng bắt mồi của cá. Trong quá trình thực hiện thí nghiệm, nước trong hệ thống bể ương được thay 2 lần/ngày và thay khoảng 30 – 50%. Theo dõi sự biến động của các yếu tố như: nhiệt độ, pH trong hệ thống bể thí nghiệm, đồng thời quan sát tình trạng sức khỏe của cá, có biện pháp phòng bệnh thích hợp, nếu có dấu hiệu bất thường phải kịp thời xử lý. 25 * Ghi nhận các kết quả Để đánh giá ảnh hưởng thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm khác nhau khi ương cá Rô đầu vuông giai đoạn bột lên hương, chúng tôi đã ghi nhận các kết quả về: Tỷ lệ sống, tăng trọng của cá, mức độ phân đàn, hệ số tiêu tốn thức ăn. 3.5 Phương pháp thu thập và sử lý số liệu 3.5.1 Các chỉ tiêu môi trường Định kỳ kiểm tra các yếu tố môi trường: nhiệt độ và pH, 2 lần/ngày vào lúc 6h30 và 14h trong ngày. 3.5.2 Các chỉ tiêu của cá Kết thúc thí nghiệm thu toàn bộ cá ở các bể và xác định các chỉ tiêu sau: Xác định tỷ lệ sống (Survival rate) Tổng số cá thể thu được TLS (%) = ___________________________________ X 100 Tổng số cá thể thả lúc đầu Tăng trọng (Weight Gain) WG (mg) = Wc – Wđ Trong đó: Wc là khối lượng của cá lúc thu hoạch (mg) Wđ là khối lượng của cá lúc thả ương (mg) Tăng trưởng khối lượng tuyệt đối theo ngày (Daily weight Gain) Wc – Wđ DWG (mg/ngày)= t Trong đó t là thời gian thí nghiệm Tốc độ tăng trưởng tương đối (%/ngày) (Specific growth rate) [(lnWc) – (lnWđ)] SGR (%/ngày) = ___________________________ X 100 t Tăng trưởng chiều dài (Length gain) LG (mm) = Lc – Lđ Trong đó: Lđ là chiều dài của cá trước khi thả ương (mm) Lc là chiều dài của cá sau khi kết thúc thí nghiệm (mm) 26 Tăng trưởng chiều dài theo ngày Lc – Lđ DLG (mm/ngày)= t Hệ số tiêu tốn thức ăn ( Feed Convertion Ratio) Tổng lượng thức ăn cung cấp FCR = _________________________________ Khối lượng gia tăng của cá Hiệu quả sử dụng chất đạm (Protein Efficiency Ratio) Wc – Wđ PER = _________________________________ Lượng chất đạm cho ăn Xác định sự phân hóa kích cỡ của cá theo khối lượng và chiều dài Phân hóa kích cỡ của cá theo khối lượng Khi kết thúc thí nghiệm thu và cân tất cả cá ở từng nghiệm thức. Tổng số cá thu được ở 3 lần lặp lại của mỗi nghiệm thức được tính là 100%, dựa vào khối lượng của cá thu được sau khi kết thúc thí nghiệm ở từng nghiệm thức để tính tỷ lệ phần trăm (%) sự phân đàn của cá theo khối lượng. Phân hóa kích cỡ khối lượng của cá sau khi kết thúc thí nghiệm được chia thành 3 nhóm: 600mg. Phân hóa theo kích cỡ chiều dài Khi kết thúc thí nghiệm thu và đo tất cả cá ở từng nghiệm thức. Tổng số cá thu được ở 3 lần lặp lại của mỗi nghiệm thức được tính là 100%, dựa vào chiều dài của cá thu được sau khi kết thúc thí nghiệm ở từng nghiệm thức để tính tỷ lệ phần trăm (%) sự phân đàn của cá theo chiều dài. Phân hóa kích cỡ chiều dài của cá sau khi kết thúc thí nghiệm được chia thành 3 nhóm: 30mm. 3.5.3 Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu thu được trong quá trình tiến hành thí nghiệm được xử lý bằng chương trình Excel và Statistica. 27 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thí nghiệm 1: So sánh ảnh hưởng mật độ ương lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá Rô đầu vuông (Anabas sp.) giai đoạn bột lên hương 4.1.1 Các yếu tố môi trường thí nghiệm Sự biến động của các yếu tố môi trường trong suốt thời gian thí nghiệm trình bày ở bảng 4.1 Bảng 4.1: Một số yếu tố môi trường trong hệ thống thí nghiệm Yếu tố NT1 NT2 NT3 Nhiệt độ S 26,3 ± 0,04 26,2 ± 0,02 26,3 ± 0,03 (0C) C 29,1 ± 0,17 29 ± 0,12 29,1 ± 0,15 pH S 7,58 ± 0,01 7,57 ± 0,01 7,58 ± 0,01 C 7,81 ± 0,02 7,80 ± 0,01 7,81 ± 0,01 Ghi chú: S – Buổi sáng; C – Buổi chiều Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn Từ kết quả phân tích các yếu tố môi trường trong suốt chu kỳ ương ở bảng 4.1 cho thấy, nhiệt độ nước (0C) đo được nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển và tăng trưởng của các loài cá mới nở nói chung và cá Rô đầu vuông nói riêng, nhiệt độ dao động từ 26,2 ± 0,02 0C đến 29,1 ± 0,17 0C và không có sự biến động lớn giữa các bể thí nghiệm. Theo Nguyễn Quang Linh (2008), nhiệt độ trung bình thích hợp cho sự tăng trưởng và phát triển của cá là 20 – 30 0C. pH là yếu tố môi trường quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của thủy sinh vật. Khi pH quá cao hay quá thấp đều không thuận lợi cho quá trình phát triển của cá. Theo Lê Văn Cát và csv (2006), pH thích hợp cho sự phát triển của cá là 6,5 – 9. Ở thí nghiệm này pH không có sự biến động lớn giữa các nghiệm thức thí nghiệm trong suốt thời gian ương, pH đo được dao động trong khoảng từ 7,57 ± 0,01 đến 7,81 ± 0,02 nằm trong khoảng (6,5 – 9) thích hợp cho cá sinh trưởng và phát triển bình thường. Do thí nghiệm được bố trí trong điều kiện có sục khí liên tục nên hàm lượng ôxy hòa tan trong nước của tất cả các bể ương không gây trở ngại cho sự phát triển của cá. 28 Theo Trương Quốc Phú (2004), nhiệt độ thích hợp cho cá, tôm vùng nhiệt đới nằm trong khoảng 25 – 32 0C, pH thích hợp 6 – 9. Tóm lại các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm vẫn nằm trong khoảng thích hợp đối với sự phát triển của cá. 4.1.2 Ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Rô đầu vuông giai đoạn bột lên hương 4.1.2.1 Ảnh hưởng của mật độ ương lên tỷ lệ sống của cá Rô đầu vuông giai đoạn bột lên hương Tỷ lệ sống của cá Rô đầu vuông sau 5 tuần thí nghiệm với mật độ ương khác nhau được trình bày ở bảng 4.2. Bảng 4.2 Tỷ lệ sống của cá Rô đầu vuông Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn Các giá trị trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Qua bảng 4.2 cho thấy, xét trong cùng đều kiện ương thì tỷ lệ sống của cá giảm dần khi mật độ ương tăng lên. Ở nghiệm thức 1 ương với mật độ 2 con/lít cá có tỷ lệ sống cao nhất (97,5%), kết quả này khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với nghiệm thức ương cá với mật độ 4 con/lít (NT2) và nghiệm thức ương với mật độ 6 con/lít (NT3). Quan sát và ghi nhận các hoạt động cũng như sự tăng trưởng của cá trong suốt thời gian ương cho thấy: Đối với nghiệm thức ương 2 con/lít có tỷ lệ sống cao hơn so với NT2 (4 con/lít) và NT3 (6 con/lít), điều này khẳng định khi ương với mật độ thấp giới hạn không gian hoạt động của cá sẽ rộng, khi cho cá ăn thức ăn phân bố đều trong bể nên ít xảy ra hiện tượng cạnh tranh thức ăn giữa các cá thể. Vì vậy tốc độ tăng trưởng giữa các cá thể tương đối đồng đều, sự phân hóa theo kích cỡ giữa các cá thể thấp nên giảm được hao hụt do cá lớn ăn cá nhỏ trong quá trình ương (do tập tính của loài). Theo Lê Xuân Sinh (1994) mật độ ương ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá (trích bởi Đặng Như Ý, 2009). Điều này đưa đến kết luận khi ương cá Rô đầu vuông với mật độ 2 con/lít có tỷ lệ sống cao là do cá ít cạnh tranh thức ăn và không gian hoạt động, cá có kích cỡ đồng đều nên giảm hao hụt do cá ăn thịt lẫn nhau. Do cá dùng trong thí nghiệm tuy đã được tập ăn thức ăn công nghiệp nhưng do thời gian tập cho cá ăn ngắn nên đa số cá sử dụng thức ăn chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, ở NT2 và NT3 ương cá với mật độ cao nên không gian hoạt động của cá sẽ bị thu hẹp điều này cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận thức ăn của cá, đồng thời có những Nghiệm thức mật độ Tỷ lệ sống (%) NT1: 2 con/lít 97,5 ± 2,50a NT2: 4 con/lít 61,3 ± 1,25b NT3: 6 con/lít 54,7 ± 1,27c 29 cá thể sớm thích ứng với thức ăn công nghiệp sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với những cá thể bắt mồi kém. Mặt khác, do cá Rô đầu vuông có tập tính háu ăn nên khi cho cá ăn thấy khoảng 80% cá bắt mồi đủ nhu cầu thì ngưng cho ăn nhằm hạn chế hiện tượng chướng bụng dẫn đến khó tiêu hóa có thể gây cá chết. Nếu ngừng hoạt động cho ăn sẽ có những cá thể bắt mồi kém chưa tiếp nhận đủ lượng thức ăn cung cấp cho nhu cầu sinh trưởng dẫn đến chậm phát triển, khi đó kích cỡ cá không đồng đều tỷ lệ phân hóa kích cỡ giữa các cá thể lớn dẫn đến hao hụt nhiều điều này hoàn toàn phù hợp với nhận định của Chung Lân (1996), khi mật độ ương càng cao, cá càng chậm lớn, sự phân đàn cao dẫn đến tỷ lệ sống thấp (trích bởi Đặng Như Ý, 2009). Theo dõi hoạt động và tình trạng sức khỏe của cá ở các nghiệm thức trong quá trình thí nghiệm cho thấy, cá Rô đầu vuông khỏe mạnh, không có dấu hiệu bệnh trong suốt quá trình thí nghiệm. Vì vậy trong cùng một điều kiện, khi ương cá ở mật độ ương cao ít nhiều cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá. Để khắc phục trở ngại trên, trong ương cá Rô đầu vuông nhà sản xuất giống cần phải cân nhắc về mật độ bố trí. Từ kết quả thí nghiệm, có thể chọn mật độ 2 con/lít để khuyến cáo khi ương cá Rô đầu vuông ở giai đoạn cá bột lên cá hương (35 ngày tuổi) khi sử dụng các dụng cụ ương có thể tích nhỏ. 4.1.2.2 Ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng khối lượng của cá Rô đầu vuông giai đoạn bột lên hương Tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá sau 5 tuần thí nghiệm với mật độ ương khác nhau được trình bày trong bảng 4.3. Bảng 4.3 Tăng trưởng khối lượng của cá Rô đầu vuông Nghiệm thức Mật độ Wđ (mg) Wc (mg) WG (mg) DWG (mg/ngày) SGR (%/ngày) NT1 0,24 ± 0.01 569,97 ± 3,09 569,73 ± 3,09a 16,3 ± 0,09a 22,2 ± 0,02a NT2 0,24 ± 0,01 476,36 ± 2,80 476,12 ± 2,80b 13,6 ± 0,08b 21,7 ± 0,02b NT3 0,24 ± 0,01 427,78 ± 4,09 427,54 ± 4,09c 12,2 ± 0,12c 21,4 ± 0,03c Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn Các giá trị trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Từ bảng 4.3 cho thấy, tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá chịu ảnh hưởng bởi mật độ ương. Tăng trưởng khối lượng và tốc độ tăng trưởng tương đối của cá ở các nghiệm thức: NT1; NT2 và NT3 lần lượt là 569,73mg và 22,2 %/ngày, 476,12mg và 21,7 %/ngày, 427,54mg và 21,4 %/ngày. Khi xét ảnh hưởng chính là mật độ ương thì tăng trưởng về khối lượng và tốc độ tăng trưởng tương đối của cá giữa các nghiệm thức thí nghiệm khác biệt có ý nghĩa mức 5%. 30 Cũng tương tự như kết quả phân tích tỷ lệ sống, tốc độ gia tăng khối lượng của cá sẽ giảm dần khi mật độ ương tăng, tốc độ tăng trưởng giữa các nghiệm thức khác biệt ở có ý nghĩa (p < 0,05). Như vậy, mật độ ương có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cá. Cụ thể là trong thời gian thí nghiệm cho thấy ở NT1 cá tăng trưởng cao hơn so với NT2 và NT3. Điều này được giải thích, do ương cá trong cùng một điều kiện và diện tích, khi mật độ ương tăng thì xảy ra hiện tượng cạnh tranh không gian hoạt động dẫn đến khả năng tiếp nhận thức ăn của cá kém dẫn đến tốc độ tăng trưởng của cá chậm lại. Ngược lại, ở NT1 ương cá với mật độ thấp, không gian hoạt động của cá sẽ rộng, khi cho cá ăn thức ăn phân bố đều trong bể nên khả năng tiếp nhận được thức ăn của các cá thể sẽ tốt hơn so với cá ở NT2 và NT3 ương ở mật độ cao nên cá ở NT1 có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với cá ở các nghiệm thức còn lại. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật: khi ương cá ở mật độ cao cá sẽ tăng trưởng chậm do cạnh tranh về không gian phân bố. Mặt khác, do cá Rô đầu vuông háu ăn, trong quá trình cho ăn các cá thể có kích thước lớn cạnh tranh thức ăn với cá nhỏ diễn ra rất mạnh và đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến cá tăng trưởng chậm. 4.1.2.3 Ảnh hưởng của mật độ lên tăng trưởng chiều dài của cá Rô đầu vuông giai đoạn bột lên hương Tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá sau 5 tuần thí nghiệm với mật độ ương khác nhau được trình bày trong bảng 4.4. Bảng 4.4 Tăng trưởng chiều dài của cá Rô đầu vuông Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn Các giá trị trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Qua bảng 4.4 cho thấy, bên cạnh tăng trưởng về khối lượng thì tăng trưởng về chiều dài của cá ở các nghiệm thức cũng có sự khác nhau. Điều này cũng tương tự như gia tăng về khối lượng, đối với nghiệm thức cá ương với mật độ 2 con/lít cá có chiều dài trung bình là 30,14 ± 0,21mm lớn hơn so với nghiệm thức cá ương với mật độ 4 con/lít và 6 con/lít có chiều dài trung bình lần lượt là 27,70 ± 0,19mm và 26,60 ± 0,21mm. Qua phân tích thống kê, tăng trưởng chiều dài của cá giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05). Nghiệm thức Mật độ Lđ (mm) Lc (mm) LG (mm) DLG (mm/ngày) NT1 2,5 ± 0,08 30,14 ± 0,21 27,64 ± 0,21a 0,79 ± 0,01a NT2 2,5 ± 0,08 27,70 ± 0,19 25,20 ± 0,19b 0,72 ± 0,01b NT3 2,5 ± 0,08 26,60 ± 0,21 24,10 ± 0,21c 0,69 ± 0,01c 31 Trong giai đoạn cá còn nhỏ, chiều dài của cá tăng rất nhanh, tốc độ tăng trưởng về khối lượng và chiều dài đi cùng với nhau. Như vậy, xét trong cùng thí nghiệm ở các nghiệm thức nếu tăng trưởng về khối lượng tăng nhanh thì tăng trưởng về chiều dài cũng tăng tương ứng. 4.1.3 Ảnh hưởng của mật độ ương lên tốc độ phân đàn của cá Rô đầu vuông giai đoạn bột lên hương 4.1.3.1 Ảnh hưởng của mật độ lên phân đàn theo khối lượng cá Rô đầu vuông giai đoạn bột lên hương Tính phân đàn theo khối lượng của cá ở thí nghiệm ương với mật độ ương khác nhau được thể hiện ở hình 4.1. Ở giai đoạn cá nhỏ, tốc độ tăng trưởng của cá diễn ra rất nhanh. Sau khi kết thúc thí nghiệm cho thấy, khối lượng cá ở các nghiệm thức chia làm 3 nhóm: nhóm 1 (< 400mg); nhóm 2 (400 – 600mg) và nhóm 3 (≥ 600mg). Khi ương cá với các mật độ khác nhau thì tính phân đàn của cá cũng thể hiện những giá trị khác nhau (Hình 4.1). Qua hình 4.1 cho thấy, tỷ lệ cá có kích cỡ khối lượng ở nhóm 3 (≥ 600mg) ở các nghiệm thức giảm dần khi mật độ ương tăng, cụ thể ở NT1 cá thuộc nhóm 3 chiếm tỷ lệ cao nhất là 30,8% và chỉ tiêu này giảm dần ở các NT2 và NT3 lần lượt là 10,2% và 6,6%. Sỡ dĩ ở NT1 nhóm cá có kích cỡ khối lượng ≥ 600mg chiếm tỷ lệ cao hơn so với 2 nghiệm thức còn lại lý do là NT1 ương với mật độ thấp không gian hoạt động của cá sẽ rộng, khi cho cá ăn thức ăn phân bố đều trong bể cá ít cạnh tranh thức ăn vì vậy khả năng tiếp nhận đủ lượng thức ăn để đáp ứng cho nhu cầu sinh trưởng và phát 0% 20% 40% 60% 80% 100% Tỷ lệ ph ân đà n (% ) NT1 NT2 NT3 Nghiệm thức mật độ Hình 4.1: Mức độ phân đàn theo khối lượng của cá Rô đầu vuông > 600mg 400 - 600mg < 400mg 32 triển nên cá có tốc độ tăng trưởng nhanh dẫn đến tỷ lệ cá thuộc nhóm 3 ở NT1 chiếm tỷ lệ cao hơn so với 2 nghiệm thức còn lại. Trái lại đối với nhóm cá có kích cỡ < 400mg trong thí nghiệm tăng dần khi mật độ ương tăng. Theo nhận định của Chung Lân (1996), khi ương cá với mật độ càng cao, cá càng chậm lớn, sự phân đàn cao (trích bởi Đặng Như Ý, 2009). Tỷ lệ cá có kích cỡ < 400mg ở NT1; NT2 và NT3 lần lượt là 18,8%; 41,5% và 55,3%. Do ở NT2 và NT3 mật độ ương cao dẫn đến hiện tượng cạnh tranh thức ăn giữa các cá thể vì giới hạn không gian hoạt động của cá bị hạn chế, do cá Rô đầu vuông có tập tính háu ăn nên khi cho ăn quan sát thấy 80% cá bắt mồi đủ nhu cầu thì ngưng cho ăn để tránh hiện tượng cá chết do ăn quá no. Khi đó những cá thể bắt mồi kém lượng thức ăn tiếp nhận sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng dẫn đến tăng trưởng chậm. Ngược lại, ở NT1 ương cá với mật độ thấp nên không gian hoạt động của cá sẽ rộng khi cho ăn thức ăn phân bố đều nên ít xảy ra hiện tượng cạnh tranh thức ăn lượng thức ăn cá ăn vào đáp ứng đủ nhu cầu sinh trưởng và phát triển nên tỷ lệ cá có kích cỡ < 400mg thấp hơn so với NT2 và NT3. Tóm lại, vấn đề mà nhà sản xuất giống quan tâm đó là hiệu quả kinh tế. Khi kết thúc thí nghiệm, ở NT2 và NT3 cá có kích cỡ < 400mg chiếm tỷ lệ rất cao hơn so với NT1 sẽ kéo dài thời gian ương dẫn đến các chi phí sản xuất tăng. Trong thực tế sản xuất, hiệu quả kinh tế được thể hiện qua kết quả ương thành công như tỷ lệ sống cao, kích cỡ cá đồng đều trong cùng quần đàn (ao, bể ương), chi phí sản xuất thấp. Để đạt được đều này, ngoài việc quản lý tốt môi trường nuôi thì nhà sản xuất giống cần phải có sự lựa chọn mật độ ương thích hợp để đạt được hiệu quả trong ương nuôi. 33 4.1.3.2 Ảnh hưởng của mật độ lên phân đàn theo chiều dài của cá Rô đầu vuông giai đoạn bột lên hương Tính phân đàn theo chiều dài của cá ở thí nghiệm ương với mật độ ương khác nhau được thể hiện ở hình 4.2. Xét trong cùng điều kiện ương khi tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá tăng thì tốc độ tăng trưởng chiều dài cũng tăng tương ứng. Trong giai đoạn cá còn nhỏ, tốc độ tăng trưởng về khối lượng và chiều dài đi cùng với nhau. Từ kết quả thu được sau khi kết thúc thí nghiệm cho thấy, chiều dài cá ở các nghiệm thức chia làm 3 nhóm: < 25mm; 25 – 30mm và > 30mm (Hình 4.2). Khi ương cá với các mật độ khác nhau tính phân đàn theo chiều dài cũng thể hiện những giá trị khác nhau. Qua hình 4.2 cho thấy, ở NT1 cá có kích thước chiều dài > 30mm chiếm đa số 67,5% và cao hơn so với NT2 và NT3 chiếm tỷ lệ lần lượt là 23,1% và 19,3%. Ở NT1 tỷ lệ cá có chiều dài > 30mm chiếm tỷ lệ cao là do ương với mật độ thấp cá ít cạnh tranh về không gian hoạt động và thức ăn nên tốc độ tăng trưởng về khối lượng và chiều dài của cá tăng nhanh hơn so với NT2 và NT3 ương với mật độ cao điều này hoàn toàn phù hợp với nhận định của Trần Thị Thanh Hiền (2009), khi ương cá với mật độ cao thì tốc độ tăng trưởng về khối lượng và chiều dài cũng khác nhau, khi ương với mật độ cao cá chậm lớn khi đó tốc độ tăng trưởng về khối lượng và chiều dài cũng tăng chậm hơn so với nghiệm thức ương với mật độ thấp xét trong cùng điều kiện thí nghiệm. Như vậy, mật độ khác nhau cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phân hóa chiều dài của cá. 0% 20% 40% 60% 80% 100% Tỷ lệ ph ân đ àn (% ) NT1 NT2 NT3 Nghiệm thức mật độ Hình 4.2: Mức độ phân đàn theo chiều dài > 30mm 25 - 30mm < 25mm 34 Tóm lại, so sánh các chỉ tiêu về tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá ở cuối thí nghiệm khi ương cá với mật độ ương 2 con/lít; 4 con/lít và 6 con/lít, cho thấy ở nghiệm thức ương với mật độ 2 con/lít cho kết quả tốt nhất. Từ kết quả thí nghiệm cho thấy, khi ương cá Rô đầu vuông giai đoạn bột lên hương người ương cần phải lựa chọn mật độ ương phù hợp với hệ thống và diện tích ương nhằm nâng cao tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá. 4.2 Thí nghiệm 2: So sánh ảnh hưởng của các loại thức ăn công nghiệp khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Rô đầu vuông (Anabas sp.) giai đoạn từ bột lên hương 4.2.1 Các yếu tố môi trường thí nghiệm Sự biến động của yếu tố môi trường trong suốt thời gian thí nghiệm trình bày ở bảng 4.5. Từ bảng 4.5, xét trong cùng một thời gian thì các yếu tố nhiệt độ và pH giữa các nghiệm thức tương đối ổn định và chênh lệch không đáng kể. Nhiệt độ trung bình trong ngày dao động trong khoảng 26,3 ± 0,01 0C đến 30,1 ± 0,22 0C nằm trong khoảng thích hợp đối với sự phát triển của cá. Theo Nguyễn Quang Linh (2008) nhiệt độ trung bình thích hợp cho sự tăng trưởng và phát triển của cá là 20 – 30 0C. Do trong quá trình thí nghiệm có sục khí liên tục nên hàm lượng ôxy vẫn nằm trong khoảng thích hợp cho cá phát triển. Bảng 4.5: Một số yếu tố môi trường trong hệ thống thí nghiêm Yếu tố NT1 NT2 Nhiệt độ S 26,3 ± 0,01 26,3 ± 0,07 (0C) C 30,1 ± 0,22 30,1 ± 0,09 pH S 7,57 ± 0,01 7,60 ± 0,03 C 7,78 ± 0,01 7,83 ± 0,05 Ghi chú: S – Buổi sáng; C – Buổi chiều Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn Theo nghiên cứu của Lê Văn Cát và csv (2006), pH thích hợp cho sự phát triển của cá là 6,5 – 9. Ở thí nghiệm này pH không có sự biến động lớn giữa các nghiệm thức thí nghiệm trong suốt thời gian ương, pH đo được dao động trong khoảng từ 7,57 ± 0,01 đến 7,83 ± 0,05 nằm trong khoảng (6,5 – 9 ) thích hợp cho cá sinh trưởng và phát triển bình thường. Do trong quá trình thực hiện thí nghiệm nước trong bể ương được thay 2 lần/ngày, khi thay nước thì chất thải của cá và thức ăn dư thừa trong bể được hút ra ngoài nên hàm 35 lượng NO2-, NO3- và TAN có trong các bể ương không đáng kể và không ảnh hưởng đối với sự phát triển của cá. Theo Trương Quốc Phú (2004), nhiệt độ thích hợp cho cá, tôm vùng nhiệt đới phát triển tốt nằm trong khoảng 25 – 32 0C, pH thích hợp 6 – 9. Như vậy, các yếu tố nhiệt độ, ôxy, pH trong thời gian thí nghiệm nằm trong khoảng thích hợp đối với sự phát triển của cá. 4.2.2 Ảnh hưởng thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Rô đầu vuông giai đoạn bột lên hương 4.2.2.1 Ảnh hưởng của thức ăn lên tỷ lệ sống của cá Rô đầu vuông Kết quả tỷ lệ sống của cá Rô đầu vuông giai đoạn bột lên hương khi ương với các loại thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau được trình bày ở bảng 4.6. Bảng 4.6 Tỷ lệ sống của cá Rô đầu vuông Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn Các giá trị trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Sau 5 tuần thí nghiệm, tỷ lệ sống của cá Rô đầu vuông ở nghiệm thức 2 (cho cá ăn thức ăn có hàm lượng đạm 42%) đạt 75,4 % cao hơn so với nghiệm thức 1 (cho cá ăn thức ăn có hàm lượng đạm 40%) chỉ đạt 67,1 %. Khi phân tích thống kê kết quả tỷ lệ sống thu được ở NT1 và NT2 sau khi kết thúc thí nghiệm khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05). Tỷ lệ sống của cá trong thí nghiệm chịu tác động bởi nhiều yếu tố như thức ăn, tính ăn động vật hay ăn lẫn nhau của cá, khả năng sử dụng thức ăn của cá. Trong đó ảnh hưởng của hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn dẫn đến sự phân hóa theo kích cỡ của cá là nguyên nhân làm cho tỷ lệ hao hụt cao do cá lớn ăn cá bé. Cá dùng bố trí trong thí nghiệm tuy đã được tập cho ăn thức ăn công nghiệp trước khi bố trí thí nghiệm nhưng thời gian tập cho cá ăn ngắn nên hiệu quả bắt mồi và khả năng sử dụng thức ăn của cá còn kém. Bên cạnh đó, do bố trí thí nghiệm trong dụng cụ nhỏ và không có bổ sung thức ăn tự nhiên nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến khả năng bắt mồi và tốc độ tăng trưởng của cá trong thời gian cá chưa sử dụng tốt thức ăn công nghiệp, trong thời gian đầu bố trí thí nghiệm đa số cá ở 2 nghiệm thức chưa sử dụng tốt thức ăn công nghiệp nhưng do ở NT2 sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm cao (42% đạm) tuy cá sử dụng thức ăn còn kém nhưng do hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn mà cá sử dụng cao nên cũng đáp ứng đủ nhu cầu dẫn đến tỷ lệ phân hóa giữa các cá thể là không cao. Ngược lại ở NT1 sử dụng thức ăn 40% đạm thấp hơn so với NT2 (42% đạm) nên cá có tốc độ tăng trưởng chậm và tỷ lệ phân hóa kích cỡ của cá ở nhóm cá Nghiệm thức thức ăn Tỷ lệ sống (%) NT1 67,1 ± 2,60b NT2 75,4 ± 1,44a 36 có kích cỡ < 400mg cao hơn so với NT2 nên khả năng sát hại giữa cá lớn và cá nhỏ cao dẫn đến tỷ lệ cá bị hao hụt ở nghiệm thức 1 cao hơn so với nghiệm thức 2. 4.2.2.2 Ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng khối lượng của cá Rô đầu vuông Tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá sau 5 tuần thí nghiệm với thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau được trình bày trong bảng 4.7. Bảng 4.7 Tăng trưởng khối lượng của cá Rô đầu vuông NTTA Wđ (mg) Wc (mg) WG (mg) DWG (mg/ngày) SGR (%/ngày) NT1 0,24 ± 0,01 486 ± 1,73 485,76 ± 1,73b 13,88 ± 0,05b 21,75 ± 0,01b NT2 0,24 ± 0,01 535,67 ± 2,41 535,43 ± 2,41a 15,30 ± 0,07a 22,03 ± 0,01a Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn Các giá trị trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Qua bảng 4.7 cho thấy, tốc độ tăng trưởng của cá tăng theo sự gia tăng hàm lượng đạm trong thức ăn. Dựa vào giá trị WG và SGR (bảng 4.7) cho thấy, tăng trọng và tốc độ tăng trưởng tương đối theo ngày cao nhất ở nghiệm thức cá sử dụng thức ăn chứa 42% đạm (lần lượt là 535,43mg và 22,03%/ngày). Khi so sánh tăng trưởng (WG) và tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (DWG) giữa các nghiệm thức cho thấy có khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Như vậy sự tăng trưởng nhanh hay chậm về trọng lượng của cá chịu ảnh hưởng bởi phần trăm hàm lượng đạm tính theo vật chất khô có trong thức ăn cho cá ăn. Do cá Rô đầu vuông là loài ăn tạp thiên về động vật, có tốc độ tăng trưởng nhanh nên vấn đề sử dụng thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn là rất cần thiết. Ở giai đoạn nhỏ do cá có tốc độ tăng trưởng nhanh nên vấn đề sử dụng thức ăn đòi hỏi phải có hàm lượng đạm cao để đáp ứng nhu cầu cho các quá trình phát triển của cá. Trong thực tế sản xuất, việc xác định nhu cầu đạm của một đối tượng ở các giai đoạn khác nhau có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế. Khi đã xác định được nhu cầu đạm cho một đối tượng ở các giai đoạn khác nhau sẽ hỗ trợ cho việc chủ động chọn thức ăn và sẽ hạn chế được chi phí để thí nghiệm lặp đi lặp lại, nâng cao hiệu quả của mô hình sản xuất giống của đối tượng đó. 4.2.2.3 Ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng chiều dài của cá Rô đầu vuông Tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá sau 5 tuần thí nghiệm với thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau được trình bày trong bảng 4.8. 37 Bảng 4.8 Tăng trưởng chiều dài của cá Rô đầu vuông NTTA Lđ (mm) Lc (mm) LG (mm) DLG (mm/ngày) NT1 2,5 ± 0,08 27,97 ± 0,06 25,47 ± 0,06b 0,72 ± 0,01b NT2 2,5 ± 0,08 29,33 ± 0,15 26,83 ± 0,15a 0,76 ± 0,02a Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn Các giá trị trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Bên cạnh tăng trưởng về khối lượng, tăng trưởng về chiều dài của cá cũng tăng tương ứng ở các nghiệm thức và khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%. Theo kết quả thu được sau khi kết thúc thí nghiệm chiều dài của cá tăng khi hàm lượng đạm trong thức ăn tăng. Ở nghiệm thức cá sử dụng thức ăn 42% đạm có chiều dài 28,70 mm/con lớn hơn so với nghiệm thức sử dụng thức ăn 40% đạm có chiều dài 27,97 mm/con. Trong giai đoạn cá còn nhỏ, chiều dài của cá tăng rất nhanh, nếu thức ăn cung cấp có thành phần dinh dưỡng phù hợp với giai đoạn phát triển cơ thể cá thì chiều dài sẽ gia tăng tối đa. 4.2.3 Hệ số tiêu tốn thức ăn Hệ số tiêu tốn thức ăn của cá Rô đầu vuông giai đoạn bột lên hương được trình bày ở bảng 4.9. Bảng 4.9: Hệ số tiêu tốn thức ăn của cá Rô đầu vuông Nghiệm thức thức ăn FCR Nghiệm thức 1 (40% đạm) 1,23 ± 0,04a Nghiệm thức 2 (42% đạm) 1,02 ± 0,02b Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn Các giá trị trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05) Qua bảng 4.9 cho thấy, ở nghiệm thức cá sử dụng thức ăn 40% đạm có hệ số FCR cao hơn so với nghiệm thức sử dụng 42% đạm. Qua phân tích thống kê cho thấy, FCR khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05) giữa các nghiệm thức. Từ kết quả về chỉ tiêu như WG, SGR và FCR cho thấy, ở nghiệm thức cá sử dụng thức ăn chứa 42% đạm cho WG, SGR cao hơn nghiệm thức sử dụng thức ăn 40% đạm nhưng FCR lại thấp hơn. Điều này khẳng định, khi hàm lượng đạm trong thức ăn tăng thì lượng thức ăn cá ăn vào sẽ giảm đi, kết quả là giảm lượng thức ăn cung cấp. Xét về hiệu quả kinh tế, khi sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm 42%, cá sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh, rút ngắn được thời gian ương nuôi. Mặt khác, do giá thành thức ăn có hàm lượng đạm 40% và 42% chênh lệch không đáng kể nên chi phí thức ăn để sản xuất ra 1kg cá hương khi sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm 42% sẽ thấp hơn so với sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm 40% (Bảng 4.9) 38 4.2.4 Hiệu quả sử dụng protein Hiệu quả sử dụng protein (PER) của cá ở thí nghiệm ương cá với các loại thức ăn khác nhau được trình bày ở bảng 4.10 Bảng 4.10: Hiệu quả sử dụng protein (PER) Nghiệm thức thức ăn PER NT1: 40% đạm 2,04 ± 0,07b NT2: 42% đạm 2,33 ± 0,05a Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn Các giá trị trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05) Hiệu quả sử dụng protein thay đổi theo lượng và loại protein ăn vào, ngoài ra nó còn thay đổi theo hàm lượng protein trong thức ăn. Khi cùng một nguồn cung cấp protein thì hiệu quả sử dụng protein sẽ cao ở thức ăn có hàm lượng protein thấp, vì động vật thủy sản sẽ tận dụng tối đa nguồn protein trong thức ăn để xây dựng cơ thể. Nghiên cứu hiệu quả sử dụng protein ở cá kết (Trần Ngọc Tuyền, 2008) cho biết: Hiệu quả sử dụng protein của cá thay đổi theo hàm lượng chất đạm trong thức ăn, giá trị này sẽ giảm khi hàm lượng đạm trong thức ăn tăng. Tuy nhiên khi cá kết sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm tối ưu ở mức 49% đạm thì hiệu quả sử dụng đạm đạt 2,39 cao hơn so với cá ở nghiệm thức sử dụng thức ăn 44% đạm PER chỉ đạt 2,27 và đều này cũng được chứng minh ở cá Rô đầu vuông giai đoạn bột lên hương. Qua bảng 4.10 cho thấy, hiệu quả sử dụng protein ở nghiệm thức 2 cao hơn so với nghiệm thức 1. Khi so sánh tăng trọng của cá cho thấy, ở nghiệm thức sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm 42% thì chỉ số PER là 2,33 và tăng trưởng khối lượng của cá là 535,43 mg/con; ở nghiệm thức cá sử dụng thức ăn 40% đạm PER chỉ đạt 2,04 nhưng tăng trưởng khối lượng chỉ đạt 485,76 mg/con. Như vậy, ở thí nghiệm này với nghiệm thức cá sử dụng thức ăn chứa 42% đạm sẽ cho cá tăng trưởng tốt nhất và hiệu quả sử dụng protein đạt giá trị tối ưu so với nghiệm thức cá sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm 40% xét trong cùng điều kiện ương. 4.2.5 Ảnh hưởng của thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm khác nhau lên tốc độ phân đàn của cá Rô đầu vuông giai đoạn bột lên hương 4.2.5.1 Ảnh hưởng của thức ăn lên phân đàn theo khối lượng cá Rô đầu vuông Mức độ phân đàn theo khối lượng của cá ở thí nghiệm ương với thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau được thể hiện ở hình 4.3. 39 Hình 4.3 Mức độ phân đàn theo khối lượng của cá Rô đầu vuông Qua hình 4.3 cho thấy, hàm lượng đạm trong thức ăn có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của cá. Kích cỡ cá trong thí nghiệm được phân thành 3 nhóm < 400mg; 400 – 600mg và > 600mg, ở cả 2 nghiệm thức đều xuất hiện đồng thời cả 3 nhóm. Tuy nhiên tỷ lệ các nhóm cá ở 2 nghiệm thức có sự chênh lệch nhau. Kết quả thu được sau khi kết thúc thí nghiệm cho thấy, tỷ lệ nhóm cá có kích cỡ < 400mg ở NT1 cho cá ăn có hàm lượng đạm 40% chiếm tỷ lệ 29,9% cao hơn so với NT2 (sử dụng thức ăn 42% đạm) chỉ đạt 18,2%. Khi đó, nhóm cá có kích cỡ 400 – 600mg và > 600mg ở NT2 chiếm tỷ lệ lần lượt là 61,9% và 19,9% cao hơn so với NT1 chỉ đạt 53,4% và 17,4%. Điều này cho thấy giá trị dinh dưỡng trong thức ăn ảnh hưởng rất nhiều đến mức độ phân đàn của cá. Tóm lại, trong cùng điều kiện thí nghiệm thì hàm lượng đạm trong thức ăn cho cá tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn tốt nhất khi ương cá Rô đầu vuông giai đoạn bột lên hương là 42% đạm. Bên cạnh đó, ở nghiệm thức cá sử dụng thức ăn chứa 42% đạm cá đạt kích cỡ lớn hơn so với cá ở nghiệm thức sử dụng thức ăn 40% đạm. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả kinh tế trong ương cá Rô đầu vuông giai đoạn bột lên hương, nhà sản xuất có thể sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm dao động từ 40 – 42%. 0% 20% 40% 60% 80% 100% Tỷ lệ ph ân đà n (% ) NT1 NT2 Nghiệm thức thức ăn >600 mg 400 - 600 mg <400 mg 40 4.2.5.2 Ảnh hưởng của thức ăn lên phân đàn theo chiều dài của cá Rô đầu vuông Mức độ phân đàn theo chiều dài của cá ở thí nghiệm ương với thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau được thể hiện ở hình 4.4. Hình 4.4 Mức độ phân đàn theo chiều dài của cá Rô đầu vuông Bên cạnh tăng trưởng về khối lượng thì tăng trưởng về chiều dài của cá cũng tăng tương ứng. Ở giai đoạn cá nhỏ, tốc độ tăng trưởng của cá diễn ra nhanh vì vậy trong ương nuôi phải cung cấp thức ăn đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cho cá. Qua hình 4.4 cho thấy, hàm lượng đạm trong thức ăn có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá. Chiều dài cá trong thí nghiệm được phân thành 3 nhóm < 25 mm; 25 – 30mm và > 30mm. Ở nghiệm thức 2 do thức ăn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cá nên đa số cá có chiều dài > 30 mm chiếm 50,8% lớn hơn so với nghiệm thức 1 chỉ đạt 26,08%. Tóm lại, so sánh các chỉ tiêu về tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ phân đàn của cá ở cuối thí nghiệm khi ương cá với thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau, trong cùng điều kiện thí nghiệm thì hàm lượng đạm trong thức ăn cho cá tăng trưởng tốt và đạt hiệu quả sử dụng thức ăn tốt nhất khi ương cá Rô đầu vuông giai đoạn bột lên hương là 42% đạm. 0% 20% 40% 60% 80% 100% Tỷ lệ ph ân đà n (% ) NT1 NT2 Nghiệm thức thức ăn >30 mm 25 - 30 mm <25 mm 41 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận Khi ương cá Rô đầu vuông ở giai đoạn bột lên hương với mật độ 2 con/lít cá có tỷ lệ sống cao nhất 97,5% và tốc độ tăng trưởng tốt nhất 22,21 %/ngày. Ngược lại ở NT3 (6 con/lít) cá có tỷ lệ sống 54,7% và tốc độ tăng trưởng (21,4%) thấp nhất. Hàm lượng chất đạm cho cá tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn tốt nhất của cá Rô đầu vuông giai đoạn bột lên hương là 42% đạm. Cá sử dụng thức ăn 42% đạm cho tỷ lệ sống cao (75,4%) và tốc độ tăng trưởng tốt (22,03 %/ngày). 5.2 Đề xuất Ương cá Rô đầu vuông với mật độ 2 – 4 con/lít trong các dụng cụ có diện tích lớn hơn. Ương cá Rô đầu vuông bằng thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm khác nhau với các mật độ khác nhau giai đoạn hương lên giống. Ương cá Rô đầu vuông bằng thức ăn tươi sống và thức ăn tự chế với các mật độ khác nhau giai đoạn bột lên hương. 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dương Nhựt Long, 2003. Giáo trình kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt. Khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ. 2. Dương Nhựt Long, Nguyễn Thanh Hiệu và Nguyễn Anh Tuấn. Thực nghiệm nuôi cá rô đồng (Anabas testudineus) thâm canh trong ao đất tại Tỉnh Long An. Tạp chí nghiên cứu khoa học 2006: 93 – 103. Trường Đại Học Cần Thơ. 3. Đặng Khánh Hồng, Đỗ Trung và Nguyễn Tường Anh. Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống cá rô đồng (Anabas testudineus). Tạp chí nghiên cứu khoa học 2006: 110 – 115. Trường Đại học Cần Thơ. 4. Đặng Như Ý, 2009. Thực nghiệm ương cá Rô đồng trong ao đất ở vùng đất nhiễm phèn, Hòa An – Phụng Hiệp – Hậu Giang. Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa Thủy Sản – Trường Đại học Cần Thơ. 5. Huỳnh Thanh Tấn, 2004. Nghiên cứu nhu cầu protein và khẩu phần ăn của cá Rô đồng (Anabas testudineus). Luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành nuôi trồng thủy sản. Khoa Thủy Sản – Trường Đại học Cần Thơ. 6. Hồ Mỹ Hạnh, 2003. Khảo sát tính ăn và ảnh hưởng của mật độ, thức ăn lên tăng trưởng của cá Rô đồng (Anabas testudineus) từ giai đoạn cá bột lên cá hương. Luận văn cao học ngành nuôi trồng thủy sản. Khoa Thủy Sản – Trường Đại học Cần Thơ. 7. Lê Văn Cát và Đỗ Thị Hồng Nhung, 2006. Nước nuôi thủy sản (chất lượng nước và giải pháp cải thiện chất lượng nước). Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Hà Nội. 8. Lương Phúc, 2010. Nuôi cá Rô đầu vuông thu tiền tỉ. Cập nhât 17/01/2011. 9. Mai Đình Yên, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện và Lê Hoàng Yến, 1992. Định loại cá nước ngọt Nam Bộ. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 10. Nguyễn Quang Linh, 2008. Cẩm nang nuôi cá nước ngọt. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên công nghệ Hà Nội. 11. Nguyễn Thành Trung, 1998. Một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật sản xuất giống cá rô đồng (Anabas testudineus). Luận văn cao học. Trường Đại học Thủy sản Nha Trang. 12. Nguyễn Văn Triều và Dương Nhựt Long, 2001. Kỹ thuật sản xuất giống cá Rô đồng (Anabas testudineus). Kỹ thuật mới và ứng dụng vào hệ canh tác bền vững ở ĐBSCL. 13. Nguyễn Văn Thảo, 2010. Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá Rô đồng. Cập nhật 8/9/2010. 43 14. Phạm Văn Khánh, 1999. Một số đặc điểm sinh học, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thịt cá rô đồng (Anabas testudineus). Nhà xuất bản Nông nghiệp. 15. Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009. Cơ sở khoa học và kỹ thuật sản xuất cá giống. Nhà xuất bản nông nghiệp. 16. Phương Thanh, 2010. Cá Rô đầu vuông về Thành phố Hồ Chí Minh. Cập nhât 17/01/2011. 17. Tô Huế Yến, 2002. Khảo sát nhu cầu đạm trong thức ăn chế biến nuôi cá Rô đồng (Anabas testudineus). Luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành nuôi trồng thủy sản –Khoa Thủy Sản. Trường Đại học Cần Thơ. 18. Trương Quốc Phú, 2004. Quản lý chất lượng nước ao nuôi thủy sản. Nhà xuất bản nông nghiệp. 19. Trần Lê Cẩm Tú và Trần Thị Thanh Hiền. Đánh giá khả năng chia sẻ năng lượng của lipid cho protein trong thức ăn của cá Rô đồng (Anabas testudineus) ở giai đoạn giống. Tạp chí nghiên cứu khoa học 2006: 169 – 174. Trường Đại học Cần Thơ. 20. Trần Minh Phú, Trần Lê Cẩm Tú và Trần Thị Thanh Hiền, 2006. Thực nghiệm nuôi cá rô đồng (Anabas testudineus) bằng thức ăn viên với hàm lượng đạm khác nhau. Tạp chí khoa học 2006: 104 – 109. Trường Đại Học Cần Thơ. 21. Trần Ngọc Tuyền, 2008. Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng và thức ăn cho cá kết (Micronema bleekeri) giai đoạn từ bột lên giống. Luận văn tốt nghiệp cao học ngành nuôi trồng thủy sản. Khoa Thủy Sản – Trường Đại học Cần Thơ. 22. Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009. Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản. Nhà xuất bản nông nghiệp. 23. Trần Trọng Trung, 2010. Nuôi cá Rô đầu vuông bằng thức ăn công nghiệp. Cập nhật 17/01/2010. 24. Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Định loại cá nước ngọt vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ. 25. Văn Dũng, 2010. Nuôi cá Rô đầu vuông tại Long An. Cập nhât 17/01/2011.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflvdoanthanhdinh_112.pdf
Luận văn liên quan