Quy trình sinh sản nhân tạo cá lăng chấm (hemibagrus guttatus) tại trung tâm giống thuỷ đặc sản Nam Định

- Tỉ lệ thành thục của cá Lăng Chấm tương đối thấp chỉ đạt 54,17% - Sức sinh sản của cá Lăng khá thấp, sức sinh sản thực tế trung bình đạt 4651 quả/ 1 kg cá cái và tỉ lệ đẻ chỉ đạt 50%. Mùa vụ sinh sản kéo dài từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 6, sức sinh sản của cá trong điều kiện ao nuôi cao hơn sức sinh sản trong tự nhiên.

doc65 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3898 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy trình sinh sản nhân tạo cá lăng chấm (hemibagrus guttatus) tại trung tâm giống thuỷ đặc sản Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành thục của tế bào trứng, theo phương pháp này buồng trứng chia làm 6 giai đoạn: (Mai Đình Yên, 2000) [11]. Giai đoạn I: Buồng trứng và túi tinh là hai dải nhỏ, có màu hồng nhạt, nằm sát vách trên xoang bụng, chưa phân biệt được tuyến sinh dục đực cái bằng mắt thường. Giai đoạn này tuyến sinh dục còn rất nhỏ, buồng trứng có hệ số thành thục 0,2 – 0,25%, đường kình trứng khoảng 32 – 70 µm. Nhân nằm ở giữa và chiếm tỷ lệ lớn so với cả tế bào, có 1 số hạch nhân nằm ở giữa nhân. Giai đoạn II: Buồng trứng hình túi dài, nhỏ, màu hồng nhạt, buồng tinh hình dải dài, hẹp, có thể phân biệt được bằng mắt thường. Hệ số thành thục của buồng trứng 0,35- 0,45%. Tế bào trứng có hình đa giác hoặc hình cầu, tế bào chất tăng lên nên thể tích giữa nhân và tế bào chất giảm xuống. Trong quá trình phát triển của giai đoạn này có 1 lớp mỏng các tế bào follicul bao quanh tế bào trứng, hạch nhân tiến sát màng nhân. Đường kính trứng khoảng 100-250 µm. Giai đoạn III: Buồng trứng hình quả nhót, có màu vàng nhạt, có thể nhìn rõ các hạt trứng qua lớp màng trong suốt. Buồng tinh hình dải dài, có nhiều tua ở hai bên, màu hồng nhạt. Hệ số thành thục buồng trứng 1 - 2 %. Các hạt trứng vẫn dính nhau. Tổ chức học của tế bào đã chuyển hẳn về chất so với giai đoạn 1 và 2. Giai đoạn này được đặc trưng bởi tế bào trứng bắt đầu hình thành và tích luỹ noãn hoàng. Đầu tiên là sự hình thành nhiều không bào xung quanh nhân và màng tế bào trứng, noãn hoàng hình thành ở dưới dạng mụn nhỏ. Giai đoạn này quá trình tích luỹ noãn hoàng được thể hiện rõ nét do tăng số lượng noãn hoàng dạng hạt và các không bào, màng follicul hình thành 2 lớp vùng phóng xạ phân biệt rõ từ tế bào biểu mô nang. Đường kính trứng khoảng 320 - 550 µm, hạch nhân nằm ở xung quanh nhân. Giai đoạn IV: Buồng trứng hình quả nhót lớn, chiếm hầu hết xoang bụng, màu vàng hoặc màu vàng da cam, các hạt trứng dời nhau. Hệ số thành thục của buồng trứng 4 – 10,5 %. Buồng tinh hình dải dài có nhiều tua ở hai bên, màu trắng nhạt. Tổ chức học trong giai đoạn này có sự thay đổi rõ ràng. Tế bào trứng đã tích luỹ đầy đủ noãn hoàng và đạt kích thước lớn nhất. Noãn hoàng có màu hồng sáng ở dạng hạt hình cầu, noãn hoàng cùng với không bào chiếm hầu hết tế bào chất. Chỉ còn 1 số tế bào chất bắt màu hơi xám nằm gần nhân và màng tế bào. Đường kính trứng khoảng 1000- 3000 µm, hầu hết hạch nhân chuyển về trung tâm của nhân, nhân di chuyển ra ngoài biên. Giai đoạn V: Buồng trứng chứa đầy các hạt trứng rời và trong suốt, khi ta dốc ngược và vuốt nhẹ vào bụng thì thấy trứng chảy ra. Vào giai đoạn này, khi tế bào biểu mô nang tiết ra chất làm tan và hấp thu lớp biểu mô giữa nang trứng và tế bào do đó các tế bào trứng có thể rơi tự do vào xoang trứng và chảy ra ngoài qua ống dẫn trứng. Các hạt noãn hoàng bắt đầu tan ra. Nguyên sinh chất và nhân chuyển về cực động vật. Các nhân con tập trung về trung tâm của nhân, màng nhân tan biến. Giai đoạn VI: Hầu hết trứng giai đoạn này thành thục đã được đẻ, buồng trứng giảm nhiều về kích thước, rất mềm và có màu tím đỏ. Buồng trứng chứa trứng của nhiều giai đoạn. Hệ số thành thục của buồng trứng 1 – 1,5%. 2.2.1.8. Một số nghiên cứu về kĩ thuật sinh sản nhân tạo cá Lăng Chấm Trong 2 năm 1997 – 1998, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I đã tiến hành một số thử nghiệm sinh sản nhân tạo đối với cá Lăng chấm bố mẹ thành thục trong điều kiện tự nhiên tại sông Lô, sông Gâm thuộc địa bàn tỉnh Tuyên Quang và tại lòng hồ thủy điện Hòa Bình thuộc địa bàn tỉnh Hòa Bình. Cá bố mẹ thành thục được thu thập, chọn lọc từ các hộ, thu mua cá trên lòng hồ hoặc trên sông sau đó nhốt trong các lồng bằng gỗ hoặc bằng nhựa. Thử nghiệm sử dụng một số loại kích dục tố LRHa, HCG, não thùy cá, Domperidon tiêm kích thích cho cá bố mẹ rụng trứng, tiết tinh, bố thí một số thí nghiệm về phương pháp thụ tinh như thụ tinh ướt, thụ tinh khô và thụ tinh bán ướt, bố trí thí nghiệm về phương pháp ấp trứng. Kết quả cho thấy tỷ lệ rụng trứng khá cao tuy nhiên tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở rất thấp, thậm chí trứng của nhiều cá cái đẻ ra không nở, tổng số cá bột thu được của các đợt thí nghiệm khoảng 30 con. Năm 2000 - 2001 đề án: Lưu giữ nguồn gen và giống thủy sản bước đầu thuần hóa cá Lăng chấm trong điều kiện ao nuôi. Đề án đã thu thấp được 25 cá bố mẹ và hậu bị có trọng lượng 1,0 - 4,0 kg khai thác tại hồ thủy điện Hòa Bình về nuôi trong ao nước tĩnh có diện tích 500m2, độ sâu 0,7 - 0,8 m. Kết quả cho thấy cá Lăng chấm có khả năng sinh trưởng, phát dục và thành thục trong điều kiện ao nuôi nước tĩnh. Thử nghiệm một số loại kích dục tố như LRHa, HCG, não thùy cá, Domperidon tiêm kích thích cho cá bố mẹ rụng trứng, tiết tinh. Trong quá trình sinh sản nhân tạo đã thu được trứng của 5 con cá cái nhưng tỷ lệ thụ tinh rất thấp. Thử nghiệm một số biện pháp ấp trứng như: ấp trong chậu có sục khí, trong khay ấp trứng Rô phi nhưng phôi chỉ phát triển đến 56 giờ chứ không nở thành cá bột. Trong thời gian từ năm 2002 - 2004, Nguyễn Đức Tuân, Khương Văn Thưởng, Lê Thiên Lý đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá Lăng chấm trong điều kiện ao nuôi” thu được kết quả tốt. Qua các kết quả nghiên cứu từ năm 2002 đến nay cho thấy Cá Lăng thích nghi tương đối tốt với môi trường nuôi ao, chúng sinh truởng nhanh, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 58-142 gam/ tháng. Trong năm 2004 với việc áp dụng kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ bằng thức ăn tươi sống, kéo dài thời gian bơm nước tạo dòng chảy và phun mưa nhân tạo trong ao đã thu được những kết quả rất khích lệ. Tỷ lệ cá bố mẹ thành thục và tỷ lệ cá đẻ đạt trên 90%, tỷ lệ thụ tinh trung bình 76%, tỷ lệ nở trung bình 58%, kết quả này cao hơn đáng kể so với năm 2002 và 2003. Căn cứ trên các kết quả nghiên cứu, đề tài đã xây dựng được quy trình sản xuất giống cá Lăng chấm và đã được hội đồng nghiệm thu cấp Bộ thông qua. Đề tài đã bố trí các thí nghiệm ương nuôi cá bột, cá hương và cá giống và tìm ra mật độ nuôi, loại thức ăn phù hợp. Năm 2003 đã thu được 7800 cá bột, 5000 cá giống, năm 2004 thu được 194000 cá bột, trên 12 vạn cá hương và cá giống. Tỷ lệ sống khi ương cá bột thành cá hương và ương từ cá hương thành cá giống đạt trên 80%. Đề tài cũng đã thử nghiệm nuôi cá thương phẩm bằng các loại thức ăn tươi sống, thức ăn chế biến có hàm lượng đạm thô dao động 35 – 40 – 45%. Kết quả nuôi thương phẩm cho thấy tốc độ tăng trưởng của cá tăng dần khi cho ăn thức ăn có hàm lượng đạm tăng lên và cao nhất khi cho ăn thức ăn tươi sống. (Nguyễn Đức Tuân và cs, 2004) [6]. 2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu về cá Lăng Chấm trên thế giới Trên thế giới, cá Lăng chấm phân bố trên sông Tây Dương, sông Nguyên (Vân Nam – Trung Quốc). Các đặc điểm hình thái, phân loại đã được công bố trong các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả: Chevey et lemasson (1937) Ngũ Hiến Văn (1963); Chu Xinluo, Chen Yinrui (1989). Từ năm 1997 đến năm 2000, trại cá giống đặc sản Long Phát ở Thuận Đức tỉnh Quảng Đông đã cho đẻ nhân tạo thành công cá Lăng chấm ở quy mô sản xuất thử nghiệm bước đầu. Báo cáo tổng kết của tác giả Hứa Chấn Bình (2003) cho rằng kỹ thuật đẻ cá Lăng rất khó, yêu cầu kỹ thuật cao, báo cáo này đã được công bố trong tạp chí Nghề cá nước ngọt của Trung Quốc số 2 năm 2001. Theo báo cáo của Hứa Chấn Bình, việc nuôi vỗ thành thục cá Lăng chấm đóng vai trò rất quan trọng trong kỹ thuật sinh sản nhân tạo và sản xuất giống cá Lăng chấm. Thuốc dùng tiêm kích thích cho cá bố mẹ là LRHa + Dom với liều lượng rất thấp , cho cả 2 lần tiêm là 3,5 µg LRHa + 4mg Dom. Thụ tinh nhân tạo cho trứng bằng phương pháp thụ tinh khô. Kỹ thuật ấp trứng cá Lăng chấm của tác giả Hứa Chấn Bình tương tự với kỹ thuật ấp trứng cá trê ở Việt Nam là rải trứng trên giá thể. Có thể ương cá bột bằng động vật phù du hoặc ấu trùng Artemia, luân trùng, trùng chỉ, thức ăn của cá Chình (Hứa Chấn Bình, 2011) [2]. Hiện nay, cá Lăng chấm đang được nuôi phổ biến tại tỉnh Quảng Đông, sản phẩm chủ yếu cung cấp cho các thị trường Hồng Kông, Ma Cao và Nhật. (Hứa Chấn Bình, 2011) [2]. Cá Lăng là một trong 4 loài cá đặc sản có kích thước lớn trên sông Tây (Tây Giang) và có ở sông Bắc Giang, là các sông nhánh thượng lưu của sông Chu (Chu Giang) thuộc tỉnh Quảng Đông. Người Quảng Đông thường gọi là Cá Lăng Tây Giang hay Cá Lăng râu trắng. Nguồn lợi tự nhiên cá lăng khai thác ngày càng cạn kiệt, nhưng nhu cầu và giá Cá Lăng trên thị trường Quảng Đông, Hồng Công và Macao ngày càng tăng. Bước đầu địa phương đã sản xuất được con giống để phát triển nghề nuôi Cá Lăng. Từ năm 1997 đến năm 2000, Trại cá giống đặc sản Long phát ở Thuận Đức tỉnh Quảng Đông đã cho đẻ nhân tạo thành công Cá Lăng trong 4 năm liền ở quy mô sản xuất thử nghiệm bước đầu (Ngũ Hiến Văn, 1963) [8]. Sau thành công về nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo tại Trung Quốc, năm 2000 tác giả Dương Gia Kiên thuộc Viện nghiên cứu thuỷ sản tỉnh Quảng Tây đã công bố tài liệu hướng dẫn nuôi thương phẩm Cá Lăng Chấm. Theo tác giả, những khâu kỹ thuật quan trọng trong nuôi thương phẩm Cá Lăng chấm bao gồm: điều kiện ao nuôi phải tốt, nước sạch đảm bảo hàm lượng oxy hoà tan trên 6mg/l, diện tích ao dao động 0,10-0,25 ha, độ sâu nước tối thiểu 1,6m và cần lắp máy quạt nước; mật độ thả cá giảm dần theo sự tăng về trọng lượng của cá, dao động từ 23000-30000 con/ha đối với cỡ cá 50-75 gram và giảm xuống 6000-7500 con/ ha đối với cỡ cá 750-1000gram. Trong ao nuôi Cá Lăng có thể ghép thêm Cá Mè Trắng và Cá Mè Hoa làm sạch nước. Thành phần dinh dưỡng chủ yếu trong thức ăn của Cá Lăng và nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của 100 gram cá gồm 1,2-1,3 gram protein, 0,18-0,75 gram chất béo, 0,24 gram chất xơ, 0,1 gram muối khoáng và chất bổ sung dinh dưỡng. Một số bệnh thường xuất hiện trong giai đoạn cá giống và cá thương phẩm gây thiệt hại nặng bao gồm bệnh trùng mỏ neo, bệnh xuất huyết. 2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu về cá Lăng Chấm tại Việt Nam Ở nước ta, Cá Lăng Chấm đã được các tác giả Nguyễn văn Hảo (1967, 1993), Mai Đình Yên (1978, 1983) nghiên cứu về hình thái, phân loại, phân bố. Kết quả cho thấy Cá Lăng Chấm thuộc bộ Cá Nheo Siluriformes, họ Cá Lăng Bagridae, giống Cá Lăng Hemibagrus và tên là Hemibagrus guttatus (Lacépède, 1803), Cá Lăng còn có tên khác là Mystus elongatus (Gunther, 1865), Macrones elongatus. Tên thường gọi của Cá Lăng là Cá Lăng (lúc lớn) và Cá Quất (lúc nhỏ). Họ Cá Lăng Bagridae ở Việt nam có 18 loài thuộc 7 giống trong đó giống Hemibaggrus có ba loài, (Nguyễn Văn Hảo, 1993) [4]. Trong các loài thuộc họ Bagridae thì Cá Lăng Chấm H. guttatus là loài có kích thước lớn nhất, phân bố rộng rãi ở thượng lưu và trung lưu các sông suối lớn ở miền Bắc nước ta. Cũng thuộc họ này có Cá Lăng nam Mystus nemurus (Cuvier &Valencieness) phân bố chủ yếu ở miền Nam, là loài có giá trị kinh tế cao, kích thước lớn, có thể đạt tới 80cm (Nguyễn Văn Hảo, 1993) [4]. Trước thực trạng suy giảm nguồn lợi một số loài cá quý hiếm tự nhiên, năm 1997-1999 Bộ Thuỷ sản đã giao cho Viện nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản 1 thực hiện đề tài "Điều tra nghiên cứu hiện trạng và biện pháp bảo vệ, phục hồi một số loài cá hoang dã quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trên hệ thống sông Hồng: Cá Anh vũ Semilabeo notabilis (Peters, 1880); Cá Bỗng Spinibarbus denticulatus (oshima, 1926); Cá Lăng Hemibagrus guttatus (Lacépède, 1803), Cá Chiên Bagarius yarrelli (Sykes, 1841)”. Nghiên cứu này đã nêu lên được những đặc điểm sinh học của Cá Lăng như về sinh trưởng: Cá Lăng Chấm thuộc loại cá sinh trưởng tương đối nhanh. Trong bốn năm đầu, cá tăng nhanh về chiều dài đạt 13 - 17 cm, sau đó giảm dần, ở tuổi 9+ - 12+ còn 4 - 7cm/năm. Cá tăng chậm về khối lượng trong những năm đầu: năm 1 tuổi 30 – 60 gam/năm, 2 tuổi 190 – 240 gam/năm. Tăng nhanh từ năm thứ 4 đạt 1000 – 1400 gam/năm, những năm cuối giảm. Là loài cá dữ điển hình, tỷ lệ chiều dài ruột /chiều dài thân bằng 89,35%. Thức ăn chủ yếu của cá lăng là cá, tôm, côn trùng, giun, cua chiếm 28-60% về tần số gặp, 15,8-36,0% về khối lượng. Cá cái thành thục ở tuổi 3+, cỡ nhỏ nhất chiều dài là 61 cm, trọng lượng 1,6 kg. Cá đực thành thục ở tuổi 4+, cỡ cá nhỏ nhất chiều dài là 72 cm, trọng lượng 2,7 kg. Tuy nhiên chỉ có 25% cá cái và 20% cá đực thành thục ở cỡ tuổi đó. Sức sinh sản cá Lăng thấp, hệ số thành thục trung bình 7,48; sức sinh sản tuyệt đối của cá tuổi 3+ - 11+ đạt 6342 - 54575 hạt, sức sinh sản tương đối trung bình đạt 3750 hạt/kg. Trong tự nhiên, Cá Lăng sinh sản từ cuối tháng 4 tới đầu tháng 9. Cũng trong khuôn khổ của đề tài này, do kinh phí và thời gian hạn hẹp nên chỉ tiến hành thu thập được một số lượng nhỏ cá bố mẹ đã thành thục ngoài tự nhiên cho sinh sản nhân tạo và đã thu được cá bột, tuy nhiên các chỉ tiêu như tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở còn rất thấp. (Mai Đình Yên, 2000) [11]. Năm 2000-2001, Đề án: Lưu giữ nguồn gen và giống thuỷ sản bước đầu thuần hoá Cá Lăng trong điều kiện ao nuôi. Kết quả cho thấy Cá Lăng có khả năng sinh trưởng, phát dục và thành thục trong điều kiện nuôi ở ao nước tĩnh. Trong quá trình sinh sản nhân tạo đã thu được trứng của 5 con cá cái nhưng tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở rất thấp. Trong thời gian từ đầu năm 2002 tới nay, Viện nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản 1 đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo Cá Lăng Chấm trong điều kiện nuôi” và đã thu được những kết quả khả quan. Năm 2003 Viện đã sản xuất được 7800 cá bột, 5000 cá giống. Năm 2004 sản xuất được 20 vạn cá bột, trên 12 vạn cá hương và cá giống Cá Lăng Chấm. Các chỉ tiêu khoa học kỹ thuật về sản xuất giống như tỷ lệ cá đẻ, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, tỷ lệ sống khi ương nuôi cá bột, cá hương và cá giống đạt tương đối cao. Một số khâu kỹ thuật sẽ được khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa các chỉ tiêu sinh sản nhưng nhìn chung đã làm chủ được kỹ thuật sinh sản đối tượng này và có thể chủ động cung cấp giống cũng như chuyển giao kỹ thuật tới các địa phương khi nghề nuôi Cá Lăng đã được phát triển trên quy mô rộng rãi. Thử nghiêm ban đầu về nuôi cá thương phẩm Cá Lăng Chấm cho thấy cá có thể sinh trưởng, phát triển trong điều kiện nuôi ao. Cá ăn được thức ăn chế biến dạng viên chìm và tăng trưởng nhanh khi ăn thức ăn có tỷ lệ protein cao. Đây là những cơ sở khoa học quan trọng cho những nghiên cứu tiếp theo về kỹ thuật nuôi thương phẩm Cá Lăng trong thời gian sắp tới. (Nguyễn Đức Tuân và cs, 2004) [6]. Kết quả thuần hoá cá bố mẹ nuôi trong ao nước tĩnh cho thấy tốc độ tăng trưởng của cá bố mẹ đã được thuần hoá có trọng lượng trên 2-3kg/con được cho ăn thức ăn tươi sống đạt trung bình 1100-1400 gram/năm và hệ số tiêu tốn thức ăn khoảng 12-13kg cá tạp /kg cá bố mẹ tăng trọng. Đề tài cũng đã nuôi thử nghiệm Cá Lăng giống cỡ 50 gram /con bằng thức ăn chế biến có hàm lượng đạm thô lên đến 45% trong thời gian 8 tháng nhưng tốc độ tăng trưởng còn chậm và do ảnh hưởng của Cá Rô phi trong ao nên chưa tính được chính xác hệ số thức ăn. Trong khi những đối tượng thuỷ sản nước ngọt được nhập nội gần đây chưa mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt do những ảnh hưởng về sự khác nhau về điều kiện khí hậu, ứng dụng công nghệ thì việc sử dụng những đối tượng thuỷ sản hoang dã có giá trị kinh tế cao mang những gen chống chịu tốt đã được gia hoá là việc cần thiết làm phong phú tập đoàn cá nuôi nước ngọt. Với những thành công trong nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo Cá Lăng trong thời gian vừa qua có thể chủ động cung cấp giống cho nghề nuôi. Tuy nhiên, để có thể phát triển nuôi rộng rãi những đối tượng này thì việc xây dựng công nghệ nuôi là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng hàng đầu. 2.3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: + Cá bố mẹ có trọng lượng 1,6 – 8,0 kg/con được nuôi vỗ tại Trung tâm giống thủy đặc sản Nam Định. + Cá Lăng Chấm bột. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được tiến hành trên đàn cá Lăng Chấm (Hemibagrus guttatus) tại trung tâm giống thủy đặc sản Nam Định. 2.3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: Trung tâm giống thủy đặc sản xã Mỹ Tân - huyện Mỹ Lộc -tỉnh Nam Định - Thời gian : Chuyên đề được thực hiện từ ngày 14/02/2011 đến ngày 31/07/2011 2.3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi * Nội dung nghiên cứu - Quy trình nuôi vỗ cá bố mẹ - Quy trình sinh sản nhân tạo - Quy trình ương nuôi cá Lăng Chấm từ giai đoạn từ cá bột lên cá hương * Các chỉ tiêu theo dõi - Tỉ lệ thành thục cá bố mẹ - Tỉ lệ đẻ cá bố mẹ - Tỉ lệ thụ tinh của trứng - Tỉ lệ nở của của cá bột - Tỉ lệ dị hình của cá bột - Tỉ lệ sống của cá bột lên cá hương - Các yếu tố môi trường: to, pH, DO 2.3.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và các dụng cụ phục vụ cho sinh sản cá Lăng Chấm - Cơ sở vật chất, trang thiết bị + Ao nuôi vỗ cá bố mẹ + Bể ấp trứng + Bể ương cá hương + Ao ương cá giống + Một số vật liệu khác - Dụng cụ phục vụ cho Lăng Chấm sinh sản + Kim tiêm + Thau nhựa + Cối sứ + Lông gà + Một số dụng cụ khác 2.3.5. Phương pháp nghiên cứu Quy trình nuôi vỗ cá bố mẹ Quy trình cho đẻ Chọn cá nuôi vỗ Chăm sóc và Quản lý Quản lý môi trường nước Quy trình ương từ bột lên cá hương 30 ngày tuổi Quy trình ấp trứng Hình 2.1: Quy trình sinh sản nhân tạo cá Lăng Chấm 2.3.5.1. Phương pháp nuôi vỗ cá bố mẹ * Phương pháp chọn cá bố mẹ vào nuôi vỗ - Cá được chọn làm bố mẹ phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau: + Trọng lượng > 1,5kg/con. + Cá đực và cá cái có nguồn gốc khác nhau về vùng địa lý và bố mẹ + Cá mạnh khỏe, không nhiễm bệnh, không dị hình, không sây sát và không mất nhớt. + Màu sắc lưng cá xám, bụng trắng. Điều kiện ao nuôi vỗ cá bố mẹ: + Ao hình chữ nhật, diện tích ao là 800m2 + Độ sâu mực nước 1,2-1,5m, độ sâu bùn đáy là 25 cm + Ao thông thoáng, ít hoặc không có bóng râm che mặt nước + Nguồn nước cấp cho ao chủ động, trong sạch, không nhiễm phèn, không nhiễm mặn + Ao có độ trong cao 30-40cm + Ao được lắp đặt 2 máy bơm có công suất 1,5 KW/chiếc để tạo dòng chảy nhân tạo trong ao, đồng thời lắp đặt 4 máy bơm nước có công suất 0,75KW/chiếc và dàn phun mưa đảm bảo nước phun đều khắp ao. - Mật độ nuôi vỗ: 18 – 22 kg/ 100m2, tỷ lệ đực cái là 1: 1 - Nuôi ghép cá mè trắng, mè hoa...trong ao. (Nguyễn Đức Tuân, 2005) [7]. * Chế độ chăm sóc và quản lý ao nuôi - Thức ăn và chế độ cho ăn: Thức ăn để nuôi vỗ cá Lăng gồm: cá biển được băm thành miếng cỡ 2 x 3cm, tôm để nguyên con. Tỷ lệ cá và tôm cho cá ăn theo trọng lượng là 3/1. Từ tháng 02 cho tới khi cá đẻ xong hoàn toàn cho cá ăn theo khẩu phần này với mức 2 – 5% trọng lượng cá trong ao. Giai đoạn sau khi cá đẻ xong tới tháng 02 chỉ cho cá Lăng ăn cá biển mà không cần cho ăn tôm. Ngày cho cá ăn 1 lần vào 15 giờ. - Chế độ bổ sung và kích nước trong ao nuôi vỗ: bơm nước sạch bổ sung vào ao định kì đảm bảo chất lượng nước tốt và giữ mức nước cao nhất trong ao: + Tháng 12 bơm nước tuần hoàn 4 giờ/ngày + Tháng 1 bơm nước 8 giờ/ngày + Tháng 2 bơm nước 16 giờ/ngày + Tháng 3 đến khi cho đẻ xong bơm nước 24/24 giờ - Chế độ phun mưa nhân tạo trong ao: + Tháng 1 – 2 phun mưa trong ao vào 1 – 4 giờ chiều + Tháng 3 – 6 phun mưa 3 – 6 giờ sáng + Thường xuyên thay nước 25 - 30% lượng nước trong ao/ tuần. - Quản lý ao nuôi vỗ: Vào buổi sáng kiểm tra ao, quan sát hoạt động của cá, thức ăn dư thừa. Trong thời gian nuôi vỗ nên hạn chế kéo lưới kiểm tra cá nhất là vào mùa đông. Đầu tháng 4 kiểm tra mức độ thành thục của cá bố mẹ để cho đẻ. (Nguyễn Đức Tuân, 2005) [7]. 2.3.5.2. Phương pháp sinh sản nhân tạo * Công trình cho cá đẻ: Cá bố mẹ được nhốt trong hệ thống bể xi măng có diện tích 8m3, giữ ở mức nước 0,5m, cho nước thường xuyên chảy nhẹ kết hợp sục khí đảm bảo hàm lượng ôxi hòa tan luôn cao hơn 5,5 mg/l. Nhốt cá riêng vào từng bể phòng trường hợp chúng cắn nhau gây thương tích ảnh hưởng tới kết quả sinh sản và chết sau khi sinh sản. * Mùa vụ cho cá đẻ: Từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 6. * Điều kiện nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho cá Lăng chấm đẻ từ 26 – 30oC * Kĩ thuật chọn cá bố mẹ cho đẻ - Cá đực: Dựa vào hình dạng ngoài là chủ yếu, chọn những con có bụng hẹp, phẳng, lỗ sinh dục sưng có màu tím đỏ. Sẹ của 1 cá đực thành thục tốt có thể thụ tinh được cho trứng của 3 – 5 cá cái có cùng kích cỡ. - Cá cái: Bụng to, có tính đàn hồi, lỗ sinh dục mở to, sưng và có màu ửng hồng, hằn buồng trứng xuống rõ và hơi sệ sang 2 bên. Dùng que thăm trứng, lấy trứng cho vào dung dịch thuốc thử (gồm 85% cồn 45oC, 5% formalin, 15% acid acetic) trong khoảng 5-10 phút, nếu thấy khoảng 1/2 - 2/3 số trứng có nhân lệch về cực động vật và hằn buồng trứng khá rõ thì đó là cá đã thành thục tốt. Nếu hằn buồng trứng không rõ hoặc mất đi thì chứng tỏ cá đã quá thành thục, bước sang giai đoạn thoái hóa. Các hạt trứng thành thục có màu vàng sáng, các hạt rời nhau, căng tròn, đàn hồi tốt, đường kính trứng thành thục dao động 2,3 - 3,0 mm. (Nguyễn Đức Tuân, 2005) [7]. * Kĩ thuật kích thích sinh sản nhân tạo - Vị trí tiêm: Gốc vây ngực - Liều lượng cho cá cái: 15 – 20 µg RLH-a + 6mg Domperidone/ kg - Liều lượng cho cá đực bằng 1/3 liều tiêm cho cá cái - Tiêm cho cá 2 lần, lần 1 cách lần 2 là 24 giờ, liều lượng của lần 1 bằng 1/5 của tổng liều tiêm. Thời gian tiêm cá đực cùng với thời gian tiêm cá cái (Nguyễn Đức Tuân, 2005) [7]. - Tiêm xong thả cá vào bể nuôi tạm riêng rẽ mỗi con 1 bể xi măng đã được chuẩn bị từ trước. ( Booraham et al, 1996) [13]. * Kĩ thuật vuốt trứng, mổ cá đực lấy sẹ và thụ tinh nhân tạo - Vuốt trứng, mổ cá đực: Lật ngửa cá, dùng tay ấn nhẹ lên bụng cá cái nếu thấy trứng chảy ra thì bắt cá đực và mổ. Trong cùng thời gian, tiến hành vuốt trứng cá cái và mổ cá đực. Cá cái được cuộn trong băng ca vải, thấm khô nước ở bụng và lỗ sinh dục, dùng tay ép nhẹ vào phần bụng dưới của cá để trứng rơi vào chậu nhựa. Khi bắt đầu xuất hiện tia máu thì thì ngừng vuốt trứng. Tiến hành mổ cá đực: dùng kéo nhọn rạch 1 vết dài 7 – 10 cm tại lườn bụng cách lỗ hậu môn 5 – 6 cm sau đó dùng ngón tay trỏ vén ruột và mỡ cá ra cho tới khi nhìn thấy tuyến sẹ là 2 dải dài hình lược nằm dưới thận, dùng panh gắp tuyến sẹ ra cho vào đĩa lồng. Sát trùng và khâu lại vết mổ của cá đực sau đó thả lại bể cho cá phục hồi trước khi thả lại ao tiếp tục nuôi vỗ. (David E. H, 1990) [15]. - Phương pháp thụ tinh: Sau khi trứng được vuốt từ cá cái, chắt bớt dịch trứng. Sẹ được lau sạch, dùng kéo cắt nhỏ sẹ sau đó dùng cối sứ nghiền nhỏ. Đổ sẹ đã được nghiền vào bát trứng sau đó dùng lông gà trộn đều hỗn hợp để sẹ phân bố đều trong bát trứng. Cho lượng nước sạch có thể tích bằng 1/4 – 1/5 thể tích trứng rồi quấy nhẹ bằng lông gà trong 30 giây, sau đó rửa trứng bằng nước sạch nhiều lần và đem vào ấp. (Nguyễn Đức Tuân, 2005) [7]. Việc vuốt trứng cá và mổ cá đực lấy sẹ phải tiến hành đồng thời, thao tác thụ tinh phải làm hết sức nhanh chóng, phải chuẩn bị đầy đủ trước, không để thời gian chết gây ảnh hưởng xấu tới tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở. * Kĩ thuật ấp trứng Trứng sau khi được rửa sạch, lấy hết các mảnh tinh sào được chuyển vào các khay ấp đăt trong bể sục khí. Dụng cụ ấp trứng: Khay ấp có kích thước 0,4m x 0,25m x 0,05m có đáy bằng nhôm, xung quanh làm bằng lưới có cỡ mắt 25 mắt/ cm2 đặt trong bể xi măng có kích thước 2,6 m x 1,2m x 0,4m, mực nước sâu 0,2 m, trứng ngập sâu trong nước 3 – 4cm. Mật độ ấp trứng 9 - 12 trứng/cm2, bể ấp được sục khí thường xuyên để đảm bảo hàm lượng ôxy hoà tan trong khay ấp đạt trên 6mg/l. Thay nước định kỳ 8 giờ/ lần, mỗi lần thay 1/3-1/2 lượng nước trong bể ấp. Trong quá trình ấp trứng phải thường xuyên loại bỏ trứng hỏng và trứng không thụ tinh bằng ống hút, tránh hiện tượng nấm phát triển gây chết cả những trứng có chất lượng tốt. (Nguyễn Đức Tuân, 2005) [7]. Khi cá nở dùng ống hút chuyển cá sang bể kính để ương cá bột. 2.3.5.3. Phương pháp ương cá bột lên cá hương - Ương cá bột lên cá hương 15 ngày tuổi + Bể ương: ương cá bột trong bể kính có kích thước 0,6 x 0,4 x 0,3 m. Trước khi ương cá cọ rửa bể kính sạch sẽ bằng Formalin nồng độ 40ppm, có hệ thống cấp thoát nước chủ động, mỗi bể lắp đặt 1 cục sủi khí. + Mật độ ương và thời gian ương: Mật độ ương: 4000- 6000 con/m2 Thời gian ương: 15 ngày + Chăm sóc và quản lý bể ương: Cho cá ăn: Trong 6 ngày đầu cá bột dinh dưỡng bằng noãn hoàng, từ ngày thứ 7 – 10 là giai đoạn dinh dưỡng hỗn hợp, cá bắt đầu ăn động vật phù du. Từ ngày tuổi thứ 11 đến 15 cho cá ăn kết hợp giun quế và động vật phù du. Cho cá ăn ngày 3 lần vào 8 giờ, 13 giờ và 19 giờ theo mức thỏa mãn. (Nguyễn Đức Tuân, 2005) [7]. Chế độ thay nước: Từ 1 – 6 ngày tuổi: Giai đoạn này cá chưa ăn thức ăn bổ sung nên có ít chất thải. Hàng ngày xiphong hút bổ cặn bẩn và cá bột chết, thay 1/3 lượng nước trong bể. Từ 6 – 15 ngày tuổi: Sau khi cho cá ăn dùng vợt vớt hết thức ăn xiphong loại bỏ phân và cặn bẩn. Thay 50 – 80% lượng nước trong bể sau mỗi lần cho cá ăn. (Niall R. Bromage và cs, 1995) [16]. Quản lý bể ương: Sục khí thường xuyên đảm bảo hàm lượng oxy >6 mg/l. Thường xuyên quan sát hoạt động và mức độ sử dụng thức ăn của cá để phát hiện bệnh nhằm có biện pháp điều trị kịp thời. Thu ho¹ch: Dïng èng hót hÕt c¸ sau ®ã th¸o c¹n n­íc, thao t¸c nhÑ nhµng kh«ng lµm c¸ bÞ trÇy x­íc. - ¦¬ng c¸ h­¬ng tõ 15 ®Õn 30 ngµy tuæi + BÓ ­¬ng: bÓ xi m¨ng cã diÖn tÝch 8m3, cã cèng tho¸t n­íc. §é s©u gi÷ th­êng xuyªn 0,5m. Trước khi ương cá cÇn tÈy trïng bể xi m¨ng sạch sẽ bằng Formalin nồng độ 40ppm. + Mật độ ương và thời gian ương: Mật độ ương: 1000- 1300 con/m2 Thời gian ương: 15 ngày + Chăm sóc và quản lý bể ương: Cho cá ăn: trong 2 – 3 ngµy ®Çu tiªn cho c¸ ¨n giun quÕ, sau ®ã cho c¸ ¨n thÞt c¸ t­¬i b¨m nhá võa cì miÖng. Chế độ thay nước: H»ng ngµy thay n­íc trong bÓ ­¬ng 2 lÇn sau khi cho c¸ ¨n 30 phót, mçi lÇn thay 70 – 80% l­îng n­íc trong bÓ. Chăm sóc và quản lý bể ương: Sục khí thường xuyên đảm bảo hàm lượng oxy >6 mg/l. Thường xuyên quan sát hoạt động và mức độ sử dụng thức ăn của cá để phát hiện bệnh nhằm có biện pháp điều trị kịp thời. (Niall R. Bromage và cs, 1995) [16]. + Thu ho¹ch: Dïng vît b¾t gÇn hÕt c¸ sau ®ã th¸o c¹n n­íc vµ thu toµn bé c¸, thao t¸c b¾t c¸ ph¶i nhÑ nhµng kh«ng lµm c¸ bÞ trÇy x­íc. 2.3.5.4. Phương pháp ngoài thực địa * Phương pháp cân, đo kích thước cá - Phương pháp cân: + Đối với cá bố mẹ: Sử dụng cân tay + Đối với cá hương: Sử dụng cân điện tử - Phương pháp đo: Sử dụng thước thẳng đơn vị cm. * Phương pháp xác định các yếu tố môi trường - Đối với nhiệt độ thì đo 1 lần / 1 ngày bằng nhiệt kế - Đối với DO thì đo 1 lần / 1 ngày bằng máy đo DO - Đối với pH thì đo 1 lần / 1 ngày bằng máy đo pH * Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh sản - Tính tỉ lệ đẻ Căn cứ vào kết quả cho đẻ và sổ ghi theo dõi, trong quá trình cá đẻ ta xác định tỉ lệ đẻ theo công thức: Tỉ lệ đẻ (%) = Số cá đẻ x 100 Số cá được tiêm KDT - Tính tỉ lệ thụ tinh Sau khi kết thúc cho cá đẻ ta tiến hành lấy mẫu trứng để theo dõi tỉ lệ thụ tinh. Để tính tỉ lệ thụ tinh cho cả đợt đẻ lấy mẫu như sau: Chuẩn bị 3 khay ấp, mỗi khay lấy ngẫu nhiên 100 trứng, trong điều kiện thay nước thường xuyên, vệ sinh khay ấp 1 lần/giờ. 10 - 12 giờ sau khi cá đẻ tiến hành loại bỏ những trứng không được thụ tinh có mầu trắng đục (nhân đã bị tan biến) đếm số trứng loại ra ở từng khay, ghi chép vào sổ, tính tỉ lệ thụ tinh theo công thức: Tỉ lệ thụ tinh (%) = Số trứng thụ tinh x 100 Số trứng lấy mẫu - Tính tỉ lệ nở Tiếp tục theo dõi mẫu trên cho đến khi cá nở hết, đếm số cá nở ra ở từng khay, ghi chép vào sổ. Tính tỉ lệ nở theo công thức: Tỉ lệ nở (%) = Số cá nở x 100 Số trứng thụ tinh - Tính tỉ lệ dị hình Tiếp tục theo dõi cho đến khi cá phát triển thành cá bột (sử dụng hết noãn hoàng), đếm loại bỏ số cá dị hình, ghi vào sổ. Tính tỉ lệ dị hình theo công thức Tỉ lệ dị hình (%) = Số cá dị hình x 100 Số cá nở - Tính năng suất cá bột Dựa trên số liệu ghi chép ta tính được năng xuất cá bột theo công thức: Năng suất cá bột (vạn/kg cá cái) = Số cá bột thu được (vạn) Khối lượng cá cái đẻ (kg) Ngoài các chỉ tiêu sinh sản cần xác định ở trên trong quá trình cho đẻ và ấp trứng cho đến khi nở thành cá bột (hết noãn hoàng) phải thường xuyên theo dõi nhiệt độ nước, đảm bảo lưu tốc nước trong khay ấp, vệ sinh mạng tràn trong khay. 2.3.5.5. Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng phần mềm Microsoft Excel phân tích số liệu 2.4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 2.4.1. Tỷ lệ thành thục cá bố mẹ tại ao nuôi vỗ Cá bố mẹ được nuôi vỗ trong ao C7, tổng số cá tham gia nuôi vỗ là 48 con trong đó có 25 con đực và 23 con cái, cá được nuôi vỗ tích cực từ tháng 02 đến tháng 04, thức ăn chủ yếu là cá tạp băm nhỏ, bổ xung thêm tôm cho cá vào tháng 3. Đến cuối tháng 4 bắt đầu kéo kiểm tra và tiến hành cho đẻ hết số cá trong ao. Xác định 36 cá thể có thể tham gia sinh sản. Trọng lượng trung bình cá đạt 2,8 – 3,5 kg/con, tỷ lệ thành thục là 54,17%. Đàn cá béo, khỏe mạnh, không mắc bệnh. Bảng 2.1 : Tỷ lệ thành thục cá bố mẹ tại ao nuôi vỗ Ngày kiểm tra Số lượng cá thành thục (con) Cá đực Cá cái 30/04/2011 2 3 7/5/2011 3 5 12/5/2011 2 4 25/05/2011 2 5 Tổng 9 17 26 Tỷ lệ thành thục (%) 54,17 Qua bảng 2.1 ta thấy tỉ lệ thành thục của cá Lăng tương đối thấp chỉ đạt 54,17%, do điều kiện môi trường không thuận lợi, thời tiết lạnh bất thường và kéo dài làm ảnh hưởng lớn đến tỉ lệ thành thục của cá Lăng. Trong mọi năm đầu tháng 4 có thể tiến hành kéo cá bố mẹ để kiểm tra mức độ thành thục, nhưng trong năm nay đến đầu tháng 5 mới tiến hành kéo cá bố mẹ để kiểm tra. Theo Nguyễn Đức Tuân và cs (2004) [7] thì tỉ lệ thành thục của cá Lăng Chấm bố mẹ trung bình đạt trên 85% trong điều kiện ao nuôi, nhưng trong quá trình thực tập tôi nhận thấy tỉ lệ thành thục của cá Lăng trong năm nay ở chỉ đạt 54,17% và thấp hơn so với những năm trước (trung bình đạt 80 – 85%), do diều kiện thời tiết bất lợi, nhiệt độ diễn biến bất thường không chỉ ảnh hưởng đến tỉ lệ thành thục của cá Lăng mà còn ảnh hưởng đến hầu hết các loại cá trong ao nuôi vỗ. Như vậy nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ lệ thành thục của cá Lăng trong điều kiện ao nuôi. 2.4.2. Sức sinh sản của cá nuôi vỗ trong ao Sau khi tiến hành kiểm tra độ thành thục của cá bố mẹ và chuẩn bị các trang thiết bị phục vụ cho quá trình sinh sản. Chúng tôi đã tiến hành sinh sản nhân tạo cá Lăng Chấm, kết quả các đợt cho sinh sản nhân tạo được trình bày ở bảng sau: Bảng 2.2: Sức sinh sản của cá nuôi vỗ trong ao Thời gian Trọng lượng cá (kg) Số lượng cá rụng trứng (con) Khối lượng trứng (kg) Số trứng (quả) Sức sinh sản thực tế (quả/ 1 kg cá cái) Tỉ lệ thành thục (%) Tỷ lệ đẻ (%) 01/05 6,2 X 0,528 28512 4599 8,52 66,7 5,2 X 0,502 27108 5213 9,65 5,4 07/05 5,0 X 0,512 27648 5530 10,24 60,0 8,0 X 0,815 44010 5501 10,19 8,0 X 0,751 40554 5069 9,39 5,0 3,0 12/05 3,7 X 0,311 16794 4539 8,41 33,3 2,5 2,0 25/05 3,2 X 0,215 11610 3628 6,72 40,0 1,4 2,0 X 0,116 6264 3132 5,80 2,2 2,5 Trung bình 5,16 8 0,47 25313±13223 4651±875 8.61 50 (Ghi chú: X là cá đẻ) Qua bảng 2.2 cho thấy sức sinh sản của cá Lăng tương đối thấp, sức sinh sản thực tế trung bình đạt 4651 quả/ 1 kg cá cái và tỉ lệ đẻ chỉ đạt 50%. Theo Nguyễn Đức Tuân và cs (2004) [7] thì tỉ lệ đẻ của cá Lăng chấm đạt trên 93% và sức sinh sản thực tế trung bình đạt 3750 quả/ kg cá cái, tôi nhận thấy tỉ lệ đẻ của cá Lăng trong năm nay thấp hơn rất nhiều so với năm 2004 của Viện nuôi trồng thủy sản I do thời tiết không thuận lợi nên tỉ lệ đẻ thấp hơn mọi năm. Tuy nhiên trong 4 đợt cho sinh sản cá Lăng Chấm ta thấy đợt 1 và đợt 2 có sức sinh sản thực tế và tỉ lệ đẻ cao hơn hẳn so với đợt 3 và đợt 4 do số cá tham gia sinh sản đợt 1 và đợt 2 là những cá được tuyển chọn tốt nhất, đã tham gia sinh sản ở những năm trước và được nuôi vỗ trong ao trong nhiều năm, còn cá tham gia sinh sản đợt 3 và đợt 4 là đàn cá hậu bị, tham gia sinh sản lần đầu tiên nên kích thước trứng còn nhỏ, tỉ lệ thành thục và tỉ lệ đẻ chưa cao. Như vậy quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản của đàn cá bố mẹ, trong quá trình nuôi vỗ phải cho cá ăn thức ăn đủ về số lượng và chất lượng, khi nuôi vỗ tích cực nên bổ sung thêm tôm để chuyển hóa vào tuyến sinh dục, đồng thời trong quá trình nuôi vỗ phải có máy quạt nước để cung cấp lượng ôxi cần thiết cho cá. 2.4.3. Tỷ lệ thụ tinh của trứng qua các đợt sinh sản Khi thụ tinh nhân tạo cho cá Lăng Chấm xong, trong khoảng 12 giờ sau khi thụ tinh tôi tiến hành kiểm tra tỉ lệ thụ tinh của trứng và thu được kết quả sau: Bảng 2.3 Tỷ lệ thụ tinh của trứng qua các đợt sinh sản Đợt Thời gian Tổng số trứng (quả) Số trứng được thụ tinh (quả) Số trứng không thụ tinh (quả) Tỷ lệ thụ tinh (%) 1 04/05/2011 55620 4264 51356 7,67 2 09/05/2011 112212 11969 100243 10,67 3 14/05/2011 16794 112 16682 0,67 4 27/05/2011 17874 3515 14359 19,67 Trung bình 50625 4965 45660 9,67 Từ bảng 2.3 cho thấy tỉ lệ thụ tinh của cá Lăng rất thấp chỉ đạt 9,67%, theo Nguyễn Đức Tuân và cs (2004) [7] thì tỉ lệ thụ tinh của cá Lăng đạt trung bình 76%, tôi nhận thấy tỉ lệ thụ tinh của cá Lăng trong năm nay thấp hơn rất nhiều so với năm 2004 của Viện nuôi trồng thủy sản I và so với mọi năm (mọi năm trung bình đạt 70 – 75%). Tỉ lệ thụ tinh của đợt 4 cao nhất 19,67%, và đợt 3 là thấp nhất 0.67%. Mặc dù trứng của đợt 1 và đợt 2 nhiều và chất lượng trứng rất tốt nhưng tỉ lệ thụ tinh lại thấp do: Nhiệt độ nước thấp (khoảng 23 – 24oC), cá rụng trứng ở những thời điểm xa nhau nên việc bảo quản tinh trùng còn hạn chế, tinh trùng để lâu trong tủ lạnh nên chất lượng tinh trùng kém làm trứng bị ung nhiều và làm ảnh hưởng rất nhiều đến tỉ lệ thụ tinh. Ở đợt 4, toàn bộ cá tham gia sinh sản đều là đàn cá hậu bị nên chất lượng trứng không tốt bằng đợt 1 và đợt 2, trứng đẻ ra có kích thước nhỏ, số lượng quả bị méo rất nhiều nhưng tỉ lệ thụ tinh lại cao nhất do: nhiệt độ môi trường nước thuận lợi (25,5 – 26,5oC) nên trứng rụng nhiều, cá đực có chất lượng sẹ tốt. Trong đợt 3 tỉ lệ thụ tinh rất thấp chỉ đạt 0,67% do: xác định thời điểm cá rụng trứng không chính xác nên số số trứng bị ung nhiều, nhiệt độ môi trường thấp (22 – 23,5oC) ảnh hưởng lớn đến tỉ lệ thụ tinh của cá. Kết quả thụ tinh trung bình của cá Lăng không cao (9,67%) và thấp hơn nhiều so với các loài cá khác. Chất lượng tinh trùng, số lượng trứng giai đoạn III có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ thụ tinh. Ngoài ra nhiệt độ, chất lượng nước, các thao tác trong quá trình thụ tinh cũng gây ảnh hưởng rất nhiều đến tỉ lệ thụ tinh. Trong quá trình thực tập tôi nhận thấy nhiệt độ thích hợp để cá Lăng rụng trứng vào khoảng 26 – 28oC, chất lượng tinh trùng có ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ thụ tinh, khi thụ tinh phải tiến hành thao tác khử dính nhanh và nhẹ nhàng để đảm bảo được tỉ lệ thụ tinh. 2.4.4. Tỉ lệ nở của cá bột Trứng sau khi được thụ tinh, tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ mà trứng nở trong khoảng từ 60 – 75 giờ, trong quá trình theo dõi tỷ lệ nở của cá bột ở các điều kiện nhiệt độ trung bình tôi thu được kết quả sau: Bảng 2.4 : Tỷ lệ nở của cá bột ở các điều kiện nhiệt độ trung bình Đợt Số trứng đem ấp (quả) Số cá bột thu được (con) Nhiệt độ ấp (oC) Thời gian nở (giờ) Tỉ lệ nở (%) 1 4264 1112 23 72 26,09 2 11969 3366 25.5 67 28,13 3 112 0 22 0 4 3515 2026 27 60 57,63 Trung bình 28 Qua bảng 2.4 cho thấy tỉ lệ nở trung bình của cá Lăng là thấp đạt 28%, theo Nguyễn Đức Tuân và cs (2004) [7] thì tỉ lệ nở của cá Lăng trung bình đạt 58%, tôi nhận thấy nở của cá Lăng trong năm nay thấp hơn rất nhiều so với năm 2004 của Viện nuôi trồng thủy sản I. Tỉ lệ nở của cá đợt 4 là cao nhất do điều kiện môi trường thuận lợi, nhiệt độ trung bình khoảng 27oC, tạo điều kiện cho phôi phát triển và nở thành cá bột, thời gian nở khoảng 60 tiếng sau khi thụ tinh. Trong đợt 3 do nhiệt độ môi trường quá thấp nên tỉ lệ thụ tinh thấp, cá không nở mà bị ung toàn bộ. Ở đợt 1 và đợt 2 nhiệt độ môi trường từ 23 – 25,5oC, tỉ lệ nở của cá cũng khá thấp (26 – 28%), thời gian nở lâu hơn đợt 4 từ 67 – 72 tiếng sau khi thụ tinh, số lượng trứng ung do phôi không phát triển cũng chiếm tỉ lệ lớn. Qua đó cho ta thấy nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ nở của cá, nếu nhiệt độ cao quá sẽ làm trứng bị ung, nếu nhiệt độ quá thấp sẽ kéo dài thời gian gây bệnh nấm. Từ hình minh họa trên ta thấy nhiệt độ thích hợp cho ấp trứng là 26 – 28oC, tỉ lệ nở sẽ cao hơn và chất lượng cá bột sẽ tốt hơn. Trong quá trình ấp trứng phải thường xuyên sục khí để cung cấp hàm lượng ôxi cần thiết cho cá, sau 3 tiếng từ lúc thụ tinh trứng sẽ có hiện tượng ung, phải dùng pipet để hút trứng ra khỏi khay ấp tránh ảnh hưởng đến trứng chuẩn bị nở. 2.4.5. Tỉ lệ dị hình của cá bột Trong quá trình theo dõi cá bột trong khay ấp, tôi đã tiến hành kiểm tra và thu được kết quả tỉ lệ dị hình của cá bột sau khi nở. Kết quả tỉ lệ dị hình của cá bột được thể hiện ở hình sau: Hình 2.2. Tỉ lệ dị hình của cá bột Qua hình 2.2 thấy rõ tỉ lệ dị hình trung bình của 3 đợt là rất cao (23,75%). Trong quá trình thụ tinh, trứng của cá đợt 4 đẻ ra không tốt, hạt nhỏ và rất nhiều quả bị dị hình, mặc dù tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở cao hơn hẳn so với đợt 1 và đợt 2, nhưng tỉ lệ dị hình lại cao hơn đợt 1 và đợt 2, trong quá trình ấp nhiệt độ môi trường giảm xuống nhanh còn 24 - 25oC nên cũng ảnh hưởng nhiều đến tỉ lệ dị hình. Trong thời gian ấp của đợt 1 và đợt 2 nhiệt độ không biến động nhiều chỉ dao động trong khoảng 0,8 – 1,2oC nên tỉ lệ dị hình thấp hơn đợt 4. Tỉ lệ dị hình bị ảnh hưởng nhiều bởi nhiệt độ ngoài ra chất lượng trứng không tốt cũng làm cho tỉ lệ dị hình tăng. Trong quá trình sinh sản nhiệt độ là một yếu tố vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng lớn đến năng suất của cá bột, những cá thể bị dị hình thường ít có khả năng di chuyển trong nước nên sinh trưởng và phát triển kém, tỉ lệ chết cao. 2.4.6. Kết quả ương từ cá bột lên cá hương 15 ngày tuổi trong bể kính Sau 1 ngày khi tất cả số cá bột trong khay nở và có khả năng di chuyển trong nước chúng tôi tiến hành chuyển cá bột ra bể kính, trong 15 ngày sau khi chuyển cá ra bể kính tôi thu được kết quả sau: Bảng 2.5 : Kết quả ương từ cá bột lên cá hương 15 ngày tuổi Đợt Chiều dài (cm) Số cá bột đem ương (con) Số cá hương 15 ngày tuổi (con) Tỉ lệ sống 1 1,5 – 1,9 927 692 74,65 2 1,7 – 2,1 2618 2460 93,96 4 1,4 – 1,7 1317 1137 86,33 Trung bình 84,98 Qua bảng 2.5 ta thấy tỉ lệ sống của cá bột lên hương trong bể kính là tương đối cao, trong đợt 1 do nhiệt độ môi trường còn thấp nên tỉ lệ sống của cá hương chỉ đạt 74,56%, còn trong đợt 3 do số lượng cá bột bị dị hình tương đối nhiều, cá không bơi để lấy được thức ăn nên tỷ lệ chết khá cao. Trong đợt 2 do chất lượng cá bột tốt, nhiệt độ môi trường thuận lợi nên tỉ lệ sống cao đạt 93,96%, tuy nhiên trong ngày 28/05 nhiệt độ môi trường có biến đổi bất thường, thời tiết oi nên số lượng cá bột chết trong ngày lên đến 40 con. Như vậy trong quá trình ương từ cá bột lên cá hương nên giữ nhiệt độ trong bể kính ổn định từ 28 – 30oC, nước phải đảm bảo được độ trong để có thể quan sát được quá trình bắt mồi của cá. Trong quá trình ương phải đảm bảo được lượng thức ăn vừa phải, thức ăn là động vật phù du và giun quế phải được ngâm trong nước muối để khử trùng, cần phải thường xuyên xiphong đáy bể để phòng bệnh cho cá. 2.4.7. Kết quả ương cá hương 15 ngày tuổi lên cá hương 30 ngày tuổi trong bể xi măng Sau khi cá bột ương trong bể kính được 15 ngày, chúng tôi tiến hành chuyển cá ra bể xi măng, sau 15 ngày ương trong bể xi măng tôi tiến hành kiểm tra tỉ lệ sống của cá và thu được kết quả sau: Bảng 2.6: Kết quả ương cá hương 15 ngày tuổi lên cá hương 30 ngày tuổi Đợt Chiều dài (cm) Số cá hương 15 ngày tuổi (con) Số cá hương 30 ngày tuổi (con) Tỉ lệ sống 1 2,8 – 3,7 692 601 86,85 2 3,0 – 4,0 2460 2209 89,80 4 2,5 – 3,4 1137 1025 90,15 Trung bình 88,93 Qua bảng 2.6 cho thấy tỉ lệ sống từ giai đoạn cá hương 15 ngày tuổi lên giai đoạn cá hương 30 ngày tuổi cao. Theo Nguyễn Đức Tuân và cs (2004) [7] thì tỉ lệ sống từ giai đoạn cá bột lên cá hương đạt trên 80%, tôi thấy rằng tỉ lệ sống từ giai đoạn cá bột lên cá hương trong năm nay tương đương so với năm 2004 của Viện nuôi trồng thủy sản I. Trong quá trình ương của cả 3 đợt, nhiệt độ dao động trong khoảng từ 28,5 – 30,0oC thuận lợi cho cá sinh trưởng và phát triển, trong giai đoạn trước do số lượng cá bị dị hình hầu như bị chết, nên đến giai đoạn này đa phần là cá khỏe mạnh nên tỉ lệ sống rất cao. Trong thời gian này cá bắt đầu tập làm quen và ăn thịt cá tươi băm nhỏ, cho cá ăn lượng thức ăn phải vừa và đủ, cần phải thường xuyên vệ sinh sạch đáy bể, tránh để lượng thức ăn thừa trong đáy bể quá lâu, làm ô nhiễm môi trường nước và gây ra bệnh cho cá, chất lượng nước trong bể phải đảm bảo sạch sẽ, phải xiphong bể thường xuyên để loại bỏ phân và thức ăn thừa, tạo điều kiện tốt nhất để cá sinh trưởng và phát triển nhanh. 2.4.8. Một số chỉ tiêu theo dõi trong quá trình sinh sản Trong quá trình sinh sản nhân tạo cá Lăng Chấm tại Trung tâm, tôi tiến hành theo dõi một số yếu tố môi trường trong ao nuôi vỗ, bể ương và bể ấp cá bột. Kết quả theo dõi một số yếu tố môi trường được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu theo dõi trong quá trình sinh sản Chỉ tiêu Thời gian Địa điểm Nhiệt độ (oC) pH DO (mg/l) Tháng 3 Ao nuôi vỗ 16,85±0,58 7,23±0,23 5,4±0,29 Tháng 4 21,77±2,48 7,70±0,29 5,28±0,23 Tháng 5 Bể ấp, bể ương 23,68±1,89 6,45±0,23 6,37±0,21 Tháng 6 28,59±1,26 6,65±0,25 6,35±0,24 Qua bảng 2.7 cho ta thấy nhiệt độ biến động trong ngày từ 1 – 2oC, nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến đến quá trình thụ tinh, tỉ lệ nở và tỉ lệ dị hình của cá bột. Nhiệt độ thích hợp cho cá Lăng sinh sản khoảng 28 – 30oC, trong tháng 3 nhiệt độ thấp nhất trung bình đạt 16,85oC, từ tháng 5 trở đi khi nhiệt độ đã cao khoảng 23,68oC bắt đầu cho cá tham gia sinh sản. Độ pH cao nhất vào tháng 6 và thấp nhất vào tháng 3, độ pH dao động trong khoảng từ 7,23 – 7,7 nằm trong phạm vi thích hợp của cá Lăng trong ao nuôi vỗ và phù hợp với sinh trưởng và phát triển của cá bột. Trong ao nuôi vỗ cá Lăng bố mẹ và trong bể ấp, bể ương đều cần hàm lượng oxi hòa tan lớn, trong quá trình nuôi vỗ phải luôn có máy quạt nước để cung cấp ôxi hòa tan cho ao nuôi vỗ, lượng ôxi hòa tan thích hợp trong ao nuôi vỗ là >5 mg/l. Trong quá trình ấp và ương cá bột phải sục khí 24/24 giờ để đảm bảo lượng ôxi hòa tan >6 mg/l. 2.5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 2.5.1 Kết luận Qua quá trình tìm hiểu quy trình sinh sản nhân tạo cá Lăng Chấm (Hemibagrus guttatus) tại Trung tâm giống thủy đặc sản tỉnh Nam Định tôi rút ra một số kết luận sau: - Tỉ lệ thành thục của cá Lăng Chấm tương đối thấp chỉ đạt 54,17% - Sức sinh sản của cá Lăng khá thấp, sức sinh sản thực tế trung bình đạt 4651 quả/ 1 kg cá cái và tỉ lệ đẻ chỉ đạt 50%. Mùa vụ sinh sản kéo dài từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 6, sức sinh sản của cá trong điều kiện ao nuôi cao hơn sức sinh sản trong tự nhiên. - Tỉ lệ đẻ đạt thấp chỉ đạt 50% Tỷ lệ thụ tinh trung bình trong các đợt sinh sản là 9,67% thấp hơn rất nhiều so với các loài cá khác. Tỷ lệ thụ tinh phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng trứng, chất lượng tinh trùng và nhiệt độ - Tỉ lệ nở của cá bột thấp chỉ đạt 28%. Trong đó, tỉ lệ nở thấp nhất là 0%, cao nhất là 57,63%. - Tỉ lệ dị hình rất cao trung bình là 23,75%. Trong đó, tỉ lệ dị hình thấp nhất là 16,67% và cao nhất là 32,35%. - Nhiệt độ có ảnh hưởng quan trọng đến tỉ lệ nở và tỉ lệ dị hình, nếu nhiệt độ quá thấp trứng sẽ bị ung nhiều, phôi không phát triển được và tỉ lệ dị hình cao. - Tỉ lệ sống của cá bột lên cá hương cao, từ giai đoạn cá bột lên cá hương 15 ngày tuổi tỉ lệ sống đạt 84,98% và từ giai đoạn cá hương 15 ngày tuổi lên cá hương 30 ngày tuổi tỉ lệ sống đạt 88,93%. - Nhiệt độ thích hợp cho cá Lăng sinh sản là 28 – 30oC. Trong giai đoạn nuôi vỗ cá bố mẹ cần quan tâm đến một số điều kiện nuôi vỗ như: cho cá ăn đầy đủ về số lượng và chất lượng, phải có quạt nước để cung cấp lượng ôxi cần thiết cho cá, đảm bảo chất lượng nước trong ao tốt, trước khi cho cá tham gia sinh sản khoảng 1 tháng, cần bổ sung thêm tôm vào khẩu phần ăn để cá thành thục tốt hơn. 2.5.2. Tồn tại - Trong quá trình ấp và ương trứng cần nhiệt độ thích hợp khoảng 28 – 30oC, nhưng nhiệt độ môi trường nước thực tế dao động trong khoảng 23 – 26oC nên tỉ lệ cá bột ra cá bột thấp. - Xác định thời điểm cá rụng trứng chưa chính xác nên tỉ lệ trứng thụ tinh chưa cao. - Nguồn nước cung cấp cho các ao ương, ao nuôi vỗ chưa chủ động. 2.5.3. Đề nghị - Trung tâm cần trang bị các dụng cụ, thiết bị để sản xuất và thí nghiệm đầy đủ và đồng bộ hơn nữa. - Do cá Lăng là loài cá hoang dã, quý hiếm, việc thuần hoá và nuôi dưỡng sao cho đạt kết quả tốt là rất cần thiết, nên có những nghiên cứu chi tiết về chế độ nuôi vỗ, quy trình sinh sản nhân tạo, kĩ thuật ương, ấp trứng. - Nghiên cứu nâng cao quy trình sinh sản nhân tạo cá Lăng chấm để ổn định về sinh sản. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt 1. Phạm Báu, Nguyễn Đức Tuân, Nguyễn Công Thắng, Bùi Đình Đặng (2000), Điều tra nghiên cứu hiện trạng và biện pháp bảo vệ, phục hồi một số loài cá hoang dã quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trên hệ thống sông Hồng: Cá Anh vũ Semilabeo notabilis (Peters, 1880); Cá Bỗng Spinibarbus denticulatus (Oshima,1926); Cá Lăng Hemibagrus guttatus (Lacépède, 1803); Cá Chiên Bagarius yarrelli (Sykes, 1841). 2. Hứa Chấn Bình (2001), Báo cáo tổng kết sinh sản nhân tạo cá Lăng tại Trung Quốc, Tạp chí nghề cá nước ngọt của Trung Quốc, Tập san số 2 năm 2001, Bản dịch của Thái Bá Hồ. 3. Nguyễn Dương Dũng, Nguyễn Đức Tuân và ctv (2001), Lưu giữ nguồn gen và giống thuỷ sản nước ngọt, Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài năm 2001, Viện nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản 1 4. Nguyễn Văn Hảo, 1993. Ngư loại học tập 2. Nhà xuất bản nông nghiệp. 5. Nguyễn Đức Tuân (2004), Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Lăng Chấm, Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 6. Nguyễn Đức Tuân, Khương Văn Thưởng, Lê Thiên Lý (2004), Nghiên cứu kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Lăng Chấm (Hemibagrus guttatus) trong điều kiện nuôi 7. Nguyễn Đức Tuân (2005), Quy trình kĩ thuật sản suất giống nhân tạo cá Lăng Chấm (Hemibagrus guttatus) trong điều kiện nuôi, Viện nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản 1 8. Ngũ Hiến Văn (1963), Các loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế của Trung quốc, bản dịch của Nguyễn Bá Mã, Nxb khoa học. 9. Mai Đình Yên (1966), Phương pháp tính tuổi (vòng năm) bằng vảy và lát cắt ngang tia gai vây ngực của một số loài cá sông Hồng và Hồ Tây (miền Bắc Việt Nam). 10. Mai Đình Yên (1983), Các loài cá kinh tế miền Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. 11. Mai Đình Yên (2000), Một số đặc điểm sinh học chủ yếu của cá Lăng chấm Hemibagrus guttatus (Lacépède, 1803) trên hệ thống sông Hồng, Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 12. Bộ Khoa học – Công nghệ và môi trường (1992), Sách đỏ Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. II. Tài liệu Tiếng Anh 13. Booraham et al, (1996), Induce sp Wining by pituitory injection of plasawai (Panagasius Hamilton) in eativity. 14. Chu Xinluo et chen Yinrui (1989, 1990), The Fishes of Yunna, China. Part 1. 15. David E. H (1990), Method for fish biology American Fishery society, Bethesda Mary land, USA. Histological Technique. P. P 191 – 200 in C. B. Shrech and P. B. Moyle editors 16. Niall R. Bromage and Ronald J. Roberts (1995) Broodstock management and egg and larval quality. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bảng theo dõi môi trường tại ao nuôi vỗ cá bố mẹ tháng 03 năm 2011 Thời gian Nhiệt độ (OC) pH DO (mg/l) 01/03/2011 15,5 6,8 5,0 04/03/2011 16,8 7,2 5,2 07/03/2011 17,5 7,5 5,5 10/03/2011 17,0 7,2 6,0 13/03/2011 16,4 7,0 5,0 17/03/2011 16,5 7,0 5,2 20/03/2011 16,8 7,2 5,4 23/03/2011 17,0 7,5 5,5 26/03/2011 17,4 7,4 5,5 29/03/2011 17,5 7,5 5,6 31/03/2011 17,0 7,2 5,5 Phụ lục 2: Bảng theo dõi môi trường tại ao nuôi vỗ cá bố mẹ tháng 04 năm 2011 Thời gian Nhiệt độ (OC) pH DO (mg/l) 01/04/2011 18,0 7,0 5,2 04/04/2011 19,5 7,4 5,3 07/04/2011 20,0 7,6 5,1 10/04/2011 20,5 7,7 5,5 13/04/2011 20,0 7,8 5,8 17/04/2011 21,0 7,9 5,2 20/04/2011 22,5 7,7 5,5 23/04/2011 23,0 7,7 5,2 26/04/2011 24,5 8,0 5,0 29/04/2011 25,0 7,9 5,1 30/04/2011 25,5 8,0 5,2 Phụ lục 3: Bảng theo dõi môi trường tại bể ấp tháng 05 năm 2011 Thời gian Nhiệt độ (oC) pH DO (mg/l) 01/05/2011 23,5 6,5 6,0 02/05/2011 24,0 6,2 6,2 03/05/2011 24,5 6,7 6,5 04/05/2011 22,5 6,8 6,4 05/05/2011 23,0 6,5 6,3 06/05/2011 23,5 6,2 6,2 07/05/2011 23,5 6,8 6,0 08/05/2011 24,0 7,0 6,5 09/05/2011 25,0 6,5 6,7 10/05/2011 25,0 6,3 6,5 11/5/2011 26,0 6,2 6,2 12/05/2011 25,5 6,3 6,4 13/05/2011 24,5 6,3 6,2 14/05/2011 23,0 6,8 6,4 15/05/2011 22,5 6,5 6,2 16/05/2011 22,0 6,5 6,5 17/05/2011 21,7 6,2 6,4 18/05/2011 23,5 6,4 6,5 19/05/2011 22,3 6,5 6,7 20/05/2011 21,5 6,7 6,8 21/05/2011 20,5 6,2 6,5 22/05/2011 21,0 6,3 6,8 23/05/2011 21,2 6,3 6,4 24/05/2011 21,5 6,2 6,4 25/05/2011 22,5 6,4 6,3 26/05/2011 23,5 6,5 6,2 27/05/2011 25,2 6,5 6,0 28/05/2011 26,0 6,2 6,4 29/05/2011 27,0 6,2 6,2 30/05/2011 27,8 6,3 6,3 31/05/2011 27,0 6,8 6,5 Phụ lục 4: Bảng theo dõi môi trường tại bể ấp tháng 06 năm 2011 Thời gian Nhiệt độ (oC) pH DO (mg/l) 01/06/2011 25,5 6,7 6,2 02/06/2011 26,0 6,8 6,5 03/06/2011 26,7 6,5 6,4 04/06/2011 26,5 6,9 6,0 05/06/2011 27,0 6,8 6,8 06/06/2011 27,5 6,8 6,7 07/06/2011 28,0 6,9 6,0 08/06/2011 28,4 7,0 6,5 09/06/2011 28,0 6,5 6,0 10/06/2011 27,8 6,4 6,5 11/06/2011 28,5 6,0 6,2 12/06/2011 29,2 6,5 6,2 13/06/2011 29,0 6,8 6,4 14/06/2011 29,0 7,0 6,0 15/06/2011 29,5 6,5 6,4 16/06/2011 29,0 6,2 6,5 17/06/2011 28,5 6,4 6,5 18/06/2011 29,0 6,7 6,3 19/06/2011 30,0 6,7 6,0 20/06/2011 30,5 6,5 6,2 21/06/2011 29,4 6,7 6,5 22/06/2011 29,0 6,8 6,5 23/06/2011 29,5 6,5 6,7 24/06/2011 29,0 6,2 6,6 25/06/2011 28,5 6,8 6,7 26/06/2011 29,0 7,0 6,2 27/06/2011 29,5 6,8 6,1 28/06/2011 30,0 6,5 6,3 29/06/2011 30,2 6,8 6,2 30/06/2011 30,0 6,7 6,4 PHỤ LỤC 5: MỘT SỐ HÌNH ẢNH LIÊN QUAN Băm cá biển cho cá Lăng ăn Ao nuôi vỗ cá Lăng bố mẹ Kiểm tra độ thành thục của cá Cá Lăng bố mẹ Vuốt trứng cá Lăng cái Khử dính Mổ cá đực Trứng cá Lăng Sẹ cá Lăng Nhặt trứng cá Lăng bị ung Cá bột 5 ngày tuổi Cá bột 12 ngày tuổi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockhoa_luan_thuy_9781.doc