Luận văn Thử nghiệm ương cá rô đồng với các mật độ khác nhau

Tuổi thành thục tính từ khi cá nở đến khi cá mang sản phẩm sinh dục lần đầu trong vòng đời của chúng. Mỗi loài cá có tuổi thành thục riêng và thay đổi theo từng điều kiện cụ thể. Theo quy luật chung, cá sống ở vĩ độ cao, nhiệt độ thấp thì tuổi thành thục lần đầu cao hơn so với cá cùng loài sống ở vĩ độ thấp, nhiệt độ cao. Chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thành thục, những nơi có đủ dinh dưỡng, cá thành thục nhanh hơn và hệ số thành thục cao hơn, những loài cá ăn tạp và phiêu sinh thì ảnh hưởng không rõ ràng như những loài cá ăn mồi sống và phổ thức ăn hẹp (Nguyễn Thành Trung, 1998).Tùy theo môi trường sống, dinh dưỡng, chất lượng con giống, điều kiện chăm sóc thì tuổi thành thục của cá Rô đồng có thể khác nhau. Ngoài tự nhiên đã thấy trọng lượng cá thành thục nhò nhất là 25 g/con.

pdf33 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2900 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thử nghiệm ương cá rô đồng với các mật độ khác nhau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iTRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: 304 THỬ NGHIỆM ƯƠNG CÁ RÔ ĐỒNG VỚI CÁC MẬT ĐỘ KHÁC NHAU Cần Thơ, 2010 Sinh viên thực hiện TRƯƠNG BÁ NIÊN MSSV: 06803029 Lớp: NTTS K1 ii TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: 304 THỬ NGHIỆM ƯƠNG CÁ RÔ ĐỒNG VỚI CÁC MẬT ĐỘ KHÁC NHAU Cần Thơ, 2010 Cán bộ hướng dẫn Ts. NGUYỄN VĂN KIỂM Ks. NGUYỄN THÀNH TÂM Sinh viên thực hiện TRƯƠNG BÁ NIÊN MSSV: 06803029 Lớp: NTTS K1 iii LỜI CẢM TẠ Sau 2 tháng thực tập tại trường Đại Học Tây Đô, áp dụng những kiến thức đã học kết hợp với cả kinh nghiệm thực tế, nay luận văn đã được chỉnh sửa và hoàn thành. Em xin bài tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Thầy Nguyễn Văn Kiểm - Khoa Thủy Sản - Trường Đại Học Cần Thơ và Thầy Nguyễn Thành Tâm - Khoa Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại Học Tây Đô đã tận tình chỉ dạy cho em suốt thời gian làm đề tài. Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô - Khoa Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại Học Tây Đô đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho em những kiến thức quý báo trong những năm học vừa qua, tạo dựng hành trang để em bước vào cuộc sống sau này. Xin cảm ơn tất cả các bạn đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ và đóng góp ý kiến bổ ích để hoàn thành thực tập tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ! Trương Bá Niên ii TÓM TẮT Thí nghiệm ương cá Rô đồng (Anabas testudineus) với các mật độ khác nhau được chia làm 2 giai đoạn và bố trí vào 9 thùng xốp (0,1m2) tại trường Đại Học Tây Đô từ tháng 3 - 5 năm 2010, nhằm bổ sung thêm những kỹ thuật về ương cá Rô đồng trong các dụng cụ ương có diện tích nhỏ, góp phần hoàn thiện quy trình ương cá Rô đồng. Giai đoạn 1 cá Rô đồng từ 2 ngày tuổi tới 21 ngày tuổi với 3 mật độ khác nhau (2000 con/m2, 4000 con/m2, 6000 con/m2), giai đoạn 2 cá Rô đồng từ 21 ngày tuổi tới 45 ngày tuổi với 3 mật độ khác nhau (500 con/m2, 1000 con/m2, 1500 con/m2).Kết quả thí nghiệm cho thấy trong quá trình ương, các yếu tố môi trường được ghi nhận thích hợp cho sự phát triển của cá Rô đồng. Giai đoạn 1 tốc độ tăng trưởng của cá Rô đồng sau 21 ngày ương khác nhau không có ý thống kê (p > 0,05), tỉ lệ sống khác nhau có ý nghĩa thống kê và trọng lượng cá đạt 0,461 – 0,581 g/con khi kết thúc giai đoạn, mật độ ương thích hợp cho giai đoạn này là 2000 con/m2. Giai đoạn 2 tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ sống của cá Rô ương từ 21- 45 ngày khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) và trọng lượng cá đạt 2,4 – 3 g/con khi kết thúc giai đoạn, mật độ ương thích hợp cho giai đoạn này là 500 con/m2 đạt kết quả tốt. Từ khóa: cá Rô đồng, mật độ, yếu tố môi trường, sinh trưởng, tỉ lệ sống. iii MỤC LỤC Trang LỜI CẢM TẠ............................................................................................................. i TÓM TẮT................................................................................................................. ii MỤC LỤC................................................................................................................ iii DANH SÁCH BẢNG................................................................................................ v DANH SÁCH HÌNH................................................................................................ vi CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................... 1 1.1 Giới thiệu........................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 1 1.3 Nội dung nghiên cứu.......................................................................................... 1 CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU................................................................... 2 2.1 Đặc điểm sinh học của cá Rô đồng..................................................................... 2 2.1.1 Hình thái phân loại........................................................................................2 2.1.2 Hình thái....................................................................................................... 3 2.1.3 Phân bố......................................................................................................... 3 2.1.4 Dinh dưỡng................................................................................................... 3 2.1.5 Sinh trưởng................................................................................................... 3 2.1.6 Sinh sản........................................................................................................ 4 2.2 Các nghiên cứu về cá Rô đồng............................................................................6 CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................9 3.1 Vật liệu nghiên cứu.............................................................................................9 3.2 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 9 3.2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................................. 9 3.2.2 Bố trí thí nghiệm........................................................................................... 9 3.3 Phương pháp thu thập, tính toán và xử lý số liệu...............................................10 3.3.1 Yếu tố môi trường....................................................................................... 10 3.3.2 Các chỉ tiêu tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá................................................11 3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu........................................................................... 11 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................12 4.1 Giai đoạn 1: ương cá Rô đồng từ 2 ngày tuổi tới 21 ngày tuổi.......................... 12 4.1.1 Các yếu tố môi trường.................................................................................12 4.1.1.1 Nhiệt độ.............................................................................................. 12 4.1.1.2 Oxy.....................................................................................................13 4.1.1.3 pH.......................................................................................................13 4.1.2 Sự tăng trưởng của cá từ ngày thả tới 21 ngày tuổi...................................... 14 4.1.2.1 Tăng trưởng về trọng lượng................................................................ 14 4.1.2.2 Tăng trưởng về chiều dài.................................................................... 15 iv 4.1.3 Tỉ lệ sống.................................................................................................... 16 4.2 Kết quả ương cá ở giai đoạn 2: ương cá Rô đồng từ 21 ngày tuổi tới 45 ngày tuổi............................................................................................................. 17 4.2.1 Các yếu tố môi trường.................................................................................17 4.2.1.1 Nhiệt độ.............................................................................................. 17 4.2.1.2 Oxy.....................................................................................................17 4.2.1.3 pH.......................................................................................................17 4.2.2 Sinh trưởng của cá từ 21 ngày tuổi tới 45 ngày tuổi.................................... 18 4.2.2.1 Tăng trưởng về trọng lượng................................................................ 18 4.2.2.2 Tăng trưởng về chiều dài.................................................................... 19 4.2.3 Tỉ lệ sống.................................................................................................... 20 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT............................................................... 22 5.1 Kết luận............................................................................................................ 22 5.2 Đề xuất............................................................................................................. 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................23 PHỤ LỤC................................................................................................................ 25 vDANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 2.1: Tuổi thành thục của cá Rô đồng theo một số tác giả.............................. 5 Bảng 2.2: Mùa vụ sinh sản của cá Rô đồng ngoài tự nhiên theo một số tác giả..... 5 Bảng 2.3: Sức sinh sản cá Rô đồng theo một số tác giả........................................... 6 Bảng 4.1: Các yếu tốmôi trường ở giai đoạn 1......................................................12 Bảng 4.2: Tăng trưởng khối lượng của cá ở giai đoạn 1....................................... 14 Bảng 4.3: Tăng trưởng chiều dài của cá ở giai đoạn 1.......................................... 15 Bảng 4.4: Tỉ lệ sống của cá ở giai đoạn 1................................................................16 Bảng 4.5: Các yếu tốmôi trường ở giai đoạn 2......................................................17 Bảng 4.6: Tăng trưởng khối lượng của cá ở giai đoạn 2....................................... 18 Bảng 4.7: Tăng trưởng chiều dài của cá ở giai đoạn 2.......................................... 19 Bảng 4.8: Tỉ lệ sống của cá ở giai đoạn 2................................................................21 vi DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1: Hình dạng ngoài của cá Rô đồng (Anabas testudineus, Bloch, 1972).....2 Hình 3.1: Bộ dụng cụ kiểm tra môi trường............................................................10 Hình 4.1: Tỉ lệ sống cá ở giai đoạn 1.......................................................................16 Hình 4.2: Tỉ lệ sống cá ở giai đoạn 2.......................................................................21 1CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những vùng kinh tế trọng điểm quan trọng của Việt Nam, vùng trù phú nhất của Đông Nam Á. Nơi đây có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, nhiều ao đầm, ruộng trũng kết hợp với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nhiều loài thủy sản làm nơi sinh sống và phát triển, rất thích hợp với nghề nuôi trồng thủy sản. Hiện nay nghề nuôi trồng thủy sản đang phát triển với tốc độ cao, đem lại lợi nhuận đáng kể trong thu nhập, cải thiện hiệu quả đời sống người dân. Những năm trước đây, cá Tra vốn được xem là chủ lực của vùng, nhưng đã gặp một số vấn đề nghiêm trọng như: dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, thoái hóa giống, giá cá, thị trường tiêu thụ, làm ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế nước nhà, từ đó cá Tra mất đi vị thế của nó. Việc tìm loài cá khác thay thế là một hướng đi thích hợp cho tình hình này. Trong đó cá Rô đồng được xem là thế mạnh với những đặc tính ưu việt như: phẩm chất thịt ngon, dễ nuôi…nên thu hút được sự quan tâm lớn của người dân. Cá Rô đồng (Anabas testudineus) có khả năng thích nghi tốt với môi trường sống có pH thấp, thiếu oxy, nhiệt độ và mật độ cao. Đặc biệt cá Rô đồng có cơ quan hô hấp khí trời nên có thể sống rất lâu ngoài không khí trong điều kiện bất lợi. (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Trong 2 năm gần đây, tổng diện tích nuôi cá Rô đồng tăng lên rất nhanh ở nhiều địa phương thuộc vùng ĐBSCL, dẫn đến tình trạng thiếu nguồn giống cung cấp mà để có nguồn giống chất lượng tốt và tỉ lệ sống cao. Được như vậy, người ương nuôi phải có một quy trình ương cá Rô đồng với mật độ thích hợp. Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “Thử nghiệm ương cá Rô đồng với các mật độ khác nhau” được thực hiện. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu  Bổ sung thêm những kỹ thuật về ương cá Rô đồng với mật độ cao ở diện tích nhỏ.  Góp phần hoàn thiện quy trình ương cá Rô đồng. 1.3 Nội dung nghiên cứu  Nghiên cứu sự ảnh hưởng của mật độ ương lên tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá Rô đồng.  Theo dõi một số yếu tố môi trường nước ương. 2CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm sinh học của cá Rô đồng 2.1.1 Hình thái phân loại Theo Mai Đình Yên (1992), cá Rô đồng được phân loại khoa học như sau: Ngành: Vertebrata Lớp: Osteichthyes Bộ: Percifomes Phân bộ: Anabantoidei Họ: Anabantidae Giống: Anabas Loài: Anabas testudineus, Bloch, 1972. Tên tiếng Anh: Climbing-perch Tên địa phương: Cá Rô đồng Hình 2.1: Hình dạng ngoài của cá Rô đồng (Anabas testudineus, Bloch, 1972). 32.1.2 Hình thái Cơ thể cá Rô đồng có hình oval rất cân đối, toàn thân phủ vẩy lược, mép ngoài của vẩy có chấm sắc tố đen, xám tro, xám nhạt. Mắt lớn và ở phía trước hai bên đầu. Vây chẳn và vây lẻ đều có gai cứng, xương nấp mang có răng cưa, vây đuôi tròn và không chia thùy. Giữa cuống đuôi có một đám sắc tố đen, khi trưởng thành màu sắc của đám sắc tố này nhạt hơn khi còn nhỏ. Cá có cơ quan hô hấp phụ trên mang nên có thể sống trong môi trường có oxy hòa tan thấp (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). 2.1.3 Phân bố Cá Rô đồng là loài cá nước ngọt, phân bố rộng trên thế giới, chủ yếu sống ở vùng nhiệt đới. Ở Đông Nam Á chủ yếu phân bố ở Lào, Thái Lan, Campuchia, Mianma, Việt Nam. Cá rô đồng thích sống nơi có mực nước nông (0,5 - 1,5m), tĩnh, nhiều cây cỏ thủy sinh và chất đáy giàu mùn bả hữu cơ (Phạm Văn Khánh, 1999). Ở ĐBSCL cá phân bố nhiều ở những khu vực trũng, ngập nước quanh năm như: nông trường Phương Ninh (Cần Thơ), rừng U Minh Hạ (Cà Mau) U Minh Thượng (Kiên Giang), vùng tứ giác Long Xuyên (An Giang), thường gặp ở kênh thủy lợi, ao, hồ, mương vườn (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). 2.1.4 Dinh dưỡng Cá Rô đồng là loài cá có ruột dài so với chiều dài toàn thân chứng tỏ chúng có tính ăn tạp, nhưng thành phần thức ăn thay đổi theo giai đoạn phát triển của cơ thể. Dưới 1 tháng tuổi, thức ăn ưa thích là những giống loài động vật phù du cở nhỏ: giáp xác nhỏ, ấu trùng tôm cá và mùn bả hữu cơ. Khi trưởng thành thức ăn ưa thích là động vật đáy: giun ít tơ, ấu trùng côn trùng, mầm non thủy thực vật, cá con, ốc, trứng cá, nòng nọc, giáp xác, cào cào… Trong xoang miệng cá Rô đồng có rất nhiều răng nhỏ, do đó chúng có thể nghiền những loại thức ăn có vỏ cứng. Khi nuôi trong ao, cá Rô đồng có khả năng sử dụng phân gia súc, thức ăn chế biến, phụ phẩm nông nghiệp tốt. Phạm vi hoạt động của cá Rô đồng rộng, trong thủy vực cá ăn tầng đáy cho đến tầng mặt. Khi phân tích trong dạ dày cá Rô đồng, người ta thấy 19% giáp xác, 3,5% côn trùng, 6% nhuyễn thể, 9,5% cá con, 47% thực vật, 16% vật chất tiêu hóa (Nargis và Hossain, 1987), pH trong dạ dày là 5,9 – 6,5 (Pandey, 1992) (trích bởi Nguyễn Thanh Phương, 2005). 2.1.5 Sinh trưởng Cá Rô đồng là loài cá có kích thước nhỏ, thể trọng thường gặp là 50 - 100 g/con, kích thước lớn nhất có thể gặp là 25 cm. Trong tự nhiên cá có thể đạt tuổi thọ 5 - 6 năm. Cá Rô đồng 1 năm tuổi đạt 50 - 60 g/con/ năm đối với cá đực và 50 - 80 g/con/năm đối với cá cái, chiều dài khoảng 9 - 10 cm. Cá 2 năm tuổi đạt 12 – 13 cm, cá 3 năm tuổi 4đạt 13 – 14 cm, cá 4 năm tuổi đạt 14 – 15 cm. Trong quần thể cá ở đồng ruộng, cá 2 - 3 tuổi chiếm ưu thế (60 - 70%), loại cao tuổi rất ít (Bộ Thủy Sản, 2001). Tuy có tính ăn rộng nhưng tốc độ sinh trưởng của cá Rô đồng tương đối chậm hơn so với các loài cá khác, cá đực nhỏ hơn cá cái. Trong ao nuôi có bổ sung thức ăn (cám, bột cá, kết hợp phân cút, thóc ngâm), sau 3 tháng cá đạt trọng lượng 30 - 35 g/con. Sau 6 tháng nuôi cá đạt trọng lượng 60 - 80 g/con. Nhưng theo Mangklamanee (1986) thì cá Rô đồng có tỉ lệ tăng trưởng 0,5 - 0,9 g/ngày khi nuôi trong ao đất có bổ sung thức ăn (trích bởi Trần ThịMỹ Phương, 2004). Khi nghiên cứu về hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) và hệ số chuyển hóa thức ăn (PER) của cá Rô đồng, các kết quả thu được như sau: FCR: 2 - 2,5 và PER > 2. Về sinh trưởng của cá, các tác giả cho rằng nếu thức ăn không đủ hàm lượng đạm cần thiết thì cá sẽ sinh trưởng chậm và giảm khối lượng. Nếu thừa cá chỉ sử dụng một phần và phần còn lại sẽ chuyển sang dạng năng lượng làm chi phí thức ăn tăng lên. 2.1.6 Sinh sản  Tuổi thành thục Tuổi thành thục tính từ khi cá nở đến khi cá mang sản phẩm sinh dục lần đầu trong vòng đời của chúng. Mỗi loài cá có tuổi thành thục riêng và thay đổi theo từng điều kiện cụ thể. Theo quy luật chung, cá sống ở vĩ độ cao, nhiệt độ thấp thì tuổi thành thục lần đầu cao hơn so với cá cùng loài sống ở vĩ độ thấp, nhiệt độ cao. Chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thành thục, những nơi có đủ dinh dưỡng, cá thành thục nhanh hơn và hệ số thành thục cao hơn, những loài cá ăn tạp và phiêu sinh thì ảnh hưởng không rõ ràng như những loài cá ăn mồi sống và phổ thức ăn hẹp (Nguyễn Thành Trung, 1998).Tùy theo môi trường sống, dinh dưỡng, chất lượng con giống, điều kiện chăm sóc thì tuổi thành thục của cá Rô đồng có thể khác nhau. Ngoài tự nhiên đã thấy trọng lượng cá thành thục nhò nhất là 25 g/con. 5Theo kết quả nghiên cứu của một số tác giả thì tuổi thành thục của cá Rô đồng được trình bày qua bảng sau: Bảng 2.1: Tuổi thành thục của cá Rô đồng theo một số tác giả STT Tuổi trưởng thành (tháng tuổi) Kích cỡ (cm) Tác giả 1 2 3 4 10 10 12 5 – 6 13 - 13,8 12 - 13 12 8 – 10 Nguyễn Ngọc Phúc, 2000 Trần Thị Trang, 2001 Lê Hoàng Yến, 1983 Potongkam 1971, Doolgin dachabaporn, 1998  Mùa vụ sinh sản Ở ĐBSCL cá Rô đồng sinh sản vào mùa mưa, tập trung từ tháng 6 - 9 dương lịch. Cá Rô đồng để tập trung sau những trận mưa lớn. Khi đẻ cá tìm tới những nơi có dòng nước mát, chảy chậm, dòng nước là yếu tố kích thích quá trình hưng phấn và đẻ trứng của cá Rô đồng. Mực nước thích hợp cho sinh sản cá Rô đồng là 0,3 - 0,4 m. Trứng cá Rô đồng thuộc loại trứng nổi, cá không có tập tính giữ trứng. Bảng 2.2: Mùa vụ sinh sản của cá Rô đồng ngoài tự nhiên theo một số tác giả STT Mùa vụ sinh sản (tháng) Tác giả 1 5 – 7 Nguyễn Thành Trung, 2001 2 5 – 6 Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993 3 4 – 6 Bộ Thủy sản, 2001 4 4 – 7 Nguyễn Ngọc Phúc, 2000 5 4 – 5 Trần Thị Trang, 2001 Qua bảng 2.2 trên cho thấy trong tự nhiên, cá tập trung sinh sản vào mùa mưa (từ tháng 4 - 7) nhưng còn tùy thuộc vào điều kiện sinh thái của từng nơi mà có sự biến động về thời điểm bắt đầu và kết thúc mùa vụ sinh sản. Còn trong sinh sản nhân tạo cá hầu như đẻ quanh năm. Theo Pravdin (1973) thì điều kiện khí tượng thủy văn không những chỉ làm thay đổi mùa vụ đẻ trứng mà còn làm thay đổi cả bản chất của sự đẻ trứng (trích bởi Mai Viết Văn, 2002). 6 Sức sinh sản Các pha của tế bào trứng trong noãn hoàng cá Rô đồng không hoàn toàn đồng nhất, đây là đặc điểm của loài cá đẻ nhiều lần trong năm. Sức sinh sản của cá Rô đồng tăng theo kích cỡ và trọng lượng cá. Cá Rô đồng có sức sinh sản cao, đạt 300.000 - 700.000 trứng/kg cá cái. Cá có khả năng tái thành thục sau thời gian ngắn (1 tháng). Trứng cá Rô đồng thành thục có màu trắng ngà hoặc hơi vàng, đường kính trứng sau khi trương nước là 1,2 - 1,3 mm. Bảng 2.3: Sức sinh sản cá Rô đồng theo một số tác giả STT Trọng lượng cá cái (g/ con) Luợng trứng (1000 trứng/ con) Tác giả 1 50 10 – 20 Lê Hoàng Yến, 1983 2 90 – 100 90 – 130 Bộ Thủy sản, 2001 3 40 12 – 16 Nguyễn Thành Trung, 2001 4 21 – 60 2,8 – 15 Nguyễn Thành Trung, 1998 Các kết quả nghiên cứu trên cho thấy sức sinh sản của cá Rô đồng có sự khác biệt nhau do sống trong những điều kiện khác nhau. Sức sinh sản của cá tăng theo kích cỡ và trọng lượng cá. Ở điều kiện nuôi vỗ đầy đủ thức ăn, cá sẽ có sức sinh sản cao hơn cá ngoài tự nhiên (Nguyễn Thành Trung, 1998). 2.2 Các nghiên cứu về cá Rô đồng Các công trình nghiên cứu cá Rô đồng chủ yếu là về hình thái, phân loại để định danh và trình bày các đặc điểm sinh học của: Mai Đình Yên (1973, 1987); Mai Đình Yên (1992); Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993). Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá cho thấy cá Rô đồng là loài thích ứng rộng với điều kiện khí hậu nhiệt đới, vào mùa khô, thậm chí lúc thời tiết khô hạn cá cũng có thể sống chui rúc dưới bùn hay thoát ra khỏi mặt nước để tìm thức ăn ở các vùng đất ẩm thấp (Potongkam, 1971) hoặc di chuyển một đoạn khá xa nhằm tìm điều kiện thích hợp để sống và sinh sản. Do khả năng thích nghi rất tốt với điều kiện môi trường, đặc biệt là khả năng hô hấp khí trời qua cơ quan hô hấp phụ (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993 ; Nguyễn Thành Trung, 1998). Nghiên cứu về sản xuất giống toàn cái và tỉ lệ đực hóa gần 100% (Đặng Khánh Hồng và csv, 2006). Trong thực tế sản xuất cá Rô đồng thương phẩm, với mật độ thả nuôi 25 con/m2, người nuôi có thể ứng dụng cho ăn thức ăn viên 23% đạm, cho mô hình nuôi với hiệu quả lợi nhuận được khẳng định (Trần Minh Phú và csv, 2006). Lipid không có khả năng chia sẻ năng lượng cho đạm (Trần Lê Cẩm Tú và csv, 2006). Nuôi thâm canh cá Rô đồng bằng giống sinh sản nhân tạo 7với mật độ 30 con/m2 đã đạt chất lượng tốt (Dương Nhựt Long và csv, 2006). Đàm Bá Long (2005) nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm cho đẻ nhân tạo cá Rô đồng tại Khánh Hòa đã kết luận: Cá Rô đồng thành thục ngoài tự nhiên có khối lượng trung bình 26,89g ở cá cái và 16,16g ở cá đực. Mùa sinh sản của cá Rô đồng ngoài tự nhiên kéo dài quanh năm, hệ số thành thục sinh dục của cá cái đạt 6,27±2,34% và ở cá đực là 1,09±0,24%, sức sinh sản tuyệt đối là 16.016±3.767 trứng/cá cái. Cá nuôi vỗ trong giai với mật độ 0,5 – 1 kg/m3 thành thục sau 20 – 25 ngày nuôi, thời gian nuôi tái phát là từ 12 – 15 ngày, tỉ lệ thành thục đạt 95,24% ở cá đực và 76,50% ở cái. Với liều lượng 50 μg LRHa + 5 mg DOM/kg cá cái, những cá cái đẻ trong bể xi măng có thời gian hiệu ứng kích dục tố dao động từ 7h – 7h30’. Sức sinh sản thực tế của cá Rô đồng thành thục ngoài tự nhiên là 935 trứng/g cá cái sai khác có ý nghĩa (p < 0,05) sức sinh sản thực tế của cá Rô đồng thành thục trong điều kiện nhân tạo (đạt 807 trứng/g cá cái). Cá Rô đồng thành thục ngoài tự nhiên cũng cho các chỉ tiêu; tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ nở của trứng cao hơn cá Rô đồng thành thục trong điều kiện nhân tạo. Tất cả các loài cá con mới nở trong giai đoạn đầu đều có tính ăn rất hẹp và thức ăn chủ yếu là sinh vật phù du cở nhỏ. Sau khi nở được 2 - 3 tuần mới bắt đầu có sự chuyển hóa dần thức ăn. Đối với những loài ăn đáy thì lượng thức ăn phải đảm bảo đầy đủ nếu không tỉ lệ sống và khả năng thích ứng với môi trường thấp. Do các cơ quan cá chưa hoàn thiện chức năng nên mọi sự thay đổi về điều kiện sống đều có ảnh hưởng. Do đó giữ vai trò chủ đạo và có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của cá là thức ăn. Sự thiếu hụt thức ăn là nguyên nhân chính làm cho cá có tỉ lệ sống thấp ở cả trong tự nhiên và trong nhân tạo (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009) Ở giai đoạn đầu ương nuôi ngoài thức ăn là động vật, thực vật, chúng ta có thể cho cá ăn thức ăn như: bột đậu nành, bột cá, động vật phù du, cám. Đặc biệt trong những ngày đầu mới nở có thể cho cá ăn lòng đỏ trứng gà. Khi ương cá, sử dụng thức ăn tự nhiên có nhiều trở ngại, như các địch hại của cá, do việc sử dụng phân bón làm xuất hiện nhiều bọ gạo gây hại cho cá. Bên cạnh đó việc sử dụng thức ăn nhân tạo có chất lượng cao đã thu được kết quả khả quan. Mật độ ương cá Rô đồng thích hợp từ 300 - 600 con/m2 (Lý Hồng Nga, 2003) Theo số liệu quy hoạch phát triển nuôi thủy sản năm 2010, Cần Thơ có tổng diện tích mặt nước khoảng 180.000 ha (có thể nuôi thủy sản 109.000 ha, gồm nhiều loại hình thủy vực như: ruộng lúa, ao mương, sông rạch). Riêng thành phố Cần Thơ có 1.050 ha nuôi cá ao, cá ruộng 1.060 ha, cá bè 229 bè. 8Ở Cần Thơ chỉ mới phát triển nghề nuôi cá Rô đồng với diện tích khoảng 5 ha (1997), năm 1998 là 27,5 ha, cao nhất là 150 ha (2001). Đến năm 2002 do không có lợi nhuận cao, diện tích nuôi cá Rô đồng chỉ còn 87 ha. Vào năm 2003, ngành Nông nghiệp của tỉnh đã xây dựng cá mô hình trình diễn với quy mô là 64 ha tôm, 30,5 ha cá đồng, 1 ha cá Rô phi đơn tính, 1 ha cá Thát lát và 5 mô hình nuôi cá Rô đồng (Sở Nông Nghiệp Cần Thơ, trích dẫn Trần Thị Mỹ Phương, 2004). Trong chiến lược phát triển lâu dài, cá đồng đặc biệt là cá Rô đồng vẫn được phát triển mạnh nhằm đa dạng hóa sản xuất, góp phần tăng kinh tế, cải thiện thu nhập cho người dân. 9CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Vật liệu nghiên cứu Nguồn cá Rô đồng bột được sản xuất tại khu vực thí nghiệm. Hóa chất, cân điện tử, thức ăn cho cá, dụng cụ kiểm tra, cùng một số dụng cụ khác. Thùng xốp (40 cm x 25 cm x 15 cm): 9 cái 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian: từ tháng 3/ 2010 đến tháng 6/ 2010. Địa điểm: 3.2.2 Bố trí thí nghiệm Thử nghiệm ương cá Rô đồng được chia làm 2 giai đoạn. Mỗi giai đoạn gồm 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Giai đoạn 1: ương cá Rô đồng từ 2 ngày tuổi tới 21 ngày tuổi, với ba mật độ khác nhau:  Nghiệm thức 1: 2000 con/m2  Nghiệm thức 2: 4000 con/m2  Nghiệm thức 3: 6000 con/m2 Giai đoạn 2: Sau khi kết thúc giai đoạn 1 và tính tỉ lệ sống, toàn bộ cá thả chung để chuẩn bị ương cá ở giai đoạn 2. Trước khi bố trí thí nghiệm, cá được tuyển chọn để cá ương đồng đều kích cỡ. Mật độ ương cá ở giai đoạn 2 được bố trí trên cơ sở ương cá tại các cơ sở ương nuôi cá ở Cần Thơ. Thí nghiệm bao gồm 3 nghiệm thức.  Nghiệm thức 1: 500 con/m2  Nghiệm thức 2: 1000 con/m2  Nghiệm thức 3: 1500 con/m2 Thức ăn cho cá Giai đoạn 1: Từ lúc bố trí đến 10 ngày tuổi: thức ăn là trứng nước, cho ăn đủ nhu cầu. Sau 10 ngày tuổi đến 21 ngày tuổi: thức ăn là trùn chỉ 100%, ngày cho ăn 2 lần và cho ăn theo nhu cầu của cá. Giai đoạn 2: Cá từ 21 ngày tuổi tới 45 ngày tuổi, thức ăn là trùn chỉ 100%, ngày cho ăn 2 lần và theo nhu cầu của cá. 10 Chăm sóc và quản lý Trong quá trình ương, thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trương nước, thay nước hằng ngày, lượng nước thay bằng 60 - 80% lượng nước trong thùng. Đồng thời quan sát tình trạng sức khỏe của cá, có biện pháp phòng bệnh thích hợp, nếu có dấu hiệu bất thường phải kịp thời xử lý. 3.3 Phương pháp thu thập, tính toán và xử lý số liệu 3.3.1 Yếu tốmôi trường Các yếu tố theo dõi gồm:  Nhiệt độ: Dùng nhiệt kế đo, đo ngày 2 lần (sáng và chiều).  pH, Oxy: dùng bộ dụng cụ kiểm tra môi trường, đo ngày 2 lần (sáng và chiều). Hình 3.1: Bộ dụng cụ kiểm tra môi trường 11 3.3.2 Các chỉ tiêu tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá Khối lượng cá được cân lúc thả cá và thu hoạch với số lượng mẫu 10 con/ thùng. Số cá thu được Tỉ lệ sống (%) = x 100 (3.1) Số cá thả LnWc - LnWđ Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR, %/ngày) = x 100 (3.2) t2 – t1 Với: Wc: khối lượng cuối Wđ: khối lượng đầu t1: thời gian lúc thả cá t2: thời gian lúc thu hoạch cá Wc - Wđ Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (DWG, g/ngày) = (3.3) t2 - t1 3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu Các chỉ tiêu theo dõi được khảo sát, xử lý bằng chương trình Excel 2003 và SPSS 11.5. 12 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Giai đoạn 1: ương cá Rô đồng từ 2 ngày tuổi tới 21 ngày tuổi 4.1.1 Các yếu tố môi trường 4.1.1.1 Nhiệt độ Qua kết quả theo dõi môi trường được thể hiện ở Bảng 4.1 cho thấy nhiệt độ của thí nghiệm dao động không đáng kể (từ 25 đến 30 oC) và đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng của các loài cá nói chung và cá Rô đồng nói riêng. Nhiệt độ dao động trong khoảng 25,54±0,5 oC vào buổi sáng và khoảng 27,8±1 oC vào buổi chiều. Tuy nhiên do ảnh hưởng của thời tiết nên có sự dao động, ở những ngày mưa, nhiệt độ xuống thấp (25 oC) và trong những ngày nắng nóng, nhiệt độ tăng cao (30 oC),vì đây là thời điểm giao mùa. Theo Nguyễn Quang Linh (2008) nhiệt độ trung bình thích hợp cho sự tăng trưởng và phát triển của cá là 20 – 30 oC. Bảng 4.1: Các yếu tố môi trường ở giai đoạn 1 Nghiệm thức Yếu tố môi trường Nhiệt độ (oC) Oxy hòa tan (ppm) pH Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều 1 (2000 con/m2) 25,55±0,5 27,85±1 3,05±0,6 4,05±0,22 7,6±0,25 8,2±0,26 2 (4000 con/m2) 25,52±0,5 27,82±1 3,15±0,5 4,02±0,13 7,6±0,27 8,1±0,23 3 (6000 con/m2) 25,55±0,5 27,8±1 3,15±0,5 4,05±0,22 7,6±0,25 8,2±0,25 13 4.1.1.2 Oxy Oxy là chất khí quan trọng nhất trong các chất khí hòa tan vì nó rất cần với đời sống thủy sinh vật. Oxy trong môi trường nước có được từ quang hợp của thủy sinh vật và quá trình khuếch tán của môi trường. Ở thủy vực nước tĩnh, nguồn cung cấp oxy chủ yếu là quá trình quang hợp. Oxy trong nước được tiêu thụ trong quá trình hô hấp của thủy sinh vật, tham gia vào quá trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ, vô cơ trong nước và nền đáy. Thông thường, ở những ao càng rộng thì hàm lượng oxy trong ao cao và cá phát triển nhanh hơn. Trong thí nghiệm oxy dao động trong khoảng 2 – 5 ppm. Theo Lê Văn Cát và csv (2006), hàm lượng oxy hòa tan thích hợp cho các loài cá > 3 ppm. Qua đó, hàm lượng oxy hòa tan của thí nghiệm dao động (2 – 5 ppm) tuy có thấp do diện tích ương nhỏ độ sâu mực nước thấp, tảo không phát triển mạnh nhưng cá Rô đồng là loại cá có cơ quan hô hấp phụ có thể chịu đựng tốt với môi trường có hàm lượng oxy thấp, nên vẫn thích hợp cho sự phát triển. 4.1.1.3 pH pH là yếu tố môi trường quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống thủy sinh. Theo Lê Văn Cát và csv (2006), pH thích hợp cho sinh trưởng của cá là 6,5 - 9, khi pH quá cao hay quá thấp đều không thuận lợi cho quá trình phát triển của cá, pH cao quá trình bài tiết chất thải nitơ bị ức chế do amoniac phía ngoài mang nằm ở dạng trung hòa (NH3) nó là giảm thế năng khuếch tán của amoniac từ trong cơ thể ra ngoài, pH thấp tác động xấu tới quá trình hô hấp. Ở thí nghiệm này pH dao động trong khoảng 7,0 – 8,5. nằm trong khoảng (6,5 – 9) thích hợp cho cá sinh trưởng và phát triển bình thường. pH khác biệt không có ý nghĩa (p> 0,05) giữa các nghiệm thức với nhau. Tóm lại, các yếu tố môi trường, nhiệt độ (25 – 30 oC), oxy (2 – 5 ppm), pH (7 – 8,5). Theo Trương Quốc Phú (2004), nhiệt độ thích hợp cho cá, tôm vùng nhiệt đới nằm trong khoảng 25 – 32 oC, hàm lượng oxy tốt nhất cho ao nuôi tôm cá khoảng > 3 mg/lít, pH thích hợp 6 – 9. Các yếu tố môi trường trong giai đoạn này vẫn nằm trong khoảng thích hợp, không ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cá Rô đồng. 14 4.1.2 Sự tăng trưởng của cá từ ngày thả tới 21 ngày tuổi 4.1.2.1 Tăng trưởng về trọng lượng Khối lượng trung bình của cá Rô đồng ở các nghiệm thức mật độ còn thấp sau 21 ngày ương. Trong đó, khối lượng trung bình của cá ở nghiệm thức 1 là 0,581±0,041 g/con cao hơn nghiệm thức 2 là 0,542±0,065 g/con và cao hơn nghiệm thức 3 là 0,461±0,048 g/con. Khối lượng của cá ở cả 3 nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05). Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của 3 nghiệm thức cũng không khác biệt không có ý nghĩa: 0,029 g/ngày (nghiệm thức 1), 0,027 g/ngày (nghiệm thức 2), và 0,023 g/ngày (nghiệm thức 3). Điều này có thể do nuôi trong điều kiện tương tự nhau về môi trường, thức ăn, chế độ chăm sóc và quản lý. Bảng 4.2: Tăng trưởng khối lượng của cá ở giai đoạn 1 Nghiệm thức Chi tiêu Thời gian Ban đầu 21 ngày 1 (2000 con/m2) Trung bình (g) 0,0002 0,581±0,041a DWG (g/ngày) SGR (%/ngày) 0,029 40 2 (4000 con/m2) Trung bình (g) 0,0002 0,542±0,065a DWG (g/ngày) SGR (%/ngày) 0,027 39,5 3 (6000 con/m2) Trung bình (g) 0,0002 0,461±0,048a DWG (g/ngày) SGR (%/ngày) 0,023 39 Ghi chú: Số liệu được trình bày dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn. Những giá trị trong cùng 1 cột mang chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05). Sau 21 ngày ương thì khối lượng cá trung bình ở nghiệm thức 2 bằng 93% so với khối lượng cá trung bình ở nghiệm thức 1, khối lượng cá trung bình ở nghiệm thức 3 bằng 79% so với khối lượng cá trung bình ở nghiệm thức 1, tương tự như vậy khối lượng cá trung bình ở nghiệm thức 3 bằng 85% so với khối lượng cá trung bình ở nghiệm thức 2. Đều này chứng tỏ mật độ ương cá Rô đồng ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng về trọng lượng của cá, tức là khi mật độ ương càng cao thì tốc độ sinh trưởng của cá càng giảm. 15 4.1.2.2 Tăng trưởng về chiều dài Kết quả phân tích cho thấy chiều dài của cá ở nghiệm thức 1 là 22,33±3,4 mm cao hơn so với chiều dài cá 2 nghiệm thức còn lại (nghiệm thức 2 là 21,8±3 mm, nghiệm thức 3 là 20,33±1.7 mm). Chiều dài trung bình của cá ở nghiệm thức 3 (p < 0,05) có sự khác biệt so với nghiệm thức 1 và nghiệm thức 2. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài của cá ở 3 nghiệm thức tương đương nhau: 1 mm/ngày nghiệm thức 1, 0,94 mm/ngày nghiệm thức 2 và 0,87 mm/ngày nghiệm thức 3. Bảng 4.3: Tăng trưởng chiều dài của cá ở giai đoạn 1 Nghiệm thức Chỉ tiêu Thời gian Ban đầu 21 ngày 1 Trung bình (mm) 3 22,33±3,4a (2000 con/m2) DLG (mm/ngày) SGR (%/ngày) 1 10 2 Trung bình (mm) 3 21,8±3a (4000 con/m2) DLG (mm/ngày) SGR (%/ngày) 0,94 9,9 3 Trung bình (mm) 3 20,33±1,7b (6000 con/m2) DLG (mm)/ngày) SGR (%/ngày) 0,87 9,6 Ghi chú: Số liệu được trình bày dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn. Những giá trị trong cùng 1 cột mang chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05). Nếu xét về mối tương quan về tốc độ tăng trưởng tuyệt đối giữa khối lượng và chiều dài thì đây là mối tương quan thuận. Nhưng có thể nói, ở giai đoạn này tăng trưởng về chiều dài của cá được ưu tiên hơn so với tăng trưởng về khối lượng. Sau 21 ngày ương thì chiều dài cá trung bình ở nghiệm thức 2 bằng 98% so với nghiệm thức 1, nghiệm thức 3 bằng 91% so với nghiệm thức 1, tương tự nghiệm thức 3 bằng 93% so với nghiệm thức 2. Như vậy mật độ ương cá Rô đồng ảnh hưởng không rõ ràng đến tăng trưởng về chiều của cá. 4.1.3 Tỉ lệ sống 16 Tỷ lệ sống cuả cá ở 3 nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa (p< 0,05), song đó tỷ lệ sống của cá ở nghiệm thức 1 cao nhất (79,33%), tiếp theo là tỷ lệ sống của cá ở nghiệm thức 2 (55,33%) và tỷ lệ sống của cá thấp nhất thuộc về nghiệm thức 3 (27%). Như vậy tỷ lệ sống của cá giảm dần theo mật độ. Theo Lê Xuân Sinh (1994) là mật độ ương ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá, cũng như nhận định của Chung Lân (1996), mật độ ương càng dầy, càng chậm lớn và tỉ lệ sống thấp (trích dẫn Đặng Như Ý (2009). Bảng 4.4: Tỉ lệ sống của cá ở giai đoạn 1 Nghiệm thức Tỉ lệ sống (%) 1 (2000 con/m2) 79,33±10,69c 2 (4000 con/m2) 53,33±4,51b 3 (6000 con/m2) 27±7,21a Ghi chú: Số liệu được trình bày dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn. Những giá trị trong cùng 1 cột mang chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05). 79.33 53.33 27 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 1 2 3 Nghiệm thức (% ) Tỉ lệ sống (%) Hình 4.1: Tỉ lệ sống cá ở giai đoạn 1 4.2 Kết quả ương cá ở giai đoạn 2: ương cá Rô đồng từ 21 ngày tuổi tới 45 ngày tuổi 17 4.2.1 Các yếu tố môi trường 4.2.1.1 Nhiệt độ Nhiệt độ nước ương dao động từ 26 – 31 oC, tuy có cao hơn giai đoạn 1, nhưng đây cũng là nhiệt độ thích hợp (20 – 30 oC) cho cá tăng trưởng và phát triển bình thường. Nhiệt độ không khác biệt giữa 3 nghiệm thức với nhau Bảng 4.5: Các yếu tố môi trường ở giai đoạn 2 Nghiệm thức Yếu tố môi trường Nhiệt độ (oC) Oxy hòa tan (ppm) pH Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều 1 (500 con/m2) 27±0,67 30±0,96 2,2±0,4 3,5±0,7 7,5±0,11 8±0,2 2 (1000 con/m2) 27±0,67 30±0,96 2,2±0,4 3±0,5 7,5±0,11 8±0,2 3 (1500 con/m2) 27±0,67 30±0,96 2,2±0,4 3±0,5 7,5±0,11 8±0,2 4.2.1.2 Oxy Oxy dao động trong khoảng 2 – 4 ppm. Tuy oxy có thấp nhưng cá vẫn tăng trưởng và phát triển bình thường, do có cơ quan hô hấp phụ. Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), cá rô đồng là loài cá có cơ quan hô hấp phụ, có khả năng chịu đựng tốt với môi trường không thuận lợi có hàm lượng oxy hòa tan thấp, hàm lượng chất hữu cơ cao. Oxy trong thí nghiệm khác biệt không có ý nghĩa (p> 0,05) giữa các nghiệm thức với nhau. 4.2.1.3 pH pH dao động trong khoảng 7,0 - 8,2. Nhìn chung nó có thấp hơn giai đoạn 1 (7,0 - 8,5) nhưng vẫn nằm trong khoảng thích hợp (6,5 – 9) cho cá sinh trưởng và phát triển bình thường. pH hầu như không khác biệt giữa các nghiệm thức với nhau. Tóm lại, các yếu tố môi trường ở trong giai đoạn, nhiệt độ (26 – 31 oC), oxy (2 – 4 ppm), pH (7 – 8,2). Theo Nguyễn Quang Linh (2008), nhiệt độ thích hợp cho sự phất triển của hầu hết thủy sinh vật là trong khoảng (20 – 30 oC), oxy từ (3 – 8 ppm), 18 pH (6,5 – 8,5). Các yếu tố môi trường này vẫn nằm trong khoảng thích hợp, không ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cá Rô đồng. 4.2.2 Sinh trưởng của cá từ 21 ngày tuổi tới 45 ngày tuổi 4.2.2.1 Tăng trưởng về trọng lượng Kết quả ương cá ở giai đoạn 2 đã ghi nhận: Khối lượng trung bình của nghiệm thức 1 là 3±0,18 g/con cao hơn nghiệm thức 2, nghiệm thức 3 là 2,8±0,21 g/con và 2,4±0,32 g/con. Sự chênh lệch giữa 3 nghiệm thức là không lớn và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05) Bảng 4.6: Tăng trưởng khối lượng của cá ở giai đoạn 2 Nghiệm thức Chi tiêu Thời gian Ngày thả 45 ngày 1 (500 con/m2) Trung bình (g) 0,581±0,041a 3±0,18a DWG (g/ngày) SGR (%/ngày) 0,1 6,9 2 (1000 con/m2) Trung bình (g) 0,542±0,065a 2,8±0,21a DWG (g/ngày) SGR (%/ngày) 0,094 6,8 3 (1500 con/m2) Trung bình (g) 0,461±0,048a 2,4±0,32a DWG (g/ngày) SGR (%/ngày) 0,081 6,8 Ghi chú: Số liệu được trình bày dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn. Những giá trị trong cùng 1 cột mang chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05). Tốc độ tăng trưởng đặc biệt của cá ở 3 nghiệm thức ở giai đoạn này tương đương nhau là 6,9 %/ngày (nghiệm thức 1), 6,8 %/ngày (nghiệm thức 2), và 6,8 %/ngày (nghiệm thức 3). Điều này có thể do nuôi trong điều kiện tương tự nhau về môi trường, thức ăn, chế độ chăm sóc và quản lý. Sự tăng trưởng về trọng lượng của cá Rô đồng ở thí nghiệm này cao hơn nghiên cứu của Đặng Như Ý (2009). Theo Đặng Như Ý (2009), tốc độ tăng trưởng tuyệt đối là 0,06 g/ngày. Sự khác biệt này có thể do Đặng Như Ý (2009) ương cá ở vùng đất 19 nhiễm phèn và cho ăn cho cá là thức ăn nhân tạo, còn ở thí nghiệm này thức ăn cho cá ăn là trùn chỉ 100%, nên tốc độ tăng trưởng tuyệt đối cao hơn. Sau 45 ngày ương khối lượng trung bình của cá tỉ lệ nghịch với mật độ ương, khối lượng cá trung bình ở nghiệm thức 2 bằng 93% so với khối lượng cá trung bình ở nghiệm thức 1, khối lượng cá trung bình ở nghiệm thức 3 bằng 80% so với khối lượng cá trung bình ở nghiệm thức 1, tương tự như vậy khối lượng cá trung bình ở nghiệm thức 3 bằng 86% so với khối lượng cá trung bình ở nghiệm thức 2. Mặc dù có sự khác nhau về khối lượng cá khi kết thúc thí nghiệm, nhưng sự khác nhau này không có ý nghĩa (p> 0,05), đều đó chứng tỏ rằng đối với cá Rô đồng có thể ương với mật độ khá cao, chỉ cần cung cấp đủ thức ăn thì sự sinh trưởng của cá diễn ra bình thường. 4.2.2.2 Tăng trưởng về chiều dài Kết quả phân tích cho thấy chiều dài cho kết quả tăng trưởng nhanh nhất ở nghiệm thức 1 là 43,22±1,7 g/con, so với 2 nghiệm thức còn lại là nghiệm thức 2 là 39,9±3,6 g/con, nghiệm thức 3 là 38,6±3,1 g/con. Bảng 4.7: Tăng trưởng chiều dài của cá ở giai đoạn 2 Nghiệm thức Chi tiêu Thời gian Ngày thả 45 ngày 1 (500 con/m2) Trung bình (mm) 22,33±3,4a 43,22±1,7a DLG (mm/ngày) SGR (%/ngày) 0,47 1,5 2 (1000 con/m2) Trung bình (mm) 21,8±3a 39,9±3,6a DLG (mm/ngày) SGR (%/ngày) 0,41 1,4 3 (1500 con/m2) Trung bình (mm) 20,33±1,7b 38,6±3,1a DLG (mm/ngày) SGR (%/ngày) 0,42 1,4 Ghi chú: Số liệu được trình bày dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn. Những giá trị trong cùng 1 cột mang chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05). Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của của cá ở 3 nghiệm thức cũng tương đương nhau, nghiệm thức 1 (0,47 mm/ngày), nghiệm thức 2 (0,41 mm/ngày), nghiệm thức 3 (0,42 mm/ngày). Điều này do nuôi trong điều kiện giống nhau về môi trường thức ăn chế độ 20 chăm sóc và quản lý. Cũng giống như giai đoạn 1 mối tương quan về tốc độ tăng trưởng tuyệt đối giữa khối lượng và chiều dài thì đây là mối tương quan thuận. Như vậy, cá rô đồng ở giai đoạn này có sự tăng trưởng về mặt khối lượng và chiều dài. Kết thúc thí nghiệm cho thấy chiều dài cá trung bình cao nhất (43,22 mm/con) ở nghiệm thức 1, và thấp nhất (38,6 mm/con) ở nghiệm thức 3, chiều dài cá trung bình ở nghiệm thức 2 bằng 92% so với chiều dài cá trung bình ở nghiệm thức 1, chiều dài cá trung bình ở nghiệm thức 3 bằng 89% so với chiều dài cá trung bình ở nghiệm thức 1, tương tự chiều dài cá trung bình ở nghiệm thức 3 bằng 97% so với chiều dài cá trung bình ở nghiệm thức 2. Với mức độ sai khác không có ý nghĩa (p> 0,05) giữa các nghiệm thức 1 và 2, 3. Kết thúc thí nghiệm cho thấy chiều dài cá trung bình cao nhất (43,22 mm/con) ở nghiệm thức 1, và thấp nhất (38,6 mm/con) ở nghiệm thức 3, chiều dài cá trung bình ở nghiệm thức 2 bằng 92% so với chiều dài cá trung bình ở nghiệm thức 1, chiều dài cá trung bình ở nghiệm thức 3 bằng 89% so với chiều dài cá trung bình ở nghiệm thức 1, tương tự chiều dài cá trung bình ở nghiệm thức 3 bằng 97% so với chiều dài cá trung bình ở nghiệm thức 2. Với mức độ sai khác không có ý nghĩa (p> 0,05) giữa các nghiệm thức 1, 2 và 3. Tóm lại có thể nói trong giai đoạn 2 (cá Rô đồng từ 21 ngày tuổi tới 45 ngày tuổi) mật độ ương không ảnh hưởng đến chiều dài của cá. 4.2.3 Tỉ lệ sống Trong quá trình thí nghiệm, việc kiểm soát môi trường nước giữa 3 nghiệm thức hoàn toàn giống nhau, nên các yếu tố môi trường gần như nhau. Theo kết quả thử nghiệm tỉ lệ sống ở 3 nghiệm thức điều rất cao lần lượt là nghiệm thức 1 là 85,3%, nghiệm thức 2 là 84,7%, nghiệm thức 3 là 66,3% và khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Do giai đoạn này cá đã lớn, sức chịu đựng của cá tốt hơn so với giai đoạn còn nhỏ. Hơn nữa, thời gian thí nghiệm cũng tương đối ngắn (24 ngày) chỉ ương cá từ 21 ngày tuổi tới 45 ngày tuổi và cá được cho ăn tương đối đầy đủ nên số lượng cá bị hao hụt không đáng kể. Bảng 4.8: Tỉ lệ sống của cá ở giai đoạn 2 Nghiệm thức Tỉ lệ sống 21 1 (500 con/m2) 85,3±5,03a 2 (1000 con/m2) 84,7±3,22a 3 (1500 con/m2) 66,3±14,05a Ghi chú: Số liệu được trình bày dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn. Những giá trị trong cùng 1 cột mang chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05). Như vậy tỉ lệ sống của cá Rô đồng ở thí nghiệm này cao hơn kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Khánh (2002),vì sau 2 tháng ương cá rô đồng trong ao đất ở Trà Vinh, kết quả tỉ lệ sống của thí nghiệm là 25,8- 33,8%. 85.3 84.7 66.3 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 1 2 3 Nghiệm thức (% ) Tỉ lệ sống (%) Hình 4.2: Tỉ lệ sống cá ở giai đoạn 2 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 22 5.1 Kết luận  Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm như: nhiệt độ nước (25 – 31 oC), pH (7,0 – 8,5), hàm lượng oxy (2 – 5 mg/L), đều nằm trong giới hạn không ảnh hưởng nguy hại cho sự tồn tại và phát triển của cá Rô đồng.  Trọng lượng của cá ương sau 21 ngày ở nghiệm thức 1 (2000 con/m2) bình quân 0,581±0,041 g/con lớn hơn cá nuôi ở nghiệm thức 2 (4000 con/m2) 0,542±0,065 g/con và nghiệm thức 3 (6000 con/m2) 0,461±0,048 g/con. Tăng trọng ngày của cá nuôi ở nghiệm thức 1 đạt 0,029 g/ngày cao hơn cá nuôi ở nghiệm thức 2 với 0,027 g/ngày và nghiệm thức 3 với 0,023 g/ngày.  Trọng lượng cá ương từ 21- 45 ngày tuổi ở nghiệm thức 1 (500 con/m2) bình quân 3±0,18 g/con lớn hơn cá nuôi ở nghiệm thức 2 (1000 con/m2) 2,8±0,21 g/con và nghiệm thức 3 (1500 con/m2) 2,4±0,32 g/con. Tăng trọng ngày của cá nuôi ở nghiệm thức 1 đạt 6,9 %/ngày cao hơn cá nuôi ở nghiệm thức 2 và nghiệm thức 3 là 6,8 %/ngày. Kết quả tăng trưởng và tỉ lệ sống giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa với nhau. Nên có thể khuyến cáo ương cá với mật độ 500 – 1000 con/m2 đạt kết quả tốt. 5.2 Đề xuất  Thử nghiệm ương cá Rô đồng với mật độ khác trong diện tích lớn hơn.  Thử nghiệm ương cá Rô đồng với các loại thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm khác nhau TÀI LIỆU THAM KHẢO 23 Bộ Thủy Sản, 2001. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I. Cá nước ngọt Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Dương Nhựt Long, Nguyễn Thanh Hiệu và Nguyễn Anh Tuấn. Thực nghiệm nuôi cá Rô đồng (Anabas testudineus) thâm canh trong ao đất tại Tỉnh Long An. Tạp chí nghiên cứu khoa học 2006: 93 – 103. Trường Đại Học Cần Thơ. Đàm Bá Long, 2003. Nghiên cứu sinh sản cá rô đồng tại khánh Hòa. Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp Trường. Đặng Khánh Hồng, Đỗ Trung, Nguyễn Tường Anh. Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống cá Rô đồng (Anabas testudineus) toàn cái.Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006: 110 - 115. Trường Đại học Cần Thơ. Đặng Như Ý, 2009. Thực nghiệm ương cá rô đồng trong ao ở vùng đất nhiễm phèn Hòa An- Phụng Hiệp- Hậu Giang. Luận văn tốt nghiệp Đại Học - Khoa Thủy Sản - Đại Học Cần Thơ. Lê Văn Cát, Đỗ Thị Hồng Nhung và Ngô Văn Cát,2006. Nước nuôi thủy sản (chất lượng & giải pháp cải thiện chất lượng). Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Hà Nội. Lý Hồng Nga, 2003. Tổng Kết những nghiên cứu về cá Rô đồng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Chuyên đề tốt nghiệp. Khoa Thủy Sản, Đại Học Cần Thơ. Mai Đình Yên, 1992. Định loại cá nước ngọt Nam Bộ. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Mai Viết Văn, 2002. Tổng quan về sinh học, kỹ thuật sản xuất giống và kỹ thuật ương, nuôi cá Rô đồng. Chuyên đề tốt nghiệp. Khoa Thủy Sản. Đại Học Cần Thơ. Nguyễn Quang Linh, 2008. Cẩm nang nuôi cá nước ngọt. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên công nghệ, Hà Nội. Nguyễn Thanh Phương, Trần Thị Thanh Hiền, Phạm Thanh Liêm, Trần Văn Bùi và Lê Bảo Ngọc, 2005. Nghiên cứu phát triển thức ăn và kỹ thuật nuôi thâm canh cá Rô đồng trong ao. Báo cáo khoa học. Đại học Cần Thơ. Nguyễn Thành Trung, 2001. Kỹ thuật nuôi cá Rô đồng. Hội Nghề Cá Việt Nam. Nguyễn Thành Trung, 1998. Một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật sản xuất giống cá Rô đồng. Luận án thạc sĩ. Đại Học Nha Trang. Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009. Cơ sở khoa học và kỹ thuật sản xuất cá giống - Nhà xuất bản nông nghiệp, Thành Phố Hồ Chí Minh. Phạm Văn Khánh, 1999. Một số đặc điểm sinh học, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thịt cá Rô đồng (Anabas testudineus), nhà xuất bản Nông nghiệp. Potongkam, K., 1971. Biological characteristics of Climbing perch, Anabas testudineus (Bloch). Division of Aquatic Animals conservation. Department of Fisheries Bangkok, Thailand. (in Thai). 24 Trần Lê Cẩm Tú và Trần Thị Thanh Hiền. Đánh giá khả năng chia sẽ năng lượng của lipid cho protein trong thức ăn của cá Rô đồng (Anabas testudineus) ở giai đoạn giống. Tạp chí nghiên cứu khoa học 2006: 169 – 174. Trường Đại Học Cần Thơ. Trần Minh Phú, Trần Lê Cẩm Tú và Trần Thị Thanh Hiền. Thực nghiệm nuôi thâm canh cá Rô đồng (Anabas testudineus) bằng thức ăn viên với các hàm lượng đạm khác nhau. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006: 104 - 109. Trường Đại học Cần Thơ. Trần Thị Mỹ Phương, 2004. Ảnh hưởng của mật độ lên sinh trưởng và năng suất cá Rô đồng nuôi trong lồng đặt trong ao. Luận văn tốt nghiệp Đại Học- Khoa Thủy sản- Đại Học Cần Thơ. Trần Thị Trang, 2001. Nghiên cứu kỹ thuật sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá Rô đồng. Luận văn tốt nghiệp Đại Học. Đại Học Cần Thơ. Trương Quốc Phú, 2004. Quản lý chất lượng nước ao nuôi thủy sản. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Phân bố cá nước ngọt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nhà xuất bản Khoa học. Vương Dĩ Khang, 1962. Ngư loại phân loại học. 25 PHỤ LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflvtruongbanien_5291.pdf