Giai đoạn 2016-2020, huyện Quảng Ninh đứng trước rất nhiều cơ hội và thách
thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công tác giảm nghèo nói
riêng, đòi hỏiphải tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý, điều115
hành của chính quyền, sự vào cuộc của các đoàn thể chính trị, xã hội, sự nỗ lực của
toàn dân để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, huyện Quảng Ninh xác định
giảm nghèo là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài, phải được thực hiện kiên trì,
thường xuyên, liên tục, đặt trong chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
chung của huyện và của mỗi địa phương; sự hỗ trợ của Nhà nước là cần thiết và
quan trọng nhưng thực hiện giảm nghèo là việc của bản thân người nghèo, phải làm
cho người dân tự giác, chủ động thực hiện và có trách nhiệm hơn nữa để vươn lên
thoát nghèo. Một trong những nhiệm vụ cơ bản mà tỉnh xác định để thực hiện mục
tiêu giảm nghèo đó là tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, căn bản về nhận thức, nâng cao
ý thức của người dân. Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ đó, thì việc đưa ra các
giải pháp để thực hiện các chính sách giảm nghèo và đề xuất thực hiện giải pháp là
cần thiết.
Công tác xoá đói giảm nghèo là công tác trọng tâm của chiến lược phát triển
kinh tế-xã hội, trong đó tập trung vào các hoạt động hỗ trợ, tạo điều kiện cho người
nghèo, hộ nghèo có tư liệu và phương tiện để sản xuất, dịch vụ, bảo đảm an ninh
lương thực ở cấp hộ gia đình, nâng cao thu nhập để tự vượt qua nghèo đói; tạo cơ hội
để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, đặc biệt là tiếp cận dịch vụ giáo
dục, y tế, nước sạch; giảm thiểu rủi ro do thiên tai, bão lụt và tác động tiêu cực của
quá trình cải cách kinh tế, bảo đảm giảm nghèo bền vững. Đồng thời hỗ trợ các xã
nghèo phát triển hạ tầng cơ sở, phát triển sản xuất, dịch vụ, thu hẹp dần khoảng cách
chênh lệch về trình độ phát triển, mức sống giữa các vùng, các tầng lớp dân cư. Thực
tiễn trong những năm qua, hoạt động XĐGN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói chung
và huyện Quảng Ninh nói riêng đã thu được những kết quả bước đầu rất quan trọng,
góp phần tích cực thực hiện thành công các mục tiêu giảm nghèo, nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội, giữ vững trật tự an ninh chính trị, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.
Tuy nhiên, những thành tựu đó mới chỉ là bước đầu và chưa bền vững. Do đó, hoàn
thiện về quá trình tổ chức thực hiện các chính sách để giảm nghèo một cách bền vững
trên địa bàn huyện Quảng Ninhđang là một vấn đề cần thiết và cấp bách.116
Nội dung luận văn đã làm rõ một số vấn đề lý luận về chính sách giảm nghèo
bền vững. Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động thực hiện các chính sách giảm
nghèo bền vững trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình trong thời gian
qua, đã chỉ rõ những kết quả bước đầu, làm rõ những hạn chế của quá trình thực
hiện các chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Quảng Ninh. Từ những cơ sở lý
luận và xuất phát từ thực trạng, luận văn đã đề xuất giải pháp để thực hiện các chính
sách về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
Việc thực hiện các giải pháp trên sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động
thực hiện các chính sách về giảm nghèo bền vững tại địa phương, mang lại hiệu quả
thiết thực cho người dân nói chung, người nghèo nói riêng, góp phần phát triển kinh
tế, ổn định chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng đối với huyện Quảng Ninh nói
riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung./.
130 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 1517 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
địa hình phức tạp như xã Trường Xuân, Trường Sơn không thể trồng
trọt thì tập trung phát triển cây công nghiệp, cây lâm nghiệp hoặc phát triển chăn
nuôi gia súc kết hợp hoặc mô hình kinh tế trang trại với quy mô thích hợp. Cần xây
dựng chính sách chiến lược, tập trung vào các xã miền núi, các xã đang còn gặp
nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt cần chú trọng vào các mô hình
kinh tế trang trại có khả năng tự cung, tự cấp cho nhu cầu đời sống trong vùng bởi
vì điều kiện giao thông đi lại ở những xã này khá khó khăn. Tìm ra cây công nghiệp
có giá trị kinh tế cao là cách nhanh nhất để có thể giúp người dân nâng cao sinh kế.
Thêm vào đó, cần xây dựng chính sách hỗ trợ nông nghiệp cho người dân ở những
vùng này để họ yên tâm sản xuất.
Phát triển trang trại tổng hợp, trồng rừng kinh tế, cây công nghiệp lâu năm kết
hợp với chăn nuôi gia súc, trồng cây ăn quả, cây ngắn ngày, theo phương thức lấy
97
ngắn nuôi dài ở vùng đất dọc đường Hồ Chí Minh ở các xã Vĩnh Ninh, Xuân Ninh,
Hiền Ninh, An Ninh và Vạn Ninh. Phát triển chăn nuôi công nghiệp, khu giết mổ
tập trung, hình thành trung tâm mua bán hàng hóa nông sản. Đầu tư khoa học công
nghệ cho nông nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản, nuôi trồng
thủy sản, hình thành vùng sản xuất hàng hóa trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế -
xã hội của từng vùng. Hình thành trang trại chăn nuôi gia cầm ở các xã Vạn Ninh,
An Ninh, Tân Ninh, Gia Ninh, Hải Ninh đề từ đó tạo việc làm cho người dân. Ngoài
ra, cần xâydựng các chính sách về kênh tiêu thụ sản phẩn ổn định để sản phẩm từ
kinh tế trang trại có hiệu quả, trở thành chủ lực kinh tế trong sản xuất nông nghiệp
của huyện.
Hướng dẫn các gia đình nông thôn cải tạo vườn tạp thành các khu vườn
chuyên canh kết hợp với đa dạng hóa các mô hình sản xuất khép kín Vườn – Ao –
Chuồng, phát triển kinh tế trang trại, thực hiện chuyển giao và ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo tại
các hộ gia đình, địa phương và tạo việc làm.
Mở rộng các mô hình kinh tế có hiệu quả trên địa bàn huyện giúp các hộ đói
nghèo từng bước tiếp cận và tham gia vào cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế,
hướng họ từ chỗ sản xuất theo kinh tế nhỏ lẻ, phi tập trung vào sản xuất hàng hóa
lớn có sự quản lý của nhà nước.Tạo điều kiện thuận lợi, cho phép các doanh nghiệp,
thành phần kinh tế phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu đá, cát, gạch,
ngói cung cấp nhu cầu xây dựng ngày càng tăng trên địa bàn và khu vực thành
phố Đồng Hới, tạo công ăn việc làm cho lao động trên địa bàn huyện.
Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy hải sản kết hợp xây dựng một số dự án
khai thác các lợi thế khác ở vùng cát ven biển, vùng cồn bãi để tạo việc làm và tăng
thu nhập cho nhân dân. Đầu tư phát triển ngư lưới, phát triển khai thác hải sản xa
bờ, các dịch vụ hỗ trợ nghề cá, phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng công
nghiệp, xây dựng và hình thành các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá nhắm hỗ trợ phát
triển thủy sản. Hỗ trợ cho vay ưu đãi ở xã Hải Ninh, để đầu tư phương tiện, từng
98
bước hiện đại có thể đánh bắt hiệu quả ở các vùng biển xa hơn để giải quyết việc
làm đối với ngư dân.
Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng dịch vụ, mời gọi đầu tư, xúc tiến triển khai
các dự án phát triển du lịch - dịch vụ như núi Thần Đinh, Hồ Rào Đá, Sông Long
Đại, bãi tắm Hải Ninh, Cồn Nổi thị trấn Quán Hàu, khu nghỉ dưỡng và Sân Golf Hải
Ninh và các dịch vụ mà huyện có thế mạnh, tạo ra nhiều việc làm.
- Phát triển các hoạt động phi nông nghiệp tại các địa phương. Đa dạng hóa
các hoạt động phi nông nghiệp và các hình thức kinh doanh. Tiếp tục xây dựng,
khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống tại địa phương: mặt hàng chổi
đót Rạng Đông, mây xuất khẩu Bình Minh ở thị trấn Quán Hàu; sinh vật cảnh Văn
La, xã Lương Ninh; chạm khảm ở Trục Ly, xã Võ Ninh; chế biến bún, bánh khô ở
Dinh Mười; sản xuất rượu nếp cẩm Hòa Bình, xã Tân Ninh.
Hình thành một số Hợp tác xã hoặc cơ sở sản xuất mộc, sản xuất hàng thủ
công mỹ nghệ phục vụ tiêu dùng, du lịch; Hợp tác xã chế biến thủy sản, đánh bắt
hải sản và mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ.
Xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư phát triển làng nghề, hỗ trợ
xây dựng, quảng bá sản phẩm thương hiệu Hàu (ở thị trấn Quán Hàu), phát triển các
mặt hàng chế biến truyền thống nước mắm, ruốc, cá khô, mở rộng cơ sở chế biến
khoai gieo ở Hải Ninh; Rượu Võ Xá ở xã Võ Ninh; chổi đót ở Phúc Duệ, Vĩnh
Ninh. Trên cơ sở đó có những cá nhân hoặc nhóm cá nhân có sự am hiểu, có kinh
nghiệm và trình độ tay nghề làm ra những sản phẩm chất lượng cao đáp ứng nhu
cầu ổn định về sản phẩm, dịch vụ của nền kinh tế thị trường, đảm bảo nguồn thu
nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nói chung và các hộ đói nghèo
nói riêng, giải quyết việc làm, thoát khỏi vòng luẩn quẩn của nợ nần và nghèo đói.
Đào tạo nghề là nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực được ưu tiên số một, bởi
yếu tố con người quyết định đến kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển
kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo. Vì vậy, công tác đào tạo nguồn nhân lực phải
tập trung khai thác các tiềm năng, lợi thế, huy động các nguồn lực đầu tư từ nước
ngoài, trong nước và nội lực của các địa phương để hỗ trợ cho đào tạo nghề. Từ đó,
99
góp phần tạo ra nguồn nhân lực tốt cho các địa phương, thúc đẩy thực hiện có hiệu
quả các nhiệm vụ trong công tác xóa đói giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số.
Đẩy mạnh đào tạo nghề phổ thông và nghề có tay nghề cao theo định hướng
nhu cầu cung ứng lao động của huyện trên cơ sở Đề án Đào tạo nghề cho lao động
nông thôn đến năm 2020 huyện Quảng Ninh, quy hoạch cơ sở giáo dục nghề nghiệp
và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020, trong đó, ưu tiên đào tạo
nguồn nhân lực có tay nghề cao; đầu tư hỗ trợ và nhân rộng các mô hình đào tạo
nghề gắn với doanh nghiệp, làng nghề để giải quyết việc làm tại chỗ có hiệu quả,
chú trọng các nghề du lịch, dịch vụ...
Đánh giá chung hàng năm của phòng LĐ,TB&XH cho thấy huyện đang rất
thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật cao. Về chất lượng nguồn
nhân lực, nếu lấy thang điểm 10 thì huyện chỉ đạt dưới mức trung. Như vậy, chúng
ta đang vấp phải một thực trạng hết sức khó khăn là vừa thiếu, vừa mất cân đối
nghiêm trọng về cơ cấu lao động qua đào tạo. Việc thiếu hụt này là do từ trước đến
nay, về cơ bản, các cơ sở dạy nghề chủ yếu chỉ đào tạo “cái mình có” theo chương
trình của mình mà chưa chú trọng đến “cái thị trường cần”, nhu cầu từng ngành
nghề mà doanh nghiệp cần trong tương lai. Nói cách khác, các cơ sở đào tạo không
biết những “sản phẩm” mình làm ra được thị trường, được xã hội chấp nhận đến
đâu. Điều này đã tạo ra sức ỳ rất lớn đối với việc đổi mới chương trình, đổi mới
phương pháp giảng dạy, phương pháp đào tạo tại các cơ sở và trường dạy nghề. Vì
vậy, định hướng đào tạo ngành nghề và nâng cao hất lượng dạy cho Trung tâm giáo
dục dạy nghề của huyện cho thật phù hợp với cơ cấu ngành, nghề của thị trường lao
động sẽ khắc phục được những vấn đề trên. Đồng thời, bổ sung thường xuyên các
nghề đào tạo mới theo yêu cầu của thị trường lao động, thiếu lao động kỹ thuật trình
độ cao cung cấp cho các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn, ngành
kinh tế trọng điểm và cho xuất khẩu lao động.
Để việc triển khai dạy nghề, học nghề có hiệu quả kinh tế thực sự, tránh hình
thức và lãng phí xã hội trong quá trình triển khai các đề án đào tạo nghề, cần bảo
đảm đầu tư đủ mức theo yêu cầu dậy và học nghề, tránh tư tưởng bình quân chủ
100
nghĩa như kiểu “phát chẩn”, cửu đói. Mặt khác, cần tăng cường công tác tuyên
truyền, linh hoạt và thiết thực về nội dung và phương thức đào tạo nghề, gắn với
thực tế đối tượng học nghề, cũng như gắn với chương trình việc làm cụ thể của mỗi
địa phương, để các đối tượng lao động nông thôn ở vùng sâu, vùng xa, nhất là vùng
núi không bị lúng túng trong việc xác định nghề học, sắp xếp thời gian học. Hơn
nữa, cần chú ý dạy nghề theo hướng tạo việc làm tại chỗ, trong đó có đáp ứng nhu
cầu phát triển nông nghiệp công nghệ cao, hoặc thúc đẩy quá trình tái cấu trúc toàn
diện kinh tế và xã hội nông thôn theo tinh thần “ly nông bất ly hương”, để người lao
động sống ở nông thôn sau khi tốt nghiệp các khóa đào tạo nghề có thể tăng khả
năng và chủ động tìm kiếm, tạo lập công việc, thu nhập ngay tại quê nhà, không
phải đi xa, giảm bớt áp lực quá tải, phi kinh tế lên các đô thị.
Trên cơ sở có nhận thức đúng về học nghề, cần phân luồng giúp họ chọn đúng
ngành, nghề phù hợp với bản thân và yêu cầu phát triển KT-XH của đất nước và của
mỗi địa phương. Đây không phải là vấn đề có thể thực hiện trong “một sớm, một
chiều”, vì làm thay đổi nhận thức và thói quen của mỗi người và cả một thế hệ cần
phải có thời gian và sự kiên trì. Trong đào tạo nghề, cần phân loại để có hình thức
và nội dung đào tạo phù hợp. Đối với những lao động lớn tuổi (từ 35 tuổi trở lên),
không có điều kiện đi học tập trung, cần tạo điều kiện tổ chức các lớp dạy nghề tại
chỗ, với những nghề truyền thống của địa phương. Sau khi học xong, cần có sự hỗ
trợ về vốn để người lao động phát triển kinh tế hộ gia đình. Với đối tượng này có
thể áp dụng hình thức dạy nghề lưu động, lồng ghép với các chương trình khuyến
nông, khuyến ngư, khuyến công, tạo cơ hội cho lao động nông thôn có nghề. Đối
với lao động còn trẻ, là lực lượng lao động lâu dài của xã hội, cần khuyến khích họ
vào học tại các trường và trung tâm dạy nghề, đảm bảo có tay nghề vững, chuyên
môn chắc, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội.
3.2.5.5. Chính sách hỗ trợ về nhà ở, điện, nước sạch
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc hỗ trợ xây dựng nhà ở phòng, tránh bão lụt
cho hộ nghèo theo Quyết định 3298/QĐ- UBND ngày 18/11/2014 của UBND tỉnh
về thực hiện Quyết định 48/2014/QĐ-TTg ngày 28/8/2014 của Thủ tướng Chính
101
phủ; tập trung triển khai và hoàn thành sớm việc hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo
Quyết định 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ (Chương
trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167 giai đoạn 2), Quyết định
22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở
và các chương trình hỗ trợ nhà ở khác.
- Có cơ chế huy động các nguồn vốn từ các tổ chức xã hội nhằm hỗ trợ người
nghèo xóa nhà tạm, dột nát. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình đang dỡ
dang nhằm tránh việc giá cả tăng lên gây ảnh hưởng đến chi phí xây dựng.
- Vận động các hộ gia đình thuộc diện xóa nhà tạm vay vốn từ Ngân hàng
CSXH, đóng góp tiền, vật tư để làm nhà, để đảm bảo chất lượng và diện tích nhà đạt
yêu cầu.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền ở các xã để người dân biết rõ về định mức hỗ
trợ xây dựng nhà; tham gia xây dựng thiết kế mẫu nhà phù hợp với phong tục, tập
quán hộ nghèo nhất là hộ nghèo là người đồng bào dân tộc thiểu số. Quá trình chọn
địa điểm xây dựng nhà ở phải có sự bàn bạc, định hướng cụ thể cho người nghèo.
- Tăng cường trách nhiệm cấp xã, thôn và các hội đoàn thể, nhân dân trong
việc kiểm tra giám sát quá trình thực hiện xây dựng nhà ở cho hộ nghèo.Chính
quyền địa phương phải rà soát lại hệ thống nhà ở trên địa bàn của hộ nghèo để từ đó
có kế hoạch hỗ trợ, giúp đỡ thông qua các hình thức:
+ Nhà nước đầu tư ngân sách để hỗ trợ cho hộ nghèo không nhà ở, sống tạm ở
các kho tàng hoặc các nhà thờ, hoặc sống tạm bên cầu qua lại (số lượng này chiếm
khoảng 5%), chủ yếu tập trung vào các xã vùng sâu, vùng xa.
+ Chính quyền địa phương có chủ trương vận động các hộ làm ăn khá trên địa
bàn giúp đỡ một phần kinh phí để giúp hộ nghèo sửa lại nhà cửa được ổn định, đảm
bảo an toàn khi mùa mưa bão đến.
+ Vận động các nhà hảo tâm trên địa bàn huyện, của tỉnh Quảng Bình, đồng
hương huyện Quảng Ninh sống ở các tỉnh có sự đóng góp hỗ trợ, giúp đỡ để xây
dựng những ngôi nhà tương đối ổn định, kiên cố cho hộ nghèo.
102
- Hệ thống điện đối với hộ nghèo huyện Quảng Ninh hiện nay cơ bản đáp ứng.
Tuy nhiên trên thực tế về chất lượng cung cấp vẫn còn chưa đều đặn cũng như hệ
thống đường dây cột điện chưa đảm bảo an toàn. Do vậy cần thực hiện tốt các yêu
cầu sau:
+ Rà xét lại hết hệ thống điện trên địa bàn huyện nói chung và vùng đồng bào
dân tộc thiểu số.
+ Nhà nước đầu tư ngân sách để đầu tư xây dựng các trạm biến thế và hệ
thống dây điện từ trạm đến nhà của hộ nghèo; có kế hoạch thay mới những đường
dây điện bị hư hỏng lâu ngày và những cột điện không đảm bảo yêu cầu.
+ Có kế hoạch cung cấp điện đáp ứng yêu cầu không những phục vụ sinh hoạt
mà còn phục vụ trong sản xuất cho hộ nghèo, hạn chế mực thấp nhất tình trạng cúp
điện như hiện nay.
Đồng thời tập trung thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo theo
Quyết định 268/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.
- Duy tu, bảo dưỡng các công trình nước sạch hiện có; nâng cao chất lượng
nguồn nước; tuyên truyền cho các hộ nghèo có ý thức về bảo vệ môi trường sử dụng
nước sạch, hợp vệ sinh.
- Đối với 2 xã miền núi, tận dụng địa hình đồi núi cao, đầu tư xây dựng các
công trình nước tự chảy, các mô hình nước sạch quy mô nhỏ phục vụ sinh hoạt của
nhân dân đặc biệt là các hộ nghèo.
- Chính quyền địa phương, cụ thể là phòng Kinh tế Hạ tầng của huyện, thường
xuyên kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện nước sạch của người dân trên địa bàn
để có biện pháp sửa đổi và hoàn thiện. Điều này nhằm khắc phục tình trạng hiện
nay nhiều xã có hệ thống cung cấp nước sạch cho người dân nhưng thực tế không
có nước và không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường.
3.2.5.6. Chính sách trợ giúp pháp lý và hỗ trợ thông tin
Thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo. Ưu tiên và tập trung
hơn cho đồng bào tại các xã ĐBKK; tăng cường năng lực cho các tổ chức thực hiện
103
trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý, tư pháp xã, tổ hòa giải, câu lạc
bộ trợ giúp pháp lý cấp xã.
Chú trọng xây dựng và phát triển phong trào “Toàndânđoàn kết xây dựng đời
sống văn hoá" vừa coi đây là việc làm lâu dài cùng với việc nâng cao dân trí cho
người nghèo, vừa để chủ động đấu tranh hạn chế và loại bỏ dần những mặt tiêu cực
và mê tín dị đoan, cờ bạc, rượu chè, số đề mà người nghèo thường hay mắc
phải.Có chương trình giáo dục kiến thức pháp luật cho người nghèo, tạo điều kiện
cho người nghèo tiếp cận với các chính sách, pháp luật có liên quan đến đời sống
hàng ngày như: Luật dân sự, Luật hình sự, Luật đất đai, Luật hôn nhân gia đình
Mở rộng việc tư vấn pháp luật miễn phí cho các hộ nghèo về những chính sách của
Nhà nước, nhất là những chính sách liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của họ.
Tiếp tục thực hiện chương trình phủ sóng phát thanh, truyền hình cho vùng
đồng bào dân tộc gắn với việc tăng cường thời lượng. Thực hiện tốt chính sách hỗ
trợ cho các xã ĐBKK, các xã nghèo, hộ nghèo một số sách báo, văn hoá phẩm thiết
yếu, phương tiện nghe nhìn, các tài liệu tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng.
Mở rộng việc sử dụng các phương tiện thông tin, văn hoá phẩm nhằm phổ biến kiến
thức mới và nâng cao dân trí cho người nghèo.
3.2.5.7. Chính sách về đất đai cho các hộ nghèo
Việc thiếu đất sản xuất nông nghiệp để canh tác là một trong những nguyên
nhân chính của tình trạng đói nghèo ở Quảng Ninh, do đó quan tâm đến chính sách
đất đai cho các hộ nghèo là một trong những chính sách quan trọng góp phần giảm
nghèo bền vững trên địa bàn. Nhưng diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở Quảng
Ninh rất thấp, chỉ chiếm 7,88% trong khi đó diện tích đất lâm nghiệp (rừng và đất
rừng) chiếm trên 92,11% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện. Do đó việc
giao đất giao rừng cho các hộ nghèo có khả năng lao động là việc làm rất quan
trọng. Đối với những hộ dân thiếu đất, mất đất tiến hành hỗ trợ đất sản xuất, đất ở
để đảm bảo người dân có ruộng đất sản xuất, có đất cất nhà ổn định cuộc sống.
Sớm hoàn thiện quy hoạch đất đai trên địa bàn gắn với quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội, quy hoạch nông thôn mới, phân bổ quỹ đất chưa sử dụng một cách
104
hợp lý, tạo điều kiện cho các hộ bị mất đất, thiếu đất có đất ở và đất canh tác. Như
đối với các hộ gia đình sống ven sông Long Đại bị mất đất ở, đất canh tác do sụt,
lún, bồi lấp hàng năm gây nên.
Đối với với những hộ đã cầm cố đất, đề nghị có chủ trương cho vay vốn dài
hạn để chuộc lại đất. Chỉ xem xét giải quyết cho những hộ chí thú làm ăn, nhưng vì
lý do khách quan mà phải cầm cố đất, nay có lao động và thực sự muốn sản xuất thì
phải xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất cụ thể trình chính quyền địa phương
xác nhận và đề nghị Ngân hàng CSXH cho vay chuộc lại đất; Đối với những hộ đã
sang bán đất, hiện nay không còn đất hoặc thiếu đất sản xuất, nhưng có lao động và
năng lực khaithác đất canh tác thì thực hiện việc giao cấp đất thông qua các dự án di
dân, mỗi hộ từ 2-3 ha.
Rà soát việc giao đất, giao rừng cho các hộ trước đây, thu hồi bớt diện tích đất
rừng ở những hộ gia đình canh tác không hiệu quả hoặc có quá nhiều đấthoặc không
có lao động cho các hộ gia đình nghèo có khả năng lao động, có nhu cầu phát triển
lâm nghiệp.
Rà soát, ổn định diện tích đất canh tác, từng bước chuyển sang phương thức
nông lâm kết hợp, cung cấp giống phù hợp và hướng dẫn kỹ thuật cho người dân.
Xây dựng chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho người nghèo tạo điều kiện để cho họ
tham gia vào các dự án lâm nghiệp, cung cấp vật tư, kỹ thuật trồng rừng và hưởng
lợi 100% sản phẩm từ rừng.
Đẩy mạnh công tác giao đất, quản lý và sử dụng đất rừng ổn định nhằm phát
triển lâm nghiệp và bảo tồn vốn rừng. Thực hiện có hiệu quả công tác trồng rừng
theo các dự án, ngoài ra còn phát động trồng rừng phân tán trong nhân dân. Ngăn
chặn có hiệu quả việc khai thác lâm sản trái phép, thực hiện tốt công tác phòng
cháy, chữa cháy rừng.
Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ, cải tạo
hệ thống tưới tiêu phục vụ sản xuất, lựa chọn cơ cấu giống cây trồng phù hợp để sử
dụng đất có hiệu quả hơn.
105
3.2.5.8. Chính sách cán bộ, công chức, viên chức
Động lực làm việc của cán bộ, công chức có ý nghĩa quyết định đến hiệu suất
làm việc của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ. Cán bộ, công chức có khả
năng, có đầy đủ nguồn lực vật chất để thực thi công vụ nhưng khi không có động
lực làm việc có thể không tạo ra kết quả thực hiện như mong muốn. Ngược lại, khả
năng làm việc của cán bộ, công chức có thể còn hạn chế, nguồn lực vật chất có thể
không dồi dào, nhưng nếu có động lực làm việc, có được sự hăng say và nhiệt tình
trong công việc thì họ vẫn có thể vượt qua được những hạn chế và khó khăn đó để
đạt được kết quả công việc ở mức tốt nhất. Tuy nhiên, thực tiễn công tác quản lý
cán bộ, công chức cho thấy không ít các chính sách đã làm giảm đáng kể động lực
làm việc của cán bộ, công chức, đặc biệt là chính sách tiền lương, chính sách đánh
giá. Thực tế hiện nay tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước nói
chung và cán bộ, công chức, viên chức đang hoạt động trong lĩnh vực giảm nghèo
nói riêng đang còn thấp, chưa đảm bảo được cuộc sống của bản thân và gia đình. Từ
đó cán bộ, công chức, viên chức chưa thực sự toàn tâm toàn ý cho công việc của
mình, dẫn đến hiệu quả của hoạt động giảm nghèo bền vững còn thấp. Do đó, để
nâng cao hiệu quả của hoạt động thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững,
Nhà nước phải quan tâm đến việc thực hiện cải cách tiền lương và thực hiện đúng
theo lộ trình đã vạch ra.
Muốn nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cũng như ý thức, trách nhiệm,
nhiệt huyết với nghề của đội ngũ cán bộ, công chức hoạt động giảm nghèo, huyện
cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích cả về vật chất và tinh thần một cách kịp
thời, chính đáng để tạo động lực cho họ yên tâm công tác. Cần đầu tư kinh phí và
tăng các khoản lương, công tác phí, phụ cấp cho cán bộ chuyên trách hoạt động
giảm nghèo. Và đặc biệt, cần có cơ chế đầu tư tài chính cho các cán bộ kiêm nhiệm.
Bởi vị ở cấp xã, cấp huyện đa số không có cán bộ chuyên trách làm hoạt động này,
mà chủ yếu là cán bộ lao động, thương binh xã hội, có trách nhiệm tổng hợp, tham
mưu và đề xuất với Lãnh đạo Ủy ban nhân dân về vấn đề XĐGN trên địa bàn, họ
không có bất kỳ khoản phụ cấp nào trong quá trình thực hiện hoạt động XĐGN.
106
Hiện nay, môi trường làm việc, đặc biệt là cơ sỏ hạ tầng của các phòng, ban
làm việc ở cấp huyện của cán bộ, công chức chật hẹp, ảnh hưởng đến hiệu quả công
việc, chính vì vậy môi trường làm việc hiệu quả là môi trường làm việc mà mỗi cá
nhân trong tổ chức cảm thấy thoải mái khi đến làm việc, đồng thời tạo được sự phấn
khởi và cảm hứng làm việc; là môi trường có thể tạo cơ hội cho mỗi cá nhân phát
triển, có sự giao tiếp cởi mở, mọi nỗ lực và đóng góp của từng cán bộ, công chức
được công nhận. Vì thế, môi trường đó vừa giúp phát huy được năng lực, sở trường
của mỗi cá nhân, vừa tạo điều kiện cho sự hợp tác giữa các cá nhân để phát huy
hiệu quả làm việc của vả hệ thống. Có thể tạo ra một môi trường làm việc như vậy
bằng cách tạo cơ hội cho các thành viên mở rộng tầm nhìn và phát triển khả năng,
họ có thể tự chịu trách nhiệm về những công việc của mình, kích thích sự tìm tòi,
sáng tạo để thực hiện công việc đạt hiệu quả cao.
Có chế độ, chính sách thưởng cho các cán bộ, công chức, viên chức hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, giúp địa phương đạt hiệu quả cao trong hoạt
động giảm nghèo bền vững. Thưởng ở đây không chỉ là tượng trưng, mà phần
thưởng đó phải là một số tiền đủ lớn, là sự động viên khích lệ tinh thần kịp thời,
xứng đáng cho cán bộ, công chức, viên chức.
Có chế độ, chính sách ưu tiên, thu hút các tri thức trẻ về các xã nghèo công
tác, đồng thời phải có chế độ tiền lương, công tác phí, chế độ bố trí quy hoạch đề
bạt, bổ nhiệm với cán bộ được tăng cường từ tỉnh, huyện để họ yên tâm công tác.
Chú trọng quy hoạch nguồn cán bộ chủ chốt ở cơ sở.
3.2.6. Xã hội hóa hoạt động giảm nghèo bền vững
Hoạt động giảm nghèo bền vững đòi hỏi các nguồn lực rất lớn (tài chính, cơ
sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật, nguồn vốn đầu tư,), không chỉ là trách nhiệm của
nhà nước và sự cố gắng của bản thân người nghèo, mà còn đòi hỏi sự giúp đỡ của
cộng đồng xã hội về vật chất lẫn tinh thần. Muốn giảm nghèo bền vững phải thu hút
nguồn lực đầu tư từ ngoài xã hội, kêu gọi sự đầu tư từ bên ngoài khu vực công và
thực hiện tốt tinh thần đùm bọc lẫn nhau,
107
Tuyên truyền giáo dục cho người dân nhận thức được hoạt động giảm nghèo
là mang lại lợi ích thiết thực cho bản thân họ. Nguồn lực thiết thực nhất là bản thân
mỗi gia đình, mỗi nhóm dân cư, với phương châm các gia đình hỗ trợ nhau làm
kinh tế bằng cách trao đổi kinh nghiệm làm ăn nhằm khắc phục tư tưởng tự ti, mặc
cảm không chịu học hỏi kinh nghiệm mà làm ăn chỉ dựa vào hỗ trợ của Nhà nước.
Tập hợp người nghèo với nhau, gắn bó họ với cộng đồng người có vốn, có
kinh nghiệm làm ăn, từ đó hợp tác với nhau trong sản xuất và phong trào “lá lành
đùm lá rách”; phối hợp với các đơn vị kĩ thuật, hỗ trợ khoa học kĩ thuật giúp người
nghèo kinh nghiệm trong làm ăn, hướng dẫn nguời nghèo cách làm ăn trong thị
trường hiện nay; đứng ra tìm vốn, huy động vốn tín dụng cho người nghèo, tìm hiểu
thăm dò kĩ thuật công nghệ từ đó phổ biến cho người nghèo; tìm hiểu thị trường
giúp người nghèo. Giáo dục cho người nghèo về tinh thần hợp tác và tinh thần vươn
lên xoá đói giảm nghèo.
Để xã hội hóa hoạt động giảm nghèo bền vững, nhà nước và các đoàn thể cần
có sự phối hợp chặt chẽ: trong đó, nhà nước ban hành các chính sách, xây dựng
chương trình, dự án giảm nghèo phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng vùng,
từng địa phương; các đoàn thể tuyên truyển, vận động, lôi kéo toàn thể nhân dân
tham gia để đưa chương trình giảm nghèo vào cuộc sống. Từ đó, huy động mọi
nguồn lực đầu tư cho mục tiêu giảm nghèo, tạo thành phong trào sâu rộng thu hút và
động viên sự tham gia ủng hộ của các tầng lớp dân cư, các ngành, các cấp, các tổ
chức đoàn thể, các tổ chức kinh tế - xã hội hỗ trợ người nghèo, vùng nghèo.
Để đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động giảm nghèo bền vững, cần định hướng
đầu tư cho các doanh nghiệp vào vùng nghèo, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội,
tạo điều kiện tăng việc làm cho các khu vực nghèo; nhà nước ban hành các chính
sách khuyên khích đầu tư như miễn giảm thuế, hỗ trợ đất đai, hỗ trợ ngành nghề,
vốn vay ưu đãi, hỗ trợ giống, kỹ thuật, để thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào
các vùng nghèo. Chính quyền địa phương là cầu nối giữa người dân nghèo và doanh
nghiệp trong định hướng việc làm và định hướng đầu tư. Hiện tại, việc hỗ trợ đầu tư
của các tổ chức, doanh nghiệp đang ở mức vừa tự nguyện vừa có sự vận động và chỉ
108
định của Nhà nước. Và số tổ chức doanh nghiệp vào cuộc chưa thực sự rộng rãi và
mang tính phổ biến, các lĩnh vực đầu tư và hỗ trợ chưa mang tính chuyên sâu cao.
Do vậy, cần tiếp tục vận động và có sự ủng hộ rộng rãi và mạnh mẽ hơn nữa của các
tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm cho công cuộc XĐGN. Sự hỗ trợ và đầu tư
cần đi vào cụ thể hơn, chuyên sâu hơn để giúp đỡ huyện, các địa phương nhận được
những cái thực sự họ cần cho phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn. Chẳng hạn Nhà
nước phối hợp với các doanh nghiệp, nhà hảo tâm hay các tổ chức quốc tế để tăng
cường hỗ trợ phục hồi, khôi phục bản sắc văn hoá dân tộc, các di tích văn hoá lịch
sử để người dân hướng về cội nguồn, tự hào với truyền thống lịch sử của quê hương
dân tộc mình để từ đó tạo niềm tin, sự hứng khởi hăng say lao động sản xuất và
chung tay xây dựng thôn, bản giàu đẹp.
Xã hội hóa hoạt động giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương. Vận
động các ban, ngành, đoàn thể ủng hộ sách vở, đồ dùng học tập, học bổng cho học
sinh nghèo để đào tạo một thế hệ tương lai có đủ năng lực thoát nghèo. Khuyến
khích các cơ sở đào tạo nghề tư nhân, các doanh nghiệp đào tạo nghề cho người dân
địa phương.
3.2.7. Thanh tra, kiểm tra, giám sát về giảm nghèo bền vững
Để thực hiện các chính sách về giảm nghèo bền vững một cách hiệu quả, đạt
mục tiêu chương trình đề ra thì việc thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm
minh những vi phạm đóng vai trò vô cùng quan trọng. Để hoạt động kiểm tra, thanh
tra, giám sát trong quản lý đối với hoạt động giảm nghèo bền vững của huyện muốn
đạt hiệu quả cao, cần tập trung thực hiện một số công việc sau:
- Hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát nhằm mục đích giúp Nhà nước
phát hiện những sai sót trong hoạt động giảm nghèo bền vững, để có những biện
pháp xử lý kịp thời, đảm bảo hoạt động giảm nghèo đạt được những mục tiêu đề ra,
góp phần giúp người nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững và đảm bảo sự tôn
nghiêm của pháp luật. Vì vậy, để công tác thanh tra, kiểm tra nói riêng, quản lý nhà
nước đối với hoạt động giảm nghèo bền vững nói chung có hiệu lực, hiệu quả phải
xác định một cách chính xác phạm vi thanh tra, kiểm tra và giám sát đối với hoạt
109
động giảm nghèo bền vững, cụ thế cần tập trung vào các nội dụng: kiểm tra, giám
sát việc xác định đối tượng thụ hưởng các chính sách giảm nghèo bền vững; kiểm
tra đánh giá việc thực hiện các chính sách giảm nghèo đến đối tượng thụ hưởng; tổ
chức kiểm tra, theo dõi việc thực hiện các kế hoạch, đề án XĐGN của quốc gia
cũng như của địa phương, đồng thời phải tổ chức đánh giá tác động, hiệu quả của
việc thực hiện các chính sách đến các mục tiêu giảm nghèo mà địa phương đã đề ra.
- Đổi mới phương thức thanh tra, kiểm tra và giám sát. Trình tự, thủ tục
thanh tra, kiểm tra và giám sát phải được nghiên cứu và thiết kế lại một cách hết sức
khoa học để làm sao vừa đảm bảo được mục đích, yêu cầu thanh tra, kiểm tra và
giám sát, vừa có sự kết hợp, phối hợp với các cơ quan chức năng khác để tiến hành
gọn nhẹ, không trùng lặp chồng chéo, giảm bớt thời gian, không gây ảnh hưởng hay
phiền hà cho cán bộ công chức thực hiện hoạt động giảm nghèo hay người dân.
- Đào tạo, lựa chọn một đội ngũ những người làm công tác thanh tra, kiểm
tra có đủ năng lực, trình độ, đáp ứng được yêu cầu của công tác thanh tra, kiểm tra
trong tình hình mới. Vấn đề này đòi hỏi người lãnh đạo quản lý và những người làm
công tác thanh tra, kiểm tra phải thay đổi nhận thức về công tác thanh tra, kiểm tra.
Năng lực của người cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra không đơn giản chỉ
dừng lại ở kiến thức chuyên môn mà đòi hỏi phải có một sự hiểu biết toàn diện về
hoạt động giảm nghèo bền vững nói riêng, về tình hình phát triển kinh tế - xã hội
nói chung và có quan điểm đúng đắn, có tinh thần trách nhiệm khi tiến hành thanh
tra, kiểm tra để có thể đánh giá nhanh chóng, chính xác, khách quan bản chất của
vấn đề được thanh tra, kiểm tra, tránh sự khô cứng, máy móc.
3.3. Kiến nghị, đề xuất
Đến năm 2020, mục tiêu giảm tỷ lệ nghèo bình quân trong huyện ít nhất
2%/năm, đối với các xã nghèo giảm 4%/năm là phù hợp và có tính khả thi đối với
điều kiện KT-XH và mức thu nhập của người dân ở huyện, đồng thời, quá trình cải
cách nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động sẽ tác động tích cực
để cải thiện cuộc sống cho người nghèo và những địa bàn khó khăn. Hệ thống chính
sách giảm nghèo sẽ điều chỉnh theo hướng tăng cơ hội để tiếp cận chính sách, tạo sự
110
đồng thuận và chủ động tham gia của người nghèo vào quá trình thoát nghèo của
mình với vai trò chủ đạo của Nhà nước và hỗ trợ của xã hội, hướng mạnh hơn vào
việc đảm bảo an sinh xã hội cho người nghèo, tránh những rủi ro có thể tái nghèo.
Trên hết việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo bền vững, giai
đoạn 2011 - 2015 và năm 2016, theo tôi kiến nghị một số vấn đề sau đây:
3.3.1. Đối với Quốc hội
- Ban hành Nghị quyết trong đó tập trung vào việc định hướng điều chỉnh
chính sách giảm nghèo sau 2016 thông qua việc thay đổi chuẩn nghèo đa chiều; ưu
tiên các chính sách đối với những địa bàn khó khăn nhất, ưu tiên người nghèo là
đồng bào dân tộc thiểu số thuộc huyện nghèo, xã biên giới, xã an toàn khu, xã, thôn,
bản ĐBKK, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo nhằm thu hẹp chênh lệch về mức
sống và an sinh xã hội; bảo đảm nguồn lực thực hiện chính sách giảm nghèo; tăng
cường công tác quản lý nhà nước, phân công, phân cấp cụ thể trách nhiệm, đổi mới
cơ chế điều hành, hoàn thiện khung tiêu chí đánh giá hiệu quả giảm nghèo và
khuyến khích xã hội hóa trong công tác giảm nghèo.
- Tiếp tục đưa chỉ tiêu giảm nghèo là chỉ tiêu quan trọng trong Nghị quyết phát
triển kinh tế - xã hội hằng năm, 5 năm của Quốc hội.
- Phân bổ ngân sách cho các chính sách giảm nghèo trực tiếp và Chương trình
mục tiêu quốc gia giảm nghèo theo hướng gắn với mục tiêu cụ thể và kết quả đầu
ra; rà soát, sắp xếp các Chương trình mục tiêu quốc gia theo hướng lồng ghép các
chính sách và nguồn lực để tăng tính hiệu quả của chính sách giảm nghèo.
3.3.2. Đối với Chính phủ
- Rà soát, sửa đổi, sắp xếp hợp lý các văn bản pháp luật có liên quan đến giảm
nghèo theo hướng tập trung chính sách, giảm số lượng văn bản, khắc phục sự chồng
chéo, trùng lắp; phân công trách nhiệm rõ ràng; giảm dần các chính sách cho không
và tăng chính sách hỗ trợ có điều kiện.
- Đảm bảo cân đối nguồn lực trung hạn cho các chính sách; lựa chọn chính
sách ưu tiên để sử dụng nguồn lực hợp lý, công bằng; cải cách thủ tục hành chính,
đổi mới phương thức để người dân tham gia xây dựng và tiếp cận chính sách tốt
111
hơn. Tập trung đầu tư cho địa bàn khó khăn, miền núi, vùng sâu, thúc đẩy kết nối
phát triển KT-XH giữa vùng khó khăn với các vùng phát triển; đảm bảo việc gắn
kết giữa phát triển sản xuất nông nghiệp, cải thiện năng suất với bảo vệ môi trường.
- Nâng cao chất lượng giáo dục phổ cập và có giải pháp để huy động học sinh
ra lớp đúng độ, tăng số lượng các trường dân tộc nội trú, trường bán trú tuổi ở vùng
kinh tế - xã hội ĐBKK; thay đổi phương thức đào tạo cử tuyển theo hướng nâng cao
chất lượng gắn với hiệu quả sử dụng; chú trọng phân luồng, tổ chức đào tạo nghề
hợp lý, hiệu quả.
- Đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực để tăng cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế,
chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, đặc biệt người nghèo đồng bào dân tộc thiểu
số, người nghèo ở các vùng khó khăn, ĐBKK; bổ sung chính sách để đồng bào dân
tộc thiểu số ở các vùng này khi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế vượt tuyến trong
phạm vi địa bàn tỉnh được thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước để thực hiện các chính sách về giảm
nghèo theo hướng ban hành chính sách phải gắn với bố trí nguồn lực và kết quả đạt
được; đổi mới cơ chế điều hành trong tổ chức thực hiện và điều phối nguồn lực theo
hướng phân cấp mạnh hơn cho địa phương, trao thêm quyền cho người nghèo và
cộng đồng. Nâng cao chất lượng bộ máy trực tiếp thực hiện chính sách giảm nghèo
trong cả nước theo hướng chuyên nghiệp, tinh gọn, lồng ghép; quan tâm đào tạo cán
bộ tại chỗ đối với các địa bàn khó khăn, ĐBKK và các địa bàn có đông đồng bào
DTTS; đổi mới phương thức khuyến khích và vận động xã hội tham gia nhằm nâng
cao hiệu quả hỗ trợ cho mục tiêu giảm nghèo bền vững.
- Tiếp tục nghiên cứu xây dựng chuẩn nghèo và chính sách giảm nghèo theo
phương pháp tiếp cận đa chiều nhằm bảo đảm an sinh tối thiểu cho người nghèo về
việc làm, bảo hiểm xã hội, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, trợ giúp pháp lý và
thông tin để đảm bảo cho mục tiêu giảm nghèo bền vững; rà soát, phân loại và
chuyển số nghèo kinh niên sang nhóm bảo trợ xã hội. Xây dựng bộ tiêu chí gọn nhẹ
hơn trong bình xét, đánh giá chuẩn nghèo; hiện đại hóa công tác quản lý để thực
hiện tốt hơn công tác giám sát, đánh giá hiệu quả giảm nghèo.
112
- Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung một số chính sách cụ thể sau:
Chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo, tăng thêm nguồn vốn để thực hiện định
mức cho vay theo hộ gia đình, đồng thời điều chỉnh mức cho vay, lãi suất, thời gian
phù hợp với địa bàn và gắn với chuyển giao KHKT trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của người nghèo; bảo đảm hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiếp cận nguồn vốn
vay; quan tâm chính sách tín dụng cho học sinh, sinh viên nghèo; xây dựng lộ trình
hợp lý để hộ thoát nghèo ra khỏi chương trình tín dụng. Để các tổ chức, cá nhân,
doanh nghiệp cùng gánh vác trách nhiệm với NSNN thì cần phải đẩy mạnh xã hội
hóa trong công tác XĐGN. Ngoài việc huy động các nguồn vốn đóng góp tự nguyện
của các cá nhân, tập thể, tổ chức, doanh nghiệp..., Nhà nước cần có những quy định
cụ thể về trách nhiệm đối với cộng đồng của các doanh nghiệp, các đơn vị, tổ chức,
cá nhân... trong toàn xã hội bằng cách hình thành một “Quỹ vì người nghèo” để tạo
nguồn vốn cho XĐGN. Cụ thể: đối với các tổ chức kinh doanh, các cá nhân kinh
doanh và các doanh nghiệp, nên có chế tài ràng buộc trách nhiệm bằng cách quy
định các doanh nghiệp phải thực hiện trích một tỉ lệ nhất định cho Quỹ vì người
nghèo từ chênh lệch thu chi, trước khi các doanh nghiệp phân phối lợi nhuận vào
các quỹ của doanh nghiệp; đối với các ngân hàng thương mại, do cũng thực hiện
chức năng kinh doanh như các doanh nghiệp kinh doanh khác nên các ngân hàng
này đều phải có nghĩa vụ trích một phần lợi nhuận của mình đóng góp cho “Quỹ vì
người nghèo” trước khi chia lợi nhuận vào các quỹ của mình. Mặt khác, Nhà nước
cần sớm có quy định đối với các ngân hàng thương mại về nghĩa vụ cho vay của các
ngân hàng này đối với người nghèo. Các ngân hàng này phải có trách nhiệm cùng
với Ngân hàng Chính sách xã hội thẩm định những dự án vay vốn của người nghèo,
người cận nghèo để cấp vốn cho họ làm ăn theo mức lãi suất ưu đãi và mức lãi suất
thấp nhất mới có thể đảm bảo được nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất của các hộ
gia đình. Thực hiện được giải pháp này, các ngân hàng thương mại đã góp phần hỗ
trợ người nghèo vươn lên thoát nghèo, người cận nghèo không bị rơi xuống dưới
ngưỡng nghèo. Đồng thời giảm bớt gánh nặng cho Ngân hàng Chính sách xã hội,
cũng là giảm bớt gánh nặng cho NSNN trong việc bố trí vốn cho các Chương trình
113
XĐGN; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến học sinh và gia đình để mọi người đều
có thể hiểu rõ hoàn cảnh khó khăn của các em học sinh nghèo và hiểu được sự đóng
góp tự nguyện này cũng là nghĩa vụ xã hội của gia đình mình đối với trẻ em nghèo.
Mặt khác cũng là để trẻ em con em các gia đình khá giả và cả trẻ em con em các gia
đình nghèo có thể hiểu được giá trị của những thứ mà trẻ đang được hưởng thụ và ý
nghĩa của sự tương trợ truyền thống của dân tộc ta “lá lành đùm lá rách”, tránh xu
hướng phát triển ý thức vô cảm với cộng đồng. Để trong tương lai, đất nước chúng
ta có thể có được một thế hệ trẻ phát triển toàn diện hơn, hoàn hảo hơn về nhân cách
và trách nhiệm với cộng đồng
Chính sách hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, ưu tiên giải quyết vấn đề thiếu đất sản
xuất, đất ở đối với hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số và địa bàn khó khăn. Rà soát
điều kiện đất ở, đất sản xuất, đất nông, lâm trường và phân bố dân cư hợp lý ở các
địa phương, giữa các vùng để bảo đảm điều kiện sống, điều kiện sản xuất, kinh
doanh của người nghèo gắn với nhiệm vụ phát triển KT-XH và bảo đảm QP-AN.
Thúc đẩy việc thực hiện các chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, hỗ trợ rủi ro,
khuyến khích đầu tư, chính sách khuyến công để thu hút mạnh mẽ doanh nghiệp
đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, đào tạo nguồn nhân lực, tạo việc làm tại các
địa bàn nghèo, địa bàn khó khăn, có đông đồng bào dân tộc thiểu số.
Chính sách đào tạo nghề cho lao động là người dân tộc thiểu số, cần hướng
đến mục tiêu hỗ trợ để cải tiến chất lượng sản phẩm nông nghiệp, nâng cao năng
suất lao động, tăng giá trị sản phẩm, đồng thời, trong quá trình chuyển đổi cơ cấu
nền kinh tế phải hướng đến tăng khả năng tiếp cận các ngành nghề phi nông nghiệp
để có cơ hội tìm kiếm việc làm.
Đổi mới phương thức để hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận đầy đủ chính sách
giáo dục, y tế, đảm bảo an sinh và công bằng xã hội.
- HĐND các cấp tăng cường giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về
giảm nghèo tại địa phương.
114
3.3.3. Đối với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tiếp tục phát huy vai trò
nòng cốt trong việc vận động sự tham gia của xã hội và cộng đồng trong công tác
giảm nghèo; chú trọng việc phối hợp, cân đối các nguồn lực huy động với các chính
sách của Nhà nước để tăng hiệu quả của các chính sách giảm nghèo; các đoàn thể,
tổ chức, cộng đồng dân cư quan tâm giúp đỡ cho các hộ nghèo trên địa bàn, phối
hợp với chính quyền cơ sở hỗ trợ giúp đỡ cho từng hộ gia đình nghèo./.
Tiểu kết chương 3
Căn cứ những lý luận về chính sách giảm nghèo bền vững kết hợp với phân
tích thực trạng thực hiện các chính sách về giảm nghèo bền vững, đánh giá những
mặt thành công cũng như những mặt hạn chế còn tồn tại, đồng thời kết hợp,
Chương 3 đã trình bày quan điểm và mục tiêu về giảm nghèo bền vững ở huyện
Quảng Ninh. Từ đó Luận văn đã đề xuất các giải pháp cụ thể để hoạt động thực hiện
các chính sách về giảm nghèo bền vững trong thời gian tới trên địa bàn huyện
Quảng Ninh như: ban hành, hướng dẫn, tổ chức, thực thi các văn bản quy phạm
pháp luật; tổ chức bộ máy quản lý về thực hiện các chính sách giảm nghèo bền
vững; đào tạo và bồi dưỡng nhân lực để thực hiện giảm nghèo bền vững; chính sách
của Nhà nước về giảm nghèo bền vững; xã hội hóa hoạt động giảm nghèo bền
vững; thanh tra, kiểm tra, giám sát về giảm nghèo bền vững. Tất cả các giải pháp
nêu ra với mục đích cuối cùng nhằm làm cho hoạt động thực hiện các chính sách về
giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Quảng Ninh ngày càng hiệu quả hơn, đáp
ứng được yêu cầu xây dựng và phát triển kinh tế xã hội huyện Quảng Ninh trong
thời gian tới.
KẾT LUẬN
Giai đoạn 2016-2020, huyện Quảng Ninh đứng trước rất nhiều cơ hội và thách
thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công tác giảm nghèo nói
riêng, đòi hỏiphải tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý, điều
115
hành của chính quyền, sự vào cuộc của các đoàn thể chính trị, xã hội, sự nỗ lực của
toàn dân để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, huyện Quảng Ninh xác định
giảm nghèo là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài, phải được thực hiện kiên trì,
thường xuyên, liên tục, đặt trong chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
chung của huyện và của mỗi địa phương; sự hỗ trợ của Nhà nước là cần thiết và
quan trọng nhưng thực hiện giảm nghèo là việc của bản thân người nghèo, phải làm
cho người dân tự giác, chủ động thực hiện và có trách nhiệm hơn nữa để vươn lên
thoát nghèo. Một trong những nhiệm vụ cơ bản mà tỉnh xác định để thực hiện mục
tiêu giảm nghèo đó là tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, căn bản về nhận thức, nâng cao
ý thức của người dân. Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ đó, thì việc đưa ra các
giải pháp để thực hiện các chính sách giảm nghèo và đề xuất thực hiện giải pháp là
cần thiết.
Công tác xoá đói giảm nghèo là công tác trọng tâm của chiến lược phát triển
kinh tế-xã hội, trong đó tập trung vào các hoạt động hỗ trợ, tạo điều kiện cho người
nghèo, hộ nghèo có tư liệu và phương tiện để sản xuất, dịch vụ, bảo đảm an ninh
lương thực ở cấp hộ gia đình, nâng cao thu nhập để tự vượt qua nghèo đói; tạo cơ hội
để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, đặc biệt là tiếp cận dịch vụ giáo
dục, y tế, nước sạch; giảm thiểu rủi ro do thiên tai, bão lụt và tác động tiêu cực của
quá trình cải cách kinh tế, bảo đảm giảm nghèo bền vững. Đồng thời hỗ trợ các xã
nghèo phát triển hạ tầng cơ sở, phát triển sản xuất, dịch vụ, thu hẹp dần khoảng cách
chênh lệch về trình độ phát triển, mức sống giữa các vùng, các tầng lớp dân cư. Thực
tiễn trong những năm qua, hoạt động XĐGN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói chung
và huyện Quảng Ninh nói riêng đã thu được những kết quả bước đầu rất quan trọng,
góp phần tích cực thực hiện thành công các mục tiêu giảm nghèo, nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội, giữ vững trật tự an ninh chính trị, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.
Tuy nhiên, những thành tựu đó mới chỉ là bước đầu và chưa bền vững. Do đó, hoàn
thiện về quá trình tổ chức thực hiện các chính sách để giảm nghèo một cách bền vững
trên địa bàn huyện Quảng Ninhđang là một vấn đề cần thiết và cấp bách.
116
Nội dung luận văn đã làm rõ một số vấn đề lý luận về chính sách giảm nghèo
bền vững. Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động thực hiện các chính sách giảm
nghèo bền vững trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình trong thời gian
qua, đã chỉ rõ những kết quả bước đầu, làm rõ những hạn chế của quá trình thực
hiện các chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Quảng Ninh. Từ những cơ sở lý
luận và xuất phát từ thực trạng, luận văn đã đề xuất giải pháp để thực hiện các chính
sách về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
Việc thực hiện các giải pháp trên sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động
thực hiện các chính sách về giảm nghèo bền vững tại địa phương, mang lại hiệu quả
thiết thực cho người dân nói chung, người nghèo nói riêng, góp phần phát triển kinh
tế, ổn định chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng đối với huyện Quảng Ninh nói
riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. ActionAid Quốc tế tại Việt Nam và Oxfam (2012), Theo dõi nghèo theo
phương pháp cùng tham gia tại một số cộng đồng dân cư nông thôn Việt Nam, Việt
nam.
[2]. Hoàng Thị Hoài An (2011), Giải pháp xóa đói giảm nghèo tại huyện Cam Lộ,
tỉnh Quảng Trị, Luận văn thạc sĩ Kinh tế phát triển, Đại học Đà Nẵng.
[3]. Võ Thúy Anh, Phan Đặng My Phương (2010), “Nâng cao hiệu quả chương
trình tín dụng ưu đãi của Ngân hàng CSXH tại thành phố Đà Nẵng”,Tạp chí Khoa
học & Công nghệ Đại học Đà Nẵng, (số 5(40). 2010).
[4]. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2012), Thông tư số 21/2012/TT-
BLĐTBXH hướng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng
năm.
[5]. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc, cơ quan Liên Hợp
Quốc tại Việt Nam (2009), “Đánh giá giữa kỳ CTMTQG-GN và Chương trình 135-
II giai đoạn 2006-2008”, Hà Nội.
[6]. Chi Cục thống kê huyện Quảng Ninh (2013), Niên giám thống kê huyện
Quảng Ninh.
[7]. Chính phủ (2008), Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ
giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.
[8]. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền
vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020.
[9]. Công ty nghiên cứu và tư vấn Đông Dương (2012), “Tác động của Chương
trình 135-II qua lăng kính 2 cuộc điều tra đầu kỳ và cuối kỳ”, Hà Nội.
[10]. Cục thống kê tỉnh Quảng Bình (2012), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình.
[11]. Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (2010), Văn kiên đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV,
Đồng Hới.
[12]. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, Nxb. CTQG Hà Nội.
[13]. Nguyễn Ngọc Hiến (2003), Hành chính công, Học viện hành chính, Nxb.
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[14]. Nguyễn Thị Hoa (2009), Hoàn thiện các chính sách XĐGN chủ yếu của Việt
Nam đến năm 2015, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Hà Nội.
[15]. Học viện Hành chính (2006), Hành chính công, dùng cho nghiên cứu và giảng
dạy sau đại học, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[16]. Học viện Hành chính (2007), Quản lý nhà nước về KT-XH, Nxb. Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội.
[17]. Học viện Hành chính (2010),Giáo trình quản lý hành chính Nhà nước.
[18]. Học viện Hành chính (2011), Giáo trình Quản lý nhà nước trên các lĩnh vực
kinh tế, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[19]. Ngân hàng Thế Giới (2013), Việt Nam: tăng trưởng và giảm nghèo - báo cáo
thường niên 2010-2012.
[20]. Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (2010), Báo cáo phát triển Việt Nam 2010 -
thực hiện cải cách để tăng trưởng và công tác XĐGN nhanh hơn.
[21]. Đinh Thị Trang Nhung (2013), Nâng cao hiệu quả Quản lý Nhà nước đối với
hoạt động xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện
nay, Luận văn thạc sĩ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính.
[22]. Quốc hội (2014), Đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vứng đến năm 2020.
[23]. Thái Phúc Thành (2014), Vai trò của vốn con người trong giảm nghèo bền
vững ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Hà Nội.
[24]. Chu Văn Thành (2007), Dịch vụ công:đổi mới quản lý và tổ chức cung ứng ở
Việt Nam hiện nay, Bộ Nội vụ, Nxb. Chính trị Quốc gia.
[25]. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày
17/8/2004 Về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam
(Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam).
[26]. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8/7/2005
về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010.
[27]. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày
30/01/2011 về việc quy định chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn
2011-2015.
[28]. Thủ tướng Chính phủ (1998), Quyết định số 133/1998/QĐ-TTG ngày 23 tháng
7 năm 1998 về việc phê duyệt chương trình MTQT xóa đói công tác xóa đói giảm
nghèo trong giai đoạn 1998 – 2000.
[29]. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 08/10/2012
về phê duyệt Chương trình MTQG công tác xóa đói giảm nghèo bền vững giai đoạn
2012 -2015.
[30]. Đỗ Hoàn Toàn, Mai Văn Bưu (2001), Giáo trình Quản lý Nhà nước về kinh tế,
Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
[31]. Tổ chức Đoàn kết Quốc tế Triangle Génération Humanitaire phối hợp với
PADDI thực hiện (2012) “Nghiên cứu nghèo đô thị”, Việt Nam.
[32]. ĐoànTrọng Truyến (1992), “Từ điển Pháp Việt – Hành chính”, Nxb Thế giới,
Hà Nội.
[33]. Nguyễn Thanh Tuấn (2014), Công tác xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Quảng Bình,
Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
[34]. Viện Chiến lược phát triển (2010), Cơ sở khoa học của một số vấn đề trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
[35]. Viện Khoa học xã hội và nhân văn (2011), Giảm nghèo ở Việt Nam, thành tựu
và thách thức, Hà Nội
[36]. Phạm Quốc Vinh (2013), Quản lý Nhà nước đối với hoạt động xóa đói, giảm
nghèo tại huyện Ba Vì thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Quản lý Hành chính
công, Học viện Hành chính.
[37]. Ủy ban thường vụ Quốc hội(2014), Báo cáo số 660/BC-UBTVQH13về kết quả
giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo giai đoạn 2005 – 2012.
[38]. UBND huyện Quảng Ninh (2011), Đề án Giảm nghèo, Giải quyết việc làm,
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoan 2011-2015..
[39]. UBND huyện Quảng Ninh (2012), Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông
thôn giai đoạn 2010-2020.
[40]. UBND huyện Quảng Ninh (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội huyện Quảng Ninh đến năm 2020.
[41]. UBND huyện Quảng Ninh (2013), Báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp
luật về giảm nghèo giai đoạn 2005-2012.
[42]. UBND huyện Quảng Ninh (2014), Kết quả điều tra, rà soát về hộ nghèo, cận
nghèo năm 2013-2014.
[43]. UBND huyện Quảng Ninh (2015), Đánh giá thực hiện Đề án Giảm nghèo,
Giải quyết việc làm, Đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
[44]. UBND huyện Quảng Ninh (2012), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013.
[45]. UBND huyện Quảng Ninh (2013), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014.
[46]. UBND huyện Quảng Ninh (2014), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015.
[47]. UBND tỉnh Quảng Bình (2013), Quyết định số 406/QĐ-UBND về việc phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Quảng Ninh đến năm
2020.
[48]. UBND tỉnh Quảng Bình (2009), Quyết định số 2991/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề
án phát triển trồng cây lâm nghiệp phân tán giai đoạn 2010-2015.
[49]. Nguyễn Như Ý (1999), “Đại từ điển Tiếng Việt”, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[50]. Từ điển xã hội học Oxford 2010 (Bùi Thế Cường, Đặng Thị Việt Phương, Trịnh Huy
Hóa dịch), NXB. Đại học quốc gia Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_thuc_hien_chinh_sach_giam_ngheo_ben_vung_tren_dia_b.pdf