Trong thời gian qua với nhiều hoạt động khác nhau ở địa phương phải thực hiện
việc thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình đã được cấp ủy Đảng,
chính quyền chỉ đạo triển khai và tổ chức thực hiện rộng rãi đến các tầng lớp cán
bộ, nhân dân, các văn bản chỉ đạo đã được ban hành, kiện toàn bộ máy tổ chức tuyên
truyền ở cơ sở, nội dung, hình thức được đổi mới phù hợp với điều kiện thực tế của
địa phương từ đó việc nhận thức về pháp luật hôn nhân và gia đình được nâng lên
từng bước, góp phần nâng cao chất lượng thực hiện pháp luật chung và đưa pháp
luật vào cuộc sống.
Các văn bản chính sách pháp luật về hôn nhân và gia đình đã được triển khai
thực hiện khá đồng bộ và đầy đủ tại huyện Ba Tơ. Trong quá trình thực hiện, huyện
Ba Tơ đã thành lập Bộ máy chỉ đạo và triển khai từng hoạt động theo các Nghị định,
đề án từ Trung ương đến địa phương. Kết quả đến nay toàn huyện có ptại xã Ba
Cung do Phòng LĐ-TB và XH huyện triển khai; Phòng Dân tộc triển khai với 02
mô hình điểm Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là:
Trường THPT Ba Tơ và xã Ba Tô làm mô hình điểm, thành lập mỗi xã 01 Ban chỉ
đạo về Đề án này. Các Ban chỉ đạo về bảo vệ chăm sóc trẻ em, người cao tuổi, về
Dân số . mỗi xã, thị trấn đều được thành lập và hoạt động có hiệu quả.
Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân
và gia đình từ thực tiễn huyện Ba Tơ xuất phát từ điều kiện địa lý, kinh tế văn hóa
xã hội của huyện, tính chất đặc điểm tâm lý, tư tưởng của người dân trong huyện
nên một số chủ trường, chính sách, về hôn nhân và gia đình còn chưa phát huy đầy
đủ, hiệu lực, hiệu quả chưa cao, thậm chí khó triển khai thực hiện làm ảnh hưởng
đến chất lượng; hiệu quả của việc thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia
đình trên địa bàn Huyện Ba Tơ.
Thực tế cho thấy trong 02 năm 2016, 2017 UBND huyện Ba Tơ đã ban hành
rất nhiều văn bản chỉ đạo việc thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình,
đã tổ chức triển khai rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân trên 19 xã,01 thị trấn và các78
điểm trường cấp 02 toàn huyện thực hiện, thành lập các ban chỉ đạo từ huyện đến
xã, phân công các cơ quan, tổ chúc, cán bộ chuyên trách đóng vai trò nòng cốt trong
việc tổ chức thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình, hàng tháng, quí
có tổ chức sơ kết, tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm, đó là khi nào, nơi nào có sự
quan tâm đúng mức của lãnh đạo người đúng đầu của Cơ quan Đảng và Chính quyền
ở địa phương đó đều đặn đồng bộ là phòng trao, nhiệm vụ đó sớm thành công đạt
được kết quả cao. Vậy cần phải nói rằng việc tổ chức thực hiện chính sách pháp luật
hôn nhân và gia đình luôn luôn là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong cuộc sống
hiện nay, quá trình thực thi pháp luật ở địa phương ở cơ sở, nó là chính sách bước
chuyển tiếp giữa việc xây dựng ban hành pháp luật ở Trung ương và pháp chế ở địa
phương.
79 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 667 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ứng xử tốt đẹp giữa các thành viên trong
gia đình. Qua đó, đã tăng cường hiệu quả hoạt động của Mô hình CLB gia đình phát
triển bền vững, nhóm PCBLGĐ và địa chỉ tin cậy, đẩy mạnh Cuộc vận động “Xây
dựng gia đình 05 không, 03 sạch” cho cán bộ và hội viên phụ nữ trên địa bàn huyện.
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tập huấn mô hình CLB gia
đình phát triển bền vững, nhóm PCBLGĐ tại xã Ba Xa kết hợp với tặng quà cho
một số hộ gia đình văn hóa tiêu biểu trên địa bàn xã; Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh
triển khai hiệu quả một số hoạt động trong Đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và
hôn nhận cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi giao đoạn 2016 - 2020, cụ thể như: Tổ chức Hội thi tuyên truyền tảo hôn các
huyện miền núi đăng cai tại huyện và tham gia đạt giải nhì toàn đoàn; triển khai thí
điểm Mô hình Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhận cận huyết thống tại xã Ba
Tô và Trường THPT Ba Tơ, tổ chức 03 đợt tập huấn kết hợp tuyên truyền cho cán
bộ phụ trách gia đình cấp xã và người có uy tín, có 165 người tham gia; Tổ chức
tuyên truyền thực hiện các bộ luật và các văn bản chỉ đạo của địa phương Công tác
tuyên truyền các ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3) và Ngày Gia đình Việt Nam (28/6);
Phòng Văn hóa và Thông tin huyện đã tổ chức tuyên truyền bằng xe thông tin lưu
động dọc theo QL 24 từ xã Ba Liên đến xã Ba Tiêu với tổng số 2 đợt; đồng thời treo
6 băng rôn tuyên truyền trên các tuyến đường ngang tại trung tâm huyện. Xây dựng
kế hoạch tuyên truyền hưởng ứng tháng hành động vì Bình đẳng giới và phòng
chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2016 và ngày Thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ
nữ (25/11); Kế hoạch tuyên truyền về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Đồng
thời ban hành văn bản hướng dẫn 20 xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền tại địa phương.
Chú ý ở các hoạt động tuyên truyền chính sách pháp luật hôn nhân và gia
đình: Công khai các văn bản trên các trang web cổng thông tin điện tử Uỷ ban nhân
dân huyện, văn phòng điện tử eoffice, niêm yết trên các bảng trước trụ sở Uỷ ban
nhân dân huyện, các xã, thị trấn, nơi có đông dân cư tập trung như trường học, nhà
sinh hoạt cộng đồng tại các thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện.
55
Ban hành các văn bản liên quan ở các cấp tổ chức hội nghị liên tịch giữa các
cơ quan phụ trách Hội liên hiệp phụ nữa huyện, Phòng văn hóa thông tin, Phòng lao
động thương binh xã hội huyện, trung tâm dân số huyện..., các cuộc họp giao ban
các cơ quan phụ trách lĩnh vực liên quan đến hôn nhân và gia đình ...cuộc họp, soạn
thảo các văn bản chỉ đạo bao gồm... văn bản, các bên liên quan trong quá trình chỉ
đạo thực hiện gồm những cơ quan là các Phòng, cơ quan như: Tư pháp, Phòng dân
tộc, VH&TT, LĐTB&XH, TTDSGĐTE, HLHPN...
Tổ chức thực hiện công việc trong lĩnh vực được Uỷ ban nhân dân huyện phân
công phụ trách là do lãnh đạo Uỷ ban nhân dân huyện kết hợp các Phòng, ban,
ngành, hội được giao phụ trách từng lĩnh đồng chủ trì hoặc ủy quyền cho cơ quan
đó chủ trì, hội nghị, tổng kết, sơ kết, báo cáo kết quả cho ủy ban nhân dân huyện
từng theo qui định. Quá trình phối kết hợp thực hiện như công việc Uỷ ban nhân
huyện giao từng ngành, Phòng, ban, hội Uỷ ban nhân dân huyện có văn bản chỉ đạo
gửi đến các cơ quan liên quan được giao phụ trách và đề nghị huyện ủy chỉ đạo các
Đảng ủy trực thuộc huyện và các hội đoàn thể phụ từng ngành dọc ở tuyến cơ sở xã
thị trấn trong huyện.
Hoạt động truyền thông các hình thức tổ chức hoạt động truyền thông; chỉ
đạo, phối kết hợp trong công tác chỉ đạo thực hiện gồm các hình thức nhưxây dựng
pa nô, áp phích và tờ cấp phát các tơ rơi đến tận tay người dân trên địa bàn các xã
nhân các dịp tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật hằng năm, tháng, quý, lồng
ghép vào ngày hội nghị khu dân cư và hội nghị chuyên đề khác;
Pa nô: số lượng 05 cái gồm các nội dung tuyên truyền cụ thể như sau gồm
các khẩu hiệu:
“KHI KẾT HÔN NAM CHƯA ĐỦ 20, NỮ CHƯA ĐỦ 18 LÀ TẢO HÔN
VÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT”. Địa điểm đặt pa nô: trước trường Tiểu học xã Ba Tô.
“HÃY CHUNG TAY NGĂN CHẶN, ĐẨY LÙI NẠN TẢO HÔN VÀ HÔN
NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG Ở VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ”.
Địa điểm đặt pa nô: Tại ngã ba thôn Giá Vực (trước trụ sở UBND xã Ba Vì).
56
“TẢO HÔN VÀ HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG LÀ ĐÓI NGHÈO-
BỆNH TẬT-SUY GIẢM CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ”. Địa điểm đặt pa nô: Bênh
cạnh cổng chào, đường vào trụ sở UBND xã Ba Liên .
“HÃY CHUNG TAY NGĂN CHẶN, ĐẨY LÙI NẠN TẢO HÔN VÀ HÔN
NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG Ở VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ”.
Địa điểm đặt pa nô: Trước nhà Văn hóa Tổ dân phố Kon Dung, đường Ba Tơ đi Ba
Bích ( thị trấn Ba Tơ ).
“KHI KẾT HÔN NAM CHƯA ĐỦ 20, NỮ CHƯA ĐỦ 18 LÀ TẢO HÔN
VÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT”.
Địa điểm đặt pa nô: trong khuôn viên Trường THPT Ba Tơ.
Tờ rơi: 1.200 tờ rơi về thực hiện về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận
huyết thống để cấp phát rộng rãi cho các xã, thị trấn trên địa bàn huyện; Sổ tay hỏi
đáp Hôn nhân và gia đình, Phòng chống bạo lực gia đình Bình đẳng giới: 215 cuốn;
Sổ tay tuyên truyền viên cơ sở: 20 cuốn; Sổ tay ghi chép: 15 cuốn; Các bảng pa nô
và sổ tay tờ rơi... đều phân bổ đều về các xã trên địa bàn huyện được lắp đặt công
khai nơi đồng dân cư qua lại.
Các bên liên quan trong hoạt động truyền thông các cơ quan chuyên môn có
hợp tác phối hợp: Trung tâm dân số huyện chỉ đạo Ban DS-KHHGĐ xã, thị trấn tiếp
tục truyền thông lồng ghép công tác DS-KHHGĐ đến người dân, cung cấp đầy đủ
và kịp thời các phương tiện tránh thai cho người dân sử dụng trong năm đạt chỉ tiêu
kế hoạch giao; Trung tâm DS-KHHGĐ huyện chỉ đạo 14/20 xã tổ chức họp triển
khai Chiến dịch. Kết quả Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ đã có
báo cáo số 27/BC-TTDS ngày 10/8/2016; Triển khai các hoạt động truyền thông
nhân các sự kiện ngày Dân số thế giới 11/7; đợt truyền thông cao điểm về mất cân
bằng giới tính khi sinh; đợt truyền thông nhân tháng hành động quốc gia về Dân số
và ngày Dân số Việt Nam 26/12 theo kế hoạch; Trung tâm DS-KHHGĐ huyện chỉ
đạo Ban Dân số kế hoạch hóa gia đình các xã thị trấn tăng cường các hoạt động
truyền thông nhân tháng hành động quốc gia và kỷ niệm 55 năm ngày Dân số Việt
Nam 26/12/1961- 26/12/2016; Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
57
là khâu đầu tiên của hoạt động thực thi pháp luật, là cầu nối đưa pháp luật vào cuộc
sống. Để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân trên địa bàn
huyện.
2.3. Đánh giá kết quả triển khai của các ngành trên địa bàn huyện:
Công tác truyền thông liên quan đến chính sách, pháp luật hôn nhân và gia đình
qua báo cáo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn cho thấy: tỷ lệ tảo hôn
qua 02 năm thực hiện làm điểm tại xã Ba Tô và Trường THTP Ba Tơ, báo cáo 06
tháng đầu năm của 02 điểm này là không còn trường hợp nào tảo hôn diễn ra, bạo
lực gia đình giảm đáng kể, chất lượng cuộc sống nhân dân ngày càng được cải thiện
và nâng cao, tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng ngày càng thấp.Công tác đánh giá, chức
đánh giá, tổng kết, sơ kết kết rút ra bài học kinh nghiệm được tiến hành thường
xuyên, sát thực tế tại cơ sở điểm và 20 xã, thị trấn về kết quả hoạt động của từng
tháng, quý, năm.
Sau khi có sự can thiệp mạnh mẽ từ phía chính quyền địa phương huyện, xã, thị
trấn bằng nhiều biện pháp, hình thức khác nhau đến nay vấn đề tảo hôn và hôn nhân
cận huyết các vấn đề như bạo lực gia đình giảm đi rõ rệt, đáng kể, kết hôn với người
nước ngoài không xảy ra.
Gia đình xây dựng nếp sống văn hóa gia đình được triển khai rộng rãi trong tầng
lớp nhân dân, được nhân dân đồng tình hưởng ứng và làm theo hằng năm tỷ lệ hộ
gia đình văn hóa ngày càng cao;
Mối quan hệ ông bà, cha mẹ, con cái phần lớn là tốt việc ứng xử đúng chuẩn
mực đạo đức xã hội theo thuần phong mỹ tục truyền thống người Việt và truyền
thống quý báu của dân tộc nơi đây, ông bà dạy dỗ cha mẹ, cha mẹ dạy dỗ con cái,
ngược lại con, cháu có nghĩa vụ nuôi dưỡng ông, bà. Ông, bà thiếu nêu gương để
con cháu nòi theo, cha, mẹ hư hỏng về đạo đức, hàm rượu chè bê tha lười biếng làm
ăn sa vào tệ mê tín dị đoan ngày càng ít đi.
Mối quan hệ họ hàng chú, bác, dì, côQua sự vào cuộc đồng bộ thường
xuyên của các cơ quan chức năng ở huyện và xã trong việc tuyên truyền bằng nhiều
hình thức cũng đã tác động nhận thức đến tầng lớp nhân dân trong vấn đề xây dựng
58
gia đình tiến bộ, gia đình văn hóa, gia đình gương mẫu, ông bà, cha mẹ con, con,
cháu anh chị em hòa thuận đùm bọc tiến bộ, đoàn kết giúp đỡ nhau qua cuộc vận
này đã có nhiều gia đình và cá nhân tiêu biểu được huyện tuyên dương và khen
thưởng qua 3 năm thực hiện có 45 gia đình tiểu biểu cấp huyện .
Về các tệ nạn rượu chè bê tha, lười biếng lao động làm ăn, giữa người Kinh
và người Hrê tỉ lệ người đồng bào Hrê sa vào lười biếng lao động, rượu chè và các
tệ nạn khác cao hơn đồng bào Kinh nằm khoảng nếu tỷ lệ tổng cộng 100% thì có
70% là đồng bào Hrê rơi vào các tệ nạn lười biếng lao động vì dân trí thấp, hủ tục
cũ vẫn còn tiềm ẩn trong đồng bào Hrê.
Kết quả hoạt động đã làm thay đổi nhận thức trong nhân dân ngày càng cao,
các hành vi vi phạm pháp luật có chiều hướng giảm dần. Có sự phối hợp chặc chẽ
trong quá trình tổ chức, thực hiện của cả hệ thống chính trị ở địa phương nơi nghiên
cứu. Các hoạt động được triển khai thường xuyên các cơ quan Đảng, nhà nước, tổ
chức chính trị xã hội của huyện, xã có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng từng lĩnh
vực.
Về bộ máy Cán bộ của các Ban ngành, đoàn thể huyện, UBND các xã, thị trấn
thực hiện công việc nay điểm mạnh; Đa số là công dân ở địa phương hiểu biết bản
sắc văn hóa địa phương, nắm rõ địa bàn hoạt động, đa phần đều có qua đào tạo
chuyên môn nghiệp vụ trong công việc; Hạn chế đa phần cán bộ làm công tác này
đều kiêm nhiệm nhiều việc khác, tư duy đổi mới trong lãnh đạo điều hành chưa
nhiều, xử lý các vụ tảo hôn còn chưa kiên quyết.
Tiểu kết chương 2
Công tác thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình đã trở thành một
trong những nội dung quan trọng trong chương trình hoạt động của các cấp ủy Đảng
và chính quyền, các đoàn thể và tổ chức xã hội của huyện Ba Tơ. Chính hôn nhân
và gia đình đã được ban hành tương đối hoàn thiện, phù hợp để đáp ứng yêu cầu
điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình; chính sách pháp
luật về hôn nhân và gia đình cơ bản đã phù hợp với đường lối, chủ trương, chính
59
sách của Đảng; cơ bản phản ánh được nguyện vọng, nhu cầu và thực sự đem lại lợi
ích cho nhân dân. Mặc dù đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong thời gian qua
nhưng chính sách vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập so với nhu cầu của quản lý nhà
nước và yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Nhiều nội dung quan trọng của chính
sách này vẫn còn thiếu hoặc chưa được quy định một cách cụ thể, chặt chẽ và còn
một số lỗ hổng, hạn chế về kỹ thuật xây dựng pháp luật. Vẫn còn một số hạn chế,
bất cập trong thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình: xử phạt các vi phạm hành
chính về kết hôn đối với các hành vi bị nghiêm cấm còn nhiều bất cập; việc thực
hiện các quy định pháp luật hôn nhân về cung cấp dịch vụ KHHGĐ, cơ cấu dân số,
chất lượng dân số còn nhiều hạn chế; hoạt động quản lý của nhà nước về hôn nhân
vẫn còn một số hạn chế và bất cập.
Những hạn chế, bất cập của chính sách nảy sinh trong thực hiện pháp luật về
hôn nhân, gia đình xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có cả những nguyên
nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Những yếu tố khách quan làm cho chất
lượng chính sách, pháp luật cũng như việc triển khai thực hiện bị hạn chế:Chính
sách pháp luật hôn nhân và gia đình là một vấn đề mang tính nhạy cảm và phức tạp;
điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội thấp; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực
của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức không đồng đều. Những hạn chế, bất cập
trong quá trình thực hiện một chính sách là điều không thể tránh khỏi vì vậy cần
phải nhận thức rõ và có những giải pháp để giải quyết những hạn chế bất cập đó.Các
cơ quan chức năng, chủ thể ban hành chính sách cần có sự quan tâm nhiều hơn để
việc thực hiện chính sách Chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình tốt hơn trong
thời gian tới.
60
CHƯƠNG 3
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
3.1. Các yếu tố tác động triển khai thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân
và gia đình
3.1.1. Năng lực quản lý và triển khai của cán bộ thực hiện chính sách pháp luật ở
cơ sở
Nguồn nhân lực triển khai, thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia
đình tại huyện Ba Tơ còn gặp nhiều khó khăn. Trước hết là số lượng cán bộ chuyên
môn phụ trách ở cấp huyện còn thiếu và yếu về năng lực quản lý.
Phòng Dân tộc là cơ quan tham mưu UBND huyện thực hiện Đề án giảm thiểu
tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống và một số chính sách dân tộc khác. Đội ngũ
nhân lực ở Phòng dân tộc huyện gồm 04 biên chế, 02 lãnh đạo 02 nhân viên; UBND
các xã, thị trấn bố trí mỗi xã 01 cán bộ hoạt động không chuyên trách chức danh
Dân tộc và tôn giáo tổng cộng 20 chức danh.Tuy nhiên, các chức danh này phải
kiêm nhiệm nhiều việc nên không dành được nhiều thời gian và nhân lực cho các
hoạt động về triển khai chính sách hôn nhân và gia đình.
UBND xã, thị trấn thành lập các Ban chỉ đạo xã, phân công chức Văn phòng
thống kê và công chức Tư pháp hộ tịch giúp trong lĩnh vực thực hiện chính sách dân
tộc và Đề án tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở các xã điểm ( xã Ba Tô) và đảm
trách một số chính sách liên quan chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình.
Trường THTP Ba Tơ nhà trường phân công các đồng chí trong BGH và một
số giáo viên chuyên theo dõi và chỉ đạo việc thực hiện Đề án tảo hôn và hôn nhân
cận huyết thống và thành lập các ban chỉ đạo thực hiện Đề án này.
61
Phòng tư pháp huyện đã chủ động công tác Công tác tuyển dụng, bổ nhiệm
công chức, viên chức và thực hiện các chế độ chính sách luôn được đảm bảo đúng
quy định. Hiện nay, đội ngũ công chức tư pháp trên toàn huyện có 42 người, trong
đó: công chức tư pháp cấp huyện: 04 người (gồm 03 công chức và 01 hợp đồng),
công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã có 38 người (gồm 30 công chức và 08 cán bộ
hợp đồng; có 18/20 xã, thị trấn bố trí được 02 công chức Tư pháp - Hộ tịch). Công
tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức được thực hiện theo đúng kế hoạch.
Phòng Văn hóa và Thông tin có 01 Trưởng phòng và 02 Phó Trưởng
phòng.Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân huyện và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Phòng.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ nêu trên, đặc điểm tình hình cụ thể của cơ
quan, trình độ năng lực cán bộ, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện tổ chức thành
các tổ chuyên môn, gồm những công chức được phân công đảm nhận các chức danh
công việc trên các mặt công tác:
Tổ văn hóa, du lịch; 01 chức danh; Tổ gia đình; 01 chức danh; Tổ thể dục thể
thao; 01 chức danh; Tổ báo chí, xuất bản, phát thanh; 01 chức danh; Tổ bưu chính
và chuyển phát, viễn thông và Internet, công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin;01
chức danh; ngoài ra có 03 nhân viên hợp đồng lao động.
Tùy theo mức độ công việc và biên chế của Phòng, các tổ trên có thể hoạt
động độc lập hoặc phối hợp lồng ghép với nhau nhưng phải đảm bảo hoàn thành
nhiệm vụ, tiết kiệm, hiệu quả cùng các chức danh Văn hóa Thông tin 20 xã, thị trấn.
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có 01 Trưởng phòng, 02 Phó
Trưởng phòng và các công chức thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ.
Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là người đứng đầu Phòng Lao
động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp huyện,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; Biên chế công chức của Phòng Lao động
- Thương binh và Xã hội được giao trên cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức năng,
62
nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và thuộc tổng biên chế công chức trong các cơ quan,
tổ chức hành chính của huyện được cấp có thẩm quyền giao; Hiện tại Phòng Lao
động Thương binh xã hội huyện có 04 biên chế cùng với 20 công chức VHXH xã,
thị trấn phụ trách lĩnh vực Lao động Thương binh xã hội.
Trung tâm DS-KHHGĐ huyện có 01 Giám đốc và 01 Phó Giám đốc.
Giám đốc và các Phó Giám đốc Trung tâm do Giám đốc Sở Y tế bổ nhiệm, miễn
nhiệm theo đề nghị của Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ và quy định của pháp
luật ( về chuyên môn không nhất thiết phải có chuyên môn y tế ).
Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng Chi
cục DS-KHHGĐ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm;
Các Ban tổng hợp, nghiệp vụ gồm:
Ban Hành chính tổng hợp; Ban Truyền thông và dịch vụ DS-KHHGĐ.
Biên chế của Trung tâm DS-KHHGĐ huyện nằm trong tổng số biên chế sự nghiệp
của địa phương do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định nhưng ít nhất phải có
06 người (không kể bảo vệ, lái xe và tạp vụ làm việc theo hợp đồng). Viên chức
không nhất thiết đều phải có chuyên môn y tế ở các xã, thị trấn mỗi xã có 01 chức
danh Dân số gia đình và trẻ em xã.
Đài phát thanh - Truyền hình huyện; Nhân sự có 01 trưởng đài và các nhân
viên, phóng viên gồm 05 có biên chế, chức danh 20 Cán bộ đài cấp xã, thị trấn.
Tổ chức chính trị xã hội liên quan bao gồm Hội liên hiệp phụ nữ huyện, Đoàn
thanh niên. Các hoạt động cụ thể gồm:
Hội liên hiệp phụ nữ huyện,xã có 46 Cán bộ, việc củng cố công tác cán bộ
được Ban Thường vụ Hội LHPN huyện quan tâm chỉ đạo thường xuyên, đã chỉ đạo
Hội LHPN các xã bầu bổ sung chức danh Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch
Hội LHPN các xã nhiệm kỳ 2016-2021. Củng cố, kiện toàn 05 Chi, tổ Hội, đã phát
triển được 139 hội viên mới, nâng tổng số hội viên đang quản lý 10.299, tỷ lệ thu
hút hội viên vào Hội đạt 63,60%.
63
Cơ chế phối hợp thực hiện và triển khai các hoạt động có cơ chế phối hợp
chặc chẽ giữa các cơ quan chuyên môn được Ủy ban nhân huyện giao nhiệm vụ
trong công tác thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình, hằng năm cần
sơ kết, tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp mới hay có hiệu
quả.
Đoàn thành niên Cộng sản HCM, đều được bố trí đầy đủ cả hệ thống từ
huyện đến các xã, thị trấn tổng công 45 Cán bộ đoàn, đều có co chuyên môn
nghiệp vụ về công tác Đoàn.
Thuận lợi được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo, kịp thời của các Sở, ngành
liên quan của tỉnh, Huyện ủy, UBND huyện, sự kết hợp chặc chẽ đồng bộ vào cuộc
của cả hệ thống chính trị từ huyện đến xã nên cán bộ, công chức thực hiện công tác
chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình được hỗ trợ kinh phí kịp thời, đào tạo
chuyên môn, tập huấn nghiệp vụ kỷ năng làm việc, tham quan học hỏi các mô hình
ngoài tỉnh...
Khó khăn nhân lực thì nhiều nhưng đa phần là kiêm nhiệm nhiều công việc
khác, công tác tuyên truyền gặp nhiều khó khăn vì dân trí còn thấp, phong tục tập
quán còn tiềm ẩn nhiều yếu tố lạc hậu, địa hình rộng dân cư đông đa phần là dân
tộc thiểu số.
Có phần hạn chế trình độ nhận thức của cán bộ các cấp về quản lý nhà nước
về hôn nhân và gia đình cần tiếp tục xây dựng đề án và bố trí ngân sách địa phương,
ngân sách cấp trên để cử cán bộ làm công tác thực hiện chính sách pháp luật hôn
nhân và gia đình đi đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về gia đình và
thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình và các chính sách khác có liên
quan, để cho cán bộ có điều kiện tiếp thu cái mới có trình độ năng lực lãnh đạo, quản
lý, chuyên môn giỏi, đủ cả tâm và tầm để lãnh đạo địa phương ngày càng tốt hơn.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội và dân trí trên địa bàn
Tận dựng triệt để vùng đất có điều kiện phát triển kinh tế nông lâm nghiệp,
đời sống nhân dân ngày càng khá giả, con em có điều kiện học hành tiếp thu các
64
kênh khoa học kỷ thuật tiên tiến để áp dựng vào cuộc sống. Cơ bản Ba Tơ vẫn là
huyện Miền núi điều kiện đi lại về các cơ sở xã còn khó khăn, kinh tế phát triển
chậm, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, trong thời gian tới tìm cách khắc phục điều kiện đi lại
bằng cách kều gọi đầu tư đường sá về đến tận các xã, thị trấn và đường thôn tận
dụng triệt để nguồn vốn Giảm nghèo tây nguyên, chương trình 135/Cp, 30a và các
chương quốc gia khác để thu hút các nhà đầu tư về Ba Tơ tạo điều kiện việc làm cho
lao động địa phương tăng thu nhập kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo và công
bằng xã hội hằng năm giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện ngày càng thấp, phấn đấu xóa
hộ nghèo trong thời gian sớm nhất.
Trình độ dân trí và nhận thức pháp luật về hôn nhân và gia đình dẫn đến tảo
hôn của người dân đó là còn hạn chế, nhất là có tư tưởng cho con có vợ, có chồng
sớm để khỏi gánh nặng cha mẹ.
Sự phát triển của công nghệ thông tin cũng đem lại những tác hại tiêu cực đến
sự phát triển tâm sinh lý của trẻ vị thành niên, một bộ phận không nhỏ trẻ vị thành
niên có lối sống buông thả, đua đòi và yêu đương sớm dẫn đến có thai ngoài ý muốn
của bản thân và gia đình.
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tại địa phương, trường
học còn hạn chế. Công tác giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên chưa
được quan tâm đúng mức.
Nhận thức về công tác dân số của người dân chưa cao, có tư tưởng muốn gia
đình có thêm lao động.
Công tác đăng ký kết hôn và quản lý hộ tịch, hộ khẩu còn gặp nhiều khó
khăn; công chức Tư pháp - Hộ tịch xã chưa nắm kịp thời, chính xác về tình hình tảo
hôn tại địa phương.
3.1.3. Phong tục tập quán và văn hóa tộc người Hrê
Hôn nhân truyền thống của người Hrê về cơ bản là ngoại tộc, tự nguyện và là hôn
nhân một vợ, một chồng. Con trai, con gái đến tuổi trưởng thành được tự do tìm
hiểu, yêu thương, và có quyền lựa chọn người bạn đời cho mình. Tuy nhiên, sự lựa
chọn ấy phải được hai bên cha mẹ chấp thuận và trong một chừng mực nhất định,
65
phải được dân làng đồng tình (không vi phạm Luật tục). Chính vì vậy, Lễ tục hôn
nhân truyền thống của người Hrê có vai trò quan trọng của người làm mai mối (Lam-
ha-but), hoặc là do hai bên gia đình kết bạn làm sui gia với nhau, tức cha mẹ sắp đặt
con cái lấy vợ lấy chồng theo ý của mình, làm sui với nhau lúc con còn nhỏ, thậm
chí còn đang trong bụng mẹ. Tuy nhiên, khi đến lúc chuẩn bị tổ chức đám cưới cho
đôi vợ chồng cũng phải có người mai mối do hai bên gia đình thống nhất mời, hoặc
một bên gia đình mời. (Theo báo
Tập quán tảo hôn phần lớn là do hai bên gia đình sắp đặt, hiện nay công nghệ
thông tin phát triển, đời sống nhân dân khâm phá lên, việc trẻ nhỏ có nhu cầu nguyện
vọng tìm hiểu, yêu đường ngày càng sớm hơn, chính vì vậy dẫn đến tảo hôn xảy ra.
Việc lựa chọn nơi cư trú của các cặp vợ chồng mới cưới thông thường là theo điều
kiện kinh tế gia đình, bên nào có nơi làm ăn hơn thì cha mẹ sắp xếp bố trí ở bên đó,
đầu tiên thì về ở chung với gia đình cha, mẹ, sau nay khi sinh đẻ con cái lớn thì cha,
mẹ, cho ra ở riêng gần gia đình cha, mẹ, để thuận tiện trong việc chăm sóc, giúp đỡ
qua lại giữa ông, bà, cha, mẹ và con cháu, không nhất thiết về làm dâu hay về ở rể.
Khi nhận được thông tin báo cáo của cơ sở về việc cặp vợ chồng sắp tổ chức làm
lễ đám cưới mà trường hợp nghi ngờ chưa đủ tuổi một trong hai bên, BCĐ huyện
trực tiếp chỉ đạo UBND xã nơi có cặp nghi ngờ là tảo hôn xuống gặp gỡ gia đình
nắm tình hình về tuổi tác hai bên, nếu đủ tuổi cả hai bên thì UBND xã, thị trấn nơi
đó cho phép tổ chức làm lễ, còn nếu thiếu tuổi một trong hai bên thì đoàn UBND
xã, thị trấn nơi đó thành lập đoàn công tác gồm Lãnh đạo UBND, các ngành liên
quan, Tư pháp- hộ tịch, Mặt trận Tổ Quốc, Thanh niên, phụ nữ... làm công tác tuyên
tryền, thuyết phục gia đình, tạm dừng việc tổ chức lễ, yêu cầu ký căm kết không tổ
chức lễ trước khi hai bên chưa đủ tuổi theo Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Nhìn chung sự can thiệp từ phía chính quyền địa phương đối với các trường
hợp tảo hôn chưa mạnh mẽ, thiếu kiên quyết chỉ nằm ở mức tuyên truyền, thuyết
phục là chính. Nguyên nhân vì đồng bào dân tộc thiểu số Hrê là số đông rời vào tình
trạng tảo hôn, do trình độ dân trí thấp, một số tập quán củ vẫn còn, nhiều nguyên
66
nhân khác chẳng hạn, có những trường hợp chính quyền và gia đình can thiệp mạnh
mẽ vấn đề tảo hôn, kết quả dẫn đến cặp này tự tử, đó cũng là nguyên nhân, phía
chính quyền xử lý chưa kiên quyết chỉ tuyên truyền, vận động, thuyết phục là chính,
nếu có trường hợp vẫn không chấp hành theo căm kết thì mới tiến hành xử phạt và
áp dụng các biện pháp tiếp theo nhưng trong thời gian qua khi UBND xã lập biên
bản căm kết là đều chấp hành tốt.
Ngoài các nguyên nhân nêu trên thì nguyên nhân tảo hôn do nữ thiếu niên có
thai ngoài ý muốn, nên nhiều cặp thúc ép gia đình phải tổ chức cưới, hỏi để có “danh
phận” trong gia đình, họ hàng hai bên; không muốn xấu hổ với bà con xóm làng là
có “con hoang”; là ngoài ý muốn của cha, mẹ, gia đình và cộng đồng.
3.2. Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách pháp luật tại địa phương.
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện thể chế chính sách
Công tác thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình là bộ phận quan
trọng của Chiến lược phát triển đất nước, là một trong những yếu tố hàng đầu để
nâng cao chất lượng và phát huy thế mạnh về nguồn nhân lực cho sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người,
từng gia đình cũng như của toàn xã hội. Để đảm bảo thực hiện chính sách pháp luật
hôn nhân và gia đình, đặc biệt là chiến lược dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản
giai đoạn 2011 – 2020, Đảng và Nhà nước cần phải hoàn thiện thể chế của chính
sách cụ thể đối với từng nhóm đối tượng, từng vùng, từng địa phương trên cơ sở
phát huy những lợi thế của địa phương phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội để tuyên
truyền khuyến khích vận động đối tượng thực hiện chính sách. Các chính sách mới
về hôn nhân gia đình 2014 trước hết phải tạo được hành lang pháp lý trong quá trình
quản lý nhà nước bên cạnh đó đảm bảo nâng cao trách nhiệm của công dân, Nhà
nước và xã hội trong công tác hôn nhân và gai đình.
Điều chỉnh độ tuổi kết hôn, mối quan hệ khác trong luật hôn nhân và gia đình
chính là nâng cao chất lượng dân số phù hợp với sự phát triển, với yêu cầu và lợi ích
của Nhà nước và xã hội. Chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình phải tạo sự
67
đồng bộ trong quá trình tổ chức thực hiện công tác hôn nhân và gia đình, đảm bảo
mọi người dân có quyền bình đẳng trong việc thực hiện chính sách.
Văn bản chính sách để hoàn thiện giải pháp
Quy trình bàn hành và soạn thảo văn bản chỉ đạo cần kết hợp chặc chẽ, thường
xuyên với các ngành, các cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ phụ trách, bám
sát tình hình diễn ra thực tế ở địa phương, đề xuất với Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân
huyện ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành cho phù hợp với từng thời điểm,
từng đối tượng trên địa bàn huyện Ba Tơ. Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng Chỉ thị số
15-CT/TU ngày 30/11/2016 của Tỉnh ủy Quảng Ngãi về tăng cường sự lãnh đạo của
cấp ủy đảng đối với công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe, giới tính, ngăn ngừa,
giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc
thiểu số trên địa bàn tỉnh và Nghị quyết 01–NQ/HU của Huyện ủy về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác ngăn chặn, đẩy lùi các phòng tục, tập quán lạc
hậu trên địa bàn huyện cho nhân dân hiểu biết và thực hiện có hiệu quả cao.
Hướng dẫn, đôn đốc các xã, thị trấn trên địa bàn huyện xây dựng mô hình
phòng, chống bạo lực gia đình và tổ chức để các mô hình này hoạt động, không sàng
lọc giới tính khi sinh.
Kiểm tra việc cập nhật, ghi chép thông tin vào Sổ ghi chép thông tin về gia
đình và phòng, chống bạo lực gia đình, ngăn ngừa kịp những cặp vợ chồng có ý định
sàng lọc giới trước khi sinh tại các địa phương.
Việc kết hôn đúng độ tuổi là nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng
sức khoẻ sinh sản, giải quyết tốt những vấn chính sách pháp luật hôn nhân và gia
đình, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
đây cũng là mục tiêu được Đảng và Nhà nước quan tâm và luôn hướng đến, để đạt
được mục tiêu này cần có một số giải pháp trong quá trình tổ chức thực hiện chính
sách pháp luật hôn nhân và gai đình cụ thể:
Kết hợp đồng bộ, hiệu quả giữa vận động, giáo dục, truyền thông chuyển đổi
hành vi, cung cấp dịch vụ dự phòng tích cực, chủ động, công bằng, bình đẳng và chế
68
tài kiên quyết, hiệu quả đối với các cá nhân vi phạm các quy định về chuẩn đoán và
lựa chọn giới tính thai nhi, cá nhân tổ chức tảo hôn.
Đầu tư cho công tác thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình về
dân số, chăm sóc sức khoẻ sinh sản là đầu tư cho phát triển bền vững, mang lại hiệu
quả trực tiếp về kinh tế, xã hội và môi trường. Tăng mức đầu tư ngân sách nhà nước,
tích cực tranh thủ các nguồn viện trợ và huy động sự đóng góp của nhân dân, các
nhà hảo tâm, ưu tiên nguồn lực cho vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng ven biển và
hải đảo.
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng và chính quyền, nâng
cao hiệu lực quản lý nhà nước, huy động sự tham gia của toàn xã hội, tiếp tục kiện
toàn hệ thống tổ chức bộ máy để thực hiện có hiệu quả công tác thực hiện chính sách
pháp luật hôn nhân và gia đìnhvà quá trình ban hành văn bản quá trình ban hành
phải phù hợp từng hoàn cảnh, không gian, thời gian, đối tượng thụ hưởng và tính
kịp thời, đi vào lòng nhân dân được nhân dân ửng hộ thực hiện tốt. Muốn như vậy
trước khi ban hành văn bản cần có sự tham vấn góp ý của nhân dân và vấn đề có
tính cấp thiết trong xã hội có lợi ích cho địa phương.
3.2.2. Đối với UBND tỉnh Quảng Ngãi
Tổ chức triển khai, cụ thể hoá chính sáchpháp luật hôn nhân và gia đình phù
hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh.
Xây dựng đề án thu hút nguồn nhân lực đặc biệt đối với những công chức
phục vụ công tác pháp luật hôn nhân và gia đìnhđến công tác và làm việc tại địa bàn
những huyện vùng sâu vùng xa, vùng nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Xây dựng
quy định về chế độ hỗ trợ cho cán bộ, công chức ngành Tư pháp, Dân số và cán bộ
tham gia thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
của Thủ tướng chính phủ tham thường xuyên gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình
độ quản lý nhà nước về lĩnh vực này.
Quan tâm phân bổ kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương đối với công tác
pháp luật hôn nhân và gia đìnhtại các địa phương.
69
Chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng
chuyên sâu về nghiệp vụ công tác gia đình; về kỹ năng tổ chức, sinh hoạt nhóm, câu
lạc bộ cho trưởng nhóm, chủ nhiệm các câu lạc bộ các mô hình.
3.2.3. Đối với UBND huyện Ba Tơ
Hằng năm chỉ đạo kip thời Trung tâm DS-KHHGĐ huyện kết hợp với các cơ
quan chuyên môn khác đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cập nhật các chế độ, chính
sách; tập huấn ghi chép đổi sổ hộ gia đình, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho
cán bộ chuyên trách các xã, phường, thị trấn. Nội dung tập huấn bao gồm các kiến
thức về công tác chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình, dân số và phát triển,
KHHGĐ, CSSKSS; phương pháp truyền thông, vận động người dân thực hiện chính
hôn nhân và gia đình, sách dân số ở cơ sở; cách thu thập thông tin và ghi chép sổ hộ
gia đình; thực hành các bài tư vấn trực tiếp cho đối tượng Đối với đội ngũ cán bộ
đã có thâm niên công tác và kinh nghiệm tuyên truyền, vận động các lớp tập huấn
chú trọng bồi dưỡng những kỹ năng, kiến thức mới và chính sách về lĩnh vực hôn
nhân và gia đình; đối với những cán bộ chuyên trách mới, nội dung tập huấn tập
trung trang bị những kiến thức cơ bản để tuyên truyền về công tác thực hiện chính
sách pháp luật hôn nhân và gia đình. Ngoài ra, mỗi khi triển khai một đề án, mô hình
mới về sách pháp luật hôn nhân và gia đình các cán bộ thực hiện, chuyên trách lại
được đào tạo sâu hơn ở lĩnh vực mà mô hình, đề án triển khai. Chẳng hạn, với mô
hình chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng, mô hình phòng chống bạo lực gia
đình, mô hình giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đội ngũ cán bộ
làm công tác này được bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng tư vấn, chăm sóc cho
đối tượng. Với đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh, cán bộ chuyên trách, công tác
viên dân số được trang bị kỹ năng tuyên truyền, tư vấn cho các bà mẹ mang thai về
lợi ích của đề án và quy trình sàng lọc, kỹ thuật lấy mẫu máu gót chân... Nhờ đó
những năm qua, đội ngũ cán bộ làm công tác thực hiện cính sách pháp luật hôn nhân
và gai đình ở cơ sở đã thường xuyên bám sát địa bàn dân cư, tích cực tuyên truyền,
vận động cán bộ, nhân dân thực hiện tốt chính sách hôn nhân và gia đình, góp phần
hoàn thành các chỉ tiêu về ở mỗi địa phương trên địa bàn huyện.
70
Đội ngũ cán bộ phụ trách lĩnh vực này có sự biến động nên công tác đào tạo,
tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ mới chưa đáp ứng được nhu
cầu thực tế. Nhiều công tác viên là chi hội trưởng phụ nữ, do tuổi đã cao nên việc
thống kê, cập nhật thông tin biến động về công tác chính sách dân số để báo cáo còn
chậm và thiếu chính xác. Ngoài ra, chi hội trưởng phụ nữ được bầu theo nhiệm kỳ,
công tác tập huấn không kịp thời, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động công tác
chính sách hôn nhân và gia đình tại cơ sở.
Để tiếp tục nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ
cán bộ làm công tác dân số, đáp ứng yêu cầu công việc trong giai đoạn hiện nay, cần
đề xuất ngành Y tế và các cấp liên quan cần sớm có mô hình tổ chức phù hợp, đưa
cán bộ chuyên trách dân số thành viên chức tại trạm y tế xã; tăng phụ cấp cho công
tác viên dân số thôn, xóm, đồng thời có chính sách khen thưởng đối với những người
làm tốt công tác tuyên truyền, vận động về thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân
và gia đình để khuyến khích họ gắn bó với công việc.
Các cơ quan, ban ngành chuyên môn có trách nhiệm phối hợp thực hiện công
tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình, xem đây là nhiệm vụ chung.
Thành viên Ban Chỉ đạo công tác gia đình huyện đôn đốc, nhắc nhở, giám
sát địa bàn mình phụ trách việc tổ chức các hoạt động trong lĩnh vực gia đình và
thực hiện chế độ báo cáo định kỳ; UBND các xã, thị trấn phân công cán bộ làm công
tác gia đình ở cơ sở ổn định; phân bổ kinh phí đảm bảo cho các hoạt động công tác
gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình ở cấp mình.
Tiếp tục quán triệt, thực hiện Nghị quyết 11 của Bộ chính trị về công tác phụ
nữ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tiếp tục triển khai kế hoạch hành động
thực hiện Chương trình quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2016 – 2020; tiếp tục
tuyên truyền Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Hôn
nhân gia đình và các chính sách của Nhà nước liên quan đến quyền lợi của phụ nữ
và trẻ em.
Tổ chức thực hiện tốt các chỉ tiêu của Kế hoạch giai đoạn 2016 – 2020 của
Ban VSTB phụ nữ huyện đã đề ra; Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Giáo dục 5
71
triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt” và tiểu đề án 01 “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất
đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Cơ quan thực thi pháp luật cần có biện pháp xử lý nghiêm đối với những vi
phạm trong thực hiện chính sách hôn nhân và gia đình, tăng cường công tác tuyên
truyền của chính quyền địa phương, hình thành và phổ biến trong tầng lớp nhân dân
một số danh mục tập quán tốt đẹp và tuyên truyền xóa bỏ một số phong tục tập quán
lạc hậu như hứa hôn cưỡng hôn.
Phân công trách nhiệm quản lý hộ gia đình cho từng cán bộ Đảng viên, cùng
với Chi hội phụ nữ xây dựng kế hoạch và tăng cường sinh hoạt nhóm hộ gia đình;
Tăng cường hình thức tuyên truyền, vận động để người dân hiểu đúng ý nghĩa của
việc kết hôn đúng tuổi về thể xác tinh thân đã được phát triển hoàn thiện, nêu thành
tích một số hộ gia đình thoát khỏi đói nghèo vì gia đình không có con cháu tảo hôn;
Tăng cường can thiệp từ chính quyền địa phương huyện, xã một cách kiên quyết và
mạnh mẽ và kịp thời vận động, tuyên truyền, giải thích hợp tình, hợp lý, hợp với
hoàn cảnh, từng đối tượng từng trường hợp cụ thể, đối với các vụ sắp tổ chức tảo
hôn xảy ra trên địa bàn huyện và các xã, thị trấn Ban chỉ đạo các xã, thị trấn kịp thời
đến vận động dừng lại việc tổ chức và phải có bản cam kết là không tái phạm với
địa phương về việc này.
Tăng cường sự kiểm soát của cha mẹ đối với con cái, phía Hội phụ nữ tăng
cường sinh hoạt chi hội giáo dục kỹ năng dạy con, phía nhà trường tuyên truyền kỹ
năng cho các em học sinh vị thanh niên có đủ kiến thức loại bỏ văn hóa phẩm đồi
trụy, độc hại; Cần quan tâm đúng mức công tác giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị
thanh niên trên địa bàn, tăng cường một cách mạnh mẽ công tác tuyên truyền pháp
luật hôn nhân và gia đình trong tầng lớp nhân dân nhiều hơn.
Lãnh đạo Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân các huyện tăng cường công tác chỉ đạo
Các ngành Tư pháp, LĐTBXH, VHTT, TTDSGĐ&TE, các ban, ngành liên quan,
UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện trong vấn đề nắm các thông tin một cách
kịp thời và chính xác các vụ bạo lực gia đình, vụ tảo hôn, vụ có ý định sàng lọc giới
72
tính trước khi sinh... trên địa bàn xã và kịp thời ra vận động, tuyên truyền để dừng
lại và phải chấp hành tốt chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình.
Ngoài các giải pháp nêu trên phía Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh,
Hội Liên Hiệp Phụ nữ kết hợp tuyên truyền việc sinh đẽ có kế hoạch cho các vị
thanh thiếu niên từ 13 đến 17 tuổi nói riêng và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nói
chung, để thực hiện tốt công tác chính sách dân số, đoàn thanh niên kết hợp với việc
tuyên truyền kỷ năng cho các em biết việc quan hệ tình dục an toàn bằng các biện
pháp khoa học hiệu quả như sử dụng bao cao su, thuốc tránh thai, thuốc tiêm ngừa
thai cho chị em phụ nữ.
Việc tuyên truyền phải được lồng ghép bằng nhiều hình thức như hình thức
sân khấu hóa văn nghệ kết hợp với tuyên truyền công tác chính sách pháp luật hôn
nhân và gia đình có trình chiếu phim và đọc lời bình. Phải nói rõ cho người dân hiểu
biết của hậu quả việc tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đó là:
Khoa học và thực tế đã chứng minh rằng, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống để
lại nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội. Kết hôn sớm làm mất đi cơ hội học tập, việc
làm, giảm chất lượng dân số, sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Những đứa trẻ sinh ra từ
những cặp vợ chồng hôn nhân cận huyết thống dễ có nguy cơ mắc các bệnh di truyền
do sự kết hợp của các gen mang bệnh. Cụ thể như con bị dị tật bệnh tim bẩm sinh
câm, điếc, vẹo đầu, mù, Bệnh Down, bạch tạng hoặc da bị vảy cá, Sức đề kháng kém
và sinh lực yếu, kém phát triển về chiều cao và cận nặng, nhiều trường hợp bị thiểu
năng, trí tuệ không phát triển, bệnh tan máu bẩm sinh. trẻ có thể bị biến dạng
xương mặt, bụng phình to, nguy cơ tử vong rất cao. Hôn nhân cận huyết thống và
tảo hôn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nòi giống, phát triển trí tuệ, chất lượng
dân số và nguồn lực. Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vừa là nguyên nhân và
cũng chính là hậu quả của sự nghèo đói, sự phát triển thiếu toàn diện.
3.2.4. Đối với mỗi người dân cần phải:
Một là: Cần thực hiện tốt hương ước, quy ước của thôn của làng.
73
Hai là: Phát huy tính tự quản của dòng họ, gia đình; vận động toàn dân hưởng
ứng không tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, không bạo lực gia đình, không sàng
lọc giới tính khi sinh.
Ba là: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc tuyên truyền chính
sách pháp luật nói chung và chính sách dân số nói riêng.
Để thực hiện có hiệu quả, đồng bộ các giải pháp trên cần có sự tham gia vào
cuộc của toàn xã hội và sự chủ động, tích cực của mỗi chúng ta để từng bước nâng
cao chất lượng dân số, cải thiện sức khỏe cộng đồng.
3.3. Những giải pháp khác
3.3.1. Phối hợp liên ngành
Tăng cường phối hợp liên ngành, đề cao trách nhiệm tham gia của từng ngành,
lĩnh vực trong thực hiện công tác thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia
đình từ huyện tới cơ sở, đặc biệt là giữa các ngành, lĩnh vực có liên quan mật thiết
đến các mục tiêu và giải pháp.
Xây dựng quy chế phối hợp có hiệu quả giữa các ngành, lĩnh vực chuyên môn
khác trong ngành dân số với cơ quan quản lý, thực hiện chính sách pháp luật hôn
nhân và gia đình trong việc triển khai thực hiện kế hoạch.
Phát huy vai trò và sự tham gia tích cực của các đoàn thể, tổ chức quần chúng,
tổ chức chính trị xã hội, tổ chức nghề nghiệp, đặc biệt là các hội nghề nghiệp trong
việc thực hiện và giám sát các hoạt động trong lĩnh vực này.
3.3.2. Tăng cường nguồn lực chính sách
Đa dạng hoá nguồn lực tài chính đầu tư cho công tác thưc hiện chính sách pháp
luật hôn nhân và gia đình từng bước tăng mức đầu tư. Kinh phí thực hiện Kế hoạch
hành động được huy động từ các nguồn vốn: ngân sách trung ương, ngân sách địa
phương, vốn viện trợ, vốn đầu tư phát triển của khu vực tư nhân và cộng đồng, phí
dịch vụ và các nguồn vốn hợp pháp trong đó ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ
đạo.
74
Tranh thủ những hỗ trợ hàng hoá, thuốc men, trang thiết bị, dụng cụ y tế cũng
như chuyển giao và công nghệ của các chương trình tài trợ, tổ chức quốc tế, tổ chức
chính phủ và phi chính phủ, các tổ chức cá nhân người nước ngoài.
3.3.3. Quản lý điều phối nguồn lực tài chính
Nhà nước thống nhất quản lý và điều phối nguồn lực tài chính bằng hệ thống
chính sách đồng bộ và nhất quán, đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình
của mọi thành phần tham gia sản xuất và cung cấp dịch vụ dân số, tăng cường kiểm
tra giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước.
Thực hiện phân bổ công khai ngân sách trung ương hàng năm đầu tư cho chương
trình theo hướng tập trung cơ sở, đổi mới các tiêu chí, tiêu chuẩn, định mức phân bổ
ngân sách trung ương trên cơ sở tính toán đầy đủ sự khác biệt giữa vùng, miềnđịa
phương. Ngân sách trung ương chủ yếu để thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm của
kế hoạch hành động, thực hiện chỉ tiêu pháp lệnh nhà nước, xây dựng và thí điểm
các mô hình chính sách ở các vùng khó khăn.
Chính quyền địa phương các cấp có trách nhiệm chủ động cân đối ngân sách và
huy động nguồn lực khác, đáp ứng nhu cầu của nhân dân sống tại địa bàn thuộc thẩm
quyền quản lý đồng thời đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu kế hoạch hành
động của địa phương.
- Đào tạo và tập huấn
Ưu tiên nguồn lực để hoàn thành phổ cập trình độ trung cấp y tế - dân số cho
cán bộ DS–KHHGĐ tuyến xã ngay trong giai đoạn đầu của Kế hoạch hành động.
Chú trọng đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý ở các cấp, cập nhật kiến
thức, kỹ năng cho cán bộ dân số cơ sở, nhân viên y tế thôn bản. Đào tạo và đào tạo
lại về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác truyền thông, giáo dục, cung
cấp dịch vụ DS–KHHGĐ, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em, chăm sóc SKSS , sàng
lọc trước sinh và sơ sinh ở các tuyến bao gồm cả khu vực tư nhân.
Quan tâm đến việc đào tạo đại học cho cán bộ huyện trong việc thực hiện chính
sách pháp luật về hôn nhân và gai đình; Đa dạng hoá các hình thức đào tạo, tập huấn,
kể cả hình thức đào tạo từ xa theo phương châm đào tạo thường xuyên.
75
- Nâng cao công tác vận động, tuyên truyền
Nội dung tuyên truyền, vận động, giáo dục về hôn nhân và gia đình, về dân số
bao gồm: Kiến thức cơ bản về dân số, giới, bình đẳng giới, SKSS/KHHGĐ; Đường
lối, chủ trương, chính sách, pháp luật về chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình;
Những gương tốt, người tốt, việc tốt, kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện; phê
phán các hành vi vi phạm. Nghiêm cấm tuyên truyền, phổ biến hoặc đưa ra những
thông tin có nội dung trái với chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình, truyền
thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, có ảnh hưởng xấu đến công tác thực hiện chính
sách pháp luật hôn nhân và gia đình; Các hình thức tuyên truyền, vận động, giáo
dục, tư vấn về hôn nhân và gia đình, dân số, SKSS, KHHGĐ bao gồm: Tuyên truyền,
vận động trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet; Tuyên truyền,
vận động trực tiếp và tư vấn; Tổ chức giảng dạy, học tập trong các cơ sở giáo dục
thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Tiểu kết chương 3.
Luật hôn nhân và gia đình đã đặt nền tảng hành lang pháp lý cho công tác quản
lý xã hội và thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình ở nước ta, là văn
bản pháp lý cao nhất của Nhà nước trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Luật đã thể
chế hoá quan điểm, đường lối của Đảng, chiến lược phát triển đất nước có liên quan
đến hôn nhân và gia đình cùng với các quy định của luật, các nghị định, pháp lệnh
dân số, các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành, các văn bản quy phạm
pháp luật có liên quan, tạo thành hệ thống pháp luật về tổ chức thực hiện chính sách
pháp luật hôn nhân và gia đình.
Qua phân tích, đánh giá một số nội dung trong Chương 3 có thể rút ra một số
kết luận như sau:
Cần tăng cường đồng bộ các giải pháp thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân
và gia đình tại huyện Ba Tơ xem đây là nhiệm vụ xuyên suốt của cả hệ thống chính
trị trong quá trình thực hiện xây dụng xã hội văn minh, gia đình ấm no bình đẳng
hạnh phúc; Cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị xã hội phải xem đây
76
là nhiệm vụ chính trị quan trọng cần phải triển khai đều đặn, kịp thời thường xuyên,
có trọng tâm, trọng điểm.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hiện chính sách pháp
luật hôn nhân và gia đình cho người dân. Xác định vai trò trách nhiệm của tổ chức
các nhân trong hoạt động thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình, đảm
bảo nguồn nhân lực, kinh phí tổ chức thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và
gia đình.
Kịp thời chỉ đạo, điều chỉnh, ban hành, bãi bỏ các văn bản lỗi thời không phù
hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của địa phương. Hoàn thiện văn bản chính sách
pháp luật hôn nhân và gia đình và việc bảo đảm thực hiện chính sách hôn nhân và
gia đình phù hợp với điều kiện kinh tế và bối cảnh đất nước nói chung của huyện Ba
Tơ nói riêng phù hợp với tình hình mới nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống cho
mọi người dân, ổn định xã hội và phát triển bền vững đất nước, là yêu cầu cấp thiết
trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình hiện nay.
77
KẾT LUẬN
Trong thời gian qua với nhiều hoạt động khác nhau ở địa phương phải thực hiện
việc thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình đã được cấp ủy Đảng,
chính quyền chỉ đạo triển khai và tổ chức thực hiện rộng rãi đến các tầng lớp cán
bộ, nhân dân, các văn bản chỉ đạo đã được ban hành, kiện toàn bộ máy tổ chức tuyên
truyền ở cơ sở, nội dung, hình thức được đổi mới phù hợp với điều kiện thực tế của
địa phương từ đó việc nhận thức về pháp luật hôn nhân và gia đình được nâng lên
từng bước, góp phần nâng cao chất lượng thực hiện pháp luật chung và đưa pháp
luật vào cuộc sống.
Các văn bản chính sách pháp luật về hôn nhân và gia đình đã được triển khai
thực hiện khá đồng bộ và đầy đủ tại huyện Ba Tơ. Trong quá trình thực hiện, huyện
Ba Tơ đã thành lập Bộ máy chỉ đạo và triển khai từng hoạt động theo các Nghị định,
đề án từ Trung ương đến địa phương. Kết quả đến nay toàn huyện có ptại xã Ba
Cung do Phòng LĐ-TB và XH huyện triển khai; Phòng Dân tộc triển khai với 02
mô hình điểm Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là:
Trường THPT Ba Tơ và xã Ba Tô làm mô hình điểm, thành lập mỗi xã 01 Ban chỉ
đạo về Đề án này. Các Ban chỉ đạo về bảo vệ chăm sóc trẻ em, người cao tuổi, về
Dân số ... mỗi xã, thị trấn đều được thành lập và hoạt động có hiệu quả.
Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân
và gia đình từ thực tiễn huyện Ba Tơ xuất phát từ điều kiện địa lý, kinh tế văn hóa
xã hội của huyện, tính chất đặc điểm tâm lý, tư tưởng của người dân trong huyện
nên một số chủ trường, chính sách, về hôn nhân và gia đình còn chưa phát huy đầy
đủ, hiệu lực, hiệu quả chưa cao, thậm chí khó triển khai thực hiện làm ảnh hưởng
đến chất lượng; hiệu quả của việc thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia
đình trên địa bàn Huyện Ba Tơ.
Thực tế cho thấy trong 02 năm 2016, 2017 UBND huyện Ba Tơ đã ban hành
rất nhiều văn bản chỉ đạo việc thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình,
đã tổ chức triển khai rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân trên 19 xã,01 thị trấn và các
78
điểm trường cấp 02 toàn huyện thực hiện, thành lập các ban chỉ đạo từ huyện đến
xã, phân công các cơ quan, tổ chúc, cán bộ chuyên trách đóng vai trò nòng cốt trong
việc tổ chức thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình, hàng tháng, quí
có tổ chức sơ kết, tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm, đó là khi nào, nơi nào có sự
quan tâm đúng mức của lãnh đạo người đúng đầu của Cơ quan Đảng và Chính quyền
ở địa phương đó đều đặn đồng bộ là phòng trao, nhiệm vụ đó sớm thành công đạt
được kết quả cao. Vậy cần phải nói rằng việc tổ chức thực hiện chính sách pháp luật
hôn nhân và gia đình luôn luôn là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong cuộc sống
hiện nay, quá trình thực thi pháp luật ở địa phương ở cơ sở, nó là chính sách bước
chuyển tiếp giữa việc xây dựng ban hành pháp luật ở Trung ương và pháp chế ở địa
phương.
Thực hiện tốt công tác chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình sẽ góp phần
giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội ở địa phương huyện Ba Tơ; Nhận biết, tiếp
thu thì người ta hiểu biết pháp luật, khi có niềm tin vào pháp luật sẽ hạn chế đến
mức thấp nhất việc vi phạm pháp luật. Chính sách hôn nhân gia đình còn tạo cho
con người có nếp sống văn hóa, hướng thiện để đạt tới trình độ, chân, thiện, mĩ thái
độ tuân thủ luật pháp tốt.
Tuy nhiên, do điều kiện thời gian tìm hiểu, nghiên cứu đề tài có hạn vì vậy,
không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả kính mong được sự quan tâm đóng góp
của quý thầy, cô giáo, cũng như đồng chí, đồng nghiệp, bạn bè để đề tài nghiên cứu
được hoàn thiện hơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_thuc_hien_chinh_sach_phap_luat_hon_nhan_va_gia_dinh.pdf