Những biến động phức tạp của nền kinh tế thế giới cũng như trong nước thời
gian vừa qua đã mang lại không ít những thuận lợi và cả những thách thức mới cho
hoạt động xuất khẩu nông sản của Tổng công ty Thương mại Hà Nội. Nhận thức sâu
sắc được điều đó nên Hapro không ngừng tập trung hoàn thiện nghiệp vụ xuất khẩu,
nâng cao chất lượng sản phẩm và tìm kiếm thêm các thị trường tiềm năng mới. Với
những thành tích nổi bật trong xuất khẩu nông sản, gần đây Hapro đã bước đầu giành
được chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế, sánh ngang với các doanh nghiệp
xuất khẩu nông sản hàng đầu tại Thái Lan, Campuchia, Inđônêsia.
101 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2919 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Tổng công ty Thương mại Hà Nội trong bối cảnh kinh tế hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tính theo USD có giảm giá đến 17% nhưng khi qui đổi ra đồng Baht thì vẫn
tương đương như mức trước đây do đồng Baht cũng giảm 17% so với đồng USD. Như
vậy hàng Việt Nam chịu nhiều thiệt hại hơn vì mức giảm của đồng Việt Nam chỉ giảm
có 5%.
3.2.2.3. Những thách thức do việc gia nhập WTO mang lại
* Gia nhập WTO, Hapro sẽ phải đối mặt với những tiêu chuẩn, yêu cầu cao hơn về
chất lượng cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm của hàng nông sản.
* Việt Nam đã cam kết không áp dụng trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản kể từ thời
điểm gia nhập và chỉ áp dụng các loại trợ cấp mang tính khuyến nông hay trợ cấp phục
vụ phát triển nông nghiệp.
Điều này buộc các DN xuất khẩu nông sản như Hapro phải vươn lên tìm lối đi
mới và tự mình gồng gánh trong môi trường cạnh tranh đầy sôi động hiện nay
* Gia nhập WTO đồng nghĩa với việc mở cửa thị trường, tăng thêm cạnh tranh
Cùng với cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ, Hapro phải đối mặt với thách thức
rất lớn là cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Mặc dù đã đạt được những
thành tựu to lớn trong thời gian qua, nhưng nhìn chung, Hapro vẫn còn những hạn chế
và yếu điểm cần khắc phục: tính tự chủ trong kinh doanh không cao (do vẫn là doanh
nghiệp nhà nước), khả năng vận hành và tính thích ứng với sự thay đổi của môi trường
kinh doanh còn hạn chế. Khi gia nhập WTO, Hapro phải đối mặt với sự cạnh tranh
quyết liệt với các doanh nghiệp nước ngoài về thị trường hàng hóa và dịch vụ. Các
doanh nghiệp nước ngoài với ưu thế là nguồn vốn lớn, sản phẩm được sản xuất chế
biến theo qui trình công nghệ hiện đại nên chất lượng và giá cả phù hợp, thêm vào đó
là kinh nghiệm chiếm lĩnh thị trường của những tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực
thương mại quốc tế.
Đứng trước sự cạnh tranh này buộc Hapro phải liên tục đổi mới công nghệ, áp
dụng khoa học kỹ thuật, vận hành hệ thống quản lý mới, cải tiến nâng cao chất lượng
sản phẩm, hạ giá thành, tăng cường dịch vụ để có thể cạnh tranh với các sản phẩm
cùng loại nếu không sẽ bị đào thải khỏi thị trường như một điều tất yếu.
3.2.2.4. Sự xuất hiện ngày càng nhiều của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản
lớn trong nước cũng đang là một trở ngại đối với Tổng công ty.
Trong ngành Thương mại hiện nay có rất nhiều các doanh nghiệp tham gia hoạt
động xuất khẩu nông sản nhưng có thể chia ra 3 thành phần cơ bản là:
Doanh nghiệp Nhà nước: Tổng Công Ty Thương Mại Hà Nội, Tổng Công Ty
thương mại Sài gòn, Haprosimex Hà Nội, Sài Gòn Coop Mart , công ty Thanh
Hà , công ty XNK Intimex..
Doanh nghiệp tư nhân: Công ty TNHH Đại Thành, Công ty thương mại Thăng
Long, Công ty Nguyễn Kim, Công ty TNHH Minh Anh, Công ty TNHH Đại
Lộc…
Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài: Công ty Thương mại Vincom, công
ty thương mại Seiyu, Công ty thương mại BigC, Công ty Thương mại Hà Nội
Mertro, Công ty thương mại và tiếp thị quốc tế…
Sự lớn mạnh của các doanh nghiệp trên trong thời gian qua đã khiến cho vị thế
người đi đầu của Hapro bị lung lay ít nhiều. Nếu Hapro không nhanh chóng cải thiện
và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình thì nguy cơ bị tụt hậu là khó tránh khỏi.
3.3. Các dự báo và chỉ tiêu về xuất khẩu nông sản năm 2009 của Hapro
3.3.1. Một số dự báo
3.3.1.1. Dự báo tình hình kinh tế thế giới năm 2009
- Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế tiếp tục đi xuống
Tỷ lệ tăng trưởng chung của toàn thế giới trong năm 2009 sẽ chỉ ở mức 0,9%
thấp nhất kể từ năm 1970 đến nay. Ở các nước công nghiệp hoá, tỷ lệ này chỉ còn
0,1% trong khi tại các nước đang phát triển, mức tăng trưởng từ 7,9% năm 2007 và
6,3% năm 2008 sẽ giảm còn 4,5% trong năm mới 2009. Riêng khu vực các nước
Trung Đông và Bắc Phi cũng bị giảm từ 5,8% xuống còn 3,9%. Hệ quả của quá trình
lan toả suy thoái là sự chao đảo của cả hệ thống kinh tế toàn cầu, nhiều nước đã công
bố tình tràn suy thoái kinh tế. Các nhà phân tích cho rằng nến kinh tế sẽ thoát khỏi
khủng hoảng trong cuối năm 2009 song tỷ lệ tăng trưởng 0,9% dự báo nhiều bất ổn
đang chờ đợi, khi mà tỷ lệ tăng dân số toàn cầu trong giai đoạn 2005-2010 ở mức
1,1%
- Thị trường thế giới suy giảm tác động nặng nề lên các nước đang phát triển
Doanh số thương mại thế giới trong năm 2009 sẽ sụt giảm 2,1% so với năm
2008. Các nước đang phát triển ít tiếp xúc với thị trường tài chính quốc tế vì thế sự suy
thoái tác động lên nền kinh tế của họ theo cơ chế gián tiếp. Trước hết cơ hội xuất khẩu
hàng hoá của họ sẽ bị giảm sút nhanh chóng do các nước có thu nhập cao giảm thiểu
nhu cầu nhập khẩu (trong năm 2009, tỷ lệ giảm nhập khẩu của các nước này khoảng
3,4%), các khoản tín dụng xuất khẩu bị cạn kiệt và phí bảo hiểm trở nên đắt đỏ hơn.
Hậu quả là sản xuất bị đình đốn, nhiều doanh nghiệp bị phá sản, người lao động bị mất
việc, thị trường nội địa ế ẩm.
- Giá cả tiếp tục biến động, lạm phát chưa được kiềm chế có hiệu quả
Năm 2008, giá cả nhiều mặt hàng tăng đột biến, trong đó giá cả lương thực có
lúc tăng hơn 100%, giá dầu thô lên đến 147 USD/ thùng. Hậu quả của tình trạng này là
người tiêu dùng tại các nước đang phát triển phải chi thêm 680 tỷ USD trong năm
2008, đẩy thêm 130 đến 155 triệu người vào cảnh nghèo đói. Từ đó đã phát sinh tình
trạng lạm phát, ở hầu hết các nước đang phát triển, tỷ lệ lạm phát từ 5% trở lên và hơn
50% trong số đó có tỷ lệ lạm phát lên đến hai con số
Sang năm 2009, giá dầu thô sẽ ở mức bình quân 75 USD/ thùng, giá lương thực
sẽ giảm khoảng 23% so với mức bình quân của năm 2008. Một số dấu hiệu phục hồi
sẽ xuất hiện khi thị trường nhà ở Mỹ đi dần đến ổn định,có những tiến bộ trong việc
dàn xếp nợ vay giữa các nước chủ nợ và con nợ, các điều kiện về tín dụng được nới
lỏng nhờ các khoản tiền khổng lồ được các chính phủ tung ra để cứu vãn nền kinh tế.
Tuy nhiên, giá cả hàng hóa nói chung vẫn còn cao hơn rất nhiều so với mức giá ở
những năm 1990.
Những biến động về giá cả và tình trạng lạm phát ở nhiều nước đang phát triển
khiến cho mức đầu tư ở khu vực này cũng gia tăng rất chậm: ở những nước có thu
nhập trung bình, tỷ lệ gia tăng chỉ khoảng 3,5%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ gia tăng
13,2% vào năm 2007.
3.3.1.2. Dự báo tình hình kinh tế Việt Nam năm 2009
Do ảnh hưởng từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, năm 2009 được dự báo là một
năm rất khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam do nền kinh tế có độ mở rất cao (xuất
khẩu chiếm tới 70% GDP): đầu tiên là ở khu vực xuất khẩu và đầu tư, qua đó ảnh
hưởng đến cân đối vĩ mô trong khi cân đối vĩ mô cũng đang có vấn đề nghiêm trọng.
Hậu quả là sau thời gian lạm phát và bất ổn, nền kinh tế đang suy yếu đi, các doanh
nghiệp bị suy nhược nặng. Một số doanh nghiệp đã tuyên bố phá sản, số lượng doanh
nghiệp gặp khó khăn cũng đang tăng nhanh.
Theo dự báo của EIU, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng
của suy thoái kinh tế thế giới nặng nhất ở Châu Á, và dự báo năm 2009 Việt Nam chỉ
đạt mức độ tăng trưởng ở mức 4,3%. Bên cạnh đó, một số cân đối vĩ mô còn chưa ổn
định, ảnh hưởng lạm phát còn kéo dài, đời sống người lao động còn nhiều khó khăn,
chất lượng nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu, tình hình
thiên tai dịch bệnh có thể diến biến phức tạp. Điều này cho thấy khó khăn trước mắt
của Việt Nam là không nhỏ.
Bên cạnh những khó khăn thách thức, Việt Nam cũng có một số thuận lợi cơ
bản như: thể chế kinh tế thị trường dần được hoàn thiện, sự ổn định chính trị và uy tín
của Việt Nam trên quốc tế được nâng cao, sự hợp tác kinh tế song phương và đa
phương tạo thêm môi trường và điều kiện mở rộng thị trường hàng hoá-dịch vụ, kết
quả bước đầu của việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã
hội tiếp tục phát huy thành quả đáng khích lệ.
3.3.1.3. Dự báo tình hình thị trường nông sản năm 2009
Thị trường nông sản được dự báo là sẽ chia thành hai xu hướng phát triển do
những ảnh hưởng trái chiều của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn chưa hoàn
toàn được khắc phục trong năm 2009.
* Đối với mặt hàng gạo:
- Cung gạo: nguồn cung gạo trên thế giới có khả năng giảm mạnh trong năm tới do
một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất là do tác động của suy thoái kinh tế thế giới. Do khó khăn của các
ngân hàng, điều kiện vay vốn tín dụng trở nên chặt chẽ hơn khiến đầu tư vào nông
nghiệp giảm mạnh nông dân gặp khó khăn về nguồn vốn đầu tư cho hạt giống, phân
bón và tưới tiêu. Vì vậy nguồn cung gạo cho xuất khẩu cũng bị sút giảm.
Thứ hai là do tác động của Hiệp định Thương mại tự do ASEAN, cũng như việc
các nước khu vực này tăng cường hội nhập kinh tế, đã dẫn đến sự thay đổi cơ cấu sản
xuất nông nghiệp của các nước ASEAN – khu vực xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.
Biện pháp cắt giảm biểu thuế nông nghiệp theo chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu
lực chung đang làm thu hẹp diện tích canh tác và sản lượng lương thực của ASEAN.
Tình hình này thể hiện rõ nhất ở Philippines. Trong xu hướng tự do hóa thương mại
của ASEAN, giá gạo rẻ từ các nước láng giềng tràn vào đã lấn át nguồn lực đầu tư cho
sản xuất lúa gạo ở trong nước và biến Philippines từ nước có thể tự túc lương thực
thành nước nhập khẩu gạo. Theo IRRI, Chính phủ Philippines có kế hoạch giảm gần
4% sản lượng gạo trong năm nay, và điều tương tự nhiều khả năng sẽ diễn ra ở những
quốc gia sản xuất lúa gạo khác
Thứ ba là do các nước sản xuất gạo chủ chốt hạn chế hoặc tạm dừng xuất khẩu gạo,
ưu tiên đáp ứng nhu cầu nội địa để ngăn chặn lạm phát đang ở mức báo động
Tại Ấn Độ, nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, Chính phủ đã chỉ thị
tạm ngừng ký kết các hợp đồng mới về xuất khẩu gạo.
Chính phủ Indonexia không cho phép xuất khẩu gạo nếu dự trữ gạo quốc gia
chưa đạt 3 triệu tấn.
Guinea đã cấm xuất khẩu bất kỳ một loại thực phẩm nào
Chính phủ Philippine tạm thời dừng chuyển nhượng đất nông nghiệp sang các
mục đích khác.
- Cầu gạo: Theo dự báo của FAO, nhu cầu về gạo sẽ tăng cao trong năm 2009 do
Thứ nhất, trước những rủi ro từ khủng hoảng, các nước đang phải tăng cường
dự trữ lương thực nhằm đảm bảo an ninh lương thực, ngay cả những nước xuất khẩu
gạo lớn như Thái Lan, Ấn Độ.
Thứ hai, tình trạng giãn nợ và thu nhập thấp do ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng tài chính sẽ khiến người dân có xu hướng thay thế gạo cho các thực phẩm đắt
tiền như thịt và rau quả bằng gạo. Gạo vẫn là lương thực chính của gần một nửa trong
hơn 6,6 tỷ người trên toàn cầu.
Theo Trung tâm Thông tin Bộ Công thương, Cơ quan Ngũ cốc Iraq đang tiến
gần tới các thỏa thuận mua 80.000 tấn gạo hạt dài của Việt Nam, Ấn Độ và Pakastan.
Bên cạnh đó, nhu cầu nhập khẩu gạo của châu Phi trong năm tới cũng rất lớn, đặc biệt
là các nước này đang xem xét chuyển sang nhập khẩu trực tiếp gạo Việt Nam thay vì
gạo Thái Lan, Ấn Độ và Indonesia do giá cả cạnh tranh hơn.
Như vậy nhu cầu tiêu thụ gạo của thế giới năm 2009 dự kiến đạt khoảng 426
triệu tấn, tăng 1% so với năm 2008 và cao hơn so với nguồn cung ứng sẽ là một trong
những nguyên nhân gây tác động tăng giá trong thời gian tới. Tuy nhiên, theo dự đoán
của FAO, năm 2009 giá gạo không tăng đột biến như năm 2008 nhưng vẫn ở mức cao.
* Đối với các mặt hàng nông sản khác
Theo dự báo của IMF, triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế lớn đều suy
giảm đáng kể. Các quốc gia trên thế giới đều đang thắt lưng buộc bụng và cắt giảm
mạnh mẽ chi tiêu, sức mua của thế giới tiếp tục giảm do đó nhu cầu đối với các mặt
hàng nông sản khác ngoài gạo trong năm 2009 có xu hướng giảm theo.
Có hai nhân tố quyết định quan trọng nhất đến nhu cầu nhập khẩu nông sản là
thu nhập và giá của bản thân mặt hàng nhập khẩu. Theo tính toán trong báo cáo “Biến
động và triển vọng giá nông sản trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu”, với
triển vọng kinh tế đi xuống, giá nông sản đang giảm mạnh và có khả năng phục hồi
nhẹ thì nhu cầu nhập khẩu của Thị trường Mỹ đối với cà phê giảm khoảng từ 1-2%, hồ
tiêu giảm từ 0,2%-0,35%, đối với Đức cà phê giảm từ 0-1,8%, và Nhật Bản cà phê
giảm từ 0,6-1,3%.
Theo dự báo của Bộ Công Thương, các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của
Việt Nam trong năm 2009 sẽ giảm tương đối như sau:
Xuất khẩu cà phê Việt Nam trong năm 2009 ước đạt 980 nghìn tấn với giá trung
bình khoảng 1.800 USD/tấn, tương đương với kim ngạch khoảng 1,764 tỉ USD,
giảm 8,6% về lượng và giảm 17,4% về trị giá so với năm 2008.
Hạt tiêu giảm 20% về giá và 2% về lượng
Chè giảm 28% về lượng, 27% về giá trị.
Mặt hàng cao su, mặt hàng chủ yếu phục vụ công nghiệp sản xuất ôtô cũng suy
giảm mạnh do sự cắt giảm sản xuất của các hãng xe lớn trên thế giới và sự suy
giảm kinh tế mạnh mẽ của các cường quốc công nghiệp Châu Âu, Mỹ. Giá cao
su đang tiếp tục giảm mạnh kể từ cuối năm 2008 đến nay khiến ngành cao su
VN có thể phải cắt giảm 25 – 30% sản lượng nếu giá cao su trên thị trường thế
giới tiếp tục giảm mạnh dưới 1.000 USD/tấn.
Sản lượng điều nhân xuất khẩu năm 2009 dự tính sẽ giảm xuống chỉ còn
150.000 tấn (giảm 27%) với kim ngạch khoảng 600-620 triệu USD do nhu cầu
tiêu thụ nhân điều tại một số thị trường chủ lực như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc
ở mức thấp nhất trong vòng vài năm trở lại đây.
3.3.2. Mục tiêu, kế hoạch xuất khẩu nông sản năm 2009 của Hapro
3.3.2.1. Mục tiêu xuất khẩu
Các mục tiêu xuất khẩu của Tổng công ty trong thời gian tới là
Tăng trưởng ổn định, nâng cao kim ngạch xuất khẩu
Đẩy mạnh nghiên cứu, tiếp cận thị trường, qua đó mở rộng thị trường xuất khẩu
và tìm thêm nhiều đối tác
Từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, uy tín của doanh nghiệp
Từng bước cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên Tổng công ty cũng như thu
nhập người nông dân
3.3.2.2. Một số chỉ tiêu xuất khẩu nông sản cơ bản trong năm 2009
* Về kim ngạch xuất khẩu: Hapro phấn đấu đạt 108,1 triệu USD, đạt tốc độ tăng
trưởng 15% so với năm 2008 (Chỉ tiêu của UBNDTP, HĐND Thành phố giao là Kim
ngạch XK đạt 106,2 triệu USD, tăng 13-13%). Chỉ tiêu tăng trưởng kim ngạch năm
nay thấp hơn chỉ tiêu năm ngoái từ 5-6% do những ảnh hưởng của khủng hoảng tài
chính toàn cầu và suy giảm kinh tế trong nước dự tính vẫn chưa thể khắc phục được
trong năm 2009.
* Về cơ cấu các mặt hàng nông sản xuất khẩu:
Tổng công ty vẫn chủ trương tập trung vào các mặt hàng chủ lực như gạo, cà
phê, hạt tiêu, bên cạnh đó cân đối lại cơ cấu xuất khẩu thông qua đẩy mạnh hơn các
mặt hàng nông sản tiềm năng như: điều, dừa sấy, dược liệu…
Tổng công ty đề ra một số chỉ tiêu cụ thể cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu chính
trong năm 2009 như sau
- Gạo: kim ngạch đạt 26,25 triệu USD, tăng 25% so với năm 2008 do gạo là mặt
hàng không bị giảm sút nhu cầu do ảnh hưởng tù suy thoái kinh tế.
- Cà phê: kim ngạch đạt 23,87 triệu USD, tăng 9% so với năm 2008
- Tiêu: kim ngạch đạt 15.85 triệu USD, tăng 10% so với năm 2008
- Với các mặt hàng còn lại, mục tiêu đặt ra là tiếp tục củng cố chất lượng và giữ
vững mức tăng trưởng ổn định ở mức 5-7%
* Về thị trường xuất khẩu: Chỉ tiêu xuất khẩu sang 2 khu vực thị trường tiêu thụ
chính của Hapro trong năm tới như sau:
- Thị trường ASEAN (thị trường tiêu thụ lớn nhất, chiếm khoảng 25% trong tổng
kim ngạch xuất khẩu): kim ngạch xuất khẩu ước đạt 29,7 triệu USD, tăng 20% so với
thực hiện năm 2008
- Thị trường EU (thị trường tiêu thụ lớn thứ hai chiếm khoảng 20% tổng kim
ngạch, nhưng có khả năng bị giảm sút tương đối trong năm 2009 do ảnh hưởng từ
khủng hoảng): kim ngạch ước đạt 22,54 triệu USD, tăng 15% so với thực hiện năm
2008
Bảng 3.1: Chỉ tiêu xuất khẩu nông sản sang một số thị trường đơn lẻ của Hapro
trong năm 2009
Chỉ tiêu
Thị trường
Tỷ trọng trong tổng
kim ngạch xuất khẩu
(%)
Kim ngạch xuất
khẩu ước tính (triệu
USD)
Tỷ lệ tăng so với
năm 2008 (%)
Nhật Bản 13,5 15,09 16
Trung Quốc 12,25 13,05 14
Ấn Độ 4,57 2,02 16
Hàn Quốc 6,5 4,23 3
Úc 3,5 1,95 21
Nga 4,1 4,2 3
Hoa Kỳ 7,1 4,8 20
( Nguồn: Phòng Kế hoạch )
Có thể nói trong năm 2009, Hapro vẫn tập trung chủ yếu vào thị trường truyền
thống là các nước ASEAN, EU và các nước phát triển như Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản,
Trung Quốc... nhưng kì vọng tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu lại thấp hơn các
năm trước do những nghi ngại về ảnh hưởng còn tiếp diến của cuộc khủng hoảng kinh
tế thế giới.
* Chỉ tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của các thành phần kinh tế thuộc
Tổng công ty
Bảng 3.2: Chỉ tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nông sản của các thành
phần kinh tế thuộc Tổng công ty trong năm 2009
Chỉ tiêu
Thành phần
Tỷ trọng trong
tổng kim ngạch
xuất khẩu (%)
Kim ngạch xuất
khẩu ước tính
(triệu USD)
Tỷ lệ tăng do
với năm 2008
(%)
Khu vực kinh tế nhà
nước
51 55,08 21,1
Khu vực kinh tế ngoài
nhà nước
9,3 10,04 22
Khu vực kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài
39,7 42,98 26
( Nguồn: Phòng Kế hoạch )
Hapro luôn chủ trương khuyến khích sự phát triển đồng đều của các thành phần
kinh tế thuộc Tổng công ty. Mỗi thành phần kinh tế với những đặc trưng riêng về
phương thức kinh doanh, cách thức huy động vốn, phân phối lợi nhuận... nhưng nhìn
chung đều góp phần to lớn vào việc thúc đẩy sự lớn mạnh chung của toàn Tổng công
ty.
3.5. Các giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản của
Hapro
3.5.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là một việc làm hết sức cần thiết đối với bất kỳ một công
ty kinh doanh nào đặc biệt là công ty kinh doanh xuất khẩu. Hiện nay công tác nghiên
cứu thị trường của Tổng công ty Thương mại vẫn còn khá nhiều bất cập. Với nhiệm vụ
chồng chất và số lượng nhân viên ít ỏi như hiện nay thì phòng Khu vực thị trường
không thể thực hiện tốt đồng thời cả công tác nghiên cứu thị trường và công tác chào
hàng cho toàn công ty.
Trong những năm tới để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, Tổng công ty cần có sự
quan tâm đầu tư đúng đắn cho công tác này bằng các biện pháp cụ thể sau:
- Thành lập riêng một phòng ban chuyên nghiên cứu thị trường, có nhiệm vụ hỗ
trợ, cung cấp các thông tin cần thiết cho phòng Khu vực thị trường để họ xúc tiến việc
chào hàng và kí kết hợp đồng. Các nhân viên cán bộ trong phòng này phải là những
người có năng lực, thông thạo nghiệp vụ, có kinh nghiệm hiểu biết về thị trường trong
nước và quốc tế. Bên cạnh đó Công ty phải tiến hành tuyển dụng thêm nhân viên và
trang bị cho họ những kiến thức hiểu biết về thị trường, sản phẩm và đối thủ cạnh
tranh của Công ty.
- Đầu tư thoả đáng cho công tác nghiên cứu thị trường bằng cách hàng năm trích
một phần lợi nhuận để đầu tư cho hoạt động này. Đồng thời tổ chức tạo điều kiện cho
các nhân viên thị trường có điều kiện đi khảo sát thị trường nước ngoài; tích cực tham
gia các hội chợ triển lãm, đặc biệt là các hội chợ triển lãm tổ quốc tế tổ chức tại nước
ngoài để giới thiệu sản phẩm của Công ty đến người tiêu dùng, đồng thời đó cũng là
dịp để Công ty có thể trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và người tiêu dùng, bám sát
nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.
- Tranh thủ sự hỗ trợ của hệ thống các Tham tán, Sứ quán Việt Nam ở nước
ngoài, các Tham tán, Sứ quán các nước và các tổ chức quốc tế tại Hà Nội để thu thập
các thông tin cần thiết về tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của các nước đó.
- Xây dựng nhiều kênh tìm kiếm thông tin khác nhau. Thông tin có thể tìm thấy
từ chính việc khảo sát khách hàng, cũng có thể do các nhà cung ứng, các đối tác liên
kết cung cấp hoặc do điều tra các đối thủ cạnh tranh của Tổng công ty. Bộ phận nghiên
cứu thị trường của tổng công ty cần phải có sự tổng hợp và phân tích để tìm ra các
thông tin cần thiết.
- Thông qua việc thành lập một số văn phòng đại diện ở các thị trường lớn như
Anh, Mĩ, Trung Quốc.. Tổng công ty có thể xúc tiến việc trao đổi tiếp xúc với các bạn
hàng tại thị trường đó. Tổng công ty nên có mối quan hệ tốt với khách hàng, thường
xuyên gặp gỡ với khách hàng để lắng nghe ý kiến của khách hàng và có những chiến
lược mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Trong qua trình nghiên cứu, tiếp cận thị trường, để có được những quyết định
đúng đắn nhất thì bộ phận nghiên cứu thị trường cần tập trung đi sâu vào tìm hiểu các
vấn đề sau:
- Bước đầu nghiên cứu tổng quan về toàn bộ thị trường sau đó tiến hành phân
đoạn và tập trung vào thị trường mục tiêu của công ty. Cần phải xác định được dung
lượng thị trường, tìm hiểu chính xác nhu cầu, thị hiếu, thu nhập trung bình, mức độ
tiêu dùng, mức độ thay thế hàng hoá... của mỗi đoạn thị trường.
- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của Tổng công ty trên một số yếu tố như: tiềm
lực tài chính, thương hiệu, nguồn nhân lực, nguồn cung cấp hàng hoá, dây chuyền sản
xuất, tần suất thành lập các đại lý tại các thị trường khác nhau, uy tín và nhãn hiệu
hàng hóa, trình độ quản lý, các bằng phát minh sáng chế hiện đang làm chủ...
- Tìm hiểu giá cả hàng hóa trên thị trường quốc tế, các nguyên nhân dẫn đến sự
biến động giá cả cũng như lượng cung cầu sản phẩm trên thị trường.
- Tìm hiểu, xác định chu kỳ và xu hướng vận động của tỷ giá hối đoái trên thị
trường để từ đó có những chính sách thúc đẩy xuất khẩu hợp lí, giảm thiểu tối đa thiệt
hại gây ra do sự chênh lệch giữa đồng nội tệ và ngoại tệ.
3.5.2. Đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, phát huy những mặt hàng có lợi thế,
nhưng vẫn phải đặc biệt chú trọng đến mặt hàng gạo do nhu nhu cầu về gạo có
khả năng sẽ tăng cao hơn tất cả các mặt hàng khác trong năm 2009
Hiện nay mặt hàng nông sản xuất khẩu chiến lược của Tổng công ty là cà phê,
gạo và hạt tiêu. Ba mặt hàng này luôn giữ thế mạnh trong rất nhiều năm qua và chiếm
tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Hapro. Mặc dù vậy để tránh
sự phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng này, Tổng công ty nên cần nghiên cứu mở rộng
và phát triển có chiều sâu các mặt hàng nông sản mới có tiềm năng như long nhãn, bồ
kết, chuối khô, dừa khô, vải khô… như vậy vừa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của
khách hàng, vừa hạn chế được những rủi ro của thị trường.
Các loại cây này trồng ở Việt Nam thường cho năng suất cao, chất lượng tốt
nên rất được ưa chuộng. Nhãn của Việt Nam cùi dày, hạt nhỏ được trồng nhiều ở
Hưng Yên, Bắc Giang, khu vực phía namViệt Nam. Còn bồ kết, chuối, dừa... cũng
được trồng rất nhiều ở khắp Việt Nam. Nếu thêm những thiết bị sấy hiện đại sẽ tạo ra
sản phẩm long nhãn, chuối khô, dừa khô, vải khô chất lượng cao đủ sức cạnh tranh với
các nước khác. Mặt khác, nhu cầu của thị trường về các sản phẩm này cho sản xuất sản
phẩm rượu, dầu chuối, dầu gội đầu hay làm thuốc chữa bệnh… là rất lớn. Bên cạnh đó
còn được ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang thị trường ASEAN, vị trí địa lý gần với
Việt Nam… Đó là những mặt hàng đầy tiềm năng mà công ty cần khai thác để nâng
cao sức cạnh tranh cung như nâng cao hiệu quả xuất khẩu nông sản của Tổng công ty.
Song trong năm 2009 do những ảnh hưởng của khủng hoảng vẫn còn chưa
chấm dứt, tình hình tiêu thụ các mặt hàng nông sản khác ngoài gạo vẫn chưa được cải
thiện, vì vậy bên cạnh việc mở rộng thêm các mặt hàng xuất khẩu mới để tránh những
rủi ro từ thị trường, Hapro vẫn phải đặc biệt chú trọng đến mặt hàng gạo. Đây sẽ là
mặt hàng có khả năng tiêu thụ cao nhất trong năm tới do trên thế giới, cung gạo sẽ
không đáp ứng đủ cầu gạo, dẫn đến giá gạo có xu hướng tăng cao. Dự tính nếu tăng
cường lượng gạo xuất khẩu trong điều kiện này sẽ mang lại lợi nhuận đáng kể cho
Tổng công ty.
3.5.3. Hoàn thiện công tác thu mua
Một điều hết sức quan trọng trong xuất khẩu nông sản là phải luôn đảm bảo
được nguồn hàng ổn định, chất lượng cao, sẵn sàng mỗi khi có hợp đồng mới. Song
công tác tạo nguồn hàng nông sản xuất khẩu của công ty còn nhiều bất cập, chưa thiết
lập được một mạng lưới thu mua hàng ổn định từ các địa phương. Hiện nay, Hapro vẫn
áp dụng phương pháp tạo nguồn hàng truyền thống đó là thu gom hàng nông sản xuất
khẩu từ bất kỳ nơi nào có hàng mà công ty cần kể cả mối cũ và nguồn mới. Điều này
khiến hàng xuất khẩu không có sự đồng nhất về chất lượng và rất bị động trong cung
ứng hàng. Chính vì vậy trong thời gian tới để cải thiện công tác thu mua, tạo nguồn
hàng nông sản xuất khẩu công ty nên thực hiện một số công việc sau:
- Xây dựng mối quan hệ tốt với các địa phương sản xuất nông sản xuất khẩu
của công ty điều đó sẽ tạo thuận lợi cho công ty và mua được khối lượng lớn, chất
lượng đồng đều. Để làm được điều này công ty cần tiến hành liên hệ với các địa
phương ngay từ đầu vụ để trao đổi, bàn bạc, ký hợp đồng mua hàng. Ngoài ra muốn có
hàng theo đúng yêu cầu công ty có thể hỗ trợ vốn, kỹ thuật trồng trọt, các giống mới…
để rồi họ cung cấp cho mình các sản phẩm phù hợp.
- Thực hiện liên doanh liên kết với các cơ sở sản xuất chế biến nông sản tại địa
phương như: công ty xuất nhập khẩu Nghệ An, xí nghiệp dầu xuất khẩu Vinh (lạc
nhân), công ty nông sản xuất khẩu Đắc Lắc (cà phê, hạt tiêu), công ty xuất nhập khẩu
Nha Trang (hạt tiêu), công ty TNHH Minh Đức (cao su). Thông qua hình thức liên
doanh, liên kết này, Tổng công ty không những đảm bảo được hàng xuất khẩu cả về
khối lượng và chất lượng mà còn có thể tận dụng được vốn của các đơn vị liên doanh
thông qua hình thức trả chậm, ứng trước hàng. Tuy cũng phải chia sẻ lợi nhuận với
đơn vị liên doanh nhưng hình thức liên doanh này đảm bảo cho nguồn hàng của công
ty được liên tục, giữ được uy tín với khách hàng khi mà không phải chính vụ.
- Thiết lập hệ thống thu mua bao gồm các đại lý, hệ thống kho hàng, nhà xưởng
chế biến tại chỗ ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt là các vùng có ưu thế
về sản xuất nông sản, khuyến khích các đại lý, chân hàng thông qua tỷ lệ hoa hồng
theo khối lượng và chất lượng.
- Cải tiến công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm khi thu mua. Hiện nay công ty
chưa có đội ngũ chuyên kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng có kinh nghiệm và trình độ
chuyên môn cao, chưa có thiết bị hiện đại nào trợ giúp cho cán bộ thu mua trong công
việc này. Do vậy để cạnh tranh được với những sản phẩm tương tự trong thị trường
ASEAN thì công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm ngay từ khâu thu mua phải được
chú trọng hơn nữa. Cần áp dụng những phương pháp, kỹ thuật kiểm tra khác nhau đối
với từng loại nông sản khác nhau. Để làm được điều này công ty cần thực hiện:
Đưa thiết bị, máy móc tiên tiến, hiện đại vào kiểm tra ngay từ khâu thu mua sau
đó mới đem về kho để dự trữ.
Đào tạo đội ngũ cán bộ thu mua có chuyên môn cao về từng loại nông sản,
nhiệt tình, năng động với nghề nghiệp.
3.5.4. Hoàn thiện công tác chế biến, dự trữ, bảo quản để nâng cao giá trị gia tăng
của sản phẩm nông sản
* Khâu chế biến
Đầu tư xây dựng hệ thống kho, nhà máy chế biến với trang thiết bị, máy móc
hiện đại, tiên tiến để từng bước tiến tới xuất khẩu hàng tinh thay cho hàng thô vào thị
trường quốc tế, đáp ứng nhu cầu, thị yếu người tiêu dùng, nâng cao uy tín, nhãn hiệu
sản phẩm của công ty, cạnh tranh được với sản phẩm nông sản khác trên thị trường
* Khâu dự trữ
Đặc tính cơ bản của hàng nông sản là tính thời vụ nên để có hàng xuất khẩu
quanh năm, công ty phải có dự trữ. Lượng dự trữ đó phải đảm bảo đủ lớn để khi thiên
tai mất mùa hay trái vụ, giá nông sản tăng cao nhưng công ty vẫn có hàng để bán, nhờ
đó mà đảm bảo được sự tăng trưởng ổn định của hoạt động kinh doanh. Nếu dự trữ
quá nhiều sẽ làm chậm tốc độ quay vòng của vốn, nhưng nếu dự trữ quá ít, không đáp
ứng đủ nhu cầu của khách thì rất dễ bị mất mối làm ăn cho doanh nghiệp khác. Cần
căn cứ vào lượng hàng nhà sản xuất cung cấp, khả năng xuất khẩu của công ty, nhu
cầu tiêu dùng trên thị trường... mà lập kế hoạch dự trữ các mặt hàng cụ thể, hợp lý. Để
làm được điều đó công ty phải đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân và cán bộ quản lý
kho có kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm cao, có khả năng thực các nghiệp vụ về
kho như : xuất, nhập, kiểm tra, kiểm kê, đánh giá chất lượng hàng nông sản một cách
thành thạo.
* Khâu bảo quản
Hàng nông sản chịu ảnh hưởng nhiều bởi các điều kiện khí hậu, thời tiết... hơn
nữa Việt Nam lại có khí hậu nóng ẩm nên nông sản dễ bị ẩm mốc, mối mọt, do vậy
công tác bảo quản là vô cùng quan trọng nếu muốn đảm bảo chất lượng hàng xuất
khẩu cao. Trước khi nông sản được xuất khẩu thường được đưa vào kho lưu giữ của
công ty. Hiện nay công ty có tương đối nhiều kho hàng dung lượng lớn nhưng hiệu
quả bảo quản thấp do sử dụng lâu năm nên chất lượng xuống cấp, mái nhà dột, nền
kho bị ướt, không có người trông nom thường xuyên... Vì vậy, công ty cần tổ chức xây
mới hoặc sửa chữa lại hệ thống kho bảo quản như tôn nền cao, lắp mái chống nóng, lỗ
thông gió, bổ sung thiết bị hút ẩm, hóa chất hút ẩm... từ đó nâng cao chất lượng sản
phẩm, giảm tỷ lệ hao hụt hư hỏng. Ngoài ra, cần cử một đội ngũ cán bộ trông kho có
kiến thức chuyên môn thường xuyên vào kiểm tra chất lượng hàng trong thời gian chờ
xuất, kịp thời khắc phục khi hàng hoá hư hỏng ẩm mốc, tránh lây lan sang các hàng
hoá khác.
3.5.5. Thúc đẩy hoạt động Marketing sản phẩm
Trên thực tế, hoạt động Marketing của Tổng công ty hiện nay chưa thực sự
mang chức năng thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Kế hoạch Marketing chỉ dừng lại ở nội
dung như: Doanh số cần đạt là bao nhiêu, lãi bao nhiêu, dự kiến bán sản phẩm ở thị
trường nào.
Trong thời gian tới, Tổng công ty cần xây dựng các hỗ trợ Marketing cho kinh
doanh xuất khẩu nông sản. Các hỗ trợ này cần phải hoàn thiện hơn khi mà có rất nhiều
đầu mối cùng tham gia hoạt động xuất khẩu nông sản.
Về vấn đề nhãn hiệu, Hapro vẫn chưa thực sự chú trọng đến vấn đề bao bì nhãn
mác trên các sản phẩm nông sản xuất khẩu. Hầu hết hàng hóa được đóng gói trong các
bao nilon hay hộp catton đơn giản có in logo Hapro, điều đó làm cho hàng nông sản
của công ty không thực sự gây được chú ý với người tiêu dùng. Vì vậy Tổng công ty
cần phải tìm hiểu đầu tư để nhanh chóng đổi mới mẫu mã bao bì sản phẩm, mang lại
một màu sắc mới, một dấu ấn đặc trưng cho thương hiệu Hapro.
Về chiến lược phân phối hiện nay, chủ yếu hàng nông sản của Tổng công ty
được xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường truyền thống. Song Hapro cũng cần áp
dụng kết hợp linh hoạt những phương thức bán hàng như: Buôn bán đối lưu, kí kết hợp
đồng đại lý kinh tiêu, đại lý gửi bán… để có thể thu được thêm lợi nhuận tại một số thị
trường mới.
Về chiến lược giá cả, hiện giá cả sản phẩm nông sản xuất khẩu của Tổng công
ty tuỳ thuộc rất nhiều vào giá thị trường thế giới, đó cũng là hiện tượng chung của các
loại hàng nông sản Việt Nam. Vì vậy, Tổng công ty cần tổ chức việc nghiên cứu giá
một cách kỹ lưỡng để tránh tình trạng khi giá nông sản trên thế giới giảm đi thì ta xuất,
khi giá lên cao ta lại không chủ động ký kết được các hợp đồng xuất hoặc không có
hàng để xuất. Nếu Tổng công ty làm tốt công tác dự đoán giá cả sẽ tránh được thiệt
hại, rủi ro. Khi giá tăng cao, không nên xuất khẩu một lượng lớn ngay từ đầu mà có
thể chờ giá tăng cao xuất đạt lợi nhuận cao hơn. Ngược lại, nếu dự đoán giá giảm cần
nhanh chóng xuất khẩu hết hàng trước khi hàng có dấu hiệu giảm giá tránh thiệt hại …
Về vấn đề khuyếch trương và xúc tiến bán hàng: Để giúp cho sản phẩm có cơ
hội thâm nhập sâu hơn vào các thị trường, Tổng công ty cần đề ra các kế hoạch quảng
cáo lâu dài, phù hợp với khả năng tài chính và đặc điểm mặt hàng kinh doanh của
Tổng công ty. Ngoài các hình thức truyền thống như quảng cáo qua đài, báo chí, tivi
thì Hapro có thể phát triển thêm một số hình thức quảng cáo khác như:
Quảng cáo thông qua hình thức gửi thư chào hàng có kèm theo catalogue giới
thiệu hàng hóa.
Quảng cáo bằng cách tham dự các hội chợ triển lãm hàng Việt Nam ở nước
ngoài hay các triển lãm trong nước có sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ
chức nước ngoài.
Quảng cáo thông qua mạng Internet. Hiện nay Hapro cũng có trang Web riêng
nhưng chất lượng thông tin chưa thật sự tốt, các tin tức không được cập nhật
thường xuyên. Tổng công ty cần chú trọng hơn nữa đến việc hoàn thiện trang
Web công ty, ngoài ra còn có thể quảng cáo thông qua một số trang web quảng
cáo, một số trang web được nhiều người truy cập để nâng cao hiệu quả quảng
cáo.
Tham gia tài trợ cho các cuộc thi mà có khả năng nhiều đối tượng khách hàng
của công ty sẽ theo dõi hay tham gia dự thi.
Chiến lược Marketing –mix bao gồm chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến
lược phân phối, chiến lựơc xúc tiến. Thông thường, Tổng công ty nên thực hiện cả 4
chiến lược như trên nhưng với mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ
thể.
Để củng cố thêm các mối quan hệ với các bạn hàng truyền thống, cần có chính
sách về giá cả và một số điều kiện ưu đãi hơn cho các bạn hàng lâu năm.
Để thâm nhập vào thị trường mới nên áp dụng chiến lược sản phẩm (mẫu mã,
chất lượng bao bì), chiến lược xúc tiến (tăng cường quảng cáo, chào hàng…) và
có thêm sự ưu đãi về giá cả.
Tuy nhiên, dù trong trường hợp nào, Tổng công ty cũng nên coi trọng, giới
thiệu quảng cáo sản phẩm để khách hàng có sự hiểu biết và nhận thức tốt về sản phẩm
của mình. Đặc biệt trong công tác giao nhận, thanh toán, thực hiện hợp đồng… Tổng
công ty luôn phải tạo và nâng cao uy tín để khách hàng có lòng tin vào Tổng công ty
cũng như sản phẩm cửa Tổng công ty .
3.5.6. Chiến lược sản phẩm tương thích với thị trường
Các sản phẩm nông sản xuất khẩu của Hapro khá đa dạng về chủng loại và
phong phú về chất lượng, thế nên đối với mỗi đoạn thị trường khác nhau, Tổng công ty
cũng nên có sự lựa chọn các chính sách sản phẩm khác nhau cho phù hợp với nhu cầu
tiêu dùng, sở thích, thị hiếu cũng như khả năng thanh toán... của khách hàng.
a. Đối với các thị trường khó tính ( như EU, Nhật, Hoa Kỳ)
Tổng công ty cần chú trọng nâng cao chất lượng hàng nông sản, đặc biệt là vấn
đề Vệ sinh an toàn thực phẩm. Đầu tư nhiều hơn cho chiến lược chất lượng gắn với
xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm, tập trung đổi mới thiết kế nhãn mác và
mẫu mã bao bì sản phẩm. Liên kết với người sản xuất nguyên liệu đăng ký xuất xứ
hàng hoá, đảm bảo các chứng chỉ cần thiết khi xuất khẩu vào thị trường này.
b. Đối với các thị trường dễ tính ( châu Phi, các nước ASEAN…)
Tổng công ty nên đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản có phẩm chất trung bình song
vẫn bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm đáp ứng yêu cầu của quốc gia đó. Đặc biệt,
châu Phi là một thị trường rất đông dân, nghèo và nhu cầu sử dụng lương thực lớn nên
cần đẩy mạnh xuất khẩu các nông sản thuộc họ ngũ cốc như: gạo, sắn, lạc…có giá trị
kinh tế trung bình, giá cả phù hợp với mức sống của người tiêu dùng ở thị trường này.
3.5.7. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh:
Nguồn vốn kinh doanh thể hiện sức mạnh tài chính của tổng công ty. Việc huy
động và sử dụng vốn hiệu quả là một yếu tố quyết định thành công của tổng công ty.
Song trong thời gian qua, hoạt động này tại Tổng công ty vẫn chưa đạt được hiệu quả
như mong muốn, các nguồn vốn chưa đc khai thác triệt để, sử dụng vốn còn lãng phí,
nhiều mặt hàng nông sản đã được đầu tư khai thác nhưng hiệu quả vẫn thấp... Tất cả
những điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty.
Để nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn, Tổng công ty có thể áp dụng
một số biện pháp sau:
- Về huy động vốn: cần chú trọng tận dụng triệt để các nguồn vốn sẵn có, huy động
từ các nguồn khác nhau như: tín dụng ngân hàng, tín dụng từ khách hàng, khuyến khích
cán bộ công nhân viên tham gia mua cổ phần... Là một doanh nghiệp nhà nước, Hapro sẽ
dễ dàng tìm kiếm được sự hỗ trợ từ nhà nước, sự hợp tác, ủng hộ của các tổ chức trong và
ngoài nước, thu hút đối tác đầu tư liên doanh, liên kết. Ngoài ra Tổng công ty có thể phát
hành cổ phiếu nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi ở bên ngoài hoặc nâng mệnh giá cổ phiếu
thông qua hình thức cộng cổ tức hàng năm.
- Về sử dụng vốn: Có kế hoạch sử dụng vốn một cách khoa học và rõ ràng,
phân bổ nguồn vốn đầu tư cho từng bộ phận, từng hoạt động một cách hợp lý. Tích
cực đầu tư vào các mặt hàng tinh chế có giá trị thương phẩm cao trên thị trường, giảm
tương đối các sản phẩm xuất khẩu thô. Cắt giảm mọi chi phí không cần thiết, chủ động
và nghiêm túc trong hạch toán chi phí kinh doanh tại Công ty mẹ cũng và các đơn vi
thành viên, tiến hành thực hiện phương châm tiết kiệm trong mọi hoạt động của từng
khâu, từng bộ phận cũng như của cả quá trình kinh doanh. Thực hiện tốt công tác
thanh toán với người mua dựa trên nguyên tắc: thu đủ về giá trị, nhanh về thời gian để
rút ngắn quá trình thu hồi vốn, tăng nhanh tốc độ quay vòng vốn - điều này là đăc biệt
quan trọng với các doanh nghiệp thương mại.
3.5.8. Nâng cao trình độ nghiệp vụ xuất khẩu của đội ngũ cán bộ, công nhân viên
thông qua đào tạo lại và đào tạo mới
Thị trường hàng nông sản thế giới rất phức tạp và đa dạng, cung cầu về hàng
nông sản lại biến đổi thất thường. Hơn nữa, nền văn hoá, tập quán thương mại và ngôn
ngữ giao dịch ở các thị trường khác nhau có sự khác nhau tương đối. Do vậy, đòi hỏi
người làm công tác xuất nhập khẩu phải hết sức linh hoạt, tinh thông nghiệp vụ ngoại
thương, giỏi ngoại ngữ và phải có những hiểu biết chuyên môn cần thiết.
Tổng Công ty cần có chiến lược đào tạo lại cả cán bộ quản lý và nhân viên một
cách thường xuyên, có hệ thống về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ... Qui
mô đào tạo và loại hình đào tạo cần được mở rộng để đáp ứng các nhu cầu đa dạng của
hoạt đông xuất nhập khẩu. Mặt khác, hàng năm Tổng Công ty nên tổ chức các đợt học
nâng cao bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ xuất nhập khẩu cho nhân viên, các lớp đào
tạo về nghiên cứu thị trường, nghiên cứu mặt hàng cũng như thường xuyên có những
cuộc trao đổi, hội thảo với các chuyên gia trong nước cũng như quốc tế để tiếp thu
những kinh nghiệm trong các lĩnh vực còn yếu kém. Đây là một mắt xích quan trọng
trong công tác đào tạo, nếu không được chú ý thích đáng sẽ làm hao mòn vô hình đội
ngũ đã được đào tạo. Cần tổ chức theo các hình thức: theo chuyên đề, chương trình
nâng cao, tu nghiệp ở nước ngoài... theo một chương trình kế hoạch thường niên.
Bên cạnh đó, Tổng Công ty cũng cần có những khuyến khích về mặt lợi ích
thoả đáng cho người theo học các chương trình trên, để họ yên tâm, dốc lòng, dốc sức
cho công việc. Qua đó, giúp cho họ hiểu rõ, nắm chắc, sâu sắc các nghiệp vụ xuất nhập
khẩu khơi dậy tính tích cực sáng tạo của mỗi cán bộ công nhân viên. Đây thực sự là
cách đầu tư lâu dài tạo ra động lực mạnh thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất khẩu của
Tổng Công ty.
KẾT LUẬN
Những biến động phức tạp của nền kinh tế thế giới cũng như trong nước thời
gian vừa qua đã mang lại không ít những thuận lợi và cả những thách thức mới cho
hoạt động xuất khẩu nông sản của Tổng công ty Thương mại Hà Nội. Nhận thức sâu
sắc được điều đó nên Hapro không ngừng tập trung hoàn thiện nghiệp vụ xuất khẩu,
nâng cao chất lượng sản phẩm và tìm kiếm thêm các thị trường tiềm năng mới. Với
những thành tích nổi bật trong xuất khẩu nông sản, gần đây Hapro đã bước đầu giành
được chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế, sánh ngang với các doanh nghiệp
xuất khẩu nông sản hàng đầu tại Thái Lan, Campuchia, Inđônêsia... Thương hiệu
Hapro đã được thừa nhận có uy tín và được đăng ký bảo hộ tại 17 quốc gia trên thế
giới, nhiều tập đoàn siêu thị và khách hàng nước ngoài đang mong muốn được hợp tác,
liên doanh, liên kết với Tổng công ty để khai thác tốt hơn thương hiệu Hapro trong
thời gian sắp tới. Việc tổ chức quản lý theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con cũng
phần nào giúp cho Tổng công ty phát huy được tối đa sức mạnh sáng tạo và độc lập
của các đơn vị thành viên, qua đó tăng cường sức mạnh tổng hợp, tạo được lợi thế
cạnh tranh trong xuất khẩu nông sản so với các doanh nghiệp nhỏ lẻ khác trong nước.
Bằng những giải pháp và kiến nghị nêu trên, em hy vọng trong các năm tới,
hoạt động xuất khẩu nông sản của Tổng công ty có thể phục hồi nhanh chóng và lại
tăng trưởng mạnh mẽ như khi chưa bùng phát cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Sự
lớn mạnh này sẽ thực sự là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển toàn diện và
lâu dài của Tổng công ty trong tương lai gần.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (2004), Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB
Lao động – Xã hội, Hà Nội.
2. Bộ Ngoại giao - Học viện Quan hệ quốc tế (2005), Giáo trình kinh tế đối ngoại
Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (2002), Giáo trình Kinh doanh quốc
tế, NXB Bưu điện, Hà Nôi.
4. Nguyễn Thị Hường (2003), Giáo trình Kinh doanh quốc tế II, NXB Lao động –
Xã hội, Hà Nội.
5. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2006), Cẩm nang xuất khẩu cho
doanh nghiệp
6. Vũ Hữu Tửu (2006), Giáo trình Nghiệp vụ ngoại thương, NXB Giáo dục, Hà
Nội
7. Uỷ ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2006), Sổ tay doanh nghiệp APEC
và những vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội.
8. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2002), Báo cáo nghiên cứu khả năng
cạnh tranh của mặt hàng gạo trong bối cảnh hội nhập.
9. Báo cáo Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008, Kế hoạch và giải
pháp thực hiện năm 2009 của Tổng công ty Thương mại Hà Nội.
10. Báo cáo Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007, Kế hoạch và giải
pháp thực hiện năm 2008 của Tổng công ty Thương mại Hà Nội.
11. Báo cáo tình hình xuất khẩu năm 2007, kế hoạch xuất khẩu năm 2008, Một số
giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu năm 2008.
12. Báo cáo tình hình xuất khẩu năm 2008, kế hoạch xuất khẩu năm 2008, Một số
giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu năm 2009.
13. Trang Web của Tổng công ty Thương mại Hà Nội
(
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG .........................................................................................99
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ................................................................................... 100
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG
NÔNG SẢN TẠI VIỆT NAM ..................................................................................... 4
1.1. Khái quát chung về hoạt động xuất khẩu ........................................................... 4
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của xuất khẩu ......................................................... 4
1.1.2. Vai trò của xuất khẩu hàng hoá ................................................................... 5
1.1.3. Các hình thức xuất khẩu .............................................................................. 9
1.2. Một số vấn đề về hoạt động xuất khẩu hàng nông sản ......................................14
1.2.1. Các đặc điểm đặc trưng của mặt hàng nông sản .........................................14
1.2.2. Nội dung cơ bản của hoạt động xuất khẩu hàng nông sản tại doanh nghiệp 16
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nông sản ..............................25
1.3. Hoạt động xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam ..............................................32
1.3.1. Tình hình chung của hoạt động xuất khẩu hàng nông sản tại Việt Nam trong
thời gian qua ........................................................................................................32
1.3.2. Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chính trong năm 2008 .......34
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA TỔNG CÔNG
TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY............................39
2.1. Giới thiệu chung về Tổng công ty Thương mại Hà Nội ....................................39
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ..............................................................39
2.1.2. Định hướng chiến lược...............................................................................40
2.1.3. Cơ cấu tổ chức ...........................................................................................41
2.1.4. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian gần đây .............................42
2.2. Tình hình hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Hapro trong những năm gần
đây ..........................................................................................................................44
2.2.1. Vị trí của hàng nông sản trong chiến lược kinh doanh xuất khẩu của Hapro44
2.2.2. Qui trình tiến hành nghiệp vụ xuất khẩu nông sản tại Tổng công ty ...........47
2.2.3. Kết quả hoạt động xuất khẩu nông sản .......................................................50
2.3. Đánh giá tổng quan về hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Hapro trong thời
gian vừa qua ............................................................................................................58
2.3.1. Ưu điểm .....................................................................................................58
2.3.2. Yếu kém, tồn tại .........................................................................................59
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại ..................................................................60
2.4. Tính cấp thiết phải đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản của Hapro ..............62
2.4.1. Việt Nam có lợi thế so sánh trong xuất khẩu nông sản .................................62
2.4.2. Hapro có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong xuất khẩu hàng nông sản so với
các DN khác trong nước: ......................................................................................63
2.4.3. Thúc đẩy xuất khẩu nông sản sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn cho Tổng công
ty .........................................................................................................................63
2.4.4. Yêu cầu đặt ra đối với hoạt động xuất khẩu nông sản ngày càng nhiều ......64
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA HAPRO TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ
HIỆN NAY .................................................................................................................65
3.1. Khái quát những đặc điểm chính của bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước hiện
nay: .........................................................................................................................65
3.1.1. Nền kinh tế toàn cầu ..................................................................................65
3.1.2. Nền kinh tế Việt Nam ................................................................................68
3.2. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu hàng nông sản
của Hapro ................................................................................................................70
3.2.1. Thuận lợi ...................................................................................................70
3.2.2. Khó khăn ...................................................................................................72
3.2.2.3. Những thách thức do việc gia nhập WTO mang lại ........................................74
3.3. Các dự báo và chỉ tiêu về xuất khẩu nông sản năm 2009 của Hapro .................76
3.3.1. Một số dự báo ............................................................................................76
3.3.2. Mục tiêu, kế hoạch xuất khẩu nông sản năm 2009 của Hapro.....................81
3.5. Các giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản của Hapro84
3.5.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường ..................................................84
3.5.2. Đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, phát huy những mặt hàng có lợi thế,
nhưng vẫn phải đặc biệt chú trọng đến mặt hàng gạo do nhu nhu cầu về gạo có
khả năng sẽ tăng cao hơn tất cả các mặt hàng khác trong năm 2009 .....................86
3.5.3. Hoàn thiện công tác thu mua ......................................................................87
3.5.4. Hoàn thiện công tác chế biến, dự trữ, bảo quản để nâng cao giá trị gia tăng
của sản phẩm nông sản ........................................................................................88
3.5.5. Thúc đẩy hoạt động Marketing sản phẩm ...................................................89
3.5.6. Chiến lược sản phẩm tương thích với thị trường ........................................92
3.5.7. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh: ..............................................92
3.5.8. Nâng cao trình độ nghiệp vụ xuất khẩu của đội ngũ cán bộ, công nhân viên
thông qua đào tạo lại và đào tạo mới ....................................................................93
KẾT LUẬN ................................................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................95
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
Bảng 1.1
Kết quả xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt
Nam trong những năm gần đây
44
Bảng 2.1
Doanh thu kinh doanh nội địa của Tổng công ty
Thương mại Hà Nội
58
Bảng 2.2
Giá trị và tỉ trọng các mặt hàng xuất khẩu của Hapro
giai đoạn 2004-2008
59
Bảng 2.3
Cơ cấu các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của
Hapro từ năm 2004 đến 2008
65
Bảng 2.4 Kim ngạch xuất khẩu nông sản theo thị trường của
Hapro
68
Bảng 2.5 Kết quả xuất khẩu theo phương thức của Hapro 71
Bảng 3.1
Chỉ tiêu xuất khẩu nông sản sang một số thị trường
đơn lẻ của Hapro trong năm 2009
102
Bảng 3.2 Chỉ tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nông sản 103
của các thành phần kinh tế thuộc Tổng công ty trong
năm 2009
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu hình
Tên hình
Trang
Hình 1.1
Sơ đồ tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu 31
Hình 1.2 Mô hình Sức mạnh của Michael Porter 40
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của Tổng công ty Thương mại
Hà Nội
55
Hình 2.2
Biểu đồ Tổng doanh thu của Tổng công ty
Thương mại Hà Nội
56
Hình 2.3 Biểu đồ Kim ngạch Xuất nhập khẩu của Tổng
công ty Thương mại Hà Nội
57
Hình 2.4
Qui trình nghiệp vụ xuất khẩu nông sản tại
Tổng công ty
62
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 111308_965.pdf