Luận văn Thực trạng nhận thức và thái độ của học sinh PTTH ở một số trường nội thành thành phố Hồ Chí Minh đối với nội dung giáo dục giới tính

2. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 2.1. Đối với các cơ quan chức năng thuộc ngành giáo dục: - Cần có những văn bản qui định cụ thể, rõ ràng về nội dung, chương trình giáo dục giới tính cho từng lứa tuổi, đặc biệt với học sinh PTTH, lứa tuổi bước vào ngưỡng cửa phức tạp của đời sống giới tính, đời sống gia đình. - Cần đào tạo những giáo viên giảng dạy chuyên sâu về giới tính cũng như liên tục bồi dưỡng cho các giáo viên dạy tích hợp các nội dung này để thực hiện một cách nghiêm túc, khoa học và hiệu quả nội dung giáo dục giới tính. - Cần có những giáo trình, những tài liệu chuyên ngành về giới tính theo từng lứa tuổi ; các phương tiện hỗ trợ cho việc thực hiện nội dung giáo dục giới tính như: tranh ảnh giáo khoa, băng từ minh họa cho từng kiến thức cụ thể. - Nên hỗ trợ cho mỗi trường phổ thông một chuyến gia tư vấn tâm lý để giúp đỡ học sinh giải tỏa nhu cầu, nguyện vọng, những bức xúc của lứa tuổi.

pdf187 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1337 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng nhận thức và thái độ của học sinh PTTH ở một số trường nội thành thành phố Hồ Chí Minh đối với nội dung giáo dục giới tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhƣ nhận thức rõ ràng và đúng đắn những nội dung kiến thức cụ thể. - Muốn làm cho các em có thái độ tích cực hơn đối với nội dung giáo dục giới tính hay muốn các em ít e ngại hơn khi tiếp cận với những nội dung này nhất thiết phải kết hợp giữa việc cung cấp những tri thức về giới tính một cách hiệu quả cũng nhƣ tạo những điều kiện tốt nhất về dƣ luận xã hội, hình thức học tập, các biện pháp hỗ trợ ... để các em có nhận thức đúng đắn cũng nhƣ có thái độ tích cực đối với nội dung giáo dục giới tính. Nhƣ vậy: muốn nâng cao nhận thức và thái độ của các em đối với nội dung giáo dục giới tính phải tác động vào những nguyên nhân đã làm hạn chế nhận thức và thái độ của các em. Khi các em đã chấp nhận học tập nội dung giáo dục giới tính và đƣợc học tập một cách nghiêm túc, khoa học và trong những điều kiện thuận lợi, đặc biệt là về mặt tâm lý thì nhận thức của các em sẽ đúng đắn hơn và thái độ của các em đối với nội dung giáo dục giới tính sẽ tích cực hơn. Thực nghiệm trên khẳng định giá trị của những biện pháp đƣợc đề xuất đã mang lại những hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao nhận thức và thái độ của học sinh PTTH đối với nội dung giáo dục giới tính. 115 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN 1.1. Nội dung giáo dục giới tính có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống tâm lý và đời sống giới tính của mỗi ngƣời. Đặc biệt hơn, đối với học sinh PTHH - lứa tuổi mà các em chuẩn bị làm vợ, làm chồng ; làm cha, làm mẹ thì nội dung giáo dục giới tính lại có ý nghĩa hết sức thiết thực. Để nội dung giáo dục giới tính mang lại hiệu quả thiết thực, cao độ và có ảnh hƣởng sâu sắc trong quá trình hình thành nhân cách của học sinh PTTH, việc tìm hiểu nhận thức và thái độ của các em đối với nội dung giáo dục giới tính là việc làm thiết thực, đúng đắn và phù hợp. 1.2. Thực trạng nhận thức và thái độ của học sinh PTTH ở một số trƣờng nội thành Tp Hồ Chí Minh thể hiện: 1.2.1. Về mặt nhận thức: - Đa số học sinh khẳng định nội dung giáo dục giới tính là cần thiết. Tuy nhiên, có đến 7/12 nội dung tỉ lệ học sinh nhận thức đúng đắn về sự cần thiết chƣa đạt 50.00% tổng số là khá thấp. - Nhận thức của các em đối với từng nội dung kiến thức về giới tính chỉ dừng lại ở mức độ trung bình, các em chỉ mới nhận lại một vài biểu hiện của các kiến thức cụ thể. - Nhận thức của các em không có sự nhất quán, liên tục và thống nhất đối với từng nội dung kiến thức. Hầu hết, những vấn đề các em nhận thức đúng đắn với tỉ lệ khá cao đều là những vấn đề có liên quan gần gũi, mật thiết với sự biến đổi tâm sinh lý của lứa tuổi. Những vấn đề mà các em nhận thức khá thấp thƣờng là những nội dung các em rất e ngại và lo sợ khi tiếp cận, các em cho rằng cho rằng đây là những vấn đề rất "ngƣời lớn", không thuộc "vùng quan 116 tâm", tìm hiểu của lứa tuổi. Đặc biệt hơn, đó là những đề tài có liên quan đến vấn đề tình dục, thai nghén hay bộ phận sinh dục ... 1.2.2. Về mặt thái độ: - Các em thích học và tán thành việc đƣợc cung cấp nội dung giáo dục giới tính. Những nội dung liên quan mật thiết đến tuổi dậy thì, đến đời sống giới tính của lứa tuổi học sinh PTTH thƣờng đƣợc các em thích thú và tán thành nhiều nhất nhƣ: Tình yêu, Tình bạn, Biến đổi tâm lý tuổi dậy thì... - Bên cạnh đó, đối với những nhận xét mang tính tích cực về nội dung giáo dục giới tính thì các em đồng ý với tỉ lệ khá cao cũng nhƣ mạnh dạn phản đối những nhận xét tiêu cực. Các em khẳng định vai trò và hiệu quả của nội dung giáo dục giới tính, tán thành các biện pháp hỗ trợ việc thực hiện nội dung giáo dục giới tính cho thấy bƣớc đầu, thái độ của các em khá tích cực. - Tuy vậy, nổi rõ lên trong thái độ của các em đối với nội dung giáo dục giới tính là "sự e ngại". Thực vậy, vẫn còn một tỉ lệ học sinh khá lớn e ngại khi học nội dung giáo dục giới tính (69.07%). - Thái độ e ngại này không có nghĩa là không chấp nhận hay bác bỏ và phản đối nội dung giáo dục giới tính mà e ngại đƣợc hiểu là sự ngại ngùng, lo lắng, băn khoăn ... Các em vừa e ngại lại vừa muốn học vì e ngại nhƣng lại thích học và tán thành việc đƣợc học. Đây là điểm hết sức đặc trƣng trong thái độ của các em đối với nội dung giáo dục giới tính. - Ở từng nội dung cụ thể, thái độ e ngại này cũng khác nhau, những vấn đề các em e ngại nhất thƣờng là những vấn đề liên quan đến bộ phận sinh dục, thai nghén, những nội dung đụng chạm đến chuyện tình dục, đời sống vợ chồng nhƣ: Kinh nguyệt, Cấu tạo và chức năng cơ quan sinh dục, ... - Những nội dung các em e ngại thì phần nào nhận thức cũng bị ảnh hƣởng, song không có nghĩa khi e ngại là các em không hiểu biết gì cả. 117 1.2.3. Một số nguyên nhân của thực trạng: Thực trạng nhận thức chƣa đúng đắn và thái độ e ngại của học sinh PTTH đối với nội dung giáo dục giới tính xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Những nguyên nhân có thể đƣợc sắp xếp theo thứ tự nhƣ sau: - Chƣa đƣợc cung cấp những kiến thức về giới tính một cách hệ thống, khoa học ; các em "lƣợm lặt" những tri thức về giới tính chủ yếu bằng con đƣờng "tự phát". - Xã hội cấm kỵ, cha mẹ ngăn cản, la mắng, chƣa có thái độ đúng đắn và thậm chí cho đó là những chuyện "dung tục", "đồi trụy", đáng "lên án"... - Bạn bè cùng lớp trêu chọc, chòng ghẹo nhau. Những cảm xúc giới tính làm các em e ngại, ngƣợng ngùng, xấu hổ và không tích cực nhận thức. - Thái độ e ngại, thiếu tự nhiên của giáo viên giảng dạy. - Và còn những nguyên nhân khác cũng không kém phần quan trọng nhƣ: Không có thời gian vì bận học nhiều môn khác, lo lắng khi học sẽ bị hƣ hỏng,... 1.3. Muốn nâng cao nhận thức và thái độ đúng đắn của học sinh PTTH đối với nội dung giáo dục giới tính nhất thiết phải tác động một cách đồng bộ vào những nguyên nhân đã làm hạn chế nhận thức và cả việc làm sao cho các em bớt e dè, ngại ngùng khi tiếp cận nội dung giáo dục giới tính. Những biện pháp đƣợc đề xuất nhƣ sau: 1. Tổ chức giảng dạy nội dung giáo dục giới tính một cách nghiêm túc, chặt chẽ và hiệu quả. 2. Tác động vào dƣ luận xã hội, quan niệm của các bậc phụ huynh để nhằm tạo dƣ luận tốt, môi trƣờng thuận lợi và những điều kiện về mặt tâm lý giúp các em học sinh yên tâm và sẵn sàng học tập nội dung giáo dục giới tính. 118 3. Quán triệt và giúp các em hiểu rõ về lợi ích của giáo dục giới tính sự cần thiết của nội dung giáo dục giới tính đối với sự phát triển nhân cách con ngƣời nói chung và đối với lứa tuổi các em nói riêng. 4. Công tác tƣ tƣởng cho học sinh trƣớc khi học những vấn đề giới tính, khẳng định việc học tập nội dung giáo dục giới tính là điều hết sức tự nhiên và đƣợc mọi ngƣời chấp nhận; nam, nữ học sinh đều rất cần học những nội dung này. Chú ý những biểu hiện về mặt tâm lý của học sinh trong khi học tập nhằm ngăn chặn những hiện tƣợng nhƣ: chòng ghẹo, ngại ngùng, lo lắng... của các em. 5. Chọn lọc và giới thiệu sách báo về giới tính, hỗ trợ việc xây dựng tủ sách tham khảo giúp các em lĩnh hội những nội dung giáo dục giới tính một cách nhẹ nhàng, linh hoạt nhƣng hiệu quả. 6. Ngăn chặn và giáo dục kịp thời những biểu hiện không đúng mực về quan hệ giới tính, về cách cƣ xử giữa các học sinh trong lớp đặc biệt là giữa nam sinh và nữ sinh. 7. Thầy cô giáo tích cực, nổ lực, hiểu và tôn trọng các em khi giảng dạy những nội dung giáo dục giới tính - là tấm gƣơng cho các em noi theo. 8. Phối hợp với Đoàn Thanh niên tổ chức hội thi "Tìm hiểu về vấn đề giới tính" ; mời báo cáo viên và chuyên viên tƣ vấn tâm lý cho các em học sinh. Việc áp dụng các biện pháp đề xuất ở trên thực sự đã có tác dụng tốt để nâng cao nhận thức và thái độ đúng đắn của các em. Kết quả thực nghiệm đã chứng minh rõ rệt những hiệu quả thu đƣợc. Từ đó cũng có thể khẳng định một cách khoa học và chắc chắn cho vai trò, ý nghĩa quan trọng của giáo dục giới tính trong quá trình hoàn thiện nhân cách của học sinh PTTH. Xuất phát từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau đây: 119 2. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 2.1. Đối với các cơ quan chức năng thuộc ngành giáo dục: - Cần có những văn bản qui định cụ thể, rõ ràng về nội dung, chƣơng trình giáo dục giới tính cho từng lứa tuổi, đặc biệt với học sinh PTTH, lứa tuổi bƣớc vào ngƣỡng cửa phức tạp của đời sống giới tính, đời sống gia đình. - Cần đào tạo những giáo viên giảng dạy chuyên sâu về giới tính cũng nhƣ liên tục bồi dƣỡng cho các giáo viên dạy tích hợp các nội dung này để thực hiện một cách nghiêm túc, khoa học và hiệu quả nội dung giáo dục giới tính. - Cần có những giáo trình, những tài liệu chuyên ngành về giới tính theo từng lứa tuổi ; các phƣơng tiện hỗ trợ cho việc thực hiện nội dung giáo dục giới tính nhƣ: tranh ảnh giáo khoa, băng từ minh họa cho từng kiến thức cụ thể. - Nên hỗ trợ cho mỗi trƣờng phổ thông một chuyến gia tƣ vấn tâm lý để giúp đỡ học sinh giải tỏa nhu cầu, nguyện vọng, những bức xúc của lứa tuổi. 2.2. Đối với các lực lƣợng giáo dục ở trƣờng phổ thông: 2.2.1. Đối với nhà trƣờng và các thầy cô giáo: - Nhà trƣờng là cơ quan chủ động kết hợp với các lực lƣợng giáo dục khác tham gia một cách tích cực và thống nhất trong việc thực hiện nội dung giáo dục giới tính, xây dựng môi trƣờng giáo dục lành mạnh và trong sáng. - Nhà trƣờng thƣờng xuyên và liên tục thực hiện giáo dục giới tính dƣới nhiều hình thức chính qui, không chính qui và phi chính qui. Mạnh dạn đƣa những đề tài về giới tính giúp các em tự tìm tòi, học hỏi. - Nhà trƣờng cũng cần thƣờng xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt, thảo luận, các hội thi tìm hiểu về giới tính, các câu lạc bộ nhằm thu hút các em và qua đó lồng ghép những nội dung giáo dục giới tính một cách nhẹ nhàng, hiệu quả. 120 - Lựa chọn và giới thiệu những sách báo và phim ảnh phù hợp với nhu cầu và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi để các em tìm hiểu, tham khảo. - Thầy cô giáo tự nâng cao hiểu biết của mình về nội dung giáo dục giới tính cũng nhƣ tìm tòi và học hỏi các phƣơng pháp, hình thức tổ chức giáo dục giới tính nhằm giúp đỡ các em học sinh thỏa mãn những bức xúc của lứa tuổi, chú ý thái độ tự nhiên, bình thƣờng và nghiêm túc khi giảng dạy. 2.2.2. Với các bậc phụ huynh: - Các bậc phụ huynh phải quan tâm thƣờng xuyên và sâu sắc đến đặc điểm tâm sinh lý của con cái nhiều hơn, luôn quan tâm, kết hợp với nhà trƣờng và các lực lƣợng xã hội trong việc cung cấp những tri thức về giới tính cho các em. - Các bậc cha mẹ cũng phải là ngƣời cung cấp những kiến thức về giới tính hết sức quan trọng, gần gũi và kịp thời nhất trong quá trình phát triển của các em cũng nhƣ sẵn sàng ủng hộ, tán thành việc học tập và lĩnh hội của các em. 3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI: Do những điều kiện khách quan và chủ quan, đặc biệt là năng lực của ngƣời nghiên cứu có hạn và thời gian nghiên cứu chƣa cho phép, chắc chắn đề tài còn những thiếu sót nhất định: - Đề tài chƣa nghiên cứu trên toàn thể học sinh PTTH Tp Hồ Chí Minh để có những số liệu thực sự ý nghĩa và những kết luận mang tính thuyết phục hơn. - Sự kết hợp giữa các phƣơng pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn mới chỉ ở một mức độ hạn chế mà chƣa thực sự nhuần nhuyễn và đa dạng. - Phần bình luận kết quả chƣa thực sự sâu sắc và hoàn thiện, chƣa nghiên cứu sâu hiệu quả cụ thể của từng biện pháp đề xuất. - Và đây là công trình nghiên cứu khoa học khá mới mẽ nên không thể tránh khỏi những thiếu sót về phƣơng pháp nghiên cứu, cách hành văn, lỗi trình bày... TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Thị Bừng - Tình yêu nhìn từ góc độ giáo dục. NXB PHỤ NỮ HÀ NỘI, 1997. 2. Phạm Văn Chức - Giáo dục giới trẻ. Tủ sách Giáo dục Lasan, 1980. 3. Hoàng Chúng - Phƣơng pháp thống kê toán học trong giáo dục. NXB Giáo dục, 1983. 4. I. X. Côn - Tâm lý học thanh niên, Phạm Minh Hạc và Ngô Hào Hiệp dịch. NXB Trẻ, 1987. 5. I. X. Côn - Tâm lý học tình bạn của tuổi trẻ. NXB Thanh niên Hà Nội, 1987. 6. Vũ Cao Đàm - Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học. NXB Khoa học và kỹ thuật HÀ NỘI, 1995. 7. Maurice - Debesse - Tâm lý học thanh niên - Lê Thanh Hoàng Dân, Trần Hữu Đức, Nguyễn Văn Trang dịch. NXB Sài gòn, 1974. 8. Mortonese Fine, Ivan Kasinitz V - Tình yêu, Tình dục, Gia đình, Thạch Bình và Nguyễn Đình Độ dịch. NXB TPHCM, 1989. 9. Phạm Hoàng Gia và Minh Đức - Vấn đề giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên. Tạp chí NCGD, 1989. 10. Thiên Giang - Giáo dục sinh lý trẻ em. NXB Thanh Niên, 1988. 11. Đặng Xuân Hoài - Tuổi dậy thì. NXB Cà Mau, 1990. 12. H. HIPSƠ và M. PHERVEC - Nhập môn Tâm lý học xã hội Marxit, Đức Uy dịch. NXB Khoa Học Xã Hội, 1984. 13. Nguyễn Thị Khoa - Định hƣớng giá trị chất lƣợng cuộc sống gia đình của nữ tri thức hiện nay. Hà Nội, 1996. 14. Lê Ngọc Lan - Nhận thức của sinh viên về tình yêu và giới tính. Tạp chí Tâm Lý Học, số 3, 1998. 15. Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Thị Đoan - Giáo dục giới tính. NXB ĐHQG Hà Nội, 1997. 16. Lê Quang Long - Sinh học dân số. ĐHSP Hà Nội I, 1992. 17. Nguyễn Thị Minh - Bàn về giáo dục giới tính. NXB Trẻ, 1998. 18. Bùi Ngọc Oanh, Triệu Xuân Quýnh, Nguyễn Hữu Nghĩa - Tâm lý học, tập I và 2. Trƣờng ĐHSP TPHCM, 1982. 19. Bùi Ngọc Oánh - Đề cƣơng bài giảng giáo dục giới tính. Trƣờng Cán Bộ Phụ Nữ Trung Ƣơng 2, 1988. 20. V.A Petropxki - Tâm lý học lứa tuổi và sƣ phạm. NXB GD, 1982. 21. Trần Trọng Thủy - Đánh giá thái độ chấp nhận của học sinh đối với chƣơng trình giáo dục đời sống giới tính gia đình. Báo cáo đề án VIE/ 88 -P09, 1991. 22. Trần Trọng Thủy - Khoa học chẩn đoán tâm lý. NXB Giáo Dục HN, 1992. 23. Trần Trọng Thủy (chủ biên) - Giáo dục đời sống gia đình. VIE / 88 -P09, Đề án giáo dục đời sống gia đình, 1990. 24. Trần Trọng Thủy - Giáo dục giới tính ở nhà trƣờng phổ thông cấp II (Tài liệu bồi dƣỡng thƣờng xuyên chu kỳ 1992 - 1996 ). Hà Nội, 1993. 25. Trần Trọng Thủy - Vấn đề giáo dục đời sống gia đình và giới tính cho thế hệ trẻ. VIE/88 - P09, 1990. 26. Nguyễn Ánh Tuyết - Khi con đến tuổi dậy thì - NXB Phụ Nữ HN, 1997. 27. Từ Điển Tiếng Việt. NXB HÀ NỘI, 1992. 28. Đức Uy - Tâm lý vợ chồng trẻ. NXB Phú Khánh, 1989. 29. Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành - Tâm lý học đại cƣơng, tập 1. NXB ĐHQG HÀ NỘI, 1998. 30. Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Thạc, Mạc Văn Trang - Giá trị, Định hƣớng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị. Hà Nội, 1995. 31. Tạp chí dân tộc và thời đại của Hội Dân tộc học Việt Nam số 36, 1997. 32. Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, các bài viết ở báo, đài. 33. Một số ý kiến của các em học sinh PTTH. PHẦN PHỤ LỤC Để thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng tôi tiến hành xây dựng công cụ nghiên cứu, thu thập và xử lý các số liệu. Phần phụ lục này xin đƣợc trình bày các vấn đề sau đây: 1. Phụ lục 1 ( PL 1): KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM CHI SQUARE 2. Phụ lục 2 ( PL 2): PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN ( Bảng anket) 3. Phụ lục 3 ( PL 3): PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN ( Câu hỏi mở) 4. Phụ lục 4 ( PL 4): PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN ( Công cụ thực nghiệm) 5. Phụ lục 5 ( PL 5): BIÊN BẢN PHỎNG VẤN 6. Phụ lục 6 ( PL 6): BIÊN BẢN QUAN SÁT ( 3 loại mẫu) 7. Phụ lục 7 ( PL 7): NỘI DUNG CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC GIỚI TÍNH VÀ ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH ( Dành cho học sinh từ lớp 9 đến lớp 12) KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM CHI SQƯARE (PL1) BẢNG 25 : SO SÁNH SỰ KHÁC BIỆT GIỮA (1) VỚI (3) VÀ (2) VỚI (4) Các nội dung Nhóm thự nghiệm Tổng Chi square Nhóm đối chứng Tổng Chi square Trƣớc thực nghiệm Sau thực nghiệm Trƣớc thực nghiệm Sau thực nghiệm Tần số % Chi square Tần số % Chi square Tần số % Chi square Tần số % Chi square 1 0.61 37.90 a 9 10.98 0.26 6 7.50 0.27 23 25.61 3.41 8 10.00 3.49 b 19 23.17 0.03 20 25.00 0.03 42 51.22 4.94 17 21.25 5.06 c 54 65.85 0.01 54 67.00 0.01 17 20.73 10.37 55 68.75 10.63 2 0.12 21.82 a 18 21.95 0.04 16 20.00 0.04 26 31.71 1.33 15 18.75 1.36 b 30 36.59 0.01 30 37.50 0.01 50 60.98 1.13 35 43.75 1.39 c 34 41.46 0.01 34 42.50 0.01 6 7.32 8.20 30 37.50 8.40 3 0.69 14.37 a 18 21.95 0.25 22 27.50 0.26 28 34.15 0.56 20 25.00 0.58 b 26 31.71 0.02 24 30.00 0.02 42 51.22 1.43 27 33.75 1.47 c 38 46.34 0.07 34 42.50 0.07 12 14.63 5.10 33 41.25 5.23 4 0.67 30.15 a 14 17.07 0.28 10 12.50 0.29 30 36.59 3.11 13 16.25 3.19 b 26 31.71 0.03 27 33.75 0.03 45 54.88 1.31 30 37.50 1.34 c 42 51.22 0.02 43 53.75 0.02 7 8.54 10.47 37 46.25 10.73 KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM CHI SQUARE (PL1) BẢNG 25 : SO SÁNH SỰ KHÁC BIỆT GIỮA (1) VỚI (2) VÀ (3) VỚI (4) Các nội dung Nhóm thực nghiệm Tổng Chi square Nhóm đối chứng Tổng Chi square Trƣớc thực nghiệm Sau thực nghiệm Trƣớc thực nghiệm Sau thực nghiệm Tần số % Chi square Tần số % Chi square Tần số % Chi square Tần số % Chi square 1 a b c 9 19 54 10.98 23.17 65.85 3.06 4.34 9.64 28.05 51.22 20.73 3.06 4.34 9.64 3.06 4.34 9.64 34.08 6 20 54 7.50 25.00 67.50 0.14 0.12 0.01 8 17 55 10.00 21.25 68.75 0.14 0.12 0.01 0.54 2 a b c 18 30 34 21.95 36.59 41.46 0.73 2.50 9.80 26 50 6 31.71 60.98 7.32 0.73 2.50 9.80 26.06 16 30 34 20.00 37.50 42.50 0.15 0.19 0.13 15 35 30 18.75 43.75 37.50 0.15 0.19 0.13 0.94 3 a b c 18 26 38 21.95 31.71 46.34 1.09 1.88 6.67 28 42 12 34.15 51.22 14.63 1.09 1.88 6.67 19.46 22 24 34 27.50 30.00 42.50 0.05 0.09 0.01 20 27 33 25.00 33.15 41.25 0.05 0.09 0.01 0.30 4 a b c 14 26 42 17.07 31.71 51.22 2.91 2.54 12.50 30 45 7 36.59 54.88 8.54 2.91 2.54 12.50 35.90 10 27 43 12.50 33.75 53.75 0.20 0.08 0.23 13 30 37 16.25 37.50 46.25 0.20 0.08 0..23 1.02 KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM CHI SQUARE (PL1) BẢNG 26 : SO SÁNH SỰ KHÁC BIỆT GIỮA (1) VỚI (3) VÀ (2) VỚI (4) Các nội dung Nhóm thực nghiệm Tổng Chỉ square Nhóm đối chứng Tống Chi square Trƣớc thực nghiệm Sau thực nghiệm Trƣớc thực nghiệm Sau thực nghiệm Tần số % Chi square Tần số % Chi square Tần số % Chi square Tần số % Chi square 1 a b 36 46 43.90 56.10 0.00 0.00 35 45 43.75 86.25 0.00 0.00 0.00 65 17 79.27 30.73 2.64 4.87 40 40 50.00 50.00 2.70 4.99 15.20 2 a b 48 34 58.54 41.46 0.06 0.05 48 32 60.00 40.00 0.06 0.05 0.22 70 12 85.37 14.63 1.41 3.59 50 30 62.50 37.50 1.45 4.13 16.58 3 a b 39 43 57.56 52.44 0.01 0.01 35 45 43.75 56.25 0.01 0.01 0.04 60 22 73.17 26.83 1.54 2.55 41 39 51.25 48.75 1.58 2.62 8.29 4 a b 32 50 39.02 60.98 0.01 0.01 30 50 37.50 62.50 0.01 0.01 0.04 63 19 76.83 23.17 1.44 2.81 44 36 55.00 45.00 1.48 2.88 8.61 KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM CHI SQUARE (PL1) BẢNG 26 : SO SÁNH SỰ KHÁC BIỆT GIỮA (1) VỚI (2) VÀ (3) VỚI (4) Các nội dung Nhóm thực nghiệm Tổng Chỉ square Nhóm đối chứng Tổng Chi squart Trƣớc thực nghiệm Sau thực nghiệm Trƣớc thực nghiệm Sau thực nghiệm Tần số % Chi square Tần số % Chi square Tần số % Chi square Tần số % Chi square 1 a b 36 46 43.90 56.10 4.16 6.67 65 17 79.27 30.73 4.16 6.67 21.66 35 45 43.75 56.25 0.11 0.15 40 40 50.00 50.00 0.17 0.15 0.64 2 a b 48 34 58.54 41.46 2.23 3.39 70 12 85.37 14.63 2.23 3.39 11.24 48 32 60.00 40.00 0.02 0.03 50 30 62.50 37.50 0.02 0.03 0.10 3 a b 39 43 37.56 52.44 2.05 5.26 60 22 73.17 26.83 2.05 5.26 14.62 35 45 43.75 56.25 0.41 0.36 41 39 51.25 48.75 0.41 0.36 1.54 4 a b 32 50 39.02 60.98 5.06 63 19 76.83 23.17 5.06 6.96 23.50 30 50 37.50 62.50 0.41 0.36 44 36 55.00 45.00 0.41 0.36 4.92 KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM CHI SQUARE (PL1) BẢNG 27 : SO SÁNH SỰ KHÁC BIỆT GIỮA (1) VỚI (2) VÀ (3) VỚI (4) Các mức độ Nhóm thực nghiệm Tổng Chi square Nhóm đối chứng Tổng Chi square Trƣớc thực nghiệm Sau thực nghiệm Trƣớc thực nghiệm Sau thực nghiệm Tần số % Chi square Tần số % Chi square Tần số % Chi square Tần số % Chi square a 25 30.49 2.72 11 13.41 2.72 15.80 23 28.75 0.10 20 25.00 0.10 0.82 b 35 42.68 0.19 20 24.39 0.19 37 46.25 0.30 35 43.75 0.03 c 22 26.83 4.99 51 62.20 4.99 20 25.00 0.28 25 31.25 0.28 KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM CHI SQUARE (PL1) BẢNG 27 : SO SÁNH SỰ KHÁC BIỆT GIỮA (1) VỚI (3) VÀ (2) VỚI (4) Các mức độ Nhóm thực nghiệm Tổng Chi square Nhóm đối chứng Tổng Chi square Trƣớc thực nghiệm Sau thực nghiệm Trƣớc thực nghiệm Sau thực nghiệm Tần số % Chi square Tần số % Chi square Tần số % Chi square Tần số % Chi square a 25 30.49 0.02 23 28.75 0.02 0.22 11 13.41 1.40 20 25.00 1.40 15.53 b 35 42.68 0.06 37 46.25 0.06 20 24.39 2.21 35 43.75 2.26 c 22 26.83 0.03 20 25.00 0.03 51 62.20 4.08 25 31.25 4.18 KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM CHI SQUARE (PL1) BẢNG 28 : SO SÁNH SỰ KHÁC BIỆT GIỮA (1) VỚI (2) VÀ (3) VỚI (4) Các nội dung Nhóm thực nghiệm Tổng Chi square Nhóm đối chứng Tổng Chi square Trƣớc thực nghiệm Sau thực nghiệm Trƣớc thực nghiệm Sau thực nghiệm Tần số % Chi square Tần số % Chi square Tần số % Chi square Tần số % Chi square 1 a b c 15 39 28 18.29 47.15 34.15 0.17 4.81 4.12 12 16 54 14.63 19.51 65.85 0.17 4.81 4.12 18.20 20 32 28 25.00 40.00 35.00 0.07 0.07 0.15 21 35 24 26.25 43.75 30.00 0.01 0.07 0.15 0.46 2 a b c 25 31 26 30.49 37.80 31.71 6.67 2.04 6.72 5 17 60 6.10 20.73 73.17 6.67 2.04 6.72 30.86 21 34 25 26.25 42.25 31.25 0.10 0.01 0.10 24 35 21 30.00 43.75 26.25 0.10 0.01 0.10 0.42 3 a b c 20 45 17 24.39 54.38 20.73 3.13 8.83 12.41 7 13 62 8.54 15.85 74.39 3.13 8.83 12.41 48.74 22 41 17 27.50 51.25 21.25 0.10 0.02 0.43 25 43 12 31.25 53.75 15.00 0.10 0.02 0.43 1.10 4 a b c 20 30 32 24.39 36.59 39.02 3.13 4.40 39.02 7 11 64 8.54 13.41 78.05 3.13 4.40 5.33 25.72 19 29 32 23.75 36.25 40.00 0.01 0.28 0.43 20 35 25 25.00 43.75 31.25 0.01 0.28 0.43 1.44 KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM CHI SQUARE (PL1) BẢNG 28 : SO SÁNH SỰ KHÁC BIỆT GIỮA (1) VỚI (3) VÀ (2) VỚI (4) Các nội dung Nhóm thực nghiệm Tổng Chi square Nhóm đối chứng Tổng Chi square Trƣớc thực nghiệm Sau thực nghiệm Trƣớc thực nghiệm Sau thực nghiệm Tần số % Chi square Tần số % Chi square Tần số % Chi square Tần số % Chi square 1 1.31 21.04 a 15 18.29 0.42 20 25.00 0.43 12 14.63 1.32 21 26.25 1.36 b 39 47.15 0.19 32 40.00 0.27 16 19.51 3.73 35 43.75 3.82 c 28 34.15 0.00 28 35.00 0.00 54 65.85 5.34 24 30.00 5.47 2 0.48 37.43 a 25 30.49 0.13 21 26.25 0.13 5 6.10 6.38 24 30.00 6.54 b 31 37.80 0.11 34 42.25 0.11 17 20.73 3.30 35 43.75 3.38 c 26 31.71 0.00 25 31.25 0.00 60 73.17 8.80 21 26.25 9.03 3 0.25 59.77 a 20 24.39 0.07 22 27.50 0.08 7 8.54 5.22 25 31.25 5.36 b 45 54.38 0.05 41 51.25 0.05 13 15.85 8.31 43 53.75 8.52 c 17 20.73 0.00 17 21.25 0.00 62 74.39 16.08 12 15.00 16.48 4 0.00 35.40 a 20 24.39 0.00 19 23.75 0.00 7 8.54 3.25 20 25.00 3.34 b 30 36.59 0.00 29 36.25 0.00 11 13.41 6.48 35 43.75 6.64 c 32 39.02 0.00 32 40.00 0.00 64 78.05 7.52 25 31.25 8.17 PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN (PL 2) Xin bạn vui lòng trả lời các câu hỏi sau đây bằng cách đánh dấu ( X ) vào lựa chọn đƣợc cho là phù hợp nhất. Câu 1: Theo bạn, nội dung giáo dục giới tính là gì?  a. Hệ thống tri thức về khoa học giới tính  b. Những tri thức về tình dục  c. Những tri thức về tình yêu, cuộc sống gia đình  d. Những tri thức về đời sống vợ chồng  e. Ý kiến khác là.......................................................................................................... Cầu 2: Bạn biết ở mức độ nào về nội dung giáo dục giới tính?  a. Biết rất đầy đủ  b. Biết chƣa đầy đủ  c. Chỉ biết chút ít  d. Không biết  e. Hoàn toàn không biết Câu 3: Bạn biết ở mức độ nào những vấn để sau đây: Các nội dung Các mức độ Biết đầy đủ Biết chƣa đầy đủ Biết chút ít Chƣa biết Hoàn toàn không biết 1. Giới tính và sự khác biệt Nam Nữ 2. Những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì 3. Những biến đổi tâm lý ở tuổi dậy thì 4. Cấu tạo và chức năng cơ quan sinh dục nam và nữ 5. Hiện tƣợng kinh nguyệt 6. Thụ thai và sự phát triển của thai 7. Tình bạn 8. Tình yêu 9. Hôn nhân 10. Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai 11. Các bệnh lây qua quan hệ tình dục 12. Vấn đề của vợ chồng trẻ Cầu 4: Theo bạn, có cần thiết dạy những nội dung giáo dục giới tính cho học sinh PTTH không?  a. Rất cần thiết  b. Cần thiết  c. Có cũng đƣợc, không cũng đƣợc  d. Không cần thiết  e. Hoàn toàn không cần thiết Câu 5: Những kiến thức sau đây cần thiết ở mức độ nào đối với bạn: Các nội dung Các mức độ Rất cần thiết Cần thiết Có cũng đƣợc, không cũng đƣợc Không cần thiết Hoàn toàn không cần thiết 1. Giới tính và sự khác biệt Nam Nữ 2. Những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì 3. Những biến đổi tâm lý ở tuổi dậy thì 4. Cấu tạo và chức năng cơ quan sinh dục nam nữ 5. Hiện tƣợng kinh nguyệt 6. Thụ thai và sự phát triển của thai 7. Tình bạn 8. Tình yêu 9. Hôn nhân 10. Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai 11. Các bệnh lây qua quan hệ tình dục 12. Vấn đề của vợ chồng trẻ Câu 6: Theo bạn giới tính là gì?  a. Giới tính là nam và nữ  b. Giới tính là chuyện vợ chồng  c. Giới tính là chuyện yêu đƣơng giữa nam và nữ  d. Giới tính là chuyện tình dục giữa nam và nữ  e. Giới tính là những đặc điểm tạo nên sự khác biệt giữa nam và nữ Câu 7: Theo bạn, một tình bạn đúng đắn là:  a. Tình cảm duy nhất giữa hai ngƣời và chỉ hai mà thôi  b. Luôn tán thành và che chở cho nhau trong mọi trƣờng hợp  c. Sự gắn bó với nhau do giống nhau về lí tƣởng, niềm tin, nhu cầu và sở thích  d. Sự đối xử nghiêm khắc với những khuyết điểm của bạn  e. Ý kiến khác là................................................................................................... Câu 8: Theo bạn, tình yêu là gì?  a. Là tình bạn thân thiết giữa một ngƣời nam và một ngƣời nữ  b. Là quan hệ tình dục giữa nam và nữ  c. Là tình thƣơng mến sâu sắc, sự hoà hợp giữa hai ngƣời khác giới  d. Là tình cảm giữa hai ngƣời không phân biệt giới tính  e. Ý kiến khác....................................................................................................... Câu 9: Sự xuất hiện kinh nguyệt ở nữ trong giai đoạn tuổi dậy thì là hiện tƣợng:  a. Rất tự nhiên  b. Bệnh lý  c. Do nhu cầu tình dục mà có  d. Đáng ghê sợ  e.Ý kiến khác là...................................................................................................... Câu 10; Ngƣời phụ nữ dễ thụ thai nhất khi:  a. Có quan hệ sinh lý với ngƣời nam dù bất cứ lúc nào  b. Có quan hệ sinh lý với ngƣời nam sau ngày cuối cùng của chu kỳ kinh nguyệt  c. Có quan hệ sinh lý với ngƣời nam trƣớc ngày có kinh 24 giờ  d. Có quan hệ sinh lý với ngƣời nam ở giữa chu kỳ kinh nguyệt  e. Không biết Câu 11: Giới tính của đứa trẻ khi mới sinh do yếu tố nào quyết định?  a. Tinh trùng  b. Trứng  c. Cả tinh trùng và trứng  d. Trời định  e. Không biết rõ Câu 12 : Giai đoạn AIDS để chỉ:  a. Cơ thể đã bị nhiễm HIV và có thể lây bệnh nhƣng chƣa biểu hiện triệu chứng gì  b. Cơ thể chỉ mới có những triệu chứng nhƣ sụt cân, đổ mồ hôi, tiêu chảy.  c. Hệ miễn dịch đã bị HIV làm suy sụp, ngƣời bệnh nhiễm trùng cơ hội và ung thƣ.  d. Cơ thể đã bị nhiễm HIV nhƣng xét nghiệm không xác định đƣợc.  e. Không biết rõ. Câu 13: Bạn biết đƣợc những nội dung giáo dục giới tính do ai cung cấp? 1. Thầy cô  2. Cha mẹ  3. Bạn bè  4. Sách báo, phim ảnh  5. Nghe lỏm từ ngƣời lớn  6. Câu lạc bộ, nhà văn hoá  7. Anh chị  8. Nơi khác nhƣ......................................................................................................... Câu 14: Bạn có thích học những kiến thức về giới tính không?  a. Rất thích  b. Thích  c. Có cũng đƣợc, không cũng đƣợc  d. Không thích  e. Hoàn toàn không thích Câu 15 : Khi đƣợc học những nội dung sau, ý kiến của bạn nhƣ thế nào ? Các nội dung Các mức độ Rất thích Thích Có cũng đƣợc không cũng đƣợc Không thích Hoàn toàn không thích 1. Giới tính và sự khác biệt Nam Nữ 2. Những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì 3. Những biến đổi tâm lý ở tuổi dậy thì 4.Cấu tạo và chức năng cơ quan sinh dục nam và nữ 5. Hiện tƣợng kinh nguyệt 6. Thụ thai và sự phát triển của thai 7. Tình bạn 8. Tình yêu 9. Hôn nhân 10. Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai 11. Các bệnh lây qua quan hệ tình dục 12. Vấn đề của vợ chồng trẻ Câu 16: Trong những nội dung sau, bạn thích nhất nội dung nào: ( chỉ lựa chọn tối đa 6 nội dung và xếp theo thứ hạng ƣu tiên)  1. Giới tính và sự khác biệt Nam Nữ  2. Những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì  3. Những biến đổi tâm lý ở tuổi dậy thì  4. Cấu tạo và chức năng cơ quan sinh dục nam và nữ  5. Hiện tƣợng kinh nguyệt  6. Thụ thai và sự phát triển của thai  7. Tình bạn  8. Tình yêu  9. Hôn nhân  10. Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai  l1. Các bệnh lây qua quan hệ tình dục  12. Vấn đề của vợ chồng trẻ Câu 17: Khi học những nội dung giáo dục giới tính, bạn cảm thấy:  a. Rất e ngại  b. E ngại  c. Lƣỡng lự  d. Không e ngại  e. Hoàn toàn không e ngại Câu 18: Trong những nội dung cụ thể sau, bạn cảm thấy nhƣ thế nào khi học chúng? Các nội dung Các mức độ Rất e ngai E ngại Lƣỡng lự Không e ngại Hoàn toàn không e ngại 1. Giới tính và sự khác biệt Nam Nữ 2. Những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì 3. Những biến đổi tâm lý ở tuổi dậy thì 4. Cấu tạo và chức năng cơ quan sinh dục nam va nữ 5. Hiện tƣợng kinh nguyệt 6. Thụ thai và sự phát triển của thai 7. Tình ban 8. Tình yêu 9. Hôn nhân 10. Cơ sở khoa hoc của các biện pháp tránh thai 11. Các bệnh lây qua quan hệ tình dục 12. Vấn đề của vợ chồng trẻ Câu 19: Trong những nội dung sau đây, bạn cảm thấy e ngại nhất khi học nội dung nào? ( Chỉ lựa chọn tối đa 6 nội dung và xếp thứ tự ƣu tiên)  1. Giới tính và sự khác biệt Nam Nữ  2. Những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì  3. Những biến đổi tâm lý ở tuổi dậy thì  4. Cấu tạo và chức năng cơ quan sinh dục nam và nữ  5. Hiện tƣợng kinh nguyệt  6. Thụ thai và sự phát triển của thai  7. Tình bạn  8. Tình yêu  9. Hôn nhân  10. Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai  11. Các bệnh lây qua quan hệ tình dục  12. Vấn đề của vợ chồng trẻ Câu 20: Bạn có tán thành việc học tập những nội dung giáo dục giới tính trên không?  a. Rất tán thành  b. Tán thành  c. Lƣỡng lự  d. Không tán thành  e. Hoàn toàn không tán thành Câu 21 : Ý kiến của bạn nhƣ thể nào về việc cung cấp những nội dung sau khi học sinh PTTH Các nội dung Ý kiến của bạn Rất tán thành Tán thành Lƣỡng lự Không tán thành Hoàn toàn không tán thành 1.Giới tính và sự khác biệt Nam Nữ 2.Những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì 3.Những biến đổi tâm lý ở tuổi dậy thì 4.Cấu tạo và chức năng cơ quan sinh dục nam và nữ 5.Hiện tƣợng kinh nguyệt 6.Thụ thai và sự phát triển của thai 7.Tình bạn 8.Tình yêu 9.Hôn nhân 10.Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai 11.Các bệnh lây qua quan hệ tình dục 12.Vấn đề của vợ chồng trẻ Câu 22: Khi học tập những nội dung sau, bạn tán thành nhất ở nội dung nào? (chỉ đƣợc lựa chọn tối đa 6 nội dung và xếp thứ hạng ƣu tiên) 1. Giới tính và sự khác biệt Nam Nữ  2. Những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì  3. Những biến đổi tâm lý ở tuổi dậy thì  4. Cấu tạo và chức năng cơ quan sinh dục nam và nữ  5. Hiện tƣợng kinh nguyệt  6. Thụ thai và sự phát triển của thai  7. Tình bạn  8. Tình yêu  9. Hôn nhân  10. Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai  11. Các bệnh lây qua quan hệ tình dục  12. Vấn đề của vợ chồng trẻ Câu 23: Thái độ của bạn nhƣ thế nào khi tiếp thu những nội dung giáo dục giới tính?  a. Học rất chăm chỉ  b Chăm chỉ  c. Không lƣời nhƣng cũng chƣa chăm chỉ  d Chán nản  e. Rất chán nản Câu 24: Bạn hãy cho biết ý kiến của mình về những nhận xét sau: Nhận xét Ý kiến của ban Hoàn toàn đồng ý Đồng ý lƣỡng lự Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý a. Việc dạy những nội dung giáo dục giới tính sẽ ảnh hƣởng không tốt đến việc học hành của học sinh b. Dạy những nội dung về cấu tạo cơ quan sinh dục Nam và nữ là thiếu tế nhị c. Dù có dạy những nội dung giáo dục giới tính hay không cũng chẳng có tác dụng gì d. dạy cho học sinh về tình yêu, hôn nhân chỉ làm cho các em yêu sớm và lập gia đình sớm e. Dạy những vấn đề nhƣ thụ thai, các biện pháp tránh thai sẽ làm cho học sinh càng sống buông thả hơn f. Vấn đề giới tính, tình dục không cần dạy vì lớn lên tự khắc con ngƣời sẽ biết g. Nội dung giáo dục giới tính nhƣ trên đi quá sâu vào đời sống mỗi học sinh h. Để dạy những nội dung giáo dục giới tính cần dạy riêng một môn học có kiểm tra, đánh giá i. Nội dung giáo dục giới tính là rất gần gũi, sống động và có ích j. Nội dung giáo dục giới tính chƣa hấp dẫn, không gây hứng thú với ngƣời học k. Không nên dạy những nội dung giáo dục giới tính vì sẽ làm suy đồi phong tục tập quán ngƣời Việt Nam l. Học những nội dung giáo dục giới tính học sinh sẽ hiểu rõ hơn các vấn đề về giới tính, có thái độ và hành vi đúng đắn hơn trong đời sống giới tính m. Nội dung giáo dục giới tính nhƣ trên là rất cần thiết đối với mọi ngƣời đặc biệt với học sinh PTTH n. Đoàn thanh niên, nhà trƣờng cần tổ chức những cuộc thi tìm hiểu các vấn đề về giới tính O. Mỗi trƣờng cần có một chuyên gia tƣ vấn tâm lý để giúp đỡ học sinh giải tỏa những thắc mắc liên quan đến giới tính để các em học sinh hiểu biết rõ hơn các vấn đề về giới tính p. Nội dung về vấn đề." Biến đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì "giúp cho học sinh an tâm hơn về những biến đổi tất yếu có liên quan đến đời sống giới tính của mình. q. Nội dung giáo dục giới tính nhƣ trên có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hoàn thiện nhân cách của mỗi học sinh. Câu 25: Ý kiến bạn ra sao khi đƣợc đề nghị học thêm những vấn đề sau: Các nội dung đề nghị Ý kiến của bạn Rất đồng ý Đồng ý Lƣỡng lữ Phản đối Hoàn toàn phản đối a. Cƣ xử giữa bạn khác giới b. Vẻ đẹp và cách làm đẹp cho thanh niên c. Các yếu tố ảnh hƣởng đến con cái d. Đồng tính luyến ái Câu 26: Theo bạn, những nguyên nhân nào làm cho các bạn thiếu hiểu biết những tri thức về giới tính cũng nhƣ e ngại khi học tập:  Chƣa đƣợc cung cấp một cách hệ thống, khoa học những tri thức về giới tính  Xã hội cấm kỵ  Cha mẹ ngăn cấm  Ngƣợng và xấu hổ khi học chung bạn khác giới  Bạn bè trêu chọc  Thầy cô giáo làm e ngại  Không có thời gian vì bận học các môn khác  Sợ lo nghĩ nhiều quá làm tâm hồn không đƣợc trong sáng  Nguyên nhân khác nhƣ............................................................................. * Cuối cùng, xin bạn hãy vui lòng cho biết đôi điều về bản thân mình: a. Năm sinh:.......................................................................................... b. Học sinh trƣờng PTTH...................................................................... c. Khối lớp............................................................................................. d. Giới tính............................................................................................ PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN (PL 3) (Câu hỏi mở) Câu 1. Theo bạn, nội dung giáo dục giới tính là gì? Bao gồm những vấn đề nào: Câu 2. Bạn đã đƣợc học những nội dung giáo dục giới tính chƣa? Ai cung cấp cho các bạn? Câu 3. Bạn có thích học nội dung giáo dục giới tính không? Thích nhất ở bài nào? Vì sao? Câu 4. Bạn có e ngại khi học không? Vì sao? Bạn e ngại nhất ở những bài nào? Câu 5. Theo bạn, có nên dạy nội dung giáo dục giới tính cho học sinh PTTH không? Vì sao? Câu 6. Bạn hãy cho biết những nguyên nhân nào làm bạn e ngại nhất khi học tập những kiến thức về giới tính? PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN (PL 4) Xin bạn vui lòng trả lời các câu hỏi sau bằng cách đánh dấu (x) vào những câu hỏi sau đây: Câu 1 Theo bạn, những nội dung sau đây cần thiết ở mức độ nào Các nội dung Các mức độ Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 1. Cấu tạo và chức- năng cơ quan sinh dục nam nữ. 2. Cơ sở khoa học các biện pháp tránh thai 3. Các bệnh lây qua quan hệ tình dục 4. Vấn đề của vợ chồng trẻ Câu 2 . Khả năng giản nở của dạ con lên đến:  a. 60 lần  b. 160 lần  c. 600 lần  d. 16 lần  e. 300 lần. Câu 3. Ngƣời phụ nữ dễ thụ thai nhất khi:  a. Có quan hệ sinh lý với ngƣời nam dù bất cứ lúc nào  b. Có quan hệ sinh lý với ngƣời nam sau ngày cuối cùng của chu kỳ kinh nguyệt  c. Có quan hệ sinh lý với ngƣời nam trƣớc ngày có kinh 24 giờ  d. Có quan hệ sinh lý với ngƣời nam ở giữa chu kỳ kinh nguyệt  e. Không biết Câu 4. Giai đoạn AIDS để chỉ:  a. Cơ thể đã bị nhiễm HIV và có thể lây bệnh nhƣng chƣa biểu hiện triệu chứng gì  b. Cơ thể chỉ mới có những triệu chứng nhƣ sụt cân, đổ mồ hôi, tiêu chảy.  c. Hệ miễn dịch đã bị HIV làm suy sụp, ngƣời bệnh nhiễm trùng cơ hội và ung thƣ.  d. Cơ thể đã bị nhiễm HIV nhƣng xét nghiệm không xác định đƣợc.  e. Không biết rõ. Câu 5. Theo bạn, yếu tố cơ bản và quan trọng nhất trong đời sống vợ chồng là:  a. Tự nguyện và tinh thần trách nhiệm.  b. Chăm sóc và lo lắng.  c. Thƣơng yêu và bảo vệ.  d. Có giấy đăng ký kết hôn.  e. Phải có con cái. Câu 6. Khi học những nội dung giáo dục giới tính, bạn cảm thấy:  a. Rất e ngại.  b. E ngại.  c. Không e ngại. Câu 7. Trong những nội dung sau bạn cảm thấy nhƣ thế nào khi đƣợc học chúng: Các nội dung Các mức độ Rất e ngại E ngại Không e ngại 1. Cấu tạo và chức năng cơ quan sinh dục nam nữ. 2. Cơ sở khoa học các biện pháp tránh thai 3. Các bệnh lây qua quan hệ tình dục 4. Vấn đề của vợ chồng trẻ BIÊN BẢN PHỎNG VẤN (PL 5) 1. Ngày thực hiện : 2. Ngƣời phỏng vấn : 3. Ngƣời đƣợc phỏng vấn : 4. Nội dung và kết quả phỏng vấn : a) Em hãy tự giới thiệu về mình (tên, lớp, trƣờng) ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... b) Theo em, nội dung giáo dục giới tính là gì? ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... c) Em có cảm thấy e ngại khi học tập nội dung giáo dục giới tính không? Em e ngại nhất ở những nội dung nào? Vì sao? ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... d) Em biết đƣợc những kiến thức về giới tính do ai cung cấp? Em thích nhất đƣợc tìm hiểu những kiến thức trên bằng cách nào? ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... e) Em có những đề nghị gì xung quanh việc dạy những kiến thức về giới tính cho học sinh PTTH? ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... BIÊN BẢN QUAN SÁT (PL 6 ) (Mẫu 1) 1. Ngày quan sát : 2. Ngƣời quan sát : 3. Khách thể quan sát : 4. Mục đích quan sát : Nghiên cứu một số biểu hiện cảm xúc, thái độ khi trò chuyện với ngƣời quan sát. 5. Loại quan sát : Quan sát cá nhân Hoạt động của ngƣời quan sát Cảm xúc và thái độ của khách thể Nhận xét và suy đoán tâm lý bên trong Các biểu hiện Mức độ Nhiều lần Đôi khi Ít khi BIÊN BẢN QUAN SÁT (PL 6) (Mẫu 2) 1. Ngày quan sát : 2. Ngƣời quan sát : 3. Khách thể quan sát : 4. Mục đích quan sát : Tìm hiểu một số biểu hiện cảm xúc, thái độ của học sinh khi học tập những kiến thức về giới tính 5. Loại quan sát : Quan sát học sinh trong tiết học Hoạt động của giáo viên Cảm xúc và thái độ của khách thể Nhận xét và suy đoán tâm lý bên trong Các biểu hiện Mức độ Nhiều lần Đôi khi Ít khi BIÊN BẢN QUAN SÁT (PL 6) (Mẫu 3) 1. Ngày quan sát : 2. Ngƣời quan sát : 3.Khách thể quan sát : 4.Mục đích quan sát : Tìm hiểu một số biểu hiện cảm xúc, thái độ của học sinh khi tham gia hội thi tìm hiểu về giới tính Học sinh trả lời câu hỏi Các học sinh khác Các biểu hiện Nhận xét và suy đoán tâm lý Các biểu hiện Nhận xét và suy đoán tâm lý NỘI DUNG CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC GIỚI TÍNH VÀ ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH (PL7) Nội dung chƣơng trình giáo dục giới tính toàn vẹn trên đƣợc phân bố ở từng khối lớp cụ thể nhƣ sau: 1. Lớp chín: Bài 1. Giới tính và sự khác biệt nam nữ: 1. Giới tính là gì? a) Định nghĩa b) Nguồn gốc của giới tính - Nguồn gốc sinh học - Nguồn gốc xã hội 2. Những biểu hiện của sự khác biệt về giới tính : a) Sự khác biệt về giải phẫu - sinh lý b) Sự khác biệt về tâm lý 3. Vai trò của giới tính Bài 2. Những biến đổi cơ thể tuổi dậy thì: 1. Tuổi dậy thì là gì? 2. Đặc điểm chung và sự biến đổi cơ thể tuổi dậy thì: a) Đặc điểm chung b) Sự biến đổi cơ thể ở em trai c) Sự biến đổi cơ thể ở em gái 3. Những điều cần lƣu ý Bài 3. Những biến đổi tâm lý tuổi dậy thì: 1. Ý thức tự trọng và muốn đƣợc đối xử nhƣ ngƣời lớn 2. Những cảm xúc giới tính 3. Sự mất cân bằng tạm thời trong tâm lý 4. Tự ý thức và tự đánh giá về bản thân. Bài 4. Cấu tạo và chức năng cơ quan sinh dục nam: 1. Tinh hoàn 2. Đƣờng dẫn tinh 3. Các tuyến sinh dục phụ 4. Dƣơng vật. Bài 5. Cấu tạo và chức năng cơ quan sinh dục nữ: 1. Buồng trứng 2. Ống dẫn trứng 3. Tử cung (Dạ con). Bài 6. Hiện tƣợng kinh nguyệt: 1. Kinh nguyệt là gì? 2. Chu kỳ kinh nguyệt là gì? 3. Những điều cần lƣu ý. Bài 7. Sự thụ thai và phát triển của thai: 1. Sự thụ thai 2. Sự phát triển của thai. Bài 8. Gia đình: 1. Khái niệm về gia đình và các loại gia đình 2. Các chức năng của gia đình: a). Chức năng sinh đẻ b). Chức năng nuôi dƣỡng và giáo dục con cái c). Chức năng tổ chức cuộc sống vật chất và văn hoá d). Chức năng kinh tế. Bài 9. Các mối quan hệ gia đình: 1. Thế nào là mối quan hệ gia đình? 2 Vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình 3. Cách cƣ xử trong gia đình. Lớp 10: Bài 1. Gia đình: 1. Khái niệm về gia đình và các loại hình gia đình 2. Các chức năng của gia đình. Bài 2. Các giai đoạn phát triển của gia đình: 1. Giai đoạn 1: Gia đình với cặp vợ chồng son 2. Giai đoạn 2: Gia đình có con nhỏ trƣớc tuổi học 3. Giai đoạn 3: Giai đoạn có con bắt đầu đi học trƣờng phổ thông 4. Giai đoạn 4: Gia đình bắt đầu có con trƣởng thành và ra ở riêng 5. Giai đoạn 5: Gia đình với đôi vợ chồng về già. Bài 3. Các mối quan hệ gia đình: 1. Thế nào là quan hệ gia đình? 2. Vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình 3. Các nguyên tắc cƣ xử trong gia đình. Bài 4. Cách cƣ xử trong các quan hệ gia đình: 1. Cách ứng xử trong từng quan hệ gia đình: a). Quan hệ vợ chồng b). Quan hệ giữa cha mẹ và con cái c). Quan hệ anh chị em trong gia đình d). Quan hệ cháu với ông bà e). Quan hệ với họ hàng. 2. Những bất hòa và mâu thuẫn có thể nảy sinh trong quan hệ gia đình và hƣớng khắc phục: a). Những bất hòa, mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng b). Những bất hòa, mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái Bài 5. Bổn phận làm con: 1. Công lao của cha mẹ đối với con cái 2. Thái độ con cái đối với cha mẹ. Bài 6. Tình ngƣời: 1. Tình ngƣời là nền tảng của mọi quan hệ giữa ngƣời với ngƣời a). Tình ngƣời (lòng nhân ái) là gì? b). Nguồn gốc xã hội của tình ngƣời 2. Nhu cầu về ngƣời khác của con ngƣời: a). Giao tiếp là phƣơng tiện thể hiện của tình ngƣời b). Nhu cầu về ngƣời khác của con ngƣời 3. Văn hóa giao tiếp của con ngƣời. Bài 7. Tình bạn: 1. Tình bạn là gì? 2. Đặc điểm của một tình bạn tốt 3. Vai trò của tình bạn 4. Những điều cần tránh trong quan hệ bạn bè 5. Tình bạn ở lứa tuổi thiếu niên và thanh niên mới lớn: a). Đặc điểm b). Những điều cần tránh trong mối quan hệ bạn bè. Lớp 11: Bài 1. Tình yêu: 1. Tình yêu là gì? 2. Đặc điểm của tình yêu 3. Vai trò của tình yêu Bài 2. Hôn nhân và sự lựa chọn bạn đời: 1. Khái niệm về hôn nhân a). Hôn nhân là gì? b). Hôn nhân xƣa và nay c). Sự biến đổi từ tình yêu đến hôn nhân 2. Sự lựa chọn ngƣời bạn đời a). Khái niệm "bạn đời" b). Những tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời. Bài 3. Sự chuẩn bị cho hôn nhân: 1. Chuẩn bị về mặt tâm lý - đạo đức 2. Chuẩn bị kiến thức về cuộc sống vợ chồng và cuộc sống gia đình 3. Sự chuẩn bị về cơ sở vật chất. Bài 4. Một số vấn đề trong luật hôn nhân và gia đình: 1. Những nguyên tắc của chế độ hôn nhân và gia đình 2. Kết hôn a). Những trƣờng hợp đƣợc kết hôn b). Những trƣờng hợp cấm kết hôn 3.Nghĩa vụ và quyền hạn trong các quan hệ gia đình Bài 5. Quản lý gia đình: 1. Thế nào là quản lý gia đình 2. Những nhu cầu cơ bản của con ngƣời và của gia đình 3. Những nhu cầu cơ bản trong từng giai đoạn phát triển của đời sống gia đình 4. Những công việc lao động trong gia đình và sự phân công. Bài 6. Quản lí sử dụng của cải trong gia đình: 1. Của cải gia đình và các đặc điểm của nó 2. Kế hoạch chi tiêu trong gia đình 3. Tiết kiệm sử dụng của cải gia đình Bài 7. Trách nhiệm làm cha mẹ: 1. Thế nào là trách nhiệm làm cha mẹ? 2. Vì sao cha mẹ cần có trách nhiệm với con? 3. Cần làm gì để thực hiện trách nhiệm làm cha mẹ? Lớp 12: Bài 1. Cấu tạo và chức phận của cơ quan sinh dục nam 1. Cấu tạo và chức phận của cơ quan sinh dục nam: a ). Tinh hoàn và mào tinh hoàn b ). Đƣờng dẫn tinh c ). Các tuyến sinh dục phụ 2. Cấu tạo và chức phận của cơ quan sinh dục nữ a). Buồng trứng b). Ống dẫn tinh c ). Dạ con (tử cung) d). Âm đạo. Bài 2. Thụ thai và sự phát triển của thai: 1.Thụ thai a). Thụ tinh b). Sự di chuyển và làm tổ của trứng đã thụ tinh 2. Sự phát triển của thai Bài 3. Dấu hiệu thai nghén và sự sinh con: 1.Dấu hiệu thai nghén 2.Sự sinh con Bài 4. Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai: 1. Mục đích, ý nghĩa của các biện pháp tránh thai 2. Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai a). Biện pháp ngăn không cho trứng rụng b). Biện pháp chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh c). Biện pháp ngăn không cho trứng và tinh trùng gặp nhau 3. Kết luận. Bài 5. Các bệnh lây lan theo đƣờng tình dục: 1. Bệnh lậu 2. Bệnh giang mai 3. Bệnh suy giảm miễn dịch (AIDS) 4. Lời khuyên của thầy thuốc. Bài 6. Có thai ở tuổi vị thành niên và các hậu quả của nó: 1. Đặt vấn đề a). Khái niệm về tuổi vị thành niên b). Có thai ở tuổi vị thành niên - tấn bi kịch 2. Những tình huống có thể xảy ra a). Cƣới vội, đẻ và nuôi con b). Phá thai 3. Kết luận. Bài 7. Những vấn đề của cặp vợ chồng trẻ: 1). Thế nào là cuộc sống vợ chồng? Đặc điểm của cuộc sống vợ chồng trẻ 2). Những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống vợ chồng trẻ. Nguyên nhân nảy sinh 3. Một vài kinh nghiệm khắc phục những khó khăn của vợ chồng trẻ. Bài 8. Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh: 1. Giai đoạn trƣớc khi sinh a). Thăm thai đều đặn b). Dinh dƣỡng đủ chất và cân đối c). Chế độ lao động và nghỉ ngơi đúng mức d). Cuộc sống vui tƣơi, tránh lo âu e). Tránh các chất kích thích g). Chú ý phòng bệnh h ).Chẩn bị các thứ cần thiết cho con. 2. Giai đoạn trong khi sinh 3. Giai đoạn sau khi sinh a). Chăm sóc ngƣời mẹ b). Chăm sóc trẻ sơ sinh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_thuc_trang_nhan_thuc_va_thai_do_cua_hoc_sinh_ptth_o_mot_so_truong_noi_thanh_thanh_pho_ho_chi_minh.pdf
Luận văn liên quan