Qua nghiên cứu tình hình phát triển ngành CNCBTP TP.HCM cho thấy,
ngành CNCBTP là một trong 4 ngành ngành công nghiệp trọng điểm, chiếm tỉ trọng
cao trong giá trị sản xuất của ngành công nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến
nói riêng của thành phố. Đây cũng là ngành thu hút khá nhiều lao động và vốn đầu
tư cả trong và ngoài nước.Số cơ sở và doanh nghiệp hoạt động sản xuất trong ngành
tăng nhanh chóng từ năm 2000 cho tới nay. Trong đó, số cơ sở sản xuất tư nhân và
cá thể tăng nhanh. Tuy nhiên, chỉ có các cơ sở sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài
hoạt động có hiệu quả, mang lại giá trị sản xuất cao nhất trong các thành phần kinh
tế. Các cơ sở sản xuất tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài cũng là nơi thu hút
nhiều la động hơn cả. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của ngành, tỉ trọng giá trị sản
xuất, tỉ trọng lao động trong cơ cấu ngành công nghiệp nói chung và ngành công
nghiệp chế biến thực phẩm nói riêng lại giảm đáng kể từ 2000 tới nay. Tuy nhiên,
sự suy giảm tỉ trọng này là điều tất yếu khi TP.HCM đang hướng tới phát triển các
ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao trong công cuộc tái cấu trúc nền kinh
tế. Sự suy giảm tỉ trọng này sẽ còn tiếp tục diễn ra trong giai đoạn tiếp theo. Bên
cạnh sự suy giảm tỉ trọng, tốc độ tăng trưởng ngành CNCBTP cũng giảm. Sự giảm
sút về nhiều mặt của ngành CNCBTP TP.HCM từ năm 2000 tới nay do một số
nguyên nhân chủ yếu như: nguồn nguyên liệu đầu vào không ổn định, sản xuất chủ
yếu dừng lại ở mức độ sơ chế nên giá trị sản xuất và khả năng cạnh tranh của các
mặt hàng thấp, thị trường tiêu thụ chủ yếu là thị trường nội địa, tốc độ đầu tư đổi
mới công nghệ, máy móc còn chậm, trình độ lao động chưa cao,hiệu quả sử dụng
vốn đầu tư thấp, cơ chế quản lý chưa đồng bộ, số cơ sở sản xuất cá thể nhỏ lẻ còn
quá nhiều gây phân tán trong việc sử dụng vốn đầu tư, nguồn nguyên liệu và nhân
công. Tuy nhiên, các mặt hàng của ngành CNCBTP TP.HCM rất phong phú và đa
dạng. Một số ngành CNCBTP chủ lực của thành phố như: chế biến thịt, sữa; sản
xuất dầu thực vật; sản xuất bia – đồ uống có năng lực sản xuất cao, chiếm từ 1/3 đến
2/3 năng lực sản xuất của cả nước, được đầu tư trang thiết bị và công nghệ hiện đại
nhất cả nước
122 trang |
Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 4058 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụ cao cấp như tài chính – ngân hàng, dịch vụ
khoa học – công nghệ. Hình thành cơ cấu thành phần kinh tế hợp lý, đẩy mạnh phát
triển thành phần kinh tế ngoài Nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh
phát triển các sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao.
- Phát triển đồng bộ và đi trước một bước về hệ thống cơ sở hạ tầng: cơ sở hạ
tầng của TP. HCM phải đi trước một bước, đặc biệt là giao thông đô thị. Nâng cấp
khu đô thị cũ và phát triển nhanh các đô thị mới, đô thị hóa vùng nông thôn nhằm
hạn chế mức độ tập trung quá mức ở vùng trung tâm. Khắc phục ô nhiễm, cải thiện
môi trường sinh thái, tiến tới xây dựng TP. HCM là trung tâm tài chính, chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội ở khu vực Đông Nam Á.
- Chính sách phát triển dân số: hạn chế gia tăng dân số khu vực nội thành,
phân bố lại dân cư một cách hợp lý trên địa bàn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển và phân bố công nghiệp
- Tiếp tục hoàn thiện đổi mới cơ chế kinh tế và giữ vững kỉ cương, trật tự
công cộng, an toàn xã hội.
3.1.2. Dựa vào chiến lược phát triển công nghiệp TP. HCM giai đoạn
2010 – 2020
- Phát triển TP. HCM trở thành thành phố công nghiệp vào năm 2015 –
2017, là trung tâm công nghiệp, giữ vai trò đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam và của cả nước.
- Phát triển mạnh các ngành công nghiệp đang là thế mạnh, có khả năng cạnh
tranh cao, nâng cao năng lực xuất khẩu và mở rộng thị trường tiêu thụ. Nâng cao
năng lực quản lý, ưu tiênphát triển các ngành áp dụng công nghệ cao để nâng cao
khả năng cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế
khu vực và quốc tế.
- Đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu công nghiệp thành phố theo hướng ưu
tiên và tập trung phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao, có lợi
thế cạnh tranh, đặc biệt là ,ngành công nghiệp điện tử - tin học, hóa chất, cơ khí chế
tạo máy.
- Tăng cường hợp tác kinh tế với khu vực va 2 quốc tế, thu hút mạnh mẽ vốn
đầu tư nước ngoài, khai thác nguồn vốn trong nhân dân để phát triển công nghiệp.
- Phát triển công tác đào tạo, chuẩn bị nguồn nhân lực trình độ cao cho quá
trình phát triên công nghiệp và chủ động tham gia quá trình phân công lao động khu
vực và quốc tế.
- Quy hoạch lại, sắp xếp, điều chỉnh các khu, cụm công nghiệp tập trung trên
địa bàn thành phố theo hướng chuyên môn hóa và hợp tác hóa kết hợp với việc phân
bổ hợp lý, tập trung xây dựng các khu công nghiệp chuyên ngành. Di dời các cơ sở
công nghiệp sử dụng nhiều lao động, công nghệ lạc hậu, gây tiếng ổn và ô nhiễm
môi trường ra vùng quy hoạch ở ngoại thành, gắn với đổi mới công nghệ và xử lý
chất thải.
3.2. Định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm
của TP. HCM
3.2.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển
3.2.1.1. Quan điểm
- Coi đầu tư cho công nghiệp chế biến thực phẩm là một dạng đầu tư đặc
biệt, hỗ trợ đầu ra của sản xuất nông nghiệp tạo nên sản phẩm hàng hóa có giá trị
tăng cao.
- Phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm dựa trên cơ sở huy động mọi
nguồn lực, mọi thành phần kinh tế cùng tham gia.
- Phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm phải gắn với thị trường trong
nước và xuất khẩu, tập trung vào những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh cao.
- Tăng cường nghiên cứu khoa học, công nghệ, ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật
kết hợp với nhập khẩu công nghệ cao, nhằm đổi mới quy trình sản xuất theo hướng
tiên tiến, hiện đại, đa dạng hóa các sản phẩm để năng cao chất lượng và khả năng
cạnh tranh của nông sản, thực phẩm chế biến; bảo vệ môi trường sinh thái để công
nghiệp chế biến thực phẩm phát triển bền vững và hiệu quả.
- Phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm gắn với chuyển dịch cơ cấu cây
trồng, vật nuôi, gắn chế biến với vùng nguyên liệu, giải quyết nguồn nhân lực dồi
dào phù hợp với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
- Phát triển nguồn nguyên liệu, nguồn nhân lực kĩ thuật cao cho công nghiệp
chế biến thực phẩm. Xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng chế biến trên thị
trường trong nước và quốc tế.
3.2.1.2. Mục tiêu phát triển
Mục tiêu của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm là xây dựng các mặt
hàng chế biến có chất lượng và sức cạnh tranh cao, tăng nhanh giá trị sản xuất của
các sản phẩm, làm cơ sở thúc đẩy nông nghiệp vùng ĐBSCL, Tây Nguyên và Đông
Nam Bộ phát triển, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Giữ vững và
năng cao tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm TP. HCM
đến năm 2020 đạt 120% so với năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân thời kì đạt
12%. Giá trị sản xuất của ngành gấp 1,5 lần so với năm 2010, tiến tới chế biến tinh
sản phẩm, tăng giá trị và kim ngạch xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu, đa
dạng hóa các mặt hàng đổi mới mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng
nhu cầu người tiêu dùng.
- Tập trung đầu tư chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm,
giảm thiểu ô nhiễm môi trường; trong đó chú trọng đến việc thực hiện tinh chế nông
sản dựa trên việc sử dụng công nghệ hiện đại và ứng dụng công nghệ sinh học. Các
ngành sản phẩm chủ yếu tiếp tục tập trung vào công nghiệp rượu bia, nước giải
khát; chế biến sữa; chế biến thịt, thủy hải sản; chế biến dầu thực vật; chế biến bánh
kẹo, thức ăn nhanh.
- Khuyến khích các doanh nghiệp có thế mạnh của thành phố đầu tư phát
triển mạnh các khâu nghiên cứu phát triển sản phẩm, hỗ trợ kiểm tra và chứng nhận
chất lượng sản phẩm, xây dựng và phát triển thương hiệu có sức cạnh tranh mạnh
trên thị trường cả nước và khu vực.
3.2.2. Định hướng phát triển
3.2.2.1. Định hướng chung
Tập trung đầu tư chiều sâu nhằm sử dụng tối đa công suất hiện có, sản xuất
các mặt hàng tinh chế có giá trị tăng cao, ít sử dụng nguyên liệu thô. Khuyến khích
phát triển sản xuất, chế biến các loại sản phẩm mang tính chức năng như: thức ăn
không có chất béo dành cho người lớn tuổi và trẻ em “mập phì” như bánh nhân thịt,
bánh lạt, đồ uống từ những loại cây có tác dụng chữa bệnh như trà khổ qua, trà bí
đao, trà nha đamBên cạnh đó cần chú trọng công tác vệ sinh an toàn thực phẩm
trong quá trình sản xuất và chế biến sản phẩm; bảo đảm sạch, thoáng mát nơi sản
xuất nhằm ngăn chặn triệt để tình trạng ngộ độc thực phẩm của người tiêu dùng.
3.2.2.2. Định hướng phát triển theo ngành
3.2.2.2.1. Chế biến rau quả
Ở nước ta, việc chế biến rau quả chủ yếu để xuất khẩu. Nhu cầu thị trường
trong nước về rau quả chế biến không nhiều (thường sử dụng rau quả tươi sống).
Thời gian qua, các cơ sở chế biến của TP. HCM đã bước đầu đạt được sự đa dạng
về chủng loại sản phẩm đồ hộp rau quả. Bên cạnh một số mặt hàng truyền thống
như dứa khoanh cỡ nhỏ, dứa khoanh nước đường, dứa đông lạnh và dưa chuột dầm
dấm, thành phố đã sản xuất thêm các loại mặt hàng mới: dưa chuột chẻ, chôm chôm
nước đường, chôm chôm nhân dứa, nước dừa đóng hộp, thanh long nước đường
v.v... Những mặt hàng xuất khẩu này đều đạt tiêu chuẩn quy định. Bao bì nhãn hiệu
của sản phẩm đồ hộp đã có nhiều tiến bộ, đẹp về hình thức và màu sắc. Tuy nhiên,
ngành chế biến rau quả của thành phố còn có hạn chế là chất lượng không ổn định
mà nguyên nhân trực tiếp là do chất lượng của sản phẩm tươi chưa tốt, nhưng
nguyên nhân sâu xa là cơ cấu giá cả chưa kích thích được người sản xuất nông
nghiệp phân loại chặt chẽ, còn xuất bán cho các nhà máy nguyên liệu chất lượng
chưa cao, các khâu thu gom, vận chuyển, kho tàng còn chưa đồng bộ, chưa phù hợp
với yêu cầu của một ngành chế biến công nghệ hiện đại.
Mục tiêu và hướng phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến rau
quả là:
Theo quy hoạch, đến năm 2020, diện tích cây ăn trái toàn Nam Bộ đạt từ
418.000 - 438.000ha, sản lượng đạt hơn 5 triệu tấn/năm; tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu quả tươi và các sản phẩm qua chế biến đạt 500 triệu USD/năm. Đây cũng là
nguồn nguyên liệu quy` giá cho ngành CNCBTP TP.HCM
- Điều chỉnh quy hoạch vùng rau quả phù hợp với yêu cầu chế biến xuất
khẩu và tiêu dùng, đưa nhà máy gần nguồn nguyên liệu.
- Đổi mới và mở rộng công nghệ chế biến để đảm bảo chất lượng và tăng
sản lượng rau quả được chế biến. Đầu tư sơ chế bảo quản rau quả ở nông thôn nhằm
giảm tỷ lệ hư hao, tăng phẩm chất và giá trị nguyên liệu, cải tạo những nhà máy
hiện còn phù hợp với vùng nguyên liệu và thị trường, xây dựng một số nhà máy
mới ở vùng nguyên liệu tập trung để chế biến các sản phẩm nước quả, sản phẩm sấy
khô và đồ hộp, liên doanh liên kết với Nhật, Đài Loan, Hồng Kông, Pháp... xây
dựng nhà máy nước quả, lon hộp rỗng, kho lạnh.
3.2.2.2.2. Sản xuất dầu thực vật
Nhu cầu dầu thực vật ở nước ta ngày một tăng:
Bảng 3.1: Nhu cầu tiêu thụ dầu thực vật Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 và dự
báo đến 2015
Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2015
Tổng tiêu
thụ dầu
thực vật
trong nước
Nghìn tấn 311,49 346,44 556,53 607 660,42 690 1,200
Tiêu thụ
dầu
thực vật
trên
đầu người
Kg/người/
năm 3,75 4,12 6,54 7,04 7,6 7,8 14,5
Nguồn: Tổng Cục Thống kê; Bộ Công Thương; IPSI; * Dự báo của các nhà sản
xuất trong nước
Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp (IPSI) ước tính tiêu thụ
dầu thực vật trên đầu người năm 2010 vào khoảng từ 7,3 – 8,3kg/người. Tuy nhiên,
con số này vẫn còn khá xa so với khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới
(13,5kg/người/năm). IPSI dự báo tiêu thụ dầu thực vật trên đầu người nước ta năm
2015 sẽ tăng ở mức 16,2-17,4 kg/người/năm và đến năm 2020 là 18,6-19,9
kg/người/năm. Rõ ràng cả thị trường trong nước và thế giới đang có chỗ đứng cho
ngành dầu thực vật ở nước ta, nhất là TP. HCM trong thời gian tới. Chỉ tính riêng
TP. HCM nhu cầu tiêu dùng dầu thực vật đã lên tới 110200 tấn. Theo số liệu điều
tra hiện nay, 2/3 năng lực sản xuất dầu thực vật của cả nước nằm ở thành phố này,
được sản xuất từ 4 nhà máy lớn: Tân Bình. Tường An, Thủ Đức và GoldenHope -
Nhà Bè. Nhìn chung, dầu thực vật của thành phố sản xuất ra bảo đảm chất lượng,
được người tiêu dùng chấp nhận, đặc biệt là các loại dầu thực vật tinh luyện đóng
chai PET: dầu lạc, dầu vừng, dầu mè, dầu dừa do nhà máy Tường An và Tân Bình
sản xuất, dầu Marvela do nhà máy Liên doanh GoldenHope - Nhà Bè sản xuất.
Thành phố đã xuất khẩu được một số ít sản phẩm dầu tinh luyện và dầu thô sang
một số nước tư bản.
Tuy nhiên, khả năng xuất khẩu của ngành sản xuất chế biến dầu thực vật bị
hạn chế vì giá thành cao hơn nhiều so với giá bán trên thị trường thế giới. Hơn nữa,
nguồn nguyên liệu để chế biến dầu thực vật của các doanh nghiệp rất hạn chế, chủ
yếu nhập từ nước ngoài. TP. HCM không có vùng nguyên liệu nào để cung cấp
nguyên liệu trực tiếp cho các nhà máy. Chính vì vậy, TP. HCM và cả nước cần tập
trung nỗ lực đầu tư để phát triển vùng nguyên liệu: chủ yếu đầu tư có trọng điểm
cho các loại cây như vừng, đậu tương, đậu nành, . Nhằm phần nào đáp ứng được
nhu cầu về nguồn nguyên liệu tại chỗ.
Bảng 3.2: Dự báo sản lượng sản xuất dầu thực vật đến năm 2025
ĐV: Nghìn tấn/ năm
Năm 2015 2020 2025
Cả nước
1. Sản xuất dầu
tinh luyện 1138 1587 1926
2. Sản xuất dầu
thô 268 370 393
Đông Nam Bộ
1. Sản xuất dầu
tinh luyện 782 1192 1489
2. Sản xuất dầu
thô 171 237 266
TP.HCM
1. Sản xuất dầu
tinh luyện (mức
cao)
739,7 1032 1252
2. Sản xuất dầu
thô (mức cao) 174,2 240,5 255,5
3. Sản xuất dầu
tinh luyện ( mức
thấp)
512,1 714,2 866,7
4. Sản xuất dầu
thô (mức thấp) 120,6 166,5 176,9
Nguồn: Tính toán từ quyết định số 3399/QĐ – BCT Quyết định quy hoạch ngành
chế biến dầu thực vật Việt Nam 2020 tầm nhìn đến 2025 – Bộ Công Thương
Bảng 3.3: Nhu cầu vốn đầu tư đến 2025 của ngành chế biến dầu thực vật
ĐV: Tỉ đồng
GĐ 2011 - 2015 GĐ 2016 - 2020 GĐ 2020 - 2025
Cả nước 3.320 3.670 2.360
1. Sản xuất dầu
tinh luyện 1.150 1.110 700
2. Sản xuất dầu
thô 2.170 2.560 1.560
Đông Nam Bộ 2.000 2.590 2.180
1. Sản xuất dầu
tinh luyện 600 1.110 700
2. Sản xuất dầu
thô 1.400 1.480 1.480
TP.HCM
1. Sản xuất dầu
tinh luyện ( mức
cao)
747,5 721,5 455
2. Sản xuất dầu
thô (mức cao) 1.410,5 1.152 702
3. Sản xuất dầu
tinh luyện ( mức
thấp)
517,5 499,5 315
4. Sản xuất dầu
thô (mức thấp) 976,5 1.152 702
Nguồn: Tính toán từ quyết định số 3399/QĐ – BCT Quyết định quy hoạch ngành
chế biến dầu thực vật Việt Nam 2020 tầm nhìn đến 2025 – Bộ Công Thương
Ngoài ra, ngành dầu thực vật ở thành phố cần đẩy mạnh sản xuất đi đôi với
đảm bảo chất lượng, giảm giá thành để cạnh tranh và tiến tới thay thế hàng nhập
ngoại. Giải quyết tốt vấn đề nguyên liệu, xây dựng các vùng nguyên liệu trọng điểm
cho ngành chế biến dầu thực vật chủ yếu ở Đông Nam Bộ và ĐBSCL, đảm bảo
cung cấp đủ cho các nhà máy (hiện nay mới cung cấp được 30% nguyên liệu). Mở
thêm các nhà máy chế biến dầu thực vật với công nghệ hiện đại, tổ chức phát triển
các phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu thực vật. Đặc biệt, thành phố đầu tư
một số nhà máy mới với số vốn đầu tư khoảng 85 triệu USD (không kể vùng
nguyên liệu) để sản xuất tinh dầu và hương liệu cao cấp nhằm cung cấp nguyên liệu
cho ngành hóa - mỹ phẩm.
3.2.2.2.3. Chế biến thịt và thủy hải sản
Nhu cầu nhập thịt và thủy hải sản qua chế biến đối với nhiều nước và lãnh
thổ trên thế giới là rất lớn. Tiềm năng về chăn nuôi thủy hải sản ở nước ta và các địa
phương, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh là rất đáng kể. Vấn đề đặt ra là chính
sách thu hút nguyên liệu, công nghệ chế biến có chất lượng cao về sản phẩm xuất
khẩu.Trong thời gian qua, công nghiệp chế biến thịt và thủy hải sản ở thành phố có
bước phát triển khá, đầu tư đổi mới công nghệ ở một số cơ sở sản xuất như Vissan,
xí nghiệp Cầu Tre được chú trọng. Tuy nhiên, còn có mặt tồn tại do tỷ lệ thịt nạc chưa
cao (lợn giống hơi đạt 32 - 33%, thịt giống loại ngon cũng chỉ đạt được 41 - 42%, nên
sản phẩm làm ra có giá thành cao, chủng loại thịt chế biến xuất khẩu còn nghèo nàn,
chưa đa dạng và hấp dẫn, các chỉ tiêu về vệ sinh, an toàn kể cả trong chăn nuôi và
chế biến còn hạn chế, chưa đánh giá và kiểm soát được đầy đủ các chỉ tiêu như dư
lượng kim loại nặng, dư lượng kháng sinh, hoóc môn v.v...
Vì thế, hướng phát triển trong thời gian tới, trước hết là phải chú trọng đảm
bảo nguyên liệu tốt cho chế biến. Cần chú ý đồng bộ các khâu giống, thức ăn, thú y
và kỹ thuật chăn nuôi; Tăng cường và mở rộng việc sản xuất, sử dụng thức ăn công
nghiệp. Thứ hai, triệt để sử dụng các cơ sở chế biến đã có trên cơ sở đầu tư chiều
sâu, sử dụng công nghệ giết mổ tự động và chế biến thức ăn nguội, xây dựng thêm
một nhà máy chế biến có quy mô thích hợp và quá trình chế biến hiện đại để chế
biến được nhiều loại sản phẩm khác nhau từ thịt. Thứ ba, đầu tư thêm máy cấp
đông, kho lạnh, xe lạnh, phấn đấu đạt công suất chế biến thịt, thủy hải sản trên địa
bàn thành phố là 63.000 tấn/năm, đảm bảo vệ sinh công nghiệp, xử lý tốt ô nhiễm
môi trường. Thứ tư, coi trọng bao bì, thay dụng cụ bằng sắt, mạ kẽm, sơn... sang
dụng cụ thép không gỉ, nhựa cứng.
3.2.2.2.4. Công nghiệp chế biến sữa
Mức tiêu dùng sản phẩm sữa bình quân đầu người ở Việt Nam ước đạt 12,3
lít/người/năm, thấp hơn rất nhiều so với 35 lít/người/năm của trung bình châu Á
(nguồn Euromonitor International, trích tại Vinamilk, 2008), so với Thái Lan là 30
lít/người/năm, Trung Quốc là 60 lít/người/năm và Hàn Quốc là 100 lít/người/năm.
Dự kiến vào năm 2020, mức tiêu sữa bình quân đầu người đạt khoảng 20 kg/người.
Với mức trung bình này nếu tính cho thị trường khoảng 7 triệu dân của TP. HCM
thì nhu cầu tiêu dùng sữa của dân cư thành phố lên tới 91 triệu tấn mỗi năm. Trong
khi đó, sản lượng sữa tươi thu được của đàn bò chỉ đạt khoảng 2% nhu cầu cho cư
dân thành phố. Hầu hết sữa tiêu dùng của người dân đều phải nhập từ nước ngoài
với giá cao hơn gấp nhiều lần so với sữa nội địa. Đây chính là cơ hội để thúc đẩy
ngành công nghiệp chế biến sữa của TP.HCM phát triển một cách nhanh chóng.
Trên thực tế, hầu hết các sản phẩm từ sữa của Việt Nam được sản xuất tại TP.HCM
với năng lực sản xuất đạt trên 50%. Chính vì vậy, trong quy hoạch chiến lược phát
triển ngành công nghiệp chế biến sữa của Việt Nam, TP.HCM và Đông Nam Bộ
được giao trọng trách lớn. Đây là cơ hội cũng như thách thức đối với ngành chế
biến sữa của TP.HCM.
Hướng đầu tư là xây dựng một nhà máy sữa cao cấp mà nguyên liệu dựa
vào nhập sữa bột và sữa tươi từ đàn bò của thành phố, của các tỉnh lân cận. Đầu tư
chiều sâu nâng cấp hai nhà máy hiện có. Xây dựng một số trang trại nuôi bò sữa
quy mô công nghiệp với số lượng đàn bò từ 50 con trở lên. Phát triển đàn bò giống
chất lượng cao cung ứng cho thành phố cũng như các tỉnh lân cận, đặc biệt là
Đồng Nai, Long An và Bình Dương. Bên cạnh đó, cần chú trọng đầu tư xây dựng
các điểm thu mua sữa tươi và tập huấn kĩ thuật chăn nuôi bò sữa chất lượng cao
cho người dân, đảm bảo đầu ra ổn định cho các trang trại chăn nuôi bò sữa để
tránh tình trạng bấp bênh về nguồn nguyên liệu. Vốn đầu tư cho công nghiệp sữa
khoảng 50 triệu USD.
3.3. Dự báo tình hình phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm
của TP. HCM đến 2020
Trên cơ sở quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Việt
Nam và TP.HCM đến năm 2020, theo tôi, tình hình phát triển ngành công nghiệp
chế biến thực phẩm của thành phố sẽ phát triển theo hướng sau:
- Giá trị sản xuất : tăng nhanh, gấp 1,5 lần so với giá trị sản xuất năm 2010.
- Tốc độ phát triển giữ mức trung bình ngang bằng với năm 2010.
- Lao động trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có xu hướng giảm
nhưng mức thu nhập bình quân của một lao động làm việc trong ngành côngm
nghiệp chế biến thực phẩm tăng.
- Thành phần kinh tế tư nhân vươn lên giữ vị trí hàng đầu trong cơ cấu ngành
công nghiệp chế biến thực phẩm của TP.HCM phân theo thành phần kinh tế.
- Hình thành các cụm công nghiệp chế biến thực phẩm tập trung chủ yếu
phía Tây và Tây Bắc thành phố. Các cơ sở chế biến thực phẩm nhỏ phục vụ cho đời
sống hằng ngày sẽ vẫn còn tồn tại và phân bố rải rác khắp thành phố.
- Các mặt hàng sản xuất chủ yếu là thực phẩm chức năng, sữa, bánh kẹo và
dầu thực vật (phát triển sản xuất các sản phẩm có hàm lượng kĩ thuật cao).
3.4. Giải pháp phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của
TP. HCM.
3.4.1. Giải pháp về quản lý hành chính và quy hoạch nguồn nguyên liệu
- Tăng cường việc cải tiến cơ chế quản lý như sắp xếp lại bộ máy quản lý nhà
nước từ Bộ, Tỉnh, Thành phố đến các quận, huyện đối với các doanh nghiệp nhà
nước và tư nhân trong ngành chế biến thực phẩm. Tạo cơ chế khép kín quy trình sản
xuất, chế biến, dịch vụ đối với một tổ chức hay doanh nghiệp. Mở rộng liên kết với
các tỉnh để nâng cao giá trị gia tăng của thực phẩm chế biến, trước hết là thực phầm
xuất khẩu. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến ngư và khuyến khích hàng
xuất khẩu bằng các biện pháp về kinh tế như vay vốn, đất đai, thuế và bảo vệ hàng
tiêu dùng trong nước. Khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân phát triển, và thúc
đẩy quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm. Cần nghiên
cứu và triển khai áp dụng mô hình sản xuất tiên tiến, hiện đại nhằm nâng cao hiệu
quả điều hành trong doanh nghiệp.
- Nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu sở hữu doanh nghiệp thông qua các hình
thức như: cổ phần hoá, bán hoặc cho thuê các doanh nghiệp nếu xét thấy phù hợp
với thực tế của môi trường kinh doanh.
- Quy hoạch vùng nguyên liệu cung cấp nông sản có chất lượng cao cho chế
biến thực phẩm, đảm bảo đạt tiêu chuẩn được chế biến sâu. Xây dựng và liên kết
các vùng cung cấp nguyên liệu giữa thành phố và các tỉnh lân cận như: Đồng Nai,
Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang,Giải pháp này áp dụng chủ yếu cho
ngành chế biến thủy hải sản. Những biện pháp áp dụng cụ thể như:
+ Nhà nước thực hiện những chương trình khuyến nông về giống, tạo cơ chế
khoanh vùng bằng cách giao cho các doanh nghiệp có khả năng khép kín chu trình:
sản xuất – chế biến – tiêu thụ. Gắn kết việc quy hoạch vùng nguyên liệu với quy
hoạch các chợ đầu mối nông sản, trung tâm giao dịch thủy sản trên địa bàn thành
phố và các các tỉnh lân cận nêu trên. Tăng cường công tác quản lý chất lượng ngay
tại vùng nguyên liệu thông qua những công việc như tuyên truyền, phổ biến tiêu
chuẩn quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, hướng dẫn quy trình thực hiện,
kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm.
+ Các doanh nghiệp và chủ trang trại được lựa chọn và khuyến khích đầu tư
được bảo hiểm rủi ro và được vay vốn với lãi suất ưu đãi. Tổ chức nhiều loại hình
dịch vụ phục vụ cho vùng nguyên liệu như cung cấp giống, phân bón, xử lý sau thu
hoạch, vận chuyển, phân phối và chuyên môn hóa các loại hình dịch vụ trên.
+ Trong lĩnh vực chế biến thủy hải sản, tăng cường liên kết giữa các địa
phương có vùng nguyên liệu, hình thành quan hệ bao tiêu nguyên liệu với người
nuôi thủy sản, đồng thời tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cho người
nuôi, đảm bảo cung ứng ngày càng tốt hơn các dịch vụ nuôi trồng thủy hả sản như
kĩ thuật, con giống, thức ăn và các chế phẩm sinh học cho người nuôi tôm,..
3.4.2. Giải pháp về kĩ thuật, công nghệ
- Các đơn vị nghiên cứu khoa học tập trung cho tạo giống bằng cách ứng
dụng công nghệ sinh học (nuôi cấy mô), ứng dụng công nghệ sau thu hoạch thích
hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Đẩy mạnh đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại nhằm nâng
cao chất lượng sản phẩm. Phát triển công nghệ sau thu hoạch cho các chủ trang trại,
cơ sở sản xuất vừa và nhỏ trong việc bảo quản sơ chế, lưu thông, phân phối các loại
thực phẩm thường dùng như sữa, thịt, cá các loại, trái cây,..Chế tạo các thiết bị phục
vụ cho công nghệ sản xuất thích hợp như thiết bị đóng gói (chiết, rót), đặc biệt là
đóng gói nhỏ. Sử dụng hợp lý năng lượng cho các quá trình xử lý nhiệt đối với thực
phẩm. Chế tạo thiết bị giảm ô nhiễm môi trường, tiến tới sản xuất sạch. Nhà nước
đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp có khả năng sản xuất các sản phẩm mang
tính cạnh tranh cao, ưu tiên các sản phẩm xuất khẩu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp
chú trọng đầu tư cho công tác thiết kế kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm, khả năng tiếp
thị, chế biến tinh nhằm đáp ứng thị hiếu ngày càng phong phú và đa dạng của người
tiêu dùng. Một giải pháp mà các doanh nghiệp cần áp dụng là thuê mua máy móc
thiết bị qua hợp đồng với công ty thuê nhập máy móc thiết bị dưới hình thức trả dần
trong nhiều năm với lãi suất vừa phải. Biện pháp này sẽ giúp các doanh nghiệp ít
tốn các chi phí ban đầu để đầu tư máy móc, thiết bị. Hiện nay, nhu cầu cầu thị
trường thế giới đang có xu hướng chuyển dịch từ sản phẩm thô và sơ chế sang các
sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, cũng đòi hỏi các doanh nghiệp
phải chuyển từ xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế sang xuất khẩu sản phẩm chế
biến, nhất là sản phẩm chế biến sâu mới tạo được chỗ đứng trên thị trường, tức là
doanh nghiệp phải chuyển từ lợi thế so sánh sang lợi thế cạnh tranh. Điều này cũng
đặt ra yêu cầu cho doanh nghiệp là phải sử dụng công nghệ chế biến hiện đại.
Lợi ích của việc đổi mới công nghệ là rất lớn. Mặc dù sự đầu tư cho đổi mới
công nghệ có làm tăng chi phí (từ 8-10%), nhưng sử dụng công nghệ hiện đại sẽ
giảm được tỷ lệ hao tốn nguyên liệu, nhờ đó giảm được giá thành sản phẩm; mặt
khác, sử dụng công nghệ hiện đại sẽ cho phép đa dạng hóa sản phẩm, làm cho sản
phẩm phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường hiện đại. Từ đó cho thấy, để nâng cao
vị thế của hàng nông sản Việt Nam trên trường quốc tế, tạo giá trị kim ngạch cao,
các doanh nghiệp phải tăng mức đầu tư trang bị công nghệ hiện đại và đồng bộ cho
các cơ sở chế biến. Công nghệ chế biến càng tinh xảo, năng lực cạnh tranh của sản
phẩm càng mạnh và giá trị tăng thêm càng cao.
Yêu cầu của đổi mới công nghệ chế biến nông sản hiện nay là phải trang bị
lại và trang bị mới hệ thống dây chuyền đồng bộ, hiện đại, dể tạo ra những sản
phẩm đa dạng về chủng loại, mẫu mã, kiểu dáng, và giá thành thấp..., tạo sản phẩm
đủ sức cạnh tranh trên thị trường ngoài nước. Nhưng trong điều kiện khó khăn về
vốn, chúng ta không nên đầu tư dàn trải cho toàn ngành, mà cần phải có sự lựa chọn
các mặt hàng và ngành hàng chủ lực để tập trung đầu tư chiều sâu, tạo ra các “cực
tăng trưởng” trong hoạt động chế biến xuất khẩu nông sản. Đó phải là những mặt
hàng, ngành hàng vừa có khả năng tăng trưởng nhanh trong một thời gian dài, vừa
có kim ngạch lớn, như gạo, thủy sản, rau quả, cà phê,...
3.4.3. Giải pháp về thị trường tiêu thụ
- Thúc đẩy công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ trong
nước và xuất khẩu. Xây dựng mạng thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm chế
biến thực phẩm và các dịch vụ thương mại điện tử. Các doanh nghiệp thường xuyên
tiến hành củng có và phát triển các thị trường truyền thống như Nga, Đông Âu,
Nhật Bản, Hàn Quốc,..Bên cạnh đó, tiến hành thâm nhập các thị trường tiềm năng
như Phi, Trung Cận Đông. Tiến hành các hình thức bán hàng đa dạng, phong phú
bao gồm các hình thức khuyến mãi, triển lãm, hội chợ, chào hàng trên internet,
Mặt khác, các doanh nghiệp cần tăng cường hệ thống cơ sở hạ tầng kĩ thuật, phương
tiện phục vụ cho công tác xúc tiến thương mại và tiếp thị. Mỗi doanh nghiệp cần
thành lập bộ phận hoặc các bộ chuyên trách về hoạt động tiếp thị, xúc tiến thương
mại để khuyếch trương thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp với uy tín nhãn
mác sản phẩm. Các doanh nghiệp thực hiện các chương trình quảng cáo, khuyến
mãi, mở rộng quan hệ cộng đồng, đồng thời cần xây dựng riêng các chiến lược cạnh
tranh lành mạnh trên cả thị trường trong nước và quốc tế.
- Tăng cường hợp tác với các Hiệp hội ngành nghề trong và ngoài nước,
giúp tạo thêm sức mạnh cho doanh nghiệp theo phương châm buôn có bạn, bán có
phường nhằm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường thế giới.
Các doanh nghiệp cần tích cực tham gia vào các hoạt động của Hiệp hội lương thực
– thực phẩm Việt Nam, Hội chế biến lương thực – thực phẩm TP.HCM, đẩy mạnh
sự phối hợp, liên kết giữa các doanh nghiệp khác trong quá trình sản xuất, kinh
doanh dịch vụ. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần phải chủ động và tích cực tìm kiếm
các đối tác trong và ngoài mước, mở rộng thị trường xuất khẩu để tạo điều kiện cho
các sản phẩm đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước.
- Tích cực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của
doanh nghiệp. Trong điều kiện hiện nay, khi xu thế buôn bán thương mại điện tử
đang phát triển nhanh trên thế giới và thiết lập hệ thống buôn bán qua mạng thì vấn
đề này trở thành nhu cầu bức thiết và cần phải thực hiện sớm. Ứng dụng công nghệ
phần mềm, tin học hóa toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp đạt được nhiều mục
tiêu như: đảm bảo sản xuất đúng lúc, giảm thời gian thiết kế sản phẩm mới, cải tiến
công tác quản lý,
3.4.4. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực, tài chính
- Thúc đẩy công tác đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao trình độ cho đội
ngũ lao động trực tiếp sản xuất chủ yếu là kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Mặt khác, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ kĩ thuật, cán bộ quản lý để đáp
ứng yêu cầu phát triển của ngành trong tương lai. Các doanh nghiệp nên phối hợp
với các trường cao đẳng, đại học, trung cấp, trung tâm dạy nghề để đào tạo nguồn
nhân lực dự trữ cho doanh nghịệp, đồng thời cũng giải quyết được việc làm, tạo cơ
hội cho nhiều sinh viên mới ra trường đến với ngành công nghiệp chế biến thực
phẩm.
- Tập trung công tác tuyển chọn và mở lớp tập huấn, đào tạo tại chỗ, mời
giảng viên bên ngoài kết hợp với kỹ sư trong doanh nghiệp giảng dạy. Như vậy vừa
tiết kiệm chi phí vừa gắn với hoạt động sản xuất - kinh doanh tại doanh nghiệp. Một
số vấn đề mới, phức tạp nên kết hợp với các viện nghiên cứu, trường đại học thực
hiện nghiên cứu khoa học kết hợp với chuyển giao công nghệ, đào tạo ngay trong
quá trình tổ chức triển khai.
- Thường xuyên tập huấn cho đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất nội quy
của doanh nghiệp, quy định về an toàn lao động, kiến thức cơ bản về chất lượng sản
phẩm, quy trình quy phạm sản xuất thông qua hình thức đào tạo tại chỗ, kèm cặp
trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, nên tổ chức định kỳ các đợt thi tay nghề, các hội
thi “bàn tay vàng”nhằm gắn trách nhiệm người quản lý với việc giáo dục, huấn
luyện cấp dưới.
- Xây dựng cơ chế cho phép thuê các nhà quản lý, các chuyên gia kỹ thuật,
các chuyên gia thiết kế mẫu mã mới người nước ngoài nhằm giải quyết các khó
khăn cho doanh nghiệp khăn trong việc thiếu hụt nhân lực có trình độ cao, am hiểu
kỹ thuật, công nghệ, thị trường, thị hiếu của thị trường nước ngoài.
- Xây dựng quy chế cụ thể về phân phối tiền lương, thưởng, phúc lợi (nghỉ
mát, nghỉ bệnh, khám sức khỏe), bảo hiểm (xã hội, y tế) nhằm kích thích nhân
viên tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ
giá thành sản phẩm. Đây là giải pháp tạo động lực rất lớn để động viên người lao
động làm việc hăng say, nhiệt tình trong công việc.
- Gia tăng nguồn lực tài chính cho các doanh nghiệp nhằm thu hút vốn để
đủ nguồn tài trợ cho các chương trình, dự án đầu tư và phát triển của doanh nghiệp.
3.4.5. Phát triển hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm
Phát triển hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm bao gồm hoàn thiện hệ thống
đo lường sản phẩm. Phát triển các phương pháp, phương tiện và hệ thống kiểm tra
nhanh các chỉ tiêu về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm ngay từ khâu
nguyên liệu thu hoạch, vận chuyển, sơ chế, tinh chế bảo quản thành phẩm về dịch
vụ cung cấp đến người tiêu dùng. Phát triển hệ thống bao bì và đóng gói nhỏ hợp lý
cho các chủng loại sản phẩm chế biến. Mở rộng ứng dụng các hệ thống tiêu chuẩn
chất lượng như ISO 9000, ISO 9002, ISO 14000, HACCP (Hazard Analysis And
Critical Control Point: Phân tích mối nguy hiểm và kiểm soát điểm tới hạn) trong
các cơ sở sản xuất chế biến sản phẩm. Đây là những tiêu chuẩn chung của thế giới
khi xuất khẩu các mặt hàng vào thị trường châu Âu và các nước châu Mỹ, nơi có
những đòi hỏi rất cao về chất lượng sản phẩm hàng hóa. Giải pháp này áp dụng cho
tất cả 8 ngành công nghiệp chế biến.
Các doanh nghiệp nên áp dụng những biện pháp dưới đây:
• Thường xuyên tham gia các hoạt động kiểm tra và tập huấn về chất lượng
sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm. Tôn trọng và cam kết bảo đảm chất lượng sản
phẩm và hỗ trợ cho các chương trình, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Xây dựng các
chỉ tiêu chất lượng cho từng loại sản phẩm của doanh nghiệp.
• Thành lập bộ phận chuyên trách nghiên cứu và phát triển sản phẩm nhằm
đưa ra chiến lược sản phẩm hợp lý cho doanh nghiệp với các mẫu mã được đa dạng
hóa và chủ động tạo ra các mặt hàng mới phù hợp với nhu cầu khách hàng trong và
ngoài nước theo giới tính, độ tuổi, khu vực địa lý khác nhau.
Bên cạnh đó, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm là ngành có truyền
thống phát triển lâu đời, mang lại giá trị sản xuất cao. Trong công cuộc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp của thành phố chuyển
dịch sang phát triển một số ngành có hàm lượng kĩ thuật cao như công nghiệp hóa
chất, điện tử, tin học, chế tạo máy, Chính vì vậy, tỉ trong ngành công nghiệp chế
biến thực phẩm giảm là điều tất yếu. Tuy nhiên, để kinh tế phát triển, đảm bảo vấn
đề an ninh thực phẩm, làm tốt nhiệm vụ tái sản xuất sức lao động thì ngành công
nghiệp chế biến thực phẩm vẫn phải sự phát triển, giữa vững tốc độ tăng trưởng của
ngành. TP.HCM nên liên kết với các tinh và thành phố hình thành mô hình khép kín
trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và nông nghiệp. Thành phố có lợi thế
là trung tâm cung cấp, nghiên cứu các giống cây trồng, vật nuôi với chất lượng cao.
Chính vì vậy, TP.HCM nên đảm nhận vao trò cung cấp các loại cây, con giống cho
các hộ gia đình, trang trại hay nông trường tại các vùng sản xuất nguyên liệu khác
như Tây Nguyên, ĐBSCL, ĐNB,Không chỉ cung cấp con giống, các doanh
nghiệp chế biến thực phẩm tại thành phố sẽ cung cấp thức ăn, thuốc thú y, thực vật,
hướng dẫn kĩ thuật nuôi trồng, đưa ra tiêu chuẩn xây dựng chuồng trại,.. để cho ra
những sản phẩm nông nghiệp kĩ thuật cao, phục vụ cho thị trường và công nghiệp
chế biến. người nông dân sẽ trồng trọt và chăn nuôi theo đúng kĩ thuật và quy trình,
bán lại các nông phẩm đó cho chính nhà cung cấp với giá ổn định và thỏa thuận
trước. Như vậy, người nông dân sẽ không sợ không có nơi tiêu thụ nông phẩm mà
nhà sản xuất, chế biến thực phẩm sẽ thu mua được các sản phẩm nguyên liệu chất
lượng cao, giải quyết bài toán bấp bênh về nguồn nguyên liệu. Mô hình này không
mới nhưng không được áp dụng nhiều tại Việt Nam. Công ty cổ phần thức ăn gia
súc CP là điển hình thực hiện mô hình này. Công ty sẽ cung cấp giống tốt, cám,
thuốc thú y, bác sỹ thú y và thu mua heo thịt cho hộ nông dân tham gia nuôi heo của
công ty. Nhưng ngược lại, người nông dân phải xây dựng chuồng trại theo đúng
thiết kế, nuôi đúng quy trình kĩ thuật của công ty đưa ra. Chính vì vậy, chất lượng
thịt heo của công ty rất cao là nguyên liệu chủ yếu cho lĩnh vực chế biến thịt và
cung cấp trực tiếp cho thị trường. Mô hình này, đã được công ty nhân rộng ra nhiều
tỉnh thành trên cả nước nhưng tập trung chủ yếu tại Đồng Nai.
Ngoài ra, để phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm này, chúng ta
nên giảm bớt các cơ sở sản xuất cá thể nhỏ lẻ kém hiệu quả, chuyển sang mô hình
sản xuất là các doanh nghiệp tư nhân kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài. Trên thực tế,
số cơ sở nhỏ chiếm số lượng rất lớn trong tổng số các cơ sở sản xuất chế biến thực
phẩm nhưng không mang lại giá trị sản xuất cao, trong khi đó lại sử dụng nhiều lao
động, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nên không xây dựng được thương
hiệu của sản phẩm, không có chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu tình hình phát triển ngành CNCBTP TP.HCM cho thấy,
ngành CNCBTP là một trong 4 ngành ngành công nghiệp trọng điểm, chiếm tỉ trọng
cao trong giá trị sản xuất của ngành công nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến
nói riêng của thành phố. Đây cũng là ngành thu hút khá nhiều lao động và vốn đầu
tư cả trong và ngoài nước.Số cơ sở và doanh nghiệp hoạt động sản xuất trong ngành
tăng nhanh chóng từ năm 2000 cho tới nay. Trong đó, số cơ sở sản xuất tư nhân và
cá thể tăng nhanh. Tuy nhiên, chỉ có các cơ sở sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài
hoạt động có hiệu quả, mang lại giá trị sản xuất cao nhất trong các thành phần kinh
tế. Các cơ sở sản xuất tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài cũng là nơi thu hút
nhiều la động hơn cả. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của ngành, tỉ trọng giá trị sản
xuất, tỉ trọng lao động trong cơ cấu ngành công nghiệp nói chung và ngành công
nghiệp chế biến thực phẩm nói riêng lại giảm đáng kể từ 2000 tới nay. Tuy nhiên,
sự suy giảm tỉ trọng này là điều tất yếu khi TP.HCM đang hướng tới phát triển các
ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao trong công cuộc tái cấu trúc nền kinh
tế. Sự suy giảm tỉ trọng này sẽ còn tiếp tục diễn ra trong giai đoạn tiếp theo. Bên
cạnh sự suy giảm tỉ trọng, tốc độ tăng trưởng ngành CNCBTP cũng giảm. Sự giảm
sút về nhiều mặt của ngành CNCBTP TP.HCM từ năm 2000 tới nay do một số
nguyên nhân chủ yếu như: nguồn nguyên liệu đầu vào không ổn định, sản xuất chủ
yếu dừng lại ở mức độ sơ chế nên giá trị sản xuất và khả năng cạnh tranh của các
mặt hàng thấp, thị trường tiêu thụ chủ yếu là thị trường nội địa, tốc độ đầu tư đổi
mới công nghệ, máy móc còn chậm, trình độ lao động chưa cao,hiệu quả sử dụng
vốn đầu tư thấp, cơ chế quản lý chưa đồng bộ, số cơ sở sản xuất cá thể nhỏ lẻ còn
quá nhiều gây phân tán trong việc sử dụng vốn đầu tư, nguồn nguyên liệu và nhân
công. Tuy nhiên, các mặt hàng của ngành CNCBTP TP.HCM rất phong phú và đa
dạng. Một số ngành CNCBTP chủ lực của thành phố như: chế biến thịt, sữa; sản
xuất dầu thực vật; sản xuất bia – đồ uống có năng lực sản xuất cao, chiếm từ 1/3 đến
2/3 năng lực sản xuất của cả nước, được đầu tư trang thiết bị và công nghệ hiện đại
nhất cả nước. Ngành CNCBTP của thành phố cũng tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu
có giá trị, đóng góp lớn cho ngân sách của thành phố như CN chế biến sữa, chế biến
thủy hải sản,Qua nghiên cứu cũng cho thấy, TP.HCM là nơi có nhiều điều kiện
thuận lợi để đẩy mạnh việc phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm với
một số lợi thế hơn hẳn các tỉnh thành khác. Tuy nhiên, thành phố không chủ động
được trong việc cung ứng nguồn nguyên liệu tại chỗ (điều kiện quaan trọng để phát
triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm) nên thành phố cần có giải pháp cụ thể
để kết hợp với các địa phương xây dựng nguồn nguyên liệu ổn định, gắn phát triển
công nghiệp chế biến thực phẩm TP.HCM với nông nghiệp các địa phương khác
theo chu trình khép kín. Đồng thời, CNCBTP thành phố cần đảm nhận vai trò quan
trọng trong việc chế biến sâu các sản phẩm, tạo ra nhiều mặt hàng có giá trị cao, đáp
ứng nhu cầu người tiêu dùng. Đồng thời, thành phố cũng nên đảm nhân vai trò cung
ứng nguồn giống, vật tư, kĩ thuật nông nghiệp cao, hình thành trung tâm giao dịch
nguồn nguyên liệu, tích cực đổi mới máy móc, công nghệ, tích cực kêu gọi vốn đầu
tư trong và ngoài nước, đào tạo nguồn lao động, thay đổi co chế, chính sách cho phù
hợp, nhất là thực hiện chuyển đổi các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ sang hình thức sở hữu tư
nhân. Những giải pháp trên sẽ phần nào đưa ngành công nghiệp chế biến thực
phẩm của TP.HCM ngày càng phát triển, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của thành
phố nói riêng và cả nước nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Nguyễn Trung Anh, (2008), Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp TP.HCM
– những vấn đề đặt ra đối với các ngành công nghiệp chủ lực, Viện nghiên cứu
kinh tế phát triển.
2) Bộ công Thương - Quyết định Về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng
thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050.
3) Bộ Công Thương - Quyết định số 3399/QĐ – BCT Quyết định quy hoạch ngành
chế biến sữa Việt Nam 2020 tầm nhìn đến 202.5
4) Bộ Công Thương - Quyết định số 3399/QĐ – BCT Quyết định quy hoạch
ngành chế biến dầu thực vật Việt Nam 2020 tầm nhìn đến 2025.
5) Cục Thống kê TP.HCM, (2010), Niên giám thống kê TP.HCM 2010, NXB
Thống kê.
6) Cục Thống kê TP.HCM, (2005), Niên giám thống kê TP.HCM 2005, NXB
Thống.
7) Lương Minh Cừ, Đào Duy Hân, Phạm Đức Hải, (2010), Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế TP.HCM và Việt Nam theo hướng cạnh
tranh đến năm 2020 – NXB Tổng hợp TP.HCM.
8) Vũ Tự Lập (2006), Địa lý tự nhiên Việt Nam, NXBĐHSP.
9) Lê Thanh Liêm, Đặng Hạo và Ngô Văn Tiến (1)Trương Hoàng(2) Phan
Văn Tự, Đặng Trung Thành và Bùi Thanh Quang(3) Hà Thúc Viên (4),
Quy hoạch và phát triển nông nghiệp đô thị thành phố Hồ Chí Minh đến năm
2020.
10) Cao Minh Nghĩa, (2005), Đánh giá thực trạng và tình hình phát triển ngành
công nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn TP.HCM, Viên nghiên cứu phát
triển TP.HCM.
11) Kenichi Ohno, ( 2004), Đổi mới chính sách công nghiệp, Hội thảo Nâng cao
năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp Việt Nam do Đại sứ quán Nhật
Bản tại Việt Nam và Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp tổ chức.
12) Trần Vĩnh Phước (chủ biên), (2003), Gis đại cương (phần thực hành), NXB
ĐHQG TP. HCM
13) Trần Sinh, Một số vấn đề về chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP.HCM, Trung tâm
nghiên cứu kinh tế miền Nam.
14) Tạp chí kinh tế và dự báo - số 13 (2008), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
trên địa bàn TP.HCM.
15) Trần Minh Tâm, (2007), Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp trên địa bàn
TP.HCM trong quá trình hội nhập quốc tế, Học viện CT - HCQG TP.HCM.
16) Tổng cục Thống kê Việt Nam, (2010), Niên Giám thống kê Việt Nam, NXB
Thống kê
17) Lê Thông (2008), Địa lý các ngành công nghiệp trọng điểm ở Việt Nam,
NXBGD.
18) Lê Thông (2006), Địa lý ba vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam, NXBGD.
19) Lê Thông (chủ biên) (2007), Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam, NXB ĐHSP.
20) Lê Thông (chủ biên) (2006), Địa lý các tỉnh và thành phố (tập 5, 6), NXBGD.
21) Nguyễn Minh Tuệ (2006), Địa lý kinh tế xã hội đại cương, NXB ĐHSP Hà
Nội.
22) Phạm Ngọc Thứ (Giảng viên Khoa Lý luận Mác- Lênin, Trường Cán bộ Thành
phố Hồ Chí Minh), Chiến lược phát triển công nghiệp trong chiến lược phát
triển kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, Góp ý dự thảo Văn kiện
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.
23) Viện kinh tế TP.HCM, Hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP.HCM, NXB
TP.HCM
24) UBND TP.HCM, (2010), Quyết định về ban hành kế hoạch thực hiện nghị
quyết đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX về chương trình hỗ trợ chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế TP.HCM giai đoạn 2011
– 2015.
PHỤ LỤC
Biểu 1: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM CỦA TP.HCM GIAI ĐOẠN 2000 – 2010
ĐV: Triệu đồng
2000 2002 2004 2005 2007 2008 2009 2010
Toàn ngành CN 85.319.268 - 204.030.975 247230771 350880592 442819425 528403440 634641689
CNCB (triệu đồng) 82.182.689 - 199.499.100 241070609 343995937 433215774 520128692 624682819
CNCP TP (triệu
đồng) 17.065.424 - 37.644.259 42484592 52883371 70111222 81815550 93304210
Tỉ trong ngành
CNCBTP so với
CNCB (%)
20,77 - 18,87 17,62 15,37 16,18 15,73 14,94
Tỉ trong ngành
CNCBTP so với
toàn ngành CN (%)
20,00 - 18,45 17.62 15,1 15,8 15,5 14,7
Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM 2010
Ghi chú: (-) Không có số liệu 2002
Biểu 2: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TP.HCM PHÂN THEO THÀNH PHẦN
KINH TẾ 2000 – 2010
ĐV: Triệu đồng
2000 2002 2004 2005 2007 2008 2009 2010
CNCP TP
32027949 - 37643959 42484592 52883371 70111222 81815550 93304210
Nhà nước 16609688 - 18493918 17989791 12355509 18966476 19544035 21080917
Cá thể 2253343 - 3158285 3596071 44247341 4284742 5426073 6110843
Tư nhân 5419796 - 7409525 9367159 22125381 25060220 32290262 40257163
Tập thể 11557 - 38962 64988 68268 65279 77842 77618
Có vốn đầu tư nước
ngoài 7733565
- 8543569 11466583 13906872 21734505 24477338 25777669
Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM 2010
Ghi chú: (-) Không có số liệu 2002
Biểu 3:CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TP.HCM PHÂN THEO THÀNH
PHẦN KINH TẾ 2005 – 2010
2000 2002 2004 2005 2007 2008 2009 2010
CNCP TP
100 100 100 100 100 100 100 100
Nhà nước - 51,86 49,13 42,35 23,36 27,06 23,88 22,59
Cá thể - 7,04 8,39 8,49 8,37 6,11 6,63 6,55
Tư nhân - 16,91 19,68 22,0 41,84 35,74 39,47 43,15
Tập thể - 0,04 0,10 0,17 0,13 0,09 0,10 0,08
Có vốn đầu tư nước
ngoài - 24,15 22,70 26,99 26,30 31,00 29,92 27,63
Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM 2010
Ghi chú: (-) Không có số liệu 2000
Biểu 4: CƠ SỞ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TP.HCM PHÂN THEO THÀNH PHẦN
KINH TẾ 2000 – 2010
ĐV: Cơ sở
2000 2002 2004 2005 2007 2008 2009 2010
Toàn ngành CN - 31632 36236 39378 42498 46235 50738 56959
CNCB
-
31095 35782 38949 41972 45620 50055 56177
CNCP TP - 4729 4929 5328 5760 6180 6090 6583
Trong đó
Nhà nước - 26 26 26 16 16 14 15
Cá thể - 4332 4360 4617 4767 4889 4943 5167
Tư nhân - 323 495 628 893 1214 1076 1341
Tập thể - 3 5 4 4 4 2 2
Có vốn đầu tư nước ngoài 45 43 53 60 57 55 58
Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM 2010
Ghi chú: (-) Không có số liệu 2000
Biểu 5: TỈ TRỌNG LAO ĐỘNG SẢN XUẤT TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM CỦA
TP.HCM SO VỚI CẢ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2000 - 2010
Chỉ tiêu 2000 2002 2004 2005 2007 2008 2009 2010
Tổng số lao động SX CN VN
(người) - - - - - - - -
Lao động sản xuất trong ngành
công nghiệp chế biến - - - 3028710 3767613 3969334 4131096 -
Lao động sản xuất trong ngành
công nghiệp chế biến thực
phẩm
- - - 371488 420585 458863 483318 -
Tổng số lao động SX CN
TP.HCM (người) 691758 809219 980232 1044203 1072689 1050607 1075717 1237113
Lao động sản xuất trong ngành
công nghiệp chế biến 679828 797724 966874 1030498 1059810 1036629 1063125 1223650
Lao động sản xuất trong ngành
công nghiệp chế biến thực
phẩm
58357 80217 90963 94543 90224 89903 95441 110269
Tỉ trọng so với Việt Nam (%) - - - - - - - -
Tổng số lao động sản xuất CN - - - - - - -
Lao động sản xuất ngành công
nghiệp chế biến - - - 30,30 28,13 26,12 25,73 -
Lao động sản xuất ngành công
nghiệp chế biến thực phẩm - - - 23,94 21,45 19,59 19,75 -
Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM 2005 - 2010
Ghi chú: (-) Không có số liệu
Biểu 5: LAO ĐỘNG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TP.HCM PHÂN THEO THÀNH
PHẦN KINH TẾ 2001 - 2010
ĐV:Người
2001 2002 2004 2005 2007 2008 2009 2010
Toàn ngành CN 809129 980232 1044203 1072689 1050607 1075171 1237113
CNCB
797724 966874 1030198 1059810 1036629 1063125 1223650
CNCP TP 70189 80217 88919 94543 90224 89903 95441 110269
Trong đó
Nhà nước 21721 26793 22801 22073 10807 9962 7486 8190
Cá thể 21049 22245 27100 27161 24511 26368 28544 31146
Tư nhân 17638 20832 26814 31148 37873 38862 43222 53886
Tập thể 102 79 139 156 45 40 36 36
Có vốn đầu tư nước ngoài 10309 10268 12065 14005 16988 14671 16153 17011
Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM 2010
Biểu 7: SẢN LƯỢNG THỦY HẢI SẢN CỦA TP.HCM, BÀ RỊA – VŨNG TÀU, ĐBSCL 2000 – 20009
ĐV: Tấn
2000 2002 2004 2006 2008 2009
CẢ NƯỚC 2250499 2647408 3142478 3720459 4602026 4847620
Bà Rịa - Vũng Tàu 130117 163881 198974 222171 240250 252492
TP.Hồ Chí Minh 42427 53429 56200 56686 42218 42191
Đồng bằng sông Cửu Long 1169060 1354420 1622053 2021745 2701927 2804169
Long An 20566 25539 29527 36129 39516 40241
Tiền Giang 97578 110632 125956 142711 173106 188602
Bến Tre 116365 134263 130271 144963 238407 231448
Trà Vinh 86745 102981 132444 133988 146578 159473
Vĩnh Long 17118 20836 30996 53505 108378 121628
Đồng Tháp 58594 64540 82781 180247 297794 300549
An Giang 171424 189862 212737 235355 356097 327366
Kiên Giang 249210 285790 321382 377777 428485 467325
Cần Thơ 24771 37046 65756 116524 187864 197877
Hậu Giang 20107 29536 41862 43017
Sóc Trăng 49489 56393 72596 113950 169500 177023
Bạc Liêu 79365 116911 161305 181050 205151 218200
Cà Mau 197835 209627 236195 276010 309189 331420
Tổng sản lượng thủy sản của
TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu và
ĐBSCL
1341604 1571730 1877227 2300602 2984395 3098852
Tỉ trong sản lượng của ĐBSCL,
TPHCM, Bà Rịa - Vũng Tàu so với
cả nước
59,6 59,4 59,7 61,8 64,8 63,9
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam
Biểu 8: SẢN PHẨM CHỦ YẾU CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN
THỰC PHẨM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2009
Sản phẩm Đơn vị tính 2000 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Thủy sản
đóng hộp
Tấn 7381 19665 40984 37469 68586 68200 63750 67000
Thủy sản
ướp đông
Nghìn tấn 177,7 361,6 485,6 681,7 801 815,6 1103,9 1131,6
Nước mắm Triệu lít 167,1 190,8 213 191,5 194,1 216,8 210,1 211,4
Rau quả hộp Tấn 11438 42116 70813 72789 75901 85046 91059 95612
Dầu thực vật
tinh luyện
Nghìn tấn 280,1 314,3 360,9 397,2 415,6 535 592,4 588,5
Bột ngọt “ 454,4 195,6 214,6 244,7 252 268,4 246,7 204,4
Sữa hộp đặc
có đường
Triệu hộp 227,2 293,8 317 364,1 361,4 431,6 379,2 407
Đường, mật Nghìn tấn 1208,7 1360,3 1434,3 1174,6 1465,1 1558,2 1611 1772,1
Đường kính “ 790,3 1072,8 1190,5 1102,3 1099,3 1311,8 1368,7 1425,5
Đậu phụ
(Ngoài NN)
Nghìn tấn 80,3 101,7 97,1 126,2 129,4 154,7 186,8 190,2
Chè chế biến Tấn 70129 85171 122341 127236 124191 181952 208369 201065
Rượu mùi và
rượu trắng
Nghìn lít 124166 153434 155249 221096 290126 364166 343468 377918
Bia Triệu lít 779,1 1118,9 1342,8 1460,6 1547,2 1655,3 1847,2 2013
Nước khoáng “ 150,8 194,8 213,8 247,2 257,2 273,3 265,6 318,7
Nước tinh
khiết
“ 27,9 111,2 206,1 328.3 660,2 803,3 956,4 1052
Nguồn: Tổng cục thống kệ Việt Nam 2010
Biểu 9: QUY HOẠCH CÔNG SUẤT CHẾ BIẾN CÁC SẢN PHẨM SỮA ĐẾN 2025
2015 2020 2025
Công suất sữa thanh tiệt trùng (triệu lít/năm)
Cả nước 1059 1449 1920
Đông Nam Bộ 567 767 817
TP.HCM 453,6 613,6 653,6
Công suất sữa chua (triệu lít/năm)
Cả nước 151 201 296
Đông Nam Bộ 59 109 159
TP.HCM 45,3 60,3 88,8
Công suất sữa bột (ngàn tấn/năm)
Cả nước 102 147 209
Đông Nam Bộ 89 134 149
TP.HCM 66,3 95,55 135,85
Tổng công suất quy ra sữa tươi (triệu lít/năm)
Cả nước 2736 3504 4518
Đông Nam Bộ 1844 2422 2624
TP.HCM 1368 1527 2259
Nguồn: Tính toán từ quyết định số 3399/QĐ – BCT Quyết định quy hoạch ngành chế biến sữa Việt Nam 2020 tầm nhìn đến
2025 – Bộ Công Thương
Giới thiệu sơ lược một số quy trình chế biến thủy sản đông lạnh
- Tôm vỏ nguyên con đông lạnh dạng block
Nguyên liệu → Rửa→ Phân cỡ, loại → Rửa → Xếp khuôn, châm nước→ Cấp đông → Tách khuôn → Mạ băng →
Bao gói → Rà kim loại→ Vô thùng Carton, bảo quản
Nguyên liệu dùng để chế biến tôm vỏ nguyên con cần đạt một số tiêu chuẩn:
+ Nguyên liệu mới đánh bắt còn rất tươi tốt.
+ Vỏ nguyên vẹn, cứng và sáng bóng, màu sắc đặc trưng.
+ Đầu dính chặt với mình, chân và đuôi còn đẩy đủ nguyên vẹn.
+ Tôm không ôm trứng, dính quá nhiều rong rêu, tôm không bị bệnh.
+ Tôm không bị đốm đen.
- Cá tra, cá phi lê đông block
Nguyên liệu → Xử lý 1 → Xử lý 2 → Định hình → Rửa 1 → Kiểm tra ký sinh trùng → Phân cỡ → Rửa 2 → Phân loại →
Cân → Rửa 3 → Xếp khuôn → Chờ đông → Cấp đông → Tách khuôn, mạ băng, bao gói → Rà kim loại→ Đóng thùng, ghi
nhãn → Bảo quản
Cá nguyên liệu được thu mua từ bè nuôi. Trước khi thu hoạch 5-10 ngày lấy mẫu cá kiểm tra chloramphenicol,
nitrofural, green malachyte, Fluoroquinolones (đối với cá xuất vào thị trường Mỹ) nếu đạt thì thu hoạch. Cá được vận chuyển
bằng bè về nhà máy, cá phải còn sống, thời gian vận chuyển trong16 giờ. Tại nhà máy chỉ nhận cá nguyên liệu còn sống,
không bị bệnh, có kết quả kiểm tra chloramphenicol, nitrofural, green malachyte, Fluoroquinolones (đối với cá xuất vào thị
trường Mỹ) đạt, đồng thời phải có giấy cam kết của người nuôi ngưng sử dụng kháng sinh trước khi thu hoạch ít nhất 4 tuần
và đảm bảo lô nguyên liệu được nuôi trong vùng kiểm soát dư lượng các chất độc hại đạt yêu cầu do NAFIQAVED chứng
nhận.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2012_08_21_0850151190_2025.pdf