Qua tìm hiểu, nghiên cứu và khảo sát thực trạng hoạt động và quản lí hoạt động dạy học
buổi thứ hai ở một số trường Tiểu học Công lập tại Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi rút
ra kết luận như sau:
Việc dạy học 2 buổi/ngày là một chủ trương đúng đắn, góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện ở cấp tiểu học. Nhờ học 2 buổi/ngày nên thời lượng học ở mỗi buổi được
giảm, việc dạy học cũng trở nên nhẹ nhàng hơn vì thế chất lượng học tập của học sinh được
nâng lên rõ rệt, nhất là đối tượng học sinh yếu kém giảm hẳn; các tố chất của học sinh năng
khiếu được bộc lộ và phát triển; thể lực của học sinh tốt hơn; kỹ năng sống của học sinh
được nâng lên.
Dạy học buổi học thứ hai chủ yếu là tập trung vào việc hoàn thành phần kế hoạch dạy
học của chương trình chính khoá; thực hành kiến thức đã học; bồi dưỡng hoặc giúp đỡ học
sinh yếu kém môn Toán, Tiếng Việt. Phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu các bộ
môn Mĩ thuật, Kĩ thuật, Âm nhạc; Thể dục, Tiếng Anh, Tin học, . Tổ chức các hoạt động
ngoài giờ lên lớp, tự học, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, tổ chức học sinh tham gia các
hoạt động thực tế tại địa phương, tiếp xúc, hiểu biết về môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh
147 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1100 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng quản lí hoạt động dạy học buổi thứ hai ở một số trường tiểu học công lập tại Quận 1 – TP.Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cao thì một lần nữa GV lại đánh giá
thấp.
Có thể nói, 100% ý kiến của các CBQL và 70% GV đồng ý với các tác dụng và yêu cầu
đối với các biện pháp nêu trên nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lí hoạt
động dạy học buổi thứ hai, góp phần hình thành và phát triển toàn diện cho học sinh tiểu
học. Tuy nhiên, sự nhận định và đánh giá của một số giáo viên có sự chênh lệch nhau, chưa
nhận thấy được tác dụng và yêu cầu của các biện pháp mà CBQL cho là tính khả thi cao. Vì
vậy, việc nâng cao nhận thức cho GV về công tác quản lí hoạt động dạy học buổi thứ hai
cũng là việc làm quan trọng nhằm giúp họ nhận định đúng hơn để phối hợp, hợp tác tốt và
cùng chia sẻ trách nhiệm, công việc và tham gia quản lí cùng với Ban giám hiệu.
Tiểu kết chương 3
Các biện pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy học buổi thứ hai được chia theo
ba nhóm biện pháp, ở mỗi nhóm đều có những biện pháp được đánh giá cao về tác dụng và
yêu cầu của sự cần thiết:
• Các biện pháp về nhận thức và công tác tổ chức để quản lí dạy học buổi thứ hai có
hiệu quả: Nâng cao nhận thức của cán bộ-giáo viên-nhân viên-phụ huynh và học
sinh về tầm quan trọng trong việc dạy học buổi thứ hai; Thực hiện công tác tổ
chức, phân công, định hướng nội dung hoạt động dạy học buổi thứ hai; Bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác dạy học buổi thứ hai;
Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy cho công tác quản lí hoạt động dạy học buổi
thứ hai; Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động dạy học buổi thứ hai)
• Các biện pháp về điều kiện để quản lí dạy học buổi thứ hai có hiệu quả: Xây dựng
các điều kiện về cơ sở vật chất để thực hiện tốt hoạt động dạy học buổi thứ hai;
Các biện pháp về tài chính đối với hoạt động dạy học buổi thứ hai; Tạo điều kiện
để học sinh phát huy vai trò chủ thể của mình; Tạo động lực cho hoạt động dạy học
buổi thứ hai.
111
• Các giải pháp về mô hình để tổ chức và thực hiện có hiệu quả công tác quản lí dạy
học buổi thứ hai: Tổ chức hoạt động dạy học buổi thứ hai dưới hình thức các Câu
lạc bộ Năng khiếu; Tổ chức hoạt động dạy học buổi thứ hai dưới hình thức tham
quan, ngoại khóa; Tổ chức hoạt động dạy học buổi thứ hai với các môn Tự chọn:
Anh văn -Tin học Tổ chức hoạt động dạy học buổi thứ hai dưới hình thức các Câu
lạc bộ Tự học.
Nhìn chung, các biện pháp trên nhằm mong muốn những tiết học ở buổi thứ hai được tổ
chức dưới hình thức các CLB, các hoạt động ngoại khóa, để hỗ trợ cho những kiến thức
mà các em đã được học trong buổi chính khóa, là điều kiện để giáo viên có thời gian dành
cho HS học sinh hơn. Còn riêng các em thì đã được thầy cô, bạn bè giúp đỡ giải quyết dứt
điểm các bài trong ngày và không phải mang bài về nhà để làm. Làm sao học sinh học cả
ngày mà không thấy mệt mỏi, không thấy rằng chỉ "Học và học" , phải làm sao cho các em
vừa học - vừa chơi mà vẫn đạt hiệu quả cao trong việc tiếp thu và vận dụng kiến thức trong
cuộc sống hàng ngày. Để thực hiện thành công mô hình này thì cần phối hợp đồng bộ tất cả
các giải pháp trên, trong đó, phải thỏa mãn điều kiện về CSCV.
112
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Qua tìm hiểu, nghiên cứu và khảo sát thực trạng hoạt động và quản lí hoạt động dạy học
buổi thứ hai ở một số trường Tiểu học Công lập tại Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi rút
ra kết luận như sau:
Việc dạy học 2 buổi/ngày là một chủ trương đúng đắn, góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện ở cấp tiểu học. Nhờ học 2 buổi/ngày nên thời lượng học ở mỗi buổi được
giảm, việc dạy học cũng trở nên nhẹ nhàng hơn vì thế chất lượng học tập của học sinh được
nâng lên rõ rệt, nhất là đối tượng học sinh yếu kém giảm hẳn; các tố chất của học sinh năng
khiếu được bộc lộ và phát triển; thể lực của học sinh tốt hơn; kỹ năng sống của học sinh
được nâng lên.
Dạy học buổi học thứ hai chủ yếu là tập trung vào việc hoàn thành phần kế hoạch dạy
học của chương trình chính khoá; thực hành kiến thức đã học; bồi dưỡng hoặc giúp đỡ học
sinh yếu kém môn Toán, Tiếng Việt. Phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu các bộ
môn Mĩ thuật, Kĩ thuật, Âm nhạc; Thể dục, Tiếng Anh, Tin học,. Tổ chức các hoạt động
ngoài giờ lên lớp, tự học, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, tổ chức học sinh tham gia các
hoạt động thực tế tại địa phương, tiếp xúc, hiểu biết về môi trường tự nhiên và xã hội xung
quanh
Giáo viên sẽ có thời gian và điều kiện gần gũi, gắn bó và sâu sát với học sinh hơn.
Thông qua đó để phát hiện năng khiếu cũng như giúp học sinh bổ sung những kiến thức cơ
bản cần thiết. Giảm áp lực học tập cho học sinh, các em có điều kiện hoàn thành bài ngay tại
lớp. Học sinh học đủ môn và có chất lượng đối với các môn học bắt buộc , đồng thời được
tiếp xúc với các môn năng khiếu, nghệ thuật và tự chọn (ngoại ngữ, tin học), các môn học
được phân bổ hợp lý trong ngày, trong tuần.
Qua kết quả khảo nghiệm thực tế tác dụng và yêu cầu của các ba nhóm biện pháp quản
lí hoạt động dạy học buổi thứ hai: Nhóm biện pháp về nhận thức và công tác tổ chức để
quản lí dạy học buổi thứ hai có hiệu quả; Nhóm biện pháp về điều kiện để quản lí dạy học
buổi thứ hai có hiệu quả; Nhóm biện pháp về mô hình để tổ chức và thực hiện có hiệu quả
công tác quản lí dạy học buổi thứ hai nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục thì được sự ủng hộ,
đồng thuận của đa số CBQL và GV. Trong đó, nhiều biện pháp được đánh giá có tác dụng
113
và yêu cầu cần thiết cao, khi thực hiện cần phối hợp đồng bộ các biện pháp: Xây dựng các
điều kiện về cơ sở vật chất để thực hiện tốt hoạt động dạy học buổi thứ hai; Nâng cao
nhận thức của cán bộ-giáo viên-nhân viên-phụ huynh và học sinh về tầm quan trọng
trong việc dạy học buổi thứ hai; Tạo điều kiện để học sinh phát huy vai trò chủ thể của
mình; Thực hiện công tác tổ chức, phân công, định hướng nội dung hoạt động dạy học
buổi thứ hai; Các biện pháp về tài chính đối với hoạt động dạy học buổi thứ hai; Tạo
động lực cho hoạt động dạy học buổi thứ hai; Tổ chức hoạt động dạy học buổi thứ hai
dưới hình thức các Câu lạc bộ Năng khiếu; Tổ chức hoạt động dạy học buổi thứ hai dưới
hình thức các Câu lạc bộ Tự học; Tổ chức hoạt động dạy học buổi thứ hai dưới hình
thức tham quan, ngoại khóa; Tổ chức hoạt động dạy học buổi thứ hai với các môn Tự
chọn: Anh văn -Tin học; Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nghiệp vụ cho đội ngũ làm
công tác dạy học buổi thứ hai; Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy cho công tác quản
lí hoạt động dạy học buổi thứ hai; Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động dạy học
buổi thứ hai.
Việc thực hiện dạy và học 2 buổi/ngày có thể mỗi trường có cách làm riêng của mình
nhưng tựu trung cũng với lòng mong muốn các em được học tập tốt hơn, vui hơn, hiệu quả
hơn. Vướng mắc lớn nhất mà các trường gặp phải khi thực hiện dạy học 2 buổi/ngày là cơ
sở vật chất, kế đến là kinh phí và mô hình, hình thức tổ chức, và cũng như chất lượng về
chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên khi tổ chức các hoạt động dạy học ở buổi thứ hai. Mô
hình dạy học buổi thứ hai dưới hình thức các Câu lạc bộ đã và đang thực hiện tại trường
Tiểu học Đinh Tiên Hoàng được sự đánh giá cao của Phòng Giáo dục - Đào tạo Quận 1 và
nhân điển hình cho các trường khác. Đây cũng chưa hẳn là những biện pháp hay nhất,
nhưng với mong muốn góp phần đưa hoạt động dạy và học ở trường tiểu học ngày càng tốt
hơn, giúp các em được bồi dưỡng về năng khiếu, có kĩ xảo và kĩ năng sống.
Xác định dạy 2 buổi ngày là mô hình nhà trường trong tương lai, vì đây là chủ trương
đúng đắn được chỉ đạo từ Bộ Giáo dục –Đào tạo, được thực tế kiểm nghiệm là có hiệu quả
và được xã hội ủng hộ. Nó còn là xu hướng tất yếu của sự phát triển. Vì thế mỗi cán bộ, giáo
viên cũng phải coi việc dạy buổi thứ hai là trách nhiệm của mình.
Phải thừa nhận đây là công việc cực kỳ khó, đòi hỏi CBQL, GV phải luôn nâng cao ý
thức trách nhiệm, sự nhiệt tình, chịu khó đổi mới và phải làm sao để tự trong trái tim của
mỗi người thầy luôn đập cùng một nhịp "Tất cả vì đàn em thân yêu". Làm thế nào để trả lại
cho học sinh tiểu học tuổi hoa, tuổi bướm, tuổi học mà chơi, chơi mà học, để các trường tiểu
114
học luôn đạt được phương châm của tiểu học là : Trẻ được học nhẹ nhàng, tự nhiên mà chất
lượng để các em luôn thấy rằng "Trường học là ngôi nhà đáng yêu của các em" và "Mỗi
ngày đến trường là một ngày vui".
KIẾN NGHỊ
Đối với Bộ giáo dục-Đào tạo: Bộ Giáo dục - Đào tạo, cần xây dựng chương trình
khung, tài liệu hướng dẫn thực hiện và các chính sách liên quan đến việc dạy - học 2
buổi/ngày để các địa phương thực hiện. Định hướng nội dung cụ thể hơn cho hoạt động dạy
học buổi thứ hai. Thời lượng được giãn sẽ không gây quá tải cho học sinh. Khi không bị ép
về cường độ, giáo viên cũng không phải chịu sức ép về thời gian, kiến thức; HS cũng không
phải chịu sức ép lớn trong việc học. Còn những nơi có điều kiện như thành phố lớn, giảm áp
lực học, HS sẽ có thời gian đầu tư cho các hoạt động ngoại khóa như múa, hát, họa...
Sở Giáo dục – Đào tạo TP. Hồ Chí Minh: Cần có văn bản chỉ đạo và định hướng của
ngành khoáng quỹ thời gian biểu cho Hiệu trưởng thực hiện, tổ chức học các tiết buổi thứ
hai dưới hình thức các CLB. Hướng đến việc buổi sáng dạy chương trình chính khóa và
buổi chiều là hoàn toàn dạy các hoạt động Văn thể mĩ, các bộ môn nghệ thuật, ngoại khóa,
vui chơi,thông qua hình thức các CLB. Tăng thời lượng nhưng nội dung kiến thức không
tăng, chỉ đi sâu, chú trọng đến phương pháp dạy để giảm cường độ học. Nâng giờ học mới
là điều kiện cần, chưa phải là điều kiện đủ, cần hơn là phải có một nội dung hợp lý và
phương pháp, hình thức tổ chức khoa học, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Nâng số giờ mà lại gia
tăng các nội dung có tính hàn lâm và điều kiện cơ sở vật chất, tài chính có hạn thì lợi bất cập
hại.
Tham mưu, xin ý kiến Thành phố để tăng học phí buổi thứ hai từ 30.000 đồng/ tháng từ
cả chục năm nay lên 50.000 đồng/tháng để Hiệu trưởng chủ động tăng tiền tiết cho giáo
viên, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học để phục vụ và nâng cao chất lượng, hiệu quả
cho hoạt động cũng như công tác quản lí dạy học buổi thứ hai.
Tổ chức tập huấn cho CBQL, GV để giới thiệu các mô hình dạy học buổi thứ hai hiệu
quả, đảm bảo chất lượng, tránh làm theo phong trào và thành tích.
Phòng Giáo dục – Đào tạo : Yêu cầu của dạy – học – sinh hoạt 2 buổi/ngày là mỗi lớp
cần một phòng học, trường có các phòng chức năng, phòng vi tính có Internet, phòng ăn,
phòng nghỉ trưa, phòng y tế, nhiều phòng chức năng, sân chơi, sân tập thể thao, hội
trường Thế nhưng, cơ sở vật chất của hầu hết các trường được thiết kế theo mô hình 1
115
buổi/ngày. Trường, lớp không đúng quy cách, ít nhà vệ sinh nên khi chuyển sang dạy 2
buổi, dẫn đến thiếu phòng cho HS ăn nghỉ tại trường, thiếu phòng học bộ môn, sân chơi, bãi
tập Phòng học chỉ có diện tích khoảng 48m2, không đủ để đáp ứng sĩ số HS trong lớp. Do
đó, Phòng Giáo dục – Đào tạo cần tham mưu cho Quận ủy, Ủy Ban Nhân dân, các cấp lãnh
đạo, ban ngành tạo mọi điều kiện, quỹ đất, tài chính, để các trường có kinh phí đầu tư,
xây dựng CSVC.
Nhân rộng điển hình các mô hình tổ chức hoạt động, quản lí hoạt động dạy học buổi thứ
hai tiên tiến, hiệu quả.
Các trường Tiểu học công lập tại Quận 1, TP. Hồ Chí Minh: Nếu như cơ sở vật chất,
nhân sự ở các trường chưa đáp ứng mục tiêu phát triển khả năng cá nhân của HS, nhà trường
nên tăng cường cho các em các hoạt động xã hội, sinh hoạt tập thể, CLB năng khiếu,
Đồng thời cần xác định buổi học thứ hai là tự học có hướng dẫn, rèn cho HS tính tự học, tự
nghiên cứu, một kỹ năng rất cần nhưng lại đang là hạn chế của các em hiện nay.
Huy động các lực lượng xã hội phối hợp, hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất và cùng tham
gia vào công tác quản lý hoạt động dạy học buổi thứ hai.
116
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chiến lược phát triển giáo dục tiểu học đến năm 2020.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công văn số 896/ GDĐT – GDTH ngày 13/2/2006 việc
Hướng dẫn điều chỉnh việc dạy và học cho học sinh tiểu học.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công văn số 9832/ GDĐT - GDTH ngày 1/9/2006 về việc
Hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học lớp 1, 2, 3, 4, 5.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn thực hiện giảng dạy các môn học ở lớp 5 cho các
vùng miền và các lớp dạy 2 buổi/ngày, ban hành kèm theo công văn số 10141/ BGD-
ĐT-GDTH ngày 12/9/2006.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2009-2020.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009, Tài liệu bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông theo
hình thức liên kết Việt Nam-Singapore.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009, Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học khối
lớp 1,2,3,4,5.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/2009 về việc
Đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học.
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 22/2000/QĐ-BGD & ĐTngày 11/07/2000 về
ban hành Điều lệ trường tiểu học.
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công văn số 10176/TH ngày 07/11/2000 về việc Hướng dẫn
kế hoạch dạy 2 buổi/ngày ở tiểu học.
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công văn số 7053/ GDĐT - GDTH ngày 12/8/2005 về
Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ ngày.
12. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn thực hiện giảng dạy các môn học ở lớp 4 cho các
vùng miền và các lớp dạy học 2 buổi /ngày, ban hành kèm theo công văn số 7084/
BGD-ĐT-GDTH ngày 12/8/2005.
13. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công văn của Bộ GD-ĐT số 7632/BGD-ĐT-GDTH ký ngày
29/8/2005 về việc Hướng dẫn học hai buổi/ngày ở bậc tiểu học trên các lớp 1,2 và 3.
14. Phạm Minh Hạc - Hà Thế Ngữ, 1990, Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục, NXB sự
thật Hà Nội.
117
15. Nguyễn Thị Bích Hạnh – Trần Thị Hương, 2004, Lí luận dạy học, Đại học Sư phạm
TP.HCM.
16. Trần Thị Hương, Xu thế phát triển giáo dục (Tài liệu dành cho học viên Cao học),
Trường ĐHSP TP.HCM.
17. Nguyễn Kế Hào, 1992, Học sinh tiểu học và nghề dạy học ở bậc tiểu học. NXB giáo
dục Hà Nội.
18. Bùi Minh Hiền,2006, Quản lý giáo dục, NXB Đại học Sư phạm.
19. Hà Sĩ Hồ, 1985, Những bài giảng về quản lí trường học - Tập 2, NXB giáo dục Hà
Nội.
20. Mai Hữu Khuê, 1982, Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý, NXB lao động Hà
Nội.
21. Trần Kiểm, 2004, Khoa học quản lý giáo dục, NXB giáo dục Hà Nội.
22. Nguyễn Văn Lê, 1985, Khoa học quản lý nhà trường, NXB TP.HCM..
23. Hồ Văn Liên, 3T2006,3T Bài giảng Chuyên đề quản lý giáo dục, Đại học sư phạm Tp.3T Hồ
Chí Minh. 3THồ Văn Liên, Tổ chức quản lý giáo dục và trường học (Tài liệu), ĐHSP
TP.HCM.
24. 3TNguyễn Trần Diễm Linh “ Biện pháp quản lí của hiệu trưởng trong hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh tiểu học trên địa bàn Quận 1 – Thành phố Hồ Chí
Minh ” – ĐHSP Hà Nội, năm 2006, Luận văn Thạc sĩ.
25. 3T rần Thị Thu Mai, 2009, Tâm lí học quản lí , TP.HCM.
26. Hà Thế Ngữ, 1987, Quá trình sư phạm - bản chất cấu trúc - tính quy luật, Trường
CBQL GD& ĐT II TP.HCM.
27. Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh, Công văn số 1436 /GDĐT – TH, ngày 26
tháng 9 năm 2006 về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2006 – 2007 đối với
Giáo dục Tiểu học.
28. Nguyễn Cảnh Toàn, 1999, Luận bàn và kinh nghiệm về tự học, Nhà xuất bản Giáo
dục.
29. 3TNguyễn Thị Thuận “ Biện pháp quản lí hoạt động học ở trường Cao đẳng Sư phạm
Trung ương TP.Hồ Chí Minh ” – ĐHSP TP. Hồ Chí Minh”, năm 2010, Luận văn
Thạc sĩ.
118
30. Thông tư liên tịch số 35/TTLT-BGD&ĐT-BNV ngày 23/8/2006 của liên Bộ Giáo dục
và Đào tạo – Bộ Nội vụ về Định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục công
lập để tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày .
31. Thông tư 29/2009/HT- BGD-ĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD-
ĐT về ban hành dự thảo Chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông.
32. 3T ài liệu cập nhật từ trang web: baomoi.com; chungta.com; hanoimoi.com.vn;
online.edu.vn; giaoduc.edu.vn.
119
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN
(Dành cho CBQL)
Để giúp chúng tôi tìm hiểu đúng thực trạng quản lý hoạt động dạy học buổi thứ hai ở
một số trường Tiểu học công lập tại Quận I - Thành phố Hồ Chí Minh, và góp phần nâng
cao chất lượng quản lí đối với hoạt động dạy học buổi thứ hai của GV, quý Thầy ( Cô ) vui
lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu (x) vào ô trống hoặc điền vào chỗ trống
sau mỗi câu hỏi.
Xin quý Thầy ( Cô ) vui lòng cho biết đôi điều về bản thân:
Họ và tên : ............................................................ Năm sinh : .................................
Năm công tác : ...................................................... Số năm làm QLGD : ..................
Trình độ chuyên môn : ......................................... Trình độ QLGD : .......................
UCâu 1U : Theo Thầy (Cô), có cần thiết tổ chức thực hiện mô hình dạy học hai buổi/ ngày ở
trường tiểu học không ?
Cần thiết Không cần thiết Tùy thuộc vào yêu cầu của ngành
UCâu 2U : Theo Thầy (Cô), các hoạt động dạy học buổi thứ hai có cần thiết phải được tổ chức
thực hiện hay không ?
- Rất cần - Không cần
- Cần - Lưỡng lự
UCâu 3U : Theo Thầy (Cô), những tác dụng và yêu cầu nào cần đạt trong việc tổ chức hoạt
động dạy học buổi thứ hai?
Tác dụng và yêu cầu
Tác dụng Yêu cầu
Có
tác
dụng
Ít
tác
dụng
Không
tác
dụng
Cần Không cần
Mở rộng kiến thức, nâng cao hiểu biết xã hội, hình
thành kĩ năng cho học sinh.
Phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh.
120
Giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh.
Hình thành và phát triển kỹ năng sống cho học sinh.
Học sinh có nhiều cơ hội để phát huy các khả năng
và sở thích cá nhân.
Tạo sự gắn kết với tập thể.
Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu học sinh.
Gắn việc học tập trên lớp với lao động và thực tiễn
xã hội.
Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện với học
sinh ở trường và ở từng lớp học.
Giúp giảm sức ép, tránh quá tải; làm cho việc học
tập của HS ở trường hứng thú hơn.
Củng cố và ôn luyện kiến thức cũ.
Bồi dưỡng và phụ đạo cho học sinh.
UCâu 4U : Các môn học nào được tổ chức dạy học ở buổi thứ hai ở trường các thầy cô ?
- Tiếng Việt
- Toán
- Hát - Nhạc
- Thể dục
- Kỹ thuật
- Mỹ thuật
- Anh văn
- Tin học
- Khác
UCâu 5:U Theo Thầy (Cô), cần tiến hành những hình thức tổ chức hoạt động dạy học buổi thứ
hai nào và ở trường Thầy (Cô) đã tiến hành hoạt động này ra sao?
Hình thức hoạt động dạy học buổi
thứ hai
Mức độ cần thiết Mức độ tiến hành
Rất
cần Cần
Không
cần
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Không
bao giờ
Tổ chức cho tất cả các môn học.
121
Tổ chức dạy các môn Tự chọn.
Ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt
-Toán.
Tổ chức dạy các môn Nghệ thuật.
Tổ chức các CLB Năng khiếu.
Tổ chức các bộ môn TDTT.
Tổ chức các CLB Tự học.
Tham quan, đi thực tế.
Tổ chức chuyên đề theo chủ điểm.
Sinh hoạt Đội, Sao nhi đồng,
nhóm,..
Khác
UCâu 6U : Thầy (Cô) xây dựng kế hoạch hoạt động dạy học buổi thứ hai vào thời điểm nào ?
Đầu năm Theo nguyện vọng, yêu cầu của học sinh
Giữa năm Trong hè
Cuối năm Khi có yêu cầu từ ngành hoặc từ PH-GV
UCâu 7U : Theo Thầy (Cô), để tổ chức hoạt động dạy học buổi thứ hai, những phẩm chất và
năng lực nào là cần thiết đối với giáo viên ?
- Có phẩm chất đạo đức của một nhà giáo
- Nhiệt tình, yêu thích hoạt động.
- Năng lực tổ chức, năng lực sư phạm
- Năng lực chẩn đoán nhu cầu và đặc điểm đối tượng dạy học, giáo dục.
- Năng lực thiết kế kế hoạch dạy học, giáo dục.
- Năng lực tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục.
- Năng lực giám sát, đánh giá kết quả các hoạt động dạy học, giáo dục.
- Năng lực giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học, giáo dục.
- Có khả năng huy động các lực lượng cùng tham gia
- Biết cách tổ chức cho học sinh hoạt động.
- Sáng tạo trong quá trình thực hiện
- Am hiểu cuộc sống. Kinh nghiệm sống
122
- Có tay nghề.
UCâu 8U : Trong trường mình, Thầy (Cô) đã sử dụng kinh phí dành cho hoạt động dạy học
buổi thứ hai như thế nào ?
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
UCâu 9U : Theo quý Thầy ( Cô ), nội dung quản lí hoạt động dạy học buổi thứ hai trong trường
tiểu học là quản lí những vấn đề gì? Các nội dung này có tầm quan trọng như thế nào?
TT
Nội dung quản lí
hoạt động dạy học buổi thứ hai
Mức độ
Rất
quan
trọng
Quan
trọng
Bình
thường
Không
quan
trọng
1 Nâng cao nhận thức, định hướng mục tiêu và tăng
cường tính pháp chế hoạt động dạy học buổi thứ hai.
2 Xây dựng kế hoạch và chương trình hoạt động dạy
học buổi thứ hai.
3 Phân công giảng dạy cho giáo viên. Quản lí công tác
bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và Ban quản lý của
hoạt động dạy học buổi thứ hai.
4 Lập kế hoạch bài dạy và chuẩn bị giờ lên lớp, tổ
chức hoạt động giảng dạy trên lớp ở buổi học thứ
hai của giáo viên.
5 Tổ chức chỉ đạo hoạt động dạy học buổi thứ hai.
6 Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học phục vụ
hoạt động dạy học buổi thứ hai.
7 Thường xuyên cải tiến và nâng cao chất lượng của
hoạt động dạy học buổi thứ hai.
8 Kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học buổi thứ hai.
Nội dung quản lí khác: .........................................................................................
.......................................................................................................................................
123
UCâu 10U: Xin Quý thầy cô vui lòng cho biết mức độ thực hiện và đánh giá kết quả thực
hiện về những nội dung quản lí hoạt động dạy học buổi thứ hai ở các trường tiểu học (TX:
thường xuyên, KTX: không thường xuyên, KTH: không thực hiện; T: Tốt, K: Khá, TB: trung
bình, Y: Yếu).
TT
Nội dung quản lí
hoạt động dạy học buổi thứ hai
Mức độ thực
hiện
Kết quả thực
hiện
TX KTX KTH T K TB Y
1 Nâng cao nhận thức, định hướng mục tiêu và
tăng cường tính pháp chế hoạt động dạy học
buổi thứ hai
2 Xây dựng kế hoạch và chương trình hoạt động
dạy học buổi thứ hai.
3 Phân công giảng dạy cho giáo viên. Quản lí
công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và Ban
quản lý của hoạt động dạy học buổi thứ hai.
4 Lập kế hoạch bài dạy và chuẩn bị giờ lên lớp, tổ
chức hoạt động giảng dạy trên lớp ở buổi học
thứ hai của giáo viên.
5 Tổ chức chỉ đạo hoạt động dạy học buổi thứ hai.
6 Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học phục vụ
hoạt động dạy học buổi thứ hai.
7 Thường xuyên cải tiến và nâng cao chất lượng
của hoạt động dạy học buổi thứ hai.
8 Kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học buổi thứ
hai.
UCâu 11U: Quý Thầy ( Cô ) đã gặp những khó khăn nào trong công tác quản lí hoạt động dạy
học buổi thứ hai?
T
T Những khó khăn
Mức độ
Rất
khó
khăn
Khó
khăn
Không
khó
khăn
1 Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động
124
dạy học buổi thứ hai.
2 Năng lực sư phạm của giáo viên chưa đáp ứng được hoạt
động dạy học buổi thứ hai.
3 Mô hình, giải pháp tổ chức hoạt động dạy học buổi thứ hai.
4 Tổ chức chỉ đạo thực hiện dạy học buổi thứ hai.
5 Áp lực sĩ số học sinh.
6 Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học
buổi thứ hai.
7 Việc kiểm tra, đánh giá giáo viên thực hiện hoạt động dạy
học buổi thứ hai.
8 Việc bồi dưỡng chuyên môn giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy
học buổi thứ hai.
9 Tự học tập, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, năng lực quản
lí của bản thân.
10 Kinh phí tổ chức các hoạt động
Khó khăn khác: ...................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
UCâu 12U: Theo quý Thầy ( Cô ), nguyên nhân cụ thể nào làm hạn chế khả năng và kết quả
công tác quản lí hoạt động dạy học buổi thứ hai?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
UCâu 13U : Để nâng cao hiệu quả công tác quản lí, theo quý Thầy ( Cô ), cần có những biện
pháp nào? (Xin vui lòng ghi theo thứ tự ưu tiên).
1. ....................................................................................................................
2. ....................................................................................................................
3. ....................................................................................................................
4. ....................................................................................................................
5. ....................................................................................................................
Xin cảm ơn sự cộng tác của quý Thầy (Cô) !
125
PHỤ LỤC 2
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN
(Dành cho Giáo viên chủ nhiệm- Giáo viên bộ môn)
Xin thầy cô vui lòng đánh dấu (x) vào các theo ý kiến của thầy cô để cung
cấp cho chúng tôi một số thông tin về hoạt động dạy học buổi thứ hai :
Họ và tên : .......................................................... Năm sinh : ............... Dạy lớp : ...........
Giáo viên trường : .............................................. Số năm công tác : ................................
UCâu 1U : Trong trường tiểu học, có cần tổ chức hoạt động dạy học buổi thứ hai cho học sinh
không ?
Có : Không : Lưỡng lự :
UCâu 2U : Trong năm học qua, trường thầy cô đã tổ chức các hoạt động dạy học buổi thứ hai
cho mấy khối lớp ?
1 2 3 4 5
UCâu 3U : Số lượng học sinh lớp của thầy cô tham gia hoạt động dạy học buổi thứ hai là bao
nhiêu ?
50% 60% 70% 80% 90% 100%
UCâu 4U : Các môn học nào được tổ chức dạy học ở buổi thứ hai ở trường các thầy cô ?
- Tiếng Việt
- Toán
- Hát - Nhạc
- Thể dục
- Kỹ thuật
- Mỹ thuật
- Anh văn
- Tin học
- Khác
126
UCâu 5U : Theo thầy cô các hình thức tổ chức dạy học ở buổi thứ hai nào được tổ chức dạy
học ở trường thầy cô ?
- Tổ chức dạy các môn Tự chọn.
- Ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt -Toán.
- Tổ chức dạy các môn Nghệ thuật.
- Tổ chức theo các CLB, đội, nhóm.
- CLB Văn nghệ.
- CLB Thể dục, thể thao.
- CLB Vẽ tranh, khéo tay kỹ thuật.
- CLB Kể chuyện -Thuyết trình - MC.
- CLB Cờ.
- Tham quan trong và ngoài địa phương.
- Tổ chức các chuyên đề, giao lưu theo chủ điểm.
- Sinh hoạt Đội, Sao nhi đồng, nhóm,..
Các hình thức khác :
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
UCâu 6U : Ở lớp, các thầy cô thường tổ chức những hoạt động dạy học buổi thứ hai như thế
nào?
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
UCâu 7U : Với tư cách là GVCN lớp, khi tổ chức dạy học ở buổi thứ hai, các thầy cô thường
quan tâm tới mục đích gì là cơ bản ? (Đánh dấu vào ý kiến chọn lựa).
- Mở rộng kiến thức, nâng cao hiểu biết xã hội, hình thành kĩ năng cho học sinh.
- Phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh.
- Giáo dục tư tưởng đạo đức, tình cảm cho học sinh.
- Hình thành và phát triển kỹ năng sống cho học sinh.
- Tạo sự gắn kết với tập thể.
- Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu học sinh.
- Gắn việc học tập trên lớp với lao động và thực tiễn xã hội.
- Củng cố và ôn luyện kiến thức cũ.
- Bồi dưỡng và phụ đạo cho học sinh.
127
- Học sinh có nhiều cơ hội để phát huy các khả năng và sở thích cá nhân.
- Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu học sinh.
- Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện với học sinh ở trường và ở từng lớp học.
Các ý kiến khác :
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
UCâu 8U : Theo quý Thầy ( Cô ), nội dung quản lí hoạt động dạy học buổi thứ hai trong trường
tiểu học là quản lí những vấn đề gì? Các nội dung này có tầm quan trọng như thế nào?
TT
Nội dung quản lí
hoạt động dạy học buổi thứ hai
Mức độ
Rất
quan
trọng
Quan
trọng
Bình
thường
Không
quan
trọng
1 Nâng cao nhận thức, định hướng mục tiêu và tăng
cường tính pháp chế hoạt động dạy học buổi thứ
hai.
2 Xây dựng kế hoạch và chương trình hoạt động
dạy học buổi thứ hai.
3 Phân công giảng dạy cho giáo viên. Quản lí công
tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và Ban quản lý
của hoạt động dạy học buổi thứ hai.
4 Lập kế hoạch bài dạy và chuẩn bị giờ lên lớp, tổ
chức hoạt động giảng dạy trên lớp ở buổi học thứ
hai của giáo viên.
5 Tổ chức chỉ đạo hoạt động dạy học buổi thứ hai.
6 Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học phục vụ
hoạt động dạy học buổi thứ hai.
7 Thường xuyên cải tiến và nâng cao chất lượng
của hoạt động dạy học buổi thứ hai.
8 Kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học buổi thứ hai.
Nội dung quản lí khác: .......................................................................................................
............................................................................................................................................
Câu 9: Xin Quý thầy cô vui lòng cho biết mức độ thực hiện và đánh giá kết quả thực
hiện về những nội dung quản lí hoạt động dạy học buổi thứ hai ở các trường tiểu học (TX:
128
thường xuyên, KTX: không thường xuyên, KTH: không thực hiện; T: Tốt, K: Khá, TB: trung
bình, Y: Yếu).
TT
Nội dung quản lí
hoạt động dạy học buổi thứ hai
Mức độ thực
hiện
Kết quả thực
hiện
TX KTX KTH T K TB Y
1 Nâng cao nhận thức, định hướng mục tiêu và
tăng cường tính pháp chế hoạt động dạy học
buổi thứ hai
2 Xây dựng kế hoạch và chương trình hoạt động
dạy học buổi thứ hai.
3 Phân công giảng dạy cho giáo viên. Quản lí
công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và Ban
quản lý của hoạt động dạy học buổi thứ hai.
4 Lập kế hoạch bài dạy và chuẩn bị giờ lên lớp, tổ
chức hoạt động giảng dạy trên lớp ở buổi học
thứ hai của giáo viên.
5 Tổ chức chỉ đạo hoạt động dạy học buổi thứ hai.
6 Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học phục vụ
hoạt động dạy học buổi thứ hai.
7 Thường xuyên cải tiến và nâng cao chất lượng
của hoạt động dạy học buổi thứ hai.
8 Kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học buổi thứ
hai.
UCâu 10U: Theo quý Thầy ( Cô ), Ban giám hiệu đã gặp những khó khăn nào trong công tác
quản lí hoạt động dạy học buổi thứ hai?
TT Những khó khăn
Mức độ
Rất
khó
khăn
Khó
khăn
Không
khó
khăn
1 Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của hoạt
động dạy học buổi thứ hai.
2 Năng lực sư phạm của giáo viên chưa đáp ứng được
hoạt động dạy học buổi thứ hai.
3 Mô hình, giải pháp tổ chức hoạt động dạy học buổi thứ
129
hai.
4 Tổ chức chỉ đạo thực hiện dạy học buổi thứ hai.
5 Áp lực sĩ số học sinh.
6 Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy
học buổi thứ hai.
7 Việc kiểm tra, đánh giá giáo viên thực hiện hoạt động
dạy học buổi thứ hai.
8 Việc bồi dưỡng chuyên môn giáo viên đáp ứng yêu cầu
dạy học buổi thứ hai.
9 Tự học tập, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, năng lực
quản lí của bản thân.
10 Kinh phí tổ chức các hoạt động
Khó khăn khác: ...................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
UCâu 11U: Theo quý Thầy ( Cô ), nguyên nhân cụ thể nào làm hạn chế khả năng và kết quả
công tác quản lí hoạt động dạy học buổi thứ hai?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
UCâu 12U : Để nâng cao hiệu quả công tác quản lí, theo quý Thầy ( Cô ), cần có những biện
pháp nào? (Xin vui lòng ghi theo thứ tự ưu tiên).
1. ....................................................................................................................
2. ....................................................................................................................
3. ....................................................................................................................
4. ....................................................................................................................
Xin cảm ơn sự cộng tác của quí Thầy ( Cô )!
130
PHỤ LỤC 3
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN
(Dành cho CBQL nhà trường – GVCN – GV Bộ môn)
Để giúp chúng tôi đánh giá đúng các nội dung và giải pháp quản lý hoạt động dạy học
buổi thứ hai ở một số trường Tiểu học công lập tại Quận I - Thành phố Hồ Chí Minh, và
góp phần nâng cao chất lượng quản lí đối với hoạt động dạy học buổi thứ hai của GV, xin
quý Thầy ( Cô ) vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu (x) vào ô trống hoặc
điền vào chỗ trống sau mỗi câu hỏi.
Xin quý Thầy ( Cô ) vui lòng cho biết đôi điều về bản thân:
Họ và tên : .............................................................. Năm sinh : ...................................
Năm công tác : ....................................................... Số năm làm QLGD : ...................
Trình độ chuyên môn : ........................................... Trình độ QLGD : .........................
Để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý hoạt động dạy học buổi thứ hai ở trường
tiểu học hiện nay, chúng tôi đề xuất một số biện pháp dưới đây:
S
T
T
Biện pháp
Tác dụng Yêu cầu
Có
tác
dụng
Ít tác
dụng
Không
tác
dụng
Cần Không cần
1 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy cho
công tác quản lí hoạt động dạy học buổi thứ
hai.
2 Nâng cao nhận thức của cán bộ-giáo viên-nhân
viên-phụ huynh và học sinh về tầm quan trọng
của hoạt động dạy học buổi thứ hai.
3 Thực hiện công tác tổ chức, phân công, định
hướng nội dung hoạt động dạy học buổi thứ
hai.
4 Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ
làm công tác dạy học buổi thứ hai.
5 Tạo điều kiện để học sinh phát huy vai trò chủ
thể của mình.
6 Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động
dạy học buổi thứ hai.
7 Xây dựng các điều kiện về cơ sở vật chất để
thực hiện tốt hoạt động dạy học buổi thứ hai.
131
8 Tạo động lực cho hoạt động dạy học buổi thứ
hai.
9 Tổ chức hoạt động dạy học buổi thứ hai dưới
hình thức các Câu lạc bộ Năng khiếu
10 Tổ chức hoạt động dạy học buổi thứ hai dưới
hình thức các Câu lạc bộ Tự học.
11 Tổ chức hoạt động dạy học buổi thứ hai dưới
hình thức tham quan, ngoại khóa.
12 Tổ chức hoạt động dạy học buổi thứ hai với
các môn Tự chọn: Anh văn -Tin học.
13 Các biện pháp về tài chính đối với hoạt động
dạy học buổi thứ hai.
Xin cảm ơn sự cộng tác của quý Thầy ( Cô ) !
132
PHỤ LỤC 4
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN
(Dành cho cha mẹ học sinh)
Để hoạt động dạy học buổi thứ hai góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục
của các trường, xin ông (bà) vui lòng đánh dấu X vào phương án chọn cho một số thông tin
sau :
UCâu 1U : Theo ông (bà) có cần thiết cho con học hai buổi/ngày ở trường tiểu học không?
Cần thiết Không cần thiết Tùy thuộc vào yêu cầu của trường
UCâu 2U : Theo ông (bà) vị trí của hoạt động dạy học buổi thứ hai ở trường tiểu học được
đánh giá như thế nào ?
Cần thiết Không cần thiết Có cũng được, Phân vân
không cũng được
UCâu 3U : Ông (bà) có đồng ý cho con mình tham gia vào các hoạt động của buổi học thứ hai
không ? Vì sao ?
Có Không
Lý do : Lý do :
- Giúp HS tránh tham gia những
hoạt động không lành mạnh.
- Ảnh hưởng tới thời gian học bồi
dưỡng thêm các môn chính khóa.
- Mở rộng kiến thức. - Không giúp cho việc học văn hoá
- Phát triển các năng khiếu và khả
năng giao tiếp.
- Kinh phí tốn kém.
- Các lý do khác. - Các lý do khác.
.................................................................... .....................................................................
.................................................................... .....................................................................
.................................................................... .....................................................................
UCâu 4U : Ông (bà) có đóng góp gì để giúp nhà trường tổ chức hoạt động dạy học buổi thứ hai
hiệu quả hơn : ....................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Xin cảm ơn sự cộng tác của quý cha mẹ học sinh!
133
PHỤ LỤC 5
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN
(Dành cho học sinh)
Xin em vui lòng cho biết :
Em là HS lớp : ...................... Trường tiểu học : ....................................................
UCâu 1U : Em có thích tham gia hoạt động dạy học buổi thứ hai do nhà trường tổ chức không?
Thích : Không : Lưỡng lự :
UCâu 2U : Kể tên các loại hoạt động dạy học buổi thứ hai mà em đã tham gia và số lần em
được tham gia trong năm học ?
a ..................................................................................... lần / tháng
b ..................................................................................... lần / tháng
c ..................................................................................... lần / tháng
d ..................................................................................... lần / tháng
e ..................................................................................... lần / tháng
UCâu 3U : Em thích hình thức tổ chức nào sau đây, xếp theo tứ tự ưu tiên dần :
a. Tham gia các CLB-NK : Hát-Nhạc, Kỹ thuật, Mỹ thuật, Cờ , Rèn chữ,
b. Văn nghệ (múa hát, diễn kịch, )
c. Anh văn
d. Tin học
e. Tham quan-dã ngoại
g. Bày tỏ ý kiến cá nhân.
Các hình thức khác mà em thích :
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
UCâu 4U : Em thấy các hoạt động kể trên có tác dụng như thế nào đối với bản thân :
- Mở rộng kiến thức, nâng cao hiểu biết xã hội, hình thành kĩ năng .
- Phát triển nhân cách toàn diện .
- Giáo dục tư tưởng đạo đức, tình cảm.
- Hình thành và phát triển kỹ năng sống .
134
- Tạo sự gắn kết với tập thể.
- Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu.
- Gắn việc học tập trên lớp với lao động và thực tiễn xã hội
- Củng cố và ôn luyện kiến thức cũ.
- Bồi dưỡng và phụ đạo.
Các ý kiến khác :
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
UCâu 5U : Theo em, trường hay lớp học em đang học:
a. Nên tăng thời gian tổ chức dạy học buổi thứ hai.
b. Giảm thời gian tổ chức dạy học buổi thứ hai.
c. Giữ nguyên thời gian tổ chức dạy học buổi thứ hai.
UCâu 6U : Những công việc mà thầy cô thực hiện trong các tiết dạy của buổi học thứ hai hiện
nay là :
Các công việc thực hiện
Mức độ
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Không
bao giờ
Ôn luyện kiến thức các môn chính khóa
Bồi dưỡng và phụ đạo môn Tiếng Việt-Toán
Dạy Anh văn tự chọn
Dạy Tin học
Bồi dưỡng, mở rộng các môn Nghệ thuật
Bồi dưỡng, mở rộng các môn TDTT
Tổ chức học ngoài lớp, ngoài thiên nhiên
Hướng dẫn các kĩ năng sống
Hướng dẫn các bộ môn Cờ
Tổ chức tham quan, dã ngoại theo chủ điểm
Sinh hoạt văn nghệ, kể chuyện.
135
Tranh luận, trao đổi về vấn đề mà em quan tâm.
Tổ chức cho hoc sinh tự học
Các công việc khác.
Xin cảm ơn sự cộng tác của em!
136
PHỤ LỤC 6
PHIẾU PHỎNG VẤN
(Dành cho Cán bộ quản lí và Giáo viên)
Nhằm thu thập thông tin cho việc nghiên “Thực trạng quản lý hoạt động dạy học
buổi thứ hai ở một số trường Tiểu học công lập tại Quận I - Thành phố Hồ Chí Minh”,
xin Thầy/Cô vui lòng trả lời các câu hỏi sau.
UCâu 1U: Vì sao một số giáo viên còn còn lưỡng lự với sự cần thiết khi phải tổ chức các
hoạt động dạy học buổi thứ hai?
Đa số CBQL và GV cho rằng vì chưa nhận thấy tính cấp thiết, sự thiết thực của các
hoạt động dạy học buổi thứ hai. Nguyên nhân do thiếu điều kiện về CSVC để tổ chức, hình
thức tổ chức dạy học chưa đáp ứng, không phong phú, chưa có định hướng nội dung cụ thể,
còn chung chung, chủ yếu là ôn luyện kiến thức cũ, chuyên môn về nghệ thuật còn hạn
chế.gây nặng nề và mệt mỏi cho GV lẫn HS. Trong khi đó, lương để chi trả cho GV còn
quá thấp.
UCâu 2U: Vì sao Thầy/ Cô cho rằng các nội dung quản lí hoạt động dạy học buổi thứ hai
là bình thường hoặc không quan trọng?
GV cho rằng đây là những việc của Ban giám hiệu và GV chỉ là người thực hiện theo
mà thôi. Bên cạnh đó, họ cho rằng các hình thức tổ chức hoạt động của đơn vị chưa khả thi
và chưa mang lại lợi ích cho HS lẫn GV mà đôi khi đó còn là gánh nặng khi họ phải kiêm
nhiệm thêm các hoạt động dạy học buổi thứ hai.
UCâu 3U : Theo Thầy/Cô nguyên nhân nào dẫn đến việc không thực hiện thường xuyên
các nội dung quản lí hoạt động dạy học buổi thứ hai?
Nguyên nhân chủ yếu một số trường chưa thực hiện đồng bộ được do hạn chế về
CSVC, các giải pháp về mô hình chưa hiệu quả, thống nhất, thiếu GV,.
UCâu 4:U Trong các biện pháp đã nêu nhằm quản lí hoạt động dạy học buổi thứ hai hiệu
quả hơn thì biện pháp nào là điều kiện cần và Thầy/Cô tâm đắc biện pháp nào nhất, vì
sao?
Hầu hết CBQL và GV cho rằng CSVC là điều kiện cần và tâm đắc với giải pháp về
mô hình dạy học buổi thứ hai dưới hình thức các CLB năng khiếu vì các em sẽ có thêm kỹ
năng sống, mạnh dạn, tự tin để làm chủ trong giao tiếp và dần hoàn thiện nhân cách và thị
hiếu thẩm mĩ, tạo nền tảng để phát huy năng khiếu cho học sinh, tạo điều kiện giúp các em
phát triển và hình thành nhân cách toàn diện.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy/Cô!
137
PHỤ LỤC 7
PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIẾT DẠY
Họ tên giáo viên: Phan Ngọc Mỹ Phương - Thời gian: ngày 17 / 12/ 2010
Bài dạy: Làm thiệp và vật dụng trang trí cây thông - Môn : Kĩ thuật - CLB Hoa tay
Khối 4,5 - Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng - Quận 1 - Thành phố Hồ Chí Minh
THỜI GIAN DIỄN TIẾN GHI CHÚ
13g45
Tiết 1
14g20-15g
Tiết 2
15g30-16g
Tiết 3
16g
1. UỔn định lớpU: Hát
2. UKiểm tra đồ dùng của học sinh.
3. UBài mớiU:
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
• UHoạt động 1U: Quan sát, nhận xét mẫu.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các vật
mẫu như: Thiệp giáng sinh, gói quà, mô hình
ông già Noel
• UHoạt động 2U:Giáo viên làm thao tác mẫu.
Giới thiệu quy trình:
ULàm thiệp chúc mừng giáng sinh:
- Cắt hình mẫu bằng giấy thủ công (cây thông,
hình ông già Noel, hình hoa Trạng nguyên)
- Dán hình đã cắt lên bìa thiệp.
- Trang trí thiệp, ghi dòng chữ chúc mừng.
ULàm mô hình ông già Noel từ vỏ trứng:U 1 vỏ
trứng Dán râu, mũ, nơDùng bút vẽ mắt,
mũi, miệng.
UGói quàU: 1 hộp hình vuông hay hình chữ nhật.
Cắt 1 miếng giấy hoa kích thước vừa đủ hộp
quà Gấp các cạnh, băngkeo, đính nơ lên quà.
ULàm mô hình chuông đôiU: Dùng 2 chiếc ly giấy
màu đỏDùng kim to khâu dây qua đáy 2 chiếc
ly giấy Đính nơ trên cùng.
• UHoạt động 3U: Thực hành
- Giáo viên tổ chức theo nhóm 7 đến 8 học sinh.
- Giáo viên quan sát thao tác của học sinh và
hướng dẫn khi các em còn lúng túng.
4. UNhận xét – Đánh giáU:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh trưng bày sản
phẩm, nghe nhạc mừng giáng sinh.
5. UDặn dò
Chuyên đề 4: Bé vào bếp cùng mẹ: “Bé tập dọn
dẹp nhà cửa”.
- HS ổn định tốt.
-Làm thiệp và vật dụng
trang trí cây thông.
- GV có chuẩn bị đồ
dùng dạy học công
phu.
- GV hướng dẫn, HS
quan sát.
- GV nên hướng dẫn
từng quy trình để HS
nắm vững.
- GV vừa thao tác vừa
mời HS cùng tham gia
thực hiện mẫu.
- GV yêu cầu HS nhắc
lại và nhận xét từng
quy trình.
- HS cùng nhau làm và
giúp đỡ những bạn làm
chưa đẹp, chậm.
Nên tổ chức cho từng
nhóm thực hiện 1
nhiệm vụ.
- HS hoàn thành sản
phẩm. Sản phẩm đẹp,
đa dạng.
UNhận xét chungU: GV đảm bảo mục tiêu và trọn vẹn nội dung bài dạy theo Kế hoạch giảng
dạy và Thiết kế bài dạy buổi thứ hai trong 3 tiết học của buổi chiều. Chuẩn bị chu đáo đồ
dùng dạy học. Tuy nhiên, cần tiến hành thao tác các quy trình thực hiện chậm hơn nữa để
HS dễ nắm bắt. Khi thực hành nên phân cho mỗi nhóm một nhiệm vụ, sau đó phối hợp lại
cùng trang trí cây thông sẽ thể hiện được tính tập thể, tiết kiệm thời gian.Học sinh hoàn
thành sản phẩm, đẹp, sáng tạo. Tiết học hiệu quả.
138
PHỤ LỤC 8
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 1
UTRƯỜNG TH ĐINH TIÊN HOÀNG
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG
CÂU LẠC BỘ NĂNG KHIẾU “ HOA TAY” - KHỐI 4 & 5
Chuyên đề Bài dạy Tuần
Chuyên đề 1:
Vui Tết Trung Thu
Bài 1: Làm Lồng đèn hình quả trám 3+4
Bài 2: Làm Lồng đèn hình thoi 5+6
Chuyên đề 2:
Em vào bếp
Bài 3: Cách chọn, rửa, gọt vỏ các loại quả, củ 7
Bài 4: Cách chọn rau tươi, rau sạch, cách lặt rau và rửa rau 8
Bài 5: Cách luột trứng và lột vỏ trứng 9
Bài 6: Cách pha nước giải khát 10
Chuyên đề 3:
Bé tập cắm hoa
Bài 7: Ý nghĩa một số loài hoa và cách chọn hoa
Cách bảo quản hoa tươi 11
Bài 8: Làm hoa đính lên áo 12
Bài 9: Gấp hoa giấy 13
Bài 10: Một số kiểu cắm hoa đơn giản 14
Chuyên đề 4:
Vui đón giáng sinh
Bài 11: Làm thiệp chúc mừng 15
Bài 12: Một số kiểu gói quà đơn giản. Trang trí cây thông 16
Bài 13: Làm thiệp và vật dụng trang trí cây thông 17
Chuyên đề 5:
Giúp mẹ ngày Tết
Bài 14: Trang trí lọ hoa ngày Tết 18
Bài 15: Trưng bày mâm quả 19
Bài 16: Tỉa củ, quả đơn giản 20
Bài 17: Cách xếp khăn ăn, sắp xếp bàn tiệc 21
Chuyên đề 6:
Em tập làm vườn
Bài 18: Ích lợi của việc trồng cây trong trường học 22
Bài 19: Cách lên luống và làm đất 23
Bài 20: Cách trồng một số loại rau 24
Bài 21: Một số phương pháp tạo cây con 25
Bài 22: Cách ủ phân rác, phân vi sinh 26
Bài 23: Trồng rau sạch 27
Chuyên đề 7:
Em làm đồ chơi
Bài 24: Làm đĩa bay 28
Bài 25: Làm cá vàng bằng vỏ trứng 29
Bài 26: Làm Gấu bằng len 30
Bài 27: Cắt hình nghệ thuật 31
Bài 28: Làm mặt nạ 32
Bài 29: Nghệ thuật xếp hình bằng giấy Nhật Bản 33
Ôn tập 34
UGhi chú:U Mỗi Câu lạc bộ đều có chương trình riêng cho từng khối lớp, thực hiện theo
hướng đồng tâm. Các bài dạy không nằm trong chương trình chính khóa và mang
tính chất bổ trợ, rèn thêm kĩ năng, hình thành kĩ xảo, thẩm mĩ cho HS.
Kế hoạch giảng dạy trên đây chỉ mang tính chất minh họa cho phụ lục 7 và
chương trình dạy học buổi thứ hai dưới hình thức các Câu lạc bộ năng khiếu.
139
PHỤ LỤC 9
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐINH TIÊN HOÀNG
CÂU LẠC BỘ NĂNG KHIẾU
Câu lạc bộ MC Câu lạc bộ Họa Mi
Câu lạc bộ Họa sĩ nhí Câu lạc bộ Cờ
Câu lạc bộ Hoa tay Câu lạc bộ Rèn chữ đẹp
140
CÂU LẠC BỘ MC & PHÓNG VIÊN NHÍ
141
CÂU LẠC BỘ HỌA MI
142
CÂU LẠC BỘ HỌA SĨ NHÍ
143
144
CÂU LẠC BỘ CỜ
145
CÂU LẠC BỘ HOA TAY
146
147
CÂU LẠC BỘ RÈN CHỮ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_cong_lap_tai_quan_1_tp_ho.pdf