Luận văn Thực trạng thị trường xuất khẩu gia vị và một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gia vị của Việt Nam trong thời gian tới

Trong thời gian vừa qua, sản xuất và xuất khẩu gia vị của Việt nam đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để khẳng định vị thế trên thị trường thế giới. Những thành tựu đạt được là rất khả quan. Những lợi thế phát triển gia vị của Việt nam rất lớn cho phép chúng ta nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và thực hiện mục tiêu mở rộng thị phần và đẩy mạnh xuất khẩu.

pdf35 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3530 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng thị trường xuất khẩu gia vị và một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gia vị của Việt Nam trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iết bị chế biến tiên tiến để sử lý hạt tiêu xô thành hạt tiêu có chất lượng cao với công xuất chỉ đảm bảo được khoảng 30% tổng sản lượng hạt tiêu xuất khẩu trong cả nước. Như vậy, đây đang là lĩnh vực bỏ ngỏ cho ngành hồ tiêu Việt Nam trong việc phát triển một ngành công nghiệp chế biến nhằm đáp ứng những đòi hỏi ngày càng khắt khe hơn về vệ sinh an toàn thực phẩm của thị trường cũng như sự đa dạng hoá các sản phẩm từ hạt tiêu. 1.2. Nhóm gia vị có chứa tinh dầu( quế, hồi, gừng, nghệ, ớt, tỏi ). * Sản xuất : Những năm 80 là thời kỳ nhóm hàng này phát triển mạnh về diện tích. Cả nước thời gian đó có sản lượng trên 10.000 tấn quế thanh (tập trung ở Yên Bái, Lạng Sơn và Quảng Nam – Quảng Ngãi ); 5.000 tấn hồi (chủ yếu ở Lạng Sơn, Quảng Ninh , Cao Bằng ); tỏi, gừng, nghệ được trồng nhiều tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là tỏi và ớt với sản lượng hàng chục ngàn tấn sấy khô. Nhưng từ năm 1990 trở lại đây, do thị trường tiêu thụ bị co hẹp, nên các loại cây gia vị trên đã bị thay thế bằng các loại cây khác. Những địa phương trước đây có vùng tập trung lớn về tỏi, ớt, NguyÔn M¹nh H­ng MSV 99D 454 LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa Th­¬ng m¹i Tr­êng §H Qu¶n lý & Kinh doanh 15 nghệ như: Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng, nay đã chuyển sang canh tác rau, củ vụ đông như cà chua, bắp cải, dưa chuột … * Chế biến : Nhóm hàng gia vị trên được xuất khẩu dưới dạng phơi, sấy khô (bột, thái lát hoặc nguyên quả như ớt). Công nghệ chế biến chủ yếu là thủ công theo phương pháp truyền thống. Do vậy, chất lượng chưa cao và không ổn định. Đây là điểm yếu khiến nhóm hàng này không có sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường, nhất là đối với các mặt hàng cùng loại của Trung Quốc. Chẳng hạn tỏi Việt Nam tuy thơm và hàm lượng tinh dầu cao hơn tỏi Trung Quốc 1,5 lần nhưng do củ bé, năng suất thấp, nhiều tép vụn nên khi chế biến, các lát tỏi hay bị vỡ vụn, màu sắc tối, giá thành cao gấp gần 2 lần tỏi Trung Quốc nên dần mất khách hàng( hiện tỏi lát sấy khô Trung Quốc giá thành 550USD/ tấn, VN là 900 - 1.000USD/ tấn). Tương tự, mặt hàng ớt cũng vậy. Ớt bột Trung Quốc màu sắc đỏ tươi, rất hấp dẫn và giá rẻ hơn ớt bột Việt Nam khoảng 15 - 20 USD/ tấn, trong khi ớt bột khô của Việt Nam thường có lẫn những sắc thẫm, xỉn màu và dễ mốc mặc dù giữ được độ cay đặc trưng nhưng khó hấp dẫn khách hàng. 2. Tình hình xuất khẩu gia vị của Việt Nam. 2.1. Khái quát chung tình hình xuất khẩu gia vị của Việt Nam. Việt Nam nằm trong số các nước sản xuất và xuất khẩu gia vị truyền thống của thế giới. Trong thời gian qua, với sự bùng nổ sản xuất hạt tiêu, Việt Nam đã trở thành một trong ba nước sản xuất và cung cấp hạt tiêu đen lớn nhất ra thị trường thế giới. Với tổng kim ngạch xuất khẩu các loại gia vị gồm: hạt tiêu đen, quế, hồi, gừng, nghệ những năm 1999 - 2000 ở mức 147- 158 triệu USD/ năm, Việt Nam đã là một trong những nước cung cấp gia vị chính của thế giới, nếu so với tổng kim ngạch xuất khẩu gia vị của thế giới là khoảng 2,3-2,6 tỷ USD/năm thì Việt Nam chiếm thị phần khoảng 6,0-6,3%. Còn nếu so sánh với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là 11,54 tỷ USD (1999) và 14,45 tỷ USD (2000) thì xuất khẩu gia vị chiếm khoảng 1,3- 1,6%. Như vậy, lợi thế so sánh hiển thị của Việt Nam trong xuất khẩu gia vị là rất cao (4,6-5,5). Trong thời gian 1996 - 2000, xuất khẩu các gia vị chính của Việt Nam đã tăng từ 52,33 triệu USD lên 158 triệu USD tức là tăng gấp 3,3 lần, nhịp độ tăng xuất khẩu trung bình hàng năm đạt xấp xỉ 25% đưa tỷ trọng xuất khẩu của nhóm gia vị trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung của đất nước lên trên 1%. Tình hình cụ thể xuất khẩu gia vị của Việt Nam được thể hiện qua (Bảng số 5). Bảng số 5: Xuất khẩu gia vị của Việt Nam thời kỳ 1996 - 2000 Đơn vị: 1000 USD Mã số HS Loại gia vị 1996 1997 1998 1999 2000 0904.11.00 Hạt tiêu đen 46.440,2 65.658,1 64.957,7 139.070,6 146.281.0 NguyÔn M¹nh H­ng MSV 99D 454 LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa Th­¬ng m¹i Tr­êng §H Qu¶n lý & Kinh doanh 16 0906.10.00 Quế 3.639,9 4.415,4 3.760,6 4.493,7 5.253,0 0909.10.00 Hồi 1.829,7 1.741,8 306,3 1.981,9 6.761.8 0910.10.00 Gừng 415,0 558,1 540,3 1.597,6 206,1 0910.30.00 Nghệ 5,6 6,8 63,2 6,4 18,9 Tổng 5 loại gia vị 52.384,4 72.380,2 69.629,1 147.150,2 158.250,8 Nhịp độ tăng qua năm % - +38,2 -3,8 +111,3 +7,5 Tổng xk của Việt nam 7.225.950 9.185.000 9.360.300 11.540.000 14.488.677 Tỷ trọng (%) XK gia vị trong xuất khẩu chung 0,7 0,8 0,7 1,3 1,1 Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 1996 - 2000. Cũng qua Bảng Số 5, chúng ta thấy xuất khẩu gia vị của Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu hạt tiêu, tỷ trọng áp đảo (88 - 92%) và kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục hàng năm thời gian 1996 -2000 của hạt tiêu đã góp phần quyết định làm tăng xuất khẩu gia vị của Việt Nam thời gian qua. 2.2. Tình hình xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam. Việt Nam sản xuất tiêu đen là chủ yếu. Tiêu thụ nội địa chỉ 5-10% tổng sản lượng sản xuất hàng năm, trên 90% tham gia vào mậu dịch thế giới. Khối lượng xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam không ngừng tăng trong những năm qua: Năm 1998 cả nước xuất khẩu 15 ngàn tấn, chiếm khoảng 8% tổng khối lượng mậu dịch thế giới. Nhưng chỉ sau 3 năm (2001) khối lượng tiêu xuất khẩu đạt 57 ngàn tấn, chiếm 25% mậu dịch tiêu của thế giới, trở thành quốc gia đứng đầu về xuất khẩu hạt tiêu đen. Năm 2002 cả nước xuất khẩu 78 ngàn tấn, chiếm gần 30% tổng khối lượng mậu dịch thế giới; dự kiến đạt từ 80-100 ngàn tấn trong các năm 2003 - 2005. Bảng số 6: Kết quả xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu thời kỳ 1996 - 2002 Đ/v: KL: 1.000 tấn; GT: triệu USD Các năm Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Khối lượng 25,3 24,7 15,1 34,8 37,0 57,0 78,2 Giá trị 46,7 67,2 64,5 137,3 145,9 91,2 109,3 Nguồn: 1996 - 2000 Tổng cục Thống kê; 2001 - 2002 Tổng cục Hải quan Hiện có trên 30 quốc gia nhập khẩu sản phẩm hạt tiêu Việt Nam (theo Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, sản phẩm tiêu của nước ta đã đến với thị trường tiêu dùng của trên 70 nước trên thế giới). Ngoại trừ năm 1998, khối lượng xuất khẩu hạt tiêu tăng liên tục từ năm 1995 đến nay, nhanh nhất trong 4 năm 1999 - 2002, bình quân tăng 25%/ năm. NguyÔn M¹nh H­ng MSV 99D 454 LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa Th­¬ng m¹i Tr­êng §H Qu¶n lý & Kinh doanh 17 Đặc biệt trong vài năm gần đây, khối lượng xuất khẩu trực tiếp tới các thị trường lớn và khó tính như Hoa Kỳ, EU tăng nhanh: Trước năm 2001 chỉ chiếm tới 10% tổng khối lượng tiêu xuất khẩu hàng năm, năm 2002 đạt trên 15%. Các nước có khối lượng nhập khẩu sản phẩm hạt tiêu của Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn trong năm vừa qua gồm Hoa Kỳ: 11,2 ngàn tấn (15%); Hà Lan: 10 ngàn tấn (13%); Singapore: 8,2 ngàn tấn (11%); CHLB Đức: 5,0 ngàn tấn (6,5%). Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất, Liên bang Nga, Trung Quốc nhập với khối lượng từ 2 đến trên 5 ngàn tấn. Dưới đây là cơ cấu của một số thị trường chính như (Bảng số 7). Giá xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam biến động theo giá thị trường thế giới. Theo tài liệu của tổng cục thống kê, thời kỳ năm 1996 - 2000 giá bình quân đạt 3.345,8 USD/tấn; cao nhất là năm 1998 với mức 4.272 USD/tấn. Năm 1999 - 2000 giảm xuống dưới 4.000 USD/tấn. Do áp lực cung tiếp tục vượt cầu nên từ năm 2001 đến nay giá xuất khẩu hạt tiêu liên tục sụt giảm, từ 1.600 USD/tấn năm 2001 xuống dưới 1.400 USD/tấn trong năm 2002. Gía xuất khẩu biến động ảnh hưởng đến giá mua trong nước: năm 1998 giá 42-46 ngàn đồng/kg, lúc cao nhất năm 1999 lên trên 60-62 ngàn đồng/kg, nhưng cuối năm 2000 giảm xuống 37-38 ngàn đồng/kg. Năm 2001 giá nội địa chỉ xung quanh 23-25 ngàn đồng/kg và tiếp tục trượt xuống mức 20 ngàn đồng/kg trong năm 2002. Sáu tháng đầu năm 2003 giá mua hồ tiêu trong nước vào khoảng 1.800 đồng/kg và giá xuất khẩu chỉ trên dưới 1.350 USD/tấn (FOB). Bảng số 7: Thị trường xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam Đơn vị: KL: tấn; TG: triệu USD Năm 2001 Năm 2002 Các thị trường Khối lượng Trị giá Khối lượng Trị giá Bắc Mỹ 3.291 5,67 11.811 17,82 Châu Âu 11.094 17,82 25.645 36,54 Châu Á 29.020 45,34 27.066 36,38 Châu Phi và Nam Mỹ 3.399 6,40 2.906 4,07 Trung Đông 3.228 5,47 4.199 5,55 Các vùng khác 6.990 10,537 6.588 8,95 Tổng cộng 57.022 91,237 78.155 109,31 Nguồn: Tổng cục Hải quan và Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam Gần đây, một số địa phương vùng Đông Nam Bộ chế biến hạt tiêu trắng từ hạt tiêu đen đạt chất lượng khá, giá bán trong nước đạt trên 30 ngàn đồng/kg, giá xuất khẩu 2.300 - 2400 USD/tấn (FOB). Trong hoạt động xuất khẩu hạt tiêu, bước đầu các doanh nghiệp đã thiết lập được kênh xuất khẩu hạt tiêu vào một số thị trường có nhu cầu lớn, mở ra triển vọng phát triển sâu rộng hơn đối với thị trường hạt tiêu thế giới. NguyÔn M¹nh H­ng MSV 99D 454 LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa Th­¬ng m¹i Tr­êng §H Qu¶n lý & Kinh doanh 18 3. Những vấn đề tồn tại trong sản xuất và xuất khẩu gia vị của Việt Nam. 3.1. Diện tích cây trồng không ổn định. Như đã phân tích ở trên, các loại cây gia vị hầu hết đều tăng giảm theo giá cả thị trường mà không có quy hoạch cũng như định hướng rõ ràng. Chẳng hạn, thời kỳ 1995 - 2000 hạt tiêu xuất khẩu rất được giá, nên đã kích thích việc phát triển diện tích cây hồ tiêu một cách ồ ạt (hiện 50.000 ha - đây là diện tích đến năm 2010 theo kế hoạch). Theo đó sản xuất và số lượng xuất khẩu cũng tăng mạnh. Nếu như năm 1998 Việt Nam mới xuất khẩu được 18.000 tấn hạt tiêu, thì đến năm 2002 nước ta đã xuất khẩu được 80.000 tấn, gấp hơn 4 lần, nhưng giá trị kim ngạch không tăng tương ứng do giá xuất khẩu giảm nhiều so với các năm 1995 - 1999. Về phía Nhà nước cũng muốn tăng sản xuất và xuất khẩu trong khi chưa tính kỹ về thị trường và hiệu quả sản xuất. Do đó chưa kiểm soát chặt chẽ sự tăng trưởng diện tích trồng và lượng hạt tiêu xuất khẩu. 3.2. Thiếu dự báo chính xác về thị trường. Nước ta mới bước vào nền kinh tế thị trưòng nên cả nước, người nông dân và các nhà chế biến, kinh doanh đều chưa có kinh nghiệm và rất yếu trong công tác dự báo thị trường. Doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu thấy lãi là làm, sự nghiên cứu chiến lược lâu dài cho thi trường còn yếu. Về phía nông dân, phần lớn là sản xuất nhỏ, trình độ thông tin còn lạc hậu, tiếp xúc ít, gặp nhiều trở ngại trong tìm hiểu thị trường, nên nhiều khi họ phát triển sản xuất theo kiểu “phong trào”, thấy người khác làm thu lãi lớn là họ cũng làm theo, không tính đến hiệu quả lâu dài cũng như sự ổn định của mặt hàng đó. Ví dụ, từ năm 1998, hầu hết các nước sản xuất hồ tiêu đều tăng rất mạnh diện tích cây tiêu (trung bình từ 30 - 40%/năm). Người trồng tiêu Việt Nam hầu như không nắm được thông tin này, nên cùng thời gian này, diện tích trồng tiêu của ta cũng tăng nên quá nhanh. Kết quả là cung vượt cầu khá lớn (20-30%), và đương nhiên là giá bị giảm mạnh, gây thiệt hại cho người sản xuất và cả nhà xuất khẩu. 3.3. Chính sách bảo hiểm nông sản còn hạn chế. Nhóm hàng gia vị thuộc loại hàng nông sản ở Việt Nam, phụ thuộc nhiều vào diễn biến thời tiết và nhiều yếu tố khác nên những năm được mùa thì giá giảm, mất mùa thì giá tăng. Đặc biệt đối với hạt tiêu, rủi ro rất cao vì sự biến động giá rất lớn so với nhiều loại nông phẩm khác như gạo, hạt điều, cao su…trong khi thời gian qua, chính sách bảo hiểm cho ngành hàng hạt tiêu gần như bị lãng quên. Đây cũng chính là yếu tố khiến nhiều nhà xuất khẩu Việt Nam e ngại, không dám gắn bó chặt chẽ với mặt hàng này. Qua khảo sát 4 doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu trên 10 triệu USD/năm ở Hà nội, họ đều có chung một quan điểm: không đầu tư lớn vào nhóm hàng gia vị, nhất là hạt tiêu. Lý do là độ mạo hiểm cao, có thể thu lãi lớn nhưng cũng có thể mất nghiệp vì mặt hàng này. Chẳng hạn, khi mua vào gặp thời điểm giá thấp (khoảng 40.000 đồng/kg), lúc xuất khẩu được giá NguyÔn M¹nh H­ng MSV 99D 454 LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa Th­¬ng m¹i Tr­êng §H Qu¶n lý & Kinh doanh 19 (khoảng 120.000 đồng/kg), lợi nhuận thu về lớn. Nếu ngược lại, thiệt hại lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng (tuỳ thuộc vào khối lượng hàng xuất đi), rất dễ bị trắng tay. Các doanh nghiệp đó cũng cho biết rằng, hạt tiêu là mặt hàng có thể dự trữ được do quy trình bảo quản không tốn kém và phức tạp như một số hàng nông sản khác như gạo, cà phê, nhưng ít ai dám làm. Nguyên nhân lại vẫn là giá cả tăng giảm thất thường với độ chênh lệch quá lớn (lên xuống từ 15-20 USD/tấn, thậm chí có thời điểm 100 - 200 USD/tấn, trong khi mặt hàng gạo xuất khẩu mức chênh lên xuống chỉ 2-3 USD/tấn). Trên thực tế, hiện các công ty bảo hiểm không mặn mà lắm với lĩnh vực sản xuất nông sản nói chung và hàng gia vị nói riêng. Tại Việt Nam, hiện chỉ có một công ty là Groupama (100% vốn nước ngoài, nhận giấy phép từ cuối năm 2001) kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.Nhưng phạm vi rủi ro được bảo hiểm cũng còn hạn chế, chủ yếu là những rủi ro có thể kiểm soát được hoặc xảy ra với tần suất rất thấp. Nhìn chung, ở Việt Nam hiện chưa có quỹ bảo hiểm về năng suất cây trồng cũng như về giá các mặt hàng. Thời gian qua, Nhà nước đã có một số chính sách để bảo hiểm và trợ giá cho một số hàng nông sản nhưng mới tập trung vào các mặt hàng như gạo cà phê là hai mặt hàng được đánh giá có giá trị kim ngạch lớn, trực tiếp ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống của nhiều hộ nông dân. Còn mặt hàng hạt tiêu xuất khẩu, từ năm 2002 bắt đầu được hưởng chính sách xuất khẩu 100 đồng/1 USD. Nhưng theo các doanh nghiệp, mức thưởng này không đủ bù đắp sự thua lỗ khi giảm giá. Tuy nhiên theo thời gian, hạt tiêu đã trở thành một trong số 6 mặt hàng xuất khẩu nông sản chủ lực của Việt Nam (bao gồm: gạo, cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu và rau quả), đồng thời theo đề nghị của Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, ngày 20/5/2003, Bộ Tài chính đã có công văn đồng ý thành lập quỹ bảo hiểm xuất khẩu hồ tiêu. Quỹ có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và do Bộ Tài chính quản lý. Đối tượng tham gia quỹ này có thể mở rộng ra các doanh nghiệp chưa phải là thành viên của hiệp hội. Mức thu phí tham gia được tính không quá 0,6% doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp, riêng năm 2003 là 0,25%. 3.4. Chưa có hợp đồng bao tiêu sản phẩm hoặc tính khả thi trong thực hiện hợp đồng còn thấp giữa người sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu. Phần lớn việc mua các mặt hàng gia vị trong nước các doanh nghiệp đều thông qua các đầu mối tư nhân nên còn bị động nhiều về số lượng và giá cả. Hợp đồng có thể được ký kết, nhưng việc phá vỡ hợp đồng bị xảy ra thường xuyên do tác động của nhiều đối tác theo kiểu: ai trả giá cao hơn thì bán cho người đó. Phân tích rõ hơn biện pháp này thực sự chưa phát huy tác dụng trong sản xuất hàng xuất khẩu bởi 3 lý do. NguyÔn M¹nh H­ng MSV 99D 454 LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa Th­¬ng m¹i Tr­êng §H Qu¶n lý & Kinh doanh 20 Thứ nhất là sản xuất hàng gia vị của Việt Nam còn khá manh mún. Để có đủ hàng hoá, trong nhiều trường hợp doanh nghiệp phải ký hợp đồng và theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng của rất nhiều hộ nông dân, đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí. Thứ hai, doanh nghiệp chỉ có thể ký hợp đồng dài hạn với người sản xuất khi họ có đầu ra ổn định. Trong khi bối cảnh kinh doanh nhiều biến động như hiện nay, việc có đầu ra ổn định rất ít. Đã thế trên thực tế thường xảy ra chuyện người sản xuất (hộ nông dân) không thực hiện đúng theo hợp đồng đã cam kết, sản xuất hàng không đúng chất lượng, hoặc từ chối giao hàng cho doanh nghiệp để bán thẳng ra thị trường khi thấy giá cao hơn, bỏ qua những đầu tư đã nhận trước của doanh nghiệp như giống, cách thức chăm sóc, phân bón, khiến nhiều doanh nghiệp bị thua thiệt hàng trăm triệu đồng, và không có hàng để giao cho đối tác dẫn đến mất bạn hàng. 3.5. Ở thế bị động trong hoạt động kinh doanh. Mặc dù là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu hạt tiêu nhưng hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực này còn bị phụ thuộc nhiều vào biến động giá trên thị trường thế giới. Các doanh nghiệp xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam về tổng thể chưa đủ sức chi phối thị trường quốc tế, không tạo được thế chủ động. Theo các doanh nghiệp kinh doanh hàng gia vị, nguyên nhân là do Việt Nam chủ yếu là xuất nguyên liệu thô, chưa xây dựng một thương hiệu riêng cho hàng gia vị Việt Nam, chưa có công nghiệp chế biến hạt tiêu tương xứng với tầm vóc của mình. 3.6. Thiếu các cơ sở chế biến. Mặc dù đã được sản xuất và xuất khẩu với số lượng lớn nhưng Việt Nam đang thiếu các cơ sở chế biến hàng gia vị, nhất là hạt tiêu lên chúng ta chỉ xuất khẩu nguyên liệu thô. Vài năm gần đây, Vinafimex (Tổng công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm) có quan hệ với một đối tác nước ngoài cho ra đời một cơ sở chế biến hạt tiêu sạch xuất khẩu, đã nâng được giá xuất khẩu lên 20% so với xuất thô, nhưng số lượng chưa nhiều (mới chiếm 30% tổng lượng hạt tiêu xuất khẩu hàng năm của nước ta). Một số doanh nghiệp phía Bắc cũng có ý tưởng tìm đối tác liên doanh nhằm xây dựng nhà máy chế biến hạt tiêu tại phía Nam cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu (tiêu xay) nhưng sau khi tìm hiểu họ cho rằng chi phí quá tốn kém, nhất là trong việc xây dựng thương hiệu cho mặt hàng mà hiệu quả cuối cùng khó đạt được (rủi ro nhiều), trong khi xuất khẩu nguyên liệu thô dễ hơn nhiều. Vì vậy, hiện trong thị trường nội địa, hạt tiêu xay đóng thành lọ nhỏ bán với giá rẻ (2.000 – 8.000 đồng/lọ) được bán khá chạy, nhưng là hàng của Trung Quốc. 4. Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, các nguy cơ và cơ hội xuất khẩu gia vị của Việt Nam. 4.1. Điểm mạnh: Về chất lượng: Hương vị tốt, có độ đậm, hiện có khoảng 20% lượng tiêu xuất khẩu đã đảm bảo chất lượng tiêu sạch của ASTA, Xuất khẩu sang EU và Mỹ. NguyÔn M¹nh H­ng MSV 99D 454 LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa Th­¬ng m¹i Tr­êng §H Qu¶n lý & Kinh doanh 21 Về giá cả: Có sức cạnh tranh về giá so vối sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh do điều kiện canh tác thuận lợi, năng suất cao, giá thành sản xuất thấp (đặc biệt là hạt tiêu). Về phương thức thanh toán: Buôn bán chính ngạch thanh toán chủ yếu theo phương thức L/C nên đảm bảo chắc chắn trong việc thu tiền hàng, nhưng khối lượng buôn bán tiểu ngạch vẫn lớn và những rủi ro trong thanh toán tiền hàng còn lớn. Về phương thức kinh doanh: Đã mở rộng mạng lưới xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường châu Âu và Mỹ. Về các biện pháp và chính sách khuếch trương xuất khẩu: Đã có nhiều nỗ lực trong những năm qua của nhà nước và doanh nghiệp nhằm tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu... 4.2. Điểm yếu: Về chất lượng: không đồng đều, sản xuất phân tán, sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao chưa nhiều, còn nhiễm bẩn gia vị, dạng sản phẩm xuất khẩu còn đơn giản, chưa có nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao xuất khẩu... Về giá cả: Giá cả xuất khẩu còn thấp so với giá quốc tế do chưa có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh và do cạnh tranh thiếu lành mạnh (tổ chức nguồn hàng, phương thức thu gom, bán hàng chưa tốt...) Về phương thức thanh toán: Do thiếu linh hoạt trong phương thức thanh toán và kinh doanh nên chưa xây dựng được quan hệ đối tác bền vững để mở rộng và thâm nhập mạnh mẽ hơn vào thị trường quốc tế. Về phương thức kinh doanh: Xuất khẩu chủ yếu vẫn qua trung gian nên hạn chế trong việc nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của thị trường để có biện pháp thích ứng sản phẩm và đảm bảo phát triển bền vững. Về các biện pháp và chính sách khuếch trương xuất khẩu: Kinh phí cho xúc tiến xuất khẩu của Nhà nước và doanh nghiệp còn hạn hẹp, năng lực và kỹ năng xúc tiến xuất khẩu và marketing xuất khẩu còn hạn chế. 4.3. Cơ hội: Thị trường gia vị thế giới còn có điều kiện mở rộng do ngành công nghiệp chế biến thực phẩm còn tiếp tục phát triển, đặc biệt thị trường các nước đang phát triển. Bên cạnh đó ngành dịch vụ nhà hàng và tiêu thụ gia đình vẫn tiếp tục tăng nhu cầu về gia vị. Việt Nam có lợi thế so sánh rất lớn trong sản xuất và xuất khẩu gia vị như tiêu, quế... Gia vị Việt Nam có điều kiện tăng cường thâm nhập thị trường các nước nhập khẩu gia vị lớn như Mỹ, EU, Nhật bản, Trung Đông, Trung quốc… nhờ tác động của việc tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế. Việc gia nhập Cộng đồng Hạt tiêu Quốc tế (IPC) hiện nay mà trong tương lai sẽ là Cộng đồng Gia vị Quốc tế sẽ giúp chúng ta tăng cường phối hợp với các nước sản xuất, xuất khẩu lớn khác để duy trì phát triển ổn định NguyÔn M¹nh H­ng MSV 99D 454 LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa Th­¬ng m¹i Tr­êng §H Qu¶n lý & Kinh doanh 22 của thị trường, đảm bảo hiệu quả hoạt động sản xuất, xuất khẩu gia vị của đất nước… 4.4. Thách thức: Tốc độ tăng trưởng của thị trường gia vị thế giới không lớn . Hơn nữa, thị trường gia vị thế giới hầu như đã ổn định,… Thị trường xuất khẩu của Việt Nam chưa ổn định và chưa vững chắc. Cạnh tranh xuất khẩu gia vị trên thế giới ngày càng khốc liệt; So sánh với các đối thủ cạnh tranh thì chúng ta kém họ về mặt thực tiễn kinh doanh và chưa có các chương trình xúc tiến gia vị hiệu quả ở nước ngoài. Yêu cầu của các thị trường nhập khẩu gia vị ngày càng cao và các tiêu chuẩn đối với sức khoẻ và vệ sinh an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu, chúng ta chưa có kinh nghiệm đối phó với các hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước công nghiệp phát triển. NguyÔn M¹nh H­ng MSV 99D 454 LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa Th­¬ng m¹i Tr­êng §H Qu¶n lý & Kinh doanh 23 CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GIA VỊ CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI Những tháng đầu năm 2003 hoạt động xuất khẩu hàng gia vị của Việt Nam đã có phần chững lại do các nước Trung đông và các tiểu Vương quốc Ả rập có nhiều biến động do cuộc chiến I-rắc. Tuy nhiên, với sự phục hồi kinh tế trong khu vực sau chiến tranh, mặt hàng gia vị vẫn có nhiều cơ hội để thâm nhập và mở rộng thị phần tới các thị trường này. Mặt khác xu hướng dùng nhóm hàng gia vị này trong chế biến dược phẩm đang lan nhanh sang các nước châu Mỹ. Ngay tại thị trường trong nước, gừng, nghệ, quế, hồi hiện không đủ cung cho cầu. Theo hội Dược Việt Nam, hiện các nhà sản xuất thuốc đông dược Việt Nam mỗi năm phải nhập khẩu từ Trung Quốc hàng nghìn tấn gừng và hoa hồi. Đây là cơ sở để có thể phát triển sản xuất và xuất khẩu gia vị trong thời gian tới. Tuy nhiên, với thực tế sản xuất và xuất khẩu nhóm hàng này trong những năm qua, Chính phủ cùng ngành gia vị cần có những định hướng, biện pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả trong xuất khẩu hàng gia vị. I. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIA VỊ CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI. 1. Trong sản xuất. Diện tích cây trồng phải có định hướng rõ ràng và ổn định. Việc phát triển diện tích các loại cây gia vị, đặc biệt là hồ tiêu cần xoay quanh hạt nhân quan trọng nhất đó là nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế (mặt bằng, chủng loại, số lượng, chất lượng). Không để tình trạng hiện nay là chạy theo số lượng dẫn đến tình trạng khủng hoảng thừa, gây áp lực hạ giá hoặc gieo trồng một cách tự phát, để khi giá xuống thì chặt tiêu trồng cây khác, khi thấy giá lên bỏ cây khác trồng tiêu. Giải quyết vấn đề giống: Việc phát triển hồ tiêu trong những năm tới phải gắn với nhu cầu thị trường, giữ được chữ tín đối với khách hàng. Khách hàng nào cũng đòi hỏi chất lượng cao, ổn định. Giống tốt là một trong những yếu tố quyết định chất lượng hàng hoá. Ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: kỹ thuật canh tác, giống, phòng dịch bệnh, bảo vệ môi trường… nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cho gia vị xuất khẩu. 2. Trong chế biến, bảo quản. Phát triển công nghệ sau thu hoạch: Sản phẩm gia vị xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chưa có tác động của công nghệ sau thu hoạch (phơi sấy, bảo quản, phân loại, sơ chế, chế biến, bao bì, đóng gói). Vì vậy, tỷ lệ hao hụt cao, chất lượng không đều, giá cả thấp. Để nâng cao sức cạnh tranh của loại sản phẩm này, các ngành, các cấp, các doanh nghiệp cần quan tâm cả về NguyÔn M¹nh H­ng MSV 99D 454 LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa Th­¬ng m¹i Tr­êng §H Qu¶n lý & Kinh doanh 24 chính sách, đầu tư vốn, khoa học công nghệ và cán bộ khoa học kỹ thuật cho các hoạt động này. Đầu tư khâu chế biến sản phẩm: Phát triển công nghiệp chế biến bao gồm cả công nghệ hiện đại và giản đơn là yêu cầu cấp thiết để nâng cao giá trị gia tăng và sức ép tiêu thụ theo mùa vụ. Đồng thời xúc tiến đầu tư xây dựng các nhà máy hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế; Triển khai chương trình chế biến hồ tiêu sạch, giảm thiểu việc xuất khẩu hạt thô. Có chính sách hỗ trợ người sản xuất mua máy móc thiết bị sấy, bảo quản và chế biến quy mô nhỏ. Xây dựng kho bảo quản, chế biến hàng gia vị: Cải tạo và xây dựng mới hệ thống kho bảo quản, nâng công suất kho chứa đáp ứng nhu cầu bảo quản hàng gắn liền với diện tích trồng. Tạo điều kiện cao hơn trong việc vay vốn tín dụng, ưu đãi về giá thuê đất là nhà xưởng chế biến các mặt hàng gia vị khác nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân tham gia lưu thông nhóm hành này trong nước và xuất khẩu. 3. Trong xuất khẩu. Đa dạng hoá sản phẩm gia vị xuất khẩu theo nhu cầu thị trường. Sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu gia vị của khách hàng về chủng loại, phẩm cấp, quy mô… Ngoài ra, cần chú ý sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng gia vị có giá trị cao. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường để có những định hướng cụ thể cho người sản xuất gia vị. Tăng cường các hoạt động xúc tiến xuất khẩu trên quy mô quốc gia nhằm tìm kiếm cơ hội xuất khẩu. Tăng cường hội nhập thị trường thế giới, tiếp thu các thông lệ buôn bán quốc tế của ngành hàng, duy trì sự có mặt thường trực trên thị trường, tăng thị phần gia vị của Việt Nam trên thị trường quốc tế, xúc tiến mở rộng thị trường hạt tiêu. Trên cơ sở các hiệp định song phương và đa phương được ký giữa Chính phủ Việt Nam với các nước Mỹ, Trung Quốc. Chính phủ tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam cần có những đối sách khai thác triệt để các thị trường này. Đồng thời phát triển xuất khẩu sang những thị trường tiêu thụ gia vị lớn như EU, Nhật Bản… II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GIA VỊ CỦA VIỆT NAM RA THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI. 1. Tổ chức lại sản xuất theo hướng kinh tế trang trại, quy hoạch vùng sản xuất tập trung đối với một số gia vị chính cho chế biến xuất khẩu: Để có thể xuất khẩu gia vị với khối lượng lớn, chất lượng ổn định và thuận tiện trong ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ thì nên tiến hành tổ chức lại các vùng sản xuất gia vị tập trung trên cơ sở 7 vùng sinh thái đã được xác định ở nước ta và trên cơ sở các vùng chuyên canh các cây gia vị đã hình thành, nghiên cứu, ứng dụng các mô hình trồng trọt cây gia vị phù hợp (nông trại, hợp tác xã…) để tiện cho việc thâm canh cây gia vị: đưa NguyÔn M¹nh H­ng MSV 99D 454 LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa Th­¬ng m¹i Tr­êng §H Qu¶n lý & Kinh doanh 25 giống mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chăm sóc, thu hoạch và bảo quản gia vị.. 2. Nghiên cứu đề ra chiến lược cạnh tranh. Cạnh tranh bằng giá cả: phấn đấu giảm giá thành sản xuất bằng quản lý tốt, chọn giống và sản xuất tốt, không để hư hỏng do sản xuất kém gây nên. Cạnh tranh bằng chất lượng: là nội dung rất quan trọng trong chiến lược phát triển. Doanh nghiệp chỉ có thể phát triển và không bị phá sản khi bảo đảm chất lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn, cải tiến bảo quản bằng các công nghệ thích hợp. Cạnh tranh bằng quan hệ với khách hàng và thị trường: giữ uy tín, tín nhiệm để ổn định tiêu thụ, tranh thủ được thời cơ khi cần khách hàng và thị trường ổn định tạo điều kiện cho người sản xuất và xuất khẩu yên tâm, đi sâu vào khâu tiêu thụ. Cạnh tranh bằng xúc tiến thương mại: quảng cáo để giữ được mối quan hệ với thị trường và đảm bảo việc tiêu thụ ổn định cả lúc khó khăn. Trong nước cần hình thành ngay hệ thống bảo hểm kinh doanh để người sản xuất và người kinh doanh có điều kiện phấn đấu nâng cao sản lượng và chất lượng. Quảng cáo cần xúc tiến cả trong và ngoài nước, đảm bảo mối quan hệ gữa thị trường và khách hàng. Cạnh tranh bằng các biện pháp marketing: nghiên cứu thị trường, dự báo để có các chủ trương thích hợp trước khi sản xuất và kinh doanh không bị động. Phân tích hệ Thống SWOT đề phòng và phát huy sức mạnh. Kịp thời dăng ký nhãn hiệu, thương phẩm để đảm bảo uy tín, ổn định trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. 3. Giải pháp đầu tư và tài chính. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư đối với sản xuất, xuất khẩu các gia vị và tăng cường xúc tiến, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất, chế biến gia vị xuất khẩu của Việt Nam 4. Giải pháp chế biến ổn định số lượng và chất lượng. Hiện nay, gia vị xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là dưới dạng nguyên liệu thô, gia vị hỗn hợp hoặc gia vị nghiền và các dạng gia vị chế biến khác ta hầu như chưa xuất khẩu được. Một số giải pháp chế biến: Bản thân các doanh nghiệp phải đi sâu vào chuyên môn hoá để tăng giá trị hàng hoá. Điều này đòi hỏi công nghệ hiện đại về bảo quản. Vậy các doanh nghiệp cần hết sức bám sát nhu cầu thị trường để hiện đại hoá công nghệ của mình. Ngoài đòi hỏi hiện đại hoá công nghệ, các doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý đến đào tạo nguồn nhân lực. Công nhân cần được đào tạo phù hợp với trình độ công nghệ của nhà máy và có bản năng sẵn sàng áp dụng các công nghệ mới. Ngoài ra, công nhân cần có những kiến thức cần thiết cơ bản về an toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu thu mua, vận chuyển cho đến bảo quản và chế biến. NguyÔn M¹nh H­ng MSV 99D 454 LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa Th­¬ng m¹i Tr­êng §H Qu¶n lý & Kinh doanh 26 Các doanh nghiệp cần chuẩn bị các điều kiện để sẵn sàng áp dụng quản lý chất lượng theo HACCP, ISO, và các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm khác. Có đáp ứng được những đòi hỏi về chất lượng thì sản phẩm mới có khả năng xuất khẩu thu ngoại tệ Nâng cấp chất lượng nguyên liệu, giảm giá đầu vào, hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu gia vị là một đảm bảo cho sự phát triển nghành công nghiệp chế biến về lâu dài. Tăng cường hoàn thiện nhân lực và hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kiểm tra và chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm nghiệm, kiểm dịch hiện nay. Tăng cường đàm phán quốc tế song biên và đa biên để đảm bảo có sự công nhận lẫn nhau về bằng cấp, các chứng chỉ vệ sinh về an toàn thực phẩm, chứng nhận kiểm nghiệm, kiểm dịch. 5. Giải pháp về thị trường: Mở rộng đàm phán các cấp với các quốc gia, khu vực để đẩy mạnh xuất khẩu của Việt nam nói chung và xuất khẩu rau quả và gia vị nói riêng: Đề nghị Chính phủ tiếp tục đàm phán các hiệp định thương mại song phương và đa phương, đàm phán trả nợ nước ngoài bằng hàng nông sản, thực phẩm (Trong đó có rau quả, gia vị) nhằm mở rộng hơn nữa điều kiện tiếp cận thị trường nước ngoài cho các doanh nghiệp Việt Nam Các Bộ, Ngành có nhu cầu nhập máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế trong nước, khi đàm phán với các nước cần tranh thủ các cơ hội gắn nhập khẩu với xuất khẩu, kể cả xuất khẩu gia vị nếu thấy phù hợp. Đẩy mạnh hoạt động đàm phán với các nước để ký kết các hiệp định thoả thuận chung về tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng, giấy chứng nhận kiểm dịch, bảo hộ sở hữu trí tuệ… Tăng cường công tác thông tin thị trường, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại để mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu gia vị cuả Việt Nam: Đối với các doanh nghiệp, trước hết cần tăng cường các hoạt động nghiên cứu thị trường và tìm các thị trường nghách cho sản phẩm gia vị Việt Nam. Các doanh nghiệp cũng cần chủ động tìm kiếm bạn hàng và chú trọng xây dựng quan hệ làm ăn lâu dài, gắn bó với đối tác ngay từ khi trồng trọt, chế biến thông qua các quan hệ liên doanh, đầu tư… Các doanh nghiệp dưới sự chỉ đạo và điều phối thống nhất của Nhà nước, được sự hỗ trợ giúp đỡ kỹ thuật và tài chính của Nhà nước, cần chủ động trong xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược kinh doanh của mình như chiến lược phát triển sản phẩm, chiến lược thâm nhập thị trường, thâm nhập kênh phân phối, giá cả và xúc tiến bán hàng Các doanh nghiệp cần chủ động và tham gia tích cực vào các Hiệp hội rau quả xuất khẩu của Việt Nam. Hiệp hội hạt tiêu Việt Nam, nhà nước NguyÔn M¹nh H­ng MSV 99D 454 LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa Th­¬ng m¹i Tr­êng §H Qu¶n lý & Kinh doanh 27 sẽ hỗ trợ xây dựng năng lực của tổ chức hiệp hội này phát huy tốt vai trò và chức năng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp và tiến hành xúc tiến thương mại… Đối với nhà nước việc cấp bách là hoàn thiện mạng lưới thông tin và xúc tiến thương mại quốc gia hàng nông sản thực phẩm để đáp ứng nhu cầu thông tin và hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ. Nhà nước khuyến khích và khuyến cáo các doanh nghiệp chú trọng đa dạng hoá thị trường xuất khẩu sản phẩm gia vị để hạn chế những rủi ro và tổn thất có thể xảy ra do những biến động lớn của thị trường gây ra, ổn định và phát triển sản xuất. Nhà nước phối hợp với các tổ chức thương mại và khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu xây dựng mô hình sở giao dịch trung tâm giao dịch, nông sản xây dựng mô hình sở giao dịch, trung tâm giao dịch, trung tâm giao dịch và nông sản xây dựng thí điểm mô hình này ở vùng nguyên liệu nông sản, vùng gia vị trọng điểm để rút kinh nghiệm, hoàn thiện và nhân rộng ra các vùng sản xuất lớn khác. Nhà nước phối hợp với các tổ chức hỗ trợ thương mại và các doanh nghiệp tham gia các hội chợ quốc tế chuyên ngành thực phẩm như ANUGA (Đức), SIAL (Pháp), AGF-Total (Hà lan), FOODEX (Nhật bản)… để tạo điều kiện xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường. Nhà nước phối hợp với các tổ chức hỗ trợ thương mại và các doanh nghiệp xúc tiến việc xây dựng các trung tâm trưng bày, giới thiệu sản phẩm và Trung tâm thương mại của Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là ở các thị trường Mỹ, EU, Nga, Trung đông, Nhật bản… trong đó có trưng bày, giới thiệu các sản phẩm gia vị của Việt Nam…. 6. Giải pháp phát triển và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ trong sản xuất, chế biến gia vị xuất khẩu. Nghiên cứu, chọn lựa để nhập khẩu những công nghệ chế biến tiên tiến phù hợp với điều kiện thực tế về nguồn nhân lực và điều kiện tài nguyên nước nhà. Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng và cải tiến công nghệ trong trồng trọt, chế biến, bảo quản sản phẩm gia vị… đặc biệt trong các vấn đề về giống. Công nghệ vật liệu bao bì cũng cần được đặc biệt chú trọng để làm sao khuyến khích sử dụng và sản xuất bao bì trong nước, đảm bảo hạ giá thành sản phẩm chế biến…. III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC. 1. Các biện pháp tín dụng. 1.1. Tín dụng xuất khẩu và bảo lãnh tín dụng xuất khẩu. Mặc dù có tên gọi là tín dụng xuất khẩu, nhưng đây là khoản tín dụng mà nước xuất khẩu dành cho các doanh nghiệp của nước nhập khẩu để cho các doanh nghiệp này có điều kiện mua hàng của nước xuất khẩu. Đây là tín dụng trung và dài hạn, thường từ 2 đến 10 năm. Trong những trường hợp đặc biệt có thể ngắn hơn nhưng không dưới 360 ngày nhu cầu tín dụng xuất NguyÔn M¹nh H­ng MSV 99D 454 LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa Th­¬ng m¹i Tr­êng §H Qu¶n lý & Kinh doanh 28 khẩu và bảo lãnh tín dụng xuất khẩu đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều tại Việt Nam. Để đẩy mạnh xuất khẩu trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhiều doanh nghiệp đã đề nghị nhà nước Việt Nam cho phép họ được bán hàng theo phương thức thanh toán chậm. Nếu tiềm lực tài chính của doanh nghiệp đủ mạnh, họ có thể chờ đến khi được khách hàng thanh toán , nhưng nếu tiềm lực tài chính yếu, thì họ thường đề nghị Nhà nước hỗ trợ bằng cách “mua lại” khoản nợ này hoặc bảo lãnh cho các khoản nợ này để họ có thể chiết khấu chứng từ tại các ngân hàng thương mại. Đây là biện pháp hỗ trợ cần thiết để hàng gia vị Việt Nam có thể mở nối sang các nước Châu Phi, nơi có nhiều tiềm năng trong tiêu thụ nhóm hàng ngày nhưng đang bị vướng trong khâu thanh toán. 1.2. Bảo hiểm rủi ro không thanh toán Khi tiếp cận thị trường mới hoặc bạn hàng mới, người xuất khẩu thường rất quan tâm tới khả năng thanh toán của bạn hàng. Có thể nói rủi ro trong thanh toán là rủ ro chính cản trở các doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận với thị trường mới và bạn hàng mới. Vì vậy, nhiều công ty bảo hiểm trên thế giới đã thiết kế các sản phẩm riêng để bảo hiểm cho rủ do loại nay. Ví dụ như: Vương quốc Anh còn lập ra một tổ chức công (Export Credits Guarantee Depertment) để cung ứng dịch vụ bảo hiểm rủ ro không thanh toán cho các nhà xuất khẩu. Nhằm nâng cao khả năng thâm nhập các thị trường mới cho hàng xuất khẩu nói chung và hàng gia vị Việt Nam nói riêng, nên chăng Việt Nam cần xem xét thành lập một tổ chức như vậy hoặc khuyến khích các công ty bảo hiểm Việt Nam tiếp thị các sản phẩm tương tự. Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý: dù nhà cung ứng dịch vụ là tổ chức công (phi lợi nhuận) hay doanh nghiệp thì các nguyên tắc chủ đạo của kinh doanh bảo hiểm vẫn phải được tuân thu triệt để. Không nên coi đây là công cụ bao cấp hoặc ưu đãi bởi làm như vậy rất dễ gây tâm lý ỷ lại cho các doanh nghiệp. 2. Một số biện pháp về thị trường và xúc tiến. 2.1. Đẩy mạnh sự ra đời của các sàn giao dịch hàng hoá. Trong thời gian chờ đợi hội đủ các điều kiện để thiết lập thị trường hàng hoá giao sau, Chính phủ có thể xem xét hình thành ngay một số sàn giao dịch hàng hoá để giúp nông dân và doanh nghiệp có được sự bảo đảm chắc chắn hơn về giá cả và cơ hội tiêu thụ hàng hoá trong tương lai gần. Thuỷ sản và hạt điều đã đi đầu trong lĩnh vực này thông qua việc thành lập Trung tâm giao dịch thuỷ sản Cần Giờ và mạng giao dịch hạt điều. Hàng gia vị, nhất là hạt tiêu nên tham khảo kinh nghiệm của các sàn giao dịch này để thiết lập sàn giao dịch cho riêng mình , góp phần giảm thiểu rủi ro của thị trường hàng hoá giao ngay. 2.2. Nâng cao khả năng nhận biết với các rào cản phi thuế quan. Hình thức biểu hiện của các rào cản thương mại trên thế giới ngày càng trở nên tinh vi. Các tiêu chuẩn không liên quan đến thương mại như tiêu chuẩn lao động, tiêu chuẩn vệ sinh môi trường… được sử dụng ngày càng nhiều. Vấn đề an toàn thực phẩm, nhãn mác hàng hoá nhiều khi được NguyÔn M¹nh H­ng MSV 99D 454 LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa Th­¬ng m¹i Tr­êng §H Qu¶n lý & Kinh doanh 29 vận dụng một cách thái quá để tạo thêm rào cản cho thương mại quốc tế. Mặt hàng gia vị xuất khẩu cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Vì vậy thời gian tới cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, nhất là giữa các Hiệp hội để nâng cao khả năng nhận biết và đối phó với các hàng rào phi quan thuế kiểu mới. Hiệp hội hạt tiêu cần có lực lượng tư vấn riêng. Khi cần thiết, có thể đóng góp để thuê tư vấn nước ngoài. Về lâu dài, cần nâng cao hơn chất lượng đào tạo luật sư để có được một đội ngũ luật sư đạt trình độ, hiểu biết sâu rộng về thương mại quốc tế để tư vấn và hỗ trợ cho các doanh nghiệp. 2.3. Chính sách thị trường đối với hàng gia vị xuất khẩu. Chính phủ cần có chủ trương và cơ chế để thực hiện có hiệu quả việc xúc tiến thị trường theo hướng: Phân loại để thích ứng, giữ vững thị trường truyền thống, phát triển thị trường mới, chú ý thị trường ngách. Đề nghị Chính phủ tích cực tìm kiếm và xúc tiến ký kết hợp đồng chính phủ về bán buôn hàng nông sản, trong đó có hàng gia vị. Tạo cơ chế và hỗ trợ doanh nghiệp đủ điều kiện vươn ra tiếp cận thị trường kỳ hạn, nhằm góp phần loại bỏ những rủi ro, những biến động của giá cả trong ngắn hạn gây ra, thông qua thoả thuận trước về mức giá cho sản phẩm sẽ được giao trong tương lai. Đây là một biện pháp phân tán rủi ro, hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro về giá cho người sản xuất, kinh doanh trong nước. Tuy nhiên, muốn thực hiện tốt biện pháp này, đòi hỏi công tác dự báo, dự đoán phải chính xác. 3.Chính sách thuế trong nông nghiệp. Từ trước đến nay, Nhà nước chưa coi những cây hồ tiêu thuộc danh mục những cây trồng cần được chú trọng phát triển, vì vậy chưa có những khuyến khích thoả đáng. Trước hết cần nhận thức và tăng cường biện pháp phát triển sản xuất và xuất khẩu hàng gia vị, coi đó là cây xoá đói giảm nghèo, là cây phát triển kinh tế, ổn định chính trị khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa, đồng thời là loại hàng hoá góp phần vào phát triển kinh tế đất nước lẫn công nghiệp hoá. Trong những năm tới, để tạo điều kiện phát triển thuận lợi cho ngành hồ tiêu và các mặt hàng gia vị, cần miễn giảm thuế 2-3 năm cho vùng khai hoang trồng mới, đặc biệt là các vùng kinh tế mới, vùng dân tộc ít người… Ở những nơi cần cải tạo vườn tiêu cũ, nếu số nọc tiêu cần cải tạo vượt quá 50% số nọc có trong vườn thì cũng cần miễn giảm thuế nông nghiệp 1-2 năm. Miễn giảm thuế nông nghiệp cho đất trồng hồ tiêu trong thời gian kiến thiết cơ bản vườn tiêu là hợp lý vì suất đầu tư trồng tiêu rất cao so với các cây trồng khác và phần lớn người trồng tiêu thuộc diện nghèo, ít vốn đầu tư. NguyÔn M¹nh H­ng MSV 99D 454 LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa Th­¬ng m¹i Tr­êng §H Qu¶n lý & Kinh doanh 30 KẾT LUẬN Trong thời gian vừa qua, sản xuất và xuất khẩu gia vị của Việt nam đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để khẳng định vị thế trên thị trường thế giới. Những thành tựu đạt được là rất khả quan. Những lợi thế phát triển gia vị của Việt nam rất lớn cho phép chúng ta nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và thực hiện mục tiêu mở rộng thị phần và đẩy mạnh xuất khẩu. Thực hiện tốt các giải pháp trên đây, trong những năm tới gia vị của Việt nam có thể trở thành một trong những ngành hàng nông sản phát triển ổn định, bền vững, mang lại hiệu quả cao cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Trong khuôn khổ của luận văn tốt nghịêp, với thời gian có hạn và nhiều mặt còn hạn chế nên những vấn đề nghiên cứu ở đây không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô, bạn bè cùng những người quan tâm để đề tài trở nên hoàn thiện hơn. Cuối cùng, Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo PGS.TS Trần Văn Chu và các thầy cô giáo trong khoa, cùng với sự giúp đỡ tạo điều kiện của tập thể cán bộ Viện nghiên cứu thương mại đặc biệt là Trưởng Phòng hợp tác Quốc tế thầy Vũ Tiến Dương đã giúp em hoàn thành luận văn này. NguyÔn M¹nh H­ng MSV 99D 454 LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa Th­¬ng m¹i Tr­êng §H Qu¶n lý & Kinh doanh 31 DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Văn kiện Đại hội Đảng IX, chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam 2001 – 2010. NXB trị quốc gia (2001). 2. Giáo trình Ngoại thương – Trường Đại học Quản lý Kinh doanh. 3. Giáo trình Thương mại quốc tế – Trường Đại học Quản lý Kinh doanh. 4. Giáo trình Marketing– Trường Đại học Quản lý Kinh doanh. 5. Dự án Nâng cao năng lực nghiên cứu chính sách Thương mại do SIDA tài trợ 2003. 6. Tập san thông tin Thương mại các số 1, 2, 3, 4, 5, 6 năm 2003 của Viện nghiên cứu Thương mại. 7. Niên giám thống kê năm 2002 – Tổng cục thống kê. 8. Vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Bộ kế hoạch và Đầu tư. 9. Báo thương mại tháng 8/2003. 10. Báo đầu tư tháng 9/2003. NguyÔn M¹nh H­ng MSV 99D 454 LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa Th­¬ng m¹i Tr­êng §H Qu¶n lý & Kinh doanh 32 MỤC LỤC Lời mở đầu ................................................................................................... 1 Chương I. Những vấn đề cơ bản về sản xuất và xuất khẩu gia vị ............. 2 1. Khái niệm, vai trò và tác dụng của gia vị ................................................... 2 2. Thành phần cơ cấu gia vị và nhu cầu về gia vị ........................................... 2 3. Dự báo nhu cầu gia vị hiện nay và trong thời gian tới ................................ 3 4. Vị trí, vai trò sản xuất và xuất khẩu gia vị .................................................. 4 5. Những lợi thế của Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu gia vị ................ 4 Chương II. Thực trạng thị trường gia vị thế giới và tình hình sản xuất, xuất khẩu gia vị của Việt Nam trong thời gian vừa qua ............................ 6 I. Thực trạng thị trường gia vị thế giới ........................................................... 6 1. Nhập khẩu và tiêu thụ gia vị trên thế giới................................................... 6 2. Xuất khẩu và cung cấp gia vị trên thị trường thế giới ................................. 7 3. Diễn biến giá cả quốc tế các loại gia vị trong thời gian qua........................ 8 4. Kênh phân phối gia vị thị trường thế giới................................................. 10 5. Các phương thức buôn bán, đóng gói và vận chuyển hàng gia vị ............. 10 5.1. Phương thức buôn bán .......................................................................... 10 5.1.1. Buôn bán thông thường ...................................................................... 11 5.1.2. Giao dịch tái xuất............................................................................... 11 5.2. Các phương thức đóng gói hàng gia vị................................................ 11 5.3. Các phương thức vận chuyển hàng gia vị ........................................... 12 6. Những yếu tố tác động đến nhập khẩu gia vị của các nước ...................... 12 II. Tình hình sản xuất và xuất khẩu gia vị của Việt Nam .............................. 13 1. Tình hình sản xuất và chế biến gia vị của Việt Nam................................. 13 1.1. Hạt tiêu................................................................................................. 13 1.2. Nhóm gia vị có chứa tinh dầu (quế, hồi, gừng, nghệ, ớt, tỏi).............. 14 2. Tình hình xuất khẩu gia vị của Việt Nam ................................................. 15 2.1. Khái quát chung tình hình xuất khẩu gia vị của Việt Nam................. 15 NguyÔn M¹nh H­ng MSV 99D 454 LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa Th­¬ng m¹i Tr­êng §H Qu¶n lý & Kinh doanh 33 2.2. Tình hình xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam ........................................ 16 3. Những vấn đề tồn tại trong sản xuất và xuất khẩu gia vị của Việt Nam.... 17 3.1. Diện tích cây trồng không ổn định ...................................................... 17 3.2. Thiếu dự báo chính xác về thị trường.................................................. 18 3.3. Chính sách bảo hiểm nông sản còn hạn chế ...................................... 18 3.4. Chưa có hợp đồng bao tiêu sản phẩm hoặc tính khả thi trong thực hiện hợp đồng còn thấp giữa người sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu 19 3.5. Ở thế bị động trong hoạt động kinh doanh ......................................... 19 3.6. Thiếu các cơ sở chế biến ...................................................................... 20 4. Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, các nguy cơ và cơ hội xuất khẩu gia vị của Việt Nam ........................................................................................... 20 4.1. Điểm mạnh........................................................................................... 20 4.2. Điểm yếu............................................................................................... 20 4.3. Cơ hội ................................................................................................... 21 4.4. Thách thức ........................................................................................... 21 Chương III. Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gia vị của Việt Nam trong thời gian tới............................................................... 22 I. Một số định hướng phát triển gia vị của Việt Nam trong thời gian tới ...... 22 1. Trong sản xuất ........................................................................................ 22 2. Trong chế biến, bảo quản ......................................................................... 22 3. Trong xuất khẩu ...................................................................................... 23 II. Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gia vị của Việt Nam ra thị trường thế giới .................................................................................... 23 1. Tổ chức lại sản xuất theo hướng kinh tế trang trại, quy hoạch vùng sản xuất tập trung đối với một số gia vị chính cho chế biến xuất khẩu ............... 23 2. Nghiên cứu đề ra chiến lược cạnh tranh ................................................... 24 3. Giải pháp đầu tư và tài chính.................................................................... 24 4. Giải pháp chế biến ổn định số lượng và chất lượng .................................. 24 5. Giải pháp về thị trường ............................................................................ 25 NguyÔn M¹nh H­ng MSV 99D 454 LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa Th­¬ng m¹i Tr­êng §H Qu¶n lý & Kinh doanh 34 6. Giải pháp phát triển và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ trong sản xuất, chế biến gia vị xuất khẩu...................................................... 26 III. Một số ý kiến nghị với Nhà nước ........................................................... 26 1. Các biện pháp tín dụng 1.1. Tín dụng xuất khẩu và bảo lãnh tín dụng xuất khẩu ............................. 26 1.2. Bảo hiểm rủi ro không thanh toán ......................................................... 27 2. Một số biện pháp về thị trường và xúc tiến .............................................. 27 2.1. Đẩy mạnh sự ra đời của các sàn giao dịch hàng hoá.......................... 27 2.2. Nâng cao khả năng nhận biết với các rào cản phi thuế quan ............. 27 2.3. Chính sách thị trường đối với hàng gia vị xuất khẩu .......................... 28 3. Chính sách thuế trong nông nghiệp .......................................................... 28 Kết luận ...................................................................................................... 29 Tài liệu tham khảo ..................................................................................... 30

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận Văn- Thực trạng thị trường xuất khẩu gia vị và một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gia vị của Việt Nam trong thời gian tới.pdf
Luận văn liên quan