Luận văn Thực trạng và giải pháp Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại NHNo&PTNT – chi nhánh Tuyên Quang

Thị trường cho vay KHCN tại Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng nhưng chưa được khai thác đúng mức. Do đó mở rộng hoạt động cho vay KHCN là một hướng đi đúng và đáp ứng được nhu cầu của người dân. Việc đẩy mạnh hoạt động này cũng sẽ giúp các NHTM có thêm nguồn thu, nhất là khi môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở lên khốc liệt hơn. Các KHCN cũng sẽ được hưởng lợi nếu ngân hàng đẩy mạnh, mở rộng hoạt động này vì họ sẽ có tiền để phục vụ nhu cầu tiêu dùng cũng như sản xuất kinh doanh của họ. Còn đối với nền kinh tế: nền kinh tế sẽ phát triển hơn khi nhu cầu mua hàng của người dân được đáp ứng nhanh hơn, cuộc sống của người dân cũng sẽ trở lên đầy đủ hơn, ngân hàng sẽ thực sự trở thành trung gian tài chính quan trọng không chỉ của các doanh nghiệp mà còn là của cả người dân.

docx65 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2918 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại NHNo&PTNT – chi nhánh Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
% I. Theo tính chất nguồn vốn 432,325 594,842 706,374 162,517 37,59% 111,532 18,75% 1. TG các TCKT 20,065 21,087 23,858 1,022 5,09% 2,771 13,14% 2. Tiền gửi dân cư 412,260 573,755 682,516 161,495 39,17% 108,761 18,96% II. Theo nội ngoại tệ 432,325 594,842 706,374 162,517 37,59% 111,532 18,75% 1. Nội tệ 380,820 508,600 625,534 127,780 33,55% 116,934 22,99% 2. Ngoại tệ 51,505 86,242 80,840 34,737 67,44% -5,402 -6,26% III. Theo thời hạn 432,325 594,842 706,374 162,517 37,59% 111,532 18,75% 1. Tiền gửi dưới 1 nămk 36,275 40,275 47,930 4,000 11,03% 7,655 19,01% 2. Tiền gửi trên 1 năm 554,567 658,444 158,517 40,02% 103,877 18,73% 554,567 (Nguồn: phòng kinh doanh) Qua bảng trên ta thấy tiền gửi dân cư tăng dần qua các năm, năm 2014 tăng 161,495 triệu đồng tương ứng tăng 39,17% so với năm 2013, đây là con số tăng rất ấn tượng và đến năm 2015 tăng với tốc độ nhỏ hơn là 108,761 tỷ đồng tương ứng tăng 18,96% so với năm 2014. Nguyên nhân ở đây là do CN Agribank Tuyên Quang nằm ở vị trí khu dân cư sinh sống đông đúc, chủ yếu tập trung các nhiều người dân và có nhiều các PGD để đáp ứng nhu cầu tối đa của người dân cũng như doanh nghiệp tư nhân, bên cạnh đó là những chính sách huy động vôn hợp lý của Agribank giúp cho việc huy động tiền gửi từ dân cư và từ doanh nghiệp. Điều này giúp cho việc huy động vốn của Ngân hàng Agribank CN Tuyên Quang thu hút được nhiều nguồn vốn từ phía dân cư sinh sống trên địa bàn. Hình 2.2: Biểu đồ tiền gửi của tổ chức kinh tế và dân cư 2013 - 2015 (Nguồn: phòng kinh doanh) Bảng 2.2: Bảng so sánh tỷ trọng nguồn vốn TCKT và Dân cư 2013 -2015 Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2013 2014 2015 % % % I. Theo tính chất NV 432,325 594,842 706,374 100 100 100 1. TG các TCKT 20,065 21,087 23,858 4,64% 3,54% 3,38% 2. Tiền gửi dân cư 412,260 573,755 682,516 95,36% 96,46% 96,62% (Nguồn: phòng kinh doanh) Qua biểu đồ và bảng trên ta thấy tiền gửi của các tổ chức chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhiều so tiền gửi của dân cư. Năm 2013 tiền gửi của các TCKT chiếm 4.64% tương ứng với 20,065 tỷ, trong khi đó tiền gưi của dân cư là 412.26 tỷ đồng chiếm tới 95.36%. Năm 2014 tỷ trong này là 3,54% và 96,36% ta thấy rằng tiền gửi của các TCKT giảm đo so với năm 2013, đến năm 2015 tỷ trọng này tiếp tục giảm là 3,38% và 96,62%. Điều này cho thấy rằng việc người dân gửi tiền là rất lớn, và việc huy động cho vốn từ người dân là rất tiềm năng. Hình 2.3: Biểu đồ tăng giảm huy động vốn nội tệ và ngoại tệ 2013 – 2015 (Nguồn: phòng kinh doanh) Từ bảng và biểu đồ trên thì xét huy động vốn theo nội ngoại tệ thì huy động nội tệ chiếm phần lớn và cũng tăng dần qua các năm. Năm 2014 tăng 127,780 tỷ đồng tương ứng tăng 33,55% so với năm 2013, năm 2015 vẫn tiếp tục tăn nhưng tốc độ tăng nhỏ hơn so tốc độ tăng của năm 2014 là 22,99% tương ứng tăng 116,934tỷ đồng so với năm 2014. Nguyên nhân là do người dân chủ yếu gửi bằng đồng nội tệ, do quy định không mua bán trao đổi ngoại tệ nên hầu như không có khách hàng là người dân gửi ngoại tệ, chỉ có một lượng rất ít khách hàng gửi ngoại tệ do được người thân từ nước ngoài gửi về. Việc giao dịch của các doanh nghiệp băng đồng ngoại tệ cũng không nhiều, do đặc điểm các doanh nghiệp chủ yếu nhập khẩu và buôn bán hàng hóa trong nước. Hình 2.4: Biểu đồ huy động vốn theo kỳ hạn 2013 – 2015 (ĐV: triệu đồng) (Nguồn: phòng kinh doanh) Xét huy động vố theo thời hạn thì các loại tiền gửi đều tăng dần qua các năm từ năm 2013 đến 2015, cụ thể là năm 2014 tăng 162,517 tỷ đồng so với năm 2013 tương ứng tăng 37,59%, năm 2015 tăng 111,532 tỷ đồng tương ứng với 18,75% so với năm 2014. Tuy nhiên thì tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 năm có tỷ trọng cao hơn so với tiền gửi có kỳ hạn trên 1 năm. Điều này cho thấy nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn nguồn vốn trung và dài hạn. Đây cũng là khó khăn trong công tác huy động được nguồn vốn trung và dài hạn để đáp ứng cho nhu cầu vay trung và dài hạn. Tình hình huy động vốn có sự tiến triển, công tác huy động vốn được chú trọng và vốn huy động gia tăng liên tục qua các năm của giai đoạn 2013-2015. Đây cũng là dấu hiệu tốt trong hoạt động tăng nguồn vốn một cách vững mạnh để mở rộng quy mô của Ngân hàng Agribank Tuyên Quang nói riêng và ngân hàng Agribank nói chung. Hoạt động sử dụng vốn Bảng 2.3: Bảng tình hình dư nợ 2013-2015 (Đơn vị: tỷ đồng ) Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 Tuyệt đối % Tuyệt đối % I. Tổng dư nợ 554,304 665,165 705,560 110,861 20,00% 40,395 6,07% 1. Dư nợ phân theo thời gian: Ngắn hạn 356,486 427,783 448,780 71,297 20,00% 20,997 4,91% Trung hạn 172,079 206,495 216,867 34,416 20,00% 10,372 5,02% Dài hạn 25,739 30,887 39,913 5,148 20,00% 9,026 29,22% 2.Dư nợ phân theo thành phần kinh tế: Dư nợ doanh nghiệp 199,952 239,942 256,480 39,990 20,00% 16,538 6,89% Dư nợ ngắn hạn 148,033 177,640 198,356 29,607 20,00% 20,716 11,66% Dư nợ trung, dài hạn 51,919 62,302 58,124 10,383 20,00% -4,178 -6,71% Số doanh nghiệp còn dư nợ 98 105 110 7 7,14% 5 4,76% Dư nợ HTX 1,356 1,627 1,758 271 19,99% 131 8,05% Dư nợ ngắn hạn 0,6 0,72 0,81 0 20,00% 0 12,50% Dư nợ trung, dài hạn 1,355 1,626 1,757 271 19,99% 131 8,05% Số HTX còn dư nợ 2 2 3 0 1 Dư nợ cá thể, hộ gia đình 352,996 423,596 447,322 70,600 20,00% 23,726 5,60% Dư nợ ngắn hạn 240,995 245,221 259,456 4,226 1,75% 14,235 5,80% Dư nợ trung, dài hạn 112,001 178,375 187,866 66,374 59,26% 9,491 5,32% Số khách hàng còn dư nợ 44 49 56 5 7 (Nguồn: phòng kế toán) Hình 2.5: Biểu đồ cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế 2013 -2015((đv:tỷ đồng ) (Nguồn: phòng kế toán) Bảng 2.4: Tỷ trọng theo tính chất nguồn vốn 2013 -2015(đv:tỷ đồng) Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2013 2014 2015 Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng I. Theo tính chất nguồn vốn 554,304 665,165 705,560 Dư nợ doanh nghiệp 199,952 239,942 256,480 36,07% 36,07% 36,35% Dư nợ HTX 1,356 1,627 1,758 0,24% 0,24% 0,25% Dư nợ cá thể, hộ gia đình 352,996 423,596 447,322 63,68% 63,68% 63,40% (Nguồn: phòng kế toán) Qua bảng và sơ đồ trên ta thấy nếu xét theo thành phần kinh tế: dư nợ của các thành phần kinh tế đèu tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2014 dư nợ doanh nghiệp tăng 39,9 tỷ đồng tương ứng tăng 20% so với năm 2013, đến năm năm 2015 tiếp tục tăn 16,538 tỷ đồng tương ứng tăng 6,89% so với năm 2014. Dư nợ HTX cũng tăng đều từ năm 2014, năm 2014 tăng 27 triệu đồng tương ứng 19,99% so năm 2013. Năm 2015 tỷ lệ tăng là 8,05% tương ứng 131 triệu đồng so với năm 2014. Tỷ trọng của dư nợ cá thể và hộ gia đình là chiếm tỷ trọng lớn nhất trên 60% và giữ mức ổn định trong các năm 2013 là 63,68%, 2014 là 63,68% và năm 2015 là 63,4%. Tỷ trọng dư nợ các doanh nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng hơn 30% trong các năm 2013 -2015, còn HTX chiếm tỷ trọng rất nhỏ chỉ dưới 1%. Nguyên nhân xuất phát từ thực trạng chung của tình hình tín dụng của các doanh nghiệp và của người dân trên địa bàn tỉnh đang chủ yến là các hộ gia đình và cá thể vay tiêu dùng và đầu tư kinh doanh ngắn hạn, tỷ lệ các doanh nghiệp vay vốn là không cao. Ngân hàng Agribank chi nhánh Tuyên Quang đã mở rộng đối tượng khách hàng cá nhân tới nhiều các tỉnh vùng sâu vùng xa với các chính sách vay ưu đãi . Hình 2.6: Biểu đồ cho vay ngắn hạn và trung hạn (Nguồn: phòng kinh doanh) Qua bảng và sơ đồ trên ta thấy nếu xét theo thời gian: Cho vay ngắn hạn và trung hạn tăng dần qua các năm, năm 2014 tăng 71,297 tỷ đồng tương ứng tăng 20% so với năm 2013, đến năm năm 2015 tiếp tục tăn 20, 997 tỷ đồng tương ứng tăng 4,49% so với năm 2014. Còn cho vay trung hạn cũng tăng đều từ năm 2014, năm 2014 tăng 34,416 tỷ đồng tương ứng 20% so năm 2013.Năm 2015 tỷ lệ tăng là 5.02% tương ứng 10,372 tỷ đồng so vơi năm 2014. Nguyên nhân xuất phát từ thực trạng chung của tình hình tín dụng của các doanh nghiệp và của người dân trên địa bàn tỉnh đang có nhu cầu tái đầu tư mở rộng sản xuấ kinh doanh. Ngân hàng Agribank chi nhánh Tuyên Quang đã mở rộng đối tượng khách hàng cá nhân tới nhiều các tỉnh vùng sâu vùng xa với các chính sách vay ưu đãi theo chính sách của Đảng và Nhà nước để phát triển kinh tế vùng sâu vùng xa. Bên cạnh đó là các chính sách hỗ trợ cho vay đối với các doanh nghiệp trên địa bàn cũng tạo nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp xúc với nguồn vốn vay một cách hiệu quả hơn. Do đó mà tỷ lệ dư nợ vay của Ngân hàng luôn tăng đều qua các năm. Hình 2.7: Biểu đồ dự nợ doanh nghiệp 2013- 2015(đv:tỷ đồng ) (Nguồn: phòng kế toán) Dư nợ theo thành phần kinh tế: Dư nợ doanh nghiệp, Qua biểu đồ và bảng trên ta có thể thấy rõ việc dư nợ theo thành phần kinh tế vay được thể hiện khá rõ ở chỗ: Dư nợ ngắn hạn và trung, dài hạn đều tăng dần qua các năm. Dư nợ ngắn hạn năm 2014 tăng 29,607 tỷ đồng tương ứng tăng 20% so với năm 2013. Năm 2015 dư nợ ngắn hạn tiếp tục tăng 20,716 tỷ đồng tương ứng giảm 11,66% so với năm 2014. Dư nợ dài hạn và trung hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với dư nợ trung và dài hạn. Dư nợ trung và dài hạn năm 2014 tăng 10,383.tỷ đồng tương ứng tăng 20% so với năm 2013. Năm 2015 dư nợ trung và dài hạn giảm 4,178 tỷ đồng tương ứng giảm 6,71% so với năm 2014. Dư nợ ngắn chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với dư nợ ngắn hạn. Nguyên nhân là do tình hình tín dụng khó khăn hiện nay, các ngân hàng chủ yếu đẩy mạnh cho vay cá nhân, nhất là ở lĩnh vực bất động sản, với thành phần kinh tế vay lên đến 15 – 20 năm hoặc cho vay các hộ kinh doanh để sản xuất kinh doanh. Chính vì thế, không ngoại lệ, Agribank Tuyên Quang tiến hành cho vay trung và dài hạn nhỏ hơn so với cho vay ngắn hạn. Bên cạnh đó là tình hình chung của nền kinh tế bị suy thoái, các doanh nghiệp làm ăn ở mức độ duy trì, nên nhu cầu mở rộng sản xuất là rất ít. Do đólàm cho việc dư nợ ngắn hạn và trung hạn giảm đi nhiều. Hình 2.8: Biểu đồ dư nợ cá thể và hộ gia đình 2013 -2015 (đv: tỷ đồng ) (Nguồn: phòng kế toán) Theo thành phần kinh tế là dư nợ cá thể và hộ gia đình: Qua sơ đồ trên ta thấy dư nợ ngắn hạn và cả trung dài hạn đều tăng dần qua các năm từ 2013 – 2015. Năm 2014 dư nợ ngắn hạng tăng 4,226 tỷ tương ứng 1,75% so với năm 2013, năm 2015 tỷ lệ này là 14,235 tỷ đồng tương ứng tăng 5,8% so năm 2014. Còn dư nợ trung và dài hạn cũng tăng dần từ 2013 đến 2015, cụ thể năm 2014 tăng 66,374 tỷ đồng tương ứng tăng 69,26% so với năm 2013, đến năm 2015 mức tăng là 9,49 tỷ đồng tương ứng 5,32% so với năm 2014. Nhìn chung dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với dư nợ ngăn hạn. Nguyên nhân là khách hàng đến Chi nhánh Tuyên Quang chủ yếu là hộ kinh doanh nhỏ lẻ vay để phục vụ sản xuất, kinh doanh, trong ngắn hạn. Lượng khách hàng vay dài hạn khá ít so với khách vay kinh doanh ngắn hạn là các hộ gia đình doanh nghiệp nhỏ lẻ vay kinh doanh ngắn hạn và tiêu dùng là chủ yếu. c. Hoạt động thanh toán và ngân quỹ Bảng 2.5:Hoạt động thanh toán và ngân quỹ 2013-2015( Đơn vị: USD) 2013 2014 2015 2014 /2013 2015 / 2014 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Chỉ tiêu Mua vào 549,634 659,561 590,625 109,927 20,00% 25,98 0,004% Bán ra 553,175 663,810 704,250 16,73 0,003% 17,02 0,003% (Nguồn: phòng kho quỹ) Hình 2.9: Biểu đồ hoạt động thanh toán và ngân quỹ ( Đơn vị: USD) (Nguồn: phòng kho quỹ) Qua sơ đồ trên ta thấy: Bán ra và Mua vào đều tăng dần qua các năm từ 2013 – 2015. Năm 2014 Bán ra tăng 109.927USD và doanh số mua vào tăng 110.635USD so so với năm 2013, năm 2015 Bán ra tăng 66.028 USD và mua vào tăng 79.411USD so năm 2014. Tỷ lệ giữa lượng mua vào và bán ra không chênh lệch nhiều, tỷ trọng cũng khá cân bằng giữa lượng mua và và bán ra. Nhìn chung Bán ra lớn hơn không đáng kể so với mua vào nhưng cả hai mức này đều khá nhỏ so với các mức huy động và cho vay khác. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp và hộ gia đình cá nhân trên địa bàn tỉnh chủ yếu buôn bán làm ăn trong nước, ít có giao dịch quốc tế do đó việc thanh toán quốc tế là khá ít so với các thành phần khác. d. Công tác tiền tệ, kho quỹ: Đảm bảo an toàn tuyệt đối công tác kho quỹ. Tổ chức thu chi tiền mặt nhanh chóng, chính xác, đúng nguyên tắc chế độ, kết cấu các loại tiền đưa vào lưu thông hợp lý. Bảng 2.6: Bảng so sánh tỷ lệ thu chi 2013 -2015 (đv:tỷ đồng ) Khách hàng 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Số tiền Tổng thu 2,651 50% 2,773 50% 2,811 50% 122 38 Tổng chi 2,660 50% 2,781 50% 2,823 50% 121 42 (Nguồn: phòng kế toán) Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ thu và chi ngân quỹ là khá ngang nhau, tỷ trọng chiếm 50%, điều đó nói nên rằng Agribank Tuyên Quang luôn đảm bảo cán cân thu chi hợp lý, không để xảy ra thâm hụt cán cân thu chi. e. Các hoạt động khác Bảng 2.7: Các hoạt động kinh doanh khác 2013 -2015(Đơn vị: triệu đồng) 2014 /2013 2015 / 2014 Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Phí thư tín dụng 113,5 134,7 168,2 2,12 18,68% 3,35 24,87% KD ngoại tệ 122,3 83,4 46,2 -3,89 -31,8% -3,72 -44,6% Phát hành thẻ 32,2 56,8 94,5 24,6 76,40% 3,77 66,37% Dịch vụ khác 12,55 14,32 17,47 1,77 14,10% 3,15 22,00% (Nguồn: phòng kinh doanh) Hình 2.10: Biểu đồ các hoạt động kinh doanh khác 2013 -2015 (ĐV: triệu đồng) (Nguồn: phòng kinh doanh) Thu phí tín dụng: Qua biểu đồ và bảng biểu trên ta thấy hoạt động thu phí thư tín dụng tăng đều qua các năm, năm 2014 tăng 21,2 triệu đồng tăng tương ứng 18,68% so năm 2013 đến năm 2015 tăng lên 33,5 triệu đồng so với năm 2014 tương ứng tăng 24,87%. Dịch vụ phát hành thẻ cũng tăng nhanh chóng năm 2014 tăng 24,6 triệu đồng so năm 2013 tương ứng là 76,40%, con số tăng khá cao. Năm 2015 đã tăng lên 3,77 triệu đồng tương ứng tăng là 66,37% so năm 2014. Bảo hiểm bảo an tín dụng: Từ năm 2013 đến năm 2015 số khách hàng tham gia bảo hiểm tín dụng là 100%, thu từ bảo hiểm bảo an tín dụng trong năm 2013, 2014, 2015 lần lượt là 10.7 triệu đồng, 20.5 triệu đồng và 25.5 triệu đồng. Dịch vụ Mobi banking: - Số lũy kế đến 31/12/2013 là 2.664 khách hàng. - Số lũy kế đến 31/12/2014 là 2.923 khách hàng. - Số lũy kế đến 31/12/2015 là 3.453 khách hàng . e. Khái quát kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT CN Tuyên Quang: Bảng 2.8: Kết quả kinh doanh của ngân hàng năm 2013 -2015 Chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015 Tổng thu: 92.968 111.562 121,115 Trong đó - Thu lãi cho vay 86.865 104.238 114.256 - Thu phí dịch vụ 1.885 2.2622 2.645 - Thu nợ xử lý RR 3.402 4.0824 5,204 - Lãi dự thu 12.163 14.595 14.595 Tông chi: 73.113 87.736 97,736 Trong đó: - Chi phí lãi 55.387 66.464 67,58 - Trích lập dự phòng RR 1.566 1.879 2,45 - Chi phí cho nhân viên 11.181 13.417 15,46 Chênh lệch thu chi chưa có lương: 31.036 37.243 23379 Chênh lệch thuchi chưa có lương sau thuế: 24.208 29.050 30,15 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) 2.2. Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank – Tuyên Quang 2.2.1. Các sản phẩm cho vay với khách hàng cá nhân a. Cho vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh Là hình thức cho vay đối với các cá nhân nhằm mục đích có thêm vốn, từ đó mua sắm thêm nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho hoạt dộng sản xuất kinh doanh của họ. Về phía ngân hàng: Vẫn coi đây là đối tượng kinh doanh nhiều rủi ro và chưa có tính ổn định. Về phía các cá nhân: Do có khó khăn trong trong việc tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng nên các cá nhân, hộ gia đình khi cần vốn mở rộng sản xuất không mặn ma lắm với việc tiếp cận các nguồn vố từ ngân hàng. b. Cho vay mua sắm và sửa chữa nhà: Tại chi nhánh cũng thường được các cá nhân sử dụng vào mục đích cải tạo lại ngôi nhà họ đang sinh sống hoặc xây dựng ngôi nhà mới trên mảnh đất có sẵn hoặc mua một căn nhà mới đều được ngân hàng xem xét cho vay. c. Cho vay mua ô tô: Là hình thức cho vay khá mới mẻ tại chi nhánh. Chi nhánh cho khách hàng vay một phần giá trị (tối đa 80%) của chiếc ôtô. Chiếc ô tô đồng thời cũng có thể được coi là vật đảm b ảo cho khoản vay đó của khách hàng. d. Cho vay đối với cán bộ công nhân viên: Nhằm mục đích tiêu dùng, đối tượng cán bộ công nhân viên là nhóm đối tượng có thu nhập ổn định và thiện chí trả nợ cho ngân hàng rất cao. Ngân hàng cho nhóm đối tượng này vay vốn nhằm đáp ứng cho các nhu cầu mua sắm tiêu dùng cho cá nhân họ và gia đình.. 2.2.2. Yêu cầu và các điều kiện thực hiện cho vay khách hàng cá nhân a. Theo đối tượng khách hàng : AGRIBANK Tuyên Quang xem xét cho vay đối với các cá nhân đảm bảo các điều kiện: Có nghề nghiệp và thu nhập ổn định: thời gian làm việc lớn hơn 12 tháng , thu nhập hàng tháng lớn hơn 3 triệu đồng/tháng , và Các khách hàng có nợ vay / tổng tài sản < 70% Các khách hàng có tổng nợ phải trả hàng tháng/ tổng thu nhập hàng tháng < 80%. Thu nhập còn lại đủ mức chi tiêu tối thiểu tại địa bàn sinh sống Khách hàng có hoạt động kinh doanh không bị lỗ trong 2 năm liên tiếp Các khách hàng chưa từng phát sinh nợ từ nhóm 3 trở lên tại AGRIBANK - TUYÊN QUANG hoặc tại các TCTD khác. Khách hàng có nơi cư ngụ <30km so với trụ sở ngân hàng b. Theo ngành nghề : AGRIBANK - TUYÊN QUANG – không cho vay đối với các khách hàng kinh doanh những ngành nghề: Ngành nghề kinh doanh hay kinh doanh những mặt hàng pháp luật cấm Các ngành hoạt động dịch vụ :Dịch vụ tắm hơi, massage, các ngành dịch vụ tăng cường sức khoẻ tương tự ,... Các cá nhân, hộ gia đình vay vốn để phục vụ chăn nuôi , trồng trọt có quy mô nhỏ Vay vốn để đầu cơ sắt thép, đầu cơ kinh doanh bất động sản, kinh doanh cầm đồ, làm dịch vụ đáo nợ ngân hàng,.... c. Tài sản đảm bảo : Nhà ở, đất thổ cư, căn hộ chung cư có đầy đủ giấy tờ hợp pháp Nhà xưởng, văn phòng trên đất sở hữu ổn định và lâu dài có giấy tờ sở hữu đầy đủ và hợp pháp. Máy móc thiết bị , phương tiện vận tải thông dụng phổ biến trên thị trường, hàng hoá là nguyên vật liệu dễ bảo quản, dễ xác định số lượng và chất lượng có tính khả mãi cao ( theo đánh giá của AGRIBANK - TUYÊN QUANG ) và được để tại kho của bên thứ 3. Chứng khoán có tính thanh khoản cao (được AGRIBANK - TUYÊN QUANG chấp nhận và công bố theo từng thời kỳ) d. Thời hạn cho vay : Tuỳ vào từng loại sản phẩm, tuỳ theo từng giai đoạn và khả năng đáp ứng nguồn vốn của NH NN&PTNT CN TQ, xem xét cho vay tối đa trong thời gian nhất định. Hiện tại NH NN&PTNT CN TQ đang xem xét cho vay KHCN với thời hạn không quá 15 năm e. Mức cho vay Mức cho vay hồ trợ tiêu dùng ( không có tài sản đảm bảo) không vượt quá 10 lần thu nhập chứng minh được, mức trả góp hàng tháng không quá 80% thu nhập tích luỹ và tối đa là 250 triệu đồng. Mức cho vay đối với các cá nhân hộ gia đình vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh nhưng chưa có giấy đăng ký kinh doanh tối đa 500 triệu đồng Mức chi vay đối với sẩm sinh hoạt tiêu dùng ( có tài sản đảm bảo ) không có tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn rõ ràng tối đa 500 triệu đồng. Mức cho vay đối với các sản phẩm khác đảm bảo số tiền trả nợ (gốc và lãi) hàng tháng không vượt quá 80% thu nhập tích luỹ chứng minh được của mỗi khách hàng 2.2.3. Mục đích cho vay. Cho vay tiêu dùng: Cho vay để thanh toán các chi phí hợp pháp phục vụ cho các mục đích tiêu dùng cá nhân, bao gồm: cho vay mua nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, sửa chữa nhà; cho vay du học; cho vay mua xe gắn máy, ô tô, đồ nội thất đắt tiền. Cho vay sản xuất kinh doanh: Cho vay để bổ sung, đầu tư vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.2.4. Đối tượng nhận vốn vay Các NHCV xác định đối tượng cho vay theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên cơ sở hướng tới chọn lọc khách hàng đạt các tiêu chuẩn nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Agribank Tuyên Quang và tập trung vào nhóm các khách hàng chiến lược, ngành hàng chiến lược. 2.2.5. Nguyên tắc vay vốn Vốn vay phải được sử dụng đúng theo mục đích mà khách hàng đã dăng ký với ngân hàng. Để đảm bảo nguyên tắc này các NHTM phải thường xuyên giám sát và kiểm tra việc sử dụng vốn cúa các cá nhân. Đồng thời cũng như mọi khoản vay khác, các khoản vay của các khách hàng cá nhân cần đảm bảo trả đúng trả đủ cho ngân hàng theo các thoả thuận đã ký kết trong hợp đồng. 2.2.6. Điều kiện vay vốn Chi nhánh Ngân hàng Agribank Tuyên Quang áp dụng các điều kiện cho vay theo quy định hiện hành của NH NN & PTNN VN nhưng quán triệt quan điểm nâng cao chất lượng tín dụng thông qua việc chọn lọc khách hàng thuộc đối tượng và ngành hàng chiến lược để tập trung vốn cho vay phù hợp với chính sách khách hàng của NHNN & PTNN VN. 2.2.7. Phương thức cho vay Ngân hàng cho vay áp dụng một trong hai phương thức cho vay tuỳ thuộc vào thoả thuận giữa khách hàng và ngân hàng. Cụ thể: Phương thức cho vay từng lần: là phương thức mà khách hàng và ngân hàng thoả thuận cho từng khoản vay, sau mỗi hợp đồng xin vay thì khách hàng sẽ nhận được toàn bộ số tiền xin vay khi ngân hàng thực hiện giải ngân cho khách hàng. Phương thúc cho vay nhiều lần: là phương thức cho vay mà sự khác biệt thể hiện trong khâu giải ngân của ngân hàng cho vay, thay vì khách hàng lấy khoản tiền vay từ ngân hàng một lần thì khách hàng có thể đến lấy làm nhiều lần phù hợp với nhu cầu của khách hàng và theo sự thoả thuận giữa hai bên. 2.2.8. Lãi suất và cách áp dụng lãi suất Lãi suất cho vay được xem là một yếu tố gần như quan trọng nhất trong hoạt động cho vay nói chung của các NHTM, vì đây có thể coi là giá cả của khoản tín dụng, nó là chi phí đối với khách hàng nhưng nó lại là khoản doanh thu mà ngân hàng nhận được. Vì vậy để hướng tới một sự thoả thuận thống nhất trong cho vay giữa ngân hàng với khách hàng thì việc thống nhất lãi suất áp dụng là một công đoạn hàng đầu. a. Lãi suất ưu đãi Tại từng thời kỳ phù hợp với chính sách tiếp thị và chính sách khách hàng của AGRIBANK Việt Nam, CNNH NN&PTNN TQ có thể áp dụng lãi suất ưu đãi cho khách hàng trên nguyên tắc: Ÿ Khách hàng đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay vốn quy định trong quy chế cho vay của NHNN & PT VN. Ÿ Ưu đãi lãi suất chỉ được xem xét áp dụng đối với từng phương án vay / từng khoản vay nhất định, không áp dụng phổ biến đối với tất cả các phương án / khoản vay của một ngân hàng. Ÿ Cán bộ tín dụng tuyệt đối không được hạ thấp tiêu chuẩn và điều kiện tín dụng để áp dụng lãi suất ưu đãi. Ÿ Mức ưu đãi phải nằm trong phạm vi lãi suất ưu đãi do NHNN & PT VN quy định. b. Lãi suất cho vay trong hạn. Tuỳ theo thoả thuận với khách hàng, CNNH NN&PTNN TQ có thể áp dụng các lãi suất sau khi cho vay: Ÿ Lãi suất thả nổi: Là loại lãi suất được CNTQ điều chỉnh lại theo định kỳ (1 tháng, 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm) hoặc đột xuất theo chính sách lãi suất cho vay của NHNN & PT VN từng thời kỳ. Ÿ Lãi suất cố định: Lãi suất cố định không thay đổi trong suốt thời hạn của khoản vay. c. Lãi suất phạt. Lãi suất phạt áp dụng đối với nợ quá hạn về nguyên tắc phải cao hơn lãi suất cho vay trong hạn song tối đa không quá 150% so với lãi suất cho vay trong hạn. 2.2.9. Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân. Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ - Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: CBTD hướng dẫn khách hàng cung cấp những thông tin về khách hàng; các quy định của AGRIBANK mà khách hàng phải đáp ứng về điều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ cần thiết để được ngân hàng cho vay. - Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng: CBTD hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơn xin vay. Đối chiếu và tiếp nhận hồ sơ xin vay. CBTD làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra tính đầy đủ của những giấy tờ có liên quan. Sau khi kiểm tra, nếu hồ sơ của khách hàng đầy đủ, CBTD báo cáo trưởng phòng tín dụng hoặc người được uỷ quyền và tiếp tục các bước trong quy trình. Nếu hồ sơ của khách hàng chưa đầy đủ, CBTD yêu cầu khách hàng hoàn thiện tiếp hồ sơ. Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay vốn bao gồm: Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án vay vốn. Kiểm tra xác minh thông tin. Phân tích ngành hàng Phân tích thẩm định khách hàng vay vốn Dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt. Bước 3: Xác định phương thức cho vay Việc lựa chọn phương thức cho vay phải phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, luân chuyển vốn của khách hàng và yêu cầu kiểm tra, kiểm soát sử dụng vốn của NHCV. CBTD xác định phương thức cho vay theo quy chế hiện hành của NH NN &PTNT VN. Bước 4: Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện thanh toán và lãi suất cho vay của chi nhánh. CBTD cùng TPTD ( hoặc người được uỷ quyền ) phối hợp với Phòng/ bộ phận phụ trách nguồn vốn để: + Cân đối nguồn vốn ( nội tệ, ngoại tệ ) đối với những khoản vay lớn. + Dự tính khả năng chuyển đổi ngoại tệ đối với những khoản vay để thanh toán nước ngoài. - Xác định lãi suất cho vay - Xem xét điều kiện thanh toán Bước 5: Lập tờ trình thẩm định cho vay Trên cơ sở kết quả thẩm định theo các nội dung trên, CBTD phải lập tờ trình thẩm định ( TTTĐ). TTTĐ phải nêu cụ thể những kết quả của quá trình thẩm định, đánh giá phương án đầu tư xin vay vốn của khách hàng cuũng như các ý kiến đề xuất đối với các đề nghị của khách hàng. Bước 6: Tái thẩm định khoản vay. NH NN &PTNT VN quy định giá trị tiền vay bắt buộc phải được tái thẩm định theo từng thời kỳ. Tuy nhiên, đối với những khoản xin vay dưới mức quy định này của Tổng Giám đốc nhưng có tính chất phức tạp, Giám đốc NHCV ( hoặc người được uỷ quyền) có thể quyết định tiến hành tái thẩm định khoản xin vay. Bước 7: Trình duyệt khoản vay. Việc trình duyệt khoản vay được thực hiện theo cá trường hợp sau phù hợp với quy định tại quy chế HĐTD và các quy định khác của NH NN &PTNT VN. Bước 8: Ký kết hợp đồng tín dụng/ sổ vay vốn, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo. Giám đốc chi nhánh NH NN&PTNN TQ hoặc người được uỷ quyền sẽ là người quyết định về việc hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay có phải đưa ra công chứng hay không. Khoản vay được phê duyệt, CNNH NN&PTNN TQ và khách hàng vay sẽ lập hợp đồng tín dụng/ sổ vay vốn và hợp đồng bảo đảm tiền vay nếu có. Bước 9: Giải ngân CBTD phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ các điều kiện giải ngân; mục đích, đối tượng, căn cứ để giải ngân; số tiền hoặc hạn mức được giải ngân, tiến độ giải ngân đã được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và phải phù hợp với tình hình sử dụng vốn của phương án/ dự án đầu tư vay vốn; có lưu ý đến các biến động bất thường, xấu đi của hoạt động SXKD, tình hình tài chính, của khách hàng. Bước 10: Kiểm tra, giám sát khoản vay. Kiểm tra và giám sát khoản vay là quá trình thực hiện các bước công việc sau khi cho vay nhằm đảm bảo người vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay, đôn đốc hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu người vay không thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết. Bước 11: Thu nợ lãi và gốc và xử lý những phát sinh. CBTD thực hiện theo đúng hướng dẫn của NHNN & PT VN. Bước 12: Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay. Tất toán khoản vay: Khi khách hàng trả hết nợ, CBTD phối hợp với bộ phận kế toán, đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí để tất toán khoản vay. Thanh lý hợp đồng tín dụng/ sổ vay vốn/ hợp đồng bảo đảm tiền vay: Thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng/ sổ vay vốn/ theo thoả thuận của hợp đồng tín dụng/ sổ vay vốn/ hợp đồng bảo đảm tiền vay đã ký kết: khi bên vay trả xong nợ gốc, lãi và phí (nếu có) thì hợp đồng tín dụng đương nhiên hết hiệu lực và các bên không cần lập biên bản thanh lý hợp đồng. Bước 13: Giải chấp tài sản bảo đảm. Xuất kho giấy tờ và tài sản đảm bảo: CBTD chịu trách nhiệm kiểm tra toàn bộ giấy tờ và TSĐB, phối hợp với các cán bộ liên quan thực hiện theo đúng quy định về quản lý TSĐB của NHNN & PT VN Xóa đăng ký giao dịch bảo đảm: sau khi khách hàng hoàn tất nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng, CBTD soạn thảo công văn đề nghị xoá giao dịch bảo đảm, hồ sơ khoản vay và biên bản bàn giao tài sản trình TPTD và giám đốc CNNH NN&PTNN TQ ký duyệt. Bước 14: Lưu giữ hồ sơ tín dụng và hồ sơ bảo đảm tiền vay. CBTD lưu toàn bộ hồ sơ tín dụng, các biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay và các tài liệu liên quan đến khoản vay (nếu có). 2.2.10. Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân a. Những kết quả đạt được. Qua các phân tích trên ta thấy doanh số cho vay tiêu dùng liên tục tăng qua các năm 2013 -2015, tuy nhiên năm 2015 thì tốc độ tăng có chậm lại và nhỏ hơn tốc độ tăng của các năm trước đó. Nguyên nhân là do thị trường chung của kinh tế Việt Nam cũng như Thế Giới trong giai đoạn 2013 -2015 khá ảm đạm, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗi, nhiều doanh nghiệp đi đến đóng cửa tín dụng đen và nợ khó đòi cũng tăng nhanh chóng. Điều này làm cho các ngân hàng nói chung và nói riêng luôn thận trọng hơn trong việc cho vay tiêu dùng. Chi nhánh Tuyên Quang cũng đã có những thành công nhất định đó là: Trong tổng số 1.056 doanh nghiệp trên địa bàn, Agribank chi nhánh tỉnh đã cho 265 doanh nghiệp vay vốn với dư nợ 1.283 tỷ đồng. Nhằm chung tay tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, chỉ riêng trong 6 tháng đầu năm 2015, ngân hàng đã thực hiện cơ cấu lại nợ cho 1.121 khách hàng với dư nợ được cơ cấu trên 253 tỷ đồng, thực hiện thu nợ gốc trước thu lãi sau cho 53 khách hàng với dư nợ gốc là 10,3 tỷ đồng, điều chỉnh lãi suất tiền vay cho 419 khách hàng với dư nợ được điều chỉnh lãi suất là 160,2 tỷ đồng. Mức huy động vốn và dư nợ tín dụng của khách hàng cá nhân và cả doanh nghiệp liên tục tăng trưởng cho các năm 2013 – 2015 với một tốc độ tăng trưởng khá cao. Đó là do những chính sách mà CN Tuyên Quang đã áp dụng tạo ra những thuận lợi và thu hút được khách hàng trên đị bàn tỉnh Tuyên Quang. b. Góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của CN trên thị trường: Thứ nhất, thông qua việc phát triển loại hình cho vay cá nhân mà CN đã góp phần đa dạng hóa danh mục sản phẩm của mình. Điều này một mặt giúp cho CN giảm thiểu rủi ro nếu chỉ tập trung phát triển một số sản phẩm nhất định. Thứ hai, việc phát triển loại hình CVKHCN đã giúp CN đáp ứng ngày càng nhiều hơn nhu cầu của khách hàng, từ đó tạo điều kiện cho CN thiết lập các mối quan hệ với khách hàng. Khách hàng của CN không chỉ giới hạn ở một bộ phận dân cư phân bố tại nơi CN làm việc mà còn mở rộng hơn ở những địa bàn khác. 2.2.11: Ưu nhược điêm và nguyên nhân trong hoạt động mở rộng CVKHCN của NHNo & PTNT chi nhánh Tuyên Quang a. Hạn chế: Hạn chế thứ nhất là hoạt động marketing còn chưa phát triển: Công ty vẫn chưa làm tốt công tác Marketing như xây dựng một chiến lược khách hàng lâu dài và bền vững, chưa chú trọng đến công tác khuếch trương hình ảnh của NHNo & PTNT, hoạt động quan hệ với khách hàng vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Hạn chế thứ hai là đối tượng cho vay cá nhân còn hạn hẹp: Nhìn chung hiện nay các sản phẩm của NHNo & PTNT chi nhánh thành phố Tuyên Quang cung cấp đang có xu thế mở rộng. Tuy nhiên các sản phẩm đố chưa bao quát được hết nhu cầu của thị trường. Ngân hàng phải phát triển một số sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân đặc biệt là các sản phẩm có nhu cầu tăng cao trong thời gian tới nhu du học, dịch vụ thẻ tín dụng,.... b. Nguyên nhân: Nguyên nhân chủ quan Nguyên nhân thứ nhất: Hoạt động marketing của ngân hàng chưa được hiệu quả như mong đợi. Các kế hoạch marketing của ngân hàng nói chung chưa có một chiến lược dài hạn, còn nhiều yếu kém và thụ động. Khách hàng chủ yếu là các khách hàng quen. Việc khuyếch trương hình ảnh, quảng cáo, tiếp thị, tìm khách hàng mới còn nhiều hạn chế. Các tiện ích khi sử dụng sản phẩm của ngân hàng chưa được quảng bá rộng rãi. Chính điều này đã kìm hãm phần nào sự phát triển của hoạt động cho vay cá nhân tại NHNo & PTNT chi nhánh thành phố Tuyên Quang. Bên cạnh đó, chính sách khách hàng và chính sách liên kết với các nhà thầu xây dựng, các doanh nghiệp bán lẻ vẫn chưa đầy đủ và rõ ràng, gây khó khăn cho cán bộ, nhân viên trong việc triển khai hoạt động của mình. Nguyên nhân thứ hai: Chi nhánh mới chỉ tập trung vào cung cấp cho vay khách hàng cá nhân trực tiếp. Trong khi đó, thực tế có rất nhiều khách hàng có nhu cầu mua sắm hàng hóa dịch vu nhằm mục đích khách hàng cá nhân nhưng học lại không có quan hệ tín dụng với ngân hàng hoặc không có thông tin về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng, hoặc khách hàng không có thời gian tới ngân hàng (như công chức, nhân viên văn phòng,...). Thậm chí có người còn e ngại mà không tìm tới ngân hàng. Nguyên nhân khách quan 1- Môi trường văn hóa xã hội còn phức tạp: Yếu tố văn hoá – xã hội là một trong những yếu tố chính tác động đến hoạt động cho vay cá nhân ở Việt Nam hiện nay. Tình trạng quy mô hoạt động cho vay cá nhân còn thấp, khả năng mở rộng các nghiệp vụ cung ứng là khó khăn dẫn đến hạn chế trong hoạt động cho vay cá nhân có một nguyên nhân chính bắt nguồn từ thói quen và tâm lý của người Việt Nam. 2- Do nền kinh tế chưa phát triển ổn định Mặc dù trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta luôn đạt được sự tăng trưởng cao song vẫn chưa ổn định, thu nhập bình quân đầu người chưa cao so với các nước trong khu vực ( tính đến năm 2014, Việt Nam có mức thu nhập bình quân đầu người là 2028 USD/người, xếp vị trí thứ 32 thế giới). Đặc biệt các ngân hàng thương mại cổ phần rất chú trọng đối với mở rộng cho vay cá nhân với nhiều sản phẩm đa dạng phục vụ cho người dân. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến doanh số cho vay cá nhân của NHNo & PTNT. 3-Nguyên nhân xuất phát từ môi trường pháp lý Môi trường pháp lý của Việt Nam còn chưa hoàn thiện. Hành lang pháp lý cho hoạt động cho vay cá nhân còn thiếu và chưa đồng bộ. Ngân hàng nhà nước chưa đưa ra các quy định cụ thể đối với cho vay cá nhân, luật tín dụng cá nhân chưa được ban hành. Sự phối hợp giữa cơ quan tòa án và ngân hàng nhà nước còn chưa được chặt chẽ, việc xác định giá trị tài sản liên quan đến vốn vay và xử lý tài sản thế chấp còn nhiều bất cập cũng là nhân tố khiến cho rủi ro cho vay tăng lên.Những tranh chấp giữa ngân hàng và khách hàng nếu phải đưa nhau ra tòa sẽ rất phiền phức và tốn kém, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. PHẦN 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TUYÊN QUANG 3.1: Định hướng phát triển của NHNo & PTNT chi nhánh thành phố Tuyên Quang đến 2020 3.1.1: Nhu cầu của cá nhân trong thời gian tới: Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đời sống nhân dân cũng được cải thiện đáng kể. Mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tăng lên khá nhanh qua các năm. Đời sống của người dân càng cao thì nhu cầu khách hàng cá nhân của mỗi cá nhân cũng ngày càng tăng. Theo dự báo của Bộ Thương mại, chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người/ tháng tại Việt Nam giai đoạn gần đây sẽ tăng bình quân khoảng 10,57%/năm, trong đó khu vực thành thị tăng khoảng 10%, còn khu vực nông thôn tăng khoảng 11,25%/năm. Trong những năm tới, theo nhận định của các chuyên gia, một tầng lớp mới có thu nhập cao sẽ xuất hiện ở Việt Nam và tầng lớp này sẽ chiếm ít nhất 10% trong tổng số dân trong những năm tới. Tầng lớp này sẽ là lực lượng thúc đẩy sự tăng trưởng các mặt hàng xa xỉ phẩm, từ xe hơi đến các ngôi nhà được thiết kế độc đáo và những chiếc đồng hồ sang trọng.. Hiện nay, phần lớn người khách hàng cá nhân có thói quen mua các mặt hàng thực phẩm (nhất là thực phẩm tươi sống) tại các chợ, các hộ kinh doanh độc lập. Trong những năm tới, cùng với quá trình đô thị hoá, thu nhập của dân cư tăng, ý thức về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm tốt hơn nên xu hướng mua hàng tại các loại hình siêu thị, cửa hàng chuyên doanh tăng cao. Tiếp đến là các loại hình truyền thống như cửa hàng của các hợp tác xã, các hộ kinh doanh độc lập tăng nhưng vẫn là loại hình kinh doanh chiếm trên 80% doanh thu nhóm hàng thực phẩm. Bên cạnh đó, do thu nhập được nâng cao, đời sống được cải thiện nên các nhu cầu tinh thần ngày càng được người dân chú ý. Xét về cơ cấu, xu hướng chi tiêu cho nhà ở, dịch vụ khám chữa bệnh, dược phẩm, đi lại, thông tin và giáo dục sẽ có tốc độ phát triển cao hơn các chi tiêu khác. 3.1.2: Định hướng phát triển cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng: Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi đời sống của đại bộ phận người dân đang dần được cải thiện, thu nhập tăng lên. Nhu cầu hưởng thụ những sản phẩm chất lượng cao của người dân đang ngày càng nhiều hơn. Người dân cũng vì thế tiếp cận với các sản phẩm cho vay cá nhân của ngân hàng và công ty tài chính ngày một nhiều lên. Đây là một mảnh đất màu mở đầy tiềm năng đối với các ngân hàng và công ty tài chính. Đẩy mạnh cho vay đối với cá nhân là xu hướng tất yếu, là điều kiện khách quan trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đồng thời đó cũng là chiến lược, là mục tiêu và là thị trường đầy tiềm năng của nhiều ngân hàng. NHNo & PTNT chi nhánh thành phố Tuyên Quang cũng có kế hoạch để phát triển mảng cho vay khách hàng cá nhân này: Bảng 3.1: Mục tiêu phát triển dư nợ cá nhân 20146 NHNo & PTNT Tuyên Quang(Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2015 2016 Tổng dư nợ cuối kỳ 764.940 894.980 Dư nợ cá nhân cuối kỳ 474.713 569.656 Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm NHNo & PTNT chi nhánh thành phố Tuyên Quang Hình 3.1: Biểu đồ mục tiêu dư nợ 2015 -2016 của CN Tuyên Quang (Nguồn: phòng kinh doanh) Hiện nay, thu nhập của dân cư nói chung và dân cư đô thị nói riêng ngày một tăng cao, làm thay đổi thói quen chi tiêu của họ, họ chi tiêu dựa trên sự kỳ vọng vào thu nhập trong tương lai, điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường tín dụng phát triển. 3.2: Một số giải pháp cho NHNo & PTNT chi nhánh thành phố Tuyên Quang: 3.2.1. Cải thiện quy trình, thủ tục cho vay khách hàng cá nhân Là khách hàng cá nhân thì khi đến ngân hàng xin vay vốn là lúc họ thực sự cần đến khoản tiền mà họ xin vay ngân hàng. Ở đây tính thời điểm của khoản xin vay được thể hiện khá rõ ràng, vì vậy đáp ứng được nhu cầu này của khách hàng càng nhanh gọn thì càng để lại được ấn tượng tốt trong khách hàng và đây cũng là một điểm mà các ngân hàng thường quan tâm tới để tạo thế mạnh cạnh tranh cho vay khách hàng cá nhân nói riêng và khách hàng đến xin vay vốn nói chung. Thời gian nhận được vốn vay được khách hàng quan tâm đến nhưng không chỉ có vậy, mà khách hàng còn quan tâm đến nhiều yếu tố khác nữa, như: lãi suất áp dụng, phương thức hoàn trả, tài sản đảm bảo, các điều kiện quy tắc Nhìn chung thì tất cả các yếu tố đó càng đem lại cho khách hàng sự thuận tiện, nhanh chóng bao nhiêu thì sự thắng lợi trong việc thu hút khách hàng của ngân hàng đó càng trở nên gần hơn. Vì vậy chi nhánh cần phối hợp với các chi nhánh khác trong hệ thống và hội sở chính xây dựng một quy trình, thủ tục cho vay khách hàng cá nhân hợp lý hơn nữa. Cụ thể cần xây dựng một quy trình, thủ tục đảm bảo một số tiêu chuẩn sau: - Tạo cho khách hàng sự thuận tiện và thoải mái nhất trong việc giao dịch với ngân hàng. - Giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà không cần thiết. - Hỗ trợ và giúp đỡ khách hàng trong suốt quá trình khách hàng giao dịch với ngân hàng. - Chú trọng đến việc tối đa hoá sự hài lòng của khách hàng trong đó vấn đề thời gian cần được tối giảm hoá để nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 3.2.2. Nâng cao chất lượng hoạt động Marketing Do hoạt động trên địa bàn nhỏ hẹp lại có nhiều tổ chức tín dụng cùng hoạt động nên sự cạnh tranh giữa các ngân hàngdiễn ra rât gay gắt. Do đó hoạt động Marketing phải được chi nhánh quan tâm và phát triển mạnh hơn nữa. Hiện nay tại chi nhánh, hoạt động này được giao cho phòng Tổng hợp và tiếp thị phụ trách. Vì vậy hiệu quả của hoạt động còn thấp chưa phat huy được thế mạnh của chi nhánh. Trong thời gian tới cần có một phòng chuyên trách riêng về mảng Marketing cho hoạt động của chi nhánh. Đây là xu hướng tất yếu của một ngân hàng trong thời gian tới, và đặc biệt phù hợp đối với một chi nhánh cấp một của một ngân hàng lớn như chi nhánh TQ 3.2.3. Hiện đại hóa công nghệ thông tin: Trong thời đại mà sự phát triển của công nghệ thông tin đang diễn ra như vũ bão, công nghệ thông tin là nền tảng cần thiết quyết định đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng – tài chính. Việc hiện đại hoá và hoàn thiện công nghệ giúp cho các công ty tránh rơi vào tình trạng tụt hậu, kém khả năng cạnh tranh trong môi trường kinh doanh ngày càng khó khăn và khốc liệt hiện nay. Trong lĩnh vực ngân hàng hiện nay, vai trò của công nghệ thông tin ngày càng chiếm một vị trí quan trọng. Chỉ với công nghệ tiên tiến, ngân hàng và công ty tài chính mới có thể tạo ra được các sản phẩm có chất lượng cao, đa tiện ích và tiết kiệm được chi phí. Do đó, không ngừng hoàn thiện công nghệ là điều vô cùng cần thiết đối với các tổ chức tín dụng nói chung và đối với NHNo & PTNT nói riêng. Xác định rõ tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng như vai trò của thông tin nói chung trong môi trường kinh doanh hiện đại. NHNo & PTNT chi nhánh thành phố Tuyên Quang đã tập trung đầu tư xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, đồng bộ, đáp ứng tốt các nhu cầu hoạt động như : Tin học hóa công tác điều hành, luân chuyển văn bản, hội nghị truyền hình, văn phòng điện tử. Hệ thống mạng LAN, mạng WAN kết nối Online xuyên suốt trong toàn mạng lưới, đảm bảo việc trao đổi thông tin nhanh chóng, chính xác, thực hiện việc cung cấp thông tin, xử lý số liệu, phân tích, thẩm định giá dự án và các thông tin liên quan đến khách hàng bằng hệ thống phần mềm đặc dụng. Tiếp cận và sử dụng thông tin của các hãng tin lớn như : Reuters để cập nhật thường xuyên tình hình biến động của thị trường tài chính trong nước và quốc tế. Có thể nói, NHNo & PTNT đã có đường lối đúng đắn trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ vào hoạt động công ty đã giúp quản lý thông tin hồ sơ khách hàng, xử lý các khoản vay, tính lãi, thu nợ, trên công cụ máy tính một cách nhanh chóng và chính xác, nâng cao năng suất lao động và rút ngắn được thời gian giao dịch với khách hàng. 3.2.4 Thực hiện liên kết cho vay Đây là giải pháp không mới, tuy nhiên hiện nay theo như chúng tôi quan sát thì hoạt động này chưa được triển khai trong hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại chi nhánh TQ. Sự liên kết giữa ngân hàng với các hãng sản xuất tạo điều kiện cho các các nhân mua và sử dụng sản phẩm của các hãng, đem lại lợi ích cho cả ba đối tượng tham gia là: Ngân hàng, Nhà sản xuất, Các cá nhân. Và xem xét ở tầm vĩ mô thì sự liên kết này mang đến sự phát triển cho cả nền kinh tế. Ví dụ như các Nhà sản xuất ô tô liên kết với các Ngân hàng thực hiện bán xe ô tô cho các khách hàng đang có nhu cầu sử dụng xe ô tô, nhưng hiện tại khả năng chi trả của họ chưa đủ cho việc thanh toán ngay giá trị của chiếc ô tô đó. Khi đó Ngân hàng có thể đứng ra thoả thuận với Nhà sản xuất ô tô và khách hàng, để cho vay khoản tiền còn thiếu của khách hàng khi khách hàng mua xe ô tô. Với sự trung gian này của Ngân hàng thì khách hàng cũng như Nhà sản xuất đều đạt được mục tiêu của mình, với sự thuận lợi và an toàn rất cao. Vì vậy trong thời gian tới chi nhánh cần gấp rút triển khai hoạt động liên kết này trong hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân, góp phần đẩy nhanh dư nợ cũng như tỷ trọng cho vay đối với khách hàng cá nhân. 3.2.5 Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, hạ tầng cơ sở phục vụ giao dịch với khách hàng Ngân hàng là nơi cung cấp các dịch vụ tài chính, vì vậy cơ sở vật chất và hạ tầng cơ sở phục vụ cho việc cung cấp dịch vụ là một điều kiện hàng đầu đối với bất kỳ một NHTM nào. Do hiện tại cơ sở của chi nhánh đang thi công nên hiện tại chi nhánh phải thuê cơ sở bên cạnh, vì vậy hoạt động của chi nhánh chưa thực sự biệt lập với các hoạt động của các đơn vị khác. Đôi khi gây sự khó khăn, không thuận tiện cho việc khách hàng đến giao dịch với ngân hàng. Đặc biệt là trong việc tạo dựng hình ảnh riêng của ngân hàng. 3.2.6.Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng Giải pháp mang tính truyền thống này luôn được đặt ra, nhất là trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập mạnh như hiện nay. Bởi lẽ, cán bộ tín dụng là những người trực tiếp làm việc với khách hàng, trực tiếp thẩm định hồ sơ vay vốn, là người ảnh hưởng lớn đến việc khách hàng có được vay vốn hay không. Vì thế có thể nói để mở rộng cho vay vai trò của đội ngũ cán bộ ngân hàng mang tính chất quyết định. Cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyên sâu về nghiệp vụ tín dụng, nắm rõ bản chất của từng phương thức cho vay, lãi suất và các nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định cho vay, từ đó để có được những quyết định về hình thức cho vay và lãi suất khoản vay phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Để đạt được mục tiêu này chi nhánh cần đẩy mạnh phong trào thi đua, rèn luyện và nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng nói riêng và cán bộ toàn chi nhánh nói chung. Thông qua việc thường xuyên tổ chức các cuộc thi nhằm khuyến khích các cán bộ thực hiên tốt công việc của họ, đặc biệt chú ý đến công tác khen thưởng cũng như các chính sách đãi ngộ thoả đáng cho những thành tích lao động của toàn thể cán bộ công nhân viên. Đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các cán bộ công nhân viên trau dồi kiến thức chuyên môn, học tập để nâng cao trình độ và có những sáng kiến trong lao động. 3.3 Một số kiến nghị 3.3.1. Kiến nghị đối với Hội sở Ngân hàng NN&PT NT AGRIBANK Tăng cường công tác nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới để hồ trợ hoạt động cho vay KHCN phát triển. Xây dựng và thực hiện đồng bộ một hệ thống quy chế, quy trình nội bộ về quản lý rủi ro, trong đó đặc biệt chú trọng việc xây dựng chính sách khách hàng vay vốn, sổ tay tín dụng, quy định về đánh giá xếp hạng khách hàng vay, đánh giá chất lượng tín dụng và xử lý các khoản nợ xấu. Cần tăng cường vai trò kiểm tra, kiểm toán nội bộ đối với từng chi nhánh trực thuộc nhằm chấn chỉnh các hoạt động của chi nhánh và phải tiến hành thường xuyên, toàn diện để phát hiện rủi ro tiềm ẩn trước, trong và sau khi cho vay. Ngoài ra, cũng cần chỉ đạo các chi nhánh có sự phối hợp với nhau, tránh sự cạnh tranh nội bộ không lành mạnh. Nhanh chóng triển khai công tác hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, tiếp cận với những công nghệ hiện đại nhất ở trong nước cũng như quốc tế nhằm đa dạng hoá hình thức tín dụng, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh. 3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước NHNN cần thực hiện hệ thống thông tin để có thể hỗ trợ cho các NHTM trong việc thu thập và tìm kiếm thông tin, cụ thể là chấn chỉnh để làm tăng tính hiệu quả của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC). NHNN cần hoàn thiện các văn bản pháp lý của hoạt động tín dụng, tránh sự chồng chéo, thiếu đồng bộ như các qui định về đảo nợ, lãi suất nợ quá hạn, cho vay hợp vốn, các qui định về đảm bảo tiền vay Mặt khác hệ thống pháp luật kinh tế như Luật thương mại, Luật doanh nghiệp, Luật cạnh tranh, Cần thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ thận trọng nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo dõi chặt chẽ diễn biến tiền tệ trên thị trường, phát triển hệ thống tiền tệ liên ngân hàng, thị trường ngoại hối liên ngân hàng đồng thời cũng có những chấn chỉnh cần thiết trong điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, không để những biến động lớn về lãi suất, tỷ giá ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tăng cường công tác thanh tra hoạt động tín dụng của các NHTM, thường xuyên bám sát hoạt động của các TCTD để sớm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. 3.3.3. Kiến nghị đối với các cơ quan có thẩm quyền khác Các cơ quan chức năng tại tỉnh Tuyên Quang nên rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở cho người dân để thuận tiện trong việc sử dụng để thế chấp bảo lãnh vay vốn Xây dựng đơn giá đất sát với thị trường, công bố công khai các quy hoạch đô thị tại Tuyên Quang tạo điều kiện dễ dàng cho các ngân hàng thực hiện việc thẩm định và định giá tài sản đảm bảo là bất động sản. Đề nghị các cơ quan trên địa bàn tình Tuyên Quang tạo điều kiện giúp đỡ ngân hàng trong việc thẩm định cho vay, hoàn thiện thủ tục vay vốn, xử lý tài sản đảm bảo khi khách hàng không có khả năng trả nợ ngân hàng. Các cơ quan chức năng như Toà án , Viện kiểm soát, cơ quan thi hành án,.. cần có sự quan tâm hỗ trợ ngành ngân hàng trong việc thu hồi nợ. KẾT LUẬN Thị trường cho vay KHCN tại Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng nhưng chưa được khai thác đúng mức. Do đó mở rộng hoạt động cho vay KHCN là một hướng đi đúng và đáp ứng được nhu cầu của người dân. Việc đẩy mạnh hoạt động này cũng sẽ giúp các NHTM có thêm nguồn thu, nhất là khi môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở lên khốc liệt hơn. Các KHCN cũng sẽ được hưởng lợi nếu ngân hàng đẩy mạnh, mở rộng hoạt động này vì họ sẽ có tiền để phục vụ nhu cầu tiêu dùng cũng như sản xuất kinh doanh của họ. Còn đối với nền kinh tế: nền kinh tế sẽ phát triển hơn khi nhu cầu mua hàng của người dân được đáp ứng nhanh hơn, cuộc sống của người dân cũng sẽ trở lên đầy đủ hơn, ngân hàng sẽ thực sự trở thành trung gian tài chính quan trọng không chỉ của các doanh nghiệp mà còn là của cả người dân. Để có thể mở rộng hoạt động cho vay KHCN thì việc tạo ra một qui trình cho vay thông thoáng là quan trọng hàng đầu đối với mỗi ngân hàng, ngoài ra ngân hàng cũng cần đa dạng hoá các sản phẩm cho vay KHCN , nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng, thực hiện marketing đối với các sản phẩm này và cải thiện điều kiện cơ sở vật chất của ngân hàng. Trong phạm vi một chuyên đề tốt nghiệp, em chưa đề cập sâu về lý thuyết cũng như những giải pháp áp dụng. Vì vậy, em rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của các thầy cô, các cán bộ tín dụng cũng như những ai quan tâm đến đề tài mở rộng cho vay KHCN . DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PGS. TS. Phan Thị Thu Hà, Ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê. Peter S. Rose, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính. Frederic S. Mishkin, Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học kỹ thuật. Sổ tay tín dụng NHNo&PTNT Việt Nam. Cẩm nang tín dụng NHNo&PTNT Việt Nam. Quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN. Tạp chí ngân hàng số 7,10,11/2006. Các trang web: www.sbv.gov.vn, www.vbard.com.vn, www.bidv.com.vn. Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2014, 2015 của NHNo&PTNT – chi nhánh Tuyên Quang. Báo cáo thường niên Agribank các năm 2013 – 2015 Bản tin Agribank 2015 CÁC WEBSITE THAM KHẢO Saga.com.vn Vneconomy.vn www.Agribank .com.vn www.diendandoanhnghiep.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_van_mo_rong_hoat_dong_cho_vay_kh_ca_nhan_tai_nhno_ptnt_chi_nhanh_tuyen_quang_3044.docx
Luận văn liên quan