Luận văn Thực trạng và giải pháp phát triển NNĐT ở TP.HCM trong quá trình đô thị hóa

- Xây dựng và phát triển nền NNĐT ở Tp.HCM theo hướng sản xuất hàng hóa, mang tính cạnh tranh, hiện đại, bền vững, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và an toàn vệ sinh thực phẩm cao để phục vụ tốt nhu cầu ngày càng cao của hàng triệu dân t ại thành phố và xuất khẩu. - Phát triển NNĐT phải đi đôi với phát triển cơ sở vật chất và CSHT nông nghiệp; ứng dụng các tiến bộ khoa học – kĩ thuật, các công nghệ mới vào sản xuất, t ạo ra giống cây trồng và vật nuôi chất lượng và năng suất cao.

pdf133 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2332 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp phát triển NNĐT ở TP.HCM trong quá trình đô thị hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y. Đến năm 2025 phấn đấu chỉ tiêu nước sạch bình quân đầu người đạt 180 lit/người/ngày; 100% dân nông thôn được cấp nước từ nguồn nước hợp vệ sinh. - Thoát nước: Hệ thống thoát nước phải đảm bảo tiêu thoát tốt, từng bước giảm tình trạng ngập nước do mưa và triều cường. 105 * Về bảo vệ môi trường - Từng bước cải thiện môi trường nhằm giảm mức độ ô nhiễm môi trường đến mức đảm bảo các yêu cầu về môi trường trong sạch theo tiê u chuẩn của môi trường Việt Nam, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững của Tp.HCM và các tỉnh lân cận. - Đến năm 2015 có 100% cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lí nước thải tập trung theo tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường; 100% chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại được lưu giữ, thu gom, tái chế và tái sử dụng; 100% kênh rạch không có rác, được nạo vét cải tạo môi trường và khơi thông dòng chảy; 90% khu đô thị mới có hệ thống xử lý nước thải tập trung, 50% khu đô thị hiện hữu có hệ thống xử lí nước thải sinh hoạt tập trung. Giảm thiểu 80% mức độ ô nhiễm nguồn nước tại các khu vực nội thành, 60% mức độ ô nhiễm khu vực ngoại thành; 100% người dân thành phố được phổ biến, tuyên truyền về bảo vệ môi trường. - Đến năm 2020, phấn đấu 100% khu đô thị mới và 70% khu đô thị hiện hữu có hệ thống nước thải tập trung. - Đến năm 2025, phấn đấu 100% khu đô thị hiện hữu có hệ thống nước thải tập trung. * Về quốc phòng, an ninh Tiếp tục thực hiện Chương trình hành động 16 -Ctr/Tu của Thành ủy về thực hiện Nghị quyết TW 8, khóa IX về chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới và Chương trình hành động số 49 -Ctr/Tu của Thành ủy về thực hiện Nghị quyết 28 của Bộ chính trị khóa X về tiếp tục xây dựng Tp.HCM thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới; thực hiện tốt chính sách tôn giáo, dân tộc, đảm bảo an sinh xã hội; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống, phòng chóng âm mưu diễn biến hòa bình. Tạo chuyển biến rõ nét về trật tự, an toàn xã hội, nếp sống đô thị, đấu tranh phòng chón g các loại tội phạm, tệ nạn xã hội. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng Tp.HCM trở thành khu vực phòng thủ vững chắc. 106 3.3.2. Các dự báo về tác động đến sản xuất nông nghiệp Các dự báo này được đưa ra trên cơ sở tác giả tổng hợp, phân tích từ các dự báo do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tp.HCM, Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM, các Viện và các Trung tâm nghiên cứu về nông nghiệp của thành phố và định hướng sử dụng đất của Uỷ ban Nhân dân thành phố đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 như sau: - Quá trình ĐTH diễn ra nhanh, quá trình chuyển dịch đất đai cho các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp và phát triển CSHT kĩ thuật làm cho diện tích nông nghiệp giảm dần và manh mún. + Đến năm 2020, tổng diện tích đất cho sản xuấ t nông nghiệp của thành phố còn khoảng 82.600 ha; trong đó tập trung chủ yếu vào đất trồng trọt (41,68%) và đất lâm nghiệp (44,14%). Đến năm 2025, đất nông nghiệp của thành phố chỉ còn khoảng 80.500 ha và cơ cấu quỹ đất cũng thay đổi theo xu thế giảm tỉ tr ọng đất trồng trọt và tăng tỉ trọng đất lâm nghiệp và cây xanh đô thị. Bảng 3.1. Dự báo đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 và 2025 STT Loại đất Năm 2020 Năm 2025 Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) 1 Đất sản xuất nông nghiệp 34.430 41,68 30.490 37,88 2 Đất lâm nghiệp 36.460 44,14 36.460 45,29 3 Đất nuôi trồng thủy sản 7.810 9,46 6.920 8,60 4 Đất làm muối 1.000 1,21 1.000 1,24 5 Đất nông nghiệp khác 2.900 3,51 5.630 6,99 Tổng 82.600 100 80.500 100 Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tp.HCM + Cơ cấu đất nông nghiệp phân bố theo không gian đến năm 2025 , thành phố còn khoảng 7 quận, huyện có diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên 100 ha. Theo đó Củ Chi là 23.840 ha, chiếm 29,6%; Hóc Môn là 900 ha, chiếm 1,1%; Bình Chánh là 11.100 ha, chiếm 13,8%; Nhà Bè là 280 ha, chiếm 0,3%; Cần Giờ là 107 42.720 ha, chiếm 53%; Quận 9 là 1.410 ha, chiếm 1,7% và Thủ Đức là 250 ha , chiếm 0,2%. - Khoa học công nghệ phát triển nhanh, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin; sẽ có nhiều giống mới hiệu quả kinh tế cao được sản xuất; thông tin về thị trường tương đối thuận lợi hơn. - Sự cạnh tranh về thị trường của các mặt hàng nông, lâm và thủy sản sẽ ngày càng khóc liệt từ các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. - Mối liên kết trong sản xuất nông nghiệp sẽ dần được cải thiện tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất và lưu thông hàng hóa. - Trình độ chuyên môn của lao động trong nông nghiệp tăng nhưng số lượng lao động trong nông nghiệp, nhất là lao động trẻ giảm nhanh chóng do chuyển sang hoạt động ở lĩnh vực phi nông nghiệp. - Ô nhiễm môi trường đất, nước, v.v…ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp sẽ được xử lí, ngày càng cải thiện. - Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp, mực nước biển dâng cao. Theo kịch bản là nếu mực nước biển dâng 0,2 m so với hiện nay thì thành phố sẽ bị mất 86,6 km2; nếu mực nước biển dâng cao 0,6 m thì sẽ mất 109 km2, tương ứng với 5,2% diện tích tự nhiên của thành phố. 3.2. ĐỊNH HƯỚNG CỤ THỂ 3.2.1. Quan điểm phát triển nông nghiệp đô thị  Thứ nhất - Xây dựng và phát triển nền NNĐT ở Tp.HCM theo hướng sản xuất hàng hóa, mang tính cạnh tranh, hiện đại, bền vững, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và an toàn vệ sinh thực phẩm cao để phục vụ tốt nhu cầu ngày càng cao của hàng triệu dân tại thành phố và xuất khẩu. - Phát triển NNĐT phải đi đôi với phát triển cơ sở vật chất và CSHT nông nghiệp; ứng dụng các tiến bộ khoa học – kĩ thuật, các công nghệ mới vào sản xuất, tạo ra giống cây trồng và vật nuôi chất lượng và năng suất cao. 108 - Phát triển nền NNĐT ở thành phố gắn với mối quan hệ hợp tác liên kết với các tỉnh thành trong khu vực và cả nước. - Phát triển nền NNĐT ở thành phố phải đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững. - Phát triển nông nghiệp đi đôi với việc nâng cao đời sống nhân dân; kết hợp với xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng KT – XH hoàn thiện; giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống tại địa phương.  Thứ hai - Nhanh chóng và triệt để giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong sở hữu đất đai, chuyển giao quyền sử dụng đất cho nông dân ổn định và lâu dài theo Luật đất đai. - Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển NNĐT tại Tp.HCM, trong đó xem nông hộ là đơn vị kinh tế cơ sở. - Hình thành và phát triển các tổ chức sản xuất từ thấp đến cao như KTTT, HTX, tổ hợp tác, v.v…  Thứ ba Cần đầu tư thích đáng và có chính sách khuyến nông trong bối cảnh quá trình ĐTH đang diễn ra nhanh chóng. Ngân sách Nhà nước cần dành phần thỏa đáng đầu tư cho phát triển nông nghiệp thuộc các lĩnh vực sau đây: - Điều tra nghiên cứu tổng hợp bổ sung về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, KT – XH phục vụ cho quy hoạch phát triển và làm cơ sở luận chứng cho các đề án, các công trình nghiên cứu, xây dựng phát triển nông nghiệp. - Xây dựng các cơ sở khoa học kĩ thuật (trung tâm công nghệ sinh học, KNNCNC, trạm giống, trạm bảo vệ thực vật, thú ý, v.v…) và chuyển giao công nghệ đối với các lĩnh vực then chốt, mũi nhọn, trước hết là giống cây trồng, vật nuôi theo hướng HĐH. - Điều tra nghiên cứu về xã hội làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. 109 - Đào tạo và huấn luyện cán bộ, đặc biệt là các bộ quản lý nông nghiệp và nông thôn. 3.3.2. Định hướng sử dụng tài nguyên và nhân lực 3.3.2.1. Định hướng sử dụng tài nguyên Khai thác, sử dụng tài nguyên trên cơ sở phân chia các v ùng: - Vùng 1: Vùng đất xám đồi gò không có nước tưới, phân bố ở Tây Bắc Củ Chi, Bắc Thủ Đức và một phần Quận 9 với diện tích khoảng 5.850 ha, chiếm 4,5% diện tích đất nông, lâm và thủy sản. Ở vùng này, rải rác còn sót lại các đốm rừng thứ sinh hoặc dấu vết rừng nhiệt đới mưa mùa Đông Nam Bộ. T ại đây, chủ yếu là ruộng rẫy với hoa màu, đậu đỗ và khoai mì một vụ vào mùa mưa, năng suất thấp và bấp bên. Hướng phát triển chủ yếu là: + Quận 9 và Thủ Đức bố trí các công trình công viên văn hóa, giải trí, khu di tích văn hóa lịch sử. + Tại Củ Chi hướng phát triển cây trồng chủ yếu là cao su, cây ăn trái, cây lâm nghiệp kết hợp với chăn thả gia súc như trâu, bò. Phát triển thêm các loại hình du lịch sinh thái, nhà vườn, cây ăn trái để làm phong phú, hấp dẫn tuyến du lịch địa đạo di tích lịch sử đến Bến Dược, Bến Đình. - Vùng 2: Vùng đất xám vàng đỏ và đất xám bạc màu trên địa hình lượn sóng đến bằng, ở khắp ba huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh và một phần Thủ Đức. Nó chiếm diện tích lớn nhất trong tổng diện tích 45.201 ha của nhóm đất xám nói chung. Vùng này có thể chia thành hai tiểu vùng: + Vùng hơi cao khoảng 10 m trở xuống, địa hình lượn sóng, có tầng đất dày, độ màu mỡ khá, mực nước ngầm không sâu quá 10 m, có thể trồng cây công nghiệp lâu năm (cao su) ở khu vực các nông trường An Phú, Phạm Văn Cội phía Đông Bắc Củ Chi và các cây rau, đậu ngắn ngày. + Vùng thấp dưới 10 m đến 3 – 4m, địa hình lượn sóng nhẹ đến bằng, có diện tích khoảng 20.230 ha. Ở Củ Chi, từ khi có kênh Đông sản xuất nông nghiệp có bước phát triển nhảy vọt, từ một vụ tăng lên 3 vụ lúa /năm. Trên cao hoặc triền 110 có thể phát triển ruộng màu hai vụ đậu phộng luân canh một vụ lúa; dưới thấp là ruộng lúa hai vụ (hè thu và mùa) luân canh với một vụ đậu phộng. Tại vùng này là địa điểm chủ yếu cho hoạt độn g chăn nuôi bò thịt và bò sữa, heo và các vật nuôi có giá trị kinh tế khác. - Vùng 3: Vùng đất phù sa ngọt với diện tích 10.100 ha (chiếm 7,9% diện tích đất nông, lâm và thủy sản), phân bố tập trung chủ yếu ở vùng giữa phần phía Nam huyện Bình Chánh (các xã Tân Túc, Bình Chánh, An Phú Tây, Tân Quý Tây, Hưng Long và Quy Đức); vùng giao lưu của quá trình tạo thành đất giữa Thành phố với Đồng bằng sông Cửu Long. Là vùng chủ yếu trồng lúa nước hai vụ năng suất cao (lúa mùa và lúa hè thu), rau màu và hệ sinh thái vườn cây ăn trái hiện tại ưu thế với Dừa, Xoài, Hồng Xiêm, Táo, v.v…Nơi đây có thể phát triển chăn nuôi heo, bò quy mô hộ gia đình - Vùng 4: Vùng đất phèn nhiều (phèn nặng), thấp trũng ở phía Tây Nam thành phố, kéo dài hàng chục km từ Tam Tân, Thái Mỹ huyện Củ Chi, qua Nhị Xuân huyện Hóc Môn, xuống khu vực Tây Nam huyện Bình Chánh với diện tích 8.930 ha (chiếm 7,0% diện tích đất nông, lâm và thủy sản). Vùng này chủ yếu là các hệ sinh thái ruộng nhiễm phèn, lúa một vụ năng suất thấp; đất ngập phèn lên líp trồng Khóm, Mía, Điều, Mãng cầu tháp Bình bát tỏ ra có hiệu quả và đặc biệt thích hợp hơn là rừng trồng cây nguyên liệu và phòng hộ mọc nhanh như Tràm, Bạch đàn, Keo lá tràm, Keo tai tượng, Keo lai. - Vùng 5: Vùng đất phèn trung bình và phèn ít (phèn vừa và phèn nhẹ), thấp trũng, đất có lớp phù sa trên tầng mặt; ở rẻo ven sông Sài Gòn, kéo dài từ xã Bình Mỹ (Củ Chi); Nhị Bình (Hóc Môn), đến các phường Thạnh Lộc, Thạnh Xuân, An Phú Đông (Quận 12) và từ Rạch Tra đến vùng Bưng Sáu Xã thuộc Quận 2 và Quận 9. Với diện tích 18.420 ha (chiếm 14,3% diện tích đất nông, lâm và thủy sản). Vùng này, nhất là phía ven sông Sài Gòn là hệ sinh thái của các loài hoa trái nổi tiếng, nay đang và sẽ phát triển ngày càng phong phú, đa dạng hơn; có thể kết hợp với phát triển du lịch sinh thái nhà vườn. 111 - Vùng 6: Vùng đất phèn mặn theo mùa 6 – 7 tháng/năm, có diện tích 19.262 ha (chiếm 15% diện tích đất nông , lâm và thủy sản), ở toàn bộ Nhà Bè và phía Bắc các xã huyện Cần Giờ. Vùng này, có các hệ sinh thái ruộng lúa chịu mặn một vụ năng suất thấp và bấp bênh; rừng dừa nước và ao thủy sản nuôi tôm, cua chiếm đa số. Hướng phát triển chủ yếu là phát triển các ao nuôi tôm sú, tôm thẻ, cá chẽm v.v…trên hệ sinh thái rừng ngập triều và dừa nước. - Vùng 7: Vùng đất phèn mặn hay đất mặn dướ i rừng ngập mặn, diện tích 45.670 ha (chiếm 35,6% diện tích đất nông , lâm và thủy sản), tập trung ở huyện Cần Giờ. Hệ sinh thái rừng ngập mặn chiếm tới 34.000 ha; trong đó, 24.000 ha là rừng trồng, chủ yếu là rừng Đước với 21.000 ha và một số loài khác như Bạch đàn, Keo lá tràm. Số còn lại là diện tích đất muối , v.v…Ngoài ra, đất giồng cát có diện tích nhỏ có thể trồng cây ăn trái thông thường như: Mãng cầu, Nhãn, Xoài, Mận, Ổi, v.v…Một số diện tích mặt nước sử dụng để nuôi tôm. 3.3.2.2. Định hướng sử dụng nhân lực Mặc dù dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ở Tp.HCM chỉ chiếm 10,9% dân số toàn thành năm 2011, nhưng nếu xét về quy mô thì lên đến 235.250 người. Dưới ảnh hưởng của quá trình ĐTH; đồng thời do làm kinh tế nông nghiệp cực nhọc và lương thấp nên lao động trong nông nghiệp ngày càng chuyển sang lĩnh vực phi nông nghiệp, nhất là lao động trẻ. Về trình độ học vấn, mặc dù đã được cải thiện nhưng so với mặt bằng chung của thành phố thì còn rất thấp, chủ yếu là ở cấp 2. Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, mặc dù đã được nâng cao tuy nhiên vẫn còn thấp. Hiện nay, người có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm 2,3%, còn lại là lao động tay chân. Sự mất cân đối trong trình độ chuyên môn của người lao động gây khó khăn trong thực hiện CNH – HĐH nông thôn và phát triển NNĐT ở thành phố. Vì vậy, thành phố cần phải thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn 112 nghiệp vụ cho người lao động để tiến hành phát triển NNĐT hiện đại nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung. 3.3.3. Định hướng phát triển theo ngành 3.3.3.1. Trồng trọt Ưu tiên phát triển các loại cây trồng phù hợp với nền sản xuất NNĐT như hoa cây kiểng, rau, đậu, cây ăn quả, cây làm thức ăn chăn nuôi; giảm dần diện tích lúa và một số cây công nghiệp ngắn ngày khác kém hiệu quả. Cụ thể: - Cây thực phẩm (chủ yếu là rau, đậu): Phát triển diện tích rau, đậu an toàn phục vụ cho thị trường thành phố và hướng tới xuất khẩu. Dự kiến đến năm 2020 là 6.900 ha, đến năm 2025 là 7.800 ha. Ngoài vùng sản xuất tập trung tại Củ Chi, Hóc Môn, Quận 12, Bình Chánh thì có thể kết hợp phát triển trên các sân thượng, ban công trong nội thành. - Hoa, cây kiểng: Có nhu cầu và điều kiện thuận lợi để phát triển trong những năm tới. Dự kiến đến năm 2020 mở rộng diện tích lên 2.100 ha, năm 2025 là 2.250 ha. Tập trung chủ yếu tại Gò Vấp, Hóc Môn, Quận 12, Quận 9, Bình Chánh và Củ Chi. - Cây ăn trái: Tập trung phát triển dọc sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, ven kênh Thày Cai – An Hạ, vùng Long Hòa – Cần Thạnh thuộc Cần Giờ. Tiếp tục chương trình cải tạo và trồng mới các giống cây có giá trị. Dự kiến diện tích cây ăn trái đến năm 2020 là 8.270 ha, năm 2025 là 8.000 ha. - Cây lương thực: Cây lúa tuy hiệu quả không cao, giá trị hàng hóa không thể cạnh tranh với các vùng lân cận và ảnh hưởng của ĐTH nên sẽ thu hẹp dần. Dự kiến đến năm 2020 diện tích trồng lúa còn 6.400 ha, đến năm 2025 là 4.200 ha. Tuy nhiên, cần tạo điều kiện để cây lúa phát triển ở một số vùng có năng suất cao như kênh Đông, kết hợp với các biện pháp đẩy mạnh thâm canh với giống mới, cơ giớ i hóa, v.v… Tiếp tục phát triển bắp lai phục vụ cho chăn nuôi và một số cây lương thực khác với diện tích thích hợp. 113 - Cây công nghiệp ngắn ngày: Giảm dần diện tích mía, chỉ phát triển tập trung tại các khu vực thuận lợi như dọc kênh Thày Cai – An Hạ và dọc sông Sài Gòn. Đồng thời, tiếp tục thay đổi giống mía có năng suất và độ đường cao. Có điều kiện duy trì và tăng năng suất cây đậu phộng tại Củ Chi, Hóc Môn, Bắc Bình Chánh khoảng từ 3.000 – 4.000 ha. 3.3.3.2. Chăn nuôi Nâng cao tỉ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế nông, lâm và thủy sản. Đẩy mạnh sản xuất các loại giống tốt phục cho chăn nuôi bò thịt, bò sữa, heo, gà vịt cho thành phố và các tỉnh trong cả nước. Phát triển chăn nuôi theo hướng HĐH các khâu sản xuất giống, thức ăn, chuồng trại, chăm sóc, xử lý chất thải và chế biến sản phẩm chăn nuôi. Bảo đảm sản phẩm chăn nuôi đủ tiêu chuẩn về chất lượng thịt và vệ sinh thực phẩm, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Tập trung các đối tượng nuôi chính: bò thịt, bò sữa, h eo và một số vật nuôi có giá trị kinh tế khác (như chim yến, cá sấu, v.v…). Tập trung phát triển nâng cao chất lượng, giá trị đàn giống gốc gia súc, gia cầm, tích cực cải tạo nâng cao chất lượng giống thương phẩm, đảm bảo sản phẩm cho chăn nuôi đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng và xuất khẩu kết hợp với các biện pháp hạ giá thành sản phẩm, đảm bảo hiệu quả và cạnh tranh cho sản phẩm chăn nuôi. 3.3.3.3. Nuôi thủy sản Diện tích nuôi trồng thủy sản có điều kiện phát triển cả vùng nước ngọt, lợ và mặn. - Nuôi tôm: Nuôi tôm nước lợ, mặn (tôm sú, tôm thẻ) chủ yếu tại Cần Giờ và Nhà Bè; nuôi tôm càng xanh ở vùng nước ngọt tại Bình Chánh, Củ Chi, Quận 9, Quận 2. - Nuôi nhuyễn thể (nghêu, sò, hàu, v.v…) quy mô khoảng 1.200 ha năm 2020 tại Cần Giờ. 114 - Nuôi cá cảnh: Đến năm 2020 đạt khoảng 200 triệu con, năm 2025 là 210 triệu con; tập trung chủ yếu Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Quận 12, Quận 9. - Nuôi cá sấu thương phẩm: Dự kiến đến năm 2020 là 200 ngàn con; tập trung tại Quận 12, Hóc Môn, Củ Chi. Phát triển các loại giống thủy sản, khuyến khích các thành phần kinh tế khác nhau cùng tham gia sản xuất giống thủy sản và thức ăn chế biến cho ngành nuôi thủy sản. 3.3.3.4. Lâm nghiệp Cây xanh và rừng phòng hộ đã, đang và sẽ có tác động tích cực trong vai trò cải thiện môi trường sinh thái, cảnh quan và môi trường thành phố. Trên cơ sở vốn rừng hiện có sẽ tiếp tục đầu tư trồng mới, chăm sóc, bảo vệ, hình thành các khu du lịch sinh thái, làm công viên văn hóa, lịch sử và khai thác tổng hợp mà hướng chủ đạo là phòng hộ môi trường. Phấn đấu tăng tốc ch e phủ cây xanh toàn thành phố đạt 40% năm 2020. 3.3.4. Định hướng phát triển theo lãnh thổ Trên cơ sở phân chia các vùng sinh thái nông nghiệp, Tp.HCM cần đầu tư xây dựng CSHT, CSVCKT nông nghiệp, ứng dụng các công nghệ mới nhất là công nghệ sinh học vào sản xuất và nhân giống cây trồng vật nuôi ứng với mỗi vùng. Mỗi vùng trở thành một đơn vị sản xuất hàng hóa chất lượng cao, hình thành nên các vùng, các khu vực chuyên canh cây trồng và chuyên chăn nuôi. Theo đó, vùng 1 do khó khăn nguồn nước tưới nên hướng về các loại cây tưới tiêu chủ động và tiết kiệm nước. Ở các vùng 2, 3, 5 nên có các mô hình sản xuất NNĐT hiện đại hiệu quả cao như sản xuất rau đậu, hoa, cây kiểng, cây ăn trái kết hợp với du lịch sinh thái nhà vườn; đồng thời phát triển chăn nuôi bò thịt và sữa, heo và nuôi trồng thủy sản. Tại vùng 4 cần phát triển hệ thống rừng phòng hộ môi trường kết hợp với trồng cây ăn quả trên đất phèn nặng. Tại vùng 6 và 7 nên đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn và lợ trên đất rừng ngập mặn, kết hợp với du lịch sinh thái. 115 3.3. CÁC GIẢI PHÁP 3.3.1. Giải pháp về thị trường tiêu thụ Tp.HCM có vị trí địa lí thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng đô thị hiện đại và mở rộng thị trường trong nước cũng như ngoài nước. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi có nhu cầu rất lớn về các sản phẩm nông nghiệp, nhất là các sản phẩm nông nghiệp an toàn. Thị trường ngoài nước như Nhật Bản, Hoa Kì, EU, Singapore, v.v…là những bạn hàng thường xuyên về các mặt hàng nông nghiệp; đặc biệt là những sản phẩm đạt chất lượng cao. Đây chính là cơ sở và động lực thúc đẩy Tp.HCM phát huy thế mạnh và tiềm năng của ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại với các sản phẩm chất lượng cao. Trong thời buổi kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, sản xuất nông nghiệp cần phải tiến hành liên kết từ khâu chọn giống đến khâu tiêu thụ sản phẩm nhằm tạo ra chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp khép kín và hiệu quả. Điều này đồng nghĩa với việc phải thành lập các HTX, tổ hợp tác ở tất cả các ngành trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, v.v…đến các dịch vụ cung ứng và tiêu thụ nông sản. Xây dựng và triển khai chương trình xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, xuất khẩu, tiêu thụ nông sản; Chú trọng xây dựng thương hi ệu cho các sản phẩm nông nghiệp. Tăng cường công tác quản lí Nhà nước, đồng thời kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật, các quy định về an toàn vệ sinh nông sản, các quy định về xuất nhập khẩu và cạnh tranh không lành mạnh. Hỗ trợ giá nông sản khi có sự biến động mạnh của thị trường, đảm bảo lợi ích cao nhất cho người nông dân. 3.3.2. Giải pháp về vốn và tín dụng * Về tín dụng: - Vốn tín dụng dành cho nông nghiệp cần đầu tư phát triển CSHT và CSVCKT nông nghiệp, xây dựng các trung tâm nghiên cứu cây trồng vật nuôi, các KNNCNC, v.v… 116 - Tăng cường hỗ trợ cho vay các nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn với lãi xuất hợp lí nhằm hỗ trợ nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp, phát triển giống mới, đầu tư các thiết bị cơ giới để tăng hiệu quả sản xuất. * Về vốn: - Tăng tỉ trọng vốn ngân sách đầu tư cho phát triển CSHT kĩ thuật nông nghiệp trong tổng vốn đầu tư cơ bản của thành phố. - Đối với vốn ngân sách Nhà nước: + Cần đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi đang dang dỡ, chươn g trình kiên cố hóa kênh mương, các dự án ngăn lũ sông Sài Gòn – Đồng Nai, các dự án ngăn triều tại các vùng ven sông và trũng thấp, phục hồi và nâng cấp các công trình thủy lợi, phòng chống lụt bão và ứng phó với biến đổi khí hậu. + Đầu tư xây dựng mới các trạm sản xuất giống như trạm khuyến nông, trạm khuyến ngư, trạm bảo vệ thực vật v.v…tại các địa phương. Đặc biệt cần đầu tư xây dựng các Trung tâm Công nghệ sinh học, các KNNCNC cho cả trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Đây là nơi nghiên cứu, nhân giống chất lượng cao phục vụ không chỉ cho thành phố mà còn cho cả nước. + Đầu tư trong việc nhập các giống mới có năng suất và chất lư ợng tốt từ các nước có nền nông nghiệp tiên tiến như Hoa Kì, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, v.v…nhằm đa dạng hóa nguồn giống và đáp ứng yêu cầu của thị trường. - Thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Tiến hành xã hội hóa trong đầu tư xây dựng, khai thác các công trình hạ tầng; nhất là các công trình thủy lợi, giao thông, điện, nước. 3.3.3. Giải pháp về xây dựng hệ thống liên kết trong sản xuất nông nghiệp Phát triển NNĐT ở Tp.HCM trước mắt còn gặp nhiều khó khăn do diện tích đất canh tác ngày càng nhỏ hẹp và manh mún; CSVCKT và CSHT phục vụ nông nghiệp còn nhiều hạn chế; sự biến động mạnh của giá cả thị trường; thiên tai dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi và thủy sản vẫn thường xuyên xảy ra, v.v…Để hạn chế 117 những vấn đề trên thì sự liên kết trong sản xuất nông nghiệp là rất cần thiết. Vì vậy cần xây dựng các mối liên kết sau: - Xây dựng mối liên kết giữa Nhà nước với nông dân trong việc hoạch định phát triển nông nghiệp, đầu tư CSHT và CSVCKT nông nghiệp cũng như những chính sách hỗ trợ nông dân trong việc tiêu thụ nông sản. - Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và chế biến các sản phẩm nông nghiệp trên cơ sở phát t riển các nhà máy, xí nghiệp chế biến nằm gần hoặc nằm trong khu vực sản xuất nông nghiệp nhằm hạn chế sự hư hại, hao hụt và nâng cao chất lượng sản phẩm. - Tạo mối liên kết giữa các Nhà khoa học, các trung tâm nghiên cứu nông, lâm và thủy sản (Trung tâm công nghệ sinh học, trạm bảo vệ thực vật, KNNCNC, v.v…) với các hộ nông dân nhằm đưa các tiến bộ khoa học kĩ thuật, các giống cây trồng vật nuôi mới có năng suất và hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất. - Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các hộ nông dân với nhau; trên cơ sở đó hình thành các HTX, các tổ hợp tác để hình thành khu vực sản xuất tập trung thuận lợi cho cung ứng vật tư kĩ thuật, cơ giới làm đất, chăm sóc thu hoạch, hoạt động tín dụng, vận chuyển và tiêu thụ nông sản cũng như kí kết hợp đồng với các doa nh nghiệp chế biến, doanh nghiệp thu mua sản phẩm. Như vậy sẽ đảm bảo sản xuất được tập trung, hiệu quả kinh tế cao, ít rủi ro, dễ dàng kiểm soát được dịch bệnh, chi phí sản xuất thấp, hạ giá thành sản phẩm. - Đồng thời, cần tạo mối liên kết giữa người nông dân với các cơ sở phân phối và tiêu thụ nông sản như các trung tâm phân phối hàng hóa nông sản, các siêu thị, v.v…nhằm đảm bảo đầu ra ổn định cho các mặt hàng nông sản. 3.3.4. Giải pháp về khoa học - công nghệ Phát triển khoa học – công nghệ là nền tản để phát triển NNĐT hiện đại ở Tp.HCM. Vì vậy cần phải thực hiện các giải pháp khoa học – công nghệ trong nông nghiệp như sau: - Tăng cường đầu tư, chỉ đạo công tác nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao khoa học – công nghệ và khuyến nông. 118 - Tiếp thu, ứng dụng chọn lọc các thành quả nghiên cứu về công nghệ sinh học, nghiên cứu cơ bản của các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước, của các tỉnh và các mô hình, các kinh nghiệm của nông dân sản xuất giỏi. Tổ chức tốt công tác thông tin, tuyên truyền, tập huấn khuyến nông, khuyến ngư rộng rãi cho nông dân và các hộ sản xuất. - Tổ chức và mở rộng các loại hình dịch vụ, tư vấn khoa học kĩ thuật về quy trình, công nghệ sản xuất, giống, bảo vệ thực vật, v.v…đến tiêu thụ, chế biến, kinh doanh nông sản. - Cũng cố, nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở nghiên cứu, trang bị phương tiện phân tích xét nghiệm chuyên ngành, đảm bảo sự chính xác và sự tin cậy trong các hoạt động kiểm tra chất lượng nông sản cũng như các mặt hàng cây kiểng và cá cảnh. - Phát huy vai trò động lực khoa học – công nghệ, gắn nghiên cứu với ứng dụng, giữa các cơ quan nghiên cứu, cơ quan quản lí Nhà nước với các hộ sản xuất, hộ nông dân nhằm đưa nhanh và có hiệu quả kết quả nghiên cứu vào công tác quản lí và sản xuất kinh doanh. 3.3.5. Giải pháp về đất đai - Tiến hành quy hoạch cụ thể mục đích sử dụng đất, trong đó cần quy hoạch mục đích sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn trung và dài hạn để đảm bảo an tâm sản xuất cho các hộ dân trong quá trình ĐTH. - Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM; UBND các quận, huyện có sản xuất nông nghiệp; các sở, ngành liên quan để khảo sát, thống kê lại tình hình quản lí, sử dụng đất đai để hoàn thành sớm việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ sản xuất nông, lâm và thủy sản. - Bổ sung và hoàn chỉnh lại quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cho phù hợp với chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; pháp lí hóa quy hoạch chi tiết cho các quận, huyện có sản xuất nông nghiệp, thực hiện quy chế dân chủ trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 119 - Nghiên cứu triển khai các biện pháp cải tạo, bồi dưỡng đất sản xuất; hạn chế xâm nhập mặn, chống xói mòn, lở đất, ô nhiễm môi trường đất, v.v… - Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh một số chính sách về giá đất, thu hồi đất, đền bù giải tỏa phù hợp với thực tế nhằm khai thác tốt hơn quỹ đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp. 3.3.6. Giải pháp về thủy lợi - Tổ chức khảo sát, nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch thủy lợi Tp.HCM đến năm 2020, 2025; chú ý vấn đề sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nước mặt, nước ngầm, nước mưa, nguồn nước điều tiết của các công trình thủy lợi ở thượng nguồn (Dầu Tiếng, Trị An), v.v…để phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân. - Đẩy nhanh tiến độ đầu tư, nâng cấp và cải tạo các công trình thủy lợi Nhị Xuân - Tam Tân - Thái Mỹ (Hóc Môn), An Phú – Phú Mỹ Hưng (Củ Chi), Bình Lợi (Bình Chánh); chương trình kiên cố hóa kênh Đông, thủy lợi nội đồng. Nạo vét kênh Tham Lương – Bến Cát. - Nghiên cứu lập dự án đầu tư xây dựng đ ường kết hợp đê ngăn triều, lũ ven sông Sài Gòn (Hóc Môn, Quận 12, Bình Thạnh, Thủ Đức), ven sông Đồng Nai (Quận 9, Quận 7, Nhà Bè) để bảo vệ diện tích rau màu, hoa kiểng và đời sống người dân. - Cải tạo, nâng cấp và xây mới các nhà máy nước để đáp ứng khô ng chỉ cho khu vực đô thị mà còn phục vụ cho chăn nuôi và tưới tiêu hoa kiểng. - Thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm trong đầu t ư xây dựng thủy lợi. Nhà nước đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi đầu mối và các kênh thủy lợi chính, nhân dân phối hợp xây dựng các kênh thủy lợi nội đồng. Xây dựng các công trình thủy lợi phải kết hợp với giao thông nông thôn và cung cấp nước sạch cho các hộ dân. - Nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng và quản lý bảo vệ công trình. Ổn định phương thức hoạt động, nâng dần hiệu quả và phát triển các tổ thủy lợi, tổ thủy 120 nông ở các vùng sản xuất nông nghiệp. Nghiên cứu xây dựng các HTX, các tổ hợp tác làm dịch vụ thủy lợi và cung cấp nước sạch sinh hoạt. - Đặc biệt, đẩy mạnh cải tạo và xứ lí hệ thống nước thải, chấ t thải tại khu vực nội thành để hạn chế thấp nhất ô nhiễm môi trường nước đến các khu vực sản xuất nông nghiệp xung quanh. 3.3.7. Giải pháp về giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao Để đảm bảo có đủ giống cây trồng, vật nuôi chất lượng tốt cung cấp cho n hu cầu sản xuất và chuyển đổi cơ cấu sản xuất, từng bước hình thành trung tâm giống cây trồng cho các tỉnh ở khu vực phía Nam, cả nước và xuất khẩu, ngành nông nghiệp cần thực hiện các giải pháp sau: - Xây dựng và thực hiện các dự án, tăng CSVCKT, nâng cao năng lực cán bộ trong nghiên cứu, sản xuất và quản lý Nhà nước về giống cây, giống con. - Kết hợp giữa công nghệ hiện đại và công nghệ truyền thống theo hướng sử dụng ưu thế lai, áp dụng những tiến bộ công nghệ sinh học vào lai tạo giống. - Xây dựng hệ thống sản xuất và dịch vụ giống cây con phù hợp với cơ chế thị trường. - Mở rộng và xây dựng mới các trung tâm nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi như trung tâm công nghệ sinh học, các KNNCNC. Hiện Tp.HCM mới chỉ có KNNCNC ở Củ Chi chuyên về trồng trọt; cần đẩy nhanh xây dựng KNNCNC về chăn nuôi tại Bình Chánh và KNNCNC về thủy sản ở Cần Giờ. Bên cạnh đó, xây dựng một số cơ sở sản xuất dịch vụ giống quy mô hộ kinh tế gia đình. - Nhập khẩu các giống mới từ các nước có nền nông nghiệp tiên tiến như Hoa Kì, Nhật Bản, Thái Lan, Singabol, v.v… - Khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia vào việc nghiên cứu, lai tạo, sản xuất và cung cấp các loại giống tốt cho thị trường. Giải pháp cụ thể đối với từng ngành như sau: * Giống cây trồng: + Nghiên cứu lai tạo các giống rau, đậu mới nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp giống tại thành phố và các tỉnh trong cả nước. 121 + Tiến hành lai ghép các giống lan, hoa kiểng, bonsai để cung cấp cho thị trường. + Nhập khẩu các giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại thành phố. + Bình tuyển và nhân nhanh các cá thể cây ăn trái để phát triển vùng cây ăn trái đặc sản ven sông Sài Gòn; chú trọng phát triển các giống bưởi, xoài, măng cụt và sầu riêng. * Giống vật nuôi: + Chuẩn hóa hệ thống giống heo. Nhập, giữ thuần, nhân thuần các nhóm giống Yorkshire, Landrace, Duruoc, Hampshire. Duy trì thường xuyên việc nghiên cứu tạo dòng, chuẩn hóa các dòng trong hệ thống chọn lọc, nhân giống để không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng giống. + Bình tuyển bò sữa, trong đó bình tuyển và phối giống bò lai Sind để hình thành thị trường giống bò sữa và nguồn bê vỡ béo cung cấp thịt bê. + Nhân và lai tạo một số giống động vật khác như cá sấu, rắn, chim yến, v.v…tại các cơ sở được cấp phép hoạt động. * Giống cây lâm nghiệp: Hình thành hệ thống vườn, làng nghề gieo ươm cây giống lâm nghiệp, cung cấp hom giống của một số loài cây trồng chủ yếu phục vụ cho yêu cầu phát triển mảng xanh đô thị. * Giống thủy sản: + Thủy sản nước ngọt: Bình tuyển và nhân các giống cá nước ngọt, tôm càng xanh. Đặc biệt, đẩy nhanh nhân và lai ghép giống cá cảnh chất lượng cao, mẫu mã đẹp để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. + Thủy sản nước mặn, lợ: Bình tuyển và nhân các giống tôm (tôm thẻ, tôm sú), nghêu, sò huyết, cá chẽm, v.v…phục vụ cho thị trường thành phố và xuất khẩu. 3.3.8. Giải pháp phát triển nông nghiệp kết hợp với du lịch sinh thái Để đảm bảo nền NNĐT thành phố phát triển bền vững, đạt hiệu quả kinh tế cao thì cần phải kết hợp giữa phát triển nông nghiệp với du lịch sinh thái. 122 - Đầu tư, xây dựng và khai thác hiệu quả các loại hình sản xuất nông, lâm và thủy sản có thể kết hợp với du lịch sinh thái như làng sinh vật cảnh, cây hoa kiểng, vườn cây ăn quả, các khu rừng phòng hộ ven đô, v.v… - Tập trung đầu tư cải tạo, hoàn thiện và khai thác hiệu quả các địa điểm sản xuất nông, lâm và thủy sản kết hợp với du lịch sinh thái như làng sinh vật cảnh Trung An – Phú Hòa Đông (Củ Chi); Trung tâm hoa kiểng Sài Gòn tại xã Phạm Văn Hai (Bình Chánh); làng hoa kiểng Long Phước – Long Thạnh Mỹ (Quận 9); cụm du lịch sinh thái nhà vườn Thạnh Xuân – Thạnh Lộc (Quận 12), cụm du lịch sinh thái Nhị Bình (Hóc Môn); cụm du lịch sinh thái Tân Nhật – Tân Tạo và hồ sinh thái nông nghiệp Vĩnh Lộc (Bình Chánh); khu du lịch sinh thái gắn liền với vườn cây ăn trái Trung An (Củ Chi), các khu du lịch sinh thái tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, v.v… - Đẩy mạnh việc liên kết để hình thành các HTX, tổ hợp tác vừa sản xuất nông nghiệp vừa có thể khai thác hiệu quả du lịch sinh thái. 3.3.9. Giải pháp về tăng cường hợp tác với các địa phương trong cả nước và mở rộng hợp tác quốc tế 3.3.9.1. Giải pháp về tăng cường hợp tác với các địa phương trong cả nước - Tăng cường hợp tác với các địa phương trong cả nước, nhất là các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng Đông Nam Bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long; đây là các tỉnh có thế mạnh và tiềm năng về phát triển nông nghiệp. Tăng cường hợp tác với các tỉnh trong cả nước sẽ mang lại hiệu quả trong việc cung cấp giống cây trồng, vật nuôi của Tp.HCM cho các tỉnh. - Đẩy mạnh hợp tác với các tỉnh, thành phố có nền NNĐT phát triển ở nước ta như Đà Lạt, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ , v.v…để học tập và trao đổi kinh nghiệm. - Xây dựng cơ chế chung về xử lí ô nhiễm môi trường, nhất là các tỉnh lân cận thành phố như Bình Dương, Đồng Nai, T ây Ninh, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang nhằm xử lí hiệu quả ô nhiễm môi trường (nhất là môi trường nước) gây ảnh hưởng đến nông nghiệp và đời sống nhân dân. 123 - Tạo mối liên kết sản xuất giữa các tỉnh trong khu vực thuộc vùng đô thị Tp.HCM nhằm HĐH sản xuất nông nghiệp, hướng đến nền NNĐT hiện đại, an toàn, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao trên thị trường. 3.3.9.2 Giải pháp tăng cường hợp tác quốc tế - Tăng cường hơn nữa các hoạt động đối ngoại, quảng bá hình ảnh thành phố; mở rộng hoạt động giao lưu, học hỏi kinh nghiệm quốc tế và khu vực trong lĩnh vực phát triển NNĐT . - Tìm kiếm cơ hội hợp tác; kết hợp với hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và thâm nhập thị trường. - Phát huy hơn nữa người Việt Nam ở nước ngoài trong việc quảng bá các sản phẩm nông nghiệp ra thị trường thế giới. 3.3.10. Giải pháp định hình vùng sản xuất tập trung Trong những năm tới cần đẩy mạnh đầu t ư CSHT phục vụ sản xuất nông nghiệp; ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Tiếp tục thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với sản xuất NNĐT. Theo đó sẽ giảm dần diện tích lúa kém hiệu quả; tăng tỉ trọng diện tích trồng rau, đậu, hoa kiểng, cây ăn quả, chăn nuôi bò sữa và thịt, chăn nuôi heo. Tiến hành nhân và lai tạo giống mới, hình thành nên trung tâm giống cây trồng của khu vực phía Nam và cả nước. Trên cơ sở đó , hình thành nên các vùng sản xuất tập trung, là cơ sở hình thành nên vành đai nông nghiệp của thành phố. Cụ thể là: - Khu vực Tây Bắc (bao gồm Củ Chi, Hóc Môn, Quận 12, Bắc Bình Chánh) ưu tiên phát triển rau, đậu an toàn; cây ăn quả và hoa kiểng kết hợp với du lịch sinh thái nhà vườn; chăn nuôi bò lấy thịt và sữa, chăn nuôi heo và gia cầm. Hình thành nên khu vực trồng trọt và chăn nuôi trọng điểm của thành phố - Khu vực Đông Bắc (gồm Thủ Đức, Quận 2, Quận 9) ưu tiên phát triển cây hoa kiểng, cây ăn quả và các khu sinh thái vui chơi giải trí; nuôi trồng thủy sản nước ngọt ven sông Đồng Nai và Sài Gòn. - Khu vực Nam và Đông Nam (gồm Nam Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ) ưu tiên nuôi trồng thủy sản nước lợ và mặn như tôm thẻ, tôm sú, cua, nghêu, sò huyết 124 chủ yếu ở Cần Giờ; trồng rừng kết hợp với du lịch sinh thái tại khu dự trữ sinh quyển; nuôi chim yến tập trung tại thị trấn Cần Thạnh. - Tại các khu vực nội thành, do diện tích đất nông nghiệp nhỏ hẹp nên có thể tận dụng đất ở để phát triển nghề nuôi cá cảnh, trồng hoa kiểng và sinh vật cảnh, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa tạo không gian xanh sạch cho đô thị. 3.4. KIẾN NGHỊ Trong khuôn khổ luận văn Thạc sĩ ngành Địa lí học, tác giả đã nghiên cứu thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm phát triển nền NNĐT ở Tp.HCM. Tuy nhiên, để hiện thực hóa vấn đề này thì cần có các chính sách của Nhà nước, sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Tp.HCM, sự vào cuộc của các ban ngành, sự chung tay xây dựng của nhân dân thì việc phát triển NNĐT ở Tp.HCM mới thật sự hiệu quả và bền vững. Cụ thể, tác giả đề xuất một số kiến nghị sau: - UBND thành phố là cơ quan quản lí cao nhất về kinh tế - xã hội nói chung và nông nghiệp – nông thôn nói riêng. Vì vậy, UBND thành phố cần tiến hành quy hoạch cụ thể đất sản xuất nông nghiệp trong điều kiện ĐTH nhanh chóng, phù hợp với từng cây con của nền NNĐT; đầu tư CSHT tầng nông nghiệp, đưa các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp; định hướng việc CDCCKT nông nghiệp theo hướng hiệu quả, hiện đại. Đồng thời, thường xuyên chỉ đạo các cơ quan ban ngành liên quan làm tốt công tác phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn. - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là đơn vị trực tiếp quản lí về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Vì vậy, Sở cần thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của UNND thành phố về CDCCKTNN theo hướng NNĐT hiện đại; chủ động quản lí thiên tai dịch bệnh ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp; đồng thời, cần nghiên cứu đưa ra các giải pháp nhằm phát triển NNĐT nhanh và bền vững. - Các trung tâm, các đơn vị nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn như Trung tâm Công nghệ sinh học Tp.HCM, KNNCNC Tp.HCM, Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư, Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM, các Phân viện nghiên cứu nông nghiệp ở phía Nam cần tập trung nghiên cứu lai tạo giống mới; đưa các tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp; xây 125 dựng các mô hình NNĐT đặc trưng để nhân rộng ra toàn địa bàn thành phố và cả nước. - Các doanh nghiệp cần liên kết chặt chẽ với các hộ dân trong việc cung ứng các vật tư nông nghiệp; các doanh nghiệp thu mua nông sản cần liên kết để hạn chế các khâu trung gian nhằm nâng cao thu nhập cho người dân và hạ giá thành sản phẩm. Đồng thời, các doanh nghiệp cần chủ độn g khảo sát và dự báo thị trường nông sản nhằm khuyến cáo người dân chuyển đổi và điều chỉnh quy mô cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp. - Các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp cần mạnh dạn ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất; ưu tiên sản xuất các cây trồng và vật nuôi phù hợp với nền NNĐT; cần liên kết chặc chẽ hơn nữa trong sản xuất; đồng thời chủ động theo dõi thị trường để có hướng sản xuất phù hợp . 126 KẾT LUẬN NNĐT là xu thế phát triển tất yếu của nông nghiệp tại các đô thị trên thế giới, trong đó có Tp.HCM. Trên cơ sở vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn phát triển NNĐT trên thế giới và Việt Nam, tác giả đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển NNĐT tại địa bàn thành phố trong giai đoạn 2000 – 2011, qua đó tác giả có thể đưa ra một số kết luận sau: 1- Tp.HCM là một đô thị lớn của nước ta, có vị trí địa lí quan trọng, thị trường tiêu thụ rộng lớn, khá thuận lợi về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, có lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng ngày càng cao, có nền kinh tế phát triển hàng đầu cả nước, v.v…là những nhân tố thuận lợi hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển nền NNĐT . 2- Nhìn chung, nền NNĐT ở Tp.HCM trong giai đoạn 2000 – 2011 đã đạt được những bước tiến tích cực trong bối cảnh quá trình ĐTH đang diễn ra nhanh chóng. Đó là sự tăng trưởng cao về giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngày càng phù hợp với nền NNĐT, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp ngày càng nâng cao, liên kết trong sản xuất và các hình thức TCLTNN ngày càng hiệu quả, khả năng cạnh tranh nông sản trên thị trường ngày càng cao, v.v…cho đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân sản xuất nông nghiệp. 3- Nền NNĐT thành phố đã và đang tập trung vào sản xuất các giống cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với nền NNĐT như trồng rau đậu, trồng hoa và cây kiểng, nuôi heo cao sản, nuôi bò sữa, nuôi chim yến, nuôi cá cảnh, v.v…Ngoài ra, việc nghiên cứu và nhân giống cây trồng, vật nuôi cũng được quan tâm phát triển nhằm đưa thành phố trở thành trung tâm sản xuất và cung ứng giống cây trồng, vật nuôi lớn nhất cả nước. 4- Mặc dù đóng góp về giá trị của ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của thành phố rất nhỏ, tuy nhiên giá trị sinh thái và cải thiện môi trường thì không có ngành nào thay thế được. 127 5- Bên cạnh những thành tựu kể trên thì nền nông nghiệp thành phố cũng gặp không ít những khó khăn như diện tích đất canh tác ngày càng manh mún, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhìn chung còn chậm, sự cạnh tranh trên thị tr ường ngày càng quyết liệt, thiên tai dịch bệnh và tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, v.v…đã và đang là rào cản cho sự phát triển của nền NNĐT. 6- Để nền NNĐT của thành phố phát triển ngày càng hiệu quả và bền vững trong giai đoạn hiện nay, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như tìm hiểu mở rộng thị trường, quản lý đất đai, đầu tư vốn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng phát triển thủy lợi hóa và cơ giới hóa, xây dựng CSHT và CSVCKT nông nghiệp, đẩy mạnh liên kết trong sản xuất cho đến việc định hình vùng sản xuất nông nghiệp tập trung. 128 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Thế Bá (1997), Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị , Nxb Xây dựng. 2. Hà Thị Thanh Bình (2002), Trồng trọt đại cương , Nxb Nông nghiệp. 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010), Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020, Hà Nội. 4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2012), Phát triển nghề nuôi chim yến tại Việt Nam, Hội thảo khoa học về nghề nuôi chim yến, Khánh Hòa. 5. Chi cục phát triển nông thôn Tp.HCM (2010), Đánh giá phát triển kinh tế tập thể trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Tp.HCM , Tp.HCM. 6. Chi cục phát triển nông thôn Tp.HCM (2010), Kế hoạch hành động và ứng phó với biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp và nông thôn Tp.HCM , Tp.HCM. 7. Chi cục phát triển nông thôn Tp.HCM (2010), Kết quả thực hiện chính sách cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Cần Giờ giai đoạn 2006 – 2010, Tp.HCM. 8. Chi cục phát triển nông thôn Tp.HCM (2010), Khái quát về điều kiện tự nhiên, tài nguyên phục vụ sản xuất nông nghiệp của Tp.HCM, Tp.HCM. 9. Mai Thanh Cúc (2005), Giáo trình Phát triển nông thôn, Nxb Nông nghiệp. 10. Cục thống kê Tp.HCM (2001), Niêm giám thống kê 2000, Nxb Thống kê. 11. Cục thống kê Tp.HCM (2006), Niêm giám thống kê 2005, Nxb Thống kê. 12. Cục thống kê Tp.HCM (2008), Niêm giám thống kê 2007, Nxb Thống kê. 13. Cục thống kê Tp.HCM (2012), Niêm giám thống kê 2011, Nxb Thống kê. 14. Cục thống kê Tp.HCM (2012), Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011, Ban chỉ đạo tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản Tp.HCM. 15. Z.E.Denis (1984), Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Địa lí kinh tế, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 129 16. Đàm Nguyễn Thùy Dương (2005), Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông - công nghiệp trồng và chế biến cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm ở các quận, huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Trường ĐH Sư Phạm Tp.HCM. 17. Đại học Nông nghiệp Hà Nội 1 (2007), Phát triển nông nghiệp và chính sách đất đai ở Việt Nam , Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 18. Vũ Xuân Đề (2003), Nghiên cứu xây dựng các mô hình nông nghiệp sinh thái phù hợp trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hó a ở Thành phố Hồ Chí Minh, Viện kinh tế. 19. Đoàn Văn Điếm (2005), Khí tượng nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp. 20. Phạm Đình Hổ (2003), Kinh tế Nông nghiệp - Lý luận và thực tiễn, Nxb Thống kê. 21. Phạm Đình Hổ, Đỗ Kim Chung (1997), Kinh tế nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 22. Nhiêu Hội Lâm (2004), Kinh tế học đô thị , Nxb Chính trị quốc gia. 23. Vũ Tự Lập (2009), Địa lí tự nhiên Việt Nam , Nxb Đại học Sư Phạm. 24. Frannie A.Le1autier (2006), Đô thị trong thế giới toàn cầu hóa, Nxb Chính trị quốc gia. 25. Lê Thanh Long (2000), Hệ thống các giải pháp để thực hiện các mô hình nông nghiệp sinh thái đô thị, Dự thảo báo cáo khoa học, Viện kinh tế Tp.HCM. 26. Nguyễn Văn Long (2006), Giáo trình Khuyến nông, Nxb Nông nghiệp. 27. Nguyễn Luận (2001), Làng đô thị, tạp chí Tia sáng – Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 28. Luật đất đai (2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 29. Võ Mai (2011), Chuỗi giá trị nông nghiệp đô thị an toàn , Báo cáo hội thảo khoa học phát triển NNĐT- Hội làm vườn Việt Nam. 30. Nguyễn Đình Mạnh (2009), Đánh giá tác động môi trường, Nxb Hà Nội. 130 31. Trần Đức Mạnh (1997), Lý thuyết về khai thác hợp lí nguồn tài nguyên khí hậu nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp. 32. Trần Viết Mỹ (2002), Hoạt động khuyến ngư trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở hai huyện Nhà Bè và Cần Giờ Tp.HCM, Tạp chí khuyến nông Tp.HCM, số 1. 33. Trần Viết Mỹ (2002), Thực trạng và giải pháp nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kĩ thuật cho nông dân ngoại thành Tp.HCM, Luận văn cử nhân chính trị, Học viện quốc gia Tp.HCM. 34. Nguyễn Khắc Ngân (2000), Phát triển kinh tế trang trại ở nông thôn Tp.HCM, Báo cáo khoa học đề tài, Sở Khoa học và Công nghệ Tp.HCM. 35. Ngân hàng thế giới (2009), Tái định dạng Địa kinh tế , Nxb Văn hóa - thông tin. 36. Nguyễn Đăng Nghĩa – Mai Thành Phụng (2011), Nông nghiệp đô thị và ven đô, Trung tâm khuyến nông quốc gia. 37. Phạm Thị Minh Nguyệt (2009), Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 38. Đặng Văn Phan (2012), Tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội Việt Nam, Vĩnh Long. 39. Đặng Văn Phan (2008), Tổ chức lãnh thổ Nông nghiệp Việt Nam, Nxb Giáo dục. 40. Đặng Văn Phan, Nguyễn Kim Hồng (2006), Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam thời kì hội nhập, Nxb Giáo dục. 41. Đặng Văn Phan, Nguyễn Kim Hồng (2002), Tổ chức lãnh thổ, Tp.HCM. 42. Phạm Bình Quyền (2003), Hệ sinh thái nông nghiệp, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội. 43. Tatyana P.Soubbotina (2005), Không chỉ là tăng trưởng, nhập môn về phát triển bền vững, Nxb Văn hóa – Thông tin. 131 44. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tp.HCM (2005), Chương trình hợp tác phát triển Nông – Lâm - Nghiệp giữa tỉnh Bình Thuận và Tp.HCM , Tp.HCM. 45. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tp.HCM (2006), Chương trình hợp tác phát triển nông nghiệp và thủy sản giữa thành phố Hồ Chí Minh với thành phố Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang, Tp.HCM. 46. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tp.HCM (2008), Chương trình hợp tác phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006 - 2010 giữa Tp Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Tháp , Tp.HCM. 47. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tp.HCM (2011), Một số mô hình nông nghiệp đô thị đặc trưng tại Tp.Hồ Chí Minh , Diễn đàn khuyến nông, Vĩnh Long. 48. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tp.HCM (2012), Phát triển sinh vật cảnh trên địa bàn Tp.HCM từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025 , Tp.HCM. 49. Ông Thị Đan Thanh (1996), Địa lí nông nghiệp, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 50. Trương Quang Thao (2003), Đô thị học những khái niệm mở đầu , Nxb Xây dựng. 51. Vũ Đình Thắng (2006), Kinh tế nông nghiệp, Nxb ĐH Kinh tế Quốc dân. 52. Phạm Thị Xuân Thọ, Nguyễn Xuân Bắc (2007), Giáo trình Lý thuyết và thực hành Mapinfo, khoa Địa lí – Trường ĐH Sư Phạm Tp.HCM. 53. Lê Thông (1986), Tổ chức lãnh thổ sản xuất nông nghiệp trên thế giới, Nxb Giáo dục. 54. Lê Thông (2000), Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Việt Nam, Nxb Giáo dục. 55. Lê Thông (2009), Địa lí các tỉnh và thành phố Việt Nam_tập 5, Nxb Giáo dục. 56. Trần Văn Thông (2003), Địa lí kinh tế Việt Nam, Nxb Thống kê. 57. Nguyễn Viết Thịnh – Đỗ Thị Minh Đức (2005), Phân tích kiểu địa lí kinh tế - xã hội cấp tỉnh và cấp huyện ở Việt Nam, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội. 132 58. Trung Tâm khuyến nông Quốc gia (2011), Những mô hình nông nghiệp đô thị hiệu quả, Vĩnh Long. 59. Lê Văn Trưởng (2006), Nghiên cứu xác định một số đặc điểm của NNĐT , Hội thảo khoa học 50 năm khoa Địa lí, Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội 1. 60. Lê Văn Trưởng (2008), Phát triển các loại hình NNĐT ở Việt Nam , Tạp chí kinh tế phát triển, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 61. Nguyễn Minh Tuệ (2002), Địa lí kinh tế - xã hội đại cương , Nxb Đại học Sư phạm. 62. Ủy ban nhân dân Tp.HCM (2010), Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2010 – 2020, Tp.HCM. 63. Ủy ban nhân dân Tp.HCM (2013), Chính sách về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013 - 2015, Tp.HCM. 64. Ủy ban nhân dân Tp.HCM (2010), Phê duyệt Chương trình phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 2015, Tp.HCM. 65. Ủy ban nhân dân Tp.HCM (2011), Phê duyệt Chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015, Tp.HCM. 66. Ủy ban tăng trưởng và phát triển của LHQ (2010), Đô thị hóa và tăng trưởng, Ngân hàng thế giới tại Việt Nam. 67. Ngô Doãn Vịnh (2005), Bàn về phát triển kinh tế, con đường dẫn đến giàu sang, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 68. Dương Hoa Xô (2011), Báo cáo kết quả nghiên cứu ứng dụng về hoa, cây kiểng trong phát triển nông nghiệp đô thị tại Tp. Hồ Chí Minh , Trung tâm công nghệ sinh học Tp.HCM. Tiếng nước ngoài 69. Alberto Zezza Urban agriculture (2010), Poverty, and food security: Empirical evidence from a sample of developing countries, Food and 133 Agriculture Organization (FAO), Viale delle Terme di Caracalla, 00153 Rome, Italy. 70. City Farmer (2000), City Farmer’s urban agriculture survey results, Canada ofiice of urban agriculture. 71. City Farmer (2009), Ho Chi Minh city (Vietnam) – Agriculture urged to go urban, Vancouver, BC, Canada. 72. Mindy Goldstein (2011), Urban agriculture - a sixteen city survey of urban agriculture practices across the country, London. 73. I.M Madaleo (2002), Cities of the future: urban agriculture in the third millennium, Tropical Institute, Lisbon, Portugal. 74. RUAF Foundation (2006), What and Why is urban agriculture,3833 AN Leusden, The Netherland.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnongnghiepdothi_8944.pdf
Luận văn liên quan