Luận văn Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật đấu thầu quốc tế mua sắm hàng hóa tại Việt Nam

Về khía cạnh lập pháp, Việt Nam đã có nhiều cố gắng để đạt được thành tựu nói trên. Tuy nhiêu, về áp dụng và thực thi pháp luật lại chưa đạt được kết quả cao trong thực tế. Công tác đấu thầu mới chỉ là hình thức, chưa đem lại hiệu quả cao như nhà làm luật mong muốn. Ngoài ra, các hiện tượng vi phạm pháp luật đấu thầu vẫn diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi với mức độ ngày càng phức tạp, tinh vi và phổ biến hơn như: hành vi tham nhũng, gian lận trong đấu thầu, thông thầu, ưu tiên không công bằng, chậm, phức tạp trong thẩm định và phê duyệt. Nguyên nhân là do: nhận thức của các chủ thể về pháp luật đấu thầu còn hạn chế; tư tưởng quan liêu, bao cấp; đội ngũ cán bộ quản lý và thực hiện đấu thầu có trình độ, nghiệp vụ, kinh nghiệm chưa nhiều, chưa theo kịp và nắm bắt được quy luật vận hành của nền kinh tế thị trường; pháp luật thay đổi quá nhanh trong thời gian qua, trong khi có nhiều hành vi và quan hệ trong đấu thầu không được pháp luật điều chỉnh.

pdf153 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3413 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật đấu thầu quốc tế mua sắm hàng hóa tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quy định về nguyên tắc hợp đồng, hỡnh thức hợp đồng và các hỡnh thức khỏc như tổ chức hợp đồng và thanh lý. Nhưng có hai công đoạn quan trọng lại không có: một là công tác kiểm toán, hai là công tác quyết toán. Không nên chỉ quy định trong luật chủ đầu tư và nhà thầu phải thực hiện đúng hợp đồng, mà việc thanh lý hàng húa, nghiệm thu từng phần hay toàn bộ thỡ lại khụng quy định. Trong thực tế, mặc dù có nghị định của Chính phủ, và hướng dẫn của Bộ Tài chính về quyết toán, giá trị nghiệm thu, nhưng khối lượng nghiệm thu chưa được kiểm toán thỡ giỏ trị nghiệm thu đó chưa phải là giá trị thực hiện hợp đồng. Như vậy, tác giả thấy ở đây luật cần quy định thêm hai công đoạn: công tác quyết toán và kiểm toán theo Luật kiểm toán. Trong đó, Luật kiểm toán điều chỉnh một cách rừ ràng, cụ thể những vấn đề cần thiết nhất. h) Trong Điều 54, về ký kết hợp đồng Qua thực tế công tác tại Ban quản lý các dự án y tế - Bộ Y tế, tác giả đề nghị bổ sung thêm một khoản quy định về các trường hợp cần phải được các cấp có thẩm quyền phê duyệt nội dung hợp đồng trước khi tiến hành ký kết. Điều này cũng phù hợp với hướng dẫn của các nhà tài trợ quốc tế như WB hay ADB. Mặc dù các nhà tài trợ đó khụng phản đối với đề xuất trao hợp đồng của bên mời thầu, nhưng vẫn quy định phải có báo cáo về nội dung ký kết hợp đồng (Xem phụ lục 4, Trình tự mua sắm theo đấu thầu cạnh tranh quốc tế theo quy định của Ngân hàng ADB). Quy định như vậy, một mặt để tránh sai sót, mặt khác để các cơ quan quản lý tiện theo dừi. Cuối cùng, Luật Đấu thầu mang tính chất là luật khung vỡ trong nội dung luật có rất nhiều điều giao cho Chính phủ quy định cụ thể, chi tiết. Luật Đấu thầu là một trong số không nhiều các dự luật khi đưa ra trỡnh Quốc hội, cú kốm theo Dự thảo nghị định về hướng dẫn thi hành. Ngoài Dự thảo nghị định, Chính phủ cũng cần chuẩn bị các dự thảo văn bản dưới luật khác, để đảm bảo Luật có thể phát huy vai trũ và hiệu quả của nú càng sớm càng tốt khi luật đó cú hiệu lực từ ngày 1/4/2006. 3.5. Giải pháp và đề xuất hoàn thiện quản lý đấu thầu quốc tế mua sắm hàng hoá 3.5.1. Hoàn thiện văn bản pháp lý về đấu thầu Với những phân tích ở trên đã chỉ ra rằng, hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam về đấu thầu đang dần hoàn thiện. Nhưng vấn đề quan trọng là làm sao để pháp luật về đấu thầu đi vào cuộc sống. Để đạt được mục tiêu này cần phải có sự phối hợp của nhiều chính sách vĩ mô khác nữa, đặc biệt là việc phối hợp các quy định để giảm thiểu các thủ tục hành chính, tệ quan liêu, sách nhiễu. Đồng thời, nhà làm luật phải nghiên cứu để không chỉ nhà thầu mà các cơ quan quản lý nhà nước cũng phải nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật thông qua các quy định chặt chẽ và chế tài nghiêm khắc. Việc xây dựng văn bản pháp luật làm cơ sở pháp lý cho hoạt động đấu thầu cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: i) Yêu cầu thống nhất và ổn định Hiện nay chúng ta đã có Luật đấu thầu, nhưng còn rất nhiều vấn đề chờ nghị định hướng dẫn của Chính phủ (tác giả thống kê được đến 13 vấn đề). Như vậy Luật đấu thầu chỉ mang tính chất định khung pháp lý cao nhất. Còn việc thi hành vẫn phụ thuộc vào nghị định hướng dẫn chuẩn bị ban hành. Tuy nhiên, thực tế hiện nay mỗi bộ ngành đề có hoạt động mua sắm mang tính đặc thù của mình, nên việc ban hành những thông tư hướng dẫn riêng và thường xuyên bổ sung thay đổi. Điều này một mặt gây khó khăn cho người thực hiện và quản lý đồng thời gây ra tâm lý sợ các rủi ro do chính sách pháp luật của Nhà nước thường thay đổi từ phía các nhà thầu và nhà tài trợ quốc tế. Với những lý do trên, Chính phủ cần nhanh chóng ban hành Nghị định hướng dẫn thống nhất cho các bộ ngành thi hành Luật đấu thầu 2005. Các thông tư hướng dẫn của cơ quan cấp dưới phải tuyệt đối tuân thủ nội dung thống nhất đã được quy định chung trong nghị định của Chính phủ, đồng thời phù hợp với đặc trưng của ngành, lĩnh vực mình quản lý. Bên cạnh đó cơ quan làm luật phải xem xét tới vấn đề hài hòa giữa quy định của pháp luật quốc gia với các quy định và thông lệ quốc tế, phải chủ động đảm bảo tính khách quan thống nhất của các văn bản pháp luật. Việc thống nhất quy định luật đấu thầu cũng là nhân tố để pháp luật về đấu thầu ổn định và phát huy hiệu quả lâu dài. ii) Yêu cầu công bằng, bình đẳng Đấu thầu là biện pháp mua sắm hàng hóa mà mục tiêu của nó là tạo ra sự cạnh tranh cao độ để đạt được hiệu quả cao. Trong đó, công bằng là động lực để các nhà thầu tích cực tham gia cọ sát với nhau. Từ đó nhà thầu nâng cao được chất lượng hàng hóa, nâng cao uy tín và năng lực sản xuất của mình, còn Bên mời thầu thì mua được hàng hóa với giá rẻ và chất lượng cao. Để phát huy sự cạnh tranh, yếu tố bình đẳng giữa các nhà thầu cũng đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy, việc xây dựng pháp luật về đấu thầu bám sát yêu cầu này, tạo ra hành lang pháp lý công bằng và bình đẳng cho các nhà thầu. Đây là biện pháp để các doanh nghiệp trong nước tự khẳng định mình trong cạnh tranh quốc tế. Mặt khác, yêu cầu công bằng và bình đẳng cũng là hướng dẫn của các nhà tài trợ quốc tế để tránh hiện tượng đấu thầu khép kín giữa các công ty thuộc một ngành hay một bộ nhất định nào của Việt Nam. Để đạt được yêu cầu bình đẳng, công bằng trong đấu thầu, cần phải có sự thay đổi đồng bộ trong chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước. Đặc biệt, các công ty thuộc sở hữu nhà nước phải hoạt động độc lập theo Luật doanh nghiệp và Luật thương mại. Khi đó, hiện tượng bao cấp, ưu tiên cho một số nhà thầu nào đó mới bị loại bỏ trong đấu thầu cạnh tranh quốc tế. Việc đầu tiên là các doanh nghiệp nhà nước cần phải nhanh chóng cổ phần hóa, tự hạch toán kinh doanh và tự khẳng định mình trong môi trường cạnh tranh quốc tế lành mạnh. Đây cũng là yêu cầu cấp thiết của tiến trình Việt Nam hội nhập quốc tế. Trong đó, luật quốc tế về chống bảo hộ của Nhà nước, chống độc quyền, chống phá giá của các tổ chức thương mại quốc tế và các nước ngày càng quy định chặt chẽ về vấn đề này để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh. iii) Yêu cầu công khai và minh bạch Mua sắm thông qua đấu thầu là phương pháp tốt để ngăn chặn những hành vi tiêu cực, đồng thời đạt được hiệu quả kinh tế, sử dụng hàng hóa cao. Chủ thể áp dụng phương pháp này chủ yếu là các cơ quan Nhà nước ở trung ương và địa phương trong việc sử dụng phần lớn nguồn ngân sách Nhà nước. Do vậy, hiệu quả của việc mua sắm đấu thầu ảnh hưởng rất lớn đến cộng đồng xã hội. Việc xây dựng quy định pháp luật về đấu thầu cũng phải đảm bảo sự giám sát, tham gia, quản lý của toàn xã hội. Khi xây dựng các quy định phải xem xét đến vấn đề hoàn thiện những kẽ hở để bổ sung vào luật pháp khi được công luận nêu ra để tạo ra tính khách quan của luật pháp. Yêu cầu công khai minh bạch không chỉ hàm chứa trong nội dung của Luật mà còn cần phải có chính sách cụ thể để phổ biến, tuyên truyền pháp luật về đấu thầu tới mọi cấp, mọi ngành, mọi thành phần kinh tế - xã hội. iv) Yêu cầu đảm bảo có đủ chế tài phù hợp đối với hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu Do đấu thầu phần lớn sử sụng ngân sách nhà nước, nên vấn đề tham ô, tham nhũng và các hành vi tiêu cực khác thường xảy ra phổ biến, gây thất thoát, lãng phí vốn và tài sản nhà nước. Để ngăn chặn những hành vi này, Luật phải có chế tài đủ mạnh để răn đe, trừng phạt những đối tượng có liên quan, đồng thời phải bao quát hết các lĩnh vực nhạy cảm, dễ bị vi phạm. Để làm tốt yêu cầu này pháp luật cần phải có quy định khách quan trong xử lý các vi phạm pháp luật đấu thầu. Không nên quy định cho cùng một cơ quan vừa thực hiện quản lý nhà nước vừa giải quyết các khiếu nại trong đấu thầu. Bởi như vậy, các cơ quan chức năng hoạt động sẽ thiếu công bằng và minh bạch. Trong quá trình xây dựng pháp luật phải thường xuyên cập nhật, phát hiện, nhận diện và phân loại những hành vi vi phạm quy định pháp luật đấu thầu để từ đó có chế tài thích hợp trong từng trường hợp cụ thể. 3.5.2. Cải cách tổ chức hành chính về đấu thầu Nội dung quản lý hành chính nhà nước và đấu thầu bao gồm: quản lý về nhân sự, quản lý về cơ cấu tổ chức, ngân sách, khen thưởng, điều điều động, biệt phái các nhân viên nhà nước làm công tác quản lý đấu thầu... Chính phủ là cơ quan quản lý hành chính nhà nước cao nhất, có chức năng quản lý mọi mặt đời sống xã hội, vì thế Chính phủ có chức năng quản lý hành chính nhà nước về đấu thầu. Các cơ quan nhà nước tại các Bộ, ngành thống nhất quản lý hành chính về đấu thầu theo quy định của Chính phủ, đảm bảo chấp hành nghiêm túc Luật đấu thầu và các văn bản hướng dẫn dưới luật. Các cơ quan nhà nước ở các cấp trực tiếp quản lý nhà nước về đấu thầu nhằm đạt mục tiêu đã đề ra như công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế cao. Nội dung cụ thể về tổ chức hành chính nhà nước về đấu thầu được quy định cụ thể tại các điều 60, 61, 62, 67, 68 Luật đấu thầu (xem chương 2 của luận văn, mục 2.4.1.2 - Về phân cấp quản lý). Trong đó quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng cơ quan cụ thể, từ Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chủ đầu tư, … đến bên mời thầu. Trong đấu thầu, bên mời thầu thực hiện những công việc từ chuẩn bị tổ chức đấu thầu đến ký kết hợp đồng; bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mỡnh gõy ra theo quy định của pháp luật; giải quyết kiến nghị trong đấu thầu (Điều 62 khoản 1 Luật đấu thầu 2005). Cũn việc thẩm định, phê duyệt kế hoạch, tiêu chuẩn kỹ thuật, kết quả đấu thầu lại do các cơ quan ở các cấp thực hiện, tùy theo quy mô của gói thầu. Các gói thầu quan trọng hoặc thuộc nhóm A sẽ do Chính phủ phê duyệt theo theo tờ trỡnh của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Cũn lại phần lớn cỏc gúi thầu đều phân cấp cho các Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét phê duyệt (Điều 69 Luật đấu thầu 2005). Về giải quyết thắc mắc thỡ do Bờn mời thầu thực hiện, nhưng giải quyết khiếu nại lại do chủ đầu tư giải quyết (đôi khi bên mời thầu là chủ đầu tư - Điều 62 khoản 2 Luật đấu thầu 2005). Việc phân cấp quản lý đấu thầu như trên có ưu điểm là: có nhiều cấp phê duyệt, sẽ tăng độ chính xác của kết quả đấu thầu; việc giải quyết thắc mắc và khiếu nại nhanh chóng. Tuy nhiên, trong thực tế công tác, tác giả thấy quy định như vậy sẽ có những nhược điểm sau: - Thẩm định, phê duyệt qua nhiều cấp khác nhau sẽ tạo cho tiêu cực quan liêu, hành chính phát triển; - Mất nhiều thời gian cho các thủ tục hành chính; - Trách nhiệm của mỗi cơ quan không được xác định rừ ràng. Đây là nguyờn nhõn gõy ra xử lý dõy dưa, kéo dài đối với các vi phạm xảy ra thường xuyên tại các dự án sử dụng vốn nhà nước; - Cơ quan quản lý nhà nước vừa tổ chức thực hiện đấu thầu, ký hợp đồng kinh tế vừa tự thanh tra, giải quyết thắc mắc, khiếu nại quy định như vậy vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc khách quan, độc lập, minh bạch trong nền kinh tế thị trường. Tác giả xin đề nghị các giải pháp để cải cách tổ chức quản lý hành chính đối với hoạt động đấu thầu như sau: - Phân cấp ủy quyền cho các bộ, ngành chịu trách nhiệm thẩm định, phê duyệt để phân định rừ trỏch nhiệm của từng cơ quan theo ủy quyền đó; - Cơ quan thực hiện đấu thầu có kế hoạch mua sắm cụ thể. Các kế hoạch phải gối đầu nhau để tránh tỡnh trạng chờ phờ duyệt, gõy chậm tiến độ dự án. Tóm lại, công tác đấu thầu cần phải được xem xét nghiêm túc từ khía cạnh quản lý hành chớnh để các hoạt động đấu thầu đi vào khuôn khổ, đạt hiệu quả kinh tế cao. Thông qua hoạt động quản lý đấu thầu nhiều năm qua và kinh nghiện quản lý của cỏc nước, tổ chức tài trợ quốc tế để rút ra được mô hỡnh quản lý đấu thầu hiệu quả nhất. Đặc biệt, phải kết hợp chọn lọc giữa hoàn cảnh thực tế Việt Nam với các lý thuyết khoa học, mụ hỡnh quản lý tiờn tiến trờn thế giới nhằm hoàn thiện và nõng cao năng lực quản lý kinh tế trong nền kinh tế thị trường nói chung và quản lý đấu thầu nói riêng. 3.5.3. Đào tạo nhân lực Nâng cao chuyên môn, đạo đức cán bộ quản lí đấu thầu là yêu cầu cấp bách trong tình hình hiện nay. Bởi đây là những nhân tố vừa tạo ra chính sách quản lý nhà nước vừa thi hành cách chính sách đó. Nhân tố con người trong bất kỳ xã hội nào cũng đóng vai trò trung tâm. Dó đó, ngay từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ làm công tác quản lý đấu thầu đã được quan tâm. Bên cạnh đó, phải kể đến những đóng góp của các nhà tài trợ, các chương trình hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư với một số tổ chức quốc tế để xây dựng nên những khóa học ngắn hạn, dài hạn, trong nước và nước ngoài về vấn đề mua sắm đấu thầu hàng hóa, chống tham nhũng, về quản lý dự án và về vấn đề hài hòa hóa giữa các quy định của các nhà tài trợ cho số lượng lớn các cán bộ Việt Nam trong thời gian liên tục hơn 10 năm qua. Nhờ vậy, hoạt động đấu thầu đã đi vào khuôn khổ. Như một yêu cầu cấp bách cho phù hợp với hình thái kinh tế mới, xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa và nhất thể hóa nền kinh tế Việt Nam, việc nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ công chức là vấn đề đặt ra trước mắt trong giai đọan hiện nay. Theo tác giả, trong tương lai phải chấp nhận và coi quản lý dự án như là một nghề. Quản lý dự án nói chung và quản lý đấu thầu mua sắm nói riêng, có đối tượng, phương pháp nghiên cứu và thực hiện riêng. Bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào muốn thực hiện tốt công việc này cần phải được đào tạo một cách chuyên nghiệp để có đủ kiến thức về pháp luật, kinh tế, chính sách, thị trường và đặc biệt phải biết đánh giá các quy luật của nền kinh tế thị trường. Để đáp ứng yêu cầu trên, cần phải thực hiện tốt những giải pháp sau: i) Tuyên truyền, giáo dục đường lối chính sách của Đảng để làm thay đổi hệ tư tưởng cũ của đại đa số cán bộ, lãnh đạo làm công tác quản lý dự án. Có những chương trình lồng ghép để phổ biến pháp luật. Có thể lồng ghép giữa chương trình nâng cao trình độ lý luận, cải cách hành chính với tuyên truyền pháp luật về mua sắm đấu thầu quốc tế. ii) Xây dựng cơ chế về quản lý đấu thầu mới phù hợp với tình kình kinh tế trong nước và quốc tế. Đảm bảo sự hài hòa giữa các cơ chế với nhau, tạo ra sự vận hành hoàn hảo. Tránh tình trạng kép kín trong đấu thầu. iii) Thực hiện chính sách lương thưởng, ưu đãi, đãi ngộ hợp lý đối với đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu. Thứ nhất, đảm bảo mức thu nhập để tránh những hành vi tiêu cực của đội ngũ này nhằm bòn rút, tham ô tiền nhà nước. Thứ hai, có chính sách đối với cán bộ đã thực hiện xong dự án để sử dụng tốt kinh nghiệm và kiến thức của họ, đồng thời giúp họ có ý thức cống hiến lâu dài cho công việc. iv) Bên cạnh những đãi ngộ, cần có quy định nghiêm khắc của pháp luật nhằm ngăn chặn những hành vi tiêu cực của cán bộ mua sắm đấu thầu và quản lý nói chung. Có chế tài xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật, dù người vi phạm ở bất kỳ cấp nào. v) Trong bố trí, điều chuyển, tuyển dụng cán bộ cần được xiết chặt quản lý. Chỉ sử dụng cán bộ có năng lực, đúng chuyên môn, đồng thời sắp xếp một cách khoa học nhằm phát huy cao nhất sở trường công tác của từng cán bộ. Bên cạnh đó, tăng cường sử dụng các chuyên gia mua sắm có nhiều kinh nghiệm được tuyển dụng từ bên ngoài để tư vấn cho hoạt động mua sắm đấu thầu đi vào khuôn khổ, đồng thời bổ sung kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ trẻ. vi) Mô hình quản lý đấu thầu cũng cần được thay đổi từ trung ương đến địa phương, để tạo ra các tổ chức chuyên nghiệp với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên nghiệp cao trong thực hiện mua sắm đấu thầu. Có thể thành lập cơ quan nhà nước chuyên thực hiện, quản lý đấu thầu thống nhất trong cả nước hoặc các trung tâm, công ty độc lập cạnh tranh nhau trong việc cung cấp các dịch vụ thực hiện đấu thầu. vii) Các biện pháp tuyên truyền pháp luật, chế tài xử lý cán bộ thực hiện công tác đấu thầu phải được áp dụng với các nhà thầu. Qua đó, họ nhận thức và tuân theo pháp luật một cách tự nguyện, tạo ra sự công bằng, ổn định trong hoạt động đấu thầu. Đây cũng là biện pháp chứng minh và thực hiện nguyên tắc công bằng, minh bạch trong đấu thầu của Việt Nam đối với công luận trong nước và thế giới. viii) Cuối cùng, phối hợp với các giải pháp trên là việc thường xuyên đào tạo lại và đào tạo mới đối với đội ngũ cán bộ. Có thể Nhà nước trích một phần ngân sách hoặc phối hợp với các nhà tài trợ đang thực hiện dự án ở Việt Nam như WB, ADB, JICA, SIDA... để mở các lớp đào tạo ngắn hạn và dài hạn, trong nước hoặc nước ngoài. Bên cạnh đó là các hội thảo, workshop, hội nghị rút kinh nghiệm... được tổ chức thường xuyên để thu hút các cán bộ quản lý thực hiện mua sắm đấu thầu cập nhật kinh nghiệm hay, nâng cao nghiệp vụ. 3.5.4. Hài hoà các quy định đấu thầu của các tổ chức tài chính quốc tế với quy định của Chính phủ Việt Nam 3.5.4.1. Giải pháp tổng thể Trong bối cảnh các bên đang nỗ lực hợp tác, nhằm đạt được các mục tiêu phát triển của Việt Nam (VDGs) vào năm 2010 và các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) vào năm 2015, Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ quốc tế đều nhận thấy rằng cần có hành động mang tính chiến lược để có thể làm hài hũa húa cỏc quy định và hướng dẫn về mua sắm nhằm mục tiêu vốn viện trợ, tài trợ đạt hiệu quả cao hơn. Biện pháp tổng thể để hài hũa húa cỏc thủ tục mua sắm đấu thầu quốc tế bao gồm những nội dung chính sau: i) Về chính sách: Chính phủ Việt Nam tăng cường hơn nữa vai trũ lónh đạo trong việc điều phối, sử dụng viện trợ, vốn vay ở tất cả cỏc cấp. Cú chớnh sỏch hợp lý trong mụ hỡnh quản lý dự ỏn, trong đó có mua sắm đấu thầu. ii) Về luật pháp: các nhà tài trợ tuân thủ và cam kết sử dụng quy định trong hệ thống pháp luật đấu thầu của quốc gia. Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ thiết lập các khuôn khổ được nhất trí chung để đưa ra những đánh giá xác thực về hệ thống các quy định và quy trỡnh thủ tục quốc gia và việc thực hiện những quy định và thủ tục này. Trong đó, các nhà tài trợ sử dụng hệ thống các quy định và quy trỡnh thủ tục quốc gia về đấu thầu quốc tế một cách tối đa nhất có thể. Chính phủ Việt Nam cũng tiến hành các cải cách nhằm đảm bảo khung luật phỏp, cỏc hệ thống quốc gia, cỏc thể chế, quy trỡnh thủ tục về quản lý viện trợ và cỏc nguồn lực phỏt triển khỏc là cú hiệu quả, cú trỏch nhiệm và minh bạch. Mục tiêu đặt ra là theo dừi % số nhà tài trợ sử dụng hệ thống pháp luật mua sắm của Chính phủ: "một nhà tài trợ chỉ được coi là sử dụng hệ thống pháp luật của Chính phủ về mua sắm đấu thầu nếu ít nhất 50% khối lượng viện trợ của nhà tài trợ này được cung cấp thông qua các hệ thống này". iii) Về mụ hỡnh quản lý: Các nhà tài trợ tránh tạo ra các cơ cấu song trùng (PMUs) để quản lýư các chương trỡnh, dự ỏn viện trợ. Trước mắt, các nhà tài trợ tăng cường năng lực của Chính phủ bằng cách khắc phục các Ban quản lý dự ỏn song trựng. Tương lai sẽ không cũn những ban quản lý dự ỏn này. Vỡ các ban quản lý dự ỏn (PMUs) là cỏc bộ phận chuyờn trỏch chịu trỏch nhiệm quản lý và triển khai hàng ngày cỏc dự ỏn và chương trỡnh viện trợ. Chỳng khỏc nhau về qui mụ, chức năng, địa điểm, tính pháp lý và mức độ hũa nhập với cỏc cấu trỳc sẵn cú. PMU song trùng thường được thiết lập ngoài cơ cấu sẵn có của bộ chủ quản thực hiện dự án và cách tổ chức thường chồng chéo hoặc lặp lại các chức năng mà bộ đó cú. PMU song trựng thường cần hỗ trợ kỹ thuật đáng kể trong các lĩnh vực chuyên môn hoặc kỹ năng cụ thể. Trong trường hợp tất cả các PMU tại Việt nam đều ít nhiều có tính lồng ghép với bộ chủ quản, cần thiết phải xác định một định nghĩa "PMU song trùng" phù hợp với bối cảnh Việt Nam để xác định đâu là mô hỡnh PMU song trựng cần trỏnh. Giải pháp: Một PMU lồng ghép hoàn toàn là một mụ hỡnh lý tưởng từ góc độ phát triển thể chế. Bộ chủ quản có PMU chịu hoàn toàn trách nhiệm và triển khai dự án trên cơ sở sử dụng cơ cấu, thủ tục và cán bộ hiện có của bộ. Trong một số trường hợp, bộ có thể phân công một số cán bộ triển khai các hoạt động của dự án thông qua việc tách họ ra khỏi việc thực hiện các chức năng của bộ. Có thể hỗ trợ PMU đó bằng nguồn hỗ trợ kỹ thuật hạn chế cho các lĩnh vực cụ thể đũi hỏi có kỹ năng hoặc năng lực chuyên môn bổ sung. 3.5.4.2. Các vấn đề cụ thể Theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn 2820 /BKH-QLĐT ngày 21/04/2006, trong thời gian chưa có nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu có thể tham khảo các nội dung liên quan trong Quy chế Đấu thầu (ban hành kèm theo các nghị định 88/1999/NĐ-CP, 14/2000/NĐ-CP và 66/2003/NĐ-CP) và các thông tư hướng dẫn thực hiện, nhưng đảm bảo không trái với quy định của Luật Đấu thầu. Theo luật đấu thầu hiện hành có một vài thuật ngữ, vấn đề cần có sự xem xét để đạt được sự hài hòa với thông lệ quốc tế và hướng dẫn của các nhà tài trợ quốc tế. i) Về thuật ngữ về mua sắm hàng hóa bằng đấu thầu quốc tế Tại Điều 4, khoản 35, Luật đấu thầu quy định: "Hàng hoá gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng và các dịch vụ không phải là dịch vụ tư vấn". Định nghĩa này có nhiều điểm khác với các định nghĩa trong luật quốc tế. Ví dụ: Điều 2 khoản c, Luật mẫu UNCITRRAL định nghĩa: hàng hóa là tất cả các vật thể mô tả được bao gồm cả nguyên vật liệu thô, sản phẩm, các thiết bị, các vật thể định hình hoặc dưới dạng lỏng, điện và dịch vụ phụ đi kèm hàng hóa nhưng có giá trị thấp hơn hàng hóa (và các loại hàng hóa khác theo quy định của từng nước). WB và ADB đều có chung định nghĩa tại Điều 1 của Hợp đồng mẫu: Hàng hóa là hàng tiêu dùng, vật tư, máy móc, thiết bị và/hoặc nguyên vật liệu khác mà nhà cung cấp phải cung cấp cho Bên mua theo hợp đồng. Phạm vi được xác định là hàng hóa của Việt Nam không chặt chẽ bằng Luật mẫu của UNCITRAL, nhưng lại rộng hơn quy định của hai nhà tài trợ chính cho Việt Nam là WB và ADB. Vỡ vậy, trong thực tế mua sắm hàng húa phải xột đến vấn đề này để phù hợp với luật quốc tế mà không trái với quy định của luật pháp Việt Nam. Ngoài ra, khoản 6 Điều 4 giải thích về "đấu thầu quốc tế", liên quan đến Điều 13, về đấu thầu quốc tế: Trong giải thích, đấu thầu quốc tế là "quỏ trỡnh lựa chọn những nhà thầu đáp ứng nhu cầu của bên mời thầu, với sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài và nhà thầu trong nước". Nếu giải thích như vậy thỡ những dự ỏn chỉ cú những nhà thầu nước ngoài tham gia thỡ cú gọi là đấu thầu quốc tế hay khụng? Vỡ ở một số gúi thầu mua sắm hàng húa mà hàng húa đó chỉ có nhà thầu nước ngoài mới đáp ứng được. Đó là gói thầu trong nước chưa đủ khả năng sản xuất (tiết b khoản 1 Điều 13); các nhà thầu trong nước không có khả năng đáp ứng (tiết c khoản 1 Điều 13). Vỡ vậy, vấn đề này không cần định nghĩa mà chỉ cần sửa tên gọi là "đấu thầu cạnh tranh quốc tế" thay vỡ "đấu thầu quốc tế", sẽ bao hàm tất cả các trường hợp và phù hợp với luật pháp quốc tế. Vớ dụ: WB hoặc ADB chỉ nờu lờn hỡnh thức đấu thầu cạnh tranh quốc tế (International Competitive Bid-ICB) mà không cần phải định nghĩa gỡ thờm, bởi vỡ tờn gọi quỏ rừ và bao gồm cả mục đích của hỡnh thức đấu thầu này. ii) Về tư cách hợp lệ của công ty Việt Nam khi tham gia đấu thầu Đa số các nhà tài trợ lớn như WB hay ADB đều quy định cụ thể các trường hợp mà công ty Việt Nam không được tham gia đấu thầu sử dụng nguồn vốn của họ. Theo điểm 1.8 của Hướng dẫn mua sắm của WB, các trường hợp sau bị cấm tham gia đấu thầu: - Đó tham gia với tư cách là tư vấn chuẩn bị cho các gói thầu mua sắm hàng hóa có liên quan. - Là công ty thuộc sở hữu chính phủ nếu không chứng minh được: một là độc lập về pháp lý và tài chớnh, và hai là hoạt động theo luật Thương mại, và ba là không phải đơn vị phụ thuộc Bên vay và Bên vay lại của WB. - Công ty bị kết luận là có hành vi tham nhũng, gian lận thương mại theo Điểm 1.14 Hướng dẫn mua sắm của WB, tháng 5 năm 2004. Việt Nam đang tiến hành chuyển đổi rất nhiều doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hai thành viên. Trong khi đó, Luật đấu thầu 2005 vẫn sử dụng khái niệm doanh nghiệp nhà nước (ví dụ Điều 1 khoản 3, Điều 4 khoản 1…). Vậy, để hài hũa húa quy định giữa luật pháp quốc gia và quy định của các nhà tài trợ quốc tế, tác giả đề nghị từ ngữ ở các luật phải thống nhất (ví dụ: chỉ dùng từ "doanh nghiệp" hoặc/ và "nhà thầu"), để cho dễ hiểu và dễ áp dụng. Song song với việc đó chúng ta phải nhanh chóng cổ phần hóa các công ty thuộc Nhà nước theo quy định của Chính phủ cho phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế. Điều 7 Luật đấu thầu 2005 cũng quy định về tư cách hợp lệ của nhà thầu. Khoản 1 điều này tác giả đề nghị tách riêng thành hai khoản: quy định đối với nhà thầu trong nước; và quy định đối với nhà thầu nước ngoài. Bởi vỡ, quy định nhà thầu phải đảm bảo các yếu tố, không bị các cơ quan thẩm quyền của Nhà nước kết luận về tỡnh hỡnh tài chớnh, khụng minh bạch, như đang lâm vào tỡnh trạng phỏ sản hoặc nợ đọng, không có khả năng chi trả, đang trong quá trỡnh giải thể. Quy định này chỉ có thể áp dụng đối với các nhà thầu trong nước, cũn đối với các nhà thầu nước ngoài thỡ làm thế nào để các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể biết được nhà thầu nước ngoài đó đang ở trong tỡnh trạng tài chớnh khụng minh bạch, đang lâm vào tỡnh trạng nợ đọng, không có khả năng chi trả, hay đang trong quá trỡnh giải thể? Ngay đối với nhà thầu trong nước, việc cơ quan nào có thẩm quyền tuyên bố điều này cũng chưa xác định được. Do đó, tại khoản này cần phân rừ hai trường hợp: đối với nhà thầu trong nước và đối với nhà thầu nước ngoài một cách cụ thể trong Luật hoặc trong Nghị định hướng dẫn. Nên quy định cụ thể hơn là trách nhiệm của chủ đầu tư. Đây là người có thẩm quyền trong việc xem xét về khả năng, của nhà thầu có đủ điều kiện để thực hiện việc đấu thầu và thực hiện thầu hay không. Nếu không quy định rừ điều này, thỡ khi cú thiệt hại xảy ra sẽ đổ lỗi cho khách quan và không ai chịu trách nhiệm về vấn đề này. Vỡ vậy, tỏc giả đề nghị quy định một cách tổng quát hơn và phù hợp với quy định quốc tế: Nhà thầu là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đảm bảo đầy đủ các điều kiện sau đây: Một, nhà thầu có đủ năng lực chuyên môn và được phép kinh doanh trong lĩnh vực phù hợp với nội dung mời thầu. Hai, nhà thầu là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, hoạt động theo luật Thương mại có đủ năng lực tài chính, đảm bảo thực hiện gói thầu. Ba, nhà thầu có nền tài chính lành mạnh, minh bạch, khụng lõm vào tỡnh trạng nợ đọng, hoặc đang trong quá trỡnh phỏ sản, giải thể. iii) Về phương thức đấu thầu Đây là vấn đề có sự quy định khác biệt giữa luật đấu thầu hiện hành của Việt Nam và quốc tế. ADB và WB đều quy định giống nhau về phương thức đấu thầu hai giai đoạn: "Giai đoạn một mời các nhà thầu đưa ra các đề xuất kỹ thuật chưa có giá trên cơ sở thiết kế sơ bộ hoặc yêu cầu tính năng sử dụng của hàng hóa". Trong khi đó điểm a khoản 3 Điều 26 Luật đấu thầu 2005 và điểm a khoản 3 Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP, quy định: "Trong giai đoạn một, theo hồ sơ mời thầu giai đoạn một, các nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật, phương án tài chính nhưng chưa có giá dự thầu". Vấn đề ở đây là luật Việt Nam có quy định khác về việc phải nộp "phương án tài chính". Việc quy định như vậy trước hết mâu thuẫn về mặt logic, vì phương án tài chính có nghĩa là tính giá hàng hóa, mà ở giai đoạn này quy định là không được chào giá; thứ hai là không phù hợp với các nhà tài trợ quốc tế. Để hài hòa giữa các bên thì "phương án tài chính" phải được thay hoặc được hiểu là "điều kiện thương mại". Nghĩa là, trong giai đoạn một, ngoài việc nộp đề xuất kỹ thuật, nhà thầu còn phải nộp đề xuất về: điều kiện thanh toán, bảo hành; điều kiện giao hàng; điều kiện bảo hiểm... liên quan đến thương mại. iv) Ưu đãi Theo quy định tại Quy chế đấu thầu kèm theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP, việc ưu đói cho nhà thầu Việt Nam được thể hiện quá rừ từ khoản 2 đến khoản 6. Vỡ thế khụng được sự ủng hộ của các nhà tài trợ quốc tế, do tính bảo hộ nhà thầu trong nước quá cao làm giảm tính cạnh tranh của đấu thầu quốc tế. Để tạo sự cạnh tranh lành mạnh, Luật đấu thầu 2005 đó khụng cũn phõn biệt nhà thầu trong nước và nước ngoài, mà chỉ quy định được hưởng ưu tiên căn cứ mức giá trị nội địa được bổ sung vào hàng hóa: "Nhà thầu tham gia đấu thầu gói thầu cung cấp hàng hóa mà hàng hóa đó có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 30% trở lên". Việc quy định mức 30% này cũng giống như Hướng dẫn của WB tại điểm 2 - Phụ luc 2 [18]. Tuy nhiên, quy định này lại khác so Hướng dẫn mua sắm hàng hóa của ADB tại điểm 5.1, Phần III [19]. Theo đó, để được hưởng ưu tiên mức giá trị nội địa được bổ sung vào hàng hóa từ 20% trở lên. Để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam trong đấu thầu quốc tế, đồng thời cũng không trái quy định của các nhà tài trợ thỡ Việt Nam nên quy định áp dụng mức giá trị nội địa được bổ sung vào hàng hóa từ 20% trở lờn thay vỡ tỷ lệ 30% như ghi trong luật. v) Chia gói thầu Khoản 4, Điều 6, Luật đấu thầu 2005 quy định là mỗi gói thầu chỉ mở thầu một lần, mỗi gói thầu chỉ có một hồ sơ mời thầu, chỉ tiến hành đấu thầu một lần. Thực tế làm công tác đấu thầu, tác giả thấy rằng, WB và ADB cũng không quy định mỗi gói thầu phải làm một hồ sơ thầu riêng biệt. Làm như vậy sẽ rất tốn kém, làm giảm tính cạnh tranh của đấu thầu và chậm tiến độ giải ngõn. Vỡ vậy, để phù hợp với thực tế và hướng dẫn, ý kiến không phản đối của các nhà tài trợ quốc tế, thỡ cú thể ỏp dụng nhiều gúi thầu trong một hồ sơ mời thầu. vi) Đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu Điều 11 Luật đấu thầu 2005 đó quy định theo hướng tách bạch các chủ thể và công việc có liên quan đến các khâu của quá trỡnh đấu thầu; giữa nhà thầu, nhà tư vấn, lập hồ sơ mời thầu, chủ đầu tư và cơ quan quản lý nhà thầu v.v... Với quy định này sẽ chống khép kín trong đấu thầu, theo hướng đảm bảo tính độc lập về tổ chức về tài chính các bên tham gia đấu thầu, nên phải có thời gian tiếp cận, để làm sao ổn định trong quá trỡnh sản xuất kinh doanh của cỏc nhà thầu. Việc thực hiện được điều này phụ thuộc vào tiến trỡnh cải cỏch hành chớnh của Chớnh phủ và quỏ trỡnh đổi mới và chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần. Đây là một vấn đề đặt ra hết sức là phù hợp với tiến trỡnh giữa cải cỏch hành chớnh, cũng như chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước. Luật quy định thời gian chậm nhất là 3 năm khi luật này cú hiệu lực là quỏ lõu. Việc khắc phục khộp kớn trong quỏ trỡnh đấu thầu cần xóa bỏ càng sớm càng tốt, không nên quy định sau 3 năm. Đảm bảo cạnh tranh là vấn đề tích cực và phù hợp với quy định của các nhà tài trợ quốc tế. Chẳng hạn, WB và ADB hiện nay đó quy định cấm các công ty thuộc Bộ chủ quản tham gia đấu thầu các dự án sử dụng nguồn vốn của hai ngân hàng này, nếu chưa cổ phần hóa. Vấn đề của Việt Nam là không tách bạch được giữa chủ thể với nhau, nên nó kết hợp để tạo ra tiêu cực, lóng phớ, Tỏc giả cho đây là một khâu mắt xích quan hệ nhiều năm giữa các chủ đầu tư, tư vấn tiêu chuẩn kỹ thuật, tư vấn, thẩm định. Đây là một vấn đề hết sức phức tạp. Theo tác giả cốt lừi trong việc xúa khộp kớn trong đấu thầu đảm bảo tính cạnh tranh phải là độc lập về tổ chức, không phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và được độc lập về tài chính. Kết luận chương 3 Trong thời gian qua, luật pháp về đấu thầu quốc tế ở Việt Nam đã góp phần quan trọng qua việc đưa các hoạt động mua sắm hàng hóa đi vào nề nếp, phù hợp với yêu cầu của xã hội và đạt hiệu quả cao. Song còn nhiều vấn đề mà luật cần được hoàn thiện, nhằm đáp ứng tốt hơn nữa các mục đích lâu dài của Việt Nam như hội nhập quốc tế, mục tiêu phát triển đến năm 2020 và mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Chương 3 tập trung nghiên cứu thực trạng ban hành và thực thi pháp luật về đấu thầu mua sắm hàng hóa quốc tế ở Việt Nam, từ đó rút ra những đề xuất sửa đổi cho phù hợp với thực tế hoạt động đấu thầu, thông lệ và quy định của Luật quốc tế. Những tồn tại và khó khăn của Việt Nam hiện nay chủ yếu liên quan đến ban hành pháp luật, phân cấp, cơ chế tổ chức quản lý đấu thầu. Ngoài ra, các vấn đề cạnh tranh lành mạnh, công khai minh bạch cũng cần được quan tâm để đáp ứng đòi hỏi của các nhà tài trợ quốc tế. Qua thực tiễn làm công tác quản lý đấu thầu, tác giả nêu lên những ví dụ sinh động thường gặp trong đấu thầu quốc tế mua sắm hàng hóa về các thủ thuật, chiêu thức của nhà thầu và chủ đầu tư. Trong mối liên hệ với kinh nghiệm của một số nước, tác giả nêu lên những khiến nghị nhằm giải quyết tốt các mối quan hệ trong mô hình tổ chức đấu thầu một cách hợp lý nhất. Cuối cùng là giải pháp hoàn thiện pháp luật đấu thầu hiện nay (cụ thể là Luật đấu thầu 2005) và giải pháp tổng thể nhằm hài hòa giữa các quy định của Việt Nam và hướng dẫn của các nhà tài trợ quốc tế trong mua sắm hàng hóa qua đấu thầu quốc tế sử dụng nguồn vốn của WB, ADB, JIBIC…Các giải pháp trong chương 3 đã đạt được các mục tiêu cơ bản là: Thể chế hoá được những quan điểm, chủ trương của Đảng; kế thừa các nội dung phù hợp của Quy chế Đấu thầu hiện hành; Khắc phục các tồn tại của thực tiễn thực hiện đấu thầu; Bảo đảm tính công khai, minh bạch phù hợp với thông lệ quốc tế, thống nhất trong chi tiêu sử dụng vốn nhà nước và đòi hỏi của tiến trình hội nhập quốc tế trong thời gian tới. Kết luận Chính sách "đổi mới" đã được Đảng cộng sản Việt Nam đề xướng và thực hiện từ Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986. Đây là bước ngoặt lớn trong tư duy kinh tế của Việt Nam, khi chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành tự lớn về kinh tế - xã hội. Kết quả đó có được từ sự kết hợp thành công giữa phát huy nội lực và tranh thủ thu hút nguồn tài trợ, đầu tư nước ngoài. Với chính sách ưu đãi đầu tư, chúng ta đã thu hút được rất nhiều luồn vốn đầu tư chảy vào Việt Nam. Đạt được kết quả trên, cũng có phần đóng góp không nhỏ của hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về đấu thầu nói riêng. Bởi pháp luật đấu thầu đã tạo ra được môi trường pháp lý tốt cho cạnh tranh lành mạnh, công khai minh bạch đối với các hoạt động đấu thầu ở Việt Nam. Đây là một trong nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường nói chung và nguyên tắc của các nhà tài trợ lớn như WB, ADB, JBIC... cũng như Luật mẫu của UNCITRAL. Trong tất cả các hình thức đấu thầu, thì đấu thầu cạnh tranh quốc tế là hình thức phổ biến và được nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế, khuyến khích áp dụng. Tính ưu việt của nó không chỉ đạt được mục đích của đấu thầu là tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh mà còn giúp việc quản lý vốn đạt được hiệu quả cao. Nhận thức được vấn đề này, các tổ chức quốc tế tài trợ và các Chính phủ hỗ trợ vốn ODA đã là người tiên phong đưa ra những hướng dẫn rất cụ thể để áp dụng hình thức đấu thầu quốc tế. Bên cạnh đó, một nguồn luật cũng rất quan trọng để điều chỉnh các hoạt động mua sắm, đó là hệ thống luật quốc tế như: Luật mẫu của UNCITRAL và quy tắc, thông lệ của các hiệp hội, tổ chức như FIDIC. Các quy định này mang tính khuyến nghị các quốc gia áp dụng. Luật về đấu thầu của Việt Nam hiện đã trải qua quá trình phát triển tương đối dài, nhiều quy định trong đó đã được chỉnh sửa, bổ sung phù hợp với thực tế cuộc sống xã hội và hài hòa với luật quốc tế. Đặc biệt, sau khi ban hành tới ba quy chế đấu thầu và rất nhiều nghị định hướng dẫn, bổ sung, sửa đổi (2-3 năm một lần), đến nay Việt Nam đã có Luật đấu thầu (có hiệu lực từ 01/04/2006). Đồng thời, Nghị định hướng dẫn đã trình Quốc hội và đang được Chính phủ xem xét để thông qua trong thời gian gần đây, với nhiều nội dung mới, tiên tiến và phù hợp thực tiễn, hội nhập quốc tế. Về khía cạnh lập pháp, Việt Nam đã có nhiều cố gắng để đạt được thành tựu nói trên. Tuy nhiêu, về áp dụng và thực thi pháp luật lại chưa đạt được kết quả cao trong thực tế. Công tác đấu thầu mới chỉ là hình thức, chưa đem lại hiệu quả cao như nhà làm luật mong muốn. Ngoài ra, các hiện tượng vi phạm pháp luật đấu thầu vẫn diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi với mức độ ngày càng phức tạp, tinh vi và phổ biến hơn như: hành vi tham nhũng, gian lận trong đấu thầu, thông thầu, ưu tiên không công bằng, chậm, phức tạp trong thẩm định và phê duyệt. Nguyên nhân là do: nhận thức của các chủ thể về pháp luật đấu thầu còn hạn chế; tư tưởng quan liêu, bao cấp; đội ngũ cán bộ quản lý và thực hiện đấu thầu có trình độ, nghiệp vụ, kinh nghiệm chưa nhiều, chưa theo kịp và nắm bắt được quy luật vận hành của nền kinh tế thị trường; pháp luật thay đổi quá nhanh trong thời gian qua, trong khi có nhiều hành vi và quan hệ trong đấu thầu không được pháp luật điều chỉnh. Xuất phát từ tính cấp thiết của những vấn đề nêu trên về cả thực tiễn và lý luận, tác giả đã chọn và thực hiện đề tài "Quy chế đấu thầu quốc tế về mua sắm hàng hóa", với mong muốn nêu lên các quy định mang tính nguyên tắc của luật quốc tế về đấu thầu; hệ thống, đánh giá cơ sở pháp lý về đấu thầu cạnh tranh quốc tế ở Việt Nam. Qua đó, tìm ra giải pháp chung và cụ thể để hoàn thiện Luật đấu thầu ở Việt Nam và giải pháp nhằm hài hòa với pháp luật đấu thầu quốc tế. Nội dung chính của luận văn đạt được bao gồm: - Làm rõ một số khái niệm về đấu thầu quốc tế mua sắm hàng hóa theo quan điểm của các nhà tài trợ lớn cho Việt Nam; liên quan tới hình thức đấu thầu quốc tế và các phương thức đấu thầu trong hình thức này ví dụ: một giai đoạn- một phong bì, hai giai đoạn...; nêu lên hệ thống các cơ sở pháp lý của Việt Nam và quốc tế áp dụng cho hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hóa; - Phác thảo qúa trình hình thành và nội dung tóm tắt pháp luật về đấu thầu ở Việt Nam; các điều kiện lựa chọn hình thức và phương thức đấu thầu của Việt Nam so sánh với quy định hướng dẫn của các nhà tài trợ chính; so sánh quy trình thực hiện và quản lý đấu thầu của Việt Nam và quốc tế; - Đánh giá các thành tựu và hạn chế của pháp luật đấu thầu tại Việt Nam, kinh nghiệm của một số nước và tổ chức quốc tế; - Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật đấu thầu quốc tế, trên cơ sở khảo cứu pháp luật đấu thầu ở một số nước; nêu phương hướng hài hòa thủ tục, thực hiện và quản lý đấu thầu giữa Chính phủ Việt Nam và các Nhà tài trợ. Đề tài "Quy chế đấu thầu quốc tế về mua sắm hàng hóa" là đề tài tương đối mới và phức tạp cả lý luận và thực tiễn áp dụng. Đây là vấn đề đặt ra mang tính cấp thiết trong thời kỳ hội nhập hiện nay của Việt Nam. Nó đòi hỏi cần được quan tâm, nghiên cứu sâu hơn nữa. Chính vì vậy, với mức độ đòi hỏi và phạm vi của luận văn thạc sĩ luật học, tác giả đã cố gắng vận dụng những kinh nghiệm thực tiễn làm việc tại Ban quản lý các dự án y tế - Bộ Y tế; kiến thức qua các tài liệu tham khảo, đồng nghiệp và đặc biệt được sự hướng dẫn tận tình, giàu kinh nghiệm của PGS.TS Nguyễn Bá Diến - Trưởng Bộ môn Luật quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội để hoàn thành đề tài này. danh mục Tài liệu tham khảo 1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Xây dựng (1997), Thông tư liên tịch số 02/TTLT-BKH- BXD ngày 25/02 hướng dẫn thực hiện Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 43/CP ngày 16/7/1996 của Chính phủ, Hà Nội. 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tạp chí Kinh tế dự báo (1999), Quy định của WB, ADB, OECF về tuyển dụng tư vấn, mua sắm hàng hóa, Nxb Thống kê, Hà Nội. 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2000), Thông tư số 04/2000/TT-BKH ngày 26/05 hướng dẫn thực hiện Quy chế đấu thầu, Hà Nội. 4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2001), Công văn số 8895 BKH/VPXT ngày 31/12 về đấu thầu mua sắm hàng hoá, Hà Nội. 5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2002), Công văn số 3220 BKH/VPXT ngày 23/05/ về việc hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị quyết 05/2002/NQ-CP ngày 24/04/2002 của Chính phủ đối với nội dung liên quan tới công tác đấu thầu, Hà Nội. 6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Ngân hàng châu á (2002), Sổ tay hướng dẫn chuẩn bị và thực hiện dự án ADB tại Việt Nam, Hà Nội. 7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2004), Thông tư số 01/2004/TT-BKH ngày 02/02 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 66/2003/NĐ-CP ngày 12/06/2003 của Chính phủ, Hà Nội. 8. Bộ Kế hoạch và đầu tư - Vụ quản lý đấu thầu, Bộ luật các thị trường công của Pháp, Tài liệu tham khảo, Hà Nội. 9. Bộ Kế hoạch và đầu tư - Vụ quản lý đấu thầu, Luật gọi thầu và bỏ thầu của Trung Quốc, Tài liệu tham khảo, Hà Nội. 10. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2001), Thông tư số 50/2001/TT-BNN- XDCB ngày 03/05hướng dẫn thực hiện Quy chế đấu thầu đối với các dự án đầu tư thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội. 11. Bộ Tài chính (2001), Thông tư số 17/2001/TT-BTC ngày 21/03 hướng dẫn chế độ quản lý và sử dụng lệ phí thẩm định kết quả đấu thầu, Hà Nội. 12. Chính phủ (1992), Quyết định số 91/TTg ngày 13/11 của Thủ tướng Chính phủ về hướng dẫn đấu thầu mua sắm máy móc, thiết bị nhập khẩu và quy định về nhập khẩu máy móc thiết bị bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, Hà Nội. 13. Chính phủ (1993), Thông tư số 04/TM-ĐT ngày 3/7/1993 hướng dẫn thi hành Quyết định số 91/TTg ngày 13/11/1992 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội. 14. Chính phủ (1994), Quyết định số 183/TTg ngày 16/04 của Thủ tướng Chính phủ quy định về mua sắm, đấu thầu, Hà Nội. 15. Chính phủ (1996), Nghị định số 43/CP ngày 16/7 về quy chế đấu thầu, Hà Nội. 16. Chính phủ (1997), Nghị định số 93/CP ngày 23/08 về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế đấu thầu, Hà Nội. 17. Chính phủ (1999), Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/9 ban hành Quy chế đấu thầu, Hà Nội. 18. Chính phủ (2000), Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 05/05 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đấu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999 của Chính phủ, Hà Nội. 19. Chính phủ (2002), Công văn số 952/CP-CN ngày 16/08 về việc hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị quyết 05/2002/NQ-CP ngày 24/04/2002 của Chính phủ đối với nội dung đấu thầu và sửa đổi quy chế đấu thầu, Hà Nội. 20. Chính phủ (2003), Nghị định số 66/2003/NĐ-CP ngày 12/06 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ- CP ngày 01/09/1999 và Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ, Hà Nội. 21. Chính phủ (2005), Tờ trình số 127/CP-XDPL ngày 29/9 về dự án luật đấu thầu, Hà Nội. 22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. Lưu Tiền Hải (2000), "Khai thác hiệu quả nguồn vốn ODA", Thời báo kinh tế Việt Nam, tr. 43-44. 24. Ngô Minh Hải, Quản lý đấu thầu - thực trạng ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội. 25. Hiệp hội Tư vấn xây dựng Việt Nam (2001), Điều kiện hợp đồng - FIDIC, Nxb Xây dựng, Hà Nội. 26. Ngân hàng châu á (1998), Hướng dẫn xét thầu, Hà Nội. 27. Ngân hàng châu á (1999), Hướng dẫn mua sắm sử dụng vốn ADB, Hà Nội. 28. Ngân hàng châu á (1998), Sách hướng dẫn quản lý thực hiện dự án (có sửa đổi), Hà Nội. 29. Ngân hàng Châu Á (2000), Mẫu chuẩn hồ sơ mời thầu - Mua sắm hàng hóa: "theo quy trỡnh đấu thầu hai giai đoạn" , Hà Nội. 30. Ngân hàng Châu Á (2000), Mẫu chuẩn hồ sơ mời thầu - Hướng dẫn người sử dụng mua sắm hàng hóa, Hà Nội. 31. Ngân hàng phát triển châu á - Văn phòng Dịch vụ Dự án Trung tâm dịch tại Hà Nội (1995), Sổ tay các vấn đề về mua sắm của dự án do ADB tài trợ, Hà Nội. 32. Ngân hàng phát triển Châu á, Quy định đấu thầu mua sắm hàng hoá quốc tế. 33. Ngân hàng Thế giới (2004), Hướng dẫn mua sắm bằng vốn vay IBRD và tín dụng IDA, Hà Nội. 34. Ngân hàng Thế giới, Quy định đấu thầu mua sắm hàng hoá quốc tế. 35. Quốc hội (2005), Luật đấu thầu, Hà Nội. 36. Tổ chức SIDA Thuỵ Điển, Quy định mua sắm đấu thầu 37. UNCTRIAL, Quy định mẫu về mua sắm đấu thầu hàng hoá. Trang web 38. (trang web giới thiệu về ADB). 39. (trang WEB của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giới thiệu về quan hệ hợp tác với WB). 40. (Trích báo điện tử Vnexpress, Thứ sáu, 20/7/2001, Nguồn từ báo Lao Động). 41. (Báo cáo của Ngân hàng Thế giới, Hà Nội, ngày 21/4/2003). 42. (Mua sắm công ở Hàn Quốc - SAROK (Supply Aministration the Republic of Korea- Tháng 7 năm 1997 do WTO công bố). 43. (Luật mua sắm công của Ba Lan ban hành, gồm 92 điều). 44. (Luật mua sắm công của Bungari 1/1/2002, Latvia 1/1/1997, Estonia 1/4/2001). 45. www.worldbank.org.vn; 46. www.mp1.gov.vn; 47. www.adb.org.vn; 48. www.uncitral.org/uncitral/en/uncitral_texts/procurement_infrastructure/1994 Model.html Phụ Lục Phụ lục 1 Trình tự tổ chức các bước đấu thầu mua sắm hàng hóa Ghi chú: (1) Tại mục A và B - Đối với 01 gói thầu theo quy định của pháp luật Đấu thầu hiện hành, các nội dung cơ bản của quá trỡnh đấu thầu do chủ đầu tư - bên mời thầu trỡnh và được cấp có thẩm quyền phê duyệt gồm: - Kế hoạch đấu thầu các gói thầu: (i) Phân chia theo tên gói thầu, (ii) giá gói thầu, nguồn vốn, (iii) hỡnh thức và phương thức lựa chọn đấu thầu với từng gói thầu, (iv) thời gian lựa chọn nhà thầu, (v) loại, hỡnh thức hợp đồng cho từng gói thầu, (vi) thời gian thực hiện hợp đồng dự kiến; - Tổ Chuyên gia giúp việc đấu thầu (nếu thành lập Tổ chuyên gia); - Hồ sơ mời sơ tuyển; tiêu chuẩn đánh giá sơ tuyển, kết quả sơ tuyển nhà thầu (nếu đầu thầu hai giai đoạn - có bước sơ tuyển); - Hồ sơ mời thầu gói thầu; - Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu; (2) Tại mục C (2.1) Thông báo mời thầu: Bên mời thầu phải tiến hành thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng tuỳ theo quy mô và tính chất của gói thầu trên các tờ báo phổ thông hàng ngày, phương tiện nghe nhỡn và cỏc phương tiện khác, nhưng tối thiểu phải đảm bảo 3 kỳ liên tục và phải thông báo trước khi phát hành hồ sơ mời thầu 5 ngày đối với gói thầu quy mô nhỏ và trước 10 ngày đối với các gói thầu khác kể từ ngày thông báo lần đầu. (2.2) Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 30 ngày, kể từ ngày phát hành hồ sơ mời thầu. (đối với đấu thầu quốc tế) (2.3) Việc mở thầu không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu (trừ ngày nghỉ theo quy định của pháp luật). (3) Tại mục D Thời hạn đánh giá hồ sơ dự thầu được tính từ thời điểm mở thầu đến khi trỡnh duyệt kết quả đấu thầu lên người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền tối đa không quá 60 ngày đối với đấu thầu trong nước và 90 ngày đối với đấu thầu quốc tế. Trường hợp áp dụng phương thức đấu thầu hai giai đoạn, thời hạn đánh giá hồ sơ dự thầu được tính từ thời điểm mở thầu giai đoạn 2. (4) Tại mục E - Danh sách xếp hạng các nhà thầu về đề xuất kỹ thuật, Danh sách xếp hạng tổng hợp kỹ thuật và tài chính; - Kết quả đấu thầu gói thầu; - Phê duyệt nội dung hợp đồng (hợp đồng với nhà thầu nước ngoài hoặc hợp đồng với nhà thầu trong nước mà kết quả đấu thầu do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) Các vấn đề khác Việc thay đổi nội dung hồ sơ mời thầu đó được duyệt; kéo dài thời điểm đóng thầu; kéo dài thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu,... theo quy định phải được cấp có thẩm quyền cho phép. Phụ lục 2 Hệ thống phõn cấp quản lý nhà nước về đấu thầu Chính phủ Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Vụ Quản lý đấu thầu) Các bộ, cơ quan ngang bộ Ủy ban nhân dân các cấp Cỏc ban quản lý dự ỏn (PMU) Các chủ đầu tư là doanh nghiệp nhà nước UBND quận, huyện thị xó, PMU của cỏc Phũng Các chủ đầu tư là doanh nghiệp nhà nước Cỏc ban quản lý dự ỏn của các Sở Phụ lục 3 Mụ hỡnh quản lý dự ỏn nhúm A ở Bộ Y tế Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Vụ Quản lý đấu thầu) Giám đốc dự án Ban quản lý dự ỏn Trung ương Tổ Hành chớnh Cán bộ chuyên trách về Hành chính, Bộ phận XDCB Cán bộ chuyên trách về Xây dựng cơ Tổ Mua sắm Cán bộ chuyên trách mua sắm Tổ Kế hoạch Cán bộ chuyên trách về MIS/CBM/ lập KH, Đào Tổ Tài chính kế toán Cán bộ chuyên trách giải ngân Bộ trưởng Bộ Y tế Ban chỉ đạo dự án UBND 14 tỉnh Giám đốc sở Y tế Ban quản lý dự ỏn tỉnh Cán bộ chuyên trách về MIS/CBM/Đào tạo Cán bộ chuyên trách về XDCB Nhân viên kế toán Cán bộ chuyên trách về hậu cần/đấu thầu Nhân viên hỗ trợ Thư ký - Nhõn viờn mỏy tớnh - Lỏi xe Giám đốc Trung tâm Y tế Huyện Chính phủ Khái quát chung về dự án - Tên dự án: Dự án Y tế nông thôn - Mục tiêu dự án: Tăng sức khoẻ cho nhân dân ở nông thôn, đặc biệt là người nghèo và khó khăn. Mục tiêu chung: Tăng cường sức khoẻ cho nhân dân nông thôn đặc biệt là người nghèo và khó khăn ở 14 tỉnh (Hoà Bình, Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Long An, Bình Phước, Tiền Giang, Cần Thơ, Bến Tre và Hậu Giang). Mục tiêu cụ thể: Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu; Nâng cao năng lực quản lý tài chính; Tăng cường y tế dự phòng và nâng cao năng lực quản lý, chăm sóc sức khoẻ;Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào chăm sóc sức khoẻ. - Tổng vốn đầu tư: 98.702.000USD - Nhà tài trợ: Ngân hàng phát triển châu á (ADB) - Cơ quan chủ quản: Bộ Y tế - Cơ quan thực hiện: Ban quản lý Dự án Y tế nông thôn, Bộ Y tế và 14 Ban QLDA tỉnh tham gia dự án. - Hiệp định tín dụng số 1777VIE (SF) ký ngày 01/8/2001, có hiệu lực từ: 30/10/2001 đến 30/06/2006. - Quyết định 664/TT-CP do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 30/5/2001. Phụ lục 4 Trình tự đấu thầu cạnh tranh quốc tế theo quy định ADB Chuẩn bị danh sách hàng hóa cần mua Ngân hàng phê chuẩn Chuẩn bị tài liệu mời thầu Ngân hàng phê chuẩn Gửi thư mời thầu và thu tài liệu đấu thầu Xét thầu và đề xuất trao thầu Ngân hàng phê chuẩn Ký hợp đồng Nhận và lắp đặt hàng hóa có có có Báo cáo kết quả ký HĐ Báo cáo các thủ tục quảng cáo cho Ngân hàng Phụ lục 5 Trình tự đấu thầu cạnh tranh quốc tế của Việt Nam Mở L/C, nhận và lắp đặt hàng hóa Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Ký hợp đồng có Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Xét thầu và đề xuất trao thầu có Gửi thư mời thầu và thu tài liệu đấu thầu Báo cáo các thủ tục quảng cáo cho cơ quan có thẩm quyền Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt có Chuẩn bị tài liệu mời thầu Cơ quan có thẩm quyền phê duyêt Chuẩn bị danh sách hàng hóa cần mua có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf126_4499.pdf
Luận văn liên quan