Để thu thập được những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển kinh tế hộ nông
dân, chúng tôi chọn điểm nghiên cứu là 3 xã địa diện cho 3 vùng: xã Đồng
Thịnh (huyện Lập Thạch) đại diện vùng miền núi, xã Đồng Tĩnh (huyện Tam
Dương) đại diện vùng trung du và xã Vĩnh Thịnh (Huyện Vĩnh Tường) đại
diện cho vùng đồng bằng. Kết quả điều tra đã tổng hợp được một số chỉ tiêu
về kết quả sản xuất kinh doanh, tình hình đời sống và thu nhập của các hộ , kết
quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 2.17.
15 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2694 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
67
Bảng 2.13: KẾT QUẢ SẢN XUẤT NGÀNH LÂM NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC
GIAI ĐOẠN 2003-2007
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm
2003
Năm
2005
Năm
2007
Tốc độ
tăng bình
quân 2003-
2007
(%)
I
Giá trị sản xuất ngành lâm
nghiệp (theo giá thực tế)
Triệu
đồng 46543,6 45011,9 44601,7
Chia ra: + Trồng và nuôi rừng “ 6820,1 4999,7 4619,2
+ Khai thác gỗ và lâm sản " 37094,8 37301,9 35569,3
+ Lâm nghiệp khác " 2628,7 2710,3 4413,2
II
Giá thị sản xuất ngành lâm
nghiệp (theo giá so sánh 94)
triệu
đồng 38713,2 38471,2 37403,4 -2,93
Chia ra: + Trồng và nuôi rừng “ 6349,7 4721,3 4130,1 -7,14
+ Khai thác gỗ và lâm sản " 26959,7 27760,4 26271,6 -4,40
+ Lâm nghiệp khác " 5403,8 5989,5 7001,7 9,17
III Sản phẩm lâm nghiệp chủ yếu
1 Trồng rừng tập trung ha 873,1 673,9 643,5 -5,76
2 Trồng cây phân tán ha 267,5 106,2 68,5 -19,29
3 Chăm sóc rừng ha 3052,7 2345,7 1877,7 -4,91
4 Gỗ tròn khai thác m3 24213,2 27052,1 25874,9 -3,12
5 Củi khai thác Ste 56698,3 49946,7 49100 -3,61
6 Tre, nứa, luồng khai thác
1000
cây 1195,6 1131,3 994,9 -7,65
7 Lá cọ 1000 lá 766,6 626,4 707,6 -1,21
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc
2.4.2.1 Kết quả trồng rừng
Toàn tỉnh hiện có 18.323,5 ha rừng trồng, chiếm 66% diện tích đất có
rừng. Thực hiện Chương trình trồng mới 5 ha rừng của cả nước, giai đoạn
2003 – 2007 tỉnh Vĩnh Phúc đã trồng mới được 3.726,1 ha rừng tập trung và
675,7 ha cây phân tán. Loài cây trồng chủ yếu là Keo, Bạch đàn, Thông,
Muồng, Lim xẹt…. Hiện tại rừng trồng sinh trưởng và phát triển khá, tỷ lệ cây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
68
sống đạt trên 80%. Tuy nhiên, tập đoàn cây trồng chưa phù hợp, người trồng
rừng chưa chú trọng nhiều về môi trường và cải tạo đất nên đất đai dễ bị thoái
hoá, xói mòn rửa trôi. Vốn đầu tư của Nhà nước cho mỗi ha rừng trồng quá
thấp so với thời giá hiện hành. Thu nhập từ rừng còn thấp, chưa khuyến khích
các chủ rừng tự đầu tư và gắn bó với nghề rừng.
2.4.2.2. Công tác bảo vệ rừng
Trong 5 năm qua, ngành Kiểm lâm Vĩnh Phúc đã bảo vệ tốt rừng phòng
hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng và bảo tồn đa dạng sinh học, các động thực vật
quý hiếm. Các trường hợp vi phạm lâm luật như phá rừng, khai thác rừng bừa
bãi, săn bắn động vật rừng trái phép được xử lý kịp thời nên đã giảm nhiều.
Tuy nhiên trong những năm qua, diện tích rừng bị cháy lên tới trên 150 ha,
việc săn bắn trái phép động vật rừng chưa được ngăn chặn, đã làm giảm đa
dạng sinh học của rừng quốc gia Tam Đảo.
2.4.2.3. Khai thác, chế biến, thu mua và tiêu thụ lâm sản
a - Khai thác
Thực hiện Chỉ thị 12/2003/CT-TTg ngày 16/5/2003 của Thủ tướng
Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển
rừng và Quyết định số 808/QĐ-UB ngày 15/7/1997 của Chủ tịch UBND tỉnh
Vĩnh Phúc về việc đóng cửa rừng tự nhiên. Đến nay, sản phẩm lâm nghiệp
đều được khai thác từ rừng sản xuất bao gồm: gỗ (chủ yếu là gỗ nguyên liệu
giấy), củi, tre, nứa, luồng và lá cọ. Hàng năm cung cấp cho các nhà máy giấy
và nhu cầu sử dụng tại địa phương trên 25 ngàn m3 gỗ, 50 ngàn ste củi, trên 1
triệu cây tre, nứa, luồng,...
b - Chế biến, thu mua và tiêu thụ các sản phẩm lâm nghiệp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
69
Trên địa bàn tỉnh có 1 cơ sở chế biến lâm sản quốc doanh (thuộc lâm
trường Lập Thạch), 3 làng nghề chuyên sản xuất các sản phẩm đồ mộc gia dụng,
mộc xây dựng là An Tường (huyện Vĩnh Tường), làng nghề mộc Minh Tân
(huyện Yên Lạc), làng nghề mộc Thanh Lãng (huyện Bình Xuyên). Hình
thành màng lưới thu mua lâm sản bao gồm một số công ty TNHH và doanh
nghiệp Nhà nước. Sản phẩm lâm nghiệp của tỉnh chủ yếu được bán cho các
nhà máy sản xuất giấy, ván dăm ở Việt Trì - Bãi Bằng - Phú Thọ; Đây là thị
trường lâu dài để người dân ổn định trồng rừng nguyên liệu. Ngoài ra, một phần
sản phẩm gỗ được tiêu thụ cho vùng Quảng Ninh để làm gỗ trụ mỏ. Đối với gỗ
rừng trồng có đường kính lớn hơn, được sử dụng để sản xuất đồ mộc dân dụng
và các nhu cầu khác.
c - Cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong lâm nghiệp
Thời gian qua Vĩnh Phúc đã nâng cấp 100 km các tuyến đường phục vụ
trồng, khai thác và tuần tra bảo vệ rừng; Xây dựng 5 trạm bảo vệ rừng, 3 chòi
canh gác rừng, 1 trạm dự báo cháy rừng; Nâng cấp hệ thống vườn ươm thuộc
các huyện Lập Thạch, Bình Xuyên, Mê Linh. Mở rộng các bến bãi tập kết gỗ
khai thác. Xây dựng vườn cây giống đầu dòng, hệ thống giàn phun, khu giâm
hom ở Lâm trường Tam Đảo. Tổ chức liên doanh với Công ty giống cây trồng
lâm nghiệp về nuôi cấy mô cung cấp cây giống chất lượng cao và tiếp thu
công nghệ. Về cơ bản hạ tầng kỹ thuật phục vụ tốt cho công tác trồng và
chăm sóc, bảo vệ rừng.
2.4.3. Kết quả sản xuất ngành thuỷ sản
Thuỷ sản được xác định là khâu đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp của tỉnh, giai đoạn 2003 – 2007, giá trị sản xuất ngành thuỷ
sản có tốc độ tăng trưởng cao, tăng bình quân 13,37%/năm. Năm 2002, giá trị
sản xuất thuỷ sản đạt 54,6 tỷ đồng; năm 2007 đạt 102,237 tỷ đồng (giá so
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
70
sánh 94), tăng 87,3%. Những huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn và có
hiệu quả là Lập Thạch, Bình Xuyên, Yên Lạc, Vĩnh Tường (diện tích nuôi
trồng >700ha)[4]. Các giống thuỷ sản mới có năng suất và giá trị kinh tế cao
như chép lai, rô phi đơn tính, chim trắng, tôm càng xanh,... đã được đưa vào
sản xuất và bước đầu đạt những kết quả nhất định.
Bên cạnh việc nuôi theo hình thức quảng canh truyền thống, các hộ
nông dân đã áp dụng các hình thức nuôi thâm canh, nuôi công nghiệp. Nhiều
dự án cải tạo vùng trũng được triển khai, giai đoạn 2003 – 2007 đã cải tạo
được gần 1 ngàn ha đất chiêm trũng sang nuôi trồng thuỷ sản theo hình thức 1
lúa +1 cá hoặc chuyên cá. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2007 đạt 5.919,6
ha, tăng bình quân 7,51%/năm; Tổng sản lượng thuỷ sản 11,85 ngàn tấn,
trong đó sản lượng nuôi trồng 10,39 ngàn tấn, tăng bình quân 14,3%/năm. Kết
quả cụ thể ở bảng 2.14.
- Sản xuất cá giống: Vĩnh Phúc là tỉnh có truyền thống về sản xuất cá
giống và được đưa đi tiêu thụ ở rất nhiều tỉnh từ Bắc vào Nam. Hiện nay, trên
địa bàn tỉnh có 18 cơ sở cho cá đẻ nhân tạo, hầu hết tập trung ở huyện Vĩnh
Tường. Hàng năm sản xuất trên 1 tỷ cá bột. Đáp ứng đầy đủ cho sản xuất trên
địa bàn.
- Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản và phòng trị dịch bệnh: Việc tuyên
truyền đưa Pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thủy sản vào cuộc sống và quản lý
chất lượng hàng thủy sản đã bước đầu phát huy tác dụng. Vấn đề hướng dẫn,
chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến người sản xuất được đẩy mạnh và làm tốt.
Công tác bảo vệ các khu vực cư trú của các loài cá quý hiếm như cá
Anh vũ, cá Chiên, cá Lăng, cá cóc Tam đảo được quan tâm. Công tác thú y
thủy sản bước đầu hoạt động có hiệu quả. Lực lượng thanh tra bảo vệ nguồn
lợi thủy sản đã tích cực ngăn chặn tệ dùng xung điện khai thác thủy sản. Việc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
71
phòng trị bệnh cá, xử lý ô nhiễm môi trường duy trì thường xuyên, đã góp
phần tích cực nâng cao sản lượng thủy sản, tái tạo nguồn lợi thủy sản thiên
nhiên.
Bảng 2.14: KẾT QUẢ SẢN XUẤT NGÀNH THUỶ SẢN TỈNH VĨNH PHÚC
GIAI ĐOẠN 2003-2007
Đơn vị Thực hiện
Tốc độ tăng
bình quân
STT
Chỉ tiêu
tính
Năm
2003
Năm
2005
Năm
2007
2003-2007
(%)
I
Giá trị sản xuất ngành
thuỷ sản theo giá thực tế
Triệu
đồng 74859 169854 199399 25,68
1 Nuôi trồng
triệu
đồng 58009 143544,8 166530 28,52
2 Khai thác thuỷ sản " 11485 12910,5 13275 5,14
3 Dịch vụ thuỷ sản " 5365 13398,7 19594,0 27,70
II
Giá trị sản xuất ngành thuỷ
sản theo giá so sánh 94
Triệu
đồng 62749 98541,6 102238 13,37
1 Nuôi trồng
triệu
đồng 50536 83255,6 83170 14,32
2 Khai thác thuỷ sản " 7059 5549 5073,6 -9,20
3 Dịch vụ thuỷ sản " 5154 9737 13995 29,99
III
Diện tích và sản lƣợng
nuôi trồng
1
Diện tích nuôi trồng thuỷ
sản ha 4509,1 5585,8 5919,6 7,51
2 Sản lượng cá nuôi trồng Tấn 6317,0 8513,2 10395 14,32
3
Sản lượng thuỷ sản khai
thác tấn 1571,3 1359 1458,2 -1,05
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc
Nhìn chung, sản xuất thủy sản của tỉnh những năm qua đã có bước phát
triển khá, gia tăng cả diện tích và sản lượng, bước đầu có sản xuất hàng hóa.
Chất lượng và giá trị sản phẩm thủy sản ngày càng cao. Đã góp phần tích cực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
72
trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, giải quyết việc làm,
tăng thu nhập và xoá đói giảm nghèo cho nông dân.
Tuy nhiên, sản xuất thủy sản của tỉnh hiện nay chưa tương xứng với
tiềm năng. Hình thức nuôi chủ yếu là bán thâm canh, quảng canh cải tiến với
công nghệ nuôi lạc hậu, tận dụng thức ăn thiên nhiên và bón phân trực tiếp,
năng suất thấp, bấp bênh. Đối tượng nuôi còn tập trung vào các loài cá truyền
thống, chưa chú trọng sản xuất các loại thủy đặc sản, chưa có vùng cá hàng
hóa tập trung. Quy mô nuôi nhỏ lẻ, trong 6.435 hộ nuôi thuỷ sản thâm canh và
bán thâm canh, thì có tới 4.147 hộ (chiếm 64,44%) có diện tích nuôi dưới 0,2
ha, 1321 hộ(chiếm 20,53%) có diện tích nuôi từ 0,2-0,5 ha, chỉ có 967 hộ
(chiếm 15,03%) có diện tích nuôi trên 0,5 ha[9]. Phát triển thủy sản chưa
được quy hoạch nên sự ô nhiễm môi trường có nguy cơ ngày càng tăng,
nhiều bệnh cá phát triển; công tác thú y thuỷ sản và các dịch vụ phục vụ sản
xuất thuỷ sản còn nhiều hạn chế.
2.4.4. Hợp tác xã nông nghiệp
Theo kết quả điều tra nông nghiệp nông thôn năm 2006, toàn tỉnh có
283 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp đang hoạt động, trong đó có 15 hợp tác
xã thành lập mới và 268 hợp tác xã chuyển đổi. Hoạt động của các hợp tác xã
chủ yếu đảm nhiệm một số khâu dịch vụ sản xuất nông nghiệp như: Dịch vụ
thuỷ nông 256 hợp tác xã (chiếm 90,5%), 157 hợp tác xã làm dịch vụ Bảo vệ
thực vật (chiếm 55,5%) 109 hợp tác xã làm dịch vụ giống (38,5%), 16 hợp tác
xã đảm nhiệm dịch vụ làm đất (chiếm 5,6%). Có 40 hợp tác xã chỉ đảm nhiệm
1 khâu dịch vụ (chiếm 14,4%), 65 hợp tác xã đảm nhiệm 2 khâu dịch vụ
(chiếm 22,9%), 121 hợp tác xã đảm nhiệm 3 khâu dịch vụ (chiếm 42,8%), 55
hợp tác xã đảm nhiệm 4 khâu dịch vụ (chiếm 19,4%).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
73
Tổng số xã viên hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp đang hoạt động có đến
1/7/2006 là 191.581 hộ, bình quân 1 hợp tác xã có 677 hộ xã viên. Tổng số
lao động đang làm việc tại các hợp tác xã là 3.728 người, bình quân 1 hợp tác
xã có 13 lao động. Vốn điều lệ bình quân 1 hợp tác xã là 54,8 triệu đồng[1].
Từ khi có nghị quyết Trung ương 5 và luật Hợp tác xã năm 2003 ban hành,
đến nay hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có
nhiều chuyển biến, khắc phục được một phần tồn tại yếu kém, từng bước ổn
định. Một số hợp tác xã làm dịch vụ thuần tuý về thuỷ lợi, điện, bảo vệ sản
xuất, cung ứng giống,... nay đã chuyển sang sản xuất kinh doanh dịch vụ tổng
hợp ở các mức độ khác nhau như : sản xuất giống, kinh doanh vật tư nông
nghiệp, kinh doanh xăng dầu, sản xuất vật liệu xây dựng, chăn nuôi gia súc,
gia cầm, tiêu thụ sản phẩm,... Bước đầu đã xuất hiện sự liên doanh liên kết
giữa các hợp tác xã, giữa các hợp tác xã với ngân hàng, doanh nghiệp trong
việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, vay vốn,...
Công tác quản lý kinh tế, tài chính của các hợp tác xã nông nghiệp đã
có sự đổi mới, từng bước thực hiện hạch toán theo đúng chế độ quy định,
khắc phục được những yếu kém trước đây. Ở nhiều địa phương, hợp tác xã
nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ yếu trong việc tham gia thực hiện các
chương trình đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, kiên cố hoá kênh mương, dồn
điền đổi thửa, .... góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp
nông thôn.
Về kết quả sản xuất kinh doanh: số hợp tác xã làm ăn có hiệu quả ngày
càng tăng, đến cuối năm 2006, số hợp tác xã khá giỏi đã tăng lên 48,9%, trung
bình chiếm 43,2% và hợp tác xã yếu kém giảm còn 7,9%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
74
Bảng 2.15: MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2006
STT Chỉ tiêu Đơn vị
tính
Tổng số
1 Tổng số hợp tác xã nông nghiệp hợp tác xã 278
2 Số xã viên bình quân 1 hợp tác xã người 677
3 Lao động làm việc bình quân trong 1 hợp tác
xã nông nghiệp
“ 13,17
4 Số vốn điều lệ bình quân 1 hợp tác xã nông
nghiệp
triệu đồng 54,87
5 Số vốn góp có đến 1/7/2006 bình quân 1 hợp
tác xã nông nghiệp
“ 37,4
6 Nguồn vốn sản xuất có đến 31/12/2005 bình
quân 1 hợp tác xã nông nghiệp
“ 630,99
6.1 Nợ phải trả bình quân 1 hợp tác xã “ 78,35
6.2 Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân 1 hợp tác xã “ 552,63
7 Doanh thu thuần bình quân năm 2005 một
hợp tác xã nông nghiệp
“ 204,32
8 Tổng lợi nhuận sau thuế bình quân 1 hợp tác
xã nông nghiệp
“ 27,59
9 Tổng số tiến lãi đã chia cho xã viên bình quân
1 hợp tác xã nông nghiệp
“ 2,57
10 Số tiền lãi bình quân 1 xã viên nhận được ngàn đồng 3,8
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc
Mặc dù còn nhiều khó khăn, lúng túng trong hoạt động dịch vụ và kinh
doanh, song những năm qua vai trò của kinh tế tập thể cũng đã góp phần quan
trọng đóng góp vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế. Đây cũng là thành
phần chủ yếu làm cầu nối chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
75
mới vào khu vực nông nghiệp nông thôn, tạo động lực quan trọng góp phần
xóa đói giảm nghèo xây dựng nông thôn mới.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, các hợp tác xã nông
nghiệp còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế:
- Hoạt động dịch vụ của hợp tác xã chủ yếu mang tính phục vụ cho kinh
tế hộ xã viên, thực hiện theo khả năng của hợp tác xã mà chưa xuất phát từ
nhu cầu của thị trường, năng lực cạnh tranh kém, các hoạt động dịch vụ
thường không mang lại lợi nhuận mà theo kiểu hoạt động công ích. Số hợp
tác xã kinh doanh có lãi chủ yếu lại do được giao một số quỹ đất để thầu
khoán, kinh doanh điện, dịch vụ cung cấp giống. Đa số hợp tác xã vẫn duy trì
chế độ hoạt động kinh doanh theo kiểu cũ, thiếu năng động sáng tạo, không
phát huy được sức mạnh tập thể, chất lượng dịch vụ không cao, không hấp
dẫn do vậy vai trò hợp tác xã bị mờ nhạt không thu hút được bà con nông dân.
- Bộ máy cán bộ hợp tác xã hiện nay vừa thiếu lại vừa yếu, trình độ
năng lực còn hạn chế, tỷ lệ chủ nhiệm hợp tác xã chưa qua đào tạo chiếm tới
46,4%, trình độ sơ cấp và trung cấp chiếm 47,84%, trình độ cao đẳng, đại học
chiếm 5,76%. Đây là một yếu điểm hạn chế rất lớn đến công tác tuyên truyền
vận động đưa chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước vào quá trình sản
xuất kinh doanh.
- Vốn, tài sản của hợp tác xã nhỏ bé, lại chủ yếu nằm ở tài sản cố định
(các công trình điện, hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng), các loại máy
móc và cơ sở phục vụ sản xuất, chế biến hầu như chưa có, vốn lưu động của
hợp tác xã bị chiếm dụng do nợ nần kéo dài.
- Công nợ còn tồn đọng nhiều, nợ phải trả bình quân 1 hợp tác xã là
78,3 triệu đồng. Nhiều khoản nợ tồn đọng nhiều năm không xử lý được. Đây
là một khó khăn không nhỏ cho hoạt động của hợp tác xã.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
76
- Đa số các hợp tác xã không có giao dịch với hoạt động tín dụng, ngân
hàng, vốn trong sản xuất kinh doanh không có, trong khi đó vốn góp của các
xã viên rất hạn chế (55.000đ/xã viên) do đó ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh, một số hợp tác xã không có vốn kinh doanh
nên không hoạt động được. Hàng năm hầu hết các hợp tác xã đều không chia
lợi nhuận cho xã viên, do quá ít (chỉ đạt 3,8 ngàn đồng/xã viên)[dt1].
2.4.5. Kinh tế trang trại
Sau khi Chính phủ có nghị quyết 03/2000/NQ-CP về kinh tế trang trại,
cùng với các địa phương trong cả nước, kinh tế trang trại tỉnh Vĩnh Phúc
cũng đã sớm hình thành và phát triển ngày càng mạnh mẽ. Theo kết quả điều
tra nông nghiệp nông thôn năm 2006, toàn tỉnh có 686 trang trại, trong đó chủ
yếu là trang trại chăn nuôi (245 trang trại chiếm 35,7%), trang trại sản xuất
kinh doanh tổng hợp (269 trang trại chiếm 39,2%), còn lại là trang trại nuôi
trồng thuỷ sản(98 trang trại) và trang trại trồng cây ăn quả, cây hàng năm, lâm
nghiệp. Vốn sản xuất bình quân 1 trang trại là 204,2 triệu đồng/trang trại,
hàng năm giá trị sản xuất bình quân 1 trang trại đạt 234,9 triệu đồng; giá trị
sản phẩm và dịch vụ nông lâm nghiệp thuỷ sản bán ra năm 2006 đạt 214,2
triệu đồng, thu nhập trước thuế bình quân đạt 76,4 triệu đồng/trang trại/năm
[1].
Kinh tế trang trại phát triển đã giải quyết việc làm cho 2.341 lao động
thường xuyên, tăng hiệu quả sử dụng đất, là thành phần kinh tế tạo ra một
khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn, góp phần tích cực trong việc chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp và có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy sản
xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
77
Bảng 2.16: MỘT SỐ CHỈ TIÊU CỦA TRANG TRẠI TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2006
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Tổng số
1 Số trang trại 686
2 Số lao động bình quân 1 trang trại ngƣời 3,4
- Lao động của chủ hộ trang trại “ 2,4
- Lao động thuê mướn thường xuyên “ 1,0
3 Diện tích đất bình quân 1 trang trại Ha 4,58
- Trong đó: Đất trồng cây hàng năm “ 0,46
trong đó: Đất lúa “ 0,36
- Đất trồng cây lâu năm “ 0,56
- Đất lâm nghiệp “ 1,4
- Đất nuôi trồng thuỷ sản “ 2,15
4 Tổng vốn sản xuất kinh doanh bình
quân có đến 1/7/2006
Triệu đồng 181,78
5 Tổng thu từ sản xuất kinh doanh bình
quân 1 trang trại
“ 235,0
trong đó: thu từ nông lâm nghiệp thuỷ sản “ 228,0
6 Giá trị sản phẩm dịch vụ nông nghiệp,
lâm nghiệp, thuỷ sản bán ra bình quân
1 trang trại
Triệu đồng 215,6
7 Thu nhập trƣớc thuế bình quân 1 trang trại “ 77,8
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế trang trại hiện nay
vẫn còn gặp nhiều khó khăn: Đất của các trang trại đang sử dụng chủ yếu là
đất đấu thầu, thời hạn ngắn, nhiều nơi chỉ có 5 năm nên chủ trang trại không
yên tâm đầu tư sản xuất vì khó thu hồi vốn. Công nghiệp chế biến nông lâm
thuỷ sản trên địa bàn chưa phát triển nên việc tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều
khó khăn, nhất là đối với các trang trại trồng cây ăn quả, chính vì vậy gây ra
tình trạng được mùa thì rớt giá. Mặt khác trình độ chuyên môn kỹ thuật của
chủ trang trại còn thấp, nhiều chủ trang trại chưa qua đào tạo, không có trình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
78
độ chuyên môn kỹ thuật, vì vậy việc tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật phục
vụ sản xuất kinh doanh của trang trại còn hạn chế. Việc tiếp cận với các
nguồn vốn tín dụng của các trang trại còn nhiều khó khăn một phần do trình
độ của Chủ trang trại, phần khác do là đất thuê nên chủ trang trại không có bìa
đỏ thế chấp. Điều này cũng làm hạn chế khả năng sản xuất kinh doanh của
các trang trại.
2.4.6 - Tình hình phát triển kinh tế hộ và hiệu quả sản xuất nông
lâm nghiệp thuỷ sản
2.4.6.1 - Vị trí, vai trò của kinh tế hộ trong phát triển kinh tế nông
lâm nghiệp thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc
Kinh tế hộ có vị trí, vai trò rất quan trọng, tác động ảnh hưởng lớn đến
phát triển kinh tế nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc, đặc biệt là đến phát triển ngành
nông lâm nghiệp thuỷ sản. Kinh tế hộ sản xuất ra các sản phẩm phục vụ nhu
cầu của gia đình và xã hội, sử dụng các nguồn lực đất đai, lao động, vốn và tư
liệu sản xuất, phát huy mọi khả năng để sản xuất ra của cải vật chất và giá trị
tinh thần, tăng tích luỹ, làm giàu cho gia đình và cho xã hội. Sự tồn tại và phát
triển kinh tế hộ là một tất yếu khách quan trong quá trình vận động và phát
triển kinh tế, kinh tế hộ là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở ở nông thôn. Thông
qua các hoạt động sản xuất kinh doanh, kinh tế nông hộ đã thể hiện rõ vai trò
là một bộ phận kinh tế quan trọng trong sự phát triển nông nghiệp nông thôn,
là nhân tố quyết định tới sự phát triển ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản nói
riêng và kinh tế nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc nói chung.
2.4.6.2. Tình hình phát triển kinh tế hộ ở Vĩnh Phúc hiện nay
Để thu thập được những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển kinh tế hộ nông
dân, chúng tôi chọn điểm nghiên cứu là 3 xã địa diện cho 3 vùng: xã Đồng
Thịnh (huyện Lập Thạch) đại diện vùng miền núi, xã Đồng Tĩnh (huyện Tam
Dương) đại diện vùng trung du và xã Vĩnh Thịnh (Huyện Vĩnh Tường) đại
diện cho vùng đồng bằng. Kết quả điều tra đã tổng hợp được một số chỉ tiêu
về kết quả sản xuất kinh doanh, tình hình đời sống và thu nhập của các hộ, kết
quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 2.17.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
79
Kết quả điều tra cho thấy: sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản vẫn đóng
vai trò quan trọng trong đời sống của hộ, số hộ có ngành nghề sản xuất chính
là nông lâm nghiệp thuỷ sản vẫn chiếm tỷ lệ cao(72%), ngoài ra các hộ sản
xuất công nghiệp, dịch vụ và hộ khác vẫn tham gia sản xuất nông nghiệp để
đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm trong gia đình. Riêng đối với xã Đồng
Tĩnh, tỷ lệ hộ nông lâm nghiệp thuỷ sản chỉ còn chiếm 52% do đây là xã đất
chật, người đông, số người đi làm thuê ngoài khá lớn.
Chủ hộ đóng vai trò quyết định trong việc phát triển sản xuất của hộ, do
vậy trình độ của chủ hộ rất quan trọng. Qua điều tra thì trình độ văn hoá của
chủ hộ còn thấp, nhất là đối với hộ nông nghiệp, số chủ hộ có trình độ văn
hoá cấp I, II còn chiếm tới 38%. Phần lớn các hộ có trình độ văn hoá thấp thì
thu nhập cũng thấp. Các hộ có trình độ văn hoá cấp III trở lên thì có thu nhập
cao hơn. Các hộ có thu nhập cao là những hộ có kiến thức sản xuất, biết áp
dụng kỹ thuật sản xuất mới, tích cực đầu tư lao động và vốn cho sản xuất.
Một số hộ kiêm ngành nghề chế biến và dịch vụ cũng có thu nhập khá hơn.
Các hộ có thu nhập thấp ngoài nguyên nhân trình độ văn hoá thì chủ yếu do
thiếu sức lao động, bệnh tật, đông nhân khẩu ăn theo, thiếu vốn sản xuất,...
Kết quả điều tra cho thấy đất đai để trồng cây hàng năm của các hộ hiện
nay rất manh mún, trung bình mỗi hộ có từ 4-7 mảnh, do vậy nhu cầu về máy
móc thiết bị để phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa cao, chủ yếu chỉ ở thuê
khâu làm đất. Sản xuất thủ công là chủ yếu nên năng suất lao động còn thấp,
việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn chậm, nhiều hộ vẫn
canh tác độc canh cây lúa để đảm bảo lương thực cho gia đình, tâm lý lo ngại
trồng cây khác sẽ không có lúa để ăn dẫn đến việc chuyển dịch cơ cấu cây
trồng còn chậm, nhất là đối với xã Đồng Thịnh và Đồng Tĩnh thuộc vùng
trung du, miền núi.
Địa bàn điều tra đều ở xa các trung tâm thị trấn, thị tứ nên việc phát
triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ tại địa phương còn rất chậm,
cả 3 xã đều chưa có chợ, người dân phải mua bán hàng hoá ở chợ xã khác.
Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển sản xuất của các hộ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
80
Bảng 2.17: BIỂU TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA HỘ
STT Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Đồng
Thịnh
Đồng
Tĩnh
Vĩnh
Thịnh
Tổng
cộng
TỔNG SỐ HỘ ĐIỀU TRA hộ 50 50 50 150
1
Phân loại hộ điều tra
theo ngành sản xuất
chính của hộ hộ
- Hộ nông nghiệp " 43 26 35
- Hộ thuỷ sản " 4
- Hộ ngành nghề, dịch vụ,.. 7 24 11
2
Tổng số nhân khẩu của
hộ đƣợc điều tra khẩu 220 185 230 635
-
Tổng số lao động của hộ
được điều tra
lao
động 130 113 146 389
- Số khẩu bình quân/hộ khẩu 4,4 3,7 4,6 4,23
Số lao động bình quân/hộ lao động 2,6 2,26 2,92 2,6
2
Cơ cấu trình độ văn hoá
của chủ hộ 100 100 100 100
- Tiểu học % 16,0 12,0 6,0 11,3
- Trung học cơ sở " 28,0 30,0 22,0 26,7
- Phổ thông trung học " 48,0 46,0 64,0 52,7
- Trung cấp trở lên " 8 12,0 8,0 9,3
3 Đất đai
-
Diện tích đất sản xuất bình
quân/hộ sào 10,1 5,5 7,6 7,7
trong đó:
+ Đất cây hàng năm " 7,2 4,1 7,0 6,1
+ Đất trồng cây lâu năm " 2,9 1,4 0,6 1,6
4
Tổng vốn sản xuất bình
quân/hộ
Triệu
đồng 15,0 12,0 19,0
- Vốn tự có " 12,0 10,0 13,0
- Vốn vay " 3,0 2,0 6,0
Nguồn: Theo kết quả điều tra của tác giả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
81
2.4.6.3 - Về hiệu quả sản xuất của các hộ được điều tra
Qua nghiên cứu tình hình sản xuất của các hộ được điều tra cho thấy
thu nhập chủ yếu của các hộ là từ trồng trọt và chăn nuôi. Trồng trọt cung cấp
lương thực cho gia đình là chính, một phần nhỏ được bán hàng hoá. Thu nhập
bằng tiền của các hộ chủ yếu là từ chăn nuôi bò, lợn, gà, cá và cây ăn quả; đối
với xã Vĩnh Thịnh thì các hộ có thêm thu nhập từ chăn nuôi bò sữa và một
phần từ sản phẩm trồng trọt như đậu tương, lạc và lúa do năng suất cây trồng
ở đây khá cao, ngoài việc cung cấp cho gia đình sản lượng dư thừa được bán
ra thị trường. Tổng nguồn thu của các hộ từ trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản
và thu từ nguồn khác sau khi trừ đi chi phí gồm giống, phân bón, thức ăn,
thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y,.... thì thu nhập bình quân/hộ đạt 21,4 triệu
đồng/năm, bình quân 5,1 triệu đồng/khẩu/năm. Thu nhập cao nhất là các hộ
thuộc xã Vĩnh Thịnh (25,8 triệu đồng/năm) do thu nhập từ chăn nuôi bò sữa
và do năng suất cây trồng cao. Các hộ được điều tra ở xã Đồng Tĩnh (huyện
Tam Dương) có thu nhập thấp hơn do năng suất cây trồng thấp, đất sản xuất
nông nghiệp hạn hẹp. Kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng 2.18.
Tóm lại, kinh tế hộ nông dân của vùng được điều tra nói riêng và kinh
tế hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay đã có những bước phát
triển khá, mức thu nhập và đời sống của hộ đã được cải thiện. Sản xuất của hộ
đã có sự chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, nhất là đối với chăn nuôi
và thuỷ sản. Tuy nhiên qua điều tra thu nhập ý kiến của các hộ trong các địa
bàn điều tra còn cho thấy một số vấn đề còn hạn chế như sau:
- Cơ cấu kinh tế giữa các ngành trong các hộ còn chưa cân đối, nông
nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính, công nghiệp chế biến và dịch vụ khác
chưa phát triển
- Quy mô đất đai manh mún, quy mô sản xuất của các hộ còn nhỏ lẻ,
chăn nuôi chủ yếu vẫn là chăn nuôi tận dụng, chưa có sản xuất với quy mô
hàng hoá lớn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn - Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản tỉnh vĩnh phúc.pdf