Luận văn Thực trạng và một số giải pháp về quản lý quá trình đào tạo tại trường Đại học mở bán công TP. Hồ Chí Minh

Đề tài đã tìm hiểu, làm rõ thực trạng về quản lý quá trình đào tạo, cụ thể ở những nội dung sau: - Quản lý đầu vào theo mục tiêu, đề tài đã chỉ ra sự bất cập trong công tác tuyển sinh hiện nay không phù hợp với mô hình của một trường đại học mở. - Quản lý quá trình dạy và học, những khó khăn còn vướng mắc trong phương pháp dạy và học của giáo viên và sinh viên . - Quản lý công tác nghiên cứu khoa học, đề cập những hạn chế của vấn đề này - Quản lý công tác chính trị và quản lý sinh viên - Quản lý các phương tiện kỹ thuật và tài chính phục vụ cho công tác đào tạo.

pdf142 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1132 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và một số giải pháp về quản lý quá trình đào tạo tại trường Đại học mở bán công TP. Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiễn cho việc áp dụng thực tế và sự phù hợp với khả năng tiếp thu của sinh viên. Ở mỗi tiêu chuẩn được phân ra ở 5 mức độ khác nhau từ thấp đến cao, điển hình tính từ 1 → 5. Sau khi điều tra chúng tôi đã thu được kết quả như sau: TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ 51TSV tập 51Ttrung 51TSV từ 51Txa 17TCựu 17Tsinh viên X 54TS 54TY 54TS 54TZ 54TS 1 - Tính hợp lý của trình tự các môn học 3.44 0.59 3.74 0.44 3.02 0.12 2- Tính thực tiễn cho việc áp dụng thực tế 3.35 0.49 3.29 0.49 3.61 0.49 3- Sự phù hợp với khả năng tiếp thu của sinh viên 3.46 0.50 3.15 0.42 3.23 0.42 Nhìn vào kết quả trên, chúng ta có thể nhận thấy các tiêu chuẩn của chương trình đều được 3 đối tượng đánh giá ở mức độ trung bình khá với khoảng điểm trung binh là 3.15 - 3.61 (điểm tối đa là 5). Tuy nhiên ở tiêu chuẩn 2: (tính thực tiễn cho việc áp dụng thực tế) đã có độ lệch chuẩn s <1 (tập trung ở mức 0.49), điều này chứng tỏ cách đánh giá của 3 đối tượng có độ tập trung tuyệt đối 100%. Với kết quả này đã chứng tỏ chương trình và kiến thức của thầy cô chưa sát với thực tế. Vì vậy, chương trình và thầy cô giáo cần cập nhật kiến thức thực tế thường xuyên và đi thực tế nhiều hơn nữa nhằm giúp cho sinh viên có thể vận dụng được những lý thuyết cơ bản vào công việc mà họ đang và sẽ đảm nhận trong tương lai. 3.2.2.2.2. Tính tích cực của sinh viên trong học tập Như chúng ta đã biết, ngoài nội dung chương trình học có hấp dẫn, phù hợp cùng với sự truyền đạt kinh nghiệm của người giảng viên thì thái độ học tập của sinh viên cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình học tập. Để hiểu rõ hơn cách thể hiện thái độ học tập của sinh viên, chúng tôi đã xây dựng những câu hỏi gồm các tiêu chuẩn như sau : Việc kiểm tra giữa khóa hay thực hành trong từng khóa học ; việc tổ chức học và làm việc theo nhóm trong quá trình học tập ; việc sinh viên có tham khảo tài liệu trước giờ lên lớp hay không ? Mỗi đáp án của từng tiêu chuẩn sẽ được thể hiện ở sự chọn lựa có hoặc không ? Sau đó sẽ xem xét tỉ lệ % đạt của các câu trả lời, nếu tỉ lệ cuối cùng đạt hơn 50% thì câu trả lời đó đạt yêu cầu. Qua các phiếu khảo sát, chúng tôi đã thu thập được kết quả khả quan sau đây : 27T hành phần 27T iêu chuẩn 54TSV 27T54tập trung 54TSVtừxa 27TCựu SV 27T ổng cộng 3TSL 3T% trong thành phần 3TSL 3T% trong thành phần 3TSL 3T% trong thành phần 3TSL 5T% 3Ttrong thành phần 3T1-Kiểm tra giữa khóa hay thức hành 3T148 3T100 3T176 3T100 3T66 3T100.0 3T 90 3T100.0 3T2- Học và làm việc theo nhóm 3TCó 3T142 3T95.9 3T115 3T65.3 3T66 3T100.0 3T 23 3T82.8 3TKhông 3T6 3T4.1 3T61 3T 4.7 3T67 27T3 90 3T17 2 27T3100.0 3T - SV3T54 3T54đọc tài liệu trước 3T54khi 3T54tói lớp 3TCó 3T136 3T91.9 3T153 3T86.9 3T66 3T100.0 3T 55 3T91.0 3TKhông 3T12 3T8.1 3T23 3T13.1 3T 5 27T3 90 3T9.0 27T3100.0 Với những số liệu trên, chúng ta nhận thấy cả 3 đối tượng đều tập trung chọn lựa ở tiêu chuẩn cần thực hiện việc kiểm tra giữa khóa hay thực hành (l) là việc rất cần thiết đạt tỉ lệ 100 % tuyệt đối, có như thế giảng viên sẽ nắm bắt được tín hiệu phản hồi từ phía sinh viên đế có thể điều chỉnh kịp thời phương pháp và tốc độ giảng dạy. Thực tế việc kiểm tra giữa kỳ đã được nhà trường áp dụng trong những năm vừa qua nhưng chưa 29Tđược 29Tđồng bộ ở các khoa, đối với sinh viên học phương thức từ xa để có thể thực hiện vấn đề này thì là một vấn đề nan giải do điều kiện người học không có điều kiện tập trung học tập. Vì thế, nhà trường cân phải suy nghĩ tìm ra giải pháp nhằm mục đích giúp đỡ cho 29Tngười 29Thọc có thể thực hiện được vấn đề trên. Với tiêu chuẩn học và làm việc theo nhóm (2) và tham khảo tài liệu trước khi đến lớp (3) thi kết quả sự chọn lựa của giảng viên phù hợp với quản lý ở mức độ khá cần thiết (sinh viên tập trung đạt 95.9 % ; cựu sinh viên đạt 100%) riêng sinh viên hệ từ xa chỉ có 65.3 % chọn lựa tiêu chuẩn học và làm việc theo nhóm do thực tế vấn đề sẽ khó thực hiện do điều kiện học tập không cho phép. Với tiêu chuẩn đọc tài liệu trước khi đến lớp thì sự chọn lựa của 2 đối tượng đều đạt tỉ lệ khá cao thể hiện ở tỉ lệ phần trăm (%) cụ thể như đối với sinh viên chính qui đạt 95.9 %, riêng cựu sinh viên thì chiếm tỉ lệ tối đa 100% cho ta thấy rõ sinh viên có xu hướng được tổ chức học theo nhóm để có thể trao đổi ý kiến cho nhau, cùng với việc đọc tài liệu trước khi lên lớp cũng đã được sự ủng hộ của người học. Đồng thời nhà trường cũng nên tạo điều kiện, tổ chức tăng thêm giờ thảo luận, thuyết trình trên lớp vì đó là một đòi hỏi cấp bách chính đáng của sinh viên. 3.2.2.2.3. Hệ thống học tập Kể từ năm 1994 đến nay, hầu hết các trường có xây dựng chương trình theo hệ thống tín chỉ (academic credit system). Tuy nhiên, trên thực tế lại điều hành hoạt động lại theo cách của hệ thống niên chế (academic year system), hoặc có sự pha trộn giữa 2 hệ thống trên. Để hiếu rõ hơn hệ thống học tập nào thích hợp trong quá trình đào tạo, chúng tôi đã lập nên câu hỏi bao gồm 3 phương thức sau: Tín chỉ, niên chế, kết hợp cả 2. Mỗi sự chọn lựa sẽ được thể hiện ở mức độ tỉ lệ %. Nhìn vào kết quả điều tra đã thu thập được, chúng tôi cũng nhận thấy rõ được khuynh hướng hiện nay của người học đã tập trung ở hệ thống tín chỉ khá cao thể hiện ở biểu bảng sau: Hệ thống học thích hợp Thành phần Tổng cộng 51TSV 51Ttập trung 51TSV 51Ttừ xa Cựu sinh viên SL 3T ỉ lệ 57T% SL 3T ỉ lệ 57T% SL 3T ỉ lệ 57T% SL 3T ỉ lệ 57T% 1 - Tín chỉ 137 92.6 176 100.0 65 98.5 378 96.9 2- Niên chế 4 2.7 1 1.5 5 1.3 3- Kết hợp cả 2 7 4.7 7 1.8 390 100.0 Thực tế, Đại học Mở Bán công đang thực hiện 2 phương thức đào tạo : - Phương thức tập trung theo học chế tín chỉ. - Phương thức đào tạo từ xa theo học chế tín chỉ. Với hệ thống tín chỉ (1) đã được người học đánh giá ở mức độ khá cao (tỉ lệ % = 92.6 - 100). Đào tạo theo hệ thống tín chỉ cho phép người học được lựa chọn môn học, khối lượng kiến thức, chủ động trong kế hoạch học tập. Điều này hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của người học có nguyện vọng nâng cao trình độ hiểu biết, kiến thức trong công cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, thời kỳ hiện đại hóa, công nghiệp hóa. Mặt khác, với hệ thống tín chỉ nhà trường được tuyển sinh nhiều lần với số lượng phù hợp với năng lực quản lý, giải quyết bài toán quan hệ giữa số lượng và chất lượng, chủ động qui trình đào tạo. Bên cạnh những thuận lợi trên, hệ thống này cũng đòi hỏi nhà trường cần phải có đội ngũ quản lý khá vững vàng do sự phức tạp của hệ thống. Nhưng thực tế hiện nay nhà trường vẫn chưa thể áp dụng hệ thống tín chỉ một cách triệt để do còn bị ràng buộc bởi qui chế đào tạo cứng của Bộ Giáo dục - đào tạo (qui chế 04 được ban hành ngày 02/11/1999), cụ thể ở những điều kiện sau : - Cần có sự kiểm soát giờ lên lớp trên 80% thời gian học tập. - Tuvển sinh quốc gia 1 lần/ năm. - Hạn chế chỉ tiêu tuyển sinh - Điều kiện thư viện, giáo trình phải thật phong phú để đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên . Cùng với việc điều tra ở hệ thống học tập thích hợp, chúng tôi cũng đã tiến hành khảo sát việc đánh giá của sinh viên đối với đội ngữ giảng viên, cũng như việc tìm hiểu những động cơ, mục đích vào trường của các đối tượng trên. Dựa vào mục đích nghiên cứu vấn đề trên, chúng tôi đã xây dựng bộ câu hỏi bao gồm những phần sau : Phần đánh giá giảng viên : Đề cập đến 5 tiêu chuẩn bao gồm : Sự nhiệt tình ; kiến thức chuyên môn ; khả năng truyền đạt ; tính nghiêm túc và tính thực tiễn cao của giảng viên. Ở mỗi tiêu chuẩn được chia ra làm 5 mức độ khác nhau từ thấp đến cao (1 → 5). Qua kết quả nghiên cứu; chúng tôi đã có được những kết quả sau: 3.2.2.2.4. Đánh giá giảng viên: Tiêu chuẩn ĐÁNH GIÁ 51TSV 51Ttập trung 51TSV 51Ttừ xa Cựu sinh viên 51TX 51TS 51TY 51TS 51TZ 51TS 1- Sự nhiệt tình 3.57 0.56 3.96 1.24 3.77 0.97 2- Kiến thức chuyên môn 3.84 0.58 4.47 0.89 4.00 0.00 3- Khả năng truyền đạt, sự lôi cuốn 3.21 0.65 3.49 1.64 3.02 0.12 4- Tính nghiêm túc 3.78 0.46 3.48 1.65 3.61 0.49 5- Tính thức tiễn cao 3.61 0.54 3.48 1.64 3.00 0.00 Với kết quả trên, chúng tôi nhận thấy cả 3 đối tượng đều đánh giá giảng viên 13Tở 13Tcác tiêu chuẩn trên với mức độ trên trung bình đến khá với điểm trung bình từ 3.00 → 4.00 (điểm tối đa là 5) và độ lệch chuẩn s <1 chỉ thể hiện 13Tở 2 13Tđối tượng sinh viên tập trung và cựu sinh viên. Riêng đối tượng sinh viên từ xa đánh giá bị phân tán s > 1 (1. 24 → 1.64). Như vậy trong kết quả đánh giá ta nhận thấy rõ tiêu chí 2 đã được người học đánh giá khá cao. Trong thực tế, tuy đội ngũ cán bộ giảng dạy của Đại học 13TM ở 13Tít (45 cán bộ giảng dạy cơ hữu và 23 cán bộ quản lý tham gia giảng dạy), nhưng nhà trường đã tập hợp được một đội ngũ đông đảo cán bộ giảng dạy của các trường đại học, cán bộ nghiên cứu của các Viện Khoa học tham gia giảng dạy. Đây là đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ khoa học, có kinh nghiệm giảng dạy và rất có trách nhiệm (xem bảng 1) cũng phù hợp với sự đánh giá của các đối tượng . Bảng 1: Trình độ cán bộ giảng dạy qua các năm học Nguồn : Báo cáo tổng kết 10 năm ĐHMBCTpHCM (2000) Nhìn vào bảng báo cáo trình độ giảng dạy của giảng viên tại Đại học Mở, chúng ta dễ dàng nhận thấy từ năm học 1994 - 1995 số lượng cán bộ giảng dạy có trình độ sau đại học chỉ đạt 30T 2,31% 30Tthì nay đã được nâng cao, cụ thể: - 1995- 1996 : 40,97% - 1996- 1997 : 40,08% - 1997 - 1998 : 42,76% - 1998 -1999 : 42,94 % - 1999-2000 : 50,35% - 2000-2001 : 46,8% Với số liệu trên đã thể hiện rõ nhà trường đã cố gắng phấn đấu xây dựng một đội ngũ cán bộ giảng dạy theo yêu cầu trong chiến lược phát triển giáo dục đại học Việt Nam đến năm 2010. Tuy trường Đại học Mở đã đạt được phần chất lượng trong đội ngũ cán bộ giảng dạy nhưng cũng có điểm khó khăn đó là chưa xây dựng được đội ngũ giảng viên cơ hữu đạt số lượng 100% theo tỉ lệ qui định của Bộ. 3.2.2.2.5. Lý do vào ĐHMBC Tp. HCM Ở phần điều tra này câu hỏi được xây dựng với 4 tiêu chuẩn : Vào dễ dàng ; gia đình mong môn, bạn bè rủ rê ; hoặc ý kiến khác. Chúng tôi cũng sẽ dựa trên tỉ lệ % chọn lựa của từng đối tượng cho mỗi tiêu chuẩn để rút ra đáp án tối ưu cho câu hỏi. Với kết quả trên, chúng tôi nhận thấy cả 3 đối tượng đều chọn lựa 13Tở 13Ttiêu chuẩn vào trường với lý do khác (4) như muốn nâng cao kiến thức, mở rộng hiểu biết, phục vụ cho nhu cầu công việc đang làm ... ở mức độ khá cao [ 60.1 % ; 93,2% ; 77,3% ] (trên 50%). Riêng các tiêu chuẩn còn lại như vào dễ dàng (1), gia đình mong muốn (2), hoặc bạn bè rủ rê (3) thì các đối tượng có sự chọn lựa ở mức độ thấp. Đặc biệt ở câu hỏi này, đối tượng sinh viên từ xa đã chọn lựa tiêu chuẩn 4 ở mức độ cao nhất (93,2%), các tiêu chuẩn còn lại ở mức độ rất thấp (chỉ đạt khoảng 12%). Qua đó, đã chứng tỏ vai trò và vị trí của trường Đại học Mở trong xã hội, nhất là chỉ tiêu vào học nhằm "Nâng cao kiến thức, mở rộng hiểu biết", ở nước ta trong nền kinh tế thị trường phát triển, nền kinh tế mở hình thành trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở thời kỳ khoa học và phát triển cao thì nhu cầu nâng cao kiến thức và mở rộng hiểu biết của người học là một tất yếu khách quan. 3.2.2.2.6. Những ưu điểm của trường Đại học Mở Bán Công Tp. HCM Tương tự ở bộ câu hỏi của phần động cơ, mục đích lý do vào học tại trường. Chúng tôi cũng xây đựng bộ câu hỏi về những ưu điểm của trường với 6 tiêu chuẩn được đặt ra. Sự chọn lựa của các đối tượng cũng được thực hiện như câu hỏi trên. Qua kết quả nghiên cứu trên, chúng ta cần chú ý đến 3 tiêu thức cơ bản có trọng số cao nhất đã được các đối tượng đánh giá, đó là : - Thời gian học phù hợp (85.9 %) - Chương trình và GV có uy tín (68.2%) - Dễ vào học (34.1%) Điều này đã chứng tỏ việc Mở thời gian học (Sáng - Chiều - Tối) rất có ý nghĩa với khách hàng là sinh viên, do đối tượng vào học tại trường khá đa dạng bao gồm các học sinh tốt nghiệp phổ thông, công nhân viên đang công tác tại các cơ quan, cũng như những người lớn tuổi do lúc trước không có điều kiện theo học. Tiếp đến là nâng cao chất lượng đội ngũ giảng dạy chiếm tỉ trọng 68.2% và cuối cùng là Mở về xét tuyển chiếm 34.1%, tạo ra cơ hội học tập cho người có nhu cầu học tập. Chính 3 nhân tố này đã quyết định sự hình thành và phát triển của trường trong thời gian vừa qua. 3.2.3. Quản lý nghiên cứu khoa học Việc nghiên cứu khoa học cũng là một phần quan trọng trong công tác đào tạo, đặc biệt ở công tác này đã giúp không ít cho các giảng viên cũng như sinh viên tìm tòi và phát hiện ra những điểm mới trong công tác giảng dạy cũng như trong học tập . Với mục đích làm rõ thực trạng công tác quản lý nghiên cứu khoa học tại trường, chúng tôi đã xây dựng câu hỏi với 2 tiêu chuẩn : Tham gia các hội thảo khoa học và việc đi tham quan thực tế trong quá trình đào tạo tại trường, ở các tiêu chuẩn này các đối tượng sẽ có sự đánh giá từ thấp đến cao, cụ thể như: Không (lđ) : Rất ít (2 đ) ; Ít (3đ) ; Thỉnh thoảng (4đ) ; Thường xuyên (5đ) Qua nghiên cứu khảo sát chúng tôi đã có những kết quả sau: 27T iêu chuẩn 27T hành phần 61TSV 61Ttập trung 61TSV 61Ttừ xa Cựu sinh viên 8TX 61TS 61TY 61TS 61TZ 61TS 1- Tham gia hội thảo về đề tài khoa học gần gũi ngành học 1.74 0.78 1.35 0.60 1.26 0.47 2- Đi tham quan thực tế không 1.70 0.94 1.25 0.61 1.65 0.57 Với kết quả trên, chúng tôi nhận thấy cả 3 đối tượng sinh viên đều có sự đánh giá gần giống nhau ở cả 2 tiêu chuẩn với mức độ thấp, thể hiện ở những điểm trung bình sau : (x = 1.74 & 1.70 ; y = 1.35 & 1.25 ; z = 1.26 & 1.65) (điểm tối đa là 5). Độ lệch chuẩn s < 1 (0.78 - 0.94) (0.60 - 0.61) và (0,47 - 0.57), điều đó chứng tỏ cách đánh giá của 3 đối tượng có độ tập trung khá cao. Nhìn lại thực tế do điều kiện của nhà trường, đội ngũ cán bộ giảng dạy cơ hữu ở những năm đầu gần như không có và chỉ mới xây dựng phát triển ở 4 năm cuối với số lượng còn hạn chế. Đa số cán bộ trẻ tập trung vào việc biên soạn giáo trình, biên soạn bài giảng vì vậy công tác nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng dạy và của sinh viên còn nhiều hạn chế. Vì thế, các hội nghị khoa học hay hội thảo được tổ chức rất ít cũng như việc nhà trường chưa chú trọng lắm trong việc hướng dẫn cho sinh viên tham quan các cơ sở, nhà máy, xí nghiệp v.v... Trong những năm gần đây, đặc biệt từ năm 2000 trở đi nhận thấy việc nghiên cứu khoa học đã có những đóng góp không nhỏ trong công tác đào tạo đặc biệt trong việc cải tiến, tìm ra những thành tựu mới trong khoa học kỹ thuật, nhà trường đã dành 2% kinh phí cho công tác nghiên cứu khoa học và viết giáo trình. Kết quả đã đạt được như sau : - Thực hiện 3 đề tài cấp bộ đã được nghiệm thu (1 được đánh giá xuât sắc, 2 được đánh giá khá ) - 7 đề tài nghiên cứu khoa học và đồ án tốt nghiệp của sinh viên được giải thưởng của chương trình Giải thưởng Loa Thành và giải thưởng "KHOA HỌC SINH VIÊN - EUREKA" do Thành đoàn Thanh niên Cộng sản Tp Hồ Chí Minh tổ chức. - Đến tháng 12/2000 có 3 đề tài cấp Bộ, 29 đề tài cấp trường được đăng ký; 25 đề tài về biên soạn giáo trình mới hoặc biên soạn lại giáo trình với chất lượng tốt hơn. (Trích trong báo cáo tổng kết 10 năm của ĐHMBCTp. HCM - 2000) 3.2.4. Quản lý công tác chính trị và quản lý sinh viên 3.2.4.1. Quản lý sinh viên trong công tác đào tạo Về cơ bản Đại học Mở Bán Công đang hoàn thiện dần qui trình đào tạo, thực hiện tốt quá trình tổ chức đào tạo và quản lý đào tạo. Mặc dù số lượng sinh viên đông, đa dạng về phươns thức đào tạo, đào tạo theo hệ thống tín chỉ, nhưng nhờ áp dụng phương pháp quản lv hợp lý trên mạng máy tính nên công tác quản lý đào tạo bảo đảm chặt chẽ, chính xác, kịp thời. Sau đây là những ưu điểm nổi bật về việc đổi mới công tác quản lý : - Quản lý hồ sơ sinh viên theo mã số trong 2 dạng : lưu trữ trên mạng máy tính và trong dạng hồ sơ "truyền thống" với các tiêu chí cần thiết liên quan đến kết quả học tập và đạo đức của sinh viên. Những thông tin về sinh viên được truy cập nhanh chóng. - Dân chủ hóa trong quá trình đào tạo . Khi vào trường mỗi sinh viên đều được nhận 2 tài liệu hướng dẫn: những qui định chung cho sinh viên, chương trình đào tạo của ngành cho toàn khóa học. Qua hai tài liệu này, sinh viên có được thông tin đầy đủ về qui chế đào tạo của Bộ, phương thức đào tạo của nhà trường theo hệ thống tín chỉ, nghĩa vụ và quyền lợi của sinh viênđể sinh viên có thể chủ động vạch kế hoạch học tập hợp lý theo năng lực và hoàn cảnh của mình. Vào đầu năm học các sinh viên đều được phổ biến qui chế đào tạo. Dân chủ đi liền với kỷ cương trong đào tạo. Những sinh viên học giỏi , xuất sắc và có tư cách đạo đức tốt được khen thưởng kịp thời trong từng năm học. Những sinh viên vi phạm qui chế đào tạo, vi phạm kỷ luật đạo đức. .. đều được xử lý nghiêm khắc kịp thời và có sự phối hợp với gia đình để giáo dục. - Đánh giá nghiêm túc, khách quan, đúng trình độ của sinh viên qua các kỳ thi môn học, thi tốt nghiệp. Qua các kỳ thi thực hiện sự sàng lọc liên tục để đảm bảo chất lượng đầu ra, thể hiện cụ thể ở kết quả đào tạo sau : a) Số lượng sinh viên nhập học ở Đại học Mở Bán công theo các phương thức đào tạo: Qua 10 năm xây dựng và phát triển, tổng số lượng sinh viên nhập học ở Đại học Mở Bán Công là 70.856 sinh viên, trong đó :  Bậc đại học : 68.873 - Hệ mở tập trung và chính quy tại Tp. HCM : 52.619 - Hệ mở tập trung tại Phân hiệu Sông Bé : 1.997 - Hệ mở tập trung tại các tỉnh : 6.424 - Phương thức đào tạo từ xa tại các tỉnh : 7.833  Bậc cao đẳng : 1.570  Bậc cao học : 413 b) Số lượng sinh viên tốt nghiệp và phân loại tốt nghiệp: Số lượng sinh viên tốt nghiệp (tính đến tháng 12/2000) : 17.863 sinh viên, trong đó:  Bậc đại học hệ mở tập trung : 15.937 (trong đó số sinh viên tốt nghiệp tại các tỉnh là : 3.332)  Bậc đại học phương thức từ xa : 1.690  Bậc cao đẳng : 447  Bậc cao học (Văn bằng Thạc sĩ) : 236 (Xem phụ lục 03,04,05,06,07) Không những quản lý sinh viên trong quá trình đào tạo, nhà trường còn chú trọng tìm hiểu về sự trưởng thành và thành công của sinh viên sau khi đã tốt nghiệp. Để nắm được tình hình việc làm của sinh viên sau khi ra trường, chúng tôi đã tiến hành khảo sát vào năm 1996 và năm 1999, số phiếu khảo sát lần 2 nhận lại được là 731 phiếu chiếm khoảng 15% số lượng sinh viên tốt nghiệp . Trên cơ sở kết quả phân tích tổng hợp phiếu khảo sát đã cho thấy tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp như sau (trích nguồn báo cáo tổng kết 10 năm ĐHMBCTp. HCM - 2000) 1996 1999  Trước khi học có việc làm, sau khi học có việc làm phù hợp 28,3% 40%  Trước khi học không có việc làm, sau khi học có việc làm 5,2% 46%  Trước khi học không có việc làm, từ năm thứ 3 có việc làm 10%  Trước khi học có việc làm, sau khi học không có việc làm 7,4% 0,17%  Trước khi học không có việc làm, sau khi học không có việc làm 19.1% 3,8% Qua số liệu trên chúng tôi có thể nhận xét: 1. Tỉ lệ sinh viên có việc làm đi học rất cao và tăng dần (28,3% vào năm 1996, 40% vào năm 1999). Điều này cho thấy nhu cầu học đại học của những người đã có việc làm là rất lớn. Vì vậy, phải có cơ chế mở phù hợp cho việc học để nhanh chóng đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động này. 2. Khả năng tìm được việc làm của sinh viên là khá cao (73,5% - 1996 ; 96% - 1999). Điều này cho thấy thị trường lao động đa dạng chấp nhận "sản phẩm" đào tạo của Đại học Mở Bán Công TpHồ Chí Minh. Nhà trường đã cung ứng lao động cho các khu vực sau (theo khảo sát năm 1999)  Cơ quan, đơn vị kinh tế nhà nước 57%  Đơn vị liên doanh 9%  Đơn vị liên doanh với nước ngoài 10% Các đơn vị kinh tế tư nhân 21 %  Các tổ chức hiệp hội đoàn thể 2% Điều quan trọng là việc làm của sinh viên khi tốt nghiệp khá phù hợp với chuyên môn được đào tạo hay không ? Để hiểu rõ hơn chúng tôi đã tiến hành khảo sát sinh viên đã tốt nghiệp và có kết quả như sau : Bảng 6 - Mức độ phù hợp của công việc Bảng 7 : Chuyên môn nghiệp vụ bạn đang làm việc Qua kết qua trên, đã chứng tỏ sinh viên học tập tại trường sau khi tốt nghiệp hầu hết đã có công việc làm phù hợp với bản thân cũng như việc đảm trách những nghiệp vụ tổng hợp, đáp ứng được yêu cầu lao động của xã hội. 3.2.4.2. Quản lý sinh viên về công tác chính trị tư tưởng văn hóa Ngoài công việc quán lý sinh viên trong lĩnh vực đào tạo, nhà trường còn chú trọng rèn luyện nâng cao những phẩm chất tốt đẹp của người sinh viên nhằm đạt kết quả đào tạo con người hoàn thiện về mặt nhân cách cũng như năng lực học tập, góp phần không ít cho công việc xây dựng nguồn nhân lực cho xã hội. Cụ thể trong học tập, sinh viên còn được tham gia các hoạt động ngoại khóa như các phong trào văn nghệ, thể thao, cũng như tình nguyện tham gia chiến dịch mùa hè xanh tại các mặt trận C 32Tần 32TGiờ, đường Trường Sơnqua đó sẽ gi 41Túp 41Tcác sinh viên nâng cao ý thức hơn trong cuộc sống. Hằng năm nhà trường đã dành 13T2% 13Ttổng kinh phí hỗ trợ cho những hoạt động ngoại khóa của sinh viên, phong trào Đoàn đã đạt được những thành tích nổi bật sau: - Dần dần xây dựng phong trào học tập có kỷ cương, thi cử nghiêm túc theo qui chế của nhà trường, xây dựng môi trường học đường văn minh, sạch, không có ma túy. - Vận động hàng ngàn lượt đoàn viên, sinh viên tích cực tham gia công tác xã hội thông qua mô hình hoạt động "Chiến dịch ánh sáng văn hóa hè" “Chiến dịch mùa hè xanh” ; "xây dựng nhà tình thương - tình nghĩa"... - Cùng với phòng Công tác chính trị và quản lý sinh viên tổ chức các hoạt động văn nghệ thể thao truyền thống hằng năm , xây dựng phong trào văn nghệ - thể thao có tính chất quần chúng sâu rộng trong sinh viên. 3.2.5. Quản lý các phương tiện kỹ thuật và tài chính phục vụ công tác đào tạo Trên cơ sở mục tiêu chung của nhà trường là tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người đều có cơ hội học hành góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài để thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, mục tiêu quản lý cũng xác định rõ: - Tổ chức quản lý khoa học, tạo sự công bằng, xây dựng cơ chế hoạt động thích hợp với hoàn cảnh cụ thể nhà trường. - Thực hiện tốt phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Hoạt động tài chính phải nhằm tạo động lực, đạt hiệu quả tốt, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất để phục vụ việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Để hiểu rõ hơn mức độ cơ sở vật chất hiện đang có tại trường, chúng tôi đã tiến hành gởi phiếu khảo sát đến 2 nhóm đối tượng điều tra (giảng viên & cán bộ quản lý) (sinh viên đang học tập và đã tốt nghiệp) với những câu hỏi đánh giá về trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy như hệ thống giảng đường, phòng học, thư viện, phòng thí nghiệm, phòng nghe nhìn. .. Ở mỗi tiêu chuẩn cũng được xây dựng 5 mức độ khác nhau, từ ít đến nhiều (thể hiện cụ thể ở các thang điểm từ 1 → 5 ) Sau khi gởi phiếu điều tra chúng tôi đã thu nhận được kết quả sau: Qua kết quả nghiến cứu, chúng tôi thấy 13Tở 13Ttiêu chuẩn : Hệ thống giảng đường, hành lang (1), trang thiết bị kỹ thuật ánh sáng phục vụ giảng dạy (2) kết quả đánh giá của giảng viên cũng phù hợp với sự đánh giá của cán bộ quản lý với mức độ trên trung bình, thể hiện điểm trung bình (x= 3.05 - 3.12 ; y = 3.00 - 3.03) [ điểm tối đa là 5] , Cả hai tiêu chuẩn đều có độ lệch chuẩn s < 1 (0.00 ; 0.22; 0.25) điều đó chứng tỏ cách đánh giá của 2 đối tượng có độ tập trung khá cao. Riêng tiêu chuẩn : số chuyên mục thư viện (3), số đầu sách tham khảo (4) thì cả 2 đối tượng trên đều đánh giá ở mức độ thấp so với các tiêu chuẩn khác (x = 1.84 - 2.00 ; 1.92 - 200) và có độ tập trung khá tốt s <1 (0.37 - 0.00). Nhìn vào số liệu trên, đã chứng tỏ ở tiêu chuẩn mức độ đáp ứng của các phòng học, giảng đường, phòng máy, phòng thí nghiệm, phòng nghe nhìn (1) ,(2) ,(3) ,(4) kết quả đánh giá của sinh viên tập trung chỉ ở mức độ khá X = 3.44 - 3 .72 ; riêng sinh viên từ xa và cựu sinh viên thì đánh giá ở mức độ cao hơn (rất tốt) Y = 3.97 - 4.48 ; z = 4.53 - 4.98 [điểm tối đa là 5]. Nhưng cả 3 đối tượng trên đều thể hiện cách đánh giá có độ tập trung khá cao với độ lệch chuẩn là 1Ts 1T<1. Còn ở tiêu chuẩn 5, 6 thì đều được đánh giá ở mức độ thấp (điểm trung bình chỉ thể hiện từ 1.00 -> 2.35) so với các tiêu chuẩn khác, cùng với độ lệch chuẩn s <1 cũng thể hiện độ tập trung khá cao của cả 3 đối tượng . Đối chiếu 2 bảng kết quả nghiên cứu của 2 nhóm đối tượng (giảng viên - cán bộ quản lý) & sinh viên chúng tôi nhận thấy cả 2 nhóm đều có sự đánh giá khá đồng bộ: Trang thiết bị phòng học, ánh sáng, thí nghiệm, nghe nhìn đạt ở mức độ khá ; riêng thư viện do số chuyên mục và đầu sách còn quá ít chưa đáp ứng được nhu cầu của người đọc nên bị đánh giá ở mức độ kém. Nhưng để đánh giá thư viện ở mức độ tốt hay kém, không chỉ dừng lại ở 2 tiêu chí số chuyên mục và đầu sách mà còn phải xét ở những yếu tố khác, cụ thể thư viện tại trường Đại học Mở đã đạt những ưu điểm sau: - Tính chất thư viện mở đã tạo điều kiện dễ dàng cho sinh viên học tập - Thời gian hoạt động của thư viện kéo dài (từ 7h30 → 20h00/ngày) - Quản lý thư viện khá tốt với cách sắp xếp trật tự, gọn gàng . - Bắt đầu xây dựng thư viện điện tử: giảng viên và sinh viên đều có thể truy cập các thông tin cần thiết trên mạng internet. Bên cạnh đó sân bãi thể thao, bãi xe cũng chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của sinh viên . ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ BÁN CÔNG TP. HCM Qua kết quả khảo sát ở các đối tượng tại trường Đại học Mở Bán công TpHCM trong phần nghiên cứu được thực hiện năm 2002, cũng như bảng khảo sát của trường trong những năm 1996 và 1999 chúng tôi đều nhận ra dù ở 3 thời điểm khác nhau thì cách đánh giá của các đối tượng về chất lượng đào tạo của nhà trường đều ở mức độ từ trung bình khá đến khá. Điều đó đã nói lên sự thống nhất, khách quan của các đối tượng nghiên cứu trong vấn đề này . Nhìn một cách tổng quát tất cả những câu trả lời của giáo viên, cán bộ quản lý cũng như sinh viên đang được đào tạo ở các phương thức khác nhau hoặc sinh viên đã tốt nghiệp, chúng tôi rút ra được những ưu điểm và nhược điểm hiện nay trong công tác quản lý quá trình đào tạo tại trường như sau : 13T Ưu điểm: 1. Nhờ tính chất mở của quá trình đào tạo (thể hiện rõ ở phương thức ghi danh, xét tuyển khi tuyển sinh) đã tạo cơ hội cho rất nhiều người được học tập, đặc biệt là những sinh viên ở vùng sâu, vùng xa, cán bộ công nhân viên đang làm việc tại các cơ quan. Thực hiện tốt nhiệm vụ xã hội hóa giáo dục, khẳng định đây là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực cho các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội. 2. Với phương thức tuyển sinh ghi danh đã tạo điều kiện cho trường có số lượng đầu vào cao để từ đó có thể thực hiện quá trình sàng lọc liên tục, bảo đảm được chuẩn chất lượng đầu ra. Đó chính là mối quan hệ cần thiết của số lượng và chất lượng trong quá trình đào tạo. 3. Do đã thực hiện quá trình đào tạo theo hệ thống học tập tín chỉ ngay từ đầu, đã giúp cho người học có thể chủ động trong việc học tập như việc chọn lựa môn học, thời gian thích hợp cùng với khả năng tài chính của từng cá nhân. 4. Nhà trường đã tập hợp được đội ngũ đông đảo cán bộ giảng dạy của các trường đại học, các viện nghiên cứu có trình độ khoa học cao, có kinh nghiệm và trách nhiệm trong giảng dạy. 5. Nhìn chung, cơ chế quản lý tập trung, thống nhất, đồng bộ được thực hiện nghiêm túc trong toàn trường, chấp hành tốt các qui định của Nhà nước và các chế độ chính sách đối với cán bộ công nhân viên - giáo viên cơ hữu, đảm bảo được thu nhập bình quân cho người lao động có đời sống ổn định, các mặt quản lý tài chính tài sản đi vào nề nếp, thực hiện tốt pháp lệnh kế toán thống kê. Tích lũy để xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu học tập nghiên cứu cho 29Tngười 29Thọc. 13T Nhược điểm: - Cơ chế quản lý mô hình trường Đại học Mở Bán công chưa được xác lập (hiện nay trường chưa có qui chế hoạt động theo Luật giáo dục do Thủ tướng chính phủ ban hành). - Phương thức tuyển sinh quốc gia hiện nay không phù hợp với tính chất trường Đại học Mở (như mô hình Đại học Mở của các nước trên thế giới). - Đặc tính bán công chưa được xác định cụ thể nên trường gặp không ít khó khăn về tổ chức, nhân sự và tìm nguồn đầu tư xây dựng phát triển. - Giữa hai phương thức học tập: tập trung và từ xa thì nhà trường vẫn chú trọng nhiều ở phương thức tập trung, do đó chưa thể hiện hết yêu cầu của dạng trường mở. Ngoài ra, trường cũng chưa xây dựng được nhiều chương trình ngắn hạn nhằm đào tạo liên tục, đào tạo lại để cập nhật hóa kiến thức cho nguồn nhân lực. - Lực lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu còn chiếm tỉ lệ thấp vì vậy việc quản lý giảng dạy còn gặp khó khăn trong vân đề nâng cao chát lượng đào tạo gắn với nghiên cứu khoa học. - Qua số liệu nghiên cứu thì việc nghiên cứu khoa học chưa tương xứng với đào tạo dẫn đến kết quả nghiên cứu khoa học còn hạn chế. CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN VỀ QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO TẠI ĐẠI HỌC MỞ BÁN CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH Qua kết quả điều tra ban đầu, kết hợp với những nghiên cứu tổng kết thực tiễn, chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện hơn về quản lý quá trình đào tạo tại trường Đại học Mở Bán Công Thành phố Hồ Chí Minh : 4.1. Ổn định phương thức tuyển sinh Khẳng định lại phương thức tuyển sinh phù hợp với mô hình trường Đại học Mở theo tờ trình của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho Thủ 29Ttướng 29Tchính phủ về việc thành lập Đại học Mở tại thành phố Hồ Chí Minh (số 4819/ĐH ký ngày 17/9/1993) đã đề nghị: "Kinh nghiệm giáo dục ở các nước cho thấy để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội và tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các tầng lớp nhân dân được tiếp nhận nền học vấn đại học mà vẫn đảm bảo chất lượng đầu ra của đại học, nhất thiết phải duy trì hình thức đào tạo theo chế độ tuyển sinh tự do, nhưng cần triển khai tập trung ở những cơ sở đại học riêng, gọi là đại học mở (Open University hoặc Open learninơ institute)" Mở rộng qui mô đầu vào hợp lý để đảm bảo thực hiện sự sàng lọc liên tục trong suốt quá trình đào tạo để có chất lượng đầu ra tốt, đồng thời đảm bảo tích lũy để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học ngày càng cao. 4.2. Tiếp tục đối mới chương trình đào tạo và phương pháp giáng dạy nhằm phát huy năng lực thực hành, khả năng tư duy sáng tạo của sinh viên Để thực hiện được mục tiêu, yêu câu đối mới đối với giáo dục đại học (cũng chính là yêu cầu mới đối với nhân lực đại học) cần thiết thực hiện việc đổi mới chương trình, nội dung, giảng dạy theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, phương pháp giảng dạy và học tập phải được hỗ trợ tích cực của những phương tiện kỹ thuật. 4.2.1. Đầu tư xây dựng chương trình Tiếp tục đầu tư về kinh phí và sự chỉ đạo để thực hiện chương trình giáo dục đại học trên cơ sở các chương trình khung đã được ban hành. Tất cả các ngành đào tạo của trường cần có đủ giáo trình và tài liệu dạy học mới đáp ứng được những yêu cầu đổi mới một cách toàn diện về nội dung và phương pháp dạy - học, phát huy tính tự học, tự nghiên cứu của người học. 4.2.2. Đổi mới phương pháp đào tạo Chương trình, nội dung giáo trình đào tạo đại học mới cần được xây dựng theo hướng đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ bản phương pháp đào tạo, 17Tcần 17Tqui định cụ thể thời gian lên lớp, lý thuyết, số giờ thực hành, thảo luận, tự học, tự nghiên cứu và tiến hành kiểm tra, thanh tra việc thực hiện cùng với việc không chế số giờ lên lớp lý thuyết một cách chặt chẽ. Khi dạy các môn học phải cung cấp cho người học các tài liệu tự nghiên cứu cần thiết, tăng cường kiểm tra phần tự học. Như đã trình bày ở chương 8T3, 8Thiện nay phương pháp giảng dạy chủ yếu được sử dụng là phương pháp giảng dạy kiểu thông báo. Đây là phương pháp thụ động hóa 17Tngười 17Thọc, theo kiểu "thầy đọc - trò ghi" chỉ học theo những điều thầy đã dạy, không tham khảo thêm tài liệu sách vở khác. Theo phương pháp này mức độ điều khiển của giáo viên tưởng là cao nhưng thực ra là rất thấp và mức độ tự học cũng rất thấp, khiến cho người học tiếp thu kiến thức một cách thụ động, kém khả năng sáng tạo và khả năng tự học, ng17Tười 17Tthầy đóng vai trò trung tâm, đây là phương pháp truyền thống song thụ động, chưa phát huy được đầy đủ tính tích cực, độc lập sáng tạo của sinh viên. Vì vậy, cần phải chuyển dần sang phương pháp đào tạo khác, trong đó người thầy đóng vai trò nhà thiết kế và người học đóng vai trò nhà thi công, đây là phương pháp chủ động hóa người học, lấy người học làm trung tâm, coi người học là chủ thể của quá trình dạy và học. Giáo viên chỉ dạy những kiến thức cơ bản, đóng vai trò hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra qui trình học, không làm thay 17Tngười 17Thọc. 17TNgười 17Thọc phải tự điều khiên quá trình tiếp thu kiến thức, tham khảo mở rộng kiến thức theo các tài liệu, sách vở, dưới sự điều khiển sư phạm cua giáo viên. Thầy nêu vấn đề, trò tập giải quyêt vấn đề. Có sự đối thoại giữa thầy và trò, giữa trò với trò. Hai hoạt động dạy và học cùng phối hợp với nhau và cùng phát huy tác dụng, dẫn tới chất lượng đào tạo, hình thành nên những con người có đầu óc sáng tạo, có khả năng đi xa suốt cuộc đời trên con đường học vấn, bên cạnh đó cần kết hợp thêm phương pháp giảng dạy nêu vấn đề và phương pháp nghiên cứu, qua đó sinh viên sẽ tự lực, sáng tạo trong việc tìm tòi và giải quvết các vấn đề đặt ra trong quá trình học tập, phát triển tính tích cực sáng tạo của người học. Để nâng cao thực chất chất lượng dạy và học cùng với việc đổi mới nội dung, chương trình, bảo đảm giáo trình, tài liệu, trang thiết bị dạy học cần kiên quyết chỉ đạo đổi mới thực sự cách học ở đại học là dạy và học theo hướng phát hiện và giải quyết vấn đề. Đẩy mạnh việc sử dụng công nghệ thông tin dựa trên tư tưởng phát hiện và giải quyết vấn đề sẽ tạo ra khâu đột phá từ bỏ thói quen thụ động, chuyển sang cách học có nghiên cứu, tích cực chủ động từ đó sẽ nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. 4.2.3. ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin - một công cụ và động lực quan trọng và hiệu quả nhất trong đổi mới nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học đại học. Việc áp dụng rộng rãi các thành tựu của công nghệ thông tin trong giáo dục đại học sẽ tạo ra bước chuyển biến có tính đột phá trong việc đổi mới toàn diện chương trình, nội dung, phương pháp dạy - học trong tổ chức đánh giá thi, kiểm tra, bảo đảm tính nghiêm minh, khách quan, công bằng trong thi cử. Tập trung phát triển mạng máy tính, hình thành mạng giáo dục (EduNet) bao gồm các mạng của các đơn vị, cơ sở giáo dục được kết nối thông tin lại với nhau qua đường trục Internet quốc gia để phục vụ cho các hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và quản lý. Bên cạnh đó, nhà trường cần rà soát lại chương trình môn Tin học, bổ sung cập nhật kiến thức mới và thiết thực để quá trình học tập và sau khi ra trường người học có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào chuyên môn như là một công cụ hữu hiệu. Song song với việc cải tiến chương trình và phương pháp đào tạo, nhà trường cần chú trọng hơn việc đánh giá kiểm tra để đảm bảo chất lượng đầu ra. Để thực hiện được quá trình kiểm tra, đánh giá kết quá đào tạo, có thể sử dụng các biện pháp sau: * 13TLuôn luôn lấy những mối liên hệ ngược (feedback) kịp thời: Theo quan điểm của điều khiển học, quá trình đào tạo được xem như là một hệ điều khiển, trong đó có sự thống nhất hữu cơ giữa 29Tngười 29Tđiều khiển, đối tượng được điều khiển và sự tự điều khiển nhằm làm cho kết quả học tập của sinh viên tiếp cận được mục đích giảng dạy đã đề ra. Nhờ kiểm tra, đánh giá mà tạo nên mối quan hệ ngược từ sinh viên trở lại giảng viên (liên hệ ngược bên ngoài), đồng thời bản thân sinh viên cũng tự kiểm tra (liên hệ ngược trong) và qua đó phát huy được tính tích cực trong học tập và nghiên cứu. * 13TKết hợp điều khiển theo nguyên tắc kín hộp đen và hộp trắng: Điều khiển kín theo nguyên tác hộp đen khi giảng viên biết kết quả học tập của sinh viên (có mối liên hệ ngược) nhưng không biết được quá trình hoạt động tư duy của sinh viên dẫn đến kết quả đó. Điều khiển kín theo nguyên tắc hộp trắng khi giảng viên biết được kết quả học tập của sinh viên và đồng thời biết được quá trình hoạt động tư duy của sinh viên dẫn đến kết quả đó. Nhờ đó, có thể phát huy những cách thức suy nghĩ đúng đắn hoặc sửa chữa những cách thức suy nghĩ, các thức tiến hành sai của sinh viên. Cách này chỉ phù hợp với số lượng sinh viên hạn chế. Đê đạt kết quá cao trong quá trình đào tạo cần phái có những sự kiểm tra ngược để điều chỉnh kịp thời nhưng nội dung để đạt mục đích ban đầu. * 13TKết hợp cho điểm đánh giá trong suốt quá trình học tập của từng môn và điểm thi hết môn: Việc kết hợp này mới đánh giá chính xác quá trình làm việc của sinh viên. Trong suốt quá trình học tập đối với một môn, sinh viên phải thể hiện sự làm việc của mình qua các yếu tố sau: thời dan nghe giảng ở lớp, các bài tập làm ở nhà, bài kiểm tra định kỳ tại lớp, các đề cương seminar, số lần tham gia thảo luậnvà thi cuối môn. Kết quả cuối cùng đối với mỗi môn học của sinh viên sẽ là tổng cộng của tất cả các yếu tố trên với mỗi yếu tố có một số trọng số nhất định. Các vếu tố này phải 29Tđược 29Tqui định thống nhất cho tất cả các môn học và áp dụng trong phạm vi toàn trường và phù hợp với qui định chung của Bộ Giáo dục và đào tạo. * 13TXây dựng một hệ thống khảo thí độc lập: Cần đầu tư, nâng cao năng lực của Trung Tâm Khảo Thí, chuyển nhiều môn thi bằng hình thức trắc nghiệm, để quá trình đánh giá kiến thức sinh viên một cách khách quan, đúng thực chất để bảo đảm chuẩn chất lượng đầu ra. Hệ thống khảo thí có nhiệm vụ tổ chức thi và chấm thi kết thúc môn học, đặc biệt là các bài thi trắc nghiệm. Công việc tổ chức thi và chấm thi phải được thực hiện tuyệt đối nghiêm túc, thể hiện tính khách quan, công bằng và chính xác cho sinh viên. 4.3. Tăng cường phát triển nghiên cứu khoa học Cần quán triệt vai trò của nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đối với trường trên cơ sở Luật giáo dục, Luật khoa học công nghệ... đẩy mạnh công tác nghiên cứu đặc biệt là nghiên cứu khoa học công nghệ thông tin. Chú ý đúng mức đến việc tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ, phát huy hiệu quả của các phòng thí nghiệm đã được đầu tư, tiếp tục hoàn thiện các cơ chế nhằm tăng cường liên kết đào tạo với nghiên cứu khoa học giữa các trường đại học và giữa trường đại học với các viện nghiên cứu và các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Tổ chức sinh hoạt khoa học thường xuyên để các cán bộ giảng dạy cùng lĩnh vực chuyên môn trao đổi học thuật. Có chính sách động viên khen thưởng để khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học và các nhà giáo tham gia hướng dẫn. Từ đó, có thể nâng cao chất lượng người dạy và người học. 4.4. Tăng cường việc giáo dục chính trị và quản lý sinh viên, đưa việc dạy học vào nề nếp - Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng trong sinh viên. - Tổ chức sân chơi lành mạnh, bổ ích. - Quản lý, kiểm tra việc thực hiện qui chế trong học tập 4.5. Xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên gắn bó nghĩa vụ và quyền lợi lâu dài với Đại học Mở - Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy trẻ có trình độ khoa học, chuyên môn nghiệp vụ cao - Có cơ chế, chính sách tập hợp đội ngũ cán bộ giảng day, cán bộ nghiên cứu khoa học giỏi từ nhiều nguồn để góp phần xây dựng và phát triển trường. 4.6. Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, ưu tiên cho những vấn đề sau: - Xây dựng mới, nâng cấp các phòng thí nghiệm - thực hành tiếp cận với xu hướng hiện đại, đảm bảo đào tạo tốt theo chương trình mục tiêu và đáp ứng yêu cầu nghiên cứu khoa học. - Có "chiến lược" viết và xuất bản giáo trình có chất lượng nhằm cung cấp đủ cho sinh viên ở các phương thức đào tạo khác nhau. - Đầu tư xây dựng thư viện theo hướng chuẩn hóa, hội nhập với thư viện các trường đại học, các viện nghiên cứu, xây dựng thư viện điện tử tạo cơ hội tiếp nhận thông tin khoa học nhiều chiều. Trong thư viện, cố gắng đảm bảo đủ giáo trình của các môn học, bổ sung các sách, tạp chí chuyên ngành từng bước đáp ứng yêu cầu tham khảo, nghiên cứu khoa học. Giáo trình thư viện là những yếu tố quan trọng góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy, khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. PHẦN KẾT LUẬN Qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn cùng việc đối chiếu với mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi nhận thấy đã thực hiện được các nhiệm vụ nghiên cứu và chứng minh được giả thuyết nghiên cứu của đề tài. Qua đó, bước đầu đề tài đã đạt được một số kết quả sau: Đề tài đã khái quát được một cách hệ thống những vấn đề lý luận có liên quan đến nghiên cứu như : - Trình bày khái quát được lịch sử nghiên cứu vấn đề giáo dục đại học. - Trình bày một số khái niệm công cụ cho quá trình nghiên cứu như khái niệm về quản lý, lý luận về đặc điểm cơ bản của hệ thống quản lý, bản chất và chức năng cơ bản của quản lý, khái niệm về quản lý giáo dục cùng lý luận các nguyên tắc cơ bản của quản lý giáo dục, khái niệm quá trình đào tạo, lý luận về chất lượng đào tạo trong nền giáo dục đại học. - Đề tài còn đề cập đến vai trò và hoạt động quản lý của Hiệu trưởng trường đại học . Đề tài đã tìm hiểu, làm rõ thực trạng về quản lý quá trình đào tạo, cụ thể ở những nội dung sau: - Quản lý đầu vào theo mục tiêu, đề tài đã chỉ ra sự bất cập trong công tác tuyển sinh hiện nay không phù hợp với mô hình của một trường đại học mở. - Quản lý quá trình dạy và học, những khó khăn còn vướng mắc trong phương pháp dạy và học của giáo viên và sinh viên . - Quản lý công tác nghiên cứu khoa học, đề cập những hạn chế của vấn đề này - Quản lý công tác chính trị và quản lý sinh viên - Quản lý các phương tiện kỹ thuật và tài chính phục vụ cho công tác đào tạo. Đề tài đã nêu khái quát các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý quá trình đào tạo như ổn định phương thức tuyển sinh, đổi mới chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy, tăng cường công tác nghiên cứu khoa học vì đó là mấu chốt của vần đề giáo dục đào tạo, cùng với việc xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên và giảng dạy, tăng cường xây dựng trang thiết bị, phần cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo. Đề tài nghiên cứu tuy đạt được những kết quả nhất định như trên, song do điều kiện khách quan và chủ quan, đặc biệt là năng lực và thời gian của người nghiên cứu có hạn nên đề tài còn nhiều thiếu sót: - Phần cơ sở lý luận chưa được phong phú - Phần xử lý số liệu còn đơn siản - Phần bình luận kết quả cũng ở mức độ khái quát chưa thực sự sâu sắc. Với những thiếu sót trên, nếu có điều kiện cơ hội tiếp tục nghiên cứu, chắc chắn đề tài sẽ khắc phục được những điểm hạn chế đế xứng đáng hơn với một đề tài nghiên cứu khoa học. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các trường đại học nói chung, đặc biệt là dạng trường đại học mở, bán công hoặc dân lập trong việc cải tiến hệ thống quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng được mục tiêu xã hội hoa giáo dục. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bài nói của đồng chí Tổng bí thư Đỗ Mười ngày 29/11/1991 - Hội nghị BCHTW Đảng khóa VII). 2. Báo cáo 10 năm xây dựng và phát triển ĐH Mở Bán Công TP. HCM tháng 12/2000. 3. Báo cáo chính trị của BCHTW Đảng CSVN tại ĐH VI 1986. 4. PGS, TS. Bùi Minh Trí - Tham luận tại trường ĐHBK Hà Nội trong hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo tại Hà Nội tháng 5/2000. 5. D.V.Kozlova & I.N.Kunetsov - NXB KHXH. Hà Nội 1996, trang 9. 6. Hà Sĩ Hồ - 13T"Những bài giảng về quản lý trường học, tập 2, tập 3" - 13TNXB GDHN 1965. 7. Hà Thế Ngữ & Đặng Vũ Hoạt - 13T"Giáo dục học tập" - 13TNXB Giáo Dục 1988, trang 225, 232. 8. Hoàng Chúng (chủ biên) & Phạm Thanh Liêm - 13T"Một số vấn đề quản lý giáo dục" 13Ttập 1, - tủ sách trường CBQL&NV - BGD TP. HCM 1982. 9. Lê Khánh Bằng - 13T"Tổ chức quá trình dạy học đại học" - 13TViện nghiên cứu ĐH&GDCN Hà Nội 1993. 10. Lê Thạc Cán - Viện nghiên cứu ĐH&GD Chuyên nghiệp - Chuyên đề 13T"Những sự tìm kiếm mô hình giáo dục đại học thế kỷ 21". 11. Luật Giáo dục (T12/98). 12. M.I. Kôndakôp - 13T"Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục" 13Ttrường CNQLGDTW 29THà 29TNội 1984, trang 93. 13. Nghị quyết TW2 (khóa VIII) Nghị định 90/CP (21/8/1997). 14. Nguyễn Công Giáp - 13T"Bàn về phạm trà chất lượng và hiệu quả giáo dục" - 13Ttạp chí phát triển giáo dục tháng 5/1997, trang 8. 15. TS. Nguyễn Gia 54TCốc - 13T54"Chất lượng đích thực của giáo dục phổ thông" - 13TNghiên cứu GD Tl/1997, trang 2. 16. GS. Nguyễn Ngọc Quang - 13T"Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục" - 13Ttrường CBQL TW 1, Hà Nội 1989. 17. Nguyễn Thị Bình - 13T"Tích cực xây dựng khoa học quản lý giáo dục", 13T8/1981, trang 2. 18. Nguyễn Thị Doan (chủ biên) - 13T"Các học thuyết quản lý" 13T- NXB Chính Trị Quốc Gia - Hà Nội 1996, trang 89. 19. Nguyễn Thị Liên Diệp - 13T"Quản trị học" 13T 993, trang 8. 20. Nguyễn Văn Lê - 13T"Khoa học quản lý nhà trường" 13T 985 - NXB TP.HCM, trang 5, 96, 126. 21. Phạm Minh Hạc - 13T"Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục" - 13TNXB GD Hà Nội 1986, trang 61, 71, 72. 22. Phạm Văn Đồng - 13T"Giáo dục Quốc sách hàng đầu, tương lai của dân tộc" - 13TBáo Nhân Dân ngày 10/5/1999. 23. Phan Tất Giá - Viện Nghiên cứu ĐH&GD chuyên nghiệp - Chuyên đề 13T"Vài nhận xét về xu thế phát triển giáo dục đại học & Trung học chuyên nghiệp trên thế giới". Báo cáo 10 năm xây dựng và phát triển Đại học Mở Bán công Tp. HCM Tháng 12 năm 2000 13TPHỤ LỤC 143TĐẠI HỌC MỞ BẢN CÔNG TP.HCM Phụ lục 01 3TPHÒNG GIÁO VỤ SỐ LƯỢNG SINH VIÊN NHẬP HỌC TẠI TP. HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 1990 ĐẾN 2000 Báo cáo 10 năm xây dựng và phát triển Đại học Mở Bán công Tp. HCM Tháng 12 năm 2000 Báo cáo 10 năm xây dựng và phát triển Đại học Mở Bán công Tp. HCM Tháng 12 năm 2000 Báo cáo 10 năm xây dựng và phát triển Đại học Mở Bán công Tp. HCM Tháng 12 năm 2000 Báo cáo 10 năm xây dựng và phát triển Đại học Mở Bán công Tp. HCM Tháng 12 năm 2000 Báo cáo 10 năm xây dựng và phát triển Đại học Mở Bán công Tp. HCM Tháng 12 năm 2000 Báo cáo 10 năm xây dựng và phát triển Đại học Mở Bán công Tp. HCM Tháng 12 năm 2000 Báo cáo 10 năm xây dựng và phát triển Đại học Mở Bán công Tp. HCM Tháng 12 năm 2000 Báo cáo 10 năm xây dựng và phát triển Đại học Mở Bán công Tp. HCM Tháng 12 năm 2000 Phụ lục 8 PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN ( Đối với cán bộ giảng dạy ) Nhằm đánh giá khách quan, trung thực và toàn diện chất lượng đào tạo của Trường Đại Học Mở Bán Công trong thời gian qua, một mô hình mới trong hệ thống giáo dục Đại học ở Việt Nam. Từ đó khắc phục những tồn tại hạn chế của Trường, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực hiện nay của xã hội. Xin Thầy Cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau đây bằng cách đánh dấu chéo (X) vào ô thích hợp hoặc ghi vắn tắt vào các dòng còn chừa trống theo sự suy nghĩ của mình. Xin cám ơn . 13T9. Đối chiếu với tên gọi, tôn chỉ mục đích và mục tiêu của Trường Đại Học Mở Bán Công Thành phố Hồ Chí Minh đã xác định, xin Thầy Cô cho biết ý kiến của mình về công tác tuyển sinh của trường. Phụ lục 9 PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN ( Đối với cán bộ quản lý đang công tác tại Trường ) Nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý của Trường đặc biệt trong công tác quản lý đào tạo của Trường Đại Học Mở Bán Công trong thời gian qua, một mô hình mới trong hệ thống giáo dục Đại học ở Việt Nam. Từ đó khắc phục những tồn tại hạn chế của Trường, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực hiện nay của xã hội. Xin Ông Bà vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau đây bằng cách đánh dấu chéo (X) vào ô thích hợp hoặc ghi vắn tắt vào các dòng còn chừa trống theo sự suy nghĩ của mình. Xin cám ơn . Phụ lục 10 PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN ( Đối với sinh viên đang học tập tại Trường ) Để có thể hoàn thiện hơn công tác quản lý của Trường đặc biệt trong công tác quản lý đào tạo đối với một mô hình mới trong giáo dục, chúng tôi tiến hành khảo sát số sinh viên đang học tập tại trường theo hệ đào tạo từ xa về tình hình đào tạo của trường trong thời gian qua. Xin các bạn vui lòng bỏ chút ít thời gian cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau đây bằng cách đánh dấu chéo (X) vào ô thích hợp hoặc ghi vắn tắt vào các dòng còn chừa trống theo sự suy nghĩ của mình. Chân thành cám ơn về sự đóng góp ý kiến chân thực của các bạn. Phụ lục 11 PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN ( Đối với sinh viên hệ đào tạo từ xa Trường ĐHMBC Tp. HCM ) Để có thể hoàn thiện hơn công tác quản lý của Trường đặc biệt trong công tác quản lý đào tạo đối với một mô hình mới trong giáo dục, chúng tôi tiến hành khảo sát số sinh viên đang học tập tại trường theo hệ đào tạo từ xa về tình hình đào tạo của trường trong thời gian qua. Xin các bạn vui lòng bỏ chút ít thời gian cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau đây bằng cách đánh dấu chéo (X) vào ô thích hợp hoặc ghi vắn tắt vào các dòng còn chừa trống theo sự suy nghĩ của mình. Chân thành cám ơn về sự đóng góp ý kiến chân thực của các bạn. Phụ lục 12 PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN ( Đối với sinh viên tốt nghiệp Trường ĐHMBC Tp. HCM ) Để có thể hoàn thiện hơn công tác quản lý của Trường đặc biệt trong công tác quản lý đào tạo đối với một mô hình mới trong giáo dục, chúng tôi tiến hành khảo sát số sinh viên đã tốt nghiệp tại Trường về tình hình đào tạo của trường trong thời gian qua. Xin các bạn vui lòng bỏ chút ít thời gian cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau đây bằng cách đánh dấu chéo (X) vào ô thích hợp hoặc ghi vắn tắt vào các dòng còn chừa trống theo sự suy nghĩ của mình. Chân thành cám ơn về sự đóng góp ý kiến chân thực của các bạn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_va_mot_so_giai_phap_ve_quan_ly_qua_trinh_dao_tao_tai_truong_dai_hoc_mo_ban_cong_tp_ho_chi.pdf
Luận văn liên quan