Luận văn Tiểu thuyết tâm lý xã hội của Nam Đình Nguyễn Thế Phương

Kết thúc câu chuyện theo quan niệm ở hiền gặp lành, ác giả ác báo, như vậy câu chuyện có dụng ý giáo dục đạo đức cho con người, phải sống lương thiện, tránh làm những điều ác nhân. Đồng thời đây cũng là bài học về cách ứng xử trong cuộc sống, con người phải biết tuỳ hoàn cảnh mà lựa chọn thái độ và hành vi ứng xử cho phù hợp, không nên bắt chước một cách rập khuôn, máy móc theo người khác. Tuy nhà văn có chú ý đến đối tượng công chúng là thiếu nhi, một đối tượng mới trong văn học viết ở những năm đầu thế kỉ XX nhưng chi tiết nhà văn đưa vào tác phẩm chưa thật phù hợp với đối tượng này, nhất là khi Trường Cang lợi dụng cái chết của mẹ mình để kiếm tiền, hay vì tham lam mà Trường Khanh giết luôn cả mẹ mình và đem bán, chi tiết này không có tác dụng tốt trong việc hình thành nhân cách cho trẻ em, nó cũng phản cảm với đối tượng độc giả là người trưởng thành.

pdf28 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2493 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tiểu thuyết tâm lý xã hội của Nam Đình Nguyễn Thế Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Tiểu thuyết tâm lý xã hội của Nam Đình Nguyễn Thế Phương MỤc lỤc Dẫn nhập Chương 1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Thế Phương 1.1 Nam Bộ những năm đầu thế kỉ XX 1.1.1 Kinh tế - Chính trị - Xã hội 1.1.2 Văn hóa - Giáo dục 1.1.3 Báo chí - Văn học 1.2 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Thế Phương 1.2.1 Cuộc đời 1.2.2 Sự nghiệp sáng tác Chương 2. Những nội dung chính trong tiểu thuyết của Nguyễn Thế Phương 2.1 Tâm lý, xã hội 2.2 Trinh thám, võ hiệp Chương 3. Nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Thế Phương 3.1 Kết cấu 3.1.1 Các loại kết cấu 3.1.2 Kết thúc tác phẩm 3.1.3 Điểm nhìn trần thuật của nhà văn 3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 3.2.1 Ngoại hình nhân vật 3.2.2 Nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật 3.3 Ngôn ngữ 3.3.1 Ngôn ngữ kể chuyện 3.3.2 Ngôn ngữ đối thoại 3.3.3 Ngôn ngữ miêu tả thiên nhiên Kết luận Phụ lục Tài liệu tham khảo [1] Tôn Thất Dụng, Sự hình thành và vận động của thể loại tiểu thuyết văn xuôi tiếng Việt ở Nam Bộ giai đoạn cuối thế kỉ XIX đến 1932, luận án tiến sĩ, ĐHSP TP.HCM, 1993, trang 96. [2] Tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nguyễn Kim Anh chủ biên, NXB Đại học Quốc gia TP. HCM trang 103. Bước sang đầu thế kỉ XX, văn minh phương Tây bắt đầu ảnh hưởng sâu rộng vào đời sống tư tưởng, tinh thần của đất nước trong khi những tư tưởng theo quan điểm Nho giáo vẫn còn thống trị. Sự đan xen giữa hai luồng tư tưởng mà dần dần ảnh hưởng từ phương Tây chiếm ưu thế, yếu tố của cái cũ đang dần bị phá vỡ nhưng yếu tố của cái mới chưa định hình rõ ràng, nửa ta nửa Tây, vừa cũ vừa mới đã đặt con người trong những sự lựa chọn khó khăn, bối rối về con đường đi, về các chuẩn mực đạo đức, tư tưởng. Thêm vào đó, chính sách cai trị, khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã đẩy nhanh sự xuất hiện của thành thị, phân hoá giai cấp trong xã hội, nên kinh tế từ nông nghiệp dân chuyển sang nền kinh tế hàng hoá, đồng tiền có vai trò quan trọng trong đời sống của mõi con người…Sự kết hợp của nhiều nguyên nhân khiến cho đời sống xã hội ngày càng phức tạp. Không đứng bên lề của cuộc sống, các nhà văn Nam Bộ giai đoạn đầu thế kỉ XX đã là người thư kí trung thành phản ánh lại hiện thực đời sống một cách sinh động trong tác phẩm của họ. Nhân vật và bối cảnh mà các nhà văn Nam Bộ chú ý tái hiện ở thời kì này là những con người bình thường trong cuộc đời thường. Nhà văn đã đi sâu vào thế giới tâm hồn của con người với bao diễn biến tinh vi, phức tạp, có cao thượng, đẹp đẽ nhưng cũng không ít những xấu xa, đê tiện, mưu mô, thủ đoạn. Đồng thời, họ cũng dành sự quan tâm đặt biệt với những kiếp người đáng thương, đó là người phụ nữ, người thất nghiệp nghèo khó, những đứa trẻ lưu lạc... Tác phẩm của Nguyễn Thế Phương được xếp vào nhóm có nội dung thế sự vì nhà văn đã đặt ra trong tiểu thuyết những vấn đề về “nhân tình thế thái, về đạo lý trong cuộc đời”[1]. Đó là chuyện tình yêu nam nữ, những âm mưu, thủ đoạn ép duyên (Di hận ngàn thu, Bó hoa lài, Lửa phiền cháy gan), chia rẻ vợ chồng (Đất bằng sấm dậy), báo thù vì tình (Di hận ngàn thu), mối quan hệ mẹ ghẻ con chồng (Lửa phiền cháy gan, Đất bằng sấm dậy, Di hận ngàn thu), cuộc đời của những đứa trẻ lưu lạc, không cha không mẹ (Bó hoa lài, Chén thuốc độc), tác động của đồng tiền, giết người cướp của( Mộng Hoa, Giọt lệ má hồng, Lửa phiền cháy gan)… Trong Bó hoa lài, tác giả xây dựng những nhân vật đầy thủ đoạn, nham hiểm như Lê Tứ Hải, Trần Phong nhưng đồng thời cũng có những người nghĩa khí, hào hiệp như Lê Tứ Hải, Nhiêu Tôn. Mối quan hệ tác động qua lại giữa các nhân vật xoay quanh chuyện tình yêu nam nữ, thủ đoạn ép buộc tình duyên, giết người, tống tiền, hành hiệp trượng nghĩa, người ngay mắc nạn, kẻ gian đắc thắng làm cho câu chuyện có một sức hấp dẫn đặc biệt vì nó phần nào tái hiện lại bộ mặt của cuộc sống hiện thực, mối quan hệ giữa con người với con người một cách sinh động. Nhân vật Lê Tứ Hải được miêu tả là một con người “rất nham hiểm, thấy việc bất bình mà không nói ra lại muốn hại thầm. Thật con người độc địa dường nào? Dò sông dò biển dễ dò, mấy ai lấy thước mà đo lòng người. Ay cũng vì tình mà Lê Tứ Hải quyết hại Lý Vân Đình cho đã nư giận, đã hứa lời rồi lại tráo chác đổi dời” (trang 65) khi ông Lý Vân Đình có ý định tác hợp Kỹ Loan cho Tứ Hải nhưng Lê Văn Hảo xuất hiện,ách và toan tính như vậy mà Lê Tứ Hải đã giết chết ông Lý Vân Đình- chủ gánh hát Góc trời Nam rồi đổ tội cho Lê Văn Hảo. Rồi cũng vì yêu Kỷ Loan mà không được đáp lại nên Lê Tứ Hải đã tìm mọi cách để có được cô, kể cả sử dụng thủ đoạn là lợi dụng mối quan hệ thân tình để gây sức ép với Kỷ Loan. Kỷ Loan vốn là một đứa trẻ lưu lạc, được ông bầu gánh hát Góc trời Nam nuôi dưỡng và cho theo gánh hát, Lê Tứ Hải đã thuê một người đàn bà giả làm mẹ của Kỷ Loan đến nhận con. Kỷ Loan không biết mẹ ruột của mình là ai, nay có người đến nhận là mẹ của cô và nêu đúng đặc điểm nhận dạng cô nên cô vui mừng chấp nhận. Người đàn bà ấy đã dùng quyền làm mẹ mà ép buộc cuộc hôn nhân của Kỷ Loan với Tứ Hải, nhưng trong tiệc cưới, Kỷ Loan được một người lạ mặt cứu giúp. Tác phẩm dừng lại ớ đó, tác giả hẹn sẽ viết tiếp cuộc đời của các nhân vật ở Bó hoa lài trong tác phẩm tiếp theo là Tuý hoa đình. Còn đây là âm mưu của Trần Văn Được chiếm đoạt Kỷ Loan “Đêm đầu, cậu đã hỏi lai lịch cô Kỷ Loan rồi, nên cậu quyết làm sao cho đoá hoa xinh ấy về tay cậu, cậu mới nghe. Cậu đem món này vật nọ cho cô Kỷ Loan mãi, rồi cậu cậy mai mối đến hỏi. Cô Kỷ Loan không ưng. Cậu vẫn là người háo sắc, hễ cậu muốn ai mà không được, thì cậu dùng kế xảo quyệt đặng làm hư tuyết trong giá sạch người ta. Cậu nghe ông chủ rạp Lý Vân Đình nói rằng Lê Tứ Hải muốn vầy duyên cá nước với cô Kỷ Loan, rồi cậu sợ vì có Lê Tứ Hải mà cô Kỷ Loan không ưng, nên trước hết cậu tính trừ Lê Tứ Hải.” (trang 7) Trong tác phẩm Khép cửa phòng thu lại là âm mưu chiếm đoạt gia tài, trên một chuyến xe lửa Mỹ Tho về Sài Gòn, Tấn Phước tình cờ quên biết với Bích Liên nhưng nửa đường bích Liên bị bắt cóc để lại chiếc hoa ly. Tấn Phứơc giữ chiếc hoa ly để tìm người trả lại nhưng đến nhà dì tư Mầu, vừa mệt vừa đói khát, tán Phước ngủ quên, dì tư Mầu động lòng tham, mở hoa ly ra coi và thấy đầy những vòng vàng, ngọc xoàn nên tìm cách chiếm đoạt: “hoa ly không khóa, ôi may cho dì tư biết chừng nào,-mà rủi cho Tấn Phước vô cùng. Cái hoa ly vừa mở ra, dì tư choá mắt. Oi ! vô số vàng với hột xoàn, lại có một mớ giấy bạc…giấy một trăm, hai chục, năm đồng…một đồng. Dì mừng quýnh, mừng cho đến phát run. Nghĩ ngợi một hồi lâu, dì khoá hoa ly lại, không biết dì nghĩ lẽ nào, mà dì trở ra nhà sau, lấy khăn đội lên đầu, mặc áo dài, tom góp vài bộ đồ rách, rồi nhẹ bước ra ngoài, ghé xách cái hoa ly lên đường…bỏ Tấn Phước nằm ngủ đó. Lòng dạ con người tham lam thì thường có tánh vậy.” (trang 6) Không những chiếm đoạt gia tài của người và trở nên giàu có, dì tư Mầu khi biết chủ nhân của gia tài đó là ông Trần Văn Chí thì dì tư Mầu đã âm mưu giết người để tránh bị phát giác về sau. Am mưu thâm độc của dì tư Mầu lộ rõ trong đoạn đối thoại với Đào Hoa : “ Đào Hoa nóng giận đáp rằng: -Thì má tuốt gươm đường đường chánh chánh đánh với người ta…chớ núp lén mà giết người ta thì …ác lắm, má à, huông hồ gí sáu Liệc tàn ác lắm, hễ ai mướn nó giết ai, thì không bao giờ nó từ chối. Bà già gạt ngang lời nói của Đào Hoa mà rằng: -Con sao cứ lạm dự vào việc đó hoài… -Má làm trái với nhân đạo, rồi má không cho con nói sao? Con lấy làm lạ lắm: lạ là người…ấy vẫn không phải ngừơi hung bạo, mà giết người …rồi nào là vợ con, nào là anh em… chịu biết bao nhiêu nõi bi ai, rưới biết bao nhiêu nước mắt, vì một cái ý muốn của má. Có phải là má để cái sầu cho cả giòng họ thân tộc của người ta chăng ?...” (trang 30). Trong một xã thành thị buổi giao thời, đồng tiền đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của con người. Nhà văn để cho nhân vật bà mai của Lê Tứ Hải nói chuyện bà bà già đóng giả mẹ của Kỹ Loan (Bó hoa lài) về vai trò của đồng tiền: “Về điệu văn nó cũng là dễ xài; tuy nó không bằng mấy người đỗ tú tài, đậu còm mi, chớ cũng là bực trung vậy! Oi ! Mà đời này chữ nghĩa có dùng bao nhiêu, duy có đồng tiền là trọng dụng hơn hết. Phương chi mấy ông còm mi, mấy cậu tú tài, về chuyên làm việc nhà nước, lấy cái bằng cấp treo trước ngực, ra đi coi tự kêu tự đắc, muốn cho người ta kêu ông này ông kia, mà không ai thèm kêu, muốn cho người ta bẩm thưa, mà ai thèm bẩm thưa, chớ như có đồng tiền, bước ra một bước thì hiếm người bẩm thưa, tôn trọng để trên đầu, ở thành thị chớ nào phải ở trong làng trong tổng, có chức phận mà người ta sợ, người ta kính vì.” (trang 172) hay trong Lửa phiền cháy gan, anh hai An nói về vai trò của đồng tiền: “tôi dám chắc rằng ở đời không có chuyện gì qua đồng tiền hết. Em giàu thì muốn chuyện gì lại chẳng được.” ( số 31). Đồng tiền xuất hiện trong tác phẩm của Nguyễn Thế Phương có những biểu hiện hai mặt, vừa tích cực vừa tiêu cực. Nó có thể giúp con người đi đến hạnh phúc như Bạch Tuyết trong Khối Tình, có thể giúp đỡ người thất nghiệp như trong Khép cửa phòng thu nhưng nó cũng là nguyên nhân đẩy con người vào bao cảnh ngộ éo le như ông còm mi Thảo trong Lửa phiền cháy gan , nó là nguyên nhân của tai họa như Bích Liên trong Giọt Lệ má hồng, nó thổi bùng lên lòng tham vô độ của con người như Trần Phong trong Bó hoa lài. Nếu như ai đánh giá đúng vai trò của đồng tiền chỉ như là phương tiện trong cuộc sống chứ không phải là mục đích cuối cùng cần đạt được trong cuộc sống thì người ấy sẽ có được hạnh phúc và ngược lại. Dì tư Mầu trong Giọt lệ má hồng sau khi chiếm được gia tài đồ sộ của nhà họ Trần và trở nên giàu có, dì đã sống trong cảnh bị khủng hoảng về tinh thần khi lo sợ quá nhiều: “Dì tư Mầu suy nghĩ không ra người chủ cái thơ là ai; dì nhớ những khi trứơc…có người hay là ma phá khuấy dì, dì giựt mình, lo sợ phập phồng, không biết làm sao mà gỡ rối. Dì tư Mầu cầm cái thơ coi đi coi lại nhiều lần, dì đọc tới những câu : “…có thể banh gan xẻ thịt dì…trong nháy mắt” dì lại càng sợ điếng hồn hơn nữa. Từ đây, đêm nào dì cũng nằm mộng. Dì nhắm mắt vừa thiu thiu ngủ thì lại thấy cha mẹ Trần Văn Chí đầu bịt khăn tang, nếu chân, nếu tay dì; dì sợ quá ngủ không yên giấc. Những người đau đớn về tinh thần thì nặng nề gấp mấy trăm lần người khổ về xác thịt. Bởi lo sợ quá đổi, nên ăn mất ngon, hình xát càng ngày càng ốm; đôi gò má thỏm, cặp mắt sụp vô sâu; cái cảnh đau đớn của dì không còn bút mựa nào tả cho cùng được.” (trang 111) Trong tác phẩm Mộng Hoa, Duy Hinh tình cờ được tấm bản đồ chỉ nơi cất giấu kho báu tận bên nước Nhật, chàng định sẽ đi tìm kho báu về giúp ích cho quốc dân nhưng trên đường đi, chàng bị Huỳnh Long Vân tìm cách hãm hại để chiếm đoạt kho báu. Duy Hinh được Mộng Hoa cứu thoát khỏi hiểm nguy, cuối cùng hai người cũng tìm thấy kho báu nhưng một lần nữa Huỳnh Long Vân xuất hiện để cướp lấy. Kho báu bị chìm xuống đáy biển, Huỳnh Long Vân phải trả giá bằng chính mạng sống của mình, Duy Hinh và Mộng Hoa tuy không có được ba rương vàng nhưng vẫn không hối tiếc vì họ đã tìm thấy điều quý giá trong cuộc đời mình đó là hạnh phúc lứa đôi. Những âm mưu, toan tính của các nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Thế Phương hoặc vì tình hoặc vì tiền, điều đó cũng cho người đọc thấy được những thế lực tác động đến đời sống con người trong cuộc đời thực giai đoạn này. Nhà văn đã viết trong Bó hoa lài: “Đời này khác hẳn với đời xưa, hễ muốn điều gì mà không được thì sanh ra mối oán thù, nhiều khi phải giết lẫn nhau mới vui lòng” (trang 72). Miêu tả con người cá nhân trong cuộc đời thường, nhà văn không né tránh những mặt khuất lấp, u tối trong tâm hồn con người và nhà văn chỉ ra chính những âm mưu, thủ đoạn ấy là nguyên nhân gây nên bao số phận đau thương, bao gia đình tan nát cho những người lương thiện. Phải chăng hiện thực về sự suy đồi trong đời sống đạo đức của con người đang là một hiện tượng phổ biến trong xã hội, nó có ở khắp nơi, với nhiều biểu hiện, những toan tính vị kỉ, những tính cách đê tiện? Cùng thời với Nguyễn Thế Phương, nhà văn Nguyễn Chánh Sắt cũng đã phơi bày những hiện thực đen tối trong tâm hồn con người với những âm mưu xấu xa. Trong Nghĩa hiệp kì duyên, Lâm Trí Viễn bày kế cho Đào Phi Đáng đóng giả làm con gái của Trịnh Kế Xương để chiếm đoạt gia tài: “Vả chăng ông đó là người giàu có lớn mà chỉ có một mình nàng đó là con mà thôi nên người cưng lắm. Ruỉ gặp cơn tai biến mất biệt hơn mười hai năm, chắc là nay chẳng còn, nếu nay mà cô chịu giả làm nàng ấy thì tôi dắt cô đến cho người, thì chắc sao người cũng mừng mà nhìn quyết cô là con. Chừng ấy chẳng những là hai nghìn đồng bạc thưởng tôi nắm trong tay mà rồi cô lại đượcc hưởng cái sự nghiệp trăm muôn, biết bao là sung sướng.” (trang 13) Hay Phú Đức miêu tả trong Một mặt hai lòng câu chuyện đau thương của một gia đình bắt đầu từ những thủ đoạn hèn hạ của Công Miêng. Công Miêng và Công Chánh là hai anh em cùng mẹ khác cha nhưng rất giống nhau về dung mạo. Sau khi đi du học về Công Miêng đã không nghĩ gì tình nghĩa anh em, chiếm đoạt người yêu của anh mình là Minh Nguyệt khiến cho Công Chánh buồn rầu mà phát bệnh điên. Khi bệnh tình Công Chánh dần thuyên giảm thì Công Miêng sai người thuốc chết Công Chánh vừa để trừ hậu hoạ, vừa để hưởng gia tài. Mối quan hệ giữa mẹ kế với con chồng tuy chỉ được nhà văn đề cập với một ít dòng ngắn ngủi trong các tác phẩm nhưng mối quan hệ này đã gây ra không ít những trái ngang, đau khổ, nhất là về phía của những đứa con chồng. Trong Di hận ngàn thu, cha của Ngọc Điệp bị mẹ kế hãm hại để chiếm đoạt gia tài, cha của nàng trước khi bị hãm hại có làm chúc thư để lại gia tài cho nàng với điều kiện là sau khi nàng kết hôn với một nhà ngôn luận biết dùng ngòi bút của mình mà chăm lo quyền lợi cho quốc dân. Tâm sự của Ngọc Điệp với ông Bang Xồi (do Lưu Ai Nghĩa đóng giả) đã nói lên hết những nỗi thương tâm trong cảnh ngộ của nàng: “Này ông Bang ơi, tôi là người chịu khổ từ khi tôi mười lăm tuổi. Cái khổ độc nhất vô nhị trên đời. Mẹ tôi chết hồi tôi còn nhỏ, cha tôi kiếm người khác coi sóc trong nhà nhưng than ôi, mẹ ghẻ xưa nay mấy người được hiền lành chơn chánh. Cha tôi có sự nghiệp cũng nhiều, dì tôi lại tóm thâu hết nên một hôm kia dì toan mướn người giết cha tôi… Ngọc Điệp nói tới đây khóc ngất. Ong Bang an ủi mà rằng: -Rồi sao nữa? Giết cách nào? Quan trên có buộc tội chăng? Ngọc Điệp gạt lụy, kể chuyện rằng: -Giết một cách tàn nhẫn, xưa nay dễ mấy người sâu độc -Giết cách nào? -Cha tôi ham săn bắn, dì tôi cho người đi theo lên rừng sâu rồi thì giữa chốn vắng vẻ quạnh hiu, tư bề cây cao bóng mát, nào có một ai lai vãng chốn này nên kẻ vô lương kia chĩa súng vào đầu cha tôi mà bắn. -Thế thì ngừơi ấy bị xử chém sao? -Không, nó ở ngoài vòng pháp luật. -Sao vậy? -Viện lẽ rằng người ấy là bạn, đi săn gặp việc rủi ro là việc thường nên quan trên tha bổng. -Uý, trời ơi… - Chuyện vậy chỉ có một tôi biết mà thôi. Dì tôi hưởng hết gia tài của cha tôi để lại nhưng hoàng thiên đâu có phụ người ngay. Cha tôi có để lại chút ngôn trên phòng quan Nôbe. -Chút ngôn để lại gia tài lại cho cô phải chăng? -Phải, nhưng tôi không được hưởng. -Sao lạ vậy? -Trong chút ngôn cha tôi dặn rằng sau khi cha tôi măn phần thì gia tài sự nghiệp này để lại tôi nhưng bao giờ tôi lớn lên, kết hôn với một nhà ngôn luận có tên tuổi. Ong Bang chặn lại mà rằng: -Thiếu gì mấy ông chủ bút đó. Vô số chủ bút ở Sài Gòn mà. Ngọc Điệp đáp rằng: -Trong chút ngôn nói rành rẽ lắm, cha tôi chọn nhà ngôn luận nào biết bênh vực quyền lợi cho quốc dân, biết trọng danh dự ngòi viết, ít nữa là chỉ ròng rã một nghề viết báo mà thôi.” (Công luận báo số 2523). Cuối cùng, trải qua bao nhiêu sóng gió, có lúc nàng đã đứng bên bờ vực của cái chết thì hạnh phúc mới đến với nàng khi Lưu Ai Nghĩa vì yêu nàng mà đứng ra viết báo, trở thành một nhà ngôn luận như ý nguyện mà cha của Ngọc điệp mong muốn. Cũng trải qua bao nhiêu cam go, thử thách thì vợ chồng Ngọc Chất và Thanh Hương (Đất bằng sấm dậy) mới lại được trở về bên nhau hạnh phúc trước âm mưu thâm độc của thị Cúc-mẹ kế của Thanh Hương thị Cúc không nở nhìn con gái ruột của mình là Huê dung phải đau khố vì sớm goá bụa nên tìm cách chia rẽ vợ chồng Thanh Hương để Thanh Hương đến với Huê Dung. Thủ đoạn của thị Cúc thật tàn nhẫn, thị thuê người đóng giả làm tình nhân của Ngọc Chất, gây ra sự hiểu lầm, ghen tuông ở Thanh Hương và cho người bắt có Ngọc Chất đem nhốt ở một nơi xa rồi vu oan rằng Ngọc chất bỏ nhà theo tình nhân. Trước những lời lẽ của thị Cúc, Thanh Hương đã làm giấy thôi vợ và định cưới Huê Dung. Thế nhưng cuối cùng người ngay cũng đựơc giải oan, Ngọc Chất được cứu giúp, giải toả hiểu lầm với Thanh hương và hai người được tái hợp. Khi đặt ra những vấn đề về nhân tình thế thái như vậy, nhà văn khẳng định những phẩm chất tốt đẽp trong con người: hiếu thảo, thuỷ chung, trung nghĩa…Trong để tài này, Nguyễn Thế Phương đã chọn giải pháp kết thúc theo quan niệm ở hiền gặp lành, ác gải ác báo, thiện ác đáo đầu chung hữu báo. Mặc dù là cách kết thúc theo lối cũ nhưng kết thúc ấy làm thoả mãn người đọc và cũng phần nào khơi gợi ở người đọc hãy lựa chọn lối sống lương thiện, nhân hậu giữa người với người. Đây cũng là tiếng nói đạo đức cất lên từ những tác phẩm văn học đầu thế kỉ XX, văn học đâu chỉ là là phương tiện để giải trí mà nó còn góp phần bối đắp đời sống tình cảm, tâm hồn, tư tưởng cho con người. Trong cuộc đời thường, số phận của mõi con người thật nhỏ bé. Số phận ấy càng đáng thương hơn nữa khi đó là những con người đã trưởng thành từ những đứa trẻ lưu lạc, xa rời vòng tay mẹ cha chăm sóc. Đây là một đối tượng mới xuất hiện trong văn học thế kỉ XX mà Nguyễn Thế Phương và những nhà văn cùng thời như Phú Đức với Hoàn Ngọc An trong Châu về hiệp phố, Tuý Hoa trong Non tình biển bạc… đã tái hiện chân thực và miêu tả với cái nhìn nhân hậu, yêu thương. Vì lưu lạc mẹ cha, Kỷ Loan (Bó hoa lài) khao khát kiếm tìm mẹ cha mà bị Lê Tứ Hải lợi dụng thuê người đóng giả mẹ nàng, âm mưu dùng tình mẫu tử để ép buộc nàng lấy Lê Tứ Hải, Kỷ Loan rơi vào cảnh ngộ buộc lòng phải lấy người mà nàng không yêu. Vì thất lạc mẹ cha nên Đào Hoa (Giọt lệ má hồng) được dì tư Mầu nhận làm con, trái ngang thay khi dì tư Mầu chính là kẻ đã chiếm đoạt gia tài của mẹ cha nàng, đẩy nhà nàng vào cảnh tan nát, chia lìa. Không chỉ có vậy, dì tư Mầu ép gả nàng cho Bạch Mai Xuân trong khi lòng nàng nặng tình voi Tấn Phước. Nàng chịu nhiều đau buồn, uất ức mà trở nên điên loạn và cuối cùng là cái chết thương tâm, đó là hoàn cảnh của Nhiêu Tôn (Bó hoa lài) “Qua vốn không cha không mẹ hồi mới lên ba tuổi, qua ở đậu với chủ của em mà lo việc đèn sách” (trang 87) Nhưng bi kịch nhất cho số phận những đứa trẻ lưu lạc có lẽ là Cẩm và Vân (Chén thuốc độc). Hai đứa vốn là anh em ruột cùng mẹ cha nhưng vì người cha là Nhiêu Tôn nghi ngờ Cẩm là con riêng của vợ nên gởi hai đứa trẻ cho một người lão bộ nuôi với hai thân phận khác nhau. Vân được nuôi dạy và chăm sóc như một tiểu thư giàu có còn Cẩm thì phải chịu thân pậhn kẻ ăn người ở trong nhà. Hai đứa bị ngăn cấm không được tiếp xúc với nhau nhưng có lẽ vì mối quan hệ thâm tình nên giữa hai đứa nảy sinh sự quyến luyến, lo lắng cho nhau. Một lần tình cờ người cha bắt gặp hai đứa nói chuyện với nhau và hăm doạ sẽ giết Cẩm, Vân tình cờ biết được sự thật nên tìm cách báo cho Cẩm biết và khuyên Cẩm bỏ trốn.Vân cũng bỏ nhà để đi tìm Cẩm. Trải qua nhiều sóng gió Cẩm thành một vị công tử giàu có vì hưởng được gia tài cuả bà huyện Hiền để lại, Vân nghèo khó lam lũ nhưng vẫn đi tìm Cẩm khắp nơi. Hai đứa gặp lại nhau, tình cảm ngây thơ của ngày xưa vẫn còn nên chúng quyết định cứơi nhau. Nhiêu Tôn biết được sự thật, đến ngăn cản nhưng đã muộn, Cẩm và Vân đau khổ, hối hận nên quyết định tự tử bằng chén thuốc độc. Bước sang đầu thế kỉ XX, những ảnh hưởng từ văn hoá phương Tây đã thổi luồng gió mới vào sinh hoạt văn hoá trong nước. Các trí thức Tây học nhanh chóng tiếp thu và vận dụng sáng tạo những tư tưởng mới trong sáng tác văn học. Một trong những bước chuyển quan trọng để văn học Việt Nam bước sang giai đoạn hiện đại khi các nhà văn thể hiện “gương mặt mới của con người trong văn học thế kỉ XX là ý thức cá nhân” (57, trang 58). Y thức về cá nhân không chỉ mới xuất hiện trong văn học thời kì này mà đã có từ thới trung đại với những biểu hiện khác thường của cái cá biệt trong một xã hội bị chi phối bởi những tôn ti, trật tự, sang đầu thế kỉ XX, ý thức cá nhân biểu hiện ở diện mạo mới, nó đã nâng lên thành chủ nghĩa cá nhân khi nó giúp cho con người phát huy tính tự do, đòi hỏi được giải phóng, được tôn trọng về nhân cách. Ơ đầu thế kỉ XX, một trong những biểu hiện của ý thức cá nhân trong văn học là quan niệm mới về tình yêu và hôn nhân. Chính vì vậy mà đề tài tình yêu chiếm một vị trí quan trọng trong nội dung tâm lý xã hội ở các tiểu thuyết của Nguyễn Thế Phương- nhà văn chịu nhiều ảnh hưởng từ phương Tây. Nhà văn thường gọi tác phẩm của mình hoặc là Ai tình tiểu thuyết (Vô oan trái, Chén thuốc độc),Kiêm thời ái tình tiểu thuyết (Bó hoa lài), Ly kỳ tiểu thuyết (Giọt lệ má hồng)….Các nhân vật mà nhà văn xây dựng trong tác phẩm, cả nam lẫn nữ điều bị chi phối nhiều bởi chữ tình, vì tình mà phải dấn thân vào những cảnh ngộ khác nhau, có hạnh phúc nhưng cũng nhiều đau khổ, trái ngang, kể cả họ sẵn sàng hy sinh tính mạng cho người mà họ yêu thương, sống chết cũng vì tình. Trong các tác phẩm, tác giả hay có lời bàn về chữ tình : tình là độc địa, trăm biến vạn hoá cũng vì tình, bước chân vào đường tình là bước vào cái lao tù sầu thảm nhưng mấy ai trong cuộc đời này tránh khỏi đường tình aí. Chẳng hạn như trong Di hận ngàn thu, ông viết “Con người phải chịu lận đận lao đao, ấy cũng vì chút tình bận bịu. Ai đã vì tình thì trăm ngàn việc gì cũng phải bỏ” (Công luận báo số 2579), hay trong Bó hoa lài, tác giả quan niệm “Ai tình, ái tình. Sống chết cũng là ái tình, ôi! Ai tình có cái điển lực gì mạnh thế? Cứu người sống cũng được, trăm ngàn sự khó dễ trên đời cũng vì tình mà ra; ôi! Tình, tình là độc địa. Ta nên xa lánh nó kẻo chết mà không hay.” (trang 130) hay “ấy cũng vì tình, trăm ngàn sự độc địa, trăm ngàn chuyện dở dang cũng vì một chữ tình, than ôi! Người đời mấy ai để ý. Vui nhau cũng vì tình, sầu nhau cũng vì tình, chết nhau cũng vì tình mà sống nhau cũng vì tình.” (trang 97) Tình yêu tự do bắt đầu từ sự gặp gỡ, hiểu biết, tôn trọng nhau về tài năng, nhân cách hơn là tiền tài, địa vị. Đó là chuyện tình giữa Duy Hinh và Mộng Hoa (Mộng Hoa), Lưu Ai Nghĩa và Ngọc Điệp (Lửa phiền cháy gan), có những câu chuyện tình vượt qua ranh giới về thân phận như những cô gái là gái giang hồ, như chuyện tình giữa thầy giáo Thanh và Bạch Tuyết (Khối tình), thầy tư Sơn và cô ba Tràng (Lửa phiền cháy gan), giữa chàng trai còn độc thân với người phụ nữ đã có chồng con như Trần Thanh Thuỷ và Hồng Hoa (Khép cửa phòng thu) như lời độc thoại nội tâm của Trần Thanh Thuỷ: “Chồng chết để lại một con, cái bổn phận làm người chơn chánh trượng phu không nên vì việc gãy gánh giữa đường mà miệt thị người, ta chưa biết phải dùng lời gì mà nói cho nàng rõ rằng ta sẽ thương nàng cho đến mãn đời cuối cùng của ta để hưởng cái lạc thú chồng chồng vợ vợ” (Công luận báo số 2255) , Lê Trọng Hậu và Bích Liên (Giọt lệ má hồng)… Thêm vào đó, trong một vài tác phẩm, tình yêu được miêu tả không chỉ là những tình cảm tinh thần mà nó còn đượm màu sắc xác thịt như Lưu Minh Đức với Châu Mung (Khép cửa phòng thu), thầy giáo Thanh và Bạch Tuyết (Khối tình), đây là cái nhìn mới về tình yêu trong xu hướng văn học được hiện đại hoá khi nhà văn chú ý miêu tả cuộc sống thực như nó vốn có và đang tồn tại, khi ý thức cá nhân được hình thành cũng là lúc con người muốn sống trọn vẹn với cái tôi cá nhân của mình. Trong Bó hoa lài, Kỷ Loan là một cô đào tài sắc vẹn toàn của gánh hát xiệc “Góc trời Nam”, nhiều người giàu có say mê muốn kết thân tình với cô nhưng cô đều từ chối vì cô nghĩ “Quan thầy, đốc công, nhiều người cậy mai nói ta, song ta vẫn không ưa, vì ta thấy người ta giàu, người ta ỷ thế, người ta muốn cưới ta là tại đồng tiền của người ta, chớ nào phải người ta có tình với ta” (trang 6). Người mà Kỷ Loan sẽ lựa chọn là “Ta quyết lựa một người bất hạng, sang hèn giàu nghèo, miễn ta khắc ý ta thương là đủ”. (trang 6) Mỗi đêm biểu diễn xong, Kỷ Loan đều nhận được biết bao nhiêu là quà tặng đắt tiền của các công tử giàu có, nhưng cô chú ý đến một món quà tặng đặc biệt là một bông hoa lài của Lê Văn Hảo gởi tặng. Lê Văn Hảo giấu mặt thật, chỉ xuất hiện mang mặt nạ và xưng tên là Tố Tâm. Cũng từ đây Tố Tâm nhiều phen cứu giúp Kỹ Loan thoát khỏi bàn tay chiếm đoạt của Trần Văn Được, cũng như nhiều lần cứu Lê Tứ Hải khỏi cái chết do Trần Văn Được hãm hại. Kỹ Loan cảm mến người có lòng nghĩa hiệp nên nặng lòng thương mến Lê Văn Hảo. Nàng tự nhủ với lòng về một người ý trung nhân “Bấy lâu nay ta quyết trao thân này cho một người nào tài hơn ta, biết trọng nhơn nghĩa, biết mến danh dự là đủ. Ta không cần giàu sang muôn hộ, Tố Tâm có biết chăng? Lê Tứ Hải là người tài hơn ta xong người vẫn còn mến đồng tiền, vì vậy mà ta không ưng” (trang 14). Người Nam Bộ thời kì này đã có thói quen đọc tiểu thuyết dưới hình thức đăng tải nhiều kì trên báo[2]. Chính vì vậy, để thu hút sự chú ý của độc giả và phần nào thoả mãn nhu cầu giải trí của họ, nhà văn cũng hay xây dựng những câu chuyện tình gay cấn, ly kì (Khép cửa phòng thu, Giọt lệ má hồng), những mối tình éo le, trắc trở (Chén thuốc độc, Di hận ngàn thu) chuyện tình tay ba hay chuyện tình giữa cô gái đẹp với nhân vật kỳ bí mang mặt nạ (Khép của phòng thu, Bó hoa lài). Những chuyện tình éo le, những mối quan hệ phức tạp được nhà văn miêu tả chẳng hạn như trong Di hận ngàn thu. Ông còm mi Thảo yêu cô giáo Trọng, muốn cưới cô làm vợ nhưng cha cô giáo Trọng thì lại chê ông còm mi Thảo nghèo, không gả con cho. Còm mi Thảo quyết chí làm giàu bằng cách đi ăn cướp, lấy tên là tư Sơn, cùng với thầy ba Hoành lập đảng cướp Hoàng Sơn, gây ra nhiều vụ cứơp táo bạo, kể cả cướp của nhà ông đốc phủ Tâm, còm mi Thảo trở nên giàu có. Trong khi đó cô giáo Trọng ra Vũng Tàu chơi, chẳng may khi tắm biển gặp tai nạn suýt chết, cô được anh hai An cứu, cô đem lòng yêu anh hai An mà không biết gì về tình cảm của ông còm mi Thảo, còn anh hai An vì chuyện buồn ngày xưa nên không để tâm đến cô giáo Trọng, tìm cách tránh mặt cô. Sau khi ông còm mi Thảo giàu có, cậy người mai mối đến hỏi cưới cô giáo Trọng thì cha của cô vì bị ăn cướp nên sợ nhà giàu, chỉ muốn gả con cho nhà nghèo, ông còm mi Thảo tìm đến cô ba Tràng-một gái làng chơi-để tiêu tiền mà không có một chút tình cảm nào với cô, ngược lại cô ba Tràng yêu ông còm mi sâu đậm…Rõ ràng câu chuyện không mang một nội dung tư tưởng gì thật sự nổi bật, nó chỉ chú ý đến nhu cầu giải trí của một bộ phận công chúng thích sự gay cấn, ly kỳ trong chuyện tình yêu nam nữ mà thôi. Có đôi khi tư tưởng mà nhà văn thể hiện trong tình yêu theo xu hướng hiện đại nhưng nhân vật, bối cảnh dẫn đến một tình yêu vẫn còn dáng dấp của nền văn học trung đại. Đó là chuyện tình giữa người anh hùng, nghĩa hiệp cứu người đẹp, sau đó người con gái cảm ơn cứu giúp và tình yêu nảy nở như trong Bó hoa lài, Di hận ngàn thu, Mộng Hoa…Điều đó cho thấy sự đan xen, dung hoà giữa cái mới và cái cũ trong tiểu thuyết của các nhà văn Nam Bộ đầu thế kỉ XX mà Nguyễn Thế Phương không phải là một ngoại lệ. Người phụ nữ thường được xây dựng trong tác phẩm văn học cả ở văn học dân gian và văn học viết, cả ở văn học trung đại và văn học hiện đại. Họ là hình ảnh phải chịu nhiều đau khổ, bất công trong cuộc sống không chỉ dưới thời phong kiến mà ngay trong thời điểm xã hội có những bứơc chuyển sang hiện đại. Nỗi đau khổ mà họ phải gánh chịu là những nỗi khổ tâm về tinh thần, những đau khổ trong tình yêu, họ là nạn nhân của cường quyền, đồng tiền trong gia đình và cả ngoaì xã hội. Đó là Hồng Hoa và Hồng Nhi (Giọt lệ má hồng), Hoàng Minh Nguyệt, Thanh Hương (Di hận ngàn thu) bị ép buộc về duyên nợ bởi thế lực của đồng tiền và quyền lực; số phận long đong đầy nước mắt của Bích Liên (Giọt lệ má hồng ) bị người hãm hại làm cho tan nhà nát cửa, thất lạc con, chồng chết rồi con cũng chết; bị ngừơi vu oan, đặt tiếng xấu và bị chia rẻ vợ chồng như Ngọc Chất (Đất bằng sấm dậy); người phụ nữ cũng là nạn nhân của những cạm bẫy trong cuộc sống, bị ép buộc vào lầu xanh như Vân (Chén thuốc độc), hay đã trở thành những cô gái giang hồ như Bạch Tuyết (Khối tình), cô ba Tràng (Lửa phiền cháy gan). Trong Cô ba Trà của Nguyễn Ý Bửu, số phận của người phụ nữ bị đẩy đến bước đường cùng, phải vào chốn thanh lâu khó có thể sống một cụôc đời bình thường trong xã hội. Sau khoảng thời gian sống phóng túng, làm cho bao nhiêu chàng trai phải điên đảo vì mình, cô ba Trà bị mắc bệnh, thuốc thang không khỏi phải bán hết gia tài, cuối cùng chết trong cảnh nghèo khó, nhận sự bố thí của nhà nước. Đoạn cuối trong đời cô thật bi thảm: “trong mình không có một đồng xu. Bà con thân quyến chẳng một ai, nhà nước phải ra ơn bố thí.” (trang 276) Cái nhìn của Nguyễn Thế Phương về thân phận những con người bất hạnh thật sự là cái nhìn nhân đạo. Mõi nhân vật dù là một cô gái giang hồ đi nữa thì họ cũng có tư cách là một con người, cũng có quyền yêu, được yêu và được hưởng hạnh phúc gia đình, có khi đó chỉ là hạnh phúc ngắn ngủi nhưng vẫn thật đáng trân trọng như Bạch Tuyết trong Khối tình, sau khi trải qua cuộc sống của một cô gái giang hồ, cô được thầy giáo Thanh thương yêu, được kết nghĩa vợ chồng với thầy giáo Thanh và khi cô qua đời thầy giáo Thanh đã nguyện sẽ không cùng với ai khác nối dây cầm sắc để tron đời nhớ đến cô. Hay như cô ba Tràng trong Lửa phiền cháy gan, cô được quen biết với ông còm mi Thảo, được ông còm mi Thảo thông cảm với quãng đời quá khứ và kết nghĩa vợ chồng. Thân phận người kĩ nữ mà Nguyễn Du từng đau xót: “Sống làm vợ khắp người ta, Đến khi thác xuống làm ma không chồng” đã thực sự thay đổi với sự miêu tả ở một thời đại mới trong tiểu thuyết Nguyễn Thế Phương. Không chỉ có vậy, trong tiểu thuyết của ông, chân dung của người phụ nữ còn là những con người có ý thức khẳng định vị trí, vai trò, tài năng trong xã hội như nàng Kỹ Loan trả lời người đóng giả mẹ nàng là bà Nguyễn Thị Hồ Sen (Bó hoa lài) như sau: “Con không phải là tiền của dư muôn, ruộng nương cò bay thẳng cánh, song con không đến nỗi sau này con nghèo được nên con tính lựa một người chồng văn chương giỏi đặng sau này hiệp với con mở một tờ báo quốc âm, trước là giúp cho phe nữ giới mau bước lên đài văn minh tiến bộ, sau yêu cầu chính phủ những quyền lợi của quốc dân, ngoài ra con không có ý nguyện gì khác nữa” (trang 173) Con người bình thường của cuộc sống đời thường như các nhân vật được miêu tả trong tiểu thuyết của Nguyễn Thế Phương mang nhiều bi kịch, đau thương. Cũng chính trong những trái ngang, bi kịch, những thử thách gian truân của cuộc đời mà con người mới thể hiện được bản chất thật của mình, có kẻ lọc lừa, giả dối, mưu mô, thủ đoạn, hám danh hám lợi nhưng cũng có người ngay thẳng, thuỷ chung, hiếu nghĩa vẹn toàn. Chính vì Nguyễn Thế Phương đi sâu khai thác cuộc sống đời tư của con người với những chi tiết cụ thể trong những cảnh đời riêng, giải quyết mối quan hệ giữa con người với con người như cha mẹ với con cái, vợ chồng, tình yêu lứa đôi, mối quan hệ giữa con người với đồng tiền và quyền lực, Nguyễn Thế Phương đã thực sự miêu tả cuộc sống trong như nó đang tồn tại, đang vận động. Đây là một hiện thực mới mà nhà văn và những người cùng thời với ông đã mở đường để hình thành nên hướng đi cho văn học Việt Nam hiện đại và tiểu thuyết của ông đã có những đặc điểm của tiểu thuyết hiện đại. Là một trí thức Tây học nhưng vốn xuất thân từ phương Đông, ảnh hưởng nhiều từ nền tảng Nho giáo, trong buổi giao thời ở những năm đầu thế kỉ XX, cái nhìn của nhà văn trong sự dung hoà giữa yếu tố mới và cũ. Những tư tưởng tự do, tiến bộ của phương Tây vẫn còn xen lẫn với quan điểm trung, hiếu, tiết, nghĩa của Nho giáo. Tôn Thất Dụng đã nhận xét về tính phức tạp của nội dung văn học Nam Bộ những năm đầu thế kỉ XX như sau: “khi đi vào phân tích các tác phẩm tiểu thuyết văn xuôi tiếng Việt ở Nam Bộ thời kì này chúng ta sẽ thấy biên bị giao động giữa cái mới và cái cũ còn nhiều điểm chưa thật rõ ràng, ranh giới giữa các phạm trù có khi còn chưa phân định được. Điều này cũng chứng tỏ là giai đoạn giao thời của văn học Nam Bộ còn nảy sinh những vấn đề mang tính trung gian”. (số 10 trang 31) Trong số tiểu thuyết của Nguyễn Thế Phương ở những năm đầu thế kỉ XX thì Chuyện lạ ở Hy Mã được nhà văn đề tựa là nhi đồng tiểu thuyết. Câu chuyện có dáng vẻ của truyện cổ dân gian đặt trong không gian hiện đại với những địa danh xác định là “Gần chợ Tân Mỹ, tại thôn Lý Bính, hai anh em họ Trường cất nhà ở gần nhau” (trang 1). Người em là Trường Cang thông minh, chịu khó làm ăn nhưng nghèo khó, người anh là Trường Khanh giàu có, ngu ngốc và tham lam. Khi con trâu của mình bị người anh giết chết, người em phơi da trâu đi bán, tình cờ chứng kiến chuyện ngoaị tình của một bà huyện với anh chà và, anh ta làm tiền anh chà và để che giấu dự thật và bán tấm da trâu được một ngàn năm trăm đồng. Người em về khoe với người anh, người anh tham lam cũng bắt chước em giết con trâu của mình và đem da đi bán nhưng không ai mua, anh ta nghĩ rằng người em đã gạt mình nên tìm cách trả thù người em. Anh ta đến nhà người em, định giết người em chết đi nhưng giết lầm bà mẹ của người em. Lần này Trường Cang cũng tìm cách kiếm tiền từ cái xác của bà mẹ mình. Anh ta cũng kiếm được rất nhiều tiền và về khoe với Trường Khanh. Trường Khanh lại nổi lòng tham, giết mẹ của mình rồi cũng bắt chước người em đi bán thây ma nhưng mọi người cho rằng anh ta bị điên, quan phủ bắt bỏ tù. Mãn hạn tù, anh ta trở về lại tìm cách trả thù em nhưng lân này người em cũng thoát chết còn anh ta vì cả tin theo lời người em với lòng tham vô đáy nên chuốc lấy cái chết thê thảm. Người em từ đó về sau tận hưởng cuộc sống giàu có, an nhàn. Kết thúc câu chuyện theo quan niệm ở hiền gặp lành, ác giả ác báo, như vậy câu chuyện có dụng ý giáo dục đạo đức cho con người, phải sống lương thiện, tránh làm những điều ác nhân. Đồng thời đây cũng là bài học về cách ứng xử trong cuộc sống, con người phải biết tuỳ hoàn cảnh mà lựa chọn thái độ và hành vi ứng xử cho phù hợp, không nên bắt chước một cách rập khuôn, máy móc theo người khác. Tuy nhà văn có chú ý đến đối tượng công chúng là thiếu nhi, một đối tượng mới trong văn học viết ở những năm đầu thế kỉ XX nhưng chi tiết nhà văn đưa vào tác phẩm chưa thật phù hợp với đối tượng này, nhất là khi Trường Cang lợi dụng cái chết của mẹ mình để kiếm tiền, hay vì tham lam mà Trường Khanh giết luôn cả mẹ mình và đem bán, chi tiết này không có tác dụng tốt trong việc hình thành nhân cách cho trẻ em, nó cũng phản cảm với đối tượng độc giả là người trưởng thành. MỤc lỤc Dẫn nhập Chương 1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Thế Phương 1.1 Nam Bộ những năm đầu thế kỉ XX 1.1.1 Kinh tế - Chính trị - Xã hội 1.1.2 Văn hóa - Giáo dục 1.1.3 Báo chí - Văn học 1.2 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Thế Phương 1.2.1 Cuộc đời 1.2.2 Sự nghiệp sáng tác Chương 2. Những nội dung chính trong tiểu thuyết của Nguyễn Thế Phương 2.1 Tâm lý, xã hội 2.2 Trinh thám, võ hiệp Chương 3. Nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Thế Phương 3.1 Kết cấu 3.1.1 Các loại kết cấu 3.1.2 Kết thúc tác phẩm 3.1.3 Điểm nhìn trần thuật của nhà văn 3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 3.2.1 Ngoại hình nhân vật 3.2.2 Nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật 3.3 Ngôn ngữ 3.3.1 Ngôn ngữ kể chuyện 3.3.2 Ngôn ngữ đối thoại 3.3.3 Ngôn ngữ miêu tả thiên nhiên Kết luận Phụ lục Tài liệu tham khảo [1] Tôn Thất Dụng, Sự hình thành và vận động của thể loại tiểu thuyết văn xuôi tiếng Việt ở Nam Bộ giai đoạn cuối thế kỉ XIX đến 1932, luận án tiến sĩ, ĐHSP TP.HCM, 1993, trang 96. [2] Tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nguyễn Kim Anh chủ biên, NXB Đại học Quốc gia TP. HCM trang 103.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflv_ngon_ngu_hoc_31__4216.pdf