Luận văn Tìm hiểu tỷ lệ đồng nhiễm HBV, HCV và kiến thức về bệnh viêm gan virut B, C trên bệnh nhân HIV/ AIDS điều trị tại phòng khám ngoại trú HIV bệnh viện Bạch Mai

Đề tài: Tìm hiểu tỷ lệ đồng nhiễm HBV, HCV và kiến thức về bệnh viêm gan virut B, C trên bệnh nhân HIV/ AIDS điều trị tại phòng khám ngoại trú HIV bệnh viện Bạch Mai ĐẶT VẤN ĐỀ Gần ba thập kỷ sau khi ca bệnh đầu tiên được mô tả vào năm 1981,HIV/AIDS nay đã trở thành đại dịch và lan rộng trên phạm vi toàn cầu. Đến cuối năm 2007 trên toàn thế giới có khoảng 33,2 triệu người nhiễm HIV còn sống [2], trung bình mỗi ngày có khoảng 6.800 người bệnh nhiễm HIV mới và khoảng 5.700 người tử vong vì AIDS. Cho đến nay HIV vẫn là căn bệnh lây truyền nguy hiểm nhất đe dọa sức khỏe cộng đồng. Ở Việt Nam, theo báo cáo của bộ Y Tế, tính đến cuối năm 2009, số lượng người mắc HIV hiện còn sống là 160.019 người, số bệnh nhân AIDS hiện còn sống là 35.603 và 44.540 trường hợp tử vong do AIDS [3]. Đồng thời với việc thu được những kết quả bước đầu trong việc phòng bệnh thì công tác chăm sóc, hỗ trợ, điều trị cũng có những tiến bộ đáng kể. Từ năm 2005, dưới sự hỗ trợ của Quỹ Hỗ trợ khẩn cấp của tổng thống Hoa Kỳ (PEPFAR), số người được tiếp cận điều trị với thuốc ARV ngày càng tăng. Tính đến cuối năm 2009, trên toàn quốc có 42.000 người đã được điều trị thuốc kháng virus (ARV) [28]. Việc điều trị thuốc ARV đã làm kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân, cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm nguy cơ lây nhiễm và đặc biệt là giảm được hiện tượng kỳ thị và phân biệt đối xử, giúp cho bệnh nhân tái hòa nhập với cộng đồng [12]. Tuy nhiên, điều trị ARV trên bệnh nhân HIV hết sức khó khăn và phức tạp bởi họ luôn phải đối diện với rất nhiều các bệnh lý nhiễm trùng cơ hội và đồng nhiễm trong đó có viêm gan virus B, C. Nhiễm HIV làm cho bệnh cảnh của viêm gan virus tiến triển nhanh hơn dẫn đến làm tăng tỷ lệ xơ gan và ung thư gan [27]. Ngoài ra, việc đồng nhiễm với virus viêm gan này có thể ảnh hưởng tới quá trình điều trị thuốc ARV do vấn đề tương tác thuốc, hội chứng phục hồi miễn dịch (IRS), gây khó khăn trong việc tuân thủ điều trị, tăng gánh nặng bệnh tật và nguy cơ tử vong cho bệnh nhân HIV/AIDS [32, 36]. Cho đến nay ở Việt Nam, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về viêm gan B và C nói chung nhưng còn rất ít nghiên cứu về tỷ lệ đồng nhiễm của virus viêm gan B, C trên đối tượng bệnh nhân HIV cũng như kiến thức của bệnh nhân về các bệnh viêm gan virus này. Vì vậy để giúp các bác sĩ lâm sàng bước đầu có một cái nhìn cụ thể và rõ ràng hơn về tình hình đồng nhiễm virus viêm gan trên các bệnh nhân HIV trước khi lựa chọn phác đồ điều trị ARV thích hợp cho bệnh nhân, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu: 1- Xác định tỷ lệ đồng nhiễm HBV, HCV ở những bệnh nhân HIV dương tính đang điều trị tại phòng khám ngoại trú HIV bệnh viện Bạch Mai. 2- Đánh giá kiến thức về đường lây truyền, cách phòng tránh viêm gan virus B, C trên bệnh nhân HIV đang điều trị tại phòng khám ngoại trú HIV bệnh viện Bạch Mai. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số đặc điểm của HIV, HCV, HBV 1.1.1. Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) 1.1.2. Virus viêm gan C (HCV 1.1.3. Virus viêm gan B (HBV) 1.2. Tình hình nhiễm HIV, HBV, HCV tại Việt Nam và trên thế giới 1.2.1 Tình hình nhiễm HIV trên thế giới 1.2.2. Tình hình nhiễm HIV tại Việt Nam 1.2.3 Tình hình nhiễm HCV trên thế giới 1.2.4 Tình hình nhiễm HCV tại Việt Nam 1.2.5 Tình hình nhiễm HBV trên thế giới 1.2.6 Tình hình nhiễm HBV tại Việt nam 1.3. Đường lây truyền của HIV, HBV, HCV 1.4 Cách phòng bệnh HIV, viêm gan B, C 1.5 Tình hình nhiễm HBV, HCV trên bệnh nhân HIV tại Việt Nam CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu 2.1.1 Số lượng, đặc điểm đối tượng nghiên cứu 2.1.2 Tiêu chuẩn chọn lựa mẫu nghiên cứu 2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ 2.1.4 Phân nhóm đối tượng 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Cỡ mẫu, chọn mẫu nghiên cứu 2.2.2 Thiết kế nghiên cứu 2.2.3 Nội dung nghiên cứu và biến số nghiên cứu 2.2.4 Thu thập số liệu 2.2.5 Xử lý số liệu 2.2.6 Đạo đức trong nghiên cứu 2.2.7 Địa điểm nghiên cứu, thời gian nghiên cứu CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Mô tả đặc điếm về nhân chủng học của quần thể nghiên cứu 3.1.1 Giới tính 3.1.2 Tuổi 3.1.3 Nghề nghiệp 3.1.4 Địa chỉ 3.1.5 Sử dụng ma túy 3.1.6 Đường lây truyền HIV 3.2. Tình hình đồng nhiễm virus viêm gan B, C trên các bệnh nhân HIV 3.2.1 Tỷ lệ đồng nhiễm HBV, HCV 3.2.2 Phỏng đoán về đường lây truyền viêm gan trên các bệnh nhân viêm gan virus 3.3 Đồng nhiễm virus viêm gan B, C trên bệnh nhân HIV và một số yếu tố liên quan 3.3.1 Tỷ lệ tiêm phòng vaccine viêm gan B 3.3.2 Tỷ lệ nhiễm phối hợp HIV, HBV, HCV theo giới 3.4 Kiến thức về viêm gan virus B, C 3.4.1 Kiến thức về đường lây truyền cảu viêm gan virus B 3.4.2 Kiến thức về đường lây truyền của virus viêm gan C 3.4.3 Kiến thức về cách phòng viêm gan virus B 3.4.4 Kiến thức về việc tiêm phòng vaccine viêm gan virus B 3.4.5 Nhận xét về chi phí điều trị viêm gan virus B, C 3.4.6 Đánh giá về khả năng chữa khỏi của bệnh nhân về HIV, viêm gan virus B, C 3.4.7 Đánh giá so sánh mức độ nguy hiểm của HIV, viêm gan B, C 3.5 Giai đoạn lâm sàng và các chỉ số xét nghiệm 3.5.1 Giai đoạn lâm sàng HIV 3.5.2 Số lượng tế bào TCD4của người bệnh khi bắt đầu điều trị 3.5.3 Các chỉ số xét nghiệm CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 4.1 Các đặc điểm chung về nhân chủng học của bệnh nhân nghiên cứu 4.1.1 Giới tính 4.1.2 Tuổi 4.1.3 Nghề nghiệp 4.1.4 Địa chỉ 4.1.5 Tỷ lệ nghiện ma túy 4.2 Tình hình đồng nhiễm HBV, HCV trên bệnh nhân HIV 4.2.1 Tỷ lệ đồng nhiễm HCV/HIV 4.2.2 Tỷ lệ đồng nhiễm HBV-HIV 4.2.3 Đường lây truyền của các bệnh nhân mắc viêm gan virus B, C 4.3 Kiến thức của bệnh nhân HIV về HBV và HCV 4.4 Kết quả xét nghiệm CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN

doc62 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4632 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu tỷ lệ đồng nhiễm HBV, HCV và kiến thức về bệnh viêm gan virut B, C trên bệnh nhân HIV/ AIDS điều trị tại phòng khám ngoại trú HIV bệnh viện Bạch Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9]. Tên nghiên cứu Đối tượng Tỷ lệ (%) Lã Thị Nhãn -1995- TPHCM Người bình thường 4,31 Đỗ Trung Phấn -1995 - HN Người bình thường 1,9 Nguyễn Thị Y Lăng -1995 - HN Nhân viên y tế 1,9 Bảng 03: Tỷ lệ nhiễm HCV trong một số nghiên cứu trước đây tại Việt Nam Theo nghiên cứu của Trương Thị Xuân Liên trên một số đối tượng tại TP Hồ Chí Minh cho kết quả về tỷ lệ nhiễm viêm gan virus C như sau: Trên người tiêm chích ma túy là 96,2%, nhiễm HIV là 73,6%, bệnh nhân xơ gan 47,8%, bệnh nhân viêm gan là 26,6%, ung thư gan 23,2%, người cho máu 14%, gái mãi dâm là 9,9%, nhân viên y tế là 3,28% và người bình thường là 2,53% [11]. 1.2.5 Tình hình nhiễm HBV trên thế giới Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới hiện có tới 5-6% dân số toàn thế giới mang virus viêm gan B (khoảng 400 triệu người) và phần lớn số người nhiễm này thuộc các nước đang phát triển. Dựa vào tỷ lệ HBsAg dương tính và AntiHBs dương tính trong cộng đồng mà Tổ chức Y tế Thế giới đã chia thành 3 khu vực lưu hành HBV như sau: [17, 20, 25] Khu vực lưu hành HBV thấp: Tỷ lệ HBsAg dương tính 0,1 – 0,5%, kháng thể HBs dương tính 4-6%. Bảng 04: Các khu vực có tỷ lệ lưu hành HBV ở mức thấp. Khu vực Tên nước Tỷ lệ (%) Châu Âu Tây Âu-Bắc Âu 0,1-0,8 Châu Mỹ Nam Mỹ, Caribe 0,1-1,6 Châu Úc Úc, Newzealand 0,1 Khu vực lưu hành HBV trung bình: Tỷ lệ HBsAg dương tính 2-7%, tỷ lệ Anti HBs dương tính 20-55%. Bảng 05: Các khu vực có tỷ lệ lưu hành HBV ở mức trung bình Khu vực Tên nước Tỷ lệ (%) Châu Á Ấn Độ 2-5 Indonesia 5,2 Châu Mỹ la tinh Trung Mỹ 2,1-4,1 Khu vực lưu hành HBV ở mức cao: Tỷ lệ HBsAg dương tính 8-20%, tỷ lệ Anti HBs dương tính 70 – 95% Khu vực Tên nước Tỷ lệ(%) Châu Á Trung Quốc 14,5 Thái Lan 25 Châu Úc Thổ dân Úc 26-28 Bảng 06: Các khu vực có tỷ lệ lưu hành HBV ở mức cao Theo thông báo của tổ chức y tế thế giới, mỗi năm có khoảng 2 triệu người chết liên quan đến viêm gan B, 70-80% các trường hợp ung thư gan là do viêm gan B, 25% số người mang HBV mạn tính chết vì xơ gan và ung thư gan. Những người nhiễm HBV có nguy cơ ung thư gan cao gấp 100 lần những người không nhiễm HBV. Do vậy việc phòng lây nhiễm HBV là rất cần thiết [18, 17, 22]. 1.2.6 Tình hình HBV tại Việt Nam Việt Nam nằm trong vùng lưu hành HBV cao, tỷ lệ viêm gan B trong quần thể từ 10 -15% đặc biệt có những vùng tỷ lệ này lên đến trên 20% [9, 5]. Bảng 07: Tỷ lệ nhiễm HBV trong một số nghiên cứu tại Việt Nam [19,16,] Tên tác giả, năm nghiên cứu đề tài Tỷ lệ (%) Vũ Triệu An – Quần thể - 1987 15 Ngô Qung Lực – Quần thể - 1987 15 Nguyễn Thu Vân – Người khỏe mạnh – Hà Bắc 25 Đỗ Trung Quân – Quần Thể - 1995 16,5 1.3. Đường lây truyền HIV, HBV, HCV. HIV, HCV, HBV là ba loại virus có đường lây truyền giống nhau đó là đường máu tuy vậy phương thức lây truyền của của chúng thường được nhắc đến 3 phương thức:[16] - Lây truyền qua tiêm truyền không an toàn: tiêm chính chung kim tiêm, truyền máu không an toàn, các thủ thuật ngoại khoa… - Lây truyền tử mẹ sang con: có thể lây truyền trong quá trình mang thai hay trong lúc sinh nở. - Lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn. Tuy nhiên mức độ lây truyền của từng virus ở từng phương thức lây truyền là khác nhau. 1.4. Cách phòng bệnh HIV, viêm gan B, C Hiện nay chỉ có HBV là có vaccine phòng bệnh còn HIV và viêm gan C chưa tìm được vaccine phòng. Chính vì vậy biện pháp tốt nhất để phòng viêm gan B là tiêm phòng nhưng sau khi hoàn tất việc tiêm phòng phải đảm bảo trong huyết thanh có kháng thể phòng bệnh Anti-HBs và phải tiêm nhắc lại theo khuyến cáo. Do chưa có vaccine phòng bệnh nên việc phòng bệnh tốt nhất đối với HIV và viêm gan C là tránh đường lây truyền như: không dùng chung bơm kim tiêm, quan hệ tình dục an toàn, phòng lây nhiễm từ mẹ sang con… 1.5. Tình hình HBV,HCV trên bệnh nhân HIV tại Việt Nam Cho đến nay tại Việt Nam hầu như chưa có một nghiên cứu chính thức nào về tỷ lệ đồng nhiễm HBV, HCV trên các đối tượng nhiễm HIV nói chung mà chỉ có một vài nghiên cứu trên một nhóm đối tượng hay một khu vực, ví dụ như: trên đối tượng nghiện chích ma túy khoảng 30% nhiễm HBV và 70% nhiễm HCV. Còn tỷ lệ đồng nhiễm HIV với HCV hoặc HBV lên đến 89,3% trên các đối tượng nghiện chích ma túy [34]. Hay trên các đối tượng HIV dương tính tại Quảng Ninh thì HIV- HBV: 20,6%; HIV-HCV: 88,4%; HIV-HCV-HBV: 19,1% [10], đặc biệt trong nhóm sử dụng tiêm chích ma túy, ước đoán khoảng 30% nhiễm HBV và 70% nhiễm HCV [37]. CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Số lượng, đặc điểm đối tượng nghiên cứu Tất cả các bệnh nhân nhiễm HIV đang tham gia điều trị tại phòng khám ngoại trú HIV khoa Truyền nhiễm bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ ngày 20 tháng 11 năm 2009 đến ngày 31 tháng 5 năm 2010. 2.1.2. Tiêu chuẩn chọn lựa mẫu nghiên cứu. - Các bệnh nhân đã được xét nghiệm khẳng định HIV dương tính. - Bệnh nhân đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện đăng ký điều trị ARV tại phòng khám như: giấy xác nhận khẳng định HIV(+) bản gốc, photocopy giấy chứng minh nhân dân, ký xác nhân vào phiếu tham gia điều trị, có người hỗ trợ điều trị… - Các bệnh nhân đều tham gia vào nghiên cứu một cách tự nguyện sau khi đã được người nghiên cứu thông báo và giải thích về mục đích của nghiên cứu cũng như quyền lợi của người tham gia nghiên cứu. 2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ - Những bệnh nhân từ chối không tham gia vào nghiên cứu. - Những bệnh nhân điều kiện sức khỏe không cho phép như lú lẫn, gặp khó khăn trong việc giao tiếp. 2.1.4. Phân nhóm đối tượng Bệnh nhân được chia thành 5 đợt theo các đợt lấy thuốc theo lịch của phòng khám ngoại trú HIV bệnh viện Bạch Mai. Đợt 1: 14 bệnh nhân. Đợt 4: 18 bệnh nhân. Đợt 2: 14 bệnh nhân. Đợt 5: 17 bệnh nhân Đợt 3: 25 bệnh nhân.. Tổng cộng 88 bệnh nhân, có danh sách kèm theo tại phụ lục 1 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Cỡ mẫu, chọn mẫu nghiên cứu Số bệnh nhân tham gia điều trị tại phòng khám từ 20 tháng 11 năm 2009 đến 31 tháng 5 năm 2010 là 100 bệnh nhân. Sau khi đã xét các tiêu chẩn lựa chọn và loại bỏ các bệnh nhân theo tiêu chuẩn loại trừ thì số bệnh nhân tham gia nghiên cứu là 88 bệnh nhân (có danh sách kèm theo tại phụ lục 1) 2.2.2. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu thuộc loại nghiên cứu mô tả cắt ngang. 2.2.3. Nội dung nghiên cứu và biến số nghiên cứu - Một số đặc điểm về mẫu nghiên cứu như: tuổi, nhóm tuổi, giới, tỉnh thành sinh sống, tình hình sử dụng ma túy. - Tỷ lệ đồng nhiễm HBV/HIV, HCV/HIV, HBV/HCV/HIV. - Đánh giá kiến thức của bệnh nhân về đường lây truyền, cách phòng chống bệnh viêm gan virus B, C và một vài yếu tố liên quan. - Giai đoạn lâm sàng bệnh HIV, giá trị TCD4 và một vài giá trị xét nghiệm như: AST, ALT, bilirubil… 2.2.4. Thu thập số liệu Việc thu thập số liệu cho nghiên cứu gồm hai phần là phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân và phần lấy thông tin từ hồ sơ bệnh án. - Phần phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân, bệnh nhân sau khi đã được nhân viên y tế giải thích về nghiên cứu sẽ được phỏng vấn trực tiếp bởi người nghiên cứu theo mẫu của bộ câu hỏi (phụ lục 2). Địa điểm tại phòng khám ngoại trú HIV bệnh viện Bạch Mai. - Phần thông tin lấy từ hồ sơ bệnh án ngoại trú, bao gồm các thông tin trong bộ câu hỏi (phụ lục 2). Việc lấy các thông tin này đã được sự đồng ý của lãnh đạo khoa và lãnh đạo phòng khám. Việc lấy thông tin được diễn ra ngay tại phòng khám ngoại trú HIV bệnh viện Bạch Mai. - Người thu thập số liệu chính là Vũ Dũng – sinh viên lớp SN19 khoa Điều dưỡng trường Đại học Thăng Long. Ngoài ra còn có sự hỗ trợ của các sinh viên Phan Kim Hương, Khuất Thị Yến,Hà Hải Long đều là sinh viên lớp SN19 khoa Điều dưỡng trường Đại học Thăng Long. - Tập huấn thu thập số liệu và thử nghiệm bộ câu hỏi ngày 22 tháng 3 năm 2010 trên 5 bệnh nhân. Sau khi thử nghiệm đã có sự chỉnh sửa bộ câu hỏi, rút kinh nghiệm và bắt đầu phỏng vấn, thu thập số liệu từ ngày 31 tháng 3 năm 2010. - Phương tiện thu thập số liệu là bộ câu hỏi (phụ lục 2). Bộ câu hỏi được xây dựng dựa trên mục tiêu của nghiên cứu. 2.2.5. Xử lý số liệu - Số liệu sau khi được thu thập thông qua bộ câu hỏi đã được mã hóa, nhập liệu và xử lý bằng phần mềm SPSS 13.0. Việc tính toán bao gồm các tỷ lệ, các giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình, trung vị, so sánh tìm mối liên quan giữa các biến. 2.2.6. Đạo đức trong nghiên cứu - Nghiên cứu đã được sự ủng hộ và chấp thuận của lãnh đạo khoa truyền nhiễm bệnh viện Bạch Mai cũng như ban lãnh đạo của phòng khám ngoại trú HIV khoa truyền nhiễm bệnh viện Bạch Mai. - Các đối tượng khi tham gia vào nghiên cứu đã được giải thích rõ ràng về mục đích của nghiên cứu và tự nguyện tham gia vào nghiên cứu. - Vì bất kỳ một lý do nào mà bệnh nhân không tham gia nghiên cứu hay bỏ cuộc trong quá trình nghiên cứu cũng sẽ đều được tôn trọng và không bị phân biệt đối xử. - Các số liệu khi công bố chỉ thể hiện số liệu của toàn thể mẫu nghiên cứu chứ không chỉ đích danh một người nào. - Tất cả các thông tin về bệnh nhân trong bộ câu hỏi phỏng vấn và bệnh án ngoại trú đều được giữ bí mật. - Qúa trình phỏng vấn bệnh nhân được diễn ra kín đáo, đảm bảo tính riêng tư. 2.2.7. Địa điểm nghiên cứu, thời gian nghiên cứu: - Nghiên cứu được tiến hành tại khoa truyền nhiễm bệnh viện Bạch Mai - Thời gian nghiên cứu từ ngày 20 tháng 11 năm 2009 đến 31 tháng 5 năm 2010. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Mô tả đặc điểm về nhân chủng học của quần thể nghiên cứu 3.1.1. Giới tính Biểu đồ 01: Sự phân bố mẫu nghiên cứu theo giới Nhận xét: Trong số 88 bệnh nhân tham gia nghiên cứu thì số lượng nam giới là 60 bệnh nhân (68,2%), gấp hơn 2 lần nữ giới 28 bệnh nhân (31,8%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. 3.1.2. Tuổi Biểu đồ 02: Sự phân bố mẫu nghiên cứu theo nhóm tuổi. Nhận xét: Tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu này là 35,6 ± 9,5. Bệnh nhân nhiều tuổi nhất là 64 tuổi và bệnh nhân ít tuổi nhất là 23 tuổi. Bệnh nhân ở độ tuổi từ 18 đến 34 chiếm tỷ lệ lớn nhất 63,2%, nhóm tuổi trên 54 chiếm tỷ lệ nhỏ nhất 9,2% còn lại là nhóm tuổi từ 35 đến 54 chiếm tỷ lệ 27,6%. 3.1.3. Nghề nghiệp Bảng 08: Sự phân bố mẫu theo nhóm nghề nghiệp Nghề nghiệp Số lượng Phần trăm Cán bộ 12 13,6 Công nhân 13 14,8 Kinh doanh 3 3,4 Kỹ sư 3 3,4 Lái xe 4 4,5 Làm ruộng 6 6,8 Sinh viên 1 1,1 Tự do 46 52,3 Tổng số 88 100 Nhận xét: Nghề nghiệp chủ yếu của bệnh nhân là tự do (52,27%) tiếp đến là công nhân và cán bộ lần lượt là 14,77% và 13,64 % còn lại là các ngành nghề khác như: kinh doanh, kỹ sư, lái xe, nông dân và sinh viên chiếm tỷ lệ rất nhỏ. 3.1.4. Địa chỉ Bảng 09: Sự phân bố của mẫu theo tỉnh thành. Tỉnh Số lượng Tỷ lệ (%) Hà nội 36 40,9 Ninh bình 6 6,8 Bắc ninh 5 5,7 Quảng ninh 5 5,7 Nam định 5 5,7 17 tỉnh thành khác 31 35,2 Nhận xét: Bệnh nhân chủ yếu đang sống tại Hà nội chiếm 40,9%. Tuy nhiên mặc dù hầu như các tỉnh đều có phòng khám ngoại trú nhưng bệnh nhân từ các tỉnh khác vẫn đến đây điều trị chiếm tới 59,1% chủ yếu từ Ninh bình 6,8%, Bắc ninh, Quảng ninh, Nam định đều chiếm 5,7%, còn lại đến từ 17 tỉnh thành khác của miền Bắc và miền Trung như: Bắc giang, Hà nam, Hà tĩnh, Hải dương, Hải phòng, Hưng yên, Lai châu, Lạng sơn, Lào cai, Nghệ an, Phú thọ, Sơn la, Thái bình, Thanh hóa, Tuyên quang, Vĩnh phúc , Yên bái . 3.1.5. Sử dụng ma túy. - Tỷ lệ bệnh nhân có sử dụng ma túy. Biểu đồ 03: Tỷ lệ sử dụng ma túy Bảng 10:Tỷ lệ nghiện ma túy theo giới. Giới tính Tổng Nam Nữ n % n % n % Có nghiện ma túy 26 29,6 1 1,1 27 30,7 Không nghiện ma túy 34 38,6 27 30,7 61 69,3 Tổng 60 68,2 28 31,8 88 100 Nhận xét: Số bệnh nhân nghiện ma túy là 27 bệnh nhân chiếm 30,7%. Gần như toàn bộ là nam giới. Kết quả cũng chỉ ra rằng tỷ lệ nghiện ma túy ở nam giới là 43,3%, trong khi đó ở nữ giới chỉ là 3,6%. 3.1.6 Đường lây truyền HIV Bảng 11: đường lây truyền HIV Đường lây Số lượng Tỷ lệ (%) QHTD với vợ, chồng 20 22,7 Lây do QH gái mại dâm 19 21,6 TCMT 21 23,9 Đường khác 5 5,7 Không biết/ không trả lời 23 26,1 Tổng số 88 100 Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm bệnh nhân nhiễm HIV do quan hệ tình dục không an toàn chiếm 44,3%, trong đó do quan hệ với vợ hoặc chồng bị nhiễm HIV là 22,7% và lây do quan hệ với gái mại dâm là 21,6%. Nhóm lây do tiêm chích ma túy chiếm 23,9% và lây do các đường khác như săm môi, tai nạn…là 5,7%. Nhóm bệnh nhân không biết mình lây nhiễm HIV từ đâu chiếm 26,1%. 3.2 Tình hình đồng nhiễm virus viêm gan B, C trên các bệnh nhân HIV 3.2.1 Tỷ lệ đồng nhiễm HBV, HCV Bảng 12: Tỷ lệ đồng nhiễm HBV/HIV, HCV/HIV, HBV/HCV/HIV n = 84 Tỷ lệ (%) HIV/HBV 14 16,7 HIV/HCV 40 47,6 HIV/HBV/HCV 5 5,9 Không đồng nhiễm viêm gan B, C 35 41,7 Nhận xét: - Tỷ lệ bệnh nhân HIV có đồng nhiễm viêm gan B là 16,7%. Không được trích dẫn tài liệu hoặc comment vào phần kết quả NC - Tỷ lệ bệnh nhân HIV có đồng nhiễm viêm gan C chiếm tỷ lệ cao (47,6% ). - Tỷ lệ bệnh nhân HIV đồng nhiễm cả viêm gan virus B và viêm gan virus C là 5,9%. - Có 35 bệnh nhân tương đương 41,7% không mắc viêm gan virus B hoặc C. 3.2.2. Phỏng vấn về đường lây truyền viêm gan của các bệnh nhân viêm gan virus. Bảng 13: Đường lây truyền của các bệnh nhân viêm gan virus B, C. Đường lây truyền Số lượng Tỷ lệ (%) Do tiêm chích ma túy 9 27,3 Do quan hệ tình dục 5 15,2 Do ăn uống 1 3.0 Không biết 18 54,5 Tổng 33 100 Nhận xét: Trong 33 bệnh nhânđược hỏi cho rằng mình bị viêm gan virus thì có trên một nửa số bệnh nhân (54.5%) không biết mình lây truyền từ đâu, theo cách nào. Còn lại 27,3% bệnh nhân cho rằng mình nhiễm do tiêm chích ma túy, 15,2% cho rằng nhiễm do quan hệ tình dục không an toàn và đặc biệt có 1 trường hợp cho rằng lây do ăn uống. 3.3 Đồng nhiễm virus viêm gan B, C trên bệnh nhân HIV và một số yếu tố liên quan 3.3.1 Tỷ lệ tiêm phòng vaccine viêm gan B Bảng 14: Tỷ lệ tiêm phòng vaccine viêm gan virus B Tiêm phòng vaccine viêm gan B Số lượng Tỷ lệ (%) Đã từng tiêm phòng 13 14.8 Chưa từng tiêm phòng 65 73,9 Không biết/không trả lời 10 11,4 Tổng 88 100 Nhận xét: trong số 88 bệnh nhân tham gia nghiên cứu có 14,87% bệnh nhân trả lời là đã từng tiêm phòng vaccine viêm gan B. Nhưng trong tất cả các bệnh nhân đã từng tiêm phòng viêm gan B thì chưa bệnh nhân nào tiêm đủ 5 mũi theo khuyến cáo, 73,8% bệnh nhân trả lời chắc chắn là chưa từng tiêm phòng viêm gan virus B và 11,3 % bệnh nhân không nhớ rằng mình đã tiêm phòng vaccine này hay chưa. 3.3.2. Tỷ lệ nhiễm phối hợp HIV, HBV, HCV theo giới Bảng 15: Tỷ lệ nhiễm phối hợp các loại virus HIV, HCV, HBV theo giới. Nam (n,%) Nữ (n,%) Tổng p HIV/HBV 11 (18.6) 3 (12.0) 14 (15.9) >0.05 HIV/HCV 37 (62.7) 3 (12.0) 40 (45.5) <0.05 HIV/HBV/HCV 5 (8.5) 0 (0) 5 (5.7) >0.05 Không đồng nhiễm viêm gan virus B, C 16 (27,1) 19 (76) 29 (33.0) <0.05 Tổng số mẫu 59 25 84 Nhận xét: Trong nghiên cứu này , tỷ lệ nhiễm phối hợp HIV với virus viêm gan B ở nam (18,6%) cao gấp 1,5 lần so với nữ (12.0%) sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Tỷ lệ đồng nhiễm HIV với viêm gan virus C ở nam (62,7%) cao gấp hơn 5 lần so với nữ (12%) sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p0,05. 3.4 Kiến thức của bệnh nhân về viêm gan virus B, C 3.4.1. Kiến thức về đường lây truyền của viêm gan virus B Bảng16: Kiến thức về đường lây truyền của viêm gan virus B. Mức độ kiến thức Số lượng Tỷ lệ (%) Đúng đủ 22 25,0 Sai 23 26,1 Thiếu 20 22,7 Không biết, không trả lời 23 26,1 Tổng 88 100 Nhận xét: Kết quả nghiên cứu này cho thấy kiến thức về đường lây truyền của virus viêm gan B của bệnh nhân như sau. 25% bệnh nhân có kiến thức đúng và đầy đủ, 23,73% bệnh nhân chưa có kiến thức đầy đủ (không nêu được đầy đủ đường lây truyền của virus HBV), 26,14% bệnh nhân có quan niệm sai về đường lây truyền của virus viêm gan B (lây qua ăn uống, tiếp xúc), 26,14% bệnh nhân không biết về đường lây truyền của virus viêm gan B hoặc không trả lời. 3.4.2 Kiến thức về đường lây truyền của virus viêm gan C Bảng 17: Kiến thức về đường lây truyền của virus viêm gan C. Mức độ kiến thức Số lượng Tỷ lệ (%) Đúng đủ 4 4,5 Sai 17 19,3 Thiếu 9 10,2 Không biết, không trả lời 58 65,9 Tổng 88 100 Nhận xét: Kết quả nghiên cứu này cho thấy kiến thức về đường lây truyền của virus viêm gan C như sau: số bệnh nhân không biết về đường lây truyền của virus HCV rất cao, chiếm tới 65,9% và có tới 19,3% bệnh nhân có quan niệm sai lầm về đường lây truyền của HCV như lây qua ăn uống, tiếp xúc…Trong khi đó chỉ có 4,5 bệnh nhân biết được đúng và đầy đủ về đường lây truyền của HCV còn lại 10,2% bệnh nhân biết về đường lây truyền của virus này nhưng chưa đầy đủ. 3.4.3. Kiến thức về cách phòng viêm gan virus B Bảng 18: Kiến thức về cách phòng viêm gan virus B. Cách phòng viêm gan virus B Số lượng Tỷ lệ (%) Tiêm phòng 38 43,2 Tránh đường lây truyền 14 15,9 Các biện pháp khác 3 3,4 Không biết/không tra lời 33 37,5 Tổng 88 100 Nhận xét: Trong nghiên cứu này khi được hỏi về cách tốt nhất để phòng lây nhiễm virus viêm gan B thì kết quả thu được như sau: 43,2% bệnh nhân chọn cách tiêm phòng, 15,9% bệnh nhân cho rằng cần tránh đường lây truyền của virus, 3,4% bệnh nhân nêu ra các phương pháp khác (các biện pháp bệnh nhân nêu ra hầu như là sai như không dùng chung bát đũa, cốc,…) và có tới 37,5% bệnh nhân không biết hoặc không trả lời được cách tốt nhất để phòng lây nhiễm HBV. 3.4.4. Kiến thức về việc tiêm phòng vaccine viêm gan virus B Bảng 19: Hiểu biết về việc tiêm phòng vaccine viêm gan B. Hiểu biết về việc tiêm phòng vaccine viêm gan B Số lượng Tỷ lệ (%) Biết rõ 7 8,0 Biết nhưng không rõ 18 20,5 Không biết/không trả lời 63 71,6 Tổng 88 100 Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có 71,6% bệnh nhân không biết về lịch tiêm phòng vaccine viêm gan virus B, 20,5% bệnh nhân biết nhưng không rõ và chưa đầy đủ và chỉ có 8,0% bệnh nhân biết rõ ràng và đầy đủ về lịch tiêm phòng vaccine viêm gan virus B. 3.4.5. Nhận xét về chi phí điều trị viêm gan virus B, C Bảng 20: nhận xét về chi phí điều trị viêm gan virus B, C Nhận xét về chi phí điều trị viêm gan virus B, C Số lượng Tỷ lệ (%) Không đắt 7 8,0 Đắt nhưng có khả năng chi trả 24 27,3 Rất đắt, không có khả năng chi trả 22 25,0 Không biết không trả lời 35 39,8 Tổng 88 100 Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy 8,0% bệnh nhân cho rằng chi phí điều trị viêm gan virus là không đắt, 27,3% bệnh nhân cho rằng chi phí đắt nhưng họ có khả năng chi trả được, 25% thì cho rằng chi phí cho điều trị là quá đắt và họ không có đủ kinh tế để chi trả còn lại 39,8% bệnh nhân không biết hoặc không trả lời. 3.4.6. Đánh giá về khả năng chữa khỏi của bệnh nhân về HIV, viêm gan virus B, C Bảng 21: Đánh giá về khả năng chữa khỏi của bệnh nhân về HIV, viêm gan virus B, C Loại bệnh có khả năng chữa khỏi Số lượng Tỷ lệ (%) Viêm gan virus B 18 20,5 Viêm gan virus C 8 9,1 Không bệnh nào chữa khỏi 43 48,9 Không biết không trả lời 11 12,5 Viêm gan virus B và HIV 1 1,1 Cả viêm gan virus B và C 7 8,0 Tổng 88 100 Nhận xét: Trong nghiên cứu này khi được hỏi về khả năng chữa khỏi của các bệnh HIV viêm gan virus B, C thì có 6 ý kiến với các tỷ lệ khác nhau: 48,9% bệnh nhân cho rằng không bệnh nào có khả năng chữa khỏi, 20,5% cho rằng bệnh viêm gan B và 9,1% cho rằng bệnh viêm gan C, 8,0% cho rằng cả 2 bệnh viêm gan B và viêm gan C có khả năng chữa khỏi. Không bệnh nhân nào cho rằng có thể chữa khỏi bệnh HIV và 12,5% bệnh nhân không biết hoặc không trả lời. 3.4.7. Đánh giá so sánh mức độ nguy hiểm của HIV, viêm gan B, C Bảng 22: Đánh giá mức độ nguy hiểm của HIV, viêm gan virus B, C Mức độ nguy hiểm của bệnh Số lượng Tỷ lệ (%) Bệnh HIV nguy hiểm nhất 49 55,7 Bệnh viêm gan B nguy hiểm nhât 5 5,7 Bệnh viêm gan C nguy hiểm nhất 2 2,3 Cả 3 bệnh nguy hiểm ngang nhau 27 30,7 Không biết / không trả lời 4 4,5 Bệnh viêm gan B và C nguy hiểm nhất 1 1,1 Tổng 88 100 Nhận xét: Khi được hỏi về mức độ nguy hiểm của các bệnh, kết quả thu được như sau: 55,7% bệnh nhân cho rằng bệnh HIV là nguy hiểm nhất, 30,7% bệnh nhân cho rằng cả 3 bệnh có mức nguy hiểm ngang nhau còn lại là các ý kiến cho rằng bệnh nhuy hiểm nhất là viêm gan virus B (5,7%), viêm gan virus C (2,3%), chỉ có 1 bệnh nhân cho rằng 2 bệnh viêm gan virus B và C là nguy hiểm nhất. 3.5 Giai đoạn lâm sàng và các chỉ số xét nghiệm. 3.5.1. Giai đoạn lâm sàng HIV Bảng 23: Phân loại giai đoạn lâm sàng Giai đoạn lâm sàng Số lượng Tỷ lệ (%) Giai đoạn lâm sàng 1 23 26,4 Giai đoạn lâm sàng 2 9 10,3 Giai đoạn lâm sàng 3 18 20,7 Giai đoạn lâm sàng 4 37 42,5 Tổng 87 100 Nhận xét: Giai đoạn lâm sàng 1 chiếm 26,4%; giai đoạn lâm sàng 2 chiếm 10,3% ; giai đoạn lâm sàng 3 chiếm 20,7%; giai đoạn lâm sàng 4 chiếm nhiều nhất 42,5%. 3.5.2. Số lượng tế bào TCD4 của người bệnh khi bắt đầu điều trị. Bảng 24 : Số lượng tế bào TCD4 của người bệnh khi bắt đầu điều trị. Số lượng TCD4/mm^3 n Tỷ lệ (%) TCD4 <50 33 37,5 50 ≤ TCD4 <100 15 17 100 ≤ TCD4 < 200 21 23,9 200 ≤ TCD4 < 500 15 17 TCD4 > 500 4 4,5 Tổng 88 100 Nhận xét: Số bệnh nhân có số lượng tế bào TCD4 500 chiếm 4,5%. 3.5.3. Các chỉ số xét nghiệm Bảng 25: Các giá trị xét nghiệm N Median IQR CD4 (tb/mm3) 88 76, 33,5-179,5 Men gan AST (U/L) Lần 1 86 43 30-75 Lần 2 44 42 27-60 Men gan ALT (U/L) Lần 1 86 32,5 19--69 Lần 2 44 38 22,25-60 Bilirubin (mmol/l) Lần 1 30 6,75 4,5-11,6 Lần 2 6 10,90 5,85-21,42 Albumin 21 37,1 32,9-42,2 Nhận xét: Giá trị CD4/mm3:, trung bình là 76 (IQR 33,5-179,5) AST (GOT) Lần 1:, median = 43 (IQR 30 – 75) Lần 2 , median = 42 (IQR 27-60) ALT : Lần 1 median = 32,50 (IQR 19 – 69). Lần 2, median = 38,00 (IQR 22,25 – 60) Bilirubil: Lần 1 trên 30 bệnh nhân, giá trị bilirubin cao nhất CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 4.1. Các đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu. 4.1.1. Giới tính Trong nghiên cứu này tỷ lệ nam giới là 68,18% cao gấp hơn 2 lần so với nữ giới 31,82%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Có sự chênh lệch giữa hai giới như vậy là do nam giới là đối tượng tiếp xúc với nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn nữ giới như là nghiện chích ma túy, quan hệ tình dục không an toàn với gái mại dâm, Trong nghiên cứu này cũng cho thấy tỷ lệ nữ nhiễm bệnh là cao hơn so với các nghiên cứu khác trước đây như nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuyết Mai trên các đối tượng ở Quảng Ninh thì tỷ lệ nữ chỉ chiếm có 8,4% [10]. Từ đây chúng ta có thể nghĩ rằng HIV trước đây chủ yếu trên đối tượng nam giới thì nay đang chuyển dần sang nữ giới. Và con đường lây chính ở nữ giới là qua quan hệ tình dục (với chồng, bạn tình hay khách mua dâm). 4.1.2. Tuổi Tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu này là 35,6 ±9,5, bệnh nhân nhiều tuổi nhất là 64 tuổi, bệnh nhân ít tuổi nhất là 23 tuổi. So với một vài nghiên cứu trước đây thì tuổi của bệnh nhân cao hơn hẳn, như nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuyết Mai trên đối tượng bệnh nhân HIV dương tính tại Quảng Ninh tuổi trung bình 25,6 ±6,4 [10]. Độ tuổi từ 18-34 là nhiều nhất chiếm tới 63,20%, tiếp theo là nhóm tuổi từ 35-54 chiếm 27,6% đây là 2 nhóm lao động chính tạo ra của cải vật chất cho gia đình và xã hội. Chính vì vậy nếu được chăm sóc và điều trị tốt, sức khỏe đảm bảo họ vẫn có thể tham gia lao động sản xuất nuôi sống bản thân, gia đình và dễ dàng hòa nhập với cộng đồng. Khi đó, vấn đề kỳ thị với những bệnh nhân nhiễm HIV sẽ được giảm bớt. 4.1.3 Nghề nghiệp Kết quả nghiên cứu cho thấy HIV gặp ở hầu như tất cả các nhóm ngành nghề lao động. Nhưng có sự khác biệt về tỷ lệ giữa các nhóm nghề nghiệp khác nhau. Trong đó nhóm bệnh nhân hành nghề lao động tự do chiếm hơn một nửa và gấp nhiều lần so với các ngành nghề khác (bảng 08). Điều này có thể lý giải bởi hai nguyên nhân sau: thứ nhất các đối tượng hành nghề tự do, công ăn việc làm không ổn đinh, nay đây mai đó cộng với trình độ không cao nên dễ mắc các tệ nạn xã hội tiêm chích, mại dâm...nên dễ dàng nhiễm HIV. Thứ hai là không ít bệnh nhân trước đây có nghề nghiệp ổn định nhưng sau khi bị nhiễm HIV hoặc sức khỏe không cho phép hoặc bị phân biệt, kỳ thị nên họ đã mất công việc đó. Bệnh nhân hành nghề tự do đồng nghĩa với công việc không ổn định, kinh tế của bản thân và gia đình khó được đảm bảo và có thể ảnh hưởng đến chất lượng sống, điều trị. Chính vì vậy, nếu các tổ chức xã hội quan tâm giúp đỡ họ giải quyết được vấn đề công ăn, việc làm thì từ đó có thể nâng cao chất lượng của chăm sóc bằng việc vừa tạo cho họ có thu nhập vừa giúp họ giảm mặc cảm và hòa nhập tốt hơn với xã hội. 4.1.4. Địa chỉ Trong nghiên cứu này cho thấy ngoài bệnh nhân của Hà Nội chiếm 40,9%, còn hơn 59% bệnh nhân đến rải rác từ 21 tỉnh thành khác của khu vực miền bắc và miền trung có nhiều bệnh nhân đến từ các tỉnh rất xa như Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ninh, Nghệ An, Tuyên Quang. Điều đáng chú ý ở đây là ở chính các tỉnh này hoặc các tỉnh lân cận đều có phòng khám ngoại trú HIV. Nếu đến đăng ký khám và điều trị tại các đơn vị này thì sức khỏe của bệnh nhân sẽ ít bị ảnh hưởng do di chuyển xa, sẽ duy trì được việc đến khám và lấy thuốc đúng ngày trong khi chất lượng thuốc và điều trị vẫn được đảm bảo. Nhưng hàng tháng, hàng chục bệnh nhân vẫn đi hàng trăm km đến Hà Nội để lĩnh thuốc. Việc này có thể giải thích là khá nhiều bệnh nhân vẫn còn tâm lý e sợ bị người quen, bạn bè phát hiện mình bị nhiễm HIV khi điều trị gần nhà hoặc tâm lý phải khám, chữa bệnh ở bệnh viện tuyến trung ương mới an tâm… 4.1.5. Tỷ lệ nghiện ma túy Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân nghiện ma túy là khá cao chiếm đến gần 31% và chủ yếu ở đối tượng là nam giới. Hầu hết các đối tượng này sử dụng ma túy theo đường tiêm chích và đây cũng có thể là đường lây nhiễm HIV, HCV, HBV của các đối tượng này và có khả năng cũng là con đường lây truyền bệnh cho các đối tượng khác. 4.2. Tình hình đồng nhiễm HBV, HCV trên bệnh nhân HIV 4.2.1 Tỷ lệ đồng nhiễm HCV/HIV Kết quả của nghiên cứu này đã cho thấy rằng tỷ lệ đồng nhiễm HCV trên những bệnh nhân HIV là 47,6%. Điều này cho thấy trên những bệnh nhân HIV thì tỷ lệ nhiễm HCV cao hơn hẳn so với cộng đồng (1-5%) [17, 14, 15, 19]. Nguyên nhân có thể là do HCV có cùng đường lây truyền với HIV nên những bệnh nhân đã nhiễm HIV thì khả năng nhiễm HCV là rất cao. So với các nghiên cứu trước đây cũng trên bệnh nhân HIV thì tỷ lệ đồng nhiễm HCV của nghiên cứu này là thấp hơn. Ví dụ như so với nghiên cứu của Trương Thị Xuân Liên tỷ lệ đồng nhiễm HCV-HIV trên các đối tượng tại thành phố Hồ Chí Minh là 73,6% [21] hay tỷ lệ này trên các đối tượng tại Quảng Ninh là 88,4% [10]. Điều này có thể giải thích là tỷ lệ bệnh nhân nghiện chích ma túy trong nghiên cứu này thấp hơn so với các nghiên cứu khác tại TP HCM hay Quảng Ninh, mà nguy cơ nhiễm HCV từ con đường tiêm chích ma túy chiếm chủ yếu nên tỷ lệ đồng nhiễm HCV-HIV cũng thấp hơn. Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy tỷ lệ bệnh nhân nhiễm HCV trên những bệnh nhân nghiện chích ma túy là rất cao 84,6%. Tỷ lệ này cũng tương đương so với một số các nghiên cứu trên các đối tượng tiêm chích ma túy như của Vũ Minh Quân 89,3% [34], Trương Thị Xuân Liên 96,2% [21]. Điều này có thể hiểu rằng việc dùng chung bơm kim tiêm trong tiêm chích ma túy là một yếu tố nguy cơ rất lớn dẫn đến nhiễm HCV. Tỷ lệ nhiễm HCV còn có sự khác biệt rõ ràng giữa 2 giới cụ thể ở nam giới cao gấp hơn 5 lần nữ giới (62,7% so với 12,0%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0.05. Sự khác biệt này có thể là do tỷ lệ nghiện ma túy trên các bệnh nhân nam cao gấp nhiều lần so với nữ giới (43,3% so với 3,57%) mà đường lây nhiễm HCV chủ yếu là do tiêm chích ma túy. 4.2.2. Tỷ lệ đồng nhiễm HBV/HIV Kết quả nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ nhiễm HBV trên bệnh nhân HIV là 16,7%. Điều này cho thấy tỷ lệ nhiễm HBV trên bệnh nhân HIV cũng tương đương với tỷ lệ nhiễm HBV trong cộng đồng (10-20%) [9, 5]. Tỷ lệ nhiễm HBV trên bệnh nhân nam cao hơn 1,5 lần so với nữ (18.2% so với 12%) nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0.05. 4.2.3. Đường lây truyền của các bệnh nhân mắc viêm gan virus B, C. Trong nghiên cứu này khi được hỏi về đường lây truyền của viêm gan virus trên 33 bệnh nhân trả lời là mắc viêm gan virus thì có tới hơn 1 nửa số đó không biết rằng mình lây bệnh từ đâu. Và có thể cũng chính vì không biết mình lây từ đâu lên họ cũng có thể dễ dàng là đối tượng lây bệnh cho người khác. Đặc biệt có 1 trường hợp đã cho rằng mình nhiễm viêm gan virus là do lây qua ăn uống đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Những người còn lại thì cho rằng họ lây do dùng chung bơm tiêm khi tiêm chích ma túy (27,3%), quan hệ tình dục không an toàn (15,5%). Đây vẫn là 2 con đường lây truyền chính của virus viêm gan B, C. 4.3. Kiến thức của bệnh nhân HIV về HBV và HCV Kết quả nghiên cứu này cho thấy, kiến thức của bệnh nhân HIV về viêm gan virus B, C nói chung là rất thấp về tất cả các khía cạnh như đường lây truyền, cách phòng tránh, điều trị và sự nguy hiểm đối với họ. Tỷ lệ bệnh nhân hiểu biết chính xác về đường lây truyền của HBV ở mức thấp (25%) và của HCV là rất thấp (4,5%). Số bệnh nhân còn lại là không hề biết các loại virus này lây theo đường nào hoặc biết nhưng không đầy đủ. Đặc biệt khá đông bệnh nhân có quan niệm hoàn toàn sai lầm về đường lây của HCV và HBV tỷ lệ này lần lượt là 26,14% và 19,32%. Họ cho rằng các virus này lây theo đường tiếp xúc như ngồi nói chuyện gần, qua ăn chung bát đũa, uống chung cốc chén…Và trong nghiên cứu này sau khi được chúng tôi cung cấp thông tin HBV, HCV đều có đường lây truyền hoàn toàn giống với đường lây truyền của virus HIV chúng tôi đều nhận thấy được thái độ bất ngờ từ phía các bệnh nhân này. Khi đã có quan niệm sai lầm về đường lây truyền của các virus này họ sẽ là những đối tượng có nguy cơ rất cao mắc viêm gan virus B, C từ người khác hoặc truyền bệnh cho người khác. Về phòng bệnh: Đến nay, việc tiêm vaccine được coi như là biện pháp tốt nhất và hữu hiệu nhất để phòng viêm gan virus B và bệnh nhân HIV hoàn toàn cũng có thể tiêm phòng nếu chưa mắc HBV. Ngoài việc được đưa vào chương trình tiêm phòng mở rộng cho trẻ em thì việc tiêm phòng vaccine viêm gan B cũng đã được xã hội hóa và ở nhiều địa điểm tư nhân thuận lợi với giá cả phải chăng. Nhưng theo kết quả của nghiên cứu này cho thấy chỉ có 43,18% bệnh nhân được hỏi cho rằng tiêm phòng là biện pháp tốt nhất để phòng viêm gan virus B, số còn lại cho rằng cần tránh đường lây truyền hoặc không biết. Trong nghiên cứu này chúng ta cũng xác định được tỷ lệ tiêm phòng viêm gan virus B chỉ là 11,36%. Tỷ lệ này khá thấp so với con số 43,18% bệnh nhân biết được tác dụng của việc tiêm phòng. Điều này có thể giải thích bệnh nhân mặc dù đã biết được tác dụng của tiêm phòng với viêm gan virus B nhưng họ chưa nhận thấy hết những hậu quả khi nhiễm HBV mang lại hoặc họ có biết nhưng lại gặp khó khăn về kinh phí trong việc đi tiêm phòng. Do điều kiện của nghiên cứu này có hạn chúng tôi đã không thể xác định được tỷ lệ tiêm phòng có hiệu quả trên những bệnh nhân đã tiêm phòng bởi theo kết quả nghiên cứu không có bệnh nhân nào tiêm phòng HBV đủ 5 mũi như khuyến cáo. Đồng thời số lượng bệnh nhân biết được lịch tiêm phòng hiện nay là rất thấp (7,97%), còn lại là không biết (71,59%) và biết nhưng không rõ. Tuy chưa có nghiên cứu nào để so sánh nhưng những con số trên khiến chúng ta không khỏi bất ngờ và băn khoăn, lo lắng. Họ là những bệnh nhân nhiễm HIV và các virus HBV, HCV có đường lây truyền hoàn toàn giống với HIV. HIV cũng ảnh hưởng trực tiếp làm trầm trọng hơn tình trạng viêm gan, xơ gan, ung thư gan nếu họ mắc các viêm gan virus này. Điều này các nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc họ có lẽ đều biết nhưng trong khi các bệnh nhân được cung cấp thông tin rất đầy đủ về HIV trước khi điều trị thì việc cung cấp các thông tin về viêm gan virus B, C lại bị bỏ ngỏ. Kết quả xét nghiệm: Số lượng tế bào TCD4/mm^3 của bệnh nhân ở mức thấp, có tới 37,5% bệnh nhân có giá trị TCD4/mm^3 < 50 tế bào, 40,9% bệnh nhân có số lượng tế bào 50 ≤ TCD4 < 200 và chỉ có 21,5% bệnh nhân có TCD4 ≥ 200. Các giá trị TCD4 này của bệnh nhân được xác định trước khi tham gia điều trị ARV, điều này cho thấy phần lớn bệnh nhân đều tham gia điều trị muộn. Phạm vi điều kiện của nghiên cứu này có hạn nên chúng tôi không thể so sánh được giá trị TCD4 trước và sau điều trị ARV. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng men gan của các bệnh nhân nghiên cứu không tăng cao (bảng 25) mặc dù tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B, C cao (16,7% và 47,6%) . Các giá trị men gan ở mức bình thường điều này cho thấy nhiễm virus viêm gan B, C nhưng không có triệu chứng, điều này cho thấy diễn biến của bệnh khá âm thầm nên dễ dẫn đến hậu quả sau này như ung thư hoặc xơ gan. 5. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu khảo sát 88 bệnh nhân HIV điều trị tại phòng khám ngoại trú bệnh viện Bạch Mai, chúng tôi nhận thấy: Tỷ lệ đồng nhiễm HCV, HBV trên bệnh nhân HIV + Tỷ lệ đồng nhiễm HBV/HIV là 16,7% ; HCV/HIV là 47,6%; HBV/HCV/HIV là 5,9%. + Tỷ lệ đồng nhiễm HBV, HCV, HIV theo giới. Nam: HBV/HIV là 18,6%; HCV/HIV là 62,7%; HIV/HBV/HCV là 8,5% Nữ: HBV/HIV là 12%; HCV/HIV là 12%; HIV/HBV/BCV là 0% Tỷ lệ đồng nhiễm virus viêm gan B hoặc C tương đối cao trên các đối tượng bệnh nhân HIV, tuy nhiên, hầu hết các bệnh nhân có giá trị men gan bình thường. Giá trị CD4 trung bình của bệnh nhân trước khi vào điều trị rất thấp (76/mm3). Giai đoạn lâm sàng 3, 4 chiếm 63.2%, chứng tỏ bệnh nhân khi được đăng ký vào chương trình để điều trị thuốc ARV đã là rất muộn. Tỷ lệ đồng nhiễm HCV với HIV trên những bệnh nhân nghiện chích ma túy là rất cao 84,6%. Kiến thức về đường lây truyền của HCV, HBV Chỉ có 25% hiểu đúng về cách lây truyền của HCV, và cũng chỉ có 4.5% hểu đúng về cách lây truyền của HBV. 6. KHUYẾN NGHỊ - Khuyến cáo và tư vấn cho các bệnh nhân HIV đi tiêm phòng viêm gan virus B. - Tiến hành làm xét nghiệm theo dõi thường xuyên chức năng gan, các dấu ấn (markers) của virus viêm gan để kịp thời điều trị, tránh hậu quả của xơ gan, ung thư gan thứ phát, trên bệnh nhân HIV. - Quan hê tình dục an toàn, sử dụng bơm kim tiêm dùng một lần là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất không chỉ tránh được lây nhiễm HIV mà còn là HBV hoặc HCV. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt 100 câu hỏi, đáp pháp luật về phòng chống nhiễm HIV/AIDS (2000) Nhà xuất bản Y học, tr 19 -22 Báo cáo cập nhật tình hình dịch AIDS tháng 12 năm 2007/ UNAIDS – WHO, www.unaids.org , ngày 24 tháng 6 năm 2010. Báo cáo tình hình nhiễm HIV/AIDS năm 2009 số 1991/BYT-AIDS ngày 06 tháng 4 năm 2010] – Bộ y tế. Lê Huy Chính (1995) Virus gây suy giảm miễn dịch ở người nhiễm HIV/AIDS, Y học cơ sở lâm sàng và phòng chống, nhà xuất bản y học tr 69-77, 102-103 Trần Thị Chính, Phan Thị Phi Phi (1993), một số nghiên cứu về người lành mang HBsAg, Tạp chí nội khoa số 2, tr 37-40 Công bố kết quả sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009. Báo cáo của Chính phủ Việt Nam (13 tháng 8 năm 2009). Đào Đình Đức, Lê Đăng Hà, Nguyễn Đức Hiền (1997), Dịch tễ học viêm gan virus ở Việt Nam, y học thực hành 9(339) tr 1-3 Lê Đăng Hà, Hồ Thị Vân Anh (1998), Góp phần tìm hiểu lâm sàng, cận lâm sàng của viêm gan virus A,B,E cấp, tạp chí thông tin y dược số 8 tr 28-31. Lê Đăng Hà (1999) “một số đặc điểm về dịch tễ học lâm sàng và hậu quả của viêm gan virus B”, tạp chí thông tin y dược số 10, tr 12-17 Nguyễn Ngọc Hàm, Nguyễn Thị Tuyết Mai, Nguyễn Ngọc Tân, Vũ Văn Tâm, Nguyễn Quang Lương, Vũ Văn Soát, Nguyễn Thị Liên và cộng sự. Tỷ lệ nhiễm Virus viêm gan B, C ở bệnh nhân HIV dương tính. – Y học Việt Nam – số 8/2002 Châu Hữu Hầu – Viêm gan virus C –Nhà xuất bản Y học chi nhánh thành phố HCM – 2006 Hội thảo tiếp cận thuốc điều trị AIDS tại Việt Nam (2003). Tài liệu tập huấn của ban phòng chống AIDS, tr 1-21 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS- nhà xuất bản y học– 2009 Nguyễn Thị Y Lăng, Bùi Thị Mai An, Đỗ Trung Phấn, Cung Thị Tý, Nguyễn Thị Minh An, Thái Quý, Nguyễn Trí Tuyên (1995), “Nghiên cứu viêm gan C ở một số đối tượng liên quan đến truyền máu,” Y học Việt Nam 9(196) tr 23-26. Trương Xuân Liên (1994) “tình hình nhiễm virus viêm gan C tại Thành phố Hồ Chí Minh,” luận án PTS khoa học y dược, tr 54-58. Nguyễn Văn Mùi, Bệnh viêm gan virus B, Nhà xuất bản y học – 2002, tr 30-31 Lã Thị Nhẫn (1995) “Nghiên cứu nhiễm virus viêm gan B và virus viêm gan C trên một số nhóm người ở miền nam Việt Nam để góp phần tìm nguồn cho máu”, luận án PTS khoa học Y dược, tr 46-81 Nguyễn Thị Nga (1995) “Góp phần nghiên cứu tìm tỷ lệ mang HBsAg trên một số nhóm người, mối liên quan với an toàn truyền máu và ung thư gan,” luận án PTS Khoa học y dược tr 6-34 Đỗ Trung Phấn (1995) “Tình hình nhiễm các virus truyền qua đường máu qua nghiên cứu một số đối tượng tại viện huyết học truyền máu”, Y học Việt Nam số 9(196) tr 15-18 Đỗ Trung Phấn (2000) An toàn truyền máu, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, tr 46-154. Xét nghiệm, giám sát HIV/AIDS Các phương pháp xét nghiệm HIV, tài liệu chuyên môn viện vệ sinh dịch tễ, tr 36-64 Phan Thị Phi Phi và cộng sự (1993) “Góp phần nghiên cứu ung thư gan nguyên phát ở Việt Nam, tần suất HBsAg trong huyết thanh người lành và người bị ung thư biểu mô tế bào gan,” Y học Việt Nam, số 5 trang 26-30. Sổ tay phòng chống AIDS dành cho cán bộ lãnh đạo, quản lý (1996), Nhà xuất bản chính trị quốc gia tr 11-30, 52-69 Sổ tay hướng dẫn tư vấn phòng chống HIV/AIDS (2000), Nhà xuất bản Y học, tr 9-11 Sổ tay kiểm soát các bệnh truyền nhiễm (1999), nhà xuất bản y học tr 3-43, 521-540. Tài liệu phòng chống HIV/AIDS (2001), Tài liệu tập huấn phòng chống HIV/AIDS trường Đại học Y Hà Nội, tr 1-7. Tài liệu đào tạo về viêm gan virus B, C trên bệnh nhân HIV/ chương trình AIDS trường y khoa Harvard tại Việt Nam- HAIVN – www.haivn.org, ngày 19 tháng 7 năm 2010. Thủ Tướng chính phủ. “ Chiến lược phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 tàm nhìn 2020”. Quyết định số 36/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ, ký ngày 17/3/2004. Tài liệu tiếng Anh Allian D.K.Barbara J.A.J (2001) transfusion transmisted injection, practical transfusion medicine, part3, pp 192-213 Denis R.H (1995), Retrovirus learning guide: HIV, ABBOTT diagnostic educational services 2nd, section 5, pp 1-3, 27-35 Ebeling F.Rasi V, Laitinen H., Krusius T (2000), Viral markers in finish patiens with Hemophilia. International Joural of transfusion medicine, Vox sang 74(2) pp143-147. Guitton E, Montastruc JL, Lapeyre-Mestre M; Influence of HCV or HBV co-infection on adverse drug reactions to antiretroviral drugs in HIV patients; Eur J Clin Pharmacol. 2006 Mar;62(3):243-9. Epub 2006 Jan 17. Hollinger F.B.(1990) Hepatitis B Fields Virology, volume 2, 2nd Edition, pp 2171-2239. Martin S.H., Jame Carran (1990) Human Immunodeficiency viruses Biology and Medical aspects, Fields Virology, second.Edition, Volume 2, pp 1545-1548. Mollison P.L., Ingelfriet C.P, Contreras.(1997), Injection agents transmitted by transfusion, Blood transfusion in clinical medicine Chapter 16, pp 509-557. Padmapriyadarsini C, Chandrabose J, Victor L, Hanna LE, Arunkumar N, Swaminathan S. Hepatitis B or hepatitis C co-infection in individuals infected with human immunodeficiency virus and effect of anti-tuberculosis drugs on liver function. J Postgrad Med. 2006 Apr-Jun;52(2):92-6. Quan Vu Minh , Go Vivian F. , Nam Le Van , Bergenstrom Anna , Thuoc Nguyen Phuong ,Zenilman Jonathan , Latkin Carl and Celentano David .(2009), “Risks for HIV, HBV and HCV infections among male .injection drug users in northern Vietnam: a case-control study”, AIDS Care, 21: 1, 7 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Danh sách bệnh nhân tham gia nghiên cứu STT Mã BN Họ Tên BN Năm Sinh Địa Chỉ Nam Nữ Bệnh nhân điều trị ARV đợt 1, ngày 20/11/2009 1 1 Trần Thị Phúc H 1982 Nam Định 2 2 Nguyễn Thị Mỹ H 1982 Hà nội 3 3 Nguyễn Thế B 1973 Bắc ninh 4 4 Đỗ Tiến L 1974 Hà nội 5 5 Nguyễn Thị Minh P 1975 Hà nội 6 6 Lê Văn H 1974 Băc Ninh 7 8 Phạm Ngọc D 1952 Quảng Ninh 8 9 Nguyễn Đức H 1982 Hà nội 9 10 Lê ThịH 1982 Tuyên Quang 10 12 Trần Ngọc Quỳnh A 1980 Hà nội 11 13 Nguyễn Xuân B 1950 Quảng Ninh 12 16 Vũ Hùng S 1973 Hà tĩnh 13 15 Trần Đăng T 1977 Hà nội 14 31 Nguyễn Doãn T 1974 Hà nội Bệnh nhân điều trị ARV đợt 2, ngày 17/12/2009 15 36 Cao Văn H 1977 Hà Nội 16 35 Đặng Xuân T 1980 Thái Bình 17 37 Trần Đức C 1950 Quảng Ninh 18 29 Ngọc Thu T 1982 Lạng Sơn 19 38 Trần Văn L 1981 Ninh Bình 20 39 Nguyễn Quang T 1976 Nam Định 21 27 Kiều Thanh T 1984 Hà Nội 22 20 Trương Văn M 1978 Yên Bái 23 26 Bùi Quang Q 1981 Yên Bái 24 17 Nguyễn Minh C 1970 Hưng Yên 25 30 Nguyễn Anh Đ 1978 Lạng Sơn 26 40 Triệu Thị Thu L 1972 Hà Nội 27 43 Hồ Tuấn L 1976 Lai Châu 28 47 Nguyễn Thị L 1969 Hà nội Bệnh nhân điều trị ARV đợt 3 29 81 Nguyễn Đình H 1976 Hà nội 30 97 Nguyễn Mạnh T 1982 Hà nội 31 88 Đào Thị Thanh H 1978 Bắc Giang 32 84 Trương Minh Huyền T 1986 Hà nội 33 71 Trần Văn N 1945 Hà Nam 34 97 Lương Ngọc T 1982 Hà Nội 35 95 Hoàng Tuấn A 1977 Yên Bái 36 94 Nguyễn Văn T 1970 Nam Định 37 100 Nguyễn Cao Đ 1976 Hải Phòng 38 104 Nguyễn Thị P 1969 Bắc Ninh 39 92 Trần Thị Như N 1978 Quảng Ninh 40 75 Nguyễn Đức C 1981 Hà Nội 41 101 Nguyễn Thị T 1982 Phú Thọ 42 111 Vũ Thị L 1983 Ninh Bình 43 116 Lê Huy D 1978 Nghệ An 44 110 Trần Mạnh H 1979 Sơn La 45 114 Đỗ Văn Đ 1981 Nam Định 46 99 Bùi Văn S 1979 Ninh Bình Danh sách bệnh nhân điều trị ARV đợt 4 47 41 Nguyễn Huy T 1977 Hà nội 48 50 Nguyễn Đức T 1973 Bắc Ninh 49 55 Trần văn T 1979 Ninh Bình 50 32 Lưu Thị D 1974 Hưng Yên 51 48 Nguyễn Bá H 1967 Hà nội 52 46 Bùi Xuân V 1954 Hà nội 53 52 Bùi Xuân Q 1979 Hà nội 54 49 Đặng Thị Thu V 1987 Hà nội 55 57 Nguyễn Phong T 1980 Hà nội 56 58 Trương Văn M 1971 Vĩnh Phúc 57 59 Đỗ Phương T 1959 Phú Thọ 58 61 Đào NgọcT 1957 Hà Nội 59 51 Đỗ Mạnh C 1977 Thanh Hóa 60 64 Phạm Văn M 1975 Hải Dương 61 67 Nguyễn Hà B 1964 Ninh Bình 62 66 Nguyễn Lê N 1979 Hà Nội 63 80 Dương Việt T 1970 Thanh Hóa 64 77 Phan Văn L 1960 Hà Nội 65 78 Phùng Thị Hoài T 1983 Tuyên quang 66 79 Hoàng Việt A 1982 Hà Nội 67 69 Mai Văn A 1973 Quảng ninh 68 73 Nguyễn Trọng A 1973 Phú Thọ 69 42 Nguyễn Xuân A 1975 Hà Nội 70 72 Nguyễn Thị A 1976 Hưng Yên 71 83 Phạm Thanh A 1974 Hà Nội Bệnh nhân điều trị ARV lần 5 72 118 Trần Thanh S 1974 Hà Nội 73 126 Nguyễn Thị P 1979 Bắc Ninh 74 137 Phạm Thành L 1969 Quang Ninh 75 123 Nguyễn Phương N 1978 Tuyên Quang 76 125 Nguyễn Thị S 1948 Yên Bái 77 128 Vũ Hữu D 1953 Lào Cai 78 129 Nguyễn Văn T 1959 Hưng Yên 79 131 Trần Việt C 1979 Vĩnh Phúc 80 138 Cao Thị L 1981 Hà Nội 81 141 Nguyễn Thị T 1982 Hà Nội 82 147 Lê Hữu H 1974 Hà Nội 83 148 Hoàng Thị H 1949 Vĩnh Phúc 84 153 Lê Quang D 1972 Hà Nam 85 154 Nguyễn Xuân T 1968 Hà Nội 86 161 Nguyễn Hải B 1981 Hà Nội 87 143 Nguyễn Trọng H 1977 Thái Nguyên 88 158 Mai Chí K 1977 Hà nội Xác nhận của phòng khám ngoại trú Phụ lục 2: Bộ câu hỏi nghiên cứu SỐ PHIẾU BỆNH VIỆN BẠCH MAI KHOA TRUYỀN NHIỄM BỘ CÂU HỎI ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH ĐỒNG NHIỄM VIÊM GAN VIRUS B,C TRÊN BỆNH NHÂN HIV HỌ VÀ TÊN NGƯỜI PHỎNG VẤN: ……………………………….. NGÀY PHỎNG VẤN: Ngày……..Tháng……..Năm 2010 Xin chào anh/chị! Để phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học về đồng nhiễm viêm gan B,C trên bệnh nhân HIV chúng tôi xin hỏi anh/chị một vài câu hỏi dưới đây. Xin anh/chị hãy cho chúng tôi biết những suy nghĩ, cảm nhận thực của mình. Tất cả các thông tin anh/chị cung cấp sẽ được giữ bí mật tuyệt đối. Chỉ có những người làm việc trực tiếp với anh/chị và người phân tích kết quả nghiên cứu mới được biết các câu trả lời của anh/chị. Chúng tôi hi vọng anh/chị sẽ hợp tác để trả lời các câu hỏi một cách chính xác. Xin cảm ơn anh chị! A: PHẦN HÀNH CHÍNH A.1 Họ và tên bệnh nhân: ……………………………………………………. A.5 Mã bệnh nhân (theo mã hồ sơ ngoại trú) A.2 Giới tính: 1.Nam 2. Nữ A.6 Địa chỉ: Thôn/xóm………………………………………. Xã/phường……………………………………… Huyện/quận…………………………………….. Tỉnh/thành phố………………………………….. A.3 Ngày sinh: Ngày……..tháng…….năm……….. A.4 Nghề nghiệp hiện tại: ………………………………….. A.7 Nhân viên hỗ trợ. ……………………………………………………… B. PHẦN THÔNG TIN HỎI TRỰC TIẾP BỆNH NHÂN: (Đánh dấu x vào ô theo đúng ý trả lời của bệnh nhân) B.1 Ngoài biết mình đã bị HIV anh/chị còn có bị viêm gan virus không? 1. Có (trả lời tiếp) 2.Không (chuyển sang câu B2) B.1.1 Anh/chị mắc bệnh viêm gan loại nào? Viêm gan A Viêm gan B Viêm gan C Các loại khác………………… B.1.2 Theo anh chị do đâu mà mình bị lây viêm gan virus? (Để bệnh nhân tự trả lời sau đó gợi ý.) 1. Do tiêm chích ma túy. 2. Do truyền máu. 3. Do quan hệ tình dục. 4. Do lây truyền từ mẹ sang con. 5. Do ăn uống. 6. Do tiếp xúc thông thường. 7. Do cạo râu. 8. Do dùng chung bàn chải. 9. Không biết/ không trả lời. 10. Nguyên nhân khác:………… ………………………………… B.1.3 Hiện tại anh/chị có đang dùng thuốc điều trị bệnh viêm gan Virus không? 1. Có 2. Không 3. Không biết/ không trả lời. B.1.4 Anh/chị đã bao giờ điều trị bệnh viêm gan của mình chưa? 1. Đã từng điều trị. 2. Chưa bao giờ điều trị. 3. Không biết/ không trả lời. B.2 Anh/chị đã bao giờ tiêm phòng vaccine viêm gan virus B chưa? Rồi. Chưa. (chuyển trả lời câu B3) Không biết/ không trả lời. B.2.1 Anh/chị đã tiêm những loại vaccin viêm gan virus gì? …………………………. ………………………….. B.2.2 Anh/chị đã tiêm bao nhiêu mũi vaccine phòng viêm gan virus B? 1. 1 mũi 2. 2 mũi 3. 3 mũi 4. 4 mũi 5. 5 mũi 6. Không nhớ/ không trả lời. 7. Đáp án khác………………… B.3 Anh/chị có biết lịch tiêm phòng vaccine viêm gan virus B như thế nào không? Biết rõ. Biết nhưng không rõ. Không biết. B.4 Ngoài bản thân, trong gia đình anh/ chị có ai bị nhiễm HIV: Không. Bố/Mẹ. Vợ/Chồng. Con (ghi rõ số con bị nhiễm…). Anh/chị em ruột (Bao nhiêu người………..). Họ hàng (bao nhiêu người…...). Không biết/ không trả lời. B.5 Trong gia đình anh/chị có ai bị mắc viêm gan B : Không. Bố/Mẹ. Vợ/Chồng. Con (ghi rõ số con bị nhiễm…). Anh/chị em ruột (ghi rõ số con bị nhiễm……....). Họ hàng (ghi rõ số con bị nhiễm………….). 7. Không biết/ không trả lời. B.6 Trong gia đình anh/chị có ai bị mắc viêm gan C : Không. Bố/Mẹ. Vợ/Chồng. Con (ghi rõ số con bị nhiễm…). Anh/chị em ruột (ghi rõ số con bị nhiễm……....). Họ hàng (ghi rõ số con bị nhiễm………….). 7. Không biết/ không trả lời. B.7 Anh/ chị đã bao giờ sử dụng ma túy hay không? 1. Có 2. Không (chuyển trả lời câu B9) B.8 Anh/chị thường sử dụng ma túy theo đường nào? (có thể chọn nhiều đáp án) 1. Hút. 2. Hít. 3. Tiêm chích. 4. Không biết/ không trả lời. B.9 Anh/chị có thường xuyên uống rựu bia không? Không uống ít nào. 1 lần/1 tháng. 2-3 lần/ 1 tháng. 1-2 lần/ 1 tuần. 3-4 lần/ 1 tuần. Gần như hàng ngày. Hàng ngày. Không nhớ/ không trả lời. B.10 Theo anh chị viêm gan B lây theo đường nào? Quan hệ tình dục không an toàn. Do dùng chung bơm kim tiêm. Qua đường máu. Lây từ mẹ sang con. Qua ăn uống. Qua tiếp xúc. Các đường khác (ghi rõ…… ……………………………..) 7. Không biết/ không trả lời B.11 Theo anh/chị viêm gan C lây theo đường nào? Quan hệ tình dục không an toàn. Do dùng chung bơm kim tiêm. Qua đường máu. Lây từ mẹ sang con. Qua ăn uống. Qua tiếp xúc. Các đường khác (ghi rõ…… ……………………………..) 8. Không biết/ không trả lời. B.12 Theo anh/chị biết thì loại viêm gan virus nào có vaccine phòng bệnh? (có thể chọn nhiều đáp án) Viêm gan A. Viêm gan B. Viêm gan C. Viêm gan D. Viêm gan E. Viêm gan G. Không biết/ không trả lời. B.13 Theo anh/chị giữa HIV và viêm gan virus B ,viêm gan virus C bệnh nào nguy hiểm hơn? Bệnh HIV. Bệnh viêm gan B. Bệnh viêm gan C. Ngang nhau. Không biết/ không trả lời. B.14 Theo anh/chị giữa bệnh HIV viêm gan B và viêm gan C thì bệnh nào có khả năng chữa được? Bệnh HIV. Bệnh viêm gan B. Bệnh viêm gan C. Ngang nhau. 5. Không biết/ không trả lời. B.15 Theo anh chị biện pháp tốt nhất để phòng bệnh viêm gan B là gì? Tiêm phòng. Quan hệ tình dục an toàn. Các biện pháp khác……….. ………………………………… 4. Không biết/ không trả lời B.16 Anh chị có nghĩ rằng chi phí điều trị bệnh viêm gan là đắt tiền không? Không đắt. Đắt nhưng có thể chịu được. Rất đắt không có tiền chữa. Không biết/ không trả lời. Xin trân thành cảm ơn anh/chị đã tham gia nghiên cứu này! C: THÔNG TIN LẤY TỪ BỆNH ÁN NGOẠI TRÚ. BỆNH LÝ HIV. C.1 Lý do vào viện: ---------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------- C.2 Ngày xét nghiệm khẳng định HIV dương tính. Ngày …….tháng…….năm………… C.3 Triệu chứng bệnh: 1. Mệt mỏi. 2. Chán ăn. 3. Vàng da, vàng mắt. 4. Nước tiểu vàng. 5. Bụng cổ chướng. 6. Gan to. 7. Phù. 8.Triệu chứng khác……… C.4 Phân loại giai đoạn lâm sàng của bệnh HIV/AIDS. Giai đoạn 1. Giai đoạn 2. Giai đoạn 3. Giai đoạn 4. Số lượng CD4 (mm3) Ngày làm xét nghiệm C.5 Lần 1 (Trước khi điều trị ARV) C.6 Lần 2 (Sau khi điều trị ARV) C.7 Phác đồ điều trị ARV: Ban đầu:……………………………………………………………………….. Hiện tại:……………………………………………………………………….. Xét nghiệm Markers C.8 HbsAg Dương tính. Âm tính. Không biết. C.9 HBeAg: Dương tính. Âm tính . Không biết. C.10 Anti-HBe Dương tính. Âm tính. Không biết. C.11 HBV DNA …………….. copies/ml C.12 C anti – HCV anti - HBc Dương tính. Âm tính . Không biết. C.13 Chức năng gan. Ngàylàm xét nghiệm ASAT(GOT) ALAT (GPT) C.13.1 LẦN 1 C.13.2 LẦN 2 C.13.3 LẦN 3 Ngày xét ngiệm (ngày/tháng/năm) Kết quả C.14 Bilirubin toàn phần C.14.1 Lần 1 C.14.2 Lần 2 C.14.3 Lần 3 C.15 Bilirubin trực tiếp C.15.1 Lần 1 C.15.2 Lần 2 C.15.3 Lần 3 C.16 Bilirubin gián tiếp C.16.1 Lần 1 C.16.2 Lần 2 C.16.3 Lần 3 C.17 Albumin máu C.17.1 Lần 1 C.17.2 Lần 2 C.17.3 Lần 3 C.18 Globulin máu C.18.1 Lần 1 C.18.2 Lần 2 C.18.3 Lần 3 C.19 Tỷ lệ A/G C.19.1 Lần 1 C.19.2 Lần 2 C.19.3 Lần 3 C.20 Tỷ lệ prothrombin C.20.1 Lần 1 C.20.2 Lần 2 C.20.3 Lần 3

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu tỷ lệ đồng nhiễm HBV, HCV và kiến thức về bệnh viêm gan virut B, C trên bệnh nhân HIV- AIDS điều trị tại phòng khám ngoại trú HIV bệnh viện B.doc
Luận văn liên quan