Luận văn Tìm hiểu về công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại Học viên Thanh thiếu niên Việt Nam

Tăng cường hiệu qủa công tác đầu tư cơ sở vật chất( hệ thống hội trương lớn, và các giảng đường, sân chơi, bãi tập ), các trang thiết bị hiện đạiphục vụ công tác giảng dạy, học các học phần đặc thù của công tác thanh thiếu nhi cũng như cho công tác nghiên cứu và thông tin khoa học phục cho phong trào thanh thiếu nhi và công tác Đoàn, Hội, Đội trên phạm vi cả nước. Điều này cấp bách khi công tác vận động quần chúng ngày càng đi vào chiều sâu, chứ không trải trên diện rộng như trước đây.

pdf25 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3184 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu về công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại Học viên Thanh thiếu niên Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Tìm hiểu về công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại Học viên Thanh thiếu niên Việt Nam Lời nói đầu Theo kế hoạch thực tập của Học viện Hành chính Quốc gia đối với sinh viên KH2, được sự đồng ý của Học viện Hành chính Quốc gia, sự tiếp nhận của Học viên Thanh thiếu niên Việt Nam, Em đã hoàn thành kế hoạch thực tập từ ngày 18/4 đến ngày 15/5 năm 2005 tại Học viện Thanh thiếu niên. Để đạt được kết quả như ngày hôm nay, em xin chuyển lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cô của Học viện Hành chính quốc gia đã giảng dạy, dìu dắt giúp đỡ em trong thời gian qua. Đặc biệt em xin có lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Hoàng Quang Đạt - giảng viên khoa lý luận cơ sở đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo thực tập này, đồng thời em cũng xin chuyển lời cảm ơn tới tập thể cán bộ của Học viên Thanh thiếu niên đã giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo thực tập. Để hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước hiện nay thì công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đóng một vai trò quan trọng, đây là một phần chương trình đào tạo cử nhân hành chính của Học viện Hành chính Quốc gia. Trong thực tế hiện nay vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực còn nhiều khó khăn và bất cập. Vì lý do đó em chọn đề tài: "Tìm hiểu về công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại Học viên Thanh thiếu niên Việt Nam". Báo cáo được chia làm hai phần: + Phần thứ nhất: giới thiệu chung về Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam + Phần thứ hai: tìm hiểu công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam Phần thứ nhất giới thiệu chung về Học viên Thanh thiếu niên việt nam i. lịch sử hình thành và phát triển của Học viên Thanh thiếu niên việt nam Ngày 15/10/1956, lớp huấn luyện cán bộ đầu tiên của TW Đoàn TNLĐ Việt Nam khai mạc, Từ đây, Đoàn Thanh niên chính thức có một hệ thống đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ chuyên trách, đáp ứng đũi hỏi của phong trào Thanh thiếu nhi cả nước. Thời kỡ 1956 - 1970, Trường mang tên "Trường huấn luyện cán bộ trực thuộc Ban chấp hành Trung ương Đoàn" với nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đoàn, Đội cho các tỉnh thành Đoàn phía Bắc. Năm 1970 "Trường Đoàn TW" ra đời và được Ban tuyên huấn TW Đảng giao nhiệm vụ đào tạo cán bộ Đoàn có trỡnh độ chính trị trung cấp. Trước yêu cầu đặc thù của công tác Đoàn Miền núi, TW Đoàn quyết định mở phân hiệu của Trường Đoàn TW tại Bắc Thái. Năm 1976, khi Miền Nam hoàn toàn giải phóng, Trường Đoàn TW II ra đời với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn, Đội cho các tỉnh phía Nam. Năm 1982, được phép của Ban bí thư TW Đảng, Trường thí nghiệm hệ đào tạo cao cấp 4 năm với chuyên môn hẹp là lịch sử, do đó, trường đổi tên thành Trường Đoàn cao cấp. Năm 1991, Trường đổi tên thành "Trường Cán bộ Thanh thiếu niên Trung ương" trên cơ sở hợp nhất hai cơ sở đào tạo tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và mở rộng nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng cán bộ Đoàn, Hội, Đội, cho các cơ quan quản lý Nhà nước về công tác Thanh thiếu nhi. Năm 1995, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam được thành lập trên cơ sở tổ chức lại hệ thống đào tạo, nghiên cứu và thông tin khoa học của TW Đoàn. Học viện có 3 thành viên: Trường cao cấp Thanh niên, Viện nghiên cứu Thanh niên và Phân viện Miền Nam. Năm 2001, Ban Bí thư TW Đoàn đó trỡnh Bộ Chính trị phê duyệt đề án hoàn thiện bộ máy tổ chức của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam theo hướng thống nhất quản lý và nõng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, thông tin khoa học về các vấn đề thanh thiếu nhi, phục vụ đắc lực hơn cho công tác cán bộ của Đoàn. Năm 2002, Trường đó chớnh thức mang tên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam vào hoạt động theo cơ chế của một Học viện cấp Trung ương. Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu và thông tin khoa học về Thanh thiếu nhi, Học viện có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng để thực hiện nhiệm vụ được giao, hoạt động trên cơ sở pháp luật của Nhà nước, dưới sự chỉ đạo của Ban Thường vụ, Ban Bí thư Trung ương Đoàn và thực hiện theo quy chế Tổ chức và hoạt động của cơ quan Trung ương Đoàn, qui định chung của hệ thống Giáo dục - Đào tạo và nghiên cứu Khoa học Quốc gia. Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam có trụ sở chính tại Hà Nội và có Phân viện tại Thành phố Hồ Chí Minh. ii. chức năng, nhiệm vụ của Học viện Thanh thiếu niên việt nam Theo quyết định số 1731 QĐ/TƯĐTN ngày 29 tháng 04 năm 2002 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam có các chức năng và nhiệm vụ sau: 1. Chức năng - Đào tạo ở trình độ đại học theo chuyên ngành phù hợp các cán bộ chủ chốt, cán bộ chuyên trách công tác thanh thiếu nhi từ cấp quận, huyện và tương đương trở lên; bồi dưỡng cán bộ chuyên trách công tác Đoàn, Hội, Đội và cán bộ phụ trách công tác thanh thiếu nhi ở các Bộ, ngành, địa phương. Nghiên cứu khoa học các vấn đề về thanh thiếu nhi và những vấn đề có liên quan đến xây dựng tổ chức Đoàn, Hội, Đội và phong trào thanh thiếu nhi việt Nam trong xu thế hội nhập và giao lưu quốc từ ngày càng rộng mở. - Lưu trữ, khai thác Thông tin Khoa học và nghiệp vụ nhằm tham mưu cho BCH, Ban Thường vụ, Ban Bí thư Trung ương Đoàn vũ các chủ trương công tác Đoàn, Hội, Đội. 2. Nhiệm vụ 2.1. Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác vận động thanh thiếu nhi và công tác Đoàn cho cán bộ Đoàn chuyên trách từ cấp huyện trở lên theo nhiều loại chương trình, theo chức danh, theo chuyên đề, theo loại cán bộ... Đây được coi là nhiệm vụ chủ yếu, thường xuyên của Học viện. 2.2. Đào tạo ở trình độ cử nhân theo một chuyên ngành đặc chủng, phù hợp, trước mắt là Xã hội học Thanh niên ở mức độ chọn lọc, có thi tuyển để bồi dưỡng những tài năng trẻ trong hoạt động chính trị - xã hội, tạo nguồn cho tương lai. Tiếp tục đào tạo cơ bản ở trình độ trung cấp lý luận Mác - Lê nin và nghiệp vụ Đoàn, Hội, Đội trong thời kỳ quá độ (10 năm). 2.3. Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu dự báo các vấn đề về thanh thiếu nhi nhằm xây dựng các luận cứ khoa học cho việc đề xuất các chính sách đối với thế hệ trẻ của Đảng và Nhà nước, chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn các cấp. 2.4. Nghiên cứu ứng dụng và triển khai các vấn đề về công tác vận động thanh thiếu nhi và công tác xây dựng Đoàn, Hội, Đội. Tổ chức nghiên cứu, tổng kết thực tiễn phong trào thanh thiếu nhi, tạo cơ sở cho việc hoạch định các chủ trương công tác Đoàn và công tác thanh thiếu nhi của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể. 2.5. Biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo về công tác Đoàn, Hội, Đội và lưu trữ, trao đổi các thông tin, tư liệu phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu của học viện. 2.6. Tổ chức Thông tin Khoa học, Lý luận và nghiệp vụ về công tác thanh thiếu nhi về xây dựng Đoàn, Hội, Đội, xã hội hóa các kết quả nghiên cứu và tổng kết thực tiễn về thanh thiếu nhi và phong trào thanh thiếu nhi. 2.7. Là đầu mối nghiên cứu khoa học của Trung ương Đoàn, quản lý công tác NCKH, hoạt động khoa học của Đoàn Thanh niên, Thường trực HSSKH Cơ quan Trung ương Đoàn 2.8. Xây dựng và thực hiện các kế hoạch hợp tác với cơ quan đào tạo, nghiên cứu thông tin khoa học ở trong nước. Tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế trên lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu và thông tin khoa học các vấn đề về thanh thiếu nhi theo các qui định hiện hành. 2.9. Hướng dẫn nghiệp vụ, nội dung chương trình, biên soạn tài liệu về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công tác nghiên cứu, thông tin khoa học đối với các trung tâm, Trường Đoàn các tỉnh thành và Đoàn trực thuộc Trung ương. 2.10. Bồi dưỡng nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ giảng viên, nghiên cứu viên, cộng tác viên. Quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất kỹ thuật của Học viện theo quy định phân cấp quản lý của Ban Bí thư Trung ương Đoàn. iii. tổ chức bộ máy của Học viên Thanh thiếu niên việt nam Cơ cấu tổ chức của Học viện: Lãnh đạo Học viện gồm: Giám đốc và các Phó Giám đốc - Giám đốc Học viện do Ban Thường vụ Trung ương Đoàn ra quyết định bổ nhiệm, Giám đốc có trách nhiệm duyệt phương hướng, chỉ tiêu, kế hoạch hàng năm, rà soát việc tuyển dụng, quản lí cán bộ, cán bộ của các đơn vị trực thuộc Học viện theo phân cấp, Giám đốc Học viện phụ trách công tác tổ chức cán bộ, định hướng đào tạo, NCKH và thông tin khoa học của Học viện. Giám đốc Học viện chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ, Ban Bí thư Trung ương Đoàn, Thủ trưởng cơ quan Trung ương Đoàn và pháp luật của Nhà nước về tổ chức chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động của Học viện. - Phó Giám đốc Học viện do Ban Bí thư Trung ương Đoàn ra Quyết định bổ nhiêm theo đề nghị của Giám đốc Học viện, Phó Giám đốc được Giám đốc phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác nhất định: - 01 Phó giám đốc phụ trách công tác đào tạo - 01 Phó giám đốc phụ trách công tác hành chính và cơ sở vật chất - 01 Phó giám đốc phụ trách công tác NCKH và thông tin Khoc học - 01 Phó giám đốc phụ trách Phân viện Miền Nam Các Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước Ban Bí thư, Thủ trưởng cơ quan và trước pháp luật của Nhà nước về toàn bộ những nội dung công việc đó được phân công hoặc được uỷ quyền giải quyết. Các đơn vị thành viên của Học viện gồm: 1. Khoa Lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là khoa cơ bản của Học viện, có nhiệm vụ giảng dạy các bộ môn Triết học, Kinh tế Chính trị học, CNXH khoa học, Lịch sử Đảng, Xây dựng Đảng, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Quản lý kinh tế, Chính trị học, Đạo đức học, Pháp luật và Quản lý Nhà nước theo chương trình Trung cấp lý luận chính trị do BCH Trung ương Đảng quy định -Giảng dạy các học phần chủ yếu, tiến tới tham gia đào tạo theo chương trình đào tạo hệ cử nhân 2. Khoa xã hội học Thanh niên: là Khoa chuyên ngành của Học viện, có nhiệm vụ giảng dạy các môn Khoa học Xã hội và Nhân văn liên quan đến công tác Thanh thiếu nhi như: Tâm lý học; Giáo dục học; đặc biệt là Xã hội học, với chuyên ngành hẹp là Xã hội học Thanh niên 3. Khoa công tác thanh thiếu nhi là Khoa đặc thù của Học viện, có nhiệm vụ giảng dạy các môn học: Phương pháp luận công tác Thanh thiếu nhi, Lý luận và Nghiệp vụ xây dựng Đoàn, Hội; Lý luận và Phương pháp công tác Đội; Kỹ năng công tác Thanh thiếu nhi; Lý luận và Nhgiệp vụ Văn hóa Thể thao; Giáo dục Quốc phòng toàn dân, Dân số - Giới - Phát triển. 4. Viện Nghiên cứu Thanh niên có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và tổng kết thực tiễn các vấn đề của các đối tượng trong độ tuổi thanh thiếu nhi, công tác Đoàn, Hội, Đội; là một đầu mối nghiên cứu khoa học của Bộ Khoa học - Công nghệ đã được phê duyệt từ 1991 5. Phòng Quản lý Đào tạo và Tổ chức: Phụ trách công tác tổ chức bộ máy, công tác cán bộ và công tác chính trị của Học viện, quản lý giảng dạy, học tập của các hệ đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, đào tạo tại chức, liên kết đào tạo, đào tạo lại 6. Phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác Quốc tế: có nhiệm vụ quản lý các dự án, các đề tài khoa học từ cấp Khoa, Viện, Phân viện đến cấp Bộ, cấp Nhà nước do đội ngũ cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên của Học viện thực hiện, tham gia tổ chức các Hội thảo khoa học từ cấp Khoa, Viện, Phân viện đến cấp học viện, Biên tập Tạp chí Thông tin Khoa học - Nghiệp vụ của Học viện; phụ trách công tác đối ngoại của Học viên Thanh thiếu niên Việt Nam. 6. Trung tâm thông tin - Tư liệu - Thư viện - Lưu trữ, cung cấp thông tin tư liệu cho cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên, học viên theo yêu cầu của nhiệm vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học. - Quản lý các nguồn thông tin và nối mạng với hệ thống quốc gia theo qui định hiện hành. - Tin học hóa quản lý cơ sở vật chất và các phương tiện dạyhọc hiện, đáp ứng nhu cầu đổi mới thường xuyên phương pháp dạy học, nghiên cứu khoa học trong điều kiện mới. - Trang bị kiến thức Ngoại Ngữ và Tin học cho học viên và cán bộ giảng viên, nghiên cứu viên của Học viện 7. Văn phòng Học viện Tổ chức thực hiện công tác hành chính, thông tin, tổng hợp tình hình chung, tham mưu xây dựng và triển khai thực hiện chương trình công tác của Học viện Quản lý cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng của Học viện. Xây dựng và kiểm tra kế hoạch thu chi tài chính theo qui định của Nhà nước và của Cơ quan Trung ương Đoàn Hội đồng Tư vấn của Học viện Hội đồng tư vấn của Học viện làm nhiệm vụ tư vấn cho lãnh đạo Học viện thực hiện đảm bảo chế độ chính sách, về công tác thi đua, xét đề nghị tuyển dụng, khen thưởng, kỉ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, học viên trong Học viện. Tham gia Hội đồng có đại diện Cấp uỷ, Công Đoàn, Đoàn Thanh niên Học viện, đại diện một số Phòng, đơn vị trực thuộc cơ quan. Số lượng, thành phần, tiêu chuẩn, chế độ làm việc của các Uỷ viên Hội đồng tư vấn do lãnh đạo Học viện quyết định. Hội đồng Khoa học của Học viện Hội đồng Khoa học của Học viện là cơ quan tư vấn cho Lãnh đạo Học viện về nội dung, chương trình, phương thức đào tạo, nghiên cứu, thông tin khoa học; về kế hoạch và biện pháp tổ chức triển khai các hoạt động liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, thông tin khoa học. Nhiệm vụ, số lượng, thành phần, tiêu chuẩn, chế độ làm việc của các Uỷ viên Hội đồng Khoa học do Lãnh đạo Học viện quyết định. Hội đồng Giảng viên của học viện Hội đồng Giảng viên của học viện là cơ quan tư vấn cho Lãnh đạo Học viện về đánh giá chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên, thẩm định các đối tượng có nguyện vọng về công tác ở các Khoa của Học viện giúp lãnh đạo Học viện bình xét danh hiệu giáo viên giỏi các cấp, các danh hiệu vinh dự của Nhà nước trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo. Nhiệm vụ, số lượng, thành phần, tiêu chuẩn, chế độ làm việc của các Uỷ viên Hội đồng Khoa học do Lãnh đạo Học viện quyết định. Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ của Học viện trong từng thời kì, lãnh đạo Học viện xem xét thành lập một số hội đồng khác. Phân viện miền Nam: Chủ nhiệm về đào tạo bồi dưỡng và nghiên cứu, thông tin khoa học theo phân cấp của Giám đốc Học viện. Biên chế của các Khoa, Phòng trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của các Khoa, Phòng, tổng định biên được Ban Bí thư Trung ương Đoàn phân bổ hàng năm; lãnh đạo Học viện sẽ bố trí cho các Khoa Phòng có đủ điều kiện hoàn thành chức năng, nhiệm vụ dược giao V. lề lối làm việc, các mối quan hệ và quyền hạn của Học viện 1- Chế độ làm việc của Học viện: 1.1- Lãnh đạo Học viện làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tậpthể lãnh đạo và cá nhân phụ trách. 1.2- Lãnh đạo Học viện họp thường kì 01 tháng 01 lần. Trong trường hợp cần thiết, Giám đốc Học viện triệu tập họp bất thường. Giám đốc Học viện là người chủ trì và kết luận các cuộc họp của lãnh đạo Học viện. 1.3- Con dấu của Học viện được quản lí và sử dụng theo qui định số 58/2001/NĐ - CP ngày 24/08/2001 của Thủ tướng Chính phủ. 2- Ban Bí thư và Thủ trưởng cơ quan Trung ương Đoàn trực tiếp chỉ đạo và quản lí mọi hoạt động của Học viên Thanh thiếu niên Việt Nam. Lãnh đạo Học viện quyết định phân cấp quản lí cho các đơn vị trực thuộc, tạo điều kiện để các đơn vị phát huy tính chủ động của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ của từng đơn vị và nhiệm vụ chung của Học viện. 3- Các đơn vị trực thuộc Học viện thực hiện chế độ thông tin báo cáo định kì hàng tháng, hàng quý, hàng năm với lãnh đạo Học viện; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của lãnh đạo Học viện. 4- Học viên Thanh thiếu niên Việt Nam được quan hệ trực tiếp với các Bộ, Ngành, các cơ quan thuộc Chính phủ, các Ban của Đảng, các Đoàn thể và tổ chức xã hội Trung ương và địa phương trong phạm vi trách nhiệm của Học viện để thực hiện chủ trương, kế hoạch và sự chỉ đạo của Ban Thường vụ, Ban Bí thư và thủ trưởng cơ quan Trung ương Đoàn. 5- Học viên Thanh thiếu niên Việt Nam phối hợp với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu trong nước và quốc tế để thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nghiên cứu và thông tin khoa học. Học viện được mời các nhà khoa học ở các cơ sở khác, các cán bộ của Trung ương Đoàn tham gia làm giảng viên, nghiên cứu viên, biên tập viên kiêm chức hoặc hoặc làm cộng tác viên theo qui định hiện hành. 6- Học viên Thanh thiếu niên Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các Ban, đơn vị trực thuộc Trung ương Đoàn để thực hiện nhiệm vụ của Học viện; tham gia xây dựng qui hoạch, chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, xây dựng chương trình nghiên cứu khoa học và thông tin khoa học nghiệp vụ của Đoàn Thanh niên. 7- Ban Chấp hành Đảng uỷ, Ban Chấp hành Công Đoàn và Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của Học viện hoạt động theo Điều lệ của các tổ chức này qui định. Phần thứ hai tìm hiểu công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại Học viện thanh thiêu niên Việt Nam I. Thực trạng công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực của Học viện thanh thiếu niên Việt Nam những năm qua 1. Về công tác đào tạo bồi dưỡng Học viện thanh thiếu niên Việt Nam được thành lập ngay 15 tháng 10 năm 1956 ( với những tên gọi khác nhau qua tưng thời kỳ: Trường Huấn luyện Cán bộ Đoàn; Trường Đoàn Trung ương; Trường Đoàn Cao cấp; Trường cán bộ Thanh thiếu niên Trung ương; Trường cao cấp thanh niên và chính thức có tên gọi Học viện thanh thiếu niên Việt Nam từ năm 1995 theo quyết định thành lập số 373 (do đồng chí bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Hồ Đức Việt ký), đã góp phần quan trọng vào công tác đào tạo (hệ trung cấp, hệ cao cấp)và bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội, Đội các cấp ở trong nước và quốc tế: Từ năm 1985 trở về trước trường đã đào tạo được: - 75 khoá bồi dưỡng từ 1 đến 9 tháng với 10.663 học viên. - 15 khoá khoá đào tạo từ 18 tháng đến 3 năm với 2363 học viên. - 5 khoá cao cấp 4 năm với 258 học viên. -13 khoá đào tạo dài hạn cán bộ chủ chốt của Đoàn TNND CM Lào với 482 học viên - 6 khoá đào tạo cán bộ chủ chốt của Đoàn TNND CM Cămpuchia với 130 HV. Số cán bộ Đoàn học qua các khoá đào tạo đó trưởng thành nắm các vị trí chủ chốt: Bí thư, Phó bí thư các Tỉnh, thành đoàn, tham gia cấp uỷ của Địa phương. Trên 60 đồng chí đó tham gia BCHTW Đoàn; 16 đồng chí đó là Uỷ viên Thường vụ, Bí thư TW Đoàn; 6 đồng chí là Uỷ viên BCHTW Đảng. Từ năm 1986 đến nay thực hiện các chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo kế hoạch hàng năm. Hệ trung cấp 24 tháng có 33 khoá với 3700 H.viên Đào tạo trung cấp cho Đoàn TNND CM Lào 6 khoá với 127 học viên, Đoàn TNND CM Cămpuchia 4 khoá với 130 HV. Hệ bồi dưỡng từ 1- 3 tháng có 25 khoá với 3456 Học viên. Liên kết với Học viện Chính trị Quốc gia HCM đào tạo một khóa trỡnh độ cao cấp & Cử nhân Chính trị cho 162 cán bộ chủ chốt của TW Đoàn. 10 năm gần đây (1991 - 2000) đó ỏp dụng các phương pháp Đào tạo, bồi dưỡng mới: - Tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn theo chuyên đề cho cán bộ cấp huyện & tương đương được 62 khoá với 8600 học viên. - Liên kết với Bộ GD & ĐT mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác Đoàn, Đội cho đội ngũ cán bộ Đoàn, giáo viên giảng dạy môn công tác Đoàn, Đội trong các trường ĐH SP I HN, các trường CĐ SP, với Uỷ ban BV & CS Trẻ em Việt Nam, với trung tâm DS - SK - MT của TW Đoàn... được 47 khoá với 4500 học viên. - Phối hợp với 19 tỉnh, thành Đoàn mở 19 khoá tại chức trỡnh độ trung cấp lí luận Mac - Lenin & lí luận nghiệp vụ công tác Đoàn, Đội cho 1720 cán bộ Đoàn chủ chốt cấp cơ sở. - Chọn, cử nhiều lượt giáo viên giúp các tỉnh, thành Đoàn & Đoàn trực thuộc Trung ương Đoàn tổ chức 82 lớp lớp tập huấn nghiệp vụ công tác Đoàn, Đội cho 12.400 cán bộ chủ chốt của cơ sở. - Phân viện Miền Nam được thành lập ngày 18 tháng 4 năm 1996 trên cơ sở tổ chức của trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ Thanh thiếu niên TW Đoàn. Năm năm qua Phân viện đã mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn, Hội, Đội cho các tỉnh phía Nam với 1500 học viên. Hiệu qủa của công tác đào tạo, bồi dưỡng khá rõ nét. Nhiều học viên của Học viện đã và đang phục vụ tốt tại cơ sở và đảm nhận các cương vị cao trong các cấp uỷ Đảng, Chính quyền cùng các ban, ngành, đoàn thể khác. Khoảng 50% cán bộ chủ chốt của các cấp quận, Huyện, Đoàn, Tỉnh, thành Đoàn và Trung ương Đoàn hiện nay nguyên là học viên của trường. Theo số liệu điều tra mới nhất của Ban tổ chức Trung ương Đoàn có 50, 3% số Bí thư Đoàn xã, phường, 69% số cán bộ chuyên trách quận, huyện Đoàn và 48, 2% số cán bộ chuyên trách tỉnh Đoàn đã được đào tạo cơ bản qua Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam (Nguồn thống kê Ban tổ chức Trung ương Đoàn, 6/2003). 2. Các hệ đào tạo, bồi dưỡng 2.1.Hệ đào tạo trung cấp lý luận Mác-Lênin và nghiệp vụ Đoàn, Đội Đay là hệ đào tạo mang tính quá độ -Đối tượng: Cán bộ Đoàn chuyên trách cấp quận, huyện và cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. -Thời gian đào tạo:2 năm, trong đó 21 tháng học tập tại trường và 3 tháng thực tập viết chuyên đề tốt nghiệp cấp cơ sở. -Nội dung chương trình: Gồm 05 học phần:2160 h + Lý luận Mác-Lênin 630h + Khoa học cơ sở 630h + Phương pháp luận và kỹ năng 210h + Văn hoá thể thao 240h + Lý luận, nghiệp vụ xây dựng Đoàn 240h + Lý luận phương pháp công tác Đội 210h -Phương thức: Tập trung, tỷ lệ lý thuyết-thực hành là 2-3 2.2 Hệ đào tạo cử nhân Đào tạo Cử nhân Xã hội học Thanh Niên. -Hệ 2, 5 năm, (bằng thứ hai) cho sinh viên đã tốt nghiệp các chuyên ngành khác có nguyện vọng và khả năng công tác thanh thiếu nhi. -Hệ 4, 5 năm, đối tương là đoàn viên ưu tú, tốt nghiệp PTTH có năng khiếu rõ rệt và nguyện vọng hoạt động chính trị - xã hội trong thanh thiếu nhi. Nội dung chương trình áp dụng theo chương trình hệ đại học Xã hội học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc đại học Quốc Gia Hà Nội và 4 học phần đặc thù của Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam; Chuyên ngành hẹp là Xã hội học Thanh niên (330h). Hiện tại Học viện đang nghiên cứu biên soạn bộ Giáo trình Xã hội học Thanh niên (600 trang) khoảng 2005 hoàn thành. Phương thức đào tạo hệ 4, 5 năm + Học 8 học kỳ tại trường và 1 học kỳ đi thực tập viết luận văn tốt nghiệp. + Lực lượng giảng viên: Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đảm nhận 2/3 chương trình, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn đảm nhận 1/3 chương trình. Sau 5 năm Học viện sẽ đảm nhận 100% chương trình. Với sự tuyển chọn công phu, kỹ càng, được đào tạo theo một chương trình đặc thù về xã hội học thanh niên, về kỹ năng, nghiệp vụ công tác thanh thiếu nhi, chắc chắn sản phẩm của hệ đào tạo này sẽ được xã hội chấp nhận và sẽ là nguồn cung cấp quan trọng bổ sung cho các cấp lãnh đạo sau này. 2.3 Hệ đào tạo tại chức tại các tỉnh, thành. - Theo chương trình Trung cấp Lý luận Mác-Lênin và nghiệp vụ Đoàn, Đội. - Theo chương trình đào tạo Xã hội học Thanh niên. (Khi điều kiện cho phép ). - Phương thức:Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam ký hợp đồng với các tỉnh, Thành uỷ. 2.4Hệ bồi dưỡng 3 tháng tập trung. - Đối tượng: Cán bộ chủ chốt của Quận, Huyện Đoàn, tỉnh, thành Đoàn. - Nội dung chương trình gồm 3 phần: Phương pháp luận công tác Thanh thiếu nhi, Kỹ năng công tác thanh thiếu nhi, Nghiệp vụ xây dựng Đoàn, Hội, Đội. - Tỷ lệ giữa lý thuyết, thực hành là 1/3, trong đó có thực hành thường xuyên, đi thực tế ở cơ sở 1 tuần, thi 03 môn và viết thu hoạch. 2.5Hệ bồi dưỡng 1 tháng tập trung. - Đối tượng: Cán bộ chủ chốt của tỉnh, thành Đoàn và cán bộ Cơ quan Trung ương Đoàn. - Nội dung chương trình: Kỹ năng công tác thanh thiếu nhi, nghiệp vụ xây dựng tổ chức Đoàn, Hội, Đội(120h) - Tỷ lệ lý thuyết, thực hành là 1/, trong đó đi thực tế cơ sở 03 ngày - Thi 02 môn và viết thu hoạch. 2.6.Các khoá bồi dưỡng theo chức danh, theo chuyên đề, theo đối tượng, theo yêu cầu của Ban Bí thư Trung ương Đoàn (Từ 1 tuần đến 3 tuần). 2.7 Các khoá đào tạo lại và bồi dưỡng về các kiến thức hành chính, Tin học, Ngoại ngữ, thi nâng ngạch theo phương thức liên kết, tập huấn theo chuyên đề. 2.8.Đào tạo trên đại học Nếu điều kiện cho phép có thể đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ về các chuyên ngành. Giáo dục học, Quản lý giáo dục, Xã hội học Thanh niên, Những chuyên ngành về công tác Thanh thiếu nhi. 3.Về đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học của Học viện (tính đến 31/5/2003) -Tổng số cán bộ công chức của Học viện:124 người -Số Giảng viên, Nghiên cứu viên có trình độ đại học trở lên:76 người Trong đó số có trình độ Thạc sĩ:22 người, (về các chuyên ngành:Quản lý giáo dục, Tâm lý, Xã hội học) -Tiến sĩ:09 (Về các ngành Triết học, Tâm lý, Giáo dục, Xã hội học).Tính chung có 31/76 GV-NCV có trình độ thạc sĩ trở lên, chiếm 41%.(một tỉ lệ khá cao so với các Trường Đại học hiện nay) -01 Phó Giáo sư và Nhà giáo ưu tú -43, 5% số giảng viên, nghiên cứu viên có trình độ Cao cấp lý luận chính trị trở lên -50, 5% số giảng viên, NCV có trình độ Trung cấp lý luận chính trị -90% số giảng viên, nghiên cứu viên có chứng chỉ ngoại ngữ và tin học thực hành;trong đó 30% số giảng viên, NCV sử dụng tin học, ngoại ngữ thành thạo. 4. Đội ngũ cộng tác viên của Học viên - Các nhà khoa học của Cơ quan Trung ương Đoàn - 35 Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Trung tâm Khoa học Xã hội Nhân văn Quốc gia, Đại học Quốc gia Hà Nội, là những nơi thường xuyên cộng tác trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại Học viện. - Nhiều cộng tác viên có trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ ở các cơ quan Trung ương và địa phương. 5.Năng lực quản lý đào tạo, bồi dưỡng của Học viện - Từ năm 1982 đến nay, mặc dù chưa được Bộ Giáo dục - Đào tạo quản lý chỉ đạo nghiệp vụ, nhưng Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đã thực hiện đúng các qui định của Bộ Giáo dục- Đào tạo và Bộ Khoa học Công nghệ đối với các trường Cao đẳng, Đại học, Viện nghiên cứu, ( phân bố các chương trình thành các môn học, các học phần, học trình, qui chế thi và kiểm tra, chế độ công tác của giảng viên, nghiên cứu viên, ...) - Từ năm 1990 đến nay, công tác NCKH của Học viện đi vào nề nếp, thực hiện 04 Đề tài khoa học cấp Nhà nước, hàng trăm đề tài cấp Bộ, cấp Trường, cấp Viện theo đúng những qui định của Bộ Khoa học - Công nghệ. - Đội ngũ cán bộ quản lý có đủ kiến thức, kinh nghiệm để quản lý công tác đào tạo vàNCKH của Học viện ( 10 thạc sĩ có luận văn về Quản lý Giáo dục Đào tạo, Quản lý Khoa học ), đã quản lý 5 khoá đào tạo hệ cao cấp có chất lượng. Hiện tại80% số học viên các khoá cao cấp đã trở thành cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, thành Đoàn, Trung ương Đoàn và của cấp uỷ, chính quyền các địa phương. - Đến nay Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đã dần tiếp cận, gắn kết với hệ thống giáo dục đào tạo quốc dân, có quan hệ chặt chẽ với Bộ Giáo dục - Đào tạo, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và nhiều nhà trường, Học viện khác. Từ năm 1997 đã liên kết với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh mở lớp hoàn thiện kiến thức Cử nhân Chinh trị cho 108 học viên, 2 lớp Cao cấp lý luận chính trị cho 136 học viên và tiếp tục liên kết để hoàn thiện kiến thức cho đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống Đoàn Thanh niên. Hiện tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đang tiến hành thử nghiệm 1 khoá học (100 học viên ) đào tạo cử nhân Xã hội học Thanh niên trong sự liên kết với khoa Xã hội học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. 5.Tiêu chuẩn Đội ngũ cán bộ chủ chốt: Trên cơ sở những tiêu chuẩn chung của cán bộ chính trị xã hội theo Nghị quyêt BCH Trung ương lần thứ 3 ( Khoá VIII), Lãnh đạo Học viện và đội ngũ cán bộ chủ chốt của Học viện cần đáp ứng nhưng tiêu chuẩn cụ thể sau đây: 1. Ban Lãnh đạo Học viện bao gồm các giám đốc và các Phó giám đốc - Giám đốc phu trách chung các mặt công tác của Học viện, có trình độ Tiến sĩ, Cao cấp lý luận chính trị, am hiểu nghiệp vụ quản lý đào tạo và NCKH, đã là chủ nhiệm đề tài cấp Bộ, cấp Nhà nước. - Phó Giám đốc phụ trách NCKH có trình độ Tiến sĩ trở lên; Cao cấp lý luậnh chính trị, am hiểu nghiệp vụ quản lý đào tạo, đã từng làm chủ nhiệm đề tài Bộ, cấp Nhà nước. - Phó Giám đốc phụ trách đào tạo, có trình độ tiến sĩ trở lên; Cao cấp lý luận chính trị, am hiểu nghiệp vụ quản lý đào tạo, đã từng làm chủ nhiệm đề tài cấp Bộ, chủ biên các giáo trình. - Phó giám đốc phụ trách Hành chính, cơ sở vật chất, có trình độ thạc sĩ trở lên, có trình độ Cao cấp lý luận chính trị, am hiểu nghiệp vụ Quản lý Hành chính trong môi trường đào tạo và NCKH, có khả năng quan hệ đối ngoại. - Phó Giám đốc phụ trách Phân viện có năng lực tương đối toàn diện, có trình độ thạc sĩ trở len, Cao cấp lý luận chính trị, am hiểu nghiệp vụ quản lý đào tạo và NCKH. 2. Trưởng các khoa. Có trình độ Thạc sĩ trở lên, Cử nhân hoặc Cao cấp lý luận chính trị, là Giảng viên chính, am hiểu nghiệp vụ quản lý đào tạo, có công trình nghiên cứu khoa học cấp Học viện trở lên, chủ trì biên soạn giáo trình của các bộ môn trong Khoa. Các phó Trưởng khoa có trình độ Cử nhân trở lên, có trình độ Cao cấp lý luận chính trị, có công trình khoa học cấp Học viện, chủ trì, biên soạn giáo trình bộ môn do mình đảm nhiệm 3. Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thanh niên. Có trình độ Tiến sĩ, Cử nhân hoặc Cao cấp lý luận chính trị, là Chủ nhiệm Đề tài, dự án cấp Bộ, am hiểu nghiệp vụ quản lý khoa học. Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu: Có trình độ Thạc sĩ trở lên, Cử nhân hoặc Cao cấp lý luận chính trị, là chủ nhiệm đề tài cấp Bộ, am hiểu nghiệp vụ quản lý khoa học 4. Trưởng Phòng Quản lý Đào tạo và Tổ chức Có trình độ Thạc sĩ trở lên, Cử nhân hoặc Cao cấp lý luận chính trị, là Chủ nhiệm đề tài cấp Bộ, am hiểu nghiệp vụ quản lý Đầo tạo và Tổ chức. Phó Trưởng Phòng quản lý Đào tạo và Tổ chức: Có trình độ Cử nhân trở lên hoặc Cao cấp lý luận chính trị, am hiểu nghiệp vụ Quản lý Đào tạo và Tổ chức. 5. Trưởng Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác Quốc tế. Có trình độ Tiến sĩ, Cử nhân hoặc Cao cấp lý luận chính trị, am hiểu nghiệp vụ quản lý theo chức năng đơn vị, có hiểu biết nhất định về ứng dụng Công nghệ Thông tin. Phó Giám đốc Trung tâm: Có trình độ Cử nhân trở lên, Cử nhân hoặc Cao cấp lý luận chính trị, am hiểu nghiệp vụ quản lý một lĩnh vực nhất định của trung tâm 6. Giám đốc Trung tâm Thông tin - Tư liệu - Thư viện. Có trình độ Thạc sĩ trở lên, Cử nhân hoặc Cao cấp lý luận chính trị, am hiểu nghiệp vụ quản lý theo chức năng đơn vị, có hiểu biết nhất định về ứng dụng Công nghệ Thông tin. Phó Giám đốc Trung tâm: Có trình độ Cử nhân trở lên, Cử nhân hoạc Cao cấp lý luận chính trị, am hiểu nghiệp vụ quản lý một lĩnh việc nhất định của trung tâm 7. Chánh Văn phòng Học viện Có trình độ Cử nhân trở lên, Cử nhân hoặc Cao cấp lý luận chính trị, am hiểu nghiệp vụ quản lý hành chính, đối ngoại, tài chính - tài vụ. Phó Văn phòng: Có trình độ Cử nhân trở lên, Cử nhân hoặc Cao cấp lý luận chính trị, có khả năng quản lý một lĩnh vực chuyên môn nhất định trong nghiệp vụ Văn phòng. 8. Trưởng Phòng nghiệp vụ của các đơn vị thành viên Có trình độ Cử nhân trở lên, Cao cấp lý luận chính trị, am hiểu chuyên môn nghiệp vụ và có khả năng về công tác quản lý. Phó Trưởng Phòng: Có trình độ Cử nhân trở lên, Cử nhân hoặc Trung cấp lý luận chính trị trở lên, có khả năng quản lý một lĩnh vực chuyên môn nhất định 9.Đối với cán bộ công chức, giảng viên, nghiên cứu viên, học viên có Qui chế riêng, do Giám đốc Học viện ban hành. II- những khó khăn trong công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam 1.Cơ sở vật chất Hiện nay cơ sở vật chất của Học viên đang xuống cấp, thiếu các lớp học cho học viên, thiếu sân chơi, sân tập, thậm chí phải dùng sân thượng, hành lang để làm lớp học cho một số bộ môn học như khiêu vũ, nhạc..., điều này ảnh hưởng đến công việc của các phòng, ban khác Phòng máy dành cho việc học tin với diện tích 100m2 với 1 máy PentiumIII, 4 máy 486, 6 máy 386, một máy in kim, quá ít so với nhu cầu của học viên và phần lớn là máy cũ, tốc độ chậm, không đáp ứng được nhu cầu học tập của học viên Chưa có phòng đọc riêng, chung với phòng cho mượn sách. Đầu sách phục vụ cho Học viên còn ít, đa số là sách cũ, ít bổ sung sách mới. Phương tiện phục vụ cho công tác giảng dạy con thiếu, đặc biệt là phương tiện hiện đại như hệ thông máy chiếu. Việc sử dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học còn hạn chế 2. Đội ngũ giảng viên Chất lượng đội ngũ giảng viên chưa đáp ứng được yêu cầu của hệ thống tổ chức mới. Đặc biệt thiếu giảng viên dạy môn tin học. Giảng vien bộ môn tiêng Anh đều từ Nga Văn chuyển sang nên có nhiều hạn chế trong giảng dạy 3. Kinh phí đầu tư cho Đào tao, bồi dưỡng Kinh phí đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầngphục vụ đào tạo cũng như kinh phí chocông tác đào tạo, bồi dưỡng còn hạn chế. Trước đây, Học viện còn thực hiện cơ chế rót kinh phí xuống cho các phòng ban để các phòng, ban cử người đi học, hiện nay cơ chế này đã bị cắt bỏ do kinh phí hạn hẹp. Cán bộ, công chức muốn đi bồi dưỡng thêm thì nhà trường chỉ cấp cho một phần, còn lại phải tự bỏ ra 4. Một số khó khăn khác: - Hiện nay việc xây dựng một mạng Lan trong nội bộ Học viện là hết sức cần thiết để phục vụ cho công tác giang dạy cũng như công tác quản lý đào tạo nhưng chưa được lãnh đạo Học viện quan tâm, đầu tư đúng mức - Việc cắt cử cán bộ đi bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ còn nhiều trở ngại, do cán bộ không có thời gian hoặc do không có ai đảm nhiệm thay vị trí khi họ đi học - Việc bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ Học viện mặc dù được lãnh đạo quan tâm mở các lớp ngoại ngữ miễn phí nhưng số cán bộ tham gia rất ít III- Một số giải pháp để nâng cao trình độ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của Học viện Với thời gian thực tập một tháng không phải là thời gian dài để tìm hiểu và nắm bắt được tất cả các vấn đề đặt ra, song em cũng nhận thức được một số vấn đề cơ bản về tổ chức và quản lý nhà nước ở Học viện và đặc biệt là công tác Đào tạo - bồi dưỡng nguồn nhân lực. Với kiến thức đã học ở nhà trường và thực tế quan sát, em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp về công tác Đạo tạo - bồi dưỡng nguồn nhân lưc : + Tăng cường hiệu qủa công tác đầu tư cơ sở vật chất( hệ thống hội trương lớn, và các giảng đường, sân chơi, bãi tập ), các trang thiết bị hiện đạiphục vụ công tác giảng dạy, học các học phần đặc thù của công tác thanh thiếu nhi cũng như cho công tác nghiên cứu và thông tin khoa học phục cho phong trào thanh thiếu nhi và công tác Đoàn, Hội, Đội trên phạm vi cả nước. Điều này cấp bách khi công tác vận động quần chúng ngày càng đi vào chiều sâu, chứ không trải trên diện rộng như trước đây. + Trao đổi nghiệp vụ với các Cơ quan chức năng của Đảng và Nhà nước như: Ban Dân vận Trung ương Đảng, Ban Tổ chức Trung ương Đảng, Ban Khoa giáo Trung ương Đảng, Bộ Nội Vụ, Bộ Giáo dục - Đào tạo về việc từng bước gia nhập vào hệ thống giáo dục Quốc gia, xác đinh chuyên nghành cử nhân Xã hội học Thanh niên với mã số tương ứng, duyệt hệ thống Giáo trình, chương trình....(trong các năm 2004-2005), nhằm thu hút một bộ phận thanh niên ưu tú để đào tạo họ thành những cán bộ chính trị trẻ tuổi có trình độ xuất phát là cử nhân cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sau nay. Lĩnh vực này chưa có một trường nào trong hệ thống quốc dân đảm nhiệm. +Nâng cao hiệu qủa của công tác đào tạo, nghiên cứu và thông tin khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên được tham gia nghiên cứu khoa học và nghiên cứu viên được trực tiếp tham gia giảng dạy + Tại Học viện có thể thực hiện đào tạo đa hệ, đa ngành, đa cấp ( từ trình độ trung cấp trở lên đến Tiến sĩ ), bồi dưỡng ngắn hạn theo chức danh, theo chuyên đề tuỳ thuộc vào nhiệm vụ chinh trị của từng ngành, từng đoàn thể, vừa nghiên cứu khoa học chuyên nghành, vừa ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào hoạt động thực tiễn + Liên kết với Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đào tạo Cử nhân Xã hội học Thanh niên ( Tháng 9/2003), trước hết đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp quận, huyện Đoàn trở lên, chưa qua đào tạo cơ bản. + Tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế trên lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu và thông tin khoa học. Học viện Thanh thiếu niên Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng mà Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam có thể học tập, rút kinh nghiệm được +nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, cán bộ công chức của Học viện đáp ưng yêu cầu của hệ thống tổ chức mới: với một biên chế hợp lý và hoạt động đồng bộ, phấn đấu đến năm 2005.50% giảng viên, nghiên cứu viên có trính độ thác sĩ trở lên. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình "quản lý nguồn nhân lực" của Học viện Hành Chính Quốc gia 2. Đề án hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Học viện Thanh thiếu niên 3. Báo cáo tổng kết công tác năm 2004 của Trung tâm Thông tin - Tư liệu - Thư viện của Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam 4. Tạp san kỉ niệm 45 năm thành lập Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam 5. NĐ54CP- của Chính Phủ về chế độ bồi thường chi phí đào tạo Mục lục Lời nói đầu Phần thứ nhất: Giới thiệu chung về Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam I. Lịch sử hình thành và phát triển của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam II. chức năng, nhiệm vụ của Học viện Thanh thiêu niên Việt Nam III. Tổ chức bộ máy của Học viện Thanh thiếu niên Việt nam IV. Lề lối làm việc, các mối quan hệ và quyền hạn của Học viện Phần thứ hai: Tìm hiểu công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại Học viện thanh thiếu niên Việt Nam I. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam. 1. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng. 2. Các hệ đào tạo, bồi dưỡng 3. Đội ngũ giảng viên và nghiên cứu khoa họccủa Học viện 4. Đội ngũ cộng tác viên của Học viện 5. Tiêu chuẩn đội ngũ cán bộ chủ chốt của Học viện II. nhưng khó khăn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại Học viện Thanh thiếu niên Việt nam. III. Một số giải pháp để nâng cao trình độ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại Học việnThanh thiếu nien Việt Nam Kết luận Tài liệu tham khảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Tìm hiểu về công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại Học viên Thanh thiếu niên Việt Nam.pdf
Luận văn liên quan