Luận văn Tình hình thực hiện các chính sách xã hội, chế độ về lĩnh vực Công tác Xã hội ở Hà Tây

Người có công là nhứng người đã hy sinh xương máu, hy sinh một phần thân thể, hoặc cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp vẻ vang của dân tộc, của Tổ quốc. Công lao của họ hết sức to lớn, sự hy sinh của họ là vô giá không gì có thể bù đắp được. Vì vậy toàn Đảng, toàn dân phải có trách nhiệm quan tâm chăm sóc đến đời sống vật chất và tinh thần của người có công. Trong hơn 50 năm qua, trung thành với tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc: “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” Đảng, Nhà nước và nhân dân ta không ngừng phấn đấu làm được nhiều việc tốt trong lĩnh vực chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng.

pdf82 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4694 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tình hình thực hiện các chính sách xã hội, chế độ về lĩnh vực Công tác Xã hội ở Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được sống trong nền hoà bình, được hưởng nền độc lập tự do của Tổ quốc thì có biết bao người đã anh dũng hy sinh, biết bao người đã phải chịu mưa bom, bão đạn, bị tra tấn tù đày sau trở thành thương tật, bệnh tật. Dân tộc ta đời đời nhớ ơn những người đã cống hiến công lao đối với Tổ quốc. Không chỉ có thế, các đồng chí lãnh đạo Đảng luôn nhắc nhở chúng ta: “Nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc các chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ” Trong những năm qua, với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, Đảng uỷ, chính quyền và nhân dân Hà Tây đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực chăm sóc đời sống thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng và giành được nhiều kết quả 2.1. Tổ chức thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi của Nhà nước đối với thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công ở sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây Chính sách ưu đãi người có công vốn là chính sách mang tính nhạy cảm chính trị- xã hội. Chính vì vậy, việc thực hiện chính sách ưu đãi, chính sách xã hội đối với người có công với cách mạng ở tỉnh Hà Tây là một niệm vụ hết sức nặng nề. Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã thường xuyên có Nghị quyết, chỉ thị, văn bản hướng dẫn để lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành, các đoàn thể chính trị xã hội thống nhất triển khai thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước - Thực hiện chi trả trợ cấp ưu đãi (trợ cấp hàng tháng và trợ cấp một lần) + Thực hiện chi trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây đã tổ chức xử lý các tồn đọng chiến tranh đến tháng 3/2005 có kết luận cụ thể về các trường hợp đã có danh sách thống kê theo Thông tư 09. Đây là một nhiệm vụ hết sức phức tạp, song đã thu được kết quả rất lớn. Đối với thân nhân liệt sỹ: Từ năm 1997 đến nay, tỉnh Hà Tây đã tiếp nhận và cấp bằng Tổ Quốc ghi công cho 1.235 liệt sỹ đảm bảo đúng quy trình, không sai sót. Hiện nay, sở đang làm lại 750 bằng Tổ Quốc ghi công cho liệt sỹ mất hoặc hỏng, rách, nát. Đối với quân nhân bị thương tại ngũ hoặc đã chuyển ra ngoài quân đội đề nghị giám định thương tật lần đầu: Trong 7 năm qua đã có 825 quân nhân được giám định thương tật thì có 792 người đủ điều kiện công nhận là thương binh và tiến hành bàn 60 giao hồ sơ giải quyết chế độ, chi trả đúng quy định. Số không đủ điều kiện xếp hạng được chi trả trợ cấp một lần theo đúng quy định. Đối với quân nhân bị thương đã được đơn vị và Hội đồng giám định có tỷ lệ từ 5%- dưới 21% do vết thương tái phát đề nghị giám định lại là 13.650 hồ sơ, trong đó đã có 11.200 đối tượng được giám định lại đảm bảo đúng nguyên tắc, thủ tục. Trong những năm qua, sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây đã phối hợp với các cấp ngành chức năng tiếp nhận và giải quyết chế độ cho hơn 3000 người hưởng chế độ như thương binh, đối tượng này chủ yếu là thanh niên xung phong. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây đã tổ chức thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chính sách, chế độ hiện có đối với 32.000 người có công đang hưởng trợ cấp hàng tháng với tổng số tiền trên 6 tỷ đồng/ tháng. + Thực hiện chi trả trợ cấp ưu đãi một lần: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây phối hợp với các ban, ngành dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh triển khai hướng dẫn thực hiện Nghị định 47/2000/NĐ- CP của chính phủ về việc chi trả trợ cấp một lần cho người tham gia kháng chiến giải phóng dân tộc và chỉ trong một thời gian ngắn đã chi trả xong cho 32.743 đối tượng ( trong đó có cả quân nhân đang tại ngũ) với tổng số tiền trên 39 tỷ đồng. Thực hiện NĐ 59 của Chính phủ giải quyết trợ cấp một lần cho người hoạt động kháng chiến chết trước ngày 01/01/1995 cho đến nay, sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây đã giải quyết cho 12.937 người và thực hiện NĐ 102/NĐ2003 của chính phủ giải quyết cho đối tượng hưởng 2 chế độ thương binh đồng thời là bệnh binh mất sức lao động. Đã giải quyết chế độ cho cán bộ tham gia chiến trường B,C,K cho 82 trường hợp được hưởng chế độ trợ cấp một lần theo Nghị định 23/1999/NĐ-CP của Chính phủ với tổng số tiền trên 270 triệu đồng. Việc thực hiện Quyết định số 20/2000/TTg của Chính phủ về hỗ trợ nhà ở cho đối tượng là lão thành cách mạng cũng đã được tiến hành một cách có kết quả, đến nay tỉnh đã hỗ trợ cho 121 trường hợp với tổng số tiền là 6,2 tỷ đồng. Thực hiện Quyết định 47/20002/QĐ - TTg của thủ tướng chính phủ về việc trợ cấp một lần đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng tham gia kháng chiến chống Pháp. Tỉnh đã khảo sát gần 4000 đối tượng và đề nghị Tổng cục chính trị – Bộ 61 Quốc phòng quyết định trợ cấp cho 927 đối tượng, trong đó có 518 đối tượng còn sống và 409 đối tượng đã từ trần với tổng số tiền là hơn 2,1 tỷ đồng. Trong những năm qua, sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây đã thực hiện việc chi trả trợ cấp, tiếp nhận và trình xét duyệt hồ sơ của các đối tượng theo đúng quy định của Nhà nước và luôn phấn đấu hết sức để làm tốt công việc được giao nhằm nâng cao đời sống vật chất cho người có công và gia đình họ. - Thực hiện chế độ ưu đãi về chăm sóc sức khoẻ Người có công với cách mạng phần lớn là những người tuổi đã cao, sức khoẻ giảm sút do nhiều nguyên nhân: bị thương, tuổi tác, sức yếu… Vì vậy, việc chăm sóc sức khoẻ cho người có công là vô cùng cần thiết. Trong những năm qua, sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp với sở y tế khám chữa bệnh định kỳ cho người có công, điều dưỡng cho hơn 4000 lượt đối tượng là thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng, mua thẻ Bảo hiểm y tế cho 100% đối tượng là người có công thuộc diện được Nhà nước chăm sóc sức khoẻ. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cùng với sở y tế thẩm định mua 48.772 thẻ Bảo hiểm y tế cho người nghèo, cấp mới 450 thẻ, gia hạn 31.195 thẻ khám chữa bệnh (theo quyết định 139), có 43.006 thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo. Hiện nay, đa số thương bệnh binh và người có công ở tỉnh Hà Tây có sức khoẻ trung bình, khá trở lên do được sự quan tâm chăm sóc về vấn đề sức khoẻ. - Thực hiện chính sách ưu đãi về giáo dục đào tạo: Thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, tỉnh Hà Tây đã phối hợp với Sở giáo dục và đào tạo thực hiện những chính sách ưu đãi trong giáo dục như ưu tiên trong việc tuyển sinh, xét tuyển lên lớp, xét tốt nghiệp, miễn giảm học phí, tiền mua đồ dùng học tập… Kết quả là 100% con thương binh, liệt sỹ đều được miễn giảm học phí, được hỗ trợ tiền mua sách vở. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và người dân mà con thương binh , liệt sỹ, người có công đã được cắp sách tới trường. - Thực hiện chính sách ưu đãi về hỗ trợ nhà ở: Mục tiêu của chính sách này là hỗ trợ thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng làm hoặc sửa chữa nhà ở, xoá nhà dột nát cho các gia đình chính sách. Đối tượng là những gia đình có công với cách mạng, thực sự có nhu cầu về nhà ở nhưng do hoàn cảnh khó khăn nên không tự giải quyết được. 62 Nhằm đền đáp xứng đáng công lao của những người có công với cách mạng, Hà Tây đã tham gia chương trình xây dựng nhà tình nghĩa cho các đối tượng là người có công với cách mạng. Hình thức hỗ trợ mà Hà Tây đã làm là “ Nhà nước, nhân dân, các gia đình đối tượng cùng lo, cùng làm” Sau thời gian thực hiện chính sách đã đạt được kết quả như sau: Tổng ngân sách mà tỉnh đã hỗ trợ để cải thiện nhà ở cho người có công là 3.197.478.000 đồng. Trong đó: thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đã được hỗ trợ để cải thiện nhà ở với tổng số tiền là: 1.753.125.000 đồng Bệnh binh được hỗ trợ với tổng số tiền là: 92.760.000 đồng. Quân nhân bệnh nghề nghiệp được hưởng hỗ trợ là:10.921.000 đồng Anh hùng lực lượng vũ trang được hỗ trợ vơI tổng số tiền là: 47.500.000 đồng Gia đình liệt sỹ được hỗ trợ với tổng số tiền là: 1.293.172.000đồng Phong trào xóa nhà tranh cho cán bộ chính sách đã được phát động sâu rộng. Từ năm 1997 đến nay, toàn tỉnh đã vận động, ủng hộ quỹ để thanh toán 194 nhà dột nát cho các gia đình chính sách ( trong đó xây mới 147 nhà, tu sửa 50 nhà) với tổng số tiền là 3 tỷ đồng Thực hiện Nghị quyết 20/2000/QĐ-TTg, ngành Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây đã đề nghị UBND duyệt hỗ trợ 750.000.000đ cho 55 người là con của các cụ lão thành cách mạng có khó khăn về nhà ở. (2004). Nhờ thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở mà trong những năm qua Hà Tây đã đạt được kết quả đáng kể. Tuy nhiên, do số hộ nhà hư hỏng dột nát rất lớn (7.926hộ) và 256 hộ nhà tranh tre, nứa ná nên công tác thực hiện chính sách về hỗ trợ nhà ở cho người có công vẫn còn rất nhiều khó khăn. - Thực hiện chính sách về giải quyết việc làm: Việc chăm sóc, giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng có đời sống ổn định và ngày một cao hơn là trách nhiêmh của toàn Đảng, toàn dân. Và để có cuộc sống ổn định đối với người có công thì giải quyết việc làm là một biện pháp tối ưu. Trong những năm qua bằng những giải pháp tích cực, những việc làm cụ thể của các cơ quan chức năng ở Hà Tây như cho các hộ gia đình chính sách vay 63 vốn để phát triển sản xuất, chăn nuôi. Đây là hình thức tạo việc làm ngay tại gia đình đối với thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây còn đào tạo việc làm cho con em thương bệnh binh, được miễn giảm học phí khi học nghề, mở lớp dạy nghề, lập tổ thương binh để giúp nhau trong cộng đồng. Sở cũng đã tổ chức được lớp dạy nghề miễn phí cho 100 đối tượng người có công và 100 đối tượng này đã có được công ăn việc làm ổn định. - Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công trong nông nghiệp: Để thực hiện chính sách ưu đãi của Nhà nước, tỉnh Hà Tây đã thường xuyên quan tâm đến đời sống người có công. Với những hộ gia đình người có công tỉnh đã trợ giúp về vốn, giống.. Tỉnh cũng đã thực hiện chính sách về ruộng đất, thuế theo đúng quy định, việc miễn giảm thuế nông nghiệp đối với các hộ chính sách thuế của Nhà nứơc giúp cho các hộ chính sách bớt những khó khăn trong sản xuất. Đến nay, 100% các hộ chính sách làm nông nghiệp đều được miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp. Trong những năm qua, Hà Tây đã thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi của Đảng và Nhà nước một cách triệt để. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách đối với người có công của tỉnh Hà Tây vẫn con vướng mắc. Đó là: Số lượng người có công đông nên khó khăn trong việc xét duyệt và chi trả trợ cấp. Nguồn kinh phí của tỉnh còn hạn hẹp nên các chính sách ưu đãi của tỉnh chỉ hỗ trợ được một phần nhỏ cho người có công, chưa đủ mạnh để có thể ổn định được cuộc sống. ý thức trách nhiệm của một số cán bộ chính sách ở cơ sở chưa cao, chưa tuân thủ những yêu cầu pháp lý của các văn bản hướng dẫn của cấp trên, tuỳ tiện trong việc hướng dẫn, giải thích dẫn đến làm sai chính sách hoặc phải làm đi làm lại nhiều lần. Để thực hiện tốt chính sách chế độ ưu đãi của Đảng và Nhà nước, chúng ta phải thực hiện tốt những việc sau: Thực hiện đúng chính sách về ưu đãixã hội của Đảng và Nhà nước, chi trả trợ cấp cho đối tượng đúng kỳ,đủ số. 64 Sự lãnh đạo chặt chẽ thường xuyên của các cấp Uỷ Đảng, chính quyền là yếu tố quýêt định đảm bảo cho việc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công một cách đạt hiệu quả. Phải có sự chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ ưu đãi người có công. Và cần thường xuyên kiểm tra tình hình người có công để nắm đúng, đủ số lượng, cơ cấu, độ tuổi… đảm bảo công tác chi trả trợ giúp. Phải giáo dục và kiên quyết xử lý những cán bộ thiếu trách nhiệm, những hành vi vụ lợi cá nhân tiêu cực trong công tác thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công. Đồng thời bồi dưỡng cán bộ cơ sở để làm tốt hơn nữa trong việc chính sách của Đảng và Nhà nước. Có như vậy thì chính sách chế độ ưu đãi của Đảng và Nhà nước mới thực hiện một cách có kết quả. 2.2 Tổ chức thực hiện 5 chương trình chăm sóc đời sống người có công ở tỉnh Hà Tây. Gắn bó mật thiết với công cụ dựng nước và giữ nước, phong trào toàn dân tham gia chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng không ngừng được bổ sung và hoàn thiện. Khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, từ những kinh nghiệm hơn nửa thế kỷ tiến hành công tác thương binh liệt sỹ và kết quả nghiên cứu khoa học, phong trào toàn dân chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng. Được tổng hợp thành 5 chương trình, với mục tiêu cụ thể, nội dung thiết thực, trách nhiệm rõ ràng. - Chương trình ổn định đời sống thương bệnh binh nặng về an dưỡng ở gia đình: Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Tây đã có những hoạt động cụ thể nhằm ổn định đời sống cho thương bệnh binh nặng về sống ở gia đình. Bởi gia đình chính là môi trường tốt nhất để cá nhân có thể tồn tại và phát triển, nhất là đối với thương bệnh binh nặng thì gia đình lại càng có ý nghĩa quan trọng. Hà Tây đã trả việc chi trả trợ cấp, phụ cấp luôn đảm bảo đúng, đủ, kịp thời, việc trang cấp các phương tiện chuyên dùng như xe lăn, xe đẩy… luôn luôn được chú trọng. Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Hà Tây quan tâm và làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ cho các đối tượng là thương binh nặng sống tại gia đình như khám bệnh định kỳ, trang bị những hiểu biết thông thường cho thân nhân thương bệnh binh nặng, cách xử lý khi thương bệnh binh tái phát bệnh…và khi thương bệnh binh nặng về nhà có 65 nhu cầu làm việc thì địa phương cũng sắp xếp cho họ một việc làm phù hợp để có cuộc sống ổn định và được nâng cao hơn. - Thực hiện chương trình xây dựng nhà tình nghĩa và thanh toán nhà dột nát cho các gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn. Mục tiêu của chương trình này là hỗ trợ thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng làm hoặc sửa chữa nhà ở, xoá nhà dột nát cho các gia đình chính sách. Hà Tây đã thực hiện chương trình xây dựng nhà tình nghĩa cho người có công với cách mạng. Hình thức hỗ trợ mà tỉnh đã làm là “Nhà nước, Nhân dân, các gia đình đối tượng cùng lo, cùng làm”. Với phương châm này, Hà Tây đã xây dựng được nhiều nhà tình nghĩa. Nguồn kinh phí mà tỉnh giúp đỡ mỗi đình là 10.000.000đồng/ nhà, cấp huyện là 5.000.000đồng/ nhà. Số tiền còn lại từ nguồn kinh phí của địa phương, sự giúp đỡ của dòng họ và của gia đình. Sau nhiều thời gian thực hiện chương trình đã đạt kết quả như sau: Thực hiện chương trình xây dựng nhà tình nghĩa đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được 501 nhà tình nghiã, giá trị mỗi nhà là 20.000.000đồng. Hà Tây đã thực hiện cuộc vận động ủng hộ quỹ tình nghĩa để thanh toán nhà dột nát được phát động từ tháng 10/1966 đến tháng 7/1997. Toàn tỉnh Hà Tây từ các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, toàn thể nhân dân đã nhận thức sâu sắc ý nghĩa thiết thực của cuộc vận động thanh toán nhà dột nát, nó là yếu tố tích cực góp phần vào nâng cao đời sống các gia đình chính sách. Kết quả thực hiện cuộc vận động, tỉnh Hà Tây đã làm mới và tu sửa được 2.130 ngôi nhà với tổng trị giá17.338.000.000 đồng trong đó Nhà nước hỗ trợ 11.000.000.000đồng, nhân dân địa phương ủng hộ 2.714.000.000 đồng, gia đình tự lo 3.624.000.000 đồng. Trong 2.130 nhà thì làm mới 1.870 nhà và tu sửa 260 nhà. - Thực hiện chương trình xây dựng quỹ “ Đền ơn đáp nghĩa”. Thực hiện nghị định 91/1998/NĐ-CP ngày 09/11/1998 của Chính phủ về việc ban hành điều lệ xây dựng và quản lý quỹ “ Đền ơn đáp nghiã ”. Tỉnh Hà Tây đã tiến hành sâu rộng để mọi người tự nguyện ủng hộ thông qua các phương tiện thông tin đại chúng truyền hình, đài phát thanh, báo…Tỉnh đã sơ kết quản lý, xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa năm 2003, phát động phong trào ủng hộ, xây dựng quỹ năm 2004 là 2 tỷ đồng. Đã vượt mức kế hoạch đề ra năm 2004. 66 Phát huy kết quả đạt được năm 2003, ban chỉ đạo các xã đã tiếp tục vận động toàn dân ủng hộ quỹ : “Đền ơn đáp nghĩa”. Đồng thời nguồn quỹ được tiếp tục, được quản lý thông qua các tài khoản tại kho bạc nhà nước. -Thực hiện chương trình tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa: Đối tượng của chương trình này là những người có công với cách mạng đang gặp khó khăn về đời sống hoặc đang cần vốn để làm ăn.Với nguồn quỹ từ các đơn vị, tổ chức kinh tế- xã hội xà cá nhân trong và ngoài tỉnh. Năm 2003, Hà Tây đã tặng 1.532 sổ tiết kiệm cho các đối tượng người có công trị giá mỗi sổ là từ 100.000 đồng trở lên tổng trị giá là 229.850.000 đồng. Nhờ có chương trình tặng sổ tiết kiệm mà đời sống người có công đã được nâng lên. Sổ tiết kiệm đã được các gia đình sử dụng đúng hiệu quả, đảm bảo nguồn thu nhập ổn định hàng tháng cho các hộ chính sách. - Thực hiện chương trình chăm sóc bố, mẹ, vợ liệt sỹ già yếu cô đơn, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, đỡ đầu con liệt sỹ mồ côi. Nhà nước ta đã có chính sách chế độ, song nó chỉ đáp ứng được nhu cầu tối thiểu trong điều kiện bình thường, còn những lúc gặp tai biến bất thường trong cuộc sống như ốm đau, bệnh tật thì sẽ ra sao?.Chính vì vậy tỉnh uỷ, UBND tỉnh luôn coi trọng và thực hiện tốt các công tác chăm sóc bố mẹ, vợ liệt sỹ già yếu cô đơn, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, đỡ đầu con liệt sỹ mồ côi thể hiện ở việc tặng sổ tiết kiệm tình thương và thường xuyên thăm hỏi đến các đối tượng nhất là những lúc ốm đau và những dịp lễ, tết, kỷ niệm cách mạng. Ngoài 5 chương trình chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng, để thực hiện tốt hơn công tác chăm sóc người có công, còn một số hình thức chăm sóc khác như lồng ghép việc chăm sóc người có công với việc triển khai các chương trình dự án như chương trình nông dân, phụ nữ… 2.3 Công tác triển khai thực hiện phong trào thi đua “xây dựng xã, phường giỏi về chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công”. Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây đã tham mưu với UBND tỉnh xây dựng tiêu chuẩn xã, phường làm tốt công tác thương binh- liệt sỹ và người có công (thực hiện theo công văn số 525/TBLS-NCC ngày 25/2/1998 của Cục chính sách 67 thương binh-liệt sỹ và người có công về việc công nhận xã, phường làm tốt công tác thương binh- liệt sỹ và người có công). Hiện nay, toàn tỉnh Hà Tây đã có 256/260 xã, phường làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ và người có công (chiếm 98,46% tổng số xã, phường trong toàn tỉnh). Tiêu biểu là huyện ứng Hoà, Mỹ Đức là có 100% xã, thị trấn được UBND tỉnh công nhận là đơn vị làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ và người có công. Phong trào thi đau xây dựng xã, phường giỏi về chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công đã đạt được nhiều kết quả to lớn: Về cơ bản các xã, phường làm tốt công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công không còn hộ chính sách đói , tỷ lệ hộ giàu có thu nhập bình quân đầu người từ 400.000đ trở lên đạt 9,8%, số hộ trung bình khá có thu nhập bình quân 200.000- 300.000đ/ tháng chiếm 4,1%. Những xã, phường được UBND tỉnh công nhận làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ và người có công là những đơn vị và gia đình chính sách có mức sống cao hơn mức sống trung bình của người dân địa phương. Trong những năm qua, toàn tỉnh đã phát động nhiều phong trào trong nhân dân như phong trào xây dựng quỹ “ Đền ơn đáp nghĩa”, phong trào phụng dưỡng bà mẹ Việt nam anh hùng, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa… Đây chính là cơ sở vững chắc để nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho các đối tượng chính sách. Như vậy, phong trào xây dựng xã, phường làm tôt về công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công đã đạt được nhiều hiệu quả. Nó làm tăng khối đại đoàn kết dân tộc và làm giảm bớt nỗi đau của gia đình có người hy sinh và bản thân người có công có nghị lực vươn lên trong cuộc sống. * Một số kết quả đạt được từ phong trào thi đua xây dựng xã, phường làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ và người có công. Phong trào xây dựng nhà tình nghĩa, xây dựng quỹ “ Đền ơn đáp nghĩa”, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng đã trở thành phong trào rộng lớn. Cho đến nay thì 142/142 mẹ đều có nhà ở khang trang, sạch đẹp. Phong trào đón thương binh, bệnh binh nặng về gia đình chăm sóc và nuôi dưỡng ngày càng được thực hiện tốt hơn. Hầu hết các thương bệnh binh nặng đều được bố trí làm việc phù hợp và đã nâng cao được đời sống. Được sự giúp đỡ của Nhà nước và nhân dân các đồng chí thương bệnh binh, thân nhân liệt sỹ đã tự lực, tự cường khẳng định mình trong cuộc sống, luôn giữ vững tinh thần cách mạng, gương mẫu trong sinh 68 hoạt cũng như trong sản xuất. Có nhiều tấm gương điển hình về thương bệnh binh làm kinh tế giỏi đã được tuyên dương như: Bác Đỗ Xuân Ưng ở xã Lại Yên- Hoài Đức, là thương binh hạng 2/3 với tỷ lệ mất sức lao động 75%, kinh tế gia đình rất nghèo nàn, nhưng bác dã mạnh dạn vay vốn và nuôi ong quy mô lớn lấy mật cho thu nhập rất cao. Vì vậy kinh tế gia đình bác đã được nâng cao và trở thành hộ gia đình giàu có trong xã. Bác Nguyễn Đình Thư ở xã Yên Sở- Hoài Đức, là thương binh hạng1/4 kinh tế gia đình nghèo, bác dã vay vốn và học hỏi hinh nghiệm sản xuất mạnh dạn thực hiện phát triển kinh tế theo quy mô VAC. Bác đã tạo được công ăn việc làm cho nhiều lao động và đã trở thành hộ giàu có trong xã. Phonh trào các cháu thiếu niên, nhi đồng thường xuyên thăm hỏi, chăm sóc giúp đỡ bà mẹ Việt Nam anh hùng, các thương bệnh binh nặng, động viên, giúp đỡ con thương binh, bệnh binh vươn lên vượt khó trong học tập. Năm 2003-2004, không có trường hợp nào bỏ học là con thương binh, bệnh binh, con liệt sỹ; 100% con thưong bệnh binh đều được lên lớp và tốt nghiệp. Đây chính là động lực phấn đấu của các gia đình thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ. 2.4 Công tác đền ơn đáp nghĩa ở tỉnh Hà Tây. Được sự quan tâm của cấp Uỷ, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể đối với công tác đền ơn dáp nghĩa, ngành Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây triển khai và thực hiện toàn diện công tác này một cách có hiệu quả theo pháp lệnh ưu đãi người có công và Nghị định 28/CP ngày 29/04/1995 của Chính phủ. Công tác đền ơn đáp nghĩa thực hiện tốt thể hiện tình cảm, trách nhiệm của toàn dân . Đồng thời, giáo dục thế hệ trẻ thấm nhuần và tiếp thu những giá trị văn hoá truyền thống văn hoá của dân tộc. Công tác đền ơn đáp nghĩa không chỉ thể hiện ở việc thực hiện chủ trương chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước mà còn thể hiện ở những việc làm cụ thể trong từng địa bàn, thôn xóm…với nhiều hình thứcphonh phú như: Phong trào phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng cũng được đông đảo các dơn vị trong và ngoài tỉnh tham gia. Hà Tây hiện nay có 142 bà mẹ việt Nam anh hùng còn sống thì 100% các mẹ đều được cơ quan, đơn vị nhận phụng dưỡng suốt đời, với mức 150.000-250.000đ/tháng. Cấp uỷ,chính quyền cũnh thường xuyên thăm hỏi, động viên các mẹ giúp các mẹ vơi đi nỗi buồn. 69 Phong trào xây dựng nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa cũng được tỉnh quan tâm. Hiện nay, toàn tỉnh đã xây dựng được 501 nhà tình nghĩa, giá trị mỗi nhà là 20 triệu đồng, tặng 1.532 sổ tiết kiệm tình nghĩa trị giá 229.850.000 đồng. Phong trào xoá nhà tranh tre, nứa lá cho các hộ chính sách. Đến nay, Hà Tây đã ngói hoá cho 627 hộ chính sách. Nguồn kinh phí huy động chủ yếu là ở cộng đồng, có sự hỗ trợ của ngân sách địa phương và quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” của tỉnh. Nghành đã tham mưu với cấp Uỷ, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở tổ chức đoàn đại diện lãnh đạo đi thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với tổng kinh phí hàng tỷ đồng. Công tác mộ liệt sỹ luôn được ngành Lao động Thương binh và Xã hội quan tâm . Đến nay, toàn tỉnh đã đã đầu tư nâng cấp 92 nghĩa trang liệt sỹ với hơn 8.000 mộ liệt sỹ với tổng trị giá trên 5 tỷ đồng. Trong đó 1,8 tỷ đồng do nhân dân đóng góp và các nguồn quỹ khác. Hiện nay, Hà Tây vẫn đang tiếp tục thực hiện việc đi tìm mộ liệt sỹ và đưa hài cốt của họ về nơi họ đã ra đi chiến đấu. Nhân dân Hà Tây với đạo lý tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” luôn luôn nhớ đến công lao to lớn của các anh hùnh liệt sỹ đã hy sinh vì nền độc lập dân tộc của tổ quốc bằng các hoạt động như kỷ niệm ngày 27/7 và đã đóng góp vào quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” để xây dựng và tu bổ mộ cũng như nghĩa trang liệt sỹ. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho người có công cũng được tỉnh rất quan tâm. Trong những năm qua, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây đã phối hợp với sở y tế khám chữa bệnh định kỳ cho người có công, điều dưỡng cho hơn 4.000 lượt đối tượng là thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng, mua thẻ bảo hiểm y tế cho 100% đối tượng là người có công, góp phần nâng cao sức khoẻ cho đối tượng chính sách. Công tác “ Đền ơn đáp nghĩa” ở tỉnh Hà Tây còn được thể hiện ở nhiều hình thức phong phú như thực hiện 5 chương trình chăm sóc thương binh, liệt sỹ, người có công… Từ trước tới nay, Hà Tây luôn quan tâm đến phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của cấp Uỷ, chính quyền các cấp. Phong trào này thực sự trở thành hành động xã hội sâu sắc và đạt được những kết quả hết sức quan trọng không chỉ bù đắp những cống hiến, hy sinh vì nền độc lập dân tộc của tổ quốc của các thế hệ con em Hà Tây, làm vơi đi nỗi đau thương mất mát, giải quyết bớt khó khăn cho các gia 70 đình chính sách, mà còn mang ý nghĩa chính trị- xã hội sâu sắc, củng cố niềm tin của nhân dân vào đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, kịp thời động viên các tầng lớp nhân dân, các gia đình chính sách, cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ trang phấn khởi góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đồng thời thể hiện đạo lý tốt đẹp của con người Hà Tây- đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”. 3. Một số tồn tại và nguyên nhân của nó. Bên cạnh những kết qủa đạt được trong quá trình thực hiện chính sách chế độ ưu đãi người có công thì không tránh khỏi những thiếu sót cần phải khắc phục trong thời gian tới đó là: Trong quá trình tổ chức, chỉ đạo thực hiện các chương trình ở các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở chưa thường xuyên, chưa đặt ra được nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm thực hiện một cách chung chung, ồ ạt khiến cho hiệu quả công việc chưa cao. Trong quá trình tổ chức thực hiện còn lỏng lẻo, vẫn còn xảy ra nhầm lẫn…gây lên bất bình cho đối tượng. Sự phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể và quần chúng nhân dân trong toàn tỉnh chưa được chặt chẽ…nên còn xảy ra trường hợp hoạt động chồng chéo, kém hiệu quả. Một số ban đại diện chi trả ở địa phương tiến hành chi trả tài chính còn chậm gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của các đối tượng mà cuộc sống của họ phụ thuộc hoàn toàn vào các khoản trợ cấp. Vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công, những người thuộc diện được chăm sóc sức khoẻ còn rất nhiều khó khó khăn gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc nâng cao đời sống của người có công. Các đối tượng là thương bệnh binh nặng, người già cô đơn, trẻ mồ côi, người tàn tật do hậu quả của chiến tranh để lại…còn chưa có điều kiện nuôi dưỡng tập trung, các trung tâm bảo bảo trợ xã hội quy mô còn nhỏ. Các hoạt động nhằm phát động phong trào toàn dân chăm sóc người có công còn mang tính hình thức, chưa thực sự trở thành phong trào quần chúng sâu rộng. Vấn đề hỗ trợ cho đối tượng là người có công, cho các gia đình chính sách chưa thật được chú trọng. Một số đối tượng người có công có sức khoẻ lao động muốn lao động nhưng lại không có việc làm. Vì vậy, đã làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người có công. Hệ thống cán bộ chủ chốt làm công tác thương binh, liệt sỹ, người có công ở tất cả các huyện và cấp cơ sở chưa được đào tạo đúng chuyên môn. 71 Sở Lao động Thương binh- Xã hội với các sở ban nghành khác còn chưa có sự phối hợp chặt chẽ và chưa đồng bộ nên việc thực hiện các chính sách chế độ cho đối tượng chính sách còn chậm, ảnh hưởng đến việc thực hiện các chế độ cho các đối tượng còn chậm, ảnh hưởng trực tiếp đến ngưòi có công. *Nguyên nhân của những tồn tại trên : Nguyên nhân của những tồn tại trên là: Do nguồn kinh phí đầu tư cho các gia đình người có công còn hạn hẹp. Đây là nguyên nhân kết quả nằm ngoài khả năng cuả cán bộ làm công tác thương binh, liệt sỹ và người có công, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của công tác này. Vì vậy, đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hà Tây phải quyết tâm hơn nữa, duy trì việc chăm sóc nhằm nâng cao đời sống của người có công. Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách tuy đã được coi trọng song chưa thường xuyên và chưa sâu nhất là việc phổ biến, hướng dẫn tuyên truyền vận dụng đến từng ngưòi dân làm cho mọi nguời hiểu và thực hiện đúng chế độ chính sách Nhà nước qui định. Các phong trào chăm sóc người có công chỉ thực hiện trên bề nổi, chưa có chiều sâu, nhiều khi mang tính chủ động là chính, chưa tạo được sự tin tưởng tuyệt đối trong đông đảo quần chúng nhân dân, chưa phát huy hết vai trò của cộng đồng. Một số cán bộ làm công tác còn yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu tinh thần trách nhiệm…. Việc lồng ghép các chương trình chăm sóc người có công với các chương trình khác chưa có sự phối hợp nhịp nhàng, thiếu đồng bộ, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp, chưa tạo được dư luận mạnh mẽ trong quần chúng nhân dân. Các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội vẫn chưa thấy hết được sự cần thiết trong việc thực hiện “Đền ơn đáp nghĩa”, nâng cao đời sống cho người có công nên chưa có thái độ ủng hộ nhiệt tình, còn có thái độ phó mặc do ngành Lao động Thương binh- Xã hội, làm hỏng, hậu quả là làm ảnh hưởng rất lớn đến việc chăm sóc đời sống cho người có công. Một số đối tượng còn có thái độ ỷ lại vào chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước, gây lên rất nhiều khó khăn trong việc nâng cao dời sống cho người có công. III. Phương hướng và một số biện pháp nhằm nâng cao đời sống cho người có công trên địa bàn tỉnh Hà Tây. 72 1. Phương hướng: Xuất phát từ tình hình thực tiễn ở Hà Tây, công tác chăm sóc và nâng cao đời sống của thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công, cần phải tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu sau: Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với người có công, tập trung giải quyết một số tồn đọng về chính sách sau chiến tranh. Các cấp, các ngành cùng phối hợp để rà soát, kết luận về người tham gia cách mạng bị thương, bị chết, mất tích thuộc thẩm quyền giải quyết của mình nhất là đối tượng như thanh niên xung phong, dân công… Đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia chăm sóc thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công bằng những việc làm cụ thể như xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa, nhà tình nghĩa…Đẩy mạnh việc tu sửa, tôn tạo xây dựng các nghĩa trang liệt sỹ, mộ liệt sỹ… Tổ chức tốt việc thăm hỏi, tặng quà nhân dịp các ngày lễ, tết. Triển khai các chương trình chăm sóc người có công: xây dựng vườn cây tình nghĩa, ao cá tình nghĩa. Thường xuyên tuyên truyền giáo dục cho mọi tầng lớp nhân dân rõ vai trò, ý nghĩa trong phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” từ đó xác định trách nhiệm trong tổ chức thực hiện. Tổ chức, khảo sát và điều tra đời sống và hoàn cảnh của các gia đình chính sách qua đó tham mưu với tỉnh uỷ, UBND tỉnh xây dựng và thực hiện tốt chương trình giao vốn, xây dựng nhà tình nghĩa, phấn đấu đến 2008 không còn hộ chính sách nghèo. Nâng cao đời sống cho đối tượng và gia đình chính sách bằng hoặc hơn mức sống trung bình của nhân dân địa phương nơi cư trú. 2. Một số biện pháp nhằm nâng cao đời sống cho người có công. Nâng cao đời sống cho người có công là một việc làm thiết thực, thể hiện truyền thống đạo lý tốt đẹp “ Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, góp phần ổn định chính trị, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế. Để công tác trên đạt kết quả cao cần phải có những biện pháp cụ thể sau: 2.1 Thực hiện công tác trên đạt kết quả cao cần phải đảm bảo kịp thời, chính xác, đ ầy đủ… Việc thực hiện đầy đủ các chính sách về thương binh, liết sỹ và người có công là một việc làm rẩt quan trọng, liên quan trực tiếp đến đời sống người có công. 73 Việc thực hiện chế độ ưu đãi phải đúng kỳ, đủ số, tận tay đối tượng, tránh để cho đối tượng phải chờ đợi, kêu ca phàn nàn làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành. Chính vì vậy, đòi hỏi các cán bộ làm chính sách xã hội phải thực sự nghiêm trong công việc, tránh mắc những khuyết điểm như: giới thiệu thương binh đi giám dịmh thương tật, giải quyết chế độ thờ cúng, tặng quà, thăm hỏi…chậm, gây ảnh hưởng đến đời sống của các gia đình chính sách đặc biệt là các gia đình chính sách còn khó khăn. 2.2. Thường xuyên tuyên truyền và nâng cao nhận thức của toàn Đảng, toàn dân là trách nhiệm của các cấp, các nghành, mỗi tổ chức xã hội và từng người dân trong việc chăm lo đời sống tinh thần, vật chất đời sống thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng trở thành truyền thống tốt đẹp của tỉnh. Công tác tuyên truyền có được chú trọng thì mới có thể phát huy được sức mạnh tổng hợp của nhân dân trong việc chăm lo thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công vừa là trách nhiệm, vừa là nghĩa vụ của mỗi người dân. Vì vậy đòi hỏi chúng ta phải quan tâm hơn nữa. 2.3. Đẩy mạnh hoạt động phong trào tình nghiã. Đẩy mạnh hoạt động phong trào tình nghĩa nhằm giúp đỡ, động viên các đối tượng chính sách phát huy phẩm chất cách mạng của bản thân và gia đình mình vươn lên tham gia hoạt động có ích cho xã hội. Để đời sống người có công được nâng cao bằng mức sống trung bình của người dân thì ngoài sự trợ giứp của Nhà nước thì đòi hỏi phải có sự giúp đỡ động viên các đối tượng chính sách của toàn dân thông qua các hoạt động tình nghĩa như: phong trào phụng dưỡng bà mẹ việt Nam anh hùng, phong trào tặng vườn cây tình nghĩa, phong trào đỡ đầu con liệt sỹ mồ côi…có như vậy thì đời sống của người có công mới được nâng cao. 2.4. Từng bước tham mưu cải thiện hệ thống chính sách xã hội sao cho phù hợp với nền kinh tế xã hội, góp phần nâng cao ổn định đời sống cho ngưòi có công. Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây có nhiệm vụ tham mưu cho UBND tỉnh đưa ra những văn bản quyết định phảI phù hợp với nền kinh tế xã hội nhằm nâng cao đời sống cho người có công. Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây cũng phải tham mưu với UBND tỉnh trong quá trình sửa đổi những sai sót, những qui định không còn phù hợp để áp dụng 74 phù hợp với đặc điểm người có công ở tỉnh Hà Tây, từng bước ổn định và nâng cao đời sống cho người có công 2.5. Chăm sóc sức khoẻ cho người có công. Đối với con người thì vấn đề về sức khoẻ được coi là vấn đề quan trọng hàng đầu. Đối với các đối tượng chính sách cũng vậy, họ cần được Nhà nước quan tâm chăm sóc sức khoẻ cho người có công giúp họ sống khoẻ mạnh từ đó tăng trưởng kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội. Góp phần vào xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp. 2.6. Hỗ trợ người có công về nhà ở. Với chương trình xoá nhà dột nát cho các hộ chính sách, tỉnh đã thực hiện có hiệu quả cao. Bằng nguồn kinh phí từ vận động quỹ “ Đền ơn đáp nghĩa”, của tỉnh, các gia đình chính sách ở trong nhà dột nát hỗ trợ tu sửa hoặc xây mới nhằm giúp họ ổn định cuộc sống, tham gia kinh tế gia đình nâng cao đời sống. 2.7. Tạo việc làm phù hợp giúp tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình cho người có công. Việc chăm sóc, giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng có mức sống ổn định và ngày một phát triển là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân. Và để có một cuộc sống ổn định với ngưòi có công thì giải quyết việc làm là biện pháp tối ưu. Phần lớn các đối tượng là người có công đều là những người có hoàn cảnh khó khăn, sức khoẻ yếu, khả năng lao động giảm, thiếu kinh nghiệm làm ăn nên đời sống càng khó khăn. Vì vậy, chúng ta phải lồng ghép các chương trình kinh tế xã hội như xoá đói giảm nghèo, giải quyêt việc làm với việc chăm sóc người có công. Hà Tây đã và đang thực hiện chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo trong đó có cả đối tượng là người có công bằng mọi biện pháp như cho vay vốn tạo việc làm, hướng dẫn cách làm ăn…nhung phải chý ý đến tình trạng thương tật, sức khoẻ của người có côngcó phù hợp của công việc không. Có vậy,việc sử dụng vốn mới có hiệu quả, giúp người có công tăng thu nhập góp phần phát triển kinh tế gia đình. 2.8. Củng cố đội ngũ làm công tác Lao động Thương bnh- Xã hội từ xã, huỵên đến tỉnh. Thường xuyên bồi dưõng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác Lao động Thương binh- Xã hội ở các cấp cơ sở để thực hiện tốt vai trò tham 75 mưu về chương trình chính sách xã hội của cấp Uỷ Đảng, chính quyền địa phương vừa tổ chức thực hiện tốt chính sách thương binh, liệt sỹ và người có công ở từng cơ sở. Để nâng cao đời sống của người có công thì biện pháp của cán bộ làm chính sách, sự hưởng ứng mạnh mẽ của toàn Đảng, toàn dân trong việc tham gia vào các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” và có sự vươn lên nâng cao đời sống của chính bản thân người có công là rất quan trọng. 3.Những đề xuất 3.1. Đề xuất với Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây. Để phong trào chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công đạt kết quả cao, ngành Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh cần phấn đấu thực hiện tốt các mục tiêu sau: Nâng cao đời sống của người có công cao hơn hoặc bằng mức sống của người dân địa phương nơi cư trú, phấn đấu không có hộ chính sách nào trong diện nghèo đói và mỗi đối tượng chính sách đều nhận được ít nhất một trong các hình thức tình nghĩa của ngành phát động. Để thực hiện được những mục tiêu trên thì ngành Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây cần phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội cùng toàn thể nhân dân thực hiện tốt các kế hoạch sau: - Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để người dân trong toàn tỉnh nâng cao nhận thức, coi trách nhiệm chính sách thương binh, liệt sỹ là trách nhiệm không chỉ của Nhà nước mà của toàn xã hội. - Tiếp tục triển khai thưc hiện tốt 5 chương trình tình nghĩa trong đó tập trung vào chương trình ổn định đời sống cho thương bệnh binh nặng, chăm sóc bố mẹ liệt sỹ cô đơn, con liệt sỹ mồ côi, đẩy mạnh hơn nữa phong trào tặng nhà tình nghĩa, sổ tiết kiệm tình nghĩa…, duy trì và củng cố phong trào phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, phấn đấu ngói hoá 100% cho các hộ gia đình chính sách, phát triển xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”. - Làm tốt công tác cho vay vốn ưu đãi, hướng dẫn kinh nghiệm làm ăn, tạo việc làm..., lồng ghép các dự án phát triển kinh tế với các chương trình tình nghĩa nhằm nâng cao đời sống của thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công. 76 - Tiến hành kiểm tra toàn diện việc thực hiện chính sách ở địa phương, việc giải quyết chính sách chế độ cho các đối tượng phải đảm bảo tuân thủ đúng nguyên tắc “Đúng kỳ, đủ số, tận tay đối tượng”. - Chủ động thực hiện tốt công tác khen thưởng, kỷ luật kịp thời, huy động mọi nguồn lực về vật chất cũng như về tinh thần để nâng cao đời sống người có công. Phát huy và giữ vững kết quả đạt được, làm cho phong trào người có công phát triển một cách toàn diện. - Tổ chức tập huấn về chuyên môn đối với cán bộ làm công tác Thương binh Xã hội ở cấp huyện, thị xã, phường để nắm bắt kịp thời chế độ của Đảng, của Bộ ban hành, tổ chức đi thăm hỏi và học tập những mô hình chăm sóc người có công tiên tiến trong và ngoài tỉnh, tạo cơ hội sau này làm tốt công tác Thương binh Xã hội hơn nữa. 3.2. Kiến nghị với cơ quan cấp trên. - Các cấp Uỷ Đảng, các ngành địa phương cần có sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo thường xuyên, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chương trình của ngành với các chương trình kế hoạch như : chương trình xoá đói giảm nghèo, đào tạo nghề, tạo việc làm… kết hợp với việc nâng cao đời sống cho người có công - Đảng bộ và chính quyền các cấp phải phát huy vai trò của mình, kêu gọi các thành viên như : Hội Phụ Nữ, Đoàn Thanh Niên … phối hợp với các ngành Lao động – Thương binh và Xã hội nâng cao vai trò trách nhiệm vì đây là một công việc hết sức khó khăn và phức tạp, công việc đòi hỏi tính xã hội hoá cao. Có như vậy mới nâng cao hơn nữa đời sống của người có công. Muốn làm được điều đó, các cấp Uỷ, chính quyền cần làm tốt công tác tuyên truyền vận động đông đảo quần chúng tham gia ủng hộ nhiệt tình và tận dụng có hiệu quả vai trò của các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội. Như vậy, việc nâng cao đời sống của người có công mới đạt hiệu quả cao. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thương binh, liệt sỹ có phẩm chất đạo đức và năng lực, trình độ chuyên môn có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình phục vụ đối tượng. Như vậy, việc quân tâm chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần cho người có công và gia đình họ là trách nhiệm của Nhà nước và toàn xã hội. 77 Kết luận Người có công là nhứng người đã hy sinh xương máu, hy sinh một phần thân thể, hoặc cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp vẻ vang của dân tộc, của Tổ quốc. Công lao của họ hết sức to lớn, sự hy sinh của họ là vô giá không gì có thể bù đắp được. Vì vậy toàn Đảng, toàn dân phải có trách nhiệm quan tâm chăm sóc đến đời sống vật chất và tinh thần của người có công. Trong hơn 50 năm qua, trung thành với tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc: “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” Đảng, Nhà nước và nhân dân ta không ngừng phấn đấu làm được nhiều việc tốt trong lĩnh vực chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng. Con người Hà Tây luôn tự hào về quá khứ và luôn “tạc dạ ghi công” những người đã có công lao đối với đất nước, vì nền độc lập tự do của Tổ quốc. Không chỉ “tạc dạ ghi công” mà điều đó đã đi vào thực tế bằng các hoạt động như phát động các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, phong trào phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng… Hà Tây đã và đang phấn đấu hết sức mình để nâng cao đời sống cho người có công trên địa bàn tỉnh, tạo cho họ có cuộc sống ấm no hạnh phúc, giúp họ tự tin vươn lên trong cuộc sống, hoà nhập với cộng đồng, luôn là tấm gương sáng để thế hệ trẻ tự hào và noi theo. 78 Mục lục Lời mở đầu Phần I Những vấn đề chung về tình hình kết quả hoạt động công tác xã hội của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây. I. Khái quát tình hình phát triển kinh tế xã hội của Hà Tây và đặc điểm tình hình của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây. 1. Đặc điểm tình hình chung (tự nhiên, kinh tế, văn hoá- xã hội) ở tỉnh Hà Tây có liên quan trực tiếp đến hoạt động công tác xã hội ở Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây. 2. Đặc điểm chung của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây. 2.1. Sơ lược lịch sử thành lập và phát triển. 2.2.Thuận lợi và khó khăn của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây. 2.3. Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây. 2.4.Đội ngũ cán bộ công chức, viên chức lao động. 3. Cơ sở vật chất, kỹ thuật. 3.1. Cơ sở vật chất. 3.2. Tổ chức sắp xếp, bố trí không gian nơi làm việc. 3.3. Nhận xét. 3.4. Thành tích của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây trong những năm qua. II. Thực trạng tình hình, kết quả hoạt động công tác xã hội ở Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây. 1.Công tác thương binh, liệt sỹ và người có công. 1.1. Quy mô, cơ cấu, đối tượng thuộc phạm vi Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây đang quản lý. 1.2. Tình hình thực hiện chính sách chế độ ưu đãi Nhà nước quy định đối với thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công. 79 1.2.1. Đối với người hoạt động cách mạng trước tháng 8. 1.2.2. Người hoạt động cách mạng trước tháng 8-1945 (cán bộ tiền khởi nghĩa). 1.2.3. Tình hình thực hiện chế độ ưu đãi đối với liệt sỹ và gia đình liệt sỹ. a. Đối với liệt sỹ. b. Đối với gia đình liệt sỹ. c. Đối với người thờ cúng liệt sỹ (thân nhân chủ yếu của liệt sỹ không còn). 1.2.4. Tình hình thực hiện chế độ ưu đãi đối với bà mẹ Việt Nam anh hùng. 1.2.5. Tình hình thực hiện chế độ ưu đãi đối với thương binh và người hưởng chính sách như thương binh. 1.2.6. Tình hình thực hiện chính sách đối với Quân nhân bị tai nạn lao động. 1.2.7. Tình hình thực hiện chính sách đối với Bệnh binh. 1.2.8. Tình hình thực hiện chính sách đối với quân nhân bị bệnh nghề nghiệp( (Bệnh binh hạng 3 được xác nhận trược ngày 31/10/1994). 1.2.9. người có công giúp đỡ cách mạng trước cách mạng Tháng Tám- 1945. 1.3. Tình hình thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng ở tỉnh Hà Tây. 1.4. Thực trạng đời sống của thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng của tỉnh Hà Tây. 1.5. Công tác tuyên truyền vận động thực hiện 5 chương trình chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và phong trào xây dựng xã, phường làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa ở tỉnh Hà Tây. 1.6. Những vướng mắc tồn đọng trong việc xác nhận và giải quyết chính sách chế độ đối vơí thương binh, liệt sỹ và người có công ở Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây và biện pháp giải quyết. 2. Lĩnh vực Bảo hiểm xã hội. 2.1. Tình hình các đơn vị tham gia Bảo hiểm xã hội ở địa bàn tỉnh Hà Tây. 2.2. Công tác thu chi quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội . 3. Lĩnh vực cứu trợ xã hội. 3.1. Công tác cứu trợ thường xuyên. a. Quy mô cơ cấu đối tượng thuộc diện cứu trợ xã hội thường xuyên ở tỉnh Hà Tây. b. Quy trình xét duyệt các đối tượng hưởng trợ cấp cứu trợ xã hội thường xuyên. c. Tình hình thực hiện chính sách cứu trợ xã hội thường xuyên ở tỉnh Hà Tây. 80 d. Nguồn sử dụng và quản lý quỹ cứu trợ xã hội thường xuyên của tỉnh Hà Tây. 3.2. Cứu trợ xã hội đột xuất. 3.3. Công tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Tây. a. Thực trạng và nguyên nhân đói nghèo ở Hà Tây. b. Những hoạt động xoá đói giảm nghèo và kết quả đạt được của công tác xoá đói giảm nghèo tỉnh Hà Tây. 3.4. Công tác phòng chống tệ nạn xã hội. 3.4.1. Công tác phòng chống tệ nạn ma tuý của tỉnh Hà Tây. a. Thực trạng tình hình ma tuý ở tỉnh Hà Tây. b. Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn ma tuý. c. Công tác phòng chống ma tuý và kết quả đạt được. 3.4.2. Công tác tệ nạn ma tuý ở tỉnh Hà Tây. a. Thực trạng. b. Nguyên nhân. c. Công tác phòng chống mại dâm và kết quả đạt được. 3.5. Công tác chăm sóc bảo vệ trẻ em đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Hà Tây. a. Thực trạng trẻ em đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Hà Tây. b. Các hoạt động chăm sóc bảo vệ trẻ em đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Hà Tây và kết quả đạt được. 3.6. Công tác trợ giúp người khuyết tật ở tỉnh Hà Tây. a. Thực trạng người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Hà Tây. b. Các hoạt động giúp người khuyết tật và kết quả đạt được. 3.7. Huy động nội lực cứu trợ xã hội ở tỉnh Hà Tây. 3.8. Những vướng mắc tồn đọng trong việc tổ chức thực hiện chính sách, chế độ cứu trợ xã hội ở tỉnh Hà Tây. 81 Phần II Thực trạng đời sống người có công và những biện pháp nhằm nâng cao đời sống người có công ở tỉnh Hà Tây. I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn. 1. Cơ sở lý luận. 1.1. Khái niệm người có công và một số khái niệm có liên quan. 1.1.1. Khái niệm người có công. 1.1.2. Khái niệm chính sách ưu đãi xã hội và những đối tượng là người có công. 1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng. 1.3. Sự cần thiết của việc nâng cao đời sống cho người có công. 2. Cơ sở thực tiễn. 2.1. Đặc điểm của tỉnh Hà Tây liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 2.2. Đặc điểm người có công ở tỉnh Hà Tây. 2.3. Quá trình chăm sóc người có công ở tỉnh Hà Tây. II. Thực trạng đời sống người có công trên địa bàn tỉnh Hà Tây. 1. Thực trạng đời sống người có công hiện nay. 1.1. Thực trạng đời sống vật chất. 1.2.Thực trạng sức khoẻ của người có công trên địa bàn tỉnh Hà Tây 1.3. Thực trạng đời sống tinh thần. 1.3.1. Đặc điểm tâm lý của đối tượng người có công nói chung. 1.3.2. Đặc điểm tâm lý của từng đối tượng người có công. 1.4. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ đời sống tinh thần. 2. Các hoạt động chăm sóc người có công ở tỉnh Hà Tây và các kết quả đạt được. 2.1. Tổ chức thực hiện chính sách chế độ ưu đãi của Nhà nước đối với thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng ở Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây. 2.2. Tổ chức thực hiện 5 chương trình chăm sóc đời sống người có công ở tỉnh Hà Tây. 82 2.3. Công tác triển khai thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng xã, phường giỏi về chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công”. 2.4. Công tác đền ơn đáp nghĩa ở tỉnh Hà Tây. 3. Một số tồn tại và nguyên nhân của nó. III. Phương hướng và một số biện pháp nhằm nâng cao đời sống cho người có công trên địa bàn tỉnh Hà Tây. 1. Phương hướng. 2. Một số biện pháp nhằm nâng cao đời sống cho người có công. 2.1. Thực hiện công tác trên đạt kết quả cao cần phải đảm bảo kịp thời, chính xác, đầy đủ. 2.2. Thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn Đảng, toàn dân. 2.3. Đẩy mạnh hoạt động phong trào tình nghĩa. 2.4. Từng bước tham mưu cải thiện hệ thống chính sách xã hội sao cho phù hợp với nền kinh tế- xã hội, góp phần nâng cao ổn định đời sống cho người có công. 2.5. Chăm sóc sức khoẻ cho người có công. 2.6. Hỗ trợ người có công về nhà ở. 2.7. Tạo việc làm phù hợp giúp tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình cho người có công. 2.8. Củng cố đội ngũ làm công tác Lao động- Thương binh và Xã hội từ xã, huyện đến tỉnh. 3. Những đề xuất. 3.1. Đề xuất với Lao động -Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây. 3.2. Kiến nghị với cơ quan cấp trên. Kết luận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxszd_6373.pdf
Luận văn liên quan