Luận văn Tình hình vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay và các biện pháp phòng chống

d, Nguyên nhân kinh tế: Xã hội càng phát triển, khoa học càng hiện đại thì sự phân hóa giàu nghèo càng rõ rệt, tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng cao, gây nên nhiều sức ép cho Nhà nước về vấn đề việc làm, an ninh trật tự xã hội e, Nguyên nhân từ chính bản thân các bạn thanh thiếu niên: Ở độ tuổi này, cơ thể chưa hoàn thiện về mặt thể chất cũng như tinh thần, do đó, họ luôn hướng tới những ham muốn mới lạ, thích thể hiện mình trước mọi người, đua đòi theo bạn bè

docx10 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3552 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Tình hình vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay và các biện pháp phòng chống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Tình hình vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay và các biện pháp phòng chống I.ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong quá trình hội nhập toàn cầu đã và đang tạo nên những thách thức không nhỏ đối với nước ta thì tình hình vi phạm pháp luật ở nước ta nói chung, vi phạm pháp luật của đối tượng thanh thiếu niên nói riêng đang gia tăng một cách nhanh chóng và có xu hướng trẻ hóa đối tượng vi phạm. Đặc biệt, có một bộ phận thanh thiếu niên còn tham gia vào những băng nhóm tội phạm có tổ chức gây nên nhiều vụ án thương tâm gây nhức nhối dư luận xã hội và quần chúng. Vậy nguyên nhân do đâu? Biện pháp để khắc phục tình hình đó là gì? Đây vẫn là những câu hỏi còn được đặt ra cho các ngành chức năng cũng như mỗi chúng ta để bàn luận. Chính vì tầm quan trọng của nó là như vậy nên em đã lựa chọn đề tài”Tình hình vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay và các biện pháp phòng chống” để làm đề tài cho bài luận này. Do lí luận và hiểu biết còn hạn chế nên có thể bài luận còn gặp phải một số thiếu sót,vì vậy em rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý của thầy cô để bài luận này của em đạt kết quả tốt hơn. II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Trước tiên, để có thể nắm bắt được tình hình vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên ở nước ta hiện nay thì chúng ta cần phải hiểu được vi phạm pháp luật là gì? Có những loại vi phạm pháp luật nào? Cấu thành của vi phạm pháp luật gồm những bộ phận nào? 1. Lý luận chung: 1.1, Khái niệm. Vi phạm pháp luật là những hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể vi phạm pháp luật, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện,xâm hại tới những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. 1.2, Phân loại các loại vi phạm pháp luật. Có nhiều căn cứ để phân loại vi phạm pháp luật, tuy nhiên thông thường vi phạm pháp luật được chia làm 4 nhóm cơ bản sau: -Tội phạm là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được pháp luật hình sự quy định do những người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại tới những quy phạm xã hội quan trọng được quy định trong bộ luật hình sự như: độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tố chức, xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm … của công dân và những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật. -Vi phạm hành chính là những hành vi của cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm hại tới các quy tắc quản lý của Nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải xử phạt hành chính. -Vi phạm dân sự là hành vi trái pháp luật của cá nhân, tổ chức, có lỗi xâm hại tới những quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân phi tài sản, quan hệ nhân thân có liên quan đến tài sản… -Vi phạm kỉ luật là hành vi có lỗi của cá nhân, tổ chức trái với những quy chế, quy định được xác lập trật tự trong nội bộ cơ quan, tổ chức, xí nghiệp. 1.3, Cấu thành của vi phạm pháp luật. Cấu thành của vi phạm pháp luật là những yếu tố, những bộ phận hình thành nên một vi phạm pháp luật. Cấu thành của vi phạm pháp luật bao gồm những bộ phận cơ bản sau: a, Mặt khách quan của vi phạm pháp luật. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những yếu tố diễn ra bên ngoài thế giới khách quan mà con người có thể nhận biết được. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật bao gồm: -Hành vi trái pháp luật là những hành vi xác định của con người trái với những quy định của pháp luật. -Hậu quả của hành vi trái pháp luật là những tổn thất mà hành vi trái pháp luật đó gây ra cho xã hội. Một số vi phạm pháp luật hậu quả được xác định là nguy cơ mà nó xảy ra. -Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả:Đó là hậu quả phải do chính chính hành vi trái pháp luật đó gây ra. -Ngoài ra, còn có các điều kiện bên ngoài tác động như:công cụ, phương tiện, địa điểm, thời gian xảy ra vi phạm pháp luật. Đây là những căn cứ để xác định tình tiết tang nặng hoặc giảm nhẹ cho hành vi trái pháp luật đó. b, Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là những nhận thức của riêng người vi phạm, là toàn bộ hoạt động diễn ra bên trong của người vi phạm. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật bao gồm:Lỗi, động cơ vi phạm, mục đích vi phạm. Lỗi là dấu hiệu bắt buộc của mặt chủ quan, lỗi là thái độ tiêu cực của chủ thể vi phạm đối với xã hội. Bao gồm các loại lỗi sau: -Lỗi cố ý trực tiếp:Là người vi phạm biết được đó là hành vi trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện,biết chắc chắn hậu quả sẽ xảy ra và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. -Lỗi cố ý gián tiếp:Là người vi phạm biết được đó là hành vi trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện, biết chắc chắn hậu quả sẽ xảy ra nhưng để mặc cho hậu quả xảy ra. -Lỗi vô ý vì quá tự tin:Là người vi phạm biết đó là hành vi trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện,biết được hậu quả sẽ xảy ra nhưng không mong muốn và tin là sẽ ngăn chặn được. -Lỗi vô ý do cẩu thả:Là người vi phạm không biết đó là hành vi trái pháp luật nên vẫn thực hiện và không biết là có hậu quả xấu xảy ra. Động cơ của vi phạm pháp luật là động lực bên trong thúc đẩy người vi phạm thực hiện hành vi trái pháp luật của họ. Mục đích của vi phạm pháp luật là kết quả cuối cùng mà trong suy nghĩ của người vi phạm mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi trái pháp luật. c, Chủ thể của vi phạm pháp luật. Chủ thể của vi phạm pháp luật là những cá nhân hoặc tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý, tức là theo pháp luật thì họ phải chịu trách nhiệm với mỗi hành vi trái pháp luật mà mình gây ra trong trường hợp đó. d, Khách thể của vi phạm pháp luật. Khách thể của vi phạm pháp luật là nhứng quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi trái pháp luật xâm hại. Những quan hệ xã hội khác nhau thì có tính chất cà tầm quan trọng khác nhau, do đó, tính chất và tầm quan trọng của quan hệ xã hội cũng là những yếu tố để xác định mức độ nguy hiểm của hành vi trái pháp luật. 2. Tình hình vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên ở nước ta hiện nay: Tình hình vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên nước ta ngày càng diễn biến phức tạp. Theo số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong 5 năm trở lại đây có 47.000 vụ phạm pháp hình sự do học sinh, sinh viên gây ra; tỷ lệ không chấp hành an toàn giao thông ở bậc trung học phổ thông chiếm đến 70% số thanh thiếu niên các bậc học vi phạm pháp luật về an toàn giao thông. Trong số 5.746 vụ về trật tự xã hội xảy ra 6 tháng đầu năm 2008, có khoảng 9.000 người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự (tăng 2% số vụ so với cùng kỳ năm 2007). . Trong số 5.746 vụ về trật tự xã hội xảy ra 6 tháng đầu năm 2008, có khoảng 9.000 người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự (tăng 2% số vụ so với cùng kỳ năm 2007). Theo tổng kết của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an), trong 6 tháng đầu năm 2011, Tổng cục đã xử lý 15.000 vụ phạm pháp hình sự, xử lý trên 22.000 đối tượng, trong đó có hơn 75% là thanh thiếu niên. Hiện tượng một số thanh thiếu niên sử dụng thuốc lắc, ma túy, xem và lưu giữ phim ảnh đồi trụy, hành xử theo kiểu giang hồ, xã hội đen, đạo đức và lối sống xuống cấp; bạo lực gia đình, bạo hành trẻ em, bạo lực học đường... đã không còn là hiện tượng hy hữu và thực sự đang là nỗi lo của toàn xã hội. Riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh – nơi tập trung nhiều thanh niên từ các tỉnh, thành khác về học tập, lao động, sinh sống trên địa bàn thành phố - tình hình thanh niên phạm pháp chiếm phần lớn trong tổng số vụ việc vi phạm pháp luật. Ở Hà Nội có khoảng 02 triệu thanh niên, chiếm 30% dân số thành phố (trong đó có hơn 500 nghìn thanh niên, sinh viên đang học tập tại 64 trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố, số còn lại là lao động trong các doanh nghiệp, lao động tự do). Theo thống kê của các cơ quan tư pháp, tỷ lệ thanh thiếu niên phạm pháp chiếm khoảng 50% số các vụ việc vi phạm pháp luật. Ở thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011 có 702 vụ vi phạm pháp luật do trẻ vị thành niên gây ra (chiếm 18,82%) với 1.156 đối tượng (chiếm 23,69%) trong số 3.730 vụ phạm phạm hình sự được Công an thành phố khám phá; năm 2010 có 1.235 đối tượng dưới 18 tuổi (chiếm 24,77%), 2.735 đối tượng tuổi từ 18 đến 30 (chiếm 54,86%) trong số 4.985 đối tượng bị công an bắt và xử lý. Về độ tuổi, tình hình phạm tội do thanh thiếu niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện có xu hướng gia tăng chiếm khoảng 60%, từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chiếm khoảng 32% và dưới 14 tuổi chiếm khoảng 8% trong tổng số vụ vi phạm. Về tính chất và địa bàn hoạt động của các đối tượng vi phạm cung rất phức tạp: Trong nhà trường tình trạng học sinh,sinh viên đánh nhau quay video đưa lên mạng ngày càng phổ biến. Trong lĩnh vực tham gia giao thông cũng thế,tình trạng vi phạm pháp luật giao thông cũng khá là phổ biến với các lỗi như:vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định… Và còn rất nhiều các vụ án trong các lĩnh vưc khác của đời sống mà phải kể đến điển hình như: Vụ thảm sát gia đình một tiệm vàng ở Bắc Giang do Lên Văn Luyện(chưa đủ 18 tuổi) thực hiện; hay vụ Hoàng Thu Hương tức Mi sói(14 tuổi) lên mang nói chuyện, gạ gẫm rồi tổ chức hang chục thanh niên hiếp dâm và cướp tai sản của nhiều cô gái nhẹ dạ cả tin… 3. Hậu quả: Thực trang vi phạm pháp luật của giới trẻ hiện nay đã gây nên nhiều tác động và thiệt hại cho xã hội: Trước tiên, những hành vi đó gây nên hậu quả rất lớn đối với chính bản thân người vi phạm và gia đình của họ,để lại đau thương mất mát cả về vật chất lẫn tinh thần cho than nhân gia đình người bị hại. Hơn nữa, tình hình thanh thiếu niên tham gia vào các băng nhóm tội phạm có cơ cấu, tổ chức chặt chẽ còn gây mất trật tự an toàn xã hội. Đặc biệt là các băng nhóm tội phạm hoạt động xuyên quốc gia còn đe dọa cả về vấn đề an ninh quốc gia và chủ quyền đất nước. Và cuối cùng hình ảnh một đất nước Việt Nam hòa bình, ổn định, giàu truyền thống sẽ không còn trong mắt bạn bè năm châu nữa mà thay vào đó là một xã hội đầy tội phạm. Đó chính là nguyên nhân làm kìm hãm sự phát triển của nước nhà. 4. Nguyên nhân của thực trạng trên: Trước thực trạng vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên diễn ra phức tạp và hậu quả to lớn mà nó để lại như vậy thì nguyên nhân là do đâu? Có rất nhiều nguyên nhân dấn đến tình hình trên song có thể đề cập tới một số nguyên nhân sau: a, Nguyên nhân từ phía gia đình: Trước tiên,là do bố mẹ quá nuông chiều con cái, đáp ứng đầy đủ nhu cầu vật chất của con cái họ mặc dù đó là không chính đáng. Một số gia đình do bố mẹ thiếu hiểu biết nên khi thấy con cái mắc lỗi thường đánh đập, hành hạ con cái. Hơn nữa, cũng có một số gia đình vì nhiều lý do không quan tâm quản lý con cái phó mặc cho nhà trường giáo dục. Cũng phải kể đến một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ ly thân hoặc vào tù, bố mẹ mất sớm, …con cái phải song mồ côi từ nhỏ thiếu bàn tay chăm sóc của gia đình. b, Nguyên nhân từ phía nhà trường: Nhà trường là nơi đào tạo,rèn luyện cho mỗi học sinh. Tuy nhiên, việc giáo dục pháp luật trong nhà trường chưa được chú trọng; việc quản lý học sinh còn chưa tốt; mối liên hệ giữa nha trường và gia đình còn lỏng lẻo, chưa phối hợp tốt để quản lý học sinh. c, Nguyên nhân từ phía xã hội: Nền kinh tế thị trường đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng để lại không ít thách thức đối với xá hội nhất là các loại tệ nạn mới, sự du nhập của các nền văn hóa không lành mạnh vào nước ta. Cơ chế quản lý văn hóa xã hội của nước ta còn bộc lộ nhiều yếu kém. Hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật còn lỏng lẻo, các đoàn thể xã hội còn chưa thực sự phát huy được ưu thế của mình. d, Nguyên nhân kinh tế: Xã hội càng phát triển, khoa học càng hiện đại thì sự phân hóa giàu nghèo càng rõ rệt, tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng cao,…gây nên nhiều sức ép cho Nhà nước về vấn đề việc làm, an ninh trật tự xã hội… e, Nguyên nhân từ chính bản thân các bạn thanh thiếu niên: Ở độ tuổi này, cơ thể chưa hoàn thiện về mặt thể chất cũng như tinh thần, do đó, họ luôn hướng tới những ham muốn mới lạ, thích thể hiện mình trước mọi người, đua đòi theo bạn bè… 5. Biện pháp phòng chống. Về phía gia đình các bậc phụ huynh cần danh nhiều thời gian quan tâm quản lý con cái mình hơn;không được nuông chiều con quá mức;cũng không được dung bạo lực để giáo dục con cái mà phải tạo một môi trường thuận lợi để con cái phát triển một cách toàn diện hơn. Về phía nhà trường cần có nhiều hơn nữa các hoạt động giáo dục pháp luật, quản lý học sinh một cách hợp lý, kết hợp chặt chẽ với gia đình để quản lý học sinh một cách tốt hơn. Về phía nhà nước cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, ý thức tôn trọng pháp luật, nâng cao hơn nữa các biện pháp quản lý văn hóa, an ninh trật tự xã hội, triển khai việc đào tạo việc làm cho đối tượng thanh thiếu niên… Về phía bản thân các bạn thanh thiếu niên cần có một lối sống lành mạnh, học tập, trau dồi kiến thức pháp luật, ý thức tôn trọng pháp luật, tránh xa các tệ nạn xã hội. III.KẾT THÚC VẤN ĐỀ: Trên đây là toàn bộ thực trạng vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay và các biện pháp phòng chống tình hình vi phạm đó. Để có thể đưa nước ta vững bước phát triển thì cần phải kết hợp một cách đồng bộ các biện pháp phòng chống vi phạm pháp luật ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Có như thế hình ảnh một Việt Nam ổn định mới có thể được giữ lại trong mắt bạn bè năm châu được và đất nước ta mới thực sự có thể phát triển toàn diện được.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxli_luan_5989.docx
Luận văn liên quan