Khi thiết kế một kết cấu thép cụ thể, chỉ nên dùng một hệ thống
tiêu chuẩn quy phạm chứ không được lẫn lộn cả hai, sẽ đưa đến những
kết quả phi lý. Tránh tình trạng khi thiết kế dùng một tiêu chuẩn này và
khi thẩm định dùng một tiêu chuẩn khác, cũng như không thể dùng tiêu
chuẩn của Việt Nam để kiểm tra và thẩm định các công trình đã được
thiết kế theo các tiêu chuẩn và quy phạm của các nước khác.
- Trong quá trình hội nhập, Nhà nước ta cho phép các kỹ sư lựa
chọn sử dụng tiêu chuẩn của các nước Mỹ, Anh, Châu Âu, Úc. bên
cạnh tiêu chuẩn Việt Nam, vì vậy cần sớm phổ biến đào tạo để áp dụng
thành thạo các tiêu chuẩn các nước tiên tiến như Anh, Mỹ, Châu Âu
trong thiết kế kết cấu, nhất là đối với những công nghệ mới đã và đang
ứng dụng vào nước ta. Phải sử dụng các số liệu đầu vào có liên quan
đến điều kiện đặc thù Việt Nam được quy định trong các Quy chuẩn
xây dựng bắt buộc áp dụng thuộc các lĩnh vực sau: Điều kiện tự nhiên,
khí hậu; điều kiện địa chất, thuỷ văn; phân vùng động đất, cấp động đất.
Các tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài được lựa chọn áp dụng vào các
hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam phải là những tiêu chuẩn
xây dựng tiên tiến, hiện hành, được chủ đầu tư xem xét lựa chọn và
quyết định áp dụng trước khi lập hồ sơ thiết kế cơ sở;
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tính toán cấu kiện thép chịu nén lệch tâm theo tiêu chuẩn mỹ aisc, so sánh với TCXDVN 338:2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
THÂN TRỌNG PHÚC
TÍNH TOÁN CẤU KIỆN THÉP CHỊU NÉN
LỆCH TÂM THEO TIÊU CHUẨN MỸ AISC,
SO SÁNH VỚI TCXDVN 338:2005
Chuyên ngành: Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp
Mã số : 60.58.20
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
Đà Nẵng - Năm 2013
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Quang Viên
Phản biện 1: GS. TS. Phạm Văn Hội
Phản biện 2: TS. Nguyễn Quang Hưng
Luận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn
Thạc sĩ Kỹ thuật họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 28 tháng 9
năm 2013.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong công cuộc cải cách xây dựng, công nghiệp hóa và hiện đại
hóa đất nước, kết cấu thép đóng vai trò hết sức quan trọng. Việc áp
dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm hội nhập, hoàn
thiện dần phương pháp tính toán, hợp lý tiết diện cấu kiện kết cấu là
bước khởi điểm để tiến tới đạt được hiệu quả kinh tế trong xây dựng
công trình.
Cột là cấu kiện chịu lực chủ đạo của khung; cột nhận tải trọng từ
các sàn, các xà ngangrồi truyền xuống móng. Cột trong khung, chủ
yếu là chịu nén lệch tâm theo cả hai phương chính; ở mỗi phương
mômen có thể khác nhau, với chiều dài tính toán cũng khác nhau. Đây
là vấn đề phức tạp, có những cách tính toán khác nhau được quy định
trong các quy phạm, tiêu chuẩn thiết kế.
Đặc điểm chịu lực, ứng xử của cột trong khung là công việc phức
tạp và bị ảnh hưởng bởi công năng công trình, tính khả thi, nguồn cung
ứng vật tư, tính thẩm mỹ, tính kinh tế...
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trong xu thế hiện nay kết cấu thép được đưa vào để xây dựng
nhà cao tầng. Vì thế cột trong khung nhà cao tầng không chỉ làm việc
theo các phương chính mà có khả năng làm việc theo lệch tâm xiên.
Mặc khác trong các giáo trình, tài liệu hiện nay chưa được đề cập nhiều
về cột chịu nén lệch tâm xiên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài này tập trung nghiên cứu “TÍNH TOÁN CẤU KIỆN THÉP
CHỊU NÉN LỆCH TÂM THEO TIÊU CHUẨN MỸ AISC SO SÁNH VỚI
TCXDVN 338 :2005”.
4. Phương pháp nghiên cứu
Bằng phương pháp tìm hiểu lý thuyết tính toán và thực hành tính
2
toán với các ví dụ cụ thể, từ các số liệu đó phân tích, đánh giá và so
sánh để đưa ra nhận định về sự cần thiết áp dụng trong những trường
hợp nào thì hợp lý và áp dụng như thế nào để đảm bảo chịu lực, mỹ
quan công trình; đạt hiệu quả kinh tế và thi công thuận lợi.
Luận văn này giới thiệu một cách nhìn tổng quan, nhằm giúp
người thiết kế nhìn nhận chi tiết hơn về đặc điểm chịu lực, ứng xử của
cấu kiện chịu nén lệch tâm.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận. Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: CƠ SỞ THIẾT KẾ KẾT CẤU THÉP
Chương 2: TÍNH TOÁN CẤU KIỆN CHỊU NÉN
Chương 3: MỘT SỐ VÍ DỤ TÍNH TOÁN
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ THIẾT KẾ KẾT CẤU THÉP
1.1. NGUYÊN TẮC CHUNG DÙNG TRONG THIẾT KẾ
1.1.1. Các nguyên tắc thiết kế cơ bản theo Tiêu chuẩn Mỹ
AISC
a. Giới thiệu chung về quy phạm Mỹ AISC 360-2005
b. Các nguyên tắc thiết kế cơ bản theo Tiêu chuẩn Mỹ AISC
Quy phạm AISC-2005 bao gồm hai phương pháp thiết kế: Thiết
kế theo hệ số tải trọng và hệ số sức kháng (LRFD) và Thiết kế theo độ
bền cho phép (ASD). cả hai phương pháp này thực chất là thiết kế theo
trạng thái giới hạn.
(1). Phương pháp thiết kế theo hệ số tải trọng và hệ số sức kháng
(LRFD)
- Hệ số tải trọng là hệ số kể đến sự sai lệch của tải trọng thực tế
so với tải trọng danh nghĩa, kể đến sự không chắc chắn về cách phân
tích kết cấu cũng như xét đến xác suất có thể xảy ra đồng thời nhiều tải
3
trọng cùng đạt giá trị cực đại.
Sức kháng là khả năng của kết cấu chống lại các ảnh hưởng của
tải trọng.
fRn ≥Ru (1.1)
- Hệ số sức kháng f
Hệ số này xét đến sự biến động của sức kháng R có quan hệ đến
sự biến động của ảnh hưởng của tải trọng Q.
22
QR VV +=s (1.2)
(2). Phương pháp thiết kế theo độ bền cho phép (sau đây gọi tắt
là ASD)
W
n
a
RR £ (1.6)
- Hệ số an toàn W
65,1
4,01
4,01
=
-
+
=W (1.8)
1.1.2. Các nguyên tắc thiết kế cơ bản theo TCXDVN
338:2005
a. Giới thiệu chung về TCXDVN 338: 2005
b. Các nguyên tắc cơ bản thiết kế theo TCXDVN 338:2005
* Trạng thái giới hạn theo TCXDVN 338:2005
Trạng thái giới hạn là trạng thái mà khi vượt quá thì kết cấu
không còn thoả mãn các yêu cầu sử dụng hoặc dựng lắp. Các trạng thái
giới hạn gồm: Trạng thái giới hạn về khả năng chịu lực và Trạng thái
giới hạn về sử dụng
* Hệ số tin cậy theo TCXDVN 338:2005
Khi tính toán kết cấu sử dụng các hệ số tin cậy như sau:
- Hệ số độ tin cậy về cường độ vật liệu gM , Hệ số độ tin cậy về tải
trọng gQ, Hệ số điều kiện làm việc của kết cấu (ĐKLV) gC.
4
1.1.3. Nhận xét chung về các phương pháp thiết kế của 2 Tiêu
chuẩn
a. Về phương pháp thiết kế
TCXDVN 338:2005 quy định thiết kế kết cấu thép theo trạng thái
giới hạn, và chia các trạng thái giới hạn ra thành hai nhóm: nhóm trạng
thái giới hạn thứ nhất và nhóm trạng thái giới hạn thứ hai.
Điểm rất đặc biệt của Quy định AISC so với tiêu chuẩn thiết kế
Việt Nam là đã phân chia ra các loại cấu kiện có tiết diện dẻo, đặc chắc,
không đặc chắc và tiết diện mảnh.
b. Về hệ số an toàn
Tiêu chuẩn TCXDVN 338:2005 sử dụng hệ số độ tin cậy về tải
trọng và hệ số an toàn về vật liệu. Còn Tiêu chuẩn Mỹ AISC/ASD sử
dụng một hệ số an toàn chung duy nhất FS (factor of safety ). Ứng suất
cho phép lấy bằng ứng suất giới hạn (như giới hạn chảy Fy hoặc ứng
suất giới hạn Fcr ).
1.2. TẢI TRỌNG SỬ DỤNG TRONG THIẾT KẾ
1.2.1. Tải trọng thiết kế theo Tiêu chuẩn Mỹ AISC
- Một số tổ hợp thông dụng
(1)1.4D; (2) 1,2D + 1.6L + 0,5(Lr hoặc S);(3) 1,2D + l,6(Lr hoặc
S) + (L hoặc 0,8W);(4)1,2D + 1,6W + L + 0,5(Lr hoặc S);(5) 1,2D + E
+ L + 0,2S;(6) 0,9D + 1,6W;(7) 0,9D + E
Trong đó: D - tải trọng tĩnh;L - hoạt tải sử dụng; Lr - hoạt tải trên mái;
W - tải trọng gió; E - tải trọng động đất.
L, Lr ,W, E là các tải trọng danh nghĩa, giá trị của chúng được cho
trong ASCE 7 hoặc các tiêu chuẩn xây dựng địa phương.
1.2.2. Tải trọng thiết kế theo TCXDVN 338:2005
Các tổ hợp tải trọng tính toán được biểu diễn bằng công thức sau:
CBI : ngG + npiPi và CBII : ngG + 0,9 SnpiPi (1.11)
5
Trong đó: G - tĩnh tải;ng - hệ số vượt tải;Pi - Hoạt tải thứ i với npi - hệ
số vượt tải tương ứng với hoạt tải Pi
1.2.3. Nhận xét về việc sử dụng tải trọng theo AISC/ASD so
với TCVN 338:2005
Tải trọng gió như đã nêu ở trên có cách tính khác nhiều so với
TCVN ở các hệ số khí động, hệ số địa hình, hệ số độ cao, hệ số tầm
quan trọng của công trình, đặc biệt là không có cách tính về động lực.
1.3. VẬT LIỆU THÉP SỬ DỤNG THEO CÁC TIÊU CHUẨN
THIẾT KẾ
1.3.1. Vật liệu thép theo Tiêu chuẩn Mỹ AISC
Quy phạm liệt kê gần 20 loại thép của tiêu chuẩn ASTM
(American Sociaty for Testing and Materials) được sử dụng trong kết
cấu nhà. Có thể phân các loại thép này vào 4 nhóm sau : Thép cacbon;
thép hợp kim thấp cường độ cao; thép hợp kim và hợp kim thấp được
nhiệt luyện; thép dùng cho cầu.
1.3.2. Vật liệu thép theo TCXDVN 338:2005
Căn cứ theo công dụng, thép được chia làm 3 nhóm: Nhóm A,
B,C. Dùng cường độ tiêu chuẩn = fy, Cường độ tính toán f = fy / gM
1.3.3. Nhận xét chung về sử dụng vật liệu trong các tiêu
chuẩn
Cường độ tính toán của vật liệu thép theo TCXDVN 338:2005
được xác định bằng chính giới hạn chảy của thép chia cho hệ số an toàn
vật liệu. Mặt khác tiêu chuẩn Việt Nam cho phép dùng các loại thép của
nước ngoài và được phép sử dụng cường độ tính toán f=fy/gM . Thép kết
cấu theo AISC chấp nhận sử dụng đa dạng gồm 16 loại.
Hầu hết các tiêu chuẩn về vật liệu thép kết cấu các nước đều có
thép cán nóng chữ I cánh rộng, tiết diện chữ H là các loại rất phổ biến
trên thị trường, TCXDVN thì không có.
6
CHƯƠNG 2
TÍNH TOÁN CẤU KIỆN CHỊU NÉN
2.1. TÍNH TOÁN CẤU KIỆN CHỊU NÉN LỆCH TÂM VÀ NÉN
UỐN THEO TIÊU CHUẨN MỸ AISC
2.1.1. Những quan niệm tính toán cơ bản nhất.
a. Tính toán độ bền yêu cầu của kết cấu
b. Cách đơn giản phân tích bậc 2
c. Cách phân tích bậc 1
2.1.2. Độ mảnh và chiều dài tính toán
a. Xác định các giới hạn độ mảnh pl và rl
Tiết diện được phân làm các lớp: đặc chắc, không đặc chắc và
mảnh.
Bảng 2 .1 cho các giá trị lp, lr của hai loại tiết diện phổ biển nhất
là chữ I và hộp của dầm và cột.
b. Hệ số chiều dài tính toán K của cấu kiện chịu nén
Bảng 2.2 - Hệ số chiều dài tính toán K;Bảng II.3-Hệ số điều
chỉnh k1
2.1.3. Khả năng chịu nén với độ cong do uốn dọc của cột chịu
nén
a. Lực tới hạn Euler
Cấu kiện sẽ mất ổn định do uốn dọc khi lực nén đạt giá trị lực
giới hạn, xác định theo công thức Euler quen thuộc:
)KL(
EINe
2p
= (2.11)
b. Công thức của SSRC
c. Ứng suất tới hạn oằn uốn dọc
d.Công thức tính toán của AISC
Độ bền danh nghĩa của cấu kiện chịu nén Pn tính bằng
7
Pn = Fcr Ag (2.20)
Với Fcr là ứng suất uốn dọc.
Từ độ bền danh nghĩa Pn tính ra độ bền thiết kế (theo phương
pháp LRFD) nc Pf với 90,c =f và độ bền cho phép (phương pháp
ASD)
c
nP
W
với cW = 1,67.
Ứng suất oằn uốn dọc Fcr tính như sau:
- Khi
yF
E,
r
KL 714£ tức là khi ye F,F 440³ mất ổn định ngoài
giới hạn đàn hồi thì: y
F
F
cr F,F e
y
ú
ú
û
ù
ê
ê
ë
é
= 6580 (2.21)
- Khi
yF
E,
r
KL 714> tức là khi ye F,F 440< mất ổn định
trong giới hạn đàn hồi thì : Fcr = 0,877Fe (2.22)
2.1.4. Khả năng chịu nén với độ cong do oằn vặn bên của cột
chịu nén
a. Các giới hạn của độ mảnh cánh và bụng cấu kiện
Giới hạn của độ mảnh cánh và bụng cấu kiện nén tiết diện chữ I
được quy định như sau : (Hình 2. 2)
Hình 2.2. Tiết diện chữ I của thép cán và thép tổ hợp
- Cánh là phần tử mảnh khi tỷ lệ b/t (b là bề rộng phần vươn ra
của cánh, có thể lấp phần đúng bằng nữa bề rộng cánh bf/2) vượt quá
8
các giới hạn.
yF/E,t
b 550> đối với thép cán nóng
yc F/Ek64,0t
b
> đối với cấu kiện tổ hợp
Trong đó kc =
wt/h
4
và trong tính toán lấy không lớn hơn 0,76
và không nhỏ hơn 0,35.
- Bụng là mảnh khi y
w
F/E49,1
t
h
>
Với các tiết diện khác, có thể tra bảng II.4
Khi cấu kiện phần tử mảnh, ứng suất lớn nhất không thể đạt Fy
mà chỉ đạt giá trị nhỏ hơn là QFy, (Q là hệ số giảm khả năng chịu lực
của cấu kiện có phần tử mảnh).
- Khi
yQF
E71,4
r
KL
£ hay ye QF44,0F ³
y
F
QF
cr F658,0.QF e
y
ú
ú
ú
ú
û
ù
ê
ê
ê
ê
ë
é
= (2.24)
- Khi
yQF
E71,4
r
KL
> hay ye QF44,0F <
Fcr = 0,877Fe (2.25)
b. Hệ số Q
Hệ số giảm Q được viết thành tích của hai hệ số giảm Qs và Qa
Q = Qs .Qa (2.26)
Qs - hệ số giảm khi cánh mảnh; Qa - hệ số giảm khi bụng mảnh
Phần tử nào không mảnh thì hệ số giảm của nó bằng 1.
a) Trường hợp cánh là mảnh (b/t > yF/E56,0 )
9
Khi
yy F
F03,1
t
b
F
F56,0 <<
E
F
t
b74,0415,1Q ys ÷
ø
ö
ç
è
æ-= (2.27)
Khi
yF
E03,1
t
b
³
2
y
s
t
bF
E69,0Q
÷
ø
ö
ç
è
æ
= (2.28)
Đối với cấu kiện tổ hợp, thường thì bụng mảnh hơn so với cánh.
Độ mảnh lớn của bụng ảnh hưởng đến độ ổn định của cánh. Trong công
thức tính Qs cũng như giới hạn giữa các trường hợp có thêm hệ số kc
vào môdun đàn hồi E như sau:
- Khi
y
c
F
Ek
64,0
t
b
£
Qs = 1,0 (2.29)
- Khi
y
c
y
c
F
Ek
17,1
t
b
F
Ek
64,0 £<
y
c
s F
Ek
t
b65,0415,1Q ÷
ø
ö
ç
è
æ-= (2.30)
- Khi
y
c
F
Ek
17,1
t
b
£
÷
ø
ö
ç
è
æ
=
t
bF
Ek90,0
Q
y
c
s (2.31)
b) Trường hợp bụng là mảnh (
F
E49,1
t
h
³ tiết diện I). Hệ số
giảm Qa chính là :
10
A
A
Q effa = (2.32)
Aeff : diện tích hiện hữu; A : tổng diện tích cấu kiện
Diện tích hiện hữu được tính theo bề rộng hữu hiệu hc (phần
không bị oằn) của phần bụng, hc được tính theo công thức sau:
Khi
f
E49,1
t
b
³
( ) hf
E
t/h
34,01
f
Et92,1H
w
wc £
ú
ú
û
ù
ê
ê
ë
é
-= (2.33)
f : ứng suất nén lớn nhất có thể có được lấy bằng Fcr
Fcr : được tính toán khi Q = 1
c. Cấu kiện tiết diện chữ I, H chịu nén uốn
a) Cấu kiện đối xứng một phương hoặc hai phương chịu nén, nén
uốn:
Sự tương tác giữa uốn và nén trong cấu kiện đối xứng hai
phương và cấu kiện đối xứng một phương với 0,1 0,9yc
y
I
I
£ £ , ở đây Iyc là
mômen quán tính của phần cánh chịu nén.
(1) 0, 2r
c
P
P
³ : 8 1
9
ryrxr
c cx cy
MMP
P M M
æ ö
+ + £ç ÷ç ÷
è ø
(2) 0, 2r
c
P
P
< : 1
2
ryrxr
c cx cy
MMP
P M M
æ ö
+ + £ç ÷ç ÷
è ø
b) Xác định mômen Mn đối với cấu kiện tiết diện I, H đặc chắc
đối xứng hai phương chịu uốn theo phương trục chính
Việc xác định Mn phụ thuộc vào chiều dài Lb , Lp và Lr với Lb là
khoảng cách giữa các liên kết của cấu kiện ngăn cản hoặc là chuyển vị
ngang hoặc là sự xoắn tiết diện.
- 1,76p y
y
EL r
F
= ; (2.37)
11
-
2
0
0
0,7
1,95 1 1 6,76
0,7
y x
r ts
y x
F S hE JcL r
F S h E Jc
æ ö
= + + ç ÷
è ø
(2.38)
Trong đó: w2
xS
y
ts
I C
r = ; Đối với tiết diện chữ I: c = 1
- Khi Lb £ Lp:
n p y xM M F Z= = (2.39)
- Zx : Mômen dẻo của tiết diện.
- Khi Lp < Lb £ Lr:
( )0,7 b pn b p p y x p
r p
L L
M C M M F S M
L L
é ù-
= - - £ê ú
-ê úë û
(2.40)
- Khi Lb > Lr:
n cr x pM F S M= £ (2.41)
c) Xác định mômen Mn đối với cấu kiện tiết diện I bản bụng đặc
chắc và bản cánh không đặc chắc hoặc mảnh đối xứng hai phương chịu
uốn theo phương trục chính
1. Trình tự xác định như mục (b)
2. Đối với ổn định cục bộ phần cánh chịu nén:
- Với tiết diện có bản cánh không đặc chắc:
( )0,7 pfn p p y x
rf pf
M M M F S
l l
l l
é ù-
= - -ê ú
-ê úë û
(2.43)
- Với tiết diện có bản cánh mảnh:
2
0,9 c x
n
Ek SM
l
= (2.44)
Trong đó:
2
f
f
b
t
l = ;
pf pl l= : Độ mảnh giới hạn của bản cánh đặc chắc.
rf rl l= : Độ mảnh giới hạn của bản cánh không đặc chắc.
12
d) Tiết diện I khác với bản bụng đặc chắc hoặc không đặc chắc
chịu uốn theo phương trục chính
1. Mômen uốn của cánh nén:
n pc yc pc y xcM R M R F S= = (2.45)
2. Sự oằn bên kèm xoắn:
- Khi Lb £ Lp: Trạng thái giới hạn của oằn bên kèm xoắn không
áp dụng.
- Khi Lp < Lb £ Lr:
( ) b pn b pc yc pc yc L xc pc yc
r p
L L
M C R M R M F S R M
L L
é ù-
= - - £ê ú
-ê úë û
(2.46)
- Khi Lb > Lr:
n cr xc pc ycM F S R M= £ (2.47)
2.2. TÍNH TOÁN CẤU KIỆN CHỊU NÉN LỆCH TÂM VÀ NÉN
UỐN THEO TCXDVN 338:2005
2.2.1. Những quan niệm tính toán cơ bản nhất.
2.2.2. Độ mảnh và chiều dài tính toán
Bảng 2.5 – Độ mảnh giới hạn của các thanh chịu nén
2.2.3. Tính toán cột chịu nén lệch tâm, nén uốn
(1) Chọn tiết diện và chiều cao h của tiết diện
cl)15/110/1(h ¸³
(2) Diện tích tiết diện chữ I tính theo công thức
ú
û
ù
ê
ë
é
¸+=
h
e
)8,22,2(25,1
f
NA x
c
yc g
(2.49)
a. Tính toán ổn định tổng thể trong mặt phẳng uốn (đối với
trục x-x)
c
e
x fA.
N
g
j
s £= (2.51)
13
Hình 2.3. Tiết diện cột đặc chịu nén lệch tâm trong mặt phẳng
bản bụng
Với ej : hệ số uốn dọc lệch tâm (Tra bảng)
b. Tính toán ổn định tổng thể trong mặt phẳng vuông góc với
mặt phẳng uốn (đối với trục y – y)
c
y
f
Ac
N
g
j
£ (2.56)
yj hệ số uốn dọc đối với trục y – y của tiết diện cột khi tính toán
cột trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng uốn.
Hệ số c kể đến ảnh hưởng của mômen uốn (Mx) và hình dạng tiết
diện đối với độ ổn định của cột theo phương vuông góc mặt phẳng uốn
xác định như sau:
- Khi độ lệch tâm tương đối mx £ 5:
1 x
c
m
b
a
=
+
(2.57)
Trong đó các hệ số a mx, b được lấy theo bảng (2.7).
- Khi mx ³ 10:
1
1 /x y b
c
m j j
=
+
(2.58)
Trong đó: jb – hệ số lấy theo phụ lục E TCXDVN 338:2005
- Khi 5 < mx < 10:
c = c5 (2 – 0,2 mx) + c10 (0,2 mx – 1) (2.59)
Trong đó: c5 – tính theo công thức (2.57) khi mx= 5;
c10 – tính theo công thức (2.58) khi mx= 10.
14
c. Tính toán độ bền của cột đặc nén lệch tâm xiên
(1) Điều kiện bền của cột là:
yx
c
n nx ny
MN M y x f
A I I
g± ± £ (2.61)
(2) Tính toán bền của cột cho phép kể đến sự phát triển của biến
dạng :
1
fWc
M
fWc
M
fA
N
cnyy
y
cnx
x
n
cx
£++÷÷
ø
ö
çç
è
æ
=
ggg
s
(3) Trường hợp cột chịu N và My nằm trong mặt phẳng vuông
góc với trục y có độ cứng chống uốn nhỏ ( Ix > Iy ),
c
x
f
A
N
g
j
£ (2.63)
(4) Trường hợp cột đặc chịu nén uốn trong hai mặt phẳng chính
(N, Mx, My) (lệch tâm xiên), khi mặt phẳng đối xứng là mặt phẳng có độ
cứng lớn nhất (Ix > Iy), thì cột được kiểm tra ổn định theo công thức:
c
xy.e
f
A
N
g
j
£ (2.64)
Trong đó : ( )43eyexy c4,0c6,0 += jj (2.65)
Hình 2.4. Tiết diện cột đặc nén lệch tâm xiên
d. Tính toán ổn định cục bộ của cột đặc nén lệch tâm, nén uốn
(1) Điều kiện ổn định cục bộ của bản cánh :
[ ]fofo t/bt/b £ với [bo/ tf] (xem bảng 2.9) (2.66)
(2) Ổn định cục bộ của bản bụng cột: [hw/tw] Xem bảng 2.10.
15
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ VÍ DỤ TÍNH TOÁN
3.1. TÍNH TOÁN CẤU KIỆN CHỊU NÉN LỆCH TÂM THEO
MỘT PHƯƠNG CHÍNH – VÍ DỤ 3.1
Cột thép dài 7,5 m, tiết diện không đổi chịu nén lệch tâm theo
phương trục chính (quanh trục x của tiết diện). Chiều dài tính toán của
cột đã được xác định là: lx = 1500 cm, ly = 525 cm (Chân cột liên kết
ngàm theo cả hai phương x và y, đỉnh cột liên kết khớp theo phương y
và tự do theo phương x). Khi N = 100.000 daN, Mx = 37.000 daNm
không thay đổi trên suốt chiều dài cột. Vật liệu làm cột là thép CT34s,
fy = 22 kN/cm2. Hệ số điều kiện làm việc của cột gc = 1. Hãy thiết kế và
kiểm tra tiết diện cột.
Hình 3.1. Tiết diện cột chịu nén lệch tâm
Thông số tính toán chung
Tải trọng, chiều dài
cột
N (kN) Mx (kNm) My (kNm) L (cm)
Ví dụ 3.1 1000 370 0 750
E =210000 (N/mm2) ; gc =1,0 ; mx =2,0 ; my =0,7
Tiêu chuẩn TCVN TC Mỹ
Cường độ tính toán
(N/mm2) M
yff g= = 210 yff = = 220
16
Tiêu chuẩn Sử Dụng TCXDVN338:2005 Tiêu chuẩn Mỹ AISC
Lệch tâm xiên
Lệch tâm theo phương x
Hệ số ứng suất 0,96 < 1 0,947 < 1
3.1.3. Nhận xét
- Đối với tiết diện như ví dụ 3.1 cho kết quả tính toán tiết diện
tính theo TCXDVN 338:2005 và tiêu chuẩn Mỹ AISC/LRFD đều đạt
yêu cầu thiết kế. Với TCXDVN 338:2005 việc kiểm tra ổn định ngoài
mặt phẳng uốn cho kết quả an toàn hơn tính toán ổn định trong mặt
phẳng uốn, với tiêu chuẩn Mỹ AISC/LRFD kết quả tính toán đối với ổn
định do xoắn và oằn bên cho kết quả bất lợi nhất, như vậy sự mất ổn
định chính là do oằn xoắn bên chứ không phải uốn trong mặt phẳng.
- Giá trị N, M theo TCVN là từ tải trọng tính toán còn theo tiêu
chuẩn Mỹ là từ tải trọng làm việc nên rất khó để đánh giá, so sánh cặn
kẽ.
- Cường độ sử dụng tính toán trong tiêu chuẩn Mỹ là yf , Việt
Nam là
M
yf
g
, Tuy nhiên các kết quả trên chỉ mang tính chất tham khảo
do tính toán với cấu kiện riêng lẻ, nếu tính trong hệ kết cấu thì kết quả
sẽ khác nhiều vì các yếu tố chưa xét đến.
(KẾT QUẢ TÍNH TOÁN)
1f
A
N
c
exy
£÷
÷
ø
ö
ç
ç
è
æ
g
j
1f
Ac
N
c
y
£÷
÷
ø
ö
ç
ç
è
æ
g
j
1
M
M
M
M
9
8
P
P
cy
ry
cx
rx
c
r £÷
÷
ø
ö
ç
ç
è
æ
++
1
M
M
M
M
P2
P
cy
ry
cx
rx
c
r £÷
÷
ø
ö
ç
ç
è
æ
++
17
3.2. TÍNH TOÁN CẤU KIỆN CHỊU NÉN LỆCH TÂM THEO HAI
PHƯƠNG (LỆCH TÂM XIÊN) – VÍ DỤ 3.2
Kiểm tra khả năng chịu lực của cột đặc tiết diện không đổi chịu
nén lệch tâm. Cột đặc có tiết diện đối xứng chịu nén uốn nội lực tính
toán N = 1780kN, Mx = 339 kNm và My = 108 kNm, mômen xem như
không đổi suốt chiều dài cột. Chiều dài cột 426,72 cm, liên kết khớp
theo cả hai phương x và y. Vật liệu làm cột là thép ASTM A992, tiết
diện W14x99. Fy = 345 N/mm2 ; E = 199955 N/mm2.
Từ bảng tra tiết diện W14x99 có các đặc trưng sau (theo bảng tra
của AISC):
A = 187,74 cm2 ; d = 36,07 cm ; bf = 37,08 cm ; tf = 1,98 cm ; tw
= 1,23 cm; Ix = 46202 cm4 ; Iy = 16733 cm4 ; Sx = 2573 cm3 ; Sy = 905
cm3 ; Zx = 2835 cm3 ; Zy = 1370 cm3 ; rx = 15,67 cm ; ry = 9,42 cm ; Cw
= 4833646 cm6 ; J = 224 cm4 ;
Hình 3.2. Tiết diện cột chịu nén lệch tâm
Thông số tính toán chung
Tải trọng, chiều dài cột N (kN) Mx (kNm) My (kNm) L (cm)
Ví dụ 3.2 1780 339 108 426,72
E =199955 (N/mm2) ; gc =1,0 ; mx =1,0 ; my =1,0
Tiêu chuẩn TCVN TC Mỹ
Cường độ tính toán
(N/mm2) M
yff g= = 313,6 yff = = 345
18
Tiêu chuẩn Sử Dụng TCXDVN338:2005 Tiêu chuẩn Mỹ AISC
Lệch tâm xiên
Lệch tâm theo phương x
Hệ số ứng suất 0,900 < 1 0,949 < 1
3.2.3. Nhận xét
- Đối với tiết diện như ví dụ 3.2 cho kết quả tính toán tiết diện
tính theo tiêu chuẩn TCXDVN 338:2005 và Mỹ AISC/LRFD đều đạt
yêu cầu thiết kế. Với hai tiêu chuẩn trên kết quả tính toán đối với ổn
định do uốn ngang cho kết quả bất lợi nhất, như vậy sự mất ổn định
chính là do uốn trong mặt phẳng chứ không phải xoắn và oằn bên.
- Cường độ sử dụng tính toán trong tiêu chuẩn Mỹ là yf , Việt Nam
là
M
yf
g
. Tuy nhiên các kết quả trên chỉ mang tính chất tham khảo do tính
toán với cấu kiện riêng lẻ, nếu tính trong hệ kết cấu thì kết quả sẽ khác
nhiều vì các yếu tố chưa xét đến (ví dụ hệ số vượt tải gQ, hệ số tổ hợp c).
- Giữa tiêu chuẩn Việt Nam khi tính toán cấu kiện sử dụng
môđun đàn hồi và tiêu chuẩn của Mỹ sử dụng môđun dẻo nên có sự
chênh lệch lớn về kết quả kiểm tra, chứng tỏ về quy trình thiết kế cột
thép theo các tiêu chuẩn Mỹ an toàn hơn theo tiêu chuẩn Việt Nam.
Tuy nhiên nếu xem xét tổng thể cả vấn đề tải trọng và tổ hợp tải trọng
thì điều đó chưa chắc đúng.
1f
A
N
c
exy
£÷
÷
ø
ö
ç
ç
è
æ
g
j
1f
Ac
N
c
y
£÷
÷
ø
ö
ç
ç
è
æ
g
j
1
M
M
M
M
9
8
P
P
cy
ry
cx
rx
c
r £÷
÷
ø
ö
ç
ç
è
æ
++
1
M
M
M
M
P2
P
cy
ry
cx
rx
c
r £÷
÷
ø
ö
ç
ç
è
æ
++
(KẾT QUẢ TÍNH TOÁN)
19
NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN
I. Nhận xét
1. Về phương pháp thiết kế
Các tiêu chuẩn TCXDVN 338:2005, Mỹ AISC/ASD,
AISC/LRFD, đều sử dụng trạng thái tới hạn với các hệ số độ tin cậy về
tải trọng và hệ số an toàn về vật liệu. Đây cũng là phương pháp được sử
dụng rộng rãi trong các tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép của các nước
tiên tiến hiện nay.
AISC/LRFD cũng như tiêu chuẩn TCXDVN 338:2005 đều là
những tiêu chuẩn có kèm theo một hệ thống tiêu chuẩn đồng bộ, tương
ứng. Chính vì vậy, người thiết kế khi dùng các tiêu chuẩn này để thiết
kế kết cấu thì bắt buộc phải tiến hành việc xác định tải trọng tính toán,
tổ hợp tải trọng, sử dụng vật liệu, phương pháp tính theo hệ thống tiêu
chuẩn tương ứng đó.
2. Về tải trọng thiết kế
Tiêu chuẩn TCXDVN 338:2005 khi xác định tải trọng gió chưa
xét chi tiết các trường hợp lực gió ma sát ở hai mặt bên công trình và
lực gió thấm lọt vào công trình qua các khe hở. Tiêu chuẩn Mỹ thì có
xét đến các trường hợp này
Việc tính toán công trình bị tác động bởi tải trọng gió thì tiêu
chuẩn TCXDVN phức tạp rất nhiều, đối với áp lực động của gió của
TCXDVN 338:2005 thì công trình có chiều cao ≥ 40 m phải tính thêm
thành phần động của áp lực bằng một loạt các phép tính phức tạp; Theo
tiêu chuẩn Mỹ (ASCE 7) với công trình có chiều cao H ≤ 18,3 m sử
dụng áp lực gió qh để tính toán. Đối với công trình H > 18,3 m sử dụng
áp lực gió q và qi để tính toán.
20
Việc chất hoạt tải lên sàn của 2 tiêu chuẩn cũng có những khác
nhau, tiêu chuẩn Mỹ có việc chất hoạt tải phân bố đều (3 x 3)m2; còn
Việt Nam không có.
3. Về vật liệu thiết kế
Cường độ tính toán của vật liệu thép theo TCXDVN 338:2005
xác định bằng giới hạn chảy của thép chia cho hệ số an toàn vật liệu.
Tiêu chuẩn Việt Nam cho phép đối với các loại thép không nêu tên
trong tiêu chuẩn Việt Nam và các loại thép của nước ngoài được phép
sử dụng cường độ tính toán ¦ = ¦y / gM ( với g = 1,1). Thép kết cấu theo
AISC chấp nhận sử dụng rất đa dạng gồm 16 loại. Hầu hết các tiêu
chuẩn về vật liệu thép kết cấu Mỹ và các nước đều có thép cán nóng
chữ I cánh rộng, là các loại rất phổ biến trên thị trường, TCVN thì
không có các loại I cánh rộng (tiết diện chữ H). Cũng cần lưu ý rằng
thép hình cán nóng của các nước do công nghệ cán khác nhau, các góc
chuyển tiếp khác nhau nên chúng có những đặc trưng hình học rất khác
nhau, mặc dù có cùng kích cỡ. Vì vậy việc thay thế thép hình của nước
này bằng thép hình cùng kích cỡ của nước khác nói chung là không
được. Thực tế cho thấy, thép có quá nhiều chủng loại, việc nắm vững
các tính năng của thép theo nguồn gốc là rất quan trọng, giúp người kỹ
sư quyết định chất lượng thiết kế xây dựng.
4. Về tính toán cấu kiện chịu nén
a. Phân lớp tiết diện
Tiêu chuẩn Việt Nam chỉ chấp nhận tiết diện thuộc loại tiết diện
dẻo/tiết diện đặc chắc. AISC/ASD phân cấp tiết diện thành 03 lớp (tiết
diện đặc, tiết diện không đặc, tiết diện mảnh) ứng với mỗi loại tiết diện
AISC/ASD sẽ tính được một giá trị ứng suất tính toán Fcr riêng. Mỗi khi
bắt đầu tính toán kiểm tra một cấu kiện , việc đầu tiên thì phải xác định
lớp của tiết diện để áp dụng công thức tính toán tương ứng. Việc phân
lớp tiết diện cho phép người thiết kế sử dụng nhiều loại tiết diện thậm
21
chí rất mảnh. Độ mảnh giới hạn của cấu kiện chịu nén thông thường
theo Mỹ là 180 lớn hơn của Việt Nam chỉ là 120. Đây là một ưu thế của
tiêu chuẩn AISC/ASD (Mỹ) so với TCXDVN 338:2005.
b. Tính toán cấu kiện nén
- Công thức cơ bản Mỹ AISC/LRFD tính toán cấu kiện chịu nén
đã sử dụng đại lượng Z là môđun chống uốn dẻo, và S là môđun chống
uốn đàn hồi. Vì vậy các tiết diện thép hình cũng đã lập sẵn các giá trị
môđun chống uốn này. Còn với tiêu chuẩn TCXDVN 338:2005 chỉ sử
dụng môđun chống uốn đàn hồi Wn,min, các thép hình chỉ có giá trị W
đàn hồi. Để tính toán theo dẻo khi được cho phép do thoả mãn một số
điều kiện, thì TCXDVN 338:2005 cho giá trị số C nhân với W đàn hồi
và nhận được W dẻo (hệ số c1, cx, cy lấy bảng C.1- phụ lục C của
TCXDVN 338:2005).
- Đối với tiết diện mảnh (tính ổn định cục bộ) thì các tiêu chuẩn
Mỹ AISC/LRFD; đều sử dụng diện tích hiệu dụng và tính giảm ứng
suất để kiểm tra; Với TCXDVN 338:2005 thì chỉ trong một số trường
hợp được giảm diện tích tính toán, các trường hợp khác phải điều chỉnh
giới hạn độ mảnh của ô bản theo quy định.
- Về tính toán cấu kiện tiết diện chữ I chịu nén lệch tâm xiên - là
loại cấu kiện phổ biến cho cột nhà cao tầng. Việc tính toán chúng được
đưa về tương tự như lệch tâm chính trong mặt phẳng có mômen uốn
lớn, trong đó hệ số uốn dọc thay bằng xy.ej , có kể đến độ cứng hình
dạng tiết diện và mômen trong cả 2 mặt phẳng Mx và My.
- Về ổn định cục bộ, tính theo tiêu chuẩn Việt Nam TCXDVN
338:2005 khắt khe hơn, luôn bảo toàn hình dạng cứng ban đầu của tiết
diện nên chỉ cần cánh hay bụng mất ổn định cục bộ là coi như mất bền.
Tiêu chuẩn Mỹ AISC/LRFD chỉ bỏ qua phần bụng oằn, phần còn lại sẽ
phân phối lại ứng suất, hoặc cho phép tăng chiều dày cánh để giảm ứng
suất cho bụng mà không cần tăng bề dày bụng và không cần bố trí sườn
22
gia cường. Nếu tính toán hợp lý thì ngay cả khi không cần bố trí sườn
gia cường mà bề dày bụng vẫn mỏng hơn so với tính theo tiêu chuẩn
Việt Nam.
c. Kiểm tra oằn bên kèm xoắn
- Theo Tiêu chuẩn Mỹ AISD/ASD việc kiểm tra oằn bên kèm
xoắn đơn giản hơn phụ thuộc vào chiều dài giằng chống oằn bên Lb; Lb
là khoảng cách giữa các liên kết ngăn cản chuyển vị ngang hoặc là ngăn
cản sự xoắn tiết diện;
- Đối với các công trình xây dựng tại Việt Nam, do đặc thù cho
phép độ mảnh cấu kiện bé và các công trình có chiều dài lớn hơn nhiều
so với chiều rộng nên vấn đề oằn bên kèm xoắn chưa được thể hiện chi
tiết.
- Theo qui định của TCXDVN 338:2005, việc kiểm tra ổn định
tổng thể của cấu kiện chịu nén được kiểm tra kỹ sau khi đã tính toán về
cường độ. Mọi bảng biểu cần cho việc kiểm tra đều có ở phụ lục kèm
theo nên người thiết kế dễ thực hiện. Và đương nhiên, mọi cấu kiện
chịu nén mà không được kiềm chế ngang toàn bộ đều phải kiểm tra về
oằn ngang. Mọi loại tiết diện: đối xứng hai trục, đối xứng một trục,
không đối xứng đều có thể kiểm tra tương đối dễ dàng.
II. Kết luận
- Từ các kết luận rút ra ở trên chúng ta thấy tiêu chuẩn thiết kế
kết cấu thép của Việt Nam TCXDVN 338:2005 là tiêu chuẩn tiên
tiến do được biên dịch từ tiêu chuẩn của Liên Xô, là một nước có
trình độ khoa học phát triển cao trên thế giới, và đã có sự điều chỉnh
cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Đây là một tiêu chuẩn đầy
đủ, tỉ mỉ, có tính khoa học cao. Nhưng do rất coi trọng độ cứng của
tiết diện, của cấu kiện; việc tính toán hoàn toàn theo sơ đồ ban đầu,
nên việc sử dụng cho thực tế xây dựng là khá phức tạp. Trong điều
23
kiện hiện nay, khi nền kinh tế của nước ta hội nhập với nền kinh tế
thế giới thì việc nghiên cứu áp dụng các tiêu chuẩn tính toán khác
nhau của những nước tiên tiến khác vào Việt Nam là một công việc
cần thiết. Qua đó, rút ra những vấn đề mà tiêu chuẩn của ta hoặc còn
thiếu, hoặc đã lạc hậu; trên cơ sở đó bổ sung cho tiêu chuẩn Việt
Nam hoàn chỉnh và dễ sử dụng hơn.
- Khi thiết kế một kết cấu thép cụ thể, chỉ nên dùng một hệ thống
tiêu chuẩn quy phạm chứ không được lẫn lộn cả hai, sẽ đưa đến những
kết quả phi lý. Tránh tình trạng khi thiết kế dùng một tiêu chuẩn này và
khi thẩm định dùng một tiêu chuẩn khác, cũng như không thể dùng tiêu
chuẩn của Việt Nam để kiểm tra và thẩm định các công trình đã được
thiết kế theo các tiêu chuẩn và quy phạm của các nước khác.
- Trong quá trình hội nhập, Nhà nước ta cho phép các kỹ sư lựa
chọn sử dụng tiêu chuẩn của các nước Mỹ, Anh, Châu Âu, Úc... bên
cạnh tiêu chuẩn Việt Nam, vì vậy cần sớm phổ biến đào tạo để áp dụng
thành thạo các tiêu chuẩn các nước tiên tiến như Anh, Mỹ, Châu Âu
trong thiết kế kết cấu, nhất là đối với những công nghệ mới đã và đang
ứng dụng vào nước ta. Phải sử dụng các số liệu đầu vào có liên quan
đến điều kiện đặc thù Việt Nam được quy định trong các Quy chuẩn
xây dựng bắt buộc áp dụng thuộc các lĩnh vực sau: Điều kiện tự nhiên,
khí hậu; điều kiện địa chất, thuỷ văn; phân vùng động đất, cấp động đất.
Các tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài được lựa chọn áp dụng vào các
hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam phải là những tiêu chuẩn
xây dựng tiên tiến, hiện hành, được chủ đầu tư xem xét lựa chọn và
quyết định áp dụng trước khi lập hồ sơ thiết kế cơ sở;
III. Phương hướng phát triển
Do điều kiện hạn chế về thời gian, trình độ, tài liệu... nên trong
luận văn này chưa đề cập đến :
24
- Cấu kiện rỗng, ghép chịu nén lệch tâm,
- Ví dụ với các loại tiết diện đặc khác: C, Z, ống hộp,
- Chưa quan tâm đến ảnh hưởng của liên kết không tuyệt đối ở 2
đầu thanh..., tải trọng động...
Nhưng những kết quả trên là bước đầu, là những nguyên tắc chung
cơ sở để tiến hành những phần tiếp theo...
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tomtat_89_952.pdf