Luận văn Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà

Một trong những điều kiện quan trọng để thị trường chấp nhận sản phẩm của doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp có điều kiện cạnh tranh với sản phẩm của doanh nghiệp khác là chất lượng sản phẩm cao với giá thành hợp lý. Vì vậy việc tổ chức công tác kế toán nói chung và đặc biệt là công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đúng đắn, hợp lý và chính xác có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí, giá thành, tổ chức kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chi phí phát sinh ở doanh nghiệp nói chung, ở từng bộ phận đối tượng nói riêng, góp phần quản lý tài sản vật tư, lao động, tiền vốn tiết kiệm và hiệu quả.

doc112 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2366 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tr.Sơn 06 293,429 27 7,922,583 11,547,514 … - Chai PET 1,5 lít 59,061 333 19,667,313 28,665,976 … Cộng 95,879,563 139,748,691 Tiền lương và các khoản trích theo lương phân bổ cho sản phẩm cán Trường Sơn 06 của Nhà máy nhựa được tính như sau: Tại Nhà máy phụ tùng Kim loại: Tổng lương thực tế và các khoản trích theo lương tính vào chi phí nhân công trực tiếp là: 322.000.732 ; số lương này được phân bổ cho các bộ phận của chiếc bút như bảng sau: BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀO GIÁ THÀNH SẢN PHẨM - Nhà máy phụ tùng Kim loại - (Tháng 08/2007) Sản phẩm Số lượng Đơn giá lương Tổng định mức Phân bổ cho sản phẩm (1) (2) (3) (4)=(2)x(3) (5) … - Khâu Tr.Sơn 06 286,377 31 8,877,687 11,180,046 - A RÁP Tr.Sơn 06 145,949 55 8,027,195 10,108,986 … Cộng 255,689,615 322,000,732 * Tại Nhà máy lắp ráp: Tổng lương thực tế và các khoản trích theo lương tính vào chi phí nhân công trực tiếp là: 152.186.662 ; số lương này được phân bổ cho chiếc bút được lắp ráp như bảng sau: BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀO GIÁ THÀNH SẢN PHẨM - Nhà máy lắp ráp - (Tháng 08/2007) Sản phẩm Số lượng Đơn giá lương Tổng định mức Phân bổ cho sản phẩm … - Bút Tr.Sơn 06 192,250 67 12,880,750 19,346,676 … Cộng 101,323,781 152,186,662 Như vậy, kế toán có số liệu về số tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất phân bổ cho: + Chai nhựa PET là: 28.665.976 + Bút máy Trường Sơn 06 là: (8.868.958 + 6.088.278 + 11.709.559 + 7.401.770 + 6.132.127 + 9,199,669 + 11,547,514) + (11,180,046 + 10,108,986) + 19,346,676 = 101.583.583 2.2.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung ở Công ty Ở Công ty CP VPP Hồng Hà, chi phí sản xuất chung bao gồm 5 yếu tố chi phí cơ bản: Chi phí nhân viên phân xưởng; Chi phí nguyên vật liệu dùng chung cho phân xưởng; Chi phí công cụ dụng cụ; Chi phí khấu hao TSCĐ; Chi phí dịch vụ mua ngoài; Chi phí khác bằng tiền. Giống như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung được kế toán tập hợp theo từng phân xưởng, sau đó mới phân bổ cho từng sản phẩm theo tiêu thức phân bổ là nguyên vật liệu trực tiếp (cả nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ). Chi phí sản xuất chung phát sinh được kế toán phản ánh vào tài khoản 627. Tài khoản này được kế toán chi tiết cụ thể cho từng nhà máy và từng yếu tố chi phí. VD: 627 - Chi phí sản xuất chung 6271 - Chi phí SXC Nhà máy Nhựa 62711 - CP nhân viên Nhà máy 62712 - CP nguyên vật liệu nhà máy 62713 - CP công cụ dụng cụ 62714 - CP khấu hao TSCĐ 62715 - CP DV mua ngoài và chi phí khác bằng tiền 6272 - Chi phí SXC Nhà máy phụ tùng Kim loại ... 6273 - Chi phí SXC Nhà máy lắp ráp ... 6274 - Chi phí SXC Nhà máy Giấy vở ... Hàng tháng, kế toán sẽ tự động tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất chung phát sinh và ghi vào "Sổ cái tài khoản 627" (Biểu số 2.11).căn cứ vào các chứng từ liên quan đến chi phí sản xuất chung, kế toán tiến hành nhập dữ liệu vào phần mềm máy tính và số liệu được tự động ghi vào "Sổ chi phí sản xuất" của tài khoản 627 (Biểu số 2.10) mở cho từng phân xưởng. Cuối tháng, phần mềm (Biểu số 2.10) (Biểu số 2.11) Kế toán tập hợp các yếu tố chi phí của chi phí sản xuất chung tại Công ty được khái quát như sau: * Chi phí nhân viên Nhà máy. Nhân viên quản lý Nhà máy bao gồm các quản đốc phân xưởng và các nhân viên thống kê phân xưởng. Về thực chất, chi phí nhân viên nhà máy bao gồm khoản tiền lương phải trả và các khoản trích lập theo tiền lương của những nhân viên này. Nhưng, như trên đã đề cập, riêng đối với các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý nhà máy, kế toán Công ty hạch toán gộp với các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất và tính vào chi phí nhân công trực tiếp. Kế toán tập hợp chi phí nhân viên phân xưởng cũng tương tự như tập hợp chi phí nhân công trực tiếp và do Phòng Tổ chức - Hành chính thực hiện. Số liệu về lương phải trả cho nhân viên quản lý nhà máy được kế toán nhập vào phần mềm đồng thời với lương phải trả cho nhân viên trực tiếp sản xuất. Lương của nhân viên quản lý phân xưởng cũng được phản ánh trên "Bảng phân bổ tiền lương và trích BHXH". * Chi phí nguyên vật liệu dùng chung cho nhà máy Chi phí nguyên vật liệu dùng chung cho nhà máy là toàn bộ giá trị nguyên vật liệu dùng chung cho các nhà máy, không tham gia trực tiếp vào việc sản xuất một sản phẩm cụ thể nào. Ở Công ty CP VPP Hồng Hà, nguyên vật liệu thuộc loại này có không nhiều, ví dụ như: một số loại nhiên liệu (dầu, xăng ...), một số nguyên vật liệu chính (như: nhựa, thép ...) dùng cho việc chế thử sản phẩm ... Số liệu tính toán của yếu tố chi phí này được phản ánh trên "Sổ chi phí sản xuất" của tài khoản 627 mở cho từng phân xưởng và trên "Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ". * Chi phí công cụ dụng cụ. Chi phí về công cụ dụng cụ là các khoản chi phí liên quan đến giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng cho các nhà máy trong tháng. Việc tổ chức, theo dõi chi phí này giống như tổ chức theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng chung cho phân xưởng. Số liệu đã tính toán của yếu tố chi phí này thể hiện trên "Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ" và "Sổ chi phí sản xuất" của tài khoản 627 mở cho từng phân xưởng. * Chi phí khấu hao TSCĐ. Sổ TSCĐ của Công ty được mở vào đầu năm để theo dõi nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại và tỷ lệ khấu hao TSCĐ của Công ty. Tỷ lệ trích khấu hao TSCĐ trong tháng của Công ty được thực hiện như trong chế độ kế toán quy định. Việc tính khấu hao TSCĐ được thực hiện từng tháng và do chương trình máy tính tự động tính sau khi kế toán đã thiết lập những thông số cần thiết (như: công thức tính khấu hao TSCĐ, nguyên giá TSCĐ tăng trong kỳ, nguyên giá TSCĐ giảm trong kỳ ...). Tại Công ty CP VPP Hồng Hà, kế toán sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng để tính khấu hao TSCĐ. Công thức tính khấu hao cụ thể như sau: Mức trích khấu hao hàng năm = Nguyên giá TSCĐ Số năm sử dụng sau đó phân bổ khấu hao tháng theo công thức: Mức trích khấu hao tháng = Mức trích KH năm 12 (tháng) Trên thực tế, đến nay, Công ty CP VPP Hồng Hà vẫn còn có những máy móc thiết bị đã cũ nhưng chưa thay thế, nhưng đồng thời cũng có sự đổi mới đáng kể một số loại TSCĐ dùng cho sản xuất. Do tình hình như vậy, nên một số TSCĐ vẫn còn đang dùng nhưng đã không còn được trích khấu hao nữa, còn việc đưa vào sử dụng những TSCĐ mới cũng thường xuyên xảy ra. Kế toán TSCĐ, như vậy, cần phải theo dõi rất chặt chẽ tình hình biến động này của doanh nghiệp. Việc bắt đầu trích khấu hao hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện theo nguyên tắc tròn tháng. TSCĐ tăng, giảm, ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh trong tháng được trích hoặc thôi trích khấu hao từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo. Công ty CP VPP Hồng Hà thực hiện quản lý và trích khấu hao TSCĐ hàng tháng cho từng phân xưởng, sau đó phân bổ tiền khấu hao TSCĐ vào giá trị sản phẩm hoàn thành cụ thể theo tiêu thức phân bổ chung. Số khấu hao TSCĐ trích trong tháng được thể hiện ở "Bảng trích và phân bổ khấu hao TSCĐ" (Biểu số 2.12) và trên "Sổ chi phí sản xuất" của TK 627 mở cho từng phân xưởng. (Biểu số 2.12) * Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền. Mặc dù chi phí sản xuất chung ở Công ty được chia cụ thể thành năm yếu tố, nhưng riêng đối với hai yếu tố chi phí là chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền, kế toán Công ty tiến hành tập hợp chung lại. Chi phí dịch vụ mua ngoài của Công ty chủ yếu là chi phí liên quan đến tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại ... Cho đến nay, Công ty CP VPP Hồng Hà vẫn chưa có bộ phận sản xuất phụ để sản xuất điện, nước cho sản xuất nên Công ty phải mua ngoài. Chi phí tiền điện, nước ... được kế toán tập hợp cụ thể cho từng phân xưởng. Chi phí khác bằng tiền bao gồm các khoản chi phí ngoài các khoản chi phí kể trên phát sinh tại phân xưởng và được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ của phân xưởng như: chi phí tiếp khách, hội họp .... Các loại chi phí này chủ yếu được thanh toán ngay bằng tiền mặt. Toàn bộ các khoản chi phí liên quan đến chi phí sản xuất chung kể trên được kế toán nhập số liệu vào máy tính và tiến hành theo dõi thông qua "Sổ chi phí sản xuất" của TK 627 mở cho từng phân xưởng, đối chiếu số liệu với các NKCT số 1, NKCT số 2 ... rồi phản ánh vào"Sổ cái TK 627". Sau khi đã tập hợp được toàn bộ chi phí sản xuất chung phát sinh trong tháng của từng phân xưởng, kế toán tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm trong phân xưởng. Chi phí sản xuất chung được phân bổ cho mỗi loại sản phẩm theo tiêu thức nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất sản phẩm đó. Cụ thể: Dựa vào "Sổ chi phí sản xuất" của tài khoản 627 chi tiết cho từng phân xưởng (Số liệu này cũng được phản ánh ở "Sổ cái tài khoản 154"), kế toán Công ty có được số liệu liên quan đến chi phí sản xuất chung phát sinh tại mỗi nhà máy. - Chi phí sản xuất chung nhà máy Nhựa: 111.474.572 ; số tiền này được kế toán phân bổ cho chi tiết của chiếc bút Trường Sơn 06 và chai nhựa PET 1,5 lít như sau: Chi phí SXC phân bổ cho Cán Trường Sơn 06 = 111.474.572 x 32.422.028 = 8.476.392 426.387.965 Với các chi tiết khác của chiếc bút và chai nhựa PET 1,5 lít cũng được tính toán tương tự. Kế toán Công ty có "Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung vào giá thành sản phẩm" như mẫu sau: BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ SXC VÀO GIÁ THÀNH SẢN PHẨM - Nhà máy Nhựa - (Tháng 08/2007) Sản phẩm Chi phí NVL TT Chi phí SXC phân bổ cho sản phẩm … … ... … …  ... - Cán Tr.Sơn 06 32,422,028 8,476,392 - Nắp Tr.Sơn 06 28,947,150 7,567,923 - Cổ Tr.Sơn 06 26,608,054 6,956,391 - Ốc Tr.Sơn 06 18,479,800 4,831,346 - Lưỡi gà Tr.Sơn 06 28,341,374 7,409,549 - Véc xi Tr.Sơn 06 11,295,288 2,953,032 - Ống khí Tr.Sơn 06 13,693,857 3,580,112 … - Chai PET 1,5 lít 96,245,252 25,162,292 ...  ...   ... Cộng 426,387,965 111,474,572 - Chi phí sản xuất chung nhà máy phụ tùng Kim loại: 360.974.563 ; số tiền này được kế toán phân bổ cho chi tiết của chiếc bút Trường Sơn 06 tương tự như trên. Kế toán Công ty lập "Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung vào giá thành sản phẩm" như sau: BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ SXC VÀO GIÁ THÀNH SẢN PHẨM - Nhà máy phụ tùng Kim loại - (Tháng 08/2007) Sản phẩm Chi phí NVL tt Chi phí SXC phân bổ cho sản phẩm … … … … … … - Khâu Tr. Sơn 06 27,036,423 4,884,549 - A RÁP Tr.Sơn 06 27,457,050 4,960,542 … … … … … … Cộng 1,998,027,034 360,974,563 - Chi phí sản xuất chung nhà máy lắp ráp: 163.366.082 ; số tiền này được kế toán phân bổ cho chiếc bút Trường Sơn 06 lắp ráp được theo cách tương tự. Như vậy, kế toán có số liệu về chi phí sản xuất chung phân bổ cho: + Chai nhựa PET 1,5 lít là: 25.162.292 + Bút máy Trường Sơn 06 là: 57.789.021 2.2.3.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp Để tiến hành tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của toàn Công ty, Công ty CP VPP Hồng Hà mở sổ tài khoản 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Việc kết chuyển toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ vào các sổ liên quan đến tài khoản 154 được phần mềm kế toán tự động kết chuyển. Tài khoản 154 của Công ty không có tài khoản chi tiết. Tất cả chi phí sản xuất phát sinh đều được kết chuyển vào một tài khoản duy nhất và cuối tháng doanh nghiệp sẽ in ra "Sổ cái tài khoản 154" (Biểu số 2.13). (Biểu số 2.13 ) Tài khoản 154 – "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" không mở chi tiết cho từng loại sản phẩm dẫn đến việc tính giá thành sản phẩm gặp nhiều khó khăn và khối lượng tính toán là rất lớn. 2.2.4. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ của Công ty Việc đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ có ảnh hưởng lớn đến giá thành của sản phẩm sản xuất nhập kho. Muốn có tính toán giá thành đúng đắn, ngoài việc tập hợp đầy đủ chi phí phát sinh trong kỳ và phân bổ nó cho sản phẩm hoàn thành, ta còn phải xem xét để áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở hợp lý. Công tác đánh giá sản phẩm làm dở ở Công ty Cổ phần VPP Hồng Hà được thực hiện vào cuối tháng. Đặc điểm của quá trình sản xuất sản phẩm của Công ty có ảnh hưởng lớn đến việc đánh giá sản phẩm làm dở. Với những sản phẩm phải trải qua nhiều công đoạn chế tạo như chiếc Bút Trường Sơn 06, sản phẩm làm dở chính là những bộ phận, chi tiết cấu thành nên sản phẩm Bút Trường Sơn được sản xuất tại mỗi nhà máy (VD như: nắp, cán, lưỡi gà .. ở Nhà máy Nhựa; khâu, A RÁP ở Nhà máy Phụ tùng Kim loại ...). Trên thực tế, sản phẩm làm dở còn có cả những chi tiết chưa hoàn thành xong để trở thành nửa thành phẩm đưa đi lắp ráp. Nhưng, do giá trị của những chi tiết đó là không lớn và yêu cầu của giám đốc trong việc đơn giản hoá công tác tính giá thành sản phẩm mà những chi tiết này không được kế toán đánh giá. Việc đánh giá sản phẩm làm dở của Công ty dựa vào: + Số lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ. + Phương pháp để đánh giá sản phẩm làm dở. Hiện nay, ở Công ty Cổ phần VPP Hồng Hà, để việc đánh giá giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ được đơn giản, nhanh chóng, kế toán tiến hành đánh giá theo chi phí định mức nguyên vật liệu trực tiếp. Công thức như sau: Giá trị sản phẩm làm dở của thành phẩm = n ∑ i =1 Số lượng chi tiết x Chi phí NVL định mức cho chi tiết Trong đó: n: là số chi tiết (hay bộ phận) của sản phẩm Hàng tháng, kế toán Công ty dựa vào hai yếu tố trên và lập "Bảng đánh giá sản phẩm làm dở" (Biểu số 2.14). (Biểu số 2.14) 2.3. Thực tế tính giá thành của Công ty Cổ phần VPP Hồng Hà 2.3.1. Đối tượng và kỳ tính giá thành Xác định đúng đối tượng tính giá thành là một căn cứ quan trọng để kế toán lập các "Bảng tính giá thành". Xuất phát từ đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất, bộ phận kế toán Công ty đã xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm là từng loại sản phẩm hoàn thành nhập kho, như: - Bút Trường Sơn 06. - Chai Nhựa PET 1,5 lít - ... Ở Công ty CP VPP Hồng Hà, các sản phẩm được sản xuất thường xuyên, liên tục với khối lượng lớn nên thường xuyên có thành phẩm nhập kho. Tuy nhiên, để đáp ứng được nhu cầu quản lý và hiệu quả của việc tính toán chỉ tiêu giá thành sản phẩm nên kế toán Công ty chọn kỳ tính giá thành là theo tháng. 2.3.2. Phương pháp tính giá thành Như trên đã đề cập, ở Công ty CP VPP Hồng Hà, kế toán xác định đối tượng tập hợp chi phí vừa theo từng phân xưởng sản xuất, vừa theo từng loại sản phẩm cụ thể và đối tượng tính giá thành được Công ty xác định là từng loại thành phẩm, Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn (trực tiếp) để tính giá thành thực tế của sản phẩm nhập kho. Công thức tính: Tổng giá thành của từng loại SP = CP SXDD đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - CP SXDD cuối kỳ Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành sản phẩm Sản lượng sản phẩm Như vậy, dựa vào công thức nêu trên, giá thành của chiếc bút máy Trường Sơn 06 và chai nhựa PET 1,5 lít trong tháng 9 năm 2003 được xác định như sau: * Sản phẩm bút máy Trường Sơn 06: - Căn cứ vào "Bảng đánh giá sản phẩm làm dở" cuối tháng 7/2007 (hoặc "Bảng tính giá thành" của sản phẩm bút máy Trường Sơn 06 tháng 7/2007), kế toán có giá trị sản phẩm làm dở đầu tháng 8/2007 là: 70.254.487 - Căn cứ vào các "Sổ chi phí sản xuất", các "Bảng phân bổ" và các tính toán phân bổ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung như đã đề cập ở phần trên, kế toán có : + Chi phí nguyên vật liệu: 250.970.094 + Chi phí nhân công trực tiếp: 101.583.583 + Chi phí sản xuất chung: 57.789.021 => tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ = chi phí nguyên vật liệu + chi phí nhân công trực tiếp + chi phí sản xuất chung 250.970.094 + 101.583.583 + 57.789.021 = 410.342.698 - Căn cứ vào "Bảng đánh giá sản phẩm làm dở" cuối tháng 8/2007 kế toán có giá trị sản phẩm làm dở cuối tháng 8/2007 là: 64.238.113 => Tổng giá thành của bút Trường Sơn 06 = 70.254.487 + 410.342.698 - 64.238.113 = 416.359.072 - Trong tháng, Công ty sản xuất được 192.250 chiếc bút => Giá thành 1 chiếc bút Trường Sơn 06 = 416.359.072 = 2.166 đ/cái 192.250 * Sản phẩm chai nhựa PET 1,5 lít. Các căn cứ để tính giá thành sản phẩm chai nhựa PET 1,5 lít cũng tương tự như căn cứ để tính giá thành sản phẩm bút Trường Sơn 06. - Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ xác định được là: 20.180.971 - Chi phí sản xuất đã tập hợp được trong tháng của sản phẩm: + Chi phí nguyên vật liệu: 96.245.252 + Chi phí nhân công trực tiếp: 28.665.976 + Chi phí sản xuất chung: 25.162.292 => tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ = 150.073.520 - Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ xác định được là: 19.650.510 => Tổng giá thành của chai nhựa PET 1,5 lít = 20.180.971 + 150.073.520 - 19.650.510 = 150.603.981 - Trong tháng, Công ty sản xuất được 53.192 chai PET 1,5 lít => Giá thành 1 chai nhựa PET 1,5 lít = 150.603.981 = 2.831 đ/chai 53.192 Giá thành của hai loại sản phẩm này được thể hiện qua "Bảng tính giá thành sản phẩm" (Biểu số 2.15) (Biểu số 2.16). (Biểu số 2.15) (Biểu số 2.16) Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CP VPP HỒNG HÀ 3.1. Đánh giá thực trạng kế toán nghiệp vụ tập hợp chi phí sản xuất tại công ty CP VPP Hồng Hà Trải qua gần 50 năm hình thành và phát triển, Công ty CP VPP Hồng Hà đã không ngừng phát triển sản xuất, mở rộng quy mô cả về chiều rộng lẫn chiều sâu và nhờ vậy đã đạt được những thành tựu đáng kể. Trước năm 1997, từ một đơn vị luôn trong tình trạng kinh doanh thua lỗ, đến nay những mặt hàng sản xuất của Công ty đã đứng trong hàng ngũ những sản phẩm nội địa được ưa chuộng nhất Việt Nam. Sản phẩm của Công ty đang ngày càng khẳng định chỗ đứng vững chắc của mình trên thị trường trong nước và bắt đầu hướng tới việc xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Để đạt được những thành tựu như vậy, trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, với những yêu cầu ngày càng khắt khe hơn của thị trường về mọi mặt của sản phẩm như: chất lượng, giá cả, mẫu mã ... buộc Công ty phải có những biện pháp hữu hiệu về kỹ thuật, về tài chính ... mà một trong những biện pháp quan trọng nhất là làm sao tiết kiệm được chi phí, hạ được giá thành sản phẩm và không ngừng ứng dụng tiến bộ khoa học để nâng cao chất lượng sản phẩm. Do đó, nhiệm vụ của việc tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong Công ty là vô cùng cấp thiết. Công tác này có làm tốt thì mới đảm bảo là một kênh thông tin quản trị quan trọng và là tham mưu đắc lực cho ban lãnh đạo về việc đầu tư tổng thể trong nội bộ doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đạt được điều này, công tác kế toán Công ty phải cố gắng phản ánh được đầy đủ, chính xác chi phí sản xuất bỏ ra; tính đúng, đủ, hợp lý giá thành sản phẩm, từ đó đưa ra những phân tích làm cơ sở cho những biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hợp lý. Thời gian thực tập gần ba tháng tại Công ty CP VPP Hồng Hà là không nhiều để cho em có những hiểu biết thật sâu sắc toàn bộ công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty, nhưng cũng đủ để em thấy được phần nào những ưu khuyết điểm và đưa ra những nhận xét chủ quan của mình về công tác này ở doanh nghiệp. 3.1.1.Ưu điểm Công ty CP VPP Hồng Hà mặc dù là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có quy mô vừa nhưng với đặc điểm sản phẩm phần lớn là những sản phẩm có giá trị nhỏ nhưng khối lượng sản xuất lại lớn, và đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất một sản phẩm là phức tạp kiểu chế biến liên tục (một sản phẩm có nhiều chi tiết và được sản xuất liên quan đến nhiều phân xưởng khác nhau), nên công tác kế toán của Công ty là rất nặng nề, đặc biệt là công tác kế toán tập hợp chi phí . Tuy vậy, cho đến nay, công tác hạch toán kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí nói riêng của Công ty đã có rất nhiều cố gắng để đáp ứng yêu cầu cụ thể của Công ty trong điều kiện kinh tế thị trường. Với sự giúp sức của phần mềm kế toán khoảng hơn 3 năm gần đây, công tác kế toán của Công ty đã thực sự có những chuyển biến theo hướng tích cực. Phần mềm kế toán đã giúp giảm đáng kể số lượng công việc mà các nhân viên trong khối tài chính Công ty phải làm (nhất là các công việc liên quan đến ghi chép sổ sách kế toán). Nhưng, hiện nay phần mềm kế toán mà Công ty đang sử dụng chưa được cập nhật đầy đủ phần hành kế toán giá thành sản phẩm nên công tác tính giá thành vẫn được làm chủ yếu thủ công bằng tay. Vì vậy, khối lượng công việc kế toán phải làm vẫn rất lớn và khó khăn. Mặc dù vậy, công tác này vẫn được tiến hành hàng tháng rất nề nếp, cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Giữa công tác kế toán giá thành sản phẩm và các phần hành kế toán khác có sự liên hệ mật thiết với nhau, được triển khai một cách khá đồng bộ và là cơ sở vững chắc cho việc tính toán giá thành sản phẩm được chính xác và hợp lý. Kế toán Công ty đã làm tốt công việc quan trọng đầu tiên của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành là xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành. Hơn nữa, việc áp dụng phương pháp giản đơn (trực tiếp) để tính giá thành sản phẩm nhập kho đã góp phần làm công tác tính toán giá thành được nhanh chóng hơn, phục vụ kịp thời cho việc chỉ đạo hoạt động sản xuất, đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí của Công ty: -Về tổ chức hạch toán ban đầu - Về sử dụng tài khoản - Trình tự hạch toán - Về tổ chức hệ thống sổ sách tài khoản kế toán 3.1.2. Những hạn chế trong kế toán nghiệp vụ tập hợp chi phí sản xuất tại công ty CP VPP Hồng Hà Những hạn chế đầu tiên của kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí và tính giá giá thành sản phẩm nói riêng của Công ty nằm ở công tác nhân sự của khối tài chính. Hiện nay, mặc dù cán bộ của Phòng Tài vụ đều là những người có trình độ nhưng chỉ gồm 6 người, trong đó chỉ có một nhân viên là phó phòng kế toán đảm đương công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Như vậy, công việc kế toán của mỗi người trong phòng là rất lớn, đặc biệt với phần hành kế toán giá thành sản phẩm. Với một doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng đa dạng và công việc phát sinh nhiều, liên tục như Công ty CP VPP Hồng Hà thì công việc kế toán là quá nặng nề, dễ dẫn đến những căng thẳng và khó tránh khỏi những nhầm lẫn hay sai sót trong công việc. Từ đó, tốc độ công việc cũng như chất lượng công việc sẽ bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu. Chính vì vậy, mặc dù đã có những cố gắng nhưng công tác kế toán nói chung và công tác kế toán giá thành sản phẩm nói riêng còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục. * Thứ nhất, về tài khoản kế toán sử dụng. Các tài khoản sử dụng trong công tác hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của kế toán Công ty là tương đối hợp lý. Tuy nhiên, vẫn còn một số tài khoản Công ty nên mở thêm những chi tiết cụ thể hơn thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu hạch toán, và đảm bảo thông tin được cụ thể và chính xác hơn. * Thứ hai, việc hạch toán một số khoản mục chi phí sản xuất cụ thể đều tồn tại những điểm chưa thoả đáng mà kế toán Công ty cần phải xem xét. Cụ thể: - Với kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Tài khoản 152 của Công ty hiện nay mới mở hai tài khoản chi tiết là tài khoản 1521 và 1522 để phán ánh tình hình hiện còn, biến động tăng giảm của nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ của Công ty. Như vậy, ngoại trừ nguyên vật liệu chính được phản ánh vào TK 1521, còn tất cả các loại nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu ... khác đều phản ánh vào TK 1522. Việc mở chi tiết như vậy làm cho công tác hạch toán được đơn giản, nhưng lại cản trở việc quản lý chi tiết số tiêu hao nguyên vật liệu vào sản phẩm. - Về kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Công ty CP VPP Hồng Hà là một Công ty có số lượng công nhân trực tiếp sản xuất chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số cán bộ công nhân viên toàn Công ty. Chính vì vậy, số lượng công nhân viên nghỉ phép hàng tháng cũng sẽ có những biến động không đồng đều, có tháng số lượng nghỉ phép nhiều, có tháng số công nhân nghỉ phép lại ít. Mặc dù vậy, kế toán Công ty chưa thực hiện việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất nên nếu tháng nào số công nhân trực tiếp nghỉ phép nhiều sẽ làm cho chi phí nhân công biến động và dẫn đến sự biến động của giá thành sản phẩm. Đối với các khoản trích theo lương, hiện nay, kế toán Công ty vẫn thực hiện trích toàn bộ các khoản này của nhân viên quản lý phân xưởng vào với chi phí nhân công trực tiếp. Về mặt số liệu mà nói thì không có gì khác, nhưng xét về mặt nguyên tắc hạch toán kế toán thì là không chính xác. Hơn nữa, việc hạch toán BHYT gộp vào với BHXH sẽ gây khó khăn cho việc quản lý chi tiết hai khoản trích theo lương này. - Với kế toán chi phí sản xuất chung: Ở Công ty CP VPP Hồng Hà, số lượng những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn là TSCĐ mà chỉ là những công cụ dụng cụ là rất lớn. Hiện nay, tại Công ty, kế toán vẫn tiến hành phân bổ hết một lần giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất (còn gọi là phân bổ 100%). Như vậy, với những công cụ dụng cụ có giá trị lớn, điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất chung của Công ty và từ đó ảnh hưởng đến việc tính giá thành của sản phẩm. Đối với yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền, kế toán Công ty cũng nên nghiên cứu để phân loại chi tiết cho hợp lý, đảm bảo việc tính đúng, tính đủ, tính hợp lý chi phí sản xuất. * Thứ ba, về sổ sách kế toán sử dụng. Cho đến nay, nhờ áp dụng phần mềm kế toán vào công tác hạch toán kế toán, khối lượng ghi chép sổ sách của các kế toán viên được giảm đi đáng kể. Mặc dù vậy, vẫn có một số loại sổ sách kế toán quan trọng liên quan đến kế toán tập hợp chi phí sản xuất vẫn chưa được kế toán Công ty quan tâm sử dụng, trong khi một số loại sổ sách do phần mềm tự động ghi chép và in ra lại quá đơn giản và không đúng quy cách. Đó là trường hợp của Bảng kê số 4 "Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng" (không sử dụng) và Nhật ký chứng từ số 7 "Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp" (quá đơn giản và sai quy cách) (Biểu số 3.1). Đây là điều mà Công ty nên xem xét điều chỉnh cho hợp lý. (Biểu số 3.1) Trên đây chỉ là một số nhận xét của em về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty CP VPP Hồng Hà. Mặc dù thời gian thực tập không nhiều cũng như kiến thức còn nhiều hạn chế, nhưng với sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo cũng như các cô, các anh chị trong Khối tài chính của Công ty, em cũng xin mạnh dạn đưa ra những ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty. 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty CP VPP Hồng Hà 3.2.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ tập hợp chi phí sản xuất tại công ty CP VPP Hồng Hà Trong nền kinh tế thị trường, bản thân doanh nghiệp quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Mọi cơ hội cho các doanh nghiệp là như nhau, nhưng việc sử dụng và triển khai như thế nào mới là vấn đề. Đặc biệt khi Việt Nam trở là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, thị trường rộng lớn, đồng nghĩa với cơ hội lớn nhưng thách thức không nhỏ đó là nhiều đối thủ cạnh tranh hơn, đối thủ cạnh tranh lúc này không chỉ giới hạn là các doanh nghiệp trong nước mà còn có các doanh nghiệp ngoài nước. Họ không chỉ mạnh hơn chúng ta cả về tiềm lực kinh tế mà cả kinh nghiệm trên thương trường. Chính vì vậy buộc mỗi doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nói riêng phải hoàn thiện mình về mọi mặt. Đó có thể là cách thức quản lý, cách thức hạch toán và cụ thể hơn là quan tâm đến các yếu tố đầu vào và đầu ra trong doanh nghiệp hay chính là yếu tố chi phí và giá thành sản xuất. Không chỉ dừng lại ở các yếu tố khách quan, trong những năm trở lại đây, công tác cổ phần hoá diễn ra ngày càng nhanh trong các doanh nghiệp quốc doanh. Sự thay đổi cơ chế hoạt động dẫn đến những biến động lớn, có thể theo chiều hướng tốt tạo đà cho doanh nghiệp phát triển. Nhưng mặt khác nó cũng là những thách thức buộc doanh nghiệp phải thay đổi chính mình để thích nghi và tồn tại. Cổ phần hoá đòi hỏi thông tin phải được cung cấp trung thực, đầy đủ và kịp thời cho nhiều đối tượng hơn. Để làm được điều đó, sự hoàn thiện trước hết phải có được ở bộ phận kế toán của doanh nghiệp. Mặt khác với sự tự chủ và độc lập như hiện nay thì việc hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm đóng vai trò quan trọng. Các đơn vị phải hoạt động sao cho lấy thu bù chi và có lãi mà việc hạch toán này chịu sự tác động và kiểm soát nhiều nhất của kế toán chi phí và giá thành. Thực tế cho thấy, doanh nghiệp nào sớm chú trọng đến điều này, doanh nghiệp đó có khả năng tồn tại và lớn mạnh trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt. Qua hơn 20 năm đổi mới, bộ phận kế toán hoạt động ngày càng tích cực và hiệu quả tuy còn yếu và thiếu về nhiều mặt. Cơ chế bao cấp tồn tại hàng chục năm khiến cho các doanh nghiệp sản xuất không quan tâm đúng mức tới chi phí và giá thành sản phẩm. Để thay đổi được cách nghĩ và tác phong làm việc này, cần cả một quá trình lâu dài và bền bỉ. Chính vì vậy đến nay vẫn tồn tại những đơn vị hạch toán mang tính tương đối và hình thức. Và còn nhiều điều bất hợp lý mà đến nay vẫn tồn tại chỉ vì thói quen làm việc, cách nghĩ, cách làm, cách thức hạch toán không được sửa đổi. Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của doanh nghiệp sản xuất trong nền kinh tế. Thông tin chi phí lại là mối quan tâm hàng đầu trong một doanh nghiệp sản xuất. Sự phát triển về quy mô, môi trường sản xuất kinh doanh đặt các doanh nghiệp luộn đứng trước một nhu cầu thông tin chi phí mới, ngày càng nhanh chóng, linh hoạt, thích hợp và hữu ích hơn cho các quyết đinh quản trị, kiểm soát, điều chỉnh, đánh giá ,dự báo cũng như công bố tình hình kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Đây vừa là xuất phát điểm vừa là mục tiêu của việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 3.2.2.Yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất tại công ty CP VPP Hồng Hà Kế toán là công cụ quản lý kinh tế quan trọng của nhà quản trị, việc hoàn thiện kế toán vừa là yêu cầu khách quan, vừa là yêu cầu chủ quan. Tuy nhiên quá trình hoàn thiện kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất nói riêng không hề đơn giản, nó đòi hỏi tính khoa học và sự cố gắng nỗ lực của kế toán, doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Nhưng dù đứng dưới góc độ nào thì việc hoàn thiện cũng phải thực hiện được các yêu cầu sau: - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trước tiên phải phù hợp với chính sách kinh tế tài chính và chế độ kế toán hiện hành. Doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhất và đề ra các biện pháp nhằm đưa các quy định, hướng dẫn của nhà nước vào thực tế. - Sự hoàn thiện này phải đảm bảo tính thống nhất từ hệ thống chứng từ tới tài khoản, sổ kế toán. Ngoài ra cần tạo được tính liên kết giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, kế toán tài chính và kế toán quản trị. Chính sự thống nhất và hài hoà này sẽ đem lại thông tin đầy đủ và kịp thời trong doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả của các bộ phận. Muốn như vậy, doanh nghiệp nên tự xây dựng cho mình những chuẩn mực mang tính nội bộ để tối đa hoá hiệu quả hoạt động của công tác kế toán. - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành phải xuất phát từ chính đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Đông thời căn cứ vào tình hình hạch toán cụ thể mà kế toán đưa ra những yêu cầu về chứng từ kế toán,vận dụng tài khoản hợp lý và thống nhất cũng như tổ chức công tác kế toán sao cho hợp lý nhất với đặc trưng của doanh nghiệp mình. - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất phải đảm bảo tính khả thi và hiệu quả. Đây vừa là mục tiêu vừa là cơ sở cho việc hoàn thiện công tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất. Các bịên pháp đưa ra phải khả thi, đủ điều kiện áp dụng vào thực tiễn và không là ảnh hưởng trong nội bộ doanh nghiệp. Sự hoàn thiện đó thực sự đem lại lợi ích cho doanh nghiệp và phù hợp với xu thế phát triển chung. 3.3. Các giả pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất tại công ty CP VPP Hồng Hà 3.3.1. Thứ nhất: về tài khoản kế toán sử dụng Hiện nay, Để tập hợp chi phí sản xuất toàn Công ty, kế toán Công ty sử dụng tài khoản 154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" mà không mở chi tiết cụ thể theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Do đó, công tác tập hợp hợp chi phí và tính giá thành cho từng sản phẩm của Công ty sẽ rất khó khăn do khối lượng tính toán lớn. Như vậy, để đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí, phục vụ công tác tính giá thành được nhanh chóng, kịp thời, theo em, kế toán cũng nên chi tiết tài khoản này cho từng phân xưởng sản xuất và từng sản phẩm như sau: TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang TK 1541 - Chi phí SXKD DD PX Nhựa 15411 - CP SXKD DD Bút Trường Sơn 06 15412 - CP SXKD DD Chai PET 1,5 lít ... TK 1542 - Chi phí SXKD DD PX Kim loại 15421 - CP SXKD DD Bút Trường Sơn 06 ... TK 1543 - Chi phí SXKD DD PX thành phẩm 15431 - CP SXKD DD Bút Trường Sơn 06 ... 3.3.2. Thứ hai: về hạch toán một số khoản mục chi phí sản xuất cụ thể * Với kế toán chi phí nhân công trực tiếp Theo em, để tránh những biến động không cần thiết về chi phí nhân công trực tiếp do số lượng công nhân sản xuất nghỉ phép không đồng đều giữa các kỳ, kế toán Công ty CP VPP Hồng Hà nên nghiên cứu phương pháp trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất ở các phân xưởng sản xuất. Việc trích trước tiền lương được thực hiện theo một tỷ lệ nhất định. Cụ thể: Số trích trước theo kế hoạch tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trong tháng = Số tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trong táng x Tỷ lệ trích trước theo kế hoạch tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất Trong đó: Tỷ lệ trích trước theo kế hoạch tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất = Tổng số tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân sản xuất theo kế hoạch trong năm Tổng số tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất theo kế hoạch trong năm Trình tự kế toán trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất như sau: - Hàng tháng, khi tính số trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 622 Có TK 335 - Khi phát sinh số tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả, kế toán ghi: Nợ TK 335 Có TK 334 - Tính số trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên số tiền lương nghỉ phép phải trả của công nhân sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 622 Có TK 338 - Cuối năm (niên độ kế toán), tính toán tổng số tiền lương nghỉ phép đã trích trước trong năm của công nhân sản xuất và tổng số tiền lương nghỉ phép phải trả thực tế phát sinh: + nếu số đã trích trước < số thực tế phải trả, ghi: Nợ TK 622 Có Tk 335 + nếu số đã trích trước > số thực tế phải trả, ghi: Nợ TK 335 Có TK 622 * Với kế toán chi phí sản xuất chung. - Căn cứ vào bảng "Phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ" tháng 08/2007 của Công ty CP VPP Hồng Hà, ta thấy rằng giá trị công cụ dụng cụ xuất kho dùng cho sản xuất là rất lớn. Vì vậy, để tránh cho giá thành sản phẩm sản xuất bị tăng lên, kế toán Công ty nên nghiên cứu tiến hành phân bổ nhiều lần số công cụ dụng cụ xuất kho cho sản xuất. Theo tinh thần Thông tư số 89/2002/TT-BTC ban hành ngày 09/10/2002 và Thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán "Hàng tồn kho", Công ty nên sử dụng tài khoản 242 "Chi phí trả trước dài hạn" để tiến hành phân bổ làm nhiều lần giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng. Có hai phương pháp phân bổ giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng là : phân bổ hai lần và phân bổ nhiều lần. Đối với Công ty CP VPP Hồng Hà, kế toán nên áp dụng phương pháp phân bổ hai lần. Trình tự kế toán được khái quát như sau: + Khi xuất công cụ dụng cụ, kế toán ghi: Nợ TK 242 Có TK 153 đồng thời tiến hành phân bổ lần đầu (bằng 50% giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng) vào chi phí sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 627 Có TK 242 + Khi báo hỏng, báo mất hoặc hết thời hạn sử dụng theo quy định, kế toán tiến hành phân bổ nốt giá trị còn lại của công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất theo công thức: Số phân bổ lần 2 = Giá trị công cụ bị hỏng - Giá trị phế liệu thu hồi (nếu có) - Khoản bồi thường vật chất (nếu có) 2 Kế toán ghi: Nợ TK 152 - giá trị phế liệu thu hồi (nếu có) Nợ TK 138 - số bồi thường phải thu với người làm hỏng, mất (nếu có) Nợ TK 627 - số phân bổ lần 2 cho đối tượng sử dụng Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn - Đối với những khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng, cách tính hiện nay của Công ty là không đúng. Số tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ của đối tượng nào phải được trích vào đúng đối tượng đó. Chính vì vậy, theo em, kế toán Công ty nên sửa đổi lại như sau: Khi trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp, ghi: Nợ TK 622 Có TK 338 Khi trích BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý phân xưởng, ghi: Nợ TK 627 Có TK 338 Kế toán Công ty cũng không nên trích chung BHYT cùng với BHXH mà nên chi tiết 3383 "Bảo hiểm xã hội" và 3384 "Bảo hiểm y tế" như quy định hiện hành. 3.3.3. Thứ ba: về sổ sách kế toán sử dụng Như trên đã nói, mặc dù Công ty CP VPP Hồng Hà sử dụng hình thức kế toán là Nhật ký chứng từ, nhưng không phải là Công ty sử dụng hết tất cả các loại sổ sách liên quan đến hình thức kế toán này. Một trong những sổ kế toán quan trọng liên quan đến kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty là Bảng kê số 4 "Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng" lại không được kế toán sử dụng. Điều này, theo em, là một thiếu sót cần phải bổ sung ngay. Bảng kê số 4 của hình thức Nhật ký chứng từ là Bảng kê phục vụ cho công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn Công ty. Bảng kê số 4 được sử dụng cho các tài khoản 154, 621, 622, 627, có kết cấu như sau: + Các cột dọc phản ánh số phát sinh bên Có của các tài khoản 152, 153, 334, 338, 214, 621, 622, 627. + Các dòng ngang phản ánh các chi phí sản xuất (ghi Nợ các TK 154, 621, 622, 627) đối ứng với các tài khoản liên quan ở cột dọc. Cơ sở để ghi Bảng kê số 4 là căn cứ vào các bảng phân bổ, các bảng kê và nhật ký chứng từ có liên quan. Đến cuối tháng, số liệu từ Bảng kê số 4 sẽ được tập hợp ở Nhật ký chứng từ số 7. Để phù hợp với điều kiện sử dụng kế toán máy cho việc xuất in ra những sổ sách kế toán, em xin được đưa kiến nghị mẫu Bảng kê số 4 như biểu số 3.2. (Biểu số 3.2) Bảng kê này gồm 3 phần: + Phần một sẽ tập hợp chi phí sản xuất liên quan đến TK 621, TK 622 + Phần hai sẽ tập hợp chi phí sản xuất liên quan đến TK 627 + Phần ba sẽ dùng để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp (TK 154) Nhật ký chứng từ số 7 cũng là một trong những sổ kế toán quan trọng của hình thức kế toán Nhật ký chứng từ. Trên thực tế, kế toán Công ty CP VPP Hồng Hà rất hiếm khi sử dụng Nhật ký này, một phần là do sổ "Nhật ký chứng từ số 7" (biểu số 3.1) hiện nay do phần mềm CADS thiết kế quá đơn giản và không đúng quy cách, một phần nữa là do các sổ kế toán tổng hợp khác đều được tự động ghi và in ra mà không cần đến sự có mặt đầy đủ của các loại sổ sách. Đây chính là một thiếu sót quan trọng trong công tác kế toán tập hợp chi phí ở Công ty CP VPP Hồng Hà. Nhật ký chứng từ số 7 là Nhật ký chứng từ dùng để tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gồm hai phần chính: + Phần 1: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp. Ghi Có các TK 142, 152, 153, 154, 214, 242, 334, 335, 621, 622, 627 ... + Phần 2: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố. Căn cứ chủ yếu để lập Nhật ký chứng từ số 7 chính là Bảng kê số 4. Ở đây, với kiến thức còn nhiều hạn chế, em xin trình bày một mẫu sổ Nhật ký chứng từ số 7 phần 1 có thể là tương đối phù hợp với điều kiện sử dụng phần mềm kế toán hiện nay tại Công ty. (Biểu số 3.3) 3.3.4. Về công tác quản lý và hạch toán kế toán nói chung Công ty Cổ phần VPP Hồng Hà là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đơn thuần, hoạt động của Công ty chịu sự chi phối chủ yếu bởi các quy luật của nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy, một trong những yêu cầu quan trọng của Công ty là phải làm sao bố trí được một cơ cấu nhân sự hợp lý, đảm bảo vừa hoạt động hiệu quả, lại vừa gọn nhẹ. Tuy nhiên, hiện nay, với cơ cấu bộ máy kế toán như vậy, khối lượng công việc của mỗi kế toán viên phải làm là rất lớn và phức tạp. Việc bảo đảm "vừa gọn nhẹ, vừa hiệu quả" là rất khó khăn. Công ty có thể tiến hành xem xét lại cơ cấu bộ máy kế toán theo hai hướng: Thứ nhất, bố trí thêm 1 đến 2 nhân viên kế toán nhằm trực tiếp san sẻ công việc cho các kế toán viên khác trong Công ty. - Thứ hai, bổ túc công tác kế toán cho chính nhân viên thống kê tại các phân xưởng. Việc Công ty trong những năm gần đây đã nhanh chóng áp dụng công nghệ thông tin vào công tác hạch toán kế toán chứng tỏ một bước đi vững chắc của Công ty và thái độ ứng xử kịp thời của ban quản lý doanh nghiệp đối với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện nay. Nhưng điều này cũng đặt cán bộ Phòng Tài vụ nói riêng và cán bộ công nhân viên toàn Công ty nói chung đứng trước một thử thách lớn trong việc tự hoàn thiện mình. Một thực tế là các phần mềm kế toán Việt Nam hiện nay đều có tính "động" rất cao và có khả năng xử lý các chứng từ kế toán và ghi vào các loại sổ sách, báo cáo của bất kỳ hình thức kế toán nào. Nhưng mức độ dễ dàng tiếp cận với việc hạch toán bằng phần mềm kế toán của mỗi một hình thức kế toán là khác nhau, điều này phụ thuộc chủ yếu vào sự phức tạp trong việc ghi chép các loại sổ sách kế toán. Hình thức kế toán được đánh giá là thuận lợi nhất với việc thiết kế phần mềm kế toán là hình thức Nhật Ký Chung với ưu điểm là hình thức mẫu sổ đơn giản, dễ thiết kế, dễ ghi chép. Trình tự kế toán theo hình thức này được thể hiện qua sơ đồ sau: (Sơ đồ 3.1) HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG Sổ, thẻ kế toán chi tiết Chứng từ gốc Sổ Cái Bảng cân đối tài khoản Báo cáo kế toán Bảng tổng hợp chi tiết Sổ Nhật ký chung Sổ Nhật ký đặc biệt Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra Chính vì vậy, nên nếu có thể, Công ty có thể nghiên cứu để chuyển sang hạch toán kế toán theo hình thức Nhật Ký Chung này. Kết luận Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, kế toán được nhiều nhà kinh tế, quản lý kinh doanh, chủ doanh nghiệp quan niệm như một “ngôn ngữ kinh doanh”, là “ nghệ thuật’ để ghi chép, phân loại, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cung cấp thông tin cần thiết cho việc ra quyết định phù hợp với mục đích của từng đối tượng sử dụng thông tin. Một trong những điều kiện quan trọng để thị trường chấp nhận sản phẩm của doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp có điều kiện cạnh tranh với sản phẩm của doanh nghiệp khác là chất lượng sản phẩm cao với giá thành hợp lý. Vì vậy việc tổ chức công tác kế toán nói chung và đặc biệt là công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đúng đắn, hợp lý và chính xác có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí, giá thành, tổ chức kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chi phí phát sinh ở doanh nghiệp nói chung, ở từng bộ phận đối tượng nói riêng, góp phần quản lý tài sản vật tư, lao động, tiền vốn tiết kiệm và hiệu quả. Trong thời gian thực tập em nhận thấy: Công ty Cổ phần VPP Hồng Hà đã thực sự rất coi trọng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm,coi đây là một khâu quan trọng trong toàn bộ công việc hạch toán kế toán. Và để hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán toàn công ty nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm nói riêng, công ty cần tiếp tục phát huy những mặt tích cực đã đạt được, cố gắng khắc phục những mặt còn tồn tại để ngày càng không ngừng nâng cao hiệu quả của công việc sản xuất kinh doanh. Với những kiến thức thu thập được ở nhà trường và qua thời gian thực tập nghiên cứu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty Cổ phần VPP Hồng Hà, em đã hoàn thành những nghiên cứu của mình trongg luận văn này. Với mong muốn góp phần nhỏ bé vào công tác kế toán của doanh nghiệp sản xuất ngày một hoàn thiện hơn, em đã đưa ra những ý kiến của mình. Vì thời gian thực tập và hiểu biết thực tế còn nhiều hạn chế, em mong muốn có những nhận xét góp ý từ phía các thầy cô giáo trong bộ môn và các cô, các anh chị trong phòng kế toán của Công ty để nội dung đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo đặc biệt là cô giáo Mai Thị Bích Ngọc và các cô, các anh chị trong khối tài chính của Công ty Cổ phần VPP Hồng Hà đã giúp em hoàn thành luận văn này. ***__**__Môc lôc__**__*** ====***==== LỜI NÓI ĐẦU 1 Chương 1: Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 3 1.1. Sự cần thiết khách quan phải tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 3 1.1.1. Khái niệm, bản chất chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 3 1.1.2. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 5 1.1.3. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 6 1.1.4. Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 7 1.2. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 8 1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất. 8 1.2.1.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí (theo yếu tố chi phí) 8 1.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế (theo khoản mục) 9 1.2.1.3 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính. 11 1.2.1.4 Phân loại chi phí sản xuất theo khả năng qui nạp chi phí vào các đối tượng kế toán chi phí 11 1.2.1.5 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm và quá trình kinh doanh 11 1.2.1.6 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với mức độ hoạt động 11 1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm 12 1.2.2.1. Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành. 12 1.2.2.2. Phân loại giá thành căn cứ vào phạm vi các chi phí cấu thành. 13 1.3. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm 13 1.3.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất 14 1.3.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm 14 1.3.3. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm 16 1.4. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp. 17 1.5. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất 19 1.5.1.Phương pháp kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. 19 1.5.1.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 19 1.5.1.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 21 1.5.1.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 23 TK 334, 338 1.5.1.4. Kế toán tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp 26 1.5.2. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ 28 1.6. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. 30 1.6.1. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức. 31 1.6.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất thực tế : 32 1.6.2.1. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở danh theo chi phí vật liệu chính trực tiếp (hoặc chi phí vật liệu trực tiếp) 32 1.7. Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. 36 1.7.1. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo công việc ( đơn đặt hàng) 37 1.7.2. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo quá trình sản xuất. 37 1.7.2.1. Tính giá thành sản phẩm đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn. 38 1.7.2.2. Tính giá thành sản phẩm đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục. 39 1.8. Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 41 1.9 - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện áp dụng kế toán máy. 43 1.9.1- Chức năng, nhiệm vụ của kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện ứng dụng phần mềm kế toán. 44 1.9.2- Nguyên tắc và các bước tiến hành kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán 44 1.9.3- Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 45 1.9.3.1. Kế toán chi phí sản xuất. 46 1.9.3.2 - Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh cuối kỳ: 46 1.9.3.3 - Kế toán giá thành sản phẩm: 46 Chương 2: Thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần VPP Hồng Hà. 47 2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà. 47 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 47 2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và bộ máy quản lý của công ty Cổ phần VPP Hồng Hà 50 2.1.2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty. 50 2.1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy kế toán 53 2.1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty CP VPP Hồng Hà 57 2.2- Thực tế công tác kế toán tập hợp chí phí sản xuất của Công ty cổ phần VPP Hồng Hà 63 2.2.1. Đặc điểm chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần VPP Hồng Hà 63 2.2.2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty 65 2.2.3. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty 65 2.2.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở Công ty 65 2.2.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp ở Công ty 70 2.2.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung ở Công ty 71 2.2.3.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp 84 2.3. Thực tế tính giá thành của Công ty Cổ phần VPP Hồng Hà 86 2.3.1. Đối tượng và kỳ tính giá thành 86 Chương 3: phương hướng hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty CP VPP Hồng Hà 89 3.1. Đánh giá thực trạng kế toán nghiệp vụ tập hợp chi phí sản xuất tại công ty CP VPP Hồng Hà 89 3.1.1.Ưu điểm 90 3.1.2. Những hạn chế trong kế toán nghiệp vụ tập hợp chi phí sản xuất tại công ty CP VPP Hồng Hà 91 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty CP VPP Hồng Hà 94 3.2.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ tập hợp chi phí sản xuất tại công ty CP VPP Hồng Hà 94 3.2.2.Yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất tại công ty CP VPP Hồng Hà 96 3.3. Các giả pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất 7tại công ty CP VPP Hồng Hà 97 3.3.1. Thứ nhất: về tài khoản kế toán sử dụng 97 3.3.2. Thứ hai: về hạch toán một số khoản mục chi phí sản xuất cụ thể 98 3.3.3. Thứ ba: về sổ sách kế toán sử dụng 101 3.3.4. Về công tác quản lý và hạch toán kế toán nói chung 103 Kết luận 106

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34_3607.doc
Luận văn liên quan