Nhà nước hoàn thiện cơ sở pháp lý và phát triển các KCN, hoàn thiện mô
hình quản lý “Một cửa, tại chỗ”của Ban quản lý các KCN cấp tỉnh. Việc thay đổi
luật pháp mang tính đột phá là cần thiết nhưng phải đảm bảo có sự ổn định, điều
chỉnh theo tiến độ, lộ trình để các nhà đầu ta an tâm.
- Ban quản lý các Khu công nghiệp: Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan,
thực hiện việc thu hút đầu tư và theo dõi, kiểm tra thực hiện dự án đúng ngành nghề
đầu tư vào khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Quan tâm đầu tư các dự án hạ tầng liên tỉnh, gắn kết giữa KCN với bên ngoài
và với các địa phương khác. Ưu tiên ngân sách thu từ sự đóng góp của các doanh
nghiệp KCN để đầu tư hạ tầng ngoài hàng rào KCN phục vụ các doanh nghệp KCN.
- Cần có chiến lược thu hút đầu tư cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và
Quy hoạch ngành công nghiệp phụ trợ cho cả vùng tạo tiền đề cho việc thu hút đầu
tư mỗi tỉnh, thành và kết nối cũng như khai thác triệt để lợi thể kinh tế từng vùng,
từng doanh nghiệp
154 trang |
Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2530 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tạo môi trường hòa bình, thuận lợi cho tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế; phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an
ninh, xây dựng đội ngũ công nhân vững mạnh góp phần phát triển bền vững các
KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Thường xuyên giáo dục tác phong công nghiệp cho đội ngũ
công nhân và đồng thời có biện pháp bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngời công
nhân thông qua tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, nhất là đối với công
nhân khu vực NQD và đầu tư nước ngoài.
Cung cấp dịch vụ sinh hoạt cho người lao động một cách tốt
nhất tại các đô thị hoặc các khu dân cư đông đúc cạnh KCN hoặc gần các KCN,
trước mắt là các khu nhà ở công nhân do các chủ doanh nghiệp đầu tư là một ưu
tiên cao nhất, sau đó là loại hình nhà chung cư cho thuê để thu hút lao động, đặc
biệt là nguồn lao động nhập cư.
Tổ chức thi tay nghề cho người lao động, có thể do Nhà nước
tổ chức hoặc các tổ chức xã hội, hội nghề nghiệp tổ chức. Điều này có ý nghĩa thừa
nhận hình thức đào tạo tại chỗ của các doanh nghiệp, nâng cao thu nhập của người
lao động (do có chứng chỉ xác nhận bậc thợ) và cải thiện đáng kể tỷ lệ lao động kỹ
thuật của thi trường lao động của Đồng Nai và Việt Nam.
118
3.3.1.5. Đầu tư phát triển KCN
Xây dựng lộ trình chọn lọc, phân loại các dự án thu hút đầu tư vào các khu
công nghiệp:
- Trên cơ sở rà soát mục tiêu, ngành nghề kinh doanh từng khu công nghiệp,
xác định lại ngành nghề thu hút đầu tư vào từng khu công nghiệp theo thứ tự ưu tiên
cho các dự án công nghiệp mũi nhọn, công nghệ cao... từng bước hạn chế các dự án
có công nghệ sản xuất gây nhiều ô nhiễm, các dự án sử dụng nhiều lao động trong
các khu đô thị.
- Nghiên cứu xây dựng đề án thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm
công nghiệp để quy định, triển khai lộ trình thu hút đầu tư đối với từng ngành nghề,
từng loại dự án và tiêu chí bố trí dự án vào khu công nghiệp để đảm bảo nâng cao
chất lượng dự án đầu tư.
Để tạo thêm sức hấp dẫn thu hút đầu tư đề nghị cho tổ chức thí điểm mô hình
khu công nghiệp do nhà nước đầu tư hạ tầng và cho thuê lại không vì mục đích kinh
doanh, để đảm bảo phí sử dụng hạ tầng có tính cạnh tranh cao, chủ đầu tư có thể
giao cho ban Quản lý các KCN và mô hình này trước mắt ưu tiên thu hút các nhà
đầu tư trong nước và những lĩnh vực công nghiệp mũi nhọn, kỹ thuật cao, các khu
công nghiệp ở các địa bàn khó khăn.
Khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành công
nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến tinh, công nghiệp phục vụ
phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, các lĩnh vực công nghệ thông tin, sinh
học, điện tử, vật liệu mới, các ngành có lợi thế cạnh tranh gắn với công nghệ hiện
đại, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Đẩy mạnh việc vận động và xúc tiến đầu tư, trong đó tập trung hướng thu
hút vào các tập đoàn lớn, có tiềm lực về vốn, công nghệ, thương hiệu... Các nhà đầu
tư vào các ngành nghề mũi nhọn như cơ khí chế tạo, công nghiệp điện điện tử, lĩnh
vực công nghệ cao, vật liệu mới. Xây dựng danh mục dự án cần tập trung xúc tiến
kêu gọi đầu tư, tập trung vào một số lĩnh vực cụ thể, phân loại các dự án đầu tư
nước ngoài để có những biện pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn.
119
Tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư nước
ngoài nhất là trong việc cải cách thủ tục hành chính.
3.3.1.6. Tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho phát triển các
KCN
Cần đặc biệt quan tâm và tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng trong các KCN tập
trung, cụm công nghiệp, đồng bộ với tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng ngoại khu
gồm điện, nước, thông tin, các dịch vụ kỹ thuật.
Chú trọng việc xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp
như nhà ở công nhân, bệnh viện, trường học, trung tâm đào tạo nghề, khu thương
mại, khu vui chơi giải trí và khu dân cư, để thu hút nhiều dự án vào các KCN và tạo
điều kiện cho việc triển khai nhanh các dự án đầu tư.
Chú trọng công tác quy hoạch và xây dựng hạ tầng kết nối giữa các khu
công nghiệp với các trung tâm đô thị và các khu dân cư, cụm công nghiệp.
3.3.1.7. Nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý các KCN
Thực hiện việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với các đơn vị kinh doanh hạ
tầng khu, cụm công nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp đầu tư vào khu công
nghiệp do các Công ty kinh doanh hạ tầng đầu tư, theo quy định hiện nay các doanh
nghiệp đầu tư hạ tầng gần như toàn quyền trong việc lựa chọn, mời gọi dự án đầu
tư. Vì mục tiêu kinh doanh, nên trước mắt các Công ty kinh doanh hạ tầng sẽ quan
tâm nhiều đến diện tích đất cho thuê mà ít quan tâm đến các vấn đề về ngành nghề,
vốn đầu tư, công nghệ, lao động... Do đó, thực hiện tốt giải pháp này, sẽ thu hút
được những dự án theo đúng định hướng, hạn chế những vấn đề khó khăn, tồn tại
phát sinh.
Nghiên cứu hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành: Xây dựng các
khu công nghiệp chuyên ngành, nhất là các khu công nghiệp chuyên ngành mũi
nhọn, nhằm xây dựng chính sách ưu đãi riêng cho từng chuyên ngành và hạn chế
những ảnh hưởng về môi trường trong việc phát triển các khu công nghiệp đa
ngành.
120
3.3.1.8. Khuyến khích phát triển khoa học - công nghệ
Vấn đề phát triển tiềm lực và chính sách khuyến khích phát triển khoa học
công nghệ đối với ngành công nghiệp Đồng Nai là hết sức quan trọng, nó là nội
dung cơ bản của toàn bộ quá trình đầu tư phát triển của ngành công nghiệp, là điều
kiện để hiện đại hoá ngành công nghiệp và không ngừng nâng cao sức cạnh tranh
của sản phẩm.
Hiện nay các chính sách về khuyến khích phát triển khoa học công nghệ đã
có nhiều thay đổi, tuy nhiên chưa thực sự khuyến khích các doanh nghiệp. Các nội
dung doanh nghiệp cần được khuyến khích đầu tư về khoa học kỹ thuật và công
nghệ gồm một số lĩnh vực như mua thiết kế hoặc nghiên cứu thiết kế sản phẩm;
mua công nghệ hoặc nghiên cứu thiết kế công nghệ; thuê chuyên gia tư vấn các loại
về khoa học công nghệ và đào tạo; thuê các dịch vụ khoa học công nghệ như tư vấn,
đào tạo, chuyển giao, thị trường; đầu tư các thiết bị nghiên cứu phát triển, kiểm tra
chất lượng. Các lĩnh vực này được gọi là hoạt động nghiên cứu phát triển (gọi tắt là
R&D).
Ở các nước công nghiệp phát triển, các doanh nghiệp đề trích từ giá thành
sản phẩm từ 5 – 7% chi phí dành cho công tác R&D, ở nước ta chi phí này chưa đ-
ược đưa vào chi phí hợp lý trong giá thành sản phẩm. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh có hiệu quả chưa cao nên chi phí dành cho công tác này cũng
còn nhiều hạn chế. Do đó, để hỗ trợ cho việc phát triển công nghiệp, cần nghiên cứu
chính sách về tài chính cho các khoản chi phí hoạt động phát triển khoa học công
nghệ của doanh nghiệp, trước mắt có thể cho các sản phẩm chủ lực được áp dụng
mức chi phí cho công tác này từ 3-5% trong giá thành và được tính vào chi phí hợp
lý, hợp lệ.
Bên cạnh đó, đối với những sản phẩm công nghiệp chủ lực, về phía địa ph-
ương cũng cần có những chính sách hỗ trợ một cách cụ thể từ ngân sách tỉnh những
chi phí cho công tác trên, nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới công
nghệ, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.
121
3.3.2. Bền vững về mặt xã hội
Thực hiện tốt công tác bồi thường giải phóng mặt bằng
- Triển khai chuẩn bị trước quỹ nhà đất tái định cư.
- Thực hiện các chính sách hỗ trợ, tạo việc làm cho người có đất bị thu hồi.
- Thực hiện đầy đủ và minh bạch chính sách bồi thường hiện hành.
Giữ vững an ninh trật tự và đảm bảo công tác PCCC
- Thành lập thêm các đồn công an tại các KCN theo từng giai đoạn phát triển
KCN nhằm hỗ trợ an ninh trật tự cho các doanh nghiệp, chủ động phòng ngừa và
giải quyết kịp thời những vụ việc xã hội phát sinh trong KCN.
- Vận động quần chúng tích cực tham gia công tác PCCC, phòng chống tội
phạm, bảo vệ tài sản cơ quan, doanh nghiệp, bảo vệ an toàn sản xuất, bảo vệ bí mật,
an toàn giao thông giữ gìn ANTT trong KCN.
- Tiếp tục đào tạo lực lượng phòng cháy chữa cháy tại chỗ, duy trì, thành lập
các tổ an ninh công nhân để có lực lượng phản ứng nhanh ngay tại các doanh
nghiệp.
- Giải quyết tốt mối quan hệ lao động trong doanh nghiệp, hạn chế đình công
trái pháp luật, trong đó chú trọng nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị xã hội,
đặc biệt là tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp.
3.3.3. Bền vững về môi trường
- Đảm bảo hoàn thiện về mặt hạ tầng kỹ thuật để xử lý chất thải trong KCN, từ
hệ thống xử lý nước thải tập trung, thu gom và xử lý chất thải rắn và các loại chất
thải khác, hệ thống hạ tầng môi trường ngoài KCN.
- Kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải để xử lý và bảo vệ môi trường.
- Khuyến khích sản xuất sạch, lấy công nghệ sản xuất sạch làm tiêu chuẩn thay
vì tiêu chí xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường. Có chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp
cải tiến công nghệ, sử dụng công nghệ sản xuất sạch.
- Tách bạch và quy trách nhiệm cụ thể đối với cơ quan quản lý Nhà nước về
môi trường, chính quyền địa phương, các Công ty hạ tầng KCN, các nhà đầu tư
trong KCN.
122
- Tạo thị trường xử lý chất thải,bảo vệ môi trường để cung cấp nhiều sự lựa
chọn cho doanh nghiệp, từ thiết bị sản xuất sạch đến công nghệ sử lý chất thải tiết
kiệm, hiệu quả.
- Quan tâm đến phản ánh của người dân về môi trường KCN, kể cả các doanh
nghiệp KCN phản ánh lẫn nhau.
- Xây dựng vành đai cây xanh.
3.4. Kiến nghị
- Nhà nước hoàn thiện cơ sở pháp lý và phát triển các KCN, hoàn thiện mô
hình quản lý “Một cửa, tại chỗ”của Ban quản lý các KCN cấp tỉnh. Việc thay đổi
luật pháp mang tính đột phá là cần thiết nhưng phải đảm bảo có sự ổn định, điều
chỉnh theo tiến độ, lộ trình để các nhà đầu ta an tâm.
- Ban quản lý các Khu công nghiệp: Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan,
thực hiện việc thu hút đầu tư và theo dõi, kiểm tra thực hiện dự án đúng ngành nghề
đầu tư vào khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Quan tâm đầu tư các dự án hạ tầng liên tỉnh, gắn kết giữa KCN với bên ngoài
và với các địa phương khác. Ưu tiên ngân sách thu từ sự đóng góp của các doanh
nghiệp KCN để đầu tư hạ tầng ngoài hàng rào KCN phục vụ các doanh nghệp KCN.
- Cần có chiến lược thu hút đầu tư cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và
Quy hoạch ngành công nghiệp phụ trợ cho cả vùng tạo tiền đề cho việc thu hút đầu
tư mỗi tỉnh, thành và kết nối cũng như khai thác triệt để lợi thể kinh tế từng vùng,
từng doanh nghiệp.
- Cần có hệ thống pháp luật ổn định, cơ chế quản lý phù hợp để các nhà đầu tư
yên tâm đầu tư kinh doanh sản xuất. Một số quy định cần xem xét, bổ sung như:
đưa KCN, KCX vào danh mục địa bàn được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh
nghiệp, áp dụng ưu đãi thuế TNDN theo dự án đầu tư, hướng dẫn xử lý cụ thể về
các tồn đọng của dự án trong quá trình sản xuất kinh doanh, xóa tên dự án, các cơ
quan thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội có xu hướng xử lý về xóa nợ tồn đọng, có sự
điều tiết về giá thuê đất trong KCN để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong nước
đầu tư vào KCN.
123
- Để tăng thêm tính hiệu quả trong công tác gìn giữ an ninh trật tự trong KCN,
xử lý nhanh chóng và ngăn chặn kịp thời các sự vụ liên quan đến tình hình an ninh
trật tự có thể xảy ra, tạo môi trường đầu tư ổn định, lâu dài cho các nhà đầu tư, đề
nghị Bộ công an có kế hoạch thành lập các đồn công an KCN theo từng thời kỳ phát
triển của từng KCN.
124
KẾT LUẬN
Phát triển bền vững các KCN và thu hút đầu tư là xu thế tất yếu trong chiến
lược công nghiệp hóa - hiện đại hóa của cả nước nói chung, Đồng Nai nói riêng.
Tuy còn những hạn chế và khó khăn nhất định, nhưng thời gian qua Đồng Nai đã có
những thành công bước đầu trong việc phát triển các KCN và thu hút đầu tư. Sự
phát triển của các KCN tỉnh Đồng Nai trong những năm qua đã góp phần thúc đẩy
sự phát triển công nghiệp của cả nước nói chung, của Đồng Nai nói riêng.
Tính đến 2010, tỉnh đã có 34 KCN được phê duyệt, trong đó 30 khu chính
thức đi vào hoạt động với diện tích 9574,69 ha, chiếm 15% diện tích, 24% số dự án,
21% vốn đầu tư, đến 31% lao động so với hệ thống khu công nghiệp cả nước.
Các KCN tập trung chủ yếu ở khu vực có nhiều lợi thế như : Biên Hòa, Nhơn
Trạch, Long Thành,....Các huyện còn lại số lượng các KCN còn ít, tỷ lệ lấp đầy
chưa cao.
Sự phát triển của các KCN đã góp phần to lớn vào sự phát triển công nghiệp
nói riêng, kinh tế - xã hội nói chung của tỉnh Đồng Nai, thúc đẩy quá tốc độ phát
triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Chỉ tính riêng 2010, các
KCN đã thu hút được trên 2 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, tỷ lệ lấp đầy đạt trên
60,12%; đóng góp 41,2% GDP, giải quyết việc làm cho 389 861 lao động, góp phần
hoàn thiện CSHT, công nghiệp hóa nông thôn, hình thành nhiều khu đô thị mới,...
Những thành tựu ấy cho thấy việc quy hoạch phát triển các KCN và thu hút đầu tư
của tỉnh là đúng đắn, phù hợp với xu thế và chủ trương của Chính phủ trong việc
định hướng phát triển chung của đất nước. Sự thành công đó cũng khẳng định rõ
ràng lợi thế của Đồng Nai với các địa phương khác trong cả nước về xây dựng và
phát triển KCN và thu hút đầu tư.
Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và phát triển, các KCN tỉnh Đồng Nai
còn gặp phải nhiều khó khăn, hạn chế: vấn đề môi trường, vấn đề thiếu lao động (số
lượng và chất lượng); đời sống công nhân nhiều KCN chưa được đảm bảo; nhiều
KCN tỷ lệ đất chưa sử dụng còn tương đối lớn gây lãng phí nguồn lực,
125
Trước tình hình đó, với tinh thần sáng tạo và trách nhiệm, tỉnh đã có những
định hướng và giải pháp cụ thể về tổ chức quy hoạch, quản lý, cải cách hành chính,
tuyển dụng và đào tạo lao động, thu hút đầu tư, hoàn thiện CSHT trong và ngoài
KCN, đảm bảo đời sống cho người lao động và giải quyết các vấn đề về môi trường
tại các KCN,....để tiếp tục phấn đấu xây dựng các KCN và thu hút đầu tư trong tỉnh
ngày càng bền vững góp phần cùng cả nước thực hiện thành công sự nghiệp công
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
126
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Sinh Cúc (2006), KCN-KCX – nhân tố động lực thúc đẩy quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân, Kỷ yếu hội nghị-hội thảo quốc gia.
2. Cục thống kê Đồng Nai (2000-2011), Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai các
năm từ 2000 đến 2011, NXB Thống kê.
3. Chử Văn Chừng (2006), KCN với vấn đề bảo vệ môi trường và các tác động
về mặt xã hội, Kỷ yếu hội nghị-hội thảo quốc gia.
4. Hoàng Công Dũng (2012), Nghiên cứu TCLTCN TP. Hồ Chí Minh, Luận án
tiến sĩ.
5. Nguyễn Hữu Dũng (2006), Giải quyết tình trạng thiếu lao động của các doanh
nghiệp trong các KCN, Kỷ yếu hội nghị-hội thảo quốc gia.
6. Nguyễn Văn Đặng (2006), Phát triển KCN, KCX, KCNC nhằm thúc đẩy CNH-
HĐH đất nước, Kỷ yếu hội nghị-hội thảo quốc gia.
7. PGS.TS. Phạm Xuân Hậu (2004), Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam, tập 2 –
NXB ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.
8. Phan Văn Hết (2006), Vấn đề xử lý chất thải công nghiệp đảm bảo môi trường
cho các KCN tỉnh Đồng Nai, Kỷ yếu hội nghị - hội thảo quốc gia về xây dựng
và phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam.
9. PGS.TS. Nguyễn Kim Hồng, PGS.TS. Phạm Xuân Hậu, TS. Đào Ngọc Cảnh,
TS. Phạm Thị Xuân Thọ (1997), Địa lý kinh tế - xã hội đại cương – NXB
ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.
10. Trúc Lâm (2006), Vai trò của các KCN trong quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế, Kỷ yếu hội nghị-hội thảo quốc gia.
11. Võ Thanh Lập (2006), Khu công nghiệp Đồng Nai trong quá trình tăng
trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, Kỷ yếu hội nghị - hội thảo quốc
gia về xây dựng và phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam.
12. Đặng Ngọc Lợi (2006), Tính cấp thiết của việc xây dựng các tổ chức chính trị
- xã hội và chăm lo đời sống công nhân trong các KCN, Kỷ yếu hội nghị-hội
thảo quốc gia.
127
13. Võ Văn Một (2006), Phát triển các KCN trong quá trình công nghiệp hóa –
hiện đại hóa tại tỉnh Đồng Nai, Kỷ yếu hội nghị - hội thảo quốc gia về xây
dựng và phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam.
14. Nguyễn Thị Nhiễu (2006), KCN-KCX đối với việc phát triển xuất khẩu và
nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế Việt Nam, Kỷ yếu hội nghị-hội
thảo quốc gia.
15. PGS.TS. Đặng Văn Phan, Tổ chức lãnh thổ - một trong những đối tượng chủ
yếu của địa lý kinh tế - xã hội trong thời kỳ chuyển tiếp sang thế kỷ XXI.
16. Nguyễn Minh Phong (2006), Năm nghịch lý trong phát triển các KCN, KCX ở
Việt Nam, Kỷ yếu hội nghị-hội thảo quốc gia.
17. Nguyễn Văn Thanh (2006), Kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng và phát triển
các KKT tự do, Kỷ yếu hội nghị-hội thảo quốc gia.
18. PGS.TS. Lê Thông, PGS.TS. Nguyễn Minh Tuệ (2000), Tổ chức lãnh thổ
công nghiệp Việt Nam, NXBGD.
19. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2006), Báo cáo tổng hợp ‘‘Quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2006-2020.
20. PGS.TS Ngô Doãn Vịnh (2006), Tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội : Một số
vấn đề lý thuyết và ứng dụng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
21. Đặng Hùng Võ (2006), Sử dụng đất trong các KCN ở Việt Nam, Kỷ yếu hội
nghị-hội thảo quốc gia.
22.
23.
24.
25.
1
TÊN
KCN
DIỆN
TÍCH
(ha)
NGÀNH NGHỀ ĐẦU TƯ THEO ĐTM
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT
ĐTM
Amata
(giai
đoạn
1& 2)
361
(Tỷ lệ
lấp đầy
73,14%)
Sx máy vi tính và các phụ kiện; thực phẩm và chế biến thực phẩm; chế tạo, lắp ráp điện, điện tử,
cơ khí; sản phẩm da, may mặc len, giầy dép (không thuộc da); nữ trang, hàng mỹ nghệ, các loại
mỹ phẩm; dụng cụ y tế , dụng cụ thể dục thể thao và đồ chơi trẻ em; sản phẩm công nghiệp từ
cao su, nhựa, gốm, sứ, thuỷ tinh; thép xây dựng, container bằng thép, các sản phẩm kim loại;
chế tạo xe hơi, phụ tùng xe hơi; sản xuất và lắp ráp xe gắn máy, xe đạp; kiếng nổi, kiếng xây
dựng, hóa chất cho bêtông; đông lạnh xuất khẩu; dệt (không có nhuộm); bột mì, mì ăn liền; các
sản phẩm hàng tiêu dùng; bảo trì máy kéo, nông cơ các loại - Bổ sung các ngành nghề: Hóa mỹ
phẩm; sơn cao cấp các loại; keo dán công nghiệp; sứ vệ sinh cao cấp; bình chứa gas; bao bì
đóng gói; giấy vệ sinh và giấy ăn; lưới đánh cá, sợi PE; hóa chất: hạt nhựa, bột màu công
nghiệp; dược phẩm; nông dược và thuốc diệt côn trùng; các cấu kiện bê tông đúc sẵn, bê tông
tươi.
1744/MTg ngày
29/7/1995;
1566/MTg ngày
10/07/1996
của Bộ KHCNMT
Biên
Hoà II
365
(Tỷ lệ
lấp đầy
100%)
Cơ khí chính xác; điện tử; quang học; thảm dệt; gia công may mặc; chỉ sợi; sản xuất đồ điện gia
dụng; dược phẩm; bánh kẹo đồ hộp; sữa; nước giải khát; dầu thực vật; sản xuất lắp ráp thiết bị
và các sản phẩm phụ tùng thay thế; vật liệu xây dựng cao cấp: gạch nhẹ, cửa nhôm, vật liệu
cách điện, polime trong xây dựng, giấy dán tường, tấm lợp
174/QĐ-MTg ngày
30/01/1997 của Bộ
KHCNMT
Gò Dầu
184
(Tỷ lệ
lấp đầy
100%)
SX nhựa, chất dẻo; Cơ khí và cấu kiện kim loại; Thuỷ tinh, gốm sứ và vật liệu xây dựng; phân
bón, hoá chất; chế biến khí hoá lỏng, nhựa đường.
256/QĐ-MTg ngày
28/02/1997 của Bộ
KHCNMT
BẢNG 1: QUI HOẠCH NGÀNH NGHỀ ĐẦU TƯ THEO BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI
TRƯỜNG (ĐTM) KCN
2
Loteco
100
(Tỷ lệ
lấp đầy
100%)
Chế tạo và lắp ráp các sản phẩm cơ khí, điện, điện tử, dây cáp, dây dẫn; Chế tạo phụ tùng ôtô và
các phương tiện vận tải; Chế tạo xe gắn máy và các phụ tùng; Công nghiệp dệt, may mặc; da,
giày; Chế biến lương thực, thực phẩm; Dụng cụ quang học; Đá quý, mỹ nghệ, mỹ phẩm; Dụng
cụ thể thao, đồ chơi trẻ em; thiết bị y tế; Các sản phẩm nhựa, kim khí, dụng cụ gia đình; Các sản
phẩm gốm, sứ, thủy tinh, pha lê; Cơ khí chính xác; Kính nổi, kính xây dựng; Thép xây dựng,
thép ống, vật liệu xây dựng; Các sản phẩm, chi tiết máy cho đường thuỷ và tàu biển; Sản xuất
bao bì các loại; Máy tính điện tử và các thiết bị ngoại vi; Sản xuất thiết bị tin học; Công nghệ
sinh học; Sản xuất thuốc chữa bệnh cho người, thuốc thú y; Công nghiệp giấy (không có công
đoạn sản xuất bột giấy); Chế biến gỗ từ gỗ rừng trồng hoặc nhập khẩu; Kỹ thuật in; Sản xuất
trang thiết bị, máy móc và các sản phẩm dùng cho việc xử lý chất thải công nghiệp; Chế biến
hóa chất phục vụ sản xuất của các xí nghiệp trong KCX, KCN.
485/MTg ngày
11/5/1996 của Bộ
KHCNMT;
1694/QĐ-BTNMT
ngày 15/11/2006
của Bộ TNMT
Hố Nai
230
((Tỷ lệ
lấp đầy
92,25%)
Công nghiệp nhẹ (May mặc; Lắp ráp các linh kiện điện, điện tử...); Các loại hình công nghiệp
nhẹ khác sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu dùng); Công nghiệp cơ khí lắp ráp xe ôtô, mô tô;
Công nghiệp hương liệu, hóa mỹ phẩm; Các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, các
thiết bị trang trí nội thất; Các ngành công nghiệp chế biến sản phẩm gỗ; Các ngành công nghiệp
điện gia dụng, điện tử, điện lạnh; Các ngành dịch vụ ngân hàng, bưu điện..., các dịch vụ về kho
bãi, nhà xưởng cho thuê.
829/QĐ-
BKHCNMT ngày
30/6/1998 của Bộ
KHCNMT
Sông
Mây
227
(Tỷ lệ
lấp đầy
76,01%)
Công nghiệp gia công, chế biến hàng tiêu dùng, thực phẩm. Một số ngành cụ thể như: chế biến
thịt và thực phẩm, dược liệu, may mặc, giày dép, bao bì, sản phẩm nhựa
284/QĐ-MTg ngày
10/3/1997
của Bộ KHCNMT
Nhơn
Trạch I
430
(Tỷ lệ
lấp đầy
89,77%)
Công nghiệp dệt, may mặc; Công nghiệp lắp ráp điện tử; Công nghiệp chế biến thực phẩm;
Công nghiệp chế tạo và sửa chữa cơ khí; Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; Công nghiệp
sản xuất hàng tiêu dùng; Các hoạt động cho thuê kho bãi, vận chuyển container.
841/QĐ-MTg ngày
04/07/1997 của Bộ
KHCNMT
3
Nhơn
Trạch II
350
(Tỷ lệ
lấp đầy
100%)
Các ngành công nghiệp nhẹ (Dệt nhuộm, tẩy trắng, tơ sợi; May mặc; giày, da và các sản phẩm
chế biến từ da; Các loại hình công nghiệp nhẹ khác..); Các ngành cơ khí chế tạo (Chế tạo ôtô,
máy móc động lực; Chế tạo thiết bị phục vụ ngành giao thông vận tải và xây dựng; Chế tạo máy
nông nghiệp; Cơ khí chế tạo); Sản xuất vật liệu xây dựng (Gạch, sành sứ, firbo cement, bê tông
tươi và bê tông đúc sẵn; Gia công kết cấu thép, tấm lợp mạ kẽm, trang thiết bị mạ kẽm, trang
thiết bị nội thất, các sản phẩm phục vụ xây dựng khác); SX chế biến sản phẩm gỗ; Thực phẩm
(Chế biến thịt, hải sản; SX rượu, bia, nước giải khát; Chế biến thực phẩm khác); Hoá chất, mỹ
phẩm (Hoá chất cơ bản và hoá chất tiêu dùng; Hương liệu; Hoá mỹ phẩm; Dược phẩm, vật tư y
tế); Điện gia dụng, điện tử, điện lạnh; Dịch vụ (Bưu điện, ngân hàng, viễn thông; các dịch vụ
giải trí; Cung ứng lương thực, thực phẩm, xăng dầu, vật liệu xây dựng, y tế cộng đồng, xử lý
chất thải, kho bãi, nhà xưởng cho thuê...)
2917/QĐ-MTg ngày
21/12/1996 của Bộ
KHCNMT
Nhơn
Trạch
III
(giai
đoạn 1)
368
((Tỷ lệ
lấp đầy
100%)
Các ngành công nghiệp nhẹ (Dệt nhuộm, tẩy trắng, tơ sợi; May mặc; giày, da và các sản phẩm
chế biến từ da; Các loại hình công nghiệp nhẹ khác..); Các ngành cơ khí chế tạo (Chế tạo ôtô,
máy móc động lực; Chế tạo thiết bị phục vụ ngành giao thông vận tải và xây dựng; Chế tạo máy
nông nghiệp; Cơ khí chế tạo); Sản xuất vật liệu xây dựng (Gạch, sành sứ, firbo cement, bê tông
tươi và bê tông đúc sẵn; Gia công kết cấu thép, tấm lợp mạ kẽm, trang thiết bị mạ kẽm, trang
thiết bị nội thất, các sản phẩm phục vụ xây dựng khác); SX chế biến sản phẩm gỗ; Thực phẩm
(Chế biến thịt, hải sản; SX rượu, bia, nước giải khát; Chế biến thực phẩm khác); Hoá chất, mỹ
phẩm (Hoá chất cơ bản và hoá chất tiêu dùng; Hương liệu; Hoá mỹ phẩm; Dược phẩm, vật tư y
tế); Điện gia dụng, điện tử, điện lạnh; Dịch vụ (Bưu điện, ngân hàng, viễn thông; các dịch vụ
giải trí; Cung ứng lương thực, thực phẩm, xăng dầu, vật liệu xây dựng, y tế công đồng, xử lý
chất thải, kho bãi, nhà xưởng cho thuê...); Nhiệt điện.
2918/QĐ-MTg ngày
21/12/1996 của Bộ
KHCNMT;
1087/QĐ-BTNMT
ngày 25/08/2004
của Bộ TNMT
4
Nhơn
Trạch
III
(giai
đoạn 2)
352
(Tỷ lệ
lấp đầy
41,59%)
Công nghiệp nhẹ (cần nhiều công nhân): dệt, may mặc, tơ, sợi, tẩy trắng; Giày, da; Lắp ráp các
linh kiện điện, điện tử; Các loại hình công nghiệp nhẹ khác sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu
dùng. Công nghiệp cơ khí chế tạo: chế tạo các máy móc động lực, chế tạo và lắp ráp các phương
tiện giao thông, các máy móc phụ tùng nông nghiệp, xây dựng và các ngành nghề khác. Công
nghiệp thực phẩm: bánh kẹo, nước giải khát, các loại thực phẩm khác. Công nghiệp dược phẩm,
hương liệu, hóa mỹ phẩm. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, các thiết bị trang trí nội thất.
Công nghiệp sản xuất chế biến sản phẩm gỗ. Công nghiệp điện gia dụng, điện tử, điện lạnh.
Công nghiệp sản xuất các sản phẩm từ giấy, bao bì giấy. Công nghiệp sản xuất, gia công sản
phẩm gốm sứ, thủy tinh. Công nghiệp sản xuất các loại hóa chất sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường (xử lý chất thải), các loại hóa chất phụ trợ khác. Công nghiệp sản xuất các sản
phẩm, thiết bị đồ dùng cho lĩnh vực thể thao.
Công nghiệp sản xuất các sản phẩm, phục vụ chăn nuôi: thức ăn gia súc, gia cầm. Công nghiệp
sản xuất các sản phẩm từ nhựa, nhựa cao phân tử, đồ dùng bằng nhựa.
Công nghiệp sản xuất các sản phẩm từ cao su thiên nhiên và tổng hợp (vỏ ruột xe các loại, găng
tay, bao tay y tế).
Ngành cơ khí sản xuất, gia công các sản phẩm từ nguyên liệu sắt, nhôm, thép. Công nghiệp sản
xuất các thiết bị, vật dụng trong ngành y tế. Các ngành dịch vụ: ngân hàng, bưu điện.
Các dịch vụ cung ứng vật tư, nhiên liệu, dịch vụ vệ sinh công cộng, xử lý chất thải.
Dịch vụ kho bãi, nhà xưởng cho thuê.
1696/QĐ-BTNMT
ngày 15/11/2006
của Bộ TNMT
Biên
Hoà I
335
(Tỷ lệ
lấp đầy
100%)
Xây dựng kiến trúc; Điện, điện tử; Kim khí, Dệt may; Thuỷ tinh; Ván ép; Cao su chất dẻo; Thực
phẩm; Hoá phẩm; Giấy ấn loát; Sơn; Cơ giới;
989/QĐ-MTg ngày
31/07/1997 của Bộ
KHCNMT
Long
Thành
510
(Tỷ lệ
lấp đầy
76,39%)
Ngành cơ khí chế tạo thiết bị phụ tùng; Luyện kim, cán kéo, sản phẩm sau cán; Điện tử công
nghệ thông tin; Điện tử thông tin: sản xuất thiết bị điện tử công nghiệp và điện tử chuyên dụng,
sản xuất cấu kiện phụ kiện, vật tư điện tử, sản phẩm điện tử dân dụng; Hóa chất, hóa dầu, hóa
chất tiêu dùng, mỹ phẩm, thuốc bảo vệ thực vật vi sinh; Công nghiệp hàng tiêu dùng: công
nghiệp dệt may, dệt, sản xuất giày dép xuất khẩu, sản phẩm da cao cấp, công nghiệp giấy (công
đoạn hạ nguồn), chế biến nông lâm hải sản, công nghiệp nhựa, công nghiệp gốm sứ thủy tinh.
900/QĐ-BTNMT
ngày 21/07/1997
của Bộ TNMT
5
Tam
Phước
323
(Tỷ lệ
lấp đầy
100%)
May mặc, chế biến thực phẩm, chế biến gỗ, cơ khí, gạch men
116/QĐ-BTNMT
ngày 28/01/2003;
4169/BTNMT-TĐ
ngày 25/10/2005
của Bộ TNMT
An
Phước
130
(Tỷ lệ
lấp đầy
0,0%)
Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: ngành dệt sợi, ngành dệt nhuộm, may mặc, giày dép; đồ
gia dụng bằng gỗ, nhựa, nhôm, sắt, tráng men; Công nghiệp cơ khí, gia công chế tạo; Ngành
điện, lắp ráp điện tử; Công nghiệp vật liệu xây dựng
Nhơn
Trạch V
302
(Tỷ lệ
lấp đầy
89,77%)
Dệt, may mặc, tơ sợi, Giày, da, lắp ráp linh kiện điện, điện tử; Công nghiệp thực phẩm: bánh
kẹo, nước giải khát; Công nghiệp dược phẩm, hương liệu, hóa mỹ phẩm; Công nghiệp cơ khí;
Công nghiệp vật liệu xây dựng.
Bổ sung các ngành nghề: Công nghiệp điện máy, điện công nghiệp và điện gia dụng; điện tử tin
học, phương tiện thông tin, viễn thông; cơ khí chính xác, dụng cụ y tế; pin, ắc quy; sản xuất đồ
gỗ, trang trí nội thất, vật liệu xây dựng; công nghiệp gốm sứ, thủy tinh, pha lê; nhựa, cao su
(không chế biến mủ); bao bì, chế bản, in ấn, giấy (không sản xuất bột giấy); giày da (không
thuộc da); chế biến lương thực, thực phẩm (không chế biến thủy hải sản); sản xuất dược phẩm,
mỹ phẩm; sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao, đồ chơi, nữ trang; hóa chất; nhuộm.
930/QĐ-
BKHCNMT ngày
06/5/2002 của Bộ
TNMT
Dệt
may
Nhơn
Trạch
184
(Tỷ lệ
lấp đầy
76,65%)
Sản xuất kéo sợi (sợi bông, sợi tổng hợp), sợi chải kỹ, sợi OE; dệt (dệt vải áo, dệt kim, dệt vải
công nghiệp); In hoa hoàn thiện; may; sản xuất phụ liệu, phụ trợ; Công nghiệp điện máy, điện
công nghiệp và điện gia dụng; Công nghiệp điện tử tin học, phương tiện thông tin viễn thông;
Công nghiệp cơ khí chính xác, dụng cụ y tế; Công nghiệp pin, ăcqui; Công nghiệp sản xuất đồ
gỗ, trang trí nội thất, vật liệu xây dựng; Công nghiệp gốm sứ, thủy tinh, pha lê; Công nghiệp
nhựa, cao su (không chế biến mủ); Công nghiệp bao bì, chế bản, in ấn, giấy (không sản xuất bột
giấy); Công nghiệp Giày da (không thuộc da); Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm
(không chế biến thủy hải sản); Công nghiệp sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm; Công nghiệp sản
xuất dụng cụ thể dục thể thao, đồ chơi, nữ trang.
1423/QĐ-BKHCN
ngày 10/10/2002
của Bộ KHCNMT
6
Định
Quán
54
(Tỷ lệ
lấp đầy
83,14%)
Công nghiệp sản xuất bao bì (không xeo giấy), da giày (da không thuộc), may mặc; Công
nghiệp sản xuất và lắp ráp điện tử, cơ khí (không xi mạ); Công nghiệp sản xuất vật liệu xây
dựng, trang trí nội thất (không tráng men); Công nghiệp sản xuất chế biến nông sản; Các ngành
công nghệ kỹ thuật cao
906/QĐ.CT.UBT
ngày 28/02/2005
của UBND Tỉnh;
227/QĐ.UBND
ngày 23/01/2007
của UBND Tỉnh
Nhơn
Trạch
VI
319
(Tỷ lệ
lấp đầy
0,0%)
sản xuất chế biến thực phẩm; sản xuất đồ uống; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu; chế biến
gỗ và sản phẩm sản xuất từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế), sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ
và vật liệu tết,bện; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất; dệt; sản xuất trang phục; sản xuất da
và các sản phẩm có liên quan; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; sản xuất giấy và sản phẩm
từ giấy; sản xuât giường, tủ, bàn, ghế; công nghiệp chế biến, chế tạo khác; sản xuất máy móc,
thiết bị chưa được phân vào đâu; sản xuất xe có động cơ; sản xuất phương tiện vận tải khác; sản
xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị); sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi
tính và sản phẩm quang học; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác; sản xuất thiết bị
địên.
1719/QĐ-BTNMT
ngày 29/08/2008
của Bộ TNMT
N.Trạch
II-
Nhơn
Phú
183
(Tỷ lệ
lấp đầy
45,79%)
Công nghiệp nhẹ (cần nhiều công nhân và cân bằng lao động nữ) như: công nghiệp dệt (không
nhuộm), may mặc, đóng giày da (không thuộc da); công nghiệp lắp ráp các linh kiện điện, điện
tử; công nghiệp hương liệu, hóa mỹ phẩm: Nhà máy sản xuất hương liệu, Nhà máy sản xuất hoá
mỹ phẩm: kem đánh răng, dầu gội đầu; công nghiệp vật liệu xây dựng và trang thiết bị nội thất:
Nhà máy sản xuất gạch men, Nhà máy gia công kết cấu thép, Nhà máy sản xuất trang thiết bị
nội thất (các dự án mộc gia dụng), Nhà máy sản xuất các sản phẩm phục vụ xây dựng khác: sản
xuất ống nhựa, sản xuất thanh nhôm (trường hợp có xi mạ thực hiện theo văn bản 8599/UBND-
CNN ngày 11/12/2006 của UBND tỉnh); công nghiệp thực phẩm; công nghiệp dược phẩm (các
loại công nghiệp trên phải đảm bảo vệ sinh môi trường qua thẩm định bản cam kết bảo vệ môi
trường hay đánh giá tác động môi trường theo các quy định hiện hành);
533/QĐ-UBND
ngày 04/02/2008
của UBND Tỉnh
7
N.Trạch
II- Lộc
Khang
70
(Tỷ lệ
lấp đầy
63,47%)
Sản xuất máy vi tính, phụ kiện chế tạo lắp ráp điện, điện tử, điện lạnh, công nghệ thông tin, viễn
thông, cáp điện, vật tư phụ tùng ngành điện công nghiệp và gia dụng; Công nghiệp cơ khí chính
xác, chế tạo sửa chữa máy, sản xuất thiết bị, phụ tùng, dụng cụ, lắp ráp thiết bị; Công nghiệp
dược phẩm, thiết bị y tế, thiết bị trường học; Công nghiệp sản xuất đồ gỗ, nhựa, cao su, vật liệu
xây dựng trang trí nột thất; Công nghiệp bao bì, chế bản thiết kế mẫu mã, in ấn, sản xuất giấy
các loại; Công nghiệp may, dệt (không nhuộm), da giày (không thuộc da), nữ trang, mỹ phẩm,
thủy tinh, pha lê; Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, bánh kẹo, rượu bia, nước giải
khát, thuốc lá; Công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; Công nghiệp phục vụ lĩnh vực dầu khí;
Công nghiệp chế tạo ô tô xe máy, xe đạp, phương tiện vận tải và các phụ tùng, linh kiện; Dụng
cụ thể dục thể thao, văn phòng phẩm, đồ chơi; Các sản phẩm kim khí, dụng cụ gia đình.
10729/QĐ-UBND
ngày 21/12/2006
của UBND tỉnh
Đồng Nai
Xuân
Lộc
97
(Tỷ lệ
lấp đầy
48,29%)
Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: dệt (không nhuộm), may mặc, gia công sản xuất giày dép
xuất khẩu, sản xuất hàng tiêu dùng điện tử, sản xuất dụng cụ nhựa, sản xuất dụng cụ thể thao;
Chế biến nông lâm sản; Sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp (gạch men, đá granit, ...), vật liệu
trang trí nội- ngoại thất; Sản xuất nông dược, trang thiết bị và dụng cụ y tế, thuốc chữa bệnh,
thuốc thú y; Sản xuất bao bì; Sản xuất đồ gỗ cao cấp; Sản xuất đồ dùng dạy học, đồ chơi trẻ em.
3542/QĐ.CT.UBND
ngày 12/04/2006
của UBND Tỉnh
Thạnh
Phú
177
(Tỷ lệ
lấp đầy
46,84%)
* Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ trong nước và xuất khẩu: may mặc, đồ gia
dụng, đồ điện, đồ gỗ, nhựa.
* Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác vật liệu xây dựng, sản xuất cống bêtông
đúc sẵn, bêtông tươi, thép xây dựng, nhựa gia dụng, phân vi sinh.
* Công nghiệp lắp ráp điện tử, hàng tiêu dùng gia đình, công nghiệp bao bì.
1684/QĐ-BTNMT
ngày 14/11/2006
của Bộ TNMT
Bàu
Xéo
502
((Tỷ lệ
lấp đầy
93,43%)
Công nghiệp chế biến nông sản, chế bíên lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc; công nghiệp
gỗ, nhựa; công nghiệp dệt may, sản xuất giày, đồ chơi, nữ trang; công nghiệp sản xuất đồ gỗ,
trang trí nội thất, văn phòng; công nghiệp sản xuất bao bì; công nghiệp sản xuất dụng cụ thể
thao; công nghiệp điện tử và vi điện tử; công nghiệp cơ khí (dập khung, chế tạo máy và phụ
tùng); công nghiệp sản xuất dược phẩm, văn phòng phẩm; công nghiệp sản xuất bao bì, chế bản,
thiết kế mẫu mã, in ấn; công nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, thuỷ tinh, vật liệu xây
dựng.
1293/QĐ-BTNMT
ngày 29/08/2007
của Bộ TNMT
8
Tân
Phú
54
(Tỷ lệ
lấp đầy
12,19%)
Công nghiệp không gây ô nhiễm bao gồm: các loại hình công nghiệp kỹ thuật cao (công nghiệp
sạch) và các cơ sở dịch vụ, công ty dịch vụ chuyển giao công nghệ.
Công nghiệp ít gây ô nhiễm bao gồm: may mặc, lắp ráp điện tử, cơ khí chính xác.
Công nghiệp có khả năng gây ô nhiễm: vật liệu xây dựng, cơ khí lắp ráp chế tạo máy (không xi
mạ). Các ngành nghề cụ thể:
Ngành cơ khí chế tạo thiết bị phụ tùng; Điện tử, công nghệ thông tin; Điện tử thông tin (sản xuất
thiết bị điện tử công nghiệp và điện tử chuyên dụng, sản xuất cấu kiện phụ kiện, vật tư điện tử,
sản phẩm điện tử dân dụng); Công nghiệp tiêu dùng (Công nghiệp may; Sản xuất giày dép xuất
khẩu, sản phẩm giày da cao cấp; Chế biến nông lâm sản: gỗ, hạt điều, cà phê, chế biến đồ hộp từ
rau quả; Công nghiệp nhựa, công nghiệp gốm sứ); Sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp.
Ưu tiên: các dự án chế biến nông sản, công nghiệp nhẹ, sử dụng nguyên liệu địa phương.
7487/QĐ-UBND
ngày 27/7/2006 của
UBND tỉnh
Agtex
Long
Bình
47
(Tỷ lệ
lấp đầy
95,88%)
Các loại hình công nghiệp sạch (không có chất thải dạng khí, rắn hoặc lỏng thuộc diện gây độc
hại và khó xử lý):
* Công nghiệp vật liệu xây dựng (bêtông đúc sẫn, gạch, tấm lợp).
* Công nghiệp máy, đóng giày, dệt kim không nhuộm.
* Công nghiệp sản xuất đồ gỗ, thiết bị nội thất.
* Công nghiệp sản xuất bao bì các loại.
1266/QĐ-UBND
ngày 16/5/2007 của
UBND Tỉnh
Long
Đức
283
(Tỷ lệ
lấp đầy
0,0%)
1. Công nghiệp nặng: sản xuất sản phẩm cáp điện, vật tư phụ tùng ngành điện công nghiệp;
công nghiệp sản xuất sản phẩm cao su (không chế biến mủ cao su), vật liệu xây dựng; sản xuất
thép xây dựng, container, các sản phẩm kim loại, công nghiệp phục vụ lĩnh vực dầu khí; công
nghiệp cơ khí chính xác, chế tạo sửa chữa máy, sản xuất thiết bị, phụ tùng, dụng cụ lắp ráp;
công nghiệp ô tô- phương tiện vận tải và các phụ tùng linh kiện; công nghiệp hóa chất (không
có hóa chất cơ bản), hạt nhựa, bột màu công nghiệp, sợi ngành dệt, lưới đánh cá.
2. Công nghiệp nhẹ: sản xuất máy vi tính và các phụ kiện; chế tạo lắp ráp điện, điện tử, điện gia
dụng; công nghệ thông tin, viễn thông; công nghiệp dược phẩm, thiết bị dụng cụ y tế, thiết bị
trường học; công nghiệp sản xuất đồ gỗ, nhựa, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất; công nghiệp
bao bì, chế bản, thiết kế mẫu mã, in ấn, sản xuất bao bì giấy các loại (không sản xuất bột giấy);
công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, bánh kẹo, rượu bia, nước giải khát, thuốc lá, đông
lạnh xuất khẩu (không có hải sản tươi sống); công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; công
nghiệp chế tạo xe máy, xe đạp và các phụ tùng, linh kiện; dụng cụ thể thao, văn phòng phẩm, đồ
1295/QĐ-BTNMT
ngày 29/8/2007 của
Bộ TNMT
9
chơi trẻ em; các sản phẩm kim khí, dụng cụ gia đình.
Ông
Kèo
823
(Tỷ lệ
lấp đầy
82,9%)
Sửa chữa và đóng tàu thủy và các dịch vụ có liên quan; sản xuất chế biến dầu nhờn, gas, khí hóa
lỏng, các sản phẩm gốc dầu, luyện kim, hóa chất (không bao gồm hóa chất cơ bản, phân bón,
ximăng; sản xuất điện, bưu chính viễn thông, xây dựng, cơ khí; công nghiệp sản xuát giấy và
các sản phẩm từ giấy (không bao gồm công đoẩnn xuát bột giấy); sản xuất nhựa, nhựa cao phân
tử, cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp (không bao gồm công đoạn chế biến mủ cao su); sản
xuất nguyên vật liệu xây dựng, dân dụng, công nghiệp; sản xuất thủ công mỹ nghệ, gốm sứ ,
thủy tinh, gỗ, lâm sản. Công nghiệp nhẹ: Dệt (không bao gồm nhuộm có công suất 10.000.000m
vải/năm trở lên), may mặc, tơ, sợi, giày da (không có thuộc da), chế biến thủy sản, nông sản,
hàng tiêu dùng; công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, nguyên liệu, hương liệu, hóa mỹ phẩm,
nước giải khát, rượu, bia các lọai; cơ khí chế tạo, cơ khí gia công, lắp ráp. Ngành dịch vụ: Ngân
hàng, bưư điện, VP cho thuê, khách sạn, DV giải trí, DV vệ sinh công cộng, xử lý nước thải,
cho thuê kho bãi.
1294/QĐ-BTNMT
ngày 29/8/2007 của
Bộ TNMT
Long
Khánh
264
(Tỷ lệ
lấp đầy
0,59%)
Chế biến nông sản, chế biến lương thực thực phẩm (không chế biến bột mì); dệt may, sản xuất
giày, đồ chơi; đồ gỗ và trang trí nội thất; bao bì (không sử dụng nguyên liệu sản xuất là giấy tái
chế); lắp ráp dụng cụ thể dục thể thao (chỉ thực hiện hoạt động lắp ráp, không gia công, sản xuất
thành phẩm); điện tử và vi điện tử; dập khung, lắp ráp, chế tạo xe máy và phụ tùng (không thực
hiện công đoạn xi mạ); sản xuất dược phẩm; văn phòng phẩm; hàng thủ công mỹ nghệ, thủy
tinh, vật liệu xây dựng trang trí nội thất, cấu kiện bê tông. Không thu hút đầu tư các ngành nghề
gây ô nhiễm như: Công nghiệp chế biến mủ cao su; công nghiệp sản xuất bột giấy; công nghiệp
thuộc da; công nghiệp dệt nhuộm.
598/QĐ-BTNMT
ngày 21/03/2008
của Bộ Tài nguyên
và Môi trường
Dầu
Giây
331
(Tỷ lệ
lấp đầy
3,17%)
Cơ khí chế tạo máy: sản xuất và lắp ráp máy móc các phương tiện vận chuyển, chế tạo
máy móc dùng trong nông nghiệp, công nghiệp; Địên, điện tử, công nghệ thông tin: sản xuất
linh kiện phụ tùng, các sản phẩm điện, điện tử công nghiệp, điện tử viễn thông, thiết bị thông
tin; Hóa dược: dược liệu, dược phẩm, dụng cụ y tế, mỹ phẩm, hương liệu, cao su kỹ thuật cao;
sản phẩm dệt may, da giày; Vật liệu xây dựng; Công nghiệp chế biến gỗ, trang trí nội thất; Sản
xuất chế biến sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, thực phẩm (không chế biến bột mì và thực phẩm
màu); Công nghiệp tiêu dùng: dụng cụ the dục thể thao.. hàng thủ công mỹ nghệ, văn phòng
phẩm
1252/QĐ-BTNMT
ngày 17/6/2008 của
Bộ Tài nguyên và
Môi trường
10
Giang
Điền
529
(Tỷ lệ
lấp đầy
1,23%)
Chế tạo, sản xuất các sản phẩm công nghệ cao:Viễn thông, CNTT, tự động hóa, cơ điện
tử và cơ khí chính xác, vật liệu xây dựng, công nghệ sinh học; Sản xuất lắp ráp đồ điện, điện tử,
thiết bị kỹ thuạt số, thiết bị nghe nhìn; Sản xuất dây điện, cáp điện; SX lắp ráp chế tạo xe và phụ
tùng các loại xe ô tô, xe máy, xe đạp; SX lắp ráp các lọai động cơ truyền động, phụ tùng, thiết bị
đìêu khiển cho ngành hàng không, hàng hải; SX, gia công cơ khí, SX các loại sản phẩm từ kim
loại, máy móc thiết bị, thiết bị văn phòng; SX dụng cụ y tế, dụng cụ thể dục thể thao, đồ chơi trẻ
em; SX đồ kim hoàn, giả kim hoàn; Sx các sản phẩm trang trí nội thất, đồ gỗ cao cấp, SX công
nghiệp nhựa, cao su, thủy tinh, dược phẩm, nông dược; dịch vụ cung cấp khẩu phần ăn uống
cho máy bay.
1054/QĐ-BTNMT
ngày
21/5/2008 của Bộ
Tài nguyên và Môi
trường
Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Đồng Nai (Cập nhật ngày 05 tháng 8 năm 2010)
11
BẢNG 2: CAÊN CÖÙ PHAÙP LYÙ 30 KCN ÑOÀNG NAI
Stt KCN
Dieän
tích
(ha)
Dieän tích
duøng cho
thueâ (ha)
QÑ thaønh laäp
(/GPÑT) KCN
QÑ pheâ duyeät
qui hoaïch chi
tieát
Chủ trương cho
pheùp thaønh laäp
của Thuû töôùng
Chính phuû
QÑ pheâ duyeät ÑTM
1
Amata gñ 1 (129) (91.5)
Soá 1100/GP
ngaøy 31/12/1994
cuûa Boä KHÑT
216/BXD/KTQH
ngaøy 26/8/1995 1744/MTg ngaøy
29/7/1995; 1566/MTg
ngaøy 10/07/1996 cuûa Boä
KHCNMT
Amata gñ 2 (232) (158.75)
Soá 1100/GPÑC2
ngaøy 02/10/2002
cuûa Boä KHÑT
328/QÑ-BXD
ngaøy 26/3/2003
1110/CP-CN ngaøy
18/9/2002
Amata
(ñieàu chænh)
494 314.08 472022000132
ngaøy 05/02/2008
3450/QÑ-UBND
ngaøy 15/10/2007
2 Bieân Hoøa II 365 261.00 Soá 347/TTg
ngaøy 08/6/1995
52/BXD-ÑT
ngaøy 24/3/1994
174/QÑ-MTg ngaøy
30/01/1997 cuûa Boä
KHCNMT
3 Goø Daàu 184 136.70
Soá 622/TTg
ngaøy 18/10/1995
51/BXD/ÑT
ngaøy 24/3/1994
256/QÑ-MTg ngaøy
28/02/1997 cuûa Boä
KHCNMT
4 Loteco
100 72.00
Soá 1537/GP
ngaøy 10/04/1996
513/BXD/KTQH
ngaøy 30/9/1996
485/MTg ngaøy
11/5/1996 cuûa Boä
KHCNMT; 1694/QÑ-
BTNMT ngaøy
15/11/2006 cuûa Boä
TNMT
71.58
487/QÑ-BXD
ngaøy 23/3/2006
5 Hoá Nai 497 301.13 829/QÑ-BKHCNMT
12
Hoá Nai gñ 1 226 151.17 Soá 278/QÑ-TTg
ngaøy 08/4/1998 1199/QÑ-BXD
ngaøy 22/8/2006
ngaøy 30/6/1998 cuûa Boä
KHCNMT
Hố Nai gñ 2 271 149.96
720/CP-CN ngaøy
11/5/2006
6
Soâng Maây 474 334.00
Soâng Maây gñ 1 250 178.13
Soá 269/QÑ-TTg
ngaøy 07/4/1998
392 BXD/KTQH
ngaøy 30/8/1997
284/QÑ-MTg ngaøy
10/3/1997 cuûa Boä
KHCNMT
Soâng Maây gñ 2 224 155.87
47221000311
ngaøy 19/11/2007
557/QÑ-UBND
ngaøy 15/2/2008
7 N.Traïch I 430 311.25 Soá 715/TTg
ngaøy 30/8/1997
427/BXD/KTQH
ngaøy 18/9/1997
841/QÑ-MTg ngaøy
04/07/1997 cuûa Boä
KHCNMT
8 N.Traïch II 347 257.24
Soá 462/TTg
ngaøy 02/7/1997
785/QÑ-BXD
ngaøy 08/5/2001
2917/QÑ-MTg ngaøy
21/12/1996 cuûa Boä
KHCNMT
9
N.Traïch III
gñ 1
337 233.85
Soá 464/TTg
ngaøy 02/7/1997
925/QÑ-BXD
ngaøy 03/10/1998
2918/QÑ-MTg ngaøy
21/12/1996 cuûa Boä
KHCNMT; 1087/QÑ-
BTNMT ngaøy
25/08/2004 cuûa Boä
TNMT
955/QÑ.CT.UBT
ngaøy 01/4/2004
(Ñieàu chænh qui
hoaïch)
1265/QÑ-UBND
ngaøy 18/4/2008
(Ñieàu chænh cuïc boä
Formosa)
N. Traïch III
gñ 2 351 227.55
913/QÑCT.UBT
ngaøy 28/3/2003
133/QĐ-BXD
ngaøy 02/02/2005
239/CP-CN ngaøy
05/3/2003
1696/QÑ-BTNMT ngaøy
15/11/2006 cuûa Boä
TNMT
10 Bieân Hoøa I 335 231.08 Soá 436/QÑ-TTg 393/BXD-KTQH 989/QĐ-MTg ngaøy
13
ngaøy 12/5/2000 ngaøy 30/8/1997 31/07/1997 cuûa Boä
KHCNMT
248.48 (Ñieàu chænh qui hoaïch)
1627/QÑ-UBND
11/6/2007
11 N. Traïch V 302 205.00 3578/QÑCT-UBT ngaøy 06/10/2003
537/QÑ-BXD
ngaøy 01/4/2004
943/CP-CN ngaøy
15/7/2003
930/QÑ-BKHCNMT
ngaøy 06/5/2002 cuûa Boä
TNMT
12 Deät May 184 121.00 1860/QÑCT-UBT
ngaøy 26/6/2003
1024/QÑ-BXD
ngaøy 29/7/2003
699/CP-CN ngaøy
26/5/2003
1423/QÑ-BKHCN ngaøy
10/10/2002 cuûa Boä
KHCNMT
13 Tam Phöôùc 323 214.74 3576/QÑCT-UBT
ngaøy 06/10/2003
1344/QÑ-BXD
ngaøy 20/8/2004
1074/CP-CN ngaøy
12/8/2003
116/QÑ-BTNMT ngaøy
28/01/2003;
4169/BTNMT-TÑ ngaøy
25/10/2005 cuûa Boä
TNMT
14
Long Thaønh (510) (357.06) 3644/QÑCT-UBT ngaøy 13/10/2003
382/QÑ-BXD
ngaøy 05/3/2004
1240/CP-CN ngaøy
15/9/2003 900/QÑ-BTNMT ngaøy
21/07/1997 cuûa Boä
TNMT 488 282.74 504/QÑ-UBND
ngaøy 04/02/2008
15 An Phöôùc 130 91.00 4070/QÑCT-UBT ngaøy 27/10/2003
851/QÑ-BXD
ngaøy 28/5/2004
935/CP-CN ngaøy
14/7/2003
16 Ñònh Quaùn 54 37.80
4778/QÑ.CT-UBT
ngaøy 11/10/2004
1620/QÑ-BXD
ngaøy 21/10/2004
1399/CP-CN ngaøy
28/9/2004
906/QÑ.CT.UBT ngaøy
28/02/2005 cuûa UBND
Tænh; 227/QÑ.UBND
ngaøy 23/01/2007 cuûa
UBND Tænh
17 N. Trạch VI 315 220.29 2044/QÑ.CT.UBT 1457/QÑ-BXD 406/TTg-CN ngaøy Chöa coù ÑTM
14
ngaøy 01/6/2005 ngaøy 20/7/2005 12/4/2005
200/QÑ-UBND ngaøy 10/01/2008
1391/QÑ-UBND
ngaøy 05/5/2008
(Ñieàu chænh qui
hoaïch)
18 N. Traïch II-
Nhôn Phuù
183 126.31
5220/QÑ-UBND
ngaøy 16/12/2005
600/QÑ-BXD
ngaøy 03/4/2006
1837/TTg-CN
ngaøy 16/11/2005
410/QÑ-UBND
ngaøy 15/02/2007
1853/QÑ-UBND
ngaøy 10/6/2008
45/TTg-CN ngaøy
09/01/2007
19
N. Traïch II-Loäc
Khang 70 42.54
2443/QÑ-UBND
ngaøy 03/3/2006
817/QÑ-BXD
ngaøy 23/5/2006
203/TTg-CN ngaøy
27/01/2006
20 Xuaân Loäc 109 63.88
5447/QÑ-UBND
ngaøy 02/6/2006
897/QÑ-UBND
ngaøy 16/4/2007
710/TTg-CN ngaøy
09/5/2006
3542/QÑ.CT.UBND
ngaøy 12/04/2006 cuûa
UBND Tænh
21 Thaïnh Phuù
177 124.15 7979/QÑ-UBND ngaøy 23/8/2006
118/QÑ-UBND
ngaøy 12/01/2007
1015/TTg-CN
ngaøy 03/7/2006
1684/QÑ-BTNMT ngaøy
14/11/2006 cuûa Boä
TNMT
459/QÑ-UBND ngaøy 31/01/2008
22 Baøu Xeùo 500 328.08 47221000042 ngaøy 29/12/2006
1903/QÑ-UBND
ngaøy 29/6/2007
206/CP-CN ngaøy
25/2/2003
1293/QĐ-BTNMT ngaøy
29/08/2007 của Bộ
TNMT
23 Taân Phuù 54 34.98 47221000100 ngaøy 26/3/2007
991/QÑ-UBND
ngaøy 23/4/2007
1909/CP-CN ngaøy
16/12/2004
7487/QÑ-UBND ngaøy
27/7/2006 cuûa UBND
Tænh
24 Agtex Long
Bình
(47) 27.62 47221000173
ngaøy 26/6/2007
1453/QÑ-UBND
ngaøy 28/5/2007
1207/TTg-NN
ngaøy 03/7/2006
1266/QÑ-UBND ngaøy
16/5/2007 cuûa UBND
Tænh
15
43 1415/QÑ-UBND
ngaøy 06/5/2008
25 Long Ñöùc 283 183.29 47221000262
ngaøy 16/10/2007
1295/QÑ-BTNMT ngaøy
29/8/2007 cuûa Boä
TNMT
26 OÂng Keøo 823 502.82 47221000414 ngaøy 12/3/2008
2557QÑ-UBND
ngaøy 10/8/2007
27 Long Khaùnh 264 169.06 1783/QÑ-UBND ngaøy 04/6/2008
4702/QÑ-UBND
ngaøy 31/12/2007
598/QĐ-BTNMT
21/03/2008 của Bộ
TNMT
28 Giang Ñieàn 529 324.63 2801/QÑ-UBND ngaøy 27/8/2008
3422/QÑ-UBND
ngaøy 11/10/2007
29 Daàu Giaây 331 205.74
2802/QÑ-UBND
ngaøy 27/8/2008
1903/QÑ-UBND
ngaøy 29/01/2008
30 Loäc An - Bình Sôn 497.77
1200/QÑ-UBND
ngaøy 20/5/2010;
GCNÑT
47221000814 ngaøy
17/5/2010
Toång 9,573 6,002.53
Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Đồng Nai
16
BẢNG 3: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG, CHO THUÊ ĐẤT CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
ST
T Tên Khu công nghiệp Địa phương
Năm
thành
lập
Chủ đầu
tư xây
dựng cơ
sở hạ
tầng
Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng Diện tích (ha)
Đăng ký Thực hiện
Đất tự
nhiên
Đất
công
nghiệp
có thể
cho
thuê
Đã cho
thuê
Tỷ lệ
(%)
Triệu
USD
Tỷ
đồng
Triệu
USD
Tỷ
đồng
I. KCN đã thành lập và vận hành
1 Amata (giai đoạn 1, 2) Tp. Biên Hòa
1994
và
2002
Việt Nam
Thái Lan 46,07 - 39,45 - 494 314,08 229,71 73,14
2 Biên Hòa II Tp. Biên Hòa 1995 Việt Nam 18,47 - - 256,27 365 261,0 261,0 100
3 Gò dầu H. Long Thành 1995 Việt Nam 16,15 - - 94,08 184 136,7 137,70 100
4 Loteco Tp. Biên Hòa 1996 Việt Nam
Nhật Bản 41,00 - 20,46 - 100 71,58 71,58 100
5
Hố Nai (giai đoạn 1) H. Trảng Bom 1998 Việt Nam 15,48 - - 120,51 226 151,17 139,46 92,25
Hố Nai (giai đoạn 2) H. Trảng Bom 2006 Việt Nam 19,88 - - - 271 149,96 - 0,00
6
Sông Mây(giai đoạn
1) H. Trảng Bom 1998 Việt Nam 23,62 - - 147,80 250 178,13 135,39 76,01
Sông Mây(giai đoạn
2) H. Trảng Bom 2007 Việt Nam - - - 224 155,87 - 0,00
7 Nhơn Trạch I H. Nhơn Trạch 1997 Việt Nam 18,69 - - 345,69 430 311,25 279,41 89,77
8 Nhơn Trạch II H. Nhơn Trạch 1997 Việt Nam 27,59 - - 169,88 347 257,24 260,51 101,27
17
9
Nhơn Trạch III (giai
đoạn 1) – (Formosa) H. Nhơn Trạch 1997 Việt Nam 35,95 - 25,33 - 337 233,85 233,85 100
Nhơn Trạch III (giai
đoạn 2) H. Nhơn Trạch 2003 Việt Nam 29,52 - - 354,70 351 227,55 94,63 41,59
10 Biên Hòa I Tp. Biên Hòa 2000 Việt Nam 22,17 - - 266,06 335 248,48 248,48 100
11 Long Thành H. Long Thành 2003 Việt Nam 40,84 - - 404,88 488 282,74 215,98 76,39
12 Tam Phước Tp. Biên Hòa 2003 Việt Nam 12,03 - - 199,54 323 214,74 219,12 102,04
13 Nhơn Trạch V H. Nhơn Trạch 2003 Việt Nam 12,90 - - 219,37 302 205,0 184,03 89,77
14 Dệt May Nhơn Trạch H. Nhơn Trạch 2003 Việt Nam 11,80 - - 161,84 184 121,0 92,75 76,65
15 Định Quán H. Định Quán 2004 Việt Nam 3,56 - - 58,42 54 37,8 44,90 118,78
16 Nhơn Trạch II –
Nhơn Phú H. Nhơn Trạch
2005
và
2007
Việt Nam 16,16 - - 236,47 183 126,31 57,84 45,79
17 Nhơn Trạch II – Lộc Khang H. Nhơn Trạch 2006 Việt Nam 6,74 - - 72,96 70 42,54 27,0 63,47
18 Xuân Lộc H. Xuân Lộc 2006 Việt Nam 11,02 - - 83,67 109 63,88 30,85 48,29
19 Thạnh Phú H. Vĩnh Cửu 2006 Việt Nam 15,44 - - 3,52 177 124,15 58,15 46,84
20 Bàu Xéo H. Trảng Bom 2006 Việt Nam 32,99 - - 298,59 500 328,08 306,53 93,43
21 Agtex Long Bình Tp. Biên Hòa 2007 Việt Nam 1,87 - - 27,74 43 27,62 26,48 95,88
22 Ông Kèo H. Nhơn Trạch 2008 Việt Nam - 1.458 - 823 502,82 416,83 82,90
23 Dầu Giây H. Thống Nhất 2008 Việt Nam - 566 - 42,00 331 205,74 6,52 3,17
18
24 Tân Phú H. Tân Phú 2007 Việt Nam 3,95 - - 49,98 54 34,98 4,26 12,19
Tổng KCN đã vận hành (I) 483,89 2024,00 85,14 3613,98 7555,0 5014,26 3781,96 75,42
II. KCN đã thành lập và đang xây dựng cơ bản
25 An Phước H. Long Thành 2003 Việt Nam 6,78 - - 20,0 130 91,0 - 0,00
26 Nhơn Trạch VI H. Nhơn Trạch
2005
và
2008
Việt Nam 34,0 - - 27,62 315 220,29 - 0,00
27 Long Đức H. Long Thành 2007 Việt Nam - 466,85 - 52,98 283 183,29 - 0,00
28 Long Khánh Tx.Long Khánh 2008 Việt Nam - 470,25 - 77,11 264 169,06 1,0 0,59
29 Giang Điền
H. Trảng Bom
và H. Long
Thành
2008 Việt Nam - 1135,78 - 443,33 529 324,63 4,0 1,23
30 Lộc An – Bình Sơn H. Long Thành 2010 Việt Nam - 1948,43 - 43,02 497,77 336,05 - 0,00
Tổng KCN đang xây dựng cơ bản (II) 40,78 4021,31 - 664,05 2018,77 1324,32 5,00 0,38
Tổng KCN trên địa bàn (I +II) 524,67 6045,31 85,14 4278,03 9573,77 6338,58 3786,96 59,74
Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Đồng Nai
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- to_chuc_lanh_tho_cac_khu_cong_nghiep_o_tinh_dong_nai_3572.pdf