Luận văn Trách nhiệm xã hội tại hệ thống siêu thị big C Việt Nam – Bài học cho các siêu thị Việt Nam

Khó khăn trong việc đo lường kết quả: Khác với các kết quả trong lĩnh vực tự nhiên, kết quả chương trình trách nhiệm xã hội thường là vô hình và không dễ đo đếm. Một chương trình trách nhiệm xã hội đáp ứng tiêu chí thế nào thì được coi là thành công đang là một câu hỏi mở và sẽ vẫn tiếp tục là câu hỏi khó trả lời. Thông thường siêu thị thường đánh giá kết quả thông qua những con số định lượng như số người nghèo được hỗ trợ trong chiến dịch, số hộ gia đình được xây dựng các hệ thống cung cấp nước sạch miễn phí. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thì việc giúp đỡ cộng đồng vẫn còn rất hạn chế. Còn rất nhiều người nghèo, rất nhiều gia đình khó khăn, rất nhiều những dự án bảo vệ môi trường nữa cần có sự giúp đỡ của doanh nghiệp. Bởi vậy, thực hiện trách nhiệm xã hội là một việc tốt, nhưng thực hiện thế nào và kết quả ra sao vẫn còn đang gặp phải rất nhiều bất cập.

pdf70 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3354 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Trách nhiệm xã hội tại hệ thống siêu thị big C Việt Nam – Bài học cho các siêu thị Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lãnh đạo Big C để họ tự suy ngẫm và đưa ra nhiều biện pháp quản trị nhân lực có hiệu quả cao nhất. Đối với chuỗi chương trình bảo vệ môi trường, tất cả đều mang tính xây dựng thiết thực đối với công ty và cộng đồng. Trong đó phải ghi nhận nỗ lực và quyết tâm của ban lãnh đạo trong việc quyết định xây dựng tòa nhà tiết kiệm điện năng tại các siêu thị Big C Nam Định, Big C Vĩnh Phúc, Big C Hải Dương…Đây là dự án được thực hiện đầu tiên trong hệ thống siêu thị Big C tại Việt Nam. Với khối lượng tiêu thụ điện khổng lồ, chi phí mà Big C bỏ ra cho dự án là rất lớn. Đổi lại Big C nhận được kết quả lâu dài. Đó mới chính là cái đích mà doanh nghiệp muốn hướng tới. Còn với dự án thu gom pin đã qua sử dụng, kết quả đạt được cũng rất khả quan khi số lượng pin thu gom lên tới hơn 100 kg trong một đợt phát động. Tích cực hơn nữa là Big C chủ động đặt các thùng đựng pin tại siêu thị để tạo thói quen cho người tiêu dùng và đội ngũ nhân viên có ý thức loại bỏ pin không sử dụng nữa một cách an toàn với môi trường và sức khỏe con người nhất. Thế nhưng, dường như sự có mặt của các thùng gom pin không theo mong muốn của những người thực hiện. Người tiêu dùng hiếm khi nhớ đến việc mang pin đi bỏ vào thùng mỗi lần đến siêu thị, thậm chí đến nhân viên hằng ngày làm việc tại siêu thị cũng khó lòng tạo cho mình thói quen có ích đó. Một giải pháp cho vấn đề này là siêu thị nên tổ chức nhiều hơn nữa các chương trình thu gom pin để giúp cho người tiêu dùng hình thành thói quen bỏ pin đúng chỗ. Có như vậy, mục đích của chương trình này mới đạt được những kết quả khả quan. Một vấn đề nữa mà Big C cũng cần quan tâm là việc kiểm soát chặt chẽ hơn nữa quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm. Đơn cử như việc Big C vẫn bày bán một số sản phẩm không được khuyến cáo tiêu dùng. Trong năm 2011, các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa tin về việc thạch rau câu hương vị khoai môn Taro chứa chất tạo đục DEHP có nguy cơ gây ung thư. Nhiều siêu thị lớn đã lập tức thu hồi sản phẩm này. Tuy nhiên siêu thị Big C Nam Định vẫn bày bán công khai. Khi được hỏi về vấn đề này, nhân viên phụ trách bán cửa hàng tại siêu thị vẫn còn trả lời thiếu trách nhiệm “tùy từng đại lý mới thu hồi” (Thạch Taro vẫn được bán ở Big C Nam Định 2011). Sự vô tình của siêu thị khiến cho người tiêu dùng cảm thấy lo ngại. Bởi theo suy nghĩ của nhiều người, các sản phẩm trong siêu thị đã được kiểm soát gắt gao, nên khi đi mua hàng, khách hàng chỉ chủ yếu xem màu sắc cũng như ngày tháng sử dụng chứ không mấy khi để ý sản phẩm có được bày bán hay không. Siêu thị Big C cần có những biện pháp triệt để hơn nữa để bảo vệ danh tiếng công ty, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. 2.3.4 Về phương diện trách nhiệm cộng đồng. Big C đã thật sự ghi điểm trong khía cạnh này ghi tổ chức thành công cuộc thi “Big C cộng đồng”. Đây là một chương trình hoàn toàn mới với Big C cũng như với nhiều doanh nghiệp khác tại Việt Nam. Trên thực tế, nhiều hoạt động vì cộng đồng đã được thực hiện tại nhiều công ty nhưng hiếm có công ty nào tổ chức một cuộc thi về cộng đồng với quy mô lớn và triển khai ngay những ý tưởng ấy vào cuộc sống như Big C. 8 giải thưởng dành cho 8 dự án được đánh giá mang tính chất vì xã hội nhất đã được tiến hành với tổng kinh phí 320 triệu đồng. Mỗi dự án là một niềm ấp ủ của người thực hiện với mong muốn gây dựng một điều gì đó có ý nghĩa, đem đến một điều gì đó mới trong cuộc sống của những con có cuộc đời kém may mắn hoặc chịu những nỗi lo về đời sống vật chất, tinh thần. Tuy nhiên, dù có cố gắng đến đâu, việc thực hiện các dự án đôi khi vẫn vấp phải một số khiếm khuyết. Đơn cử như việc thực hiện dự án: Tập huấn kỹ năng sống cho thanh thiếu niên khiếm thị. Với mục đích trang bị cho thanh niên khiếm thị những kỹ năng cần thiết để họ tự đứng vững trên đôi chân của mình, một danh sách các bài học đã được đưa ra gồm kỹ năng tìm kiếm việc làm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian…Thế nhưng, nếu so sánh số tiền 40 triệu dành cho dự án với số lượng kiến thức học được thì có vẻ quá khập khiễng bởi đây cũng chỉ là kiến thức lý thuyết trên sách vở, thiếu tính thực tiễn. Điều quan trọng nhất và thiết thực nhất nên làm cho họ là giới thiệu họ vào làm việc ở những doanh nghiệp, những công ty có tiêu chí tuyển dụng người lao động khuyết tật. Với số tiền như trên, Big C có thể dành cho một việc làm khác có tính hiệu quả cao hơn như xây dựng một căn nhà tình nghĩa hoặc mở một xưởng dạy nghề cho chính những trẻ em khuyết tật vừa đào tạo. Bên cạnh đó, chương trình mà các dự án tham gia dự thi vẫn chưa có sự đa dạng ở nhiều lĩnh vực, nhiều vấn đề nổi cộm trong xã hội. Trong số 8 dự án được trao giải, có tới 6 dự án liên quan đến vấn đề hướng nghiệp và trang bị kiến thức cho người khuyết tật, khiếm thị, chỉ có hai dự án là hướng tới việc phát triển đời sống cộng đồng. Vẫn biết rằng người khuyết tật, người khiếm thị là những đối tượng rất cần có sự quan tâm, hỗ trợ từ phía cộng đồng. Thế nhưng không phải lúc nào sự quan tâm thể hiện qua việc hỗ trợ, nâng cao kiến thức, kỹ năng cũng là quan trọng tốt. Có lẽ điều mà họ cần hơn cả là sự giang rộng vòng tay của xã hội đón nhận họ, đưa họ sống và làm việc trong một môi trường như bất cứ những người bình thường khác. Ban lãnh đạo Big C đã có chính sách rất tiến bộ là tuyển dụng những người khuyết tật vào làm việc tại siêu thị, vậy tại sao chỉ dừng lại ở việc mở ra các khóa học lý thuyết mà không tạo điều kiện cho họ làm việc ngay tại công ty? Tại sao những người đứng đầu Big C với ý tưởng đầy nhân văn khi tổ chức cuộc thi này không kết hợp sáu dự án đó thành một hoặc hai chương trình thực tế, điều đó sẽ giúp cho công ty bớt được chi phí và có thể dùng số tiền đó làm nhiều hoạt động có ý nghĩa hơn. Ban giám đốc Big C nên rút kinh nghiệm để các cuộc thi trong các năm tiếp theo được diễn ra một cách hiệu quả hơn. Nói chung, mục đích vì cộng đồng vẫn luôn là mục đích cao cả và luôn được xã hội ủng hộ, tuyên dương. Big C đã không ngần ngại dành nguồn kinh phí của mình để tổ chức một cuộc thi có diện rộng trên toàn quốc, phủ khắp các siêu thị trong hệ thống để hướng tới đích ngắm cuối cùng là phát triển xã hội. Thế nhưng, hiệu quả của những chương trình đó vẫn còn là câu hỏi ngỏ mà Big C cần có lời giải đáp. Chỉ khi nào đưa ra một câu trả lời hợp lý Big C mới có thể tổ chức những cuộc thi khác, những chương trình khác mà lợi ích hoàn toàn hướng tới cộng đồng và tạo hiệu quả cao nhất. Dù sao Big C cũng rất đáng được ngợi ca khi trở thành doanh nghiệp đầu tiên trong hệ thống siêu thị Việt Nam đi tiên phong cho việc ghi dấu ấn với xã hội bằng cuộc thi đầy tính nhân đạo, nhân văn này. Tóm lại trên bình diện đánh giá về trách nhiệm đạo đức xã hội ở hệ thống Big C Việt Nam, trách nhiệm về pháp luật là yếu tố được Big C thực hiện tốt nhất. Ba phạm trù trách nhiệm kinh tế, đạo đức và từ thiện đều được Big C tiến hành đạt kết quả và hiệu quả gần tương đương nhau. Mặc dù trong phần trách nhiệm nào Big C cũng đều có phần thiếu sót, thế nhưng nhìn một cách tổng quan, có thể thấy rằng Big C đã nỗ lực hết mình để cho hoạt động nào, chương trình nào cũng đạt được mục tiêu cao nhất. Có được điều đó chính là nhờ tài năng lãnh đạo của những người đứng đầu công ty, cùng với đó là sự hưởng ứng nhiệt tình của toàn thể tập thể cán bộ công nhân viên và sự yêu mến, tin cậy của người tiêu dùng và của toàn xã hội. TNXHDN đã tạo cho Big C những lợi thế tuyệt đối trong quá trình giành được niềm tin của cả cộng đồng. Những nỗ lực của Big C đã được nhiều cơ quan, ban ngành trên toàn quốc công nhận. Bằng chứng là tập thể siêu thị đã vinh dự nhận nhiều giải thưởng, bằng khen như: Saigon Times Top 40 – Giá trị xanh 2009, bằng khen Vì sự nghiệp Giáo dục, Sản phẩm dịch vụ tốt nhất 2010, Giải ba cuộc thi Tòa nhà quản lý năng lượng hiệu quả do Bộ Công thương tổ chức, bằng khen của Chủ tịch UBND Quận Bình Tân, Tp. HCM vì có thành tích tốt trong cuộc vận động “Vì người nghèo” (Danh sách giải thưởng được nêu cụ thể trong phần phụ lục 2). Tất cả đều là phần thưởng xứng đáng ghi nhận nỗ lực của Big C vào sự phát triển của cộng đồng và xã hội. CHƯƠNG 3: BÀI HỌC THỰC HIỆN TNXHDN CỦA CÁC SIÊU THỊ VIỆT NAM 3.1 Giới thiệu về hệ thống siêu thị Việt Nam Vào năm 1920, siêu thị đầu tiên của loài người xuất hiện tại nước Mỹ do Michael Cullenn khởi xướng sau khi có sự xuất hiện khái niệm “tự phục vụ”. Đó là các cửa hàng được thành lập trong các nhà kho hay các sân trượt băng bị xuống cấp và bỏ phế. Thế nhưng do đặc điểm về lịch sử phát triển kinh tế, siêu thị Việt Nam lại ra đời khá muộn. Quá trình hình thành và phát triển của siêu thị trải qua 3 thời kỳ: Thời kỳ 1993-1994: những siêu thị đầu tiên ra đời tại thành phố Hồ Chí Minh. Thời kỳ 1995-1997: là giai đoạn mở rộng các thành phố lớn trên cả nước. Trong thời kỳ này, bắt đầu có sự xuất hiện của các siêu thị ở Hà Nội vào đầu năm 1995 Từ năm 1998 đến nay: các siêu thị trải qua quá trình cạnh tranh và đào thải. Do sự xuất hiện ồ ạt, kinh doanh không bài bản, thiếu kiến thức thương nghiệp và phải cạnh tranh với các hình thức bán lẻ truyền thống như chợ, cửa hàng, hàng rong và cạnh tranh lẫn nhau nên rất nhiều siêu thị đó đã vỡ nợ, phá sản, làm ăn thua lỗ và có nguy cơ phá sản. Những siêu thị còn tồn tại và phát triển là nhờ vào những nhà quản lý biết nắm bắt xu hướng phát triển kinh tế và có hướng phát triển phù hợp. Tính đến cuối năm 2011, cả nước có 638 siêu thị tại 59/63 tỉnh, thành phố (tăng 12,52% sơ với năm 2010) và 117 trung tâm thương mại tại 32/63 tỉnh thành phố (tăng 23,15% so với năm 2010). Chỉ tính trong 5 năm kể từ thời điểm Việt Nam gia nhập WTO (2007-2011), số lượng siêu thị Việt Nam thành lập đã tăng hơn 20% so với giai đoạn 5 năm trước (2002-2006), từ 251 lên con số 303. Tương tự số lượng trung tâm thương mại thành lập mới tăng hơn 72% (62/36). Ngoài ra còn có hàng nghìn cửa hàng chuyên doanh và cửa hàng tiện lợi theo mô hình hiện đại của các nước tiên tiến phân bố rộng khắp cả nước. Sự gia tăng nhanh chóng này đã góp phần thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam. Đó là điểm mới cũng là một điều đáng khích lệ và khẳng định hơn nữa sự đóng góp tích cực của các siêu thị Việt Nam trong định hướng tiêu dùng trong tương lai. 3.2 Nhận định về tiềm năng phát triển của TNXHDN của các siêu thị Việt Nam 3.2.1 Tình hình thực hiện TNXHDN của các siêu thị Việt Nam Thực hiện trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ và cũng là quyền lợi không của riêng doanh nghiệp nào. Bất kể các doanh nghiệp, ở bất kỳ loại hình nào với bất kỳ quy mô lớn nhỏ ra sao đều có thể thực hiện. Tuy nhiên, trong lĩnh vực phân phối bán buôn và bán lẻ, ngoài Big C, chỉ có siêu thị Coopmart Sài Gòn và Metro là những thành viên tích cực tham gia. Lướt qua một loạt các trang web của các siêu thị trên Hà Nội, thì có lẽ sau Big C, Coopmart và Metro là siêu thị có những bản tin về việc thực hiện trách nhiệm xã hội nhiều hơn cả. Các bản tin này luôn được cập nhật, với nhiều thông tin phong phú từ việc thực hiện công tác tình nguyện, giúp đỡ học sinh nghèo đến những chương trình bảo vệ môi trường. Điều đó cho thấy doanh nghiệp này cũng thật sự quan tâm đến mong muốn được giúp đỡ cộng đồng, góp phần nhỏ bé giúp đỡ những cá nhân kém may mắn trong xã hội và cùng toàn xã hội chung tay xây dựng, bảo vệ môi trường. Ngoài Big C, Co.opMart, hầu hết các doanh nghiệp đều có những hoạt động phạm vi hẹp. Đồng thời, thông tin về những hoạt động đó cũng thường không công bố công khai trên website chính thức hoặc trên phương tiện đại chúng khiến cho người tiêu dùng nhầm tưởng rằng siêu thị không quan tâm hoặc không thực hiện trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội. Mặc dù đã rất cố gắng để gây dựng hình ảnh của mình nhưng hệ thống siêu thị Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế, ảnh hưởng lớn đến công tác thực hiện TNXHDN. Nhiều mặt hàng niêm yết trong siêu thị có giá cao hơn so với những cửa hàng tạp hóa bên ngoài, có hiện tượng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hết hạn sử dụng xuất hiện. Đặc biệt, hoạt động quản lý chất lượng, khuyến mại, quảng cáo tại siêu thị còn tồn tại nhiều bất cập (Siêu thị Việt Nam chưa có tính bền vững về chất lượng 2011). Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh và những cam kết thực hiện TNXHDN mà siêu thị đã tham gia. 3.2.2 Những khó khăn trong việc thực hiện TNXHDN tại hệ thống siêu thị Việt Nam Không ai có thể phủ nhận vai trò và ý nghĩa của việc thực hiện các hoạt động xã hội xã hội trong quá trình phát triển kinh doanh của hệ thống các siêu thị trên thị trường Việt Nam. Nhưng như đã phân tích ở trên, chỉ một số rất ít các siêu thị quan trâm đến vấn đề này. Điều đó cho thấy thực hiện trách nhiệm của một doanh nghiệp quan tâm đến cộng đồng không phải là một việc quá dễ dàng. Xung quanh vấn đề này, vẫn còn có những khó khăn, cản trở và những bất cập. Khó khăn chủ yếu mà các siêu thị đang gặp phải là sự khan hiếm về nguồn lực bởi vấn đề về tài chính luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của bất cứ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường. Quy mô của nguồn lực tài chính sẽ dẫn đến một số những khó khăn sau: Khó khăn trong việc xác định ưu tiên: Trong điều kiện bình thường, một siêu thị có thể không cần tính toán nhiều khi thực hiện chương trình trách nhiệm xã hội. Đối với họ, một phần nguồn quỹ danh cho các hoạt động cộng đồng luôn hiện hữu trong nguồn ngân sách. Tuy vậy, trong những tình huống hạn hẹp về nguồn lực, đặc biệt là trong ngắn hạn thì câu hỏi đặt ra là siêu thị nên ưu tiên để tồn tại trước hay ưu tiên dành nguồn lực cho xã hội trước. Sự ưu ái dành cho xã hội trong khi công việc kinh doanh đang còn bộn bề đôi khi sẽ làm cho siêu thị mất đi hình ảnh đẹp trong mắt những người lao động. Trong khi đó, đảm bảo cuộc sống của cán bộ nhân viên trong siêu thị cũng là một phần thể hiện sự quan tâm đối với xã hội một cách hữu ích và thiết thực. Khó khăn trong việc xác định thời gian của một chương trình xã hội: Mỗi siêu thị đều có thể một kế hoạch thực hiện các hoạt động xã hội nhưng câu hỏi đặt ra là hoạt động đó sẽ tồn tại trong thời gian bao lâu. Một nghịch lý khác là nếu siêu thị không tập trung làm chương trình với quy mô đủ lớn trong một thời gian ngắn thì hiệu quả sẽ không nhiều, thậm chí bị vô hiệu hóa. Ở thái cực khác, nếu làm tập trung trong thời gian ngắn thì sẽ không còn nguồn lực để bảo trì hoạt động trách nhiệm xã hội. Đôi khi vì quá hạn hẹp về nguồn lực mà các chương trình dù ngắn hạn hay dài hạn bị bỏ dở giữa chừng gây nên sự lãng phí về nguồn lực và nhân lực. Khó khăn trong việc đo lường kết quả: Khác với các kết quả trong lĩnh vực tự nhiên, kết quả chương trình trách nhiệm xã hội thường là vô hình và không dễ đo đếm. Một chương trình trách nhiệm xã hội đáp ứng tiêu chí thế nào thì được coi là thành công đang là một câu hỏi mở và sẽ vẫn tiếp tục là câu hỏi khó trả lời. Thông thường siêu thị thường đánh giá kết quả thông qua những con số định lượng như số người nghèo được hỗ trợ trong chiến dịch, số hộ gia đình được xây dựng các hệ thống cung cấp nước sạch miễn phí. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thì việc giúp đỡ cộng đồng vẫn còn rất hạn chế. Còn rất nhiều người nghèo, rất nhiều gia đình khó khăn, rất nhiều những dự án bảo vệ môi trường nữa cần có sự giúp đỡ của doanh nghiệp. Bởi vậy, thực hiện trách nhiệm xã hội là một việc tốt, nhưng thực hiện thế nào và kết quả ra sao vẫn còn đang gặp phải rất nhiều bất cập. Khó khăn trong việc quản trị dự án: Chương trình trách nhiệm xã hội thường được thực hiện theo hình thức một hoặc nhiều dự án. Bản chất của các dự án trách nhiệm xã hội lại có nhiều bên liên quan, với những động cơ khác nhau. Vì vậy, năng lực quản trị dự án là một đòi hỏi cấp thiết để đảm bảo mục tiêu và hiệu quả của chương trình trách nhiệm xã hội. Trong quản trị dự án, việc phân tích các bên liên quan, xác nhận động cơ, xây dựng chiến lược thu hút sự tham gia cũng như tạo ra tính sở hữu của đối tượng tiếp nhận ở cộng đồng là một yếu tố quan trọng quyết định thành công của chương trình. 3.2.3 Nhận định về tiềm năng phát triển của TNXHDN của các siêu thị Việt Nam trong tương lai Sự tồn tại của các siêu thị trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay vẫn là một câu hỏi mở đòi hỏi một hướng giải quyết đúng đắn. Quả thật, nhiều siêu thị đã ghi điểm trong mắt người tiêu dùng thông qua những chương trình mang đến nhiều lợi ích cho cộng đồng. Điều đấy chứng tỏ rằng việc thực hiện TNXHDN là điều kiện cần để các siêu thị có thể thâm nhập , mở rộng thị trường cũng như tạo được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ. Trong báo cáo nghiên cứu về “Dự báo thị trường bán lẻ của Việt Nam đến năm 2014”, Tổ chức tư vấn AT Kearney (Mỹ) đã nhận định thị trường bán lẻ của Việt Nam vẫn đầy sức hút nhờ quy mô thị trường và số lượng người tiêu dùng. Theo thống kê của tổ chức này, mặc dù nền kinh tế khó khăn nhưng thị trường bán lẻ năm 2011 tại Việt Nam vẫn đạt được quy mô khá, đóng góp 15-16% GDP của cả nước. Dự báo của tổ chức này là đến năm 2014, doanh số bán lẻ tại Việt Nam có thể tăng 23%/năm. Tiềm năng phát triển thị trường bán lẻ trong nước tạo điều kiện cho nhiều siêu thị mở rộng chuỗi hệ thống của mình. Cụ thể như tập đoàn Metro Cash & Cary trong năm 2011 đã mở thêm 10 trung tâm nâng tổng số 17 trung tâm hoạt động hiện nay, Parkson cũng tăng thêm 7 trung tâm mua sắm ở các thành phố lớn. Vấn đề đặt ra là liệu sự gia tăng nhanh chóng về số lượng siêu thị có góp phần vào tiến trình nhận thức và thực hiện TNXHDN hay không. Chắc chắn là có. Dẫu biết rằng thị trường Việt Nam là rộng lớn và tiềm năng, nhưng không vì thế mà sự cạnh tranh lại mất đi phần gay gắt và quyết liệt. Siêu thị phải tự tạo cho mình một dấu ấn khác biệt mới mong tìm được chỗ đứng trên thị trường. Vì vậy, bên cạnh các chiến lược cạnh tranh về giá, về chất lượng sản phẩm và dịch vụ, các siêu thị chắc chắn sẽ quan tâm đến nhiều vấn đề liên quan đến TNXHDN bởi vì chính TNXHDN chứ không phải là một công cụ nào khác sẽ đem đến cho doanh nghiệp một thế đứng thạch bàn vững chắc trong trái tim người tiêu dùng. 3.3 Bài học cho các siêu thị Việt Nam Kinh doanh siêu thị là loại hình có những đặc trưng riêng. Không chỉ đem những mặt hàng phù hợp với thị hiếu đến cho người tiêu dùng, siêu thị còn phải thực hiện rất tốt phần dịch vụ để làm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu cũng như sự hài lòng của khách. Tuy nhiên, đôi khi điều đó vẫn là chưa đủ. Chỉ cần một hành động không đúng đắn của nhân viên bán hàng hoặc một hành vi cao ngạo của nhân viên thu ngân thôi là đã làm mất đi hình ảnh đẹp mà siêu thị dày công gây dựng. Bởi vậy, siêu thị cần tự làm thật tốt trách nhiệm từ bên trong doanh nghiệp, có làm tốt công tác nội bộ thì việc thưc hiện mới được phối hợp một cách nhịp nhàng, hợp lý. Trong khuôn khổ bài viết, người viết xin trình bày một số bài học thành công của Big C với mong muốn các siêu thị nói riêng cũng như các doanh nghiệp Việt Nam nói chung có thể áp dụng để đạt được hoàn thành tốt mục tiêu trách nhiệm xã hội. Bài học 1 : Xây dựng tư duy quản lí hướng đến TNXHDN Sự cân bằng giữa lợi nhuận của siêu thị và lợi ích thiết thực từ các hoạt động xã hội luôn là mục tiêu mà các nhà quản lý tận tâm với cộng đồng muốn hướng tới. Nhưng điều này không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau. Một siêu thị chỉ lo cho lợi nhuận của chính mình bất chấp những lợi ích của người tiêu dùng bày bán những sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, những sản phẩm độc hại hay chất lượng kém thì không bao giờ được coi là một siêu thị vì cộng đồng. Bởi vậy, ngay từ khi thành lập doanh nghiệp, siêu thị Big C đã xác định rõ mục tiêu kinh doanh, định hướng phát triển lâu dài để từ đó có những kế hoạch hợp lý và rõ ràng, có sự gắn kết chặt chẽ giữa các tuyên ngôn vì cộng đồng với năng lực thực tế của doanh nghiệp. Big C luôn thực hiện các cam kết do chính mình đưa ra và ngày càng có được lòng tin của người tiêu dùng. Tại Big C, tư tưởng về TNXHDN đến từ các nhà lãnh đạo cấp tiến tại nói riêng cũng như các siêu thị khác nói chung sẽ có nhiều cơ hội được hiện thực hóa và áp dụng rộng rãi trong thực tế cuộc sống. Vì vậy, các siêu thị Việt Nam cũng cần đề ra những định hướng mới gắn liền với TNXHDN để quá trình kinh doanh tuân theo đúng những quan điểm về đạo đức, mang đến nhiều lợi ích cho cộng đồng. Bài học 2: Xây dựng trách nhiệm với khách hàng là nền tảng cho mọi hoạt động, đồng thời thu hút khách hàng tham gia vào hoạt động TNXHDN của siêu thị. Đối với bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào, khách hàng đều là trung tâm của mọi hoạt động của mọi doanh nghiệp ngày nay. Vì vậy, thực hiện TNXHDN đồng nghĩa với trách nhiệm dành cho khách hàng của doanh nghiệp sẽ được đặt lên cao nhất. Với siêu thị, khách hàng còn mang nhiều ý nghĩa hơn thế. Khách hàng đến với siêu thị có nhiều thành phần, nhiều giai cấp và nhiều nhu cầu khác nhau. Làm thế nào để có thể phục vụ và làm hài lòng tất cả những nhu cầu ấy thật không phải là điều dễ dàng. Big C cho rằng muốn đạt được điều đó trước hết phải tạo ra được một đội ngũ nhân viên nhiệt tình và hết lòng vì khách hàng, thấu hiểu được tâm lý lựa chọn hàng hóa của khách và có thái độ phục vụ lịch sự, nhã nhặn. Không chỉ dừng ở đó, việc tạo ra một môi trường mua sắm thoải mái, tiện nghi luôn là ưu tiên hàng đầu tại Big C. Tất cả các việc làm trên đều đem đến lợi ích cho cộng đồng và cả doanh nghiệp. Chính vì nguồn lợi lâu dài đó nên các siêu thị tại Việt Nam cũng nên gia tăng hơn nữa các dịch vụ phục vụ khách hàng, đem đến cho khách hàng cảm giác thoải mái nhất khi mua sắm để từ đó khách hàng thêm gắn bó và tin yêu với siêu thị Bài học : Tích cực tổ chức nhiều chương trình giáo dục dành cho thiếu nhi. Theo nguồn tin từ chị Nguyễn Thị Thu Hằng, phụ trách truyền thông tại siêu thị Big C Thăng Long cho biết Big C là siêu thị đầu tiên và duy nhất “chủ động” liên hệ trực tiếp với các trường để tổ chức các buổi học ngoại khóa dành cho thiếu nhi. Trái ngược với đó, các siêu thị khác cũng có tổ chức những hoạt động vì giáo dục như thế này nhưng chủ yếu trong tư thế bị động, nghĩa là nhận được lời mời từ phía nhà trường. Sự khác nhau căn bản giữa việc chủ động và bị động cho thấy sự tiên phong, đi đầu của Big C với mục đích hướng tới vấn đề giáo dục của toàn xã hội. Quả thật, đây là một chương trình có ý nghĩa thực tế cao, góp phần đưa những nét mới vào trong quá trình giảng dạy. Vì vậy, các siêu thị khác cũng nên chuyển từ thế bị động sang việc chủ động tiến hành các chương trình trên để đưa nền giáo dục nước nhà có thêm nhiều chuyển biến tích cực. Bài học 3: Cải thiện vấn đề nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Ở bất cứ doanh nghiệp nào, đội ngũ cán bộ công nhân viên luôn giữ một yếu tố quan trọng và là chìa khóa đưa doanh nghiệp tới thành công. Với các siêu thị,nhân viên cũng phải được xem là khách hàng cao cấp bởi vì họ vừa là người phát triển siêu thị vừa là những khách hàng tốt nhất giúp siêu thị giới thiệu về các sản phẩm mà mình bày bán. Để thực hiện tốt chính sách đối với người lao động, Big C đã xây dựng nội môi trường làm việc an toàn, cởi mở, thân thiện và chuyên nghiệp. Đồng thời, siêu thị luôn đảm bảo đời sống vật chất cho nhân viên thông qua các khoản trợ cấp tài chính hoặc hỗ trợ y tế, chi phí sinh hoạt. Chính sách nhân lực hướng tới người lao động sẽ tạo động lực cho người lao động gắn bó với siêu thị hơn. Bài học: Giảm thiểu tối đa những áp lực về doanh số lên vai người lao động Trong bất cứ lĩnh vực nào không chỉ riêng siêu thị, doanh số vẫn là mục tiêu hướng đến của công ty cũng như là tiêu chuẩn cơ sở đánh giá hiệu quả lao động của nhân viên. Tuy nhiên trường hợp của chị Trần Thị Duyên như đã đề cập trong chương hai khiến cho những người lãnh đạo trong toàn hệ. Sự ra đi của một người giàu trách nhiệm với công việc là một tổn thất to lớn của tất cả các doanh nghiệp. Trước khi đổ lỗi cho người lao động vì sự không tăng trưởng của doanh số, người lãnh đạo cần phải nhìn nhận rõ nguyên nhân dẫn đến hậu quả đó để từ đó đưa ra giải pháp đúng đắn và kịp thời. Đồng thời, siêu thị cũng nên tổ chức những cuộc thi sáng tạo về ý tưởng kinh doanh giúp cho người lao động chủ động tìm ra giải pháp. Đây là bài học đáng quý đối với tất cả các siêu thị Việt Nam trong quá việc quản trị nhân lực sao cho hiệu quả nhất. Bài học : Thắt chặt hơn nữa quy trình kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Vụ việc Big C Nam Định bày bán thạch Taro có chứa chất DEHP chứa chất tạo đục gây nguy cơ ung thư là bài học cho tất cả hệ thống siêu thị Việt Nam trong việc kiểm soát hàng hóa kinh doanh. Siêu thị là nơi trưng bày nhiều mặt hàng, thế nên việc kiểm soát nguồn cung ứng đầu vào và đầu ra là vô cùng quan trọng. Đôi khi chỉ vì bất cẩn trong việc kiểm tra nguồn hàng cung ứng cũng có thể hủy hoại danh tiếng của mình trong lòng người tiêu dùng. Bởi vậy, siêu thị nên theo dõi sát diễn biến tình hình kinh tế, thu thập nhiều nguồn tin đáng tin cậy, kiên quyết từ chối bày bán những sản phẩm gây hại cho người tiêu dùng, những sản phẩm không được khuyến cáo sử dụng của các ban ngành chuyên môn. Có như vậy, uy tín cũng như thương hiệu của siêu thị mới duy trì và phát triển. Bài học 4: Tạo dựng hình ảnh “công dân doanh nghiệp” – Corporate Citizen Siêu thị cũng như bất kỳ doanh nghiệp nào đang hoạt động đều được coi là những công dân “đặc biệt của xã hội”. Với tư cách là công nhân, bên cạnh thực hiện tốt những trách nhiệm mà mình phải làm, Big C cũng cần phải đóng nguồn lực của mình vào việc tái thiết, duy trì và phát triển cộng đồng. Bởi vậy, Big C đã gây dựng cho mình ý thức này với việc hàng năm đã trích tổng lợi nhuận trước thuế hằng năm để ủng hộ, tài trợ cho những dự án cộng đồng. Việc làm này giúp Big C thiết lập được mối quan hệ với tốt với cơ quan nhà nước cũng như lòng tin của công chúng vào TNXHDN của mình. Chương trình “Big C cộng đồng” là một minh chứng rõ nét nhất cho những gì mà Big C đã cố gắng thể hiện. Những dự án được công ty lựa chọn luôn thể hiện một nét gì đó mang đậm tình thương người, thể hiện châm ngôn cuộc sống tốt đẹp của ông cha ta: “ Lá lành đùm lá rách” từ ngàn đời xưa nay vẫn được thế hệ hiểu được tấm lòng tốt đẹp, bao dung và nhân từ. Nhưng như đã phân tích, các dự án trong cuộc thi Big C cộng đồng vẫn chủ yếu giới hạn ở những hoạt đông mang nặng về kiến thức lý thuyết. Từ những hạn chế của Big C, các siêu thị cần có những chương trình có ý nghĩa thiết thực hơn. Đơn cử như siêu thị đưa ra chính sách hỗ trợ người nghèo bằng cách giảm giá trên tổng giá trị hóa đơn mua hàng mỗi lần họ đến mua sắm. Để làm được điều đó, siêu thị phải phối hợp với chính quyền địa phương nơi đóng trụ sở để lập nên danh sách những hộ nghèo, những người gặp hoàn cảnh khó khăn, những người có công với cách mạng hoặc người già neo đơn. Chính sách này không chỉ giúp cho người tiêu dùng giảm được một phần chi phí mua sắm mà còn tạo nên danh tiếng về doanh nghiệp hết lòng vì cộng đồng. Chính sách này chưa được áp dụng ở bất kỳ siêu thị nào trên toàn quốc nhưng chắc chắn một khi nó được áp dụng, nó sẽ đạt được nhiều hiệu quả cả về kinh tế lẫn đạo đức. Bài học 5: Phát triển kinh doanh kết hợp với mục tiêu bảo vệ môi trường Big C là doanh nghiệp đầu tiên đi tiên phong xây dựng đại siêu thị “Xanh” trong hệ thống siêu thị Việt Nam. Với những lợi ích thiết thực trong việc tiết kiệm điện, Big C đã tạo ra một bước đột phá mới trong quản lý và kinh doanh. Thiết nghĩ đây là mô hình chỉ mang đến cái lợi cho doanh nghiệp, vậy tại sao các siêu thị khác không áp dụng vào thực tiễn để cắt giảm một phần lớn chi phí cho việc tiêu thụ điện năng tại doanh nghiệp. Ở hệ thông siêu thị Co.opMart cũng đã có cuộc thi xây dựng mô hình tòa nhà tiết kiện năng lượng, thế nhưng nó vẫn chỉ dừng lại phạm vi cuộc thi mà thôi. Những siêu thị với quy mô lớn như Metro, Co.opMart với nguồn tài chính dồi dào nên áp dụng hình mẫu này trong kinh doanh. Thế nhưng chi phí cho việc xây dựng một tòa nhà như thế này là rất lớn khiến cho các doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực này vẫn còn e ngại. Không kể đến những siêu thị vừa và nhỏ, với nguồn tài chính eo hẹp, thì việc làm này gần như là không thể. Tuy nhiên, các siêu thị cũng không nhất thiết phải xây dựng mới toàn bộ lại siêu thị mà có thể áp dụng các biện pháp giống khác như lắp đặt các quạt chắn gió và bản lề tự đóng cửa để hạn chế lưu thông giữa không khí nóng bên ngoài góp phần giảm thất thoát hơi lạnh, lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng tiết kiệm điện. Đây mới chỉ là những ý tưởng khá phổ biến, còn rất nhiều biện pháp khác mà doanh nghiệp có thể áp dụng miễn là doanh nghiệp kiên quyết thực hiện với mục tiêu bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, siêu thị cũng nên khuyến khích bày bán các sản phẩm tái chế, sản phẩm hữu cơ thân thiện với môi trường. Big C đã có bày bán những sản phẩm hữu cơ có lợi cho môi trường. Một điển hình nữa là siêu thị Co.opMart đã đưa túi ni-lông tự hủy vào sử dụng với mục đích giảm thiểu sự ô nhiễm do loại sản phẩm độc hại này gây ra. Nhiều siêu thị còn hạn chế số lượng túi ni-lông phát cho khách hàng. Trong một chương trình hưởng ứng “Tháng sử dụng túi thân thiện với môi trường tại TP.HCM năm 2010”, các siêu thị và trung tâm thương mại: Saigon Co.op, Sài Gòn- Satra, Big C, Maximart, Parkson, Fivimart, Lotte đã tham gia nhiệt tình. Theo chương trình này, siêu thị không phát miễn phí túi ni-lông cho khách hàng trong các ngày thứ năm của tháng mà thay thế bằng các loại túi thân thiện với môi trường. Bài học 6:Xây dựng mạng lưới xe bus rộng khắp các tỉnh, địa bàn trên toàn quốc Hiện nay, sự xuất hiện hệ thống xe bus ở các thành phố như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng đã khẳng định vai trò không thể thiếu của nó trong đời sống của người dân. Đặc biệt trong tình trạng giá xăng dầu liên tục leo thang, người dân đã ưu tiên cho việc sử dụng phương tiện công cộng như một giải pháp giảm thiểu chi phí đi lại. Thế nhưng sử dụng xe bus như một dịch vụ miễn phí để vận chuyển khách hàng đến mua sắm có lẽ là việc làm duy nhất của Big C. Xe bus miễn phí Big C ngày càng chứng tỏ lợi ích ưu việt của nó trong việc giải quyết vấn đề đi lại của người dân ở xa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường bằng việc giảm lượng xe cộ cá nhân đến siêu thị, gia tăng độ an toàn cho người dân so với các phương tiện thông thường khác như xe máy, xe đạp.. Dẫu biết rằng chi phí duy trì cho dịch vụ này là không nhỏ, trung bình chiếm tới 7% lợi nhuận của Big C nhưng sự gia tăng nguồn khách hàng địa phương được đánh giá có tiềm năng mua sắm cao đã giúp cho công ty mạnh đạn đầu tư dự án này. Cũng nhờ có những tuyến xe bus mà người dân ở các tỉnh nhỏ như Hà Nam, Thái Bình, Ninh Bình… đã bắt đầu hình thành thói quen đi siêu thị vào những ngày cuối tuần. Với những lợi ích thiết thực và có ý nghĩa như vậy, thiết nghĩ các siêu thị khác cũng nên học tập Big C mở ra những chuyến xe miễn phí để thu hút khách hàng đến tham quan và mua sắm. Một khi dịch vụ xe bus này được các siêu thị khác tiến hành và đi vào hoạt động, nó sẽ mang đến cho người tiêu dùng nhiều cơ hội để lựa chọn cho mình những tuyến đường phù hợp nhất, siêu thị có giá cả và chất lượng cạnh tranh nhất. Điều đó có thể mang đến sự cạnh tranh ngày càng gắt gao giữa các siêu thị, dẫn đến sự lọc trừ những siêu thị yếu kém, nhưng đó mới là tính chất của nền kinh tế thị trường, có cạnh tranh thì mới có phát triển, mới tìm ra được những nhà phân phối uy tín nhất, có trách nhiệm nhất với cộng đồng và xã hội. Bài học 7: Xây dựng một hiệp hội siêu thị để tổ chức các chương trình vì cộng đồng một cách quy mô và toàn diện Hầu hết các siêu thị trên toàn quốc đều có những chương trình từ thiện hướng tới cộng đồng như tặng quà người nghèo vào các dịp lễ, tết; tổ chức những cuộc hiến máu nhân đạo; giúp đỡ học sinh nghèo hiếu học. Mặc dù số lượng các chương trình là khá lớn, tuy nhiên, nhược điểm ở đây là sự thiếu liên kết giữa các siêu thị trong việc tổ chức các hoạt động hướng tới cộng đồng. Đơn cử như vào dịp tết hàng năm, Big C, Metro, Co.opMart Saigon đều dành những phần quà cho người nghèo với mong muốn giúp họ đón một cái tết ấm no, hạnh phúc. Cả Big C, Metro và Co.opMart đều có cửa hàng đặt ở Hà Nội. Điều đó dẫn tới một khả năng có thể xảy ra là 3 siêu thị này cùng tặng quà chung một hộ gia đình trong khi đó hộ nghèo khác lại không được đón nhận món quà đó. Khi đó, sự không công bằng sẽ xảy ra và mục đích muốn giúp đỡ cộng đồng đôi khi lại gây ra nghi ngờ cho chính những người được hưởng quyền lợi ấy. Sự nhầm lẫn vô tình ấy có thể giết chết danh tiếng của siêu thị. Cùng với đó sẽ là sự lãng phí nguồn kinh phí cho những hoạt động cộng đồng. Đại đa số các siêu thị đều hưởng ứng tham gia nhiệt tình các chương trình về thu gom rác thải hoặc thu gom pin đã qua sử dụng. Nhưng nếu chỉ có riêng Big C hay Metro tham gia thì hoạt động ấy sẽ chỉ mang tính tự phát cá nhân doanh nghiệp, khó lôi kéo được nhiều người tham gia. Thế nhưng, khi một chương trình nào đấy có sự kết hợp của nhiều siêu thị, nhiều doanh nghiệp thì chắc chắn sự lan tỏa sẽ xa hơn và hiệu quả sẽ tăng lên rất nhiều. Đi kèm với đó là việc giảm chi phí cho mỗi lần tổ chức. Việc tổ chức đơn phương các chương trình vì cộng đồng có thể không là một khó khăn đối với các siêu thị lớn nhưng đôi khi lại là vấn đề lớn của những siêu thị vừa và nhỏ vì họ không có đủ kinh phí để tự tổ chức. Một khi các siêu thị tham gia đồng loạt với nhau, chi phí cũng được chia đều giúp cho siêu thị vừa và nhỏ có thể thực hiện TNXHDN, thêm vào đó giúp cho người tiêu dùng biết đến thương hiệu của công ty. Còn đối với các siêu thị lớn, siêu thị có thể làm nhiều việc có ý nghĩa hơn như gia tăng nguồn quỹ xây dựng TNXHDN bằng số tiền tiết giảm được khi cùng tham gia với siêu thị khác trong cùng lĩnh vực. Bởi vậy, rất cần có sự thành lập một hiệp hội các siêu thị trên toàn quốc để đảm bảo cho việc tiến hành TNXHDN được thống nhất và đạt hiệu quả cao nhất. Hiệp hội này sẽ đưa ra những chiến lược, sách lược, chỉ đạo, hướng dẫn tới những siêu thị thành viên để gia tăng sức mạnh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối bán lể thực hiện tốt vai trò một công dân gương mẫu. Bài học 8: Tích cực tham gia các cam kết quốc tế về thực hiện TNXHDN Thông thường, những doanh nghiệp Việt Nam bao gồm các siêu thị trên toàn quốc đều nỗ lực chứng tỏ mình là một công dân có trách nhiệm, thực hiện với tinh thần cao nhất những hoạt động hướng tới cộng đồng. Nhưng đôi khi, những hành động, những việc làm cụ thể vẫn chưa đủ vì khó có thể xác định được hiệu quả đạt được của chúng. Giải pháp cho các siêu thị hiện nay là chủ động tham gia ký kết những công ước, những văn bản pháp luật mang tính chất quốc tế bởi một khi được kiểm soát bởi một bên thứ 3, siêu thị mới đánh giá hết được những việc làm của mình đã đúng hay chưa, có phù hợp với những tiêu chuẩn, quy định quốc tế không. Mặt khác, vì những cam kết quốc tế có tính bao quát chung trên toàn cầu nên một khi gia nhập các siêu thị tránh được những rủi ro bất lợi từ những yếu tố khách quan tác động khi có những quy định pháp luật bắt buộc phải tham gia. Hơn nữa, xét cho cùng, đây cũng chính là lợi ích của cộng đồng toàn cầu. Một khi những cam kết đó được nhiều doanh nghiệp tham gia, nghĩa là những vấn đề về môi trường, an ninh toàn cầu càng có cơ hội được giải quyết nhanh chóng và triệt để. Thêm vào đó, hiện nay, Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực siêu thị, các cam kết quốc tế sẽ chứng tỏ đẳng cấp cũng như sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp, từ đấy nâng cao và giữ vững vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường. Tại Big C, với những nỗ lực của Tập đoàn Casino, một cam kết về Hiệp ước Toàn cầu đã được kí kết. Chính nhờ có hiệp ước đó mới có những chương trình, dự án tiết kiệm điện, thu gom pin hay tuyển dụng người lao động khuyết tật được thực hiện. Chính luật pháp, những điều ước, công ước quốc tế mang tầm vĩ mô lại là yếu tố chính giúp thúc đẩy việc thực hiện TNXHDN của siêu thị. Bài học 9: Thường xuyên tổ chức nhiều cuộc thi dành cho nhân viên Tại Big C, việc tổ chức các cuộc thi dành cho nhân viên thường xuyên diễn ra. Hàng tháng, công ty tổ chức cuộc thi dành cho nhân viên thu ngân với tiêu đề: “Nhân viên có tốc độ tính tiền cho khách nhanh nhất”, hàng quý các bộ phận tại Big C lại tích cực tham gia cuộc thi “ Quầy và bộ phận bán hàng có doanh số cao nhất”, đặc biệt cuộc thi “ Tôn vinh vẻ đẹp Việt” được tổ chức vào tháng 3 hàng năm như một minh chứng rõ nhất về việc quan tâm đến đời sống cũng như sự phát triển của đội ngũ nhân viên. Từ tấm gương của Big C, thiết nghĩ, các siêu thị khác cũng nên học tập để đưa nhiều chương trình, nhiều cuộc thi vào trong hoạt động của mình. Điều đó không chỉ giúp cho người lao động có thêm động lực phấn đấu mà còn tạo ra môi trường làm việc gắn bó, lâu dài với nhân viên hơn. Bài học 10: Trao quyền cho nhân viên thực hiện các chương trình giúp đỡ cộng đồng. Một điều khá đặc biệt tại Big C là tất cả các chương trình từ thiện, hướng tới cộng đồng tại Big C đều được thực hiện bởi chính đội ngũ nhân viên. Ban lãnh đạo Big C chỉ đóng vai trò là người giám sát, hỗ trợ cũng như đánh giá hiệu quả hoạt động của các chương trình đó. Việc làm này đã thể hiện sự tôn trọng cũng như đề cao vai trò của nhân viên trong quá trình giúp cho siêu thị thực hiện trách nhiệm của mình đối với cộng đồng. Cũng nhờ vào những chương trình này, đội ngũ nhân viên có thêm cơ hội trải nghiệm những khó khăn, vất vả của người dân địa phương, của những người có hoàn cảnh sống khó khăn mà họ biết trân trọng những gì mình đang có. Từ đó, họ cũng có thêm nhiệt huyết để tiến hành những chương trình đó một cách nghiêm túc hơn. Việc làm của Big C cũng chính là tấm gương cho những siêu thị khác học tập và noi theo. Nếu như được sự cộng tác nhiệt tình của những người lao động, chắc chắn rằng hiệu quả sẽ tăng lên gấp bội Tóm lại, tất cả những bài học người viết đưa ra đều dựa trên những gì thực tế mà Big C đã thực hiện trong thời gian qua để thực hiện TNXHDN của mình. Thiết nghĩ đó là những ý tưởng có ý nghĩa cao trong đời sống của nhân viên, người tiêu dùng, cộng đồng và toàn xã hội nên các siêu thị khác trên thị trường Việt Nam hãy xem xét để đưa những chương trình, hoạt động trên vào trong công tác kinh doanh của mình. Bất cứ một việc làm vì cộng đồng đều được xã hội ghi nhận và đánh giá cao, bởi vậy, chắc chắn công sức mà các siêu thị bỏ ra sẽ đem đến cho siêu thị những lợi ích lâu dài khó mà đong đếm được. Rồi từ đó, danh tiếng, thương hiệu cũng như vị thế của siêu thị sẽ được khẳng định vững chắc trong tâm trí người tiêu dùng Việt Nam. Trên đây là những bài học mà người viết đúc rút ra sau quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về TNXHDN tại siêu thị Big C. Những vấn đề tồn tại ở Big C cũng là những khó khăn mà toàn bộ hệ thống siêu thị trên thị trường đang phải đối mặt. Hi vọng những bài học này sẽ có ý nghĩa thiết thực đối với các siêu thị để nâng cao trách nhiệm thưc hiện TNXHDN trong thời gian tới. KẾT LUẬN TNXHDN là vấn đề còn khá mới mẻ ở Việt Nam, bởi vậy, nhận thức của các doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Hầu hết doanh nghiệp Việt Nam đều dừng lại ở việc thực hiện các chương trình mang tính rời rạc, thiếu tính chủ động. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trước những vấn đề tiêu cực về môi trường và đời sống xã hội do các doanh nghiệp gây ra, TNXHDN được đặt ra một cách cấp bách. Nắm bắt được xu thế phát triển đó, hệ thống siêu thị Big C Việt Nam đã chủ động thực hiện TNXHDN, đưa TNXHDN làm định hướng phát triển lâu dài. Để thực hiện TNXHDN, Big C đã tổ chức và tiến hành rất nhiều các chương trình với mục đích hướng tới cộng đồng như tổ chức cuộc thị “Big C cộng đồng”, tặng quà cho những gia đình nghèo trong dịp Tết cổ truyền, tổ chức hiến máu nhân đạo…Không chỉ dừng lại ở đấy, Big C cũng đã đưa ra nhiều biện phap để mang đến cho người tiêu dùng những lợi ích tối ưu về giá, chất lượng sản phẩm, dịch vụ miễn phí đi kèm. Big C cũng không quên đưa ra chính sách đãi ngộ đối với người lao động, tạo điều kiện cho họ phát triển năng lực cũng như thăng tiến trong công việc. Vấn đề bảo vệ môi trường được Big C chú trọng và quan tâm. Những giải pháp tiết kiệm điện, xây dựng mô hình đại siêu thị “Xanh”, khuyến khích khách hàng sử dụng túi thân thiện với môi trường đã đem đến nhiều kết quả khả quan. Tất cả mọi hoạt động mà Big C đang triển khai đều thể hiện một doanh nghiệp gương mẫu vì cộng đồng. Bên cạnh hiệu quả đáng ghi nhận, cũng phải thừa nhận các chương trình mà Big C thực hiện vẫn hạn chế nhất định đòi hỏi Big C cần khắc phục và tìm ra giải pháp phù hợp cho việc thực hiện những chương trình tiếp theo. Từ mô hình hoạt động TNXHDN của Big C, người viết đã đúc rút ra những bài học với mục đích giúp cho siêu thị Việt Nam có thể đúc rút và học hỏi những kinh nghiệm mà Big C đã tiến hành. Từ đó góp phần thúc đẩ việc nhân rộng mô hình này áp dụng trên toàn hệ thông siêu thị Việt Nam nói riêng cũng như các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường Việt Nam nói chung, đưa TNXHDN vào trong đời sống kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thời gian nghiên cứu có hạn nên tác giả vẫn chưa có điều kiện nghiên cứu chi tiết hơn nữa các hoạt động thực hiện TNXHDN tại siêu thị Big C nói chung cũng như toàn hệ thống siêu thị Việt Nam nói riêng. Do đó, tác giả hi vọng sẽ có cơ hội để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này ở những nghiên cứu trong tương lai. KẾT LUẬN Cùng với sự phát triển đa phương hóa, đa dạng hóa của thương mại quốc tế, quy định về xuất xứ của các nước cũng ngày càng trở nên phong phú hơn về phạm vi, phương pháp xác định cũng như đối tượng. Trong giai đoạn hiện nay, xuất xứ hàng hóa đã trở thành một tiêu chí quan trọng trong việc thực thi các cam kết ưu đãi thuế quan của mọi quốc gia. Xuất xứ hàng hóa cũng là một công cụ kĩ thuật được các nước sử dụng nhằm hạn chế nhập khẩu ồ ạt và bảo vệ hợp lí nền sản xuất trong nước. Khóa luận đã hệ thống hóa được cơ sở lí luận chung về xuất xứ hàng hóa cũng như quy định liên quan đến vấn đề này của nhiều nước trên thế giới. Trong đó, khóa luận đã nghiên cứu một cách toàn diện quy định xuất xứ hàng hóa của Hoa Kỳ, quốc gia có ảnh hưởng lớn nhất đến thương mại toàn cầu. So với các quy định về xuất xứ hàng hóa của các nước, quy định xuất xứ của Hoa Kỳ tương đối phức tạp và khắt khe hơn. Hiện nay, Hoa Kỳ sử dụng phương pháp tỷ lệ phần trăm để xác định xuất xứ hàng hóa và quy định rõ tỷ lệ phần trăm giá trị nguyên liệu và chi phí sản xuất trực tiếp tại nước được hưởng ưu đãi phải không thấp hơn 35 % giá trị hàng hóa khi nhập khẩu vào lãnh thổ Hoa Kỳ. Để thỏa mãn quy định này, nhà sản xuất phải chứng minh được tỷ lệ giá trị gia tăng nội địa và tuân thủ nghiêm chỉnh cách ghi nhận chi phí hay giá trị sản xuất trực tiếp. Ngoài ra, hàng hóa muốn hưởng các ưu đãi của Hoa Kỳ đều phải được vận chuyển thẳng đến Hoa Kỳ nhằm tránh các gian lận thương mại và lợi dụng quy tắc xuất xứ. Về mặt chứng từ, Hoa Kỳ yêu cầu nhà xuất khẩu phải xuất trình C/O mẫu A cho các hàng hóa được hưởng GSP, các mẫu C/O đặc biệt giành cho từng Hiệp định thương mại và mẫu B cho các hàng hóa còn lại. Các quy định trên có thể gây khó khăn cho các nhà sản xuất , nhà xuất khẩu không chủ động về nguyên liệu, không có khả năng sản xuất thành phẩm , trình độ nghiệp vụ kế toán, xuất nhập khẩu và bảo hiểm kém. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam nếu muốn tận dụng các ưu đãi thuế quan của Hoa Kỳ , tuân thủ các quy định của thị trường này về xuất xứ sẽ phải giải quyết ba bài toán: nguyên liệu, công nghệ, và trình độ nhân lực. Trên thực tế, Việt Nam hoàn toàn có khả năng được hưởng GSP cũng như các ưu đãi thuế quan khác của Hoa Kỳ trong tương lai. Vì vậy, việc nghiên cứu các quy định về xuất xứ hàng hóa sẽ giảm thiểu rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng , giảm nguy cơ thất bại cho các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập thị trường này. Vì thời gian nghiên cứu có hạn nên tác giả vẫn chưa có điều kiện nghiên cứu chi tiết hơn nữa về quy định xuất xứ hàng hóa của Hoa Kỳ nói chung cũng như đối với nhiều mặt hàng nói riêng. Do đó, tác giả hi vọng sẽ có cơ hội để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này ở những nghiên cứu trong tương lai! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt : 1. Nguyễn Văn Bình, 2006, Cẩm nang thị trường Hoa Kỳ, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội. 2. Bộ Thương mại,2003, Nghị định 06/2003/NĐ-CP: Quy định phân loại xuất xứ hàng hóa xuất khẩu , nhập khẩu. 3. Bộ Thương mại,2006A, Nghị định 19/2006/NĐ-CP: Quy định chi tiết Luật Thương mại 2005 về xuất xứ hàng hóa. 4. Bộ Thương Mại, 2006B, Thông tư số 07/2006/TT-BTM: Hướng dẫn thủ tục cấp và quản lý việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ theo Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 2 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa. 5. Bộ Công Thương, 2011, Thông tư 06/2011/TT-BCT: Quy định thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi. 6. Chính Phủ, 2008, Quyết định 36/2008/QĐ-TTg: Phê duyệt chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. 7. Chính Phủ, 2011, Quyết định số 2471/2011/QĐ-TTg: Phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030. 8. Cục Xúc tiến thương mại, 2010, Báo cáo xúc tiến thương mại, Nhà xuất bản Bộ Công thương. 9. Nguyễn Duy Khiên, 2005, Xuất khẩu sang Hoa Kỳ- Những điều cần biết, Nhà xuất bản Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ. 10. Cao Vĩnh Hải, 2008, Nông lâm sản Việt Nam tiếp cận thị trường EU và Hoa Kỳ: Thực trạng, cơ hội và thách thức, Trung tâm tư vấn môi trường tài nguyên và giảm nghèo nông thôn. 11. Trần Văn Lợi, 2010, Một số kinh nghiệm pháp điển hóa của Hoa Kỳ, Vụ các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp. 12. Nguyễn Tuấn Minh, 2008, Những cơ sở hoạch định chính sách kinh tế của Hoa Kỳ và vấn đề đối với Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu châu Mỹ, số tháng 6/2009, tr6 -7. 13. Mutrap, 2011, Báo cáo đánh giá tác động của Quy tắc xuất xứ trong các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam. 14. Phòng Pháp chế - Trọng tài, 2001, Thâm nhập thị trường quốc tế qua GSP, Nhà xuất bản Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ( VCCI). 15. Bùi Anh Tâm, (2011), 11 năm kí kết hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ: nhìn lại và suy ngẫm, Báo Công thương điện tử, Số ngày 12/10/2011. 16. Lê Minh Tiến, 2011, Quy tắc xuất xứ hàng hóa của khu vực thương mại tự do ASEAN, Tạp chí Luật học số tháng 9/2011, tr.65-72. 17. Viện nghiên cứu quản lí kinh tế trung ương (CIEM), 2008, Những yếu tố đảm bảo để Việt Nam sớm vượt ngưỡng nước đang phát triển có thu nhập thấp. 18. Võ Thanh Thu, 2001, Thâm nhập thị trường Hoa Kỳ, Nhà xuất bản Thống kê. 19. Võ Thanh Thu, 2005, Quan hệ kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê. 20. Vũ Hữu Tửu, 2007, Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, Nhà xuất bản Giáo dục. 21. Vụ Thương mại châu Âu, 2011, Quy tắc xuất xứ mới của Liên minh châu Âu, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông. 22. Luc de Wulf & Jose B. Sokol, 2004, Sổ tay hiện đại hóa Hải quan, Nhà xuất bản Ngân hàng thế giới. Tiếng Anh 23. Oliver Cadot & Jaim de Melo, 2007, Why OECD countries should reform rules of origin. 24. Kimberly Ann Elliot, 2010, Changing rules of origin to improve market access for least developed countries. 25. Ron Kirk, 2010, Fifth report to the Congress on the operation of the Andean Trade Preference Act as Amended, The Office of the United States Trade Representative. 26. Vivian Jones & Micheal F.Martin, 2008, International Trade: Rules of origin, Congressional Research Service. 27. Bill Methenitis, 2010, Supporting origin, Ernst & Young UP. 28. Eckart Nauman, 2011, The EU Generalised Schedule Preferences: Rules of origin, an overview of recent reforms, Trade law center for southern Africa, 1 st edition. 29. European Union, 2010, The Europe Union's Rules of origin for Generalised Schedule Preferences. 30. Federal Register, 2011, Code of federal regulations – Title 19( Part 0 to end). 31. Sudesh Ratna, Diverse treatment and future development in the Asia and Pacific region. 32. UNCTAD, 2004A, Generalised Schedule Preferences - Handbook on the scheme of the United States of America. 33. UNCTAD, 2004B, Generalised Schedule Preferences - Handbook on the scheme of Canada. 34. UNCTAD, 2006, Generalised Schedule Preferences - Handbook on the scheme of Japan 35. US. Customs and Border Protection, 2004A, Importing into the United States- A guide for commercial importers. 36. US. Customs and Border Protection, 2004B, Marking of country of origin on US imports. 37. US. Customs and Border Protection, 2004C, What every member of trade community should know about textile and apparel: Rules of origin. 38. US. Customs and Border Protection, 2011, Harmonized Tariff System of the United States. 39. US. Trade Representative, 2007, US. Generalised Schedule Preferences Program. Websites: 40. Phòng Pháp chế - Trọng tài (VCCI), 2004, Quy tắc xuất xứ cho hàng dệt may vào Hoa Kỳ. Trang : Ngày truy cập : 20/03/2012 41. Ban Quan hệ quốc tế (VCCI), 2012, Hồ sơ thị trường Hoa Kỳ. Trang : Ngày truy cập: 10/04/2012 42. Office of the United States Trade Representative, Trade Agreements. Trang : Ngày truy cập : 15/04/2012 43. Thiên Lộc, 2011, Ngành dệt may chủ động nguồn nguyên liệu, Báo Điện tử Người lao động, Số ngày 18/04/2011. Trang : nguyen-lieu.htm Ngày truy cập: 2/4/2012 44. Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, 2008, Hệ thống luật pháp Hoa Kỳ liên quan đến thương mại. Trang: Ngày truy cập : 2/4/2012

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoa_lmd_9419.pdf
Luận văn liên quan