Quá trình phát triển 37 năm qua của ngành bảo hiểm đã chứng kiến những
bước phát triển từ việc cho phép mở thêm các công ty bảo hiểm trong nước, mở
rộng phạm vi các sản phẩm bảo hiểm bao gồm cả phi nhân thọ và nhân thọ, đến
việc cho phép liên doanh với nước ngoài và mở doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn
nước ngoài. Thị trường bảo hiểm Việt Nam có sự tham gia rộng rãi của các thành
phần kinh tế kinh doanh dịch vụ bảo hiểm. Tính đến nay, toàn thị trường đã có 16
công ty bảo hiểm phi nhân thọ, 8 công ty bảo hiểm nhân thọ, 1 công ty tái bảo
hiểm, 7 công ty môi giới bảo hiểm với tổng số vốn điều lệ 4.608 tỉ đồng và
108,095 triệu USD. Trong số đó có cả công ty của Nhà nước (trong đó lớn nhất
phải kể đến Tổng Công ty Bảo hiểm Quốc gia Việt Nam), công ty cổ phần (Bảo
Minh, Vinare.), công ty liên doanh và công ty 100% vốn nước ngoài (Prudential,
AIA, Chingfong Manulife.). Ngoài ra, còn có sự hiện diện của 30 văn phòng đại
diện của các công ty bảo hiểm và 3 văn phòng của các công ty môi giới bảo hiểm
nước ngoài. Năm 2005, tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc phi nhân thọ của toàn thị
trường đạt 5.535 tỉ đồng và kết quả này đối với lĩnh vực nhân thọ là 8.128 tỉ đồng,
đầu tư đạt 2.150 tỉ đồng, tăng trưởng 10% so với năm 2004.
148 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2020 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tự do hoá thương mại dịch vụ của trung quốc với tư cách là thành viên của WTO và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệt Nam.
b. Điều kiện thành lập chi nhánh
là:
-Vốn do ngân hàng mẹ cấp
không dưới 15 triệu USD
-Cam kết bằng văn bản sẽ thực
hiện các nghĩa vụ và cam kết
của chi nhánh của mình tại Việt
Nam.
-Theo sự cho phép của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền của
Việt Nam
-Đáp ứng nhu cầu về dịch vụ
ngân hàng của Việt Nam
c.Điều kiện thành lập ngân hàng
được:
-Nhận bất kỳ loại tiền gửi nào;
-Nhận tiền gửi có thời hạn bằng Việt Nam
đồng của cá nhân hoặc pháp nhân Việt
Nam mà ngân hàng không có quan hệ tín
dụng;
-Nhận tiền gửi có thời hạn bằng Việt Nam
đồng với số lượng lớn hơn 25% vốn
chuyển vào của chi nhánh từ các cá nhân
hoặc pháp nhân Việt Nam mà ngân hàng
có quan hệ tín dụng.
Ngân hàng liên doanh không được nhận
tiền gửi có thời hạn bằng ngoại tệ của các
cá nhân hoặc pháp nhân Việt Nam mà
ngân hàng không có quan hệ tín dụng.
Chi nhánh không được mở các điểm giao
dịch khác hoặc chi nhánh con hoặc được
đặt máy rút tiền tự động ở các địa điểm
ngoài hội sở chính.
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân
hàng liên doanh không được nhận bảo
lãnh tín dụng và các giao dịch thanh toán
bằng ngoại tệ của các cá nhân và pháp
nhân mà ngân hàng không có quan hệ tín
dụng
liên doanh:
-Vốn pháp định: không dưới 10
triệu USD.
-Theo sự cho phép của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền của
Việt Nam
-Đáp ứng nhu cầu về dịch vụ
ngân hàng của Việt Nam
d. Điều kiện thành lập công ty
thuê mua tài chính (100% vốn
nước ngoài hoặc liên doanh) là:
-ít nhất làm ăn có lãi trong 3
năm liên tục gần nhất.
-Vốn pháp định không dưới 5
triệu đô la Mỹ.
-Đáp ứng nhu cầu về dịch vụ
ngân hàng của Việt Nam.
e. Chuyển tiền:
-Chi nhánh ngân hàng nước
ngoài chỉ được phép chuyển ra
nước ngoài số tiền nhỏ hơn 30%
tổng vốn đã chuyển vào;
-Ngân hàng liên doanh chỉ được
phép chuyển ra nước ngoài số
tiền nhỏ hơn 10% tổng vốn pháp
định.
4 Không cam kết trừ những cam kết đã được Không cam kết trừ những cam
đề cập ở phần cam kết chung. kết đã được đề cập ở phần cam
kết chung.
Phụ lục 4: Cam kết mở cửa lĩnh vực viễn thông của Việt Nam
PT Tiếp cận thị trường Đối xử quốc gia
1 Chỉ thực hiện thông qua hợp đồng hợp tác
kinh doanh với các nhà khai thác trạm cổng
của Việt Nam
Không hạn chế
2 Không hạn chế Không hạn chế
3 a. Các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng: Chỉ
thông qua hợp đòng hợp tác kinh doanh. Sau 5
năm, liên doanh, vốn nước ngoài nhỏ hơn
49%. Liên doanh phải thuê đường trục và
cổng quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam
b. Các dịch vụ viễn thông cơ bản + dịch vụ
điện thoại (bao gồm cả nội địa và quốc tế):
thông qua các hợp đồng hợp tác kinh doanh
Không hạn chế
4 Không cam kết Hợp đồng hợp tác kinh
doanh với các nhà khai thác
trạm cổng Việt Nam
Phụ lục 5: Cam kết mở cửa lĩnh vực khách sạn, nhà hàng của Việt Nam
PT Tiếp cận thị trường Đối xử quốc gia
1 Không hạn chế Không hạn chế
2 Không hạn chế Không hạn chế
3 Liên doanh + hợp đồng hợp tác kinh doanh để xây khách
sạn. Sau 3 năm được thành lập doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài
Không hạn chế
4 Không cam kết Không cam kết
Phụ lục 6: Cam kết mở cửa lĩnh vực dịch vụ xây dựng và các kỹ thuật
liên quan của Việt Nam
PT Tiếp cận thị trường Đối xử quốc gia
1 Không cam kết Không cam kết
2 Không hạn chế Không hạn chế
3 Không hạn chế trừ: trong 3 năm đầu, doanh nghiệp 100%
vốn nước ngoài chỉ cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp có
vốn nước ngoài và các dự án sử dụng vốn nước ngoài
Không hạn chế
4 Không cam kết Không cam kết
Phụ lục 7: Cam kết mở cửa lĩnh vực giáo dục của Việt Nam
PT Tiếp cận thị trường Đối xử quốc gia
1 Không cam kết Không cam kết
2 Không hạn chế Không hạn chế
3 Chỉ dưới hình thức liên
doanh
Giáo viên nước ngoài phải có 5 năm kinh nghiệm
giảng dạy và được Bộ Giáo dục cấp giấy phép
4 Không cam kết Không cam kết
Phụ lục 8: Cam kết mở cửa lĩnh vực y tế của Việt Nam
PT Tiếp cận thị trường Đối xử quốc gia
1 Không hạn chế Không hạn chế
2 Không hạn chế Không hạn chế
3 Bệnh viện 100% vốn nước ngoài, liên doanh hoặc hợp
đồng hợp tác kinh doanh, vốn tối thiểu 20 triệu USD
(bệnh viện), 2 triệu USD (điều trị ngoại trú) và 1 triệu
USD (cơ sở chuyên khoa)
Không hạn chế
4 Không cam kết Không cam kết
Phụ lục 9: Cam kết mở cửa lĩnh vực lữ hành của Việt Nam
PT Tiếp cận thị trường Đối xử quốc gia
1 Không hạn chế Không hạn chế
2 Không hạn chế Không hạn chế
3 LD (vỗn nước ngoài nhỏ hơn 49%), sau 3 năm vốn
nước ngoài có thể chiếm 51%
Không hạn chế trừ
hướng dẫn viên du lịch
là người Việt Nam
4 Không cam kết Không cam kết
Phụ lục 10: Cam kết mở cửa lĩnh vực vận tải đường thuỷ quốc tế của Việt
Nam
PT Tiếp cận thị trường Đối xử quốc gia
1 Không cam kết Không cam kết
2 Không hạn chế Không hạn chế
3 Văn phòng đại diện, sau 3 năm: liên doanh + vốn nước
ngoài nhỏ hơn 49%, số thuỷ thủ nước ngoài tối đa chiếm
1/3 tổng số nhân viên, trưởng tàu hoặc đại diện thứ nhất
phải là người Việt Nam
Không hạn chế
4 Không cam kết Không cam kết
Phụ lục 11: Cam kết mở cửa lĩnh vực vận tải thuỷ nội địa của Việt Nam
PT Tiếp cận thị trường Đối xử quốc gia
1 Không cam kết Không cam kết
2 Không hạn chế Không hạn chế
3 Hình thức: Liên doanh (vốn nước ngoài nhỏ hơn
49%)
Không hạn chế
4 Không cam kết Không cam kết
Phụ lục 12: Cam kết mở cửa lĩnh vực dịch vụ hàng không của Việt Nam
PT Tiếp cận thị trường Đối xử quốc gia
1 Không cam kết Không cam kết
2 Không hạn chế Không hạn chế
3 Các hãng hàng không của các nước đã ký kết hiệp định
hàng không song phương với Việt Nam được cung cấp
dịch vụ của mình thông qua Văn phòng đại diện hoặc đại
lý bán vé tại Việt Nam
Không hạn chế
4 Không cam kết Không cam kết
Phụ lục 13: Thực trạng một số ngành dịch vụ quan trọng của Việt Nam
* Viễn thông
Hiện nay, thị trường viễn thông Việt Nam đã có 6 nhà cung cấp dịch vụ bưu
chính viễn thông và công nghệ thông tin, trong đó có 5 nhà cung cấp dịch vụ thông
tin di động là VNPT, Viettel, EVNT, Hanoi Telecom, S-Fone và 8 doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ Internet. Tính đến nay, tổng số thuê bao điện thoại của Việt Nam
đạt khoảng 15,02 triệu máy điện thoại (mật độ gần 18 máy/100 dân), trong đó thuê
bao di động chiếm gần 56,3%. Về Internet, đến tháng 10/2005, đã có gần 9 triệu
người sử dụng đạt tỷ lệ xấp xỉ 11%. Các mạng viễn thông của Việt Nam đang có
những bước tăng trưởng khá mạnh mẽ, thị trường di động đang trong đà tăng mạnh
trong 9 tháng đầu năm 2005 với lượng thuê bao mới tăng 46% so với cùng kỳ năm
ngoái. Hiện, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đang quản lý
và khai thác trên 12 triệu thuê bao điện thoại, chiếm gần 90% thị phần Việt Nam,
trong đó 82,4% thị phần điện thoại di động (6,1 triệu thuê bao), trên 53% thị phần
Internet (gần 1,3 triệu thuê bao quy đổi), sản lượng điện thoại quốc tế chiếm trên
61% thị phần. VNPT đang là nhà khai thác các dịch vụ viễn thông lớn nhất trong
cả nước. Tổng công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) là một gương mặt mới nhưng
đến nay, Viettel đã đạt trên 1.000.000 thuê bao, chiếm 13,5% thị phần trên thị
trường Viễn thông Việt Nam, là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đứng thứ hai. Thị
trường điện thoại cố định tại Việt Nam tăng trưởng ở mức 26% trong năm 2004,
đạt mức tăng trưởng cao, với mật độ máy là 6,8%. Dự báo đến cuối năm 2005 sẽ
tăng thêm được khoảng 1,3 triệu thuê bao và 1,75 triệu thuê bao trong năm 2006,
với mật độ trên 10% vào quý 4 năm 2006.
Một trong những ưu thế lớn nhất của Việt Nam là cơ sở hạ tầng mạng
Internet và viễn thông kỹ thuật số. May mắn là Chính phủ Việt Nam đã nhận thức
được tầm quan trọng của ngành viễn thông và đã rất tập trung vào phát triển ngành
này. Tăng trưởng kinh tế dẫn đến tăng cầu về các dịch vụ viễn thông và Chính phủ
tiếp tục duy trì vai trò độc quyền trong một số lĩnh vực (với những cam kết cụ thể
về tự do hoá) là những yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế. Việt Nam
cũng có nguồn nhân lực có trình độ và có kỹ năng quản lý và duy trì cơ sở hạ tầng
này. Tuy vậy, điều không may là là các dịch vụ Internet và viễn thông của Việt
Nam tiếp tục ở các mức giá cao hơn so với các nền kinh tế khác trong khu vực, đặc
biệt nếu so sánh với mức sống của người dân nói chung. Khả năng đáp ứng nhu
cầu của khách hàng vẫn tương đối thấp, thời gian lắp đặt thiết bị cũng khá dài
(thường hơn 10 ngày). Những vấn đề chất lượng này có thể bắt nguồn từ sự thiếu
cạnh tranh do các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông chủ yếu là các doanh nghiệp
thuộc sở hữu nhà nước, hay các công ty cổ phần có vấn của nhà nước. Các công ty
có vốn đầu tư nước ngoài có thể tham gia vào kinh doanh trong lĩnh vực viễn
thông dưới hình thức Hợp đồng-Hợp tác-Kinh doanh (BCC). Tuy nhiên, khuôn
khổ luật pháp chưa hoàn chỉnh và việc thực thi cũng chưa được mạnh mẽ và nhất
quán. Độ minh bạch trong cơ chế cấp phép là thấp hơn rất nhiều so với các nước
trong khu vực, xét về các tiêu chí cấp phép, thời gian và thủ tục xét đơn, thời hạn
và điều kiện của giấy phép, việc công khai các lý do từ chối và qúa trình kêu
gọi/đánh giá. Các cơ hội tăng trưởng trong ngành viễn thông là rất lớn, xét về mức
độ người sử dụng còn tương đối thấp so với mức trung bình thế giới như Bảng
13.1.
Bảng 13.1: Một số chỉ số viễn thông quan trọng ở một số nước
thành viên ASEAN năm 2002
Nước Dân số
(triệu
người)
Điện thoại
cố định
trên 100
dân
Điện thoại
di động
trên 100
dân
Mật độ sử
dụng viễn
thông trên
100 dân
Sử dụng
Internet
trên 100 dân
Singapore 4,16 46,29 79,56 125,85 5.396,00
Bruney 0,358 25,95 46,8 72,75 1.023,00
Malaysia 24,53 18,30 41,30 59,60 3.196,00
Thái Lan 61,89 10,51 26,04 36,54 775,61
Indonesia 212,11 3,65 5,52 9,17 377,16
Việt Nam 81,25 4,84 2,02 6,86 184,62
Trung bình
ASEAN
- 11,60 21,40 33,03 1.144,37
Trung bình
Châu á
- 11,99 12,41 24,4 584,75
Nguồn: Các chỉ số viễn thông quốc tế ITU, 2003
Đầu tư nước ngoài cũng đem lại lợi ích, tạo cơ hội thu hút vốn và tiếp thu
chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý từ các nhà đầu tư nước ngoài. Khi mở
cửa thị trường theo các cam kết quốc tế, cạnh tranh tăng lên sẽ làm tăng hiệu quả
kinh doanh. Và điều kiện tiên quyết là Chính phủ cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn
quốc tế trong việc cải thiện môi trường luật pháp. Thách thức chủ yếu là phải đảm
bảo rằng chính phủ có đủ năng lực và nguồn lực để hỗ trợ các bộ phận dân cư
nghèo và các cộng đồng xa xôi hẻo lánh tiếp cận được các dịch vụ viễn thông.
Nhận thức chung là các mục tiêu xã hội phải được bao cấp toàn bộ; tuy nhiên, nếu
các nhà đầu tư nước ngoài được phép tham gia thị trường mà không có các tiêu chí
hoạt động xét về mặt tiếp cận phổ cập, thì chính phủ sẽ không thể đảm bảo các
dịch vụ cơ bản này.
* Dịch vụ tài chính và ngân hàng
Hệ thống ngân hàng Việt Nam là một hệ thống ngân hàng hai cấp bao gồm
Ngân hàng Nhà nước (Ngân hàng Trung ương) và các tổ chức tín dụng với nhiều
hình thức sở hữu và kinh doanh khác nhau: 5 ngân hàng thương mại nhà nước, 37
ngân hàng thương mại cổ phần, 4 ngân hàng liên doanh, 27 chi nhánh ngân hàng
nước ngoài, 1 quỹ tín dụng nhân dân Trung ương với 24 chi nhánh, 897 quỹ tín
dụng cơ sở, 5 công ty tài chính và 8 công ty cho thuê tài chính. Mạng lưới ngân
hàng rộng khắp này bảo đảm các thể chế trong nước chiếm thị phần lớn và hiểu
biết tốt nhu cầu và đòi hỏi của khách hàng cũng như phong tục, tập quán và văn
hoá kinh doanh của họ.
Tuy đa dạng về hình thức sở hữu và kinh doanh nhưng hệ thống ngân hàng
Việt Nam hiện đang nằm trong tình trạng kém phát triển. So với các ngân hàng
trong khu vực, tiềm lực vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam không dồi
dào và kém cạnh tranh về hình thức dịch vụ. Mặc dù chiếm tới trên 80% tổng tài
sản của hệ thống tài chính nhưng tổng tài sản của hệ thống ngân hàng Việt Nam so
với GDP chỉ trên 70%, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực, đặc biệt là
so với Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Trung Quốc (xem Bảng 13.2)
Bảng 13.2: Tổng tài sản/GDP của hệ thống ngân hàng Việt Nam so với
các nước trong khu vực (%)
2000 2001 2002 2003
Việt Nam 56,7 64,2 66,6 74,2
Malaysia 182,3 191,8 189,8 193,5
Thái Lan 142 137 147,8 145,8
Indonesia 76,7 78,5 74,0 77,6
Philippines 71,3 67,0 67,8 68,2
Singapore 145,6 167,6 151,4 -
Trung Quốc 155,4 163,6 201,3 211,1
Nguồn: Tính toán từ IMF (2004), Số liệu thống kê tài chính quốc tế, tháng
7 năm 2004
Nếu xét trên một số chỉ số như M2/GDP hay tín dụng nội địa/GDP, thì sự
phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam là thấp. Hơn nữa, sử dụng tiền mặt
trong các thanh toán quốc tế và mức độ Đô la hoá ở Việt Nam (23% trong năm
2003) vẫn cao hơn so với các nước khác trong khu vực, trừ Trung Quốc (xem
Bảng 13.3). Tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản của các ngân hàng Việt Nam tính đến
31/12/2003 chỉ là 5%, thấp hơn rất nhiều so với mức tối thiểu 8% theo Tiêu chí
Basle về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.
Bảng 13.3: Tỷ lệ tiền mặt/GDP của hệ thống ngân hàng Việt Nam
so với các nước trong khu vực (%)
2000 2001 2002 2003
Việt Nam 11,8 13,8 13,9 15,0
Malaysia 6,5 6,6 6,6 6,7
Thái Lan 8,3 8,6 9,1 9,2
Indonesia 5,7 5,3 5,0 5,9
Philippines 5,7 5,3 5,5 5,5
Singapore 7,2 7,8 7,9 -
Trung Quốc 16,4 15,9 16,9 16,9
Nguồn: Tính toán từ IMF (2004), Số liệu thống kê tài chính quốc tế, tháng
7 năm 2004
Theo Ngân hàng thế giới, công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam
vẫn còn ở mức thấp kém. Chỉ số công nghệ ngân hàng ở Việt Nam mới chỉ là -0,47
trong khi ở Trung Quốc là -0,35, Thái Lan là -0,07, Indonesia là -0,66, Malaysia là
1,08 và Singapore là 1,95. Ngoài ra, công nghệ được áp dụng cho các ngân hàng
thương mại ở Việt Nam không đồng bộ, gây khó khăn cho việc liên kết, hợp tác và
nâng cao hiệu quả thực hiện các dịch vụ ngân hàng.
Nguồn nhân lực trong lĩnh vực ngân hàng Việt Nam còn rất nhiều bất cập
và yếu kém. Khả năng ngoại ngữ cũng như kỹ năng máy tính của họ không đáp
ứng được yêu cầu của ngành ngân hàng. Đồng thời, các kỹ năng quản lý, giám sát
và điều tiết trong hệ thống ngân hàng vẫn còn kém phát triển và không có kỹ năng
chuyên nghiệp để có thể phân tích, đánh giá các điều kiện tài chính và dự báo các
xu hướng phát triển. Thiếu các tiêu chuẩn khách quan về quản lý tín dụng và đi
kèm với nó là các hệ thống kế toán không tương thích và đội ngũ thanh tra ngân
hàng yếu năng lực. Đồng thời, vẫn còn có sự can thiệp của Nhà nước và thiếu
minh bạch về mặt pháp lý, thiếu tính độc lập giữa các hoạt động giám sát và thanh
tra. Và cuối cùng là khả năng sinh lợi không những thấp mà còn có xu hướng giảm
sút với tỷ lệ nợ xấu cao. Đặc biệt là trong lĩnh vực ngoại hối, nợ quá hạn bằng
ngoại tệ có tỷ trọng gấp đôi nợ quá hạn bằng VND trong tổng nợ quá hạn, tỷ lệ chi
phí nghiệp vụ trên tài sản có từ 5-7,5% cao hơn mức 2,5-3% ở các nước trong khu
vực. Các ngân hàng Việt Nam chủ yếu cung cấp các dịch vụ ngân hàng truyền
thống mà sản phẩm chủ yếu là các sản phẩm tín dụng và lợi nhuận từ các dịch vụ
khác chỉ chiếm khoảng 20-25% tổng lợi nhuận (so với 52% ở Thái Lan, 60% ở
Nhật Bản và 66-70% ở Hoa Kỳ). Ngoài ra, lượng dịch vụ do các ngân hàng Việt
Nam cung cấp cũng thấp hơn rất nhiều so với các nước khác trong khu vực (xem
Bảng 13.4)
Bảng 13.4: Lượng sản phẩm dịch vụ do hệ thống ngân hàng Việt Nam
cung cấp
Nước Số lượng sản phẩm dịch vụ Số lượng năm phát triển
Việt Nam 450-500 4-6
Trung Quốc 800-900 8-10
Thái Lan >2000 >10
Malaysia 2800-3000 15-20
Nhật Bản 4000-5000 20
Nguồn: Techcombank (2004), Báo cáo Điều tra thị trường, Trung tâm đào
tạo ngân hàng
Hiện nay, nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam còn thấp (đặc biệt
đối với một số dịch vụ ngân hàng hiện đại như hối phiếu, thẻ tín dụng, dịch vụ
ngân hàng điện tử). Điều này có nghĩa là cơ hội cho tăng trưởng của dịch vụ tài
chính-ngân hàng rất tiềm tàng.
Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đang trong quá trình cải cách
(được bắt đầu từ năm 1998) nhằm tăng cường hiệu quả và chuẩn bị điều kiện để
hội nhập kinh tế quốc tế.
* Bảo hiểm
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm là một hoạt động phổ biến, xuất hiện từ rất
sớm ở nhiều quốc gia, đó là hình thức nhằm khắc phục rủi ro không may xảy ra.
Dịch vụ bảo hiểm là “lá chắn” hữu hiệu hạn chế rủi ro, góp phần ổn định sản xuất
và đời sống nhân dân. ở nước ta, hoạt động bảo hiểm cũng xuất hiện khá sớm. Khi
đất nước còn chia cắt, không chỉ ở miền Nam, mà ngay cả miền Bắc, nơi có nền
kinh tế chủ yếu là độc quyền nhà nước hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập
trung cao độ, hoạt động bảo hiểm cũng đã hình thành. Trong thời kỳ này, hoạt
động bảo hiểm tại miền Bắc chỉ duy nhất do Công ty Bảo hiểm Việt Nam tiến
hành, với đối tượng bảo hiểm chủ yếu là các hoạt động vận tải biển. Trong khi đó,
tại miền Nam, hoạt động này do 51 công ty trong và ngoài nước tiến hành, với đối
tượng bảo hiểm là mọi hoạt động trong xã hội có rủi ro. Sau khi thống nhất đất
nước, toàn bộ hoạt động bảo hiểm tập trung vào Công ty bảo hiểm Việt Nam.
Khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới thì ở Việt Nam có sự xuất hiện ngày
càng đông các doanh nhân nước ngoài. Những chủ thể này có nhu cầu bảo hiểm rất
cao và có tập quán là kinh doanh trong điều kiện được bảo hiểm. Bên cạnh đó, sự
thay đổi quan niệm về sở hữu cũng làm cho số doanh nghiệp tư nhân tăng lên rất
nhanh, kéo theo đó làm tăng nhu cầu bảo hiểm.
Trước tình hình đó, Nhà nước ta đã có Nghị định 100/CP, ban hành ngày
18/12/1993 cho phép các doanh nghiệp trong và ngoài nước kinh doanh bảo hiểm,
tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm cho các công ty nước ngoài tại
Việt Nam. Nhờ vậy, chỉ sau một thời gian ngắn, dịch vụ bảo hiểm từ chỗ chỉ có
một công ty duy nhất là Công ty bảo hiểm Việt Nam (nay được đổi tên thành Tổng
Công ty Bảo hiểm Việt Nam- Bảo Việt theo quyết định số 145 TC/QĐ/TCCB ngày
1/3/1996 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính) đã trở thành một ngành kinh tế lớn, có vai
trò quan trọng của quốc gia.
Quá trình phát triển 37 năm qua của ngành bảo hiểm đã chứng kiến những
bước phát triển từ việc cho phép mở thêm các công ty bảo hiểm trong nước, mở
rộng phạm vi các sản phẩm bảo hiểm bao gồm cả phi nhân thọ và nhân thọ, đến
việc cho phép liên doanh với nước ngoài và mở doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn
nước ngoài. Thị trường bảo hiểm Việt Nam có sự tham gia rộng rãi của các thành
phần kinh tế kinh doanh dịch vụ bảo hiểm. Tính đến nay, toàn thị trường đã có 16
công ty bảo hiểm phi nhân thọ, 8 công ty bảo hiểm nhân thọ, 1 công ty tái bảo
hiểm, 7 công ty môi giới bảo hiểm với tổng số vốn điều lệ 4.608 tỉ đồng và
108,095 triệu USD. Trong số đó có cả công ty của Nhà nước (trong đó lớn nhất
phải kể đến Tổng Công ty Bảo hiểm Quốc gia Việt Nam), công ty cổ phần (Bảo
Minh, Vinare...), công ty liên doanh và công ty 100% vốn nước ngoài (Prudential,
AIA, Chingfong Manulife...). Ngoài ra, còn có sự hiện diện của 30 văn phòng đại
diện của các công ty bảo hiểm và 3 văn phòng của các công ty môi giới bảo hiểm
nước ngoài. Năm 2005, tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc phi nhân thọ của toàn thị
trường đạt 5.535 tỉ đồng và kết quả này đối với lĩnh vực nhân thọ là 8.128 tỉ đồng,
đầu tư đạt 2.150 tỉ đồng, tăng trưởng 10% so với năm 2004.
Giá trị tổng tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm (trừ môi giới) là 30.657
tỉ đồng trong khi tổng quỹ dự phòng nghiệp vụ là 23.696 tỉ đồng. Tổng vốn đầu tư
vào nền kinh tế quốc dân là 26.276 tỉ đồng, trong đó tiền gửi và mua trái phiếu
chính phủ là 22.905 tỉ đồng, cổ phiếu trái phiếu doanh nghiệp là 1.216 tỉ đồng, cho
vay và uỷ thác đầu tư 2.155 tỉ đồng.
Để tiến tới tự do hoá thị trường bảo hiểm, Việt Nam đã cho phép rất nhiều
công ty bảo hiểm nước ngoài tham gia kinh doanh dịch vụ bảo hiểm trên thị trường
Việt Nam. Có thể nói dịch vụ bảo hiểm của Việt Nam là một trong những lĩnh vực
dịch vụ tự do hoá sớm nhất và nhiều nhất. Riêng năm 2005, Bộ tài chính đã cấp
phép hoạt động cho 2 công ty bảo hiểm phi nhân thọ (Công ty AAA, Tập đoàn
AIG -Mỹ), 3 công ty bảo hiểm nhân thọ (Prevoir -Pháp, ACE Life - Mỹ, New
York Life - Mỹ và một công ty môi giới bảo hiểm Thái Bình Dương. Công ty
Groupama Việt Nam được mở rộng phạm vi kinh doanh sang hầu hết các sản
phẩm bảo hiểm phi nhân thọ. Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam mua lại phần
vốn của QBE trong liên doanh bảo hiểm Việt Úc để thành lập Công ty bảo hiểm
Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam viết tắt là (BIC), Công ty QBE mua lại
Allianz. Đặc biệt tháng 12/2005 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số
310/QĐ/2005.TTG thành lập Tập đoàn tài chính bảo hiểm Bảo Việt với nhiều công
ty thành viên như Bảo Việt Việt Nam, Bảo Việt nhân thọ, Bảo hiểm y tế cộng
đồng, Công ty quản lý Quỹ đầu tư, Công ty chứng khoán, Công ty kinh doanh bất
động sản, Công ty cho thuê tài chính... Bảo Minh và VINARE trong năm đầu tiên
cổ phần hoá đã có những hoạt động khởi sắc.
Các sản phẩm bảo hiểm cũng ngày một đa dạng. Năm 1993, thị trường bảo
hiểm chỉ bao gồm 22 loại sản phẩm bảo hiểm chủ yếu tập trung vào các nghiệp vụ
bảo hiểm phi nhân thọ truyền thống. Nay đã có gần 500 sản phẩm bảo hiểm nhân
thọ và bảo hiểm phi nhân thọ thuộc cả 3 lĩnh vực bảo hiểm con người, bảo hiểm tài
sản và bảo hiểm trách nhiệm, được cung cấp trên thị trường, đáp ứng tốt hơn nhu
cầu phong phú, đa dạng của người tham gia bảo hiểm. Trong các nghiệp vụ, bảo
hiểm xe cơ giới dẫn đầu về doanh thu, đạt 1.603 tỉ đồng- chiếm 29% doanh thu phi
nhân thọ của toàn thị trường. Bảo hiểm tai nạn con người đạt 952 tỉ đồng xếp thứ
hai. Bảo hiểm tàu thuỷ đạt 492 tỉ đồng, bảo hiểm cháy nổ 472 tỉ đồng, bảo hiểm
hàng hoá vận chuyển 455 tỉ đồng, bảo hiểm xây dựng lắp đặt 376 tỉ đồng.
Thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay có tốc độ tăng trưởng nhanh (trung
bình 29%/ năm trong 10 năm 1992-2002 ) và 22% năm 2005. Do đó, thị trường
bảo hiểm Việt Nam được coi là thị trường đầu tư đầy tiềm năng đối với các nhà
bảo hiểm nước ngoài. Theo thống kê, doanh thu phí bảo hiểm năm 2003 chỉ chiếm
1,8% tổng GDP của Việt Nam và năm 2005 đạt khoảng 2,5% và dự kiến 4,2%
trong năm 2010. Tuy vậy, tỷ trọng này còn rất thấp so với nhiều quốc gia khác
trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, doanh thu phí bảo hiểm đã đạt tới 5-6%
tổng GDP của các quốc gia này. Bình quân trên thế giới, bảo hiểm nhân thọ đạt
khoảng 5-6% GDP, ở các nước phát triển, tỷ lệ này có thể lên tới 8% GDP.
Tuy nhiên, so với năm 2004, tốc độ tăng trưởng năm 2005 đã có phần chậm
lại và đặc biệt chỉ khai thác 50% tiềm năng của nền kinh tế. Trong năm 2005, sự
cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm diễn ra quá gay gắt, các doanh nghiệp đua
nhau hạ phí, mở rộng điều khoản bảo hiểm, hạ thấp mức khấu trừ. Chính điều này
đã khiến cho giá trị tài sản được bảo hiểm tăng 50% so với năm 2004 nhưng phí
bảo hiểm chỉ tăng 16%. Tỉ lệ bồi thường trên phí bảo hiểm đạt 37,8% (chưa kể
phải dự phòng bồi thường cho những năm sau). Đặc biệt nhiều doanh nghiệp bảo
hiểm có tỉ lệ chi phí trên doanh thu thuần đạt cao.
Khác với phi nhân thọ, doanh thu của bảo hiểm nhân thọ năm 2005 chỉ tăng
5,5% so với năm 2004. Có thể nói đây là năm khó khăn nhất, có tốc độ tăng trưởng
thấp nhất của bảo hiểm nhân thọ Việt Nam. Số lượng hợp đồng khai thác mới chỉ
đạt 882.929 giảm 982.860 hợp đồng so với năm 2004 và chỉ bằng 49% so với năm
2004. Số lượng hợp đồng có hiệu lực đến cuối kỳ chỉ đạt 5.102.751 bằng 78% năm
2004, giảm 1.447.154 hợp đồng.
Phí bảo hiểm thực thu năm 2005 là 1.335 tỉ đồng bằng 66% so với năm
2004, phí quy năm là 1.742 tỉ đồng bằng 94% so với năm 2004. Doanh thu phí bảo
hiểm đạt 80.128 tỉ đồng tăng 5,5% so với năm 2004. Tổng số tiền chi trả cho hợp
đồng đáo hạn, bồi thường và giá trị hoàn trả kể cả bảo tức là 2.384 tỉ đồng tăng
64% so với năm 2004. Số lượng đại lý bảo hiểm đến cuối năm 2005 là 91.734
người bằng 96% so với năm 2004.
Hạn chế căn bản của doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam là năng lực kinh
doanh hạn chế, vốn kinh doanh của toàn ngành bảo hiểm. Số vốn thực có toàn thị
trường hiện nay chỉ tương đương với một doanh nghiệp bảo hiểm cỡ trung bình
trên thế giới, không đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và nâng cao năng lực nhận
bảo hiểm phù hợp với mức độ phát triển trung bình của thế giới. Trình độ, năng lực
chuyên môn của các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước chưa cao nên nhiều loại
bảo hiểm không được khai thác hoặc tỷ lệ tái bảo hiểm ra nước ngoài còn rất lớn.
Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do các doanh nghiệp bảo
hiểm chưa nắm bắt kỹ càng về nhu cầu của thị trường bảo hiểm để đưa ra những
sản phẩm phù hợp. Các doanh nghiệp bảo hiểm chưa phân tích rõ ràng chất lượng
đại lý nên việc tuyển dụng, đào tạo đại lý rất vất vả và số đại lý nghỉ việc giữa
chừng không an tâm công tác ngày càng tăng. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại
tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm tới 8%-9%/năm cùng với các chiến dịch khuyến mại
rầm rộ, chỉ số giá cả tăng 8,5%/năm làm ảnh hưởng đến tâm lý người tham gia bảo
hiểm nhân thọ với hợp đồng tới 5, 10, 20 năm...
* Vận tải
Ngành vận tải của Việt Nam bao gồm dịch vụ vận tải hàng không, đường
biển, đường sông, đường bộ và đường sắt. Vận tải đóng một vai trò trọng yếu trong
việc phát triển kinh tế - xã hội và là ngành thu hút lao động nhiều nhất của Việt
Nam. Về đường sắt, Việt Nam mới chỉ có 7 tuyến chính với chiều dài 3142km,
trong đó 85% là khổ đường 1m, tốc độ tàu chạy thấp, chưa có tuyến nào điện khí
hoá. Việt Nam tập trung ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và xây
dựng luật pháp về giao thông vận tải, đã tạo thuận lợi cho dịch vụ vận tải phát
triển. Hệ thống tiêu chuẩn bước đầu đáp ứng chuẩn mực quốc tế. Sau đây, chúng ta
sẽ tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng hai dịch vụ vận tải quan trọng, có quan hệ nhiều
đến hội nhập quốc tế là vận tải hàng không và vận tải biển.
- Vận tải hàng không
Việt Nam có các điều kiện địa lý và kinh tế thuận lợi cho việc phát triển các
dịch vụ vận tải hàng không do nằm trong một khu vực có sự phát triển kinh tế năng
động, duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, đồng thời có mật độ quá cảnh rất cao.
Ngày 15/01/1956, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định thành lập Cục Hàng
không dân dụng Việt Nam. Sau 50 năm, ngành hàng không đã trưởng thành và có
những bước phát triển rất cơ bản, đóng góp to lớn vào việc phát triển kinh tế và an
ninh quốc phòng. Tính đến tháng 11/2005, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam,
Pacific Airlines đã mua, thuê 44 máy bay hiện đại (trong đó 32 máy bay B-767, B-
777, A-320 và A-321) và đang triển khai dự án mua 4 chiếc B-787 và 10 chiếc A-
321. Về cơ sở hạ tầng, hiện nay hàng không dân dụng Việt Nam đang quản lý và
khai thác 22 cảng hàng không nội địa, 3 cảng hàng không quốc tế là Nội Bài, Tân
Sơn Nhất và Đà Nẵng. Từ sau năm 1990, ngành hàng không đã đầu tư nâng cấp cơ
sở hạ tầng với tổng số tiền đầu tư là 1.570 tỷ đồng, đồng thời thực hiện quy hoạch
tổng thể mạng cảng hàng không trong toàn quốc. Sản lượng hành khách, hàng hoá,
bưu kiện thông qua các cảng hàng không trong nước, đựac biệt các cảng hàng
không quốc tế có mức tăng trưởng rất cao. Nếu như năm 1990 mới chỉ có
1.149.225 lượt hành khách thông qua các cảng hàng không thì năm 2005 đã có
12.967.700 lượt hành khách, tăng hơn 11 lần so với năm 1990.
Tuy nhiên, ngành hàng không Việt Nam vẫn còn ở trong giai đoạn đầu phát
triển, hiện tại mới chỉ đứng thứ 6 trong 10 nước ASEAN. Năng lực của ngành vận
tải hàng không Việt Nam còn hạn chế do hệ thống máy bay và sân bay quy mô
nhỏ. Các sân bay nội địa ở Việt Nam quy mô nhỏ, tiêu chuẩn kỹ thuật thấp và năng
lực hạn chế. Các sân bay của Việt Nam khá lạc hậu so với các nước trong khu vực
và trên thế giới xét về tất cả các tiêu chí, từ quy mô đường băng đến số lượng chỗ
đậu máy bay đến các công nghệ kiểm soát không lưu. Có một số vấn đề về mặt cơ
cấu đội máy bay của Việt Nam, hơn 60% số máy bay là đi thuê. Thiếu máy bay lớn
cho những tuyến bay dài, trong khi thừa máy bay các tuyến bay trung bình. Do
vậy, hiệu quả của các chuyến bay xuyên lục địa của Việt Nam là thấp và không
cạnh tranh. Xét về mặt dịch vụ khách hàng, giá cả không cạnh tranh, kế hoạch bay,
lịch bay chưa có tính tin cậy cao và đội ngũ nhân viên chưa được đào tạo tốt. Việt
Nam vẫn còn thiếu những phi công, kỹ sư và nhà quản lý đạt trình độ quốc tế.
Về mặt chính sách, các quy định và luật lệ của hàng không Việt Nam còn
trùng lắp và thiếu nhất quán, thực hiện không được chặt chẽ và thiếu sự phối hợp
trong toàn ngành. Giá vé máy bay vẫn chịu sự quản lý của Nhà nước.
Về hội nhập kinh tế quốc tế, cho tới nay, sau gần 50 năm, Việt Nam đã ký
được 57 hiệp định vận chuyển hàng không với các nước và vùng lãnh thổ, chuẩn bị
ký hiệp định vận tải hàng không hoặc sửa đổi với một số nước khác, ngày càng thể
hiện vai trò tích cực trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện tại, ngành hàng
không đã mở được 25 đường bay nội địa, 39 đường bay quốc tế tới 24 thành phố,
thủ đô, vùng lãnh thổ trên thế giới và đã có 3 hangc hàng không trong nước, 26
hãng hàng không nước ngoài có các chuyến bay thường lệ tới Việt Nam. Cuch
hàng không dân dụng Việt Nam đã xây dựng kế hoạch 5 năm, quy hoạch phát triển
ngành giai đoạn đến 2015 và định hướng phát triển đến 2025.
- Vận tải biển
Việt Nam có cả vận tải bằng đường sông và đường biển với kinh nghiệm
cả vận tải hành khách và vận tải hàng hoá. Các cảng biển Việt Nam chủ yếu thuộc
sở hữu nhà nước, gồm các cảng do trung ương quản lý (7 cảng quốc gia tổng hợp),
một số cảng địa phương và một số cảng thuộc sự quản lý của một số bộ ngành có
liên quan. Việc phát triển các cảng biển liên doanh không được khuyến khích. Chỉ
có một cảng cổ phần mới được thành lập (cảng Bình Dương thuộc Tập đoàn
Daso). Sự hợp tác và/hoặc liên kết giữa các cảng còn rất hạn chế và không thuận
tiện. Năng lực vận tải hàng hải của Việt Nam còn hạn chế do quy mô nhỏ của đội
tàu biển, cảng biển và các doanh nghiệp vận tải hàng hải. Việt Nam đã có hơn 100
cảng biển, song không có cảng biển nước sâu. Các cảng biển không được nạo vét
và bảo dưỡng thường xuyên và không có các thiết bị an toàn để tiếp nhận tàu
container lớn. Kết quả là, phần lớn tàu container xuất nhập khẩu đều phải quá cảnh
tại các cảng biển của Hồng Kông và Singapore. Năng lực bốc dỡ và xếp hàng hoá
của các cảng biển còn hạn chế, mất nhiều thời gian đã ảnh hưởng xấu đến hiệu quả
của các kho chứa hàng, làm giảm khả năng cạnh tranh của các cảng Việt Nam.
Đội tàu biển Việt Nam xếp thứ 60/150 quốc gia trên thế giới, xếp thứ 4/10
nước ASEAN (sau Singapore, Malaysia, Thái Lan). Theo Cục Đăng kiểm Việt
Nam, đội tàu vận tải biển nước ta hiện nay có vào khoảng 890 chiếc với tổng trọng
tải khoảng 2,6 triệu DWT do 382 doanh nghiệp nhà nước và 482 chủ tàu tư nhân
đảm nhiệm. Đội tàu cũ và lạc hậu, tuổi thọ trung bình khá cao (14,97 tuổi), nhiều
tàu đã hết niên hạn khai thác hay không đủ tiêu chuẩn hàng hải. Trong đó, đội tàu
viễn dương có tuổi tàu bình quân là 22 tuổi, có tàu thậm chí trên 30 tuổi. Chỉ tính
riêng số tàu trên 25 tuổi đã chiếm tới 41,6% trong tàu chở dầu và gần 17% trong
tàu chở hàng bách hoá [Cục đăng kiểm Việt Nam]. Hàng năm đội tàu biển Việt
Nam có xu hướng tăng lên về số lượng (0,96%), tổng dung tích (6,5%), trọng tải
(24,38%) và công suất máy chính (2,07%). Quy mô đội tàu biển Việt Nam nhỏ bé
nhưng tương đối đa dạng và có nhiều kích cỡ khác nhau. Đội tàu biển Việt Nam có
cả các tàu hàng khô tổng hợp, tàu chở dầu, tàu chở hàng rời và tàu hàng lỏng. Tuy
nhiên, đa số là tàu nhỏ dưới 1.000 DWT, bình quân trọng tải chỉ hơn 2.000
DWT/tàu. Hiện có trên 400 tàu trọng tải dưới 1.000 DWT chỉ khai thác trên các
tuyến nội địa. Xét theo cơ cấu, tàu chuyên dụng còn quá ít, không đủ sức phục vụ
công tác xuất nhập khẩu. Riêng đội tàu container về số lượng khá lớn nhưng chỉ là
các tàu feeder cỡ nhỏ. Tổng sức chứa toàn đội tàu container vào khoảng 8.000
TEU, trong khi đó tàu container khai thác trên các tuyến liner của thế giới đã có
các tàu sức chứa 10.000 TEU. Chất lượng đội tàu biển Việt Nam khó có thể làm
cho khách hàng kể cả trong nước lẫn ngoài nước hài lòng về mọi phương diện: kỹ
thuật, công nghệ (tuổi tàu, chủng loại, trang thiết bị trên tàu, phương thức khai
thác) và cả con người. Với quy mô và cơ cấu này, đội tàu biển Việt Nam mới chỉ
có khả năng đảm nhận vận chuyển được khoảng 25% nhu cầu vận chuyển hàng
hoá xuất nhập khẩu của cả nước. Trên thực tế, đội tàu biển Việt Nam cũng mới chỉ
chiếm được 15% thị phần vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của nước nhà.
Theo thống kê hiện nay, có khoảng 30 hãng tàu nước ngoài thường xuyên
hoạt động trên các tuyến vận tải ở Việt Nam, khai thác thị trường Việt Nam dưới
nhiều hình thức. Tình hình thị trường Việt Nam hiện nay rất phức tạp. Đội tàu Việt
Nam đang phải chịu một sức ép quá lớn trước các hãng tàu nước ngoài. Các hãng
tàu nước ngoài sử dụng các lợi thế về khả năng tài chính để chèn ép các doanh
nghiệp hàng hải Việt Nam ngay trên chính lãnh thổ Việt Nam thông qua việc hạ
giá cước, phá giá thị trường...Tuy nhiên, có một nghịch lý là trong khi thực trạng
đội tàu biển Việt Nam như vậy thì phần lớn đội tàu của các doanh nghiệp vận tải
biển Việt Nam lại đang khai thác rất thành công tại những thị trường quốc tế như
Nam Mỹ, Châu Phi, Trung Đông, Đông Nam Á...Điều này minh chứng rằng, đội
tàu biển Việt Nam vẫn có khả năng cạnh tranh với các đội tàu nước ngoài đang
khai thác đến 85% thị phần hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Những năm gần đây, hoạt động hàng hải tăng mạnh ở các vùng kinh tế trọng
điểm phía Bắc và phía Nam do nhu cầu vận chuyển hàng hoá cho khu vực này tăng
mạnh. Tuy nhiên, sản lượng hàng hoá vận tải trên biển của đội tàu trong nước mới
chỉ đạt khoảng 37 triệu tấn, trong đó Tổng Công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines)
chiếm gần 20 triệu tấn. Như vậy, cho đến nay thị phần vận tải hàng hoá xuất nhập
khẩu của đội tàu biển Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 15% thị phần vận tải biển Việt
Nam, còn lại đều do các doanh nghiệp vận tải biển nước ngoài nắm giữ.
Về giá cước, theo thống kê của môi giới Clarksons, chỉ trong vòng 6 tháng
cuối năm 2005, giá cước tàu hàng khô cỡ từ 10.000 - 35.000 DWT đã giảm
khoảng 30 - 45%, giá cước cho thuê tàu container cỡ từ 1.000 - 2.000 TEU giảm
khoảng 10% so với tháng 12/2004...Trong khi giá cước có xu hướng sụt giảm thì
các loại chi phí đầu vào lại tăng nhanh ảnh hưởng đến việc thực hiện chỉ tiêu lợi
nhuận của các doanh nghiệp vận tải biển. Ví dụ như tại Công ty Vận tải biển Việt
Nam, các chi phí nhiên liệu, vật tư, sửa chữa ...tăng trung bình từ 25 - 30% so với
năm 2004. Tuy nhiên, giá cước hàng hải của Việt Nam vẫn được xem là kém cạnh
tranh so với giá cước của các nước trên thế giới.
Việt Nam có đội ngũ nhân viên hàng hải gồm 20.000 sĩ quan và thuỷ thủ,
65% trong số đó được đào tạo theo tiêu chuẩn STCW78/95. Có 2.234 sĩ quan có
khả năng làm việc trên các tuyến đường quốc tế và 2.045 sĩ quan có khả năng làm
việc trên các tuyến đường nội địa. Về cơ bản, đội ngũ nhân viên tàu biển của Việt
Nam được đào tạo về mặt lý thuyết song ít kinh nghiệm thực tiễn, đặc biệt trên các
con tàu có trang thiết bị hiện đại. Hơn nữa, các sĩ quan và thuỷ thủ Việt Nam
không thông thạo ngoại ngữ và hiểu biết của họ về các luật và quy định hàng hải
quốc tế còn hạn chế.
Nhìn chung, nhu cầu về các dịch vụ vận tải biển của nền kinh tế còn ở mức
thấp. Phần lớn các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam sử dụng phương
thức CIF với hàng nhập khẩu và FOB với hàng xuất khẩu để tránh rủi ro trong quá
trình vận chuyển. Quản lý nhà nước trong vận tải biển không chặt chẽ. Thiếu vốn
đầu tư, nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ vận tải biển cũng như phát
triển nguồn nhân lực. Một số chính sách hiện nay về vận tải biển và dịch vụ hỗ trợ
vận tải biển còn chưa nhất quán và không được phối kết hợp chặt chẽ với các lĩnh
vực khác. Kết quả của cuộc điều tra do Investconsult Group tiến hành năm 2004
cho thấy rằng, trong khi thị phần của các công ty vận tải biển Việt Nam là rất thấp,
các công ty này lại không coi tàu nước ngoài là những đối thủ cạnh tranh chính.
Thay vào đó, họ lại tập trung cạnh tranh với nhau, gây tác động tiêu cực đến việc
nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ vận tải biển của Việt Nam. Những số
liệu này cũng cho thấy thiếu sự hiểu biết về thực tiễn cạnh tranh vận tải biển trên
thế giới.
* Du lịch
Việt Nam rất may mắn là có nguồn du lịch đa dạng và phong phú, hấp dẫn
cả về mặt tự nhiên, văn hoá và lịch sử. Một lợi thế nữa của Việt Nam là nguồn lao
động rẻ. Báo chí nước ngoài đều đánh giá cao về du lịch Việt Nam với nhận xét
chung: Việt Nam là điểm đến mang nhiều nét á đông hấp dẫn, gợi mở những khám
phá, nhưng điều quan trọng nhất, đây còn là điểm đến thân thiện, an ninh được bảo
đảm trong một thế giới đầy biến động. Mới đây, du lịch Việt Nam đã được Hội
đồng du lịch thế giới (WTTC) xếp vị trí thứ bảy thế giới về mức tăng trưởng và sẽ
là một trong mười điểm đến hàng đầu của du lịch thế giới trong mười năm tới.
Năm 2005 ngành du lịch Việt Nam đã về đích với 3,47 triệu lượt khách
quốc tế, tăng 18,4% so với năm 2004, và trên 16 triệu lượt khách nội địa, tăng
11%. Doanh thu từ du lịch đạt khoảng 30 nghìn tỷ đồng, tăng 15,4% so với năm
2004, vượt mức kế hoạch đề ra. Theo thống kê, Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc,
Đài Loan, Campuchia, Australia, Pháp, Thái Lan và Malaysia nằm trong "topten"
các quốc gia có khách du lịch đến Việt Nam nhiều nhất, chiếm 60-70% tổng lượng
khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Đặc biệt Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc là những
thị trường có lượng khách du lịch tăng cao trong năm 2005. Tuy số lượng khách
của những nước này chỉ bằng một nửa lượng khách đến từ Trung Quốc nhưng họ
có mức chi tiêu nhiều hơn hẳn. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung
tâm du lich lớn của Việt Nam. Năm 2005 vừa qua cũng được xem là năm thành
công của ngành du lịch Việt Nam trong việc thu hút vốn đầu tư. Trong năm qua,
ngành du lịch đã nhận được 550 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch. Trong 5 năm
qua (2001-2005), Chính phủ đã trợ cấp khoảng 2416 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư du lịch.
Ngoài ra, đến nay đã có khoảng trên 200 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với
tổng vốn đầu tư gần 5 tỷ USD. Các quốc gia và vùng lãnh thổ dẫn đầu về vốn FDI
vào các dự án du lịch là Singapore với 1,3 tỷ USD, Đài Loan 784 triệu USD, Hồng
Kông 642 triệu USD.
Trong hợp tác và hội nhập quốc tế, Việt Nam tham gia tích cực các diễn đàn
hợp tác du lịch song phương, đa phương của khu vực và thế giới, đồng thời tranh
thủ được sự hỗ trợ, tư vấn cùng các nguồn vốn phát triển của các nước và tổ chức
quốc tế. Phương án mở cửa thị trường dịch vụ du lịch, phù hợp lộ trình, mục tiêu
Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới và đàm phán mở cửa dịch vụ
hướng tới xây dựng khu vực tự do ASEAN vào năm 2010 cũng đang được ngành
du lịch nghiên cứu chuẩn bị.
Một điểm nhấn quan trọng của du lịch Việt Nam là việc hoàn thiện và thể
chế hóa các văn bản pháp luật với sự ra đời của Luật Du lịch sau một quá trình dài
soạn thảo, lấy ý kiến đóng góp và chỉnh lý nội dung. Luật Du lịch được Quốc hội
khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ bảy, ngày 14-6-2005, vượt trước kế hoạch năm
tháng. Luật có nhiều điểm quy định mới và phạm vi điều chỉnh rộng hơn so với
Pháp lệnh Du lịch năm 1999, là nền tảng pháp lý quan trọng cho việc thực hiện
nhiệm vụ quản lý nhà nước và hoạt động du lịch trong giai đoạn mới, thể hiện
quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước phát triển du lịch trở thành một ngành
kinh tế mũi nhọn, kích thích đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần xóa
đói, giảm nghèo; đồng thời cho thấy tính liên vùng, liên ngành, xã hội hóa của du
lịch và nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, thu hút mọi thành phần kinh tế
tham gia phát triển du lịch, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, khắc
phục các vi phạm trong kinh doanh, bảo vệ tài nguyên, môi trường; bảo vệ quyền
và lợi ích của du khách, nâng cao được hình ảnh của du lịch Việt Nam. Ngành du
lịch đang khẩn trương xây dựng các dự thảo văn bản hướng dẫn dưới luật nhằm lấy
ý kiến đóng góp để trình Chính phủ ban hành kịp thời trước khi Luật Du lịch chính
thức có hiệu lực từ tháng 1-2006.
Tuy nhiên, du lịch Việt Nam vẫn còn một khoảng cách khá xa so với các
nước phát triển trong khu vực là do những nguyên nhân sau:
Năng lực của các công ty du lịch của Việt Nam lại không xứng với tiềm
năng. Tuy số lượng các khách sạn tăng nhiều nhưng phần lớn đều có quy mô nhỏ
và cạnh tranh với nhau nhiều hơn là hợp tác để trở thành các "nhóm" hay tập đoàn
có khả năng tạo danh tiếng và các tiêu chuẩn dịch vụ chất lượng cao. Các khách
sạn tiêu chuẩn quốc tế chỉ chiếm 21% tổng số khách sạn ở Việt Nam. Hơn nữa,
phần lớn các khách sạn này lại tập trung ở các thành phố lớn và khu đô thị, trong
khi nhiều vùng với những nguồn lực tự nhiên, thắng cảnh đẹp và không khí trong
lành thì lại có rất ít khách sạn và chất lượng thấp. Tuy có nhiều địa điểm lớn, hấp
dẫn khách du lịch đến Việt Nam, Việt Nam vẫn chưa có được các khu du lịch đạt
tiêu chuẩn quốc tế (như Sentosa ở Singapore, Bali ở Indonesia hay Pattaya ở Thái
Lan). Mặc dù hiện nay Việt Nam có khoảng 230 công ty du lịch quốc tế và 1.542
công ty du lịch lữ hành nội địa nhưng phần lớn các công ty này đều ở quy mô nhỏ,
vốn đầu tư thấp và lực lượng hướng dẫn viên du lịch thiếu và yếu kém. Phần lớn
các công ty du lịch lữ hành ở Việt Nam chưa sử dụng công nghệ thông tin ở mức
độ cao. Hơn nữa, nguồn nhân lực cho du lịch chưa được đào tạo một cách có hệ
thống. Năng lực ngoại ngữ, kỹ năng máy tính và khả năng giao tiếp của họ còn hạn
chế. Các cơ sở đào tạo du lịch phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở các thành
phố lớn chứ không phải là ở những vùng thu hút khách du lịch nhất.
Hiện nay, trung bình doanh thu trên một khách du lịch là 450USD so với
mức trung bình của thế giới là 700USD (Thái Lan là 1.300USD). Số lượng khách
du lịch đến Việt Nam lần đầu tiên chiếm tới 90% tổng số, chỉ có 30% lượng khách
du lịch quay lại Việt Nam lần thứ hai. Trong khi đó ở Thái Lan, số lượng du khách
đến nhiều lần chiếm tới 80%, ở Trung Quốc là 50-60%. Điều này là do các ấn
phẩm du lịch của Việt Nam không được đa dạng hoá và phát triển tốt, môi trường
du lịch xuống cấp.
Về môi trường chính sách, vẫn còn thiếu một sân chơi bình đẳng giữa các
doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, xét vầ mặt cấp phép hay chứng
chỉ kinh doanh du lịch. Cũng còn thiếu sự liên kết giữa các bộ ngành (Tổng cục Du
lịch, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn...)
cũng như giữa Tổng Cục du lịch và các tỉnh trong việc quản lý các nguồn lực tự
nhiên. Cũng chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ/ngành (tài chính, ngân hàng,
hàng không, đối ngoại, hải quan, điện lực và viễn thông) trong hỗ trợ phát triển du
lịch. Các vấn đề ở đây là: dịch vụ ngân hàng chưa đa dạng, thủ tục hải quan và
nhập cư/visa phức tạp cũng như cước phí điện, giá vé máy bay và cước phí viễn
thông cao. Bên cạnh đó, hệ thống thống kê áp dụng trong ngành du lịch Việt Nam
cũng không phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
Là một trong những nước thuộc khối ASEAN, Việt Nam có điều kiện thực
hiện những sáng kiến khu vực để phát triển thị trường du lịch của mình. Khi mở
cửa thị trường sẽ có các cơ hội thu hút vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý để phát
triển du lịch. Do là một dịch vụ cầu cuối cùng, du lịch sẽ là lĩnh vực dễ bị tổn
thương trước với các yếu tố bên ngoài nhiều hơn các dịch vụ khác.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Đinh Văn Ân (2004), Việt Nam tích cực chuẩn bị gia nhập WTO trong một số
lĩnh vực dịch vụ, Nxb Văn hoá - Thông tin. Hà Nội.
2. Bernard Hoekman, Aaditya Mattoo và Philip English (2004), Sổ tay về phát
triển, thương mại và WTO, Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội.
3. Bộ ngoại giao (2000), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Nxb Chính trị quốc
gia. Hà Nội.
4. Deepak Bhattasali (2002), Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu thị trường tài chính
ở Trung Quốc, Ngân hàng Thế giới. Hà Nội.
5. Lê Đăng Doanh (2005), "Tầm quan trọng của ngành dịch vụ và quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, (321). tr. 3-
17.
6. Lê Thu Hà (2006), "Kinh tế Trung Quốc năm 2005", Tạp chí Kinh tế Châu Á-
Thái Bình Dương, (09). tr. 14-19.
7. Trịnh Hồng Hạnh (2003), WTO: Những nguyên tắc cơ bản, Nxb Khoa học xã
hội. Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Hồng (2005), Trung Quốc - cải cách mở cửa, những bài học kinh
nghiệm, Nxb Thế giới. Hà Nội.
9. Thanh Hùng (2006), "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực dịch vụ", Tạp
chí Thông tin Tài chính, (21). tr. 2-3.
10. Thu Hương (2005), "Trung Quốc lại một năm tăng trưởng cao", Kinh tế 2004-
2005, Thời báo kinh tế Việt Nam .
11. Võ Đại Lược (2004), Trung Quốc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới
(WTO) - Thời cơ và thách thức, Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội.
12. Vương Trung Minh (2005), Trung Quốc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới
WTO, Nxb Lao động.
13. Nguyễn Thị Mơ (2005), Lựa chọn bước đi và giải pháp để Việt Nam mở cửa về
dịch vụ thương mại, Nxb Lý luận chính trị. Hà Nội.
14. Nxb Chính trị quốc gia (2004), Hỏi đáp về Tổ chức thương mại thế giới, Nxb
Chính trị quốc gia. Hà Nội.
15. Nxb Chính trị quốc gia (2004), Tìm hiểu Tổ chức thương mại thế giới (WTO),
Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội.
16. Nxb Lý luận chính trị (2005), Kinh tế Việt Nam năm 2004, những vấn đề nổi
bật, Nxb Lý luận chính trị. Hà Nội.
17. Nguyễn Thế Nghiệp (2004), "Trung Quốc sau 3 năm gia nhập WTO", Thời báo
kinh tế Việt Nam (209/2004).
18. Phan Thanh Phú (2005), Việt Nam với tiến trình gia nhập Tổ chức thương mại
thế giới, Nxb Sự thật. Hà Nội.
19. Phạm Thái Quốc (2003), "Đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới và
bài học cho Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc (4/2003).
20. Phạm Thái Quốc (2005), "Bài học từ quá trình đàm phán gia nhập WTO của
Trung Quốc", Việt Nam và tiến trình gia nhập WTO. tr. 363-376.
21. Đỗ Tiến Sâm (2005), Trung Quốc gia nhập WTO: kinh nghiệm với Việt Nam,
Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội.
22. Nguyễn Hồng Sơn (2005), "Hệ thống ngân hàng Việt Nam: Đặc điểm và một
số dịch vụ cơ bản", Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, 11 (115). tr. 59-69.
23. Supachai Panitchpakdi, Mark L. Clinfford (2004), Trung Quốc và WTO: Trung
Quốc đang thay đổi, thương mại thế giới đang thay đổi, Nxb Thế giới. Hà Nội.
24. Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê hàng năm 1990-2004, Nxb Thống kê.
Hà Nội.
25. Văn Thành (2005), "Tập trung xây dựng pháp luật để gia nhập WTO", Tiền
phong (84/2005).
26. Võ Trí Thành (2005), "So sánh các biện pháp và chính sách tự do hoá thương
mại dịch vụ của Việt Nam và Trung Quốc", Tạp chí Quản lý kinh tế , (3/2005).
tr. 33-45, 64.
27. Võ Trí Thành (2005), "So sánh các biện pháp và chính sách tự do hoá thương
mại dịch vụ của Việt Nam và Trung Quốc", Tạp chí Quản lý kinh tế (4/2005).
tr. 42-54.
28. Võ Trí Thành và Nguyễn Anh Tú (2005), "Một số vấn đề và thách thức của
Vòng đàm phán Doha", Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, 11 (115). tr. 20-
21.
29. Phạm Quang Thao (2005), Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới: Cơ
hội và thách thức, Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội.
30. Nguyễn Xuân Thắng (2005), Một số lựa chọn và kiến nghị cho chiến lược tổng
thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế,
Báo cáo sơ bộ Dự án VIE/02/009 do UNDP tài trợ, Viện kinh tế và Chính trị
Thế giới. Hà Nội.
31. Nguyễn Thị Hải Thu (2005), "Thách thức đối với các tổ chức tài chính Việt
Nam khi gia nhập WTO", Tạp chí Thông tin Tài chính. (16). tr. 17-19.
32. Trọng Thức (2006), "Gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) cơ hội của
Việt Nam", Tạp chí Con số và Sự kiện. (1+2). tr. 35-36.
33. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (2004), Việt Nam: sẵn sàng
gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội.
34. Minh Tuấn (2005), "Khẩn trương gia nhập WTO", Thời báo kinh tế Việt Nam
(111/2005).
35. Kiều Vân (2005), "Tự do hoá dịch vụ tài chính - Bước đệm vào WTO", Thời
báo Ngân hàng (50/2005).
36. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2005), Kinh tế Việt Nam năm
2004, NXB Thống kê. Hà Nội.
37. Hoàng Xuân (2005), "Xây dựng các dự án luật phục vụ đàm phán gia nhập
WTO", Thời báo kinh tế Việt Nam (69/2005).
38. Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2005), Sổ tay về Hệ thống giải
quyết tranh chấp của WTO, Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội.
TIẾNG ANH
39. Aaditya Mattoo (2000). Trade in services: economics and law. WTO Working
Paper, April 2000. pp.1-3.
40. Aaditya Mattoo (2002). China 's Access to WTO: Services dimension. World
Bank.
41. Aaditya Mattoo and Pierre Sauve (2004). Domestic Regulation and Service
Trade Liberalization. A copublication of the World Bank and Oxford University
Press.
42. Deepak Bhattasali, Shantong Li and Will Martin (2004). China and the WTO:
Accession, Policy Reform and Poverty Reduction Strategies. A copublication of
the World Bank and Oxford University Press.
43. Nicolars R.Lady (2002). Intergrating China Into The Global Economy.
Brooking Institution Press, Washington, D.C. tr.115.
44. Shantong Li, Yan Wang, Fan Zhai (2003). Impact of service sector
liberalization on employment and out put: a CGE analysys.
45. Stephenson P. D'Arcy and Hui Xia. Insurance and China's Entry into the WTO.
University of Illinois.
46. Stephenson. Sherry M. (1998). Approaches to liberalizing services. World
Bank DECGR. pp.4-5.
47. Thomas Rumaugh and Nicolas Bracher (2004). China: International trade and
WTO accession. IMF.
48. World Bank (1994). International Services Transactions. Hanoi.
TRANG WEB
49.
50.
51.
52.
53.
54.
55.
56.
57.
58.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3091_2446.pdf