Luận văn Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan có phương pháp giải nhanh phần hợp chất hữu cơ có nhóm chức dùng để ôn thi đại học, cao đẳng

Khuyến khích GV khi thao giảng chọn bài luyện tập để GV có điều kiện trao đổi và học hỏi lẫn nhau. - Xây dựng các chuyên đề về phương pháp giải bài tập hóa học. - Nếu có điều kiện, mở các lớp cho HS ôn thi ĐH ngay từ năm lớp 10, tránh tình trạng học dồn vào năm học cuối cấp gây khó khăn cho HS cũng như GV 12.

pdf179 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1515 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan có phương pháp giải nhanh phần hợp chất hữu cơ có nhóm chức dùng để ôn thi đại học, cao đẳng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôn thi ĐH, CĐ môn hoá học cần lưu ý Ôn thi ĐH là một quá trình dài tích lũy, đào sâu kiến thức, đòi hỏi sự nỗ lực cá nhân và phương pháp ôn thích hợp. Là GV, ngoài việc dạy kiến thức cụ thể, chúng ta cũng cần thường xuyên định hướng, có lời khuyên đúng đắn cho các em HS để các em có thể đạt kết quả tốt nhất. Sau đây là những điều HS khi ôn thi ĐH, CĐ cần làm: 1. Chú ý đến những kiến thức cơ bản nhất Khi ôn thi đại học HS không nên chỉ vùi đầu vào các kiến thức cao siêu khi mà kiến thức cơ bản mình chưa thực sự nắm chắc, hãy chú đến quyển sách giáo khoa ngay bên cạnh. 2. Ôn thi đến đâu chắc đến đó Phần nào, bài tập nào sức mình làm được thì ôn thật kĩ, để khi đi thi chắc chắn sẽ có điểm. Có ôn như vậy, khi đi thi sẽ giúp “sỹ tử” cảm thấy tự tin và khi thi xong cũng không lo lắng sai phần này hoặc phần kia. 3. Thường xuyên hệ thống hóa kiến thức bằng mọi cách Kiến thức hóa học có sự gắn kết liên tục và mang tính hệ thống, trải đều qua cả 3 năm học. Sự phân chia các nội dung Đại cương – Vô cơ – Hữu cơ chỉ để giúp cho người học dễ học, chứ không dễ ôn tập. Khi ôn tập kiến thức hóa học, điều tối quan trọng là các em phải hệ thống, xâu chuỗi được nội dung mình đang ôn tập với các phần kiến thức có liên quan khác. Lý thuyết của hóa học không cứng nhắc và cũng không giản đơn, ta không thể ôn tập bằng cách “đọc chay” hay “học vẹt” mà phải bằng cách luyện tập, thường xuyên ghi ra, viết ra, “gọi từ trong đầu ra” thì mới hiểu và nhớ lâu được. Để làm được điều đó thì có một cách đơn giản là khi gặp bất kỳ câu hỏi, bài tập nào, các em cần cố gắng không chỉ tìm cách giải quyết câu hỏi, bài toán đó mà còn tìm cách liên hệ với các kiến thức liên quan đến nó để nhớ lại, hồi tưởng lại. 4. Rèn luyện kỹ năng tính toán và phản xạ tư duy Không phải bài toán nào cũng có cách giải đặc biệt nhanh, không phải bài toán nào cũng có công thức tính riêng. Để giải một bài toán thật nhanh và hiệu quả, việc trước tiên là phải rèn luyện kỹ năng tính toán và phản xạ tư duy. Các quy tắc nhân nhẩm, các dấu hiệu chia hết, xấp xỉ, là những kiến thức cơ sở mà bất kỳ học sinh nào cũng đã được học và nó cực kỳ hữu dụng cho bất cứ môn học nào, không chỉ giúp ta tính nhanh, tính nhẩm một số đại lượng trong bài toán mà đôi khi còn là giải pháp mang tính quyết định giúp bài toán được giải quyết nhanh gọn và hiệu quả hơn. 5. Phân biệt được những đặc trưng của hình thức thi trắc nghiệm so với tự luận và ứng dụng Các câu hỏi trong đề thi ĐH đều có 4 lựa chọn. Khi giải một bài tập trắc nghiệm, người giải phải đọc các lựa chọn mà đề bài cho trước để có nhận định đúng đắn và phù hợp, giúp định hướng được giải pháp nhanh nhất. Ngoài ra, một trong những đặc trưng quan trọng nhất của bài thi trắc nghiệm là không có barem điểm cho từng ý nhỏ. Đối với bài thi trắc nghiệm thì chỉ có kết quả chọn đáp án cuối cùng mới được dùng để tính điểm. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là quá trình làm bài trước đó trở thành vô nghĩa, mỗi một dữ kiện của bài toán đều hàm chứa những ý nghĩa nhất định, cho dù chưa “giải mã” được hết các dữ kiện đó hoặc chưa xâu chuỗi chúng lại với nhau được thì ta vẫn có thể giới hạn lại các khả năng “có thể đúng” nhất. Trong các trường hợp này, việc khai thác thông tin, bám sát vào 4 lựa chọn là rất cần thiết và mang lại hiệu quả cao. 6. Tích lũy kinh nghiệm làm bài thi - Kinh nghiệm làm bài là một yếu tố hết sức quan trọng trong mỗi kỳ thi, nhất là kỳ thi ĐH. Có rất nhiều bài toán tưởng như lắt léo nhưng nếu có nhiều kinh nghiệm thì chỉ cần đọc đề, ta đã phán đoán được hướng giải, dự đoán được chất nào dư, chất nào hết, đáp án nào có nhiều khả năng đúng . Mặt khác, trong đề thi ĐH đôi khi vẫn có những câu hỏi chưa thật chặt chẽ hoặc có nhiều cách hiểu khác nhau, khi đó, chỉ có kinh nghiệm mới giúp ta “hiểu đúng ý người ra đề” và có được kết quả tốt. - Luyện tập bằng cách làm các đề thi TSĐH của những năm trước để biết khả năng của mình đến đâu. Ngoài ra, các em cũng cần rèn kinh nghiệm thi trắc nghiệm để không bị tình trạng tô nhầm câu, làm vào đề mà quên không tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm. 2.7.5. Những lưu ý khi dạy cho HS các PPGN để giải bài tập - Cần nêu và giải thích rõ ràng những nguyên tắc, định luật hóa học là cơ sở của các PPGN, tránh việc học sinh thuộc lòng công thức giải nhưng không hiểu và áp dụng một cách máy móc. - Học sinh phải nắm vững lý thuyết, vận dụng một cách linh hoạt kiến thức đã học để giải các bài tập. - Cần lưu ý học sinh những trường hợp nào có thể sử dụng PPGN, các ngoại lệ và một số bài tập có thể giải không chính xác khi áp dụng máy móc các PPGN. - Hướng dẫn học sinh cách suy ra công thức tính nhanh dễ hiểu, dễ nhớ và thuộc công thức. - Tuỳ vào câu hỏi, bài tập mà áp dụng PPGN cho phù hợp. - Khuyến khích học sinh tìm nhiều cách khác nhau để giải bài toán, linh hoạt trong cách vận dụng. - Thời gian đầu, khi mới làm quen với dạng bài tập mới, GV có thể khuyến khích HS giải nhiều cách và tự tìm ra cách ngắn nhất. Sau đó, khi HS thành thạo, GV cho BT hoặc bài kiểm tra trong giới hạn thời gian ngắn tương đương với thời gian làm bài trong đề thi TSĐH để rèn phản xạ nhanh, đồng thời quen với áp lực về thời gian trong kỳ thi quan trọng này. Tiểu kết chương 2 Trong chương này, chúng tôi đã nghiên cứu và trình bày những vấn đề trọng tâm của đề tài. - Nghiên cứu tổng quan về phần HCHC có nhóm chức ở THPT. - Nghiên cứu về BTHH có PPGN: + Đưa ra khái niệm. + Nêu đặc điểm, tác dụng của BTHH có PPGN. + Một số dạng bài tập có PPGN và hướng giải. - Nghiên cứu các căn cứ để xây dựng và giải các BTHH có PPGN. - Nêu các quy trình tuyển chọn, xây dựng hệ thống BTHH có PPGN. - Đưa ra các dạng toán có PPGN phần HCHC có nhóm chức: Toán về ancol – phenol; anđehit – axit cacboxylic; este – lipit – cacbohiđrat; amin – aminoaxit – protein. - Tuyển chọn, xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ có PPGN phần HCHC có nhóm chức, gồm có: 65 câu hỏi về ancol – phenol; 65 câu hỏi về anđehit – axit cacboxylic; 70 câu hỏi về este – lipit – cacbohiđrat và 60 câu hỏi về amin – aminoaxit – protein. - Đề xuất hướng sử dụng hiệu quả hệ thống câu hỏi TNKQ có PPGN trong dạy học và ôn thi ĐH, CĐ: + Hướng dẫn HS các bước giải một câu hỏi TNKQ có PPGN. + Sử dụng hệ thống câu hỏi TNKQ có PPGN để ôn thi ĐH, CĐ. + Các biện pháp sử dụng hiệu quả các câu hỏi có PPGN. + Đưa ra những điều học sinh khi ôn thi ĐH, CĐ môn hoá học cần lưu ý. + Những lưu ý khi dạy cho HS các PPGN để giải bài tập. Trên đây là những nội dung trọng tâm và mất nhiều thời gian của chúng tôi nhất. Tất cả những câu hỏi TNKQ đã xây dựng được sắp xếp thành từng chuyên đề phù hợp với tình hình thực tiễn dạy học để tiện việc sử dụng . Hệ thống câu hỏi này sẽ được thực nghiệm ở 3 trường THPT của Tp HCM để xác định tính khả thi của hệ thống câu hỏi TNKQ có PPGN đã tuyển chọn và xây dựng. Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm Chúng tôi tiến hành TNSP nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập TNKQ có PPGN phần HCHC có nhóm chức dùng để ôn thi ĐH, CĐ cho HS. 3.2. Thời gian và đối tượng thực nghiệm 3.3.1. Thời gian Năm học 2011 -2012 (Không theo phân phối chương trình mà tiến hành ở các tiết luyện tập, ôn thi Đại học). 3.3.2. Đối tượng Lớp 12 ở các lớp chọn của trường hoặc các lớp có tăng tiết tức 6 - 7 tiết hóa /tuần (học lực trung bình khá trở lên). Bảng 3.1. Danh sách các lớp thực nghiệm Lớp- Sỉ số Cặp TN-ĐC Trường Giáo viên dạy 12C1 - 44 12E1 – 45 TN1 ĐC1 THCS và THPT Nguyễn Khuyến (Tp HCM) Lê Thị Hà 12A1 - 44 12E2 – 45 TN2 ĐC2 THCS và THPT Nguyễn Khuyến (Tp HCM) Bùi Bích Vân 12A1 - 36 12A2 – 36 TN3 ĐC3 THPT Võ Trường Toản (tp HCM) Nguyễn Công Thái 12A3 - 40 12A4 - 40 TN4 ĐC4 THPT Nguyễn Văn Cừ (tp HCM) Trần Quang Hiếu 3.3. Tiến trình thực nghiệm Chúng tôi đã tiến hành các công việc sau: Bước 1. Chọn lớp thực nghiệm (TN) và đối chứng (ĐC). Bước 2. Trao đổi với giáo viên TN về: - Tình hình học tập và năng lực tư duy của các HS trong lớp TN. - Việc xây dựng, sử dụng hệ thống BTHH có PPGN để phát triển năng lực tư duy, rèn trí thông minh cho HS và quan trọng hơn là ôn thi ĐH, CĐ cho HS để đạt kết quả tốt nhất. - Cách thức và phương pháp TN ở lớp TN và lớp ĐC. Bước 3. Chuẩn bị tài liệu TN - Soạn bài tập và giao cho các lớp TN. - Giao cho GV dạy TN phần lý thuyết (các dạng toán thường gặp có PPGN phần HCHC có nhóm chức) và hệ thống BT có đán án. - Soạn đề kiểm tra cho các lớp TN và ĐC. Bước 4. Tiến hành thực nghiệm Chúng tôi đã dạy ở các lớp TN bằng các câu hỏi TNKQ có sử dụng các câu hỏi đã thiết kế ở chương 2; còn ở các lớp ĐC chúng tôi dạy theo giáo án truyền thống sử dụng các bài tập trong SGK và SBT của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bước 5. Tổ chức kiểm tra và chấm điểm. - Kiểm tra 2 bài 50 phút: + 1 bài kiểm tra về “Ancol – phenol và anđehit –xeton và axit cacboxylic”. + 1 bài kiểm tra về “este – lipit – cacbohiđrat và amin – aminoaxit – protein” - Chấm bài theo thang điểm 10. - Sắp xếp kết quả theo thứ tự từ 0 đến 10 điểm và chia làm bốn nhóm: Nhóm giỏi : 9 – 10 điểm Nhóm khá : 7 – 8 điểm Nhóm trung bình : 5 – 6 điểm Nhóm yếu kém : dưới 5 điểm. Bước 6. Xử lí kết quả thực nghiệm. - Xử lý kết quả thu được bằng PP thống kê toán học. - So sánh kết quả các bài kiểm tra của các lớp TN và của các lớp ĐC để kết luận tính hiệu quả của hệ thống câu hỏi TNKQ có PPGN đã tuyển chọn và xây dựng. Để xử lí kết quả TN, chúng tôi tiến hành: - Lập bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất tích lũy. - Tính các tham số thống kê đặc trưng: + Trung bình cộng : Tham số đặc trưng cho sự tập trung của số liệu i i i n X X n = ∑ ∑ + Phương sai (S2), độ lệch chuẩn (S) : Tham số đo mức độ phân tán của các số liệu quanh giá trị trung bình cộng. 2 2 2i in (X X)S S S n 1 − = = − ∑ Giá trị S càng nhỏ chứng tỏ số liệu càng ít phân tán. + Hệ số biến thiên V : Trong trường hợp hai bảng số liệu có giá trị trung bình cộng khác nhau, người ta so sánh mức độ phân tán của các số liệu đó bằng hệ số biến thiên. = SV .100% X Nếu V trong khoảng 0 - 10% : Độ dao động nhỏ. Nếu V trong khoảng 10 - 30% : Độ dao động trung bình. Nếu V trong khoảng 30 - 100% : Độ dao động lớn. Với độ dao động nhỏ hoặc trung bình : Kết quả thu được đáng tin cậy. Với độ dao động lớn : Kết quả thu được không đáng tin cậy. + Sai số tiêu chuẩn m : tức là khoảng sai số của điểm trung bình. n Sm = Sai số càng nhỏ thì giá trị điểm trung bình càng đáng tin cậy. + Cuối cùng, chúng tôi đã sử dụng phép thử Student để kết luận sự khác nhau về kết quả học tập giữa hai nhóm TN và ĐC là có ý nghĩa hay không. Giá trị tTN được tính theo công thức sau: tTN = 1 2 X X S − Với S = 2 2 1 2 1 2 S S n n + ; 1X , S1: ĐC; 2X , S2: TN So sánh tTN với tα (tα tìm được trong bảng phân phối Student với α = 0,05, bậc tự do f = n1 + n2 – 2). Nếu t ≥ tα thì sự sai khác của các giá trị trung bình do tác động của phương án TN là có ý nghĩa với mức ý nghĩa 0,05. 3.4. Kết quả thực nghiệm 3.4.1. Kết quả TN định lượng Kết quả thu được khi tiến hành khảo sát tính hiệu quả của hệ thống bài tập có PP giải nhanh qua các bài bài kiểm tra ở các lớp TN và ĐC. 3.4.1.1. Bài kiểm tra số 1 (50 phút) - Chuyên đề ancol – phenol và anđehit – axit cacboxylic. Bảng 3.2. Bảng điểm bài kiểm tra số 1 Lớp Tổng số bài Số HS đạt điểm Xi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 12C1–TN1 45 0 0 0 0 2 6 4 8 9 10 6 12E1–ĐC1 44 0 0 0 0 2 7 10 8 8 9 0 12C2-TN2 44 0 0 0 0 1 5 8 10 9 8 3 12E2-ĐC2 45 0 0 0 0 4 8 8 10 9 6 0 12A1–TN3 36 0 0 1 3 4 6 7 12 3 0 0 12A2–ĐC3 36 0 2 3 5 6 9 5 6 0 0 0 12A3–TN4 40 0 0 0 0 5 6 6 7 10 6 0 12A4–ĐC4 40 0 0 0 1 8 10 9 6 5 1 0 TN 165 0 0 1 3 12 23 25 37 31 24 9 ĐC 165 0 2 3 6 20 34 32 30 22 16 0 - Điểm trung bình cộng: TN DCX 6,89 ; X 6,05= = Nhận xét qua điểm trung bình: Điểm trung bình của các lớp TN cao hơn các lớp ĐC. Để thấy rõ hiệu quả của việc đưa hệ thống BT đã xây dựng và tuyển chọn, ta lập bảng số % HS đạt điểm xi trở xuống, tính % số HS đạt được theo chuẩn đánh giá và vẽ đồ thị đường lũy tích. Bảng 3.3. Phân phối tần số, tần suất và tân suất lũy tích của bài kiểm tra số 1 Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích điểm bài kiểm tra số 1 Nhận xét: Đường lũy tích của các lớp TN luôn nằm phía bên phải và phía dưới của các lớp ĐC, điều đó chứng tỏ chất lượng của lớp TN tốt hơn các lớp ĐC. Bảng 3.4. Xếp loại học sinh theo bài kiểm tra số 1 Lớp Sỉ số Yếu - Kém TB Khá Giỏi Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % TN 165 16 9,70 48 29,09 68 41,21 33 20,00 ĐC 165 31 18,79 66 40,00 52 31,51 16 9,70 0 20 40 60 80 100 120 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 % H S đ ạt đ iể m x i t rở x uố ng TN ĐC Hình 3.2. Biểu đồ xếp loại học sinh sau bài kiểm tra số 1 Để xét hiệu quả của các lớp TN có thể đạt hiệu quả cao hơn hay chỉ do may rủi, ta sử dụng thêm các tham số đặc trưng. Từ bảng 3.2 ta tính được Lớp X S2 S V m TN 6,89 3,073 1,75 25,39% 0,136 ĐC 6,05 3,217 1,79 29,58% 0,139 - Hệ số biến thiên V : TN = 25,39% < ĐC = 29,58%. V trong khoảng 10 - 30% : Độ dao động trung bình . Như vậy, kết quả thu được đáng tin cậy và mức độ phân tán của các lớp TN thấp hơn, chất lượng của các lớp TN đều hơn các lớp ĐC. - Độ lệch chuẩn của các lớp TN ít dao động xung quanh giá trị trung bình hơn các lớp ĐC, chứng tỏ lớp TN có trình độ tốt hơn lớp ĐC. - Để khẳng định sự chênh lệch về điểm giữa các lớp TN với các lớp ĐC không phải do ngẫu nhiên, chúng tôi dùng thêm phép kiểm định student Tính được tTN = 4,30. Chọn α = 0,01 và f = 328, tra bảng được tα = 2,58 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Yếu - kém Trung bình Khá Giỏi TN ĐC Vậy tTN > tα ⇒ Điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng không phải do ngẫu nhiên.  Bài kiểm tra số 2 (50 phút) Chuyên đề este – lipit – cacbohiđrat và amin – aminoaxit Bảng 3.5. Bảng điểm bài kiểm tra số 2 Lớp Tổng số bài Số HS đạt điểm Xi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 12C1–TN1 45 0 0 0 0 0 4 7 8 12 9 5 12E1–ĐC1 44 0 0 0 0 3 9 8 12 8 4 0 12A1-TN2 44 0 0 0 0 3 5 7 11 12 6 0 12E2-ĐC2 45 0 0 0 1 6 9 10 9 7 3 0 12A1–TN3 36 0 0 0 3 5 6 10 8 4 0 0 12A2–ĐC3 36 0 0 2 5 6 10 7 6 0 0 0 12A3–TN4 40 0 0 0 0 3 6 9 13 7 2 0 12A4–ĐC4 40 0 0 0 2 7 8 9 7 7 0 0 TN 165 0 0 0 3 11 21 33 40 35 17 5 ĐC 165 0 0 2 8 22 36 34 34 22 7 0 - Điểm trung bình cộng: TN DCX 6,78 ; X 5,92.= = Nhận xét: Điểm trung bình của các lớp TN cao hơn các lớp ĐC. Để thấy rõ hiệu quả của việc đưa hệ thống BT đã xây dựng và tuyển chọn, ta lập bảng số % HS đạt điểm xi trở xuống, tính % số HS đạt được theo chuẩn đánh giá và vẽ đồ thị đường lũy tích. Bảng 3.6. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích Hình 3.3. Đường lũy tích điểm bài kiểm tra số 2 Nhận xét: Đường lũy tích của các lớp TN luôn nằm phía bên phải và phía dưới của các lớp ĐC, điều đó chứng tỏ chất lượng của lớp TN tốt hơn các lớp ĐC. Bảng 3.7. Xếp loại học sinh theo bài kiểm tra số 2 0 20 40 60 80 100 120 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 % H S đ ạt đ iể m x i t rở x uố ng TN ĐC Lớp Sỉ số Yếu - Kém TB Khá Giỏi Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % TN 165 14 8,49 54 32,73 75 45,45 22 13,33 ĐC 165 33 20,00 70 42,42 55 33,33 7 4,24 Hình 3.4. Biểu đồ xếp loại học sinh theo bài kiểm tra số 2 Để xét hiệu quả của các lớp TN có thể đạt hiệu quả cao hơn hay chỉ do may rủi, ta sử dụng thêm các tham số đặc trưng. Từ bảng 3.7 ta tính được Lớp X S2 S V m 0TN 6,78 2,46 1,57 23,15% 0,1222 ĐC 5,92 2,65 1,63 27,72% 0,1268 - Hệ số biến thiên V : TN = 25,15% < ĐC = 27,72%. V trong khoảng 10 - 30% : Độ dao động trung bình . Như vậy, kết quả thu được đáng tin cậy và mức độ phân tán của các lớp TN thấp hơn, chất lượng của các lớp TN đều hơn các lớp ĐC. 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Yếu - kém Trung bình Khá Giỏi TN ĐC - Độ lệch chuẩn của các lớp TN ít dao động xung quanh giá trị trung bình hơn các lớp ĐC, chứng tỏ lớp TN có trình độ tốt hơn lớp ĐC. - Để khẳng định sự chênh lệch về điểm giữa các lớp TN với các lớp ĐC không phải do ngẫu nhiên, chúng tôi dùng thêm phép kiểm định student. Tính được tTN = 4,88. Chọn α = 0,01 và f = 328, tra bảng được tα = 2,58. Vậy t > tα ⇒ Điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng không phải do ngẫu nhiên. 3.4.2. Kết quả TN định tính Từ kết quả TNSP và các biện pháp khác như: dự giờ xem xét các hoạt động của GV và HS trên lớp, trao đổi với GV và HS, xem vở bài tập, cho phép chúng tôi rút ra một số nhận xét sau đây: - Thông qua xây dựng tiến trình luận giải giúp cho HS biết phải bắt đầu giải bài toán từ đâu, kịp thời bổ sung những lỗ hổng kiến thức, hiểu được từng từ, từng câu, từng khái niệm của bài toán, giúp HS vượt qua được những chướng ngại nhận thức. - Với các lớp đối chứng, các em gặp khó khăn trong việc xác định nhanh hướng giải bài toán, nhiều HS làm không kịp thời gian. - Nhiều HS các lớp TN tỏ ra hào hứng và phấn khởi vì được thử sức với các câu hỏi có trong các đề thi TSĐH và tự tin hơn với kỳ thi quan trọng này. - Như vậy phương án TN đã nâng cao được năng lực tư duy của học sinh, khả năng làm việc độc lập và tự lực, năng lực vận dụng linh hoạt và sáng tạo kiến thức đã học vào những bài toán là những tình huống mới, góp phần phát triển năng lực tư duy và bồi dưỡng trí thông minh, quan trọng hơn là giúp HS tự tin trong các kỳ thi ĐH, CĐ nhờ đã được thử sức với các câu hỏi trong các kỳ thi những năm trước. Theo kết quả của phương án thực nghiệm, sau khi trao đổi với các GV tham gia TNSP, chúng tôi nhận thấy tất cả đều khẳng định sự cần thiết và tính hiệu quả của hệ thống BTHH sát với đề thi TSĐH góp phần nâng cao kỹ năng làm bài, kinh nghiệm giải quyết các bài toán khi thi và tất cả đều nhất trí rằng: Nếu biết cách sử dụng bài tập, giờ luyện tập trong phân phối chương trình nhiều hơn và cần được rèn luyện từ đầu môn học, cộng với sự nỗ lực, tự giác của học sinh cao hơn nữa, thì hiệu quả dạy học chắc chắn sẽ cao hơn nhiều. Tiểu kết chương 3 Trong chương 3 chúng tôi đã trình bày quá trình và kết quả TNSP: - Xác định mục đích, nhiệm vụ cũng như đối tượng thực nghiệm. Chúng tôi đã chọn 8 lớp với 4 cặp TN – ĐC thuộc 3 trường THPT: THCS và THPT Nguyễn Khuyến, THPT Võ Trường Toản và THPT Nguyễn Văn Cừ ở Tp HCM để tiến hành TNSP. - Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sử dụng hệ thống bài tập TNKQ phần hợp chất hữu cơ có nhóm chức vào việc ôn thi ĐH, CĐ cho HS. Để đánh giá và so sánh kết quả học tập của 330 HS (lớp TN 165 HS và lớp ĐC 165 HS), chúng tôi đã cho HS làm 2 bài kiểm tra 50 phút (dạng bài tập TNKQ). - Chúng tôi đã tiến hành chấm tổng cộng 330 bài kiểm tra. Dựa trên kết quả thu được, chúng tôi đã tiến hành xử lí bằng microsoft office exel để đưa ra kết quả định lượng. - Việc phân tích kết quả định lượng cho thấy sự khác nhau về kết quả học tập giữa các lớp đối chứng và các lớp thực nghiệm do tác động của phương án thực nghiệm là có ý nghĩa với mức ý nghĩa 0,05 (độ tin cậy 95%). - Từ kết quả TN định lượng và các biện pháp khác như (dự giờ, trao đổi với các GV và HS trên lớp) cho phép chúng tôi có một số nhận xét sau đây: + Cùng thời gian làm bài nhưng HS lớp thực nghiệm giải nhanh hơn, không phải đánh lụi những câu cuối vì thông qua việc rèn luyện giải bài tập có phương pháp giải nhanh, các em được rèn phản xạ giải nhanh, đồng thời nhanh chóng xác định được hướng giải khi đọc đề. + HS lớp TN linh hoạt, tích cực, tự tin hơn khi kỳ thi ĐH, CĐ đến gần vì các em được tiếp cận với hệ thống bài tập TNKQ có nội bám sát đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ, giúp các em xác định được khả năng làm bài của mình. Như vậy, việc sử dụng hệ thống bài tập TNKQ có phương pháp giải nhanh dùng để ôn thi ĐH, CD cho HS là có hiệu quả. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Thực hiện mục đích của luận văn, đối chiếu với các nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi đã giải quyết được những việc như sau: 1.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài • Nghiên cứu cơ sở lý luận: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về KT – ĐG. - Nghiên cứu cơ sở lý luận về trắc nghiệm (TNTL và TNKQ). - Nghiên cứu cơ sở lý luận về bài tập hóa học. - Nghiên cứu một số phương pháp giải nhanh các bài tập hóa học hữu cơ - Nghiên cứu về kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng • Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng bài tập hoá học có phương pháp giải nhanh trong trường THPT hiện nay: - Phát phiếu điều tra cho 50 GV và 100 HS. Thống kê và xử lí kết quả. Theo kết quả điều tra từ HS cho thấy: mức độ thành thạo khi vận dụng các phương pháp giải bài tập chưa cao, nhất là ở các phương pháp có thể giải nhanh (bảo toàn khối lượng, bảo toàn electron, bảo toàn nguyên tố, tăng giảm khối lượng); mức độ thành thạo các kỹ năng giải BTHH còn hạn chế, nhất là tìm PPGN. Còn theo kết quả từ GV, đa số GV đều công nhận rằng số lượng bài tập trong SGK và sách bài tập của NXBGD ít và không đủ dạng; thời gian dành cho tiết bài tập rất ít; đa số đều nhất trí về việc cần thiết của việc dạy các PPGN cho HS ôn thi ĐH, CĐ. 1.2. Nghiên cứu về BTHH có phương pháp giải nhanh và việc sử dụng trong dạy học Dựa trên kiến thức, kinh nghiệm, đồng thời tham khảo nhiều tài liệu có các bài tập có cách giải nhanh, chúng tôi đã bước đầu nghiên cứu về: • BTHH có phương pháp giải nhanh: - Đưa ra khái niệm. - Nêu đặc điểm. - Nghiên cứu tác dụng của BT có phương pháp giải nhanh. - Nêu một số dạng BT có phương pháp giải nhanh và hướng giải. • Các căn cứ để xây dựng và giải các BTHH có PPGN: - Dựa vào điểm đặc biệt của nguyên tử khối, phân tử khối. - Dựa vào việc lập sơ đồ hợp thức của các quá trình chuyển hóa. - Dựa vào cách tính khối lượng muối một cách tổng quát. - Dựa vào sự bảo toàn electron đối với quá trình oxi hoá - khử. - Dựa vào đặc điểm của phản ứng. 1.3. Tuyển chọn, xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ có PPGN phần HCHC có nhóm chức • Quy trình tuyển chọn, xây dựng hệ thống BT TNKQ có phương pháp giải nhanh dùng để ôn thi ĐH, CĐ. Bước 1. Phân tích mục tiêu dạy học cần đạt được Bước 2. Thu thập thông tin để tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập. Bước 3. Xác định cấu trúc hệ thống bài tập Bước 4. Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập TNKQ có phương pháp giải nhanh theo các định hướng đã đề ra. Bước 5. Lấy ý kiến của đồng nghiệp và chỉnh sửa, biên tập lại cho hoàn chỉnh. Bước 6. Xây dựng kế hoạch dạy học từng nội dung để sử dụng hiệu quả hệ thống bài tập trong dạy học. Bước 7. Tiến hành TNSP để kiểm tra đánh giá hiệu quả hệ thống bài tập đã xây dựng. Bước 8. Thống kê, phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm và chỉnh lí, hoàn thiện hệ thống bài tập. • Nghiên cứu về các dạng toán có PPGN phần hợp chất hữu cơ có nhóm chức - Toán về ancol – phenol. + Dạng 1: Ancol, phenol tác dụng với Na, K. + Dạng 2: Bài tập về phản ứng tách nước. + Dạng 3: Bài tập về phản ứng oxi hoá. + Dạng 4: Phenol tác dụng với dung dịch kiềm. - Toán về anđehit – axit cacboxylic. Anđehit: + Dạng 1: Bài tập về phản ứng tráng bạc. + Dạng 2: Bài tập về phản ứng oxi hoá. Axit cacboxylic: + Dạng 1: Bài tập về phản ứng trung hoà. + Dạng 2: Bài tập về phản ứng oxi hoá. - Toán về este – lipit – cacbohiđrat. Este: + Dạng 1: Bài tập về phản ứng thuỷ phân este. + Dạng 2: Bài tập về hiệu suất phản ứng este hoá. + Dạng 3: Bài tập về phản ứng oxi hoá. Lipit: + Dạng 1: Bài tập xác định chỉ số axit, chỉ số xà phòng hoá. Cacbohiđrat: + Dạng 1: Bài tập liên quan đến hiệu suất lên men tinh bột, glucozơ. - Toán về amin – aminoaxit – protein. Bài tập về amin: + Dạng 1: Xác định amin dựa vào phản ứng cháy. + Dạng 2: Amin tác dụng với axit. + Dạng 3: Muối amoni hữu cơ tác dụng với dung dịch kiềm. Bài tập về aminoaxit, protein: + Dạng 1: Aminoaxit tác dụng với axit mạnh, bazơ mạnh. + Dạng 2: Hỗn hợp muối của aminoaxit tác dụng với HCl hoặc NaOH. Mỗi dạng toán, chúng tôi đều có đưa ra các dạng BT có PPGN cụ thể, tóm tắt lý thuyết cần thiết, đưa công thức và PPGN thường dùng đối với dạng đó, có ví dụ và giải cụ thể ví dụ. • Hệ thống câu hỏi TNKQ có PPGN phần HCHC có nhóm chức + Giới thiệu tổng quan về hệ thống câu hỏi. Dựa vào cấu trúc của chương trình hoá hữu cơ 11, 12 và các dạng BTHH có PPGN, chúng tôi sắp xếp hệ thống câu hỏi TNKQ theo các nội dung sau: + Câu hỏi TNKQ về ancol – phenol: 65 câu. + Câu hỏi TNKQ về anđehit – xeton – axit cacboxylic: 65 câu. + Câu hỏi TNKQ về este – lipit – cacbohiđrat: 70 câu. + Câu hỏi TNKQ về amin – aminoaxit – protein: 60 câu. Mỗi phần có 4 câu có trình bày cách suy luận và giải cụ thể. Mỗi câu hỏi TNKQ, tác giả cho đáp án lên các lựa chọn cho tiện việc tra cứu của GV. Các câu TNKQ được tuyển chọn trong đề thi TSĐH, CĐ của những năm trước tác giả đều ghi rõ nguồn gốc để các em cảm thấy kiến thức mình học thật sự có ích. • Đề xuất hướng sử dụng hệ thống BT TNKQ có phương pháp giải nhanh trong việc dạy học ở lớp và ôn thi ĐH, CĐ. - Hướng dẫn cho HS các bước giải một bài tập TNKQ có PPGN + Các bước giải một bài tập TNKQ có PPGN: Bước 1: Phân tích đề bài, xử lí số liệu. Bước 2: Thực hiện tiến trình giải. Bước 3: Tìm cách giải khác. Bước 4: Đánh giá toàn bộ các cách giải, đưa ra cách giải nhanh của dạng BT. Bước 5: Cho BT tương tự để HS giải, lưu ý những sai lầm HS hay mắc phải. + Cho VD và làm theo từng bước ở trên. - Sử dụng hệ thống bài tập TNKQ có PPGN để ôn thi ĐH, CĐ. Trong phần này, chúng tôi đề cập đến một số lưu ý thêm cho GV dạy tăng tiết, dạy luyện thi ĐH. - Các biện pháp sử dụng hiệu quả các BTHH có PPGN: Biện pháp 1. Sử dụng hệ thống bài tập giúp HS nắm vững các dạng bài tập có PPGN và phương pháp giải từng dạng. Biện pháp 2. Rèn cho HS năng lực phát hiện và nhận dạng các bài tập có PPGN. Biện pháp 3. Phân loại các bài tập trong hệ thống bài tập đã xây dựng một cách hợp lý. Biện pháp 4. Yêu cầu HS chuẩn bị chu đáo ở nhà. Biện pháp 5. Cho HS rèn luyện thường xuyên đến thành thạo. Biện pháp 6. Thường xuyên ôn tập, hệ thống lại kiến thức cho HS. - Lưu ý HS khi ôn thi ĐH, CĐ môn hoá học: 1. Chú ý đến những kiến thức cơ bản nhất. 2. Ôn thi đến đâu chắc đến đó. 3. Thường xuyên hệ thống hóa kiến thức bằng mọi cách. 4. Rèn luyện kỹ năng tính toán và phản xạ tư duy. 5. Phân biệt được những đặc trưng của hình thức thi trắc nghiệm so với tự luận và ứng dụng. 6. Tích lũy kinh nghiệm làm bài thi. - Ngoài ra, chúng tôi còn đưa ra những lưu ý khi dạy cho HS các bài PPGN để giải bài tập. 1.4. Thực nghiệm sư phạm - Tiến hành thực nghiệm trên 4 cặp TN – ĐC ở các trường THPT trên địa bàn Tp HCM với 165 HS ở các lớp TN và 165 HS ở các lớp ĐC. - Tiến hành được 2 bài kiểm tra 50 phút ở các lớp TN và ĐC, chấm và xử lí kết quả thực nghiệm để kết luận về tính đúng đắn của đề tài. Đối chiếu với giả thuyết khoa học của đề tài thì hệ thống câu hỏi TNKQ đã xây dựng phù hợp với việc ôn thi ĐH, CĐ cho HS, điều này được khẳng định bởi kết quả thực nghiệm sư phạm, như vậy đề tài nghiên cứu của chúng tôi là cần thiết và có hiệu quả. 2. KIẾN NGHỊ Để góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn Hóa học trong trường THPT nói chung, từ những nghiên cứu của đề tài chúng tôi xin có một số kiến nghị sau : 2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo & Sở Giáo dục và Đào tạo - Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng các chuyên đề bài tập cho GV. - Khai thác các đề tài nghiên cứu của GV về các chuyên đề bài tập. - Tạo điều kiện thuận lợi cho GV nghiên cứu, học tập để nâng cao tay nghề. - Tăng số lượng và dạng bài tập trong SGK, giảm phần lý thuyết để bớt gánh nặng lên vai người dạy và người học. - Đề thi ĐH, CĐ giảm bớt phần bài tập tính toán, tăng phần lý thuyết và những bài tập thực tiễn. 2.2. Với trường THPT - Khuyến khích GV khi thao giảng chọn bài luyện tập để GV có điều kiện trao đổi và học hỏi lẫn nhau. - Xây dựng các chuyên đề về phương pháp giải bài tập hóa học. - Nếu có điều kiện, mở các lớp cho HS ôn thi ĐH ngay từ năm lớp 10, tránh tình trạng học dồn vào năm học cuối cấp gây khó khăn cho HS cũng như GV 12. 2.3. Với giáo viên - Muốn phát huy được hết các tác dụng của hệ thống bài tập trong quá trình dạy học, mỗi GV không những cần thường xuyên học tập, tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn mà còn cần tìm tòi, cập nhật những phương pháp dạy học mới phù hợp với xu thế phát triển giáo dục trên thế giới, hoà nhịp với sự phát triển của xã hội. - Không ngừng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp để nâng cao tay nghề. - Mỗi GV phải có một hệ thống bài tập chất lượng để thuận loại cho việc dạy học và KT-ĐG. - Ngay từ năm lớp 10, GV phải dạy các dạng bài tập nâng cao, bài tập có PPGN cho các em có lực học khá, giỏi vì đề thi TSĐH rải đều cả 3 năm học phổ thông. Trên đây là tất cả những công việc chúng tôi đã làm để hoàn thành luận văn. Chúng tôi hy vọng công trình này có thể đóng góp một phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT, giúp các em HS có thêm niềm tin vào bản thân, tạo được hứng thú học tập cho HS và trên hết là giúp các em có kết quả tốt trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ. Chúng tôi rất mong nhận được những nhận xét đánh giá và góp ý của các chuyên gia, các thầy cô và các bạn đồng nghiệp nhằm bổ sung và hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Duy Ái, Nguyễn Tinh Dung, Trần Thành Huế, Trần Quốc Sơn, Nguyễn Văn Tòng (2004), Một số vấn đề chọn lọc của hoá học, Tập I, II, Nxb Giáo dục. 2. Ngô Ngọc An (2005), Bài tập hoá học chọn lọc THPT hiđrocacbon, Nxb Giáo dục. 3. Trịnh Văn Biều (2004), Lý luận dạy học hóa học, ĐHSP TP HCM. 4. Trịnh Văn Biều, Lê Thị Thanh Chung (2011), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, ĐHSP TP HCM. 5. Trịnh Văn Biều (2010), Một số vấn đề cơ bản về kiểm tra – đánh giá kết quả học tập, ĐHSP tp HCM 6. Phạm Đức Bình (2007), Phân loại và hướng dẫn giải bài tập trắc nghiệm hoá hữu cơ, Nxb Thanh Hoá. 7. Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung (2005), Phương pháp dạy học hóa học, tập 1, NXB Đại học Sư phạm. 8. Nguyễn Tinh Dung, Hoàng Nhâm, Trần Quốc Sơn, Phạm Văn Tư (2002), Tài liệu nâng cao và mở rộng kiến thức Hoá học THPT, NXB Giáo dục. 9. Đại học Sư phạm TP. HCM (2004), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu kì III 2004-2006 môn hoá học. Chuyên đề kiểm tra và đánh giá thành quả học tập của học sinh bằng TNKQ. 10. Nguyễn Đình Độ, Trần Quang Hiếu, Trần Thu Thảo (2010), Phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm khách quan hoá hữu cơ 11 – 12, NXB Đại học Quốc gia tp HCM. 11. Lê Xuân Trọng, Nguyễn Hữu Đĩnh, Lê Chí Kiên, Lê Mậu Quyền (2007), Hoá học 11 nâng cao, NXB Giáo dục. 12. Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2004), Từ điển Giáo dục học, Nxb Từ điển Bách khoa Hà Nội. 13. Phạm Văn Hoan (2001), Tuyển tập các bài tập hoá học THPT, Nxb Giáo dục. 14. Nguyễn Xuân Trường (2009), Luyện kỹ năng giải bài tập hoá học trung học phổ thông, tập 3: Hoá học hữu cơ, NXB Giáo dục Việt Nam. 15. Võ Tường Huy (1998), Phương pháp giải bài tập hoá học, NXB Trẻ. 16. Nghiêm Xuân Nùng- Lâm Quang Thiệp (1995), Trắc nghiệm và đo lường cơ bản trong giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo - Vụ đại học. 17. Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Cương, Dương Xuân Trinh (1982), Lý luận dạy học hoá học, Tập I, Nxb Giáo dục Hà Nội. 18. Lí Minh Tiên (2006), Kiểm tra và đánh giá thành quả học tập của học sinh bằng trắc nghiệm khách quan, Nxb Giáo dục. 19. Dương Thiệu Tống (1995), Trắc nghiệm và đo lường kết quả học tập, Bộ Giáo dục và Đào tạo – Trường ĐHTH TP Hồ Chí Minh. 20. Lâm Quang Thiệp (1994), Những cơ sở của kỹ thuật trắc nghiệm, Bộ Giáo dục và Đào tạo. 21. Nguyễn Trọng Thọ (2003), Hoá hữu cơ, Nxb Giáo dục. 22. Lê Xuân Trọng (tổng chủ biên), Nguyễn Hữu Đĩnh (chủ biên), Lê Chí Kiên – Lê Mậu Quyền, (2006 ), Hóa học 11 nâng cao, Nxb Giáo dục. 23. Lê Xuân Trọng, Từ Ngọc Ánh, Phạm Văn Hoan, Cao Thị Thặng (2006 ), Bài tập hóa học 11 nâng cao, NXB Giáo dục. 24. Lê Xuân Trọng, Nguyễn Xuân Trường (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK lớp 11 THPT môn hoá học, NXB Giáo dục. 25. Lê Xuân Trọng (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Hữu Đĩnh, Đỗ Đình Rãng, Từ Vọng Nghi, Cao Thị Thặng, Hoá học 12 nâng cao, Nxb Giáo dục. 26. Nguyễn Xuân Trường (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Phạm Văn Hoan, Phạm Tuấn Hùng, Trần Trung Ninh, Cao Thị Thặng, Lê Trọng Tín, Nguyễn Phú Tuấn (2006 ), Hóa học 11 sách giáo viên, Nxb Giáo dục. 27. Nguyễn Xuân Trường (1998), Bài tập hoá học phổ thông, Nxb ĐHQG HN. 28. Nguyễn Xuân Trường, Trần Trung Ninh (2006), 555 câu trắc nghiệm hoá học, Nxb ĐHQG TP Hồ Chí Minh. 29. Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị Oanh, Trần Trung Ninh (2004), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu kì III 2004-2007, NXB ĐHSP. 30. Đào Hữu Vinh, Nguyễn Duy Ái (2002), Tài liệu giáo khoa chuyên hoá học 11, Nxb Giáo dục. 31. 32. 33. 2006/45172108/202/. 34. quan.html. 35. A1ch_quan. 36. 37. nhat-trong-ba-mon.html. 38. Toan-Ly.html. 39. ỳ_thi_tuyển_sinh_đại_học_và_cao_đẳng_tại_Việt_ Nam. 40. 41. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phiếu tham khảo ý kiến HS Phụ lục 2: Phiếu tham khảo ý kiến GV Phụ lục 3: Đề kiểm tra số 1 Phụ lục 4: Đề kiểm tra số 2 Phụ lục 1: PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN HỌC SINH Trường ĐHSP Tp.HCM PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN Phòng KHCN & Sau ĐH Các em học sinh thân mến! Hiện chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN CÓ PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH PHẦN HỢP CHẤT HỮU CƠ CÓ NHÓM CHỨC DÙNG ĐỂ ÔN THI ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG”. Chúng tôi xin gửi đến các em “phiếu tham khảo ý kiến” với mong muốn tìm hiểu thực trạng và giải pháp khi sử dụng các dạng bài tập có phương pháp giải nhanh nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh. Các em vui lòng cho biết ý kiến về một số vấn đề. Rất mong sự giúp đỡ của các em. Xin chân thành cảm ơn! I. THÔNG TIN CÁ NHÂN Họ và tên : (có thể ghi hoặc không) Trường THPT.Tỉnh: Loại hình trường:  Công lập  Tư thục  Khác. II. CÁC VẤN ĐỀ THAM KHẢO Ý KIẾN 1. Theo em, mức độ thành thạo của em khi vận dụng các phương pháp giải bài toán hóa học (mức độ 1 – 5 tương ứng với độ thành thạo của các phương pháp các em vận dụng) là Phương pháp Mức độ thành thạo 1 2 3 4 5 Tính theo công thức và pthh Bảo toàn khối lượng Bảo toàn nguyên tố Bảo toàn electron Tăng giảm khối lượng Dùng các giá trị trung bình Phương pháp ghép ẩn Tự chọn lượng chất Biện luận Quy đổi Dùng công thức kinh nghiệm 2. Theo em, mức độ thành thạo các kĩ năng giải bài tập hóa học của em là Các kĩ năng Mức độ thành thạo 1 2 3 4 5 Tóm tắt,phân tích đề Nhận dạng bài toán Tìm phương pháp giải nhanh Sử dụng các phép biến đổi toán học, giải phương trình, hệ phương trình Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các em và rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, bổ sung. Mọi ý kiến đóng góp xin liên lạc cô Trần Thu Thảo, điện thoại: 01688909906, email: thuthao188@gmail.com. Phụ lục 2: PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN Trường ĐHSP Tp.HCM Phòng KHCN & Sau ĐH PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN Kính gửi Quý Thầy – Cô! Hiện chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN CÓ PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH PHẦN HỢP CHẤT HỮU CƠ CÓ NHÓM CHỨC DÙNG ĐỂ ÔN THI ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG”. Chúng tôi xin gửi đến quý Thầy/Cô “phiếu tham khảo ý kiến” với mong muốn tìm hiểu thực trạng và giải pháp khi sử dụng các dạng bài tập có phương pháp giải nhanh nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh . Thầy/Cô vui lòng cho biết ý kiến về một số vấn đề. Rất mong sự giúp đỡ của Quý Thầy/Cô. Xin chân thành cảm ơn! I. THÔNG TIN CÁ NHÂN Họ và tên : . Trường THPT.Tỉnh: Loại hình trường:  Công lập  Tư thục  Khác. Số năm công tác :năm II. CÁC VẤN ĐỀ THAM KHẢO Ý KIẾN 1. Thầy/Cô đánh giá như thế nào về mức độ cần thiết của việc sử dụng bài tập hóa học trong dạy học hóa học ở trường phổ thông ?  không cần thiết  bình thường  cần thiết  rất cần thiết 2. Theo Thầy/Cô việc dạy và rèn luyện phương pháp giải nhanh khi dạy bài tập học hóa học có tầm quan trọng như thế nào ?  không cần thiết  bình thường  cần thiết  rất cần thiết 3. Thầy/Cô đánh giá thế nào về bài tập trong SGK và sách bài tập hóa học của NXB GD ở trường phổ thông?  đơn giản  ít  không đủ dạng  khá đầy đủ 4. Ở trường của thầy/cô, bài tập hóa học dành cho học sinh chủ yếu từ nguồn nào? (Thầy/ Cô có thể đánh dấu chọn nhiều ý trong một câu)  Bài tập trong SGK và sách bài tập của NXB GD.  Giáo viên đứng lớp tự biên soạn.  Tổ trưởng biên soạn.  Cả tổ bộ môn cùng biên soạn. 5. Theo Thầy/Cô, việc nắm được các mẹo, cách suy luận để giải nhanh bài tập trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn có cần thiết cho học sinh trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ?  Không cần thiết.  Ít cần thiết.  Vừa phải.  Rất cần thiết. 6. Theo Thầy/Cô, thời gian giáo viên dành cho việc dạy và rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh ở trường thầy/ cô công tác hiện nay như thế nào?  Quá ít vì lượng kiến thức nhiều  Đủ nếu giáo viên biết phân phối thời gian hợp lý 7. Theo Thầy/Cô cần tổ chức dạy và rèn luyện cho học sinh sử dụng hệ thống bài tập hóa học có phương pháp giải nhanh thế nào để đạt kết quả cao trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ? (Thầy/ Cô có thể đánh dấu chọn nhiều ý trong một câu)  Cho HS làm quen với bài tập trắc nghiệm từ các lớp nhỏ.  Cho HS làm thường xuyên, từ dễ đến khó.  Phải làm nhiều bài tập khó.  Phải cho các em tiếp cận đề thi ĐH, CĐ của những năm trước.  GV phải dạy cho HS các phương pháp giải nhanh và cho HS làm nhuần nhuyễn đối với mỗi dạng bài. Ý kiến khác: Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Quý Thầy – Cô và rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, bổ sung. Mọi ý kiến đóng góp xin liên lạc Trần Thu Thảo, điện thoại: 01688909906, email: thuthao188@gmail.com. Phụ lục 3 ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1 (Thời gian 50 phút) Câu 1. Đốt cháy 0,2 mol ancol no đơn chức mạch hở thu được 8,8g CO2 và m(g) H2O. Giá trị của m là A. 4,6. B. 5,4. C. 3,6. D. 7,2. Câu 2. Cho 5,8 gam hỗn hợp X (chiếm 0,1 mol) gồm 2 ancol no, mạch hở (có số lượng nhóm hiđroxyl hơn kém nhau một đơn vị) tác dụng với Na dư thu được 1,568 lít hiđro (ở đktc). Công thức 2 ancol là A. C3H7OH và C3H6(OH)2. B. C3H7OH và C2H4(OH)2. C. CH3OH và C2H4(OH)2. D. C2H5OH và C3H6(OH)2 Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm 3 ancol thuộc cùng dãy đồng đẳng thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 9,90 gam H2O. Nếu đun nóng cũng lượng hỗn hợp X như trên với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp để chuyển hết thành ete thì tổng khối lượng ete thu được là A. 4,20 gam. B. 7,40 gam. C. 6,45 gam. D. 5,46 gam. Câu 4. Cho 4,6 gam một ancol no, đơn chức phản ứng với CuO nung nóng, thu được 6,2 gam hỗn hợp X gồm anđehit, nước và ancol dư. Cho toàn bộ lượng hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 16,2. B. 21,6. C. 10,8. D. 43,2. Câu 5. Cho m gam hỗn hợp X gồm phenol và etanol phản ứng hoàn toàn với natri (dư), thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, để phản ứng hoàn toàn với m gam X cần 100 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là A. 14,0. B. 7,0. C. 21,0. D. 10,5. Câu 6. Hỗn hợp X gồm C2H5OH, C2H5COOH, CH3CHO, trong đó C2H5OH chiếm 50% về số mol. Khi đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được 3,06 gam H2O và 3,136 lít CO2 (ở đktc). Mặt khác, khi cho m gam hỗn hợp X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được a gam bạc. Giá trị của a là A. 2,16 B. 8,64. C. 4,32. D. 1,08. Câu 7. Cho 23,4 gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 13,8 gam Na, thu được 36,75 gam chất rắn. Hai ancol đó là A. C3H5OH và C4H9OH. B. C2H5OH và C3H7OH. C. C3H7OH và C4H9OH. D. CH3OH và C2H5OH. Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm ba ancol (đơn chức, thuộc cùng dãy đồng đẳng), thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc) và 11,7 gam H2O. Mặt khác, nếu đun nóng m gam X với H2SO4 đặc thì tổng khối lượng ete tối đa thu được là A. 7,85 gam. B. 7,40 gam. C. 6,50 gam. D. 5,60 gam Câu 9. Hợp chất hữu cơ X chứa vòng benzen có CTPT trùng với công thức đơn giản nhất. Trong X, tỉ lệ khối lượng các nguyên tố là mC : mH : mO = 21 : 2 : 8. Biết khi X phản ứng hoàn toàn với Na thì thu được số mol khí hiđro bằng số mol của X đã phản ứng. X có bao nhiêu đồng phân (chứa vòng benzen) thỏa mãn các tính chất trên? A. 7. B. 9. C. 3. D. 10. Câu 10. Chia hỗn hợp gồm hai ancol đơn chức X và Y (phân tử khối của X nhỏ hơn của Y) là đồng đẳng kế tiếp thành hai phần bằng nhau: - Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 6,3 gam H2O. - Đun nóng phần 2 với H2SO4 đặc ở 1400C tạo thành 1,25 gam hỗn hợp ba ete. Hoá hơi hoàn toàn hỗn hợp ba ete trên, thu được thể tích hơi bằng thể tích của 0,42 gam N2 (trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Hiệu suất phản ứng tạo ete của X, Y lần lượt là A. 25% và 35%. B. 20% và 40%. C. 40% và 20%. D. 30% và 30%. Câu 11. Đốt cháy hoàn toàn m(g) hỗn hợp gồm 2 anđehit no, đơn chức thu được 0,36g H2O. Mặt khác, nếu thực hiện phản ứng hiđro hoá m(g) hỗn hợp trên rồi đem đốt cháy thì thu được a(g) khí CO2. Giá trị của a là A. 0,44. B. 0,88. C. 0,66. D. 1,344. Câu 12. Oxi hóa hoàn toàn 4,4 gam andehit A bằng AgNO3/NH3 dư thu được 7,7 gam muối hữu cơ. Công thức của A là B. HCHO. B. CH3CHO. C. C2H5CHO. D. (CHO)2. Câu 13. Cho 6,6 gam một anđehit X đơn chức, mạch hở phản ứng với lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, đun nóng. Lượng Ag sinh ra cho phản ứng hết với axit HNO3 loãng, thoát ra 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. CH3CHO. B. HCHO. C. CH3CH2CHO. D. CH2 = CHCHO. Câu 14. Để khử hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm 2 anđehit đơn chức cần 2,8 lít H2 (đktc). Oxi hóa hết 0,1 mol X bằng dung dịch AgNO3 dư trong NH3 thu được 37,8 gam Ag. Hai anđehit trong hỗn hợp X là A. HCHO và C2H3CHO. B. HCHO và CH3CHO C. CH3CHO và C2H3CHO. D. CH3CHO và CH2 = C(CH3)CHO. Câu 15. Cho 6,6 gam một anđehit X đơn chức, mạch hở phản ứng với lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, đun nóng. Lượng Ag sinh ra cho phản ứng hết với axit HNO3 loãng, thoát ra 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của X là (cho H = 1, C = 12, O = 16) A. CH3CHO. B. HCHO. C. CH3CH2CHO. D. CH2 = CHCHO. Câu 16. Cho 3,6 gam anđehit đơn chức X phản ứng hoàn toàn với một lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3 đun nóng, thu được m gam Ag. Hoà tan hoàn toàn m gam Ag bằng dung dịch HNO3 đặc, sinh ra 2,24 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Công thức của X là A. C3H7CHO. B. HCHO. C. C4H9CHO. D. C2H5CHO. Câu 17. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol một axit cacboxylic đơn chức, cần vừa đủ V lít O2 (ở đktc), thu được 0,45 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là A. 8,96. B. 11,2. C. 6,72. D. 13,44. Câu 18. Hỗn hợp X gồm 2 axit hữu cơ no, đơn chức. Trung hòa hết 6,7 gam X bằng dung dịch NaOH rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 8,9 gam muối khan. Còn khi cho 6,7 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 10,8 gam bạc. Công thức 2 axit là A. HCOOH và CH3COOH. B. HCOOH và C3H7COOH. C. HCOOH và C2H5COOH. D. HCOOCH3 và CH3COOH Câu 19. Hỗn hợp Z gồm hai axit cacboxylic đơn chức X và Y (MX > MY) có tổng khối lượng là 8,2 gam. Cho Z tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 11,5 gam muối. Mặt khác, nếu cho Z tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 21,6 gam Ag. Công thức và phần trăm khối lượng của X trong Z là A. C3H5COOH và 54,88%. B. C2H3COOH và 43,90%. C. C2H5COOH và 56,10%. D. HCOOH và 45,12%. Câu 20. Hỗn hợp M gồm axit cacboxylic X, ancol Y (đều đơn chức, số mol X gấp hai lần số mol Y) và este Z được tạo ra từ X và Y. Cho một lượng M tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH, tạo ra 16,4 gam muối và 8,05 gam ancol. Công thức của X và Y là A. HCOOH và CH3OH. B. CH3COOH và CH3OH. C. HCOOH và C3H7OH. D. CH3COOH và C2H5OH. Phụ lục 4 ĐỀ KIỂM TRA SỐ 2 (Thời gian 50 phút) Câu 1. Thủy phân hoàn toàn 10 gam este X bằng 100 ml dung dịch NaOH 1,5M thu được 11,4 gam chất rắn. X có công thức cấu tạo thu gọn là A. CH3COOCH2-CH=CH2. B. HCOOCH2-CH=CH-CH3. C. CH3COOCH=CH-CH3. D. CH2=CH-COOCH2-CH3. Câu 2. Xà phòng hóa 0,1 mol este E cần 0,3 mol NaOH, thu được hỗn hợp gồm các chất hữu cơ CHO2Na; C2H3O2Na; C3H3O2Na và 9,2 gam rượu X. E có CTPT là A. C9H12O6. B. C9H10O4. C. C10H16O6. D. C12H16O6. Câu 3. Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là A. 8,56 gam. B. 3,28 gam. C. 10,4 gam. D. 8,2 gam. Câu 4. Hỗn hợp M gồm axit cacboxylic X, ancol Y (đều đơn chức, số mol X gấp hai lần số mol Y) và este Z được tạo ra từ X và Y. Cho một lượng M tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH, tạo ra 16,4 gam muối và 8,05 gam ancol. Công thức của X và Y là A. HCOOH và CH3OH. B. CH3COOH và CH3OH. C. HCOOH và C3H7OH. D. CH3COOH và C2H5OH. Câu 5. Đốt cháy hoàn toàn 0,11 gam một este X (tạo nên từ một axit cacboxylic đơn chức và một ancol đơn chức) thu được 0,22 gam CO2 và 0,09 gam H2O. Số este đồng phân của X là A. 4. B. 6. C. 2. D. 5. Câu 6. Khi cho 0,15 mol este đơn chức X tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sau khi phản ứng kết thúc thì lượng NaOH phản ứng là 12 gam và tổng khối lượng sản phẩm hữu cơ thu được là 29,7 gam. Số đồng phân cấu tạo của X thoả mãn các tính chất trên là A. 5. B. 2. C. 4. D. 6. Câu 7. Cho 200 gam một loại chất béo có chỉ số axit bằng 7 tác dụng vừa đủ với một lượng NaOH, thu được 207,55 gam hỗn hợp muối khan. Khối lượng NaOH đã tham gia phản ứng là A. 31,45 gam. B. 31 gam. C. 32,36 gam. D. 30 gam. Câu 8. Cho glucozơ lên men thành ancol etylic. Toàn bộ khí cacbonic sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 dư tạo ra 49,25 gam kết tủa. Biết hiệu suất của phản ứng lên men là 80%. Khối lượng ancol thu được và khối lượng glucozơ đã dùng lần lượt là B. 9,2 gam và 18 gam. B. 11,5 gam và 28,125 gam. C. 12,5 gam và 28,125 gam. D.11,5 gam và 27,125 gam. Câu 9. Cho dung dịch chứa 3,51 gam hỗn hợp gồm saccarozơ và glucozơ phản ứng với AgNO3/NH3 dư thu được 2,16 gam Ag. Thành phần % về khối lượng saccarozơ trong hỗn hợp ban đầu là A. 48,71% B. 48,24% C. 51,28% D. 55,23% Câu 10. Phân tử khối trung bình của xenlulozơ tạo thành sợi đay là 5.900.000 đvC. Số mắt xích trung bình trong phân tử của xenlulozơ trên là A. 36400. B. 36500. C. 37900. D. 45192. Câu 11. Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là A. 2,25 gam. B. 1,80 gam. C. 1,82 gam. D. 1,44 gam. Câu 12. Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít rượu (ancol) etylic 46º là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml) A. 5,4 kg. B. 5,0 kg. C. 6,0 kg. D. 4,5 kg. Câu 13. Cho 2,1 gam hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng hết với dung dịch HCl (dư), thu được 3,925 gam hỗn hợp muối. Công thức của 2 amin trong hỗn hợp X là A. C3H7NH2 và C4H9NH2. B. CH3NH2 và C2H5NH2. C. CH3NH2 và (CH3)3N. D. C2H5NH2 và C3H7NH2. Câu 14. Thành phần % khối lượng của nitơ trong hợp chất hữu cơ CxHyN là 23,73%. Số đồng phân amin bậc một thỏa mãn các dữ kiện trên là A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 15. Cho hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng CTPT là C3H7NO2. Khi phản ứng với dung dịch NaOH, X tạo ra H2NCH2COONa và chất hữu cơ Z; còn Y tạo ra CH2=CHCOONa và khí T. Các chất Z và T lần lượt là A. CH3OH và NH3. B. CH3OH và CH3NH2. C. CH3NH2 và NH3. D. C2H5OH và N2. Câu 16. α-aminoaxit X chứa một nhóm –NH2. Cho 10,3 gam X tác dụng với axit HCl (dư), thu được 13,95 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. H2NCH2COOH. B. H2NCH2CH2COOH. C. CH3CH2CH(NH2)COOH. D. CH3CH(NH2)COOH. Câu 17. Cho 10 gam amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu được 15 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là A. 4. B. 8. C. 5. D. 7. Câu 18. Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ X thu được 3,36 lít khí CO2, 0,56 lít khí N2 (các khí đo ở đktc) và 3,15 gam H2O. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có muối H2N-CH2-COONa. Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. H2N-CH2-COO-C3H7. B. H2N-CH2-COO-CH3. C. H2N-CH2-CH2-COOH. D. H2N-CH2-COO-C2H5. Câu 19. Chất hữu cơ X mạch hở có dạng H2N-R-COOR' (R, R' là các gốc hiđrocacbon), phần trăm khối lượng nitơ trong X là 15,73%. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH, toàn bộ lượng ancol sinh ra cho tác dụng hết với CuO (đun nóng) được anđehit Y (ancol chỉ bị oxi hoá thành anđehit). Cho toàn bộ Y tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 12,96 gam Ag kết tủa. Giá trị của m là A. 3,56. B. 5,34. C. 2,67. D. 4,45. Câu 20. Amino axit X có dạng H2NRCOOH (R là gốc hiđrocacbon). Cho 0,1 mol X phản ứng hết với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch chứa 11,15 gam muối. Tên gọi của X là A. glyxin. B. valin. C. alanin. D. phenylalanin. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1 1D, 2D, 3C, 4B, 5A, 6A, 7B, 8A, 9B, 10C, 11B, 12B, 13A, 14A, 15A, 16A, 17A, 18B, 19B, 20D. ĐỀ KIỂM TRA SỐ 2 1D, 2A, 3B, 4D, 5A, 6B, 7B, 8B, 9A, 10A, 11A, 12D, 13B, 14D, 15A, 16C, 17B, 18B19C, 20A

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftuyen_chon_xay_dung_va_su_dung_he_thong_cau_hoi_trac_nghiem_khach_quan_co_phuong_phap_giai_nhanh_pha.pdf
Luận văn liên quan