Hoạt động Marketing và bán hàng: hoạt động này không chỉ đòi hỏi công ty có những ứng dụng đơn giản như ở trên nữa mà nó đòi hỏi công ty cần phải có được một kênh thông tin riêng của mình như một công cụ Marketing cho doanh nghiệp. Việc có một website là giải pháp cho vấn đề đó. Trong website công ty nên giới thiệu kĩ hơn về mình, khả năng cung cấp của công ty, website cần có thêm nhiều ứng dụng hơn nữa như : có thể mua hàng trên mạng, có thể thanh toán trực tuyến được, giao diện website cần thân thiện hơn nữa, bên cạnh đó cũng nên có những phần trả lời cho những câu hỏi mà khách hàng thường thắc mắc, có những bài báo, các nghiên cứu về dinh dưỡng, diễn đàn cũng cần được đầu tư và phát huy hơn nữa những lợi ích của nó.
65 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2305 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ứng dụng công cụ phân tích chiến lược trong phân tích môi trường và chiến lược thương mại điện tử tại công ty Thực Phẩm Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2.49
Nhân lực CNTT
2.95
2.45
2.54
2.49
Nhận thức về thương mại điện tử
3.32
3.23
2.74
2.43
An ninh an toàn
-
2.78
2.90
2.37
Bảng 3.2 : tổng hợp điều tra các trở ngại cho việc ứng dụng TMĐT
Ta có thể dễ dàng nhận thấy, nếu như ở năm 2005, 2006 thì vấn đề nhận thức về TMĐT là trở ngại lớn nhất, còn hạ tầng công nghệ thông tin là trở ngại nhỏ nhất thì đến năm 2008 thì vấn để hạ tầng công nghệ thông tin đã trở thành trở ngại lớn nhất cho việc ứng dụng TMĐT.
Chính trị, luật pháp cho TMĐT.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật hỗ trợ thương mại điện tử là một trong sáu nhóm giải pháp chủ yếu mà Quyết định 222 đề ra nhằm thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử Việt Nam, với lộ trình cụ thể như sau:
- Đến cuối năm 2006, ban hành đầy đủ các văn bản dưới luật để thực thi Luật Giao dịch điện tử, Luật Thương mại và Bộ luật Dân sự, tạo cơ sở pháp lý cho thông điệp dữ liệu. Đến cuối năm 2007, ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các khía cạnh liên quan tới thương mại điện tử về giải quyết tranh chấp, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, phòng chống tội phạm, các vấn đề về thuế nội địa và thuế hải quan.
- Rà soát, bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan nhằm bảo đảm toàn bộ hệ thống pháp luật được định hướng chung là hỗ trợ, tạo điều kiện cho thương mại điện tử phát triển.Mặc dù chậm hơn yêu cầu, nhưng tới cuối năm 2008 khung pháp lý cho thương mại điện tử. Dưới đây là bảng tổng hợp về các văn bản được ban hành từ 2006-2008 (phụ lục)
Văn hóa cho TMĐT.
Nhận thức của người dân ngày càng cao điều này kéo theo sự đòi hỏi về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cũng cao hơn trước rất nhiều. Đây là một cơ hội nhưng cũng là thách thức với công ty Thực Phẩm Hà Nội, vì các sản phẩm của các công ty nhỏ, các hộ gia đình tại các chợ sẽ không được người tiêu dùng lựa chọn như trước nữa đây là cơ hội cho công ty, tuy nhiên nó cũng đòi hỏi công ty Thực Phẩm Hà Nội phải đổi mới công nghệ, chăm sóc khách hàng tốt hơn.
Vấn đề tâm lý khách hàng là vấn đề khó khăn nhất trong TMĐT, hiện nay tâm lý mua hàng phải sờ tận tay vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong khách hàng. Hầu hết mọi người vẫn lo sợ khi mua hàng trên mạng về vấn đề an toàn thông tin cá nhân, ngay cả các doanh nghiệp cũng không phải doanh nghiệp TMĐT nào cũng nhận thức đúng đắn về bảo vệ thông tin cá nhân cho người tiêu dùng .
Bảng 3.4 : tổng hợp chính sách bảo vệ thông tin cá nhân
Kinh tế cho TMĐT.
Năm 2008, 2009 đánh dấu sự điều chỉnh của kinh tế thế giới với khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam cũng bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp. Vì vậy TMĐT được nhiều doanh nghiệp coi là công cụ hữu ích nhằm đưa doanh nghiệp nhanh chóng thoát ra khỏi khủng hoảng.
Năm 2008 được coi là năm khó khăn của kinh tế Việt Nam, GDP chỉ tăng 6,23% và năm 2009 được dự đoán là cũng sẽ là năm khó khăn với tăng trưởng khoảng 4,5 – 5%.
Bảng 3.5 : tăng trưởng GDP qua các năm
Năm 2008 là năm mà lạm phát tăng cao đến cuối năm thì có dấu hiệu chững lại và có tháng giảm phát.
Bảng 3.6 : chỉ số CPI năm 2008
Lãi suất năm 2008 cũng làm người đân chóng mặt, với khoảng tháng 5, tháng 6 lãi suất không ngừng tăng có ngân hàng lãi suất huy động lên tới 20% thì đến cuối năm lãi suất lại rất là thấp .
Bảng 3.7 : tổng hợp lãi suất năm 2008
Thu nhập của người dân thì ngày được cải thiên, năm 2008 thu nhập bình quan đầu người của Việt Nam là 960 USD, thu nhập bình quân của thủ đô Hà Nội là 1500 USD và dự đoán năm 2009 sẽ là 1700 USD.
Các ảnh hưởng của môi trường nghành đến việc phân tích môi trường và chiến lược TMĐT.
Ngành kinh doanh thực phẩm là nghành có cấu trúc phân tán, với cấu trúc ngành như vậy các doanh nghiệp trong ngành gặp khá nhiều khó khăn như : sự cạnh tranh lớn, chi phí chuyển rời ngành là khá lớn.
Trong vài năm gần đây sự đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài vào VN là lớn, Trang thông tin điện tử Nghiên cứu - Thị Trường (Research and Markets) chuyên cung cấp thông tin cho khách hàng là các nhà đầu tư Mỹ và nước ngoài vừa kêu gọi các công ty đa quốc gia nên đầu tư vào ngành thực phẩm và đồ uống của Việt Nam.
Trong khi các ngành hàng khác lâm vào tình thế khó khăn, các doanh nghiệp lĩnh vực thực phẩm-đồ uống khá bình thản trước bối cảnh khủng hoảng. Ngành hàng này vẫn giữ được sự tăng trưởng ổn định nhờ tính thiết yếu của sản phẩm. Có tới 84% người được hỏi cho biết họ không có ý định cắt giảm chi tiêu cho thực phẩm và đồ uống trong năm tới bởi đây là nhóm mặt hàng thuộc nhu cầu thiết yếu của cá nhân.
Trong năm 2008 là năm mà giá cả ngành mặt hàng thực phẩm tăng cao, cao hơn rất nhiều so với cách mặt hàng khác.
(nguồn : tổng cục thống kê và công ty chứng khoán FPTS)
Bảng 3.8: chỉ số CPI các nhóm hàng hóa
Các ảnh hưởng của môi trường nội tại doanh nghiệp đến việc phân tích môi trường và chiến lược TMĐT.
Trình độ nhân lực:
Với 40% nhân lực của công ty có trình độ đại học và trên đại học là điều kiện rất tốt để doanh nghiệp có thể ứng dụng thành công TMĐT. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần đào tạo cho các nhân viên về TMĐT.
Bảng 3.9 : tổng hợp trình độ nhân lực
Tài chính
Hiện tại tổng đầu tư của doanh nghiệp khoảng hơn 200 tỷ đồng, tuy nhiên đầu tư cho TMĐT lại rất hạn chế, doanh nghiệp mới chỉ thành lập website và thuê một công ty bên ngoài quản lý (công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Hoàng Kỳ) dẫn đến website này hoạt động chưa hiệu quả. Trong bản điều tra các chuyên gia của doanh nghiệp, khi được hỏi về nguồn tài chính sẽ đầu tư cho TMĐT thì 80% cho rằng sẽ đầu tư từ 5-7%, như vậy có thể thấy rằng doanh nghiệp đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của TMĐT.
Tổng hợp kết quả của phiếu phỏng vấn chuyên gia.
Bảng tổng hợp phiếu phỏng vấn chuyên gia.
Công ty sử dụng những phương tiện điện tử nào cho hoạt động kinh doanh của mình:
Bảng 3.10 : tổng hợp spss câu 1
3. Hàng năm, công ty bỏ ra bao nhiêu kinh phí giành cho TMÐT:
Bảng 3.11 : tổng hợp spss câu 2
4. Trong tương lai, nếu công ty tập trung phát triển TMĐT thì công ty sẽ dành bao nhiêu kinh phí cho việc này (% so với doanh thu)
Bảng 3.12 : tổng hợp spss câu 3
5. Hiện nay công ty đang có khoảng bao nhiêu nhà cung ứng trong nước?
Bảng 3.13 : tổng hợp spss câu 5
6. Những đối thủ chính củ ông ty a c hiện nay chủ yếu là:
Bảng 3.14 : tổng hợp spss câu 6
7. Khách hàng hiện tại của công ty đối với sản phẩm chế biến sẵn chủ yếu là?
Bảng 3.15 : tổng hợp spss câu 7
Ông có thể cho biết những mục tiêu về mức độ ứng dụng Thương Mại điện tử của công ty là gì?
Bảng 3.16 : tổng hợp spss câu 8
Trong các yếu tố sau dây, yếu tố nào ảnh hưởng đến sự cạnh tranh trong ngành mạnh mẽ nhất:
Bảng 3.17 : tổng hợp spss câu 9
Trong bối cảnh hiện nay, những thách thức mà công ty gặp phải khi ứng dụng TMĐT là gì?
Bảng 3.18 : tổng hợp spss câu 10
Theo Ông (Bà) hiện nay công ty đang có những cơ hội nào để phát triển:
Bảng 3.19 : tổng hợp spss câu 11
Những điểm mạnh của công ty hiện nay là gì?
Bảng 3.20 : tổng hợp spss câu 12
Những mặt còn hạn chế của công ty là gì ?
Bảng 3.21 : tổng hợp spss câu 13
Trong những hoạt động dưới đây của công ty, theo ông những hoạt động nào nên được ứng dụng CNTT .
Bảng 3.22 : tổng hợp spss câu 14
Những nhận xét về các vấn đề của doanh nghiệp trong việc phân tích môi trường và chiến lược TMĐT.
Việc phân tích môi trường và chiến lược tại công ty Thực Phẩm Hà Nội mới chỉ xét đến các kía cạnh trong môi trường kinh doanh truyền thống mà quên đi mất trong môi trường TMĐT có nhiều khác biệt.
Việc phân tích môi trường và chiến lược tại công ty Thực Phẩm Hà Nội chưa có sự phân tích một cách sâu sắc, chưa sử dụng nhiều các công cụ phân tích chiến lược.
Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp.
Tổng hợp kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp.
Báo cáo kinh doanh 3 năm (2005-2006-2007) của công ty Thực Phẩm Hà Nội
TT
ChØ tiªu
§¬n vÞ tÝnh
2005
2006
2007
1.
Tæng vèn KD
TriÖu ®ång
72.808
72.753
83.699
2.
Nguån vèn CSH
TriÖu ®ång
33.602
35.972
38.698
3.
Doanh thu
TriÖu ®ång
125.000
151.684
196.695
-Trong níc
TriÖu ®ång
123.000
146.934
196.395
-XuÊt khÈu
TriÖu ®ång
2.000
4.750
300
4.
Lîi nhuËn tríc thuÕ
TriÖu ®ång
586
636
793
3.
Nép ng©n s¸ch
TriÖu ®ång
2.562
4.421
5.501
5.
Thu nhËp b×nh qu©n
Ngh×n ®ång
1050
1250
1350
6.
Lao ®éng
Ngêi
695
655
575
Bảng 3.23 :bảng doanh thu 3 năm
Dưới đây người viết xin tổng hợp các kết quả thu được thông qua các dữ liệu thứ cấp thành bảng sau:
STT
Những kết quả điển hình
Tài liệu
1
Là công ty có doanh thu và tăng trường cao trong 3 năm trở lại đây
Báo cáo kinh doanh
2
Đội ngũ nhân sự của công ty có chất lượng cao cả về chuyên môn lẫn kinh nghiệm làm việc.
Tài liệu nhân sự
3
Công ty đã có sự ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh, tuy nhiên còn tự phát và hạn chế.
Tài liệu bộ phận mar
4
Các kết luận công tác phân tích môi trường và chiến lược của công ty Thực Phẩm Hà Nội .
Các văn bản chiến lược
5
Các kết luận về ngành kinh doanh chế biến thực phẩm, cũng như các dự đoán triển vọng của ngành này.
Các bài báo, Các phân tích và số liệu của FPTS và tổng cục thống kê
6
Các danh mục đầu tư cho TMĐT và các khoản đầu tư khác.
Báo cáo tài chính doanh nghiệp
7
Thị phần của công ty Thực Phẩm Hà Nội tại HN, các kết luận về Marketing
Tài liệu của bộ phận marketing
8
Những thực trạng về việc triển khai TMĐT của công ty Thực Phẩm Hà Nội
Các tài liệu liên quan TMĐT tại công ty.
Bảng 3.24 : tổng hợp dữ liệu thứ cấp
Các nhận xét về các vấn đề của doanh nghiệp.
Qua những phân tích trên tôi xin đưa ra một số vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải:
Việc triển khai TMĐT chưa hiệu quả .
Chưa có các chiến lược TMĐT đồng bộ, hệ thống và dài hạn.
Việc phân tích môi trường và chiến lược TMĐT chưa được thực hiện một cách có hệ thống, hầu hết các văn bản chiến lược chưa phân tích được hết các tác động mà TMĐT mang lại.
Đánh giá việc phân tích môi trường và chiến lược của doanh nghiệp.
Những thành công của doanh nghiệp trong việc phân tích môi trường và chiến lược TMĐT.
Công ty Thực Phẩm Hà Nội đã có phân tích môi trường và chiến lược TMĐT.
Công ty đã nhận thức được vai trò và sự cần thiết của việc phân tích môi trường và chiến lược TMĐT.
Trong phân tích môi trường và chiến lược của công ty Thực Phẩm Hà Nội đã có những đánh giá bước đầu về sự tác động của TMĐT với sự phát triển của doanh nghiệp
Công ty Thực Phẩm Hà Nội đã sử dụng các công cụ phân tích chiến lược trong việc phân tích của mình.
Những hạn chế còn tồn tại.
Trong các phân tích của mình công ty Thực Phẩm Hà Nội chưa đánh giá hết được sự tác động của TMĐT.
Chưa áp dụng các công cụ phân tích chiến lược một cách hiệu quả.
Chưa có phân tích giá trị tạo cho khách hàng bằng chuỗi giá trị ảo mà vẫn phân tích thông qua chuỗi giá trị truyền thống.
Trong các phân tích các yếu tố bên trong doanh nghiệp chưa có sự tác động của CNTT.
Nguyên nhân .
Các công cụ phân tích chiến lược tại công ty Thực Phẩm Hà Nội chỉ đánh giá ở góc độ môi trường truyền thống, còn trong môi trường trực tuyến những phân tích đó còn có những thiếu sót nhất định.
Doanh nghiệp chưa thấy được vai trò quan trọng của thông tin là xuyên suốt trong quá trình tạo ra giá trị cho khách hàng mà chỉ coi đó như là một hoạt động bổ trợ.
Nhận thức của doanh nghiệp về TMĐT còn mang tính tự phát và theo xu hướng doanh nghiệp khác làm, mình cũng làm.
CHƯƠNG 4: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỀ VIỆC PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VÀ CHIẾN LƯỢC TMĐT TẠI CÔNG TY THỰC PHẨM HÀ NỘI
Kết luận về thực trạng việc phân tích môi trường và chiến lược TMĐT của doanh nghiệp.
4.1.1 Các kết luận về tình hình kinh doanh và thực trạng ứng dụng TMĐT tại công ty Thực Phẩm Hà Nội :
Công ty Thực Phẩm Hà Nội là một công ty có uy tín trong ngành thực chế biến thực phẩm, công ty là công ty con của Tổng công Ty Thương Mại Hà Nội với những lợi thế đó trong vòng 3 năm trở lại đây công ty đã có những sự tiến bộ vượt bậc với tổng doanh thu năm 2008 là gần 200 tỷ. Trong đó sản phẩm dầu ăn, giò chả.. luôn chiến 50% tổng doanh thu của công ty, và thị trường HN luôn là thị trường chính của doanh nghiệp.
Hiện nay, công ty đang ứng dụng TMĐT ở mức độ khá thấp, công ty đã có website từ năm 2007 tuy nhiên giao dịch mới chỉ được thực hiện trên các công cụ và phương tiện điện tử đã có từ rất lâu đời như điện thoại, máy Fax và thư điện tử. Website của công ty hiện tại chỉ có giới thiệu về tên, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh…đó là những cái sơ khai nhất. Và website này vẫn do công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Hoàng Kỳ quản lý.
Mặc dù vậy thì các nhà quản trị cũng như nhân viên trong công ty đều nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng và quản lý 1 website riêng trong công ty, khi phỏng vấn các nhà quản lý của công ty 80% các nhà quản lý của công ty đồng ý sẽ đầu tư từ 3-5% tổng doanh thu cho TMĐT, với mức tài chính là khoảng 600-1000 triệu thì việc ứng dụng TMĐT tại công ty Thực Phẩm Hà Nội về mặt tài chính là hoàn toàn khả thi.
4.1.2 Tình hình về nhà cung ứng, khách hàng và đối thủ cạnh tranh của công ty:
Hiện nay công ty có mạng lưới nhà cung ứng dịch vụ khá rộng. Khi được hỏi anh Trần Công Nam trưởng phòng marketing và phát triển thị trường đã nói hiện tại công ty có khoảng 20-30 nhà cung ứng, các nhà cung ứng của công ty Thực Phẩm Hà Nội hầu hết là các nhà cung ứng có uy tin và đã hợp tác với công ty lâu năm.
Khi được hỏi về các khách hàng hiện tại của công ty, và đánh giá độ quan trọng của khách hàng thì các siêu thị, các đại lý, cửa hàng giới thiệu sản phẩm là các khách hàng chủ yếu của công ty, công ty tập trung chủ yếu ở thị trường HN và các vùng lân cận để tận dụng lợi thế sẵn có của mình là công ty con của HAPRO, với hệ thống Hapro Mart .
Về đối thủ cạnh tranh: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty tham gia trong lĩnh vực chế biến thực phẩm bởi đây đang là một ngành tiềm năng về lợi nhuận. Do đó, việc cạnh tranh trên thị trường này trở nên gay gắt hơn. Là một công ty vừa sản xuất và vừa thương mại công ty gặp sự cạnh tranh gay gắt từ cả công ty sản xuất và thương mại. Do đặc thù của ngành các khu vực của đất nước đều có các công ty chế biến thực phẩm và họ đã có uy tín tại thị trường đó nên công ty gặp khá nhiều khó khăn trong việc mở rộng thị trường. Một số đối thủ cạnh tranh có thể kể đến là công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long, Công ty TNHH Himing, Vietnam Food Industries Company (VIFON)….
4.1.3 Nhận định về các tác động của môi trường bên ngoài đối với công ty:
4.1.3.1 Môi trường ngành:
Theo như bảng thống kê ở chương 3, yếu tố ảnh hưởng đến cạnh tranh nhiều nhất của công ty đó là tác động của nhà cung cấp và rào cản ra nhập.
Tác động thứ hai cũng không kém phần quan trọng đó rào cản ra nhập của ngành. Không quá khó gì để có thể tham gia ngành này, Các doanh nghiệp này có số vốn khá nhỏ, có doanh nghiệp chỉ đăng ký vốn kinh doanh từ 300-500 triệu đồng (tương đương 18 750 đến 31 250 USD). Việc chính sách pháp luật và nguồn vốn đăng ký kinh doanh ko cần quá cao là nguyên nhân chính khiến cho rào cản ra nhập dễ hơn. Khi số doanh nghiệp trong ngành tăng thêm tất yếu sẽ đẩy cường độ cạnh tranh trong ngành thêm cao.
Theo kết quả của việc phân tích câu 9 có nói đến thách thức của công ty một lần nữa khẳng định ý kết quả trên. Trong câu 9 ta có thể thấy 2 thách thức lớn nhất của công ty đó là rào cản ra nhập và sự ra nhập mới.
Với rào cản ngành không quá cao như vậy buộc các công ty trong ngành phải tự tạo rào cản cho mình, mỗi khu vực luôn có các công ty thực phẩm chiếm thị phần lớn và có ảnh hưởng, trong vài năm gần đây các văn bản, chính sách về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng cao đây cũng có thể coi là rào cản ra nhập cho các công ty mới ra nhập.
Thách thức thứ 2 cũng liên quan đến môi trường ngành là các công ty mới ra nhập có thể nhanh chóng bắt kịp với các công ty cũ nhất là khi CNTT gần như các công ty trong ngành là như nhau, ở thị trường truyền thống có thể công ty mới cần thời gian để có thể chiếm lĩnh được thị trường nhưng trong thị trường ảo thì công việc này trở nên nhanh chóng hơn rất nhiều.
4.1.3.2 Tác động môi trường vĩ mô:
Hiện nay, môi trường vĩ mô đang đem đến cho công ty Thực Phẩm Hà Nội cũng như các công ty trong ngành những cơ hội lớn. Một trong những khó khăn cho doanh nghiệp khi kinh doanh lĩnh vực này là việc các sản phẩm của các chợ, các quán nhỏ, hộ kinh doanh nhỏ tiện lợi gần nhà khách hàng và vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo vẫn được khách hàng lựa chọn khá nhiều. Tuy nhiên, nhà nước đang dần hoàn thành chính sách pháp luật đối với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và nhận thức người dân ngày càng cao là một cơ hội lớn của công ty.
Thứ hai là do sự hội nhập kinh tế. Công ty Thực Phẩm Hà Nội có nhiều cơ hội mở rộng thị trường, mở rộng sản xuất và tìm kiếm các đối tác có uy tín. Đồng thời công ty cũng có cơ hội tiếp cận với những công nghệ tiên tiến trên thế giới.
Thứ ba một yếu tố không thể không nhắc đến đó chính là thu nhập bình quân của người Việt Nam nói chung (khoảng 960 USD) và Hà Nội nói riêng (1500 USD) ngày càng tăng, đó là yếu tố quan trọng cho thấy cơ hội trong những năm tới của công ty Thực Phẩm Hà Nội.
4.1.5 Nhận định về điểm mạnh và điểm yếu của công ty.
4.1.5.1 Điểm mạnh
Theo như kết quả khảo sát điều tra cũng như trong quá trình thực tập tôi đã tìm hiểu, có thể nói rằng điểm mạnh lớn nhất của công ty đó chính là khả năng chiếm lĩnh tại thị trường HN . Điều đó được thể hiện qua những ý sau:
- 80% doanh thu của công ty Thực Phẩm Hà Nội là có được từ thị trường HN và các vùng lân cận. Vì vậy công ty luôn xác định đây là thị trường chính của mình và tập trung nguồn lực để phục vụ một cách tốt nhất các khách hàng tại khu vực này.
- Hiện nay việc phân phối của công ty chủ yếu là : các đại lý, cửa hàng giới thiệu sản phẩm và các siêu thị. Trong đó các siêu thị chủ yếu là qua hệ thống phân phối Hapro Mart, mà hệ thống này cũng chủ yếu ở thị trường HN, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty cũng có đến 65% tại HN.
Đội ngũ cán bộ với kỹ năng nghiệp vụ và trình độ cao: cán bộ công ty có tới 40% là đại học và trên đại học, nhân sự luôn là điểm mạnh và nhân tố có thể tạo đột biến của công ty. Công ty cũng thường xuyên cử nhân viên đi học các khóa học ngắn ngày để dần hoàn thiện kỹ năng nghiệp vụ của mình.
Có uy tín trong ngành: công ty Thực Phẩm Hà Nội là một trong những công ty thực phẩm đầu tiên trên thị trường HN, với 52 năm trong nghề uy tín của công ty là rất cao. Với những gì công ty Thực Phẩm Hà Nội đã làm được thì khách hàng có thể luôn yên tâm về các sản phẩm và uy tín của công ty.
4.1.4.1 Điểm yếu.
Bên cạnh những điểm mạnh, công ty Thực Phẩm Hà Nội cũng không thể tránh khỏi những mặt còn yếu kém và hạn chế:
Thứ nhất phải kể đến đó là công ty chưa có một kênh thông tin quảng cáo hiệu quả. Như đã nói ở những phần trên công ty đã có website được 2 năm tuy nhên các đơn đặt hàng của công ty lại chủ yếu qua các phương tiện như điện thoại, fax, email. Quan tìm hiểu chúng tôi biết hầu hết các chào hàng của công ty đều thực hiện dựa trên các phương tiện truyền thống như vậy khó có thể nhận được các phản hồi nhanh chóng của khách hàng về đơn hàng. Việc phát triển thị trường của công ty cũng gặp nhiều khó khăn cũng do chưa có kênh quảng cáo hiệu quả do hầu hết công ty chỉ tập trung các khách hàng cũ và chưa có phương tiện tiện thông tin hiệu quả nào để có thể tạo mối quan hệ gắn kết với các đối tác mới.
Về quảng cáo cũng vậy, việc quảng cáo hình ảnh của công ty còn rất hạn chế do đó các khách hàng mới ít khi tìm đến công ty một cách tự nhiên. Các khách hàng chủ yếu là những khách hàng từ lâu năm hay công ty tìm kiếm bằng cách gọi điện thoại, fax. Cách thức này rất thủ công mà kết quả đem lại có thể sẽ không cao.
Điểm yếu thứ hai của công ty là việc sử dụng CNTT và ứng dụng TMĐT chưa hiệu quả. Dù các nhà quản lý đã nhận thứ được vai trò quan trọng của CNTT và TMĐT và đã đầu tư trong 2 năm trở lại đây, tuy nhiên thì hiệu quả của việc đầu tư này lại chưa cao.
4.1.5 Mong muốn về mục tiêu mức độ ứng dụng Thương mại điện tử.
Với trị số trung bình nhỏ nhất là 1,6 ở câu 8 khi hỏi về mục tiêu muốn xây dựng một website có tính năng tương tác với khách hàng trở thành mục tiêu hàng đầu của công ty. Một website không cần phải thực hiện được mọi tương tác với khách hàng nhưng một phần nào đó có thể giúp công ty thông tin cho khách hàng những thông tin cơ bản nhất hoặc nhưng thông tin mà khách hàng đang thực sự quan tâm.
Đối với các hoạt động bên trong doanh nghiệp những hoạt động mà được phần đông người được hỏi thấy cần thiết phải được ứng dụng CNTT và Internet vào đó là những hoạt động sau:
Marketing và bán hàng
Phát triển công nghệ.
Cấu trúc hạ tầng doanh nghiệp
Dịch vụ sau bán
Các hoạt động này không cần phải ứng dụng CNTT và Internet hoàn toàn mà có thể việc ứng dụng CNTT, Internet chỉ mang tính chất hỗ trợ cho hoạt động được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng với chất lượng cao hơn.
4.1.6 Các kết luận chung:
4.1.6.1 Những nhóm thành tựu đã đạt được:
Công ty duy trì được kết quả kinh doanh khả quan trong tình hình kinh tế thế giới có phần suy thoái. Điển hình là năm 2008 công ty đạt doanh thu là xấp xỉ 196.695 triệu đồng tăng trưởng 30% so với năm trước.
- Công ty có một mạng lưới đối tác rộng và có nhiều đối tác tin cậy và lâu năm với công ty .
- Chất lượng sản phẩm và uy tín của công ty Thực Phẩm Hà Nội đã được người tiêu dùng tin tưởng và càng được khẳng định cùng với quá trình 52 năm lịch sử của công ty.
- Ban lãnh đạo của công ty có nhận thức sâu sắc và ý nghĩa về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT, Internet vào trong các hoạt động cụ thể của công ty và đảm bảo khả năng về tài chính cho công tác này.
4.6.1.2 Những mặt còn hạn chế:
- Công ty chưa có được một kênh thông tin và quảng cáo hiệu quả.
- Mức độ ứng dụng CNTT, Internet vào hoạt động kinh doanh còn rất thấp.
- Chưa có được giải pháp cho việc phát triển các thị trường mới..
- Chưa có sự phân tích môi trường và chiến lược nói chung và phân tích môi trường và chiến lược TMĐT một cách logic, tổng thể và dài hạn.
4.6.1.3 Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế:
a. Nguyên nhân khách quan:
- Doanh nghiệp chưa thực sự tin tưởng vào việc ứng dụng TMĐT do những chính sách pháp luật chưa được hoàn thiện và chưa có được sự chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể đối với các doanh nghiệp. Hơn thế nữa, các văn bản pháp luật ban hành còn chậm.
- Vấn đề về an toàn mạng, an ninh mạng vẫn luôn là vấn đề nhức nhối khiến các doanh nghiệp không khỏi lo ngại khi ứng dụng TMĐT.
- Chưa có sự tuyên truyền về nhận thức cho mọi doanh nghiệp vừa và nhỏ thấy rõ được tầm quan trọng của Thương mại điện tử trong doanh nghiệp.
b. Nguyên nhân chủ quan:
- Chưa có phương pháp phân tích chiến lược, cụ thể nên chưa có được cách thức phân tích môi trường và chiến lược TMĐT đúng đắn.
- Chưa vận dụng một cách hiệu quả và tuần tự các công cụ phân tích chiến lược vào việc phân tích môi trường và chiến lược TMĐT nên công ty chưa có được một văn bản chiến lược tổng thể và dài hạn.
- Dù ở trong lĩnh vực nào đi nữa thì yếu tố con người cũng hết sức quan trọng. Có thể làm được hay không là phải xét xem có người có khả năng thực hiện hay không. Do lãnh đạo công ty chưa có được những hiểu biết và những kiến thức về TMĐT trong khi cũng chưa có nhân viên nào có khả năng đảm trách cho việc đề ra một chiến lược ứng dụng TMĐT.
Dự đoán triển vọng và quan điểm giải quyết vấn đề nghiên cứu.
Dự đoán triển vọng phát triển của công ty.
Tuy rằng năm 2009 có thể sẽ là năm khó khăn với nền kinh tế thế giới nói chung và VN nói riêng thì công ty Thực Phẩm Hà Nội với những lợi thế của mình vẫn đạt mục tiêu tăng trường doanh thu là 10%.
Là công ty con của tổng công ty Thương Mại Hà nội và với sự mở rộng của thủ đô HN trở thành thủ đô lớn thứ 17 thế giới, công ty Thực Phẩm Hà Nội sẽ có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường.
Những năm tới công ty Thực Phẩm Hà Nội sẽ ứng dụng mạnh mẽ TMĐT vào các hoạt động của mình, chắc chắn công ty sẽ có những bước phát triển vượt bậc về vị thế cạnh tranh, về thị phần, cảm nhận của khách hàng với doanh nghiệp…
Quá trình hội nhập ngày càng sâu của VN và với vị thế của công ty Thực Phẩm Hà Nội hứa hẹn những sự tăng trưởng tuyệt vời trong vài năm tới với những thị trường mới và sự ứng dụng mạnh mẽ TMĐT vào các hoạt động kinh doanh.
Trong khủng hoảng công ty Thực Phẩm Hà Nội đã đầu tư hợp lý cho TMĐT, dự đoán vào năm sau khi nền kinh tế phục hồi cũng là lúc các khoản đầu tư này phát huy tác dụng, công ty Thực Phẩm Hà Nội có thể sẽ trở thành doanh nghiệp ứng dụng TMĐT thành công nhất trong nghành và cải thiện đáng kế năng lực cạnh tranh, bởi trong ngành nhữn doanh nghiệp ứng dụng TMĐT thành công là không nhiều.
Dự đoán triển vọng phát triển của ngành kinh doanh thực phẩm chế biến sẵn.
Ngành chế biến thực phẩm và nước giải khát tăng trưởng trong khủng hoảng:
Tăng trưởng
Tăng trưởng doanh thu
Tăng trưởng lợi nhuận
Tăng trưởng tài sản
Ngành chế biến thực phẩm và nước giải khát
2,71%
29,98%
60,26%
(nguồn: thống kê nghành của công ty chứng khoán FPTS)
Ngành thực phẩm và đồ uống VN - lĩnh vực hấp dẫn các nhà đầu tư
Trang thông tin điện tử Nghiên cứu - Thị Trường (Research and Markets) chuyên cung cấp thông tin cho khách hàng là các nhà đầu tư Mỹ và nước ngoài vừa kêu gọi các công ty đa quốc gia nên đầu tư vào ngành thực phẩm và đồ uống của Việt Nam.
Trong báo cáo về ngành thực phẩm và đồ uống của Việt Nam, trang mạng này nhận định Việt Nam là một trong những thị trường mới nổi có sức thu hút nhất đối với các nhà đầu tư vào ngành bán lẻ thực phẩm, đồ uống và rau quả vì Việt Nam có mức tăng trưởng kinh tế cao và thu nhập của người dân có xu hướng tăng lên. Dân số đông cũng có nghĩa là tiềm năng cho một tầng lớp trung lưu đáng kể sẽ xuất hiện, tầng lớp này có thể tăng chi tiêu vào các mặt hàng chất lượng cao và xa xỉ phẩm.
Về tình hình ngành thực phẩm và đồ uống của Việt Nam trong quý IV/08, báo cáo trên cho thấy trong ngành bán lẻ rau quả, các hàng bán lẻ độc lập vẫn thống lĩnh thị trường. Tuy nhiên, theo cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam sẽ phải mở cửa cho các công ty phân phối và bán lẻ nước ngoài vào hoạt động từ đầu năm 2009.
(nguồn: chuyên trang chứng khoán ATP)
Ngành chế biến thực phẩm : Sẽ tăng lợi nhuận nếu giảm năng lượng:
Chế biến thực phẩm đã được xác định là ngành kinh tế quan trọng . Tuy vậy, lợi nhuận thu được từ ngành này chưa cao. Nguyên nhân do máy móc thiết bị chưa hiện đại, tỉ suất lợi nhuận thấp. Trong khi chờ hiện đại hóa công nghệ, tạo ra sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, theo các chuyên viên của Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng TPHCM (ECC), ngành chế biến thực phẩm còn có thể tăng lợi nhuận bằng các biện pháp tiết kiệm năng lượng.
Cách nhiệt trần phân xưởng chế biến .
Xả đá bằng nước
(theo: trung tâm tiết kiệm điện thành phố Hồ Chí Minh)
Khuynh hướng tiêu dùng 2009 của ngành hàng thực phẩm
Trong khi các ngành hàng khác lâm vào tình thế khó khăn, các doanh nghiệp lĩnh vực thực phẩm-đồ uống khá bình thản trước bối cảnh khủng hoảng. Ngành hàng này vẫn giữ được sự tăng trưởng ổn định nhờ tính thiết yếu của sản phẩm.
Theo một nghiên cứu của TNS, mức tiêu thụ nhiều mặt hàng thực phẩm của người Việt Nam có một khoảng cách khá xa các nước trong khu vực. Lượng thực phẩm tiêu dùng bình quân/người ở nước ta về cơ bản sẽ tăng theo các nước trong khu vực. Bất chấp những diễn biến bất lợi từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. 84% người được hỏi cho biết họ không có ý định cắt giảm chi tiêu cho thực phẩm và đồ uống trong năm tới bởi đây là nhóm mặt hàng thuộc nhu cầu thiết yếu của cá nhân. Điều này mang đến tiềm năng phát triển cho ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra một thị trường rất tiềm năng đó là thị trường nông thôn, với 17 triệu người tiêu dùng có mức thu nhập trên 1,5 triệu đồng / tháng, gấp 3 lần con số ở thành thị. Thu nhập cao hơn có nghĩa là chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, đồ uống… sẽ tiếp tục tăng. Thức ăn đóng hộp được đánh giá là ngành tiềm năng nhất khi thâm nhập thị trường nông thôn bởi hiện tại đang có một khoảng cách khác xa về chi tiêu cho mặt hàng này so với các đô thị. Nếu ở thành phố, mỗi hộ gia đình danh bình quân 173.500đ cho việc mua thức ăn đóng hộp thì con số này chỉ là 112.600đ ở nông thôn. Thêm vào đó, tỉ trọng chi tiêu cho các mặt hàng đồ uống và thức ăn sẵn so với tổng thu nhập của các hộ gia đình ở nông thôn lại cao hơn ở khu vực thành thị. Đây là một tín hiệu tốt cho các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành thực phẩm.
(Nguồn: Tạp chí Marketing – số 52 – 3/2009)
Các quan điểm về việc phân tích môi trường và chiến lược TMĐT.
Việc phân tích môi trường và chiến lược TMĐT là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất trước khi bước vào hoạch định và thực thi chiến lược TMĐT, nó đảm bảo cho công ty Thực phẩm Hà Nội có một chiến lược TMĐT hiệu quả cả trong kinh doanh trực tuyến lẫn kinh doanh truyền thống, việc ứng dụng TMĐT là đòi hỏi khách quan của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mà các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, công ty Thực Phẩm Hà Nội nói riêng.
Việc phân tích môi trường và chiến lược TMĐT cần có hệ thống, xem xét khách quan các yếu tố, các khía cạnh tránh tư tưởng chạy theo phong trào thấy doanh nghiệp khác làm mình cũng làm. Chúng ta phải phân tích thật chi tiết, cẩn thận để có thể nhận rõ được những cơ hội để nắm lấy, cũng như nhận thức rõ những thách thức và điểm yếu của doanh nghiệp để có thể khắc phục các điểm yếu và né tránh các thách thức mà môi trường đem lại. TMĐT ở Việt Nam tuy đã có những bước phát triển mới nhưng các doanh nghiệp ứng dụng TMĐT một cách bài bản thì chưa có nhiều vậy nên khi ứng dụng TMĐT công ty Thực Phẩm Hà Nội cần những giải pháp đồng bộ, hệ thống và dài hạn.
Tập trung vào giải quyết cách thức phân tích môi trường và chiến lược của doanh nghiệp mà trọng tâm là phấn tích dựa trên các công cụ phân tích chiến lược. 3 công cụ được trình bày ở đây đó là:
- Mô hình 5 lực lượng điều tiết cạnh tranh
- Chuỗi giá trị
- Ma trận TOWS
Các đề xuất, kiến nghị với công ty Thực Phẩm Hà Nội.
Một số kiến nghị với công ty Thực Phẩm Hà Nội :
Qua việc phân tích môi trường và chiến lược tại công ty Thực Phẩm Hà Nội, tôi xin có một vài kiến nghị với công ty Thực Phẩm Hà Nội như sau:
Trước khi thực hiện việc ứng dụng TMĐT, công ty Thực Phẩm Hà Nội nên thực hiện việc phân tích môi trường và chiến lược TMĐT một cách có hệ thống và khách quan.
Sử dụng các công cụ phân tích môi trường và chiến lược TMĐT như: ma trận SWOT, mô hình 5 lực lượng cạnh tranh và chuỗi giá trị ảo.
Công ty Thực Phẩm Hà Nội nên có sự đầu tư đúng mức cho TMĐT thì việc phân tích môi trường và chiến lược TMĐT mới có thể đạt được hiệu quả cao nhằm giúp doanh nghiệp có thể ứng dụng TMĐT một cách hiệu quả nhất.
Việc phân tích môi trường và chiến lược đòi hỏi đưa ra các giải pháp đồng bộ, dài hạn và hệ thống.
Trong phân tích môi trường và chiến lược TMĐT có tính thời gian, có thể thời điểm này xác định công nghệ là điểm yếu tuy nhiên năm sau có thể công nghệ lại là điểm mạnh của công ty nên trong quá trình ứng dụng TMĐT đòi hỏi các nhà quản trị của công ty Thực Phẩm Hà Nội phải có những thay đổi sao cho hợp lý với hoàn cảnh hiện tại của doanh nghiệp
Các đề xuất trong việc phân tích môi trường và chiến lược tại công ty Thực Phẩm Hà Nội :
Ma trận SWOT :
STRENGTHS
Các điểm mạnh
kinh nghiệm lâu năm trong ngành.
Là công ty con của tổng công ty thương Mại Hà Nội.
Có nhiều đối tác tin cậy.
Chất lượng sản phẩm tốt.
Thị phần tại Hà Nội khá cao.
WEAKNESSES
Các điểm yếu
Vận dụng TMĐT chưa hiệu quả.
Chưa sử dụng hiệu quả CNTT trong hoạt động kinh doanh.
Hạn chế trong việc nhận các phản hồi của khách hàng.
Hạn chế trong việc tiếp cận thị trường mới.
OPPORTUNITIES
Các cơ hội
Thu nhập bình quân của người VN nói chung và Hà nội nói riêng ngày một cao.
Chính sách vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng thắt chặt.
Chính sách mở của và hội nhập quốc tế.
CNTT trong nước phát triển nhanh bắt kịp các nước tiên tiến.
Thủ đô HN mở rộng.
SO Strategies
- tích hợp TMĐT bên ngoài doanh nghiệp với các nhà cung ứng và đối tác.
- Tích hợp bên trong nhằm ứng dụng TMĐT vào tất cả các hoạt động.
- Có các giao dịch cơ bản.
WO Strategies
Chiến lược tích hợp hóa .
Website có nhiều ngôn ngữ nhằm vươn ra thị trường thế giới
Hiện diện tương tác với khách hàng.
Tích hợp TMĐT nội bộ doanh nghiệp
THREATS
Các thách thức
Khách hàng trong TMĐT có nhiều sự lựa chọn và dễ dàng hơn.
Cạnh tranh trong nghành gay gắt hơn.
Quá trình hội nhập, nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào VN đầu tư và kinh doanh.
sản phẩm thay thế được người tiêu dùng lựa chọn.
ST Strategies
Hiện diện tương tác với khách hàng.
Có các giao dịch cơ bản trên website
Tích hợp bên ngoài với các nhà cung ứng và nhà phân phối.
WT Strategies
Hiện diện tương tác với khách hàng.
Tích hợp bên trong của doanh nghiệp với các hoạt động kinh doanh.
Tích hợp bên ngoài với các nhà cung ứng và nhà phân phối.
Mô hình 4.1 : thiết lập ma trận TOWS
Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh.
Cạnh tranh trong ngành
Gia nhập tiềm năng
Quyền lực thương lượng của khách hàng
Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng
Đe dọa từ sản phẩm thay thế
Mô hình 4.2 : mô hình 5 lực lược cạnh tranh
Rào cản ra nhập:
Nếu một doanh nghiệp ra nhập nghành kinh doanh thực phẩm chế biến sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với việc doanh nghiệp đó chỉ hiện diện và bán hàng trực tuyến, khi công ty Thực Phẩm Hà Nội ứng dụng TMĐT sẽ gặp phải nhiều hơn sự ra nhập mới này. Nếu doanh nghiệp chỉ gia nhâp ở góc độ bán hàng trên mạng thì sẽ dễ dàng bởi lẽ chi phí để tham gia việc bán hàng trên mạng là không cao, CNTT thì gần như là “phẳng” với các doanh nghiệp.. các doanh nghiệp chỉ có thể xây dựng hàng rào ra nhập dựa vào sự trung thành với thương hiệu mà thôi nhưng để có thể xây dựng sự trung thành thương hiệu trong môi trường TMĐT không phải là việc đơn giản.
Nhưng nếu doanh nghiệp muốn tham gia vào cả lĩnh vực sản xuất thì không hề đơn giản họ sẽ vấp phải rào cản về chi phí để triển khai hoạt động sản xuất cần rất nhiều chi phí cho mặt bằng, công nghệ máy móc, nhân công chi phí lưu động… hơn nữa tính kinh tế nhờ quy mô cũng là rào cản lớn với các doanh nghiệp muốn ra nhập, các doanh nghiệp mới sẽ khó có thể có được quy mô, các đơn hàng như các công ty trong nghành và như vậy họ khó có thể có giá thành như các doanh nghiệp trong nghành. Sự trung thành với thương hiệu trong kinh doanh truyền thống thì cao hơn rất nhiều so với trong môi trường TMĐT, tại công ty Thực Phẩm Hà Nội khách hàng chính là các siêu thị, các đại lý, cửa hàng giới thiệu sản phẩm vậy nên sự trung thành thương hiệu là rất cao.
Quyền thương lượng của nhà cung cấp:
Khi công ty Thực Phẩm Hà Nội ứng dụng TMĐT thì quyền thương lượng của nhà cung cấp sẽ giảm xuống, bởi khi ứng dụng TMĐT công ty Thực Phẩm Hà Nội có thể tham gia vào các sàn B2B mà ở đó công ty có thể gặp gỡ nhiều nhà cung ứng trong và ngoài nước. TMĐT sẽ giúp cho các hoạt động cung ứng của công ty Thực Phẩm Hà Nội trở nên linh hoạt hơn. Trong ngành chế biến thực phẩm sự khác biệt và chi phí chuyển đối giữa các nhà cung cấp là không nhiều.
Quyền thương lượng của người mua:
Trong môi trường TMĐT người mua có quyền thương lượng lớn hơn trong môi trường truyền thống, bởi vì ngành chế biến thực phẩm là ngành có khá nhiều các doanh nghiệp nên người mua có nhiều lựa chọn hơn, chi phí để người mua từ sản phẩm của doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác là hầu như không có, sản phẩm của ngành chế biến thực phẩm cũng ngành phụ thuộc nhiều vào người mua như : khẩu vị, văn hóa, mùa vụ…
Khi khách hàng hiện diện trong môi trường TMĐT tức là họ có khả năng hội nhập cao, tức là chỉ với vài cái click chuột họ sẽ có thể tìm thấy những sản phẩm thay thế, hay sản phẩm của doanh nghiệp khác. Những điều đó là cho quyền thương lượng của người mua tăng lên.
Sản phẩm thay thế :
Ngành chế biến thực phẩm có thể được coi là ngành có sự đe dọa của sản phẩm thay thế là khá lớn. Tại công ty Thực Phẩm Hà Nội sản phẩm chủ yếu chiến 70% sản lượng là giò và dầu ăn, đây là những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu nhưng có rất nhiều sản phẩm thay thế, những mặt hàng thay thế lại rất tiện trong việc mua sắm của khách hàng tại các chợ cóc, các quán ăn,các siêu thị…
Tuy nhiên do đời sống của nhân dân ngày càng cao, các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm càng chặt chẽ thì các sản phẩm ít đạt vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng mất vị thế, hơn nữa dân trí ngày một cao cũng là những yếu tố có lợi cho sản phẩm của công ty Thực Phẩm Hà Nội vì người tiêu dùng sẽ đòi hỏi chất lượng cao hơn, họ đi siêu thị nhiều hơn, mua trực tuyến nhiều hơn…
Trong môi trường TMĐT sự đe dọa còn lớn hơn trong truyền thống, bởi lẽ trong môi trường trực tuyến khách hàng có thể có nhiều lợi chọn hơn về sản phẩm, mẫu mã, giá cả…và khách hàng trực tuyến thì ít trung thành hơn.
Cạnh tranh trong ngành:
Ngành chế biến thực phẩm có thể nói là ngành có sự cạnh tranh mạnh, bởi vì xét về cấu trúc ngành, thì ngành chế biến thực phẩm là ngành phân tán có số lượng khá lớn các doanh nghiệp, và phân bố trải rộng khắp cả nước. Sản phẩm của các doanh nghiệp hầu hết có thể thay thế cho nhau, với nghành này sự tăng giảm lợi nhuận là theo chu kỳ của cả ngành.
Rào cản rời ngành của ngành chế biến thực phẩm khá cao, khi ra nhập ngành với chi phí đầu tư là lớn và khi rời nghành các doanh nghiệp khó chuyển đổi sang lĩnh vực kinh doanh khác, vì nhân sự ngành cũng có đặc thù riêng muốn chuyển lĩnh vực kinh doanh cần được đào tạo lại, máy móc thiết bị cũng chỉ có thể chuyến giao cho các doanh nghiệp trong ngành….
Chuỗi giá trị .
Chuỗi giá trị ngành.
Dựa vào loại hình của công ty Thực Phẩm Hà Nội công ty kinh doanh về sản xuât, thương mại ta có thể thấy được tầm quan trọng và giá trị mà TMĐT đem lại cho công ty sẽ rất lớn qua chuỗi giá trị ngành TMĐT dưới đây:
Mô hình 4.3: chuỗi giá trị ngành trong TMĐT
Ta có thể thấy tại công ty Thực Phẩm Hà Nội, chúng ta có thể tích hợp TMĐT ở cả trước và sau khâu sản xuất tức là doanh nghiệp có thể ứng dụng TMĐT nhằm tăng hiệu quả hợp tác với cả nhà cung ứng và nhà phân phối. công ty Thực Phẩm Hà Nội cũng hoạt động trên cả lĩnh vực thương mại, mà lĩnh vực thương mại chính là lĩnh vực mà khi ứng dụng TMĐT đem lại giá trị gia tăng lớn nhất.
Chuỗi giá trị ảo
Mô hình chuỗi giá trị coi thông tin như một yếu tố hỗ trợ quá trình tạo thêm giá trị chứ bản thân nó không phải là nguồn tạo giá trị, còn trong chuỗi giá trị ảo thông tin được coi là yếu tố quan trọng và xuyên suốt trong quá trình tạo giá trị.
Thông qua phiếu phỏng vấn chuyên gia, khi được hỏi về những hoạt động nào có thể ứng dụng CNTT và đánh giá theo độ quan trọng, chúng ta có thể thấy rằng tại công ty Thực Phẩm Hà Nội các nhà quản trị quan tâm việc ứng dung CNTT vào hoạt động bán hàng và marketing và phát triển công nghệ nhất, sau đó là cấu trúc hạ tầng của doanh nghiệp. Như vậy theo các đánh giá thì doanh nghiệp nên đầu tư CNTT nhiều vào các hoạt động: bán hàng và marketing, phát triển công nghệ và ứng dụng CNTT trong cấu hoạt động cấu trúc hạ tầng công nghệ.
Mô hình 4.4: chuỗi giá trị công ty
Theo phiếu phỏng vấn chuyên gia và việc phân tích dữ liệu bằng phần mềm spss chúng thấy rằng công ty chú trọng vào phát triển công nghệ với trị số trung bình là 1,6, điều đó cho thấy rằng công ty Thực Phẩm Hà Nội muốn nâng cao công nghệ của mình nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ nhờ ứng dụng TMĐT. Ứng dụng TMĐT vào việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm, nghiên cứu marketing…
Cấu trúc hạ tầng doanh nghiệp: đây là yếu tố cơ bản nên tất nhiên đòi hỏi doanh nghiệp phải trang bị cho mình những trang thiết bị cần thiết như máy tính, mạng…để có nền tảng cho những ứng dụng cao hơn sau này. Công ty Thực Phẩm Hà Nội cũng đã ứng dụng phần mềm kế toán để hỗ trợ, tiếp theo đó công ty cũng sử dụng hình thức trả lương qua tài khoản. Công ty cũng đã xây dựng một mạng nội bộ để chia sẻ thông tin một cách nhanh chóng dễ dàng hơn. Theo tôi, tuy những ứng dụng này chưa thật nhiều nhưng nó là thích hợp đối với bản thân công ty trong giai đoạn hiện nay.
Hoạt động Marketing và bán hàng: hoạt động này không chỉ đòi hỏi công ty có những ứng dụng đơn giản như ở trên nữa mà nó đòi hỏi công ty cần phải có được một kênh thông tin riêng của mình như một công cụ Marketing cho doanh nghiệp. Việc có một website là giải pháp cho vấn đề đó. Trong website công ty nên giới thiệu kĩ hơn về mình, khả năng cung cấp của công ty, website cần có thêm nhiều ứng dụng hơn nữa như : có thể mua hàng trên mạng, có thể thanh toán trực tuyến được, giao diện website cần thân thiện hơn nữa, bên cạnh đó cũng nên có những phần trả lời cho những câu hỏi mà khách hàng thường thắc mắc, có những bài báo, các nghiên cứu về dinh dưỡng, diễn đàn cũng cần được đầu tư và phát huy hơn nữa những lợi ích của nó.
Có thể chỉ ra 3 bước để doanh nghiệp có thể áp dụng nhằm tạo thêm giá trị :
Sự minh bạch hóa : tức là công ty Thực Phẩm Hà Nội nên đầu tư thêm vào hệ thống công nghệ để cho phép nhà quản trị có thể phối hợp, đo lường và đôi khi cả sự kiểm soát đối với quá trình kinh doanh. Thông tin về các quá trình trong chuỗi giá trị có được từ hệ thống trên đã giúp nhà quản trị có thể hoạch định, điều hành và đánh giá kết quả một cách chính xác và hiệu quả hơn rất nhiều. Nói cách khác, công nghệ thông tin trong thế giới số (information world) cho phép nhà quản trị nhìn thấu được quá trình kinh doanh của mình một cách hiệu quả. Các nhà quản trị có thể tiếp cận được những toàn bộ thông tin phản ánh các hoạt động tác nghiệp truyền thống, chính các thông tin này đã giúp các nhà quản trị có thể nhận biết chuỗi giá trị thực như một hệ thống tích hợp thống nhất chứ không phải chỉ là những hoạt động rời rạc liên quan đến nhau.
Khả năng phản ánh :Một khi các công ty đã thiết lập được cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc minh bạch hóa, họ có thể làm được nhiều hơn là chỉ giám sát các bước tạo thêm giá trị. Họ có thể quản lý được quá trình tác nghiệp của mình, thậm chí là thực hiện được các bước tạo thêm giá trị trong thị trường ảo, nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn với sự linh động và chi phí thấp. Nói cách khách khi đã có hệ thống cơ sở hạ tầng cần thiết công ty Thực Phẩm Hà Nội cần triển khai các hoạt động tạo giá trị như : ứng dụng các phần mềm vào trong quản lý tài chính, nhân sự …. Phát triển các tiện ích trên website, triển khai các công cụ quảng cáo trực tuyến …
Thiết lập các mối quan hệ mới với khách hàng: Một khi công ty Thực Phẩm Hà Nội trở nên thành thạo trong việc quản lý các hoạt động tạo thêm giá trị của hai chuỗi song song này, công ty phải sẵn sàng tạo thêm các mối quan hệ mới. Đến khi này công ty Thực Phẩm Hà Nội phải triển khai các hoạt động tương tác với khách hàng, với nhà cung cấp, thiết lập các giá trị do TMĐT đem lại như : hoàn thiện forum với các nội dung cụ thể và hấp đẫn hơn, có các công cụ giao tiếp trực tuyến với khách hàng và nhà cung cấp, phát triển các tiền ích trên web cao hơn như cho phép khách hàng có thể đánh giá sự yêu thích với sản phẩm, đưa ra các tư vấn cho khách hàng về sản phẩm, phát triển cơ sở dữ liệu khách hàng nhằm đạt hiệu quả cao trong việc quản trị quan hệ khách hàng …
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Bách Khoa - Giáo trình chiến lược kinh doanh quốc tế - NXB thống kê.
Mai Thế Nhượng - Quản lý công nghệ thông tin chìa khóa dẫn đến thành công - nhà xuất bản bưu điện
Gottschalk - Strategy analysis
Báo cáo thương mại điện tử - bộ công thương năm 2007
Báo cáo thương mại điện tử - bộ công thương năm 2008
Nguyễn Hữu Lam, Đinh Thái Hoàng (1998). Quản trị chiến lược - Phát triển vị thế cạnh tranh. Nhà xuất bản Giáo dục.
Fred R. David (2000). Khái luận về quản trị chiến lược. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
Lê Văn Tâm (2000). Giáo trình quản trị chiến lược.. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
Rudolf Grunig và Richard Kuhn (2004). Hoạch định chiến lược theo quá trình. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
Smith, Garry D., Arnold, Danny R., Bizzell, Boby R. (2003). Chiến lược & Sách lượcKinh doanh. NXB Thống kê, Hà Nội.
Hill, Charles W. and Gareth R. Jones (1995). Strategic Management. Houghton Mifflin Company.
Oliver, Rechard W. (2005). Thương trường trong tầm tay. NXB Văn Hoá Thông tin.
Trout, Jack (2004). Nhà quản trị với chiến lược. NXB Thống Kê.
CÁC PHỤ LỤC
Bảng tổng hợp về các văn bản được ban hành từ 2006-2008:
Ngày ban hành
Tên văn bản
18/1/2006
Quyết định 04/2006/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành
Quy chế an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong ngành Ngân hàng
23/3/2006
Chỉ thị 10/2006/CT-TTg về việc giảm văn bản giấy tờ hành chính trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước
28/4/2006
Quyết định 13/2006/QĐ-BBCVT của Bộ Bưu chính Viễn thông về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT)
01/6/2006
Thông tư liên tịch số 60/2006/TTLT-BVHTT-BBCVT-BCA về quản lý trò chơi trực tuyến
29/6/2006
Thông tư số 03/2006/TT-BBCVT về xử phạt hành chính và khiếu nại, tố cáo về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và trò chơi trực
17/7/2006
Quyết định số 169/2006/QĐ-TTg quy định về việc đầu tư, mua sắm các sản phẩm công nghệ thông tin của các cơ quan, tổ chức sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước
31/7/2006
Quyết định của Ngân hàng Nhà nước số 35/2006/QĐ-NHNN ban hành. Quy định về các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử .
04/10/2006
Quyết định số 223/2006/QĐ-TT sửa đổi Quy định về việc đầu tư, mua sắm các sản phẩm công nghệ thông tin của các cơ quan, tổ chức sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước
22/2/2007
Chỉ thị số 04/2007/CT-TT của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính
23/2/2007
Chỉ thị số 03/2007/CT-BBCVT của Bộ Bưu chính Viễn thông về việc tăng cường đảm bảo an ninh thông tin trên Internet .
22/3/2007
Quyết định số 18/2007/QĐ-BTCcủa BTài chính về việc in, phát hành, sử dụng và quản lý vé máy bay điện tử .
05/4/2007
Quyết định số 05/2007/QĐ-BBCVT của Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành .Quy định về giải quyết khiếu nại và hướng dẫn giải quyết tranh chấp giữa người sử dụng dịch vụ với bên cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát, viễn thông và Internet
15/5/2007
Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ban hàn. Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng
19/6/2007
Quyết định số 20/2007/QĐ-BBCVT của Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành.Mẫu quy chế chứng thực chữ ký số
22/6/2007
Quyết định số 52/2007/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Quy định về thí điểm thủ tục hải quan điện tử
25/6/2007
Quyết định số 706/2007/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ cho phép thành lập Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam .
03/7/2007
Quyết định số 32/2007/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về hạn mức số dư đối với thẻ trả trước vô danh .
30/7/2007
Quyết định số 18/2007/QĐ-BTM của Bộ Thương mại về việc ban hành Quy chế cấp chứng nhận xuất xứ điện tử .
24/8/2007
Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước
25/9/2007
Quyết định số 1699/QĐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan ban hành Quy trình thủ tục Hải quan điện tử
26/10/2007
Quyết định số 05/2007/QĐ-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Công nghệ thông tin Việt Nam đến năm 2020
21/02/2008
Quyết định 04/2008/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành. Quy chế cấp phát, quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số của Ngân hàng Nhà nước
09/04/2008
Quyết định số 19/2008/QĐ-BTTTT của BộThông tin vàTruyền thông về việc ban hành Quy định áp dụng tiêu chuẩn về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước .
09/04/2008
Quyết định số 20/2008/QĐ-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về Ban hành Danh mục tiêu chuẩn về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước .
22/05/2008
Công văn 1594/BTTTT-ƯDCNTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2009-2010.
26/5/2008
Thông tư liên tịch 43/2008/TTLT-BTC-BTTTT của Bộ Tài chính và Bộ Thông tin truyền thông về hướng dẫn và sử dụng kinh phí chi ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước
13/06/2008
Quyết định 891/QĐ-BTTTT của BộThông tin vàTruyền thông về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Chứng thực chữ ký số quốc gia
08/07/2008
Chỉ thị 05/2008/CT-BTTTT của BộThông tin vàTruyền thông về đẩy mạnh phát triển công nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam.
17/09/2008
Công văn 2967/BTTTT-Ttra của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc tăng cường ngăn chặn hack Online game và nhắn tin lừa đảo
15/10/2008
Quyết định 37/2008/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê về lĩnh vực thương mại điện tử
29/10/2008
Quyết định 144/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình điều tra thống kê quốc gia
31/10/2008
Quyết định 40/2008/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
17/10/2008
Công văn số 3364/BTTTT-ƯDCNTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn xác định giá trị phần mềm
12/11/2008
Thông tư số 05/2008/TT-BTTTT hướng dẫn một số điều của Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet đối với dịch vụ Internet
18/12/2008
Thông tư số 07/2008/TT-BTTTT hướng dẫn một số nội dung về hoạt động cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử cá nhân trong Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet đối với dịch vụ Internet
24/12/2008
Thông tư số 09/2008/TT-BTTTT hướng dẫn về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet
24/12/2008
Thông tư số 10/2008/TT-BTTTT quy định về giải quyết tranh chấp tên miền quốc gia Việt Nam''.vn''
30/12/2008
Thông tư số 12/2008/TT-BTTTT hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP của Chính phủ về chống thư rác
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- le_viet_hungthucphamhanoi_congcuphantichchienluoc_2764.doc