Công ty cần phải tiếp thu ý kiến đóng góp của cán bôn công nhân viên vàphải
đảm bảo những ý kiến đó phải được các cấp lãnh đạo của Công ty xem xét đánh giá.
Đối với những người có năng lực Công ty nên giao cho họ những công việc có
trách nhiệm cao và đòi hỏi tính độc lập tương đối cao.
45 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2249 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ứng dụng quản trị học chuyên ngành nhân lực trong khai thác tiềm năng con người hiện đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có các bộ phận và các hoạt động tương ứng
trong từng bộ phận .
Trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ số lượng nhân viên của phòng quản trị
nhân lực ít , một nhân viên có thể phụ trách hoặch tham gia cùng các lãnh đạo trực
tuyến thực hiện nhiều chức năng khác nhau trong quản trị nguồn nhân lực . Trong
những tổ chức , doanh nghiệp không có phòng quản trị nguồn nhân lực ( thường là
các doanh nghiệp rất nhỏ ) , lãnh đạo trực tuyến sẽ phảI đảm nhận tất cả các chức
năng liên quan đến quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp . Thực tế , tỉ lệ giửI
số lượng nhân viên của doanh nghiệp trên một nhân viên của phòng quản lý nguồn
nhân lực rất thay đổI , phụ thuộc chủ yếu vào quy mô của doanh nghiệp
PHẦN II : TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY PHÁT
TRIỂN NHÀ ĐẤT ĐÀ NẲNG
I - QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN :
1. Quá trình hình thành :
* Về quy mô :
Công ty có trụ sở chính đặt tại 186 Trần Phú , Quận Hải Châu TP Đà Nẳng
với diện tích khoảng 440 m2 . Ngoài ra công ty còn có 2 Chi nhánh tại Quảng Nam
và Thừa Thiên Huế và các tuyến trực thuộc khác .
* Về mặt pháp lý :
- Công ty được thành lập theo giấy phép số : 3160 / QĐ-UB , ngày 5 tháng
11 năm 1992 do UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẳng cấp .
- Giấy đăng ký kinh doanh số 103650 ngày 23 tháng 11 năm 1992 do Trọng
tài kinh tế tỉnh Quảng Nam - Đà Nẳng cấp .
- Điện thoạI số : 0511 - 824410
- Fax : 0511 - 872213
- Tài khoảng số : 301 - 0048 F ngân hàng đầu tư và phát triển Đà Nẳng .
- Tên giao dịch : DA NANG HOUSE INVESTMENT &
DEVELOPMENT .
2. Qúa trình phát triển :
Công ty là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập với nguồn vốn kinh
doanh là 2581 triệu đồng . Trong đó : Vốn cố định là 71 triệu đồng , vốn lưu động là
2.510 triệu đồng theo nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp là 2.581 triệu đồng .
Đến năm 1997 , khi tách tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng công ty được chuyển về
trực thuộc sở địa chính - nhà đất, nay là sở tài nguyên và môi trường TP Đà Nẵng
theo quyết định số 177 / QĐ-UB ngày 27 tháng 1 năm 1997 . đến năm 1999 mảng
quản lý nhà nước của công ty được tách ra để hình thành công ty mới.
Ngay từ ngày thành lập , công ty nhận được sự chỉ đạo của UBND TP Đà
Nẵng và các Sở ban ngành có liên quan . Đặc biệt từ khi trở thành đơn vị trực thuộc
Sở địa chính nhà đất , sự quan tâm ấy đã được cụ thể hoá bằng sự chỉ đạo và hỗ trợ
hết mình trong mọi hoạt động của công ty .
Chính từ những điều kiện được nêu trên, với sự phấn đấu liên tục của Ban
giám đốc và toàn bộ cán bộ công nhân viên, chỉ tính riêng trong vòng 7 năm từ năm
1997 đến năm 2003 công ty luôn vượt qua nhiều khó khăn, trở ngại để hoàn thành
vượt mức kế hoạch hàng năm và kết quả năm sau luôn cao hơn năm trước .
II. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ VÀ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÀ ĐẤT ĐÀ NẴNG :
1. chức năng:
Đứng trước tình hình đô thị hoá ngày càng mạnh mẻ , công ty đầu tư phát
triển nhà đất Đà Nẵng được thành lập nhằm đáp ứng một số yêu cầu về xây dựng cơ
bản và một số lĩnh vực liên quan đến xây dựng cơ bản , từng bước hình thành các
kết cấu hạ tầng trên địa bàn thành phố tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội và
chỉnh trang bộ mặt đô thị .
2. Nhiệm vụ:
Là một doanh nghiệp nhà nước công ty được sự chỉ đạo của các sở ban
ngành từ đó công ty có các nhiệm vụ cụ thể sau :
- Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp thì công ty phải giúp Thành phố
đẩy nhanh việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng các kết cấu cơ sở hạ tầng kinh
tế xã hội.
- Đối với nguồn vốn tín dụng : Là nguồn vốn vay để phục vụ cho công tác
đầu tư xây dựng cơ bản ở công ty, thuộc nguồn vốn này gồm có :
+ Vốn tín dụng thương mại dùng để đầu tư xây dựng mới , cải tại mở rộng ,
đổI mới kỹ thuật và công nghệ để phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh của
công ty đạt hiệu quả .
+ Vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước : Công ty sử dụng nguồn vốn này đúng
như kế hoạch nhà nước giao .
Là một doanh nghiệp ngoài những nhiệm vụ nhà nước giao , để tồn tại và
phát triển trong cơ chế thị trường công ty còn phải phấn đấu hoạt động kinh doanh
có hiệu quả nhằm tối đa hoá lợi nhuận, thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà
nước tạo công ăn việc làm cho người lao động và đặc biệt là nâng cao năng lực cho
sản xuất kinh doanh của công ty để cạnh tranh với một số công ty khác trong ngành
. 3. Lĩnh vực hoạt động :
Công ty hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu về xây dựng cơ bản và một số lĩnh
vực liên quan đến xây dựng cơ bản, từng bước hình thành cơ sở vật chất trên địa
bàn thành phố, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội. Để sử dụng đồng vốn có hiệu
quả và phân tán rủi ro công ty đã mạnh dạng đầu tư vào các lĩnh vực sau :
- Hoạt động kinh doanh nhà, xây dựng nhà ở.
- Kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng.
- Xây dựng công trình công cộng, xây dựng công trình giao thông có quy mô
vừa và nhỏ.
- Xây dựng các công trình công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.
- Thiết kế nhà ở, nhà làm việc từ cấp 1 đến cấp 4.
- Thi công các công trình có quy mô vừa và nhỏ.
- Thi công các công trình cấp thoát nước.
- Thi công các công trình điện từ 35 KV trở xuống.
- Kinh doanh xăng dầu.
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY PHÁT TRIỂN NHÀ ĐÀ NẴNG.
1. Cơ cấu tổ chức:
Đối với một doanh nghiệp đi cùng với những điều kiện đủ để tồn tại thì nó
còn cần phải được tổ chức hợp lý, xuyên suốt từ trên xuống điều này nó góp phần
quan trọng đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh . Với một bộ máy tổ
chức quản lý một cách khoa học là cần thiết nó sẽ giúp công ty hoạt động một cách
năng động, linh hoạt và hiệu quả hơn trong nền kinh tế luôn biến động.
Sau đây là sơ đồ tổ chức của công ty Đầu Tư Phát Triển nhà Đà Nẵng :
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng phối hợp
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM 1 PHÓ GIÁM 2
PHÒNG
KỶ
THUẬT
PHÒNG
KINH
DOANH
PHÒNG
TỔ
CHỨC
HÀNH
CHÍNH
PHÒNG
TÀI
CHÍNH
PHÒNG
KẾ
HOẠCH
ĐẦU TƯ
CHI
NHÁNH
QUẢNG
NAM
CHI
NHÁNH
THỪA
THIÊN
HUẾ
XÍ
NGHIỆP
VẬT TƯ
XÂY
DỰNG
CTY
LIÊN
DOANH
XĂNG
DẦU
TOTAL
TRUNG
TÂM
PHÁT
TRIỂN
NHÀ
XÍ
NGHIỆP
XÂY
LẮP
TỔNG
HỢP
XN
CÔNG
TRÌNH
GIAO
THÔNG
VÀ XD
2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban :
2.1. Giám đốc công ty :
- Giám đốc công ty là người chịu trách nhiệm về quản lý điều hành và quyết
định tất cả mọi chủ trương chính sách, tổ chức chế độ tài chính của công ty.
- Ngoài chức năng là giám đốc công ty, giám đốc còn đảm nhận chức vụ Chủ
tịch hội đồng quản trị công ty liên doanh xăng dầu TOTAL .
2.2. Phó giám đốc :
- Là người tham mưu giúp giám đốc trong quá trình điều hành sản xuất kinh
doanh theo phân công và uỷ quyền của giám đốc, Phó giám đốc giải quyết công
việc không được trái với lợi ích công ty và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp
luật
- Thường xuyên theo dõi, nắm bắt và trực tiếp tham mưu cho giám đốc về
các chế độ chính sách mới của Đảng và Nhà nước.
2.3. Phòng tổ chức hành chính :
- Tham mưu cho giám đốc về công tác nhân sự. Trong quá trình điều phối
nhân sự liên quan đến bộ phận nào thì tham khảo ý kiến của thủ trưởng trực tiếp của
bộ phận đó.
- Tham mưu cho giám đốc về chế độ mới đối với người lao động như chế độ
tiền lương , ốm đau, thai sản, mất sức, tai nạn, thôi việc, tuyển dụng, nghĩ hưu,
thuyên chuyển công tác, nghỉ phép, nghỉ dưỡng, trợ cấp và chế độ BHXH , BHYT .
. . và chịu trách nhiệm trước giám đốc.
- Đề xuất mua sắm, quản lý các vận dụng văn phòng phẩm . . . phục vụ yêu
cầu của Ban giám đốc và văn phòng công ty.
- Tổ chức thực hiện tốt công tác xử lý, lưu trữ các loại văn bản đến và đi của
công ty.
- Tổ chức theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp công tác thi đua, khen
thưởng, kỹ luật ... Đảm bảo công bằng, hợp lý, đúng chế độ, duy trì thường xuyên
đối với cán bộ công nhân viên Công ty.
- Phối hợp với công đoàn, thanh tra lao động giám sát việc thực hiện quản lý
và sử dụng lực lượng lao động tại công ty. Đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người
lao động trên cơ sở pháp luật quy định.
- Cùng với công đoàn gặp gỡ, trao đổi, nắm bắt tình cảm, tâm tư, nguyện
vọng của cán bộ , công nhân viên trong công ty và gia đình họ , kịp thời báo cáo
giám đốc giải quyết hợp lý , hợp tình trong điều kiện cụ thể trong công ty .
- Tổ chức quản lý , bảo vệ và sử dụng đúng mục đích toàn bộ tài sản của
công ty để phục vụ cho nhu cầu hoạt động của công ty hiệu quả .
2.4. Phòng tài chính :
Tham mưu , đề xuất giải quyết các vấn đề của công ty và các đơn vị cơ sở
một cách khoa học chính xác và kịp thời trên cơ sở đảm bảo thực hiện nghiêm túc
các quy định về tài chính của công ty , pháp lệnh kế toán thống kê và chịu trách
nhiệm trước giám đốc và pháp luật về lĩnh vực này .
Kiểm tra kế hoạch sử dụng vốn của các cơ sở đề xuất tiến độ giải quyết vốn
và chịu trách nhiệm cung ứng đầy đủ vốn cho các đơn vị cơ sở thực hiện nhiệm vụ
sản xuất kinh doanh theo đúng văn bản quy định của giám đốc công ty .
Phòng tài chính có trách nhiệm khiểm tra hướng dẫn về các hoạt động tài
chính liên quan của kế toán các đơn vị trực thuộc .
Phối hợp cùng phòng tổ chức hành chính về quản quý tài sản của công ty
ngày công lao động của cán bộ công nhân viên , tham mưu cho giám đốc phương
thức trả lương , chi , thưởng cho cán bộ công nhân viên theo sản phẩm , kết quả
công việc cụ thể . phốI hợp cùng với các phòng nghiệp vụ của công ty để giải quyết
các yêu cầu về tài chính cho các đơn vị trực thuộc .
Tiến hành phân tích các chỉ tiêu tài chính theo định kỳ để báo cáo giám đốc
Đảm bảo bí mật tuyệt đốI tài chính , chỉ có giám đốc mới có quyền thông báo
số liệu tài chính cho toàn thể cán bộ công nhân viên và cấp trên .
Chịu trách nhiệm chính về tổng hợp số liệu và quyết toán vốn đầu tư các khu
quy hoạch do công ty làm chủ đầu tư .
2.5. Phòng kế hoạch đầu tư :
Tiếp thị , nhận thầu và đấu thầu các công trình xây dựng .
Tham mưu cho giám đốc về việc ban hành và thực hiện kế hoạch sản xuất
kinh doanh của các đơn vị trực thuộc và các phòng công ty theo dõi phân tích và
báo cáo cho giám đốc công ty về khả năng hoàn thành kế hoạch và đề xuất các biện
pháp chấn chỉnh kịp thời .
Tham mưu cho giám đốc các phương án đầu tư nhằm tăng năng lực sản xuất
và mở rộng ngành nghề .
Theo dõi , quản lý và báo cáo về tiến độ , kết quả đầu tư .
2.6. Phòng kỹ thuật :
Quản lý các thủ tục xây dựng cơ bản , biện pháp thi công , tiến độ khối lượng
, chất lượng công trình .
Theo dõi chế độ bảo hành công trình do nhà nước quy định , khi cần sử lý
phòng kỹ thuật chủ động phốI hợp đơn vị thi công giải quyết kịp thời đảm bảo uy
tín công ty .
Chủ động phối hợp với các đơn vị thi công hoàn thành các thủ tục xây dựng
cơ bản cần thiết để ứng vốn và kịp thời thanh toán vốn khối lượng xây lắp hoàn
thành .
Xác lập khối lượng cho các đơn vị thi công , đúng đủ chính xác . Việc xác
nhận sai lệch dẫn đến gây thiệt hại cho công ty , bồi thường và bị xử lý kỹ luật .
Chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về sự cố công trình do mình
giám sát .
Trong trường hợp cần thiết có quyền dừng thi công khi xét thấy không đảm
bảo yêu cầu kỹ thuật , chất lượng công trình , an toàn lao động và phải đảm bảo
thay cho lãnh đạo công ty để kịp thời xử lý .
2.7. Phòng kinh doanh :
Tổ chức kinh doanh dịch vụ nhà đất thường xuyên phân tích đánh giá các đối
thủ cạnh tranh các yêu tố rủi ro để kịp thời đề xuất giám đốc các phương thức kinh
doanh . Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm , từng bước mở rộng thị trường .
Quản lý cho thuê đất thuộc sở hữu công ty .
Quản lý , tổ chức thực hiện và báo cáo về tiến độ kết quả đầu tư của các khu
quy hoạch được giao .
Quản lý các khu quy hoạch khi đưa vào kinh doanh , chuyển quyền sử dụng
đất , theo dõi thu hồi các công nợ có liên quan .
2.8. Các hội đồng , ban , tổ công tác :
Thực hiện đúng và đầy đủ những quy định về nhiệm vụ và quyền hạn theo
quy định thành lập của giám đốc công ty .
2.9. Các đơn vị trực thuật công ty :
Thực hiện đúng và đầy đủ các quy chế hoạt động của các đơn vị trực thuộc.
Với xu thế và thực tế hiện nay trên thành phố Đà Nẳng các phòng gồm :
Phòng kinh doanh và phòng kế hoạch tài chính hầu hết đảm nhiệm quản lý các khu
mở rộng dân cư hoặc xây dựng mới .
VI. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH HIỆN TẠI CỦA CÔNG TY ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN ĐÀ NẴNG.
1. Môi trường vĩ mô của Công ty:
Bao gồm các yếu tố tác động gián tiếp đến hoạt động Công ty nó tạo ra những
cơ hội và đe đoạ trong kinh doanh như:
1.1. Mô trường kinh tế:
Nói đến môi trường kinh tế chung ta thường đề cập đến các yếu tố như tăng
trưởng kinh tế, yếu tố thị trường thu nhập, của người lao động, lạm phát tỷ lệ thất
nghiệp….
Đại hội VI của Đảng( 12/1986) đã có những quyết định thực hiện đường lối đổi
mới toàn diện,mang tính chất chiến lược, mở ra thời kỳ mới của việc phát triển kinh
tế_ xã hội nói chung, phát triển các ngành sản xuất và dịch vụ nói riêng. Thành tựu
to lớn của đất nước là thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và đưa nền kinh tế phát triển
với nhịp độ ngày càng cao. Cụ thể GDP tăng qua các năm: 6,79 % ( 2001), 7,04 %
(2002) tỷ lệ lạm phát giảm từ 774,6 %( 1986) xuống còn 4% vào năm 2003, thu
nhập bình quân trên đầu người qua các năm có sự gia tăng rõ rệt, năm 2000 là
5600000 đồng/ người/ năm , năm 2001 là 6200000 đồng/ người/ năm và đến năm
2003 là 7600000 đồng/ người/ năm. Riêng Đà Nẵng, trong những năm qua được
đánh giá là thành phố có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh như năm 2002 là
12,6 % đến năm 2003 con số này là 22 % và thu nhập bình quân trên đầu người là
586 USD/ người/ năm. Khi đời sống được nâng cao thì nhu cầu về chỗ ở không
ngưng tăng lên cộng với tốc độ đô thị hoá nhanh sẽ tạo ra nhiều thị trường tiềm
năng cho lĩnh vực hoạt động của Công ty. Nhưng bên cạnh đó thì thị trường luôn
biến động làm cho giá cả các loại nguyên vật liệu đầu vào tăng liên tục nên làm
giảm doanh thu của Công ty.
1.2. Môi trường văn hoá:
Nước ta có truyền thông lâu đời , cho đến nay truyền thống đó ngày càng
được khẳng định theo hướng giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. môi trường
văn hoá được cấu thành từ ứng xử, thoái quen, thị hiếu, quan niệm niềm tin…nên
các yếu tố này tạo nên cách sống và sinh hoạt của người dân.
Ngày nay, khi mức sống được nâng cao đời sống tinh thần và đời sống vật chất
không ngưng được cải thiện cùng với nhịp độ đó thì bộ mặt thành phố không ngừng
đổi mới. Để thành phố phát triển hài hoà, bền vững và mang đậm bản sắc văn hoá
của dân tộc miền Trung thì các cơ sở, ban, ngành phải có sự quy hoạch một cách
hợp lý cơ sở hạ tầng của thành phố. Để làm được điều thì công việc giải toả đền bù
là công việc phải làm và hết sức nhạy cảm vì nớ liên quan đến sự ổn định đời sống
sinh họat của nhiều hộ dân. Vì vậy, khi quy hoạch thì việc bố trí nơi ăn, chốn ở phải
phù hợp với tập quán sinh hoạt của người dân
1.3. Môi trường dân số:
Nói đến môi trường dân số là nói đến vấn đề cơ cấu dân số tốc độ tăng dân
số ….
hiện nay với số dân khoảng 80 triệu người, Việt Nam là quốc gia có qui mô dân
số đứng thứ hai ở khu vực Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới. Tiềm năng gia
tăng dân số còn lớn do cơ cấu dân số trẻ và số phụ nữ từ 14-49 tuổi vẫn tăng ở
mức cao từ 21,1 triệu người (năm 2000) và dự đoán sẽ tăng lên 25,5 triệu người
vào năm 2010.
Với môi trường dân số như vậy sẽ tạo ra thị trường tiềm năng và là nơi cung cấp
nguồn nhân lực cho Công ty
1.4. Môi trương tự nhiên:
Nước ta năm trong vành đai nhiệt đới gió mùa có hai mùa phân biệt là mùa
mưa và mùa khô. Tài nguyên nước ta vô cùng phong phú nhưng không được
khai thác một cách có hiệu quả cộng với việc khai thác bừa bãi dã làm cho
nguồn tài nguyên nước ta ngày càng cạn kiệt. Rừng nguyên thuỷ từ chỗ gần
bằng diện tích của cả nước nay đã tụt xuống còn 66432 km2 trong đó rừng bảo
vệ chiếm 7367 km2 độ che phủ rừng từ 48% diện tích cả nước nay còn dước 20
%. Diên tích đất nông nghiệp những thu hẹp do lũ lụt, xoá mòn mà còn bị ô
nhiễm nặng bởi các chất hoá học trong phân bón trong các chất phòng trừ dịch
hại. Hàng năm chung ta sử dung khoảng 15000 đến 20000 tấn thuốc phòng trừ
dịch hại và bảo vệ thực vật, kết quả gây tác hại không nhỏ đến môi trừơng sinh
thái.
Những tài nguyên ảnh hương thật sự đến hoạt động kinh doanh chính của Công
ty là nguồn tài nguyên đất. ta cũng biết đất là nguồn tài nguyên có giới hạn mà
nhu cầu về đất ngày càng tăng cùng với sự phát triển cơ sở hạ tầng diễn ra mạnh
mẽ thì diện tích đất bị thu hẹp. Riêng Đà Nẵng, với tổng diện tích là 12 48,40
km2, đất chuyên dùng 3773,57 km2, đất ở là 204,315 km2 đất chưa sử dụng
1039,975 km2. Vậy vấn đề đặt ra là việc sử dụng đất một cách có hiệu quả và
nhưng năm qua Công ty thực hiện nhiều dự án quy hoạch theo chỉ thị của
UBND thành phố Đà Nẵng cũng không năm ngoài muc đích đó
Diện đất chưa sử dụng chiếm rất cao để Công ty thực hiện các dự án của
mình trong những năm sắp tới.
1.5. Môi trường kỹ thuật công nghệ:
Ngày nay với sự phát triển nhanh của khoa học_ kỹ thuật nó đã tạo ra nhiều
cơ hội và cung không ít những nguy cơ cho Công ty. Quá trình quốc tế hoá đời
sống và quá trình chuyển giao công nghệ đã tác độnh tích cực đến đời sống kinh
tế_ xã hội.
Nước ta tuy các năm trước có nhập khẩu nhiều loại máy móc thiết bị nhưng
chủ yếu là máy củ đã qua sử dụng từ các nước Đông Âu cho nên hiệu qủa mang
lại không cao. Nhưng gần đây nước ta mở rộng quan hệ ngoại giao tiếp thu công
nghệ mới của nhiều nước như dây chuyên sản xuất ô tô của Nhật Bản, máy móc
thiết bị phục vụ cho xây dựng của Úc, công nghệ đóng cọc của Hàn Quốc
Đến nay, hầu hết các công trình xây dựng thuộc dự án do Công ty Đầu Tư
Phát Triển nhà Đà Nẵng đảm nhận đã đưa vào sử dụng các máy móc thiết bị
hiện đại. Phần lớn các công nghệ này Công ty không thể tự túc hết được nên
Công ty phải thuê ngoài. Điều này khó khăn cho Công ty trong việc điều động,
sử dụng các máy móc thiết bị.
Mới đây, Công ty đã đưa vào hoạt động trung tâm kinh doanh nhà đất. Trung
tâm này đang kinh doanh dịch vụ nhà đất, với hình thức kinh doanh bất động sản
này Công ty đã có chủ trương đưa hình thức kinh doanh mới là kinh doanh nhà
đất trên mạng. Đây là bước đột phá của Công ty vơí trang wed mới, nhưng với
dịch vụ này bây giờ chỉ mang tính hình thức giới thiệu về Công ty và giới thiệu
về sản phẩm của Công ty mà thôi. Nhưng cùng với sự phát triển chung của cả
nước khi công nghệ thông tin ngày càng chứng tỏ được vị thế của nó thì hình
thức kinh doanh này của Công ty sẽ đạt đựơc thành công.
1.6. Môi trưởng chính trị pháp luật:
Theo đuổi xu thế phát triển toàn cầu, những năm gân đây với diễn biến phúc
tạp của nền kinh tế nhà nước ta liên tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, xây dựng
hành lang pháp lý vừa chặt chẽ lại vừa thông thoáng, xác định lộ trình hội nhập
kinh tế quốc tế tạo thuận lợi cho nền kinh tế hoạt động thông suốt, bảo vệ quyền
lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Bên cạnh đó nhà nước
còn có các chinh sách ưu đãi khuyến khích đầu tư trong mọi ngành nghề thuộc
mọi lĩnh vực kinh doanh. Nước ta đã mở rộng quan hệ với nhiều tổ chức kinh tế
như: Gia nhập ASEAN, AFTA... ký kết một số hiệp định thương mại song
phương và đa phương, trong đó đáng kể là hiệp định thương mại Việt_ Mỹ, kế
hoạch sắp tới là phấn đấu để trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế
giới (WTO) và nhiều tổ chức kinh tề khác. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp
Việt Nam xuất khẩu sản phẩm của mình sang thị trường các nước, đảm bảo sự
cạnh tranh về giá do được hưởng thuế suất thuế xuất nhập khẩu thấp. Để đáp
ứng với tiến trình cấp bách dó nhà nước ta liên tục điều chĩnh bổ sung, sửa đổi
các luật điều luật như: Luật thuế VAT Luật đầu tư nước ngoài, Luật đất đai,...Vì
vạy Công ty phải cập nhật thông tin về pháp lý thường xuyên để thực hiện theo
đúng chủ trương của nhà nước.
2. Môi trương vi mô.
Môi trường vi mô là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoạt
động của Công ty. Bao gồm cccác yếu tố nội bộ ngành kinh doanh và các yếu tố
ngoại cảnh có tác động quyết định đến tính chất và mức độ cạnh tranh trong
ngành như:
2.1. Nhà cung cấp:
Các nhàcung cấp là các cơ sở và cá nhân kinh doanh cung cấp nguyên vật
liệu cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty lẫncủa các đối thủ
cạnh tranh. Trong việc quyết định mua, Công ty phải triển khai những chi tiết kỹ
thuật, nghiên cứu các nhà cung cấp, xác định phẩm chất của họ và lựa chọn
những nơi đưa ra chất lương tốt nhất, giao hàng tin cậy, tin dụng và các bảo đảm
về giá phí thấp.
Hiên tại các nhà cung cấp chính của Công ty Đầu Tư Phát Triển nhà Đà
Nẵng là Công ty thép miên Trung, Công ty xi măng Hải Vân. Trong suốt thời
gian hoạt động Công ty luôn tạo quan hệ tốt với nhà cung cấp của mình và về
mặt pháp lý thì công ty cũng đã ký kết với các nhà cung cấp, hợp đồng cung ưng
dài hạn cho nguyên vật liệu dài hạn cho Công ty với số lượng và chủng loại nhu
Công ty yêu cầu.
Tình hình khan hiếm nhà cung cấp sẽ là bất lợi cho Công ty khi thị trường
biến động, giá tăng, nguồn nguyên vật liệu giảmthì Công ty dễ bị ép giá và cung
cấp số lượng không ổn định. Vì vậy, Công ty nên tiềm nhiều nguồn cung cấp dể
hạn chế rủi ro khi thị trường biến động.
2.2. Đối thủ cạnh tranh:
Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải thận
trọng, nhiệm vụ của các nhà quản trị là phải đưa ra những chiến lược kinh doanh
phu hợp để có thể đúng vững được trên thị trường.
Đối thủ cạnh tranh của Công ty là Tổng công ty xây dựng Miền Trung là
công ty chuyên sản xuất, cung ưng nguyên vật liệu xây dựng, xây lắp, thiết kế và
xây dưng là một đối thủ cạch tranh ra mạnh nên Công ty cần phải có sự hiểu biết
về đối thủ cạnh tranh để có những đối sách phù hợp.
2.3. Khách hàng:
Khách hàng và nhu cầu khách hàng quyết định đến qui mô và cơ cấu nhu cầu
trên thị trường doanh nghiệp và là yếu tố quan trọng hàng đầu khi xác định chiến
lược king doanh của Công ty. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty có các khách
hàng chính là các hộ gia đình thuộc diện giải toả đền bù của các dự án và các cá
nhân tổ chức có nhu cầu mua xây dựng, thiết kế nhà ở và các công trình xây
dựng.
2.4. Các giới công chúng:
Giới công chúng là bất kỳ nhốm nào có liên quan thực sự hoặc tiềm tàng,
hoặc có sự tác động đến khả năng đạt thành mục tiêu của Công ty cụ thể như
sau:
- Giới tài chính: Là các ngân hàng, các nhà đầu tư các tổ chức tín dụng ảnh
hưởng đến khả năng đạt thành quỹ vôn và qui mô doanh nghiệp
- Giới chính quyền: Gồm các nhà lãnh đạo chính quyền từ Trung ương đến địa
phương Các cấp quản trị cần phải cần cân nhắc những ý kiến của giới này
khi đưa ra các quyết định kinh doanh
- Giới tổng quát: Gồm tất cả những người quan tâm đến sản phẩm và dịch vụ
của Công ty
- Giới nội bộ là những cán bộ công nhân viên của Công ty
Những cơ hội, đe doạ thuộc môi trường kinh doanh của Công ty Đầu Tư Phát
Triển nhà Đà Nẵng:
- Cơ hội:
Công ty hiện đanh kinh doanh trên địa bàn Đà Nẵng với diện tích là
1248,40 km2 với dân số 679741(năm 2002) với qui mô dân số đến năm 2010
là 1 triệu người, thu nhập bình quân trên đầu người ngày càng cao và đạt 587
USD/ người/ năm (2004) cùng với sự phát triển cơ sở hạ tầng của thành phố,
cộng với nhu cầu về chỗ ở ngày càng tăng là môi trường thuận lợi để Công ty
mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Là doanh nghiệp nhà nước Công ty
có thể vay vốn ưu đãi để mở rộng qui mô nâng cao năng lực sản xuất kinh
doanh.
- Đe doạ:
Tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi Công ty Đầu Tư Phát
Triển nhà Đà Nẵng phải nỗ lực sẵn sang ứng phó với mọi tình hình xấu nhất.
Hiện nay, nền kinh tế đang rơ vào tình trạng lạm phát chỉ số tiêu dùng
tăng 5,4 % làm cho giá cả các đầu vào của Công ty tăng lên làm giảm doanh
thu của Công ty. Phần lớn các yếu tố đầu vào của Công ty chưa tạo được thế
chủ động.
V. NGUỒN NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY .
1. Tình hình nguồn nhân sự tại Công ty Đầu Tư Phát Triển nhà Đà Nẵng:
Lao động là một trong những yếu tố then chốt trong hoạt động sản xuất kinh
doanh nó ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Trình độ năng lực
của người lao động và việc sử dụng lao động hợp lý là một trong nhưng vấn đề mà
Công ty rất quan tâm. Để đánh giá tình hình nhân sự của Công ty ta xem bảng sau:
Bảng: Cán bộ công nhân viên theo phòng ban
2002 2003 Nhân viên
Tên phòng
Số lượng % Số lượng % Nữ %
Phòng kinh doanh 8 3.6 12 4.3 4 8.9
Phòng đầu tư 12 5.4 15 5.4 2 4.4
TT vật liệu xây dựng 3 1.3 3 1.1 1 2.2
TT kinh doanh nhà đất 4 1.8 5 1.8 1 2.2
Phòng tài chính 8 3.6 12 4.3 6 13.3
Phòng kỷ thuật 8 3.6 10 3.6 1 2.2
XN vật tư xây dựng 36 16.1 36 12.9 8 17.8
Chi nhánh Tam kỳ 11 4.9 11 4.0 1 2.2
XN xây lắp tổng hợp 29 13.0 32 11.5 6 13.3
XN công trình GTXD 89 39.9 127 45.7 12 26.7
Chi nhánh Thừa Thiên Huế 5 2.2 5 1.8 0 0.0
Chi nhánh TPHCM 2 0.9 2 0.7 1 2.2
Liên doanh Total 1 0.4 1 0.4 0 0.0
Phòng tổ chức hành chính 7 3.1 7 2.5 2 4.4
Tổng 223 278 45
Trong thời gian qua Công ty tập trung xây dựng và quy hoạch các khu dân
cư trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Chính vì vậy Công ty đã tăng cường nguồn
nhân lực cả về số lượng lẫn chất lượng để kịp thời đáp ứng nhu cầu thực tế tại các
phòng, ban, cũng như các trung tâm, các xí nghiệp trong Công ty cụ thể, năm 2003
phòng kinh tăng 0,6 % so với năm 2002 về số lương người lao động đưa con số từ 8
người lên 12 người tượng tự phòng kế hoạch đầu tư tăng thêm 3 nhân viên
Bảng: Nhu cầu nhân viên qua các năm
Chỉ tiêu 2000 2001 2202 2003
Tổng số lao động bình quân 816 908 1016 1150
Tổng quỹ lương(triệu đồng) 836 1063 3675 4250
Thu nhập bình quân 664 891 1025 1100
Nhu cầu lao động bình quân so với số công nhân chính thức của Công ty có sự
chênh lệch rất lớn gấp 4-5 lần. Điều này cũng dễ hiểu vì Công ty đang làm rất nhiều
dự án quy hoạch khu dân cư. Nhưng nó tạo ra khó khăn cho Công ty là không chủ
động về nguồn lao động. Tuy vậy, chính điều này nó đã tiết kiệm rất lớn chi phí cho
Công ty vì công việc xây dựng mang tính chất mùa vụ.
Đồng thời với việc tăng thêm số lương công nhân viên thì Công ty cũng đặt
biệt quan tâm đến chất lượng đội ngũ của người lao động. Số cán bộ công nhân viên
có trình độ cử nhân kinh tế và kỹ sư chiếm tới 38,21 % trên tổng số cán bộ công
nhân viên đây là một con số khá cao. Đặc biệt, số nhân viên có trình độ trung cấp
chiếm gần 50 % trên tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty, điều này là phù
hợp vì lĩnh vực hoạt động của Công ty đòi hỏi cần nhiều công nhân lao đông trực
tiếp ở các công trình.
Bảng V.1
Trình độ Số lượng %
Cử nhân kimh tế 41 14.4
-Kế toán tài chính 13 4.6
-Quản trị kinh doanh 27 9.5
-Thạc sỹ kinh tế 1 0.4
-Kỹ sư 40 14.1
-Kỹ sư thuỷ lợi 6 2.1
-Kỹ sư XD DDCN 19 6.7
-Kỹ sư cơ khí 5 1.8
-Kỹ sư điện 3 1.1
-Kỹ sư khác 7 2.5
2. Chính sách tuyển dụng và đào tạo:
2.1. Tuyển dụng:
Tuyển chọn nhân viên là công tác nhân sự quan trọng nhằm tạo được đội ngũ
lao động có chất lượng tốt phù hợp với công việc sắp tới của Công ty. Trong
những năm qua, xuất phát từ nhu cầu sản xuất kinh doanh hàng năm Công ty có
tổ chức các đột tuyển dụng.
2.2. Quá trình tuyển dụng:
Căn cứ vào nhu cầu nhân sự của Công ty xét duyệt hàng năm các phòng, ban,
đơn vị lập kế hoạch và xem xét bổ sung lao động và gửi về phòng tổ chức của Công
ty , sau đó phòng tổ chức thông báo tuyển dụng trên các thôngt tin đại chúng.
Tiêp đến phòng tổ chức tiếp nhận hồ sỡin việc. Hồ sơ gồm có đơn xin việc
giấy khai sinh, giấy khám sức khoẻ do cơ quan y tế có thẩm quyền khám sơ yếu lý
lịch có xác nhận của chính quyền địa phương, cơ quan có thẩm quyền của nhà nước
và các bằng cấp chưngá chỉ khác.
Khi hết hạn nộp hồ sơ phong tổ chức tiên shành tổng hợp hồ sơ xin việc đã nhận
lập danh sách những người đủ điều kiện và trình giám đốc phê duyệt. Sau đó, phong
tổ chức được lệnh của giám đốc thônh báo triệu tập những người trúng tuyển để ký
hợp đồng thử việc đồng thời phân công họ về các phòng, ban, đơn vị có nhu cầu về
lao động. Trưởng các đơn vị có trách nhiệm giao việc làm thử, sau 90 ngày thử việc
nếu kết quả tốt thì Công ty sẽ ký hợp đồng lao động chính thức.
2.3. Quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty:
Hàng năm, Công ty đều lên kế hoạch đào tạo và phát triển cán bộ công nhân
viên, thực hiện nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ cho nhân viên bằng hình thức
cử đi học và tạo điều kiện để cho đi học. Trong năm qua Công ty dã tổ chức cho 5
cán bộ công nhân viên của trong đó 2 người ở phòng kế hoạch 1 người ở phòng kế
toán và 2 người ở phòng kế hoạch và đầu tư ở một lớp do Công ty tổ chức với hình
thức vừa học vừa làm.
Đối với cán bộ công nhân viên được cử đi học ở các lớp nghiệp vụ tại chức hoặc
tập trung dưới 6 tháng tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài ngành được hưởng các
quyên lợi sau:
- Hưởng nguyên lương trong thời gian đi học
- Được thanh toán tiền tàu xe đi học
- Được thanh toán tiền học phí
Nhìn chung Công ty đã để ý đến công tác đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ
công nhân viên nâng cao khả năng chuyên môn để dễ dàng thích nghi với công việc
mới. Tuy vậy, hiện nay Công ty chưa thực sự chú ý đến hiệu quả của công tác kiểm
tra sau đào tạo vì thế chưa tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ.
2.4. Chính sách tiền lương:
Tiền lương là một trong những động lực thúc đẩy con người làm việc hânhí
nhưng đồng thời cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sự trì trệ bất mãn
hoặc từ bỏ Công ty mà ra đi.
Đối với Công ty Đầu Tư Phát Triển nhà Đà Nẵng tiền lương được đảm bảo phân
phối như sau như sau:
Công ty căn cứ vào chức danh của cán bộ công nhân viên từ các đơn vị cho đến
các phòng, ban tương ứng với từng quản trị viên từ A đến G trong cơ cấu tổ chức
của Công ty để xây dựng ngạch lương cho họ và họ sẽ có được bậc lương cao hay
thấp đối với chức vụ của họ tuỳ thuộc vào sự đóng góp và phục vụ của họ cho Công
ty.
Đối với chức danh thuộc đơn vị, cơ sở trực thuộc Công ty:
- phó trưởng phòng, đội phó, cấp phó của các đơn vị sản xuất trực thuộc các
đơn vị trực thuộc Công ty như: phó giám đốc xí nghiệp cấp 2, trạm phó trạm
cung ứng vật liệu xây dựng cát, sạn, đội phó đội xe máy… trực thuộc xí
nghiệp chi ngánh:
- Xây dựng quản trịviên A có mức lương như sau:
- Quản trị viên A bậc 1 = nhân viên A 8/8 = 882000 + 7 %
- Quản trị viên A bậc 2 = Quản trị viên A bậc 1 +5 % = 990927
- Quản trị viên A bậc 3 = Quản trị viên A bậc 2 + 5 % = 1040473
- Quản trị viên A bậc 4 = Quản trị viên A bậc 3 + 5 % = 1092497
-Trưởng phòng, đội trưởng, giám đốc xí nghiệp bậc 2, đội trưởng đội xe máy,
trạm trưởng trạm cung ớng vật tư… trực thuộc xí nghiệp, Chi nhánh:Xây dựng
ngạch lương Quản trị viên B có mức lương như sau:
Quản trị viên B bậc 1=Quản trị viên A bậc 4+7%: 1.168971
Quản trị viên B bậc 2=Quản trị viên B bậc 1+5%: 1.227.420
Quản trị viên B bậc 3=Quản trị viên B bậc 2+5%: 1.288.791
Quản trị viên B bậc 4=Quản trị viên B bậc 3+5%: 1.353.230
-Phó trưởng phòng của Công ty, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng Xí nghiệp, Chi
nhánh: Xây dựng ngạch lương Quản trị viên C có mực lương như sau:
Quản trị viên C bậc 1=Quản trị viên B bậc 4+7%: 1.447.957
Quản trị viên C bậc 2=Quản trị viên C bậc 1+5%: 1.520.355
Quản trị viên C bậc 3=Quản trị viên C bậc 2+5%: 1.596.372
Quản trị viên C bậc 4=Quản trị viên C bậc 3+5%: 1.676.191
-Trưởng phòng của Công ty:xây dựng ngạch lương Quản trị viên D có mức lương
như sau:
Quản trị viên D bậc 1=Quản trị viên C bậc 4+7%: 1.793.524
Quản trị viên D bậc 2=Quản trị viên D bậc 1+5%: 1.883.201
Quản trị viên D bậc 3=Quản trị viên D bậc 2+5%: 1.977.361
Quản trị viên D bậc 4=Quản trị viên D bậc 3+5%: 2.076.229
-Giám đốc Xí nghiệp, chi nhánh trực thuộc Công ty:Xây dựng ngạch lương Quản
trị viên E có mức lương như sau:
Quản trị viên E bậc 1=Quản trị viên D bậc 4+7%: 2.221.565
Quản trị viên E bậc 2=Quản trị viên E bậc 1+5%: 2.332.643
Quản trị viên E bậc 3=Quản trị viên E bậc 2+5%: 2.449.275
Quản trị viên E bậc 4=Quản trị viên E bậc 3+5%: 2.571.739
Phó giám đốc, kế toán trưởng Công ty: Xây dựng ngạch lương Quản trị viên G có
mức lương như sau:
Quản trị viên G bậc 1=Quản trị viên E bậc 4+7%: 2.700.326
Quản trị viên G bậc 2=Quản trị viên G bậc 1+5%: 2.835.342
Quản trị viên G bậc 3=Quản trị viên G bậc 2+5%: 2.977.109
Quản trị viên G bậc 4=Quản trị viên G bậc 3+5%: 3.125.965
(Các mức lương này sẽ lấy chẵn số ngàn trên cơ sở trên 500 đồng được tính 1.000
đồng và từ 500 đồng trở xuống tính bằng 0 đồng)
Lương Giám đốc = Lương bình quân văn phòng Công ty nhân (x) 2,5 lần.
chúng ta có thể xem qua bảng tổng quỹ lương của năm 2002.
Bảng: V. 2
Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiên
1-Tổng quỹ lương
2-Tiền thưởng
3-Tổng thu nhập
4-Tiền lương bình quân
5-thu nhập bình quân
3.675.543.021
289.391.558
3.964.934.579
950.000
1.025.000
4.Chính sách trợ cấp:
Làm thêm giờ hưởng 150 % lương và nếu làm thêm giờ vào những ngày lễ ngày
tết được hưởng 200 %
thôi việc được hưởng một tháng rưởi lương
ốm đau được hưởng 75 % lương phụ cấp có thai sinh con được nghỉ năm tháng và
được hưởng 100 % lương
hưu trí người lao động được hưởng hưu trí hằng tháng khi đã đủ tuổi về hưu ( nam
60 tuổi, nữ 55 tuổi). Nếu chưa đủ điều kiện nghỉ hưu mà mất sức lao động hay bị
bện nghề nghiệp thì được trợ cấp thôi việc
5. Chính sách khen thưởng kỷ luật:
Chính sách khen thưởng có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đảy động cơ
làm việc. Hiện nay, vấn đề khen thưởng kỷ luật của Công ty rất chú trọng, việc
thấy được tầm quan trọng của việc khen thưởng, kỷ luật hợp lý sẽ tác động tích cực
đến động lực làm việc của công nhân viên nên hằng tháng đã đề ra ba mức độ để
nhân viên trong Công ty phân đấu: Loại 1, loại 2, loại 3. Căn cứ vào kết quả phấn
đấu củ nhân viên trong từng tháng để xét cuối năm nếu cán bộ công nhân viên luôn
xếp loại tốt (loại 1) trong năm sẽ được xét khen thưởng là chiến sĩ thi đua, được
xem xét đề bạc thăng chức tăng lương . . . Ngoài ra hằng năm Công ty còn tổ chức
cho
Cán bộ công nhân viên đi thăm quan nghỉ mát ở nhiều nơi.
Về chíng sách kỷ luật công ty đã đưa ra ba mức kỷ luật đối với cán bộ công
nhân viên: khiển trách cảnh cáo và cho thôi việc hình thức kỷ luạt này rất phù hợp
với đặc điể kinh doanh của Công ty và tạo điều kiện trong quản lý cán bộ công nhân
viên tốt hơn, trong những năm qua việc áp dụng nó vào thực tế chưa được tiến hành
chặt chẽ và nghiêm túc.
Tóm lại: việc khen thưởng và kỷ luật của Công ty còn nhiều hạn chế như
nhân viên có công thì khôngđược hưởng ngay vì vậy nó sẽ giảm đi tinh hiệu quả
của việc khen thưởng.
6. Kiểm tra đánh giá công việc của công nhân viên:
Đánh giá kiểm tra công việc của cán bộ công nhân viên là một công tác rất quan
trọng quyết định sự thành công trong quản lý nhân sự. Công ty đưa ra tiêu chuẩn
xếp loại hằng tháng và căn cứ vào kết quả xếp loại trong tháng, mỗi năm Công ty
chỉ đánh giá ột lần vào cuối năm. Điều này sẽ đánh giá chính xác khả năng là việc
một cách tự giác tạo môi trường cho họ làm việc với mục đích là tự khẳng định
mình.
Trong thời gian đến, Công ty nên đưa ra chính sách đánh giá cụ thể và phải thực
hiện đồng bộ từ trên xuống dựa vào ba yếu tố chính sau:
- Công việc được thực hiện ở mức nào
- Tuân thủ nội qui của toàn Công ty như thế nào
- Có sáng kiến mới trong công việc không
VI. TÌNH HÌNH CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT TẠI CÔNG TY.
1. Tình hình mặt bằng nhà xưởng:
Trụ sở cính của Công ty năm trên đường Trần Phú với diện tích khoảng 440
m2.
Trị giá nhà cửa kiến trúc 311875641 là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch
chính của Công ty. Nằm ở trung tâm thành phố nên Công ty thuân Lợi trong việc
tiếp xúc và làm ăn với các khách hàng của mình.
Ngoài ra Công ty còn có các chi nhánh ở Quảng Nam và Thừa Thiên Huế và các xí
nghiệp thuộc quyền quản lý của Công ty.
2.Tình hình máy móc thiết bị:
Bảng: Tình hình máy móc thiết bị của Công ty:
Tên Số
lượng
Đơn
giá
Thành
tiền
Công
suất
Máy vi tính 486 23 6150000 141750000 80 %
Máy quay phim Sony 1 1250000 1250000 15 %
Máy lạnh National 180 5 6410000 32050000 75 %
Máy photocopy 2030 2 32577273 65154546 60 %
Máy in HL 1240 3 5676773 17030319 50 %
Phương tiện vân tải 1 573801600 573801600 75 %
TV Sony 25 inch 1 9390000 9390000 20 %
Hiện nay, hầu hết các phòng làm việc của Công ty đều được trang bị máy vi
tính, các phương tiện phục vụ quản lý, phương tiện vận tải cũng được giải quyết, về
cơ bản Công ty đã khắc phục được tình trạng thiếu phương tiện làm việc của những
năm trước. Nhưng nhìn chung thì việc sử dụng các trang thiết bị một cách hiệu quả
vẫn chưa được chú ý.
Trong năm qua Công ty đã nối mạng máy tính nội bộ nên tạo được điều kiện trao
đổi thông tin giữa các phong ban với nhau và hỗ trợ nhau trongviệc thực hiện, giải
quyết các công việc của Công ty. Đến nay, Công ty đã có trang web riêng để phục
vụ cho việc giao dịch bất động sản được thuận lợi hơn.
VII. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY.
Bảng: Cân đối kế toán:
CHỈ TIÊU Năm 2002 Tỷ
trọng
Năm 2003 Tỷ trọng
A.TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 230593918134 79.86 193978674960 56.73
I. Tiền 15144237627 6.57 12450039711 6.42
1. Tiền mặt 537279089 3.55 610241738 4.90
2. Tiền gởI ngân hàng 14606958538 96.45 11839797973 95.10
II. Các khoản phảI thu 189173279519 82.04 139493133100 71.91
III. Hàng tồn kho 694962628 0.30 469087000 0.24
IV. Tài sản lưu động 22984232497 9.97 38969258921 20.09
V. Chi phí sự nghiệp 2597205863 1.13 2597156228 1.34
B. TSCĐ và đầu tư dài hạn 58157861855 20.14 147946222710 43.27
I. TSCĐ 3097572975 5.33 560991800 0.38
1. TSCĐ hữu hình 2770985285 89.46 341187252 60.82
2. Tài sản thuê tài chính 326587690 10.54 219804548 39.18
II. Đầu tư tài chính dài hạn 26757476634 46.01 81090000000 54.81
III. Chi phí xây dựng dở dang 28057451379 48.24 66296000000 44.81
IV. Chi phí trả trước dài hạn 245360867 0.42 0.00
Tổng tài sản 288751779989 100.00 341924897670 100.00
A. Nợ phải trả 257230520685 89.08 246447513800 72.08
I. Nợ ngắn hạn 252169790685 98.03 237110978524 96.21
II. Nợ dài hạn 5051186000 1.96 9317813703 3.93
III. Nợ khác 954400 0.00 18721573 0.20
B. Nguồn vốn chủ sở hữu 31521259304 10.92 95477383870 27.92
I. Nguồn vốn quỹ 28138543728 89.27 93063621870 97.47
1. Nguồn vốn kinh doanh 468550951 1.67 26438245600 28.41
2. Quỹ đầu tư phát triển 4940884661 17.56 6557024119 7.05
3. Quỹ dự phòng tài chính 1447136533 5.14 593240000 0.64
4. Lãi chưa phân phốI 2351207865 8.36 4764101172 5.12
5. Nguồn vốn đầu tư XDCB 14713812718 52.29 543040110979 583.51
II. Nguồn vốn KD, quỹ khác 3382715576 10.73 3413762000 3.58
Tổng nguồn vốn 288751779989 100.00 341924897670 100.00
Nhận xét:
Nguồn vốn kinh doanh Công ty đã được cải thiện đáng kể trong các năm qua.
Nguồn vốn chủ sở hưu tăng từ 10,92 % năm 2002 lên 27,92 % trong tổng nguồn
vốn. điều này cho thấy rằng hoạt động của Công ty đang có hiệu quả. Vì vốn chủ sở
hữu còn quá khiêm tốn nên các quỹ khác, lãi chưa phân phối được tậng dụng tối đa
vào ngồn hoạt động kinh doanh của Công ty.
Mặc dù, nợ ngắn hạn qua các năm được cải thiện nhưng nó vẫn chiếm một tỷ
lệ đáng kể, cụ thể năm 2002 lên đến 98,03 % trên tổng nguồn vốn, đến năm 2003
giảm xuống còn 96,21%. Nguyên nhân chính là Công ty phải vay ngắn hạn để mua
nguyên vật liệu cho các công trình mới. Trong khi các khoản phải thu vẫn nằm ở
khách hàng của Công ty chưa thu về được. Vì vậy, đã làm cho khoản phải thu của
năm 2002 là 82,04 % giảm xuống 71,91 % vào năm 2003. Cho nên, Công ty cần có
chính sách thích đáng trong công tác bán hàng cũng như công tác xây dựng kế
hoạch sẽ giúp Công ty chủ động về vốn.
Tình hình sử dụng vốn:
Đến năm 2003 tổng nguồn vốn huy động được 341.924.897.670 đồng
Trong đó: Cơ cấu tài sản của công ty là 56,7 % tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
còn lại 43,3 % là tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Trong đó, tài sản bằng tiền
chiếm 6,42 % với tỷ lệ tiền mặt này thì Công ty có thể đáp ứng đầy đủ các khoảng
phát sinh thường nhật.
Các khoảng phải thu chiếm 82,04 % (2002) giảm xuống còn 71,91% vào
năm 2003 đây là khoản mà công ty bị khách hàng chiếm dụng đã gây khó khăn về
mặt tài chính cho công ty. Vì vậy để mua nguyên vật liệu dự trữ cho các công trình
nên phải đị vay ngắn hạn của ngân hàng, các tổ chức tài chính, khoản này chiếm tới
98,03 % trên tổng nguồn vốn của Công ty vào năm 2002, tình hình này tuy được cải
thiện nhưng không đáng kể lắm so với năm 2002 thì năm 2003 chỉ giảm 1,82 %.
Công ty nên có những chính sách tín dụng hợp lý để cải thiện được các khoản
chiếm dụng này đồng thời góp phần tăng doanh số bán ra.
Tồn kho:
Vấn đề tồn kho là hết sức bức bách nhưng công ty luôn quản lý và duy trì ở
mức độ tồn kho tương đối hợp lý và luôn dưới 1% nên đã cải thiện được một
khoảng chiếm dụng không đáng có.
Tuy nhiên, việc duy trì tồn kho dưới 1% không phải lúc nào cũng tốt , tuỳ
theo sự biến động của thị trường và kế hoạch của công ty mà công ty có những
chính sách duy trì hàng tồn kho ở mức độ hợp lý nhất.
VIII - KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Bảng: Kết quả kinh doanh trong hai năm của Công ty:
CHỈ TIÊU Năm 2002 Năm 2003
01. Doanh thu bán hàng và dịch vụ 96030329666 99174754281
02. Các khoản giảm trừ
03. Doanh thu thuần (01- 02) 96030329666 99174754281
04. Giá vốn hàng bán 89740162886 89843785690
05. Lợi nhuận gộp (03 - 04) 6290166780 7170790129
06. Doanh thu hoạt động tài chính 1927260876 2057077399
07. Chi phí tài chính 1647671287 1878345267
08. Trong đó: lãi vay phải trả 1110988146 1928704671
09. Chí phí bán hàng
10. Chi phí quản lý doanh nghiệp 3093302480 3526364827
11. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 3476453889 3823157434
05 + (06 – 07) - (09 + 10)
12. Thu nhập khác 847156288 965758168
13. Chi phí khác 506991063 577969812
14. LợI nhuận khác (12 - 13) 340165225 387788356
15. Tổng lợi nhuân trước thuế (11 + 14) 3816619114 4210945790
16. Thuế thu nhập doanh nghiệp 1221318116 1179064821
17. Lợi nhuận sau thuế (15 - 16) 2595300998 3031880969
Nhìn vào kết quả hoạt động kinh daonh của công ty thì ta thấy yếu tố chi phí rất
lớn nó chiếm gần bằng doanh thu. Để biết thêm tại sao công ty có chi phí lớn như
vậy , chúng ta xem xét các yếu tố cấu thành nên chi phí của năm 2002 .
Vì là doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực xây dụng và kinh doanh đất chi phí vật
liệu các công trình xây lắp là rất lớn cộng thêm chi phí chuyển quyền sử dụng đất
trong các khu dân cư tổng cả 2 đã chiếm 85 % tổng chi phí. Như vậy vấn đề chi phí
nguyên vật liệu là rất lớn nhưng đây là vấn đề phải thừa nhận vì muốn xây dựng
một khu dân cư thì cần phải rất nhiều vật liệu để xây dựng như: Nhựa, đất, các, san
lấp mặt bằng, sạn, sắt, xi măng . . . Trong khi công ty có rất nhiều khu dân cư cần
xây dựng.
Chính vì điều này đã làm lợi nhuận của công ty còn thấp so với tổng doanh thu.
IX. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÀ ĐÀ NẴNG.
1. Điểm mạnh:
Là một doanh nghiệp nhà nước nên công ty được hưởng nhiều chính sách ưu đãi
từ nhà nước h nhiều công ty khác trong cùng ngành. Vì vậy tạo được lợi thế cạnh
tranh của công ty trên thị trường.
Được thành lập ở một thành phố như Đà Nẵng có tốc độ đô thị hoá rất cao tạo ra
nhiều tiềm năng cho lĩnh vực hoạt động của công ty Công ty có đội ngũ cán bộ công
nhân viên có trình độ cao và giỏi về chuyên mô
2. Điểm yếu:
Công ty không chủ động trong việc điều động các máy móc thiết bị vì các
loại máy móc thiết bị hiện đại Công ty phải thuê ngoài.
Tình hình tài chính của công ty không được ổn định vì nợ phải thu chiếm rất
lớn trong tài sản lưu động của công ty. Trong khi Công ty lại cần nhiều vốn để mua
máy mòc thiết bị và nguyên vật liệu đầu tư vào các dự án lớn
PHẦN III: VẤN ĐỀ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ NGUỒN LỰC
CON NGƯỜI TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÀ ĐÀ NẴNG:
Vấn đề khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực nhằm mục tiêu phát triển
nghiệp đang thu hút sự quan tâm của nhiều Công ty và Đầu Tư Phát Triển nhà Đà
Nẵng cũng không nằm ngoài xu hướng đó.Bởi vì để có một chiến lược kinh doanh
đúng đắn và để thực hiện chiến lược đó cần phải phân tích đánh giá các nguồn lực
để trên cơ sở đó khai thác sử dụng đúng đắn các nguồn lực ấy vào sự phát triển
Công ty.
Trong khi nguồn lực con người, thường gồm mặt số lượng và chất lượng. Yếu tố
quan trọng nhất trong nguồn lực con người thể hiện ở chất lượng nguồn lực con
người đây mới chính là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Công ty
trong thời gian dài.
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết phụ thuộc vào chất lượng nguồn
nhân lực của doang nghiệp mà cụ thể được thể hiện qua các mặt như: Trình độ tay
nghề, kỹ năng, kỹ xảo ý thức trách nhiệm, phẩm chất đạo đức và tinh thân hợp tác
trong công việc. Vì vậy, để phát triển ổn định, bền vững thì Công ty Đầu Tư Phát
Triển nhà Đà Nẵng phải phát huy và sử dụng đúng đắn vai trò nguồn lực con người.
Để khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lực con người cần thực hiện các giải pháp
sau:
1. Giải pháp phát huy tính tích cực của cán bôn công nhân viên của Công ty:
Đầy là giải pháp trực tiếp nhất nhằm sử dụng một cách tối đa những tiềm năng
hiện có của cán bôn công nhân viên. Đồng thời, trên một mức độ nào đó góp phần
nâng cao năng lực của cán bôn công nhân viên. Giải pháp này gồm:
Trong mỗi phòng ban cần phân công phân nhiệm rõ ràng cho mỗi nhân viên, làm
cho tất cả cán bộ công nhân viên của Công ty thấm nhuần nắm rõ về mục tiêu hoạt
động của Công ty và để cho họ thấy rõ bổn phân, trách nhiệm của mình trong công
việc của Công ty.
Giao cho họ những công việc phù hợp với chức năng sở thích, năng khiếu và sở
trường bản thân.
Phải luôn đánh giá, thưa nhận một cách công bằng và khách quan, đúng đắn về sự
cống hiến đóng góp và kết quả hoàn thành công việc của họ
Đặc biệt Công ty phải quan tâm, chăm sóc tới mọi mặt cả đời sống tinh thần và
vật chất của cán bôn công nhân viên để không ngừng cải thiện và nâng cao chất
lượng cuộc sống cho từ đó làm cho họ gắn bó với Công ty hơn.
2. Giải pháp đào tạo và phát triển cán bộ công nhân viên của Công ty:
Đào tạo góp phần nâng cao một cách nhanh chóng chất lượng nguồn nhân
lực của công ty thông qua quá trinh cung cấp những kiến thức hiểu biết, kinh
nghiệm làm việc, kỹ năng, kỹ xảo làm việc và nâng cao ý thức trách nhiệm giúp cho
cán bôn công nhân viên thực hiện tốt hơn công việc hiện tại.
Đối với công nhân Công ty nên mở các lớp đào tạo nâng cao kỹ năng tay nghề
băng cách tổ chức các lớp nâng cao trình độ kỹ thuật và các phương pháp thi công
hiện đại.
Đối với nhân viên văn phòng Công ty nên mở các lớp hoặc tổ chức cho họ theo
học các lớp vào ban đêm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhăm thực
hiện các chiến lược mới của Công ty.
Đi đôi với việc đao tạo Công ty cân phải kiểm tra đánh giá chất lượng sau đào tạo
để từ đó nâng cao chất lượng đào tạo.
Giải pháp phát huy tính sáng tạo của cán bôn công nhân viên:
Công ty cần phải tiếp thu ý kiến đóng góp của cán bôn công nhân viên và phải
đảm bảo những ý kiến đó phải được các cấp lãnh đạo của Công ty xem xét đánh giá.
Đối với những người có năng lực Công ty nên giao cho họ những công việc có
trách nhiệm cao và đòi hỏi tính độc lập tương đối cao.
3. GiảI phóng phát huy tính sáng tạo của người lao động:
Công ty cần tiếp thu ý kiến đóng góp của các nhân viên và phải đảm bảo
những ý kiến đó được các cấp lãnh đạo công ty xem xét đánh giá.
Đối với những ngườI có năng lực công ty nên giao cho họ những công việc
có trách nhiệm cao và đòi hỏi có tính độc lập cao.
Cán bộ, công nhân viên của công ty được tham gia vào việc ra các quyết định của
công ty để từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ công nhân viên công ty.
4. GiảI pháp chọn người lãnh đạo cho các phòng ban của công ty:
Chọn ngườI vào vị trí lãnh đạo ngoài việc ngườI đó có các yếu tố uy tín, năng lực
ra thì đòi hỏi ở người lãnh đạo phải có động cơ thành tích, vì họ luôn quen dành
thời gian nghĩ về việc làm gì thì tốt hơn và ở đâu có người nghĩ về thành tích thì ở
đó mọi việc mớI bắt đầu diển ra.
Đồng thờ là một lãnh đạo trong doanh nghiệp có kiến thức và kỹ năng về
quản trị nguồn nhân lực. Công tác quản trị nguồn nhân lực của công ty chủ yếu
được thực hiện theo kinh nghiệm của cán bộ quản lý đốI với cán bộ quản trị nguồn
nhân sự của công ty mới chỉ dừng lại ở chức năng ghi chép hoạt động nhân lực diển
ra hằng ngày. Vì vậy đòi hỏi quản trị nguồn nhân lực phải có tính khoa khọc và
chiến lược, đáp ứng những thay đổi nhanh chóng của thị trường. Đội ngũ cán bộ
quản lý nhân lực trong công ty nói chung được đào tạo kiến thức kĩ năng quản lý
nhân lực hiện đại.
Bằng cách tổ chức cho các cán bộ quản lý tham gia những lớp: tâm lý quản trị,
nghệ thuật quản lý nguồn nhân sự, hoặc mời các chuyên gia đầu ngành về giảng dạy
để nâng cao kiến thức về khoa học quản trị nguồn nhân sự.
5. Giải pháp tạo môi trường làm việc thỏi mái cho cán bôn công nhân viên:
Cán bộ công nhân viên Công ty làm việc đòi hỏi sự hỗ trợ lãn nhau rất lớn, vì vậy
Công ty nên tạo không gian làm việc theo lối không gian mở sẽ thích hợp hơn.
Cung cấp đầy đủ phương tiện và thiết bị văn phòng cần thiết cho nhân viên.
Công ty nên có một phòn tiếp khách riêng vì hiện tại việc tiếp khách của Công ty
diễn ra ngay tại các phong ban của Công ty nên làm cho cán bôn công nhân viên bị
phân tán mất tập trung và làm việc không hiệu quả. Trong khi công việc văn phòng
đòi hỏi sự yên tỉnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN SỰ (TRẦN KIM DUNG)
2. QUẢN TRỊ DOANH NHIỆP ( NGUYỄN HẢI SẢN)
3. TẠP CHÍ KINH TẾ PHÁT TRIỂN
4. CUNG CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN KHÁC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Ứng dụng quản trị học chuyên ngành nhân lực trong khai thác tiềm năng con người hiện đại.pdf