Từsau thếchiến thứ2, cá rô phi trởthành loài cá nuôi quan trọng. Người Nhật đã giúp
phát triển loài này ởIndonexia, Malayxia, và các nước châu Á khác. Hiện nay, cá rô phi
được nuôi ởkhắp nơi trên thếgiới (Phạm Anh Tuấn, 1996).
* Ở Đài Loan được coi là đi đầu vềnuôi cá rô phi ởkhu vực (từ1946) và đạt sản lượng
cao nhất thếgiới 80.000 tấn năm 1982. Năm 1999 chỉcòn 57.269 tấn (54 triệu USD),
năm 2000 khoảng 50.000 tấn (60 triệu USD) và chiếm 24% sản lượng cá nuôi ở Đài
Loan. Diện tích nuôi trên 8.300 ha (2000), có 1921 ha nuôi đơn trong ao, 5830 ha nuôi
ghép trong ao. Phương thức nuôi cá rô phi đỏ ở Đài Loan: nuôi đơn trong bểximent hình
bát giác (tám cạnh) 100 m2
, với nước tuần hoàn và sục khí. Cỡcá thả100 – 200 gam, mật
độ50 – 100 con/ m2
.
25 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4143 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ương cá rô phi đỏ (oreochromis spp) với các mật độ khác nhau ở trong giai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH:NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ NGÀNH: 304
ƯƠNG CÁ RÔ PHI ĐỎ (Oreochromis spp) VỚI CÁC
MẬT ĐỘ KHÁC NHAU Ở TRONG GIAI
Sinh viên thực hiện
LÊ MINH TUẤN
MSSV: 06803055
LỚP: NTTS K1
Cần thơ, 2010
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH:NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ NGÀNH: 304
ƯƠNG CÁ RÔ PHI ĐỎ (Oreochromis spp) VỚI CÁC
MẬT ĐỘ KHÁC NHAU Ở TRONG GIAI
Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện
LÊ MINH TUẤN
MSSV: 06803055
LỚP: NTTS K1
Cần thơ, 2010
ThS. TRỊNH QUỐC TRỌNG
3
LỜI CẢM TẠ
Sau 3 tháng thực tập từ tháng 3 năm 2010 đến tháng 6 năm 2010 tại Trung tâm Quốc
gia Giống Thủy sản Nước ngọt Nam Bộ, trực thuộc Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng
Thủy Sản II, xã An Thái Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, áp dụng những kiến
thức đã học và kinh nghiệm thực tế, nay luận văn đã được chỉnh sửa và hoàn thành.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Thầy Trịnh Quốc Trọng - Trung tâm Quốc
gia Giống Thủy sản Nước ngọt Nam Bộ và cô Trần Ngọc Tuyền – Khoa Sinh Học
Ứng Dụng – Trường Đại Học Tây Đô đã tận tình chỉ dạy cho em suốt thời gian làm
đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn quí Thầy Cô – Khoa Sinh Học Ứng Dụng – Trường Đại
Học Tây Đô đã tận tình dạy bảo, truyền đạt những kiến thức quý báo trong những
năm học vừa qua, tạo dựng hành trang để em bước vào cuộc sống sau này.
Xin cảm ơn tất cả các anh chị trong Trung tâm Quốc gia Giống Thủy sản Nước ngọt
Nam Bộ đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ và đóng góp ý kiến bổ ích để hoàn thành thực tập
tốt nghiệp.
Cuối cùng em xin chúc quí Thầy Cô – Khoa Sinh Học Ứng Dụng – Trường Đại Học
Tây Đô vui, khoẻ, công tác tốt và không ngừng con đường cống hiến cho sự nghiệp
giáo dục.
Với sự hiểu biết còn hạn hẹp và thu thập tài liệu còn hạn chế nên báo cáo tốt nghiệp
không tránh khỏi những sai sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến của quí Thầy Cô và
các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ!
LÊ MINH TUẤN
4
MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ..................................................................................................................... i
MỤC LỤC .........................................................................................................................ii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................................. iv
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................................... v
CHƯƠNG 1 ........................................................................................................................8
ĐẶT VẤN ĐỀ .....................................................................................................................1
1.1 Giới thiệu....................................................................................................................1
1.2 Mục tiêu của đề tài .....................................................................................................1
1.3 Nội dung nghiên cứu..................................................................................................1
CHƯƠNG 2 ........................................................................................................................1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................................................2
2.1 Phân loại.....................................................................................................................2
2.2 Đặc điểm sinh học......................................................................................................2
2.2.1 Đặc điểm hình thái ..............................................................................................2
2.2.2 Đặc điểm dinh dưỡng ..........................................................................................2
2.2.3 Đặc điểm sinh trưởng ..........................................................................................3
2.2.4 Đặc điểm sinh sản................................................................................................3
2.3 Tình hình sản xuất giống và nuôi cá rô phi đỏ trên thế giới ......................................4
2.4 Tình hình sản xuất giống và nuôi cá rô phi đỏ ở Việt Nam.......................................5
CHƯƠNG 3 ........................................................................................................................7
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................7
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu..............................................................................7
3.2 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................7
3.3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................................................7
3.3.1 Vật liệu ................................................................................................................7
3.3.2 Phương pháp........................................................................................................8
3.4 Ghi nhận các chỉ tiêu................................................................................................10
3.4.1 Các chỉ tiêu môi trường.....................................................................................10
3.4.2 Các chỉ tiêu ương nuôi ......................................................................................10
5
3.5 Xử lý số liệu .............................................................................................................10
CHƯƠNG 4 ......................................................................................................................11
KẾT QUẢ THẢO LUẬN ................................................................................................11
4.1 Chỉ tiêu môi trường ấp.............................................................................................11
4.2 Chỉ tiêu môi trường ương ........................................................................................11
4.3 Các chỉ tiêu về ương nuôi ........................................................................................13
4.3.1 Tăng trưởng về trọng lượng...............................................................................13
4.3.2 Tăng trưởng về chiều dài ...................................................................................14
4.3.3 Tỷ lệ sống...........................................................................................................15
CHƯƠNG 5 ......................................................................................................................16
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .............................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................17
6
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Chỉ tiêu môi trường ương .................................................................................. 11
Bảng 4.2: Tăng trưởng khối lượng của cá rô phi đỏ trong giai ương............................. 13
Bảng 4.3: Tăng trưởng chiều dài của cá rô phi đỏ trong giai ương................................ 14
7
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1: Thu trứng...........................................................................................................8
Hình 3.2: Hệ thống ấp .......................................................................................................8
Hình 3.3: Hệ thống giai ương............................................................................................9
Hình 4.1: Tỷ lệ sống của cá ương qua các đợt...............................................................15
8
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Cá rô phi đỏ (Oreochromis spp) hay còn được gọi là cá điêu hồng được nhập vào nước ta
năm 1985 từ Malaysia (
9/22649/Default.aspx), là loài cá dễ nuôi, lớn nhanh, chất lượng thịt ngon và rất được
giới tiêu dùng ưa chuộng (Nguyễn Văn Kiểm, 2004), thịt cá có hàm lượng đạm cao, giá
thành tương đối thấp, phù hợp cho người dân lao động có mức thu nhập thấp, được đánh
giá là loài thủy sản sẽ phát triển mạnh về thị trường tiêu thụ và khả năng sẽ là đối tượng
xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới (Bộ thuỷ sản, 2005).
Ở nước ta cá sống nhiều và thích hợp với điều kiện nước ngọt vùng châu thổ sông Mê
Kông. Hiện nay giống cá này được sản xuất giống nhân tạo ở hầu hết các cơ sở sản xuất
cá giống trong vùng (
649/Default.aspx). Tuy nhiên nghề nuôi cá rô phi đỏ hiện đang gặp khó khăn về chất
lượng con giống như tăng trưởng kém, sức sống thấp, tỉ lệ hao hụt cao (Trịnh Quốc
Trọng, 2009).
Đề tài “ Ương cá rô phi đỏ với các mật độ khác nhau ” với mong muốn đáp ứng nhu
cầu con giống có chất lượng (tăng trưởng nhanh, tỉ lệ sống cao, sức khỏe tốt) là một đòi
hỏi cấp thiết của nghề nuôi cá rô phi đỏ ở nước ta.
1.2 Mục tiêu của đề tài
- Xác định mật độ ương thích hợp để đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình ương nuôi.
1.3 Nội dung nghiên cứu
- Cho sinh sản tự nhiên cá rô phi đỏ.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương khác nhau lên sự sinh trưởng và tỷ lệ sống của
cá từ giai đoạn cá bột đến 30 ngày.
9
CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Phân loại
Vị trí phân loại
Lớp Osteichthyes
Lớp phụ Actinopterygii
Trên bộ Percomrpha
Bộ Perciforms
Bộ phụ Percoidei
Họ Cichlidae
Giống Oreochromis
Loài Oreochromis spp.
2.2 Đặc điểm sinh học
2.2.1 Đặc điểm hình thái
Vẩy trên thân có màu vàng đậm, hoặc vàng
nhạt hoặc đỏ hồng, cũng có thể gặp những cá
thể có màu vàng, màu hồng xen lẫn những
đám vẫy màu đen nhạt (Dương Nhựt Long,
2004). Thân cao, hình hơi bầu dục, dẹp bên.
Đầu ngắn miệng rộng hướng ngang. Hai hàm
dài bằng nhau. Lỗ mũi gần mắt hơn mõm.
Mắt tròn ở nữa trước và phía trên đầu, khoãng cách giữa hai mắt rộng. Khởi điểm vây
lưng ngang với khởi điểm vây ngực, trước khởi điểm vây bụng. Vây ngực nhọn, dài,
mềm. Vây bụng to, cứng, chưa tới lỗ hậu môn. Miệng cá bằng 1/9 chiều dài thân, có
nhiều hàng răng nhỏ sắc (Trần Văn Huỳnh, 1980).
2.2.2 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá rô phi đỏ ăn tạp thiên về thực vật, có thể ăn mùn bả hữu cơ. Do đó nguồn thức ăn cho
cá rất đa dạng, bao gồm các loại cám thực phẩm, khoai củ, ngũ cốc, v.v... ngoài ra có thể
tận dụng các nguyên liệu phụ phẩm từ các nhà máy chế biến khả năng chịu phèn kém
10
nhưng có thể phát triển tốt ở vùng nước lợ mặn 25 ppt, thủy sản (như vỏ tôm, râu mực,
đầu cá, v.v....) hay các phụ phẩm lò giết mổ gia súc để chế biến thành các nguồn thức ăn
phụ cung cấp cho cá nuôi. Mặt khác có thể chọn loài ốc bươu vàng làm nguồn thức ăn
tươi sống để cho cá ăn (
sinhlysinhhoc.htm).
Nhu cầu protein ở cá rô phi đỏ cũng khá cao từ 28-35% (Lê Thanh Hùng, 2008). Ở giai
đoạn cá hương chúng ăn sinh vật phù du chủ yếu là động vật phù du. Giai đoạn cá giống
đến cá trưởng thành chúng ăn mùn bã hữu cơ, thực vật phù du.
2.2.3 Đặc điểm sinh trưởng
Sau một tháng tuổi cá có thể đạt trọng lượng 2 – 3 g/con và sau khoảng 2 tháng tuổi có
thể đạt 10 – 12 g/con. Cá cái sẽ lớn chậm hơn sau khi tham gia sinh sản trong khi đó cá
đực vẫn lớn bình thường vì vậy trong đàn cá rô phi cá đực bao giờ cũng có kích thước
lớn hơn cá cái. Sau khoảng 5 – 6 tháng nuôi cá rô phi có thể đạt 200 – 250 g/con và con
cái có thể đạt 150 – 200 g/con (Dương Nhựt Long, 2004).
Tốc độ lớn của cá rô phi phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, thức ăn, mật độ thả và kỹ
thuật chăm sóc. Khi nuôi thâm canh cá lớn nhanh hơn khi nuôi bán thâm canh hay là nuôi
ghép (
30 0&id=1031)
2.2.4 Đặc điểm sinh sản
Sau 4 – 5 tháng tuổi cá rô phi có thể tham gia sinh sản. Những loài rô phi nuôi ở nước ta
đều có tập tính làm tổ đẻ ở đáy ao. Khi sinh sản, làm tổ bằng cách dùng đuôi quậy bùn và
đào hố dưới đáy ao, đường kính tổ đẻ phụ thuộc vào kích cỡ con đực. Sau khi tổ làm
xong cá tự ghép đôi và tiến hành đẻ trứng. Hầu hết các loài rô phi đều đẻ nhiều lần trong
năm. Số trứng trong một lần đẻ phụ thuộc vào kích cỡ cá cái, trung bình mỗi lần cá đẻ từ
1000 – 2000 trứng (Dương Nhựt Long, 2004).
Sau khi đẻ xong cá cái ngậm trứng và cá con mới nở trong miệng (cá con được giữ trong
miệng đến khi hết noãn hoàng). Trong thời gian ngậm trứng và nuôi con, cá cái không
bắt mồi vì vậy cá không lớn, cá chỉ bắt mồi trở lại khi đã giải phóng hết con trong miệng.
Cá mẹ lại bắt mồi và chuẩn bị cho chu kỳ sinh sản mới. Thời gian giữa hai lứa đẻ tùy
thuộc vào thức ăn, tuổi cá, nhiệt độ,…(Dương Nhựt Long, 2004).
Trứng thụ tinh được cá cái nhặt ấp trong miệng, sau 3-5 ngày trứng nở, cá mẹ tiếp tục
chăm sóc 9-10 ngày, sau đó cá con rời khỏi mẹ và sống độc lập (Phương và ctv, 1994).
11
2.3 Tình hình sản xuất giống và nuôi cá rô phi đỏ trên thế giới
Từ sau thế chiến thứ 2, cá rô phi trở thành loài cá nuôi quan trọng. Người Nhật đã giúp
phát triển loài này ở Indonexia, Malayxia, và các nước châu Á khác. Hiện nay, cá rô phi
được nuôi ở khắp nơi trên thế giới (Phạm Anh Tuấn, 1996).
* Ở Đài Loan được coi là đi đầu về nuôi cá rô phi ở khu vực (từ 1946) và đạt sản lượng
cao nhất thế giới 80.000 tấn năm 1982. Năm 1999 chỉ còn 57.269 tấn (54 triệu USD),
năm 2000 khoảng 50.000 tấn (60 triệu USD) và chiếm 24% sản lượng cá nuôi ở Đài
Loan. Diện tích nuôi trên 8.300 ha (2000), có 1921 ha nuôi đơn trong ao, 5830 ha nuôi
ghép trong ao. Phương thức nuôi cá rô phi đỏ ở Đài Loan: nuôi đơn trong bể ximent hình
bát giác (tám cạnh) 100 m2, với nước tuần hoàn và sục khí. Cỡ cá thả 100 – 200 gam, mật
độ 50 – 100 con/ m2. Dùng thức ăn công nghiệp 3 – 4 lần/ngày. Sau 3– 4 tháng nuôi thu
hoạch được 3– 4 tấn/bể, cỡ cá trung bình 600 gam, tỉ lệ sống 90% và hệ số thức ăn 1,2 –
1,4. Ngoài ra còn nuôi trong bè 7 × 7 × 2,5 m, cỡ mắt lưới bao quanh bè 1 cm. Cá thả 20
– 30 gam/ con, mật độ 4.000 – 5.000 con/ bè. Dùng thức ăn viên cho ăn 3 lần một ngày.
Cá đạt cỡ thương phẩm 600 gam sau 4–5 tháng nuôi. Sản lượng 1 bè 4,3–5,4 tấn/2 vòng
nuôi một năm. Tuy sản lượng giảm nhưng sản phẩm rô phi Đài Loan có chất lượng rất
cao (
=1&j=42).
* Ở Indonesia cá rô phi đỏ được nuôi ghép với các loài như cá chép, cá mè vinh, tai
tượng trong mô hình nuôi kết hợp, cho cá ăn thức ăn hoặc dùng phân bón. Nuôi cá bè
phát triển trên sông, kênh thủy lợi, hồ chứa. Bè có kích thước 7 x 7 x 2 m, thả 100 – 150
kg cá giống, cho cá ăn thức ăn công nghiệp, sau 60 – 120 ngày thu được 626 – 1.200 kg
cá cỡ 250 – 300 gam cho một bè nuôi. Với cá đơn tính đực thả 2.500 con/ bè (cỡ cá
50gam, cho ăn thức ăn công nghiệp). Sau 120 ngày thu được 1.000 kg cá/bè với hệ số
thức ăn 1,2. Nuôi trong ao nước lợ (15 ppt) diện tích 4.000m2 cỡ cá 3 – 5 cm thả 10.000
con/ao, cho cá ăn thức ăn công nghiệp. Thu hoạch cá sau 110 ngày đạt cỡ 200 gam năng
suất 1,7–2 tấn/ao, tỉ lệ sống 80–85% (
home.asp?p=xem&g=1&m= 4&n=1&j=42)
* Ở Thái Lan đã hoàn thiện công nghiệp tạo cá rô phi đơn tính đực và ứng dụng phổ biến
trong thập niên 90 thế kỷ trước, từ kỹ thuật của AIT. Có trại sản xuất giống được xây
dựng năm 1994, đến nay mỗi năm sản xuất 10 – 20 triệu cá giống đơn tính (99% đực).
Về nuôi: ước tính 80% nuôi trong ao nước ngọt và 20% trong ruộng lúa (cả rô phi đỏ và
rô phi vằn). Nuôi ghép với cá khác như chép, mè vinh, mè trắng, mè hoa và một số loài
cá bản địa khác. Nuôi kết hợp trên là chuồng nuôi gà, dưới là ao cá (nuôi thâm canh), khá
12
phát triển và năng xuất tương đối cao (20-30 tấn/ha). Hiện nay tổng sản lượng cá rô phi
của Thái Lan khoảng 150 ngàn tấn/năm (1998: 147.522 tấn) (
Binhthuan.gov.vn/pages/home.asp?p=xem&g=1&m=4&n=1&j=42).
* Ở Malaysia được nhập công nghệ nuôi thâm canh cá rô phi đỏ trong bè từ Singapore
trong thập niên 1980. Cá giống 25–125 gam/con được thả nuôi trong bể ximent tam giác
(33 × 14 × 15 m) với 250 – 1.000 kg cá giống /bể. Cho ăn thức ăn công nghiệp và thay
nước. Sau 4 tháng nuôi thu hoạch 4 – 6 tấn/ bể, cỡ cá 550 – 750 gam, hệ số thức ăn 1,9 và
tỷ lệ sống 84%. Nuôi thâm canh trong bè đặt trong sông, hồ chứa. Bè kích thước 4 × 3 ×
2 m thả 2.000 cá (cỡ 0,7 kg), nuôi sau 2 tháng thì giảm số lượng cá trong bè còn 600
con/bè, nuôi tiếp 2 tháng để đạt cỡ1 kg/con và đưa xuất khẩu. Tỷ lệ sống thường đạt
90%, hệ số thức ăn 1,7.
Ngoài các nước trên, nuôi rô phi đỏ còn phát triển ở các nước như Singapore (trong bè
ngoài biển), Myamar (ao nước ngọt) (
/home.asp?p=xem&g=1&m=4&n=1&j=42).
2.4 Tình hình sản xuất giống và nuôi cá rô phi đỏ ở Việt Nam
Có thể áp dụng các phương pháp cho cá đẻ và thu cá bột như sau :
- Phương pháp nuôi cá bố mẹ trong ao và cho đẻ tự nhiên: Cá bố mẹ được nuôi trong ao
và cho ăn thức ăn đầy đủ, với thức ăn hỗn hợp chế biến hoặc thức ăn viên công nghiệp có
hàm lượng đạm từ 25-28%, khẩu phần ăn 1-1,5%/ngày. Sau khi cá đẻ thì chuyển cá bố
mẹ sang ao nuôi vỗ khác để cho đẻ lứa tiếp theo và dùng ao cá đã đẻ làm ao ương cá bột
thành cá giống. Cách này dễ áp dụng cho các gia đình để tạo nguồn cá giống thả bù cho
các lần đánh tỉa cá thịt. Với cách này thì khó có thể sản xuất được số lượng lớn cá giống
để bán (
&n=1&j=42).
- Phương pháp thứ hai : Thả cá bố mẹ vào ao để cá đẻ tự nhiên, nuôi vỗ và chăm sóc cá
như ở phương pháp trên. Sau khi cá đẻ thì ương nuôi cá bột và thu hoạch cá hương, cá
giống đã được ương lớn trong ao. Biện pháp này cũng cho năng suất thấp vì khi ương
nhiều thế hệ trong ao, cá bột sẽ hao hụt nhiều do bị cạnh tranh thức ăn và có tình trạng cá
ăn thịt lẫn nhau ở các cỡ cá (
asp?p=xem&g=1&m=4&n=1&j=42).
- Phương pháp thứ ba: Thả cá bố mẹ vào ao đẻ, nuôi vỗ sau khoảng 2 tuần (ở nhiệt độ
trung bình 300 C và phương pháp chăm sóc như trên), thì cá bố mẹ sẽ bắt đầu đẻ trứng.
Khi cá đẻ xong, dùng vợt vớt hết cá bột chuyển sang ương ở một ao riêng biệt. Lúc này
13
cá bột thường có tập tính bơi quanh bờ ao nên dễ dàng dùng vợt để vớt chúng . Cách thứ
ba này tuy năng suất có thể cao hơn nhưng vẫn không thu được hết cá bột trong lứa đẻ.
(
j=42).
- Phương pháp thứ tư thì chủ động thu trứng hoặc cá bột rô phi đỏ để ương ấp nhân tạo.
Chọn cá bố mẹ có trọng lượng từ 400-500 gam, với tỷ lệ cá đực/ cá cái là 1/1. Cá bố mẹ
có thể nuôi vỗ trong ao đất hoặc bể xi măng hay trong giai với mật độ thả từ 4-5 con/m2.
Cho ăn đầy đủ chất lượng và khẩu phần để cá thành thục và đẻ tốt. Khi cá bố mẹ đã thành
thục và sẵn sàng đẻ trứng thì ta chuyển cá vào giai cho đẻ. Khi cá bố mẹ đã đưa vào giai
cho đẻ thì cứ 3-5 ngày thu trứng một lần, tùy theo nhiệt độ nước. Trứng sau khi thu thì
được phân chia theo giai đoạn phát triển, làm sạch và ấp riêng từng lứa. Sau khi nở, các
lứa tuổi cá bột khác nhau cũng được ương riêng (
.gov.vn/pages/home.asp?p=xem&g=1&m=4&n=1&j=42).
Từ năm 1994 đến nay, Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 1 tiếp nhận nhiều dòng
cá rô phi vằn, rô phi đỏ thuần chủng của Ai Cập, Thái Lan, Đài Loan và đã áp dụng
nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để cho ra được những giống cá có những tính năng
vượt trội. Những việc làm này đã và đang tạo ra bước chuyển mới về nuôi cá rô phi ở
nước ta vươn lên ngang tầm với các nước lân cận trong khu vực Đông Nam Á (Bộ Thuỷ
Sản, 2004).
Từ năm 1997 rô phi đỏ được nhập về để nuôi thương phẩm. Hiện chúng đã phát triển tốt
trong điều kiện khí hậu của nước ta và là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế.
14
CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Bắt đầu từ ngày 01/04/2010 đến ngày 30/06/2010.
- Địa điểm: Trung tâm Quốc gia Giống Thủy sản Nước ngọt Nam Bộ, trực thuộc Viện
Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II, xã An Thái Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Cá rô phi đỏ có nguồn gốc từ Ecuador
3.3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Vật liệu
- Hệ thống bể xi măng dùng cho việc ghép cặp và sinh sản của cá rô phi đỏ, kích thước 3
× 5 × 1m.
- Dụng cụ thu trứng (thau nhựa, xô, vợt).
- Hệ thống bình ấp và khay ấp trứng cá rô phi đỏ, bao gồm: bình ấp, khay ấp, hệ thống bể
composite và hệ thống bơm nước tuần hoàn.
- Ao ương cá con.
- Giai ương cá rô phi bột, kích thước 1,45 × 1,75 × 1,0 m.
- Nhiệt kế, máy đo oxy, máy đo pH
- Cân điện tử 2 số lẻ.
- Một số vật liệu khác cần thiết cho nghiên cứu.
15
3.3.2 Phương pháp
Cho sinh sản tự nhiên cá rô phi đỏ
* Chọn cá bố mẹ ghép cặp sinh sản
Đối với cá đực: chọn những cá thể thành thục tốt, khỏe mạnh, không bị xây sát.
Đối với cá cái: bụng to, mềm, lỗ sinh dục có màu đỏ đặc trưng, khỏe mạnh, không bị xây
sát.
Cá được ghép cặp và sinh sản trong các bể xi măng 15m3 (3 x 5 x 1 m). Mỗi bể được thả
7 cá đực và 15 cá cái, số lượng 6 bể.
* Chăm sóc và quản lý
Thức ăn hỗn hơp dành cho cá có vẩy Aquafeed của công ty Grobest and I-MET
INDUSTRIAL (VN), kích cỡ 60-64 mm, có độ đạm trên 30% và bổ sung thêm vitamin
C, dầu mực. Khẩu phần cho ăn khoảng 2 - 3 %, mỗi ngày cho cá ăn 2 lần vào lúc 8h và
16h.
* Thu trứng
Sau khi ghép cặp 4 ngày tiến hành thu trứng. Việc
thu trứng được tiến hành vào sáng sớm. Cần hai
người kéo lưới để dồn cá về một gốc, thao tác kéo
phải nhẹ nhàng tránh cá bị ộc trứng ra ngoài, làm
va chạm vào thành bể. Người thu trứng phải mang
găng tay bằng vãi và bắt cá thật nhẹ nhàng tránh cá
cử động mạnh, giữ và bóp nhẹ miệng cá xem cá
cái có ngậm trứng hay không. Khi phát hiện cá cái
ngậm trứng thì người kia dùng thau nhựa sạch có
nước để hứng trứng. Sau đó tiến hành súc miệng cá và thu trứng vào thau.
* Ấp trứng
Trước khi ấp, cần loại bỏ cặn bã lẫn lộn trong
trứng, rửa sạch, xác định giai đoạn phát triển của
trứng mà ấp trong dụng cụ thích hợp. Theo dõi
chỉ tiêu môi trường oxy hoà tan, nhiệt độ, pH 2
lần/ngày (8h và 14h).
Hình 3.1 Thu trứng
Hình 3.2 Hệ thống ấp
16
Ương cá rô phi đỏ với các mật độ khác nhau từ bột đến 30 ngày
* Giai ương cá bột: kích thước 1,5 × 2,0 × 1,0 m, kích thước mắt lưới của giai 1,0 mm,
giai được đặt ở một góc ao và cách đáy ao 0,3 m. Nguồn nước dùng trong thí nghiệm
được lấy từ ao lắng.
- Thời gian thí nghiệm là 30 ngày. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 3
nghiệm thức và mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần như sau:
Nghiệm thức 1: 150 con cá bột/m2
Nghiệm thức 2: 200 con cá bột/m2
Nghiệm thức 3: 250 con cá bột/m2
Hình 3.3 Hệ thống giai ương
* Thức ăn để ương cá bột
- Loại thức ăn sử dụng: thức ăn hỗn hợp V2 FEED ( kích cỡ 1,06-1,41 mm, có ẩm độ
11%) + bột cá. Tỷ lệ cho ăn 1:1. Cho cá ăn 8-10% trọng lượng thân, và được phân thành
4 lần/ngày vào lúc 8h, 10h 30, 14h, 16h 30.
Theo dõi các chỉ tiêu môi trường: 2 lần/ngày vào lúc 8h và 16h
+ Nhiệt độ: dùng nhiệt kế để đo
+ Oxy, pH: đo bằng máy
Theo dõi các chỉ tiêu như: tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống.
17
3.4 Ghi nhận các chỉ tiêu
3.4.1 Các chỉ tiêu môi trường
Nhiệt độ (bằng nhiệt kế)
Oxy, pH (đo bằng máy)
3.4.2 Các chỉ tiêu về ương nuôi
+ Tỉ lệ sống (%) = (số cá thể ngày thứ i/số cá thể ban đầu) x 100
Trong đó : i là ngày ương
+ Tăng trưởng trọng lượng
WG (mg) = Wc – Wđ
Trong đó: Wđ là khối lượng ban đầu, Wc là khối lượng cuối
+ Tăng trưởng khối lượng theo ngày
DWG (mg/ngày) = (Wc – Wđ)/t
Trong đó: t-Thời gian thí nghiệm
+ Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR)
SGR (%/ngày) = (lnW2 – lnW1)*100/(t2 – t1)
+ Tăng trưởng chiều dài
LG (mm) = Lc – Lđ
Trong đó: L đ là chiều dài ban đầu, Lc là chiều dài cuối
+ Tăng trưởng chiều dài ngày
DLG (cm/ngày) = (Lc – Lđ)/t
3.5 Xử lý số liệu
Số liệu được phân tích theo giá trị trung bình (Average), độ lệch chuẩn (Standard
deviation) và sự khác biệt các nghiệm thức thông qua phần mềm SPSS 11.5
18
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 Chỉ tiêu môi trường ấp
Yếu tố môi trường ảnh hưởng rất lớn đến các chỉ tiêu kỹ thuật ấp trứng cá. Phôi cá rất
nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ. Hầu hết các loài cá nuôi có xuất sứ phân bố ở
đồng bằng sông Cửu Long và những vùng phân bố có vĩ độ thấp thì nhiệt độ thích hợp
cho phôi phát triển từ 27-31oC. Trong từng giai đoạn phát triển của phôi, tuỳ đặc điểm
phát triển của từng loại trứng mà nhu cầu oxy khác nhau. Hầu hết trường hợp, hàm lượng
oxy hoà tan thấp hơn 2mg/l thì phôi sẽ chết ngạt; phôi phát triển bình thường khi hàm
lượng oxy từ 3mg/l trở lên. Hầu hết phôi của các loài cá đều khong có khả năng phát
triển trong môi trường pH quá cao hoặc quá thấp (pH nhỏ hơn 5 hoặc lớn hơn 9). Qua
Bảng 4.2 cho thấy môi trường thuận lợi cho quá trình ấp trứng.
4.2 Chỉ tiêu môi trường ương
Bảng 4.1 Chỉ tiêu môi trường ao ương
Yếu tố NT1 NT2 NT3
Sáng 30,97±0,08 30,97±0,08 30,97±0,08
To (oC)
Chiều 34,35± 0,1 34,35± 0,1 34,35± 0,1
Sáng 3,58±0,01 3,58±0,01 3,58±0,01
O2 (ppt)
Chiều 5,6±0,02 5,6±0,02 5,6±0,02
Sáng 6,1±0,06 6,1±0,06 6,1±0,06
pH
Chiều 8,53±0,02 8,53±0,02 8,53±0,02
Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng, nó làm biến đổi các yếu tố môi trường
khác như oxy, pH…, ảnh hưởng đến quá trình ương nuôi, nhiệt độ quá cao hay quá thấp
đều ảnh không tốt cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cá, do đó quá trình sinh
trưởng và phát triển của cá sẽ tốt hơn khi nhệt độ của môi trường tương đối ổn định. Qua
Bảng 4.4 cho thấy nhiệt độ trong ao ương dao động từ 30,97±0,08 đến 34,35±0,1, thấp
nhất là 29,50C vào buổi sáng, cao nhất 35,50C vào buổi chiều. Theo Đoàn Khắc Độ
19
(2008), cá vẫn sống bình thường ở khoảng nhiệt độ 18-35oC. Do đó nhiệt độ trên nằm
trong khoảng thích hợp cho quá trình phát triển của cá.
Do đặc trưng cường độ dinh dưỡng cao, tốc độ tăng trưởng nhanh mà cá con đòi hỏi cao
về hàm lượng oxy hoà tan nhất là giai đoạn cá bột (Nguyễn Văn Kiểm và Phạm Minh
Thành, 2009). Theo Trương Quốc Phú (2003) oxy thích hợp cho quá trình phát triển của
cá thường lớn hơn 4 mg/l. Oxy cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng
của cá. Oxy trong nước có sự thay đổi giữa ngày và đêm. Hàm lượng oxy hoà tan trong
ao ương dao động trong khoãng 3,58±0,01mg/l đến 5,6±0,02mg/l, thấp nhất 3,5 mg/l và
cao nhất là 5,9 mg/l vào buổi chiều. Nhìn chung oxy hoà tan trong trong ngày của quá
trình ương có sự biến đổi nhưng nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của cá
ương, điều đó được thể hiện qua Bảng 4.4
pH cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển cá. Nếu
pH quá thấp rất ít các loài sinh vật có thể sống do nước quá trong, nếu pH quá cao sẽ tăng
tính độc của NH3 gây hại cho cá. Theo Trương Quốc Phú (2003) thì pH thích hợp cho sự
phát triển của cá từ 6 – 9. Theo Bảng 4.4 nồng độ pH trong ao ương dao động trong
khoảng 6,1±0,06 đến 8,53±0,02. Thấp nhất là 5,9 vào buổi sáng và cao nhất là 9,0 vào
buổi chiều. pH ở thí nghiệm trên tương đối thuận lợi cho sự phát triển của cá.
Vậy yếu tố môi trường phù hợp cho sự phát triển của cá.
20
4.3 Các chỉ tiêu về ương nuôi
4.3.1 Tăng trưởng về trọng lượng
Bảng 4.2 Tăng trưởng khối lượng của cá rô phi đỏ trong giai ương
Chỉ tiêu so sánh NT1 NT2 NT3
Wđ (mg) 8,03±0,01a 8,01±0,01a 8,02±0,01a
W10 (mg) 271,33±7,81a 225,22±8,94b 211,67±8,57bc
DWG10 (mg/ngày) 26,33 21,72 20,37
SGR (%/ngày) 35,2 33,4 32,7
W20 (mg) 476,22±12,4a 430±15,82ab 301,78±11,4c
DWG20 (mg/ngày) 20,49 20,48 9,01
SGR (%/ngày) 5,6 6,4 3,5
W30 (mg) 1218,3±44,61a 1001,3±46.84b 775,11±48,32c
DWG30 (mg/ngày) 74,21a 57,1b 47,3bc
SGR (%/ngày) 9,4 8,5 9,4
Qua Bảng 4.5 cho thấy sau khi kết thúc thí nghiệm sau 30 ngày thì tốc độ tăng trưởng cao
nhất ở mật độ 150 con/m2 (74,21 mg/ngày) của nghiệm thức 1 và khác biệt có ý nghĩa
thống kê với 2 mật độ còn lại (p<0,05), kế đến là mật độ 200 con/m2 (57,1 mg/ngày) của
nghiệm thức 2 và sau cùng là mật độ 250 con/m2 (47,3 mg/ngày) của nghiệm thức 3.
Sau 10 ngày ương khối lượng trung bình của cá ở nghiệm thức 1 là 271,33±7,81mg
(35,2%/ngày), nghiệm thức 2 là 225,22±8,94mg (33,4%/ngày), nghiệm thức 3 là 211,67±
8,57mg (32,7%/ngày). Sau 20 ngày ương khối lượng trung bình của cá ở nghiệm thức 1
là 476,22±12,4mg (5,6%/ngày), nghiệm thức 2 là 430±15,82mg (6,4%/ngày), nghiệm
thức 3 là 301,78±11,4mg (3,5%/ngày). Sau 30 ngày ương khối lượng trung bình của cá ở
nghiệm thức 1 là 1218,3±48,61mg (9,4%/ngày), nghiệm thức 2 là 1001,3±48,84mg
(8,5%/ngày), nghiệm thức 3 là 775,11±40,32mg (9,4%/ngày). Ở giai đoạn đầu đến 10
ngày ương thì sự chênh lệch về khối lượng của 3 nghiệm thức là không lớn. Tuy nhiên từ
21
giai đoạn 10 ngày trở đi bắt đầu có sự chênh lệch và ngày càng lớn. Qua kết quả thống kê
cho thấy tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá ương ở 3 nghiệm thức khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p<0.05). Cá ương ở nghiệm thức 1có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn cá ở
nghiệm thức 2 và nghiệm thức 3.
4.3.2 Tăng trưởng về chiều dài
Bảng 4.3 Tăng trưởng chiều dài của cá rô phi đỏ trong giai ương
Chỉ tiêu so sánh NT1 NT2 NT3
Lđ (cm) 0,960±0,02 0,958±0,02 0,959±0,02
L10 (cm) 2,36±0,04a 2,27±0,04a 2,29±0,05a
DLG10 (cm/ngày) 0,14 0,13 0,13
L20 (cm) 2,98± 0,03a 2,78±0,04a 2,40±0,05a
DLG20 (cm/ngày) 0,06 0,05 0,01
L30 (cm) 4,19±0,07a 3,96±0,07a 3,63±0,07a
DLG30 (cm/ngày) 0,12 0,11 0,11
Qua Bảng 4.6 cho thấy sau khi kết thúc thí nghiệm sau 30 ngày thì tốc độ tăng trưởng
chiều dài cao nhất ở nghiệm thức 1 là 4,19±0,07cm (0,12 cm/ngày) và khác biệt không có
ý nghĩa thống kê với 2 mật độ còn lại (p>0,05), kế đến là nghiệm thức 2 là 3,96±0,07cm
(0,11 cm/ngày), thấp nhất là nghiệm thức 3 là 3,63±0.07cm (0,11 cm/ngày).
22
4.3.3 Tỷ lệ sống
65
70
75
80
85
90
10 ngày 20 ngày 30 ngày Ngày
Phần trăm(%)
NT1
NT2
NT3
Hình 4.1 Tỷ lệ sống của cá ương qua các đợt
Qua Hình 4.9 tỷ lệ sống trung bình ương từ cá bột đến 30 ngày cao nhất là nghiệm thức
1(82,2%) và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với 2 nghiệm thức còn lại (p<0,05), kế đến
là nghiệm thức 2 (77,5%), thấp nhất là nghiệm thức 3 (73,4%). Tỷ lệ sống của cá bị ảnh
hưởng bởi nhiều yếu tố, ở 10 ngày ương đầu tỷ lệ sống của cá tương đối cao do cá còn
nhỏ nên ít cạnh tranh về thức ăn, không gian sống nên hiện tượng ăn nhau thấp, dần về
sau sự cạnh tranh càng tăng lên dẫn đến tỷ lệ sống đều giảm dần qua 3 mật độ ương.
23
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Kết luận
Cá rô phi đỏ ương ở mật độ 150 con/m2 có tốc độ tăng trưởng (mg/ngày) và tỉ lệ sống
(%) cao nhất kế đến là cá ương ở mật độ 200 con/m2, và thấp nhất là mật 250 con/m2 .
Đề xuất
Tiếp tục thử nghiệm ương cá rô phi đỏ với nhiều mật độ khác nhau.
24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, 2000. Sinh học và kỹ thuật nuôi một số loài cá
nước ngọt. Sở khoa học công nghệ và môi trường An Giang.
2. Bộ thuỷ sản, 2005. Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số đối tượng
thuỷ sản nước ngọt. Nhà xuất bản nông nghiệp.
3. Dương Trí Dũng, Nguyễn Thanh Phương, 1994. Tài liệu tập huấn: Kỹ thuật nuôi thủy
sản nước ngọt.
4. Dương Nhựt Long, 2004. Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt. Khoa Thuỷ Sản, Trường
Đại Học Cần Thơ.
5. Đoàn Khắc Độ, 2008. Nuôi cá rô phi đạt chất lượng cao. Nhà xuất bản Đà Nẵng.
6. Đoàn Khắc Độ, 2008. Kỹ thuật nuôi cá rô phi . Nhà xuất bản Đà Nẵng.
7. Lê Thanh Hùng, 2008. Thức ăn và dinh dưỡng thuỷ sản. Trường Đại Học Nông Lâm
TP.HCM. Nhà xuất bản nông nghiệp.
8. Lê Văn Cát, Đổ Thi Hồng Nhung, Ngô Ngọc Cát, 2006. Nước nuôi thuỷ sản-Chất
lượng và giải pháp cải thiện chất lượng. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
9. Lê Xuân Sinh, 2004. Giáo trình kinh tế thủy sản. Khoa Thủy Sản-Trường đại Học Cần
Thơ.
10. Một số đặc điểm sinh học cá rô phi.
&id=1633. Truy cập ngày 16/07/2010.
11. Một số đặc điểm sinh học cá rô phi.
/faq/index.php?action=article&cat_id=003001&id=1031. Truy cập ngày 17/07/ 2010.
12. Nguyễn Văn Kiểm, 2004. Kỹ thuật sản xuất cá giống. Khoa thuỷ sản, Trường Đại
Học Cần Thơ.
13. Nuôi cá rô phi đỏ-tin tức sự kiện.
/home.asp?p=xem&g=1&m=4&n=1&j=42. Truy cập ngày 20/02/2010.
14. Nuôi cá rô phi đỏ.
t.aspx. Truy cập ngày 20/03/2010.
15. Phạm Anh Tuấn, 1996. Báo cáo tổng kết dự án: Xây dựng mô hình nuôi cá rô phi
thương phẩm hướng tới xuất khẩu. Viện Nghiên Cứu Nuôi trồng thủy sản I.
16. Phạm Anh Tuấn, 2006. Phát triển cá rô phi ở Việt Nam. Viện nghiên cứu Nuôi trồng
thủy sản I.
17. Trần Văn Huỳnh, 1980. Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi tôm He, cá rô phi đầm
nước lợ. nhà xuất bản nông nghiệp.
18. Trịnh Quốc Trọng, 2009. Thành lập quần thể ban đầu cá rô phi đỏ cho chọn giống.
Truy cập ngày 21/03/2010.
25
19. Tiềm năng và trở ngại cho phát triển cá rô phi ở nước ta .
kithuat/ca/carophi/tech_carophi/dacdiemsinhlysinhhoc.htm. Truy cập ngày 28/02/2010.
20. Phạm Minh Thành-Nguyễn Văn Kiểm, 2009. Cơ sở khoa học và kỹ thuật sản xuất cá
giống. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.
21. Trương Quốc Phú, 2003. Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi cá nước ngọt. Nhà
xuất bản Nông Nghiệp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lvleminhtuan_6689.pdf