Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU . 3
2.1 TỔNG QUAN VỀ KHAI THÁC NGUỒN LỢI THUỶ SẢN THẾ GIỚI 3
2.2 TỔNG QUAN VỀ KHAI THÁC NGUỒN LỢI THUỶ SẢN VIỆT NAM . 5
2.3 TỔNG QUAN VỀ KHAI THÁC THUỶ SẢN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 7
2.4 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN TRONG ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 10
2.4.1 Điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu 10
2.4.2 Dân số và việc làm của vùng nghiên cứu . 11
2.4.3 Giao thông của vùng nghiên cứu . 12
2.4.4 Thu nhập và mức sống của vùng nghiên cứu . 13
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU . 15
3.2. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU . 15
3.2.1 Thông tin thứ cấp . 15
3.2.2 Thông tin sơ cấp . 15
3.2.3 Danh mục các biến chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu . 15
3.2.4 Số mẫu và cách thu mẫu . 16
3.3 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU . 18
3.4 PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN TRONG NGHIÊN CỨU . 18
3.4.1 Khái niệm về sinh kế và khung sinh kế 18
3.4.2 Sinh kế bền vững 18
3.5 TIẾN TRÌNH TRONG NGHIÊN CỨU 21
Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 22
4.1 HIỆN TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC NGUỒN LỢI THUỶ
SẢN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG . 22
4.1.1 Số mẫu thực tế khảo sát được trong vùng nghiên cứu . 22
4.1.2 Ngư trường/địa bàn khai thác . 22
4.1.3 Mùa vụ khai thác thủy sản . 23
4.1.4 Phân phối sản phẩm thủy sản khai thác được 24
4.2 VAI TRÒ CỦA KHAI THÁC THUỶ SẢN ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CỦA
NÔNG HỘ SỐNG TRONG VÙNG LŨ THUỘC CÁC TỈNH CỦA ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG . 26
4.2.1 Khai thác thủy sản là nguồn thu nhập quan trọng đối với đời sống của nông hộ trong vùng lũ . 26
4.2.2 Khai thác thủy sản giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong vùng nghiên cứu . 29
4.2.3 Khai thác thủy sản cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng . 30
4.2.4 Phân tích tương quan đa biến của các yếu tố có ảnh hưởng tới thu nhập của nông hộ khai thác thuỷ sản 32
4.3 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN LỰC TRONG KHUNG
SINH KẾ CỦA NÔNG HỘ KHAI THÁC NGUỒN LỢI THUỶ SẢN 33
4.3.1 Hiện trạng về nguồn lực tự nhiên có liên quan tới khai thác thủy sản trong vùng lũ . 33
4.3.2 Hiện trạng về nguồn lực con người có liên quan tới khai thác thủy sản trong vùng lũ 39
4.3.3 Hiện trạng về nguồn lực xã hội có liên quan tới khai thác thủy sản trong vùng lũ 41
4.3.4 Hiện trạng về nguồn lực tài chính có liên quan tới khai thác thủy sản trong vùng lũ . 42
4.3.5 Hiện trạng về nguồn lực cơ sở vật chất có liên quan tới khai thác thủy sản trong vùng lũ 46
4.4 KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CÁC NGUỒN LỰC CỦA NÔNG HỘ KHI
NGUỒN TÀI NGUYÊN THUỶ SẢN TỰ NHIÊN GIẢM QUA CÁC NĂM . 49
4.4.1 Khó khăn của nông hộ khai thác thủy sản tại địa bàn nghiên cứu . 49
4.4.2 Chiến lược sinh kế của hộ khai thác thủy sản dựa vào các nguồn lực
của nông hộ . 50
4.4.3 Chiến lược sinh kế dựa vào các hoạt động sản xuất và nguồn thu nhập của nông hộ 53
4.4.4 Đánh giá việc sử dụng sản phẩm thuỷ sản khai thác giá trị thấp để nuôi trồng thuỷ sản đối với nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên . 53
4.5. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHỤC VỤ SINH KẾ VÀ PHÁT
TRIỂN CỘNG ĐỒNG TRONG KHU VỰC CHỊU ẢNH HƯỞNG CỦA LŨ
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 56
4.5.1 Đối với nông hộ khai thác thủy sản 56
4.5.2 Đối với cơ quan quản lý ngành và quản lý nguồn lợi thủy sản 57
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT . 59
5.1 KẾT LUẬN . 59
5.2 ĐỀ XUẤT 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 62
PHỤ LỤC 66
Phụ lục 1 Các loài thủy sản khai thác được trong địa bàn nghiên cứu . 66
Phụ lục 2 Các loài thủy sản tự nhiên ít được bắt gặp trong khai thác của
địa bàn nghiên cứu 68
Phụ lục 3 Phụ lục 3: phân tích bảng chéo giữa phân theo nhóm kinh nghiệm
và phân theo nhóm thu nhập . 69
Phụ lục 4 Phân tích bảng chéo giữa phân theo nhóm học vấn và phân theo
nhóm thu nhập . 70
Phụ lục 5 Mô hình tương quan đa biến của hộ khai thác thủy sản . 71
Phụ lục 6 Tác động của việc sử dụng sản phẩm thuỷ sản giá trị thấp đối với
hộ khai thác thuỷ sản ở vùng lũ đồng bằng sông Cửu Long . 72
Phụ lục 7 Phiếu điều tra . 75
91 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4503 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vai trò của khai thác thủy sản đối với sinh kế của nông hộ vùng lũ khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p thấp thì có số hộ thấp hơn (13,9%), còn vùng giữa và cuối nguồn
thì số hộ thu nhập thấp chiếm đa số (47,2%) và thu nhập cao thì chiếm tỷ lệ thấp (19,4%).
Sự khác biệt giữa trình độ học vấn có ý nghĩa thống kê giữa vùng đầu nguồn và vùng
giữa và cuối nguồn (phụ lục 4).
4.3.5 Hiện trạng về nguồn lực cơ sở vật chất có liên quan tới khai thác thủy sản
trong vùng lũ
Khai thác thuỷ sản đã được biết đến từ rất lâu, nhưng mục đích khai thác để ăn và phục
vụ để cải thiện bửa ăn hàng ngày trong gia đình. Nhưng trong những năm gần đây, do
nhu cầu thực phẩm tăng cao trong đó có nhu cầu về sản phẩm thuỷ sản, nên việc khai
thác thuỷ sản để bán nhằm cải thiện kinh tế hộ, có một số hộ nghèo không có đất sản xuất
thì khai thác là nguồn thu nhập chính của hộ. Chính vì vậy, ngư cụ khai thác ngày càng
được cải tiến và đa dạng hơn rất nhiều so với các loại ngư cụ truyền thống trước kia.
Tài sản phục vụ cho khai thác của những hộ khai thác chính là ngư cụ khai thác và
phương tiện đi lại phục vụ cho khai thác. Thông thường mỗi hộ có từ 1 đến 3 loại ngư cụ
khai thác tùy vào điều kiện cụ thể của mỗi hộ. Ngư cụ được xem là tài sản rất quan trọng
và quí giá của hộ khai thác thủy sản. Kết quả khảo sát cho thấy, có 12 loại ngư cụ được
người dân sử dụng để khai thác nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên tại địa bàn nghiên cứu. Trong
đó, giăng lưới là một loại ngư cụ tìm thấy với tần suất xuất hiện cao nhất (51,2%), kế đến
là lưới kéo (28,3%). Bởi vì lưới giăng là loại ngư cụ truyền thống, rẻ tiền và được người
dân sử dụng để khai thác từ rất lâu, cho đến nay loại ngư cụ này cũng được cải tiến đi rất
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
47
nhiều (như lưới thả và lưới ba màng) nhằm đánh bắt được nhiều loài và nhiều sản lượng
hơn. Xuất phát từ thực tế là nguồn lợi thuỷ sản có xu hướng giảm đi rất nhanh nên người
khai thác cũng không ngừng cải tiến tính năng của những loại ngư cụ đánh bắt. Đối với
lưới kéo là loại ngư cụ được cải tiến với tên gọi của dân địa phương là lưới gùn, loại ngư
cụ này có đặc điểm là là đánh bắt được rất nhiều cá. Đây là loại ngư cụ tốn nhiều lao
động để khai thác (3-4 người) và tốn nhiều tiền để mua sắm. Thông thường chiều dài của
loại lưới này là dài trên 100m và cao khoảng 3-4 mét. Vì đây là loại ngư cụ đắc tiền nên
người khai thác sử dụng loại ngư cụ này đòi hỏi phải đánh bắt được nhiều sản lượng nếu
không thì sẽ bị lỗ vốn. Do đó ngư cụ lưới kéo thích hợp cho vùng đầu nguồn có mức
nước ngập lũ sâu, ngư trường khai thác rộng và có trữ lượng thuỷ sản tự nhiên nhiều.
Theo Tạ Quang Ngọc (2006), lưới kéo được làm bằng lưới cước là loại ngư cụ cấm khai
thác bởi vì vi phạm vào qui định kích cỡ mắc lưới (không nhỏ hơn 20 mm). Hộ khai thác
sử dụng ngư cụ lưới kéo làm bằng lưới cước sẽ ảnh hưởng rất lớn tới nguồn lợi thuỷ sản
tự nhiên. Ngư cụ được sử dụng khá phổ biến trong khu vực vùng lũ nữa là đặt dớn
(12,7%). Đây là loại ngư cụ mới được người dân cải tiến và sử dụng trong những năm
gần đây. Đặc điểm của loại ngư cụ này là đặt cố định và sẽ bắt tất cả các loài thuỷ sản di
chuyển ngang. Đây cũng là loại ngư cụ được đưa vào danh mục ngư cụ cấm sử dụng khai
thác bởi vì mang tính tận diệt (Tạ Quang Ngọc 2006).
Bảng 4.18 Ngư cụ khai thác tại địa bàn nghiên cứu phân theo vùng sinh thái (thống kê
nhiều chọn lựa)
Ngư cụ khai thác
Đầu nguồn Giữa và cuối nguồn Toàn vùng
Số hộ % Số hộ % Số hộ %
Giăng lưới 34 40,0 51 63,0 85 51,2
Lưới kéo 32 37,7 15 18,5 47 28,3
Đặt dớn 12 14,1 9 11,1 21 12,7
Chài 8 9,4 5 6,2 13 7,8
Giăng câu 7 8,2 6 7,4 13 7,8
Kéo côn 9 11,1 9 5,4
Ghe cào 4 4,7 4 2,4
Lờ/Lợp 1 1,2 5 6,2 6 3,6
Đẩy ốc bưu vàng 3 3,5 1 1,2 4 2,4
Kéo vó 1 1,2 1 1,2 2 1,2
Xiệc điện 3 3,7 3 1,8
Đáy 1 1,2 1 0,6
Nguồn: Khảo sát thực tế, 2009
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
48
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của nhà nước đến việc bảo vệ nguồn lợi
thủy sản nên một số loại ngư cụ khai thác mang tính hủy diệt hay tận diệt đã bị cấm khai
thác (xiệc điện, cào điện) nên số hộ sử ghe cào (cào điện) và xiệc điện xuất hiện với tỷ lệ
thấp. Trong địa bàn khảo sát thì ghe cào được tìm thấy với tần suất xuất hiện là 2,1%, còn
xiệc điện là 1,8%. Ngoài ra cũng còn một số ngư cụ khác được sử dụng để khai thác thuỷ
sản tự nhiên trong khu vực nhưng chiếm tỷ lệ thấp như: Kéo côn, lờ/lợp, chất chà, kéo vó,
đẩy hay kéo ốc bưu vàng và đáy. Do đó cần tuyên truyền thông tin về bảo vệ nguồn lợi
thuỷ sản (BVNLTS) cho người dân trong vùng để nâng cao ý thức BVNLTS và thực hiện
tốt các loại ngư cụ cấm sử dụng.
Nhà ở của hộ khai thác thủy sản đa số là nhà ở bán kiên cố. Điều này cho thấy, đời sống
của những hộ trong vùng nông thôn cũng được cải thiện đáng kể so với những năm trước.
Quá trình đô thị hóa thì việc phát triển giao thông đường bộ cũng là điều kiện thuận cho
phát triển kinh tế xã hội trong vùng. Đối với hoạt động khai thác thì giao thông đường bộ
cũng giúp vận chuyển sản phẩm khai thác từ nhà đến chợ để bán sản phẩm. Ngoài ra,
giao thông đường bộ còn giúp những hộ khai thác dễ bán sản phẩm hơn so với lúc chưa
có giao thông đường bộ phát triển. Trường hợp cụ thể là đường giao thông vừa được đưa
vào hoạt động (năm 2009) ở Vĩnh Thạnh từ Thị Trấn Vĩnh Thạnh đến Cờ Đỏ cũng giúp
cho hộ khai thác dễ bán sản phẩm hơn so với lúc chưa có con đường này. Bởi vì những
hộ khai thác có nhà ở dọc theo tuyến đường thì có thể để sản phẩm tại nhà dọc theo tuyến
đường để bán sản phẩm cho người đi đường qua lại rất thuận tiện. Bán được sản phẩm tại
nhà không tốn chi phí vận chuyển là điều kiện rất tiện lợi, nhưng đây chỉ phục vụ số ít hộ
trong lợi ích của giao thông đường bộ nên nguồn lực này không quan trọng lắm đối với
sinh kế của hộ khai thác thủy sản trong vùng.
Giao thông đường thuỷ là đường đi chủ yếu của dân nông thôn trong địa bàn nghiên cứu,
đặc biệt là những hộ khai thác thủy sản tự nhiên. Đường thủy còn là con đường đi đến
ngư trường khai thác và cũng là ngư trường khai thác rất quan trọng của một số ngư cụ
của hộ khai thác thủy sản. Ngoài ra, giao thông đường thủy còn mang về nguồn lợi thủy
sản từ thượng nguồn về đến các tỉnh cuối nguồn của dòng sông Mekong nên đây là nguồn
lực quan trọng của hộ khai thác thủy sản. Theo thông tin từ Vietfish (2009), kể từ khi
Trung Quốc xây dựng con đập đầu tiên thì nhiều loài sinh vật có nguy cơ bị tuyệt chủng,
đi lại bằng đường thuỷ sẽ gặp nhiều khó khăn và nguồn lợi thủy sản của sông Mêkong bị
giảm đi 50%, do đó có một số nước phản đối việc xây dựng thuỷ điện của Trung Quốc
dọc theo sông Mêkong.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
49
4.4 KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CÁC NGUỒN LỰC CỦA NÔNG HỘ KHI
NGUỒN TÀI NGUYÊN THUỶ SẢN TỰ NHIÊN GIẢM QUA CÁC NĂM
4.4.1 Khó khăn của nông hộ khai thác thủy sản tại địa bàn nghiên cứu
Trong các hoạt động canh tác để phục vụ sinh kế của nông hộ thì vai trò của khai thác
thủy sản cũng quan trọng đối với sinh kế của nông hộ trong vùng ngập lũ. Tuy nhiên,
trong quá trình hoạt động sản xuất thì các hộ dân tham gia khai thác thuỷ sản cũng gặp rất
nhiều khó khăn có liên quan trực tiếp tới sinh kế của họ. Khó khăn lớn nhất của hộ khai
thác thủy sản là thời tiết không thuận lợi (38,1%), kế đến là khó khăn về thiếu vốn đầu tư
để mua ngư cụ khai thác hoặc mua phương tiện đi lại để khai thác thủy sản (33,0%). Một
trong những khó khăn quan trọng nữa và có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh kế của hộ khai
thác thủy sản là nguồn lợi thủy sản tự nhiên ngày càng bị cạn kệt (29,9%). Các khó khăn
đối với nguồn lực tự nhiên trong khung sinh kế gồm: Thời tiết không thuận lợi, nguồn lợi
tự nhiên bị cạn kiệt, nguồn nước bị ô nhiễm từ sản xuất lúa, thời gian ngập lũ ngắn và đê
bao khép kín. Trong các khó khăn này thì khó khăn về thới tiết không thuận lợi là khó
khăn lớn nhất (38,1%), kế đến là khó khăn về nguồn lợi tự nhiên bị cạn kiệt (29,9%),
nguồn nước bị ô nhiễm từ sản xuất lúa (8,3%), thời gian ngập lũ ngắn (1,0%) và đê bao
khép kín (1,0%) là những khó khăn được hộ khai thác thuỷ sản tự nhiên nhận định là khó
khăn chiếm tỷ lệ thấp cũng gây ảnh hưởng tới sinh kế của họ trong vùng n hiên cứu.
Khó khăn đối với nguồn lực xã hội gồm: Bị trộm sản phẩm hoặc ngư cụ khai thác, mâu
thuẫn giữa các loại ngư cụ khai thác, người khai thác ngày càng nhiều nên gây khó khăn
về ngư trường khai thác, chính sách qui định các loại ngư cụ cấm khai thác và sử dụng
ngư cụ cấm khai thác nên bị công an xã bắt (xiệc điện, cào điện) và tịch thu ngư cụ.
Trong đó, khó khăn nhất là tình hình an ninh trong cộng đồng không tốt do bị trộm ngư
cụ khai thác hoặc bị trộm sản phẩm (10,3%), kế đến là mâu thuẫn giữa các loại ngư cụ
khai thác (6,2%) và khó khăn ít nhất là khó khăn về sử dụng ngư cụ cấm khai thác nên bị
bắt (xiệc điện) chiếm tỷ lệ nhỏ (2,1%).
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2009), khó khăn lớn nhất của người dân
khai thác vào mùa lũ tại Đồng Tháp là bị cào bay (một loại ngư cụ đánh bắt huỷ diệt
nguồn lợi thuỷ sản) khai thác trên ruộng cuốn đi hết các loại ngư cụ như: câu, lưới, lờ lợp
của người dân đang đánh bắt gây thiệt hại cho nhiều người.
Khó khăn đối với nguồn lực tài chính gồm: Thiếu vốn đầu tư sản xuất, chi phí khai thác
cao nên bị lỗ vốn , khai thác cá có giá trị thấp nên bán giá rẻ. Trong các khó khăn này thì
khó khăn về thiếu vốn đầu tư chiếm tỷ lệ cao nhất (33,0%), kế đến là khó khăn về chi phí
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
50
khai thác cao nên bị lỗ vốn (8,3%) và thấp nhất là khó khăn về khai thác được cá có giá
trị thấp nên bán giá rẻ (5,2%).
Bảng 4.19 Khó khăn của hộ khai thác thủy sản phân theo vùng sinh thái
Khó khăn
Đầu nguồn Giữa và cuối nguồn Toàn vùng
Số hộ % Số hộ % Số hộ %
Thời tiết không thuận lợi 24 40,7 13 34,2 37 38,1
Thiếu vốn đầu tư 26 44,1 6 15,8 32 33,0
Nguồn lợi thủy sản tự nhiên bị cạn kiệt 16 27,1 13 34,2 29 29,9
Bị trộm ngư cụ khai thác hoặc trộm cá 6 10,2 4 10,5 10 10,3
Chi phí khai thác cao nên bị lỗ vốn 1 1,7 7 18,4 8 8,3
Nguồn nước bị ô nhiễm từ sản xuất lúa 4 6,8 4 10,5 8 8,3
Qui định các ngư cụ cấm khai thác 2 3,4 4 10,5 6 6,2
Mâu thuẫn giữa các ngư cụ khai thác 3 5,1 3 7,9 6 6,2
Người khai thác ngày càng nhiều 4 6,8 2 5,3 6 6,2
Cá giá trị thấp nên bán rẻ 4 6,8 1 2,6 5 5,2
Khai thác bằng ngư cụ cấm nên bị bắt 2 3,4 2 2,1
Thời gian ngập lũ ngắn 1 2,6 1 1,0
Đê bao khép kín 1 1,7 1 1,0
Nguồn: Khảo sát thực tế, 2009
Khó khăn đối với nguồn lực cơ sở vật chất thì có hai khó khăn: đê bao khép kín làm ngăn
chặn sự di cư của các loài thủy sản và làm hạn chế không gian khai thác (1,0%) và làm
cho thời gian khai thác ngắn hơn so với ngập lũ bình thường (1,0%).
4.4.2 Chiến lược sinh kế của hộ khai thác thủy sản dựa vào các nguồn lực của
nông hộ
Dựa vào nguồn lực của nông hộ khai thác thủy sản tự nhiên và nhu cầu sinh kế của nông
hộ thì họ sẽ làm gì khi sản lượng của nguồn lợi tự nhiên giảm theo thời gian. Từ đó phân
tích chiến lược sinh kế của nhóm hộ khi nguồn lợi thủy sản tự nhiên giảm. Do khai thác
thủy sản chỉ phụ thuộc vào một số yếu nhất định trong từng nguồn lực của khung sinh kế
nên nghiên cứu này chỉ tập trung phân tích một số yếu tố có liên quan trong các nguồn
lực của nông hộ khai thác thủy sản để đưa ra chiến lược sinh kế của hộ và được trình bày
cụ thể qua bảng 4.20.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
51
Bảng 4.20 Trình bày kết quả hiện trạng sử dụng nguồn lực sinh kế và các giải pháp như là
chiến lược sinh kế khi nguồn lợi thủy sản tự nhiên giảm đi
Nguồn lực,
yếu tố
Hiện trạng Giải pháp chiến
lược sinh kế Kết quả sinh kế
Hiện trạng Sử dụng
1. Nguồn lực tự nhiên
Thời tiết Thời tiết bất
thường, mưa bão
nhiều.
Xảy ra thường
xuyên
Cải tiến ngư cụ phù
hợp với điều kiện
thời tiết.
Đảm bảo khai thác
được khi thời tiết
xấu.
Nguồn nước Nguồn nước bị ô
nhiễm do lũ thấp và
SX nông nghiệp
Tùy thuộc vào mức
nước lũ hàng năm.
Cải tạo hệ thống
thủy lợi và kế hoạch
xả lũ hợp lý.
Nguồn lợi thủy sản
được cải thiện
thông qua đó cải
thiện được sinh kế.
Nguồn lợi
thủy sản
Nguồn lợi thủy sản
đang có xu hướng
giảm và một số loài
cá bị mất đi.
Khai thác nguồn lợi
thủy sản quá mức.
Quản lý tốt NLTS
và quản lý ngư cụ,
cải tiến ngư cụ khai
thác và đa dạng
nguồn thu nhập.
Sinh kế được cải
thiện và bền vững.
2. Nguồn lực con người
Nhân khẩu Trung bình 5-6
người.
Nguồn lao động dồi
dào.
Phát huy và phân
công lao động phù
hợp theo tuổi và
giới.
Tăng cường trách
nhiệm và tăng thu
nhập cho gia đình.
Lao động
KTTS
Có 3-4 lao động
chính và lao động
nhàn rỗi vào mùa lũ
Nguồn lao động
nhàn rỗi vào mùa
lũ.
Phân công lao động
từng thành viên,
đồng thời đa dạng
hóa sinh kế thông
qua học nghề.
Tạo ra sức lao động
hợp lý, tăng thu
nhập.
Giới Mỗi hộ có khoảng
2-3 lao động nam,
1-2 lao động nữ
trong gia đình.
Công việc phù hợp
với Nam nhưng Nữ
cũng tham gia trực
hoặc gián tiếp.
Tiếp tục phân công
giới trong gia đình
cho phù hợp với sức
lao động.
Tạo sự bình đẳng
giới và thu nhập
tăng lên.
Trình độ học
vấn
Trình độ học vấn ở
mức thấp, chủ yếu
cấp I (46,34%).
Chưa chăm lo cho
việc học hành tới
nơi tới chốn.
Nâng cao trình độ
học vấn, đầu tư cho
thế hệ sau đi học tới
nơi tới chốn.
Thế hệ sau có nghề
nghiệp ổn định và
thu nhập ồn định,
giảm áp lực trong
khai thác thủy sản.
Kinh nghiệm
KTTS
Có nhiều kinh
nghiệm trong
KTTS (12-13 năm).
Chưa có ý thức
trong bảo vệ NLTS.
Nâng cao vai trò
tuyên truyền về bảo
vệ NLTS.
Tăng cường sự hiểu
biết và nhận thức rõ
hơn về vai trò của
NLTS nhằm phục
vụ sinh kế bền
vững.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
52
Nguồn lực,
yếu tố
Hiện trạng Giải pháp chiến
lược sinh kế Kết quả sinh kế
Hiện trạng Sử dụng
3. Nguồn lực xã hội
Mâu thuẫn
trong khai
thác
Mâu thuẫn giữa các
ngư cụ và ngư
trường khai thác.
Có, nhưng xảy ra
thỉnh thoảng.
Mở rộng ngư trường
khai thác và tăng
cường hợp tác trong
sản xuất.
Mâu thuẫn sẽ được
hạn chế.
Cơ cấu quyền
lực
Chính quyền địa
phương, ấp xã.
Công an địa
phương bắt phạt
những ngư cụ cắm
KT.
Tiếp tục duy trì vai
trò quyền lực và
nâng cao vai trò
tuyên truyền.
Nguồn lợi thuỷ sản
được cải thiện về
sản lượng và thành
phần loài.
Tổ chức xã
hội
Chưa có tổ chức xã
hội nào.
Chưa có tổ chức xã
hội nào.
Thành lập tổ chức
xã hội quản lý và
giúp đỡ hộ khai thác
khi cần.
Dễ dàng tiếp cận
thông tin và các
dịch vụ khác.
4. Nguồn lực tài chính
Khả năng
tiếp cận
nguồn vốn
Không có khả năng
tiếp cận vay vốn do
không có tài sản
lớn để thế chấp.
Vay nóng hoặc vay
mượn người thân.
Hỗ trợ vay vốn
thông qua các tổ
chức xã hội hoặc
các đoàn thể để mua
ngư cụ khai thác.
Cải thiện sản xuất,
đảm bảo được sinh
kế cho hộ KTTS.
Khả năng
tiếp cận thị
trường
Có thương lái thu
mua và người
NTTS tại địa
phương.
Sản lượng khai thác
được bán tại địa
phương cho tiêu
dùng và cho NTTS
Tiếp tục duy trì thị
trường tại địa
phương.
Dễ dàng bán sản
phẩm hơn.
5. Nguồn lực cơ sở vật chất
Cơ sở hạ tầng Giao thông đường
bộ và đường thủy
phát triển khá tốt.
Đi lại, vận
chuyển và tiêu
thụ sản phẩm dễ
dàng.
Tiếp tục phát triển,
nâng cấp hệ thống giao
thông đường bộ và
đường thủy.
Đi lại đến ngư
trường khai thác và
vận chuyển sản
phẩm đến nơi tiêu
thụ dễ dàng.
Phương tiện
sản xuất
Ngư cụ khai thác
đa dạng (12 loại).
Ngư cụ khai thác
chưa đáp ứng nhu
cầu do thiếu vốn.
Ngư cụ khai
thác cũ và
phương tiện đi
lại còn thiếu.
Hỗ trợ phương tiện đi
lại và ngư cụ khai thác
thông qua tín dụng vốn.
Tăng hiệu quả sản
xuất và đáp ứng
nhu cầu sản xuất
cho hộ nghèo
chuyên KTTS.
Qua kết quả phân tích chiến lược sinh kế của nông hộ khai thác thuỷ sản trong địa bàn
nghiên cứu cho thấy nguồn lực con người là quan trọng nhất để quyết định chiến lược
sinh kế cho nông hộ khai thác thuỷ sản. Vì vậy, cần có chính sách đào tạo nghề tạo việc
làm và quản lý tốt việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản hợp lý nhằm phục vụ sinh kế bền
vững cho nông hộ trên cơ sở phát triển cộng đồng.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
53
4.4.3 Chiến lược sinh kế dựa vào các hoạt động sản xuất và nguồn thu nhập của
nông hộ
Chiến lược sinh kế của nhóm hộ khai thác được đo lường theo thang điểm 10, có nghĩa là
nguồn thu nhập nào quan trọng và thu thường xuyên thì nông hộ cho là quan trọng nhất
đối với họ. Qua số liệu cho thấy, sản xuất lúa là chọn lựa sinh kế quan trọng nhất đối với
họ (9,6 điểm), kế đến là NTTS là chọn lựa sinh kế thứ hai sau cây lúa (9,2 điểm) tiếp theo
làm thuê là lựa chọn sinh kế thứ ba (8,9 điểm) và khai thác thủy sản là chọn lựa sinh kế
thứ tư trong nhóm sinh kế của hộ (8,3 điểm).
Bảng 4.21 Sắp hạng chọn lựa ưu tiên trong hoạt động sản xuất của nông hộ (tính theo
thang điểm từ 1-10 điểm)
Hoạt động Đầu nguồn Giữa & cuối nguồn Toàn vùng
Làm lúa 9,6 9,6 9,6
Nuôi thuỷ sản 9,2 9,2 9,2
Làm thuê 8,9 8,9 8,9
Khai thác thuỷ sản 8,6 8,0 8,3
Mua bán thuỷ sản 8,0 8,0
Chăn nuôi 7,2 9,0 7,5
Cây ăn trái 6,0 6,0 6,0
Nguồn: Khảo sát thực tế, 2009
Ngoài ra còn các hoạt động canh tác khác cũng được nông hộ chọn lựa nhưng với số
điểm rất thấp như vườn cây ăn trái (6,0 điểm), bởi vì trồng cây ăn trái không phải là lợi
thế của vùng lũ nên ít được chọn lựa. Qua kết quả chọn lựa hoạt động canh tác để phục
sinh kế từ các nguồn thu nhập cho thấy khai thác thủy sản tự nhiên có vai trò rất quan
trọng đối với nguồn thu nhập phục vụ cho sinh kế của nông hộ trong vùng nghiên cứu.
4.4.4 Đánh giá việc sử dụng sản phẩm thuỷ sản khai thác giá trị thấp để nuôi trồng
thuỷ sản
Kết quả khảo sát (Bảng 4.12) cho thấy tỷ lệ sản lượng khai thác được có sản lượng thuỷ
sản có giá trị thấp chiếm tỷ lệ khá cao (77,8%). Do đó việc sử dụng sản lượng sản phẩm
giá trị thấp trong khai thác để phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản (nuôi cá lóc mùa lũ) thì sẽ
ảnh hưởng như thế nào đối với sản xuất, nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên và thu nhập của hộ
khai thác thuỷ sản.
Khi sử dụng sản phẩm thuỷ sản giá trị thấp để nuôi trồng thuỷ sản sẽ tác động rất lớn đối
với nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên. Việc sử dụng sản phẩm giá trị thấp có tác động rất xấu
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
54
tới nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên (15,9%) và tác động xấu tới nguồn lợi tự nhiên (49,7%)
chiếm tỷ lệ rất cao.
Bảng 4.22 Đánh giá tác động của việc sử dụng thuỷ sản giá trị thấp đối với nguồn lợi thuỷ
sản tự nhiên và nuôi trồng thuỷ sản trong vùng nghiên cứu
Lĩnh vực và cấp độ
tác động
Đầu nguồn Giữa và cuối nguồn Toàn vùng
Số hộ % Số hộ % Số hộ %
Nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên
Rất xấu 16 20,0 9 11,7 25 15,9
Xấu 42 52,5 36 46,8 78 49,7
Trung bình 22 27,5 28 36,4 50 31,9
Nuôi trồng thuỷ sản
Xấu 10 12,5 7 9,5 17 11,0
Trung bình 20 25,0 26 35,1 46 29,9
Tốt 41 51,3 36 48,7 77 50,0
Rất tốt 9 11,3 5 6,8 14 9,1
Nguồn: Khảo sát thực tế, 2009
Có nghĩa phong trào NTTS vào mùa lũ (nuôi cá lóc mùa lũ) có sử dụng thuỷ sản có giá trị
thấp gây áp lực rất lớn tới khai thác cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản từ tự nhiên. Ngược lại,
việc sử dụng sản phẩm thuỷ sản giá trị thấp có tác động tốt đối với hoạt động NTTS
(50,0%). Do vậy để phục vụ hài hoà nhóm đối tượng khai thác thuỷ sản và phục vụ cho
ngành NTTS mùa lũ thì cần phải xem xét và tính toán hợp lý từ các cơ quan quản lý
ngành từ đó có định hướng phát triển đối tượng nuôi trồng thuỷ sản bền vững.
Việc sử dụng sản phẩm thuỷ sản có giá trị thấp có tác động tới thực phẩm cho người
nghèo thì được hộ khai thác thuỷ sản đánh giá là mức tác động trung bình (43,4%). Có
nghĩa là mức độ cạnh tranh thực phẩm cho tiêu dùng của người nghèo đối với việc sử
dụng sản phẩm thuỷ sản giá trị thấp để NTTS thì chưa có tác động lớn. Tuy nhiên, có một
số hộ nhận định là có sự tác động xấu tới mức độ cạnh tranh sản phẩm sử dụng cho người
nghèo với sử dụng sản phẩm thuỷ sản giá trị thấp để NTTS với tỷ lệ đáng quan tâm
(34,8%). Bởi vì nếu không sử dụng sản phẩm thuỷ sản giá trị thấp để NTTS thì người
nghèo có thể mua được sản phẩm này với giá thấp để làm thực phẩm.
Theo thông từ thảo luận nhóm nông dân thì những người sử dụng sản phẩm giá trị thấp
để NTTS thường mua với số lượng lớn và có thể thu gom tất cả số lượng vào những ngày
họ cần để làm thức ăn cho NTTS. Ngược lại thì đa số người nghèo là những người đi
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
55
khai thác, nên họ không cần mua sản phẩm thuỷ sản giá trị thấp để làm thực phẩm nên
không có mức cạnh tranh thực phẩm cho lợi ích giữa hai nhóm đối tượng này.
Bảng 4.23 Đánh giá tác động của việc sử dụng thuỷ sản giá trị thấp đối với người nghèo
trong vùng nghiên cứu
Cấp độ tác động
Đầu nguồn Giữa và cuối nguồn Toàn vùng
Số hộ % Số hộ % Số hộ %
Rất xấu 1 1,3 7 9,6 8 5,3
Xấu 24 30,4 29 39,7 53 34,9
Trung bình 37 46,8 29 39,7 66 43,4
Tốt 11 13,9 7 9,6 18 11,8
Rất tốt 6 7,6 1 1,4 7 4,6
Nguồn: Khảo sát thực tế, 2009
Kết quả nghiên cứu này cho thấy, sử dụng sản phẩm thuỷ sản giá trị thấp có tác động tốt
đối với tạo việc làm (43,8%). Bởi vì sản phẩm khai thác có giá trị thấp chủ yếu bán để
phục vụ cho NTTS, riêng đối với một số loài thuỷ sản thì toàn bộ chỉ bán cho người
NTTS (ốc bưu vàng). Điều này cho thấy khai thác thuỷ sản có vai trò rất quan trọng để
tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi của khu vực nông thôn vào mùa lũ. Bên cạnh đó, việc
sử dụng sản phẩm thuỷ sản giá trị thấp từ khai thác thuỷ sản để NTTS còn góp phần tăng
thu nhập từ khai thác thuỷ sản ở mức độ tốt (46,8%) và rất tốt (5,8%). Vì vậy sản phẩm
thuỷ sản giá trị thấp được sử dụng phục vụ cho NTTS còn có vai trò quan trọng góp phần
tăng thu nhập cho nông hộ khai thác thuỷ sản vào mùa lũ.
Bảng 4.24 Đánh giá tác động của việc sử dụng thuỷ sản giá trị thấp đối với việc làm và thu
nhập trong vùng nghiên cứu
Lĩnh vực và cấp độ
tác động
Đầu nguồn Giữa và cuối nguồn Toàn vùng
Số hộ % Số hộ % Số hộ %
Đối với việc làm cho khai thác thuỷ sản
Trung bình 29 37,2 34 45,3 63 41,2
Tốt 35 44,9 32 42,7 67 43,8
Rất tốt 5 6,4 4 5,3 9 5,9
Đối với thu nhập cho khai thác thuỷ sản
Trung bình 24 30,4 32 42,8 56 36,4
Tốt 39 49,4 33 44,0 72 46,8
Rất tốt 4 5,1 5 6,7 9 5,8
Nguồn: Khảo sát thực tế, 2009
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
56
Theo Dạ Thảo (2009), tại các huyện đầu nguồn vùng ngập lũ của tỉnh An Giang có rất
nhiều hộ dân tham gia khai thác thuỷ sản vào mùa nước nổi đem lại thu nhập khá cao
(100-300 ngàn đồng/ngày), đối tượng khai thác vào thời điểm hiện tại chủ yếu là cá linh.
Do vậy nghề khai thác thuỷ sản mùa lũ là nghề đem lại thu nhập cao trong mùa lũ góp
phần thực hiện phương châm sống chung với lũ.
4.5 Đề XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHỤC VỤ SINH KẾ VÀ PHÁT TRIỂN
CỘNG ĐỒNG TRONG KHU VỰC CHỊU ẢNH HƯỞNG CỦA LŨ Ở ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG
4.5.1 Đối với nông hộ khai thác thủy sản
Giải pháp được đề xuất cho nông hộ khai thác thuỷ sản là dựa vào ý kiến đề xuất của
những nông hộ được phỏng vấn, kết hợp với đề xuất của cộng đồng khi thực hiện thảo
luận nhóm và từ đề xuất từ các chuyên gia. Kết quả thống kê từ các đề xuất của những hộ
trực tiếp khai thác có trả lời phỏng vấn thì mong muốn của họ là cần được vay vốn để sản
xuất hoặc mua ngư cụ khai thác là chiếm tỷ lệ cao nhất (21,7%). Đề xuất chiếm tỷ lệ thứ
hai từ hộ khai thác là cần thực hiện tốt các qui định về ngư cụ cấm (21,7%) để hạn chế
gây ảnh hưởng tới sinh kế của hộ khai thác bằng các loại ngư cụ khác. Theo thảo luận
nhóm nông dân thì các loại ngư cụ cấm khai thác gây thiệt hại rất lớn tới nguồn lợi thủy
sản tự nhiên vì mang tính hủy diệt hoặc tận diệt.
Bảng 4.25 Đề xuất giải pháp cho hộ khai thác thủy sản trong vùng nghên cứu
Đề xuất giải pháp
Đầu nguồn Giữa và cuối nguồn Toàn vùng
Số hộ % Số hộ % Số hộ %
Cần được vay vốn sản xuất 32 86,5 8 34,8 40 66,7
Cần thực hiện tốt qui định về ngư
cụ cấm 6 16,2 7 30,4 13 21,7
Cần hỗ trợ đào tạo nghề để tìm
việc làm 4 10,8 4 17,4 8 13,3
Cần có định khu vực khai thác 3 8,1 3 13,0 6 10,0
Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu
gây hại cho TS 4 17,4 4 6,7
Mở thêm cửa của đê bao cho
đồng ngập 2 5,4 2 8,7 4 6,7
cấm bắt cá con vào đầu mùa lũ 3 8,1 3 5,0
Cấm sử dụng hóa chất khai thác 1 4,4 1 1,7
Nguồn: khảo sát thực tế, 2009
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
57
Trong xu thế nguồn lợi thủy sản ngày càng giảm dần nên người dân cũng mong muốn
được hỗ trợ đào tạo nghề để tìm việc làm (13,3%) nhằm góp phần hạn chế gây áp lực cho
nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Theo kết quả từ thảo luận nhóm và các chuyên gia tại địa
phương thì đa số những hộ khai thác vào mùa lũ là những hô khai thác không chuyên
nghiệp nên là tận dụng lao động nhàn rỗi để khai thác, từ đó cần hỗ trợ đào tạo nghề nông
thôn để đa dạng nguồn sinh kế của dân nông thôn là rất cần thiết.
Ngoài ra, người dân còn mong muốn được mở rộng thêm đê bao khép kín đối với vùng
đầu nguồn và mở cống thời gian dài hơn ở khu vực giữa và cuối nguồn (6,7%) để cho
người dân có thời gian khai thác dài hơn và khai thác được nhiều sản lượng hơn. Theo
các chuyên gia thì nên nghiên cứu lịch mở cửa đê bao xả lũ và thống nhất chung của các
địa phương là xả lũ xen kẻ giữa các khu đê bao, nếu đóng đê bao đồng loạt thì sẽ ảnh
hưởng rất lớn tới sinh kế của người khai thác và nếu mở đồng loạt thì sẽ gây áp lực rất
lớn tới nguồn lợi thuỷ sản do nhiều người khai thác.
4.5.2 Đối với cơ quan quản lý ngành và quản lý nguồn lợi thủy sản
Môi trường là điều cơ bản gắn liền với nguồn lợi thủy sản, vì vậy để nâng cao hiệu quả
quản lý nguồn lợi thuỷ sản thì việc quản lý môi trường phải được thực hiện song song
cùng với quản lý nguồn lợi thủy sản. Do đó việc quan trắc môi trường nhằm dự báo và
phát hiện kịp thời những biến động của môi trường để có giải pháp khắc phục những ảnh
hưởng bất lợi lên hệ sinh thái và nguồn lợi thủy sản là cần thiết.
Thường xuyên kiểm tra việc sản xuất kinh doanh các loại thuốc trừ sâu, hóa chất trong
sản xuất nông nghiệp và NTTS để phát hiện kịp thời và có giải pháp ngăn chặn tác hại
của các loại thuốc và hóa chất gây ảnh hưởng tới môi trường và nguồn lợi thủy sản tự
nhiên.
Quản lý chặt chẽ các loại ngư cụ khai thác, thực hiện tốt chủ trương và tăng cường kiểm
tra giám sát hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản tại địa phương để đảm bảo nguồn lợi
thủy sản tự nhiên sinh sản theo mùa vụ. Bên cạnh đó cần nghiên cứu đầy đủ danh mục
các loài thủy sản nội địa nước ngọt để giới hạn khai thác và cấm khai thác (theo mùa vụ
hoặc vĩnh viễn) nhằm bảo tồn nguồn gen, đa dạng sinh học trong tự nhiên. Tiếp tục đầu
tư kết cấu hạ tầng giao thông thủy lợi để phục vụ tốt nhu cầu đi lại và sự di cư của nguồn
lợi thủy sản tự nhiên từ thượng nguồn sông Mêkông.
Đối với công tác quản lý ngành cần quan tâm tới đời sống của cộng đồng sống chuyên
bằng nghề khai thác để đề xuất những chính sách thiết thực nhằm phục vụ sinh kế của họ.
Bên cạnh đó, cần thành lập các tổ chức xã hội hỗ trợ khai thác thuỷ sản để cho cộng đồng
người khai thác có thể tiếp cận được nguồn tài chính thông qua các tổ chức xã hội này,
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
58
đồng thời đẩy mạnh việc tuyên truyền để nâng cao ý thức về việc bảo vệ nguồn lợi thủy
sản nhằm phục vụ sinh kế của họ thông qua quản lý nguồn lợi thủy sản tự nhiên trên cơ
sở cộng đồng.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
59
Chương 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1 KẾT LUẬN
- Có ba ngư trường khai thác thủy sản thự nhiên và ngư trường đồng ruộng là nơi khai
thác quan trọng nhất đối với người dân sống trong vùng lũ (79,8%).
- Thời gian khai thác thường bắt đầu vào tháng 8 dương lịch và kết thúc vào tháng 11
dương lịch.
- Sản lượng sản phẩm sau khi khai thác được thì nông hộ khai thác sẽ phân phối tùy theo
giá trị của sản phẩm. Đối với sản phẩm khai thác là sản phẩm có giá trị cao thì tự mang ra
chợ bán là chiếm tỷ lệ cao nhất (21,1%). Đối với sản phẩm có giá trị thấp thì làm thức ăn
cho NTTS là chiếm tỷ lệ cao nhất (30,4%).
- Vai trò khai thác thủy sản rất quan trọng đối với thu nhập của hộ có khai thác thủy sản
và có vị trí thứ hai (24,5%) sau cây lúa (37,0%). Trong đó, vùng đầu nguồn thì mức đóng
góp cho thu nhập rất quan trọng (30,5%) đứng vị trí thứ hai sau cây lúa (37,0%), còn
vùng giữa và cuối nguồn vị trí khai thác thủy sản (16,5%) đứng vị trí thứ 3 sau trồng lúa
(41,4%) và từ chăn nuôi hộ gia đình (21,0%).
- Khai thác thủy sản giúp tạo việc làm cho vùng nông thôn đồng thời tạo việc làm cho
vùng lân cận như sản xuất kinh doanh ngư cụ, lao động mua bán thủy sản và lao động
phục vụ nuôi trồng thủy sản góp phần phát triển kinh tế cho địa phương.
- Khai thác thủy sản, đặc biệt là khai thác thủy sản vùng lũ có vai trò cung cấp thực phẩm
quan trọng cho người tiêu dùng. Trung bình có 93,5 – 93,7% số hộ khảo sát thích mua
sản phẩm thủy sản khai thác từ tự nhiên và trung bình có 94,1-97,0% số hộ khảo sát thích
chọn mua sản phẩm thủy sản sống trong nước ngọt.
- Tổng số có 26 loài cá được người dân khai thác trong vùng nghiên cứu, loài cá rô là loài
được khai thác phổ biến nhất (82,5%), kế đến là loài cá linh (65,7%). Tổng cộng có 21
loài thủy sản ít được bắt gặp khi khai thác ngoài tự nhiên. Trong đó, cá thát lát
(Notopterus notopterus) và cá rô biển (Pristolepis fasciatus) là hai loài được người khai
thác nhận định là loài ít đựơc bắt gặp có tỷ lệ cao nhất (34,7%).
- Sản lượng khai thác trung bình hàng năm của người dân là 2,6 tấn/năm. Trong đó, vùng
đầu nguồn (3,5 tấn/năm) cao hơn nhiều so với vùng giữa và cuối nguồn (1,6 tấn/năm).
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
60
Trong tổng sản lượng khai thác được thì sản lượng có giá trị cao chiếm tỷ lệ (22,4%) thấp
hơn nhiều so với sản lượng thủy sản có giá trị thấp (77,8%).
- Trung bình có khoảng 5 nhân khẩu trong mỗi hộ gia đình và có khoảng 2 – 3 người là
lực lượng lao động chính của hộ.
- Tổng chi phí cho khai thác thủy sản trung bình là 2,8 triệu đồng/năm. Trong đó, vùng
đầu nguồn có tổng chi phí khai thác (4,1 triệu đồng/năm) cao hơn nhiều so với vùng giữa
và cuối nguồn (1,3 triệu đồng/năm).
- Thu nhập từ hoạt động khai thác thủy sản của nông hộ trung bình là 16,3 triệu
đồng/năm. Trong đó, thu nhập của vùng đầu nguồn (22,3 triệu đồng/năm) cao hơn nhiều
so với vùng giữa và cuối nguồn (10,1 triệu đồng/năm).
- Lợi nhuận hàng năm từ hoạt động khai thác trung bình là 13,6 triệu đồng/năm.Trong đó,
lợi nhuận của vùng đầu nguồn (18,2 triệu đồng/năm) cao hơn gấp đôi so với vùng giữa và
cuối nguồn (8,7 triệu đồng/năm).
- Tổng cộng có 12 loại ngư cụ được người dân sử dụng để khai thác nguồn lợi thủy sản tự
nhiên. Trong đó, lưới giăng là loại ngư cụ phổ biến nhất (51,2%), ngoài ra người dân
cũng còn sử dụng các ngư cụ cấm để khai thác thủy sản tự nhiên như xiệc điện (1,8%).
- Hiện trạng các nguồn lực trong khung sinh kế của nông hộ khai thác thủy sản thì nguồn
lực con người rất quan trọng và tận dụng lao động nhàn rỗi vào mùa lũ để tham gia khai
thác thủy sản tự nhiên.
- Mối tương quan đa biến giữa các biến độc lập tới thu nhập của hộ khai thác thủy sản
gồm các biến tương quan có ý nghĩa thống kê là: Thời gian khai thác trong năm, ngư cụ
lưới kéo, chi phí mua ngư cụ khai thác và tỷ trọng của thu nhập từ khai thác thuỷ sản
trong tổng thu nhập của hộ. Nguồn lực tài chính và nguồn lực tự nhiên có mối tương quan
với thu nhập của hộ khai thác thủy sản trong địa bàn nghiên cứu.
- Chiến lược sinh kế được nông hộ ưu tiên với mức quan trọng nhất theo thu nhập là
trồng lúa (9,6 điểm), còn khai thác thủy sản thì được nông hộ chọn lựa ở mức quan trọng
thứ 4 sau làm lúa và NTTS (8,3 điểm).
- Các khó khăn như thời tiết không thuận lợi (38,1%), thiếu vốn đầu tư (33,0%) và nguồn
lợi thuỷ sản tự nhiên bị cạn kiệt (29,9%) là ba khó khăn lớn nhất của hộ khai thác thuỷ
sản.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
61
5.2 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Qua kết quả phân tích trong nghiên cứu này có các đề xuất như sau:
- Đối với hộ khai thác thủy sản
+ Cần nâng cao ý thức về việc thực hiện qui định sử dụng về ngư cụ cấm khai thác
của cơ quan quản lý ngành và của chính phủ cũng như qui định kích thước mắc
lưới và mùa vụ khai thác.
+ Nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên nhằm phục vụ sinh kế bền
vững của cộng đồng trong khu vực.
- Đối với cơ quan quản lý ngành
+ Cần ứng dụng chiến lược sinh kế vào quản lý nguồn lợi trên cơ sở cộng đồng
nhằm phục vụ sinh kế hiệu quả cho nông hộ khai thác thủy sản vào mùa lũ.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền hơn nữa, quản lý và xử lý các loại ngư cụ cấm
khai thác nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản để phục vụ sinh kế của cộng đồng khai
thác và các làng nghề và dịch vụ có liên quan tới khai thác.
+ Cần nghiên cứu đầy đủ về danh mục loài cá nội đồng và có chiến lược quản lý
thành phần loài trên cơ sở đa dạng sinh học.
+ Thống kê đầy đủ những ngư cụ đang khai thác trên địa phương để có chính sách
đào tạo nghề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn cũng như hỗ trợ vốn cho
các hoạt động sản xuất để tăng cường bảo vệ nguồn lợi bền vững cũng như chuyển
dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp nông thôn.
+ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và cho sinh sản nhân tạo một số loài cá bản địa
nhằm bảo tồn nguồn gen của những giống loài này.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bảo Huy và ctv (2005). Lâm nghiệp, giảm nghèo và sinh kế nông thôn ở Việt Nam. Báo
cáo tham vấn hiện trường khu vực Tây Nguyên. 66 trang.
Bộ Thuỷ Sản (2005). Vietnam Fisheries and Aquaculture Sector study, 2005. Ministry of
Fisheries and The World Bank. Final report. February 16, 2005.
Bộ Thuỷ Sản (2006). Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện chương trình phát triển nuôi
trồng thuỷ sản giai đoạn 2000 – 2005 và biện pháp thực hiện đến 2010.
Bộ Thủy Sản (2007). Báo cáo tổng quan tình hình thủy sản thế giới. Thông tin cập nhật
trên website của Trung tâm tin học, Bộ Thủy Sản (nay là Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn).
Cập nhật ngày 23/1/2007.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2009). Đồng Tháp, khai thác bữa bãi làm cạn
kiệt dần nguồn thủy sản tự nhiên. Thông tin cập nhật tại
1&LinksFrom= Ngày xem 22/09/2009.
Bounthong Bouahom, Linkham Douangsavanh and Jonathan Rigg (2004). Building
sustainable livelihoods in Laos: untangling far non-farm, progress from distress.
Elsevier Ltd. All rights reserved, 2004.. Geoforum 35 (2004), page 607–619.
Dạ Thảo (2009). Nông dân vào vụ khai thác thủy sản mùa nước nổi. Thông tin cập nhật
tại: Ngày cập nhật
24/08/2009.
Đăng Quang (2007). Đồng bằng sông Cửu Long: Để phát triển bền vững kinh tế mùa lũ.
Tạp chí thương mại, số 37/2007. Trang 25-26.
Đỗ Thị Nâng và Nguyễn Văn Ga (2008). Nghiên cứu sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi
đất nông nghiệp tại Thôn Thọ Đa Xã Kim Nỗ Huyện Đông Anh Hà Nội. Tạp chí
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Số 5/2008. Trang 10-15.
FAO (2006). The state of world fisheries and aquaculture. FAO Fisheries and
Aquaculture Department , 2006. Food And Agriculture Organization Of The
United Nations Rome, 2007. 162 Page.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
63
FAO (2008). The state of world fisheries and aquaculture. FAO Fisheries and
Aquaculture Department , 2008. Food And Agriculture Organization Of The
United Nations Rome, 2009. 176 Page.
Hồ Văn (2007). An Giang mùa lũ này. Thông tin được cập nhật trên website.
Cập nhật ngày
19/08/2009.
Cinner J.E., T.R. McClanahan, WamukotaA (2009). Differences in livelihoods,
socioeconomic characteristics, and knowledge about the sea between fishers and
non-fishers living near and far from marine parks on the Kenyan coast. Marine
Policy. Published by Elsevier Ltd, 2009.
Khung sinh kế DFID (2001).
Cập nhật ngày 02/09/2007.
Koos Neefjes (2003). Môi trường và sinh kế. Các chiến lược phát triển bền vững. Nhà
xuất bản chính trị Quốc gia. 334 trang.
Le Xuan Sinh & Cao Thang Binh (1996). Major socio-economic issues in the
management of managrove ecosystems in Ngoc Hien District, Ca Mau Province.
Proceeding of the i ternational workshop “Community participation in
mangrove ecosystem management, ECOTON V” held in Hochiminh City,
Octorber, 1996.
Lê Xuân Sinh (2005). Quản lý và phát tiển nguồn lợi thủy sản ở vùng ngập lũ của Đồng
Bằng Sông Cửu Long trong tình hình mới. Kỷ yếu Hội thảo “Môi trường và
Nguồn lợi thủy sản”, tổ chức 14-15/1/2005 tại Tp, Hải Phòng. Nhà xuất bản
Nông Nghiệp. Trang 397- 415.
Lê Xuân Sinh, Đỗ Minh Chung, Huỳnh Văn Hiền, Đặng Thị Phượng và Võ Thành Toàn
(2007a). Tác động kinh tế - xã hội của tổn thất cá trong vùng tiểu dự án thủy lợi
Ô Môn-Xà No. Kỷ yếu Hội thảo “Sự hài hoà giữa việc giảm nghèo và môi
trường”. Đại học Kinh tế Quốc dân, 2/6/2007. Trang 59-65.
Lê Xuân Sinh, Đỗ Minh Chung, Huỳnh Văn Hiền, Đặng Thị Phượng và Võ Thành Toàn
(2007b). Tác động của hệ thống kiểm soát lũ đối với nguồn lợi thuỷ sản và cộng
đồng vùng ngập lũ trung bình của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Kỷ yếu Hội
thảo khoa học: Phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long sau khi Việt
Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Kỷ yếu hội nghị Khoa học –
ĐH Cần Thơ, ngày 20 tháng 10 năm 2007. Trang 243-250.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
64
Mai Đình Yên (2005). Đa dạng sinh học nước ngọt Việt Nam: Hiện trạng, định hướng
bảo tồn và phát triển. Kỷ yếu hội thảo toàn quốc: Bảo vệ môi trường và nguồn
lợi thủy sản. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Trang 278-281.
Mai Thanh Cúc (2006). Nghiên cứu sinh kế của các cộng đồng nghèo vùng ven biển Việt
Nam. Tạp chí khoa học kỹ thuật Nông nghiệp. Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.
Tập 4, số 6. Trang 117-123.
Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và Bộ phát triển quốc tế Anh (DFID) (2006). Sổ tay
đánh giá nghèo đói và thị trường có sự tham gia. 206 trang.
Nguyễn Nguyễn Du, Claire Smarllwood, Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Xuân Trinh và
Nguyễn Trọng Tín (2006). Bộ sưu tập ngư cụ nội địa vùng ĐBSCL. Nhà xuất
bản Lao động. 352 trang.
Nguyễn Quang (2007). Phát triển kinh tế mùa lũ ở ĐBSCL: Làm gì để đạt hiệu quả bền
vững. Cập nhật
ngày 20/09/2007.
Nguyễn Thị Phương Nga (2007). Phân tích hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình lúa –
cá ở khu vực tiểu dự án thủy lợi Ô Môn – Xà No. Luận văn tốt nghiệp cao học
chuyên ngành Thuỷ sản. Khoa Thuỷ Sản - Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Thị Vân Anh (2006). Sinh kế và tiếp cận nguồn lực đất đai của phụ nữ tại hai xã
nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ. Tạp chí xã hội học, số 3/2006.
Trang 87-94.
Nguyễn Văn Chiêm (2005). Thuật thi pháp luật nghề cá trên biển và ven biển. Kỷ yếu hội
thảo toàn quốc: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản. Nhà xuất bản Nông
Nghiệp. Trang 662 - 671.
Nguyễn Văn Trọng và Trần Thanh Xuân (2007). Hiện trạng nguồn lợi và nghề khai thác
thủy sản nước ngọt ở ĐBSCL – Hướng quản lý và sử dụng bền vững. Tạp chí
thủy sản số 2 năm 2007, Bộ Thủy Sản.
Nguyễn Việt Thắng (2007). Chỉ thị 02/2007-CT-BTS ngày16/05/2007 của Bộ trưởng Bộ
Thủy sản về việc tăng cường quản lý nghề cá nội địa.
Niên giám thống kê Việt Nam (2008). Số liệu thống kê năm 2007. Nhà xuất bản thống kê
Hà Nội.
Sở Thủy sản An Giang (2007). Điều chỉnh quy hoạch thủy sản đến năm 2010.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
65
Tạ Quang Ngọc (2006). Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ
Thuỷ sản. Hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ số 59/2005/NĐ-CP
ngày 04 tháng 5 năm 2005.
Thành Đặng (2008). Lũ ở đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí nông nghiệp nông thôn
Vĩnh Long. Số 10/2008.
Tổng cụ thống kê (2009). Báo cáo kết quả sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở
01/04/2009.
Thủ tướng chính phủ số 01/1998/CT – TTG ngày 02 tháng 01 năm 1998 “Về việc
nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản”.
Trung Hiệp (2009). Cá linh trước nguy cơ cạn kiệt ở đồng bằng sông Cửu Long. Thông
tin được cập nhật trên website của báo Cần Thơ.
Cập nhật
ngày 19/08/2009.
Vietfish (2009). Thế giới kêu gọi hủy kế hoạch xây nhà máy thủy điện dọc sông Mekong.
Thông tin cập nhật trên trang website:
(Cập nhật ngày
23/06/2009).
Vũ Đình Đáp và Trần Văn Vinh (2007). Hiện trạng khai thác và suy giảm nguồn lợi ở
Đầm Trà Ổ, Huyện Phù Mỹ, Tỉnh Bình Định. Tạp chí thuỷ sản số 05/2007.
Trang 30-32.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
66
PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Các loài thủy sản khai thác được trong địa bàn nghiên cứu
Loài cá Đvt Đầu nguồn Giữa và cuối nguồn Toàn vùng
Cá rô đồng (Anabas
testudineus)
N 61 76 137
% 71,76 93,83 82,53
Cá linh (Labiobarbus. sp) N 68 41 109
% 80,00 50,62 65,66
Cá sặc (Trichogaster. sp) N 37 62 99
% 43,53 76,54 59,64
Cá lòng tong (Rasbora. Spp N 14 14 28
% 16,47 17,28 16,87
Cá mè vinh (Barbodes
gonionotus)
N 9 17 26
% 10,59 20,99 15,66
Cá chốt (Mystus vittatus) N 16 9 25
% 18,82 11,11 15,06
Cá lóc (Channa striata) N 6 18 24
% 7,06 22,22 14,46
Cá dảnh (Puntioplites
proctozysron)
N 14 3 17
% 16,47 3,70 10,24
Tép (Macrobrachium.sp) N 7 7 14
% 8,24 8,64 8,43
Cá trê (Clarias. sp) N 6 7 13
% 7,06 8,64 7,83
Lươn (Monopterus albus) N 1 1
% 1,23 0,60
Cá bống (Oxyeleotris. sp) N 3 3
% 3,53 1,81
Ốc bưu vàng (Pomacea
caniculata)
N 5 3 8
% 5,88 3,70 4,82
Cá tra (Pangasius
hypophthalmus)
N 1 1
% 1,18 0,60
Cá rô phi (Oreochromis sp) N 3 3
% 3,70 1,81
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
67
Cua đồng
(Somanniathelphusa
germaini)
N 3 2 5
% 3,53 2,47 3,01
Cá rầm (Puntius brevis) N 8 8
% 9,41 4,82
Cá chép (Cyprinus carpio) N 1 1
% 1,23 0,60
Ca chạch (Macrognathus
aculeatus)
N 7 3 10
% 8,24 3,70 6,02
Cá ét mọi (Morulius
chrysophekadion)
N 1 1 2
% 1,18 1,23 1,20
Cá lăng (Mystus nemurus) N 6 6
% 7,06 3,61
Cá ngát (Plotosus canius) N 1 1
% 1,18 0,60
Cá cơm (Stolephorus
commersonii)
N 5 5
% 5,88 3,01
Cá thiểu (Paralaubuca
riveroi)
N 1 1
% 1,18 0,60
Cá mè lúi (Osteochilus
hasseltii)
N 1 1 2
% 1,18 1,23 1,20
Cá kết (Ceratoglanis
pachynema)
N 1 1
% 1,18 0,60
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
68
Phụ lục 2: Các loài thủy sản tự nhiên ít được bắt gặp trong khai thác của địa bàn
nghiên cứu
Loài cá Đvt Đầu nguồn Giữa và cuối nguồn Toàn vùng
Cá Thát lát (Notopterus
notopterus)
N 4 13 17
% 20,00 44,83 34,69
Cá rô biển (Pristolepis
fasciatus)
N 3 14 17
% 15,00 48,28 34,69
Cá trê vàng (Clarias
macrocephalus)
N 1 5 6
% 5,00 17,24 12,24
Cá hô (Catlocarpio
siamensis)
N 4 1 5
% 20,00 3,45 10,20
Cá bống (Oxyeleotris. sp) N 3 2,00 5
% 15,00 6,90 10,20
Cá rầm (Puntius brevis) N 3 1 4
% 15,00 3,45 8,16
Cá lăng (Mystus
nemurus)
N 1,00 1,00 2,00
% 5,00 3,45 4,08
Cá sặc rằn (Trichogaster
pectoralis)
N 1 1
% 5,00 2,04
Cá dảnh (Puntioplites
proctozysron )
N 1 1
% 5,00 2,04
Cá he (Barbonymus sp) N 1 2,00 3
% 5,00 6,90 6,12
Cá ngựa (Hampala
macrolepidota
Valenciennes)
N 2 2
% 6,90 4,08
Cá mè hôi (Osteochilus
melanopleurus)
N 1 1
% 3,45 2,04
Cá kết (Ceratoglanis
pachynema)
N 2 2
% 10,00 4,08
Cá phèn (Polynemus
aquilonaris)
N 1 1
% 3,45 2,04
Cá trèn bầu (Ompok
bimaculatus)
N 3 3
% 10,34 6,12
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
69
Cá chim trắng
(Piaractus brachypomus)
N 1 1
% 5 2,04
Cá chài (Leptobarbus
hoevenii)
N 1 1
% 3,45 2,04
Cá heo (Botia sp) N 2 2
% 10,00 4,08
Cá leo (Belodontichthys
truncatus)
N 1 1
% 5,00 2,04
Cá chạch lấu
(Mastacembelus armatus)
N 1 1
% 3,45 2,04
Tôm càng xanh
(Macrobrachium
rosenbergii)
N 3 3
% 10,34 6,12
Phụ lục 3: phân tích bảng chéo giữa phân theo nhóm kinh nghiệm và phân theo
nhóm thu nhập
Kinh nghiệm Phân vùng ĐVT Thu nhập thấp
Thu nhập
TB
Thu nhập
cao Tổng
<10 năm
Đầu nguồn
N 8 16 22 46
% Phân vùng 17.39 34.78 47.83 100
% Thu nhập 28.57 55.17 88.00 56.10
% Tổng cộng 9.76 19.51 26.83 56.10
Giữa & cuối
nguồn
N 20 13 3 36
% Phân vùng 55.56 36.11 8.33 100
% Thu nhập 71.43 44.83 12.00 43.90
% Tổng cộng 24.39 15.85 3.66 43.90
Tổng cộng
N 28 29 25 82
% Phân vùng 34.15 35.37 30.49 100
% Thu nhập 100 100 100 100
% Tổng cộng 34.15 35.37 30.49 100
>=10 năm
Đầu nguồn
N 4 13 22 39
% Phân vùng 10.26 33.33 56.41 100
% Thu nhập 19.05 48.15 70.97 49.37
% Tổng cộng 5.06 16.46 27.85 49.37
Giữa & cuối
nguồn
N 17 14 9 40
% Phân vùng 42.5 35 22.5 100
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
70
% Thu nhập 80.95 51.85 29.03 50.63
% Tổng cộng 21.52 17.72 11.39 50.63
Tổng cộng
N 21 27 31 79
% Phân vùng 26.58 34.18 39.24 100
% Thu nhập 100 100 100 100
% Tổng cộng 26.58 34.18 39.24 100
Kinh nghiệm Value df Sig
Kinh nghiệm <10 năm
Pearson Chi-Square 18.96 2 0.000
Likelihood Ratio 20.71 2 0.000
Linear-by-Linear Association 18.65 1 0.000
N of Valid Cases 82.00
Kinh nghiệm trên 10 năm
Pearson Chi-Square 13.53 2 0.001
Likelihood Ratio 14.31 2 0.001
Linear-by-Linear Association 13.29 1 0.000
N of Valid Cases 79.00
Phụ lục 4: Phân tích bảng chéo giữa phân theo nhóm học vấn và phân theo nhóm
thu nhập
Học vấn Phân vùng ĐVT Thu nhập thấp
Thu nhập
TB
Thu nhập
cao Tổng
Học vấn dưới cấp
I
Đầu nguồn
N 7 15 27 49
% Phân vùng 14.29 30.61 55.10 100
% Thu nhập 25.00 46.88 84.38 53.26
% Tổng cộng 7.61 16.30 29.35 53.26
Giữa & cuối
nguồn
N 21 17 5 43
% Phân vùng 48.84 39.53 11.63 100
% Thu nhập 75.00 53.13 15.63 46.74
% Tổng cộng 22.83 18.48 5.43 46.74
Tổng cộng
N 28 32 32 92
% Phân vùng 30.43 34.78 34.78 100
% Thu nhập 100 100 100 100
% Tổng cộng 30.43 34.78 34.78 100
Học vấn trên cấp I Đầu nguồn N
5 14 17 36
% Phân vùng 13.89 38.89 47.22 100
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
71
% Thu nhập 22.73 53.85 70.83 50.00
% Tổng cộng 6.94 19.44 23.61 50.00
Giữa & cuối
nguồn
N 17 12 7 36
% Phân vùng 47.22 33.33 19.44 100
% Thu nhập 77.27 46.15 29.17 50.00
% Tổng cộng 23.61 16.67 9.72 50.00
Tổng cộng
N 22 26 24 72
% Phân vùng 30.56 36.11 33.33 100
% Thu nhập 100 100 100 100
% Tổng cộng 30.56 36.11 33.33 100
Học vấn Value df Sig
Học vấn dưới cấp I
Pearson Chi-Square 21.95 2 0.0000
Likelihood Ratio 23.68 2 0.0000
Linear-by-Linear Association 21.21 1 0.0000
N of Valid Cases 92.00
Học vấn trên cấp I
Pearson Chi-Square 10.87 2 0.0044
Likelihood Ratio 11.37 2 0.0034
Linear-by-Linear Association 10.39 1 0.0013
N of Valid Cases 72.00
Phụ lục 5: Mô hình tương quan đa biến của hộ khai thác thủy sản
Các biến ảnh hưởng
Unstandardized
Coefficient t_value Sig 95%
B Std. Error
(Constant) 3918,11 5341,3 0,7 0,46 -6631,4 14467,6
Số nhân khẩu (người) 194,88 768,8 0,3 0,80 -1323,7 1713,4
Thời gian khai thác (tháng/năm) 1150,62 485,8 2,4 0,02 191,1 2110,2
Dummy (0= Lưới kéo, 1= Khác) -9280,73 3020,7 -3,1 0,00 -15247,0 -3314,5
Chi phí mua ngư cụ (1000đ/năm) 5,05 0,9 5,8 0,00 3,3 6,8
Tỷ lệ thu nhập KTTS/Tổng thu
nhập (%) 128,00 43,2 3,0 0,00 42,7 213,3
Hệ số tương quan và mức ý nghĩa của
mô hình tương quan đa biến
R R2 R2 hiệu chỉnh Giá trị F Mức ý nghĩa
0.6 0.3 0.3 13.0 0,000
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
72
Ma trận của mô hình tương quan đa biến
TN
KT/TTN
(%) Dummy
Số nhân
khẩu
(người)
Cp mua NC
(1000đ/năm)
Thời gian KT
(tháng/năm)
Số nhân khẩu (người) 1 0.0 0.1 -0.2 -0.2
Thời gian khai thác (tháng/năm) 1 0.0 0.0 0.0
Dummy (0= Lưới kéo, 1= Khác) 1 -0.1 -0.1
Chi phí mua ngư cụ (1000đ/năm) 1 0.0
Tỷ lệ thu nhập KTTS/Tổng thu nhập
(%) 1
Phụ lục 6: Tác động của việc sử dụng sản phẩm thuỷ sản giá trị thấp đối với hộ khai
thác thuỷ sản ở vùng lũ đồng bằng sông Cửu Long
Lĩnh vực bị tác động Quan sát Đầu nguồn Giữa và cuối nguồn Toàn vùng
1. Nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên
Rất xấu N 16 9 25
% 20,00 11,69 15,92
Xấu N 42 36 78
% 52,50 46,75 49,68
Trung bình N 22 28 50
% 27,50 36,36 31,85
Tốt N 3 3
% 3,90 1,91
Rất tốt N 1 1
% 1,30 0,64
2. Nuôi trồng thuỷ sản
Xấu N 10 7 17
% 12,50 9,46 11,04
Trung bình N 20 26 46
% 25,00 35,14 29,87
Tốt N 41 36 77
% 51,25 48,65 50,00
Rất tốt N 9 5 14
% 11,25 6,76 9,09
3. Môi trường nước công cộng
Rất xấu N 3 1 4
% 3,75 1,37 2,61
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
73
Xấu N 21 20 41
% 26,25 27,40 26,80
Trung bình N 52 49 101
% 65,00 67,12 66,01
Tốt N 4 2 6
% 5,00 2,74 3,92
Rất tốt N 1 1
% 1,37 0,65
4. Thực phẩm cho người nghèo
Rất xấu N 1 7 8
% 1,27 9,59 5,26
Xấu N 24 29 53
% 30,38 39,73 34,87
Trung bình N 37 29 66
% 46,84 39,73 43,42
Tốt N 11 7 18
% 13,92 9,59 11,84
Rất tốt N 6 1 7
% 7,59 1,37 4,61
5. Đối với việc làm cho khai thác thuỷ sản
Rất xấu N 4 4
% 5,33 2,61
Xấu N 9 1 10
% 11,54 1,33 6,54
Trung bình N 29 34 63
% 37,18 45,33 41,18
Tốt N 35 32 67
% 44,87 42,67 43,79
Rất tốt N 5 4 9
% 6,41 5,33 5,88
6. Đối với thu nhập cho khai thác thuỷ sản
Rất xấu N 3 3
% 4,00 1,95
Xấu N 12 2 14
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
74
% 15,19 2,67 9,09
Trung bình N 24 32 56
% 30,38 42,67 36,36
Tốt N 39 33 72
% 49,37 44,00 46,75
Rất tốt N 4 5 9
% 5,06 6,67 5,84
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vai trò của khai thác thủy sản đối với sinh kế của nông hộ vùng lũ khu vực ĐB Sông Cửu Long.PDF