Luận văn Vai trò của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Chiến khu Đ (1954 -1975)

Ngày nay, Chiến khu Đ không còn những căn cứ trong một thời chiến tranh oai hùng của dân tộc, đã có biết bao chiến sĩ, đồng bào đã ngã xuống để bảo vệ vững chắc cho Chiến khu Đ trong thời kỳ chiến tranh giải phóng. Và đem lại cho chúng ta ngày nay là một vùng đất Chiến khu Đ năng động của thời kỳ kinh tế hội nhập và phát triển. Đến với Chiến khu Đ hôm nay, là ta đang đối diện với một vùng đất sôi động của những nông trường cao su bạt ngàn, trải rộng, những nhà máy xí nghiệp đã và đang được xây dựng, các công trình thủy điện lớn như: thủy điện Thác Mơ, Trị An Đồng bào từ khắp nơi trong cả nước đã tập tụ về đây ngày càng đông hơn. Địa hình hiểm trở, rừng núi rậm rạp của ngày nào trong chiến tranh, nay đã được thay thế bằng những con đường trán nhựa chạy qua các trung tâm thương mại sầm uất. Dấu tích Chiến khu Đ của một thời đã tồn tại trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc sẽ dần dần bị phai mờ đi để thay vào đó là những công trình, xí nghiệp của cuộc sống hiện đại. Nhưng với chúng ta, là thế hệ con cháu của những người đã ngả xuống vì nền độc lập dân tộc, kế tục truyền thống của các thế hệ đi trước, phải có trách nhiệm xây dựng một vùng Chiến khu Đ ngày càng giàu mạnh hơn, xứng tầm với vị thế của nó trong cuộc chiến tranh giải phóng. Đặc biệt là trong quá trình xây dựng và phát triển ngày nay, trong từng bước đi, từng việc làm, ta phải thận trọng trong hành động của mình, khi có ý định nào xâm phạm đến vùng đất Chiến khu Đ xưa.

pdf173 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1018 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vai trò của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Chiến khu Đ (1954 -1975), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước của nhân dân ta. KẾT LUẬN Trong chiến tranh giải phóng, Chiến khu Đ là bàn đạp tiến công vào sào huyệt cuối cùng của Mỹ-ngụy, đại bộ phận địa hình ở đây là những cánh rừng bạt ngàn kéo dài từ bắc xuống nam, có nhiều đường giao thông quan trọng, là đoạn cuối của đường mòn Hồ Chính Minh. Ngoài ra, Chiến khu Đ còn có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự, nơi đứng chân hoạt động và tác chiến thuận lợi của các binh đoàn chủ lực cơ động, là vùng đất tuy thưa dân, nhưng đại đa số là nông dân lao động và công nhân bị bóc lột nặng nề nên có tinh thần đấu tranh rất cao. Đặc biệt, ở đây có mật độ cây rừng rậm rạp, hệ thống sông suối dầy đặc, địa hình có nhiều đồi, hầm hào, có nhiều cây ăn trái tại chỗ bảo đảm cho quân dân địa phương duy trì cuộc sống chiến đấu. Vì vậy, Chiến khu Đ đã trở thành địa bàn thuận lợi cho chiến tranh du kích và thực hiện những trận đánh lớn của các binh đoàn chủ lực của ta, là nơi tổ chức nhiều trận đánh sớm nhất trên chiến trường miền Nam, tiến công giải phóng tỉnh lỵ Phước Thành đầu tiên của Mỹ-ngụy, giải phóng hai huyện đầu tiên là Lộc Ninh và Bù Đốp ở phía bắc; cũng là nơi ta giải phóng hoàn toàn một tỉnh đầu tiên (tỉnh Phước Long) ở miền Nam Dĩ nhiên để có được những thành tích trên, ngoài vai trò lãnh đạo trực tiếp của Đảng, Trung ương Cục, Xứ ủy, thì vai trò của nhân dân địa phương trong xây dựng và và bảo vệ Chiến khu Đ là một nhân tố quan trọng, góp phần to lớn vào cuộc kháng chiến chống Mỹ đi đến thắng lợi cuối cùng. Nhân dân ở đây đã đáp ứng được yêu cầu bảo vệ và xây dựng vững chắc căn cứ trước mọi sự càn quét và lấn chiếm của kẻ thù, cho dù chúng đã sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau, không biết đã có bao nhiêu tấn bon đạn, chất độc hóa học, những cuộc càn quét lớn nhỏ vào đây, hòng đè bẹp ý chí chống giặc xâm lược của quân và dân ta, nhưng nhờ có được sự bảo vệ vững chắc của nhân nhân mà “Chiến khu Đ còn Sài Gòn mất”. Từ thực tiễn trên, có thể rút ra một số đặc điểm và bài học kinh nghiệm về vai trò của nhân dân địa phương vùng Chiến khu Đ trong xây dựng và bảo vệ chiến khu trong thời kỳ chống Mỹ như sau:  Bên cạnh những nét chung, có tính phổ biến về vai trò của nhân dân tại căn cứ địa trong chiến tranh giải phóng, vai trò của nhân dân địa phương Chiến khu Đ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước có những nét riêng thể hiện trên các mặt sau đây: Trong xây dựng căn cứ: Nhân dân địa phương đã đảm bảo cho Chiến khu Đ trở thành nơi dự trữ lực lượng về mọi mặt, xây dựng địa bàn đứng chân cho lực lượng vũ trang cách mạng của các tỉnh lân cận và toàn miền Đông Nam Bộ, là nơi dừng chân của lực lượng vũ trang miền Bắc được chi viện vào miền Nam, đảm bảo cho diện tích chiến khu ngày càng được mở rộng và phát triển hoàn chỉnh. Ngay từ khi mới thành lập, từ một khoảng rừng nhỏ thuộc quận Tân Uyên, Chiến khu Đ đã phát triển thành vùng rộng lớn lên phía bắc, nối liền với các vùng đất quan trọng quanh chiến khu; từ một nơi ẩn giấu của một bộ phận vũ trang nhỏ phát triển thành căn cứ kháng chiến của tỉnh Biên Hòa, khu 7, của phân liên khu miền Đông và toàn Nam Bộ. Trong kháng chiến chống Mỹ, ta luôn phát triển và xây dựng Chiến khu Đ trở thành một căn cứ vững chắc, có hệ thống phòng thủ kiên cố với những đơn vị chủ lực mạnh nhằm bảo vệ các cơ sở chính trị đầu não thuộc Xứ ủy Nam Bộ hay Bộ tư lệnh giải phóng miền Đông, thiết lập những trung tâm huấn luyện để phát triển các tiềm lực chiến đấu, rèn cán chỉnh quân sau những cuộc đụng độ quan trọng với lực lượng của địch tại miền Đông, thiết lập các an toàn khu vững chắc để né tránh các cuộc tảo thanh quy mô lớn của địch với những hỏa lực lớn mạnh; xây dựng các cơ sở kinh tế tự túc như ruộng rẫy. Mặc dù, Mỹ-ngụy luôn tìm mọi cách đánh phá vào Chiến khu Đ với những lực lượng lớn cả thủy lục không quân, dùng bom đạn, chất độc hóa học hủy diệt môi sinh, kết hợp tiến công quân sự với chiến tranh gián điệp và bao vây kinh tế; dùng nhiều thủ đoạn thâm độc như: thành lập tỉnh Phước Thành, mở đường Trần Thị Xuân, đưa đồng bào công giáo di cư lập hành lang chính trị nhằm tiêu diệt căn cứ cách mạng. Tất cả những âm mưu và thủ đoạn trên của địch dù đã đem lại cho ta những khó khăn nhất định, nhưng quân và dân trong căn cứ và nhân dân địa phương vùng Chiến khu Đ đã hết lòng hỗ trợ, Chiến khu Đ không những được khôi phục, phát triển, mở rộng ngày càng hoàn thiện hơn. Trong bảo vệ căn cứ: Nhân dân địa phương đã đáp ứng được yêu cầu cho các cơ quan lãnh đạo kháng chiến có được hệ thống bảo vệ nhiều tầng, nhiều lớp. Ở vòng ngoài là dựa vào dân chúng và dân quân du kích tự vệ hoạt động bí mật tại các quận lỵ, tỉnh lỵ và các đồn bốt dọc theo vòng đai phòng thủ của địch để lấy thông tin và báo động cho ta biết mỗi khi địch tiến hành càn quét vào chiến khu. Hệ thống phòng thủ thứ hai của ta tại chiến khu là những đơn vị trinh sát và đơn vị chủ lực có nhiệm vụ bố trí thường xuyên trên các ngã đường mà địch bắt buộc phải đi qua nếu muốn vào căn cứ để tìm cách tiêu diệt những tán tuần tiểu của ta. Bên trong nửa, bao quanh vùng căn cứ chính thức là đơn vị địa phương phụ trách bảo vệ các an toàn khu và sản xuất kinh tế tự túc. Trong trường hợp có những cuộc hành quân quy mô với những lực lượng lớn mạnh vào Chiến khu Đ, những đơn vị chủ lực có thể rút vào các an toàn khu để né tránh, trong khi đó các lực lượng địa phương của ta tìm cách cầm chân, phá rối và làm lạc hướng những lực lượng hành quân của địch để bảo vệ những căn cứ vòng trong. Vai trò bảo vệ Chiến khu Đ của nhân dân ở đây đã thể hiện tính chất toàn dân, đây là địa bàn có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống cùng với lực lượng công nhân cao su, toàn dân vũ trang, toàn dân tham gia đánh địch, đấu tranh chính trị, tiến công binh vận và bảo đảm hậu cần. Trong kháng chiến chống Mỹ, ở các địa phương vùng Chiến khu Đ, phần lớn nhân dân bị địch kìm kẹp trong các ấp chiến lược, khu dinh điền, nhưng lòng dân vẫn hướng về cách mạng để phục vụ chiến đấu và bảo đảm chiến đấu, đông đảo nhân dân các địa phương từ vùng căn cứ đến vùng địch tạm chiếm đều tích cực tham gia và không hề tiếc sức mình. Đã có hàng vạn người đã ngã xuống, nhiều gia đình bị phân ly, mất mát cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Mặc khác, trên địa bàn này, Mỹ - ngụy thường tập trung những đơn vị thiện chiến, sử dụng nhiều biện pháp chiến lược, thủ đoạn quân sự tàn bạo cùng với những âm mưu thâm độc về chính trị và kinh tế; là nơi mà chúng dùng B52 rải thảm đầu tiên trên chiến trường miền Nam và Đông Dương; là nơi quân Mỹ mở những cuộc hành quân chiến đầu tiên khi đặt chân lên đất miền Nam; là một trong những nơi bị chất độc hóa học và bom đạn Mỹ tàn phá nặng nề nhất; là một trong những nơi chúng tiến hành “bình định” khốc liệt nhất; cũng là nơi chúng tàn sát hàng ngàn người yêu nước trong nhà tù Phú Lợi, nhưng nhờ có sự che chở, bảo vệ của nhân dân mà Chiến khu Đ đã được an toàn. Trong các hoạt động tại căn cứ: Nhân dân địa phương đã có nhiều đóng góp trong xây dựng chính quyền cách mạng, xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng kinh tế, văn hóa - xã hội kháng chiến. Về xây dựng chính quyền cách mạng, Chiến khu Đ là nơi trở thành địa bàn đứng chân cho các cơ quan lãnh đạo của Đảng, của lực lượng vũ trang từ huyện, tỉnh, liên tỉnh, quân khu đến Trung ương Cục. Nếu nhưng trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Chiến khu Đ nổi bật như là một trung tâm kháng chiến của toàn chiến trường miền Đông, là nơi mà lực lượng kháng chiến rút về củng cố xây dựng và tích trữ lực lượng làm chỗ dựa cho cuộc kháng chiến lâu dài, là “Chiến khu Việt Bắc” ở miền Đông Nam Bộ, nơi có các cơ quan lãnh đạo kháng chiến và từ đây đã phát đi chỉ thị, mệnh lệnh đến các vùng, các chiến trường, nơi xây dựng một xã hội mới độc lập và dân chủ, nơi gửi gắm niềm tin yêu, lòng tự hào của toàn thể cán bộ chiến sĩ và nhân dân ở miền Đông Nam Bộ và miền Nam, thì trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, do đặc điểm, quy mô của cuộc chiến thay đổi nên vai trò của nhân dân trong xây dựng chính quyền cách mạng cũng có sự biến đổi theo. Vùng căn cứ ngày càng được mở rộng lên hướng bắc và đông bắc và là vùng căn cứ quân sự của ta trên chiến trường miền Đông Nam Bộ. Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến, Chiến khu Đ là nơi tập kết của các lực lượng cán bộ Đảng, cán bộ quân sự của Trung ương Cục, Xứ ủy, Quân khu Sau khi xây dựng tuyến đường vận tải chiến lược xuyên Trường Sơn (đường 559), Chiến khu Đ đã trở thành nơi tiếp nhận, cất giấu và chuyển phát, là nơi trung chuyển sức người sức của từ hậu phương miền Bắc vào chiến trường miền Nam. Về xây dựng lực lượng vũ trang, Chiến khu Đ là nơi ra đời của những đơn vị vũ trang tập trung đầu tiên của miền Đông và của Xứ ủy như: C50, C9, C80, C59, C250, rồi tập trung thành tiểu đoàn 800, tiểu đoàn 500, trung đoàn Đồng Nai, là nơi Trung ương Cục triệu tập hội nghị quân sự đặc biệt để thống nhất các lực lượng vũ trang toàn miền thành Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (tháng 2 năm 1961). Đây cũng là nơi thành lập và đứng chân tác chiến của lực lượng quân chủ lực Miền như: trung đoàn 762, sư đoàn 9, sư đoàn 7. Cùng với sự ra đời sớm của lực lượng vũ trang là nơi diễn ra những trận chiến đấu đầu tiên trên chiến trường miền Nam như: Bến Củi, Minh Thạnh, Trại Be. Chiến khu Đ cũng là chỗ dựa bày thế trận tiêu diệt địch tại chỗ, là bàn đạp để tiến công địch bên ngoài căn cứ như: chiến thắng Phước Thành năm 1961, chiến thắng Đất Cuốc năm 1965, chiến thắng Nhà Đỏ- Bông Trang năm 1966. Chiến khu Đ cũng là nơi tiến công tiêu hao sinh lực địch, phá hủy các kho tàng, cầu đường, sân bay và phương tiện chiến tranh hiện đại của Mỹ-ngụy như: chiến thắng Dầu Tiếng năm 1958, trận pháo kích sân bay Biên Hòa năm 1964, chiến thắng Bình Giã năm 1964-1965, chiến thắng Phước Long - Đồng Xoài năm 1965, cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968, chiến dịch Nguyễn Huệ năm 1972. Ngoài ra, đây cũng là nơi ta giải phóng hai huyện đầu tiên (Lộc Ninh, Bù Đốp), nơi đặt trụ sở của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ở Lộc Ninh; cũng là nơi ta giải phóng hoàn toàn một tỉnh đầu tiên (Phước Long) ở miền Nam. Trong cuộc tổng tiến công nổi dậy xuân 1975, đây cũng là nơi tập kết của lực lượng Quân đoàn 1, Quân đoàn 4 trước khi tiến về giải phóng Sài Gòn trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975. Dĩ nhiên có được những thành tích và chiến công trên là có sự đóng góp to lớn của nhân dân địa phương trong xây dựng và bảo vệ Chiến khu. Về xây dựng kinh tế, Chiến khu Đ có địa hình tương đối thuận tiện cho bộ đội sản xuất lương thực và khai thác nguồn thiên nhiên để tự túc. Ngay từ năm 1956, lực lượng Bình Xuyên ly khai đã về vùng Suối Linh tổ chức được bốn trại sản xuất, ngoài việc làm rẫy, ruộng trồng tỉa lúa, ngô, khoai, sắn, các đơn vị còn tích cực khai thác nguồn thiên nhiên rất phong phú của miền Đông như săn bắt thú rừng, đánh bắt cá, khai thác các loại củ chụp, củ mài, các loại trái cây, lá rừng, mật ong, dầu chai (dầu rái), mây treChiến khu Đ là một trong những hậu phương trực tiếp, tại chỗ của chiến trường Nam Bộ và Khu 6, là nơi tiếp nhận cất giữ, chuyển phát cơ sở vật chất, cung cấp một phần nhân, vật, lực cho cuộc kháng chiến. Mặc dù dân cư ở đây thưa thớt, điều kiện thời tiết, đất đai không thuận lợi cho sản xuất lương thực nhưng Chiến khu Đ vẫn luôn là một chỗ dựa tin cậy cho lực lượng kháng chiến với tư cách là một hậu phương tại chỗ. Đặc biệt, thông qua đường trên bộ (559), và đường trên biển (759) mà các mặt hàng nhu yếu phẩm được đưa từ miền Bắc vào Chiến khu Đ, và từ Chiến khu Đ phân tán đi khắp chiến trường miền Nam. Thông qua hai con đường này mà sự chi viện từ miền Bắc đã trở thành nguồn nuôi sống cuộc kháng chiến ở miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ đi đến thắng lợi cuối cùng. Về xây dựng văn hóa - xã hội, Chiến khu Đ là nơi hội tụ những con người sống có lý tưởng, quyết tâm đi theo cách mạng, xả thân theo kháng chiến, chiến đấu vì độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc, có đạo đức cách mạng, không vị kỉ cá nhân, biết vì nhân dân quên mình, là những con người giàu lòng nhân ái, đoàn kết với đồng đội, gắn bó với nhân dân, có trí, có dũng và có sức khỏe để hoàn thành tốt nhiệm vụ của cách mạng. Các loại hình văn hóa nghệ thuật phản ánh cuộc sống, chiến đấu của lực lượng vũ trang và nhân dân, ca ngợi cuộc kháng chiến, thông qua người thật việc thật, truyền bá tinh thần lạc quan và niềm tin tất thắng, phong trào văn hóa nghệ thuật quần chúng cũng được quan tâm mở rộng để lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia, như bài hát “Tiếng chày trên sóc Bom Bo” của nhạc sĩ Xuân Hồng là một biệu hiện cho tinh thần tham gia bảo vệ lực lượng kháng chiến của quần chúng nhân dân vùng Chiến khu Đ. Mặc dù chiến tranh ác liệt, vùng giải phóng và vùng căn cứ nhiều lúc không ổn định, nhưng công tác giáo dục vẫn được quan tâm phát triển, nhân dân tích cực đóng góp vào việc xây dựng trường học, đưa con em vào học mỗi ngày càng đông. Ở Phước Long ta còn chú trọng về mặt văn hóa xã hội, mở các lớp cứu thương để chăm sóc sức khỏe, phục vụ đồng bào, ra tờ tin Sông Bé, tổ chức phiên âm chữ Mnông, Stiêng dạy thí điểm cho đồng: Tỉnh mở một lớp thí điểm có 20 em học sinh người dân tộc. Một đội văn nghệ dân tộc đã được thành lập, hăng hái phục vụ đồng bào. Sau Hiệp định Paris, tài liệu “làm gì ở xã, ấp sau khi có ngừng bắn” của Trung ương Cục được tổ chức học tập rộng rãi trong vùng chiến khu. Về xã hội; bước đầu có những chính sách quan tâm chăm sóc đối với các gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình nghèo, cấp đất, trợ vốn giúp họ vượt qua những khó khăn trong sản xuất và đời sống. Các binh sĩ, gia đình ngụy bỏ hàng ngũ địch quay về với cách mạng, những thành phần nạn nhân của chế độ ngụy cũng được giúp đỡ để ổn định, hòa nhập với cuộc sống vùng giải phóng, vùng căn cứ. Chính vì những đặc điểm trên đây, đã trở thành nhân tố quan trọng để nhân dân vùng Chiến khu Đ làm nên những chiến thắng oai hùng trước mọi kẻ thù. Điều ấy đã được minh chứng khi có giặc ngoại xâm đến cướp nước; ở Chiến khu Đ, Đảng ta không chỉ dựa vào địa thế hiểm trở của một vùng căn cứ rộng lớn mà còn có được sự che chắn vững chắc bởi căn cứ lòng dân.  Từ thực tiễn đấu tranh phong phú đầy sáng tạo của nhân dân vùng Chiến khu Đ trong kháng chiến chống Mỹ, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm về vai trò của nhân dân địa phương trong xây dựng và bảo vệ chiến khu như sau: Thứ nhất, quán triệt quan điểm lấy dân làm gốc, dựa vào dân để xây dựng và bảo vệ chiến khu. Trong công cuộc dựng nước và giữ nước từ xa xưa, ông cha ta đã biết dựa vào dân để làm nên những chiến công hiển hách trước mọi kẻ thù.Theo quan điểm Mác - Lênin:“quần chúng là người làm nên lịch sử” đã trở thành chân lý. Từ khi Đảng ta ra đời đã biết dựa vào quần chúng, vận động quần chúng đứng lên làm cách mạng,“lấy dân làm gốc” là quan điểm cơ bản của Đảng ta trong mọi cuộc cách mạng. Nắm rõ quan điểm trên, ở vùng Chiến khu Đ, cấp ủy và Đảng bộ đã xác định đúng đắn vai trò của nhân dân trong chiến tranh, nổi bật là vai trò của đồng bào các dân tộc ở rừng núi phía bắc và công nhân trong các đồn điền cao su; ta đã biết tin tưởng và dựa hẳn vào dân, không ngừng phát huy sức mạnh của nhân dân trong mọi lĩnh vực. Vì vậy mà sức mạnh ấy ngày càng được phát huy cao độ, toàn dân vũ trang, toàn dân tham gia đánh địch, đấu tranh chính trị, tiến công binh vận và bảo đảm hậu cần. Thực tế ở chiến trường cho thấy, nơi nào, lúc nào, công việc gì mà được quần chúng tự giác tham gia đông đảo thì ở đó phong trào mạnh và thu được nhiều thắng lợi. Ngược lại, nơi nào quần chúng tham gia rời rạc thì ở đó phong trào yếu, để mất dân là mất đất, dân còn thì đất còn. Dù bất kể ở tình huống khó khăn đến đâu thì cán bộ, đảng viên cũng không được để mất dân, trong tình thế bất lợi, đất có thể tạm thời bị chiếm, nhưng Đảng phải nắm được dân, xây dựng cơ sở chính trị trong quần chúng, đảng viên phải biết tin dân, dựa vào dân, cùng sống, cùng chết với dân, tổ chức và tạo mọi điều kiện để cho dân phát huy sức mạnh của mình. Đảng tin dân, dân tin Đảng là hai yếu tố tổng hợp tạo thành sức mạnh vô địch của cách mạng, “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Thứ hai, phát huy vai trò của dân từ rừng núi đến đồng bằng, không phân biệt già trẻ, gái trai, giai cấp, dân tộc, tôn giáo để tạo nên một sức mạnh tổng hợp trong xây dựng, bảo vệ căn cứ địa cách mạng.Thực tế là trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và bảo đảm chiến đấu, đông đảo nhân dân vùng Chiến khu Đ từ căn cứ đến vùng địch tạm chiếm đều tích cực tham gia đánh địch không hề tiếc sức mình, kể cả tính mạng cho kháng chiến. Từ thanh niên, phụ nữ, các cụ già, mẹ đến các em thiếu niên; từ công nhân, nông dân, học sinh, trí thức đến các nhà sư, các chức sắc tôn giáo; không phân biệt là người Kinh, người Thượng, là người miền Nam, miền Trung hay miền Bắc, tất cả đều cùng chung sức giết giặc. Nhân dân sống sát nách địch, ngay trong lòng địch, am hiểu tường tận mọi quy luật, thủ đoạn của chúng. Nhân dân là tai, là mắt, là lực lượng trinh sát tại chỗ cung cấp những tin tức chính xác, kịp thời nhất về địch. Khi bộ đội bám trụ hoạt động, tác chiến vùng sâu, nhân dân là người nuôi dưỡng, che giấu, bảo vệ, dẫn đường và cùng bộ đội đánh địch. Không có trận nào, thắng lợi nào mà không có bàn tay, khối óc, công sức, xương máu của nhân dân. Trong chiến tranh giải phóng, tại Chiến khu Đ, mặc dù Mỹ-ngụy luôn tìm mọi cách nhằm xuyên tạc, lý gián lòng dân đối với cách mạng, phá hoại phong trào chiến tranh nhân dân, kiểm soát nghiêm ngoặt công nhân các đồn điền cao su và mua chuộc đồng bào các dân tộc. Lịch sử hình thành và phát triển của Chiến khu Đ đã chứng minh rằng: nếu chỉ dựa vào cơ quan lãnh đạo Đảng, lực lượng vũ trang, các ban ngành đoàn thể và các đơn vị để bảo vệ chiến khu thì chưa đủ và không thể bảo vệ được, mà quá trình xây dựng và bảo vệ chiến khu phải gắn liền với sự đóng góp to lớn của mọi tầng lớp nhân dân ở các địa phương trong vùng như: nhân dân ở huyện Tân Uyên ở phía Nam, nhân nhân huyện Phước Long phía bắc, nhân dân huyên Bình Long ở phía tây công nhân các xã Bù Cháp, Lý Lịch, Vĩnh An ở Đồng Nai Chính nhân dân, họ vừa là những chiến sĩ hậu cần, vừa là lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ xây dựng hệ thống vật cản, phá hoại, trinh sát nắm thông tin từ địch, đồng bào các dân tộc ở vùng đông bắc là chỗ dựa chủ yếu của lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ trong buổi đầu thành lập. Thứ ba, phát huy vai trò của nhân dân trong hoạt động xây dựng, bảo vệ, thực hiện chức năng căn cứ địa một cách sáng tạo, chủ động và phong phú dưới mọi hình thức. Sau Hiệp định Giơ- ne- vơ, ở Chiến khu Đ không còn lực lượng vũ trang, không có chính quyền cách mạng, mặc dù chưa có chỉ thị cho phép đấu tranh vũ trang của Xứ ủy nhưng nhân dân địa phương đã nổi dậy đấu tranh trừng trị bọn ác ôn, điển hình là cuộc đấu tranh của 462 tù chính trị ở nhà lao Tân Hiệp diễn ra vào tháng 12 năm 1956 đã góp phần tạo ra hiện tượng đấu tranh vũ trang đầu tiên trong vùng. Trong đấu tranh chính trị, lực lượng chủ yếu là những cụ bà, mẹ, chị và em bé nhưng lại có một sức mạnh có thể cản được xe tăng, đại bác của địch. Chính những đội quân tóc dài này đã làm cho giặc run sợ, chúng sợ hãi vì sức mạnh chính nghĩa nằm trong tay những ngưới không có một tấm sắt để làm vũ khí, và trong suốt cuộc chiến tranh, đội quân này ngày càng đông lên, vững vàng hơn, góp phần không nhỏ vào thắng lợi của cách mạng như: trong cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ hai của Mỹ-ngụy, đã có hơn 4.000 phụ nữ ở Thủ Dầu Một, với 92 cuộc đấu tranh lớn nhỏ mang theo hàng trăm kiến nghị đòi địch không được càn quét, gom dân, tàn phá xóm làng, mùa màng. Ở Tân Uyên, hàng trăm chị em là người nhà binh sĩ kéo về thị trấn đấu tranh với ngụy quyền đòi thả chồng con về nhà làm ăn. Trong kháng chiến chống Mỹ, công tác binh vận ở Chiến khu Đ cũng là một mũi tiến công lợi hại và phát huy hiệu quả to lớn có tính chất nổi bật, đại bộ phận bảo an, dân vệ vốn là thanh niên yêu nước địa phương bị địch bắt vào lính, công tác này đã trở thành phong trào quần chúng rộng rãi và được sự quan tâm lãnh đạo tập trung của cấp ủy, Đảng bộ. Ngoài ra, phong trào đào hầm chông, gài trái, gài mìn, đánh xe quân sự và xe tăng, cắm chông đánh địch nhảy dù cũng phát triển sôi nổi, các mẹ, các chị lợi dụng thế hợp pháp, ngụy trang giấu trái, giấu mìn trong thúng, giỏ mang đến cho bộ đội, du kích. Ở nhiều nơi phong trào đấu tranh trực diện với quân Mỹ cũng diễn ra ngày càng quyết liệt, chị em cản đầu xe M113 càn phá ruộng rẫy, vườn tược, quân Mỹ đổ quân xông vào nhà cửa bắt thanh niên đi lính, chị em giằng co với Mỹ giành lại từng người. Chính vì những hình thức đấu tranh phong phú và đầy sáng tạo mà đã trở thành vành đai bảo vệ Chiến khu Đ từ dân nhiều tầng, nhiều lớp trước những cuộc tấn công của kẻ thù. Thứ tư, phát huy vai trò của nhân dân trong xây dựng căn cứ địa kháng chiến, xây dựng hậu phương tại chỗ, xây dựng nền kinh tế kháng chiến. Đặc biệt là xây dựng căn cứ lòng dân, căn cứ trong dân. Xây dựng căn cứ địa kháng chiến, xây dựng hậu phương tại chỗ, dựa vào địa thế rừng núi hiểm trở, xây dựng nền kinh tế kháng chiến là một yếu tố có tầm quan trọng chiến lược trong chiến tranh cách mạng. Nhưng căn cứ địa dù quan trọng đến đâu cũng không thể tự mình đáp ứng được yêu cầu về bảo đảm hậu phương - hậu cần trong một cuộc chiến tranh nhân dân. Vì vậy, việc xây dựng hậu phương tại chỗ, quân và dân vùng Chiến khu Đ đã biết biến hậu phương của địch thành một phần hậu phương của ta. Thành công ở đây, chính là xây dựng “căn cứ lòng dân”, “căn cứ trong dân”, thiếu những “căn cứ lòng dân”, “căn cứ trong dân”, nhất là ở các vùng sâu và vùng đồng bào các dân tộc thì cuộc kháng chiến khó có thể đi đến thắng lợi cuối cùng. Miền Đông gian lao, Chiến khu Đ là trung tâm của những gian lao ấy, nhờ có căn cứ địa kháng chiến kết hợp với hệ thống hậu phương - hậu cần tại chỗ khắp vùng giải phóng, vùng du kích, cả những căn cứ trong dân ở vùng địch tạm chiếm đã hình thành thế hậu phương - hậu cần tại chỗ liên hoàn. Thành công trong việc này thì cần thực hiện đúng đắn chính sách dân tộc của Đảng trong các vùng đồng bào dân tộc, trong những lúc khó khăn nhất, đồng bào đã trút đến lon gạo cuối cùng, hạt muối cuối cùng của mình để nuôi giấu bộ đội giết giặc, hết lòng bảo vệ cán bộ, bảo vệ căn cứ. Thứ năm, chăm lo đời sống cho nhân dân, đáp ứng những quyền lợi chính đáng của nhân dân, biết lắng nghe dân, tạo mọi điều kiện để nhân dân phát huy tối đa sức mạnh của mình trong đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. Trong chống Mỹ, cứu nước do đặc điểm của cuộc chiến tranh khác hơn nhiều so với các thời kỳ trước đây. Vì vậy, mà vai trò của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ chiến khu được chú trong hơn cả, công tác này phải đảm bảo cho Chiến khu Đ không ngừng được củng cố, mở rộng và phát triển. Những thành tích đạt được của quân và dân vùng Chiến khu Đ đáng được lịch sử ghi nhận và cũng là bài học kinh nghiệm quý để cho thế hệ trẻ chúng ta hôm nay, phát huy trong công cuộc xây dựng vào bảo vệ đất nước trong thời đại mới. Những bài học kinh nghiệm ấy đã được đúc kết trong chiến tranh giải phóng là vô cùng quý báu, nhưng quy luật chiến tranh rất khác với quy luật xây dựng đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung, xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa nói riêng. Lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội rất khác với lãnh đạo chiến tranh. Tuy nhiên, có những kinh nghiệm thành công trong chiến tranh vẫn còn nguyên giá trị của nó trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay. Đó chính là lòng tin tuyệt đối của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo vào đường lối, chính sách của Đảng, là phẩm chất trong sáng của người cán bộ, đảng viên. Đó là lòng tin của Đảng đối với quần chúng, đem lại nền dân chủ thực sự, công bằng xã hội và quyền lợi thiết thực cho quần chúng nhân dân. Bài học “Đảng tin dân, dân tin Đảng” đã đem lại thắng lợi trong chiến tranh, nhất định sẽ đem lại thắng lợi trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Giá trị lịch sử của nó là vĩnh viễn. Với những kinh nghiệm có được trong lịch sử, với thế mạnh của một địa bàn chiến lược, quân dân vùng Chiến khu Đ quyết giữ vững và phát huy truyền thống quý báu của mình, góp phần hữa ích vào sự nghiệp xây dựng thành phố mới Bình Dương trở thành một trung tâm thương mại, tài chính có quy mô tầm cỡ quốc gia, xây dựng quê hương thành một vùng đất giàu về kinh tế, phong phú về văn hóa, phồn vinh về xã hội cũng như góp phần quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.  Ngày nay, Chiến khu Đ không còn những căn cứ trong một thời chiến tranh oai hùng của dân tộc, đã có biết bao chiến sĩ, đồng bào đã ngã xuống để bảo vệ vững chắc cho Chiến khu Đ trong thời kỳ chiến tranh giải phóng. Và đem lại cho chúng ta ngày nay là một vùng đất Chiến khu Đ năng động của thời kỳ kinh tế hội nhập và phát triển. Đến với Chiến khu Đ hôm nay, là ta đang đối diện với một vùng đất sôi động của những nông trường cao su bạt ngàn, trải rộng, những nhà máy xí nghiệp đã và đang được xây dựng, các công trình thủy điện lớn như: thủy điện Thác Mơ, Trị An Đồng bào từ khắp nơi trong cả nước đã tập tụ về đây ngày càng đông hơn. Địa hình hiểm trở, rừng núi rậm rạp của ngày nào trong chiến tranh, nay đã được thay thế bằng những con đường trán nhựa chạy qua các trung tâm thương mại sầm uất. Dấu tích Chiến khu Đ của một thời đã tồn tại trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc sẽ dần dần bị phai mờ đi để thay vào đó là những công trình, xí nghiệp của cuộc sống hiện đại. Nhưng với chúng ta, là thế hệ con cháu của những người đã ngả xuống vì nền độc lập dân tộc, kế tục truyền thống của các thế hệ đi trước, phải có trách nhiệm xây dựng một vùng Chiến khu Đ ngày càng giàu mạnh hơn, xứng tầm với vị thế của nó trong cuộc chiến tranh giải phóng. Đặc biệt là trong quá trình xây dựng và phát triển ngày nay, trong từng bước đi, từng việc làm, ta phải thận trọng trong hành động của mình, khi có ý định nào xâm phạm đến vùng đất Chiến khu Đ xưa. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban chấp hành đảng bộ tỉnh Bình Dương (2003), Lịch sử đảng bộ tỉnh Bình Dương (1930 -1975). Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Phước (2000), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Phước, (sơ thảo 1930- 1975). Ban thường vụ tỉnh uỷ ấn hành. 3. Ban chấp hành đảng bộ tỉnh Bình Phước (2002), Lịch sử Bình Phước Kháng chiến (1945 - 1975). Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Ban khoa học lịch sử (1994), Những trận đánh của bộ đội địa phương và dân quân du kích trong kháng chiến chống Mỹ. Tập 3, Ban chấp hành quân sự tp, Hồ Chí Minh. 5. Ban lịch sử quân sự (1984), Truyền thống lực lượng vũ trang tỉnh Sông Bé (1944-1984). 6. Ban thường vụ huyện uỷ huyện Tân Uyên (2010), Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân huyện Tân Uyên (1945-2005), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 7. Ban Thường vụ tỉnh ủy Sông Bé (1996), Lịch sử Đảng bộ Sông Bé, tập 2 (1954 1975). 8. Bản tin tức đặc biệt, Tình hình Chiến khu Đ trong cuộc hành quân từ 29-10 đến 1-11- 1961. Trung tâm lưu trữ Quốc gia II, Hồ sơ 7091, tr 1- 4, tr 57- 60. 9. Ban tổng kết B2 (1978), Cách mạng miền Nam chuyển sang giai đoạn mới năm 1954 với kẻ thù mới là đế quốc Mỹ xâm lược và tiến lên khởi nghĩa từng phần, phong trào Đồng khởi (1960). Đồng thời ra sức củng cố và xây dưng miền Bắc là cái gốc cho cách mạng. Phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số tài liệu 1610. 10. Ban tổng kết chiến tranh B2 (1978), Phần thứ hai: Cách mạng miền Nam từ khởi nghĩa từng phần phát triển thành chiến tranh cách mạng đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ. Phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số tài liệu 1607. 11. Ban tổng kết chiến tranh B2 (1978), Giai đoạn 3: Đánh bại chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ (1965 - 1968). Phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số tài liệu 1339. 12. Ban tổng kết chiến tranh B2 (1978), Những chuyển biến tình hình địch ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta trên chiến trường miền Đông Nam Bộ (tháng 7-1954 đến 4-1975). Phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số tài liệu 4574. 13. Ban tổng kết chiến tranh B2 (1979), Tài liệu tổng kết kinh nghiệm sau 21 năm đấu tranh chống Mỹ - ngụy xâm lược (1954-1975). Phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số tài liệu 2054. 14. Ban tổng kết chiến trường B2 (1978), Tổ chức và công tác hậu cần chiến trường B2 trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975). Giai đoạn 1(7/1954 - cuối 1960). Phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số tài liệu 1338. 15. Bàn tổng kết CTB2 (1979), Đề cương tổng kết công tác hậu cần chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ (B2) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số tài liệu 443. 16. Bản tổng kết kinh nghiệm phong trào du kích chiến tranh xã Tân Bình (1968). Phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số tài liệu 2263. 17. Ban tuyên giáo huyện ủy Tân Uyên (2003). Lịch sử truyền thống xã Thường Tân 1930 - 1975. Sở văn hóa thông tin tỉnh Bình Dương. 18. Báo cáo hoạt động hàng tháng từ tháng 2 – 9 năm 1959 của tỉnh Bình Dương. Trung tâm lưu trữ Quốc gia II, Hồ sơ 8132, tr 1- 9. 19. Báo cáo năm 1973 về tình hình Mỹ, tình hình miền Nam, tình hình Campuchia và các phụ lục số liệu. Bộ tham mưu Miền (1974). Phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số tài liệu 39. 20. Báo cáo thêm về đặt vấn đề biên soạn lịch sử Chiến khu Đ (1945-1975). Phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số tài liệu 15552. 21. Báo cáo tình hình địch 6 tháng đầu năm 1969. Phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số tài liệu 591. 22. Báo thanh niên, số 261, ngày 18 - 9-2011. 23. Biên bản phiên họp ngày 28-11-1962, Bộ kinh tế về vấn đề chuyên chở và tiếp tế gạo cho các tỉnh miền Đông, thuộc Chiến khu Đ. Trung tâm lưu trữ Quốc gia II, Hồ sơ 15365, tr 1-11. 24. Biên niên sự kiện lịch sử Nam Bộ kháng chiến 1945-1975, Nxb Chính trị quốc gia Sự Thật, Hà Nội - 2011. 25. Bộ tham mưu Miền (1972), Số liệu tình hình địch, ta về phong trào, công tác quân sự địa phương có quan hệ đến việc chống phá bình định của địch ở nông thôn . Phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số tài liệu 6764. 26. Bộ tư lệnh Miền (1965), Bản phụ lục tình hình quân sự địch ở miền Nam trong 6 tháng đầu năm 1965. Phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số tài liệu 577. 27. Cao Hùng (1990), Sông Bé lịch sử chiến tranh nhân dân 30 năm 1945-1975. Nxb Tổng hợp Sông Bé. 28. Chỉ thị số 04/ CT: 74 V/v phát động quần chúng đánh bại chính sách bình định lấn chiếm, chính sách phát xít hiếu chiến, chủ nghĩa thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ. Thực hiện hòa bình năm 1974. Phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số tài liệu 557. 29. Chiến khu Đ trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước (1954-1975). Phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số tài liệu số 15547. 30. Chương 2: Hình thành hệ thống chỉ huy phát động chiến tranh nhân dân phát triển ba thứ quân, đánh bại chiến tranh đặc biệt của Mỹ -ngụy. Phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số tài liệu 9006. 31. Chương 3: Cao trào toàn dân đánh Mỹ - đánh bại hai cuộc phản công chiến lược mùa khô của Mỹ trên chiến trường miền Đông từ giữa năm 1965 đến cuối năm 1967. Phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số tài liệu 9003. 32. Cục hậu cần Quân khu 7 (1987), Biên niên những sự kiện lịch sử hậu cần trên chiến trường miền Đông Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 -1975. 33. Cục tham mưu, Phòng dân quân (1974), Báo cáo phong trào du kích chiến tranh đợt hoạt động từ 20/ 2 đến 30/4/ 1974. Phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số tài liệu 303. 34. Cuộc hành quân Chiến khu Đ năm 1958-1960. Tập 1: Tài liệu của tham mưu Biệt bộ, Bộ Quốc phòng về kế hoạch, tình hình hành quân. Trung tâm lưu trữ Quốc gia II, Hồ sơ số 6315. 35. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975. Những sự kiện quân sự, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội-1998. 36. Đảng ủy - Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai (1999), Lịch sử lực lượng vũ trang tỉnh Đồng Nai (1945-1995), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 37. Đánh bại chính sách bình định lấn chiếm của Mỹ - ngụy, tiến lên hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, từ 28-1-1973 đến tháng 6/1974. Phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số tài liệu 89. 38. Đề cương nghiên cứu báo cáo tổng kết chuyên đề về địch trong kháng chiến chống Mỹ trên chiến trường Nam Bộ và Cực Nam Trung Bộ từ tháng 7-1954 đến 30-4-1975. Phòng khoa học công nghệ và môi trường QK7, số tài liệu 85. 39. Đề cương sơ lược kết quả sưu tầm tư liệu từ tháng 5 đến tháng 7 năm 1984 về Chiến khu Đ. Vùng đất, con người trong kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ 1945-1975. Phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số tài liệu 15549. 40. Diễn biến của cách mạng miền Nam sau Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Trung ương năm 1959, phong trào đồng khởi 1960. Phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số tài liệu 10051. 41. Đinh Xuân Thu. Một số vấn đề về Chiến khu Đ. Phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số tài liệu 15536. 42. Đoàn Thêm (1966), Hai mươi năm qua, việc từng ngày (1945-1964),Nxb Nam Chí. 43. Dự thảo dàn bài quyển sách Chiến khu Đ vùng đất, con người trong kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ (1954-1975). Phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số tài liệu 15543.. 44. Giai đoạn 3: Đánh bại chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ (Từ giữa 1965 đến cuối 1968). Phòng khoa học công nghệ và môi trường QK 7, số tài liệu 449. 45. Giai đoạn 4. Đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ, từ đầu năm 1969 đến 27-1-1973. Phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số tài liệu 1835/1. 46. GS. TS Trịnh Nhu (2008), Lịch sử biên niên Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam (1954-1975). Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 47. Hà Minh Hồng (2000). Phong trào chống phá bình định nông thôn ở Nam bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1969-1972), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 48. Hà Minh Hồng (2010), Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam 1960-1975, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. 49. Hồ Sĩ Thanh (2003), Chiến khu Đ, Nxb Trẻ thành phố Hồ Chí Minh. 50. Hồ Sơn Đài (1987), Lịch sử Chiến khu Đ. Nxb Đồng Nai - Nxb Sông Bé. 51. Hồ Sơn Đài (1996), Chiến khu ở miền Đông Nam Bộ. Nxb tp. Hồ Chí Minh. 52. Hồ Sơn Đài (1997), Lịch sử Chiến khu Đ (tái bản), Nxb Đồng Nai. 53. Hồ Sơn Đài. Căn cứ địa kháng chiến chống Pháp ở miền Đông Nam Bộ 1945-1954, Luận án Phó Tiến sĩ lịch sử. 54. Hội nghị liên bộ về vấn đề kiểm soát dân chúng và bao vây kinh tế Việt cộng trong vùng Chiến khu Đ, ngày 14-11-1962. Trung tâm lưu trữ Quốc gia II, Hồ sơ 15365, tr1-25. 55. Huỳnh Lứa (1993), Lịch sử phong trào công nhân cao su Việt Nam (1906-1990), NxbTrẻ. 56. Lâm Hiếu Trung (2003), Lịch sử Đảng bộ miền Đông Nam Bộ lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945-1975), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 57. Lê Duẩn (1985), Thư vào Nam. Nxb Sự thật, Hà Nội. 58. Lê Duẩn (1993),Về chiến tranh nhân dân Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 59. Lê Nguyên Khôi - Dương Phẩm (1963), Nông dân miền Nam đấu tranh chống Mỹ- Diệm. Nxb Phổ Thông. 60. Mạc Đường (1985), Vấn đề dân tộc ở Sông Bé. Nxb Tổng hợp Sông Bé . 61. Mấy vấn đề chiến tranh du kích ở nông thôn miền Nam trong giai đoạn đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ. Phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số tài liệu 8785. 62. Một số sự kiện về tội ác của Mỹ - ngụy ở miền Đông Nam Bộ. Phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số tài liệu 15423. 63. Nam Trung Bộ kháng chiến 1954 -1975. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. 64. Nguyễn Chí Thanh (1970), Đảng ta lãnh đạo tài tình chiến tranh nhân dân và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, Nxb sự thật Hà Nội. 65. Nguyễn Viết Tá (1993), Miền Đông Nam Bộ kháng chiến 1945-1975, tập 2, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 66. Nha Tổng Thư Ký Thường trực Q.P. Trích yếu về việc tiến triển công tác phong tỏa kinh tế Việt cộng tại Chiến khu Đ năm 1962-1963. Trung tâm lưu trữ Quốc gia II, Hồ sơ 8118, tr 78-80. 67. Nhóm sinh viên trường Đại học văn hóa (1983), Bước đầu tìm hiểu truyền thông đấu tranh cách mạng của nhân dân huyện Tân Uyên-Sông Bé 1945-1975. Phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số tài liệu 15673. 68. Những diễn biến tình hình địch ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trên chiến trường miền Đông Nam Bộ (1966-1968), chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ. Phòng khoa học công nghệ và môi trường QK 7, số tài liệu 4575. 69. Những thắng lợi to lớn của quân dân ta và những thất bại nặng nề của giặc Mỹ trong mùa khô và mấy tháng mùa mưa 1965. Phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số tài liệu 8186. 70. Những vấn đề chính yếu trong Lịch sử Nam Bộ kháng chiến 1945-1975. Nxb Chính trị quốc gia Sự Thật, Hà Nội - 2011. 71. Phan Hữu Đại,Nguyễn Quốc Dũng (2000), Lịch sử sư Đoàn 559 Bộ đội Trường Sơn đường Hồ Chí Minh, Nxb Quân đội nhân dân. 72. Phan Ngọc Liên (2005), Hậu phương lớn, tuyền tiến lớn trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), Nxb Tự điển Bách khoa, Hà Nội. 73. Phòng dân quân Miền (1966), Báo cáo phong trào du kích chiến tranh năm 1965. Phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số tài liệu 2930. 74. Phòng dân quân Miền (1970), Một số trận đánh tốt của du kích và đội công tác phía trước (1970).Phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7,số tài liệu 2276. 75. Phòng dân quân Miền (1972), Báo cáo phong trào du kích chiến tranh nhân dân và chống phá bình định năm 1971. Phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số tài liệu 7724. 76. Phòng lịch sử quân sự (1973), Dự thảo miền Đông Nam Bộ 30 năm chiến tranh nhân dân chống Pháp, chống Mỹ. Chương 8: góp phần đánh bại “Việt Nam hóa chiến tranh ” của Mỹ (1969-1975). Phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số tài liệu 12325. 77. Phòng lịch sử quân sự (1986), Dự thảo miền Đông Nam Bộ 30 năm chiến tranh nhân dân chống Pháp, chống Mỹ, chương 8: góp phần đánh bại “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ (1965-1967). Phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số tài liệu 12340. 78. Phòng lịch sử quân sự (1986), Miền Đông Nam Bộ 30 năm chiến tranh nhân dân chống Pháp, chống Mỹ, chương 8: góp phần đánh bại “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ (1954 -1960). Phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số tài liệu 12328. 79. Phòng Lịch sử quân sự Quân khu 7 (1984), Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân huyện Tân Uyên (1954-1975). Phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số tài liệu 15670. 80. Phòng Lịch sử quân sự Quân khu 7 (1985), Hiệp định Paris năm 1973, cuộc đấu tranh quyết liệt giữa ta và địch trên chiến trường miền Đông (1973-1974). Phác thảo chiến tranh nhân miền Đông Nam Bộ trong chống Mỹ cứu nước. Phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số tài liệu 15287. 81. Phòng quân Miền (1971), Báo cáo tình hình du kích chiến tranh đầu 1971 đến nay. Phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số tài liệu 2276. 82. Phòng tổng kết quân khu (1978), Đề cương nghiên cứu báo cáo tổng kết kinh nghiệm cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên chiến trường miền Đông Nam Bộ. Phòng khoa học công nghệ và môi trường QK7, số tài liệu 2340. 83. Phúc trình của Thiếu tướng Tư lệnh Quân khu I về việc tấn công quận Hiếu Liêm YT147284 thuộc tỉnh Phước Thành, tháng 3 năm 1961. Trung tâm lưu trữ Quốc gia II, Hồ sơ 6662, tr 7-10. 84. Sơ lược diễn biến ta và địch trên chiến trường miền Đông Nam Bộ từ 1961 đến 1965, giai đoạn 2: “chiến tranh đặc biệt”. Phòng công nghệ và môi trường Quân khu 7, số tài liệu 4576. 85. Sở văn hoá thông tin Bình Dương.Vũ Đức Thành (1999), Bình Dương đất lành chim đậu. Nxb Văn Nghệ thành phố, Hồ Chí Minh. 86. Sở văn hóa thông tin Sông Bé (1996), Căn cứ của quân ủy và Bộ chỉ huy Miền trong chiến tranh chống Mỹ 1954-1975, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 87. Tài liệu nghiên cứu về Chiến khu Đ năm 1961. Trung tâm lưu trữ Quốc gia II, Hồ sơ số 6802, tr 1- 7. 88. Tài liệu tổng hợp các sự kiện từ năm 1966 -1968 của các tỉnh thành Đông Nam Bộ. Phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số tài liệu 12768. 89. Thủ Dầu Một (1974), Nghị quyết đánh bại chính sách bình định lấn chiếm mới của Mỹ - ngụy, tiến lên hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ngày 10-11-1974. Phòng khoa học công nghệ và môi trường QK7, số tài liệu 410. 90. Thường vụ huyện Tân Uyên (1992), Lịch sử huyện Tân Uyên, tập I(1930-1975), Nxb Tổng hợp Sông Bé. 91. Thường vụ, Trung ương Cục (1970), Chỉ thị tập hợp trong sự chỉ đạo đánh phá bình định phát triển phong trào làm chủ ấp, xã trên khắp nông thôn. Phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số tài liệu 314. 92. Thuyết trình của VP Tổng tham phó Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại Hội đồng xây dựng nông thôn trung ương, ngày 8-3-1968, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II, Hồ sơ 8205, tr 1-2. 93. Tỉnh Phước Thành Quận Tân Uyên. Trích yếu về việc thiết lập xã kiểu mẫu Xóm Sình (Tân Uyên). Trung tâm lưu trữ Quốc gia II, Hồ sơ 12656, tr 1-5. 94. Trần Bạch Đằng (1991), Địa chí tỉnh Sông Bé, Nxb Tổng hợp Sông Bé. 95. Trần Thị Nhung. Căn cứ địa ở miền Đông Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ 1954-1975. Luận án Tiến sĩ lịch sử. 96. Trần Văn Giàu (1964), Miền Nam giữ vững thành đồng. Tập 1, từ hòa bình lập lại đến Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (1954-1960). Nxb Khoa học. HN. 97. Trần Văn Giàu (1966), Miền Nam giữ vững thành đồng. Tập 2, từ mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ra đời đến ngày sụp đổ của ngụy nguyền Ngô Đình Diệm (1961-1963), Nxb Khoa học, Hà Nội. 98. Trần Văn Giàu (1968), Miền Nam giữ vững thành đồng.Tập 3, từ sau ngày ngụy quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ đến thời gian “ chiến tranh đặc biệt” của Mỹ - ngụy lên đến mức cao nhất ( 1963- 1965), Nxb Khoa học, Hà Nội. 99. Trần Văn Giàu (1970), Miền Nam giữ vững thành đồng.Tập 4, Nxb Khoa học, Hà Nội. 100. Trần Văn Giàu (1978), Miền Nam giữ vững thành đồng.Tập 5, từ Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Tết Mậu thân 1968 đến những bước đầu của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, đầu năm 1970. Nxb Khoa học, Hà Nội. 101. Trần Văn Trà (1982), Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm (Hồi kí), Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh. 102. Trung ương Cục (1970), Một số nét về tình hình đánh phá bình định và phong trào du kích chiến tranh 6 tháng đầu năm 1970. Phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số tài liệu 3248. 103. Trường ĐHVH, Hà Nội (1983), Truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân xã Phước Hoà-Tân Uyên-Sông Bé. Phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số tài liệu 15579. 104. Từ đấu tranh chính trị đến khởi nghĩa vũ trang làm chủ phần lớn nông thôn. Phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số tài liệu 9004. 105. V. Lênin, J. Stalin (1996), Tầm quan trọng của hậu phương trong chiến tranh cách mạng, Nxb Sự thật, Hà Nội. 106. Vai trò của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ và Cực Nam Trung Bộ trong chiến tranh giải phóng 1945-1975, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2004. 107. Văn Tiến Dũng (1967), Mấy vấn đề về nghệ thuật chiến thuật chiến dịch của chiến tranh nhân dân Việt Nam. Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 108. Viện lịch sử quân sự Việt Nam (1991), Một số trận vận động tiến công trong kháng chiến chống Mỹ ở miền Đông Nam Bộ, tập 2. 109. Việt Nam thông tấn xã (1971), Tài liệu mật của Bộ quốc phòng Mỹ về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, tập 1. 110. Việt Nam thông tấn xã (1971), Tài liệu mật của Bộ quốc phòng Mỹ về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, tập 2. 111. Việt Nam thông tấn xã (1971), Tài liệu mật của Bộ quốc phòng Mỹ về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, tập 3. 112. Việt Nam thông tấn xã (1971), Tài liệu mật của Bộ quốc phòng Mỹ về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, tập 4. 113. Võ Nguyên Giáp (1967), Vai trò chiến lược của dân quân tự vệ trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của nhân dân ta. Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 114. Võ Nguyên Giáp (1970), Đường lối quân sư của Đảng là ngọn cờ trăm trận trăm thắng của chiến tranh nhân dân ở nước ta. Nxb Sự Thật, Hà Nội. 115. Võ Nguyên Giáp (1970), Mấy vấn đề về đường lối quân sự của Đảng ta, Nxb Sự thật, Hà Nội. 116. Võ Nguyên Giáp (1972), Vị trí chiến lược của chiến tranh nhân dân ở địa phương và của các lực lượng vũ trang địa phương. Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 117. Võ Nguyên Giáp (1974), Bài giảng về đường lối quân sự của Đảng.Viện khoa học quân sự, Hà Nội. PHỤ LỤC I Nguồn: Di tích Khu ủy miền Đông Nam Bộ. Nguồn: Thư viện tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. Nguồn: Thư viện tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. Nguồn : Thư viện tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. Nguồn: Di tích Khu ủy Miền Đông Nam Bộ. Nguồn: Thư viện tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. PHỤ LỤC II Nguồn: Di tích Khu ủy miền Đông Nam Bộ. Nguồn: Di tích Khu ủy miền Đông Nam Bộ. Nguồn: Phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7. Nguồn: Di tích Khu ủy miền Đông Nam Bộ. Nguồn: Thư viện Đồng Nai. Nguồn: Di tích Khu ủy miền Đông Nam Bộ. Nguồn: Thư viện tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. Nguồn: Phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7. Nguồn: Di tích Khu ủy miền Đông Nam Bộ. Nguồn: Di tích Trung ương cục miền Nam. Nguồn: Di tích Khu ủy miền Đông Nam Bộ. Ảnh tác giả. Di tích Khu ủy miền Đông Nam Bộ (1962-1967) Ảnh tác giả. Địa đạo tại Khu ủy miền Đông Nam Bộ (1962- 1967) Ảnh tác giả. Ảnh tác giả. Bàn thờ phụng thân nhân liệt sĩ Huỳnh Thị Chấu, một gia đình giàu truyền thống cách mạng tại vùng đất Chiến khu Đ. Ảnh tác giả Cô Nguyễn Thanh Sương đội trưởng đội biệt động thị trấn Uyên Hưng (1960-1975), người đã có thời gian hoạt động tại Chiến khu Đ. Ảnh tác giả. Bia tưởng niệm tại Trung ương cục miền Nam (1961-1962) Ảnh tác giả. PHỤ LỤC III UBND TỈNH ĐỒNG NAI Số: 660/QĐ.UBT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - Biên Hòa, ngày 28 tháng 02 năm 1997 QUYẾT ĐỊNH CỦA CHỦ TỊCH UBND TỈNH ĐỒNG NAI V/v thành lập Ban chỉ đạo xây dựng Khu di tích lịch sử chiến khu Đ. CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI -Căn cứ điều 52 Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua ngày 21/6/1994; -Căn cứ Nghị quyết số 64/NQ.TU ngày 19/06/1996 của Thường vụ Tỉnh ủy; -Theo đề nghị của Thường trực Hội đồng chỉ đạo viết sử miền Đông và Nghị quyết hội nghị ngày 26/02/1997 tại Tỉnh ủy Đồng Nai. QUYẾT ĐỊNH Điều 1.- Nay thành lập Ban tư vấn chỉ đạo xây dựng khu di tích lịch sử và khu tưởng niệm lịch sử chiến khu Đ của tỉnh Đồng Nai (gọi tắt là Ban tư vấn chỉ đạo xây dựng khu tích lịch sử chiến khu Đ) gồm các thành viên sau đây: 1-Trưởng ban tư vấn: -Mời đồng chí Đại tướng Mai Chí Thọ, nguyên Bí thư Khu ủy miền Đông Nam bộ/Nguyên Bộ trưởng Bộ nội vụ. 2-Các thành viên Ban tư vấn: -Mời đồng chí Trung tướng Nguyễn Hữu Xuyến, nguyên Trưởng ban Quân sự Miền/Tư lệnh Quân khu miền Đông. -Mời đồng chí Nguyễn Văn Chí, nguyên Phó Bí thư Liên Tỉnh ủy miền Đông. -Mời đồng chí Thượng tướng Bùi Thiện Ngộ, nguyên Bộ trưởng Bộ nội vụ. -Mời đồng chí Huỳnh Việt Thắng, nguyên Thường vụ Khu ủy/Trưởng An ninh miền Đông. Mời đồng chí Phạm Văn Hy, nguyên Khu ủy viên khu ủy miền Đông, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu. Mời đồng chí Lê Thành Ba, nguyên Khu ủy viên khu ủy miền Đông, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai. Điều 2.-Ban tư vấn có nhiệm vụ: -Giúp Ban chỉ đạo xây dựng khu di tích lịch sử chiến khu Đ tỉnh Đồng Nai xác định địa điểm, xây dựng phương án, triển khai thực hiện kế họach, sưu tầm các tư liệu hiện vật liên quan đến chiến khu Đ để phục vụ cho việc phục hồi, xây dựng khu di tích lịch sử này. Điều 3.- Các ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Ban chỉ đạo xây dựng khu di tích lịch sử chiến khu Đ tỉnh Đồng Nai, các ngành liên quan và các ông có tên ghi ở điều 1 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. CHỦ TỊCH UBND TỈNH ĐỒNG NAI Lê Hoàng Quân VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ ------- Số: 1564/KGVX V/v Xin chủ trương xây dựng bảo tồn Khu di tích lịch sử chiến khu Đ tỉnh Đồng Nai. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - Hà Nội, ngày 03 tháng 4 năm 1997 Kính gửi: - Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Đồng Nai. - Bộ Văn Hóa-Thông Tin. - Bộ Quốc Phòng. - Bộ Kế Họach Và Đầu Tư. Xét đề nghị của ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai (công văn số 675/UBT ngày 28 tháng 2 năm 1997) về việc xin chủ trương xây dựng bảo tồn Khu di tích lịch sử Chiến khu Đ, Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, có ý kiến như sau: Chiến khu Đ là một Khu di tích lịch sử nổi tiếng ghi dấu ấn của 2 thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ xâm lược, xứng đáng và cần thiết phải được xây dựng và bảo tồn. Tuy nhiên do Khu di tích lịch sử này có nhiều chứng tích tồn tại khá lâu, trên một địa bàn rộng, phức tạp, lại có biến động luôn từ 1975 đến nay; nên cần phải làm từng bước, nghiên cứu, xem xét bảo đảm chặt chẽ các yêu cầu về mặt khoa học và pháp lý. Để bảo đảm yêu cầu nêu trên, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai lập hồ sơ xác định rõ các điểm di tích có giá trị cần được bảo tồn, và Bộ Văn hóa -Thông tin cần tiến hành công nhận là di tích lịch sử, để trên cơ sở đó lập dự án quy hoạch tổng thể cho khu bảo tồn này. KT/BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM VPCP PHÓ CHỦ NHIỆM Phan Quang Trung Nguồn: Thư viện Đồng Nai.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvai_tro_cua_nhan_dan_trong_xay_dung_va_bao_ve_chien_khu_d_1954_1975_1108.pdf
Luận văn liên quan