Luận văn Vấn đề lao động nhà văn trong các trước tác của Nguyễn Hiến Lê

Hơn hai mươi năm qua, nhiều công trình lớn nhỏ của các nhà nghiên cứu giàu tâm huyết đã cố gắng khôi phục lại diện mạo văn nghệ miền Nam trước 30/04/1975 nhằm hướng đến một cái nhìn trọn vẹn, toàn cảnh về một cơ thể chung của lịch sử phát triển văn học Việt Nam thế kĩ XX. Sự đóng góp tích cực của dòng văn học tiến bộ, yêu nước ương vùng bị tạm chiếm của miền Nam trước ngày giải phóng với những khuôn mặt sáng tác tiêu biểu như Võ Hồng, Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc, Vũ Bằng. đã bước đầu được thừa nhận. Tiếc rằng, mảng nghiên cứu, lý luận phê bình vẫn là một khu vực ít nhiều còn e dè, ngần ngại. Các công trình nghiên cứu trước đây của Phạm Văn Diêu, Nguyễn Đăng Thục, Thanh Lãng, Phạm Thế Ngũ, Nguyễn Văn Trung. chỉ mới được nhắc lại đây đó như những dẫn liệu đối chứng. Và số phận các trước tác của Nguyễn Hiến Lê dường như vẫn còn "cách một dòng sông" để hòa nhập được vào nguồn mạch chính thống, dù rằng suốt một thập kỷ qua, hàng chục đầu sách với hàng vạn bản sách Nguyễn Hiến Lê đã liên tục có mặt.

pdf131 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 1880 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vấn đề lao động nhà văn trong các trước tác của Nguyễn Hiến Lê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oi đó như một "cảnh giới" tột cùng. Có lẽ nên hiểu rằng đó chỉ là một cách nhấn mạnh, tô đậm những yêu cầu khắt khe, nghiệt ngã của loại văn chương bất tử. Vì tiếp ngay sau đó, Nguyễn Hiến Lê đã đưa các dẫn chứng minh họa - mà cách ghi nhận dẫn chứng cũng tỏ ra chẳng "nhẹ tay" chút nào : Khó như vậy nên từ xưa tới nay những văn bình dị mà bất hủ mới hiếm: Lí Bạch được độ mươi bài thơ, vài bài cổ văn; Đỗ Phủ ít hơn; Tô Đông Pha được mươi bài cổ văn, dăm bài thơ; Nguyễn Du được vài chục câu trong Kiều, chục câu trong Văn tế thập loại chúng sinh... Còn những nhà khác chỉ được vài bài. Những nhà lưu danh nhất trong lịch sử nhân loại lại chính là những nhà có tư tưởng cao siêu nhất, tình cảm cao thượng nhất mà những nhà đó không hề làm văn bao giờ. [22; tr.163] Nguyễn Hiến Lê đã nhắc đến một trang viết bất hủ của Platon kể lại cái chết của thầy học là Socrate - một triết gia có tâm hồn rất cao thượng. Đọc trang viết đó, người ta nhận thấy Platon chỉ một mực thuật lại sự việc, quên phứt mọi kỹ thuật làm văn. Nguyễn Hiến Lê phân tích: Platon khổng sắp đặt gì cả, việc xảy ra tới đâu chép tới đấy; lặp đì lặp lại những tiếng và, rồi, người, có vẻ như lôi thôi nữa; và chúng ta nghĩ bụng: "Ai viết mà chẳng được như vậy?" Phải, chúng ta đều viết được như vậy miễn là được chứng kiến cái chết cao cả và cảm động của Socrate.Cái"đẹp"ở đây là cái đẹp tự nhiên, không cần tô điểm, mà làm cho tâm hồn ta cao thượng lên. Khi một hành vi, một thái độ đã tột bực cao đẹp thì càng tổ chuốt càng hỏng, cho nên Platon không dùng một hình ảnh nào cả. Phải có điều kiện như vậy thì văn bình dị và tự nhiên mới khỏi vô vị. [22; ừ. 163] Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn -99- Trong quan niệm của Nguyên Hiến Lê, bút pháp bình dị không chỉ đơn giản là sự lựa chọn ban đầu của nhà văn để rồi cứ thế mà thẳng tiến và chờ đợi những thành công trên đường viết văn. Nó phải là thứ vàng ròng của quá trình trui luyện không mệt mỏi và được nhà văn ý thức một cách sâu sắc trên cơ sở hiểu biết và nắm vững những vấn đề kỹ thuật của công việc viết văn. Ngay từ đầu, Nguyễn Hiến Lê đã khẳng định là "cớ một nghệ thuật viết văn" và "miễn chịu khó tập thì ai viết văn cũng được". [25a; tr.13] về ý nghĩa, hai vế câu trên hàm chứa quan hệ nhân quả. Và từ cách nhìn ban đầu đó, công việc viết văn đã trở thành một đối tượng cụ thể với tất cả những đặc điểm, quá trình, hệ thống cùng "sản phẩm" của nó. Người viết có ý thức trách nhiệm, có tinh thần cầu tiến sẽ phải tự đặt ra cho mình "hàng núi" công việc để tự trang bị, tự hoàn thiện những vốn liếng ban đầu để có đủ tiềm năng tri thức lẫn kỹ thuật nhằm đáp ứng được những yêu cầu hết sức đa dạng mà cũng hết sức đa đoan của nghề văn. Chính trên cơ sở làm chủ được kỹ thuật, nhà văn có điều kiện, có "nội lực" để hướng ngòi bút của mình vào một phong cách, một thể loại sở trường nào đấy. Sự chọn lựa, hình thành và ổn định về bút pháp của nhà văn sẽ diễn ra trong quá trình "tự điều chỉnh" đó. Vẫn còn một câu hỏi nữa: Bút pháp bình dị, tự nhiên đó liệu có dung nạp vẻ đẹp hùng tráng, diễm lệ hoặc ảo não đau đớn của văn chương không? Liệu sự bình dị, tự nhiên có làm giảm đi cái đẹp sắc sảo, trí tuệ vẫn thường được coi trọng hay không ? Đã là văn thì phải đẹp. Đó là cái đẹp được "chưng cất" từ sự hài hòa giữa ý tình với lời văn, giữa sức nặng nội dung với phương thức, phương tiện biểu đạt. Bút pháp vốn chỉ được hiểu như một thuật ngữ thiên về cách viết, lối viết, cách trình bày nội dung chứ không phải bản thân nội dung. Cho nên, sự lựa chọn bút pháp chính là những tìm tòi cụ thể về lối viết sao cho phù hợp với cái khuôn loại thể - thường đã được chế ước khá hoàn hảo; là sự vận động tự thân của nhà văn để tìm được tiếng nói chung cho những câu hỏi "viết như thế nào" cứ liên tục đặt ra suốt chiều dài hoặc bề sâu của tác phẩm - cho dù tác phẩm chỉ mới thếp thoáng định hình. Chính vì thế, những điểm son mẫu mực của quá khứ vẫn cứ sẽ ẩn hiện đi về trong những cơn đau nhức thường xuyên của nhà văn, cho dù nhà văn cố tình "đắp tai ngoảnh mặt làm ngơ" đi chăng nữa. Đã một lần "Cử đầu vọng minh nguyệt / Đê đầu tư cố hương" với Dạ tư của Lý Bạch thì làm sao không thấm thìa một nỗi buồn trong cảnh tịch mịch, huyền ảo của đêm trăng? Vậy mà lối viết, câu chữ nào có tô chuốt gì, cứ tự nhiên, bình dị đến lạ lùng. Đã một lần nghe "Cậy em em có chịu lời /Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa..." thì làm sao chẳng nghẹn ngào đến đứt ruột đứt gan cùng nhân vật? Rõ là có một Nguyễn Du thấu hiểu nỗi đời và "cận nhân tình", khác hẳn với một Nguyễn Du tinh tế, mượt mà của những xao xuyến "Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha"... Rồi đến những vàng son quí tộc trong cung cấm của Nguyễn Gia Thiều; nét chạm trổ buồn bã của Bà Huyện Thanh Quan; cái táo tợn trần đời của Bà Chúa thơ Nôm; cái vẫy vùng ngang dọc của Uy Viễn tướng công... Nẻo về quá khứ vẫn nhắc gọi những tương liên, đối sánh với những sắc màu hiện đại chưa xa mà đã cũ. Một Tản Đà ngông nghênh, phóng túng. Một Thâm Tâm của những hoàng hôn tiễn biệt. Một Bích Khê vàng óng sắc thu và một Hàn Mặc Tử của những đêm trăng sáng láng đến vô cùng... Cả một trời Thơ Mới cứ sừng sững che chắn tầm nhìn và làm run tay viết những nhà thơ sinh sau đẻ muộn! Mà những trang văn thời ấy có kém cạnh gì thơ. Có cái nhìn lặng lẽ mà đau đáu cõi lòng ở Thạch Lam. Có những thiết tha, khinh bạc trong đáo để ngôn từ đi tìm cái đẹp ở Nguyễn Tuân. Có cái nhân ái tàn nhẫn của Nam Cao cứ "vét đến đáy" mỗi tính cách người. Có nỗi thống khổ ứa trào nước mắt ở những linh hồn thanh sạch trong văn Nguyên Hồng. Và cũng có cả những ấm áp nâng niu mỗi biến thái của đời thường trong từng ánh mắt của Tô Hoài đọng trên trang viết.. Tất nhiên, bút pháp không phải là tất cả. Nó chỉ là dáng vẻ đi đứng, là trang phục, là các yếu tố "ngôn điệu" của tác phẩm. Thành bại của một tác phẩm vẫn phải dựa chủ yếu vào phần hồn của nó chứ không riêng gì thịt da của vốn sống hoặc cung cách nói năng: đó là tâm tư, là tình cảm mãnh liệt, là tư tưởng nghẹ thuật sâu sắc của nhà văn. Sức sống của một tác phẩm lại còn phải tùy thuộc vào bầu không khí của thời đại, xã hội mà nó ra đời, tùy thuộc vào cách cảm và cách hiểu của người đọc, vào năng lực lần tìm, phát hiện được giọng điệu riêng của tác phẩm từ phía tiếp nhận, thưởng thức... Nhưng trước hết, ở phía chủ quan người sáng tác, việc tìm chọn, xác lập và khẳng định được một bút pháp riêng cho mình có thể được coi như một bước thăng tiến, một thành công đáng kể trong nghệ thuật viết văn. Trong khoảng mười, mười lăm năm qua, các thành tựu của phong cách học, thi pháp học ở nước ta đã góp phần phân lập, soi sáng các khái niệm phong cách, bứt pháp, giọng điệu, lời văn nghệ thuật... trong nghiên cứu, lý luận phê bình văn học. Những khẳng định của Nguyễn Hiến Lê về bút pháp, đặc biệt là kiểu loại bút pháp bình dị, tự nhiên và thành thực -trong một chừng mực nhất định - vẫn tỏ ra gần gũi mà có chiều sâu, có giá trị định hướng đối với những người cầm bút. Giá trị đó lại càng trở nên gần gũi ở nhiều mặt, nhiều khía cạnh từ những kinh nghiệm viết văn của chính Nguyễn Hiến Lê. * * 2.3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM VIẾT VĂN CỦA NGUYỄN HIÊN LÊ Ở chỗ này chỗ khác ương các trước tác của mình, Nguyễn Hiến Lê thường đưa ra những suy tư, ý kiến riêng về nhiều vân đề thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong cuốn Đời viết văn của tôi, Nguyễn Hiến Lê đã gom một ít những suy tư đó vào một mục riêng dưới tiếu đề "Nhân sình quan của tôi ". Những suy tư hoặc ý kiến chứa đựng các quan niệm, quan điểm về cuộc sống đó đã được Nguyễn Hiến Lê phát biểu một cách thẳng thắn và có vẻ cực đoan. Nhưng tất cả những lời lẽ ấy đều nhuốm một tinh thần ưu ái cuộc đời, nặng lòng với thời cuộc. Hầu như mỗi phát biểu của Nguyễn Hiến Lê trong tổng số 21 điều bộc bạch ở mục Nhân sinh quan của tôi đều là những đề tài đáng suy ngẫm. Điều thứ 17 của mục Nhân sinh quan đó đề cập đến kinh nghiệm với nguyên văn như sau: "Rất ít khi con người rút được kinh nghiệm của người trước. Ai cũng phải tự rút kinh nghiệm của mình rồi mới khôn, vì vậy mà thường vấp té. Nhưng phải như vậy thì loài người mới tiến được". [22;tr.349] Ai cũng biết rằng kinh nghiệm thường được đối xử ít nhất theo 3 kiểu: hoặc bị xem nhẹ, hoặc bắt chước một cách máy móc, giáo điều, hoặc được tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo. Trong lĩnh vực khoa học và nhất là trong nghệ thuật, kinh nghiệm bao giờ cũng có nét hấp dẫn và vị trí xứng đáng của nó. Ớ một nhân cách, một đời văn như Nguyễn Hiến Lê, những kinh nghiệm viết văn của ông thật đáng quý. Cùng với cả kho báu kinh nghiệm trước nay của những nhà văn tiến bộ và tài năng khác, những kinh nghiệm viết văn của Nguyễn Hiến Lê đã trở thành tài sản chung để thế hệ sau có thể cùng chia sẻ, khai thác. 2.3.1. Để viết được nhiều Cả trong Hồi kí lẫn trong Đời viết văn của tôi, Nguyễn Hiến Lê đều khẳng định rằng sở dĩ ông viết được nhiều là do " hoàn cảnh thuận tiện và thời cuộc thúc đẩy".[ 22;tr.l33] Lý do khách quan đó đúng là có thực. Nguyễn Hiến Lê không nặng gánh gia đình như đa số các nhà văn khác. Nhưng cái chính vẫn là phương pháp làm việc hiệu quả và nếp sống quy củ, mực thước cao ở ông. Nguyễn Hiến Lê có giải thích thêm về điều đó: " Sở dĩ được vậy một phần là vì tôi biết tổ chức công việc,tiết kiệm thì giờ ". Ông cũng tự nhận mình là người có tính "giản dị, rất ít nhu cầu, mà cũng không có một đàm mê gì khác ngoài sách vở". [22;tr.l34] Tuy vậy, theo Nguyễn Hiến Lê điều quan trọng nhất để viết được nhiều là ở chỗ " có một số độc giả tin mình, cuốn nào in ra cũng tiêu thụ được ".[23; tr.376] Khi tự nhận xét " có một số độc giả tin mình", Nguyễn Hiến Lê đã chạm đến một vấn đề không nhỏ: uy tín và trách nhiệm của người cầm bút. Nếu như Nguyễn Hiến Lê chỉ viết thuần những cuốn như Kim chỉ nam của học sinh, Đắc nhân tâm, Gương danh nhân...thì hẳn là độc giả vẫn dành cho ông những tình cảm trân trọng và tin cậy như đối với một cây bút tâm huyết vì thế hệ trẻ, vì văn minh và phát triển xã hội nói chung. Những tri thức học đường, văn hóa ứng xử cùng những kỹ năng sống đó tuy là chuyện trước mắt mà cũng là chuyện lâu dài. Nó ở dạng tĩnh, kín đáo, ôn hòa và an toàn cho người viết. Nhưng tác giả của những Quẳng gánh lo đi, Thế hệ ngày mai, Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười... đã không dừng lại ở đó. Chính những bài viết gay gắt đầy tính luận chiến về vấn đề"chuyển ngữ ở đại học" [ 13; tr.163 ] , về chuyện " Đả phá dễ hay xây dựng dễ?" [46; tr. 534 ] mới thực sự đưa Nguyễn Hiến Lê đứng vào hàng ngũ những cây bút tiến bộ, thực sự chiếm được trọn vẹn tình cảm, sự tin tưởng và niềm kính phục của độc giả. Chính mối tương tác tình cảm đó đã giúp nhà văn thêm nguồn hưng phấn cho sáng tác. Nguyễn Hiến Lê xác định: " Viết được bao nhiêu cứ viết, càng nhiều càng tốt miễn là cuốn nào cũng phải có ích không cho giới này, tuổi này thì cho giới khác, tuổi khác". [ 22; ữ.137 ] Đúng là khi có hướng đi rõ rệt cho ngòi bút, sức viết của nhà văn như được tăng lên bội phần. Tuy vậy, có một mục đích để nhắm mới chỉ là một nửa của điều kiện. Theo Nguyễn Hiến Lê, phải "tập trung tất cả năng lực, thì giờ vào công trình của mình" thì mới đạt được "kết quả gấp hai gấp ba".[22; tr.137] Dấn lời nhà văn Pháp Jules Renard bảo rằng " bậc thiên tài là những người cặm cụi làm việc 18 giờ một ngày", Nguyễn Hiến Lê cho là điều đó khó mà thực hiện được từ năm này qua năm khác: "Chỉ cần làm việc đều đều mỗi ngày 8 giờ cũng đủ, nhưng phải liên tiếp vài ba chục năm’’ Suốt mấy chục năm cầm bút của mình, Nguyễn Hiến Lê đã thực hiện đúng như vậy. Để có thể tập trung cao độ cho công việc viết lách, Nguyễn Hiến Lê đã gạt bỏ hết các hoạt động khác, kể cả công việc xuất bản sách của nhà xuất bản mà ông là "giám đốc". Nguyễn Hiến Lê cũng đã nhiều lần từ chối dạy Ngữ pháp Việt Nam, Triết học hoặc Văn học Trung Quốc ở các trường đại học, mấy lần từ chối làm giám khảo trong các cuộc thi văn chương toàn quốc, từ chối tất cả những lời mời vào các Ủy ban dịch thuật, Ủy ban điển chế văn tự, Hội đồng giáo dục toàn quốc... của chính quyền Ngô Đình Diệm lẫn chính quyền Nguyễn Văn Thiệu ở Sài Gòn những năm trước 1975. "Không để phí thì giờ vào các công việc khác" đã trở thành một nguyên tắc viết văn của Nguyễn Hiến Lê. Để được độc lập, ông không vào một hội nhà văn nào cả, cũng không dự các cuộc họp, diễn thuyết của các cơ quan văn hoa, thậm chí toa soạn Bách Khoa cách nhà ông không đến một cây số mà cả tháng ông mới ghé một lần... Thật tình thì Nguyễn Hiến Lê rất sấn lòng với bạn văn và độc giả. Sự xa lánh các buổi hội họp, gặp gỡ ở ông chẳng qua là vì ông quý thời giờ, nhất là quý sức khỏe của mình. Năm 1965, nhà văn Nguiễn Ngu Í khi đến phỏng vấn Nguyễn Hiến Lê để viết bài về ông đã ghi nhận: Nhìn anh tóc bạc có nhiều, mệt mỏi hiện rõ trên gương mặt thường đượm vẻ đăm chiêu mà con người ốm lếu của anh mới trên năm mươi tuổi nào có bình thường cho cam: anh đau dạ dày mười mấy năm nay, ăn phải kiêng cữ, chẳng thể làm việc về đêm, lại còn mang bệnh mất ngủ. Thể xác anh hao mòn là thế, mà anh lại tự buộc mình làm có giờ giấc như một công chức, cứ âm thầm, kiên nhẫn, đều đều làm việc theo một hướng vạch sẵn, để tới nay có một sự nghiệp biên khảo, trước tác và dịch thuật đáng kể, ai người biết anh nhiều cũng phục cái nghị lực hiếm có ấy.(1) Nguyễn Hiến Lê đã kể lại khá chi tiết về nếp làm việc đều đặn, bền bỉ như một công chức của mình : Tôi tự đặt cho tôi một kỷ luật, trừ khi đau ốm còn thì ngày nào cũng dậy từ 6 giờ hay 6 giờ rưỡi, điểm tâm lúc 7 giờ, rồi nằm đọc sách, 9 giờ lại bàn viết để viết luôn đến 12 giờ, giờ bữa trưa. Ăn trưa xong, tôi nằm nghỉ khoảng một giờ, nhắm mắt lại, chợp được độ nửa giờ là nhiều; 1 giờ rười dậy, nằm ở giường đọc sách đến 3 giờ. Chiều lại viết từ 3 giờ đến 5 giờ rưỡi, 6 giờ; tắm xong, ăn bữa tối lúc 7 giờ. Cả buổi tối, cho tới lồ giờ, tôi chỉ nằm đọc sách báo. [22; tr.146] Với chế độ mỗi ngày "thực sự làm việc được mười giờ"như vậy, Nguyễn Hiến Lê viết cả sách lẫn báo mỗi năm "trung bình được ngàn trang trở lại, mỗi ngày trung bình ba trang". Viết mỗi ngày trung bình được ba trang sách có thể được coi là chuyện bình thường nhưng trung bình mỗi năm được ngàn trang thì đã là hiếm. Huống chi cả ba mươi mấy ngàn trang Nguiễn Ngu Í, Sống và Viết với Nguyễn Hiến Lê (Dẫn lại theo Châu Hải Kỳ [16;tr.56]). sách trong hơn ba mươi năm cầm bút của Nguyễn Hiến Lê thì thật khó mà hình dung nổi! Mà vấn đề đâu phải chỉ ở số lượng. Hầu như cuốn sách nào của Nguyễn Hiến Lê cũng đều tỏ ra trội vượt về chất lượng so với những cuốn cùng loại, cùng thời ở những tác giả khác. Sự vượt trội đó, ngoài tài năng sử dụng các phương thức, phương tiện biểu đạt ra, phần lớn đều bắt nguồn từ công sức và quá trình thu thập tài liệu của nhà văn. 2.3.2. Kiếm tài liệu - Đọc sách báo Viết nhiều sách biên khảo chuyên sâu, Nguyễn Hiến Lê coi việc "kiếm tài liệu" vừa là chuyện thường trực hàng ngày vừa là công việc tích lũy lâu dài. Ông lại viết về nhiều lĩnh vực khác nhau nên lại càng phải đọc một khối lượng lớn sách báo trong nước lẫn nước ngoài. Điều đó hoàn toàn thuận lợi, thậm chí còn là niềm đàm mê và nguồn hạnh phúc đối với Nguyễn Hiến Lê. Ông vốn mê sách, loại nào cũng muốn đọc cho biết (có lẽ chỉ trừ mỗi loại "chương" của Kim Dung là ông "không thể thích nổi"). Ông lại có thế mạnh về ngoại ngữ: am hiểu cả tiếng Pháp, tiếng Anh lẫn chữ Hán. Nhà thơ Quách Tấn đã có lần nói về sức đọc của Nguyễn Hiến Lê là "khó có người bì kịp, chứ đừng nói chuyện đọc rồi còn viết". Ngại đến thư viện, mà thư viện cũng rất ít tài liệu mới, Nguyễn Hiến Lê phải đặt mua hầu hết các sách tham khảo từ nước ngoài, mỗi năm "khoảng năm sáu chục cuốn". Một số sách khác mượn của các bạn văn. Báo và tạp chí định kỳ của Pháp thì mượn ở tòa soạn Bách Khoa... Không để mất thì giờ vì những cuốn sách tầm thường, thiếu độ tin cậy khoa học, Nguyễn Hiến Lê nhờ một nhà sách ở Hương Cảng "tìm cho những bản tốt nhất, chú giải kỹ nhất của một học giả có tiếng và do một nhà xuất bản có tiếng in ra". [23;tr.388] Việc tích lũy tư liệu cho một hướng nghiên cứu có khi phải kéo dài liên tiếp trong nhiều năm. Để tìm hiểu và viết về Kinh Dịch, Nguyễn Hiến Lê đã "gom từ 1960 đến 1975 được khoảng 15,16 cuốn của Trung Hoa, Việt, Pháp, Anh, Đức (dịch ra tiếng Pháp)". Khi nhận được tài liệu, ở mỗi cuốn, Nguyễn Hiến Lê "đọc qua một lượt, xem giá trị ra sao",''đánh dấu những chương quan trọng rồi để riêng vào một chỗ". Năm 1978 - 1979, khi định viết, Nguyễn Hiến Lê mới "đọc kỹ lại một lượt, so sánh các thuyết, các bản dịch... để định cái hướng nghiên cứu, cách làm việc". [22; tr.149] Đôi khi, chỉ để chắt chiu cho một cuốn sách mỏng gợi những tình cảm đẹp, cao thượng, Nguyễn Hiến Lê đã gom góp, chọn lọc gần hai chục năm từ các sách báo Pháp. Tuy vậy, công việc đó không tốn công mấy: thấy truyện nào đáng lựa, Nguyễn Hiến Lê đánh dấu, rồi sắp vào một chỗ riêng; khi đã được vài ba chục truyện, ông "đem ra dịch một hai tháng là xong". [23 ; tr.388] Yếu tố ngẫu nhiên có lúc cũng tạo ra những nhánh rẽ bất ngờ. Tình cờ đọc một cuốn sách rất mỏng của J.Fourastié, những thành kiến của Nguyễn Hiến Lê đối với môn Kinh tế học thay đổi hẳn. Ông tìm đọc thêm một loạt sách về kinh tế, xã hội về vấn đề kém phát triển trên thế giới và từ đó nảy ra ý viết cuốn Một niềm tin (1965), một cuốn sách hoàn toàn ngoài kế hoạch viết lách của Nguyễn Hiến Lê. Phê phán E. Caldwell là "ngông" vì "không đọc sách của ai cả", Nguyễn Hiến Lê nhắc đến Tolstoi, Proust, A. France - những nhà văn lớn và tài năng, viết nhiều nhưng cũng là những người đọc sách rất nhiều. Nguyễn Hiến Lê còn nói thêm về việc đọc sách của mình : Viết văn thì phải theo dõi văn trào và thời sự trong nước, trên thế giới; cho nên dù bận việc tôi cũng rán đọc một số nhật báo, tạp chí và những tác phẩm Việt quan trọng xuất bản trong năm, để kịp thời góp ý kiến (...). Những báo, tạp chí, sách đó một số do tôi mua, một số do bạn văn tặng, một số mượn của tòa soạn Bách Khoa. [23 ; tr.390] Khi đọc sách, "thấy có đoạn nào đáng đọc lại, có ý gì đáng ghi", Nguyễn Hiến Lê luôn có thói quen đánh dấu, ghi chú ngay bằng bút chì bên lề trang sách hoặc tóm tắt đại ý, ghi lại số trang vào mấy trang để trống ở đầu sách. Thao tác "sắp vào một chỗ riêng" đối với các nguồn tài liệu cần quan tâm , tích lũy luôn được Nguyễn Hiến Lê tận dụng một cách hiệu quả. Cứ đọc bất kỳ một cuốn sách nào của ông, người đọc cũng sẽ nhận thấy ngay tác phong nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học ở Nguyễn Hiến Lê: từ tài liệu tham khảo đến các trích dẫn, số liệu, dẫn chứng... tất cả đều cụ thể, rõ ràng, phong phú, cập nhật và xác đáng. Một điểm đặc biệt ở nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê là tất cả những bề bộn, mâu thuẫn của tài liệu, sách báo hầu như không thể "gây nhiễu" đối với ông. Trong một lá thư gởi cho Châu Hải Kỳ sau ngày Nguyễn Hiến Lê mất, nhà nghiên cứu Giản Chi có kể lại một chi tiết đáng chú ý : "Ông Lê có óc synthèse kỳ lạ. Cũng mấy cuốn sách, mình đọc xong còn đương ngỡ ngàng thì ông ta đã viết luôn được một tác phẩm, sau khi đọc cũng như mình", [16;tr.366] Rất có thể Nguyễn Hiến Lê vốn đã có những suy nghĩ rất gần gũi với nội dung của mấy cuốn sách đó, nên khi tiếp xúc, tài liệu mới đã "đánh thức" ngay những ý nghĩ còn ở dạng tiềm năng ây và mọi chuyện trở nên sáng rõ. Cũng có thể nếp tư duy tổng hợp, khái quát hóa ở nhà nghiên cứu đã được gợi ý trực tiếp từ nguồn tư liệu. Trong cả hai trường hợp trên, sự gặp gỡ nào cũng đẹp, cũng tương tự như sự xuất hiện của cảm hứng hoặc nẩy sinh tứ thơ ở nhà văn, nhà thơ trước cuộc sống. Bước khởi sự tốt lành đó sẽ giúp cho việc lập bố cục và viết tác phẩm trò nên dễ dàng hơn. 2.3.3. Lập bố cục - Viết Khi công đoạn đọc và ghi chép tất cả tài liệu về một vấn đề nào đó đã xong, Nguyễn Hiến Lê thường phải bỏ ra "một tuần hay nửa tháng" để "suy nghĩ về vấn đề đó " rồi mới " lập một bố cục sơ sài cho tác phẩm định viết ". [22;tr.l52] Việc đầu tiên là chia thành các phần, các chương và tạm đặt nhan đề cho mỗi phần, mỗi chương. Khi viết xong toàn bộ tác phẩm, các nhan đề đó sẽ được đặt lại cho sát với nội dung. Bước chi tiết hoa được bắt đầu từ chương I: Nguyễn Hiến Lê ghi lại vắn tắt trên giấy rời tất cả các ý và tài liệu của chương đó. Phải vài trang giấy lớn mới ghi được đủ. Tiếp theo là việc chia đoạn và đánh dấu các ý, các tài liệu cho mỗi đoạn. Trong mỗi đoạn, Nguyễn Hiến Lê rết chú ý đến trình tự sắp xếp các ý vì ông muốn các ý phải " nối tiếp nhau một cách tự nhiên". Công việc lập bố cục cho từng chương đó được tiến hành kỹ và luôn "phải làm hai ba lần".[22;tr. 153] Tuy vậy, việc lập bố cục tỉ mỉ cho từng chương để rồi sau đó cứ theo bố cục mà viết, không phải sửa đổi, thêm bớt chỉ là thói quen của Nguyễn Hiến Lê trong khoảng mười năm đầu cầm bút. Từ khoảng 1955 về sau, Nguyễn Hiến Lê thấy không cần phải chặt chẽ quá như vậy: Chỉ cần có một bố cục đại khái thôi, rồi trong khi viết, có thể ý nọ gợi ý kìa, nẩy ra ý mới, hoặc thấy nên đảo một vài ý trong bố cục, nhất là có thể bỏ một ý nào đó đi, thêm vào một ý khác; tóm lại là có thể xáo trộn bố cục ít nhiều, như vậy có lợi là ý đột ngột hơn, văn tươi tắn hơn, viết thú hơn, chứ không có hại gì cả... [22;tr.l53] Ý kiến khá thoáng của một cây bút đã từng tha thiết với vẻ đẹp hài hòa của văn chương cổ điển như vậy hẳn là được sự đồng tình không chỉ ở nhà văn, nhà thơ. Đó là kinh nghiệm về sự có mặt cần thiết của bút pháp bình dị, tự nhiên bên cạnh cái chặt chẽ, tôn nghiêm của logic hình thức lúc nào cũng hiện diện trong các trước tác học thuật nói chung. Khi đã vào khâu viết, Nguyễn Hiến Lê " không thể nhởn nha được, ít nhất phải viết cho hết chương, chứ không bao giờ bỏ dở để làm một công việc khác". [23;tr.391] Nếu buộc phải tạm ngừng vì lý do này khác thì Nguyễn Hiến Lê cũng phải " diễn tất cả những ý trong chương, dù là vội vàng, rồi sau sẽ sửa lại [23;tr.391] Đối với các trước tác của mình, Nguyễn Hiến Lể chia làm 2 loại: dễ viết và khó viết. Loại dễ viết thường là những cuốn độ hai trăm trang - như loại Học làm người chẳng hạn - thì chỉ mất một hai tháng là viết xong một cuốn. Thời gian "nghỉ ngơi" trước khi bắt tay vào viết cuốn khác ở Nguyễn Hiến Lê chỉ là một tuần hay nửa tháng, đó là thời gian ông "tha hồ đọc sách báo vừa để tiêu khiển, vừa để kiếm tài liệu". Loại khó viết là những cuốn về văn học, triết học Trung Quốc. Thường phải mất chín, mười tháng, một năm mới xong một cuốn. Với những cuốn đó, Nguyễn Hiến Lê phải chia ra từng chặng, từng đợt để viết, mỗi chặng độ hai ba tháng. Mức độ hứng thú hay nhọc nhằn khi viết mỗi cuốn trong cùng một loại cũng rất khác nhau. Cùng là văn học, triết học Trung Quốc nhưng khi viết Đại cương văn học sử Trung Quốc để tìm hiểu, tự học, Nguyễn Hiến Lê có mệt công ở bước phiên âm, khảo dịch mà vẫn thấy hứng thú; còn khi viết Văn học Trung Quốc hiện đại để bổ túc cho bộ trên, Nguyễn Hiến Lê đã " tốn nhiều công, viết xong thấy rất mệt, có cảm giác như leo một ngọn núi ". [23;tr.392] cả khi biên dịch bộ Chiến Quốc sách cũng vậy:"Văn Chiến Quốc sách rất cổ, rất khố hiểu", Nguyễn Hiến Lê phải tra cứu, đối chiếu liên tục, "có khi mất cả một ngày mới dịch được một trang". [23;tr.392] Viết xong bản thảo cuốn nào, Nguyễn Hiến Lê sửa lại liền cuốn đó. Chỉ đến khi sắp in, có thể năm sáu tháng sau hoặc mươi năm sau, ông mới sửa lại một lần nữa. Nguyễn Hiến Lê thuộc loại nhà văn không bị lệ thuộc vào hứng thú. Dù không có hứng, ông cũng " cứ đúng giờ ngồi vào bàn viết, viết bừa vài câu, nửa trang rồi hứng tự nhiên tới ". [23;tr.393] Trong cuốn sách viết về Nguyễn Hiến Lê, nhà giáo Châu Hải Kỳ có dẫn lại nội dung trả lời của Nguyễn Hiến Lê khi được tác giả sống và Viết hỏi về cái khoa "viết bừa ", " nhảy đại " đó: - Tôi cứ " nắm đầu "một ý nào đó, rồi lôi đại nó ra, kỳ cho tới hết ý thì thôi. Thành thử có khi mới đầu tôi định theo bố cục này, nhưng rồi lại đổi hẳn đi, lại có khi thoạt đầu, tôi định viết một bài, một chương, mà sau lại viết thành hai, thành ba. Tất nhiên có một vài cuốn biên khảo không thể viết theo lối " tùy hứng" đó được. [16;tr.48] Nguyễn Hiến Lê không thích viết lắt nhắt, thường thì ông viết "luôn một hơi hai ba giờ liền" và "khi đã mê viết rồi" thì "quên những tiếng động ở chung quanh ". Hồi còn khó khăn ở đường Huỳnh Tịnh Của, ông phải viết và " nghỉ giải lao" theo các tiết dạy mẫu giáo "tại gia" của bà Trịnh. Từ lúc có căn nhà ở đường Kỳ Đồng, giờ giấc tập trung để viết của ông tốt hơn, chỗ làm việc cũng yên tĩnh hơn. Tuy vậy, cứ mường tượng hình ảnh Nguyễn Hiến Lề " phải vừa xoa bụng vừa viết, đau quá thì nằm nghỉ một chút rồi ngồi lên viết tiếp hẳn là chúng ta sẽ nghĩ khác đi về vai trò của hứng thú ương sáng tác. Cạnh bàn viết của Nguyễn Hiến Lê lúc nào cũng có hoa tươi trong chậu. Sân nhà của ông ở Kỳ Đồng cũng ngát hương hoa. Nhưng ngay chỗ ngồi viết, sau lưng Nguyễn Hiến Lê là một cái tủ sách mà hai ngăn chứa toàn tự điển, non hai chục bộ lớn nhỏ, để chỉ cần quay lại, với tay là ông có thể lấy được liền. Nhà-văn-gốc-Bắc-lời-văn-Nam này "rất chú trọng đến chánh tả và sự dùng chữ cho đúng". Vì ông yêu tiếng Việt đã đành. Mà cũng vì ông không chỉ là nhà văn của một, hai giới độc giả nhất định. 2.3.4. Không quên độc giả - Yêu đề tài Viết "nhiều loại sách cho nhiều hạng độc giả Nguyễn Hiến Lê bao giờ cũng "phải nghĩ đến độc giả của mỗi loại sách, viết sao cho họ hiểu được, nếu cần thì phải chú thích". [22;tr.l63] Quan điểm "bình dân", "đại chúng" đó không phải nhà văn nào cũng dễ dàng có được, nhất là ở đô thị miền Nam trước 1975. Viết cho rắc rối, khó hiểu, hào nhoáng, cao siêu... cũng đã từng là những "mốt" phổ biến dạo nào. Khổ nỗi, những kiểu "loè" ấy không phải là không gây nên những tác dụng nhất định đối với người đọc trẻ tuổi. Với Nguyễn Hiến Lê thì hoàn toàn khác. Viết sách, ông "chỉ nhắm mục đích tự học và giúp độc giả tự học". Chính vì thế, cũng là viết về văn học Trung Quốc, mà bộ Đại cương Văn học sử Trung Quốc thuộc loại phổ thông, được trình bày như một cuốn sách giáo khoa; khác hẳn các bộ Chiến Quốc sách, sử ký Tư Mã Thiên thuộc loại biên khảo viết cho những độc giả đã hiểu biết ít nhiều về Trung Hoa. Tương tự như vậy, cuốn Để hiểu văn phạm đơn giản hơn so với Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam; Hương sắc trong vườn văn có nội dung sâu sắc hơn Luyện văn... Nguyễn Hiến Lê cũng hiểu rất rõ sự đa dạng về độ tuổi, tầng lớp, sở thích của nhiều hạng độc giả nhưng ông vẫn trung thành với hướng đi của mình. Không đến nỗi ồn ào kiểu "best seller" nhưng khó mà thống kê được bao nhiêu vạn bản Đắc nhân tâm đã được xuất bản và tái bản. Và nếu tính cả tủ sách "Học làm người" của Nguyễn Hiến Lê đã đến với bao nhiêu độc giả thì chúng ta hẳn phải thừa nhận là đã có một sự gặp gỡ tối ưu giữa sở thích của đông đảo độc giả với một hướng khai thác đề tài đụng đắn của nhà văn. Tính chết "tối ưu" đó biểu hiện ở chỗ: hướng khai thác của nhà văn vẫn trùng khớp với một sở thích, một nhu cầu biểu hiện của chính nhà văn; vẫn không phản bội hoặc chệch hướng hoạt động, rời xa mục tiêu, mục đích mà nhà văn đã xác định. Từ năm 1953, khi mở nhà xuất bản và chỉ xuất bản những tác phẩm của chính mình, Nguyễn Hiến Lê đã tạo ra một kiểu mẫu mới lạ về cách thức tồn tại của một nhà văn chuyên nghiệp. Nếu chỉ vì mục đích kinh tế, Nguyễn Hiến Lê có thể "lăn xả " vào thị trường chữ nghĩa và có lẽ sẽ làm giàu nhanh chóng chẳng kém gì ai. Ông thừa khả năng và uy tín để làm điều đó và ông cũng biết vậy nhưng ông đã không làm: Tôi biết có đề tài viết ra, bán sẽ rất chạy, nhưng tôi nhất định không viết, vì tôi không thích (chẳng hạn đời của hạng người như Thành Cát Tư Hãn, Hitler); hoặc vì tôi thấy có hại cho độc giả (như tư tưởng của nhóm Hiện sinh ở Au mà tôi cho là không hợp với dân tộc mình, xã hội mình lúc này).[22; tr.164 - 165] Nguyễn Hiến Lê đã giải thích rõ về lòng yêu đề tài của mình: Có thích vấn đề nào thì tôi mới viết. Thấy vui trong khi viết, bấy nhiêu đủ cho tôi rồi. Khi viết tiểu sử danh nhân, tôi lựa những nhà có tâm hồn đẹp, có công với nhân loại, tôi gom góp càng nhiều tài liệu về họ càng tốt (...), tìm hiểu những đau khổ, gắng sức, thành bại của họ, sống với họ rồi rung động kể lại cuộc đời của họ để làm gương cho đời; tóm lại tôi thực tâm yêu quý những vị mà tôi viết (...). Phải chính mình thích cái gì mình viết thì độc giả mới thích nó được.[22; tr.164] Nói "lấy ngắn nuôi dài" thì e có vẻ sản xuất quá nhưng thực tế, nhờ sự phát triển đúng đắn và hiệu quả của loại sách giáo dục - văn hóa Học làm người, Nguyễn Hiến Lê mới có thể rảnh tay để chăm sóc, để thủy chung với mảng đề tài văn học, triết học của mình. 2.3.5. Viết Tựa Được đặt ở đầu tác phẩm, tựa (hoặc lời tựa, lời nói đầu, lời giới thiệu...) nhằm thuyết minh về mục đích, tôn chỉ, cách viết, hoàn cảnh ra đời... của tác phẩm (ỉ). Những lời thuyết minh này có khi rất quan trọng, giúp người đọc hiểu cuốn sách, hiểu người viết một cách chân xác hơn, sâu sắc hơn. Tựa thường do chính tác giả cuốn sách viết lấy, cũng có thể nhờ bạn bè viết giúp. Trong đời văn của mình, Nguyễn Hiến Lê đã viết khoảng 50 bài Tựa cho các trước tác của ông và khoảng 20 bài Tựa khác cho các tác phẩm của bạn bè ông. Lối viết tựa của Nguyễn Hiến Lê có nhiều nét đặc sắc. Theo lời nhận xét của nhà văn Võ Phiến, có lẽ Châu Hải Kỳ là người đầu tiên nêu lên cái "đặc tài" viết tựa của Nguyễn Hiến Lê.[43;tr.50] Đã có lần Châu Hải Kỳ tỏ ra "bực tức" vì Nguyễn Hiến Lê không chịu chọn những bài tựa đắc ý nhất để cho vào một tuyển tập như một nhà văn Pháp nào đó đã làm. Dù vậy, sau 1975, Nguyễn Hiến Lê cũng lựa một số bài tựa cùng với mấy bài tùy bút, hồi ký... cho vào một tập với nhan đề Để tôi đọc lại. Các bài tựa trong tập đó đều là những bài tựa Nguyễn Hiến Lê viết cho các tác phẩm của bạn bè thân thiết: úc Viên thi thoại của Đông Hồ, Chí sĩ Nguyễn Quang Diêu của Nguyễn Văn Hầu, Đất nước quê hương của Võ Phiến, Quê hương của Nguyễn Hữu Ngư... Trong những bài tựa viết cho bạn, Nguyễn Hiến Lê tỏ ra thích bài Tựa viết cho Nguyễn Văn Hầu hơn cả. Nhà thơ Đông Hồ khen "còn hay hơn cả cuốn sách"! Nguyễn Hiến Lê thích bài tựa đó do bố cục tự nhiên mà lạ; từ diện thu lại điểm rồi từ tâm điểm tỏa ngược ra, bao phủ cả diện ban đầu để rồi kết đột ngột. Ở bài tựa đó, Nguyễn Hiến Lê đã dùng lối văn ba lan, tiến lui như những đợt sóng - một bút pháp thường được ca ngợi trong cổ văn. Nhưng bài Tựa được nhiều người khen nhất là bài Nguyễn Hiến Lê viết cho tập Qê hương của Nguyên Hữu Ngư. Ở bài tựa đó, Nguyễn Hiến Lê "tả kỹ dáng người, y phục, cử chỉ, ngôn ngữ của tác giả, tình của ông đối với nước, nhà, bạn bè; ghi lại những lúc ông thất vọng mà hóa điên, đi lang thang khắp nơi, bị cảnh sát nhốt, đánh đập.., "[22;tr.255] Đây là bài tựa có nhiều đoạn sinh động, sắc nét và thu hút lạ lùng, nếu không phải là người Tựa: nguyên chữ Hán là "tự", có nghĩa là trình bày, thuyết minh... thân thiết và hiểu nhau thì khó mà viết được như vậy. Dưới đây xin trích lại một hai đoạn trong bài Tựa đặc sắc ấy: (...) Hết thảy là những chuyện tôi được nghe anh kể nhiều lần rồi, mà lần này nghe lại, tôi vẫn thấy buồn vô hạn. Tôi gần như không xen vô một lời nào cả, mặc anh thao thao để anh trút bớt nỗi bất bình, nỗi căm phẫn của anh đi. Anh căm phẫn xã hội, căm phẫn thời đại, căm phẫn mọi người. Anh nhiều lý tưởng, nuôi nhiều mộng cao đẹp mà gặp toàn những điều bất như ý, cứ phải cố nén xuống và sức nén càng mạnh thì sức bùng ra cũng càng mạnh. Có lúc anh nghiến răng, nắm chặt tay vung ra như muốn thoi tôi; có lúc anh mếu máo muốn khóc, rồi bỗng chồm lên chua chát, cay độc mạt sát một cách phũ phàng người bạn già mà anh quý nhất. Lúc đó tôi chán đời biết bao! Có lúc anh cười gằn ghê rợn rồi ngâm thơ, những bài thơ lục bát hay thất ngôn, ngữ ngôn, thường là bốn câu anh làm rất mau. Hôm đó ngồi nghe anh suốt hai giờ, tôi thấy buồn lạ lùng, không phải buồn cho anh mà còn buồn cho chính tôi, cho tất cả loài người. Hết thảy chúng ta bề ngoài đều nhã nhặn, lễ độ, nhưng trong đáy lòng vẫn có những đạt sống ngầm có thể một sớm một tối phá tan mà không sao ngăn lại được...[23tr. 344] Nhà văn Nguyễn Hữu Ngư (tức Nguiễn Ngu í) mất năm 1978. Mấy năm sau, khi viết Hồi kí, rồi Đời viết văn của tôi, Nguyễn Hiến Lê vẫn còn nhớ lại lần viết bài tựa cho tập Qê hương: Tôi nhớ hôm ông lại tôi để lấy bài Tựa rồi không ra về, mà ngồi bệt ngay xuống dưới mái hiên mà đọc. Tôi ở trên lầu nhìn xuống, đợi ông đọc xong, hỏi: "Sao? Anh vừa ý không?" Ông cười đáp: "Ngoài ước vọng nữa".[22tr. 255] Thành công của những bài tựa, lời giới thiệu nói chung hình như không nằm ở những phân tích toàn diện, sâu sắc về tác phẩm lẫn tác giả và được viết như một bài tiểu luận đặt ở đầu sách như ta thường thấy ở đa số lời giới thiệu trên các tác phẩm. Nó nghiêm túc, đĩnh đạc mà khô khan Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn quá. Hoặc đôi khi cũng liều lĩnh xưng tụng quá đáng nữa. Nó thiếu đi cái chất tự nhiên của tình cảm, của bộc lộ riêng tây, chất ngẫm nghĩ của tùy bút, hồi ức... Ấn tượng về lời giới thiệu của Nguyễn Tuân cho tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố cứ bám vào trí nhớ người đọc là do sự am hiểu tác phẩm hay do sự sâu sắc về tình cảm của người viết lời giới thiệu? Mấy ý nghĩ... của Hoài Thanh viết cho tập Từ ấy của Tố Hữu do đâu mà có sức thuyết phục, nếu không phải bắt nguồn từ những liên hệ, cảm nhận riêng của chính người viết tựa? Chính yếu tố tình cảm cùng những bộc bạch riêng tư, những liên hệ bản thân của người viết tựa sẽ là chất xúc tác tốt nhất. Nhờ đó, những gợi ý, những định hướng tiếp nhận - nếu có - đối với "phần cứng" của tác phẩm sẽ diễn ra nhanh hơn, hứa hẹn hơn. Ai đã từng đọc bài Tựa cuốn Thế hệ ngày mai của Nguyễn Hiến Lê mà không một lần xúc động? Cuốn sách mỏng không quá 200 trang đó bàn về phương pháp giáo dục; có thể xếp vào loại "kén" độc giả. Nhưng nếu một người đọc bình thường nào đó chỉ có trình độ học vấn phổ thông cơ sở thôi chẳng hạn, được tiếp xúc với bài Tựa, chắc hẳn sẽ tìm hiểu cuốn sách kỹ hơn. Vì tình cảm của tác giả bộc lộ ở lời tựa tự nhiên quá, chân thành quá, cách kể lại những kỷ niệm tuổi thơ cũng gần gũi quá...Cả ở cuốn Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười cũng vậy, lòng yêu quê hương đất nước, tự hào về cha ông cứ bàng bạc, thắm thiết qua từng chương kể chuyện. Có thêm lời tựa ở đầu sách kể về tình thương người của các bà mẹ Nam bộ, cuốn du ký càng thêm gần gũi, sâu nặng ân tình... Cho nên, tuy nằm ngoài văn bản tác phẩm, lời Tựa vẫn là chiếc cầu nối gần gũi và cần thiết để đưa người đọc đến với tác phẩm nhanh hơn, dễ hơn. Những nét đặc sắc trong lối viết tựa của Nguyễn Hiến Lê là một điểm son kinh nghiệm có giá ừị, xứng đáng được mô phỏng, sáng tạo thêm. Chuyện kinh nghiệm vốn đã chẳng ai giống ai. Chuyện viết văn, lao tâm khổ tứ và sướng vui với chữ nghĩa lại càng là những biểu hiện riêng tư, cá biệt. Nhưng khi đã xác định được những cốt lõi chung, những đặc điểm và biểu hiện chung nhất của lao động nhà văn thì những hiểu biết, những kinh nghiệm đã từng được khẳng định vẫn tỏ ra có sức thu hút về giá trị. Những ý tưởng và kinh nghiệm viết văn từ đời văn Nguyễn Hiến Lê cũng không nằm ngoài những suy nghĩ ấy. * * KẾT LUẬN Từ cái buổi trưa u ám, lất phất mưa phùn tháng chạp trên ga Hàng Cỏ năm ấy (1935), Nguyễn Hiến Lê hẳn đã không nghĩ rằng mình sẽ sống 40 năm dài trong những biến động triền miên của mảnh đất phương Nam này cho tới ngày đất nước hoàn toàn thống nhất. Lại càng không ngờ rằng thời cuộc và hoàn cảnh đã đưa đẩy mình đến với nghề viết văn để rồi gắn bó với nó đến tận cuối đời. Làm công chức cho Pháp, dạy học, rồi tập viết văn, viết báo, mở nhà xuất bản, trở thành một nhà văn tên tuổi... Con đường đến với văn chương của Nguyễn Hiến Lê có điểm tương đồng với những nhà văn, nhà nghiên cứu lớp trước như Nguyễn Văn Tố, Đặng Thai Mai, Đào Duy Anh, Nguyễn Công Hoan, Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Tuân cũng như nhiều nhà văn, nhà thơ khác trước Cách mạng tháng Tám 1945. Tuy không có duyên may đến được với Cách mạng, không phải là nhà văn Cách mạng, nhưng Nguyễn Hiến Lê cũng không phải là nhà văn của chế độ cũ, mặc dù ông đã từng sống giữa lòng xã hội ấy suốt mấy chục năm: Ngòi bút của Nguyễn Hiến Lê, tâm hồn và con tỉm Nguyễn Hiến Lê ngay từ đầu đã thuộc về nhân dân, những người lao động, những ai cực khổ, bần hàn và bất hạnh. Niềm tự hào về dòng giống, tổ tiên và nỗi đau về dân tộc trước những cuộc ngoại xâm đã kéo Nguyễn Hiến Lê, một nhà vấn luôn ý thức lánh xa những gì phù phiếm như chức tước, địa vị và sự giàu sang không lương thiện xích gần với Cách mạng và tự coi mình là người của Cách mạng, bởi lẽ dễ hiểu, những điều Cách mạng đang làm cũng chính là mơ ước của ổng. [23 ; tr.5 - 6] Sống và viết giữa Sài Gòn ngần ấy năm trong một vị thế và hoàn cảnh khó có thể nói là thuận lợi và êm thắm, Nguyễn Hiến Lê vẫn kiên trì trước sau như một khẳng định lý tưởng tốt đẹp của mình. Ngòi bút của Nguyễn Hiến Lê lúc nào cũng hướng về những tin yêu cuộc sống, khát khao tri thức và tiến bộ xã hội. Trong địa hạt yêu thích của mình, ông đã tỏ ra là người tri kỷ, đằm thắm mà sâu sắc, nặng lòng với văn chương. Hơn thế nữa, ông lại là người luôn sấn sàng, tận tình giúp đỡ, mời gọi người khác cùng khám phá, sống hết mình với văn chương. Cái "duyên văn tự" đã khiến ông miệt mài, lặng lẽ, đàm mê bất tận với những khổ đau và hạnh phúc trong "cuộc tìm tòi vô tận" của mình. Ở ông, chủ yếu vẫn là niềm hạnh phúc được sống và viết, được chan hòa trong mến mộ, tin yêu của độc giả hơn là sự đau đớn đến dằn vặt của những ngòi bút đầy trăn trở khác. Không bị ràng buộc bởi những lợi lộc vật chất tầm thường, ông thủy chung với thế giới tinh thần truyền thống cùng nếp sống, nếp làm việc khoa học của mình. Ông đã ung dung, chủ động và kiên tâm đi trên con đường đã chọn. Những gì ông để lại chưa một sớm một chiều mà khai thác hết được. Chỉ riêng mỗi khía cạnh lao động cần mẫn, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm và không hề thiếu tính sáng tạo của Nguyễn Hiến Lê trong học thuật và sáng tác đã là một thực tế, một vốn kinh nghiệm, một tấm gương đối với những người cầm bút rồi! * * Trong một bài báo ngắn với tựa Nghĩ về nghề, Giáo sư Phong Lê - từ điểm nhìn cuối thế kỉ XX, đã ít nhiều băn khoăn về sự trống trải của những công trình lý luận phê bình sau Thi nhân Việt Nam, Nhà văn hiện đại,Văn học khái luận. Giáo sư cũng nhắc đến sự lặng lẽ của Việt Nam văn hoá sử cương - một công trình tâm huyết của cố học giả Đào Duy Anh, đã bị chìm trong quên lãng.[31 ; tr.ll] Có thể Giáo sư đã quá lo ngại hoặc yêu cầu cao về sinh hoạt học thuật lẫn sức sống của các công trình lý luận phê bình chăng? Thực ra, chỉ trong mười lăm năm đổi mới vừa qua, chúng ta đã có sự bừng rộ đáng mừng về nhiều mặt của đời sống văn nghệ và cũng đã gặt hái không ít những thành tựu khởi sắc cả về sáng tác lẫn về lý luận phê bình. Giá như Nguyễn Hiến Lê còn sống, ông sẽ vui biết bao nhiêu! ít nhiều u uẩn khó nói ở những năm cuối đời của ông sẽ tan biến ngay. Một cuộc "phục hưng" có thật đã diễn ra phong phú, đầy màu sắc và phấn khởi ngay ở lĩnh vực cổ học, Trung Quốc học mà ông hằng say mê và dốc bao công sức. Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn -118- Những ưu tư của Giáo SƯ Phong Lê trong bài báo nói trên vẫn gợi nhiều suy nghĩ. Ở một khía cạnh nào đó, vẫn phải thấy rằng những công trình lý luận phê bình trong thời gian qua cứ đến rồi đi với ít nhiều xôn xao và ấn tượng, chưa thật cắm rễ sâu bền và rộng rãi trong lòng người đọc. Cả thơ ca, truyện ký cũng có dáng dấp từa tựa như vậy. Điều gì còn thiếu ở đội ngũ người viết xổng xáo, bản lĩnh, không hề thiếu trình độ lẫn tài năng? Yêu cầu nào chưa thực sự được đáp ứng đối với đông đảo người đọc mà mặt bằng tri thức lẫn sự sắc sảo phản hồi đều vượt xa những thập kỷ trước? Sự công phu, yếu tố thẩm mỹ của sản phẩm ấn loát lẫn sự quảng bá của các phương tiện truyền thông, phát hành, chuyển tải của hệ thống xuất bản sách báo và tạp chí trong những năm qua đâu phải là không mạnh và không nhạy cảm? Hay là lỗi ở món ăn không hợp khẩu vị, không hợp lúc hoặc vượt quá ngưỡng tiếp nhận? Nếu thực tế mới, cơ chế mới hình như có đòi hỏi khác hơn ở nhà văn thì không lẽ văn chương, học thuật - một loại "bản vị" tinh thần không dễ gì chao đảo, suy suyển trước những biến thiên - lại cứ phải nhất mực tuân thủ thị trường như thời trang hay hàng hóa? Có khi phải tĩnh tâm nhìn lại phía chủ quan để "tiên trách kỷ, hậu trách nhân"! Những ý tưởng và công việc đằng đẵng mà Nguyễn Hiến Lê đã dài hơi thực hiện trong văn chương học thuật xác nhận được một điều: Trong lĩnh vực này, những đột phá ngoạn mục thường rất hiếm hoi và khổng phải là không có căn nguyên xác đáng. Sự hé lộ tài năng tưởng chừng như "ngứa cổ hót chơi" thường vẫn sâu xa bắt nguồn từ những "thập tải phong trần" nhất định. Những nhà văn bình thường trong cõi phàm này vốn vẫn dày công khổ luyện và bền gan trì chí đến khó ngờ. Sự thấu đáo chữ nghĩa và thuần thục tay nghề đã đành là chuyện miệt mài, không hề khoan nhượng với bất kỳ ai. Nhưng đó chỉ mới là cành, là ngọn, là lá, là hoa. Gốc rễ văn hoa, tâm linh sâu bền từ đất đai dân tộc và nhân loại mới thực sự chắt chiu được dòng nhựa luyện để vững cành, mẩy ngọn, để lá xanh hoa thắm và ngan ngát tỏa hương... E rằng những sáo ngữ ví von đó đã cũ mèm, bỏ xó. Nhưng cũng e rằng khó lòng chối bỏ những mẫu mực xưa thảng vẫn quay về lay động cách nghĩ, cách viết của người cầm bút hôm nay, mai nay. Khi người ta dễ dàng trao cho nhau hình ảnh những đoa hồng bằng thư điện tử mà vẫn xốn xang trước "một mùa vàng, một mùa son" của hoa mai, hoa đào ngày Tết; khi người ta ngợp choáng đi trước thác lũ thông tin từ Internet mà vẫn thấy nao lòng khi đứng trước vô cùng trời xanh mây trắng thì chừng đó, cái thế giới chậm rãi dịu dàng hay hối hả bức bối của ngôn từ nghệ thuật trong những văn bản nghệ thuật vẫn cứ sẽ mơ hồ, sâu lắng hoặc kêu réo, cào xước những khắc khoải khôn cùng trong tâm tư, cảm xúc của người đọc. Những phút giây hiếm hoi giàu mỹ cảm ấy, nếu có, chắc chắn sẽ phải bắt nguồn từ những giọt mồ hôi vô hình nhiứig hết sức nặng nề và khổ sai của người cầm bút. Tấm gương lao động nghệ thuật miệt mài và sáng tạo của "người xưa" Nguyễn Hiến Lê đã ngày càng trở nên gần gụi hơn trên con "đường mới" của các thế hệ nhà văn, nhà giáo hôm nay. Nguyễn Hiến Lê thiết tha với văn học dân tộc mà không hề xa lạ với tinh hoa văn hoa Đông Tây kim cổ. Nguyễn Hiến Lê nắm chắc công cụ ngoại ngữ để tự thân khám phá, soi rọi nhưng vẫn sâu sắc, mãnh liệt đến khắc nghiệt một tình yêu tiếng mẹ. Nguyễn Hiến Lê đã không còn là "người của một thời" như cách nói phổ biến khi nhắc đến những gì "vang bóng", ở đời văn ấy có nhiều bài học mẫu mực đến cổ điển được nhắn gởi lại: những trầm tích lịch sử và văn hoa cần thiết ở nhà văn, những bồi đắp phù sa vốn sống của nhà văn, các kiểu mẫu chuyên nghiệp hóa như một "quy trình khép kín" của người viết văn độc lập... Chúng ta cũng ghi nhận được từ đời văn ấy những gợi ý tích cực về thái độ dịch thuật, về tinh thần tiếp nhận văn hóa xứ người, về công việc đại chúng hóa và cập nhật hóa các thông tin về lý luận và kỹ thuật sáng tác văn chương... Vâng, thực tế nhất và cụ thể nhất vẫn là những nhắc nhở, trao đổi, chỉ bảo ân cần, tỉ mỉ rất mực chân thành và không hề tô vẽ của nhà văn ấy về chuyện viết văn. Hầu hết các nhà văn, nhà thơ tên tuổi ít nhiều đều để lại những kinh nghiệm mang tính "bếp núc" của mình. Nhưng Nguyễn Hiến Lê làm công việc đó sớm hơn, chu đáo, hệ thống hơn mà lại giản dị, tự nhiên hơn. Để rồi cái chuyện nhọc nhằn đi tìm chữ nghĩa, chuyện thai nghén và sinh thành tác phẩm, chuyện dõi mắt trông chừng đứa con tinh thần của mình, chuyện đãi cát tìm vàng, dọn dẹp không ngơi tay những ngổn ngang bừa bộn ưong khu vườn văn chương, ngôn ngữ... hóa ra không phải chỉ là việc riêng của nhà văn, nhà nghiên cứu hay những ai muốn bước vào nghề văn. Đó còn phải là công việc thường trực, là nhu cầu, là tình cảm của những người quan tâm tới văn chương học thuật, nhất là những người dạy văn, học văn. Tất nhiên, việc tìm tòi, nhặt nhạnh, tích lũy và vận dụng hiệu quả những mẩu chuyện, hồi ức hoặc giai thoại mang tính liên hệ "bên lề sân cỏ " như vậy không phải bao giờ cũng dễ dàng. Các hồi ký, hồi ức, kinh nghiệm, sổ tay viết văn được các nhà văn, nhà thơ trực tiếp kể lại rõ là những tư liệu hấp dẫn. Độ tin cậy của tư liệu, việc định lượng và định tính những "mắm muối tương cà " đó khi đưa vào giờ giảng văn, giờ phân tích, bình luận văn chương chắc là phải cân nhắc, suy tính thêm về tác dụng, hiệu quả. Nhưng riêng ở các giờ làm văn, tập làm văn, thực hành xây dựng văn bản, cả các học phần Tiếng Việt thực hành, Rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng Việt của các chương trình hiện hành ở các bậc phổ thông, cao đẳng và đại học thì những gợi ý cụ thể, sinh động của Nguyễn Hiến Lê sẽ là những đóng góp tích cực, lâu dài. Trước những bức xúc hiện nay về xu thế đổi mới phương pháp dạy học Văn - Tiếng Việt trong các trường sư phạm, khi yêu cầu tự học, tự nghiên cứu một cách chủ động của sinh viên đã trở thành vấn đề nổi cộm, nhức nhối, chắc chắn người dạy sẽ phải trăn trở đi tìm những "biện pháp giải quyết độc đáo sáng taơ"1 . Một lần nữa, những ý tưởng và kinh nghiệm tự học, tự nghiên cứu của Nguyễn Hiến Lê sẽ trở thành những chỗ dựa tham khảo cụ thể, có giá trị. * * Trên dặm dài nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học của thế kỷ XX, một Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh - Hoài Chân, một Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan, một Văn học khái luận của Đặng Thai Mai đã sớm trở thành những thắng tích đáng tự hào. Những tên tuổi như Thiếu Sơn, 1 PGS.TS. Trần Hữu Tá - Đổi mới phương pháp giảng dạy Văn học ờ ĐHSP - Một yêu cầu không đơn giản (tham luận hội nghị); Lê Hương Giang - Đổi mới phương pháp dạy học Văn ở Trường CĐSP: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp (tham luận hội nghị) trong Kỷ yếu Hội nghị Đổi mới phương pháp dạy học Văn - Tiếng Việt trong các trường sư phạm, Đà Lạt, tháng 12 năm 2000, trang 33, 34, 35, 40, 41. Trương Chính, Hải Triều, Tố Hữu, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Tô Hoài, Chế Lan Viên cùng đội ngũ đông đảo các nhà nghiên cứu, lý luận phê bình khác đã cắm những cột mốc, những cọc tiêu vững chãi trên những chặng đường phát triển của khoa nghiên cứu, lý luận phê bình văn học Việt Nam. Và trên "con đường thiên lý" đó, ở một vùng đất còn xa xôi cách trở cách đây non nửa thế kỷ, nhà văn - nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê của chúng ta đã lặng lẽ, cần mẫn xoay vần từng hòn đá tảng để khơi thông dòng chảy cho những thịnh vượng lâu bền của nối tiếp các thế hệ nhà văn, nhà nghiên cứu. Hơn hai mươi năm qua, nhiều công trình lớn nhỏ của các nhà nghiên cứu giàu tâm huyết đã cố gắng khôi phục lại diện mạo văn nghệ miền Nam trước 30/04/1975 nhằm hướng đến một cái nhìn trọn vẹn, toàn cảnh về một cơ thể chung của lịch sử phát triển văn học Việt Nam thế kĩ XX. Sự đóng góp tích cực của dòng văn học tiến bộ, yêu nước ương vùng bị tạm chiếm của miền Nam trước ngày giải phóng với những khuôn mặt sáng tác tiêu biểu như Võ Hồng, Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc, Vũ Bằng... đã bước đầu được thừa nhận. Tiếc rằng, mảng nghiên cứu, lý luận phê bình vẫn là một khu vực ít nhiều còn e dè, ngần ngại. Các công trình nghiên cứu trước đây của Phạm Văn Diêu, Nguyễn Đăng Thục, Thanh Lãng, Phạm Thế Ngũ, Nguyễn Văn Trung... chỉ mới được nhắc lại đây đó như những dẫn liệu đối chứng. Và số phận các trước tác của Nguyễn Hiến Lê dường như vẫn còn "cách một dòng sông" để hòa nhập được vào nguồn mạch chính thống, dù rằng suốt một thập kỷ qua, hàng chục đầu sách với hàng vạn bản sách Nguyễn Hiến Lê đã liên tục có mặt. Công việc "gạn đục khơi trong" nhằm khôi phục những giá trị chân chính, đích thực hình như vẫn còn ở phía trước. Đành rằng, những hạn chế của thời đại đã che khuất tầm nhìn và ngáng trở sức vươn của ngòi bút Nguyễn Hiến Lê. Đành rằng, ở Nguyễn Hiến Lê vẫn ít nhiều còn gói tròn trong những định kiến có phần cố chấp và lý tưởng hóa. Nhiều vấn đề học thuật, lý luận phê bình của thời ấy đã bị vượt qua. Chúng ta có thể lấy làm tiếc rằng Nguyễn Hiến Lê đã không để lại một cái gì thật sâu, thật sắc nhọn, thật "ghê gớm" ... Nhưng chúng ta vẫn còn đó một dáng hình, một nghị lực, một tâm hồn tha thiết, chân thành Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn -122- gởi trao từng chiếc "bông hồng vàng" của những trăn trở nghề văn để chúng ta còn ấp ủ, tin yêu và hướng tới... * * Đã gần trọn mười bảy năm kể từ ngày mất của Nguyễn Hiến Lê. Lúc còn sống, nhà văn đáng kính mà cuộc đời đã dâng hiến cho những tốt đẹp của văn hoá nước nhà đó chỉ ước ao có một cái vườn nhỏ, có cây cao nhiều bóng mát, nhiều hương và ông sẽ gọi là "Hương Viên". Ngôi vườn đó, trong đời thường ông đã có rồi. Căn nhà riêng số 26 đường Gia Long (nay là số 92 đường Tôn Đức Thắng) nằm bên bờ sông của thành phố Long Xuyên vẫn còn hai gốc hoàng lan: một ở cạnh lối đi, một ở sát bờ rào. Trước nhà là một cây nính cao sừng sững, không biết bao nhiêu tuổi, thân hai người ôm không xuể, trút lá tới tấp vào tiết lập xuân. Đêm đêm, thanh niên nam nữ đến ngồi trên những phiến đá được đặt rất nhiều trước nhà để chuyện trò, tâm sự. Và khu vườn ông chưa kịp đặt tên thì lớp trẻ đã đặt rồi: "nhà có hương thơm"! Bóng mát và hương thơm của cổ thụ Nguyễn Hiến Lê đến nay như vẫn còn nhẹ lay và ngan ngát vườn văn. * * PHU LỤC DANH MỤC SÁCH NGUYỄN HIẾN LÊ (Thống kê theo thứ tự thời gian của lần xuất bản đầu tiên) TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_01_17_0952666475_081.pdf
Luận văn liên quan