Luận văn Vấn đề nghiên cứu của luận án kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do bộ, cơ quan ngang bộ ban hành ở Việt Nam hiện nay

Ba là, Luận án đã đƣa ra phƣơng hƣớng và các giải pháp tƣơng đối đồng bộ, toàn diện nhằm khắc phục các hạn chế, phát huy các tích cực của kiểm tra văn bản QPPL do bộ, cơ quan ngang bộ ban hành, nhƣ: Hoàn thiện các quy định hiện hành về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật do bộ, cơ quan ngang bộ ban hành, chú trọng tăng thẩm quyền cho cơ quan/ngƣời có thẩm quyền kiểm tra văn bản; nghiên cứu, giao thẩm quyền cho Tòa hành chính, Tòa án nhân dân tối cao xem xét, xử lý văn bản QPPL do bộ, cơ quan ngang bộ ban hành có nội dung bất hợp hiến, bất hợp pháp là giải pháp mang tính đột phá; tăng cƣờng các điều kiện bảo đảm phục vụ công tác kiểm tra văn bản QPPL, trong đó, cần củng cố tổ chức, tăng cƣờng biên chế chuyên trách kiểm tra văn bản tại Bộ, cơ quan ngang Bộ; nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức làm công tác xây dựng, ban hành, kiểm tra văn bản; sắp xếp lại đội ngũ cán bộ đang làm công tác kiểm tra văn bản theo hƣớng chuyên môn hóa trong kiểm tra văn bản; tăng cƣờng tập huấn, hƣớng dẫn nghiệp vụ kiểm tra văn bản.; xây dựng và củng cố đội ngũ cộng tác viên và khai thác hiệu quả đội ngũ cộng tác viên kiểm tra, rà soát văn bản QPPL; tăng cƣờng công tác phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong kiểm tra, xử lý văn bản; xây dựng, hoàn thiện Hệ cơ sở dữ liệu phục vụ công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản thật sự chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; tăng cƣờng kinh phí và các điều kiện bảo đảm khác phục vụ công tác kiểm tra văn bản đƣợc coi là những giải pháp quan trọng về điều kiện bảo đảm phục vụ kiểm tra văn bản QPPL do bộ, cơ quan ngang bộ ban hành./.

pdf167 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vấn đề nghiên cứu của luận án kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do bộ, cơ quan ngang bộ ban hành ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngang bộ ban hành. Theo đó, các tiêu chí này phải là thƣớc đo để đánh giá đƣợc mức độ hoàn thành nhiệm vụ kiểm tra văn bản do bộ, cơ quan ngang bộ ban hành ở các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản ở các phƣơng diện nhƣ: tỷ lệ văn bản đƣợc tự kiểm tra/kiểm tra theo thẩm quyền so với số lƣợng văn bản đã ban hành; tỷ lệ văn bản phát hiện trái pháp luật so với số lƣợng văn bản đã đƣợc ban hành; tỷ lệ các dạng trái pháp luật (về nội dung, thẩm quyền, thể thức) so với số lƣợng văn bản phát hiện trái pháp luật; tỷ lệ văn bản QPPL trái pháp luật đƣợc xử lý (tự xử lý hoặc do cơ quan có thẩm quyền xử lý) so với số lƣợng văn bản QPPL trái pháp luật; tỷ lệ văn bản đƣợc kiểm tra, xử lý theo đúng thời hạn, quy trình; việc công khai văn bản QPPL đã đƣợc kiểm tra và phát hiện trái pháp luật hay không trái pháp luật Mức kinh phí đƣợc cấp phục vụ kiểm tra văn bản so với nhu cầu; Việc ban hành văn bản cụ thể hóa kiểm tra văn bản tại bộ, cơ quan ngang bộ Bộ Tiêu chí này sẽ là công cụ để đánh giá khách quan, toàn diện, chính xác các kết quả của kiểm tra văn bản do bộ, cơ quan ngang bộ ban hành, từ đó có cái nhìn tổng thể và giúp cho cơ quan có thẩm quyền có giải pháp hoặc kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả, chất lƣợng của kiểm tra văn bản QPPL do bộ, cơ quan ngang bộ ban hành trên thực tiễn. 4.2.1.9. Bổ sung quy định về thẩm quyền tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Văn bản QPPL của Chính phủ thƣờng là căn cứ pháp lý trực tiếp, chủ yếu để bộ, cơ quan ngang bộ ban hành văn bản QPPL quy định chi tiết các điều, khoản, điểm 139 đƣợc giao. Trƣờng hợp văn bản QPPL của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ bất hợp Hiến, bất hợp pháp sẽ dễ dàng dẫn đến văn bản của bộ, cơ quan ngang bộ, kéo theo đó là văn bản QPPL của các cấp chính quyền địa phƣơng sẽ không hợp hiến, hợp pháp. Ngoài ra, văn bản làm cơ sở pháp lý để kiểm tra văn bản do bộ, cơ quan ngang bộ ban hành (Luật, Nghị định), trong nhiều trƣờng hợp có nội dung chƣa đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý (nhất là tính hợp lý), gây khó khăn cho các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc quy định chi tiết để tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, chƣa có quy định cụ thể về việc Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ tự kiểm tra, xử lý văn bản QPPL do mình ban hành. Hiện nay, Luật về hoạt động giám sát của Quốc hội, Luật năm 2015 đều quy định văn bản của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ phải chịu sự giám sát của các cơ quan có thẩm quyền, và có thể bị đình chỉ việc thi hành, bị bãi bỏ bởi Quốc hội, Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội. Nhƣ vậy, về mặt quy định thẩm quyền cũng nhƣ trình tự, thủ tục, thì văn bản do Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành chịu sự giám sát từ nhiều chủ thể khác nhau và bị xử lý khi phát hiện bất hợp hiến, bất hợp pháp. Cho đến nay, chƣa có trƣờng hợp văn bản QPPL nào của Chính phủ hay Thủ tƣớng Chính phủ bị xử lý, tuy nhiên, về phía mình, Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ cần phải có cơ chế tự kiểm tra, tự giám sát văn bản QPPL do mình ban hành. Thực tế thời gian qua cũng có một số nghị định của Chính phủ đƣợc cho là có dấu hiệu bất hợp pháp, tuy nhiên, cũng chẳng có cơ quan nào xem xét, xử lý, đồng thời, cũng chƣa có quy định về việc tự kiểm tra, kiến nghị Chính phủ tự xử lý. Chẳng hạn, thời gian vừa qua, báo chí và dƣ luận xã hội cũng có những ý kiến đa chiều về Nghị định số 105/2012/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức tang lễ cán bộ, công chức, viên chức. Theo đó, một số quy định của Nghị định này đƣợc cho là chƣa hợp lý, chƣa khả thi và trái thẩm quyền, nhƣ việc quy định “linh cữu của ngƣời từ trần quàn tại nhà tang lễ hoặc tại gia đình không để ô cửa có lắp kính trên nắp quan tài” [27]. Một số nội dung của Nghị định đƣợc hiểu là giao thẩm quyền, trách nhiệm cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân cấp cao của Đảng, Nhà nƣớc nhƣ giao trách nhiệm cho Ban Chấp hành Trung ƣơng, Quốc hội, Chủ tịch nƣớc thông báo về lễ quốc tang; quy định Bộ Chính trị quyết định thành lập ban tang lễ Nhà nƣớc; quy định trƣởng ban lễ tang Nhà nƣớc là Tổng bí thƣ; quy định Ban tổ chức Trung ƣơng, Ban Tuyên giáo Trung ƣơng có 140 trách nhiệm, thẩm quyền ban hành các văn bản về lễ quốc tang Thông thƣờng, một số văn bản nếu quy định về vấn đề này đều lựa chọn phƣơng thức dẫn chiếu, dẫn chỉ hoặc có cách quy định mềm nhƣ “thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị về thành lập Ban tang lễ Nhà nƣớc” mà không lựa chọn cách quy định giao thẩm quyền, trách nhiệm trực tiếp nhƣ trong Nghị định. Về chủ thể, cần nghiên cứu, quy định giao cho một cơ quan thực hiện việc tự kiểm tra văn bản QPPL do Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành. Thực tế, nếu giao Bộ Tƣ pháp thực hiện nhiệm vụ này thì sẽ có sự kết nối, liên thông giữa hoạt động thẩm định văn bản QPPL với hoạt động tự kiểm tra văn bản QPPL do Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành. Hơn nữa, với chức năng “gác cửa” cho Chính phủ về các vấn đề liên quan đến văn bản QPPL, thì việc giao cho Bộ Tƣ pháp là phù hợp. Về nội dung tự kiểm tra, cần quy định việc kiểm tra cả tính hợp lý, tính khả thi của văn bản. Đồng thời, giống nhƣ một cách tự kiểm soát quyền lực, nên chăng, cần nghiên cứu việc tự kiểm tra cả văn bản hành chính do Thủ tƣớng Chính phủ ban hành trong trƣờng hợp có phản ánh, kiến nghị. 4.2.2. Tăng cƣờng các điều kiện bảo đảm phục vụ kiểm tra văn bản do bộ, cơ quan ngang bộ ban hành 4.2.2.1. Củng cố tổ chức, tăng cường biên chế chuyên trách kiểm tra văn bản tại bộ, cơ quan ngang bộ; nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức làm công tác xây dựng, ban hành, kiểm tra văn bản; sắp xếp lại đội ngũ cán bộ đang làm công tác kiểm tra văn bản theo hướng chuyên môn hóa trong kiểm tra văn bản; tăng cường tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra văn bản Trong các điều kiện bảo đảm cho kiểm tra văn bản do bộ, cơ quan ngang bộ ban hành, yếu tố về tổ chức, biên chế chiếm vai trò quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả nhiệm vụ này trên thực tiễn của bộ, cơ quan ngang bộ. Cho đến thời điểm hiện tại, mặc dù các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản cơ bản đã quan tâm, thành lập tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra văn bản (trong đó có kiểm tra văn bản QPPL do bộ, cơ quan ngang bộ ban hành), bố trí biên chế, kinh phí và các điều kiện bảo đảm khác phục vụ hoạt động này nhƣng vấn đề về tổ chức, biên chế tại các cơ quan kiểm tra văn bản hiện nay vẫn cần tiếp tục đƣợc củng cố và hoàn thiện. 141 Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật là đơn vị thuộc Bộ Tƣ pháp có chức năng tham mƣu, giúp Bộ trƣởng Bộ Tƣ pháp quản lý nhà nƣớc về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật; thực hiện kiểm tra văn bản QPPL thuộc thẩm quyền kiểm tra của Bộ trƣởng Bộ Tƣ pháp; tổ chức thực hiện rà soát, hệ thống hoá, hợp nhất văn bản QPPL, pháp điển hệ thống QPPL theo quy định của pháp luật. Thời gian tới, Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tƣ pháp cần phải đƣợc hoàn thiện theo hƣớng: (i) Về cơ cấu tổ chức, trên cơ sở quan điểm, định hƣớng về chuyên môn hóa, chuyên sâu trong kiểm tra văn bản (theo ngành, lĩnh vực), cần bố trí tại Cục Kiểm tra văn bản QPPL 03 phòng thực hiện chức năng kiểm tra văn bản theo các ngành, lĩnh vực khác nhau; (ii) Về số lƣợng biên chế, trên cơ sở kiện toàn tổ chức bộ máy theo hƣớng nhƣ đã nêu trên, để có thể bố trí đủ công chức vào từng vị trí công tác chuyên môn, Cục Kiểm tra văn bản cần phải đƣợc phân bổ 50 - 60 biên chế, riêng mảng kiểm tra văn bản phải đƣợc bố trí từ 25-30 biên chế. Đồng thời, mỗi phòng cần kiện toàn, sắp xếp việc phụ trách kiểm tra, xử lý văn bản QPPL theo từng nhóm lĩnh vực kết hợp với cơ quan ban hành văn bản trên lĩnh vực đó; chịu trách nhiệm đối với toàn bộ quy trình kiểm tra, xử lý văn bản; kết nối và giữ mối liên lạc thông suốt với tổ chức pháp chế các bộ, cơ quan ngang bộ, sở tƣ pháp các địa phƣơng và đội ngũ cộng tác viên kiểm tra văn bản về nhóm lĩnh vực đó. Các bộ, cơ quan ngang bộ cần có sự quan tâm thích đáng nhằm củng cố, bố trí đủ công chức có năng lực, trình độ và phẩm chất làm công tác kiểm tra văn bản do bộ, cơ quan ngang bộ ban hành, đặc biệt là bố trí đủ số biên chế chuyên trách theo quy định. Cùng với nhiệm vụ rà soát, có thể thành lập Phòng Kiểm tra, rà soát VBQPPL thuộc Vụ Pháp chế nhằm tạo điều kiện chuyên môn hóa công tác kiểm tra văn bản, tăng cƣờng khả năng độc lập tổ chức công việc, nâng cao hiệu quả và phát huy vai trò của công tác này trên thực tế. Bên cạnh đó, để việc kiểm tra văn bản đƣợc chuyên môn hóa, cần phải có sự phân công cụ thể việc kiểm tra văn bản theo lĩnh vực, địa bàn, xây dựng cơ sở dữ liệu, xây dựng và quản lý đội ngũ cộng tác viên... để công tác kiểm tra đƣợc thực hiện có hiệu quả. Trong quá trình hoàn thiện, củng cố tổ chức, biên chế thực hiện công tác kiểm tra văn bản tại Bộ Tƣ pháp và các bộ, cơ quan ngang bộ khác, cần kết hợp tổ chức bộ 142 phận (“kênh”) tiếp nhận và xử lý thông tin phục vụ công tác kiểm tra văn bản. Việc tổ chức “kênh” tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân về văn bản có dấu hiệu trái pháp luật (phục vụ kiểm tra văn bản QPPL theo các nguồn thông tin) tại các bộ, cơ quan ngang bộ là hết sức quan trọng. Theo đó, cùng với các nội dung khác, việc cung cấp thông tin và trao đổi thông tin, tài liệu hai chiều giữa cơ quan kiểm tra văn bản và ngƣời/cơ quan phản ánh văn bản có dấu hiệu trái pháp luật là nội dung chủ yếu. Điều này cần đƣợc nghiên cứu, cụ thể hóa và có hƣớng dẫn cụ thể, “kênh” này đƣợc tổ chức, vận hành theo cơ chế rõ ràng, minh bạch, theo hƣớng thành lập bộ phận chuyên trách thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận các nguồn thông tin, bố trí biên chế có kinh nghiệm, trình độ, bản lĩnh để thực hiện nhiệm vụ này. Bên cạnh việc củng cố, hoàn thiện tổ chức, biên chế, các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản do bộ, cơ quan ngang bộ ban hành cần tiếp tục chú trọng đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức làm công tác xây dựng, ban hành, kiểm tra văn bản; sắp xếp lại đội ngũ cán bộ đang làm công tác kiểm tra văn bản theo hƣớng chuyên môn hóa trong kiểm tra văn bản. Đồng thời, tăng cƣờng tập huấn, hƣớng dẫn nghiệp vụ kiểm tra văn bản cho đội ngũ này. 4.2.2.2. Xây dựng và củng cố đội ngũ cộng tác viên và khai thác hiệu quả đội ngũ cộng tác viên kiểm tra, rà soát văn bản QPPL Nhằm thu hút và tổ chức, quản lý đội ngũ cộng tác viên, cơ quan kiểm tra văn bản phải xây dựng đƣợc các quy định cụ thể về tài chính, cơ chế giao văn bản, nhận kết quả kiểm tra, thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan kiểm tra, xác định rõ quyền và nghĩa vụ của cộng tác viên Cụ thể: - Về cơ chế giao văn bản - nghiệm thu kết quả kiểm tra văn bản: Phân công công chức chuyên trách giúp lãnh đạo cơ quan kiểm tra quản lý đội ngũ cộng tác viên. Hình thức giao, nhận văn bản kiểm tra có thể sử dụng đồng thời hai hình thức giao nhận trực tiếp và gián tiếp: Trực tiếp giao cho cộng tác viên tại trụ sở cơ quan kiểm tra văn bản; gián tiếp qua thƣ điện tử, qua phần mềm hỗ trợ nghiệp vụ (sau khi đƣợc nâng cấp và mở rộng diện sử dụng đến đối tƣợng là cộng tác viên). Đối với việc nghiệm thu kết quả kiểm tra của cộng tác viên, chuyên viên chuyên trách sẽ nghiệm thu kết quả kiểm tra của cộng tác viên. 143 - Về việc hƣớng dẫn nghiệp vụ, tạo điều kiện cộng tác cho cộng tác viên: Việc hƣớng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về kiểm tra văn bản cần đƣợc tổ chức hàng năm cho những cộng tác viên nhằm nâng cao chất lƣợng kiểm tra văn bản. Việc tổ chức hƣớng dẫn cộng tác viên có thể kết hợp với bồi dƣỡng nghiệp vụ cho công chức kiểm tra văn bản. Ngoài ra, cần cung cấp thông tin, các chính sách pháp luật cho cộng tác viên và tạo điều kiện để họ tiếp cận hệ thống cơ sở dữ liệu dƣới nhiều hình thức khác nhau, cung cấp một số tài liệu cần thiết khác phục vụ cho công tác kiểm tra văn bản theo yêu cầu cộng tác viên. 4.2.2.3. Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong kiểm tra, xử lý văn bản Việc phối hợp cần đƣợc chú trọng thực hiện tốt cả trong nội bộ các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản; giữa các cơ quan kiểm tra văn bản với nhau, với cơ quan có văn bản đƣợc kiểm tra và với các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan (phƣơng tiện truyền thông, ngƣời phản ánh về văn bản có dấu hiệu trái pháp luật). Tại các cơ quan kiểm tra văn bản, đó là sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ nhằm thực hiện tốt công tác kiểm tra theo thẩm quyền, tự kiểm tra kiểm tra văn bản theo lĩnh vực phụ trách dƣới sự theo dõi, đôn đốc của cơ quan đầu mối là tổ chức pháp chế; tham gia đoàn công tác liên ngành về kiểm tra văn bản khi có yêu cầu; tạo điều kiện cho công chức tham gia làm cộng tác viên kiểm tra văn bản; phối hợp trong các hoạt động khác theo Nghị định 34/2016/NĐ-CP. Giữa cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản và các cơ quan có liên quan cần có sự phối hợp chặt chẽ, chia sẻ thông tin kịp thời trong công tác kiểm tra văn bản: phối hợp kiểm tra văn bản (kiểm tra văn bản liên tịch, họp trao đổi, thảo luận về văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, cử đại diện tham gia đoàn kiểm tra văn bản liên ngành), thẩm tra kết quả kiểm tra, tiến hành các hoạt động nhằm tham mƣu việc xử lý văn bản trái pháp luật cho cơ quan, ngƣời có thẩm quyền xử lý văn bản Ngoài ra, có một sự phối hợp khác khá quan trọng, đó là phối hợp giữa các cơ quan kiểm tra văn bản với các phƣơng tiện thông tin đại chúng trong hoạt động kiểm tra văn bản. Để khai thác hiệu quả tác động của các phƣơng tiện thông tin đại chúng với công tác kiểm tra văn bản, các cơ quan kiểm tra văn bản phải có quy định cụ thể 144 nhằm tăng cƣờng hơn nữa mối quan hệ phối hợp với các phƣơng tiện thông tin đại chúng trong: cung cấp thông tin về văn bản có dấu hiệu trái pháp luật; đƣa tin về tình hình, kết quả xử lý văn bản trái pháp luật; phổ biến, tuyên truyền quy định của pháp luật về kiểm tra văn bản và kiểm tra văn bản theo các nguồn thông tin 4.2.2.4. Xây dựng, hoàn thiện Cơ sở dữ liệu phục vụ công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản thật sự chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Trách nhiệm về xây dựng, hoàn thiện thiện Cơ sở dữ liệu phục vụ công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản đã đƣợc quy định tại Nghị định 40/2010/NĐ- CP (trƣớc đó là Nghị định số 135/2003/NĐ-CP) và Điều 15 Thông tƣ số 20/2010/TT- BTP. Việc xây dựng Cơ sở dữ liệu phục vụ công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản tiếp tục đƣợc quy định tại Điều 178 Nghị định 34/2016/NĐ-CP, theo đó, Cơ sở dữ liệu phục vụ công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản bao gồm các tài liệu bằng văn bản, đƣợc phân loại, sắp xếp một cách khoa học và tin học hóa để thống nhất quản lý, tra cứu, sử dụng. Cơ sở dữ liệu phục vụ công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản gồm (i) Văn bản phục vụ kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa; (ii) Hồ sơ rà soát văn bản theo quy định tại Điều 152 của Nghị định 34/2016/NĐ-CP; (iii) Kết quả hệ thống hóa văn bản; (iv) Kết quả kiểm tra và xử lý văn bản; các thông tin về nghiệp vụ kiểm tra; (v) Các tài liệu khác có liên quan. Nghị định 34/2016/NĐ-CP cũng quy định bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm tổ chức mạng lƣới thông tin, cập nhật và quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc kiểm tra, xử lý văn bản trong bộ, cơ quan ngang bộ. Căn cứ vào trách nhiệm đƣợc giao, tổ chức pháp chế các bộ, cơ quan ngang bộ, có nhiệm vụ tổng hợp, biên tập, cập nhật, xây dựng hệ cơ dữ liệu hoàn chỉnh của cơ quan mình. Các kết quả kiểm tra, thông tin về nghiệp vụ kiểm tra, các thông tin tài liệu khác cũng phải đƣợc thƣờng xuyên cập nhật, tạo điều kiện cho ngƣời kiểm tra văn bản tham khảo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ. Các bộ, cơ quan ngang bộ cần quan tâm tập trung bố trí về nhân lực, vật lực cho công tác xây dựng hệ cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác kiểm tra văn bản. Tuy nhiên, cho đến nay, hầu nhƣ chƣa có bộ, cơ quan ngang bộ nào đã xây dựng đƣợc cho cơ quan mình Cơ sở dữ liệu phục vụ công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản một cách chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. 145 4.2.2.5. Tăng cường kinh phí và các điều kiện bảo đảm khác phục vụ công tác kiểm tra văn bản Dựa trên các quy định của pháp luật, khi lập dự toán ngân sách hàng năm, ngoài việc lập dự toán bảo đảm hoạt động thƣờng xuyên của cơ quan theo quy định hiện hành, căn cứ vào yêu cầu công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan, đơn vị lập dự toán kinh phí hỗ trợ cho công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật tổng hợp chung vào dự toán ngân sách hàng năm gửi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Đối với các tổ chức pháp chế không phải là đơn vị dự toán, hàng năm, tổ chức pháp chế phải căn cứ vào các nội dung kinh phí hỗ trợ cho công tác kiểm tra văn bản quy định tại Thông tƣ liên tịch số 122/2011/TTLT-BTC-BTP và kế hoạch kiểm tra đƣợc phê duyệt, lập dự toán kinh phí hỗ trợ cho công tác kiểm tra văn bản gửi bộ phận tài chính của cơ quan mình để tổng hợp chung vào dự toán kinh phí của cơ quan theo quy định. Hoạt động kiểm tra văn bản bao gồm nhiều nội dung chi khác nhau và có thể thay đổi thƣờng xuyên, phụ thuộc vào số lƣợng văn bản QPPL đƣợc ban hành nên các cấp, các ngành cần linh hoạt bổ sung kinh phí kịp thời cho công tác này. Ngoài ra, các bộ, cơ quan ngang bộ cần tổ chức khảo sát về thực trạng trụ sở, các trang thiết bị làm việc, từ đó xây dựng kế hoạch tổng thể yêu cầu các cấp, các ngành thuộc phạm vi quản lý trang bị máy móc, trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra văn bản, tiến hành tin học hóa công tác kiểm tra văn bản. Đồng thời, cần chú trọng đầu tƣ kinh phí, nhân lực, cơ sở vật chất phục vụ việc xây dựng Hệ cơ sở dữ liệu phục vụ công tác kiểm tra văn bản nhƣ đã nói ở trên. 4.2.3. Nghiên cứu, giao thẩm quyền cho Tòa hành chính - Tòa án nhân dân Tối cao xem xét, xử lý văn bản quy phạm pháp luật do bộ, cơ quan ngang bộ ban hành có nội dung bất hợp hiến, bất hợp pháp Ở Việt Nam, việc ra đời Tòa hành chính nằm trong hệ thống Tòa án nhân dân (theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 1995) là một bƣớc tiến quan trọng trong quá trình phát huy dân chủ, tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa, đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan tƣ pháp Tuy nhiên, Tòa hành chính hiện nay chƣa đảm nhận chức năng phán quyết về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản QPPL. Kinh nghiệm của các quốc gia có thể có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu, trao thẩm quyền cho Tòa hành 146 chính - Tòa án nhân dân tối cao xem xét, xử lý văn bản QPPL do bộ, cơ quan ngang bộ ban hành ở Việt Nam hiện nay. Chủ trƣơng “xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp”[66] tại Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 và tiếp tục đƣợc khẳng định tại Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ XI “Tiếp tục xây dựng, từng bước hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của cơ quan công quyền”[68], bên cạnh đó, Nghị quyết số 900/UBTVQH11 ngày 21/3/2007 của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020 (giai đoạn 2007-2012) đã đề ra nhiệm vụ “Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện pháp luật về giám sát tối cao của Quốc hội và cơ chế bảo vệ Hiến pháp. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến và hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền, có cơ chế phán quyết và xử lý những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp” [137] thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nƣớc ta về vấn đề này. Nhƣ vậy, bên cạnh việc nghiên cứu, thiết lập một cơ chế hữu hiệu để thực hiện chức năng bảo hiến nói chung, thì rất cần thiết nghiên cứu, trao thẩm quyền cho Tòa hành chính - Tòa án nhân dân Tối cao kiểm tra và xử lý văn bản QPPL do bộ, cơ quan ngang bộ ban hành, đây cũng chính là việc giám sát tƣ pháp của Tòa án đối với các cơ quan hành pháp. Đồng thời, phù hợp với chủ trƣơng “mở rộng thẩm quyền xét xử của tòa án đối với các khiếu kiện hành chính”[66] tại Nghị quyết số 49-NQ/TW. Khi nghiên cứu nhằm thiết lập mô hình bảo hiến phù hợp với Việt Nam cần đặt trong mối quan hệ tổng thể giữa các nhiệm vụ của cơ quan bảo hiến này với thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong việc xem xét, xử lý văn bản QPPL trái pháp luật. Chẳng hạn, văn bản QPPL do Quốc hội, Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội, Chủ tịch nƣớc, Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành thì chịu sự xem xét, phán quyết về tính hợp hiến hợp pháp của cơ quan bảo hiến. Còn văn bản do cấp bộ, cơ quan ngang bộ và các cấp chính quyền địa phƣơng thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân. Nếu theo mô hình này, văn bản QPPL sẽ đƣợc xem xét, kiểm tra, xử lý dƣới các góc độ sau: 147 Một là, văn bản QPPL do bộ, cơ quan ngang bộ ban hành có thể bị khởi kiện bởi cơ quan, tổ chức, cá nhân khi họ cho rằng, văn bản QPPL có ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình; hoặc bất kỳ lúc nào, khi có cơ sở cho rằng, văn bản do bộ, cơ quan ngang bộ ban hành có dấu hiệu trái pháp luật thì cơ quan, tổ chức, cá nhân sẽ thực hiện việc khởi kiện đến Tòa án đối với văn bản đó. Trên cơ sở khởi kiện này, Tòa hành chính - Tòa án nhân dân tối cao sẽ xem xét, có kết luận về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản. Hai là, khi có cơ sở cho rằng, quyết định hành chính hay hành vi hành chính của cơ quan, cán bộ, công chức nhà nƣớc áp dụng đối với mình dựa trên cơ sở một văn bản QPPL trái pháp luật, thì đối tƣợng chịu áp dụng có thể khởi kiện quyết định, hành vi đó ra Tòa hành chính. Trên cơ sở xem xét quyết định hành chính, hành vi hành chính đó và các văn bản QPPL làm căn cứ để ban hành, Tòa hành chính sẽ phán quyết về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản QPPL làm căn cứ cho việc ban hành quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính. Ở trƣờng hợp này, rõ ràng quyết định hành chính hay hành vi hành chính cụ thể không hề trái pháp luật (phù hợp với văn bản QPPL làm căn cứ để ban hành quyết định hành chính, hành vi hành chính), tuy nhiên, văn bản QPPL làm căn cứ để cơ quan, ngƣời có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính, hành vi hành chính lại trái pháp luật, dẫn đến quyền lợi của đối tƣợng chịu sự áp dụng bị ảnh hƣởng. Vì thế, qua xem xét một vụ việc cụ thể để có phán quyết về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản QPPL là hợp lý, góp phần bảo đảm quyền lợi cho cơ quan, tổ chức và công dân, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở kết luận về tính hợp pháp của văn bản QPPL, tùy từng trƣờng hợp, Tòa hành chính - Tòa án nhân dân Tối cao có thể đình chỉ việc thi hành văn bản QPPL do bộ, cơ quan ngang bộ ban hành, yêu cầu cơ quan đã ban hành văn bản tự kiểm tra, xử lý trong một khoảng thời hạn nhất định, trƣờng hợp không xử lý hoặc xử lý không đúng yêu cầu, Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền bãi bỏ văn bản QPPL đó và xem xét tính chất, mức độ thiệt hại đã gây cho đối tƣợng chịu sự tác động của văn bản mà phán quyết về mức độ thiệt hại và khoản cụ thể để bồi thƣờng. 148 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra văn bản QPPL do bộ, cơ quan ngang bộ ban hành cần quán triệt theo hƣớng: Nâng cao hiệu quả cơ chế kiểm soát quyền lực trong Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam XHCN; đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, hợp hiến, hợp pháp và khả thi của hệ thống pháp luật; nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật, phát huy dân chủ và công bằng xã hội; tăng cƣờng pháp chế trong xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trên cơ sở đó, để nâng cao hiệu quả công tác này, các giải pháp phải đƣợc thực hiện tƣơng đối đồng bộ, đó là, hoàn thiện các quy định hiện hành về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật do bộ, cơ quan ngang bộ ban hành; đề xuất nghiên cứu, ban hành văn bản quy định cụ thể về chế độ bồi thƣờng khi áp dụng văn bản trái pháp luật gây hậu quả và nghiên cứu, giao thẩm quyền cho Tòa hành chính - Tòa án nhân dân tối cao xem xét, xử lý văn bản QPPL do bộ, cơ quan ngang bộ ban hành có nội dung bất hợp hiến, bất hợp pháp. Bên cạnh đó, tăng cƣờng các điều kiện bảo đảm phục vụ công tác kiểm tra văn bản QPPL cũng đƣợc coi là giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra văn bản QPPL do bộ, cơ quan ngang bộ ban hành. Trong đó, việc sắp xếp, củng cố lại tổ chức, biên chế Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tƣ pháp và tổ chức pháp chế các bộ, cơ quan ngang bộ là vấn đề quan trọng, có tác động đến hiệu quả tổ chức triển khai kiểm tra văn bản QPPL do bộ, cơ quan ngang bộ ban hành. 149 KẾT LUẬN Kiểm tra văn bản QPPL do bộ, cơ quan ngang bộ ban hành chiếm vị trí quan trọng trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, việc nghiên cứu đánh giá về kiểm tra văn bản QPPL do bộ, cơ quan ngang bộ không nhiều, vì thế, rất cần thiết phải có nghiên cứu một cách toàn diện, tổng thể các vấn đề về kiểm tra văn bản do bộ, cơ quan ngang bộ ban hành ở Việt Nam hiện nay, đánh giá, đƣa ra đƣợc những giải pháp quan trọng, phù hợp với thực tiễn để hoạt động này ngày càng có hiệu quả, đi vào chiều sâu, góp phần xây dựng hệ thống pháp luật công bằng, dân chủ, công khai, minh bạch, khả thi. Đồng thời, góp phần thực hiện chủ trƣơng kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nƣớc trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tƣ pháp. Với mục tiêu trên, Luận án đã giải quyết các vấn đề sau: Một là, về mặt lý luận, Luận án đã nghiên cứu, đề cập đến những vấn đề lý luận cơ bản nhất của kiểm tra văn bản QPPL do bộ, cơ quan ngang bộ ban hành. Từ vấn đề nhận thức đƣợc tầm quan trọng của kiểm tra loại văn bản này, đến thẩm quyền, nội dung, phƣơng thức, cách thức tổ chức thực hiện, các yếu tố tác động và các điều kiện bảo đảm cho kiểm tra văn bản QPPL do bộ, cơ quan ngang bộ ban hành đều đƣợc phân tích, tiếp cận khá sâu sắc, góp phần soi sáng cho các vấn đề thực tiễn. Hai là, nghiên cứu, phân tích, đánh giá sâu sắc về thực trạng nhằm nêu bật đƣợc những mặt tích cực, những mặt còn hạn chế của kiểm tra văn bản QPPL do bộ, cơ quan ngang bộ ban hành làm cơ sở cho những đề xuất giải pháp cụ thể. Phần này đƣợc đánh giá tƣơng đối toàn diện, tổng thể các mặt của kiểm tra văn bản do bộ, cơ quan ngang bộ ban hành với các nội dung tích cực, nhƣ đã tổ chức đƣợc hệ thống cơ quan kiểm tra văn bản do bộ, cơ quan ngang bộ ban hành tại Bộ Tƣ pháp và các bộ, cơ quan ngang bộ; đã kiểm tra, xử lý hoặc tham mƣu cơ quan có thẩm quyền xử lý nhiều văn bản trai pháp luật; kinh phí, cơ sở vật chất; các phƣơng thức kiểm tra văn bản đƣợc sử dụng tƣơng đối đồng đều; tác động tích cực đối với xã hội đƣợc thể hiện khá rõ nét Tuy nhiên, thực trạng kiểm tra văn bản do bộ, cơ quan ngang bộ ban hành ở Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập, cách thức tổ chức kiểm tra còn chƣa tuân thủ nghiêm quy định về kiểm tra văn bản; biên chế kiểm tra văn bản còn thiếu và trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn chƣa đồng đều 150 Ba là, Luận án đã đƣa ra phƣơng hƣớng và các giải pháp tƣơng đối đồng bộ, toàn diện nhằm khắc phục các hạn chế, phát huy các tích cực của kiểm tra văn bản QPPL do bộ, cơ quan ngang bộ ban hành, nhƣ: Hoàn thiện các quy định hiện hành về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật do bộ, cơ quan ngang bộ ban hành, chú trọng tăng thẩm quyền cho cơ quan/ngƣời có thẩm quyền kiểm tra văn bản; nghiên cứu, giao thẩm quyền cho Tòa hành chính, Tòa án nhân dân tối cao xem xét, xử lý văn bản QPPL do bộ, cơ quan ngang bộ ban hành có nội dung bất hợp hiến, bất hợp pháp là giải pháp mang tính đột phá; tăng cƣờng các điều kiện bảo đảm phục vụ công tác kiểm tra văn bản QPPL, trong đó, cần củng cố tổ chức, tăng cƣờng biên chế chuyên trách kiểm tra văn bản tại Bộ, cơ quan ngang Bộ; nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức làm công tác xây dựng, ban hành, kiểm tra văn bản; sắp xếp lại đội ngũ cán bộ đang làm công tác kiểm tra văn bản theo hƣớng chuyên môn hóa trong kiểm tra văn bản; tăng cƣờng tập huấn, hƣớng dẫn nghiệp vụ kiểm tra văn bản...; xây dựng và củng cố đội ngũ cộng tác viên và khai thác hiệu quả đội ngũ cộng tác viên kiểm tra, rà soát văn bản QPPL; tăng cƣờng công tác phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong kiểm tra, xử lý văn bản; xây dựng, hoàn thiện Hệ cơ sở dữ liệu phục vụ công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản thật sự chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; tăng cƣờng kinh phí và các điều kiện bảo đảm khác phục vụ công tác kiểm tra văn bản đƣợc coi là những giải pháp quan trọng về điều kiện bảo đảm phục vụ kiểm tra văn bản QPPL do bộ, cơ quan ngang bộ ban hành./. 151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 1. Lê Thị Uyên, 2007, "Thực trạng năng lực trong công tác kiểm tra văn bản QPPL thời gian qua", Tạp chí Dân chủ và pháp luật; 2. Lê Thị Uyên và Phan Hoàng Ngọc, 2009, "Kết quả kiểm tra văn bản về xây dựng và kiểm tra văn bản văn bản QPPL do địa phƣơng ban hành", Tạp chí Dân chủ và pháp luật; 3. Lê Thị Uyên và Lê Hồng Sơn, 2010, "Một số nội dung cơ bản của Nghị định số 40/2010/NĐ-CP của Chính phủ về công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL", Tạp chí Dân chủ và pháp luật; 4. Lê Thị Uyên, 2014, "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra văn bản QPPL theo các nguồn thông tin", Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (số tháng 12); 5. Lê Thị Uyên, 2015, "Hoạt động kiểm tra văn bản QPPL: xử lý trách nhiệm đối với ngƣời, cơ quan ban hành văn bản QPPL trái pháp luật, các hành vi vi phạm trong hoạt động kiểm tra văn bản QPPL và khắc phục hậu quả do áp dụng văn bản QPPL trái pháp luật gây ra", Tạp chí Dân chủ và Pháp luật điện tử, ngày 09/4/2015. 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ann Seidman, Robert B. Seidman và Nalin Abeysekere, Soạn thảo luật pháp vì tiến bộ xã hội dân chủ - Sổ tay cho nhà soạn thảo, Kluwer Law International The Hague - London- Boston. Do ThS. Nguyễn Duy Hƣng, ThS. Lƣu Tiến Dũng và ThS. Nguyễn Khánh Ngọc dịch [2] TS. Nguyễn Hoàng Anh, Toà Hiến pháp, Toà Hành chính và vai trò đảm bảo tính thống nhất của pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp [3] TS. Vũ Hồng Anh (2008), Về tiêu chí xác định và thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước, Tạp chí Luật học, số 2. [4] Bộ Tài chính, Bộ Tƣ pháp, Thông tư liên tịch số 122/2011/TTLT-BTC-BTP, ngày 17/8/2011 quy định việc lập dự toán, quản lí, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lí, rà soát và hệ thống hoá VBQPPL [5] Bộ Tƣ pháp, Báo cáo số 205/BC-BTP ngày 26 tháng 12 năm 2008 sơ kết 05 năm thực hiện Nghị định 135/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ về kiểm tra, xử lý văn bản QPPL [6] Bộ Tƣ pháp, Báo cáo số 92/BC-BTP ngày 01 tháng 6 năm 2011 Kết quả kiểm tra, xử lý văn bản QPPL năm 2010 [7] Bộ Tƣ pháp, Báo cáo số 95/BC-BTP ngày 28 tháng 5 năm 2012 Kết quả kiểm tra, xử lý văn bản QPPL năm 2011 [8] Bộ Tƣ pháp, Báo cáo số 98/BC-BTP ngày 08 tháng 5 năm 2013 Kết quả kiểm tra, xử lý văn bản QPPL năm 2012 [9] Bộ Tƣ pháp, Báo cáo số 24/BC-BTP ngày 23 tháng 01 năm 2014 tổng kết 10 năm công tác kiểm tra văn bản QPPL (2003-2013) [10] Bộ Tƣ pháp, Báo cáo số 183/BC-BTP ngày 06 tháng 7 năm 2015 Kết quả kiểm tra, xử lý văn bản QPPL; rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản QPPL; pháp điển hệ thống QPPL năm 2014 [11] Bộ Tƣ pháp, Báo cáo số 106/BC-BTP ngày 16 tháng 5 năm 2016 Kết quả công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và giai đoạn 2011 - 2015; định hướng công tác giai đoạn 2016-2021 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2016 153 [12] Bộ Tƣ pháp, Báo cáo số 339/BC-BTP ngày 09/12/2014 về kết quả rà soát văn bản QPPL liên quan đến quyền con người bảo đảm phù hợp với Hiến pháp 2013 [13] Bộ Tƣ pháp, Báo cáo số 340/BC-BTP ngày 09/12/2014 về kết quả rà soát văn bản QPPL bảo đảm phù hợp với Hiến pháp 2013 [14] Bộ Tƣ pháp, chuyên đề kiểm tra và rà soát văn bản qui phạm pháp luật, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề năm 2007 [15] Bộ Tƣ pháp, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số tháng 7 năm 2010 [16] Bộ Tƣ pháp (2014), Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra, rà soát văn bản QPPL, Đề tài khoa học cấp Bộ [17] Bộ Tƣ pháp, Nghiên cứu cơ chế thẩm định của Bộ Tư pháp đối với dự án, dự thảo văn bản QPPL, Đề tài khoa học cấp Bộ [18] Bộ Tƣ pháp, Chuyên đề về kiểm tra văn bản qui phạm pháp luật, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề năm 2009 [19] Bộ Tƣ pháp, Quy hoạch nguồn nhân sự ngành Tư pháp đến 2020 [20] Bộ Tƣ pháp, Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ rà soát, hệ thống hoá VBQPPL, dự án VIE/98/001, Hà Nội 2002 [21] Bộ Tƣ pháp, Thông tư số 20/2010/TT-BTP ngày 30/11/2010 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 40/2010/NĐ-CP về kiểm tra và xử lí VBQPPL [22] Bộ Tƣ pháp, Thông tư số 09/2013/TT-BTP ngày 15/6/2013 quy định chi tiết thi hành Nghị định số 16/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL [23] Bộ Tƣ pháp, Bộ Tài chính, Thông tư liên tịch số 122/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 17/8/2011 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL [24] Bộ Tƣ pháp (2014), Tài liệu Hội nghị chuyên sâu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội [25] Bộ Tƣ pháp, Quyết định số 1846/QĐ-BTP ngày 21/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư Pháp về việc giao chỉ tiêu biên chế hành chính năm 2015 cho các đơn vị thuộc Bộ [26] Bộ Tƣ pháp, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu pháp luật của nước ngoài về ban hành văn bản pháp luật 154 [27] Chính phủ, Nghị định số 105/2012/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức tang lễ cán bộ, công chức, viên chức [28] Chính phủ, Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ban hành ngày 14-11-2003 về kiểm tra và xử lí VBQPPL [29] Chính phủ, Nghị định 40/2010/NĐ-CP ban hành ngày 12-4-2010 về kiểm tra và xử lí VBQPPL [30] Chính phủ, Nghị định 16/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL [31] Chính phủ, Nghị định 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 [32] Chính phủ Việt Nam – Chƣơng trình Phát triển Liên hợp quốc, Hội thảo pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội, 27, 28/12/2010 [33] Chính phủ, Tờ trình số 288/TTr-CP ngày 16/8/2014 Dự án Luật Ban hành văn bản QPPL [34] Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Điều 87 Luật lập pháp ngày 15/3/2000 [35] Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tƣ pháp, Báo cáo kết quả công tác 08 tháng đầu năm, 15 ngày đầu tháng 9/2007 và phương hướng nhiệm vụ 03 tháng cuối năm 2007 [36] Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tƣ pháp, Báo cáo số 127/BC- KTrVB ngày 11/11/2008 về kết quả công tác năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ năm 2009 [37] Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tƣ pháp, Báo cáo số 144/BC- KTrVB ngày 12/11/2009 về kết quả công tác năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ năm 2010 [38] Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tƣ pháp, Báo cáo số 83a/BC- KTrVB ngày 18/6/2010 về kết quả công tác sáu tháng đầu năm và kế hoạch công tác sáu tháng cuối năm 2010 [39] Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tƣ pháp, Báo cáo số 152/BC- KTrVB ngày 29/10/2010 về kết quả công tác năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011 của Cục Kiểm tra văn bản [40] Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tƣ pháp, Báo cáo số 231/BC- KTrVB ngày 01/11/2011 về kết quả công tác năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012 của Cục Kiểm tra văn bản 155 [41] Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tƣ pháp, Báo cáo số 34/BC- KTrVB ngày 31/01/2013 về kết quả công tác năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm 2013 của Cục Kiểm tra văn bản [42] Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tƣ pháp, Báo cáo số 301/BC- KTrVB ngày 04/11/2013 về kết quả công tác năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014 của Cục Kiểm tra văn bản [43] Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tƣ pháp, Báo cáo số 353./BC- KTrVB ngày 16/12/2014 về kết quả công tác năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ năm 2015 của Cục Kiểm tra văn bản [44] Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tƣ pháp, Báo cáo số 359/BC- KTrVB ngày 24/11/2015 về kết quả công tác năm 2015 và phương hướng nhiệm vụ năm 2016 của Cục Kiểm tra văn bản [45] Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tƣ pháp, Công văn số 135/KTrVB, ngày 22/9/2010 về việc đôn đốc thực hiện thông báo văn bản có dấu hiệu trái pháp luật. [46] Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tƣ pháp, Báo cáo ngày 19/5/2014 về quá trình kiểm tra, xử lý Quyết định số 1328/QĐ-BTC ngày 29/5/2012 của Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 157/2011/TT-BTC về kiến nghị, đề xuất của Cục Kiểm tra văn bản [47] Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tƣ pháp, Thông báo kiểm tra văn bản số 216/KTrVB ngày 23/8/2013 [48] Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tƣ pháp, Thông báo kiểm tra văn bản số 215/KTrVB ngày 23/8/2013 [49] Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tƣ pháp, Thông báo kiểm tra văn bản số 215/KTrVB ngày 23/8/2013 [50] Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tƣ pháp, Thông báo kiểm tra văn bản số 194/KTrVB ngày 14/8/2013 [51] Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tƣ pháp, Thông báo kiểm tra văn bản số 139/KTrVB ngày 19/6/2013 [52] Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tƣ pháp, Thông báo kiểm tra văn bản số 87/KTrVB ngày 12/4/2013 [53] Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tƣ pháp, Thông báo kiểm tra văn bản số 324/KTrVB ngày 21/11/2013 156 [54] Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tƣ pháp, Thông báo kiểm tra văn bản số 282/KTrVB ngày 21/10/2013 [55] Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tƣ pháp, Công văn số 20/KTrVB ngày 17/01/2014 đôn đốc thực hiện Thông báo văn bản có dấu hiệu trái pháp luật [56] Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tƣ pháp, Thông báo kiểm tra văn bản số 81/KTrVB ngày 22/4/2014 về Công văn số 131 của Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch [57] Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tƣ pháp, Thông báo kiểm tra văn bản số 382/KTrVB ngày 30/12/2013 [58] Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tƣ pháp, Thông báo kiểm tra văn bản số 362/KTrVB ngày 12/12/2013 [59] Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tƣ pháp, Thông báo kiểm tra văn bản số 324/KTrVB ngày 21/11/2013 [60] Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tƣ pháp, Thông báo kiểm tra văn bản số 295/KTrVB ngày 31/10/2013 [61] Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tƣ pháp, Báo cáo quá trình kiểm tra TT115 và TT 123 của BTC [62] Dự án VIE 02/015 Hỗ trợ thực thi chiến lƣợc phát triển hệ thống pháp luật đến năm 2010, Bình luận Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, NXB Tƣ pháp, Hà Nội 2005 [63] Dự án VIE 02/015 Hỗ trợ thực thi chiến lƣợc phát triển hệ thống pháp luật đến năm 2010, Sổ tay kỹ thuật soạn thảo, thẩm định, đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật, NXB Tƣ pháp, Hà Nội 2011 [64] ThS. Phạm Văn Dũng (2011), Thực hiện pháp luật về kiểm tra, xử lý văn bản QPPL ở Việt Nam, Hà Nội [65] Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24-5-2005 Về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam đến năm 2010, Hà Nội. [66] Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội [67] Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 157 [68] Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội [69] TS. Bùi Thị Đào (2010), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trƣờng “Kiểm tra, rà soát, xử lí, hệ thống hoá VBQPPL”, Hà Nội [70] TS. Bùi Thị Đào (2002), Giám sát, kiểm tra và xử lý VBQPPL, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 9 [71] TS. Bùi Thị Đào (2007), Văn bản quy phạm trái pháp luật và xử lý văn bản quy phạm trái pháp luật, Tạp chí Luật học số 10 [72] TS. Bùi Thị Đào “Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính”, Luận án tiến sĩ Luật học. [73] TS. Nguyễn Ngọc Điện (2008), Bình luận về ý tưởng đơn giản hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 05 [74] Nguyễn Minh Đoan (1999), Những yêu cầu đối với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, Tạp chí Luật học [75] TS. Nguyễn Minh Đoan (2000), Bàn thêm về cơ cấu của qui phạm pháp luật, tạp chí Luật học số 3/2000. [76] PGS.TS. Nguyễn Minh Đoan (2008), Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. [77] TS. Nguyễn Minh Đoan (2010), Văn bản quy phạm pháp luật và quy định của luật thực định Việt nam về văn bản quy phạm pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 07 [78] TS. Nguyễn Minh Đoan (2011), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nxb. Chính trị quốc gia [79] PGS.TS. Nguyễn Văn Động (2008), Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb. Giáo dục, Hà Nội [80] E.B.Kovriakova, Hoạt động giám sát của nghị viện, Nxb Matxơcơva, 2005 [81] Thế Kha, Phải xem xét trách nhiệm người ra văn bản sai [82] ThS. Hoàng Minh Hà (2008), Luận bàn về tính hợp lý của văn bản quy phạm pháp luật, Tạp chí Dân chủ pháp luật, số 03 [83] Phan Mạnh Hân (1984), Kỹ thuật lập pháp, Nxb. pháp lý, Hà Nội 158 [84] TS. Phan Trung Hiền, Bảo hiến- cách thức để cân bằng lợi ích giữa Nhà nước và công dân, kỷ yếu Hội thảo quốc tế về bảo hiến [85] PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa, Hệ thống pháp luật và chế độ pháp quyền [86] TS. Nguyễn Am Hiểu (2006), Lý luận pháp điển hoá pháp luật và vấn đề của Việt Nam, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật, số 6 [87] Nguyễn Quốc Hoàn (2001), Xử lý văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 01 [88] PGS.TS. Nguyễn Thị Hồi (2008), Một cách tiếp cận về hệ thống hoá pháp luật, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 9 [89] nhung-van-ban-c1036n20110627141318987p0.htm [90] TS. Phạm Tuấn Khải (2006), Những điểm mới trong Nghị định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn ban quy phạm pháp luật, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật, số 4 [91] M.M.Utiasev và A.A.Kornilaeva (2002), Các chức năng giám sát của các Nghị viện cấp khu vực: phân tích có so sánh, Pháp luật và chính trị, số 1. NXB Matxơcơva. [92] TS. Phạm Hữu Nghị (2005), Pháp luật Việt Nam: 60 năm nhìn lại, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật, số 9 [93] Nhà pháp luật Việt – Pháp (1997), Hội thảo về thẩm định văn bản pháp luật, rà soát văn bản, hệ thống hoá và pháp điển hoá, Hà Nội. [94] Nhà pháp luật Việt – Pháp (2007), Pháp luật hành chính của cộng hoà Pháp, NXB Tƣ pháp. [95] Nguyễn Thị Phƣợng (2010), Đổi mới cơ chế kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp, các VBQPPL của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tạp chí nghiên cứu Lập pháp, số 19 [96] TS. Phạm Hồng Quang (2010), “Kinh nghiệm từ mô hình và thẩm quyền xét xử vụ án hành chính của một số nước trên thế giới”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 17 [97] Quốc hội, Hiến pháp năm 1946 [98] Quốc hội, Hiến pháp năm 1959 [99] Quốc hội, Hiến pháp năm 1980 [100] Quốc hội, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001) 159 [101] Quốc hội, Hiến pháp năm 2013 [102] Quốc hội, Luật Ban hành VBQPPL năm 1996 [103] Quốc hội, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành VBQPPL năm 1996 số 02/2002/QH11 khoá XI ngày 16/12/2002 [104] Quốc hội, Luật Ban hành VBQPPL số 17/2008/QH12 khoá XII ngày 03/6/2008. [105] Quốc hội, Luật Ban hành VBQPPL số 80/2015/QH13 khoá XIII ngày 22/6/2015. [106] Quốc hội, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo số 58/2005/QH11 ngày 29/11/2005 [107] Quốc hội, Luật Tố tụng hành chính số 64/2010/QH12 khoá XII ngày 24/11/2010 [108] Quốc hội, Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước số 35/2009/QH12 khoá XII ngày 18/6/2009 [109] Quốc hội, Bộ luật hình sự số 15/1999/QH10 ngày 21/12/1999 [110] Quốc hội, Luật số 32/2011/QH10 ngày 19/6/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 15/1999/QH10 [111] Quốc hội, Luật số 37/2009/QH12 ngày 25/12/2001 về tổ chức Chính phủ [112] Quy tắc chuẩn bị và đăng ký quốc gia VBQPPL của cơ quan hành pháp liên bang Nga ban hành kèm theo Nghị định số 1009 ngày 13/8/19971; các Nghị định số 195 và 196 ngày 05/3/20091 ( [113] ThS. Tào Thị Quyên (2010), Cơ sở pháp lý của hoạt động kiểm tra, giám sát tính hợp hiến của văn bản quy phạm pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 10. [114] TS. Nguyễn Thế Quyền (2009), Xử lí văn bản hành chính nhà nước khiếm khuyết Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội [115] Nguyễn Thị Việt Nga, Kiểm tra, xử lý văn bản QPPL theo các nguồn thông tin, tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề năm 2009 [116] TS. Lê Hồng Sơn (2007), Nghiệp vụ rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật, Nxb. Tƣ pháp, Hà Nội. [117] TS. Lê Hồng Sơn (2011), Tình huống nghiệp vụ kiểm tra văn bản QPPL, Nxb. Tƣ pháp, Hà Nội. [118] TS. Lê Hồng Sơn, ThS. Lê Thị Uyên (2010), Một số nội dung cơ bản của Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 7 160 [119] GS.TS.Lê Minh Tâm (2003), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Tƣ pháp, Hà Nội [120] GS.TS. Lê Minh Tâm (2006), Mấy vấn đề lý luận về pháp điển hoá, Tạp chí Luật học số 7 [121] GS.TS. Phạm Hồng Thái (2011), Văn bản quy phạm pháp luật và pháp luật về văn bản quy phạm pháp luật, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 7 [122] TS. Đinh Trung Tụng, Nhìn lại 04 năm công tác kiểm tra văn bản QPPL, Tạp chí dân chủ và Pháp, số chuyên đề năm 2007 [123] Thanh tra Chính phủ - Chƣơng trình tăng cƣờng năng lực tổng thể ngành thanh tra (2008), Cải cách cơ chế kiểm tra tính hợp pháp của các văn bản hành chính Trung Quốc, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội [124] Thủ tƣớng Chính phủ, Quyết định số 42/2009/QĐ-TTg ngày 16-3-2009 về kiểm tra và xử lí VBQPPL có nội dung bí mật Nhà nước. [125] TS. Nguyễn Thị Kim Thoa, Tiêu chí của một văn bản QPPL tốt, thẩm định văn bản QPPL [126] PGS.TS Vũ Thƣ (2003), Tính hợp pháp và hợp lí của văn bản pháp luật và các biện pháp xử lí khiếm khuyết của nó”, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật số 01 [127] ThS. Ngô Hồng Thủy (2006), Kiểm tra và xử lý văn bản QPPL do chính quyền địa phương ban hành ở nước ta hiện nay, Hà Nội [128] TS. Ngô Hồng Thủy (2015), Kiểm tra và xử lý văn bản QPPL do cơ quan hành chính ban hành ở nước ta hiện nay, Hà Nội [129] TS. Nguyễn Mậu Tuân (2012), Bảo hiến trong nhà nước pháp quyền, Luận án Tiến sĩ Luật học (ngành Lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật) [130] Nguyễn Văn Tuấn, Một số vấn đề về kiểm tra văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề năm 2009 [131] Nguyễn Văn Tuấn (2009), Hoàn thiện cơ chế kiểm tra văn bản QPPL của các cơ quan nhà nước cấp bộ, Hà Nội [132] Trƣờng đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội [133] Trƣờng đại học Luật Hà Nội (2006), Hội thảo khoa học cấp trƣờng “Nhà nước và pháp luật Việt nam 20 năm đổi mới” [134] Đào Trí Úc, Nhà nước và pháp luật của chúng ta, NXB Khoa học xã hội, năm 1997 161 [135] ThS. Lê Thị Uyên, Thực trạng năng lực trong công tác kiểm tra văn bản QPPL thời gian qua, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề năm 2009 [136] TS. Đoàn Thị Tố Uyên (2012), Kiểm tra và xử lý văn bản QPPL ở Việt Nam hiện nay, Hà Nội [137] Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội 11, Nghị quyết số 900/UBTVQH11 ngày 21/3/2007 của UBTVQH về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 (giai đoạn 2007-2012) [138] Văn phòng Quốc hội Việt Nam - Văn phòng dự án hỗ trợ cải cách pháp luật và tƣ pháp (2009), Kỷ yếu hội thảo quốc tế về bảo hiến, NXB thời đại, Hà Nội [139] Văn phòng Quốc hội (2008), Hội thảo “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội”, Hà Nội [140] Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Khoa học xã hội Vùng Đông Nam bộ), Từ Điển Tiếng Việt, NXB Từ điển Bách Khoa [141] Viện Nhà nƣớc và Pháp luật (2011), Đề tài Xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả trong nhà nước pháp quyền Việt Nam [142] Viện Khoa học pháp lí (2004), Đề tài “Cơ chế kiểm tra VBQPPL - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện”, Hà Nội [143] Viện khoa học pháp lí (2007), Thông tin khoa học pháp lí chuyên đề “Các giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án, dự thảo VBQPPL”, số 11 [144] Viện kiểm sát nhân dân tối cao (1998), Đề tài “Một số vấn đề về nhận thức và thực tiễn trong quá trình tổ chức thực hiện công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính – kinh tế - xã hội”, Hà Nội [145] GS.TS. Võ Khánh Vinh (2011), Những vấn đề lý luận và thực tiễn của nhóm quyền dân sự và chính trị, Nhà xuất bàn Khoa học xã hội, Hà Nội [146] GS.TS. Võ Khánh Vinh (2011), Quyền Con người, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội [147] TS. Nguyễn Cửu Việt (1998), Về khái niệm văn bản quy phạm pháp luật, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật, số 11 [148] TS. Nguyễn Cửu Việt (2007), Trở lại khái niệm văn bản quy phạm pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 4 [149] GS.TS. Đinh Ngọc Vƣợng (2008), Cơ chế bảo hiến ở một số nước trên thế giới, Tạp chí nghiên cứu lập pháp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkiem_tra_van_ban_quy_pham_phap_luat_do_bo_co_quan_ngang_bo_ban_hanh_o_viet_nam_hien_nay_6939.pdf
Luận văn liên quan