Việc khảo sát, phân tích, đánh giá văn hoá giải trí trên địa bàn thành phố Hải
Phòng là một công việc gặp nhiều khó khăn, phức tạp, vì vậy luận văn mới chỉ tập trung
vào khảo sát một số lĩnh vực cơ bản là: Văn hoá giải trí qua các thiết chế văn hoá công
cộng; văn hoá giải trí qua các phương tiện thông tin đại chúng; văn hoá giải trí qua các
dịch vụ văn hoá nghệ thuật; văn hoá giải trí qua các sinh hoạt văn hoá truyền thống; văn
hoá giải trí qua các hoạt động du lịch; hoạt động đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực văn hoá
giải trí.
117 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2710 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Văn hóa giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời kỳ đổi mới hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôi với quản lý tốt hệ thống thông tin đại chúng
Nghị quyết Đại hội XIII Đảng bộ thành phố đã xác định:
...Phấn đấu thực hiện chỉ tiêu đến năm 2010 nâng mức hưởng thụ và tham
gia sáng tạo văn hoá của người dân Hải Phòng lên mức 2,7 đến 2,8 lần so với
năm 2000. Đầu tư phát triển, hiện đại hoá về thiết bị kỹ thuật, nâng cao chất
lượng hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng... Duy trì và nâng cao
chất lượng hệ thống truyền thanh các xã, phường, thị trấn. Nâng cao chất lượng
các chương trình phát thanh, truyền hình. Đầu tư ứng dụng công nghệ kỹ thuật
số trong truyền dẫn phát sóng, công nghệ sản xuất chương trình phát thanh
truyền hình. Đến năm 2010, phấn đấu 100% hộ được nghe đài phát thanh và
xem truyền hình [20, tr168 - 169].
Mục tiêu đó đã đặt ra cho các cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình Hải Phòng
yêu cầu phải nâng cao chất lượng cả về nội dung và hình thức nhất là trong lĩnh vực văn
hoá giải trí cần có những thông tin cập nhật, mới mẻ, hấp dẫn, lôi cuốn công chúng. Trên
hệ thống truyền hình, Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng thành phố bên cạnh việc
tích cực khai thác các chương trình phim truyện đặc sắc của nước ngoài như: Mỹ, Trung
Quốc, Hàn Quốc, Canada, Hồng Công, Singapo...cần tổ chức trình chiếu tốt các phim
truyện trong nước. Phối hợp với các Hãng sản xuất các phim truyện nhằm phản ánh cuộc
sống và con người Việt Nam nói chung, Hải Phòng nói riêng trong thời kỳ đổi mới. Tiếp
tục sản xuất, phối hợp sản xuất các chương trình vui chơi giải trí trên truyền hình. Thời
gian qua, một số chương trình như: "Sắc màu Hoa Phượng", " Con tàu may mắn", "Siêu thị
Sao"...đã tạo được những tiếng vang nhất định, và hiện nay, chương trình trò chơi "Con
đường chinh phục" đã liên kết phát sóng cùng 10 Đài truyền hình địa phương hứa hẹn là
một sân chơi bổ ích, hấp dẫn, vừa tạo được nguồn thu từ việc quảng cáo sản phẩm của các
doanh nghiệp vừa đáp ứng yêu cầu giải trí của nhân dân thành phố.
3.3.3. Phát triển hệ thống các thiết chế văn hoá-nghệ thuật
- Trước mắt, cần sắp xếp lại các tổ chức, thiết chế hoạt động văn hoá-nghệ thuật, như
các Đoàn nghệ thuật, các rạp chiếu phim, biểu diễn nghệ thuật:
Tập trung đầu tư phát triển các loại hình nghệ thuật mà thành phố có thế mạnh (cải
lương, chèo, múa rối, kịch nói, ca múa nhạc), nâng cao hiệu quả hoạt động các đoàn nghệ
thuật chuyên nghiệp theo hướng nghệ thuật đỉnh cao.
Xây dựng mô hình tổ chức các đoàn biểu diễn nghệ thuật ở thành phố theo hướng xã
hội hoá, như: Nhà hát ca múa nhạc (có Đoàn ca múa nhạc nhẹ và Đoàn ca múa nhạc dân
tộc), Nhà hát kịch, Nhà hát sân khấu dân tộc, bao gồm: Đoàn chèo, Đoàn Cải lương và
Đoàn nghệ thuật múa rối.
Xây dựng các đoàn nghệ thuật theo hướng gọn nhẹ về bộ máy, trang thiết bị đồng bộ
hiện đại, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các đoàn nghệ thuật, tài năng của đội ngũ
văn nghệ sĩ phấn đấu đạt trình độ của quốc gia. Thực hiện cơ chế tài chính mới đối với các
đoàn nghệ thuật. Đảm bảo cơ chế tài trợ cần thiết hoặc hợp đồng đặt hàng nhằm tạo điều
kiện cho các đoàn nghệ thuật, các nghệ sỹ năng động hơn trong hoạt động, gắn họ với các
sản phẩm nghệ thuật và chịu trách nhiệm về kết quả của từng vở diễn. Thực hiện đa dạng
hoá phương thức và quy mô biểu diễn, đáp ứng nhu cầu xã hội hoá hoạt động nghệ thuật.
Đầu tư cải tạo, nâng cấp rạp hát, rạp chiếu phim hiện có (quy mô vừa và nhỏ) bằng
nhiều nguồn lực để nâng cao chất lượng tổ chức biểu diễn nghệ thuật: Nhà hát Sông Cấm
(nhà hát múa rối) quận Ngô Quyền; Nhà hát Phương Đông (nhà hát cải lương) quận Hồng
Bàng, Rạp Long Châu (nhà hát ca múa nhạc) quận Hồng Bàng; Rạp Tân Việt (Nhà hát
chèo) quận Lê Chân và dự kiến xây dựng mới Nhà hát kịch ở quận Hải An.
Xây dựng trung tâm biểu diễn nghệ thuật tổng hợp phục vụ biểu diễn ca múa nhạc ở khu
đô thị mới trong Trung tâm Hội chợ-triển lãm-Văn hoá Hải Phòng.
Đầu tư xây dựng rạp hát, rạp chiếu phim ở các khu đô thị mới như: Bắc sông Cấm,
đường 353, ngã 5 - sân bay Cát Bi…
Cải tạo cơ sở vật chất, nâng cấp và hiện đại hoá trang thiết bị cho một số rạp chiếu
bóng hiện có như: Rạp chiếu bóng Công Nhân, quận Ngô Quyền; Rạp chiếu bóng 1-5,
quận Hồng Bàng; Rạp Lê Văn Tám, quận Lê Chân; Rạp Lạc Viên, quận Ngô Quyền; Rạp
19/5, quận Kiến An...
Đầu tư xây dựng các cụm rạp đa năng nhỏ (2-3 rạp nhỏ quy mô khoảng 100-150 chỗ
/rạp) chiếu phim nhựa, phim video..., với trang thiết bị hiện đại, tiện nghi hoặc kết hợp
trong các quần thể dịch vụ-thương mại, siêu thị, khu giải trí liên hợp, thể thao...
Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất kỹ
thuật hệ thống các cơ sở biểu diễn nghệ thuật và các chương trình biểu diễn văn nghệ-nghệ
thuật.
Ngành văn hoá phối hợp với các ngành du lịch - dịch vụ, TDTT và các tổ chức xã
hội sử dụng cơ sở vật chất-kỹ thuật để tổ chức biểu diễn nghệ thuật và các hoạt động văn
hoá giải trí khác. Kết hợp giữa ngành điện ảnh, chiếu phim và phát thanh, truyền hình để
hoạt động có hiệu quả trong việc đáp ứng nhu cầu giải trí của công chúng.
- Phát triển thị trường dịch vụ văn hoá - văn nghệ với tăng cường quản lý
- Tiếp tục phát triển các trung tâm văn hoá-nghệ thuật quần chúng: Mở rộng, cải tạo
nâng cấp các thiết chế văn hoá-thông tin cấp quận, huyện, vận động nhân dân đóng góp
xây dựng và hoàn thiện trung tâm văn hoá xã, làng. Tổ chức các CLB văn nghệ-nghệ thuật
ở cơ sở (xã, làng, các cơ quan, công ty, trường học...) Kết hợp với các cấp, ngành thường
xuyên tổ chức các hội diễn, liên hoan văn nghệ quần chúng trên địa bàn thành phố.
- Phát triển mạng lưới thiết chế văn hoá-thông tin cơ sở:
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hoá-thông tin các cấp từ thành phố
đến cơ sở theo hướng đa năng tổng hợp, đa dạng về loại hình với nội dung thiết thực gắn
kết với nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, bao gồm xây dựng và mở rộng, nâng cấp cơ sở
vật chất và trang thiết bị hiện đại, đồng bộ của hệ thống thiết chế văn hoá thông tin các cấp:
Trung tâm văn hoá thành phố và các Trung tâm văn hoá-thông tin cấp quận, huyện, thị xã
và trung tâm văn hoá-thông tin cấp xã, phường.
Xây dựng Trung tâm văn hoá thành phố trở thành một thiết chế văn hoá đa năng,
tổng hợp nghiên cứu, hướng dẫn nghiệp vụ các trung tâm văn hoá quận, huyện, liên kết
giúp đỡ nghiệp vụ các thiết chế văn hoá cấp thành phố và tương đương, tổ chức các hoạt
động văn hoá-thông tin, vui chơi giải trí văn hoá-nghệ thuật của quần chúng.
3.3.4. Đẩy mạnh phát triển các hoạt động du lịch
Để thu hút trên 5,6 triệu lượt khách du lịch vào năm 2010 (tăng bình quân
15%/năm), cần xây dựng Hải Phòng thành Trung tâm đón nhận và phân phối khách quốc
tế, đào tạo nhân lực du lịch, quảng bá xúc tiến du lịch. Ưu tiên đầu tư cho khu du lịch trọng
điểm Cát Bà và Đồ Sơn; nâng cao chất lượng các tuyến du lịch hiện có, mở thêm tuyến du
lịch sinh thái biển Hải Phòng - Bạch Long Vỹ, sớm hoàn thành các dự án du lịch, khu vui
chơi giải trí. Đẩy mạnh công tác thông tin quảng bá, xúc tiến du lịch. Phát triển, đào tạo
nguồn nhân lực du lịch. Phấn đấu đến năm 2010 tỷ trọng GDP du lịch, khách sạn nhà hàng
trong GDP toàn thành phố đạt 4,5%, doanh thu du lịch Hải Phòng chiếm khoảng 10%
doanh thu du lịch cả nước (hiện ở mức 5 - 6%), tăng trên 16%/năm.
Phát triển các loại hình du lịch ở Hải Phòng gắn với các tour du lịch của cả nước và
đa dạng hoá các hình thức du lịch. Kết hợp với quần thể Hạ Long - Quảng Ninh (vịnh Hạ
Long và Bái Tử Long), tạo thành tour du lịch biển, sinh thái, du lịch văn hoá, tham quan-
nghỉ dưỡng, thể thao...
Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ-du lịch gắn với nội dung văn hoá giải trí, phát triển
cân đối các loại hình du lịch với cơ sở hạ tầng kinh tế - văn hoá.
Đối với thị xã Đồ Sơn và huyện Cát Hải có cơ chế liên kết với các thành phần kinh
tế đầu tư xây dựng các khu dịch vụ vui chơi giải trí (vui chơi cảm giác mạnh gắn với biển),
thể dục thể thao, rèn luyện thể chất, tổ chức biểu diễn các loại hình văn hoá nghệ thuật dân
gian phục vụ du lịch... (các cụm văn hoá gắn với Hội chọi trâu Đồ Sơn).
+ Phát triển khu vui chơi giải trí ở các công viên văn hoá. Việc phát triển các khu vui
chơi giải trí, nghỉ dưỡng là nhu cầu cấp thiết khi đời sống của nhân dân thành phố ngày
càng được cải thiện.
3.3.5. Gìn giữ, bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá của thành phố
Thành phố Hải Phòng hiện nay có 179 di tích lịch sử đã được xếp hạng, trong đó có
96 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 83 di tích cấp thành phố, 137 di tích được tu bổ, tôn tạo.
Các di tích được nhân dân tham gia đóng góp kinh phí để tu bổ, tôn tạo ngày càng khang
trang hơn. Nhiều di sản văn hoá của thành phố được lập kế hoạch bảo vệ, giữ gìn và phát
huy tác dụng như khu mộ cổ ở Thuỷ Nguyên, di tích Cái Bèo ở Cát Bà, Cát Hải, di tích
Việt Khê ở Thuỷ Nguyên và nhiều ngôi đình, chùa, nhà thờ.
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là một trong 15 lễ hội lớn cấp quốc gia của ngành Du lịch,
lễ hội đua thuyền Rồng trên biển Cát Bà là Lễ hội lớn của ngành Thuỷ sản; lễ hội hát Đúm
ở Phả lễ (Thuỷ Nguyên); lễ hội chạy - vật cầu ở Tân Trào (Kiến Thuỵ); múa Rối cạn, rối
nước ở Nhân Hoà, Đồng Minh (Vĩnh Bảo), hội thi pháo đất, hội Múa Tứ linh- rồng - kỳ
lân ở huyện Vĩnh Bảo...góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bản sắc văn hoá địa
phương, gắn bó tình cảm cộng đồng, quảng bá du lịch, thu hút khách du lịch đến tham
quan, giải trí và thông qua các hoạt động này tạo thêm việc làm, phát triển ngành, nghề
truyền thống.
Để phát huy hiệu quả giá trị các di sản văn hoá và gắn liền với nhu cầu sáng tạo,
hưởng thụ và nhu cầu tâm linh, nhu cầu văn hoá giải trí của người dân cần tạo ra những
sản phẩm văn hoá đặc thù có chất lượng hấp dẫn du khách tham quan, phát triển mạnh các
loại hình dịch vụ văn hoá, tạo nguồn thu từ dịch vụ tham quan và các hoạt động văn hoá
khác để tái đầu tư trở lại cho việc bảo vệ và phát huy giá trị của di tích.
3.3.6. Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động văn hoá vui chơi giải trí
Trong thời kỳ phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế và tăng cường hợp tác, giao lưu văn hoá với nước ngoài gia
tăng, đòi hỏi phải đẩy mạnh hơn nữa xã hội hoá văn hoá. Trong lĩnh vực văn hoá vui chơi
giải trí trên địa bàn thành phố Hải Phòng, việc xã hội hoá và mở rộng quá trình dân chủ
hoá các hoạt động vui chơi giải trí là một đòi hỏi thiết yếu nhằm khắc phục tư tưởng bao
cấp, trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, Xã hội hoá các hoạt động văn hoá vui chơi giải trí là
nhằm khai thác các tiềm năng về vật chất và tinh thần của toàn xã hội vào xây dựng môi
trường văn hoá giải trí lành mạnh ở Hải Phòng.
Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động văn hoá vui chơi giải trí sẽ tạo điều kiện thuận
lợi để các tổ chức kinh tế, xã hội, các đoàn thể chính trị xã hội, các cấp, các ngành, các
cộng đồng dân cư, các cơ quan, xí nghiệp, trường học, đơn vị quân đội, công an...của thành
phố tham gia bằng nhiều phương pháp và hình thức khác nhau vào các hoạt động vui chơi
giải trí. Tổ chức tốt việc xây dựng môi trường văn hoá giải trí ở cơ sở gắn với cộng đồng
gia đình, cộng đồng dân cư ở khu phố, khối phố, khu vực làng xã văn hoá ở ngoại
thành...góp phần làm phong phú đời sống văn hoá tinh thần của các tầng lớp nhân dân
thành phố.
Thực hiện chính sách xã hội hoá các hoạt động vui chơi giải trí cần chú ý tới đặc
điểm của các loại hình văn hoá giải trí khác nhau như đài phát thanh, truyền hình, các câu
lạc bộ, các cung văn hoá, nhà văn hoá; thư viện, các hoạt động vui chơi giải trí ở khu công
viên, các khu vui chơi giải trí cộng đồng; các hoạt động du lịch, tham quan danh lam thắng
cảnh, lễ hội và di sản văn hoá dân tộc đa dạng, phong phú khác.
Các cơ quan quản lý nhà nước ở thành phố cần xây dựng chính sách xã hội hoá và tổ
chức điều hành chính sách xã hội hoá theo hệ thống quy định nhất định để tránh tình trạng
buông lỏng quản lý hoặc rập khuôn máy móc, không khai thác được sự sáng tạo của cộng
đồng dân cư thành phố.
3.3.7. Tăng cường đầu tư cho phát triển văn hoá giải trí
Việc phát triển văn hoá giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời gian tới đòi hỏi phải
gia tăng các nguồn lực đầu tư của nhà nước và xã hội, coi đó là những giải pháp cơ bản để
kích thích các hoạt động văn hoá giải trí phát triển mạnh mẽ và đúng hướng.
Hải Phòng là thành phố công nghiệp, có cảng biển lớn... lại có cả các khu du lịch nổi
tiếng Đồ Sơn và Cát Bà, việc kêu gọi đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài nhằm biến 2 khu
vực này thành 2 khu du lịch trọng điểm cần có những cơ chế, chính sách thông thoáng, hấp
dẫn nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh hoạt động đầu tư vào các lĩnh vực,
trong đó có lĩnh vực vui chơi, giải trí.
Việc đầu tư vào các hoạt động vui chơi giải trí ở Hải Phòng cần phải chú ý tới sự
phát triển của thành phố Hải Phòng trong tương lai để có cái nhìn toàn diện và phát triển
trong quá trình đầu tư. Trong vòng 10 năm và 20 năm tới Hải Phòng phát triển tới vòng
bán kính đến 20 - 30 km, các khu đô thị, khu dân cư mới với những dãy nhà cao tầng sẽ
mọc lên ở những vùng, miền mà hôm nay còn là vùng nông thôn...Vì vậy, chính sách đầu
tư trong lĩnh vực vui chơi giải trí cần có tầm nhìn mang tính chiến lược phát triển tổng thể
của Hải Phòng, tránh tình trạng manh mún, cát cứ. Công tác đầu tư cần gọn, dứt điểm và
phải đánh giá kiểm tra kết quả đầu tư từng hạng mục, từng công trình. Kiên quyết chống
đầu tư tràn lan, không chú ý tới hiệu quả kinh tế - xã hội của các công trình này.
Trong đầu tư xây dựng cần chú ý tới các công trình vui chơi giải trí trọng điểm của
thành phố. Các công trình này phải được đặc biệt quan tâm cả về quy mô, chất lượng đầu
tư cũng như năng lực quản lý, điều hành. Các công trình trọng điểm này phải được xây
dựng ở cả khu vực nội thành và ngoại thành, cả ở trung tâm thành phố và địa bàn các quận,
huyện, thị xã.
3.3.8. Tăng cường quản lý các hoạt động văn hoá giải trí
Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, các hoạt động vui chơi giải trí cũng đang vận hành
theo cơ chế thị trường. Các thành phần kinh tế đều có thể tham gia đầu tư vào lĩnh vực này
để vừa khai thác lợi nhuận, vừa đáp ứng nhu cầu văn hoá của nhân dân. Khi hiện nay, mức
sống của nhân dân ngày càng được nâng cao thì khu vực vui chơi giải trí ngày càng được
các nhà đầu tư trong nước và quốc tế quan tâm. Các chương trình vui chơi giải trí trên hệ
thống Phát thanh và Truyền hình trung ương và Hải Phòng cũng đang bằng mọi cách đáp
ứng nhu cầu giải trí rất đa dạng, phong phú của công chúng. Thị trường mỹ thuật, âm nhạc,
điện ảnh cũng đang diễn ra hết sức sôi động nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí của người dân.
Công tác quản lý các hoạt động vui chơi giải trí cần tập trung vào các nội dung chủ yếu là:
Nâng cao nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể và toàn xã hội
về vai trò của văn hoá nói chung và vai trò của văn hoá giải trí trong việc nâng cao đời
sống văn hoá tinh thần, xây dựng nhân cách, phẩm chất của con người Hải Phòng đáp ứng
yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH.
Hiện nay, nhận thức chung của toàn xã hội cũng như nhận thức chung của các cấp
lãnh đạo Đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị xã hội về vai trò của vui chơi giải trí
còn chưa được quan tâm đúng mức. Điều này dẫn đến tình trạng là vai trò lãnh đạo của các
cấp uỷ và chính quyền các cấp đối với lĩnh vực này thường ít quan tâm, thậm chí có nơi
còn buông lỏng. Vì vậy, những hiện tượng tiêu cực xuất hiện trong lĩnh vực vui chơi giải
trí có xu hướng ngày càng nghiêm trọng. Những tình trạng cá cược bất hợp pháp trong
bóng đá, trong các trò chơi dân gian như đấu vật, chọi gà, các tệ nạn xã hội trong các
phòng hát karaoke, vũ trường, quán bar; tình trạng quản lý một cách hình thức các quán
dịch vụ Internet; tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội gia tăng tại các công viên, các vườn
hoa công cộng... Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do nhận thức
chung của toàn xã hội, trước hết là của cán bộ, đảng viên trong cấp uỷ, chính quyền và
đoàn thể các cấp còn hạn chế, chưa thấy rõ vai trò của hoạt động này trong quá trình xây
dựng và phát triển văn hoá ở thành phố hiện nay. Bởi vậy, cần nâng cao hơn ý thức trách
nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và đoàn thể nhân dân về lãnh đạo và quản lý hoạt
động này.
Phân cấp quản lý tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, đảm bảo hiệu lực và hiệu
quả. Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng cần phân cấp quản lý các hoạt động vui chơi
giải trí trên địa bàn Hải Phòng. Hiện nay, việc phân cấp và phối hợp quản lý các hoạt động
vui chơi giải trí ở địa điểm công cộng hiện nay còn nhiều yếu kém và chưa hợp lý. Nhiều
đơn vị, nhiều cơ quan cùng tham gia quản lý một địa điểm hoặc làm nhiều chức năng khác
nhau, nên vừa thiếu tập trung, vừa khó kiểm soát. Công tác quản lý các hoạt động vui chơi,
giải trí trên địa bàn thành phố Hải Phòng có 3 loại là:
Loại 1: Do Nhà nước trực tiếp quản lý thông qua các doanh nghiệp nhà nước hoạt
động công ích - phúc lợi.
Loại 2: Do các cơ quan, đoàn thể quản lý, điều hành.
Loại 3: Do các công ty nhà nước, tập thể, tư nhân trong nước và nước ngoài đầu tư.
Vì vậy công tác quản lý nhà nước ở đây cần chú trọng phân cấp quản lý cho cả 3 loại
chủ thể nói trên. Sự phân cấp này phải được xác định rõ ràng, cụ thể và công khai trên cơ
sở những văn bản pháp lý nhất định do Uỷ ban nhân dân thành phố quy định. Đồng thời
trong quá trình phân cấp quản lý các hoạt động vui chơi giải trí trên địa bàn thành phố, cần
bảo đảm tính thống nhất chung trong quản lý nhà nước, tránh tình trạng cát cứ, manh mún.
Xây dựng và hoàn chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển các hoạt động vui chơi giải
trí trên địa bàn thành phố.
Hiện nay, công tác xây dựng quy hoạch phát triển các hoạt động vui chơi giải trí, các khu
vui chơi giải trí ở Hải Phòng mới bước đầu được quan tâm ở một số khu đô thị mới được xây
dựng và trong quy hoạch phát triển chung của thành phố, còn khu vực nội đô và hầu hết các
địa bàn ngoại thành chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy, vấn đề cấp bách là cần có quy
hoạch dài hạn và ngắn hạn cho sự phát triển các hoạt động vui chơi giải trí trên địa bàn thành
phố Hải Phòng.
Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển các hoạt động vui chơi giải trí ở Hải
Phòng đòi hỏi phải chú ý đến các ngành, các cấp quản lý từ thành phố, quận, huyện đến
phường, xã, chú ý các nhân tố dân tộc và hiện đại trong quy hoạch, chú ý cả khía cạnh văn
hoá trong kinh tế và khía cạnh kinh tế trong các hoạt động văn hoá vui chơi giải trí, chú ý
cả nhu cầu trước mắt, nhu cầu lâu dài và bền vững của thành phố.
Việc gìn giữ và phát huy bản sắc, truyền thống văn hoá tốt đẹp thông qua các hoạt
động vui chơi, giải trí ở Hải Phòng cần phải được coi trọng, song không rơi vào bảo thủ, trì trệ
mà cần đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm đối với lĩnh vực này để phục vụ nhu cầu phát triển
thành phố ngày càng văn minh giàu đẹp.
Cần chú ý đảm bảo tính dân chủ, công khai của hệ thống quy hoạch và tính chuyên
môn cao của hệ thống quy hoạch phát triển các hoạt động vui chơi giải trí trên địa bàn
thành phố. Trong công tác quy hoạch này cần có sự tham gia của các nhà hoạch định chính
sách, các nhà quản lý, các nhà khoa học, các doanh nghiệp, đại diện các tổ chức đoàn thể
chính trị - xã hội
Cần chú ý tới tính pháp lý và tính thực tiễn của quy hoạch. Tính pháp lý của quy
hoạch này cần được thể hiện bằng các văn bản pháp lý và phải được các cấp có thẩm
quyền phê duyệt và kịp thời xử lý những chủ thể vi phạm. Phải chú ý đến tính khả thi, tính
thực tế của quy hoạch, tránh tình trạng quy hoạch treo hiện nay.
3.3.9. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ những người hoạt động chuyên sâu trong lĩnh
vực văn hoá giải trí
Các hoạt động vui chơi giải trí trong thời kỳ phát triển phát triển kinh tế thị trường
và mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế liên quan đến lĩnh vực công nghiệp giải trí, dịch vụ
giải trí và văn hoá giải trí. Điều đó đã đặt ra yêu cầu phải đào tạo liên ngành, chuyên sâu
về lĩnh vực này cho những người tham gia vào hoạt động này. Khi được đào tạo cơ bản và
chuyên sâu, họ sẽ có điều kiện đưa các hoạt động giải trí, văn hoá giải trí phát triển lành
mạnh đúng hướng, đem lại hiệu quả kinh tế. Hiện nay, ở thành phố Hải Phòng chưa có cơ
sở đào tạo tập trung chuyên sâu về lĩnh vực này mà phụ thuộc vào từng doanh nghiệp vì
vậy các ngành Văn hoá Thông tin, Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư...cần sớm lựa chọn những
người có năng lực, tâm huyết, yêu nghề đi đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực vui chơi giải trí
trong nước và quốc tế. Đặc biệt là năng lực quản lý các hoạt động văn hóa vui chơi giải trí.
3.4. những kiến nghị
Chúng tôi xin đề xuất với Thành uỷ và Uỷ ban nhân dân cùng các cơ quan hữu quan
của thành phố một số kiến nghị sau:
1. Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thành phố cần xây dựng và hoàn chỉnh
Quy hoạch tổng thể phát triển các hoạt động văn hoá vui chơi giải trí trên địa bàn thành
phố từ nay đến năm 2010 - 2020 ở các địa bàn khác nhau, các loại hình hoạt động khác
nhau. Hệ thống quy hoạch này phải đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu giải trí của cộng đồng
dân cư trên địa bàn thành phố.
2. Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân thành phố xây dựng các chính sách khuyến khích phát
triển văn hoá giải trí và các loại hình văn hoá vui chơi giải trí lành mạnh ở thành phố. Đó
là các chính sách về xã hội hoá, chính sách về đầu tư và thu hút đầu tư vào các lĩnh vực vui
chơi giải trí, chính sách mở rộng giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm trong lĩnh vực tổ
chức các hoạt động vui chơi giải trí. Đề nghị thành phố xác định rõ chức năng, nhiệm vụ
của một số ngành, một số cơ quan của thành phố trong việc quản lý và tổ chức hoạt động
các loại hình văn hoá giải trí. Việc phân công, phân cấp quản lý phải rõ ràng, tránh chồng
chéo và phải tạo ra được sự thống nhất trong quản lý của thành phố, tránh tình trạng cục
bộ, khép kín.
3. Hải Phòng là thành phố công nghiệp lớn có đội ngũ công nhân lao động đông đảo.
Trong nhiều năm qua, Hải Phòng đã xây dựng nhiều khu công nghiệp tập trung, thu hút
nhiều doanh nghiệp đầu tư sản xuất và một số lượng công nhân lao động không nhỏ đến
đây làm việc. Nhiều doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
có số lượng công nhân lớn. Một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh vì lợi nhuận đã gia
tăng cường độ lao động, ít quan tâm đến điều kiện vật chất, tinh thần cho người lao động, bên
cạnh đó là điều kiện ăn, ở của CNLĐ tại các khu công nghiệp tập trung gặp rất nhiều khó
khăn, đó là chưa kể đến đời sống văn hoá tinh thần của họ rất thiếu thốn, ít có điều kiện để giải
trí, hồi phục sức khoẻ, trong khi xung quanh những nơi ở của họ có không ít những tệ nạn xã
hội, những hoạt động giải trí phản văn hoá, tiêu cực. Vì vậy, đề nghị Thành uỷ, Uỷ ban nhân
dân thành phố và các ban ngành chức năng thành phố cần quan tâm:
+ Trong quy hoạch về chiến lược phát triển thành phố những năm 2010 - 2020, ngoài
việc cấp đất cho các doanh nghiệp đầu tư cơ sở sản xuất, cần tạo điều kiện về quỹ đất để
doanh nghiệp xây dựng các khu nhà ở, khu vui chơi giải trí, công viên, cây xanh dành cho
công nhân lao động của các doanh nghiệp này.
+ Thành phố có cơ chế, chính sách, quy định cụ thể yêu cầu các doanh nghiệp cần
tuân thủ nghiêm túc Bộ luật lao động và các quy định của thành phố về thời gian lao động,
thời gian nghỉ ngơi và những điều kiện về đời sống vật chất, văn hoá tinh thần cho người
lao động.
4. Uỷ ban nhân dân thành phố cần quan tâm đầu tư nhiều hơn trong lĩnh vực văn hoá
để tạo ra động lực mới cho quá trình phát triển các hoạt động văn hoá vui chơi giải trí ở
Hải Phòng. Các lĩnh vực trọng điểm đó là:
+ Đầu tư vào các hoạt động vui chơi giải trí gắn liền với việc giữ gìn và phát huy các
giá trị văn hoá truyền thống của thành phố Hải Phòng (như hoạt động giải trí trong sinh
hoạt lễ hội truyền thống, du lịch sinh thái nhân văn...)
+ Đầu tư vào các khu vực sáng tạo các hoạt động vui chơi giải trí theo hướng dân tộc,
hiện đại, nhân văn, đặc biệt là trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, sáng tạo các loại hình vui
chơi giải trí độc đáo của Hải Phòng.
+ Đầu tư vào ngành công nghiệp giải trí như sản xuất các chương trình giải trí trên
phát thanh, truyền hình, điện ảnh, Video... đặc biệt là khai thác lợi thế của các phương tiện
thông tin đại chúng để giáo dục, định hướng các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh ở
thành phố Hải Phòng.
5. Sở Văn hoá Thông tin, Sở Du lịch, Báo Hải Phòng, Đài Phát thanh -Truyền hình
Hải Phòng và các cơ quan thông tin đại chúng khác cần đẩy mạnh tuyên truyền về văn hoá
vui chơi giải trí lành mạnh cho nhân dân thành phố, đồng thời phê phán xu hướng giải trí
tiêu cực, chống các phản giá trị trong lĩnh vực văn hoá vui chơi giải trí.
Kết luận
1. Từ việc nhận thức toàn diện và sâu sắc hơn về vai trò, vị trí, chức năng xã hội của
các hoạt động vui chơi giải trí, coi các hoạt động vui chơi giải trí như một bộ phận trọng
yếu của văn hoá, có tác động to lớn đến việc xây dựng môi trường văn hoá, xây dựng tư
tưởng, đạo đức, lối sống xã hội, nhất là trong tình hình hiện nay, luận văn " Văn hoá giải
trí ở thành phố Hải Phòng trong thời kỳ đổi mới hiện nay" đã đánh giá thực trạng và đề
xuất các phương hướng và giải pháp phát triển văn hoá giải trí ở thanh phố Hải Phòng
trong thời gian tới, làm cho văn hoá giải trí trở thành một động lực thúc đẩy kinh tế xã hội
phát triển, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, nhu cầu tinh thần ngày càng cao của nhân dân
thành phố Hải Phòng.
2. Việc khảo sát, phân tích, đánh giá văn hoá giải trí trên địa bàn thành phố Hải
Phòng là một công việc gặp nhiều khó khăn, phức tạp, vì vậy luận văn mới chỉ tập trung
vào khảo sát một số lĩnh vực cơ bản là: Văn hoá giải trí qua các thiết chế văn hoá công
cộng; văn hoá giải trí qua các phương tiện thông tin đại chúng; văn hoá giải trí qua các
dịch vụ văn hoá nghệ thuật; văn hoá giải trí qua các sinh hoạt văn hoá truyền thống; văn
hoá giải trí qua các hoạt động du lịch; hoạt động đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực văn hoá
giải trí...
Có thể nói, trong thời gian qua, các hoạt động văn hoá giải trí ở Hải Phòng đã có
sự chuyển biến tích cực nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của nhân dân thành
phố. Các loại hình này đã được phát triển một cách đa dạng hơn, từng bước đáp ứng
nhu cầu tinh thần ngày càng cao của công chúng thành phố, góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Những mặt hạn chế
trong lĩnh vực văn hoá giải trí thể hiện cả về phương diện lãnh đạo quản lý và cả về tổ
chức các hoạt động vui chơi giải trí. Đó là những bất cập về nhận thức, quản lý, điều
hành và giám sát, kiểm tra của các cơ quan có trách nhiệm đối với lĩnh vực này.
3. Trên cơ sở dự báo về nhu cầu văn hoá giải trí cuả nhân dân thành phố Hải
Phòng trong thời gian tới, đề tài đã đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm
đẩy mạnh phát triển văn hoá giải trí trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá. Hiện nay, tốc độ phát triển các loại hình của văn hoá giải trí diễn ra rất mạnh mẽ,
bao gồm cả xu hướng tích cực và tiêu cực, trong khi đó, các chính sách và công tác
quản lý văn hoá giải trí còn chưa theo kịp, hoặc còn lúng túng, bị động. Do vậy, thành
phố cần quan tâm hơn về việc ban hành, bổ sung hoàn thiện các chính sách về lĩnh vực
này để các lĩnh vực của văn hoá giải trí thành phố Hải Phòng phát triển đúng hướng,
góp phần xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh và sự phát triển toàn diện con người
Hải Phòng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế.
Danh mục các công trình đã công bố của tác giả
có liên quan đến đề tài
1. Nguyễn Quang Linh (2006), "Tổ chức các hoạt động văn hóa vui chơi giải trí cho công
nhân lao động ở Thành phố Hải Phòng hiện nay", Thông tin Văn hóa và phát triển,
(9), tr.54-57.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Đào Duy Anh (1938), Việt Nam văn hoá sử cương, Quan Hải tùng thư, Huế.
2. Bảo tàng Hải Phòng, (2005) Báo các tổng hợp một số hoạt động Bảo tồn - Bảo tàng
từ năm 2001 - 2005, Hải Phòng.
3. Bộ Văn hoá- Thông tin - Thể thao (1992), Mấy vấn đề văn hoá và phát triển ở Việt
Nam hiện nay, Hà Nội.
4. Bộ Văn hoá Thông tin (1994), Các văn bản pháp quy về văn hoá thông tin, Tập 4,
Hà Nội.
5. Bộ Văn hoá Thông tin (2000), Các văn bản pháp quy về văn hoá thông tin, Tập 5,
Hà Nội.
6. Phan Kế Bính (1990), Việt Nam phong tục, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Nguyễn Văn Bính (1998), Phương pháp và tổ chức hoạt động Cung văn hoá, Nhà văn
hoá lao động trong thời kỳ đổi mới hiện nay, Luận Văn thạc sĩ Văn hóa học, Đại
học văn hoá, Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Bính (2003), Giao tiếp và ứng xử với tư cách là thành tố văn hoá
trong hoạt động doanh nghiệp thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
Luận án tiến sĩ Lịch sử, Viện Văn hoá thông tin, Hà Nội.
9. Đinh Thị Vân Chi (2001), Nhu cầu giải trí của thanh niên, Luận án tiến sĩ Xã hội
học, Đại học quốc gia, Hà Nội.
10. Đoàn Văn Chúc (1999), Xã hội học văn hoá, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội
11. Trần Tất Chủng (1997), "Còn không các trò vui chơi giải trí dân gian?", Tạp chí Du
lịch Việt Nam, (50), Hà Nội.
12. Công đoàn công ty LD du lịch quốc tế Hải Phòng, (2005), Báo cáo tóm tắt một số
hoạt động Công đoàn từ năm 2001 - 2005, Hải Phòng.
13. Công ty cổ phần thông tin kinh tế thương mại (2003) Hải Phòng, Thế và lực trong
thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Cục Thống kê Hải Phòng, Báo cáo phân tích đời sống các tầng lớp dân cư thành
phố Hải Phòng năm 2004.
15. Cung Văn hoá LĐHN Việt Tiệp Hải Phòng (2006), Tổng hợp kết quả hoạt động từ năm
2001 - 2005, Hải Phòng
16. Đại Bách khoa thư Xô viết (1985), Nxb Bách khoa toàn thư Xô Viết, M., (tiếng
Nga).
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành
Trung ương (khoá VIII), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Đảng bộ thành phố Hải Phòng (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ thành
phố lần thứ XIII, Nxb Hải Phòng.
21. Đồ Sơn thắng cảnh và du lịch (1997), Nxb Hải Phòng.
22. Phạm Duy Đức (2004), Hoạt động giải trí ở đô thị Việt Nam hiện nay những vấn đề
lý luận và thực tiễn, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.
23. Trịnh Minh Hiên (1993), Hải Phòng - Di tích lịch sử - Văn hoá, Nxb Hải Phòng.
24. Trịnh Minh Hiên (2006), Lễ hội truyền thống tiêu biểu Hải Phòng, Nxb Hải Phòng.
25. Nguyễn Xuân Kính (chủ biên) (2002), Văn hóa dân gian trong đời sống đô thị, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
26. Đinh Gia Khánh (1995), Văn hóa dân gian với sự phát triển của xã hội, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
27. Hữu Ngọc (1995), Hồ sơ Văn hoá Mỹ, Nxb Thế giới, Hà Nội.
28. C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin (1977), Về văn học nghệ thuật, Nxb Sự thật, Hà
Nội.
29. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33. Hoàng Phê (chủ biên) (1988), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
34. Quá trình hình thành, phát triển thành phố và đặc tính người Hải Phòng (1987),
Nxb Hải Phòng.
35. Rodentan (1975), Từ điển triết học, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, Bản Tiếng Việt, Nxb
Sự thật, Hà Nội.
36. Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng, Kinh tế Hải Phòng 50 năm xây dựng và phát
triển (1955 - 2005), Nxb Thống kê, Hà Nội
37. Sở Thể dục Thể thao Hải Phòng (5/2006), Định hướng phát triển xã hội hoá thể dục
thể thao thành phố Hải Phòng năm 2006 - 2010.
38. Sở Văn hoá Thông tin - Uỷ ban DS - GĐ & Trẻ em thành phố Hải Phòng (2006),
Báo cáo Sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 03/2000/CT- TTg của Thủ tưởng chính
phủ về việc đẩy mạnh các hoạt động Văn hoá, vui chơi, giải trí trẻ em.
39. Sở Văn hoá Thông tin Hải Phòng, Báo cáo tổng hợp quy hoạch ngành văn hoá
thông tin giai đoạn đến năm 2010.
40. Sở Văn hoá Thông tin Hải Phòng, Báo cáo hiện trạng văn hoá Hải Phòng từ năm
1990 đến tháng 9/2002.
41. Sở Văn hoá Thông tin, Quy hoạch ngành Văn hoá Thông tin đến năm 2010 (Chuyên
đề V - khôi phục, phát triển lễ hội truyền thống, văn hoá dân gian, văn hoá làng
xã) - Hải Phòng, tháng 10/2003.
42. Sở Văn hoá Thông tin Hải Phòng (2005), 50 năm xây dựng và phát triển 1955 -
2005, Nxb Hải Phòng.
43. Tạp chí Nghiên cứu lịch sử Hải Phòng (1988), Nxb Hải Phòng.
44. Văn Đức Thanh (2004), Về xây dựng môi trường văn hóa cơ sở, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
45. Hoàng Đình Thi (2004), Báo chí Hải Phòng với nhiệm vụ xây dựng và phát triển
nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Luận văn tốt nghiệp
Đại học chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
46. Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng (2005), Hải
Phòng 50 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành 1955 - 2005, Nxb Hải
Phòng.
47. Giang Thu (2006), Xuân về- hấp dẫn trò chơi tổ tôm điếm, Sở Văn hóa Thông tin
Hải Phòng Hướng dẫn nghiệp vụ văn hóa cơ sở.
48. Thư viện Hải Phòng, Báo cáo tổng hợp hoạt động thư viện từ năm 2001 - 2005, Hải
Phòng.
49. Trần Thị Trâm (2005), "Vai trò của văn hoá dân gian trong các sân chơi trên truyền
hình", Tạp chí Nguồn sáng Dân gian, (3).
50. Trung tâm biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), Từ điển bách khoa Việt
Nam, Hà Nội, Tập 3
51. ánh Tuyết (1996), "Du lịch vui chơi giải trí sẽ là ngành phát triển nhanh", Tạp chí
Du lịch Việt Nam, (37).
phụ lục
Phụ lục 1
Một số kết quả phát triển kinh tế - xã hội - văn hoá
của thành phố Hải Phòng 5 năm (2001 - 2005)
chỉ tiêu Đ.vị
tính
2001 2002 2003 2004 2005
* Tổng sản phẩm trong
nước (GDP)
Tỷ
đồng
9.178 10.153 11,241 12.536 14,071
- Tốc độ tăng trưởng % 9,1 10,40 10,64 10,71 12,25
* GDP B/quân đầu người USD 725,2 793,3 872,8 962,2 1.070,0
* Dân số trung bình Nghìn
người
1.723,
5
1.743,
4
1.754,
2
1.770, 1.784,2
- Tỷ lệ dân số đô thị % 45
* Thu hút khách Du lịch Triệu
lượt
1,16 1,45 1,68, 2,12 2,43
*Doanh thu ngành D.lịch Tỷ
đồng
319 441 457 464 546
* Tỷ lệ hộ nghèo % 11,7 9,5 6,7 4,5 3,0
* Bưu chính viễn thông
- Số điện thoại/100dân Máy 7,4 9,9 12,3 14,9 17,6
- Số người sử dụng Intenet 1000
ng
68 99 177 253 340
- Thuê bao Intenet/100dân Thuê 0,23 0,33 0,58 0,82 1,09
bao
* Văn hoá
- Tổng số sách xuất bản Triệu
bản
0,18
- Tổng số Báo xuất bản Triệu
bản
10,7
- Số giờ phát sóng Đài
Tiếng nói VN + Đài TP
Giờ/n
gày
/năm
4,3 4,4 4,5 4,7 6,6
-Tỷ lệ số hộ được nghe đài % 75,0 95 95 98 98
- Số giờ phát sóng Truyền
hình Việt Nam + Đài TP
Giờ/n
gày
/năm
14,60 15,50 18,60 20,0 20,0
- Tỷ lệ số hộ được xem
truyền hình
% 90 90 95 95 95
Nguồn: Sở Kế hoạch đầu tư Hải Phòng, Kinh tế Hải Phòng 50 năm xây dựng và
phát triển (1955-2005), Nxb Thống kê, Hà Nội, 2005.
Phụ lục 2
Một số đồ dùng lâu bền được người dân thành phố Hải Phòng sử dụng
Các đồ dùng lâu bền Đơn vị tính Năm
Tên đồ dùng %/100 hộ 2004
Xe máy 52,36
Máy điện thoại 42,37
Tủ lạnh 24,84
Đầu Video 49,14
Ti vi màu 87,63
Dàn nghe nhạc 16,45
Máy vi tính 7,2
Máy điều hoà nhiệt độ 3,01
Máy giặt, máy sấy quần áo 14,52
Bình tắm nước nóng 13,44
Nguồn: Cục Thống kê Hải Phòng, Báo cáo phân tích đời sống các tầng lớp dân cư
thành phố Hải Phòng năm 2004.
Phụ lục 3
Kết quả hoạt động bảo tồn - bảo tàng thời kỳ 2001-2005
Các hoạt động bảo tồn - bảo
tàng
Đ.vị
tính
2001 2002 2003 2004 2005
1-Tổng số Bảo tàng thuộc sở hữu
NN có trên địa bàn
4 4 4 4 4
2- Tổng số bảo tàng được xếp loại Loại
2
4 4 4 4 4
3- Tổng số hiện vật, tài liệu hiện
có
Hiện
vật
17.50
2
17.59
4
19.54
9
4- Tổng số khách tham quan Ngườ
i
28.95
8
36.12
5
35.77
5
34.39
2
35.30
0
5- Tổng số di tích lịch sử, V.hoá
và danh lam, thắng cảnh có trên
địa bàn
Di
tích
147 147 147 147 147
6- Tổng số di tích lịch sử, văn hoá
và danh lam, thắng cảnh đã được
xếp hạng quốc gia.
- 96 96 96 96 96
* Tổng số khách tham quan Nghì
n
người
250 256 259 263 254
- Khách nước ngoài - 12.00
0
15.00
0
15.50
0
16.20
0
17.00
0
- Khách trong nước - 238 241 243,5 246,8 237,0
7- Tổng số di sản văn hoá phi vật
thể có trên địa bàn (ghi tổng số và
liệt kê số loại) trong đó:
Di
sản
125 125 125 125 125
* Lễ hội - 95 95 95 95 95
* Nghệ thuật biểu diễn dân gian - 3 3 3 3 3
* Tôn giáo - tín ngưỡng dân gian - 8 8 8 8 8
* Nghệ thuật tạo hình dân gian - 3 3 3 3 3
* Nghề truyền thống - 16 16 16 16 16
Nguồn:
- Sở Văn hoá Thông tin Hải Phòng - Báo cáo hiện trạng văn hoá Hải Phòng từ năm
1990 đến tháng 9 năm 2002
- Bảo tàng Hải Phòng - Báo cáo tổng hợp hoạt động bảo tồn - bảo tàng từ 2002 -
2005
Phụ lục 4
Kết quả hoạt động thư viện thành phố Hải phòng thời kỳ 2001 - 2005
Các số liệu Đ/v
tính
2001 2002 2003 2004 2005
1- Tống số Thư viện có trên
địa bàn, trong đó:
Thư
viện
28 28 28 28 28
* Thư viện tổng hợp - 1 1 1 1 1
* Thư viện chuyên ngành - 13 13 13 13 13
* Thư viện Thiếu nhi - 1 1 1 1 1
* Thư viện quận, huyện.. - 13 13 13 13 13
* Phòng đọc, tủ sách cơ sở Phòng
tủ
135 135 135 135 135
2- Tình hình hoạt động
* Tổng số vốn tài liệu hiện có
Bản
319.69
5
325.88
2
305.04
8
303.29
5
313.38
5
* Tổng số vốn tài liệu được bổ
sung trong năm
- 8.669 8.187 9.670 10.090 11.876
* Số lượt sách báo được luân
chuyển
Lượt
311.12
3
320.71
3
360.60
2
384.95
2
403.40
3
* Tổng số thẻ được cấp trong
năm
Thẻ 6.380 7.794 7.665 7.642 8.131
* Tổng số lượt bạn đọc trong
năm
Lượt
153.41
9
159.01
1
184.85
1
180.58
8
191.80
4
Nguồn: Thư viện Hải Phòng, Báo cáo tổng hợp hoạt động thư viện thành phố Hải
Phòng từ năm 2001 - 2005.
Phụ lục 5
Bảng tổng hợp kết quả hoạt động của Cung Văn hoá LĐHN Việt Tiệp
thời kỳ 2003 - 2005
TT Nội dung hoạt động Đ/v tính 2003 2004 2005
I/văn hoá nghệ thuật
1 Số lượng câu lạc bộ
Số lượng hội viên (được cấp thẻ)
Số buổi sinh hoạt
CLB
Người
Buổi
9
486
218
11
1.019
479
14
1.159
490
2 Biểu diến văn hoá nghệ thuật (ca
nhạc, thời trang, chương trình thơ,
dạ hội
Chương
trình
12 14 18
3 Tổ chức - phục vụ Hội diễn Chương
trình
4 11 12
4 Chuyên đề, tập huấn nghiệp vụ Chương
trình
2 4 8
5 Triển lãm (Tranh, ảnh, tem, thư
pháp, mỹ thuật
Cuộc 4 5 5
6 Giao lưu văn hoá, trao đổi kinh
nghiệm
Cuộc 11 13 14
7 Các lớp đào tạo
Số lượng học viên
Lớp
Lượt
người
4
120
10
300
13
390
8 Sinh hoạt Văn hoá Nghệ thuật tại
Cung VH (tham dự các hoạt động)
Lượt/
người/
ngày
500 580 650
II/ Thể dục thể thao
1 Số lượng CLB
Số lượng hội viên (được cấp thẻ)
Số buổi sinh hoạt
CLB
Người
Buổi
13
1.412
415
13
1.316
437
14
1.556
510
2 Tổ chức Giải, Hội thao Cuộc 3 6 9
3 Tập huấn Đợt 4 4 5
4 Giao lưu, thi đấu giao hữu Cuộc 6 12 13
5 Các lớp đào tạo
Số lượng học viên
Lớp
Người
8
400
10
500
12
600
6 Tham gia các giải Lần 4 5 4
7 Thành tích (tại các giải đấu thành
phố, quốc gia, quốc tế)
Giải, Huy
chương
7 18 38
8 Sinh hoạt TDTT tại Cung văn hoá Lượt/
người/
ngày
1.100 980 1.100
Nguồn: Cung Văn hoá LĐHN Việt Tiệp Hải Phòng - Báo cáo tổng hợp kết quả
hoạt động từ năm 2003 - 2005.
Phụ lục 6
Số liệu tổng hợp về trung tâm văn hoá, Nhà văn hoá ở Hải Phòng
thời kỳ 2001 - 2005
Văn hoá thông tin cơ sở Đơn
vị
2001 2002 2003 2004 2005
- Nhà Văn hoá tỉnh/thành Nhà
VH
01 01 01 01 01
- Trung tâm Thông tin -
triển lãm Thành phố
T. tâm 01 01 01 01 01
- Nhà Thiếu nhi (cả tỉnh/
thành và quận huyện
Nhà 03 03 03 03 03
- Cung VH Công đoàn quản
lý
Cung
VH
01 01 01 01 01
- Cung VH Thanh niên - 01 01 01 01 01
- Nhà VH, Trung tâm VHTT
quận, huyện
NVH 12 12 12 12 12
- NVH xã, phường CLB 169 169 169 169 169
* Tổng số các đội Văn nghệ
quần chúng
Đội 497 497 497 497 497
* Tổng số các liên hoan, hội
diễn
Cuộc 47 47 47 47 47
* Tổng số nhà Bưu điện văn
hoá xã
Nhà 142 142 142 142 142
- Số sách, báo, tạp chí có
trong Bưu điện văn hoá xã
Bản 14.800 14.800 14.800 14.800 14.800
Nguồn: Sở Văn hoá Thông tin Hải Phòng
-Báo cáo hiện trạng văn hoá Hải Phòng từ năm 1990 đến tháng 9 năm 2002.
- Báo cáo tổng hợp một số hoạt động văn hoá thông tin cơ sở thành phố Hải Phòng
năm 2003- 2005
Phụ lục 7
Kết quả hoạt động TDTT ở Hải Phòng thời kỳ 2001 - 2005
Nội dung
Đơn vị
tính
2001 2002 2003 2004 2005
* Số người tập luyện TDTT
thường xuyên
% 19 19,5 19,5 20 20,5
* Gia đình Thể thao % 6,5 7 7,2 7,3 7,8
* Câu lạc bộ TDTT cơ sở Câu lạc
bộ
2.025 2.150 2.200 2.215 2.230
* Số trường giảng dạy nội
khoá đúng quy định
% 75 80 90 90 91
* Số trường tổ chức ngoại
khoá chất lượng tốt
% 35 40 50 52 52
* Tổ chức các cuộc thi đấu
Thể thao thành phố
Cuộc 35 35 37 38 40
Nguồn: Sở Thể dục Thể thao Hải Phòng, Định hướng phát triển xã hội hoá thể dục
thể thao thành phố Hải Phòng 2006-2010, 5/2006.
Phụ lục 8
Bảng tổng hợp hoạt động báo chí ở thành phố Hải Phòng
thời kỳ 2001-2005
Đơn
vị
2001 2002 2003 2004 2005
1- Số lượng các tờ báo của
thành phố
* Báo chính trị - xã hội tờ 01 01 01 01 01
* Báo chuyên ngành - 01 01 01 01 01
* Tạp chí chuyên ngành - 03 03 03 03 03
* Các hình thức xuất bản nội
bộ, thông tin KH, nghiệp vụ
17 17 17 17 17
2- Số lượng báo, tạp chí
trên được phát hành/năm
Bản
* Báo của Đảng bộ, chính
quyền thành phố
- 4 triệu 4 triệu 4 triệu 4 triệu 4 triệu
* Báo An ninh Hải Phòng - 2 triệu 2 triệu 2 triệu 2 triệu 2 triệu
* Tạp chí tổng hợp Bản
- Tạp chí Sinh hoạt chi bộ - 6.500 6.500 6.500 6.500 6.500
- Tạp chí Cửa biển - 6.600 6.600 6.600 6.600 6.600
- Tạp chí Khoa học, Kinh tế
HP
- 15.900 15.900 15.900 15.900 15.900
* Tạp chí Chuyên ngành -
- Thông tin Khoa học kinh tế - 2.400 2.400 2.400 2.400 2.400
-Thông tin Nông nghiệp,
Thuỷ sản
- 2.400 2.400 2.400 2.400 2.400
- Tạp chí Văn hoá Thông tin
HP
- 2.000 2.000 2.000 2.000 2.000
* Các hình thức Xuất bản nội
bộ
bản 3.000 3.000 3.000 3.000 3.000
Nguồn: Hoàng Đình Thi, Báo chí Hải Phòng với nhiệm vụ xây dựng và phát triển
nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Luận văn tốt nghiệp Đại học
chính trị, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, năm 2004.
Phụ lục 9
Bảng tổng hợp hoạt động phát thanh - truyền hình ở thành phố Hải Phòng thời kỳ
2001-2005
Đài 2001 2002 2003 2004 2005
1- Tổng số đài Phát thanh, TH
* Đài PTTH trực thuộc thành phố - 01 01 01 01 01
* Đài PT trực thuộc huyện 10 10 10 10 10
* Đài truyền thanh xã, phường - 216 216 216 216 216
* Tỷ lệ huyện, thị được phủ sóng
trong địa bàn thành phố (Phần
trăm được tính bằng số lượng
huyện, thị trên tổng số huyện, thị
có trong tỉnh thành)
%
92,30
(12/1
3)
92,30
(12/1
3)
92,30
(12/1
3)
92,30
(12/1
3)
92,30
(12/1
3)
* Tổng số cán bộ hiện có ở khu
vực báo chí, phát thanh, truyền
hình (do địa phương quản lý)
Cán
bộ
340 340 340 340 340
* Số giờ phát sóng Đài Tiếng nói
Việt Nam + đài thành phố
Ngh.g
iờ
/năm
4.40 4.50 4.70 6.60 6,70
* Tỷ số hộ được nghe đài % 95 95 98 987 98
* Số giờ phát sóng Đài Truyền
hình Việt Nam + đài thành phố
Ngh.g
iờ
/năm
14.60 15.50 18.60 20.00 20.00
* Tỷ số hộ được xem truyền hình % 90 90 95 95 95
Nguồn:
- Hoàng Đình Thi, Báo chí Hải Phòng với nhiệm vụ xây dựng và phát triển nền văn
hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Luận văn tốt nghiệp Đại học chính trị.
- Văn kiện trình Đại hội lần thứ XIII - Đảng bộ thành phố Hải Phòng, 12/2005
Phụ lục 10
Tổng hợp hoạt động của các đoàn Nghệ thuật thành phố Hải Phòng
thời kỳ 2001 - 2005
Hoạt động biểu diễn đ.vị 2001 2002 2003 2004 2005
* Tổng số Đoàn NT chuyên
nghiệp có trên địa bàn, trong đó:
Đoàn 13 13 13 13 13
- Đoàn thuộc tỉnh/thành - 5 5 5 5 5
* Tổng số đoàn NT chia theo loại
hình
- 13 13 13 13 13
- Cải lương - 2 2 2 2 2
- Chèo - 1 1 1 1 1
- Kịch nói - 2 2 2 2 2
- Múa rối - 1 1 1 1 1
- Xiếc - 2 2 2 2 2
- Ca múa nhạc - 5 5 5 5 5
* Tổng số các vở diễn, chương
trình mới dàn dựng trong năm
vở 26 24 24 20 20
- Sân khấu - 16 14 14 14 14
- Ca múa nhạc - 10 10 10 6 6
* Tổng số buổi biểu diễn nghệ
thuật, trong đó:
Buổi 1.500 1.521 1.642 1.551 1.587
- Của các đơn vị địa phương - 800 812 916 899 900
- Của các đoàn tư nhân - 700 589 726 652 687
* Tổng số lượt người xem biểu
diễn nghệ thuật, trong đó:
Lượt
nghìn
người
1.205,0 1.116,0 1.108,0 1.092,0 1.112,0
- Của các đơn vị địa phương
lượt
645.00
0
603.00
0
750.00
0
710.00
0
790.00
0
- Của các đoàn tư nhân
-
560.00
0
513.00
0
358.00
0
382.00
0
322.00
0
* Tổng số các buổi BDNT phục
vụ vùng sâu, vùng xa
- 247 223 251 233 265
* Doanh thu( 5 đoàn Nghệ thuật
của TP)
tỷ
đồng
1,1 1,05 1.2
Nguồn: Sở Văn hoá Thông tin Hải Phòng
- Báo cáo hiện trạng văn hoá Hải Phòng từ năm 1990 đến tháng 9 năm 2002.
- báo cáo tổng hợp hoạt động của các đoàn nghệ thuật Hải Phòng từ năm 2001 -
2005
Phụ lục 11
Số liệu tổng hợp về tình hình hoạt động của Điện ảnh thành phố Hải Phòng thời kỳ 2001
- 2005
Điện ảnh đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005
1- Tổng số phim phát hành
trong năm, (phim truyện)
bộ 27 42 62 87 106
2- Phim Video phát hành
trong năm (cả phim
Tr.hình):
- 16 34 50 51 50
3- Số đơn vị chiếu phim Đơn vị 04 04 04 04 04
+ Rạp Rạp 02 02 03 03 04
+ Đội chiếu bóng lưu động Đội 02 02 02 02 02
4- Phim chiếu lưu động Buổi 288 288 288 288 288
5- Tổng số lượt người xem
các buổi chiếu phim lưu
động
Lượt
người
43.26
0
50.08
0
60.00
0
78.00
0
90.00
0
6- Số cửa hàng băng hình Cửa hàng 210 186 152 122 106
Nguồn: Sở Văn hoá Thông tin Hải Phòng- Báo cáo hiện trạng văn hoá Hải Phòng
từ năm 1990 đến tháng 9 năm 2002
- Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng Hải Phòng - Báo các tổng hợp một số
hoạt động từ năm 2001 2005
Phụ lục 12
Số liệu về số lượng các quán Bar, Karaoke, Vũ trường
ở thành phố Hải Phòng thời kỳ 2001-2005
Số điểm 2001 2002 2003 2004 2005
Karaoke 433 402 408 382 265
Vũ trường 13 13 11 11 9
Ca nhạc phòng trà (bar) 21 21 19 8 8
Nguồn: Sở Văn hoá Thông tin thành phố Hải Phòng năm 2005
Phụ lục 13
Kết quả hoạt động du lịch ở thành phố Hải Phòng
thời kỳ 2001-2005
Chỉ tiêu
Đ/vị
tính
2001 2002 2003 2004 2005
1- Mạng lưới
- Khách sạn, trong đó cái 126 134 171 193 221
+ Khách sạn 3 sao trở lên - 4 6 7 8 11
+ Công suất sử dụng
phòng
% 51 53 46 48 51
2- Tổng lượt khách du
lịch
1000
lượt
1,234 1,722 1,883 2,035 2,429
+ Khách quốc tế 1000
lượt
373,6 558,9 602 495,5 511,5
+ Khách nội địa 1000
lượt
860 1,163 1,281 1,540 1,918
3- Doanh thu ngành du
lịch
tỷ
đồng
319 441 457 464 546
Nguồn: Sở Kế hoạch đầu tư Hải Phòng, Kinh tế Hải Phòng 50 năm xây dựng và
phát triển (1955-2005), Nxb Thống kê, Hà Nội, 2005.
Phụ lục 14
Kết quả nộp ngân sách nhà nước của Casino Đồ Sơn từ năm 2001- 5005
2001 2002 2003 2004 2005
25 tỷ 570 triệu 35 tỷ 285 triệu 25 tỷ 978 triệu 25 tỷ 763 triệu 24 tỷ125 triệu
Nguồn: Công đoàn Công ty Liên doanh Du lịch quốc tế Hải Phòng - Báo cáo tóm tắt
một số hoạt động từ năm 2001 - 2005.
Phụ lục 15
Tổng hợp chi ngân sách cho các hoạt động văn hoá - xã hội
ở thành phố Hải Phòng thời kỳ 2001 - 2003
Đơn vị: tỷ đồng
Stt Ngành 2001 2002 2003
Bình quân
năm
1 Văn hoá 15,66 17,62 16,79 16,69
2 Giáo dục - đào tạo 337 325,1 380 347,3
3 Y tế 93,10 97,3 109,46 99,6
4 Thể dục thể thao 15,20 15,3 16,68 15,7
5 Các ngành khác 55,56 51,88 62,30 56,58
Cộng 516,52 507,2 585,23 536,3
1 Văn hoá 3,0 3,5 2,9 3,1
2 Giáo dục - đào tạo 65,2 64,1 64,9 64,7
3 Y tế 18,0 19,2 18,7 18,6
4 Thể dục thể thao 2,9 3,0 2,8 2,9
5 Các ngành khác 10,8 10,2 10,6 10,5
Cộng 100 100 100 100
Nguồn: Sở Văn hoá Thông tin Hải Phòng - Báo cáo tổng hợp quy hoạch ngành văn hoá
thông tin giai đoạn đến năm 2010.
Phụ lục 16
Chi ngân sách cho sự nghiệp biểu diễn nghệ thuật (2000 - 2002)
Đơn vị: triệu đồng
Loại nghệ thuật 2000 2001 2002
1 Kịch nói 327 650 740
2 Chèo 367 953 508
3 Cải lương 433 450 495
4 Ca múa nhạc 695 417 530
5 Rối 325 350 410
Tổng số 2.147 2.820 2.683
Nguồn: Nguồn: Sở Văn hoá Thông tin Hải Phòng - Báo cáo tổng hợp quy hoạch ngành văn
hoá thông tin giai đoạn đến năm 2010.
Phụ lục 17
Điều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp tập trung
Khu cụm công nghiệp Khu đô thị mới
I. Khu vực ven sông Bạch Đằng
1. Khu CN Minh Đức - Tràng Kênh - Thị trấn Minh Đức mở rộng quy
2. Khu CN Bến Rừng mô 65.000 dân
3. Khu CN Đình Vũ - Khu đô thị đông nam TP, quy mô
175.000 dân; 2.350 ha
II. Khu vực ven sông Cấm
1. Khu CN Lê Thiện-Đại Bản-An
Hưng
- Đô thị bắc sông Cấm, quy mô:
120.000 dân, 3030 ha
2. Khu CN Nômura - Đô thị tâybắc TP quy mô: 120.000
dân, 1650 ha
3. Khu CN Bến Kiền
4. Khu CN Vật Cách-Nam Sơn -Quận Hồng Bàng mở rộng
5. Khu CN Thượng Lý-Sở Dầu
6. Khu CN An Đông
quy mô 191.000 dân, 2060 ha
7. Khu CN Đông Hải - Quận Hồng Bàng mở rộng
quy mô 187.000 dân, 1.241 ha
III. Khu ven sông Lạch Tray
1. Cụm CN An Tràng-Cống Đôi - Quận Kiến An mở rộng
quy mô 120.000 dân, 2.955 ha
2. Cụm CN Tiên Hội-Quán Trữ
3. Cụm CN Đông Hoà
4. Cụm CN Vĩnh Niệm - Quận Lê Chân mở rộng
quy mô 200.000 dân, 1.156 ha
5. Cụm CN Thành Tô-Hải Thành - Đường 353, quy mô khoảng 100.000 dân, 2300
ha
Nguồn: Sở Văn hoá Thông tin Hải Phòng -Báo cáo tổng hợp quy hoạch ngành văn hoá
thông tin giai đoạn đến năm 2010.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Văn hóa giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời kỳ đổi mới hiện nay.pdf