Văn hóa là bao gồm tất cả sản phẩm của con người, bên cạnh các thành tố phi
vật chất thì văn hóa còn bao gồm những giá trị văn hóa hữu hình hay còn được gọi
là văn hóa vật chất. Đó là một trong những thành tố quan trọng khi bàn về văn hóa
truyền thống của một tộc người. Nó góp phần phản ánh sự đa dạng và phong phú các
giá trị văn hóa truyền thống bản địa, bao gồm làng bản, nhà cửa, áo quần, trang sức,
ăn uống, phương tiện đi lại, công cụ lao động, sản xuất Trong quá trình sinh tồn
và phát triển con người bắt buộc phải thích nghi và biến đổi nó nhằm phục vụ cho
những tiện nghi thiết yếu trong đời sống của mình. Tuy nhiên đối với cộng đồng
người Cơ tu xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng bị vấp phải những
vấn đề khó khăn nhất định trong quá trình đô thị hóa.
Hiện nay, do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, quá trình đô thị hóa Đà
Nẵng đã lan rộng ra các huyện ngoại thành, đặc biệt là huyện Hòa Vang - một huyện
ngoại thành duy nhất nằm trên vùng đất liền của thành phố, có sự thuận lợi về giao
thông, đây là điều kiện quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các xã trên địa bàn
huyện trong đó có xã Hòa Bắc với hai thôn Tà Lang và Giàn Bí, nơi cư trú của cộng
đồng Cơ tu thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, cùng với những biến đổi thì những giá
trị văn hóa truyền thống, dễ thấy nhất là văn hóa vật chất đứng trước sự biến đổi.
Điều kiện tiếp xúc với các thông tin hiện đại đã hình thành tâm lý phủ nhận truyền
thống của giới trẻ hiện nay. Với xu hướng là bộc lộ cái tôi - tư hữu một cách mạnh
mẽ dưới nhiều biểu hiện, theo luồng ảnh hưởng “Kinh hóa”, giới trẻ đồng bào Cơ tu
ở huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng đang hướng đến những chuẩn mực cũng như
những thị hiếu thẩm mỹ thay đổi theo chiều hướng quyết tâm từ bỏ sự “lạc hậu” theo
cách nghĩ chủ quan của mình. Có thể nói đó là quá trình dần “lãng quên” những giá
trị truyền thống.
Bên cạnh việc tiếp thu những mặt tiến bộ, hiện đại, các giá trị văn hóa vật chất
truyền thống ở đây đang có chiều hướng biến đổi tiêu cực, nhiều giá trị văn hóa
truyền vật chất truyền thống tốt đẹp đã bị chính con người bản địa - những người
sáng tại ra nó quay lưng lại. Đứng trên góc độ bảo tồn văn hóa sự biến đổi tộc người
là một tín hiệu cảnh báo về sự hao mòn, mất dần những tài sản vô giá đó. Vì vậy vấn74
đề bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa vật chất truyền thống của khu vực này là một
vấn đề mang tính cấp thiết về cả lý luận lẫn thực tiễn. Có thể nói rằng, các giá trị văn
hóa vật chất được con người sáng tạo ra dựa trên phương thức sống thích nghi với
môi trường hiện tại, chính vì vậy mà bảo tồn các giá trị văn hóa vật chất, không có
nghĩa là giữ lại một cách nguyên si tất cả những giá trị đang có mà cần có sự chọn
lọc với điều kiện cụ thể hiện nay. Mặc khác, bảo tồn và phát huy cũng đồng nghĩa
với “khép kín” mà vẫn mở rộng giao lưu với các nền văn hóa khác trên cơ sở “hòa
nhập” nhưng không được “hòa tan”. Nhằm có định hướng đúng đắn về việc bảo tồn
các giá trị văn hóa vật chất, chính quyền và các cấp quản lý cần thực thi đồng bộ hệ
thống các giải pháp về công tác phát triển nguồn nhân lực, về chỉ đạo thực hiện các
chính sách ủng hộ, khôi phục và bảo tồn các giá trị văn hóa tộc người nhằm có hướng
phát triển bền vững cho toàn vùng.
107 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 933 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Văn hóa vật chất của người Cơ Tu ở xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành phố lớn diễn ra một cách ồ ạt, tạo nên sự chênh vênh trong
đời sống, cách nghĩ, tư duy, kích thích sự hiếu kỳ, đổi mới theo xu hướng chung để
giao lưu điều này dễ thấy nhất đặc biệt là đối với giới trẻ. Việc tiếp cận thông tin đại
59
chúng và truyền thông đa phương tiện của người Cơ tu Hòa Vang diễn ra nhanh
chóng. Những năm trước, tín hiệu của tivi được thu bằng ăng-ten chảo gặp nhiều trở
ngại kỹ thuật. Hai năm trở lại đây trạm phát lại truyền hình đã được xây dựng tại Hòa
Bắc, cho phép người dân thu tín hiệu trực tiếp từ nhiều kênh. Hiện nay, người dân đã
quá quen với chiếc điện thoại di động. Internet tuy chưa nhiều nhưng đã có người sử
dụng. Hạ tầng thông tin phát triển cho phép đồng bào tiếp xúc với thông tin trong và
ngoài nước ngày một nhiều và kịp thời. Văn hóa các vùng miền gần xa đều được họ
biết đến.
Bên cạnh đó, với trình độ nhận thức, lối sống sinh hoạt, canh tác của tộc người
vừa bước qua xã hội công xã, phải tiếp nhận ngay những yếu tố văn hóa - xã hội hiện
đại một cách mạnh mẽ, người Cơ tu phải đối diện với không ít khó khăn trong tâm lý
yếu ớt giữa việc giữ lại và bảo vệ cái truyền thống hay thay đổi xoá bỏ để chọn cái
hiện đại, phát triển nhưng không hẳn đã phù hợp với mình. Trong tâm thế đó, họ lại
tiếp tục lấy chuẩn mực về lối sống của người Kinh để làm chuẩn mực hiện đại, định
hướng phấn đấu theo hướng loại bỏ đột ngột dẫn đến sự thiếu hụt những nền tảng cơ
bản để phát triển một cách bền vững. Sự khập khiễng, thiếu đồng bộ trong đời sống
của đồng bào cũng là nguyên nhân gây ra sự mâu thuẫn, đối lập giữa nhận thức và
điều kiện sống, giữa truyền thống và hiện đại, giữa sự tiện nghi hóa và việc bảo vệ di
sản văn hóa, giữa tích luỹ và tiêu dùng, giữa năng lực sản xuất và mua sắm
Ngoài ra, đồng bào nơi đây (đặc biệt là các thế hệ trẻ) lại quan niệm rằng những
cái thuộc về quá khứ là lạc hậu, cổ hủ cần loại bỏ, cái mới là cái hiện đại tốt đẹp, tiến
bộ hơn Chính vì vậy, dẫn đến sự thay đổi trong chủ quan của cộng đồng về sự tiếp
thu không đủ cơ sở chọn lọc.
Sau cùng, là mặt hạn chế của các chính sách chủ trương phát triển kinh tế xã
hội của nhà nước. Chủ trương “Đưa miền núi tiến kịp miền xuôi” là rất đúng đắn,
nhằm phát triển kinh tế xã hội miền núi, tuy nhiên, chúng ta lại dường như chỉ chú
trọng đến các tiêu chí phân định mức sống của miền xuôi mà quên đi vấn đề chất
lượng sống, điều kiện sống với đặc thù có xuất phát điểm khác nhau. Sự đánh đồng
giữa tiện nghi của cuộc sống và chất lượng sống, trong khi chuẩn mực, tiêu chí phân
định, đánh giá chất lượng cuộc sống hầu như chỉ dừng lại ở tiện nghi nhiều khi rất
60
xa lạ với những gì họ vốn có. Đây là nguyên nhân dẫn đến tâm lý cho rằng những
giá trị chúng ta mang lại của sự tiến bộ hiện đại là hoàn toàn tốt, tạo nên tâm lý muốn
xa rời các lạc hậu, nghèo nàn của họ. Từ đó, trong ý thức lẫn vô thức, giới trẻ - những
người chịu ảnh hưởng và tiếp thu mạnh nhất các yếu tố văn hóa mới, có xu hướng bỏ
rơi, thậm chí là bỏ rơi, làm giảm mất giá trị văn hóa truyền thống của mình.
3.3. Thực trạng và giải pháp bảo tồn phát triển văn hóa vật chất của người
Cơ tu tại xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
3.3.1. Thực trạng bảo tồn
Từ thực trạng biến đổi văn hóa vật chất trên địa bàn định cư của cộng đồng Cơ
tu Hòa Vang nói chung, và tại địa bàn nghiên cứu hai thôn Tà Lang và Giàn Bí thuộc
xã Hòa Bắc, những vấn đề phát triển giao thông thuận lợi, thông tin mạnh mẽ, tình
trạng xen cư, cận cư và giao lưu mọi mặt về kinh tế, văn hóa giữa các tộc người ngày
càng phổ biến và tạo nên những nét tích cực, xoá dần khoảng cách xuôi - ngược, giữa
người Cơ tu và Kinh, nhưng hệ quả của nó về mặt văn hóa xã hội cũng tồn tại nhiều
vấn đề thách thức lớn cần bàn luận trong bối cảnh thực hiện chủ trương của nhà nước
về công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng này.
Trước những biến đổi văn hóa truyền thống tộc người Cơ tu ở huyện Hòa
Vang, thành phố Đà Nẵng nói trên, có thể nói công cuộc bảo tồn và phát triển văn
hóa truyền thống ở đây sẽ không thể đơn giản được. Bởi lẽ, không phải tất cả biểu
hiện trong văn hóa tộc người đều có giá trị trường tồn, và luôn phù hợp, hậu thuẫn
với các bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội của tộc người. Vậy nên, từ những biến đổi
trên, có thể rút ra các thách thức cơ bản mà công tác bảo tồn và phát triển văn hóa
tộc người Cơ tu, ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng có nguy cơ biến dạng thậm
chí là biến mất các giá trị văn hóa truyền thống.
Từ những vấn đề đặt ra, để chúng ta thấy rằng, việc gìn giữ nó không nhất
thiết phải là từ cấu trúc, mà chính là từ lòng người, bởi một khi sự tự hào được đánh
thức, ý thức về tộc người được nâng cao thì họ tự biết họ đang làm gì, phải làm gì,
cũng như khi chính bản thân người dân, mỗi cá nhân không còn nhu cầu, thì sự hiện
diện của những giá trị truyền thống sẽ trở nên khiên cưỡng, sự tồn tại của nhà gươl
sẽ trở nên vô hồn, trong sự thờ ơ của họ với chính giá trị dân tộc mình.
61
Hiện nay, trên địa bàn huyện Hòa Vang, Quỹ Môi trường toàn cầu tại Việt
Nam (GEF - SGF) thông qua Dự án Góp phần bảo vệ đa dạng sinh học vùng đệm
của Khu Bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa và Vườn Quốc gia Bạch Mã với các
dự án nhỏ2 đang có những nội dung công việc có tác động tích cực, đặc biệt hỗ trợ
trực tiếp cho công tác bảo tồn văn hóa của đồng bào Cơ tu xã Hòa Bắc, huyện Hòa
Vang như:
+ Dựa trên các yếu tố đời sống văn hóa truyền thống khuyến khích tộc người
gắn bó với rừng, bảo vệ hệ động vật rừng vật.
+ Tổ chức các diễn đàn đối thoại, chia sẻ những kinh nghiệm trong việc hỗ
trợ đồng bào Cơ tu (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng) phát triển du
lịch sinh thái gắn với bảo vệ môi trường.
+ Tập huấn kỹ năng làm du lịch cộng đồng, tập huấn công tác bảo đảm vệ
sinh môi trường, cảnh quan cho các hộ dân hai thôn Tà Lang và Giàn Bí.
+ Thành lập các nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng tại hai thôn; hỗ trợ đón tiếp
các đoàn khách đến tham quan du lịch (thành lập CLB đan lát, CLB ẩm thực truyền
thống, CLB văn nghệ).
+ Hỗ trợ trang thiết bị phục vụ du lịch (cồng chiêng, trang phục truyền
thống)
+ Từ chương trình này đã giúp đồng bào Cơ tu xã Hòa Bắc xây dựng nhãn
hiệu và chính thức ra mắt sản phẩm chè dây3 Hòa Bắc tại diễn đàn GEF 64.
Ở các cấp ban ngành thành phố cũng thực hiện các chương trình hỗ trợ về
vốn, khuyến khích, tạo điều kiện về nhiều mặt để đồng bào tìm được hướng phát
2 Tài trợ các dự án nhỏ là một chương trình của GEF-SGP thực hiện bởi Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)
để cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các cộng đồng và các tổ chức xã hội, nhằm đáp ứng các mục tiêu tổng thể của
“Đảm bảo lợi ích môi trường toàn cầu thông qua các sáng kiến và hành động dựa vào cộng đồng”. Được triển khai tại Việt
Nam vào năm 1999, đến giữa năm 2016, GEF SGP đã tài trợ cho 150 dự án bao gồm các lĩnh vực: bảo tồn đa dạng sinh
học, phòng chống biến đổi khí hậu... triển khai tại 40 tỉnh, thành trên cả nước.
3 Cây chè dây là một loại cây sống dưới tán cây rậm rạp trong rừng sâu của xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang), cây chè dây do
đồng bào dân tộc Cơ tu ở 2 thôn Tà Lang, Giàn Bí khai thác dùng làm dược liệu và thực phẩm chức năng với công dụng
hàng đầu là giúp cắt cơn đau do loét dạ dày, hành tá tràng nhanh; làm liền vết loét dạ dày, hành tá tràng; làm sạch vi khuẩn
HP
4 Chiều ngày 25/6/2018, diễn ra buổi họp nhóm kỹ thuật trao đổi về dự án Triển khai sáng kiến Khu công nghiệp (KCN)
sinh thái hướng tới mô hình khu công nghiệp bền vững tại Việt Nam do Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc
(UNIDO) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam phối hợp triển khai và GEF tài trợ.
62
triển kinh tế, tạo sinh kế tự chủ tăng thu nhập cho người dân phù hợp với điều kiện
định cư ở đây.
Theo Kế hoạch số 4271/KH-UBND ngày 08/6/2015 của UBND thành phố Đà
Nẵng về việc Bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của cộng đồng người Cơ tu
thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, phục vụ mục đích phát triển du lịch địa phương.
Dựa trên những tài nguyên thiên nhiên và những tiềm lực có sẵn, thành phố đã đề
nghị các sở ban ngành có liên quan tham mưu định hướng và thực hiện đề án Phát
triển mô hình du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống người Cơ tu
tại thôn Tà Lang và Giàn Bí đến năm 2020.
Vài năm trở lại đây, cùng với sự phát triển chung của thành phố và các chính
sách phát triển toàn diện trên khu vực nông thôn mới huyện Hòa Vang, thành phố
cũng như các cấp chính quyền địa phương liên kết ra sức thực hiện khảo sát, đánh
giá, đưa ra kế hoạch thực hiện các đề án cụ thể, giải quyết những vấn đề khó khăn
đang đặt ra hiện nay, định hướng phát triển du lịch gắn với công tác bảo tồn giá trị
văn hóa tộc người. Nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá các giá trị văn
hóa tộc người đặc sắc đến du khách trong và ngoài nước, tạo thêm công ăn việc làm
cho người dân bản địa; đồng thời, giúp khơi dậy niềm tự hào văn hóa truyền thống
để ra sức phục hồi, phát huy.
Bên cạnh đó, Hội nông dân huyện Hòa Vang cũng phối hợp với Viện Nghiên
cứu Phát triển Kinh tế - xã hội Đà Nẵng (DISED) tổ chức các cuộc họp, hội nghị, tiến
hành các hoạt động thực hiện Dự án bảo vệ đa dạng sinh học kết hợp bảo tồn văn hóa
Cơ tu trên địa bàn xã Hòa Bắc của GEF. Dự án được triển khai trong vòng 24 tháng với
nguồn kinh phí trên 2 tỷ đồng, trong đó 1,07 tỷ đồng do Quỹ môi trường toàn cầu của
Liên Hiệp quốc (GEF) tài trợ, kinh phí còn lại là đối ứng của huyện Hòa Vang và đóng
góp của cộng.
Từ những thay đổi tích cực trên các mặt đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa của
cộng đồng Cơ tu Hòa Bắc huyện Hòa Vang, người dân đã được khơi dậy tinh thần
tự hào dân tộc, nhận thức bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống “Người Cơ tu đã biết
phát triển du lịch sinh thái gắn với rừng và phát huy các truyền thống văn hóa ẩm
63
thực dựa vào rừng. Bà con rất phấn khởi vì giá trị văn hóa truyền thống được khôi
phục, rừng được bảo vệ và đời sống được cải thiện” [59].
Hằng năm Phòng Văn hóa - Thông tin ở huyện Hòa Vang thường xuyên tổ
chức ngày hội văn hóa, thể thao người Cơ tu. Các huyện cấp kinh phí và hỗ trợ tổ
chức cho các thôn đầu tư chương trình văn nghệ, tái hiện các sinh hoạt văn hóa, trưng
bày sản phẩm truyền thống nhằm bảo tồn văn hóa, nhưng ý nghĩa thực tế đem lại
không được nhiều. Hội thi chỉ còn ý nghĩa đơn thuần là tạo ra dịp để người dân các
thôn gặp gỡ, giao lưu, tuy nhiên sự đón nhận văn hóa truyền thống của chính mình
thì họ lại có vẻ không mấy mặn mà, đặc biệt là các thế hệ trẻ.
Vào tháng 10/2017, xã Hòa Bắc đã đưa ra những sáng kiến trẻ hóa độ tuổi
mặc trang phục truyền thống trên địa bàn hai thôn Tà Lang và Giàn Bí, từ nguồn kinh
phí tự chủ và kêu gọi hỗ trợ từ các tổ chức bên ngoài, xã Hòa Bắc đã bắt đầu thực
hiện thí điểm quy định đồng phục đến trường vào thứ hai hằng tuần của các em nhỏ
học sinh tiểu học đồng bào Cơ tu nơi đây, thiết thực góp phần tích cực vào công tác
khôi phục trang phục truyền thống gần gũi lại với đời sống của họ; hướng đến trong
thời gian tới có thể kêu gọi sự hỗ trợ nhiều hơn để tiếp tục nhân rộng mô hình này
đến các cấp học khác trên địa bàn xã Hòa Bắc trong thời gian tới nhằm khơi dậy lòng
tự hào dân tộc để từng bước khôi phục, giữ gìn các giá trị văn hóa vật chất dân tộc
của cộng đồng Cơ tu nơi đây.
Có thể nói, cùng với những chủ trương chính sách bảo tồn các giá trị văn hóa
truyền thống đa dạng của các tộc người trên cả nước nói chung và văn hóa tộc người Cơ
tu nói riêng; sự tâm huyết đầy trách nhiệm trong công việc của các cấp lãnh đạo thành
phố, huyện, xã, các cán bộ chuyên môn văn hóa đã đi sâu sát đến đời sống của đồng bào,
giúp họ nhận thức đúng đắn các giá trị văn hóa tộc người chính mình, nhằm nâng cao
tinh thần giữ gìn và phát huy các giá trị đó trước nguy cơ thất lạc hoàn toàn, mất nguồn
gốc tộc người bản địa trên chính vùng đất họ đang sinh sống.
3.3.2. Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật chất
của người Cơ tu tại xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
3.3.2.1. Giải pháp về đầu tư công tác bảo tồn từ cấp chính quyền
Như đã đề cập ở trên, các giá trị văn hóa vật chất của cộng đồng Cơ tu Đà
Nẵng nói riêng được xem là một phần quan trọng trong nền văn hóa chung của cộng
64
đồng tộc người, chính nó đã giúp cho văn hóa của một tộc người “trong lòng thành
phố” có những giá trị đặc sắc, riêng biệt; mặt khác nó còn tạo sức hút đối với du
khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để lưu giữ được giá trị văn hóa đó cần có sự
quan tâm nhiều hơn việc duy trì và bảo tồn, đặc biệt khi những yếu tố này đang đứng
trước nguy cơ “biến mất” và “pha tạp” trong tiến trình hội nhập.
Chúng tôi thiết nghĩ, muốn phục hồi những giá trị văn hóa vật chất truyền thống,
trước hết cần sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với nhận thức công việc này,
góp phần bảo lưu văn hóa dân tộc trên cơ sở bảo tồn đa dạng giá trị văn hóa tộc người,
nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Thực tế cho thấy không có bàn tay
của chính quyền địa phương trong những công việc đòi hỏi sự nỗ lực của cả cộng đồng
thì bất kỳ công việc nào cũng không thể thành công được. Muốn đạt được hiệu quả cao
trong việc duy trì và bảo tồn các thành tố văn hóa vật chất thì nhà nước và chính quyền
địa phương cần thực hiện lồng ghép, kết hợp đồng bộ các chính sách sau:
Một là, phải nâng cao trình độ của “quan trí” và “dân trí” trong vùng đối với
việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật chất truyền thống trên địa bàn. Với
việc thực hiện các giải pháp này sẽ góp phần khắc phục được một số nguyên nhân
gây nên những tồn tại nhất định trong quá trình thực hiện, bởi vì: trước hết, hoạt động
này giúp nâng cao được nhận thức của con người, nhất là các nhà quản lý trong vùng
về vai trò và tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật chất
truyền thống của tộc người; từ đó giúp các nhà quản lý có thái độ đúng đắn trong hoạch
định các chính sách cũng như chỉ đạo thực hiện công việc, tránh được tư tưởng coi nhẹ
các công tác văn hóa so với việc phát triển kinh tế, xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Hơn nữa, nó còn tạo điều kiện nâng cao sự hiểu biết của đồng bào, giúp họ
phân biệt được các giá trị văn hóa vật chất truyền thống đích thực với những cái lạc hậu,
lỗi thời không còn phù hợp với điều kiện mới, giúp họ định hướng được sự phát triển
phù hợp theo chiều hướng “hòa nhập mà không hòa tan” để đảm bảo sự đa dạng trong
văn hóa tộc người. Mặc khác, công tác nâng cao trình độ dân trí dẫn tới kết quả làm cho
cộng đồng người Cơ tu nhận thức đúng đắn về nội dung bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hóa vật chất truyền thống. Để thực hiện tốt giải pháp đó cần tiến hành một số công
việc cụ thể như sau:
65
- Nâng cao trình độ nhận thức và năng lực chỉ đạo trong hoạt động thực tiễn
của các nhà quản lý, nhất là các nhà quản lý trong lĩnh vực văn hóa của huyện, xã vì
họ là những người trực tiếp lãnh đạo việc thực hiện các công tác trên nên năng lực
của họ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc.
- Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo tồn và phát
huy các giá trị văn hóa vật chất truyền thống, đặc biệt ưu tiên nâng cao trình độ cho
những cán bộ là người bản địa vì họ là người hiểu rõ nhất những giá trị đó. Công tác cán
bộ cần được đầu tư có hệ thống về những kiến thức cơ bản về tộc người, đặc điểm của
quá khứ, hiện trạng và những hệ quả trong quá trình tiếp nhận cái mới phải được trang
bị đầy đủ. Đây là động lực chính yếu trong việc đưa ra những chính sách một cách xác
thực với từng cộng đồng làng bản, bằng những bước đi phù hợp, giảm thiểu các vấn đề
bất hợp lý gây chóang ngợp trong nhận thức của đồng bào.
- Trong quy hoạch cần phải tránh hiện tượng áp đặt, áp dụng máy móc gần
như nguyên si, vận dụng chính sách vào thực tiễn địa phương thiếu tính xác thực do
thiếu hiểu biết một cách sâu sắc về đối tượng tiếp nhận và thực thi chính sách.
Hai là, phát triển kinh tế, thực hiện xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống
cho đồng bào trong vùng, cần lựa chọn và phát triển ngành nghề phù hợp tạo sinh kế
ổn định cho người dân. Đây là cơ sở kinh tế để bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa
vật chất truyền thống đạt được hiệu quả cao nhất; bởi vì, với giải pháp này sẽ cho
phép khắc phục được tình trạng kinh tế, xã hội hiện còn nhiều khó khăn. Khi vấn đề
sinh kế được cải thiện thì sẽ tạo điều kiện cho đồng bào có cơ hội học tập, nâng cao
trình độ dân trí, nâng cao sự hiểu biết về vai trò, nội dung của việc bảo tồn và phát
huy các giá trị văn hóa truyền thống. Để thực hiện tốt giải pháp trên cần tiến hành số
việc sau đây:
- Phải có chương trình hỗ trợ đào tạo tư vấn hướng nghiệp cho đồng bào, đề
xuất những hướng đầu tư phát triển kinh tế trong khai thác lợi thế là vùng hậu thuẫn
cho thành phố Đà Nẵng về lương thực, thực phẩm, rau màu Và khai thác thế mạnh
địa phương (trồng rừng, du lịch sinh thái - văn hóa tộc người).
- Đa dạng hóa hoạt động kinh tế của đồng bào để vừa ổn định thu nhập, vừa
hạn chế tình trạng khai thác thiếu quy hoạch lên tư liệu đất đai, rừng núi. Tiếp tục
phát triển ngành nghề nông lâm nghiệp quen thuộc như trồng trọt, tu bổ và chăm sóc
66
rừng, trồng cây công nghiệp kết hợp cây ăn quả và phát triển kinh tế trang trại theo
các mô hình: vườn - rừng, vườn - chuồng - rừng, vườn - ao - chuồng - rừng Tạo
nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; phát triển chăn nuôi các loại gia súc
(bò, trâu, dê), gia cầm và các giống cá nước ngọt đặc hữu, sinh vật lưỡng thê (ếch).
Mở rộng thêm một số nghề như buôn bán, các nghề dân dụng như làm nề, làm mộc,
may vá
- Động viên các cá nhân, hộ gia đình học hỏi ở người Kinh việc hỗ trợ vốn
vay ưu đãi cho các cá nhân muốn trực tiếp là chủ kinh doanh sản xuất.
- Tổ chức những lớp đào tạo nghề phù hợp truyền thống và nguyên liệu hiện
có tại vùng định cư của đồng bào, miễn phí hoặc hỗ trợ phí để thu hút đồng bào tham
gia, một mặt nâng cao hiểu biết, một mặt nâng cao khả năng, nâng cao nhận thức chủ
động kiếm sống của đồng bào, đồng thời cải thiện khả năng tiếp cận đối với những
việc làm có thu nhập ổn định cho đồng bào.
Ba là, cần đầu tư cho việc cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng vật chất ở xã Hòa
Bắc nói chung và hai thôn Tà Lang, Giàn Bí nói riêng.
- Hoàn thiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất cho khu vực phải vừa
phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng vừa góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của
đất nước. Trong quá trình đó, phải quản lý và giám sát chặt chẽ các quy trình xây dựng
và thẩm định của các công trình có ảnh hưởng trực tiếp đến vùng định cư của hai thôn
đồng bào Cơ tu xã Hòa Bắc, tránh tình trạng trì trệ, xây dựng chậm tiến độ, phá huỷ địa
hình sinh thái và môi trường chung (tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Tuý Loan
và đường tỉnh lộ ĐT 601), gây khó khăn cho giao thông.
- Ưu tiên đầu tư vốn và trang thiết bị cho công việc cải tạo và nâng cấp cơ sở
hạ tầng vật chất của vùng. Ngoài vùng vốn ngân sách nhà nước còn có thể huy động
các nguồn vốn khác ở trong và ngoài nước nhằm góp phần khắc phục được tình trạng
khó khăn trong đời sống của họ.
3.3.2.2. Giải pháp khôi phục và bảo tồn văn hóa vật chất truyền thống của
đồng bào Cơ tu tại xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
- Thành lập quỹ bảo tồn bản sắc văn hóa Cơ tu với mục tiêu dùng nguồn quỹ
này để đảm bảo lương thực, thực phẩm của cộng đồng người Cơ tu thành phố Đà
Nẵng nói chung và tại khu vực hai thôn của xã Hòa Bắc nói riêng, khiến họ yên tâm
67
tập trung vào các công việc chính: trồng rừng/giữ rừng đầu nguồn; giữ an ninh quốc
gia, miền núi; giữ bản sắc văn hóa dân tộc Cơ tu. Tuy nhiên, ở đây không phải cấp
không mà là cấp theo cơ chế đầu tư có điều kiện và nghiệm thu sản phẩm.
- Giải quyết vấn đề bảo tồn và phát triển một cách có quy hoạch, quan tâm
đến tâm lý và mong muốn của đồng bào. Xây dựng nhà cộng đồng dựa trên nguyện
vọng của đồng bào theo kiến trúc truyền thống cũng như quan tâm đến chức năng cũ
và chức năng mới của nó, khiến đây vẫn tồn tại một mái nhà chung để kết nối cộng
đồng.
- Duy trì và tăng cường tổ chức các lớp tập huấn nhằm gây dựng các giá trị
văn hóa vật chất truyền thống. Nhằm tuyên truyền phổ biến sâu rộng những giá trị
văn hóa vật chất của đồng bào từ đó khơi dậy lòng tự hào dân tộc, thôi thúc họ tự
nguyện tham gia vào quá trình bảo tồn và phát huy những giá trị trên.
- Tiếp tục duy trì và khuyến khích đông đảo phụ nữ Cơ tu tham gia vào lớp
tập huấn thường kỳ khôi phục nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Từ đó, tuyên truyền
nhằm nêu cao nhận thức về giá trị văn hóa vật chất truyền thống qua nét đẹp trong
trang phục, khuyến khích đồng bào sử dụng cách ăn mặc truyền thống. Nhân rộng
mô hình quy định mang trang phục của cộng đồng Cơ tu đối với các cấp học, dự kiến
đề xuất 01 ngày/tuần. Khuyến khích tạo ra và lưu giữ thêm các bộ trang phục truyền
thống trong mỗi gia đình để sử dụng vào các ngày lễ hội hoặc các dịp đặc biệt trong
làng.
- Phải xây dựng chương trình hành động - sinh hoạt văn hóa hằng năm cho
cộng đồng cư dân ở đây nhằm định hướng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống trước sự tác động của xu hướng đô thị hóa.
- Tăng cường công tác xã hội hóa trong đầu tư và phát triển các cơ sở vui chơi,
giải trí, thể thao. Xây dựng đưa vào khai thác các show biểu diễn văn hóa nghệ thuật
truyền thống tổ chức theo định kỳ hàng tuần hoặc hàng tháng; khôi phục và tổ chức
lại các loại hình vui chơi, giải trí dân gian, trang trí và trưng bày các công cụ lao động
sản xuất, các tác phẩm điêu khắc nghệ thuật gỗ để làm đẹp cho không gian văn hóa
truyền thống của cộng đồng - nhà Gươl.
68
3.3.2.3. Giải pháp bảo tồn gắn với phát triển hoạt động du lịch sinh thái cộng
đồng.
Du lịch sinh thái cộng đồng là một trong những sản phẩm quan trọng, có sức
hấp dẫn mạnh đối với khách du lịch quốc tế và nội địa. Tuy vậy, Đà Nẵng hiện nay
chưa phát triển dòng sản phẩm này. Đây là loại hình có sức thu hút đối với thị trường
khách du lịch châu Âu, Úc - những người thường có thời gian lưu trú dài, thích khám
phá văn hóa bản địa, chi tiêu nhiều và có ý thức bảo vệ môi trường. Thôn Tà Lang -
Giàn Bí hiện có lợi thế về khoảng cách địa lí và tài nguyên sinh thái, văn hóa của
cộng đồng Cơ tu như đã phân tích ở phần trên, nên đây là khu vực có tiềm năng phát
triển du lịch sinh thái cộng đồng. Thị trường khách trong nước và khách ở các địa
phương lân cận hiện nay tham gia chưa nhiều vào loại hình du lịch cộng đồng
homestay nhưng trong thời gian tới, với xu hướng phát triển mạnh mẽ của thị trường
khách du lịch trên toàn quốc và sự cải thiện về cơ sở hạ tầng, giao thông tại đây, cho
phép rút ngắn thời gian đi lại thì 02 Thôn Tà Lang - Giàn Bí sẽ là một điểm đến quan
trọng và hấp dẫn đối với khách nội địa của Đà Nẵng. Đây là hướng đi mới hứa hẹn
những chuyển biến khởi sắc đối với đời sống kinh tế của người dân; đồng thời, thông
qua hiệu quả của công tác này sẽ giúp đưa giá trị văn hóa của tộc người Cơ tu đến
gần hơn với các cộng đồng tộc người khác trên cả nước và bạn bè quốc tế, góp phần
quan trọng nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa tộc người Cơ tu Đà Nẵng nói chung và
văn hóa vật chất của cộng đồng Cơ tu xã Hòa Bắc nói riêng.
Để thực hiện công tác bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng tại
đây cần định hướng thực hiện các công tác sau:
Một là, định hướng mô hình tổ chức quản lí du lịch cộng đồng thôn Tà Lang -
Giàn Bí.
Theo quy định của luật pháp Việt Nam, mô hình kinh doanh du lịch cộng đồng
Tà Lang - Giàn Bí có thể áp dụng các hình thức như sau:
+ Doanh nghiệp kinh doanh theo hộ gia đình: Mô hình này được phát triển dựa
trên luật doanh nghiệp 2005; Nghị quyết 88/2006/ND-CP ngày 28/8/2006 của Chính
phủ về việc đăng ký kinh doanh; Thông tư 03/2006/TT-BKH ngày 19/10/2006 của
Bộ Kế hoạch và đầu tư về nội dung đăng ký kinh doanh và các bước thủ tục. Mô hình
69
này áp dụng cho tất cả công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên đăng ký theo hộ gia đình
hoặc nhóm người làm chung.
+ Tổ hợp tác/tổ dịch vụ: Nghị định số 151/2007/ND-CP ngày 10/10/2007 về
tổ chức và hoạt động của nhóm dịch vụ. Trong đó tổ hợp tác có 3 người trở lên được
UBND xã/phường chứng nhận. Các thành viên trong nhóm đóng góp tài sản, vốn để
cùng sản xuất kinh doanh và có cơ chế chia sẻ lợi ích và trách nhiệm.
+ Ban quản lí: Là mô hình hợp tác đơn giản của tổ chức cộng đồng, hoặc trên
cơ sở có sự tham gia, tự nguyện, minh bạch. Ban quản lý được thành lập dựa trên sự
bầu chọn của cộng đồng và có quyết định của chính quyền địa phương. Ban có chức
năng nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể được cộng đồng xây dựng, thống nhất và được
thông qua bởi chính quyền địa phương. Tuy nhiên quyền hạn của Ban quản lý thường
không có giá trị pháp lý cao. Bản quản lý thường hay bị ảnh hưởng bởi quyết định
của chính quyền, nếu Ban quản lý không thực sự mạnh.
+ Hợp tác xã: Là mô hình tổ chức kinh tế hoạt động theo Luật Hợp tác xã số
18/2003/QH11; Quyết định số 177/2004/ND-CP chi tiết luật và Nghị định số
87/2005/ND-CP và Thông tư 05/2005/TT-BKH về đăng ký thành lập hợp tác xã. Là
một tổ chức kinh tế, hợp tác xã có nguồn tài chính, tài sản riêng được đóng góp bởi
các thành viên. Hợp tác xã thường có điều lệ, quy định làm việc, tên, logo và tự hạch
toán tài chính giống như một doanh nghiệp.
+ Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần: Dựa
trên Luật Doanh nghiệp 2005, Nghị quyết 88/2006/ND-CP ngày 29/9/2006 về đăng
ký kinh doanh; Thông tư 03/2006/TT-BKH&ĐT ngày 19/10/2006 của bộ KH&ĐT.
Hai là, phát triển và đào tạo nguồn nhân lực
- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cán bộ,
đảng viên và nhân dân, nhất là cộng đồng dân cư địa phương về những lợi ích từ hoạt
động du lịch mang lại để tạo sự đồng thuận chung trong phát triển du lịch.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức phát triển du lịch, kỹ năng giao tiếp chăm
sóc khách hàng, các kỹ năng nghề du lịch chuyên sâu, ngoại ngữ giao tiếp thông dụng
cho đội ngũ lao động phục vụ du lịch tại địa phương như hộ gia đình, con em của cộng
đồng dân cư địa phương vừa lao động ngành nghề khác vừa có thể tham gia hướng dẫn
70
khách du lịch tham quan hoặc phục vụ lưu trú, ăn uống, trải nghiệm tại các điểm tham
quan du lịch cộng đồng, làng nghề thủ công truyền thống.
- Mở các khóa đào tạo ngắn hạn, tại chỗ và tham quan nghiên cứu mô hình
hoạt động du lịch cộng đồng ở các địa phương trong nước; đào tạo kỹ năng phục vụ,
vừa xây dựng ý thức bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và an ninh, an
toàn trong phục vụ khách du lịch. Các kiến thức về nhu cầu, sở thích, thói quen, tập
quán giao tiếp ứng xử của khách du lịch (cả khách quốc tế và khách nội địa).
Ba là, tăng cường công tác truyền thông quảng bá hình ảnh, tài nguyên, sản
phẩm du lịch
Đẩy mạnh công tác truyền thông, xúc tiến du lịch, vận động đầu tư, hỗ trợ, tạo
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp lữ hành đưa khách đến tham quan. Gắn
việc tổ chức các sự kiện văn hóa kết hợp với quảng bá hình ảnh du lịch, sản phẩm
làng nghề thủ công truyền thống mang tính chuyên nghiệp hơn, có chiều sâu.
Cần thực hiện bằng nhiều biện pháp, nhiều hướng khác nhau để quảng bá hình
ảnh du lịch cộng đồng Tà Lang - Giàn Bí đến khách du lịch. Trước hết là quảng bá
theo phương thức truyền thống thông qua các phương tiện in ấn như tập gấp, tờ rơi,
các loại đĩa CD, VCD, báo in... giới thiệu về du lịch cộng đồng homestay tại Tà Lang
- Giàn Bí.
Bốn là, tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng
Đối với Đà Nẵng, sản phẩm du lịch nói chung rất đa dạng và chất lượng, tuy
nhiên đối với các sản phẩm thuộc loại hình du lịch cộng đồng Homestay thì hầu như
chưa có, trong khi đây là xu hướng du lịch đang phát triển hiện nay, được ưa thích
đặc biệt đối với thị trường châu Âu, Nhật, Hàn Quốc và nhóm đối tượng học sinh -
sinh viên. Khách các thị trường này lại chiếm một tỷ trọng lớn trong lượng khách
hằng năm của Đà Nẵng. Trong hành trình của họ, Đà Nẵng chỉ đáp ứng một số ít
dịch vụ và chủ yếu là dịch vụ lưu trú, do cơ sở hạ tầng nơi đây hiện đại và có cảng
sân bay quốc tế. Sau đó họ tìm đến những miền quê, nơi thiên nhiên hoang dã, các
cộng đồng sắc tộc địa phương để trải nghiệm văn hóa, ẩm thực và cảnh sắc vùng
miền.
71
Căn cứ vào các giá trị nổi bật về tài nguyên du lịch của các thôn làng, định
hướng phát triển trong thời gian tới, tập trung đầu tư khai thác giá trị văn hóa tộc
người trong đó trọng tâm là xây dựng sản phẩm du lịch riêng biệt như biểu diễn cồng
chiêng, tìm hiểu ẩm thực truyền thống người Cơ tu, mát-xa và tắm thuốc, các sản
phẩm đặc trưng từ nông lâm sản có giá trị đối với sức khoẻ con người (thương hiệu
Chè dây Hòa Bắc).
Năm là, hợp tác và liên kết giữa các địa phương trong và ngoài thành phố
Liên kết tổ chức các sự kiện nhằm thu hút thu khách như tổ chức hoặc phối
hợp tổ chức ngày văn hóa của các dân tộc, ngày hội văn hóa thể thao đồng bào dân
tộc Cơ tu, tổ chức hội thảo, triển lãm, hội chợ thương mại giới thiệu các sản phẩm
du lịch đặc trưng của địa phương.
Liên kết các công ty du lịch trên địa bàn thành phố và cả nước cũng cần tích
cực tham gia hỗ trợ, khảo sát và thiết kế các tuyến du lịch nội thành nhằm hỗ trợ lẫn
nhau trong việc khai thác lợi thế về sản phẩm du lịch của từng địa phương và các
vùng lân cận, tạo sự hấp dẫn đối với du khách.
Tiểu kết chương 3
Như đã chia sẻ ở trên, công tác bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống tộc
người không phải là công việc đơn giản, có thể giải quyết trong một sớm một chiều
vì bản chất của văn hóa là tính động, sự bảo lưu và phát triển các giá trị truyền thống
tộc người trong bối cảnh đô thị hóa hiện tại không chỉ được xem xét ở khía cạnh
khẳng định bản sắc, mà còn phải xét đến khả năng hỗ trợ, tác động thúc đẩy sự phát
triển xã hội tộc người. Khách quan mà nói, trong làn sóng đô thị hóa ở thành phố Đà
Nẵng, người Cơ tu ở huyện Hòa Vang đã có sự thay đổi tích cực đáng ghi nhận về
kinh tế - xã hội; sự giao lưu trên mọi mặt trong đời sống người Cơ tu và các dân tộc
lân cận ngày càng phổ biến, đã tạo nên những nét tích cực, nhưng cũng nên sự nhiễu
loạn văn hóa truyền thống trước bối cảnh giao lưu và hội nhập mới là điều dễ dàng
xảy ra. Chính vì vậy mà việc đưa ra những định hướng, giải pháp cụ thể sẽ giúp cộng
đồng Cơ tu nơi đây dễ dàng tìm được lối đi phù hợp mới với xu thế hiện nay; làm
72
sao để chúng ta vẫn duy trì được sự hội nhập, phát triển của vùng, mà vẫn bảo lưu
được sự có mặt của các giá trị văn hóa truyền thống. Phải có những biện pháp điều
tiết quá trình tiếp tục biến đổi văn hóa của người Cơ tu trong vùng, để trong bức tranh
chung về tộc người Cơ tu ở Việt Nam, sự đóng góp trong việc giữ gìn và phát triển
văn hóa truyền thống người Cơ tu ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng sẽ làm
giàu hơn, phong phú hơn bức tranh tộc người Cơ tu ở khu vực miền Trung Việt Nam
nói chung; để dù vẫn có các biến số trong văn hóa truyền thống, nhưng xu hướng cố
kết, hợp nhất tộc người qua các hằng số chung về văn hóa truyền thống, về ngôn ngữ,
ý thức tộc người vẫn là những mẫu số chung của cộng đồng này.
73
KẾT LUẬN
Văn hóa là bao gồm tất cả sản phẩm của con người, bên cạnh các thành tố phi
vật chất thì văn hóa còn bao gồm những giá trị văn hóa hữu hình hay còn được gọi
là văn hóa vật chất. Đó là một trong những thành tố quan trọng khi bàn về văn hóa
truyền thống của một tộc người. Nó góp phần phản ánh sự đa dạng và phong phú các
giá trị văn hóa truyền thống bản địa, bao gồm làng bản, nhà cửa, áo quần, trang sức,
ăn uống, phương tiện đi lại, công cụ lao động, sản xuất Trong quá trình sinh tồn
và phát triển con người bắt buộc phải thích nghi và biến đổi nó nhằm phục vụ cho
những tiện nghi thiết yếu trong đời sống của mình. Tuy nhiên đối với cộng đồng
người Cơ tu xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng bị vấp phải những
vấn đề khó khăn nhất định trong quá trình đô thị hóa.
Hiện nay, do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, quá trình đô thị hóa Đà
Nẵng đã lan rộng ra các huyện ngoại thành, đặc biệt là huyện Hòa Vang - một huyện
ngoại thành duy nhất nằm trên vùng đất liền của thành phố, có sự thuận lợi về giao
thông, đây là điều kiện quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các xã trên địa bàn
huyện trong đó có xã Hòa Bắc với hai thôn Tà Lang và Giàn Bí, nơi cư trú của cộng
đồng Cơ tu thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, cùng với những biến đổi thì những giá
trị văn hóa truyền thống, dễ thấy nhất là văn hóa vật chất đứng trước sự biến đổi.
Điều kiện tiếp xúc với các thông tin hiện đại đã hình thành tâm lý phủ nhận truyền
thống của giới trẻ hiện nay. Với xu hướng là bộc lộ cái tôi - tư hữu một cách mạnh
mẽ dưới nhiều biểu hiện, theo luồng ảnh hưởng “Kinh hóa”, giới trẻ đồng bào Cơ tu
ở huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng đang hướng đến những chuẩn mực cũng như
những thị hiếu thẩm mỹ thay đổi theo chiều hướng quyết tâm từ bỏ sự “lạc hậu” theo
cách nghĩ chủ quan của mình. Có thể nói đó là quá trình dần “lãng quên” những giá
trị truyền thống.
Bên cạnh việc tiếp thu những mặt tiến bộ, hiện đại, các giá trị văn hóa vật chất
truyền thống ở đây đang có chiều hướng biến đổi tiêu cực, nhiều giá trị văn hóa
truyền vật chất truyền thống tốt đẹp đã bị chính con người bản địa - những người
sáng tại ra nó quay lưng lại. Đứng trên góc độ bảo tồn văn hóa sự biến đổi tộc người
là một tín hiệu cảnh báo về sự hao mòn, mất dần những tài sản vô giá đó. Vì vậy vấn
74
đề bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa vật chất truyền thống của khu vực này là một
vấn đề mang tính cấp thiết về cả lý luận lẫn thực tiễn. Có thể nói rằng, các giá trị văn
hóa vật chất được con người sáng tạo ra dựa trên phương thức sống thích nghi với
môi trường hiện tại, chính vì vậy mà bảo tồn các giá trị văn hóa vật chất, không có
nghĩa là giữ lại một cách nguyên si tất cả những giá trị đang có mà cần có sự chọn
lọc với điều kiện cụ thể hiện nay. Mặc khác, bảo tồn và phát huy cũng đồng nghĩa
với “khép kín” mà vẫn mở rộng giao lưu với các nền văn hóa khác trên cơ sở “hòa
nhập” nhưng không được “hòa tan”. Nhằm có định hướng đúng đắn về việc bảo tồn
các giá trị văn hóa vật chất, chính quyền và các cấp quản lý cần thực thi đồng bộ hệ
thống các giải pháp về công tác phát triển nguồn nhân lực, về chỉ đạo thực hiện các
chính sách ủng hộ, khôi phục và bảo tồn các giá trị văn hóa tộc người nhằm có hướng
phát triển bền vững cho toàn vùng.
75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Văn An (2001), Ô châu cận lục, Nxb Thuận Hóa, Huế.
2. Trần Thị Mai An (2014), Tổ chức xã hội truyền thống của người Cơ tu ở huyện
Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Ngọc Anh (1960) , “Sơ lược giới thiệu dân tộc Ka-tu” , Tập san Dân Tộc (số 16).
4. Nguyễn Trọng Báu (2007), Truyện kể về phong tục các dân tộc Việt Nam, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
5. Fredirk Barth (1969) “Lời mở đầu”. Những ranh giới và sự biến đổi dân tộc.
Boston: Little, Brown tr. 1-38. In trong: Đại học Quốc gia Hà Nội, Hội Dân tộc,
Bảo tàng Dân tộc học. 2005. Hợp tuyển tính dân tộc và quan hệ dân tộc và quan
hệ dân tộc ở Việt Nam và Đông Nam Á. Hà Nội: Đại học Quốc gia Hà Nội, Hội
Dân tộc, Bảo tàng Dân tộc học.
6. Nguyễn Duy Bắc (2008), Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong xây dựng nền
kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb Từ điển Bách khoa và Viện Văn
hóa, Hà Nội.
7. F. Boas, Primitive Minds - Trí óc của người Nguyên Thủy, (Ngô Phương Lan
dịch), 1921, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
8. A Belik (2000), “Văn hóa học - Những lý thuyết nhân học văn hóa”, Tạp chí Văn
hóa Nghệ thuật, Hà Nội.
9. Văn Thu Bích (1999), “Nghệ thuật cồng chiêng trong đời sống dân tộc Cơ tu”,
Tạp chí Văn hóa Quảng Nam, số 15.
10. Trần Văn Bính (chủ biên) (1998), Văn hóa trong quá trình đô thị hóa ở nước ta
hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Phương Châm (2009), Biến đổi văn hóa ở các làng quê Việt Nam
hiện nay (Trường hợp làng Đồng Kỵ, Trang Liệt và Đình Bảng thuộc huyện Từ
Sơn, tỉnh Bắc Ninh), Nxb Văn hóa - Thông tin và Viện Văn hóa, Hà Nội.
12. Nông Quốc Chấn (2000), “Văn hóa các dân tộc thiểu số trong tiến trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Việt Nam học (Kỷ yếu hội thảo quốc tế lần thứ nhất),
Tập II, Nxb Thế giới, Hà Nội.
76
13. Phan Thanh Châu (2002), “Nói lý và hát lý của đồng bào Cơ tu”, Tạp chí Văn
hóa Quảng Nam (01/1997 - 01/2002), Sở VHTT Quảng Nam.
14. Vũ Minh Chi (2004) Nhân học văn hóa - con người với thiên nhiên, xã hội và
thế giới siêu nhiên, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15. Võ Văn Dật (200), Lịch sử Đà Nẵng 1306-1950, Nxb Trẻ, Hà Nội.
16. Khổng Diễn (2000), “Các dân tộc Việt Nam trong môi trường chuyển đổi”, Việt
Nam học (Kỷ yếu hội thảo quốc tế lần thứ nhất), Tập II, Nxb Thế giới, Hà Nội.
17. Đảng bộ huyện Hòa Vang (1990), Lịch sử đấu tranh cách mạng huyện Hòa
Vang 1982 - 1954 (tập 1), 1954 - 1975, (tập 2), Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
18. Mạc Đường (2002), Dân tộc học - Đô thị và vấn đề đô thị hóa, Nxb Trẻ, TP. Hồ
Chí Minh.
19. Tạ Đức (2002), Tìm hiểu văn hóa Ka Tu, Huế, Nxb Thuận Hóa. Huế.
20. Ngô Văn Giá (2007), Những biến đổi về giá trị văn hóa truyền thống ở các làng
ven đô Hà Nội trong thời kỳ Đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Đinh Hồng Hải (2003), “Linh hồn các tác phẩm nghệ thuật người Cơ tu”, Tạp
chí Văn hóa nghệ thuật, số 7.
22. Nguyễn Thượng Hỷ (2005), “Kiến trúc, điêu khắc của người Cơ tu”, Tạp chí
Văn hóa nghệ thuật, số 3.
23. Gerald Cannon Hickey (1997), “Các dân tộc thiểu số ở vùng Tây Nguyên Việt
Nam”, Giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa các dân tộc thiếu số Việt Nam, Nxb
Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
24. Nguyễn Xuân Hồng (1998), Hôn nhân - gia đình - ma chay của người Tàôi, Cơ-
tu, Bru - Vân Kiều, Nxb Thuận Hóa, Huế.
25. Lưu Hùng (2006), Góp phần tìm hiểu văn hóa Cơ tu, Nxb Khoa học Xã hội, Hà
Nội.
26. Tri Hùng, Trần Phi (2005), “Lễ hội mừng lúa mới của người Cơ tu”, Tạp chí
Văn hóa nghệ thuật 3, 46-48.
27. Nguyễn Văn Huy (2005), Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
77
28. John Kleinen (2007), Làng Việt Nam đối diện tương lai, hồi sinh quá khứ, Hội
nghiên cứu Lịch sử Việt Nam dịch, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
29. Trần Ngọc Khánh (2011) Mấy cơ sở tiếp cận lý thuyết nghiên cứu văn hóa,
<
de-chung/2073-tran-ngoc-khanh-may-co-so-tiep-can-ly-thuyet-nghien-cuu-van-
hoa.html>, (5/5/2017).
30. Nguyễn Đình Khoa (1983), Các dân tộc ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội.
31. Đinh Trung Kiên (2006), Một số vấn đề về du lịch Việt Nam, Nxb Đại học quốc
gia Hà Nội. Hà Nội.
32. Đỗ Hồng Kỳ (2013), “Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Tây Nguyên cổ
truyền trong phát triển bền vững”, Khoa học xã hội Việt Nam điện tử.
33. Đinh Xuân Lâm, Bùi Đình Phong (2004), “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc trong quá trình giao lưu, hội nhập”, Tạp chí Cộng sản, số 2.
34. Bhu’Riu Liếc (2009), Văn hóa người C’Tu, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
35. Ngô Văn Lệ, (2004) Tộc người và văn hóa tộc người, Nxb Đại học Quốc gia
TP.HCM. Tp Hồ Chí Minh.
36. Hoàng Lương (2002), Lễ hội truyền thống của các dân tộc Việt Nam, Nxb Đại
học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
37. Nguyễn Văn Mạnh (2012), “Luật tục của người Tàôi, Cơ-tu, Bru - Vân Kiều ở
Quảng Trị, Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Khoa học Đại học Huế (số 3).
38. Hồ Chí Minh Toàn Tập (1995) in lần 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 3.
39. Dẫn theo chương Văn hóa trong giáo trình Nhân học đại cương của Bộ môn
Nhân học, Đại học KHXH&NV TP.HCM, tài liệu đánh máy.
40. Tùng Nguyễn (2009), Các trường phái lý thuyết chính trong nhân học,
<
change
truong-phai-trao-luu/1403-tung-nguyen-cac-truong-phai-ly-thuyet-chinh-trong-
nhan-hoc.html>, (05/01/2018).
78
41. Lê Du Phong (chủ biên) (2002), Ảnh hưởng đô thị hóa đến nông thôn ngoại
thành Hà Nội: Thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
42. Đình Quang (C.B), 2005), Đời sống văn hóa đô thị và khu công nghiệp Việt
Nam, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
43. Bùi Thanh Quất (2003), “Toàn cầu hóa - một cách tiếp cận mới”, Tạp chí Cộng
sản, số 27.
44. Dương Trung Quốc và các tác giả (2001), Lịch sử thành phố Đà Nẵng, Nxb Đà
Nẵng, Đà Nẵng.
45. Đỗ Thanh Tân (2013), “Sự biến đổi văn hóa của cộng đồng C’Tu ở huyện Hòa
Vang, Thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, số 45.
46. Nguyễn Ngọc Thanh, Nguyễn Thế Trường, Trần Hồng Thu (2009), Tác động của
đô thị hóa - công nghiệp hóa tới phát triển kinh tế và biến đổi văn hóa - xã hội ở
tỉnh Vĩnh Phúc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
47. Nguyễn Quang Thắng (2005), Quảng Nam trong hành trình mở cõi và giữ nước,
Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh.
48. Nguyễn Hữu Thông (2005), Katu kẻ sống đầu ngọn nước, Nxb Thuận Hóa. Huế
49. Nguyễn Hữu Thông (chủ biên) (2003), Văn hóa làng các dân tộc thiểu số ở
Quảng Nam, Huế, Nxb Thuận Hóa, Huế.
50. Nguyễn Hữu Thông (2000), “Văn nghệ dân gian miền núi trước thách thức xã
hội hiện đại”, Nghiên cứu phát triển bền vững miền núi khu vực miền Trung (Kỷ
yếu hội thảo), Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên & Môi trường và Trường Đại
học Nông lâm Huế, Hà Nội, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
51. Nguyễn Hữu Thông (2005), Văn hóa làng miền núi Trung bộ Việt Nam: giá trị
truyền thống và những bước chuyển lịch sử, Nxb Thuận Hóa, Huế.
52. Vương Xuân Tình, Trần Văn Hà và các cộng sự (2007), Tác động của đô thị hóa
đến sự biến đổi kinh tế - xã hội ở các người vùng miền núi phía Bắc (1986-2006),
Đề tài cấp Viện, Viện Dân tộc học, Hà Nội.
53. Tôn Nữ Quỳnh Trân (1999), Văn hóa làng xã trước sự thách thức của đô thị
hóa tại thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh.
79
54. Lê Anh Tuấn (2001), “Người Phụ nữ Katu trong xã hội cổ truyền”, Tạp chí Huế
Xưa và Nay, số 46.
55. Lê Anh Tuấn (2007), “Tìm hiểu dòng họ KaTu qua những câu chuyện về nguồn
gốc và tín ngưỡng”, Tạp chí của Phân viện Nghiên cứu Văn hóa Thông tin tại
Huế, số 3.
56. Lê Anh Tuấn (2002), “Đôi nét về luật tục Katu”, Tạp chí Dân tộc học, số 2.
57. Nguyễn Thanh Tuấn (2007), Biến đổi văn hóa đô thị Việt Nam hiện nay, Nxb Văn
hóa - Thông tin, Hà Nội.
58. E.B. Tylor, “Văn hóa nguyên thủy, (Huyền Giang dịch từ tiếng Nga)”, Tạp chí
Văn hóa Nghệ thuật, Hà Nội.
59. UBND xã Hòa Bắc (2018) “Tình hình kinh tế xã hội xã Hòa Bắc năm 2018 (báo
cáo)”, tháng 08/2018.
60. UBND thành phố Đà Nẵng (2016), Quyết định số 1442/QĐ-UBND ngày 15
tháng 3 năm 2016 của về việc phê duyệt phương án giao đất, giao rừng cho đồng
bào dân tộc thiểu số xã Hòa Bắc.
61. UBND huyện Hòa Vang (2009), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
huyện Hòa Vang đến năm 2020, ngày 20/8/2009.
62. UBND huyện Hòa Vang (2016), Đề án Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng
gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống người Cơ tu tại thôn Tà Lang và Giàn Bí
xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang đến năm 2020.
63. Đặng Nghiêm Vạn (2005), “Vài nét về sự hình thành các dân tộc ít người tỉnh
Quảng Nam”, Tìm hiểu con người miền núi Quảng Nam, Tam Kỳ, Quảng Nam.
64. Trần Quốc Vượng (2005), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Tài liệu tiếng Anh
65. Barfield Thomas (1997), The Dictionary of Anthropology (Từ điển Nhân học), Viện
Dân tộc học dịch, Oxford: Blackwell. Tập 1.
66. Don Mccaskill (1997). “From Tribal Peoples to Ethnic Minorities: The
transformation of Indigenous Peoples” Old Societies and New States (ed. By
Clifford Greertz). New York: Free Press. 105-107. In trong: Đại học quốc gia Hà
Nội, Hội Dân tộc học, Bảo tàng Dân tộc học.2005. Hợp tuyển tính dân tộc và
80
quan hệ dân tộc ở Việt Nam và Đông Nam Á. Đại học quốc gia Hà Nội, Hội Dân
tộc học, Bảo tàng dân tộc học, Hà Nội.
67. Gerald Cannon Hickey (1993). Shattered world: Adaptation and survival
among Vietnam's Highland peoples during the Vietnam war. Philadenphia:
University of Pennsylvania Press.
68. Huntington, Samuel P. (1971), “The change to change: Modernization,
Development, Politics” (Từ biến đổi đến biến đổi: Hiện đại hóa, phát triển và chính
trị), Comparative Politics, Vol.3, No.3.
69. Inglehart, Ronald and Christian Welzel (2005), Modernization, Cultural Change
and Democracy (Hiện đại hóa, biến đổi văn hóa và dân chủ), U.K: Cambridge
University Press.
70. Inglehart, Ronald and Wayne E. Baker (2000), “Modernization, Cultural Change
and Persistence of Traditional Values” (Hiện đại hóa, biến đổi văn hóa và duy trì
các giá trị truyền thống), American Sociological Review, Vol. 65, No. 1.
71. Inglehart, Ronald and Wayne E. Baker (2000), “Modernization, Cultural Change
and Persistence of Traditional Values” (Hiện đại hóa, biến đổi văn hóa và duy trì
các giá trị truyền thống), American Sociological Review, Vol.65, No.1.
72. Kammeyer et all (1997), Sociology: Experiencing Changing Societies (Xã hội học:
Trải nghiệm những xã hội đang chuyển đổi), Boston, MA: Allyn and Bacon.
73. Spindler, Louise S. (1977), Culture change and Moderlization: Mini - models and
Case Studies (Biến đổi văn hóa và hiện đại hóa: Những hình mẫu nhỏ và nghiên
cứu trường hợp), New York, Holt, Rinehart and Winston.
81
PHỤ LỤC
1. Phụ lục về danh sách những người được phỏng vấn:
1/ Già làng ông Bùi Văn Cầm, 85 tuổi (nhà gần khu tái định cư Thôn Giàn Bí, xã
Hòa Bắc).
2/ Anh Đinh Văn Như - Trưởng Thôn Giàn Bí
3/ Chị Trần Thị Oanh - Tổ trưởng tổ ẩm thực, thành viên tổ dệt thổ cẩm phục vụ đề
án du lịch tại địa phương. (nhà sau lưng nhà Gươl thôn Giàn Bí).
4/ Anh Đinh Văn Khèn - Cán bộ Mặt trận thôn Giàn Bí, xã Hoà Bắc.
5/ Chị Đinh Thị Hồng - Cán bộ Trạm Y Tế Xã Hòa Liên - Thôn Quan Nam 1- xã
Hòa Liên Huyện Hòa Vang, Đà Nẵng (đang sống tại thôn Giàn Bí, xã Hòa Bắc)
6/ Anh Trương Như Huy - Cán bộ Văn hóa xã Hòa Bắc
7/ Chị Lê Thị Thu Hà - Chủ tịch. UBND xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng
8/ Ông Đỗ Thanh Tân - Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Hòa Vang, Đà Nẵng.
9/ Anh Trần Văn Vân - Bí thư Chi bộ - Trưởng thôn Tà Lang, xã Hòa Bắc, Hòa Vang,
Đà Nẵng.
10/ Chị Trần Thị Một - Người dân tại thôn Giàn Bí - Tổ phục vụ văn nghệ.
2. Phụ lục 2: Một số hình ảnh
Phụ lục ảnh là tập hợp một số hình ảnh nhằm góp phần làm rõ không gian văn
hóa vật chất và các hoạt động diễn ra tại hai thôn Tà Lang và Giàn Bí, xã Hòa Bắc,
huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Được sắp xếp theo trình tự nội dung đề tài
nghiên cứu, bao gồm hình ảnh về không gian địa lý của huyện Hòa Vang; hình ảnh
về đời sống kinh tế - xã hội của xã Hòa Bắc; hình ảnh về các hoạt động của cộng đồng
Cơ tu tại địa phương nghiên cứu; và các hình ảnh về các hoạt động văn hóa phục vụ
công tác quảng bá phát triển du lịch cộng đồng. Qua đó góp phần thuyết minh cho
kết quả nghiên cứu của tác giả, làm phong phú nội dung đề tài.
82
2.1: Hình ảnh về xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng
Hình 1: Địa giới hành chính xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng
Nguồn: UBND huyện Hòa Vang, 2018.
Hình 2: Trung tâm hành chính UBND Xã Hòa Bắc
Nguồn: Tài liệu thực địa tháng 4/2018.
83
Hình 3, 4: Đường lên khu vực xã Hòa Bắc
Nguồn: Tài liệu thực địa tháng 4/2018.
84
Hình 5: Lễ khánh thành cầu Tà Lang - Giàn Bí
Nguồn: UBND xã Hoà Bắc.
Hình 6: Cổng chào vào khu vực xã Hòa Bắc
Nguồn: Tài liệu thực địa tháng 4/2018.
85
Nguồn: Tài liệu thực địa tháng 4/2018.
Nguồn: Tài liệu thực địa tháng 4/2018.
Hình 8: Dệt thổ cẩm của người Cơ Tu xã
Hòa Bắc
Hình 7: Trung tâm Văn hoá - Thể thao xã Hòa Bắc
86
Nguồn: Tài liệu thực địa tháng 8/2018.
Nguồn: UBND xã Hoà Bắc.
Hình 9: Buổi sinh hoạt văn hoá văn nghệ học sinh tiểu học
Hình 10: Mô hình trẻ hoá độ tuổi mang trang phục truyền thống
87
Nguồn: Tài liệu thực địa tháng 4/2018.
Nguồn: Tài liệu thực địa tháng 4/2018.
Hình 11: Công trình khu tái định cư xã Hòa Bắc tại thôn Giàn Bí
Hình 12: Nhà gỗ của tộc người Cơ Tu xã Hòa Bắc
88
Nguồn: Tài liệu thực địa tháng 4/2018.
Nguồn: Tài liệu thực địa tháng 4/2018.
Hình 13: Nhà Gươl
Hình 14: Mô hình nhà sàn tại khuôn viên nhà Gươl thôn Giàn Bí
89
Hình 15, 16, 17: Trang trí bên trong nhà Gươl
90
Nguồn: Tài liệu thực địa tháng 4/2018.
Nguồn: UBND xã Hòa Bắc.
Hình 18: Sinh hoạt bên trong nhà Gươl
91
2.2. Hình ảnh về các hoạt động văn hóa phục vụ công tác quảng bá phát triển
du lịch cộng đồng.
Nguồn: Tài liệu thực địa tháng 4/2018.
Nguồn: UBND xã Hòa Bắc.
Hình 1: Bảng giới thiệu khu du lịch trên đường đi
Hình 2: Quảng bá văn hoá Cơ Tu tại hội nghị của GEF
92
Nguồn: UBND xã Hòa Bắc.
Nguồn: UBND xã Hòa Bắc.
Hình 3: Giới thiệu sản phẩm địa phương tại GEF
Hình 4: Biểu diễn điệu múa Tung tung yaya
93
2.3. Hình ảnh về văn hoá vật chất của cộng đồng Cơ tu tại địa phương nghiên
cứu
Nguồn: UBND xã Hòa Bắc.
Hình 1, 2, 3, 4: Buổi học của tổ nghê Dệt thổ
cẩm
94
Nguồn: Tài liệu thực địa tháng 8/2018.
Hình 5, 6, 7, 8, 9: Đám cưới người Cơ Tu tại thôn Gìàn Bí
95
Nguồn: Tài liệu thực địa tháng 8/2018.
96
Nguồn: Tài liệu thực địa tháng 4/2018.
Nguồn: Tài liệu thực địa tháng 4/2018.
Hình 10: Trang phục bằng vỏ cây người Cơ Tu
Hình 11, 12, 13, 14, 15: Văn hoá ẩm thực người Cơ Tu
97
Nguồn: Tài liệu thực địa tháng 8/2018.
98
Nguồn: Tài liệu thực địa tháng 8/2018.
Nguồn: Tài liệu thực địa tháng 8/2018.
Hình 17: Chợ từ miền xuôi
Hình 16: Nghề đan lát của người Cơ Tu
99
Nguồn: Tài liệu thực địa tháng 8/2018.
Nguồn: Tài liệu thực địa tháng 8/2018.
Hình 19: Phỏng vấn già làng và trưởng thôn
Hình 18: Đồng bào lên rẩy
100
Nguồn: Tài liệu thực địa tháng 1/2018.
Nguồn: UBND xã Hoà Bắc.
Hình 20: Tác giả tham gia hoạt động tình nguyện tại địa bàn nghiên cứu
Hình 21: Liên hoan VHTT và phục dựng lễ hội của người Cơ Tu tại huyện
Hòa Vang
1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_van_hoa_vat_chat_cua_nguoi_co_tu_o_xa_hoa_bac_huyen.pdf