Luận văn Về cấu trúc “vị từ + tên gọi bộ phận của cơ thể người” (kiểu như mát tay, lên mặt, nóng ruột…)

Kết hợp “vị từ + tên bộ phận cơ thể người” cho phép người viết thấy người Việt đã tri nhận những quá trình phức tạp như thế nào: họ đơn giản hóa quá trình đó, đó cũng là cách tri nhận phổ biến phản ánh trong các ngôn ngữ khác trên thế giới. Nói chung, qua những kết hợp “vị từ + tên bộ phận cơ thể người” có thể thấy người Việt nhìn thế giới với con mắt thơ ngộ. Nó có thể không giống với thế giới mà các nhà khoa học miêu tả nhưng nó hiệu quả trong việc tiếp nhận cái mới và nó mang dấu ấn văn hóa đậm nét. Để kết thúc, người viết muốn nói rằng ngôn ngữ học tri nhận nói chung và ẩn dụ tri nhận nói riêng ở Việt Nam không phải là mới nhưng cũng chưa cũ và còn nhiều vấn đề có thể tiếp tục tìm hiểu. Và bất kì vấn đề nào cũng có chỗ thuận lợi và khó khăn khi nghiên cứu. Dù đã rất cố gắng nhưng luận văn này chắc chắn vẫn có rất nhiều thiếu sốt và mang nhiều tính chủ quan, người viết rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

pdf112 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1098 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Về cấu trúc “vị từ + tên gọi bộ phận của cơ thể người” (kiểu như mát tay, lên mặt, nóng ruột…), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoa và kiến thức ngôn ngữ vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, bằng chứng là có hai loại từ điển khác nhau: từ điển bách khoa và từ điển ngôn ngữ. Xem xét ẩn dụ ý niệm tức là nói đến bức tranh ngôn ngữ mà cộng đồng người bản ngữ tạo ra dựa trên những hiểu biết về thế giới xung quanh và được phản ánh trong ngôn ngữ. Như vậy có thể nói nhiệm vụ của ngôn ngữ là phản ánh thế giới trong tâm trí con người chứ không phản ánh thế giới bên ngoài. Điều này liên quan đến ý kiến của nhiều nhà ngôn ngữ học về nghĩa trong ngôn ngữ. Họ cho rằng ngữ nghĩa không phải được xây dựng trên cơ sở các điều kiện khách quan có giá trị chân ngụy, nó không hề đối ứng với thế giới khách quan mà đối ứng với thế giới phi khách quan được phóng chiếu lại trong ý thức và đồng thời nó có quan hệ trực tiếp với cấu trúc ý niệm được định ước trong đó. Sự hình thành các cấu trúc ý niệm này có quan hệ chặt chẽ với kinh nghiệm và các chiến lược tri nhận của con người. Ở phần này người viết trình bày một số ẩn dụ tri nhận mà người viết khái quát được dựa trên ngữ liệu đã thu thập được và dựa vào kinh nghiệm bản thân. Ẩn dụ tri nhận ở đây được phân chia dựa theo cách phân chia của Lakoff và Thomson, tức là gồm có ba loại: Ẩn dụ bản thể Ẩn dụ cấu trúc Ẩn dụ định hướng Sự phân chia trên chỉ mang tính chất tương đối, thực tế có những ẩn dụ khó có thể phân định rạch ròi thuộc vào loại nào trong ba loại trên vì ranh giới giữa ba loại trên là một ranh giới mờ và một ẩn dụ có thể liên quan đến nhiều ẩn dụ khác, tạo nên một mạng lưới, một bức tranh rộng lớn không có ranh giới rõ ràng 3.2. Một số ẩn dụ tri nhận cụ thể 3.2.1. Ẩn dụ bản thể BỤNG, DẠ LÀ VẬT CHỨA CẢM XÚC, SUY NGHĨ Với nghĩa đen là một bộ phận của cơ thể, bụng cũng đã là một vật chứa các cơ quan nội tạng, từ đó theo con đường ẩn dụ bụng trở thành vật chứa cảm xúc, suy nghĩ và trong tiếng Việt có những kết hợp: Bấm bụng: cố chịu đựng, không để lộ ra cho ai biết Anh ấy bấm bụng chịu đau chú không kêu la. Định bụng: có ý định làm việc gì Bà ấy định bụng là mai sẽ đi. Hẹp bụng: thiếu độ lượng trong cách đối xử, ăn ở Cô ấy là người hẹp bụng. Để bụng: giữ trong lòng không nói ra hoặc ghi nhớ những sai sót nhỏ của người khác đối với mình một cách cố chấp, khó chịu Tôi nói không phải anh đừng để bụng. Nghĩ bụng: suy nghĩ và có nhận định, đánh giá về một vấn đề nào đó, nhưng không nói ra Nó nghĩ bụng họ thì cũng có tốt đẹp gì mà chê mình. Kiến thức khoa học cho chúng ta biết bụng không phải là vật chứa cảm xúc, suy nghĩ nhưng tri thức thơ ngộ hay nói cách khác là cách con người tri nhận về thế giới lại cho rằng bụng chứa cảm xúc, suy nghĩ. Kiến thức khoa học tất nhiên được nhân loại chấp nhận nhưng kiến thức thơ ngộ thể hiện trong ngôn ngữ vẫn có chỗ đứng không thể thay thế và vì vậy những kết hợp như hẹp bụng, định bụng hay để bụng vẫn tồn tại hằng ngày trong những cuộc đối thoại của người Việt. Văn hóa nông nghiệp coi trọng sự quân bình âm dương (tâm – thận); trong đó cái âm làm chủ cái dương, cái tĩnh làm chủ cái động (thận làm chủ tâm); cái vô hình làm chủ cái hữu hình (tạng, mệnh môn làm chủ cơ thể). Với nhận thức về tầm quan trọng của vùng bụng (chứa thận) đối với cơ thể và cuộc sống, người Việt Nam đã lấy lòng làm biểu trưng của tình yêu (phải lòng nhau); thậm chí lấy trung tâm thể xác làm trung tâm lí trí (sáng dạ, tối dạ, nghĩ bụng, bụng bảo dạ, suy bụng ta ra bụng người) [34, tr. 83] NÃO LÀ VẬT CHỨA Kiến thức khoa học cho chúng ta biết rằng não là khối tập trung các thần kinh trung ương nằm trong sọ và con người suy nghĩ nhờ có bộ não. Quá trình tư duy của con người là một quá trình phức tạp nhưng trong tiếng Việt nó đã được đơn giản hóa. NÃO LÀ VẬT CHỨA ở đây tức là nói rằng não chứa suy nghĩ và tiết ra suy nghĩ giống như gan tiết ra mật hay dạ dày tiết ra dịch vị. Điều này xét về mặt khoa học là không đúng nhưng đó là cách người Việt tri nhận về quá trình suy nghĩ của con người và phản ánh nó vào ngôn ngữ. Cách tri nhận này tương tự như triết học duy lí khi cho rằng cơ thể con người có cơ chế hoạt động như một cỗ máy. Các cơ quan trong cơ thể được lắp ghép vào nhau. “Ảnh hưởng của những quan niệm máy móc, cũng coi các cơ thể động vật như một cái máy. Đó chính là hệ thống trong đó mọi cơ quan kết cấu chặt chẽ với nhau tựa như các bộ phận trong chiếc đồng hồ vậy.” [48, tr. 207]. Người Việt biết con người suy nghĩ bằng cái đầu và cũng giống như rất nhiều cách nói ẩn dụ khác, người Việt biến một quá trình tư duy, suy nghĩ phức tạp thành một quá trình cơ học dễ hiểu: suy nghĩ tiết ra từ não. Cách tri nhận này thể hiện qua những kết hợp: Bóp óc: cố sức suy nghĩ một cách vất vả Nó có bóp óc cũng không tìm ra kế sách gì. Nặn óc: cố suy nghĩ rất lâu, rất vất vả Nó đang nặn óc viết cho xong bài làm văn. Vắt óc: vận dụng trí óc một cách hết sức căng thẳng Cả đội vắt óc suy nghĩ mãi mà vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân. Những ví dụ trên cũng minh họa cho một ẩn dụ bản thể khác có liên quan: SUY NGHĨ LÀ DÒNG CHẢY vì những động từ bóp, nặn, vắt đều có thể được dùng với nghĩa là tác dụng lực làm chất lỏng chảy ra. GAN CHỨA SỰ TỨC GIẬN Cũng như quan niệm “não tiết ra dòng suy nghĩ, ý tưởng”, quan niệm cho rằng “gan chứa sự tức giận” cũng là cách người Việt đơn giản hóa một quá trình phức tạp. Theo luận án của Phan Thế Hưng, gan là một bộ phận liên quan đến việc diễn đạt sự tức giận trong tiếng Việt, nhưng trong tiếng Anh thì không. Sự khác biệt này liên quan đến văn hóa của hai dân tộc. Với người Việt, “bộ phận cơ thể này được người Việt dùng để biểu trưng cho tinh thần, ý chí mạnh mẽ của con người. Chẳng hạn, bền gan chiến đấu, thi gan đọ sức Gan lại còn có thể biểu trưng cho cả tâm trạng, tình cảm tiêu cực, phủ định (như căm thù, tức giận) của con người” [39, tr. 209] Qua những kết hợp “vị từ + tên gọi bộ phận cơ thể người”, có thể thấy gan là nơi chứa đựng sự tức giận: Bấm gan: cố nén sự tức giận, không để cho ai biết Nó cứ bấm gan đứng im không nói gì. Chọc gan: cố tình trêu làm cho tức lên Nó cứ chọc gan thằng bé. Ngứa gan: cảm thấy tức giận không chịu được mà phải nén lại trong lòng Thấy thái độ của hắn ta mà ngứa gan. Sôi gan: giận dữ đến tột độ. Nghĩ tới lại sôi gan Với trường hợp sôi gan, ta có sự tương tác giữa ẩn dụ GIẬN DỮ LÀ CHẤT LỎNG TRONG BÌNH CHỨA và GAN LÀ VẬT CHỨA SỰ TỨC GIẬN Trong những kết hợp trên có thể thấy, gan được tri nhận như một nơi chứa sự tức giận, làm gì đó cho người khác tức giận tức là chọc vào gan của họ, hay kìm nén sự tức giận chính là giữ sự tức giận lại trong gan. Đây là một cách nhìn rất cụ thể và có tính hình tượng. CÁI NHÌN LÀ MỘT VẬT THỂ CÓ THỂ DI CHUYỂN Trong cơ thể con người, bộ phận được chuyên môn hóa để nhìn là mắt và cái nhìn gắn liền với mắt nhưng trong tiếng Việt cái nhìn được coi như một vật thể độc lập, có thể di chuyển, có thể gắn vào một đối tượng khác, vì vậy tiếng Việt có những kết hợp: Dán mắt: hướng cái nhìn chăm chú vào không rời Từ sáng đến giờ thằng con cứ dán mắt vào ti vi. Bên cạnh kết hợp dán mắt người Việt còn nói: Cả buổi tối anh không rời mắt khỏi cô ấy. Ghé mắt: trông chừng, thỉnh thoảng chú ý đến Nhờ hàng xóm ghé mắt trông nhà giúp. Để mắt: để ý trông coi, theo dõi Bố mẹ phải để mắt đến việc học hành của con cái. Đưa mắt: liếc mắt ra hiệu hoặc chuyển cái nhìn về phía khác Nói đến đó cô ấy đưa mắt đi chỗ khác. Trong tác phẩm Chúng ta sống bằng ẩn dụ, tác giả cũng đã đề cập đến một ẩn dụ tương tự NHÌN THẤY LÀ CHẠM VÀO; MẮT LÀ TỨ CHI CỦA CƠ THỂ (SEEING IS TOUCHING; EYES ARE LIMBS) và đưa ra một số ví dụ: I can’t take my eyes off her. Tôi không thể rời mắt khỏi cô ấy. He sits with his eyes glued to the TV. Nó ngồi dán mắt vào TV. Her eyes picked out every detail of the patterm. Mắt cô ấy chộp lấy từng chi tiết của hình mẫu. Their eyes met. Mắt họ gặp nhau. She never moves her eyes from hes face. Cô ấy không bao giờ rời mắt khỏi khuôn mặt anh ấy. She ran her eyes over evrything in the room. Cô ấy đưa mắt nhìn tất cả các thứ trong phòng. He wants everything within reach of his eyes. Anh ta muốn tất cả những gì trong tầm mắt. Điều này một lần nữa chứng minh ngôn ngữ các cộng đồng người trên thế giới có thể khác nhau nhiều nhưng cách tư duy của con người luôn có những điểm tương đồng. Theo Cao Xuân Hạo, “các ngôn ngữ khác loại hình có thể có những cách biểu hiện khác hẳn nhau () có thể tư duy khác nhau về một sự tình (cấu trúc hóa sự tình thành những hình thức mệnh đề khác nhau) nhưng cách tri giác của loài người đối với hiện thực là một và dù hệ thống từ vựng của ngôn ngữ có phân chia thế giới khác nhau đến đâu (như trong cách gọi tên các màu sắc chẳng hạn), dù ngữ pháp của các ngôn ngữ có phân biệt các phạm trù, các chức năng, các sắc độ tình thái một cách khác nhau đến đâu thì cách cảm thụ những sự tình của thế giới hiện thực vẫn như nhau, và do đó cái được biểu hiện phải giống nhau” [15, tr. 40] BẢN LĨNH, KINH NGHIỆM LÀ CÂY CỐI Bản lĩnh, kinh nghiệm là một thứ trừu tượng, không có hình thù nhất định và quá trình hoàn thiện bản lĩnh, tích lũy kinh nghiệm là một quá trình phức tạp. Theo đúng quy luật của tư duy người Việt đã dùng hình ảnh gần gũi, dễ hiểu để hiểu cái trừu tượng, khó hiểu. Trong tiếng Việt, quá trình này được tri nhận như là quá trình lớn lên của một cái cây. Điều này thể hiện trong những kết hợp: Non gan: thiếu can đảm, hay sợ Non tay: kém về trình độ nghề nghiệp, về bản lĩnh Vở kịch viết còn non tay. Ngược lại, thi hào Nguyễn Du từng viết về Hoạn Thư: Ở ăn thì nết cũng hay Nói điều ràng buộc thì tay cũng già (Truyện Kiều) Với ý Hoạn Thư là người ứng xử khéo léo, khuôn phép nhưng khi cần thì nàng cũng đủ mưu chước, thủ đoạn. Chắc tay: làm việc gì một cách vững vàng Ngoài ra, người Việt còn nói những câu kiểu như: Cậu ấy đã đạt đến độ chín trong suy nghĩ, hành động. Theo Võ Kim Hà [14, tr. 34], ở kết hợp non tay ở trên có sự tương tác ẩn-hoán dụ. Ẩn dụ KINH NGHIỆM LÀ CÂY CỐI tương tác với hoán dụ TAY THAY CHO KĨ NĂNG. LO LẮNG, TỨC GIẬN LÀ NHIỆT ĐỘ CAO Ý niệm này gần giống với ý niệm TỨC GIẬN LÀ CHẤT LỎNG TRONG BÌNH CHỨA mà trong tác phẩm Chúng ta sống bằng ẩn dụ, Lakoff và Johnson đã đề cập đến với những cách nói như: She was doing a slow burn. Cô ấy đang nhóm lửa từ từ. He was breathing fire. Anh ta đang thở ra lửa. Your sincere apology just added fuel to the fire. Lời xin lỗi chân thành của anh chỉ thêm dầu vào lửa. After the argument, Dave was smoldering for days. Sau cuộc bàn cãi, Dave âm ỉ cả mấy ngày. Smoke was pouring out of his ears. Khói tuôn ra khỏi tai anh ấy. Billy’s a hothead. Billy có cái đầu nóng. You make my blood boil. Mày làm máu tao sôi lên. Trong tiếng Việt, cũng có những cách nói thể hiện ý niệm TỨC GIẬN LÀ CHẤT LỎNG TRONG BÌNH CHỨA: Điều đó làm anh ta sôi máu hay TỨC GIẬN LÀ CHẤT KHÍ TRONG VẬT CHỨA: tức anh ách, tức đến nổ bong bóng, phải nén giận đi thôi, nó phùng mang trợn mắt. Theo Phan Thế Hưng, tiếng Việt dùng nhiều bộ phận cơ thể để diễn đạt sự giận dữ hơn là tiếng Anh. Cụ thể, tiếng Anh sử dụng mắt, đầu, cổ, tay, chân còn trong tiếng Việt những bộ phận được nhắc đến còn có thêm gan, ruột, bụng, họng, răng, tóc, mày, hông. Những kết hợp “vị từ + tên bộ phận cơ thể” không thể hiện ý niệm TỨC GIẬN LÀ CHẤT LỎNG TRONG BÌNH CHỨA một cách rõ ràng mà người viết cho rằng chúng chủ yếu thể hiện ý niệm LO LẮNG, TỰC GIẬN LÀ NHIỆT ĐỘ CAO: Nóng ruột: nóng lòng, sốt ruột Nó thấy nóng ruột, không chờ lâu được. Sốt ruột: ở trạng thái nôn nóng, không yên lòng Sốt ruột chờ tin. Sôi gan: giận dữ đến tột độ Nghĩ tới lại sôi gan. Ở đây có sự tương tác giữa hai ẩn dụ: ẩn dụ GAN CHỨA SỰ TỨC GIẬN và LO LẮNG, TỨC GIẬN LÀ NHIỆT ĐỘ CAO LÒNG LÀ ĐỒ VẬT Lòng vốn nghĩa là “bụng của con người”. Đây là nghĩa cụ thể nhưng nghĩa chuyển của nó “bụng của con người, coi là biểu tượng của mặt tâm lí, tình cảm, ý chí, tinh thần” thì lại rất trừu tượng. Luận văn này tập trung vào nghĩa trừu tượng này. Trong cách diễn đạt bằng tiếng Anh, cái ý nghĩa “tượng trưng cho mặt tâm lí, tình cảm, ý chí, tinh thần” thường được gán cho tim. Lòng là một khái niệm rất Việt Nam, “chuyển dịch ý nghĩa biểu vật của từ lòng trong những câu như bà ôm cháu vào lòng, mẹ ôm con vào lòng có lẽ là không thể” [33, tr. 55]. Và quá trình tư duy theo con đường ẩn dụ đã mang đến sản phẩm là LÒNG LÀ ĐỒ VẬT. Ý niệm này làm cho lòng từ chỗ là khái niệm trừu tượng khó nắm bắt trở nên cụ thể. Ý niệm này thể hiệm qua những kết hợp như: Đem lòng: nảy sinh ra tình cảm nào đó trong lòng Tôi đem lòng yêu cô ấy từ lâu rồi. Được lòng: được sự yêu mến, tin cậy của ai đó Ông giám đốc mới rất được lòng nhân viên. Động lòng: 1. cảm thấy thương xót 2. cảm thấy bị xúc phạm Nhìn đứa trẻ khóc vì nhớ mẹ ai cũng động lòng. Lấy lòng: cốt để làm vừa lòng, để tranh thủ tình cảm Cô con dâu mới ra sức lấy lòng mẹ chồng. Mất lòng: làm cho không bằng lòng Anh ấy cư xử rất khéo, không bao giờ để mất lòng ai. Mềm lòng: trở nên yếu đuối trước tác động tình cảm hoặc trước khó khăn Nhìn thấy cô ấy khóc là anh ấy lại mềm lòng. Nén lòng: kìm giữ tình cảm, cảm xúc không để bộ lộ ra ngoài Nó phải nén lòng lắm mới không khóc trong buổi chia tay. CÔNG VIỆC LÀ VẬT CHỨA Ẩn dụ này thể hiện ở những kết hợp: Cắm đầu: cúi đầu xuống làm việc gì một cách mải miết, không để ý đến xung quanh. Cô ấy cắm đầu vào học. Vùi đầu: để hết tâm trí vào một việc nào đó, không còn biết gì những việc khác Anh ấy vùi đầu vào công việc. Cắm cổ: cúi đầu xuống làm động tác gì một cách mải miết, không để ý gì đến xung quanh Nó cứ cắm cổ chạy mãi đến khi mệt lả. Chúi đầu chúi mũi: cắm cúi, miệt mài, để hết tâm trí vào việc gì Thằng bé chúi đầu chúi mũi vào trò chơi điện tử. Chen vai: góp sức để cùng làm việc gì Thanh niên phải chen vai góp sức xây dựng đất nước. Nhúng tay: trực tiếp tham gia vào Việc gì nó cũng nhúng tay vào. Có thể thấy người Việt tri nhận CÔNG VIỆC LÀ VẬT CHỨA và nó chứa những cái đầu, cái cổ, cái vai, cái tay... Ở đây có sự tương tác ẩn-hoán dụ. Ẩn dụ CÔNG VIỆC LÀ VẬT CHỨA tương tác với hoán dụ TAY THAY CHO HÀNH ĐỘNG, ĐẦU THAY CHO SUY NGHĨ, VAI THAY CHO SỰ GÁNH VÁC. CẢM XÚC LÀ CHẤT LỎNG TRONG BÌNH CHỨA Ẩn dụ này thể hiện ở những kết hợp: Nén lòng: kìm giữ tình cảm, cảm xúc không để bộc lộ ra ngoài Cô ấy nén lòng lắm mới không khóc trong buổi chia tay. Sôi gan: giận dữ đến tột độ Nàng giận đến sôi gan. QUYẾT TÂM LÀ VẬT CỨNG Mềm lòng: trở nên yếu đuối trước tác động tình cảm hoặc trước khó khăn Cô ấy mà khóc là anh ấy lại mềm lòng. Sờn lòng: (thường dùng trong câu có ý phủ định) lung lay, dao động trước khó khăn, thử thách Bền lòng: giữ vững được tinh thần, ý chí, trước sau như một, không thay đổi Các ẩn dụ này cũng phần nào có liên hệ đến những cách nói như “trái tim sắt đá” tức là con người khó bị tác động, khó bị chinh phục nhưng trong tiếng Việt xu hướng sử dụng lòng phổ biến hơn. Theo tác giả Lý Lan, biểu trưng tình cảm của người Việt thường quy chiếu tới bộ phận ngực/ lồng ngực hoặc các bộ phận nội tạng và những cách nói liên quan tới tim có lẽ là mang tính “du nhập” từ các nền văn hóa khác khi có sự tiếp xúc ngày càng nhiều thêm giữa tiếng Việt và các thứ tiếng châu Âu khác trong mấy thế kỉ gần đây. [25] TÌNH CẢM LÀ CÂY THẲNG ĐỨNG Ý niệm này thể hiện ở những kết hợp: Động lòng: cảm thấy thương xót Nghe tâm sự của cô ấy nhiều người động lòng rơi lệ. Xiêu lòng: không còn kiên định ý kiến nữa, bị thuyết phục mà nghe theo, ngả theo ý của người khác Nghe lời nói ngọt mà xiêu lòng. Nao lòng: cảm thấy có những xao động nhẹ về tình cảm Nhìn thấy thằng bé khóc như vậy ai mà không nao lòng. Ngã lòng: Không còn giữ được ý chí, quyết tâm trước thử thách Thất bại quá nhiều khiến cô ấy ngã lòng. Mềm lòng: trở nên yếu đuối trước tác động hoặc trước khó khăn Cậu ấy dễ bị nước mắt làm cho mềm lòng. HOÀN CẢNH LÀ VẬT CHỨA Ẩn dụ này thể hiện ở những cách kết hợp: Sa chân: lỡ chân bước vào chỗ thấp, bị hẫng và ngã, thường dùng để ví trường hợp bị rơi vào cảnh không hay Trước sau gì nó cũng sa chân vào con đường nghiện ngập. Chen chân: chen vào để đứng, để chiếm chỗ Bây giờ khó lòng chen chân vào trường đó lắm. Bên cạnh những trường hợp trên, người Việt cũng dùng những cách nói như: trong hoành cảnh đó, trong tình huống đó, rơi vào hoành cảnh, ở vào địa vị Những cách đó cũng thể hiện ẩn dụ HOÀN CẢNH LÀ VẬT CHỨA. 3.2.2. Ẩn dụ cấu trúc TAI LÀ CỬA NGÕ VÀO CƠ THỂ Quan niệm này thể hiện ở những cách nói: Bỏ ngoài tai: coi như không nghe thấy, không thèm để ý Bỏ ngoài tai những lời gièm pha. Lọt tai: xuôi tai Nói nghe cũng lọt tai. Quan niệm dân gian cho rằng cơ thể người trao đổi với môi trường thông qua một số của ngõ - vía. Theo đó vía là khái niệm trung gian giữa xác cụ thể và hồn trừu tượng, là cái làm hoạt động các quan năng – những nơi cơ thể tiếp xúc với môi trường xung quanh. Đàn ông có 7 vía cai quản 7 “lỗ” trên mặt: hai tai, hai mắt, hai lỗ mũi và miệng. Phụ nữ thì có thêm hai vía cai quản nơi sinh đẻ và nơi cho con bú. Như vậy trong quan niệm dân gian tai đã được coi như một cửa ngõ giữa cơ thể và môi trường nhưng chủ yếu là xem xét trên bình diện sinh học còn trong ngôn ngữ tai được coi như cửa ngõ vào cơ thể của lí lẽ, lập luận. CHÂN LÀ CƠ THỂ Cách nói hoán dụ này thể hiện qua những kết hợp như: Cầm chân: giữ lại ở một chỗ, một vị trí không cho tự do hoạt động, phát triển Bị địch cầm chân trong đồn. Đặt chân: đến, có mặt thật sự ở một nơi nào đó Con người đã đặt chân lên mặt trăng Chen chân: chen vào để đứng, để chiếm chỗ Khó lòng chen chân vào thương trường. Giữ chân: giữ lại không để cho đi Cảnh đẹp giữ chân nhiều du khách. Sa chân: lỡ chân bước vào chỗ thấp, bị hẫng và ngã, thường dùng để ví trường hợp bị rơi vào cảnh không hay Sa chân vào cảnh sống truỵ lạc. Kế chân: thay người khác ở một cương vị, chức vị nào đó Cậu ấy sắp được kế chân ông trưởng phòng. Đây là cách nói hoán dụ quen thuộc lấy bộ phận thay cho toàn thể nhưng cũng phải thấy rằng sở dĩ chân được chọn để thay thế chứ không phải những bộ phận khác có lẽ là vì tất cả những kết hợp trên đều liên quan đến việc thay đổi vị trí. MẶT LÀ NGƯỜI Tác phẩm “Chúng ta sống bằng ẩn dụ” cũng đã đề cập đến hoán dụ CÁI MẶT THAY THẾ CHO CON NGƯỜI, ví dụ: She’s just a pretty face. Nàng chỉ là một cái mặt dễ thương. There are an awful lot of faces out there in the audience. Có một số lượng lớn những cái mặt trong hội trường. We need some new faces around here. Chúng ta cần những cái mặt mới xung quanh đây. Trong nền văn hóa của chúng ta, để có được một ý niệm con người trông như thế nào, thì chúng ta nhìn trước hết đến khuôn mặt của họ hơn là nhìn dáng đi dáng đứng của họ. Khi chúng ta nhận biết về con người theo khuôn mặt của họ và ra quyết định trên cơ ở đó, chúng ta đã hành động theo nguyên tắc hoán dụ. Trong tiếng Việt, hoán dụ này thể hiện ở những kết hợp: Có mặt: có ở tại nơi nào đó lúc sự việc xảy ra. Hôm qua, khi tôi nói chuyện với anh cô ấy cũng có mặt ở đó. Gặp mặt: gặp nhau nhân một dịp gì giữa những người có cùng một quan hệ nào đó. Tuần sau chúng tôi tổ chức một buổi gặp mặt. Giáp mặt: gặp nhau, tiếp xúc trực tiếp với nhau. Từ ngày chia tay họ tránh giáp mặt nhau. Lạ mặt: không ai quen biết, không ai rõ tung tích Mấy hôm nay, trong khu này có một người lạ mặt thường xuất hiện. Lánh mặt: tránh không gặp hoặc không để cho gặp Anh ấy cố tình lánh mặt tôi. Nhận mặt: nhìn mặt mà nhận ra, chỉ ra người đang che giấu tên thật hay người đang cần tìm Công an đưa hai người bị bắt ra cho nhận mặt nhau. Quen mặt: có nét mặt trông quen, nhận ra được ngay là đã có lần gặp (nhưng không nhất thiết là đẵ biết người và tên tuổi). Trông anh ấy rất quen mặt. Thay mặt: (làm việc gì) lấy tư cách của (những) người khác hoặc của một tổ chức nào đó. Cô ấy thay mặt bố mẹ đi dự đám cưới một người họ hàng. Tránh mặt: tránh không gặp hoặc không để cho gặp. Họ cứ tìm cách tránh mặt nhau. Vác mặt: tự mình đi đến một nơi nào đó (hàm ý khinh bỉ) Cô ấy nói hôm qua chồng cô ấy đi uống rượu với bạn bè đến 2 giờ sáng mới vác mặt về. Xem mặt: đến nhà người con gái để nhìn mặt người định hỏi làm vợ, theo tục lệ cũ. Hôm nay, nhà trai đến xem mặt cô dâu. Vắng mặt: không có mặt ở nơi lẽ ra phải có mặt. Những ai vắng mặt hôm qua xin mời đứng lên. Trong tiếng Việt, mặt không chỉ là bộ phận thay thế cho toàn thể là con người mà mặt còn là biểu tượng của thể diện, danh dự, phẩm giá. CỔ LÀ NGƯỜI Hoán dụ này thể hiện qua những kết hợp: Tóm cổ: bắt giữ Mọi người mới tóm cổ được tên trộm. Tống cổ: đuổi ra khỏi bằng hành động mạnh mẽ, dứt khoát Nó bị tống cổ ra khỏi nhà. Ta đã gặp rất nhiều hoán dụ bộ phận cơ thể thay thế cho toàn cơ thể như: mặt thay cho người, chân thay cho người, tay thay cho người và ở đây trong tiếng Việt có hoán dụ CỔ LÀ NGƯỜI. Có lẽ với con người, cổ là vị trí dễ bị nắm bắt nhất vì vậy có thể thấy những kết hợp CỔ LÀ NGƯỜI thường là những kết hợp nói đến việc bị bắt MÁT LÀ TỐT, NÓNG LÀ KHÔNG TỐT Mát vốn nghĩa là: 1. Có nhiệt độ vừa phải, không nóng nhưng cũng không lạnh, gây cảm giác dễ chịu 2. Có cảm giác khoan khoái, dễ chịu, không nóng bức 3. Có tác dụng làm cho cơ thể không bị nhiệt, không bị rôm sảy, mụn nhọt 4. Có vẻ như dịu nhẹ, nhưng thật ra là mỉa mai, chê trách, hờn dỗi. Mát trong kết hợp “mát + tên bộ phận cơ thể” thường mang ý nghĩa: i. Có cảm giác khoan khoái dễ chịu, không nóng bức Mát mắt: có cảm giác dễ chịu, ưa thích khi nhìn đến, do tác động của ánh sáng và màu sắc êm dịu Tường màu xanh nhạt trông mát mắt. ii. Hài lòng, thỏa ý Mát mặt: 1. cảm thấy có phần dễ chịu về mặt đời sống vật chất Sau cách mạng, người nông dân mới được mát mặt. 2. cảm thấy có sự hài lòng về tinh thần trước mặt những người khác Con giỏi, con ngoan, cha mẹ cũng mát mặt với mọi người. Mát dạ hoặc mát lòng, mát ruột: hả hê, vui thích trong lòng do được thỏa ý Con giỏi giang, cha mẹ mát lòng. iii. Dễ đạt được thành công khi làm việc gì Mát tay: (người) thường dễ đạt được kết quả tốt, dễ thành công trong công việc làm cụ thể (như chữa bệnh, chăn nuôi) Một thầy thuốc mát tay. Nóng vốn nghĩa là: 1. Có nhiệt độ cao hơn so với nhiệt độ cơ thể người, hoặc (nói về trạng thái thời tiết) cao hơn múc được coi là trung bình; trái với lạnh 2. Dễ nổi cơn tức giận, khó kìm giữ được những phản ứng thiếu suy nghĩ do quá tức giận 3. Có sự mong muốn thôi thúc cao độ về điều gì 4. (Đường dây điện thoại) trực tiếp, có thể liên lạc với nhau bất cứ lúc nào 5. (Vay mượn) gấp, cần có ngay và chỉ tạm trong thời gian ngắn 6. (Màu) thiên về đỏ hoặc vàng, gợi cảm giác nóng bức, trái với lạnh Trong kết hợp “nóng + tên bộ phận cơ thể”, nóng thường mang nghĩa: i. Dễ nổi cơn tức giận: Nóng mắt: nổi nóng vì thấy việc bất bình Nhìn thấy cái cảnh nhà đó là nó lại nóng mắt. Nóng mặt: nổi nóng vì bị đụng chạm đến danh dự cá nhân Cái kiểu nói chuyện của nó dễ làm người ta nóng mặt. Nóng gáy: nổi nóng vì bị đụng chạm tới quyền lợi, danh dự bản thân Vừa nghe thấy lời phê bình đã nóng gáy lên. ii. Có sự mong muốn thôi thúc cao độ về điều gì Nóng lòng: có tâm trạng mong muốn cao độ về việc gì Nóng lòng trở lại quê hương. Nóng ruột: nóng lòng, sốt ruột Nóng ruột, không chờ được. Qua những ví dụ vừa dẫn có thể thấy người Việt thể hiện trong ngôn ngữ một quan niệm rằng mát là cảm giác tốt, nóng là cảm giác không tốt. QUÁ TRÌNH HIỂU LÀ ĐI TỪ CHỖ TỐI ĐẾN CHỖ SÁNG Ẩn dụ này thể hiện qua những cách nói: Tối dạ: chậm hiểu, kém về khả năng tiếp thu kiến thức Sáng dạ: mau hiểu, mau nhớ, thông minh Sáng mắt: thấy ra, nhận ra lẽ phải, sự thật mà trước đó mê muội không thấy Mở mắt: thấy được nhận thức sai lầm, tỉnh ngộ Trong giao tiếp hằng ngày người Việt Nam vẫn nói những câu như: Tối dạ nên nghe giảng mãi vẫn chưa hiểu. Hay: nó là đứa sáng dạ nói qua một lần là hiểu ngay. Hoặc những câu kiểu như: thực tế làm cho anh ta mở mắt ra. Qua ngôn ngữ, có thể thấy người Việt coi bụng, dạ là cơ quan để tư duy. Với nghĩa gốc của từ sáng là “có ánh sáng tỏa ra trong không gian khiến cho có thể nhìn thấy mọi vật” sau quá trình chuyển nghĩa ẩn dụ sáng mang thêm nghĩa là có khả năng cảm biết, nhận thức nhanh, rõ. Từ tối vốn nghĩa gốc là “không có hoặc có ít ánh sáng chiếu tỏa ra trong không gian, khiến cho không hoặc khó nhìn thấy sự vật xung quanh”, qua quá trình chuyển nghĩa theo con đường ẩn dụ, nó mang thêm nghĩa là “tỏ ra hiểu biết rất chậm; kém thông minh”. Cách tri nhận quá trình hiểu đi từ tối đến sáng là cách tri nhận mang tính hình ảnh, dễ hiểu hơn so với khái niệm thông minh hay kém. Tất nhiên đấy là đặc điểm chung của tất cả các quá trình tri nhận: lấy cái đã hiểu để giải thích cái chưa hiểu nhưng ở ẩn dụ này ta còn thấy đằng sau nó một quan niệm khác, đó chính là việc người Việt đề cao bộ phận bụng, dạ. Bụng, dạ là nơi chứa đựng tình cảm và cả trí tuệ. Như vậy có thể thấy đối với người Việt bụng dạ nói chung là bộ phận quan trọng nhất cơ thể. 3.2.3. Ẩn dụ định hướng SỰ TẬP TRUNG ĐỊNH HƯỚNG VÀO TRONG VÀ XUỐNG DƯỚI Cách tri nhận này phần nào liên quan tới quan niệm cho rằng trung tâm là phần nằm ở giữa. Từ đó trong tiếng Việt có những kết hợp: Vùi đầu: để hết tâm trí vào một việc nào đó, không còn biết gì những việc khác Vùi đầu vào học thi. Chúi đầu: cắm cúi, miệt mài, để hết tâm trí vào việc gì Chúi đầu vào công việc. Cắm đầu: cúi đầu xuống làm việc gì một cách mải miết, không để ý đến xung quanh Nó cắm đầu vào cuốn sách. Cắm cổ: cúi đầu xuống làm động tác gì một cách mải miết, không để ý đến xung quanh Cắm cổ chạy một mạch Cắm đầu cắm cổ: như cắm đầu nhưng nghĩa mạnh hơn Chúi đầu chúi mũi: như chúi đầu nhưng nghĩa mạnh hơn Liên quan đến ý niệm này ta có ý niệm ngược lại: SỰ LƠ LÀ, THIẾU TẬP TRUNG ĐỊNH HƯỚNG RA NGOÀI thể hiện qua cách nói: lo ra SỰ ÁP BỨC HƯỚNG TỪ TRÊN XUỐNG Ẩn dụ này liên quan đến một số quan niệm khác như quan niệm coi người dân lao động là thấp cổ bé họng, coi những người có vai vế trong xã hội là những người ăn trên ngồi trốc. Đây vốn là thực tế trong xã hội Việt Nam trước đây. Một điều thú vị là không chỉ trong tiếng Việt mà với cứ liệu tiếng Anh, Lakoff và Johnson cũng đã nói đến hai ẩn dụ liên quan, đó là ĐỊA VỊ XÃ HỘI CAO ĐỊNH HƯỚNG LÊN TRÊN và ĐỊA VỊ XÃ HỘI THẤP ĐỊNH HƯỚNG XUỐNG DƯỚI qua những ví dự như: She’ll rise to the top. Cô ấy sẽ lên rất cao. He’s at the peak of his career. Anh ấy đang ở trên đỉnh cao danh vọng. He’s at the bottom of the social hierarchy. Anh ấy ở dưới đáy của tôn ti xã hội. She fell in status. Địa vị của cô ấy giảm đi. và QUYỀN LỰC HOẶC CÓ SỨC MẠNH ĐỊNH HƯỚNG LÊN TRÊN; PHỤC TÙNG SỰ KIỂM SOÁT HOẶC SỨC MẠNH ĐỊNH HƯỚNG XUỐNG DƯỚI. Ví dụ: I have control over her. Cô ta trong tay tôi. I am on top of the situation. Tôi điều khiển được tình hình. He is under my control. Nó đang dưới quyền của tôi. His power is on the decline. Quyền lực của nó đang suy giảm. Trong tiếng Việt, ẩn dụ SỰ ÁP BỨC HƯỚNG TỪ TRÊN XUỐNG thể hiện trong ngôn ngữ qua một số cách kết hợp sau: Cưỡi cổ: ức hiếp, đè nén Cưỡi đầu cưỡi cổ cũng như cưỡi cổ nhưng nghĩa mạnh hơn. Đè đầu cưỡi cổ: dùng quyền thế áp bức; như cưỡi đầu cưỡi cổ 3.3. Tiểu kết Cơ thể người là một miền nguồn rất thông dụng có thể thấy rõ điều này khi khảo sát “vị từ + tên bộ phận cơ thể người”. Hầu hết tên các bộ phận đều xuất hiện. Với nguồn là một bộ phận có thể dẫn đến nhiều đích khác nhau. Sự phân chia những ẩn dụ ý niệm như trên có tính chất chủ quan và có tính tương đối vì một ẩn dụ ý niệm có thể liên quan đến nhiều ẩn dụ khác. Một số ẩn dụ mà người viết trình bày ở trên là những ẩn dụ phổ biến trên thế giới, điều này một lần nữa chúng minh sự giống nhau trong cách tư duy của nhân loại. Những sự khác nhau nếu có không chứng minh rằng điều người Việt tư duy khác phần còn lại của thế giới mà chỉ là vì sự lựa chọn cái để đưa vào ngôn ngữ là khác nhau hoặc con đường ẩn dụ khác nhau mà thôi. Ẩn dụ ý niệm vốn xuất phát từ trải nghiệm của con người mà những trải nghiệm đó lại mang tính phổ quát từ đó dẫn đến những ẩn dụ ý niệm có tính cơ bản và phổ quát. KẾT LUẬN Như đã trình bày ở phần dẫn nhập, mục tiêu cơ bản của đề tài này là góp phần tìm hiểu bản chất của ẩn dụ và mối liên hệ giữa tiếng Việt với tư duy của người Việt. Từ những kết quả nghiên cứu có được từ trước của những nhà nghiên cứu ngôn ngữ cũng như từ những phân tích trong luận văn này người viết xin nêu ra một số kết luận sau: Ẩn dụ không đơn thuần là vấn đề của ngôn ngữ mà nó là vấn đề của tư duy. Ẩn dụ đóng vai trò quan trọng trong cách con người tri nhận thế giới và điều này thể hiện rõ trong ngôn ngữ. Ẩn dụ không phải là cách nói mang tính văn chương chỉ phổ biến trong một nhóm nhỏ người mà là cách nói của tất cả mọi người tức là một cách có ý thức hoặc không có ý thức tất cả mọi người đều đang dùng cách nói ẩn dụ trong giao tiếp hằng ngày mà không hề gây ra bất kì một sự mù mờ, khó hiểu nào. Trong tiếng Việt những kết hợp có dấu ấn ẩn dụ tri nhận xuất hiện rất nhiều và đó là những cách nói người Việt sử dụng hằng ngày, nó là một phần trong hệ thống từ ngữ tiếng Việt, là tài sản chung của người Việt và nhiều người Việt sử dụng nó mà không hề ý thức rằng mình đang sử dụng cách nói ẩn dụ. Những kết hợp “vị từ + tên bộ phận cơ thể người” là kết quả của quá trình tri nhận của người Việt và mang dấu ấn văn hóa rất đậm nét. Người Việt dùng ẩn dụ tri nhận để gọi tên những hiện tượng mới dựa trên những hiện tượng đã biết. Người Việt sử dụng rất nhiều tên gọi của bộ phận cơ thể với nghĩa chuyển trong những kết hợp “vị từ + tên bộ phận cơ thể người”. Trong những kết hợp kiểu này, tên gọi các bộ phận cơ thể sẽ là biểu tượng của một hiện tượng nào đó. Những tên gọi nào xuất hiện và tần số xuất hiện ra sao đều liên quan đến yếu tố văn hóa. Có lẽ nhiều người sẽ đồng ý rằng không phải vô cớ mà tay xuất hiện rất nhiều lần hay vì sao trong tiếng Việt bộ phận sẽ lòng xuất hiện trong những kết hợp mà nếu là tiếng là tiếng Anh thì vị trí đó phải là của tim. Kết hợp “vị từ + tên bộ phận cơ thể người” cho phép người viết thấy người Việt đã tri nhận những quá trình phức tạp như thế nào: họ đơn giản hóa quá trình đó, đó cũng là cách tri nhận phổ biến phản ánh trong các ngôn ngữ khác trên thế giới. Nói chung, qua những kết hợp “vị từ + tên bộ phận cơ thể người” có thể thấy người Việt nhìn thế giới với con mắt thơ ngộ. Nó có thể không giống với thế giới mà các nhà khoa học miêu tả nhưng nó hiệu quả trong việc tiếp nhận cái mới và nó mang dấu ấn văn hóa đậm nét. Để kết thúc, người viết muốn nói rằng ngôn ngữ học tri nhận nói chung và ẩn dụ tri nhận nói riêng ở Việt Nam không phải là mới nhưng cũng chưa cũ và còn nhiều vấn đề có thể tiếp tục tìm hiểu. Và bất kì vấn đề nào cũng có chỗ thuận lợi và khó khăn khi nghiên cứu. Dù đã rất cố gắng nhưng luận văn này chắc chắn vẫn có rất nhiều thiếu sốt và mang nhiều tính chủ quan, người viết rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để luận văn được hoàn chỉnh hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Diệp Quang Ban (2008), Cognition: nhận tri và nhận thức concept: ý niệm hay khái niệm?, Ngôn ngữ (2), 1-11 2. Lê Đang Bảng (dịch) (1999), Nghệ thuật thơ ca (Aristote), Nxb Văn học 3. Đỗ Hữu Châu (2000), Tìm hiểu văn hóa qua ngôn ngữ, Ngôn ngữ (10), 1-18 4. Trần Văn Cơ (2009), Khảo luận ẩn dụ tri nhận, Nxb Lao động – xã hội 5. Trần Văn Cơ (2007), Ngôn ngữ học tri nhận (suy nghĩ và ghi chép), Nxb Khoa học xã hội 6. Trần Văn Cơ (2008), Nghiên cứu ngôn ngữ Hồ Chí Minh dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận, Ngôn ngữ (5), 26-42 7. Nguyễn Đức Dân (2009), Tri nhận thời gian trong tiếng Việt, Ngôn ngữ (12), 1- 16 8. Võ Thị Dung (2003). Tìm hiểu ẩn dụ tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận. Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh 9. Hữu Đạt (2007), Thử áp dụng lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận vào phân tích nhóm từ đồng nghĩa chỉ vận động “rời chỗ” trong tiếng Việt, Ngôn ngữ (11), 20-27 10. Nguyễn Thị Vân Đông (2008), Một số biểu hiện của văn hóa qua các thành ngữ tục ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Anh và tiếng Việt, Ngôn ngữ và đời sống (10), 28-31 11. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên) (2003), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục 12. Nguyễn Thiện Giáp (2009), Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ, Nxb Giáo dục 13. Nguyễn Thiện Giáp (2006), Những lĩnh vực ứng dụng của Việt ngữ học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 14. Võ Kim Hà (2011), Phân tích cơ chế tri nhận các ngữ biểu trưng tiếng Việt có yếu tố tay (đối chiếu với tiếng Anh), Ngôn ngữ (8), 34-43 15. Trần Thị Hồng Hạnh (2007), Sự trùng hợp và khác biệt trong việc lựa chọn các ẩn dụ trong các nền văn hóa (trên cứ liệu thành ngữ tiếng Việt), Ngôn ngữ (11), 61-37 16. Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt - sơ thảo ngữ pháp chức năng, tập 1, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội 17. Nguyễn Hòa (2007), Tri nhận và biểu đạt thời gian trong tiếng Việt qua các ẩn dụ không gian, Ngôn ngữ (7), 1-23 18. Bùi Mạnh Hùng (2009), Ngôn ngữ học đối chiếu, Nxb Giáo dục 19. Phan Thế Hưng (2007), Ẩn dụ ý niệm, Ngôn ngữ (7), 9-18 20. Phan Thế Hưng (2007), So sánh trong ẩn dụ, Ngôn ngữ (4), 1-12 21. Phan Thế Hưng (2009), Ẩn dụ dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận (trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh), luận án tiến sĩ Ngữ văn, Trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh 22. Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa (2006), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục 23. Nguyễn Lai (2009), Suy nghĩ về ẩn dụ khái niệm trong thế giới thơ ca từ góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận, Ngôn ngữ (10), 1-11 24. Ly Lan (2009), Ý niệm biểu đạt trong biểu thức có từ “mặt”, từ “anger” của tiếng Việt và tiếng Anh: một khảo sát ẩn dụ tri nhận, Ngôn ngữ và đời sống (5), 18- 20 25. Ly Lan (2009), Biểu trưng tình cảm bằng các bộ phận cơ thể từ góc nhìn tri nhận của người bản ngữ tiếng Anh và tiếng Việt, Ngôn ngữ (12), 25-37 26. Ly Lan ( 2009), Về các ý niệm và phạm trù tình cảm cơ bản của con người (Trên dẫn liệu tiếng Anh), Ngôn ngữ và đời sống (9), 21-26 27. Lê Hồng Linh (2009), Đặc trưng văn hóa dân tộc trong ngôn ngữ (Một số liên hệ với tiếng Việt và tiếng Anh ), Ngôn ngữ và đời sống (5), 22-28 28. Trần Thị Minh (2009), Hiện tượng chuyển nghĩa của các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Anh và tiếng Việt, Ngôn ngữ (10), 55-63 29. Hoàng Kim Ngọc (2003). Ẩn dụ hóa: Một trong những cơ chế cấu tạo các đơn vị định danh bậc hai, Ngôn ngữ (8), 22 – 26 30. Hoàng Kim Ngọc (2004). So sánh ẩn dụ trong ca dao trữ tình của tiếng Việt (từ góc nhìn ngôn ngữ - văn hóa học). Luận án tiến sĩ. Thư viện Viện Ngôn ngữ và thư viện quốc gia 31. Trịnh Thị Kim Ngọc (1999), Ngôn ngữ văn hóa tri thức nền và việc giảng dạy tiếng nước ngoài, Nxb Khoa học xã hội 32. Nguyễn Văn Nở (2006), Dấu ấn văn hóa – dân tộc qua chất liệu biểu trưng tự nhiên và từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ, Ngôn ngữ và đời sống (12), 21-23 33. Lý Toàn Thắng (2005), Ngôn ngữ học tri nhận từ lí thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội, Hà Nội 34. Lí Toàn Thắng (2004). Ngôn ngữ học tri nhận: Thử khảo sát ý niệm RA. Ngôn ngữ và đời sống (9), 4-8 35. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục 36. Nguyễn Thị Thu (2006), Thành ngữ tiếng Việt có từ chỉ “tay”, “chân” với đặc trưng văn hóa dân tộc, Ngôn ngữ và đời sống (3), 22-26 37. Trần Bá Tiến (2009), Ẩn dụ về sự tức giận và niềm vui trong tiếng Anh và tiếng Việt, Ngôn ngữ (7), 22-35 38. Nguyễn Đức Tồn (2008), Đặc trưng văn hóa – dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (trong sự so sánh với những dân tộc khác), Nxb Khoa học xã hội 39. Nguyễn Đức Tồn (2008), Đặc trưng tư duy của người Việt qua ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ (kì I), Ngôn ngữ (12), 20-27 40. Nguyễn Đức Tồn ( 2009), Đặc trưng tư duy của người Việt qua ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ (Tiếp theo và hết), Ngôn ngữ (1), 12-24 41. Nguyễn Đức Tồn (2008), Bản chất của hoán dụ trong mối quan hệ với ẩn dụ, Ngôn ngữ (3), 1-6 42. Nguyễn Đức Tồn, Nguyễn Thị Phương (2008), Cấu trúc ngữ nghĩa của nhóm từ biểu thị cảm giác trong tiếng Việt, Ngôn ngữ (11), 1-9 43. Lưu Trọng Tuấn (2009), Ẩn dụ tình yêu trong thơ ca, Ngôn ngữ (10), 23-29 44. Trần Túy (2005), Lịch sử triết học là một khoa học, Nxb Y học 45. Lê Đình Tường (2008), Thử phân tích mộ bài ca dao hài hước từ bình diện ngôn ngữ học tri nhận, Ngôn ngữ (9), 51-57 46. Hoàng Văn Vân (dịch) (2003), Ngôn ngữ học qua các nền văn hóa, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 47. Nguyễn Ngọc Vũ ( 2008), Hoán dụ ý niệm “Bộ phận cơ thể người biểu trưng cho sự chú ý” trong thành ngữ chứa yếu tố “mắt”, “mũi” và “tai” tiếng Anh và tiếng Việt, Ngôn ngữ (9), 17-22 48. Nguyễn Hữu Vui (1998), Lịch sử triết học, Nxb Chính trị Quốc gia 49. Nguyễn Huệ Yên, Vũ Thị Sao Chi (2008), Ẩn dụ trong thơ Tố Hữu, Ngôn ngữ (10), 42-48 TIẾNG NƯỚC NGOÀI 50. Ungerer, F & H. J. Schmid (1997), An Introduction to Cognitive Linguistics, Longman, London – New York 51. Lakoff, G & M. Johnson (2003), Metaphors We Live by, University of Chicago Press, Chicago PHỤ LỤC DANH SÁCH “VỊ TỪ + TÊN GỌI BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI” A ác ác miệng, ác bụng ách ách bụng ắng ắng cổ, ắng họng ấm ấm đầu B bảnh bảnh mắt bạo bạo gan, bạo mồm bạo miệng, bạo phổi bằng bằng vai (phải lứa) bắt bắt mắt bấm bấm bụng, bấm gan bền bền gan, bền lòng biết biết tay, biết thân, biết thóp, biết mặt bình bình chân (như vại) bỏ bỏ mình, bỏ ngoài tai bó bó cẳng, bó gối, bó tay bóp bóp cổ, bóp bụng, bóp hầu, bóp họng, bóp mũi, bóp miệng, bóp mồm, bóp óc, bóp trán bợ bợ đít bớt bớt mồm bớt miệng bù bù đầu, bù đầu bù cổ bùi bùi tai buộc buộc lòng buôn buôn nước bọt buồn buồn chân, buồn tay, buồn mồm buồn miệng buột buột miệng bực bực mình C cả cả gan cam cam lòng cao cao tay cáu cáu sườn cắm cắm cổ, cắm đầu, cắm đầu cắm cổ cắn cắn răng cắt cắt cổ, cắt họng cầm cầm chân, cầm đầu, cầm lòng cân cân não chạm chạm trán chán chán đến mang tai chắc chắc chân, chắc dạ, chắc tay chặc chặc lưỡi chen chen chân, chen vai thích cánh chép chép miệng chỉ chỉ tay năm ngón chia chia tay chọc chọc gan chóng chóng mặt chôn chôn nhau cắt rốn chột chột dạ chúi chúi đầu, chúi đầu chúi mũi chung chung lưng đấu cật, chung thân chuyển chuyển bụng, chuyển dạ, chuyển mình chướng chướng tai gai mắt có có da có thịt, có mặt coi coi mắt còi còi xương cứa cứa cổ cứng cứng cổ, cứng đầu cứng cổ, cứng họng, cứng lưỡi cười cười mũi cưỡi cưỡi cổ, cưỡi đầu cưỡi cổ D dài dài lưng, dài mồm dại dại mặt, dại mồm dại miệng dán dán mắt dằn dằn mặt dắt dắt mũi dẫn dẫn xác dẻo dẻo mỏ dở dở miệng dung dung thân dưỡng dưỡng thân Đ đang đang tay đau đau lòng, đau đầu đặt đặt chân đâm đâm họng đấm đấm họng đè đè đầu cưỡi cổ đem đem lòng đẹp đẹp lòng, đẹp mắt, đẹp mặt để để mắt động động lòng, động não đưa đưa chân, đưa mắt được được lòng đương đương đầu đứt đứt ruột G gác (gác) bỏ ngoài tai, gác mỏ gai gai mắt gảy gảy móng tay cũng xong gặp gặp mặt ghé ghé lưng, ghé mắt ghét ghét mặt ghi ghi lòng tạc dạ già già gan, gìa họng, già tay, già mồm giam giam chân giãn giãn xương giãn cốt giáp giáp mặt gieo gieo mình giỡn giỡn mặt giữ giữ chân, giữ mình, giữ mồm giữ miệng giương giương mắt gồng gồng mình gởi gởi mình gớm gớm mặt H hả hả dạ, hả lòng hả dạ hạ hạ mình hài Hài lòng hãm hãm mình hăng hăng máu hẹp hẹp bụng hết hết lòng hết dạ hiến hiến thân hòa hòa mình hư hư thân I inh inh tai K kề kề vai sát cánh kế kế chân kệ kệ xác kết kết tóc xe tơ khát khát máu khắc khắc cốt ghi xương khéo khéo mồm, khéo mồm khéo miệng, khéo tay khó khó lòng khỏa khỏa thân khổ khổ thân khoanh khoanh tay khom khom lưng kiết kiết xác L lạ lạ mắt, lạ mặt, lạ miệng, lạ tai lác lác mắt lại lại gan, lại mặt lánh lánh mặt M lạnh lạnh gáy, lạnh xương sống lạt lạt lòng lắc lắc đầu lè lưỡi lắm lắm mồm, lắm mồm lắm miệng lăn lăn lưng lập lập thân lật lật mặt, lật mặt như trở bàn tay lấy lấy lòng lên lên gan, lên gân, lên mặt, lên râu liếm liếm gót, liếm mép liền liền tay liều liều mình, liều thân lóa lóa mắt loạn loạn óc lót lót dạ, lót tay lọt lọt lòng, lọt tai lộn lộn gan, lộn ruột lộng lộng óc lở lỡ miệng lú lú gan, lú gan lú ruột lửng lửng dạ mạnh mạnh miệng, mạnh mồm, mạnh tay mát mát da mát thịt, mát dạ, mát dạ hả lòng, mát gan mát ruột, mát lòng, mát mắt, mát mặt, mát ruột, mát tay mau mau miệng, mau mồm, mau mồm mau miệng máy máy tay mặc mặc lòng mặn mặn miệng mất mất lòng, mất mặt, mất mật méo méo mặt mếch mếch lòng mềm mềm lòng, mềm lưng uốn gối, mềm môi mó mó tay móc móc họng moi moi ruột moi gan mỏi mỏi gối chồn chân mỏng mỏng môi, mỏng tai mở mở lòng mở dạ, mở mày mở mặt, mở mắt, mở miệng múa múa mép mủi mủi lòng muối muối mặt mửa mửa mật N nai nai lưng nản nản lòng nao nao lòng nát nát óc nắn nắn gân nặn nặn óc nặng nặng tai nẫu nẫu ruột nẫu gan nén nén lòng nể nể mặt ngả ngả lưng ngã ngã lòng ngang ngang tai ngay ngay lưng ngậm ngậm miệng ngập ngập đầu nghỉ nghỉ tay nghĩ nghĩ bụng ngoài ngoài mặt, ngoài miệng ngon ngon mắt, ngon miệng ngửa ngửa tay ngứa ngứa gan, ngứa mắt, ngứa miệng, ngứa tai, ngứa tay ngượng ngượng mặt, ngượng mồm ngượng miệng nhàm nhàm tai nhát nhát gan nhạt nhạt mồm nhạt miệng nhắm nhắm mắt, nhắm mắt đưa chân nhăn nhăn răng nhẵn nhẵn mặt nhận nhận mặt nhẹ nhẹ dạ, nhẹ miệng, nhẹ tay nhọc nhọc lòng nhồi nhồi sọ nhúng nhúng tay nỏ nỏ mồm nợ nợ máu non non tay nóng nóng gáy, nóng lòng, nóng mắt, nóng mặt, nóng ruột nối nối gót nới nới tay nức nức lòng nương nương tay, nương thân nứt nứt mắt P phải phải lòng phật phật lòng phỉ phỉ dạ, phỉ lòng phỉnh phỉnh mũi phòng phòng thân phóng phóng tay phờ phờ râu phủ phủ đầu phủi phủi tay Q qua qua mặt, qua mắt, qua tay quá quá tay quẫng quẫng mỡ quay quay lưng quen quen mặt, quen mắt, quen miệng, quen tay quên quên mình quỳ quỳ gối ( cúi đầu ) R ra ra mắt, ra mặt, ra tay rộng rộng cẳng rủ rủ lòng rứt rứt ruột S sa sa chân sạch sạch mắt sát sát suờn sốt sốt ruột sờn sờn lòng sởn sởn gáy sượng sượng mặt T tạc tạc dạ ghi lòng tan tan xương nát thịt tắc tắc họng tặc tặc lưỡi tắm tắm máu tắt tắt mắt tận tận mắt, tận tay thành thành thân thay thay da đổi thịt, thay lòng đổi dạ, thay mặt tháo tháo thân thẳng thẳng cẳng, thẳng tay thấp thấp cổ bé họng theo theo gót thi thi gian tiếp tiếp tay tím tím gan to to đầu, to gan, to mồm trém trém mép trơ trơ mắt trở trở tay trơn trơn lông đỏ da tóm tóm cổ tối tối dạ, tối mắt tối mũi, tối mặt tối mày tống tống cổ tốt tốt bụng trái trái tai tránh tránh mặt trắng trắng mắt, trắng tay treo treo giò, treo mỏ tréo tréo giò trêu trêu gan trở trở mặt, trở tay trước trước mắt V vác vác mặt vạch vạch mặt vắng vắng mặt vắt vắt óc vinh vinh thân phì gia vò vò đầu bóp trán vỗ vỗ ngực vỡ vỡ lòng vui vui lòng, vui miệng, vui tai vùi vùi đầu vung vung tay quá trán váng váng mình váng mẩy vắt vắt óc vững vững bụng, vững dạ U uốn uốn lưỡi uống uống máu X xả xả thân xanh xanh mật xấu xấu bụng, xấu mặt xem xem mặt xiêu xiêu lòng xỏ xỏ mũi xót xót ruột, xót dạ xuôi xuôi tai xứng xứng vai Y yên yên lòng, yên thân DANH SÁCH VỊ TỪ + TÊN BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI” (Xếp theo tên bộ phận cơ thể) STT Trang Tên bộ phận Kết hợp 1 31 Đầu ấm đầu, bù đầu, ngập đầu, cắm đầu, cầm đầu, chúi đầu, cứng đầu cứng cổ, cưỡi đầu cưỡi cổ, đè đầu cưỡi cổ, đương đầu, lắc đầu lè lưỡi, phủ đầu, to đầu, vò đầu bóp trán, vùi đầu, đau đầu 2 33 Cổ ắng cổ, bóp cổ, bù đầu bù cổ, cắm đầu cắm cổ, cắt cổ, cứa cổ, cứng đầu cứng cổ, cưỡi cổ, thấp cổ bé họng, tóm cổ, tống cổ 3 35 Tay biết tay, bó tay, buồn tay, cao tay, chắc tay, chia tay, đang tay, già tay, khéo tay, khoanh tay, liền tay, lót tay, mạnh tay, mát tay, máy tay, mó tay, bắt tay, nghỉ tay, ngửa tay, ngứa tay, nhẹ tay, nhúng tay, non tay, nới tay, nương tay, phóng tay, phủi tay, qua tay, quá tay, quen tay, ra tay, tận tay, thẳng tay, tiếp tay, trở tay, trắng tay, trao tay, lên tay 4 39 Chân giữ chân, giam chân, đặt chân, đưa chân, tiễn chân, mỏi gối chồn chân, chắc chân, chen chân, kế chân, bình chân, nhắm mắt đưa chân, cầm chân 5 41 Mắt bảnh mắt, bắt mắt, gai mắt, coi mắt, dán mắt, đẹp mắt, để mắt, đưa mắt, ghé mắt, giương mắt, lạ mắt, lóa mắt, mát mắt, mở mắt, ngon mắt, ngứa mắt, nhắm mắt, nóng mắt, nứt mắt, qua mắt, ra mắt, sạch mắt, tắt mắt , tận mắt, tối mắt, trắng mắt, trước mắt, vui mắt, lác mắt, trơ mắt, sáng mắt, mờ mắt, đỏ mắt, tráo mắt, mỏi mắt 6 44 Miệng ác miệng, bạo miệng, bóp miệng, bớt miệng, buồn miệng, buột miệng, chép miệng, dại miệng, dở miệng, (độc mồm) độc miệng, giữ mồm giữ miệng, khéo miệng, lạ miệng, nhạt miệng, lắm mồm lắm miệng, lỡ miệng, mạnh miệng, mau miệng, mặn miệng, mở miệng, ngậm miệng, ngoài miệng, ngon miệng, ngứa miệng, nhẹ miệng, ngọng miệng, quen miệng, vui miệng, chõ miệng 7 46 Mồm bạo mồm bạo miệng , bóp mồm bóp miệng, bớt mồm bớt miệng, chõ mồm chõ miệng, dại mồm dại miệng, độc mồm độc miệng, dài mồm, giữ mồm giữ miệng, khéo mồm khéo miệng, lắm mồm lắm miệng, mạnh mồm, mau mồm mau miệng, ngượng mồm, nỏ mồm, to mồm, buồn mồm buồn miệng, nhạt mồm nhạt miệng, già mồm 8 48 Tai bỏ ngoài tai, bùi tai, chướng tai (gai mắt), inh tai, lạ tai, lọt tai, mỏng tai, nặng tai, ngang tai, ngứa tai, nhàm tai, trái tai, vui tai, xuôi tai 9 49 Lưng dài lưng, ghé lưng, khom lưng, lăn lưng, mềm lưng uốn gối, nai lưng, ngả lưng, ngay lưng, quay lưng 10 51 Mình bỏ mình, dấn mình, gieo mình, giữ mình, gửi mình, váng mình (váng mẩy), liều mình, quên mình, nhún mình, hạ mình, hãm mình, hòa mình, bực mình, gồng mình 11 52 Thân biết thân, hư thân, vinh thân phì gia, yên thân, lập thân, khổ, thân, dung thân, nương thân, hành thân, xả thân, phòng thân, khỏa thân, dưỡng thân, tháo thân 12 53 Vai bằng vai, chen vai thích cánh, kề vai sát cánh, xứng vai 13 54 Bụng bấm bụng, bóp bụng, chuyển bụng, hẹp bụng, nghĩ bụng, tốt bụng, vững bụng, xấu bụng, định bụng 14 55 Lòng bền lòng, nản lòng, ngã lòng, xiêu lòng, sờn lòng, buộc lòng, cam lòng, cầm lòng, đau lòng, đem lòng, động lòng, được lòng, hết lòng (hết dạ), khó lòng, lạt lòng, lấy lòng, mát lòng, mất lòng, mếch lòng, mềm lòng, mở lòng (mở dạ), mủi lòng, nao lòng, nén lòng, nhọc lòng, nóng lòng, nức lòng, phải lòng, rủ lòng, ghi lòng (tạc dạ), thay lòng (đổi dạ), vui lòng, yên lòng, mặc lòng, vừa lòng, đẹp lòng, phật lòng, hài lòng , vỡ lòng, lọt lòng 15 58 Ruột đứt ruột, nẫu ruột (nẫu gan), nóng ruột, rứt ruột, sốt ruột, xót ruột, lú ruột, lộn ruột, moi ruột (moi gan) 16 59 Dạ tối dạ, (ghi lòng) tạc dạ, sáng dạ, trẻ người non dạ, mát dạ, chột dạ, (hết lòng) hết dạ, vững dạ, nhẹ dạ, lót dạ, lửng dạ, chặt dạ 17 61 Họng ắng họng, cứng họng, già họng, tắc họng, móc họng, đâm họng, bóp họng, cắt họng, (thấp cổ) bé họng 18 62 Óc bóp óc, loạn óc, lộng óc, nát óc, nặn óc, vắt óc 19 63 Gan bạo gan, bền gan, cả gan, già gan, nhát gan, to gan, thi gan, bấm gan, chọc gan, lại gan, lên gan , lộn gan, tím gan, ngứa gan, trêu gan 20 64 Mũi bóp mũi, chúi mũi, cười mũi, dắt mũi, nở mũi, phỉnh mũi, xỏ mũi 21 65 Mặt ngoài mặt, ra mặt, có mặt, gặp mặt, ghét mặt, giáp mặt, lạ mặt, lánh mặt, nhẵn mặt, nhận mặt, quen mặt, thay mặt, mất mặt, tránh mặt, vác mặt, vắng mặt, xem mặt, lại mặt, dại mặt, đẹp mặt, lên mặt, mát mặt, mất mặt, méo mặt, mở mặt, muối mặt, nể mặt, ngượng mặt, qua mặt, sượng mặt, vạch mặt, trở mặt, gớm mặt, lật mặt , dằn mặt, biết mặt, giỡn mặt, chóng mặt 22 68 Máu khát máu, say máu, tắm máu, uống máu, nợ máu, hăng máu, chảy máu 23 69 Trán chạm trán, vò đầu bóp trán, vung tay quá trán 24 70 Răng cắn răng, rỉ răng, nhăn răng 25 70 Ngực vỗ ngực 26 70 Tóc kết tóc xe tơ 27 71 Gáy lạnh gáy, nóng gáy, sởn gáy 28 71 Tim không có kết hợp 29 71 Xương ghi xương khắc cốt, tan xương nát thịt, lạnh xương sống, còi xương, giãn xương giãn cốt 30 72 Não cân não, động não 31 72 Gối bó gối, mỏi gối (chồn chân), (mềm lưng) uốn gối, quỳ gối (khom lưng), quỳ gối (ôm chân) 32 73 Da có da có thịt, mát da (mát thịt), trơn lông đỏ da, ruột để ngoài da, thay da đổi thịt 33 73 Lưỡi tắc lưỡi, tặc lưỡi, chặc lưỡi, lắc đầu lè lưỡi, uốn lưỡi 34 74 Mép bẻm mép, múa mép, lẻo mép, liếm mép, trém mép 35 74 Giò bó giò, treo giò, tréo giò 36 75 Phổi bạo phổi 37 75 Môi mềm môi, mỏng môi, khua môi múa mép, mỏng môi hay hớt, trả môi trả miếng 38 75 Lông không có kết hợp 39 75 Xác dẫn xác, mặc xác, kệ xác, kiết xác 40 76 Đít bợ đít, ngồi chưa nóng đít 41 76 Nước bọt buôn nước bọt, bã bọt mép 42 77 Thóp biết thóp 43 77 Cẳng rộng cẳng, thẳng cẳng 44 77 Hầu bóp hầu (bóp cổ) 45 77 Mỡ quẩng mỡ, rửng mỡ 46 78 Sọ nhồi sọ 47 78 Sườn sát sườn, cáu sườn 48 78 Mỏ múa mỏ, treo mỏ, gác mỏ 49 79 Gót liếm gót, nối gót, theo gót, bén gót 50 79 Râu phờ râu, lên râu, vểnh râu 51 80 Bàn tay thuộc như lòng bàn tay, dễ như trở bàn tay, lật như lật bàn tay 52 80 Gân lên gân, nắn gân 53 81 Ngón tay chỉ tay năm ngón 54 81 Móng tay không đụng móng tay, gảy móng tay cũng xong 55 81 Mật mất mật, xanh mật, to gan lớn mật 56 82, 82 Nhau, rốn chôn nhau cắt rốn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfve_cau_truc_vi_tu_ten_goi_bo_phan_cua_co_the_nguoi_kieu_nhu_mat_tay_len_mat_nong_ruot_7884.pdf
Luận văn liên quan