Luận văn Xã hội hóa hoạt động giáo dục ở quận 12 thành phố Hồ Chí Minh: thực trạng và giải pháp

Để thúc đẩy hơn nữa hoạt động xã hội hóa giáo dục, mỗi trường học cần nâng cao vai trò chủ động, trung tâm và nòng cốt của Minh. lôi cuốn các lực lượng trong xã hội tham gia công tác giáo dục. Trong tình hình chung hiện nay, khi chất lượng giáo dục đang là vấn khiến dư luận xã hội đặc biệt lo lắng, mỗi trường học cần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục để tạo niềm tin trong nhân dân, phụ huynh và xã hội. Chất lượng, hiệu quả giáo dục chủ yếu phụ thuộc vào đội ngũ giáo viên. Do vậy, mỗi thầy, cô giáo cần thường xuyên đổimới phương pháp giảng dạy, nâng cao tình thần "tất cả vì học sinh thân yêu" vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ của mình.

pdf106 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xã hội hóa hoạt động giáo dục ở quận 12 thành phố Hồ Chí Minh: thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng vừa mang tính khoa học, vừa có tính quần chúng sâu sắc, là sự kết hợp nhuần nhuyễn những quan điểm của Đảng trong chỉ đạo sự nghiệp giáo dục sát với tình hình thực tiễn của địa phươns. Đại hội giáo dục các cấp phải là một diễn đàn dân chủ, một "hội nghị Diên Hồng" bàn cách làm giáo dục của mọi tầng lớp nhân dân, mọi lực lượng xã hội ở quận 12. Tổ chức đại hội giáo dục các cấp làm cho xã hội nhận thức đúng vị trí, vai trò quan trọng của giáo dục-đào tạo đối với sự phát triển của đất nước; mọi người hiểu rõ thực trạng giáo dục của đĩa phương, từ đó tìm ra biện pháp khắc phục những tồn tại, phát huy những mặt tích cực để phát triển giáo dục. Đại hội giáo dục các cấp xây dựng mục tiêu, kế hoạch phát triển giáo dục của địa phương phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội; đề ra chươns trình hành động với nội dung cụ thể; tạo thêm nguồn đầu tư cho giáo dục; nâng cao tình thần trách nhiệm của đội ngũ thầy cô giáo và ngành giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục; nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng giáo dục cấp; huy động mọi lực lượng xã hội tham gia công tác giáo dục. b) Cách làm: Phải coi trọng cả 3 khâu: chuẩn bị đại hội, tổ chức đại hội và thực hiện nghị quyết sau đại hội. Khâu chuẩn bị đại hội rất quan trọng, chưa chuẩn bị tốt, chưa nên tổ chức đại hội. Phải chuẩn bị nhận thức của xã hội về vai trò, lợi ích của giáo dục đối với sự hưng thịnh của quốc gia, dân tộc và mỗi gia đình. Phải dự kiến các hình thức nhân dân tham gia công tác giáo dục phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Chuẩn bị dự thảo báo cáo đánh giá đúng thực trạng giáo dục của địa phương, xác định đúng mục tiêu, kế hoạch phát triển giáo dục từ quy hoạch mạng lưới trường lớp đến đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, đội ngũ giáo viên trước mắt và lâu dài, giải quyết tốt các mâu thuẫn trong giáo dục, đề ra biện pháp phổ cập giáo dục Trung học phổ thông (quận 12 đã hoàn thành phổ cập Trung học cơ sở) và phấn đấu xây dựng một xã hội học tập tại quận 12. Trong dự thảo này cũng cần chuẩn bị dự báo được những khó khăn và triển vọng của giáo dục quận 12 trong giai đoạn tới, thống nhất ý chí và hành động trong Đảng ủy, chính quyền về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Đặc biệt chú ý xây dựng các quy định, cơ chế liên kết cộng đồng trách nhiệm chăm lo cho giáo dục, giới thiệu những gương điển hình để động viên, khen thưởng tại đại hội. Trong quá trình tổ chức đại hội, cần chọn những nội dung cụ thể, thiết thực của địa phương như xóa mù chữ, phổ cập giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học, vấn đề dạy thêm học thêm tràn lan, vấn đề thu tiền trường đầu năm học, lập quỹ giáo dục...để đưa ra thảo luận, trao đổi, tIm cách giải quyết. Hội đồng giáo dục đóng vai trò chính trong khâu thực hiện nghị quyết đại hội. Cần chọn người có đủ uy tín, khả năng, nhiệt tình vào Hội đồng giáo dục. cần thành lập các tiểu ban của Hội đồng giáo dục, xây dựng quy chế hoạt động của Hội đồng giáo dục, đảm bảo điều kiện để Hội đồng giáo dục hoạt động hiệu quả, tránh tình trạng "hữu sinh vô dưỡng". Sau mỗi kỳ Đại hội giáo dục, phải đặc biệt coi trọng khâu chỉ đạo, thực hiện. Cần tránh kiểu làm xã hội hóa giáo dục chỉ dừng lại ở tổ chức đại hội mà không dẫn đến hoạt động thực tế. Phải nâng cao trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của Hội đồng giáo dục các cấp dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, sự tham mưu tích cực, sáng tạo của ngành giáo dục. Việc thực hiện các nghị quyết, cam kết sau đại hội phải được phân công, phân nhiệm rõ ràng, đôn đốc kiểm tra chặt chẽ, có sơ kết, thông báo động viên kịp thời trong các hội nghị Đảns, Hội đồng nhân dân. Uy ban nhân dân, hội nghị Liên tịch các ban, ngành, đoàn thế, các lực lượng xà hội... 3.2.3. Thu hút các lực lượng xã hội tham gia hoạt động giáo dục 87% phiếu điều tra đánh giá đây là giải pháp có hiệu quả cao nhằm nâng cao nhận thức của các lự c lượng xã hội về vai trò, vị trí của giáo dục. a) Nội dung: Xã hội hóa giáo dục không chỉ là vận động mọi người đóng góp tiền bạc, vật chất để xây trường, mua sắm trang thiết bị, đồ dùns dạy học mà thực chất hơn. sâu xa hơn là vận động toàn xã hội tham gia vào công tác giáo dục, cùng "đứng trên con thuyền của giáo dục" để giải quyết các vấn đề giáo dục đang đặt ra. Mỗi người dân, mỗi tổ chức, tất cả mọi lực lượng xã hội, tùy theo sức của Minh đóng góp tài lực, vật lực, trí tuệ cho công tác giáo dục, từ việc góp ý về nội duns chương trình giảng dạy, cụ thể hóa mục tiêu giáo dục đến việc tổ chức các chương trình phát triển giáo dục. Thực hiện xã hội hóa giáo dục, tham gia công tác giáo dục tức là tham gia sự nghiệp "trồng người", đào tạo những con người có đạo đức và năns lực phục vụ phát triển xã hội. Để giáo dục-đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội, công tác xã hội hóa giáo dục phải được nâng lên một trình độ mới. thể hiện rõ cơ chế "Đảns lành đạo, chính quyền quản lý, nhân dân làm chủ sự nghiệp giáo dục-đào tạo". Yêu cầu về đào tạo nguồn nhân lực trong tương lai có đủ sức mạnh để làm chủ xã hội, giành thắng lợi trong cuộc chạy đua về trí tuệ của nền kinh tế tri thức đặt ra cho công tác xã hội hóa giáo dục ở quận 12 phải ngày càng nâng cao về chất lượng. Muốn vậy, phải thu hút mọi lực lượng cùng tham gia vào công tác giáo dục. b) Cách làm: * Vận động các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình giáo dục theo các nội dung. chương trình của ngành giáo dục. Hiện nay, ngành giáo dục cả nước đang thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, khởi động bằng việc triển khai đại trà chươns trình và sách giáo khoa bậc tiểu học và trung học cơ sở. Đây thật sự là một cuộc cách mạng trong giáo dục nhằm xây dựng một nền giáo dục chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa. Để công cuộc đổi mới giáo dục thành công, cần huy động sự đóng góp trí tuệ, sức lực của cả xã hội. Qua nội dung, chương trình và sách giáo khoa mới của con em, các bậc cha mẹ học sinh, các nhà giáo, các tầnơ lớp nhân dân nhận xét, đánh giá những chỗ được và chưa được, góp những ý kiến sát thực để ngành giáo dục kịp thời sửa chữa. Không chỉ đóng góp ý kiến, trong quá trình triển khai chương trình mới, rất nhiều khó khăn thách thức đặt ra mà một Minh ngành giáo dục không thể giải quyết, nên rất cần sự góp sức trực tiếp của cả xã hội. Đó là khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị thiếu thốn, lạc hậu, đội ngũ giáo viên còn bất cập, trong đó chế độ đãi ngộ để ổn định đời sống các thầy cô giáo là một vấn đề nan giải. Hiện nay, đội ngũ giáo viên nói chung, giáo viên quận 12 nói riêng có thu nhập thật sự chưa đủ tái tạo lại lao động sư phạm rất nặng nhọc của họ. Nhiều giáo viên có thu nhập thấp không thể tự kiếm được một chỗ ở ổn định cho Minh. Chăm lo ổn định đời sống các thầy cô giáo như xây nhà bán trả góp cho giáo viên nghèo, hỗ trợ cho giáo viên ngoại thành, vùng ven vay vốn lãi suất thấp để chăn nuôi, sản xuất kinh tế phụ để họ vén tâm đứng trên bục giảng là trách nhiệm của các ban, ngành chức năng và cả cộng đồng. * Tùy khả năng, trách nhiệm của Minh, các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình giáo dục bên cạnh các hoạt động chính khóa của các thầy cô giáo trong nhà trường. Các ngành văn hóa thông tin, thể dục thể thao, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tham gia tổ chức các hoạt động hè cho học sinh, mở các ]ớp năng khiếu, câu lạc bộ, tổ chức thi đấu thể thao, thi văn nghệ, thi kể chuyện...tạo ra sân chơi bổ ích cho các em. Phons trào xâv dựng gia đình văn hóa, khu phố văn hóa, phường văn hóa của ngành văn hóa thông tin vừa tạo môi trường văn hóa lành mạnh ngoài nhà trường, vừa nâng cao trách nhiệm của gia đình, làng xóm trong việc giáo dục trẻ. Các ngành Y tế- Hội Chữ thập đỏ chăm lo sức khỏe cho giáo viên và học sinh, nhằm thực hiện mục tiêu cơ bản về y tế học đường thône qua các chương trình nước sạch, vệ sinh học đường, vệ sinh thực phẩm, vệ sinh răng miệng, phòng chống suy dinh dưỡng, béo phI, thực hiện tiêm chủng mờ rộng cho trẻ em, các chương trình tuyên truyền phòng chống AIDS và các tệ nạn xã hội. Các ngành tư pháp, công an triển khai chương trình pháp luật nói chung, luật giao thông nói riêng cho học sinh, thực hiện cam kết trách nhiệm nsăn ngừa tệ nạn xã hội xâm nhập học đường, kết hợp với ngành giáo dục giải tỏa các hàng quán xung quanh trường hoặc trước cổng trường, xây dựng cổng trường sạch đẹp. Các đơn vị bộ đội, Hội Cựu chiến bình phối hợp với ngành giáo dục huấn luyện quân sự, giáo dục ý thức quốc phòng toàn dân, giáo dục truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, truyền thống cách mạng. truyền thống dân tộc cho giáo viên và học sinh. Ủy ban Mặt trận Tô quốc và các đoàn thê vận độns nhân dân góp công, góp của chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, đẩy mạnh cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới ở khu dân cư". ủy ban Dân số, gia đình và trẻ em chủ trì phối hợp với các cấp, các ngành trong công tác bảo vệ trẻ em, tổ chức câu lạc bộ những người Yêu trẻ, tuyên truyền vận động toàn xã hội thực hiện Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Luật Phổ cập giáo dục Tiểu học...nhằm nâng cao ý thức bảo vệ và chăm sóc trẻ em trong nhân dân. Các cán bộ hưu trí, trong đó có các nhà nhà giáo đã nghỉ hưu tham gia các buổi nói chuyện chuyên đề tại khu phố, tại các trung tâm học tập cộng đồng, các trường dân lập, tư thục, trung tâm giáo dục thường xuyên... Các xí nghiệp, doanh nghiệp, công ty tham gia hướng nghiệp, dạy nshề cho học sinh và lực lượng lao động trẻ tại địa phương, tạo điều kiện nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên của đơn vị, cùng chung sức với ngành giáo dục để đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động. Như vậy, tất cả các lực lượng trong xã hội đều tham gia công tác giáo dục, đều học tập và rèn luyện, cả xã hội trở thành một xã hội học tập. 3.2.4. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh a) Nội dung: Giáo dục có hai nhiệm vụ là truyền giảng kiến thức và góp phần (chính yếu) tạo nến nhân cách cho người học. Thực hiện xã hội hóa giáo dục tức là vận động toàn xã hội tham gia vào công tác giáo dục. Như thế, rất cần thiết phải tạo dựns một môi trường giáo dục tốt. Đó là môi trường xã hội thuận lợi cho việc giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ. Trẻ em ngay từ đầu phải được sống trong môi trường trons sạch, lành mạnh. Không chỉ trong nhà trường, trẻ cần được giáo dục tốt, có mối quan hệ tốt với thầy giáo và bạn bè, mà cả bên ngoài xã hội, trong cuộc sốns gia đình, trên địa bàn khu phố...cũng cần xây dựng một bầu không khí lành mạnh, mối quan hệ đoàn kết, giúp đỡ nhau bởi tất cả những điều đó có tác động rất lớn đến việc hình thành nhân cách trẻ. b) Cách làm: Phối hợp với các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội như Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên tạo môi trường giáo dục lành mạnh qua các hoạt động phong phú như thể dục thể thao, vIII chơi giải trí, các sinh hoạt Đoàn, Đội theo chủ đề giáo dục cụ thể "Ngày chủ nhật xanh", "Về nguồn"... Giáo dục không chỉ bó hẹp trong cánh cửa nhà trường. Các lực lượng xã hội, các nsành, các tổ chức xã hội, đặc biệt là các bậc cha mẹ học sinh đều tham gia vào quá trình giáo dục trẻ. Trẻ sẽ được giáo dục không chỉ trong nhà trường, bởi các thầy cô giáo, mà được siáo dục ở khắp mọi nơi, bởi những người lớn trong gia đình và ngoài xã hội. Để giáo dục trẻ tốt, mọi người lớn cần luôn được giáo dục làm tấm gương cho trẻ. Như vậy là tất cả mọi người đều được dáo dục để giáo dục lại cho lớp trẻ. Trong xã hội, mọi người đều không nsừnă học tập, rèn luyện để hoàn thiện nhân cách của Minh. Đó cũng có nghĩa là thực hiện mục tiêu "giáo dục cho mọi người" của hoạt động xã hội hóa giáo dục. 3.2.5. Thực hiện có hiệu quả cuộc vận động dân chủ hóa nhà trường a) Nội dung: Nhà trường phải giữ vai trò nòng cốt, chủ động trons mọi hoạt động của quá trình xã hội hóa giáo dục. Xã hội hóa giáo dục phải gắn IIền với đổi mới giáo dục, đổi mới từ công tác quản lý đến nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh. Muốn vậy, phải thực hiện tốt cuộc vận động dân chủ hóa trường học. Dân chủ hóa trường học là bộ phận hữu cơ của dân chủ hóa xã hội theo chủ trương đổi mới của Đảng nhằm xây dựng nền dân chủ xà hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Nội dung của dân chủ hóa trường học là dân chủ hóa quá trình đào tạo và dân chủ hóa quản lý nhà trường, cốt lõi của dân chủ hóa trường học là thực hiện ngày càng đầy đủ sự tự quản xã hội chủ nghĩa của tập thể sư phạm và tập thể học sinh trên cơ sở thu hút cán bộ, giáo viên tham gia tích cực và hiệu quả vào giải quyết mọi vấn đề của đời sống trường học, phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh trong quá trình giáo dục-đào tạo. Trong đó, mỗi tổ chức, mỗi tập thể cần tham gia vào những lĩnh vực phù hợp với chức năng của họ. Để thực hiện dân chủ hóa nhà trường, cần giải quyết các vấn đề sau đây: -Trước hết cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong quản lý trường học nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động của các tổ chức chính trị-xã hội trong nhà trường như Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên trong việc xây dựng. phát triển nhà trường. -Thứ hai, cần phát huy vai trò nòng cốt của hiệu trưởng. Nhà trường là đơn vị cơ sở của ngành giáo dục, có tư cách pháp nhân, hiệu trưởng là đại diện tư cách pháp nhân của nhà trường thực hiện chế độ thủ trưởng, cá nhân chịu trách nhiệm. Hiệu trưởng phải là IInh hồn của tập thể sư phạm nhà trường, có vai trò quyết định trong mọi hoạt động của trường học. Hiệu trưởng cùng với các phó hiệu trưởng phải huy động được sự tham gia tích cực của các đoàn thể trong nhà trường như Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên, tập thể sư phạm và tập thể học sinh vào quá trình giáo dục, đổi mới giáo dục, xây dựn2 và phát triển nhà trường... Hiệu trưởng phải phát huy tính năng động, chủ động của Minh trons việc thực hiện xã hội hóa giáo dục, tạo ra mối liên kết giữa nhà trường với các ban. ngành, đoàn thể ở địa phương tham gia và vận động mọi tầng lớp nhân dân cùns tham gia công tác giáo dục. -Thứ ba, cần phát huy tính tích cực của học sinh, coi học sinh là đối tượns chính của hoạt động dạy-học. làm cho quá trình dạy-học thực sự là quá trình hợp tác tích cực giữa thầy và trò. Nhà trường tạo điều kiện để học sinh rèn luyện, phát triển mọi khả năng của Minh. đồng thời mỗi học sinh tự siác học tập, tham gia các phong trào hoạt động của trường, chấp hành nghiêm túc mọi nội quy của nhà trường, biến quá trình giáo dục của nhà trường thành quá trình tự giáo dục của bản thân mỗi học sinh. b) Cách làm: Thực hiện dân chủ hóa nhà trường là nhằm tạo môi trường thu hút tập thê giáo viên và học sinh, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường (kết hợp có hiệu quả với Hội Cha mẹ học sinh cũng như sức mạnh tổng hợp của Hội đồng giáo dục) tham gia vào quá trình quản lý nhà trường nhằm phát huy tiềm năng của từng người, từng lực lượng giáo dục, góp phần mang lại hiệu quả cao cho hoạt động của nhà trường và cho sự phát triển của sự nghiệp giáo dục-đào tạo. Qua nghiên cứu thực tiễn tại một số trường phổ thông trên địa bàn quận 12, chúns tồi nhận thấy, ở nơi nào thực hiện tốt cuộc vận động dân chủ hóa trường học, ở đổ xây dựng được mối quan hệ tốt giữa thầy và trò, xây dựns môi trường sư phạm lành mạnh trong trường học; công khai hóa công tác kế hoạch, công tác tài chính. Công tác kiểm tra, đánh giá, xếp loại giáo viên và học sinh, cải tiến thi cử. Đặc biệt là công khai các khoản thu chi phát triển cơ sở vật chất trường học. Một khi đã huy động được sự đóng góp của cán bộ, nhân dân thI phải đưa vào sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích theo kế hoạch đã đề ra. Kết thúc việc thu chi phải công khai cho mọi cán bộ giáo viên, học sinh và nhân dân biết. Làm thế nào để mọi người tin tưởng rằng: tiền của, công sức mà họ bỏ ra đã được sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích. Được như vậy, niềm tin của nhân dân sẽ mỗi ngày một tăng và sự đóng góp của họ ngày càng nhiều hơn. Để đẩy mạnh việc thực hiện dân chủ hóa nhà trường, cần không ngừng nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị-xã hội trong nhà trường như Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên, đặc biệt là Công đoàn giáo dục. Đây là người đại diện cho tiếng nói của giáo viên, công nhân viên, chỗ dựa tin cậy của mọi đoàn viên trong quá trình thực hiện quyền dân chủ của Minh. Hoạt động của công đoàn giáo dục phải đảm bảo sự thống nhất nhận thức và hành động của đoàn viên trong nhà trường nhằm thực hiện đúng đường lối của Đảng về giáo dục-đào tạo, góp phần thực hiện dân chủ hóa nhà trường. 3.2.6. Đa dạng hóa các loại hình giáo dục-đào tạo a) Nội dung: Cùng với việc củng cố hoạt động của các trường công lập, để đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa giáo dục, phải phát triển các loại hình trường dân lập, tư thục. Chuyển một số trường phổ thông sang bán công. Thực hiện tốt việc phân luồng học sinh sau trung học sơ sở và trung học phổ thông. Quan tâm công tác hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh. Mở rộng các hình thức dạy nghề, khuyến khích mở các trường dạy nghề dân lập, tư thục. b) Cách làm: Thực tế ở quận 12-một quận vùng ven mới thành lập, điều kiện kinh tế xã hội, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, việc đa dạng hóa các loại hình đào tạo mới chỉ là bước khởi động ở bậc học mầm non và công tác dạy nghề. Do vậy, trong quy hoạch phát triển mạng lưới trường lớp của quận 12 cần xác định rõ tỷ lệ hợp lý giữa các trường công lập và ngoài công lập cho từng ngành học, cấp học phù hợp với từng khu vực trên địa bàn, tránh tình trạng khi xây dựng thI xây dựng ồ ạt, có phường, có con đường có tới 2-3 trường dân lập mới xây, có phường không có trường nào. Đặc biệt, trong việc tuyển sinh các lớp đầu cấp hàng năm, ngành giáo dục địa phương lên kế hoạch cụ thể tỷ lệ tuyển sinh hợp lý giữa các trường côns lập và ngoài côns lập, tránh tình trạng "có trường, có lớp, có thầy nhưng không có học sinh" như một số trường dân lập ở các quận nội thành TPHCM, đến mức một số trường đã phải đóns cửa. Có như vậy mới huy động được sự đầu tư lâu dài của các lực lượns xà hội cho giáo dục. PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để đi đến mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn Minh" theo con đường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục thúc đẩy quá trình xã hội hóa giáo dục. Xã hội hóa giáo dục là một quy luật khách quan, phản ánh xu thế phát triển tất yếu của các nước trên thế giới. Đó là quá trình làm cho giáo dục trở thành sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và cả dân tộc. Nó làm cho giáo dục trở thành động lực nội tại của chính Minh và của toàn xã hội. Xã hội hóa giáo dục trong điều kiện kinh tế thị trường và toàn cầu hóa cần được thực hiện bằng những phương thức thích hợp để tận dụng tối đa các nguồn lực phát triển giáo dục, đồng thời hạn chế tới mức thấp nhất những tác động tiêu cực do kinh tế thị trường và toàn cầu hóa mang lại. Trên cơ sở nhận thức sâu sắc tầm quan trọng, nội dung và ý nghĩa thực tiễn của việc xã hội hóa giáo dục, quận 12 TPHCM đã có nhiều giải pháp thích hợp, năng động phát huy mọi nguồn lực, huy động các lực lượng xã hội tham gia vào công tác giáo dục, bước đầu đã có những kinh nghiệm quý và đạt được thành công nhất định về cách tổ chức thực hiện xã hội hóa giáo dục. Từ việc nghiên cứu những nội dung và biện pháp xã hội hóa giáo dục đã thực hiện ở quận 12, những thành tựu và hạn chế của công tác này, căn cứ vào những đặc điểm có tính đặc thù về vị trí địa lý, điều kiện kinh tế-xã hội của một quận mới thành lập đang trên đà đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp có tính khả thi được trình bày trên đây với hy vọng rằng, nếu những giải pháp trong luận văn này được các cấp, các ngành lưu tâm thực hiện thI chắc chắn công tác xã hội hóa giáo dục ở quận 12 TPHCM sẽ mang lại những hiệu quả hơn nữa, góp phần đưa sự nghiệp giáo dục ở quận 12 và thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phát triển theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa. 2. KHUYẾN NGHỊ 2.1. Đối với Nhà nước và Bộ Giáo dục-Đào tạo: -Sớm có qui định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Giáo dục các cấp cho phù hợp với tình hình thực tế. Qua thực tiễn xã hội hóa hoạt động giáo dục ở quận 12 cho thấy, vai trò của Hội đồng giáo dục rất quan trọng, nhiều Hội đồng Giáo dục của phường hoạt động rất tốt, bên cạnh đó, ở một số phường Hội đồng Giáo dục đã không thể hiện được vai trò của Minh, hoạt động lúng túng, hình thức, không thật sự mang lại hiệu quả cho giáo dục. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do Nhà nước chưa có quy định rõ về quy chế hoạt động của Hội đồng giáo dục các cấp. Trong Nghị quyết 90/CP có đề ra một mục tiêu, yêu cầu của xã hội hóa giáo dục là "Xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo lập và cải thiện môi trường kinh tế, xã hội lành mạnh, thuận lợi cho các hoạt động giáo dục ở mỗi địa phương. Đây là cộng đồng trách nhiệm của Đảng bộ, HĐND,ƯBND, các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể, quần chúng, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp đóng tại địa phương và của từng người dân". Như vậy, Nghị quyết 90/CP mới chỉ ra đối tượng cụ thể phải thực hiện cộng đồng trách nhiệm nhưng ai và cơ quan nào là chủ thể để phối hợp, đôn đốc các đối tượng, các thành viên thể hiện hết trách nhiệm của Minh? Phải chăng, đó chính là Hội đồng Giáo dục các cấp. Trong thực tế, Hội đồng Giáo dục các cấp không phải là cơ quan trung gian mà nó phải trở thành một tổ chức cao nhất, mạnh nhất của mỗi địa phương để chuyên trách việc chăm lo và huy động các lực lượng xã hội, các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức kinh tế, xã hội đóng tại địa phương tham gia công tác giáo dục. Mỗi thành viên đều có trách nhiệm và nghĩa vụ, được kiểm điểm, đánh giá hàng năm chứ không phải là tham gia làm giáo dục theo kiểu làm thêm, kiểu "ban ơn" hay là làm "từ thiện", ở quận 12, nhưng phường có Hội đồng giáo dục năng động là những nơi tự đề ra được cơ chế. quy chế rõ ràng cụ thể, hoạt động chủ động và mans lại hiệu quả cao, còn thI ngược lại. Do đó, cần tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của Hội đồng giáo dục các cấp, chính hội đồng này sẽ là cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện tốt nhất công tác xã hội hóa giáo dục ở địa phương. - Nhà nước nhanh chóng có quy định cụ thể hóa trách nhiệm đóng góp một phần chi phí đào tạo đối với những đơn vị kinh tế, xí nghiệp có sử dụng lao động được đào tạo. Nghị quyết 90/CP của Chính phủ đề cập đến vấn đề "Quy định nghĩa vụ đóng góp của các doanh nghiệp cho hoạt động giáo dục-đào tạo, căn cứ vào doanh thu, số lượng và trình độ đào tạo của đội ngũ lãnh đạo trong doanh nghiệp". Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa có một quy định cụ thể nào về vấn đề này. Để tăng nguồn lực cho phát triển giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động xã hội hóa giáo dục, quy định này cần nhanh chóng ra đời, đặc biệt tại quận 12-một địa phương đang đô thị hóa có nhiều công ty, xí nghiệp, khu chế xuất hoạt động. -Để đảm bảo sự công bằng trong giáo dục, chế độ phụ cấp ưu đãi nến áp dụng đối với tất cả những người làm công tác giáo dục. Đối với siáo viên mầm non ngoài biên chế đang giảng dạy tại các trường mầm non dân lập, bán công, tư thục, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ thêm kinh phí từ ngân sách Nhà nước nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống cho họ. Những giáo viên mầm non nsoài công lập cũng rất thiệt thòi về đời sống tình thần như sinh hoạt đoàn thể, công đoàn, phát triển Đảng...do đó Nhà nước có quy định rõ các cơ sở giáo dục ngoài công lập phải đảm bảo các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chăm lo đời sống tinh thần cho đội ngũ giáo viên. -Cùng với các chính sách khuyến khích mở rộng và phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập, cần nhanh chóng có các quy định về xử phạt hành chính cụ thể những trường, đơn vị nào hoạt động sai quy định, vì mục tiêu lợi nhuận. Thực tế, thời gian qua, có một số trường dân lập, cơ sở giáo dục tư nhân hoạt động bất chấp quy định của Nhà nước và Bộ GD-ĐT. Tuy nhiên cho đến nay. Nhà nước vẫn chưa có quy định cụ thể xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo. Đây là một trong những việc cần làm ngay trong quá trình xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 2.2. Đối với thành phố Hồ Chí Minh và Sở Giáo dục-Đào tạo: -Trong quá trình triển khai thực hiện quy định của Chính phủ về quy chế đặc biệt cho thành phố Hồ Chí Minh, thành phố cần tạo điều kiện và khuyên khích các thành phần xã hội đầu tư xây dựng trường ngoài công lập trên các địa bàn dân cư mới đô thị hóa. -Thành phố phải coi trọng vai trò chủ động của ngành giáo dục-đào tạo, đặc biệt là vai trò của cơ quan quản lý giáo dục-đào tạo. Các cấp quản lý giáo dục phải gắn chức năng quản lý Nhà nước với vai trò chủ động trong tham mưu, đề xuất và phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể để thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục. cần tích cực xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, có bản lĩnh nghề nghiệp vừng vàng để vừa làm tốt chức năng quản lý, vừa thực hiện tốt chức năns tham mưu. Đây là những cán bộ quản lý trẻ, năng độns giàu tri thức và thông tin để đáp ứng yêu cầu, vững vàng điều hành công việc trước sự phát triển đa dạng và phức tạp của thực tiễn giáo dục nước nhà trong tình hình hiện nay. Ngành giáo dục và các trường phải nhận thức được vị trí truns tâm của Minh, tích cực phấn đấu đổi mới phương pháp dạy học để đạt hiệu quả cao. Có như vậy mới tạo uy tín của bản thân ngành giáo dục trong lòng nhân dân nhằm tác động trở lại để phong trào xã hội hóa giáo dục phát triển. Chất lượng dạy và học chịu tác động từ nhiều phía và phải được giải quyết một cách đồnơ bộ các mối quan hệ gia đình-nhà trường-xã hội-thầy giáo- học sinh-cha mẹ học sinh. Đó vừa là mục tiêu, vừa là biện pháp, động lực để phát triển giáo dục. -Khi cho ra đời các trường dân lập, tư thục, sở Giáo dục-Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh cần có kế hoạch cụ thể, tránh tình trạng "hữu sinh vô dưỡng" dẫn đến sự "chết mòn" của một số trường dân lập như hiện nay tại các quận nội thành ở thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ cấp phép các trường nào đủ điều kiện hoạt động và phát triển. Có như vậy mới tạo được sự cạnh tranh lành mạnh giữa các trường công lập và ngoài công lập, giữa các trường ngoài công lập với nhau để nâng cao chất lượng giáo dục. -Sở Giáo dục-Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh cần hạn chế, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các lớp bán công trong trường công lập. Thực tế, đây là một việc không phù hợp với chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước. Cách đầy 15 năm, việc mở các lớp bán công trong các trường phổ thông công lập (còn gọi là hệ B) ở thành phố Hồ Chí Minh được coi là giải tình thế khi chủ trương xã hội hóa giáo dục, đa dạng các loại hình trường lớp chưa phát triển sâu rộng như hiện nay. Lúc ấy, các trường dân lập, tư thục chưa được phép hoạt động. Việc mở các lớp hệ B trong thời gian đó đã tận dụng được nguồn lực của xã hội góp phần giải quyết được việc làm cho một số giáo viên dư thừa nhưng dạy chưa đủ số giờ quy định. Ngoài ra, hệ B do được thu học phí cao hơn hệ A (tức các lớp công lập) nên đã góp phần điều tiết thu nhập, giải quyết một phần khó khăn trong đời sống của các thầy cô giáo. Thế nhưng, sau một thời gian tồn tại, dư luận xã hội đã đặt vấn đề về sự ''không chính danh" của loại hình đào tạo này. Bởi vì hoạt động của các lớp bán công trong trường côns lập đã làm nảy sinh hàng loạt vấn đề, đặc biệt về mặt quản lý trong thu chi tài chính, nhân sự... Hiện nay, khi các trường dân lập đã phá' triển, chính các lớp bán công trong trường công lập đã hút hết số học sinh không đủ điểm vào hệ công lập trong các kỳ tuyển sinh lớp 10, khiến cho các trường dân lập lao đao vì không có học sinh về mặt quản lý Nhà nước, các lớp bán côns trong trường công lập tạo nên sự không rạch ròi, nhập nhằns giữa công và tư. Trường thI là công lập, cơ sở vật chất, trang thiết bị là công, con người cũng là lao động thuộc biên chế Nhà nước, nghĩa là mọi cái đều công chỉ riêns việc "đóng tiền" học phí của học sinh lại là ngoài công lập (bán công). Sự phân công lao động sư phạm chính của các thầy cô giáo trường công lập là ở các lớp công lập, song do phải đảm đương thêm việc dạy các ỉớp bán công nên không thể không ảnh hưởng đến các lớp công lập. Về bản chất của giáo dục. hoàn toàn trong một môi trường giáo dục như nhau, không nên có bất cứ một sự phân biệt nào đối với học sinh. Thế nhưng, sự tồn tại của lớp bán công trong trường công lập cho thấy: cùng học trong một trường, cùng thầy cô, cùng phấn trắns, bảng đen, có em thI phải nộp tiền cao, em lại nộp tiền thấp và như vậy, rất đáng tiếc, chính đồng tiền đã tạo nên khoảng cách giữa các học sinh cùng một trường, một thầy với nhau. Việc mở các lớp bán công trong trường công cũng gây bất lợi đối với đội ngũ quản lý giáo dục ở cơ sở. Họ rất khó toàn tâm toàn ý cho cái lợi chung của giáo dục mà dễ bị phân tâm bởi những mối lợi nhỏ trước mắt. Bởi vI quản lý trường công lập khác với quản lý trường ngoài công lập. Quy chế hoạt động, điều phối chương trình chung cũng khác nhau. Sự tồn tại của các lớp bán công trong các trường công lập hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh đang là lực cản hoạt động và sự cạnh tranh lành mạnh của các trường dân lập. Ngành giáo dục thành phố cần xác định rõ: đến lúc nào thI cần chấm dứt các lớp bán công trong trường công lập. Cùng với việc này, thành phố cần có những chính sách cụ thể hơn, hợp lý hơn cho các nhà giáo để họ an tâm đứng trên bục giảng, tái tạo lại lao động sư phạm nặng nhọc của Minh mà không bị phàn tâm bởi hệ nọ, hệ kia trong cùng một môi trường sư phạm. Giải quyết dứt điểm vấn đề này cũng là nhằm thúc đẩy xà hội hóa giáo dục, phát triển giáo dục phù hợp với xu hướng tất yếu của giáo dục thế giới. 2.3.Đối với chính quyền và ngành giáo dục-đào tạo quận 12: -Nhà nước đã có chủ trương hỗ trợ các trường ngoài cồns lập về mọi mặt. Tuy nhiên đến nay rất ít trường dân lập nhận được sự hỗ trợ cụ thể để giải quyết khó khăn của Minh, trong đó khó khăn nhất của các trường dân lập là không có mặt bằng. Để phát triển hệ thống trường phổ thông dân lập, tư thục trên địa bàn, chính quyền quận 12 cần có chỉ đạo cụ thể để hỗ trợ các nhà giáo mở trườns dân lập. chẳng hạn có thể mua đất đấu thầu công khai để xây trường. Đây là một cách làm theo phương châm " Nhà nước và nhân dân cùng làm" nên khuyến khích phát triển. -Nhằm đạo tạo lực lượng lao động có tay nahề đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương, cần có chính sách hỗ trợ (về đất, về vốn, đội ngũ giáo viên...) để mở rộng và phát triển các trung tâm, các trường đào tạo nghề dân lập, tư thục . Các trường, trung tâm dạy nghề tăng cường sự liên kết, phối hợp chặt chẽ với các nhà máy, xí nghiệp, công ty thuộc các thành phần kinh tế đào tạo nghề theo phương thức "đặt hàng", gắn đào tạo nghề với thị trường, với doanh nghiệp, tạo nguồn nhân lực cho các đơn vị này. -Khi phê duyệt các dự án phát triển đô thị tại địa phương, chính quyền quận 12 có quy định bắt buộc các chủ đầu tư phải có các công trình giáo dục. -Chú trọng công tác chỉ đạo hoạt động của các trường học nâng cao vai trò của hiệu trưởng trong việc huy động các lực lượng xã hội làm giáo dục. Nhà trường có vai trò trung tâm, nòng cốt trong quá trình thực hiện xã hội hóa hoạt động giáo dục. Trách nhiệm của nhà trường rất lớn và toàn bộ trách nhiệm đó đặt lên vai người hiệu trưởng- con chim đầu đàn của tập thể sư phạm, người thực hiện chức trách quản lý Nhà nước về giáo dục tại cơ sở trường học. Người hiệu trưởng cần có nhận thức đúng đắn, sâu sắc về bản chất của xã hội hóa giáo dục. Cần tránh và uốn nắn những lệch lạc trong nhận thức và trong hành động chưa đúng như: chỉ quan tâm huy động để đóng góp tài chính. -Trong chỉ đạo chuyên môn, ngành giáo dục quận thường xuyên quan tâm công tác giáo viên chủ nhiệm lớp. Thực tế cho thấy, để nhà trường Liên kết, phối hợp tốt với các lực lượng xã hội. đặc biệt là xây dựng tốt mối quan hệ nhà ưường-gia đình-xã hội phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ giáo viên chủ nhiệm. Đây là những thầy giáo trực tiếp xây dựng quan hệ, tổ chức Liên kết với gia đình học sinh để tiến hành các hoạt động giáo dục. Nsành giáo dục phải chú ý đúng mức công tác giáo viên chủ nhiệm lớp, tổ chức các lớp bồi dường nghiệp vụ... để đội ngũ này là lực lượnn chủ chốt của nhà trường thực hiện xã hội hóa giáo dục, nhằm đưa công tác xã hội hóa giáo dục đi đúng bản chất của nó là đi sâu, đi trực tiếp vào quá trình giáo dục, quá trình hình thành và phát triển nhân cách học sinh. - Để thúc đẩy hơn nữa hoạt động xã hội hóa giáo dục, mỗi trường học cần nâng cao vai trò chủ động, trung tâm và nòng cốt của Minh. lôi cuốn các lực lượng trong xã hội tham gia công tác giáo dục. Trong tình hình chung hiện nay, khi chất lượng giáo dục đang là vấn khiến dư luận xã hội đặc biệt lo lắng, mỗi trường học cần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục để tạo niềm tin trong nhân dân, phụ huynh và xã hội. Chất lượng, hiệu quả giáo dục chủ yếu phụ thuộc vào đội ngũ giáo viên. Do vậy, mỗi thầy, cô giáo cần thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao tình thần "tất cả vì học sinh thân yêu" vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ của mình. TÀI IIỆU THAM KHẢO A. VĂN KIỆN, NGHỊ QUYẾT, TÀI IIỆU CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC 1.Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, NXB Sự thật, Hà Nội, 1987. 2.Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, NXB Sự thật, Hà Nội 1991. 3.Đảng Cộng sản Việt Nam ,Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996. 4.Đảng Cộng sản Việt Nam ,Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. 5.Đảng Cộng sản Việt Nam,Văn kiện Hội nghị lần thứ hai, BCH TƯ Đảng khóa VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997. 6.Nghị quyết 90/CP ngày 21-8-1997 của Chính phủ về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa. 7.Nghị định số 73/1999/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao. 8.Chiến lược phát triển giáo dục-đào tạo 2001-2010 ban hành kèm theo Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28-12-2001 9.Luật Giáo dục, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 1999. B. CÁC TÁC PHẨM KINH ĐIỂN: 10.Các Mác, Ph.Ăngghen, V.LLênin, LV.XtaIIn, về giáo dục, NXB Sự thật, Hà Nội, 1978. 11.Hồ Chí Minh, về vấn đề giáo dục, NXBGD Hà Nội, 1990. 12.Hồ Chí Minh, về giáo dục thanh niên, NXBGD Hà Nội, 1997. C. VĂN KIỆN VÀ TÀI LIỆU CỦA ĐỊA PHƯƠNG: 13.Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh, Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VII, tháng 12-2000. 14.Sở Giáo dục-Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo về việc thực hiện xã hội hoa công tác giáo dục trong bậc học mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh (1994-1999). 15.Sở Giáo dục-Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh, Dự án quy hoạch phát triển mạng lưới ngành giáo dục-đào tạo thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 và 2020. 16.Sở Giáo dục-Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh, Chiến lược Phát triển giáo dục phổ thông thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 và những chỉ tiêu thực hiện 5 năm 2001-2005. 17.Ủy ban Nhân dân Nhân quận 9 thành phô Hô Chí Minh, Báo cáo sơ két vê xã hội hóa giáo dục, tháng 11-2001. 18.Ủy ban Nhân dân quận 12 thành phố Hồ Chí Minh, Đại hội Giáo dục quận 12 nhiệm kỳ 2 (2001-2005). 19.Ủy ban Nhân dân quận 12 thành phố Hồ Chí Minh, Nhân dân quận 12 chăm sóc sự nghiệp giáo dục-Tài IIệu lưu hành nội bộ 1997. 20.Ủy ban Nhân dân quận 12 thành phố Hô Chí Minh, Quận 12 đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục để tạo đà phát triển-Tài liệu lưu hành nội bộ, 1999. 21.Ủy ban Nhân dân quận Gò Vấp thành phồ Hồ Chí Minh. Báo cáo tổng kết 5 năm công tác xã hội hóa giáo dục (1995-2000). 22.Phòng Giáo dục-Đào tạo quận 12 thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo tổng kết năm học 1997-1998, phương hướng nhiệm vụ năm học 1998-1999 ngành giáo dục-đào tạo quận 12. 23.Phòng Giáo dục-Đào tạo quặn 12 thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo tổng kết năm học 1999-2000, phương hướng nhiệm vụ năm học 2000-2001 ngành giáo dục-đào tạo quận 12. 24.Phòng Giáo dục-Đào tạo quận 12 thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo tổng kết năm học 2000-2001, phương hướng nhiệm vụ năm học 2001-2002 ngành giáo dục-đào tạo quận 12. 25.Phòng Giáo dục-Đào tạo quận 12 thành phố Hồ Chí Minh, Định hướng phát triển giáo dục quận 12 trong giai đoạn 2001-2005. D. SÁCH, BÁO, TÀI IIỆU KHOA HỌC: I. TRONG NƯỚC: 26.Đặng Quốc Bảo, Những vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục, Tài liệu dùng cho lớp cao học quản lý giáo dục- Hà Nội, 1996. 27.Phan Bình, Văn hóa giáo dục con người và xã hội, NXBGD, Hà Nội, 2000. 28.Nguyễn Thanh Bình (Chủ biên), Giáo dục giới tính cho con, NXBGD, Hà Nội, 1999. 29.Bộ GD&ĐT, 50 năm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo (1945- 1995), NXBGD, Hà Nội, 1995. 30.Bộ GD-ĐT, Công đoàn giáo dục Việt Nam, Báo cáo tham luận tại hội nghị đánh giá 10 năm thực hiện xã hội hóa giáo dục thông qua tổ chức đại hội giáo dục các cấp, tháng 5-2000. 31.Bộ GD&ĐT, Mười năm đổi mới giáo dục và đào tạo. Báo cáo tổng kết 10 năm đổi mới GD-ĐT, Hà Nội 1997. 32.Bộ Giáo dục-Đào tạo, Viện Khoa học Giáo dục, Xã hội hóa công tác giáo dục Nhận thức và hành động, Viện Khoa học Giáo dục xuất bản, Hà Nội, 1999. 33.Lê Thị Bừng, Gia đình Trường học đầu tiên của lòng nhân ái, NXBGD, Hà Nội, 1998. 34.Vũ Đình Cự (Chủ biên), Giáo dục hướng tới thế kỷ 21, NXBGD Hà Nội 1997. 35.Nguyễn Thị Doãn (Chủ biên), Các học thuyết quản lý, NXB Chính tri quốc gia, Hà Nội, 1996. 36.Nguyễn Tiến Doãn, Nguyễn Trãi nhà giáo dục Việt Nam, NXBGD, Hà Nội,1997. 37.Kim Dung, "Xã hội hóa giáo dục-Mối quan hệ nhân quả", Báo Nhân Dãn ngày 5-9-1994. 38.Nguyễn Minh Đạo, Cơ sở khoa học quản lý, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 1997. 39.Phạm Văn Đồng, Sự nghiệp giáo dục trong chế độ xã hội chủ nghĩa, NXB Sự thật, Hà Nội, 1979. 40.Phạm Minh Hạc, Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1986. 41.Phạm Minh Hạc, Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào CNH,HĐH, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2001. 42.Phạm Minh Hạc, Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển xã hội-kinh tế, NXB KHXH, Hà Nội, 1996. 43.Phạm Minh Hạc (Tổng chủ biên), Xã hội hóa công tác giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997. 44.Nguyễn Thị Hằng, "Chính sách xã hội trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước", Tạp chí Cộng sản, số 2-2000. 45.Nguyễn Văn Hiệu, "Phát triển giáo dục và đào tạo nhân tài để thực hiện CNH,HĐH đất nước", Tạp chí Cộng sản, số 1-1997. 46.Học viện Hành chính quốc gia, Quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực xã hội, NXBGD, Hà Nội, 1997. 47.Học viện Hành chính quốc gia, Quản lý nguồn nhân lực, NXBGD, Hà Nội, 1997. 48.Tố Hữu, Cồng tác giáo dục và sự nghiệp bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, NXB Sự Thật, Hà Nội, 1980. 49.Nguyễn Sinh Huy, Giáo dục học đại cương, NXBGD, Hà Nội, 1998. 50.Đặng Bá Lãm-Phạm Thành Nghị, Chính sách và kế hoạch trong quản lý Giáo dục, NXBGD Hà Nội, 1999. 51.Nguyễn Văn Lê, Nghề thầy giáo- Chuyên đề quản lý ưường học, NXBGD, Hà Nội, 1997. 52.Nguyễn Văn Lê, Bùi Văn Huệ, Hiểu con mới dạy được con. 35 điều cần biết về tâm lý trẻ em và giáo dục gia đình, NXBGD,Hà Nội, 1995. 53.Tâm Linh. "Hiệu quả từ xã hội hóa" , Báo Hà Nội Mới, ngày 25-10- 2001. 54.Hoàng Như Mai, Hồi ức và suy nghĩ văn hóa giáo dục. NXBGD, Hà Nội, 1998. 55.Hoàng Đức Nhuận (Chủ biên), Một số phương pháp tiếp cận giáo dục môi trường, NXBGD, Hà Nội, 1999. 56.Nguyễn ThếNghĩa-Lê Hồng Liêm (Chủ biên), Văn hóa và phát triển ở thành phố Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa Thông tin TP. Hồ Chí Minh-1988 57.Nguyễn Lê Phong, Thử đi tìm phương pháp giáo dục hiệu quả, NXBGD, Hà Nội,1999. 58.Võ Quang Phúc, Mấy vấn đề cấp bách của lý luận dạy học. Trường CBQL Giáo dục và Đào tạo -TPHCM, 1996. 59.Võ Quang Phúc, Nghiên cứu khoa học giáo dục, Trường CBQL Giáo dục và Đào tạo II-TPHCM, 2001. 60.Võ Quang Phúc, Giáo dục đổi mới dưới góc nhIn của khoa học giao dục, Trường CBQL Giáo dục và Đào tạo II-TPHCM, 1998. 61.Huỳnh Phước, Thực trạng và những biện pháp xã hội hoa giáo dục trên địa bàn Đà Nẵng-Luận văn Thạc sĩ cao học, ĐH Sư phạm Hà Nội. 62.Nguyễn Ngọc Quang, Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trường CBQL Giáo dục TƯ 1, 1989. 63.Hồng Quân, "Bán công trong trường công-Giải pháp tình thế đến bao giờ?", Báo Sài Gòn Giải Phóng, ngày 24-6-2002. 64.Hồng Quân, "Một số vấn đề về xã hội hóa giáo dục ở TP. Hồ chí Minh", Tạp chí Khoa học Xã hội, số 1-2002. 65.Hồng Quân, "Vì sao nhiều trường dân lập đang chết mòn?". Báo Sài Gòn giải Phóng, 7-2002. 66.Hồng Quân, "Xã hội hóa giáo dục ở một phường mới", Báo Sài Gòn Giải Phóng, ngày 20-11-1998. 67.Hồng Quân, "Ba chuyện đáng nhớ về giáo dục ở quận 12", Báo Sài gòn giải Phóng, số Xuân Quý Mùi 2003. 68.Trần Hồng Quân, Một số vấn đề đổi mới trons lĩnh vực giáo dục và đào tạo, NXBGD, Hà Nội, 1995. 69.Trần Hồng Quân, 'Thực hiện xã hội hóa giáo dục", Báo Lao Động, ngày 6-9-1994. 70.Trần Lê Sáng, Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thiếp ba bậc thầy của nền giáo dục Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997. 71.Lê Thanh Sinh, "Một số suy nghĩ về triết lý giáo dục nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam", Hội thảo khoa học "Phát triển văn hóa. con người và nguồn nhân lực trong thời kỳ CNH.HĐH", Viện Nghiên cứu con người và Viện Khoa học Xã hội tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, tháng 7-2002. 72.Vũ Văn Tảo (dịch), Học tập: Một kho báu tiềm ẩn, Báo cáo của Hội đồng quốc tế về "Giáo dục cho thế kỷ 21" gửi UNESCO, NXBGD Hà Nội, 1997. 73.Đỗ Thiết Thạch, Xã hội hóa giáo dục và công tác phối hợp của Hiệu trưởng với các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường, Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo II, 2001. 74.Thành phố Hồ Chí Minh tự giới thiệu-tập 2, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 2000. 75.Hà Nhật Thăng, Giáo dục hệ thốns giá trị đạo đức nhân văn, NXBGD, Hà NỘU998. 76.Lê Thi (Chủ biên), Gia đình Việt Nam ngày nay, Trung tâm Khoa học Xã hội và nhân văn quốc gia, Hà Nội 1996. 77.Nguyễn Khánh Toàn, Một số vấn đề giáo dục của Việt Nam, NXBGD, Hà Nội, 1995. 78.Nguyễn Phan Toàn, " Xã hội hóa giáo dục ở thành phố Hồ Chí Minh", Nhân Dân, ngày 24-8-2001. 79.Lê Văn Trúc, Võ Quang Phúc dịch, Giáo dục con trong gia đình không toàn vẹn, NXBGD, Hà Nội, 1991. 80.Trung tâm đào tạo tư vấn- Thông tin kinh tế, Những vấn đề kinh tế trong quá trình xã hội hóa giáo dục-đào tạo theo hướng CNH, HĐH đất nước, Hà Nội tháng 4-1998. 81.Nguyễn Trung (sưu tầm, biên soạn) Những quy định về chính sách xã hội hóa các hoạt động giáo dục, văn hóa, y tế, thể thao, NXB Lao Động, Hà Nội, 2001. 82.Dương Tùng, "Con người và cốt lõi của chính sách xã hội vI con người", Tạp chí Cộng sản, số 14-1997. 83.Trần Văn Tùng, Nền kinh tế tri thức và yêu cầu đổi mới giáo dục Việt Nam, NXB Thế Giới, Hà Nội, 2001. 84.Trần Văn Tùng, Lê Ai Lâm, Phát triền nguôn nhấn lực Kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996. 85.Thái Duy Tuyên, Những vấn đề cơ bản giáo dục học hiện đại, NXBGD Hà Nội, 1999. 86.Viện Khoa học xã hội tại TP.HỒ Chí Minh, sở Văn hóa Thông tin TP. Hồ Chí Minh, Sài Gòn-TP. Hồ Chí Minh thế kỷ XX- Những vấn đề lịch sử-văn hóa, Nhà Xuất bản trẻ, 2000. 87.Viện Khoa học Giáo dục, Phương pháp điều tra, đánh giá và tổng kết công tác giáo dục, NXBGD, Hà Nội, 1997. 88.Viện Nghiên cứu con người, Viện Khoa học Xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh, Kỷ yếu hội thảo Phát triển văn hóa, con người và nguồn nhân lực trons thời kỳ côns nghiệp hóa, hiện đại hóa, thành hồ Chí Minh ngày 11-7- 2002. 89.Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục, Những vân đe ve chiên lược phát niên giáo dục trong thời kỳ CNH,HĐH: Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo, NXB Giáo dục, Hà Nội. 1998. 90.Nguyễn Như Ý, Đại Từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.1999... II. NƯỚC NGOÀI: 91.A.M. Lee, Marriage anh the family second education, Barner anh Noble, New York, 1996. 92.A.s. Macarencô, Tuyển tập các tác phẩm sư phạm tập I, NXBGD Hà Nội, 1984. 93.Harold Kooontz, Cyril Odonnell, Heinz Weihrich, Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 1998. 94.Raja Roy Singh, Nền giao dục cho thế kỷ 21: Những triển vọng của châu Á-Thái Bình Dương, Cơ quan chính của ƯNESCO khu vực châu Á và Thái Bình Dương, Băng cốc 1991- bản tiếng Việt do Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam xuất bản, 1994. 95.P.V. Zimin, M.I. Kôndakốp, Ni. Saxerđôlốp, Những vấn đề quản lý trường học, Trường CBQLGD-BỘ Giáo dục 1985. PHỤ LỤC PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN VỀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở QUẬN 12 TPHCM Kính gửi... Kính thưa đồng chí, Để giúp cho việc lựa chọn các giải pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa giáo dục ở quận 12 TPHCM, kính mong đồng chí đánh giá tác dụng của các giải pháp sau đây theo thang điểm từ 1 đến 6 (tác dụng càng lớn, điểm càng cao), bằng cách đánh dấu X vào cột ứng với điểm được cho. Kính mong đồng chí bỏ chút thời gian và tâm huyết đóng góp vào việc xây dựng chủ trương quan trọng và cấp bách nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục-đào tạo địa phương. Xin trân trọng cảm ơn. PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN Để góp phần thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục trên điạ bàn quận 12 TPHCM, xin ông (bà) vIII lòng cho biết ý kiến của Minh về những vấn đề sau: I.VỀ Ý NGHĨA, TẦM QUAN TRỌNG CỦA XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Câu 1: Có người cho rằng, xã hội hóa giáo dục là không cần thiết Ý kiến của ông (bà) thế nào? -Đúng [ ] -Không đúng [ ] -Không có ý kiến [ ] Câu 2: Ông (bà) đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của xã hội hóa giáo dục -Rất quan trọng [ ] -Quan trọng [ ] -Không quan trọng [ ] -Không có ý kiến [ ] II. VỀ KHÁI NIỆM XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Câu 1: Ông (bà)quan niệm xã hội hóa giáo dục như thế nào? . . Câu 2: Có người cho rằng, xã hội hóa giáo dục là huy động tiền của và cơ sở vật chất cho giáo dục. Ý kiến của ông (bà) như thế nào? -Đúng [ ] -Không đúng [ ] -Không có ý kiến [ ] Câu 3: Theo ý kiến của ông (bà), xã hội hóa giáo dục là gì? -Huy động toàn dân tham gia làm giáo dục [ ] -Đóng góp tiền của cho nhà trường [ ] -Tổ chức các mối quan hệ giữa gia đình-nhà trường-xã hội [ ] -Phát huy trách nhiệm của nhà trường đối với xã hội [ ] -Cả 4 nội dung trên [ ] -Có ý kiến khác (nếu có).. III.VỀ NỘI DUNG XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC: Câu 1: Để thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, theo ý kiến của ông (bà), trong những giải pháp sau đây, giải pháp nào là quan trọng nhất (giải pháp quan trọng nhất thì ghi số 1, giải pháp quan trọng thứ hai thì ghi số 2, cứ thế cho đến hết). -Đa dạng hóa các loại trường lớp, phát triển mạnh trường bán công, dân lập, tư thục [ ] -Kết hợp tốt các lực lượng giáo dục trong nhà trường [ ] -Tổ chức đại hội giáo dục, xây dựng mối quan hệ tốt trong nội bộ nhà trường và giữa nhà trường-gia đình-xã hội [ ] -Sự gương mẫu của Hội đồng sư phạm nhà trường [ ] -Cả 4 giải pháp trên đều quan trọng và cần thiết [ ] Câu 2: Ông (bà) hãy nêu 3 lực lượng có vai trò quan trọng nhất đối với việc thực hiện xã hội hóa giáo dục -Ban giám hiệu -Đảng ủy [ ] -Ban Chấp hành Công đoàn [ ] -Đoàn Thanh niên (đội thiếu niên) [ ] -Hội phụ huynh học sinh [ ] -Các lực lượng khác (nếu có) [ ] Câu 3: Theo ông (bà), mở trường bán công, dân lập, tư thục có phải nhằm thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục ở địa phương không? -Đúng [ ] Lý do vì sao? ........ -Không [ ] Lý do vì sao? Câu 4: Theo ông (bà), nội dung và hình thức đại hội giáo dục ở địa phương cần thay đổi như thế nào để góp phần thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục? .... IV.VỀ THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC ở ĐỊA PHƯƠNG Câu 7: Theo ông (bà) địa phương đã làm gì để thực hiện xã hội hóa giáo dục? . Câu 2: Nhận xét của ông (bà) về việc phát huy vai trò của nhà trường đối với sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của địa phương? . Câu 3: Ai là những người chịu trách nhiộm chính trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục ở địa phương? . V. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở ĐỊA PHƯƠNG Câu 1: Ông (bà) đánh giá như thế nào về những ưu điểm, nhược điểm trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục ở địa phương? -Ưu điểm: . -Nhược điểm: . Câu 2: Những nguyên nhân đưa đến việc thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục ở địa phương? . Câu 3: Những nguyên nhân nào làm cho việc thực hiện xã hội hóa giáo dục ở địa phương chưa tốt? . VI. VỀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Câu 1: Theo ông (bà) cần làm gI để thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục? -Về phía nhà trường: . -Về phía gia đình: . -Về phía xã hội: . Câu 2: Thèo ông (bà), để thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục ở địa phương, cần giải quyết những vấn đề gì? -Trách nhiệm của nhà trường đối với xã hội? . -Trách nhiệm của các tổ chức xã hội đối với sự nghiệp giáo dục-đào tạo của địa phương? . -Cha mẹ học sinh có thê đóng góp được gI đế thực hiện xã hội hóa giáo dục? . Câu 3: Xin ông (bà) vui lòng đề xuất những giải pháp mà ông (bà) cho là hiệu quả nhằm triển khai xã hội hóa giáo dục tại quận 12 TPHCM? . Câu 4: Xin ông (bà) cho biết đôi nét về bản thân? . Họ và tên (nếu được thì ghi) -Tuổi: -Nam Nữ: -Chức vụ công tác hiện nay: -Trình độ văn hóa: -Trình độ chuyên môn: Xin cám ơn những ý kiến quý báu của ông (bà).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxa_hoi_hoa_hoat_dong_giao_duc_o_quan_12_thanh_pho_ho_chi_minh_thuc_trang_va_giai_phap_8366.pdf
Luận văn liên quan