Mở đầu câu chuyện nhà văn không giới thiệu cụ thể lai lịch “thằng không
cha không mẹ” của Chí Phèo mà “vô tình” hé lộ lai lịch đó qua tiếng chửi cho
người đọc tiếp cận ngay đến giai đoạn tha hoá cao độ của nhân vật. Nam Cao đã
chọn một cách giới thiệu nhân vật rất ấn tượng, độc đáo nhưng đồng thời cũng hé
mở cho người đọc thấy cảnh ngộ bi đát của nhân vật. Chí Phèo đã tha hoá, đã trở
thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, bị dân làng cự tuyệt thẳng thừng. Không ai thèm
trò chuyện, giao tiếp với hắn, ngay cả một hình thức giao tiếp tồi tệ nhất là chửi
nhau người ta cũng không thèm chửi lại hắn. Chửi lại hắn nghĩa là người ta còn phải
bận tâm tới hắn. còn coi hắn là người. Đằng này hắn cứ chửi và không ai lên tiếng,
chỉ có mấy con chó đáp lại tiếng chửi của hắn. Hắn đã bị gạt ra khỏi thế giới loài
người, không ai còn coi hắn là người nữa. Tiếng chửi kia chính là tiếng nói đau
thương của một con người ít nhiều ý thức được bi kịch của mình: sống giữa cuộc
đời mà bị tước quyền làm người
157 trang |
Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
văn – học văn, từ Ngữ đến Văn, báo Văn nghệ trẻ,
số 52 (582), ra ngày 30/12.
130
63. Mai Xuân Miên (2011), Hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng đọc hiểu tác phẩm
tự sự cho học sinh trung học phổ thông, Tạp chí Giáo dục, số 255, kỳ 1 –
2/2011.
64. Nguyễn Quốc Minh (2010), Xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm hình thành phát
triển năng lực nhận thức đánh giá và thưởng thức tác phảm văn chương của
HS THPT, Tạp chí Giáo dục, số 240, kỳ 2 – 6/2010.
65. N.Đ.Lêvitốp, (Phạm Thị Diệu Vân dịch) (1972), Tâm lý học trẻ em và tâm lý
học sư phạm, tập 3, Nxb Giáo dục Hà Nội
66. Nguyễn Thị Hồng Nam (2011), Câu hỏi hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn
bản, Tạp chí Khoa học và công nghệ, số 73, kỳ 9 – 13/2011.
67. Nguyễn Thị Hồng Nam (2001), Một số biện pháp đổi mới cách thức tổ chức
dạy văn trong nhà trường PT, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 1.
68. Nguyễn Thị Hồng Nam (2010), Tiếp nhận văn chương và dạy đọc hiểu văn
bản văn chương, Tạp chí Giáo dục, số 250, kỳ 2 – 11/ 2010.
69. Hồ Thị Nhật (2009), Tạo lập môi trường tâm lý trong dạy học nhằm phát triển
sự sáng tạo của HS, Tạp chí Giáo dục, số 207, kỳ 1 - 2/2009.
70. Đái Xuân Ninh (1985), Giảng văn dưới ánh sáng ngôn ngữ học, Nxb Tp. Hồ
Chí Minh.
71. Hoàng Phê (chủ biên) (2000), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
72. Phan Diễm Phương (2000), Lời giải bày của văn chương, Nxb Khoa học xã
hội Hà Nội.
73. Trần Hoài Phương (2009), Nghệ thuật kết nối câu trả lời của học sinh trong
giờ học Ngữ văn, Tạp chí Giáo dục, số 223, kỳ 1 – 10/2009.
74. Mai Thị Kiểu Phượng (2000), Tín hiệu thẩm mỹ trong ngôn ngữ văn học, Nxb
Khoa học xã hội.
75. Nguyễn Huy Quát (2008), Đọc – hiểu thơ trữ tình trong mối quan hệ với hoàn
cảnh cảm hứng tác giả, Tạp chí Giáo dục, số 182, kỳ 2 – 1/2010.
76. Nguyễn Huy Quát - Hoàng Hữu Bội (tuyển chọn và giới thiệu) (2001), Một số
vấn đề về phương pháp dạy-học văn trong nhà trường, Nxb Giáo dục.
77. Trần Đình Sử (2009), Con đường đổi mới căn bản phương pháp dạy học văn,
Tạp chí Văn nghệ ngày 07/03/2009.
131
78. Trần Đình Sử (2003), Đọc văn, học văn, Nxb Giáo dục.
79. Trần Đình Sử, Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam (1987), Lý luận văn học (tập
1+2), Nxb Giáo dục.
80. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục.
81. Trần Đình Sử (1991), Văn học nghệ thuật và sự tiếp nhận, Hà Nội, Viện thông
tin khoa học xã hội.
82. Nguyễn Trọng Tạo (1998), Văn chương cảm và luận, Nxb Văn hoá thông tin.
83. Phan Ngọc Thanh (2011), Ngôn từ trong tác phẩm văn chương ở THPT và
việc giáo dục cái đẹp cho HS, Tạp chí Giáo dục, số 265, kỳ 1 – 7/2011.
84. Nguyễn Đình Thi (1986), Tiểu luận “Nhận đường” – Mấy vấn đề văn học,
Nxb Văn hóa – Hà Nội.
85. Lê Minh Thu (2008), Hướng dẫn làm bài tập tụ luận vàn cảm thụ thơ văn 12,
Nxb ĐHQG Hà Nội.
86. Hà Thị Thuy Thuỷ (2011), Suy nghĩ về vấn đề học sinh ngày nay có thích học
văn hay không?, Tạp chí Giáo đục, số 268, kỳ 2 – 8/20011.
87. Đặng Thuyên (2007), Dạy và học văn thời thực dụng, báo Văn nghệ trẻ, số 51
(581), ra ngày 23/12.
88. Phạm Toàn (2000), Công nghệ dạy văn, Nxb ĐHQG Hà Nội.
89. Lê Ngọc Trà, Phùng Quý Nhâm (1997), Lý luận văn học, Nxb ĐH Sư Pham.
90. Hoàng Tuệ (1976), Ngôn ngữ với thơ văn, báo Văn nghệ, số 33.
91. Thái Duy Tuyên (2010), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, Nxb
Giáo dục.
92. Hà Thị Thanh Vân (2008), Truyện ngắn “Chữ người tử tù” nhìn từ góc độ văn
bản văn học, Tạp chí Dạy và Học ngày nay, số 11.
93. Huỳnh Vân (2010), Hans Robert Jauss: Lịch sử văn học là lịch sử tiếp nhận,
Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 3 (475).
94. Phan Thanh Vân (2011), Làm thế nào để nâng cao cảm thụ tác phẩm văn
chương cho học sinh trong giờ đọc hiểu môn văn, Báo Giáo dục TP Hồ Chí
Minh, số ra ngày 25- 4 và 27- 4.
95. Thái Quang Vinh, Nguyễn Hoa Mai, Thảo Bảo Mi (2007), Để học tốt Ngữ
văn 11, Nxb ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh.
132
96. Lê Văn Vỵ (2008), Đánh thức khát vọng qua giờ giảng văn, báo Văn nghệ trẻ,
số 47 (629), ra ngày 23/11.
97. Lê Văn Vỵ (2008), Dạy - học văn, tiếng nói của người trong cuộc, báo Văn
nghệ trẻ, số 44 (626), ra ngày 02/11.
98. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hoá thông
tin.
99. Z.Ia.Rez (1983), Phương pháp luận dạy học văn, Nxb Giáo Dục.
DANH MỤC CÁC LUẬN VĂN THẠC SĨ
100. Nguyễn Hữu Ái (1998), Phát huy tính tích cực của học sinh qua hệ thống câu
hỏi, bài tập trong phần văn học dân gian sách giáo khoa lớp 10, Luận văn
thạc sĩ chuyên ngành LL&PPDH Văn, Trường ĐH Sư Phạm TPHCM.
101. Đồng Thị Thuận (2007), Những biện pháp phát huy năng lực cảm thụ văn học
của học sinh trong dạy học truyện ngắn của Nam Cao ở trường THPT, Luận
văn thạc sĩ chuyên ngành LL&PPDH Văn, Trường ĐH Sư Phạm TPHCM.
102. Ngô Thị Lùng Em (2009), Hệ thống câu hỏi cảm thụ trong dạy học truyện
ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam ở lớp 11, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành
LL&PPDH Văn, Trường ĐH Sư Phạm TPHCM.
DANH MỤC CÁC WEBSITE
103. http:// www.evan.com.vn
104. http:// www.violet.vn
105.
106. http:// www. hueuni.edu.vn
133
PHỤ LỤC
1. Các dạng bài tập cảm thụ chi tiết nghệ thuật về ngôn từ
Dạng 1: Chi tiết nghệ thuật ngôn từ về phương diện từ vựng - ngữ
nghĩa
Gợi ý trả lời:
1. Ý nghĩa biểu cảm của từ “trơ” trong câu thơ trên và cảm nhận về tâm
trạng của nhân vật trữ tình:
“Trơ” (phơi ra, bày ra) “cái hồng nhan” (kiếp hồng nhan phận hẩm duyên
ôi) “với nước non” (cuộc đời, không gian mênh mông) thể hiện sự dãi dầu sương
gió.
- “Trơ”: trơ trọi, lẻ bóng. Thủ pháp đối: “cái hồng nhan” >< “nước non” tô
đậm cảm giác đơn côi, trống vắng.
- “Trơ”: bẽ bang, tủi hổ. Thủ pháp đảo và nhịp điệu 1/3/3 của câu thơ càng
nhấn mạnh vào sự bẽ bàng của duyên phận.
Câu thơ thể hiện nỗi đau đớn, xót xa, cay đắng của nhà thơ trước tình
cảnh của chính mình.
- Từ “trơ” – trong văn cảnh câu thơ – không chỉ là bẽ bàng, tủi hổ mà còn thể
hiện sự kiên cường, bền bỉ, thách thức. Nó đồng nghĩa với từ “trơ” trong câu thơ
của Bà Huyện Thanh Quan: “Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt” (Thanh Long thành
hoài cổ) bản lĩnh, cá tính Hồ Xuân Hương.
2. Từ “nhuộm” được tác giả dùng trong hai câu thơ rất đạt. Nó vừa xác nhận
dấu ấn rõ rệt của thời gian in trên cây lá, vừa khắc hoạ được thật tài tình tâm trạng
nặng nề của kẻ tương tư khi không có cách gì tránh được sự nhắc nhở thường xuyên
của thời gian. Quá trình diễn biến đã hoàn tất: lá xanh đã biến thành lá vàng rồi!
Thời gian đợi chờ của anh đằng đẵng, dằng dặc đến nỗi đủ để nhuộm một cây xanh
thành hẳn thành cây lá vàng cả rồi! Lời thơ vì thế mà khổ sở, khắc khoải bội phần.
134
Nếu tác giả viết: “Lá xanh giờ đã thành cây lá vàng” hoặc “Lá xanh đã
nhuộm thành cây lá vàng” hẳn tâm trạng nặng nề của chàng trai sẽ không được tô
đậm đến mức như vậy.
3. Trong đoạn trích “Hạnh phúc một tang gia”, Vũ Trọng Phụng quả không
sai khi láy đi láy lại nhiều lần từ “sung sướng”, “vui vẻ” để miêu tả không khí
chung rất ngược đời nhưng rất thực của đám tang.
“Tang gia” ở đây ngoài đám con cháu, dâu rể trong gia đình còn bao gồm tất
cả những người tham dự đám tang: từ hai cảnh sát Min Đơ, Min Toa đến sư cụ
Tăng Phú, từ ông Typn đến Xuân Tóc Đỏ, cả những quý ông, quý bà, trai thanh gái
tú. Tất cả những người đi đưa ma chẳng những không đau buồn, không niềm
thương tiếc mà còn rất vui vẻ, hạnh phúc.
Nỗi sung sướng, hạnh phúc bất thường, kỳ dị, thậm chí quái gở này, qua ngòi
bút Vũ Trọng Phụng, như có sức lây lan rất rộng, rất sâu: từ người bề trên đến
người bề dưới, từ người trong tang gia đến người ngoài tang gia, từ “khổ chủ” đến
khách “đi đưa” đám, từ người sống đến “người chết”. Nó lại được duy trì bền bỉ
đậm đặc từ hết trang nọ tới trang kia theo diễn biến của đám tang, từ lúc “phát
phục” đến khi “cất đám”, “đưa đám”, và đến cả khi “hạ huyệt”.
Dạng 2: Chi tiết nghệ thuật ngôn từ về phương diện ngữ pháp
Gợi ý trả lời:
1. Trật tự trong hai câu thơ của Tú Xương khác với cấu trúc ngữ pháp thông
thường, bởi tác giả đã dùng biện pháp đảo trật tự cú pháp.
Nghệ thuật đảo ngữ đã nhấn mạnh vào “lặn lội”, “eo sèo” – những từ láy vừa
tượng hình vừa gợi thanh. Tường như nghe đâu đây tiếng lội nước của bước chân
càng rõ hơn trong không gian vắng, và tiếng tranh bán, tranh mua, co kéo ì sèo được
tô đậm thêm bởi những âm thanh khác trong buổi vào đông. “Khi quãng vắng” và
“buổi đò đông” được đặt trong thế đối của hai câu thực nhưng bổ sung ý nghĩa cho
nhau, cùng nói về những nỗi vất vả, gian truân của bà Tú. Một bà Tú “con giái nhà
dòng” mà cũng phong trần, lấm láp như ai không quản ngại, hiểm nguy rình rập để
lo cho chồng, cho con.
135
2. Bài thơ chỉ có mười câu, nhưng có đến năm câu hỏi. Năm câu hỏi ấy là thế
giới tâm trạng của chàng trai. Chàng trai tìm cách xoa dịu nỗi tương tư của mình
bằng những lời thở than và trách móc. Dường như để cân bằng với nỗi khổ tương
tư, những lời than thở, trách móc cũng trải qua các cung bậc theo hình thức tăng
cấp. Lúc đầu mới chỉ là một câu chất vấn: “Cớ sao?”; tiếp đến là niềm nuối tiếc
thời gian trôi đi hờ hững: “Ngày qua ngày lại qua ngày”; rồi dồn dập những lời
trách cứ: “Bảo rằng”, “đã đành”, “nhưng đây”; cuối cùng là thở dài trong oán,
hờn và giận: “Có xa xôi mấy mà tình xa xôi”.
Lời trách móc của chàng trai như những câu hỏi xoáy vào lòng người: Cớ
sao? Có xa xôi mấy? Bao giờ mới gặp? Điều ấy trái với quy luật tự nhiên. Từ xưa
đến nay, trong chuyện tình cảm, người con trai thường phải đến với người con gái.
Đằng này cô gái trong bài thơ đâu biết có người yêu mình thế mà chàng lại than lại
trách. Nhưng đấy chính là chỗ hay của bài thơ. Lời than của chàng trai bề ngoài thì
vô lí nhưng đọc lên ai cũng cảm thông vì đó là sự thể hiện cái "tôi" nhút nhát, chân
quê và tình cảm sâu đậm của chàng trai.
3. Cách diễn đạt “Cả trong mơ còn thức” – khá phi lý (với lý trí) nhưng hợp
lý (với trái tim). Đây là một phát hiện về nội tâm tinh tế, thời gian sinh hoạt còn có
giới hạn bởi thức và ngủ; còn thời gian tình yêu phá vỡ mọi giới hạn, thống trị cả
tiềm thức, ý thức, giấc mơ, thao thức khôn cùng. Chỉ có một trái tim yêu hết mình
mới cảm nhận được sâu sắc điều đó!
4. - Điệp từ “Ta còn em...” được lặp lại trong từng đoạn của bài thơ.
- “Ta còn em...” là còn những hoài niệm yêu thương của Phan Vũ về Hà Nội
mà đôi lần khi trong trạng thái cần nương tựa, an ủi, tác giả lại tìm về. Nhà thơ thấy
lòng mình như chùng xuống vì âu lo trước cảnh tượng đất đai Hà Nội bị bom đạn
cày xới và máu người Hà Nội đổ trên phố phường nên đọc một câu “niệm chú” để
tự trấn an.
- Điệp khúc “Ta còn em...” còn có nghĩa “ta mất em...”. Đó là sự tiếc nuối về
những gì “thật Hà Nội” không còn nữa! Không chỉ do chiến tranh mà có thể vì
những sai lầm, những vô ý, vô tình của người đời, không ngoại trừ sự quên lãng của
136
thời gian, vừa gây ra những đổ vỡ không thể hàn gắn được. Điệp khúc vang lên
khiến chúng ta rung động trước những những xót đau, mất mát thuộc về tâm linh,
một thứ để thờ phụng của con người, khiến con người có thể hy sinh cả bản thân
mình để bảo vệ, gìn giữ.
Ngoài ra, khi xây dựng các bài tập cảm thụ về phương diện ngữ pháp,
chúng tôi còn chú ý khai thác các chi tiết nghệ thuật liên văn bản.
Gợi ý trả lời:
1. Cả hai tác phẩm cùng kết thúc bằng một chi tiết, đó là nhân vật chính bước vào
trong bóng tối. Bóng đêm bao trùm như nuốt chửng lấy họ. Bóng đêm ấy như chính
tương lai đen tối của nhân vật. Kết thúc tác phẩm rất bế tắc, tác giả đã dường như
muốn người đọc cùng suy ngẫm...liệu tương lai của nhân vật sẽ như thế nào
2. - “Chim bay về núi, tối rồi”
(Ca dao)
- “Chim hôm thoi thót về rừng”
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
- “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt”
(Thu điếu - Nguyễn Khuyến)
- “Bạch vân thiên tải không du du”
(Mây trắng ngàn năm còn bay chơi vơi)
(Hoàng Hạc lâu – Thôi Hiệu)
Hình ảnh cánh chim bay về tổ, về núi rừng thường mang ý nghĩa biểu tượng
cho buổi chiều tà. Trong thơ Bác cũng thế “Cánh chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ”
vừa là một nét vẽ phác hoạ không gian vừa gợi ý niệm về thời gian.
Tuy nhiên, hình tượng cánh chim trong thơ Bác không chỉ được quan sát ở
trạng thái vận động bên ngoài như trong thơ xưa (cánh chim bay) mà còn được cảm
nhận rất sâu ở trạng thái bên trong (cánh chim mệt mỏi). Có thể thấy sự tương đồng
gần gũi giữa cánh chim mệt mỏi sau một ngày kiếm ăn với người tù đã thấm mệt
sau một ngày vất vả lê bước đường trường. Ngoại cảnh cũng là tâm cảnh. Trong ý
thơ có sự hoà hợp, đồng điệu giữa tâm hồn nhà thơ với cảnh vật thiên nhiên. Cội
137
nguồn của sự cảm thông ấy là tình yêu thương mênh mông của Bác dành cho mọi
sự sống trên đời.
Hình ảnh chòm mây cũng là một thi liệu quen thuộc, nhưng mây trong thơ
Bác không gợi sự vĩnh viễn hay mang cái khắc khoải mơ hồ của con người trước hư
không, mà là một chòm mây cô đơn đang chầm chậm trôi giữa bầu trời bao la.
“Chòm mây” như có hồn người, nó như mang cái tâm trạng lẻ loi, đơn độc và cái
băn khoăn, trăn trở chưa biết tương lai phía trước sẽ đến đâu của người tù.
Dạng 3: Chi tiết nghệ thuật ngôn từ về phương diện ngữ âm
Gợi ý trả lời:
1. Hàng loạt thanh trắc (“dốc”, “khúc khuỷu”, “dốc thăm thẳm”), câu thơ bảy
chữ mà có năm thanh trắc phân bố từ đầu đến cuối câu như vẽ ra hình thể gập gềnh
cheo leo, hiểm trở của những dốc núi cao đến thăm thẳm. Tiếp đó là những chữ
dùng rất đắt, nhất là ba chữ “súng ngửi trời’ Hai câu sau có sự phối thanh tuyệt
vời. Câu thứ ba đầy thanh trắc, và dòng thơ như một nét gập gãy đầy ấn tượng gợi
tả hai dốc núi vút lên và đổ xuống gần như thẳng đứng (“Ngàn thước lên cao,ngàn
thước xuống”), và câu thứ tư toàn thanh bằng (“Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”),
một dòng thơ như bỗng bay ngang lưng trời. Ta tưởng tượng người lính tạm dừng
chân nơi một sườn núi nào phóng tầm mắt ra xa, thấy nhà ai thấp thoáng trong mưa
rừng, sương núi mờ ảo, đầy cảm xúc lãnh mạn.
2. Nhịp thơ 3/3 ở câu lục làm câu thơ như bị ngắt đôi nhằm diễn tả bước đi
chậm chạp của thời gian, đồng thời khắc hoạ tâm trạng chán chường, mệt mỏi của
nhân vật trữ tình.
Ở nơi lầu xanh với những “cuộc say”, “trận cười”, chỉ “khi tỉnh rượu, lúc tàn
canh” Kiều mới có một thời khắc hiếm hoi để sống thực với chính mình, tỉnh táo
đối diện với con người mình. Thời gian và không gian thật vắng lặng như gợi lên
nỗi niềm xót xa
Cách ngắt nhịp 2/1/3/2 diễn tả sự biến đổi đột ngột trong tâm hồn Kiều.
Nàng bàng hoàng đau xót trước thực tại phủ phàng và trơ trọi chỉ có một mình nàng
tự xót xa, đau đớn cho chính số phận bi thương, đoạn trường của mình.
138
Cách ngắt nhịp kết hợp với sự trở đi trở lại của từ “mình” trong câu thơ tám
chữ góp phần khắc hoạ khoảng ngừng lặng đau đớn của sự tự ý thức về thân phận
và phẩm giá của chính mình, cái nhìn hướng vào chính chủ thể (lại thương mình –
thương thân, xót phận) và trạng thái vỡ oà của cảm xúc (xót xa) không che giấu nổi.
Đó là cái “giật mình” của ý thức về nhân cách, về phẩm giá, về nỗi đau đớn, tủi
nhục của đời mình của Thuý Kiều.
3. Vần “ơi” được láy lại ba lần và ba chữ “ơi”, “chơi”, “vơi” nối tiếp nhau
tạo thành một chuỗi âm hưởng vọng dài, lan toả vời vợi, khiến người đọc có cảm
giác tiếng gọi vọng ra từ những vách đá núi rừng Tây Bắc, nhấc bổng thi sĩ ra khỏi
hiện tại, để lơ lửng trong nỗi nhớ khôn cùng.
2. Các dạng bài tập cảm thụ chi tiết khắc hoạ hình tượng nghệ thuật
Dạng 1: Chi tiết nghệ thuật về hình tượng nhân vật
♦ Kiểu 1: Bài tập cảm thụ chi tiết nghệ thuật về tên nhân vật
Gợi ý trả lời:
1. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”
- Nhà văn không đặt tên mà gọi nhân vật là “người đàn bà hàng chài” là có
dụng ý riêng, nhằm thể hiện tính chất phổ biến, đại chúng của thân phận con người.
Cuộc đời, số phận của nhân vật cũng chính là cuộc đời, số phận chung của những
người phụ nữ sống ở làng chài.
- Phải chăng Phùng có nghĩa là gặp gỡ, kết quả của sự tìm kiếm chân lý nghệ
thuật, chân lý cuộc sống
Đẩu: có một nghĩa là cái đấu để đong thóc gạo, phải chăng thể hiện vai trò
“cầm cân nẩy mực” trong cán cân công lý của anh ta (chánh án huyện).
Phác: nghĩa là mộc mạc, chất phác - những phẩm chất của người dân quê.
2. Người phụ nữ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” không có tên. Nhà văn gọi chị
là “người đàn bà”, là “thị”, là “cô ả”. Số phận, những mảnh đời như của nhân vật có
lẽ cũng không phải là hiếm trong bối cảnh nạn đói 1945.
3. Truyện ngắn “Mảnh trăng cuối rừng” của Nguyễn Minh Châu:
- Nguyệt: trăng
139
- Lãm: có nghĩa là nhìn, thưởng thức.
Hai cái tên như định mệnh gắn hai người xa lạ với nhau trong một cuộc gặp
gỡ tình cờ.
- Tính: tính toán, sắp đặt. Chị của nhân vật Lãm là Tính, cũng rất hợp với
nhiệm vụ “mai mối”, tính toán, sắp đặt nên một mối tình đẹp đẽ giữa người chiến sĩ
lái xe với cô thanh niên xung phong.
♦ Kiểu 2: Bài tập cảm thụ chi tiết nghệ thuật về ngoại hình nhân vật
Gợi ý trả lời:
1. Người đàn bà hàng chài một người phụ nữ bất hạnh và xấu số. Ngay từ
hình thức bên ngoài của chị đã dự báo những điều không bình thường của số phận.
Thân hình cao lớn với những đường nét thô kệch, khuôn mặt rỗ, xấu xí vì bệnh đậu
mùa in hằn vẻ mệt mỏi của cuộc sống vất vả, gợi ấn tượng người đàn bà xấu xí, mệt
mỏi dường như đang buồn ngủ. Ngay từ khi còn trẻ, chị không được như những cô
gái khác, lớn lên mà không một chàng trai nào trong phố thèm để ý, rồi chị lỡ thì
với một người đàn ông cục tính nhưng hiền lành. Và cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ,
vất vả, đau khổ làm cho diện mạo chị đã xấu giờ trở nên thô kệch.
2. Qua cách Nam Cao miêu tả Thị Nở, ban đầu trong suy nghĩ của bạn đọc
hẳn thị phải là mụ đàn bà vừa xấu xí vừa nanh nọc và quỷ quyệt nhưng lạ thay nhà
văn không đi vào lối ấy mà rẽ sang một hướng khác, ít gặp hơn trong văn học.
Nam Cao không tự hạ thấp nhân vật của mình. Trong hình hài xấu xí ma chê
quỷ hờn của Thị Nở nảy mầm hạt giống người, bản năng người rất đẹp. Thị có
những thứ mà cả làng Vũ Đại này không ai có, ấy là tình thương người, bản năng
người rất thật. Trong khi cả làng Vũ Đại xa lánh Chí thì Thị Nở lại bảo “khi say hắn
rất hiền”. Thị Nở với tâm hồn của một kẻ cô độc đã hiểu, sẻ chia và cảm thông với
Chí “có gì đáng thương bằng đau ốm mà nằm còng queo một mình”. Thị nấu cháo
cho Chí, bát cháo của ân tình và lòng nhân hậu yêu thương. Cái đẹp nhất của con
người toát ra từ trái tim nhân hậu giấu dưới hình hình của một kẻ ngu ngơ, một
người như người đần trong cổ tích đã khơi đạy bản chất lương thiện của Chi Phèo –
điều mà cả làng Vũ Đại không ai làm được.
140
3. Sau khi đi ở tù, Chí hoàn toàn thay đổi, thay đổi cả nhân tính lẫn nhân
hình. Dù người đọc có gấp sách lại cũng không thể nào thoát khỏi cái ám ảnh ở vẻ
bề ngoài gớm ghiếc của hắn. Cái ngoại hình độc đáo ấy cho chúng ta thấy Chí đã
bán rẻ cả nhân dạng lẫn nhân tính và sẵn sàng thủ tiêu sự sống khi nhân phẩm quay
trở về. Cái vẻ bên ngoài đáng sợ cùng với những hành động hung hăng, mất tính
người của hắn làm cho cả làng phải sợ. Hắn hoàn toàn không còn cái vẻ của một
con người lương thiện, chăm chỉ làm ăn nữa.
4. Qua cách miêu tả của Hồ Biểu Chánh nhân vật của Trần Văn Sửu là hình
ảnh khá tiêu biểu cho người tá điền ở Nam Bộ. Cuộc đời lam lũ của người tá điền
làm thuê, cuốc mướn hiện rõ trên từng chi tiết nhỏ qua trang phục và công việc.
♦ Kiểu 3: Bài tập cảm thụ chi tiết nghệ thuật về hành động của nhân vật
Gợi ý trả lời:
1. Đăm Săn đã để cho Mtao Mxây múa khiên trước. Trong khi hắn múa,
chàng không hề nhúc nhích, đã vậy còn chế giễu sự kém cỏi của kẻ thù: “Sao ngươi
lại chém cái chão cột trâu? Còn khoeo chân ta, ngươi đánh làm gì?”
Chi tiết này thể hiện rõ sự cao thượng và dũng cảm của người anh hùng sử
thi. Đăm Săn tỏ ra có tài năng hơn hẳn Mtao Mxây: “Chàng múa trên cao, gió như
bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc”. Qua lời nói và hành động, Đăm Săn bộc
lộ rõ những phẩm chất của con người cao quý, tài giỏi: trọng danh dự, có tinh thần
cộng đồng, dũng cảm, ngay thẳng,
2. Mị Châu rắc lông ngỗng dọc đường chạy trốn, hi vọng nối liền tình vợ
chồng, mong gặp lại Trọng Thuỷ. Trong lúc đất nước sắp rơi vào tay giặc, Mị Châu
vẫn nghĩ đến tình riêng mà quên đi bổn phận của một công dân đối với đất nước.
Với tư cách là công chúa của một nước, hành động của Mị Châu là hành động
không thể nào tha thứ được. Nhưng suy cho cùng, Mị Châu cũng là một người phụ
nữ, biết khát khao hạnh phuc lứa đôi, trong lúc nguy nan, mong muốn lớn nhất của
nàng là gặp lại người mình thương yêu nhất. Đó là tâm lý thường tình của phận nữ
nhi. Nàng không ngờ rằng, khoảng cách địa lý giữa Trọng Thuỷ và nàng càng gần
bao nhiêu thì tình yêu càng lùi xa, xa mãi. Trước khi bị trừng phạt, Mị Châu đã
141
khấn nguyện rằng: “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch, mưu hại cha, chết
sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người ta lừa dối thì chết đi sẽ
biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Trước khi chết, nàng đã kịp nhận
ra mình nhẹ dạ cả tin nên bị lừa dối.
3. Thị Nở đã “trút vào mặt hắn tất cả lời bà cô”. Hắn “ngẩn người” và “cứ
ngồi ngẩn mặt, không nói gì” Chí ngạc nhiên rồi thất vọng. Thất vọng nhưng chưa
tuyệt vọng bởi “hắn lại như hít thấy hơi cháo hành” và khi thị ra về, hắn đã “đuổi
theo chị, nắm lấy tay” thị như một nỗ lực cuối cùng để níu giữ một chỗ dựa tinh
thần, một niềm hy vọng về con đường hoàn lương duy nhất, còn lại của đời hắn.
Hành động này của Chí chứng tỏ hắn vẫn khao khát tình yêu, thiết tha được làm
người lương thiện.
4. Việt và Chiến giành nhau ghi tên tòng quân vì hai chị em đã được thừa
hưởng tất cả những vẻ đẹp của thế hệ đi trước, tính cách được tạo nên từ truyền
thống gia đình, từ hoàn cảnh đặc trưng: thương cha má, cùng chung lo toan công
việc cách mạng, giàu tình nghĩa với quê hương. Không phải ngẫu nhiên hai chị em
đã cùng xung phong tòng quân một ngày, để trả mối thù cha bị chặt đầu, má bị trái
cà nông quân thù sát hại. Trong hoàn cảnh khốc liệt của cuộc chiến đấu, biết căm
thù cũng là một phẩm chất cần thiết, bởi căm thù giặc tàn phá quê hương, sát hại
người thân cũng là một biểu hiện sâu sắc của tình yêu với quê hương, gia đình! Bởi
vậy đêm tòng quân không chỉ có hai chị em tranh nhau ghi tên mà thanh niên trong
xã ghi tên tòng quân cũng rất đông. Hành động của hai chị em có sự đồng tình của
chú Năm, như một điểm nhấn hành động này hoàn toàn không phải là tự phát mà
gắn với ý thức giác ngộ của tuổi trẻ trên quê hương đau thương và anh dũng.
♦ Kiểu 4: Bài tập cảm thụ chi tiết nghệ thuật về ngôn ngữ nhân vật
Gợi ý trả lời:
1. Câu nói trước lúc chia tay của Trọng Thuỷ không chỉ ngầm báo trước cuộc
chia li không tránh khỏi, mà phần nào thể hiện tâm trạng, tình cảm của Trọng Thuỷ
đối với vợ là có thực và rất chân thành.
2. Ngôn ngữ của Bá Kiến nói với Chí Phèo:
142
“Ta”: biểu thị sự bình đằng
“Người lớn cả”: ngang hàng, cùng vai vế
“Người ngoài biết, mang tiếng cả”, “có họ”: người một nhà
Trước khi Chí Phèo vào tù, quan hệ giũa Bá Kiến và Chí Phèo là quan hệ chủ
- tớ, sau khi ra tù trở về làng, quan hệ giữa Bá kiến vá Chí Phèo là quan hệ hào mục
– cùng đinh. Theo lẽ thông thường, Bá Kiên không việc gì phải tỏ thân mật, trọng
vọng Chí Phèo đến thế. Phải chăng ngoài dụng ý muốn khắc hoạ bản chất gian hùng
của Bá kiến, Nam Cao còn kín đáo đưa ra một nhận định khác: nếu Chí Phèo đã
được định danh là: “con quỷ dữ làng Vũ Đại” thì ngôn ngữ của Bá Kiến, dù vô tình
hay hữu ý cũng đã chính thức khẳng định rằng, khi đã nhận là cùng họ, cùng cánh
với Chí Phèo, Bá Kiến cũng chính là một con quỷ dữ của làng Vũ Đại không hơn
không kém, dù con quỷ dữ ấy có mang lốt người.
3. Dưới mắt Huấn Cao, việc những kẻ đại diện cho quyền lực thống trị làm
chỉ là “những trò tiểu nhân oai thị”. Ông trả lời quản ngục một cách khinh bạc đến
điều.
Trước thái độ khép nép, nhũn nhặn, mềm mỏng của quản ngục, Huấn Cao tỏ
ra lạnh lúng, và thẳng thắn đuổi quản ngục ra khỏi phòng giam. Ông Huấn coi y chỉ
là loại cặn bã, tiểu nhân đắc chí, tiểu lại giữ tù nên đối xử rất cao ngạo, coi thường.
4. Mẹ con chị Tý với “điệp khúc sống” cũ mèm và rời rã: “Ối chao! sớm với
muộn mà có ăn thua gì”. Tồn tại rủi may nhờ khách vãng lai khi có khi không.
Chị Tí là điển hình cho người dân phố huyện với nhịp sống quẩn quanh: ban
ngày mò cua bắt tép, ban tối chị mới mở cái hàng bán nước. Cái đáng sợ là vẫn biết
bán không được gì “sớm muộn mà có ăn thua gì?” mà vẫn cứ ra. Câu nói ấy cho
thấy đây không phảI là sự sống thực sự mà là sự sống cầm chừng cầm cự với cuộc
sống, giao tranh, tranh giành với cái đói, cái chết trông chờ vào những người trên
tàu là qua bấp bênh có khác gì trông chờ vào những người khách ấy để sống.
Cách chị Tí trả lời câu hỏi của Liên: không trực tiếp trả lời ngay mà còn làm
thêm để chõng xuống đất, bày biện các bát uống nước mãi rồi mới chép miệng trả
143
lời: “Ối chao, sớm muộn mà có ăn thua gì”. Câu văn cho ta thấy nhịp sống chậm
chạp, lẩn quẩn của nhân vật.
5. Những lời nói trên hoàn toàn phù hợp với con người khôn ngoan, thông
minh, lanh lợi của Hoạn Thư. Chỉ qua vài câu nói, Hoạn Thư đã trình bày được rất
nhiều vấn đề
Một : Tôi là đàn bà nên việc ghen tuông là chuyện thường tình.
Hai: Hãy nghĩ lại tôi đã tốt như thế nào khi cho cô ra gác viết kinh, thậm chí
khi cô bỏ trốn, tôi cũng chẳng cho người theo bắt lại (kể công).
Ba: Tôi với cô cùng cảnh chồng chung, nếu cô ở vị trí tôi thì chắc gì “ai đã
nhường cho ai”.
Bốn: Nhưng dẫu gì thì tôi cũng có lỗi với cô, bây giờ tôi chỉ mong vào lượng
khoan dung "trời bể" của cô ... tùy cô tha giết mặc lòng (vừa nhận tội, vừa tâng
bốc).
Kiểu 5: Bài tập cảm thụ chi tiết nghệ thuật về nội tâm nhân vật
Gợi ý trả lời:
1. Khi thầy đồ thầm nghĩ: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”,
thầy đồ đã ý thức được cái dốt của mình. Ở đây, tác giả dân gian đã để cho nhân vật
tự bộc lộ bản chất thật của bản thân. Người đọc đang chờ đợi cách xử lý theo hướng
sửa sai, không ngờ thầy đồ lấp liếm, che giấu cái dốt, cái sai. Càng chống chế, nguỵ
biện, bản chất dốt càng bộc lộ rõ hơn.
2. Không ai ngờ giữa ngày đói kém, một gã trai thô mộc, thấp hèn như Tràng
lại lấy được vợ. Điều này gây ngạc nhiên cho xóm làng, cho bà cụ Tứ và cho cả
bản thân Tràng nữa. Nhìn vợ ngồi giữa nhà mà Tràng vẫn hồ nghi “ra hắn đã có vợ
rồi đấy ư?”. Giữa ngày đói, hạnh phúc trở thành một thứ xa xỉ, mà người ta không
dám ước mơ. Tràng cầm nắm hạnh phúc trong tay mà vẫn nghi ngờ, không dám tin
đó là sự thật.
3. Qua câu hỏi tự vấn của Chí Phèo, ta thấy ở Chí có một cái gì như ăn năn,
hối hận về tội ác khi không đủ sức mà ác nữa. Anh ta băn khoăn tự hỏi rồi tự trả lời,
ngẫm nghĩ mà sợ hãi: Hắn đâu còn mạnh nữa. Và có lúc hắn ngẫm mình mà lo. Xưa
144
nay hắn chỉ sống bằng giật cướp và doạ nạt. Nếu không còn sức mà giật cướp, dọa
nạt nữa thì sao? Đã đành, hắn chỉ mạnh vì liều. Nhưng hắn mơ hồ thấy rằng sẽ có
một lúc mà người ta không thể liều được nữa. Bấy giờ mới nguy!
Đến đây, không ai nghĩ Chí Phèo là con quỷ dữ của làng Vũ Đại nữa. Một
người không những giàu cảm giác, cảm xúc, mà còn ý thức có phần sâu sắc về cuộc
đời, về bản thân phải là con người bình thường chứ! Với bản thân Chí Phèo, anh đã
trở lại hoàn toàn con đường tự ý thức.
4. Tnú bị giặc bắt sau khi Mai chết. Vợ và con chết cả rồi nhưng Tnú không
khóc. Anh ghìm nén nỗi đau, cố gắng vượt qua bi kịch cá nhân để tiếp tục sống và
chiến đấu. Bị trói chờ hành hình, giữa thời khắc ngắn ngủi của sự sống và cái chết,
Tnú cảm thấy bình thản lạ thường. Anh nghĩ "Đứa con chết rồi. Mai chắc cũng đã
chết. Mình rồi cũng chết thôi". Nhưng Tnú không sợ, anh không nghĩ đến bản thân,
giây phút ấy, anh vẫn dành cho cách mạng: “Ai sẽ làm cán bộ , rồi con Dít sẽ lớn
lên”. Điều làm Tnú day dứt và băn khoăn nhất chính là không sống được đến ngày
cùng dân làng Xô man đánh giặc, rồi khi có lệnh của Đảng cho đánh ai sẽ lãnh đạo
dân làng Xô man? Tnú hoàn toàn không nghĩ đến mình nữa, Tnú đã đặt cái chung,
cái nhiệm vụ lên trên bi kịch của mình. Đó là thái độ biến đau thương thành hành
động.
Chi tiết trên cho thấy Tnú là người con của dân làng Xôman, cũng như người
dân làng "có cái bụng thương núi, thương nước", Tnú đã sớm có lòng yêu thương
nhân dân, làng xóm. Từ tấm lòng này, Tnú đã mở rộng thành tình yêu gắn bó trung
thành thủy chung sâu nặng với Cách mạng, cán bộ Cách mạng.
♦ Kiểu 6: Bài tập cảm thụ chi tiết nghệ thuật về mối quan hệ giữa nhân
vật với các nhân vật khác
Gợi ý trả lời:
1. Ông Bụt chỉ xuất hiện giúp đỡ Tấm khi Tấm là một cô gái ngây thơ, yếu
đuối. Ở giai đoạn biến hoá về sau của Tấm, ta không thấy ông Bụt xuất hiện nữa.
Vai trò của ông Bụt chấm dứt khi Tấm thật sự bước vào cuộc đấu tranh giành lại sự
sống. Tấm đã ý thức được sự vùi dập, chà đạp của cái ác đổ xuống cuộc đời mình,
145
nàng không chờ Bụt rủ lòng thương, trong chờ ban thưởng từ cõi khác, mà tranh
đấu để giành lấy hạnh phúc của bản thân trong chính cuộc đời này.
- Nhà vua không có bất kỳ hành động nào khi Tấm bị mẹ con Cám hãm hại
hết lần này đến lần khác vì HS cần hiểu, theo thi pháp của truyện cổ tích, nhà vua là
loại nhân vật chức năng. Tính chất chức năng của nhân vật biểu hiện ở chỗ nó xây
dựng lên để thực hiện chức năng của mình, ngoài ra không làm gì khác.Giả sử
chúng ta phê phán nhân vật “nhà vua” trong “Tấm Cám” vì vua gì mà hoàng hậu đi
không có quân bảo vệ, hoàng hậu sao phải trèo cau, và tự dưng lại đi chấp nhận lấy
Cám... là không đúng với thi pháp truyện cổ.
2. Hơ Nhị là biểu tường cho sức mạnh của cộng đồng thị tộc. Miếng trầu do
nàng ném ra đã tác động tích cực đến sức mạnh của Đăm Săn, mang ý nghĩa biểu
tượng cho sức mạnh của thị tộc tiếp sức cho người anh hùng. Nó cũng chứng tỏ
rằng ở thời đại sử thi, mỗi cá nhân không thể sống tách tời thị tộc.
3.
- Quan hệ giữa Chí Phèo và Bá Kiến là quan hệ giữa kẻ thống trị và bị trị,
quan hệ cá lớn nuốt cá bé.
Khi Chí Phèo còn trẻ làm canh điền cho ông Lí Kiến sau này là Bá Kiến với
mối quan hệ chủ tớ, chỉ vì ghen tuông bóng gió mà Bá Kiến đã ngấm ngầm đẩy Chí
Phèo vào tù. Nhà tù thực dân đã hợp lực với Bá Kiến biến người nông dân lương
thiện Chí Phèo thành người lưu manh. Khi đã trở thành kẻ lưu manh Chí Phèo lại bị
Bá Kiến lợi dụng làm kẻ tay sai. Vẫn là mối quan hệ chủ tớ, Chí Phèo bị Bá Kiến
biến thành kẻ lưu manh quỷ dữ.
Bá Kiến sử dụng Chí như một công cụ quyền lực, khai thác một con người ở
khía cạnh tính cách lưu manh
- Thị Nở là người phụ nữ vừa xấu, vừa dở hơi, lại mang mả hủi trong người,
“người ta tránh thị như tránh con vật nào rất tởm”. Tuy nhiên, quan hệ giữa Chí
Phèo và Thị Nở là quan hệ giữa người cùng hội cùng thuyền. Cả hai đều là người bị
xã hội loài người xa lánh, họ không tồn tại ở làng Vũ Đại với tư cách là một con
người.
146
Thị Nở tuy xấu xí nhưng có một trái tim giàu lòng yêu thương. Duy nhất có
Thị Nở đối xử với Chí như một con người. Thị Nở xuất hiện khi Chí Phèo ở trạng
thái quỷ dữ mất hết nhân tính. Nhưng với tình yêu và bát cháo hành làm chất xúc tát
nó như một phép thử, Chí Phèo đã được phục sinh nhân tính, đã được phục sinh linh
hồn. Chí Phèo đã thèm khát lương thiện thèm khát hạnh phúc. Chính Thị Nở đã can
dự sâu sắc vào cuộc đời Chí, đánh thức phần người bấy lâu nay ngủ yên trong tâm
hồn Chí.
Dạng 2: Chi tiết nghệ thuật về hình tượng không gian trong tác phẩm
văn chương
Gợi ý trả lời:
1. Tất cả những không gian trên đều tạo cảm giác u ám, nặng nề. Không gian
tù đọng, ngưng trệ ấy là nơi trú ẩn cho thói mê muội của con người. Tạo dựng
không gian này, tác giả cho ta thấy căn bệnh tinh thần mê muội thật sự là đáng sợ,
dễ lây lan và trở nên bình thường trong xã hội Trung Quốc lúc bây giờ.
2. Căn buồng Mị ở không phải là căn buồng hạnh phúc, mà giống như một
gian ngục thất giam cầm một tù nhân mất ý niệm về thời gian sống, mất cảm giác về
cuộc sống và thân phận của mình.
Hình ảnh lỗ vuông ô cửa sổ trong tác phẩm chính là ranh giới phân biệt thành
hai không gian đối lập nhau hoàn toàn: giữa cuộc sống bên ngoài theo đúng nghĩa
của nó và cuộc sống “địa ngục trần gian” của Mị.
Căn buồng ấy là cầm cố tuổi xuân của cuộc đời người con gái bản cao.
3. Không gian trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam
- Thạch Lam đã chọn một phiên chợ tàn để nói lên được tất cả bộ mặt của phố
huyện. Chợ là nơi biểu hiện sức sống của một làng quê, biểu hiện thuần phong mĩ
tục của làng quê vì thế hình ảnh những ngày chợ phiên bao giờ cũng đông vui tấp
nập. Tuy nhiên, Thạch Lam lại chọn ngày chợ phiên để nói cái xác xơ tiêu điều của
phố huyện. Mặc dù không tả buổi chợ phiên nhưng ông đã tả những phế phẩm còn
lại của buổi chợ, đó cũng là cách biểu hiện chân thực nhất cảnh sống nơi phố huyện.
Rác chỉ là những thứ phế thải: “rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và bã mía, những
147
thanh nứa thanh treLũ trẻ vẫn còn ra bòn mót, nhặt nhạnh. Người bán trông vào
người mua và ngược lại nhưng tất cả chỉ là sự vô vọng, là một vòng lẩn quẩn của
cuộc sống. Mùi vị toả ra trong không gian này là một thứ mùi đặc trưng của sự
nghèo nàn. Đó là mùi bã mía, vỏ bưởi, vỏ thị, đất ẩm, mùi khói, mùi cỏ Cái mùi
vị ấy cũng góp phần làm cho khung cảnh thêm phần tàn tạ, héo úa.
- Với cấu trúc vòng tròn đồng tâm, không gian trong truyện có sự lồng ghép
nhiều vòng tròn. Không gian phố huyện là vòng tròn lớn bao trùm, trong nó có
những vòng tròn nhỏ: không gian buổi chợ chiều đã tàn, không gian hàng tạp hóa
nhỏ của chị em Liên, hàng nước của chị Tý, không gian gói gọn quanh manh chiếu
rách của gia đình bác Xẩm, không gian gánh phở của bác Siêu. Không gian thu hẹp
dần như chính cuộc đời buồn tẻ, bế tắc của những con người nơi phố huyện nhỏ.
Kết thúc tác phẩm là một ánh sáng nhỏ bé xa xăm đang lùi dần “là chấm nhỏ
của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre”. Đêm
tối lại bao trùm không gian phố huyện, trùm lên những bóng người âm thầm dọn
hàng trong đêm. Tâm của vòng tròn khép nhỏ lại chỉ còn là một chấm sáng nhỏ xa
dần. Tác giả mở đầu tác phẩm với không gian rộng để rồi thu hẹp dần, mở đầu bằng
ánh sáng “đỏ rực như lửa cháy” để rồi khép lại với đêm “tĩnh mịch và đầy bóng
tối”. Không gian vận động theo chiều hướng buồn lặng hơn như cuộc đời ngày càng
vất vả hơn của những kiếp người tàn nơi phố huyện.
4. Sau một đêm thành vợ chồng, dường như tất cả không có gì thay đổi: vẫn
căn nhà nát, người mẹ già và làng xóm còn vương đầy hơi tử khí. Nhưng ngôi nhà
ấy đã đươc sạch sẽ gọn gang, ong nước đầy ăm ắp; người vợ trẻ trở nên hiền dịu
mẫu mực. Một không gian đầy sinh khí đã tràn đến thay thế cho không gian ảm đảm
hôm trước. Chính điều này đã nhen nhóm một niềm tin vào tương lai tươi sáng
trong suy nghĩ của ba con người khốn khổ: "Hình như ai nấy đều có ý nghĩ rằng thu
xếp cửa nhà cho quang qủe, nề nếp thì cuộc đời của họ có thể khác đi, làm ăn có cơ
khấm khá hơn".
148
Rõ ràng sức mạnh làm thay đổi không gian u tối nghèo đói biến nó thành thế
giới nồng ấm chính là sức mạnh của tình yêu, ở đây tình yêu nam nữ đã thay đổi
con người, tình yêu người mẹ với con cái làm cho mọi người gắn bó hơn.
5. Chiếc thuyền là tổ ấm của gia đình Út Vũ, là nơi chứng kiến những sự
kiện đau lòng trong suốt cuộc hành trình bất tận của ba cha con: Út Vũ, Nương và
Điền.
- Chiếc thuyền – không gian nhỏ hẹp ấy trước hết là nhà, bởi nó là nơi cư trú
của ba nhân khẩu, nơi che mưa, che nắng, sinh hoạt hằng ngày của gia đình Nương.
Nhưng theo miêu tả của Nguyễn Ngọc Tư, nó thiếu thốn, rách nát “cái khạp da bò
nứt, trong rỗ úp vài cái chén sành, một thùng giấy chứa quần áo cũ”, “cái radio trị
giá mười bốn ngàn”, điều này phản ánh cuộc sống nghèo khổ, chật vật của ba cha
con Nương.
Tuy nhiên hình ảnh con thuyền thiếu thốn, rách nát ấy cũng phần nào phản
ánh đời sống tâm hồn của những người hàng ngày sống trên nó – những tâm hồn
đau khổ, tổn thương, sống lầm lũi, vô tình với chính đồng loại mình.
- Chiếc thuyền ấy cũng chính là không gian chứa đựng cuộc sống bi kịch của
chị em Nương. Chiếc thuyền ấy nhỏ nhưng với hai chị em sao lại rộng vô cùng.
Thời gian lấn lướt qua đi, chúng nhận ra mình ngày cáng xa cha và giữa cuộc đời
rộng lớn, chúng “phải tự mình học lấy cách sống”. Có nhiều bài học, chúng phải
đánh đổi bằng tính mạng của mình.
Dạng 3: Chi tiết nghệ thuật về hình tượng thời gian trong tác phẩm
văn chương
Gợi ý trả lời:
1. Bức tranh đời sống phố huyện được miêu tả theo trình tự thời gian: cảnh
phố huyện khi chiều buông xuống, lúc đêm tối và lúc đêm khuya. Miêu tả phó
huyện theo trật tự này, Thạch Lam đã tạo được một thời gian nghệ thuật giàu ý
nghĩa. Trật tự thời gian này đã giúp nhà văn thể hiện được những chuyển biến tinh
vi của thiên nhiên, ngoại cảnh. Đây cũng là khoảng thời gian mà con người dễ bộc
lộ cảm xúc sâu kín, nhà văn có thể đi sâu miêu tả thế gới nội tâm phong phú của
149
nhân vật với những biến thái mơ hồ, mong manh. Cảnh thiên nhiên được mô tả có
sự hoà hợp với tâm trạng và cảm xúc con người.
2. Đêm khuya, vắng lặng và tĩnh mịch. Đó là thời điểm con người cảm giác
rõ nhất sự cô đơn. Một mình đối diện với đêm khuya, khi tất cả mọi âm thanh của
cuộc sống đã lắng lại, đã lùi lại cả phía sau, người phụ nữ đa đoan ấy càng thấm thía
nỗi buồn. Cái âm thanh “văng vẳng” của tiếng trống canh dồn không làm cho đêm
bớt tĩnh lặng, mà ngược lại nó làm cho đêm sâu hơn, vắng hơn và lòng người buồn
hơn. Tiếng trống canh dồn như nhắc nhở thời gian đang trôi qua một cách lạnh lùng.
Một mình đối diện với đêm khuya, nhân vật trữ tình ngán ngẫm bởi thời gian trôi
nhanh mà tình duyên vẫn còn dang dở. Thời gian không chỉ nhanh từng ngày, từng
tháng, từng năm mà còn nhanh cả mỗi canh giờ. Bởi thế mà ngay cả lúc, thời gian
tưởng như có bước đi chậm nhất (thức lâu mới biết đêm dài) thì nó vẫn trôi vội vã.
3. Phần 1 và phần 2 của truyện là màu thu, mùa của ảm đạm, mùa của xử
chém, mùa của ốm đau, úa tàn, chết chóc (Hạ Du chết vì bị xử tử, Thuyên chết vì bị
bệnh lao). Phần 3 của chuyện là thời gian mùa xuân, tiết thanh minh đã hé mở
những điều tốt đẹp (mẹ của Thuyên đã bước qua con đường mòn ngăn cách, những
bông hoa không biết từ đâu xuất hiện trên mộ Hạ Du, câu hỏi đầy day dứt vẫn chưa
có câu trả lời “Thế này là thế nào?”).
Sự vận động chuyển biến của thời gian nghệ thuật trong tác phẩm, từ đêm
thu lạnh lẽo, tối tăm đến sớm mùa xuân thanh minh, trong sáng cũng nói lên nhiều
điều với độc giả về niềm lạc quan trước tương lai cách mạng ở nhà văn Lỗ Tấn.
4. Toàn bộ cuộc đời Chí Phèo được kể trong câu chuyện này nhưng trong
quá trình thuật lại câu chuyện, trình tự thời gian luôn luôn được thay đổi rất linh
hoạt với sự đan xen giữa hiện tại, quá khứ, tương lai. Tuy nhiên, sự đảo lộn trật tự
thời gian tuyến tính trong truyện “Chí Phèo” không hề phá vỡ tính liền mạch của
câu chuyện. Ngược lại nó còn có tác dụng gia tăng tính tuần tự, tính nối kết chặt chẽ
của các tình tiết nghệ thuật.
Theo dõi câu chuyện ta thấy, cuộc đời của Chí Phèo không được trình bày
một cách rành mạch, cụ thể về mặt thời gian. Điều này tưởng như vô lý nhưng lại
150
rất hợp lý vì bản thân Chí Phèo cũng không ý thức được rành mạch về tuổi tác của
mình: “Bởi vì ngay đến cái thẻ có biên tuổi hắn cũng không cóHắn nhớ mang
máng rằng có lần hắn hai mươi, rồi hắn đi ở tù, rồi hình như hắn hăm nhăm không
biết có đúng không?” Nói về thời gian, Nam Cao đã cố tình làm sai trật tự niên biểu
bằng cách dùng những từ “mang máng, hình như, hay là” đều rất mơ hồ, khó xác
định. Đây chính là dụng ý nghệ thuật của tác giả bởi suốt cuộc đời Chí là một cuộc
vật lộn rối rắm cố tìm lối thoát.
3. Các dạng bài tập cảm thụ chi tiết nghệ thuật thể hiện ý nghĩa tư tưởng thẩm
mỹ
Dạng 1: Chi tiết nghệ thuật về đề tài, chủ đề của tác phẩm văn
chương
Gợi ý trả lời:
1. Chi tiết “Chiến và Việt khiêng bàn thờ má đi gửi trước ngày nhập ngũ”
Chi tiết trên thật sự xúc động và mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Chúng ta cảm
nhận được sự rung động thật sự của ngòi bút nhà văn khi viết chi tiết này. Theo
Nguyễn Đình Thi, con người muốn làm việc lớn lao cho nước nhà trước hết phải là
những đứa con hiếu thuận, biết trân trọng giá trị tinh thần, trân trọng tình cảm ruột
thịt, trân trọng truyền thống gia đình. Hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng thể hiện sự
trưởng thành của hai chị em có thể gánh vác việc gia đình và viết tiếp khúc sông của
mình trong dòng sông truyền thống gia đình. Hơn thế nữa, thế hệ sau cứng cáp,
trưởng thành và có thể đi xa hơn.
Nghĩa cử cao đẹp và sự xúc động của người trong cuộc đã tạo nên không khí
thiêng liêng khi hai chị em Việt khiêng bàn thờ má. Không khí thiêng liêng đã biến
Việt thành người lớn. Lần đầu tiên Việt thấy rõ lòng mình (thương chị lạ, mối thù
thằng Mĩ thì có thể rờ thấy vì nó đang đè nặng trên vai)
Hơn nữa, qua chi tiết này Nguyễn Đình Thi nói với chúng ta một chân lý thật
đơn giản, thù nhà và nợ nước thật chất là một. Tình yêu nước, lòng căm thù giặc, vẻ
đẹp của lý tưởng thực chất cũng bắt đầu từ những nỗi đau cụ thể, có thật. Nó không
phải là cái gì chung chung, trừu tượng, vô hình.
151
2. Hình ảnh ngọn đèn chị Tý
- Hình ảnh ngọn đèn là ánh sáng nhỏ bé giữa bóng tối dày đặc bao trùm lên
phố huyện.
- Nó là hiện thân của những kiếp người nhỏ bé.
Ngọn đèn ấy thể hiện sự bé nhỏ, sự "chìm nghỉm" của những con người
trong phố huyện nghèo khổ. Qua đó thể hiện niềm tin, niềm hi vọng của họ vào một
tương lai tươi sáng dù biết đó là điều không thể. Đó là lí do vì sao, dù leo lắt nhưng
ngọn đèn vẫn sáng mà không tắt.
3. Trước kia, chiều nào Tràng cũng đi về qua xóm, nhưng hình ảnh đơn độc
của Tràng không gây ra bất kỳ một xao động nào trong đời sống của cái xóm ngụ cư
tồi tàn ấy. Sự biến đổi chốc lát như thế phụ thuộc vào hình ảnh người đàn bà bên
Tràng. Mọi người bàn tán và cũng đôi phần đoán ra được câu chuyện của Tràng. Họ
đoán được bằng chính hoàn cảnh của họ. Việc lấy vợ lấy chồng luôn là một niềm
vui và quan trọng, nó chuẩn bị cho một cuộc sống khác, cuộc sống tương lai của
đứa con. Nhìn Tràng và người đàn bà, bất chợt họ cũng mơ hồ nghĩ đến tương lai
của chính họ và có thêm một chút niềm tin vào cuộc sống. Họ sẽ nghĩ rằng "Đó,
anh ta không những còn sống mà còn nuôi thêm được một người nữa trong hoàn
cảnh này". Suy nghĩ này là động lực giúp họ lạc quan hơn trong hoàn cảnh đói khát
hiện tại.
4. Hình tượng “cuốn sổ” ngầm chứa chức năng lí giải chiều sâu hành động
hiện tại của các nhân vật. Cuốn sổ ghi chép đủ những sự việc đáng nhớ xảy ra với
gia đình lớn của chị em Chiến - Việt, từ chuyện người nào bị giặc giết vào ngày nào
đến chuyện ai bị chúng nhục mạ ra sao. Đặc biệt, cuốn sổ kể khá tỉ mỉ từng chiến
công đánh giặc của các thành viên gia đình, trong đó có chiến công của Chiến và
Việt theo du kích bắn tàu Mĩ trên sông Định Thuỷ. Cuốn sổ ấy là lịch sử một gia
đình, nó cho thấy truyền thống và sự tiếp nối. Nó là một hình thức giáo dục lòng tự
hào về truyền thống mà chú Năm rất có ý thức xây dựng cho thế hệ con cháu. Chú
nói : "Chừng nào bây trọng trọng (lớn lớn) tao giao cuốn sổ cho chị em bây". Câu
nói ấy cũng rất mực tự nhiên mà chứa đầy ý nghĩa. Chính thế hệ mới sẽ là người
152
viết tiếp những trang mới, vẻ vang cho truyền thống. Không thể nói mọi chiến công
mà Chiến và Việt lập được lại không liên quan tới cuốn sổ gia đình này. Kể lại sự
việc nhưng không bao giờ quên khám phá chiều sâu của nó chính là thuộc tính bản
chất của ngòi bút Nguyễn Thi.
Dạng 2: Chi tiết nghệ thuật mở đầu, kết thúc tác phẩm văn chương
Gợi ý trả lời:
1. Mở đầu câu chuyện nhà văn không giới thiệu cụ thể lai lịch “thằng không
cha không mẹ” của Chí Phèo mà “vô tình” hé lộ lai lịch đó qua tiếng chửi cho
người đọc tiếp cận ngay đến giai đoạn tha hoá cao độ của nhân vật. Nam Cao đã
chọn một cách giới thiệu nhân vật rất ấn tượng, độc đáo nhưng đồng thời cũng hé
mở cho người đọc thấy cảnh ngộ bi đát của nhân vật. Chí Phèo đã tha hoá, đã trở
thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, bị dân làng cự tuyệt thẳng thừng. Không ai thèm
trò chuyện, giao tiếp với hắn, ngay cả một hình thức giao tiếp tồi tệ nhất là chửi
nhau người ta cũng không thèm chửi lại hắn. Chửi lại hắn nghĩa là người ta còn phải
bận tâm tới hắn. còn coi hắn là người. Đằng này hắn cứ chửi và không ai lên tiếng,
chỉ có mấy con chó đáp lại tiếng chửi của hắn. Hắn đã bị gạt ra khỏi thế giới loài
người, không ai còn coi hắn là người nữa. Tiếng chửi kia chính là tiếng nói đau
thương của một con người ít nhiều ý thức được bi kịch của mình: sống giữa cuộc
đời mà bị tước quyền làm người.
2. Bài thơ mở đầu bằng tiếng tu hú và kết thúc cũng bằng tiếng chim tu hú.
Nhưng trong tiếng chim, tình cảm của nhà thơ đã có một chuyển biến mạnh mẽ, từ
cảm thụ thiên nhiên đến khát khao hành động. Bài thơ kết thúc mở bằng tiếng chim
cứ kêu như giục giã hành động sắp tới. Tiếng chim hay khao khát cháy bỏng của
nhà thơ?
3. Cách mở đầu và kết thúc truyện ngắn “Một bữa no” của Nam Cao đã vẽ
lên một bức tranh rất thực về cuộc sống của người nông dân trong xã hội lúc bấy
giờ. Mở đầu tác phẩm là tiếng khóc hờ con khi đói của bà lão - than thân trách phận,
hờn trời oán đất, kể lể tình cảnh bi ai của mình. Kết thúc là cái chết thương tâm của
bà sau một bữa no cuối đời - no không hẳn vì cơm, mà vì nhục.
153
“Một bữa no” của bà lão già ốm yếu, đói vàng cả mắt ấy, tội nghiệp thay,
cay đắng thay, là một bài học cho những ai cố “ăn tộ vào” vì “người ta đói đến đâu
cũng không thể chết, nhưng no một bữa là đủ chết”.
Nam Cao nói chẳng sai, con người vẫn thường lay lắt sống được khi đói, chứ
lắm lúc chỉ cần một bữa no quá đà là đủ giết người ta. Nam Cao bề ngoài có vẻ thản
nhiên, lạnh lùng qua chi tiết mở đầu và kết thúc ấy nhưng kỳ thực trang văn thấm
đẫm những giọt nước mắt thương cảm, chua xót trước cảnh vì đói khát mà người
nông dân phải đổi nỗi khổ về vật chất lấy nỗi nhục về tinh thần, từ bỏ cả lòng tự
trọng và nhân cách con người.
4. Truyện ngắn “Rừng xà nu” mở đầu bằng một trang đặc tả: "Rừng xà nu
nằm trong tằm đại bác của giặc" đang ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho
làng Xôman và kết thúc là hình ảnh "những cây xà nu nối tiếp nhau chạy đến chân
trời" trong tầm mắt của cụ Mết, Tnú, Dít. Đây là cách mở đầu và kết thúc truyện
theo kết cấu vòng tròn (hay còn được gọi là đầu cuối tương ứng).
Kết cấu này tạo nền vững chãi để triển khai câu chuyện. Những trang sử đau
thương, bất khuất của làng Xôman lần lượt sống dậy trên nền cảnh xà nu. Lối kết
cấu này còn tạo dư âm hùng tráng cho thiên truyện và nó như một bài ca bất tận về
sức sống của thiên nhiên Tây Nguyên, về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của con
người Tây Nguyên.
5. Trong đoạn mở đầu và của truyện ngắn “Cô hàng xén” đều xuất hiện chi
tiết “dãy tre làng”. Tuy nhiên, ở đoạn mở đầu, “dãy tre làng” là dấu hiệu của hạnh
phúc, của yêu thương. Tâm về đến đầu làng, nhìn thấy dãy tre, Tâm có cảm giác
quen thuộc, ấm cúng. Dãy tre như dang rộng vòng tay đón Tâm trở về với gia đình,
với mẹ và các em đang mong đợi nàng.
Ở đoạn kết thúc, Tâm từ trong làng đi ra, dãy tre làng bỗng vụt hiện lên trước
mặt, tối tăm và dầy đặc như chính tương lai của nàng – một tương lai mịt mờ với
cuộc sống quẩn quanh, khó nhọc và lo sợ - những lời dằn của mẹ chồng và những
câu giận dữ của Bài mỗi khi hỏi nàng không có tiền.
154
Dù xuất hiện trong cả đoạn mở đầu và kết thúc, nhưng hình ảnh “dãy tre
làng” lại mở ra hai cuộc sống khác nhau của nhân vật.
Dạng 3: Chi tiết nghệ thuật về nhan đề, lời đề từ của tác phẩm văn
chương
Gợi ý trả lời:
1. Lời đề từ “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”
- Đây là lời di chúc thể hiện tình yêu tha thiết, say đắm của Lorca đối với
nghệ thuật và xứ sở Tây Ban Nha.
- Lời đề từ gợi liên tưởng đến một câu thơ trong bài thơ “Ghi nhớ” của
Lorca: “Khi tôi chết hãy vùi xác tôi cùng cây đàn dưới lớp cát”.
Là một nhà cách tân nghệ thuật, Lorca biết một ngày nào đó những di sản
nghệ thuật của mình sẽ là một án ngữ, ngăn cản những sáng tạo đột phá của thế hệ
sau nên đã có lời nhắn nhủ chân thành với những người kế tục: hãy “chôn” nghệ
thuật của ông để bước tiếp, để vươn tới những đỉnh cao nghệ thuật mới.
2. Nguyễn Tuân đã viết hoa chữ “Sông” trong tác phẩm “Người lái đò Sông
Đà”, bởi vì theo cách nhìn của ông, sông Đà không chỉ là một con sông bình thường
mà đã trở thành một “nhân vật” đặc biệt, có cá tính, phẩm cách riêng; và trong tác
phẩm, nhà văn đã nhiều lần sử dụng thủ pháp nhân hóa để xây dựng hình tượng này.
3. Nhan đề “Vợ nhặt”
- “Vợ nhặt”: tác giả ngụ ý muốn nói vợ nhặt, dẫu không được cưới hỏi đàng
hoàng cũng là một người vợ như bất kỳ những người vợ danh chính ngôn thuận
khác trong xã hội. Người phụ nữ chua chát chỏng lỏn sau khi làm vợ đã thay đổi trở
thành người vợ đảm đang: lễ phép với mẹ chồng, biết chịu đựng trước gia cảnh nhà
chồng (thị nén tiếng thở dài khi mới về đến nhà), biết thu vén nhà cửa gọn gàng,
ngăn nắp để tạo nên một không khí đầm ấm.
- “Nhặt vợ”: coi con người như một món hàng, một đồ vật bị đánh rơi, điều
này không đúng với nội dung, tư tưởng truyện ngắn của Kim Lân
4. Nhan đề truyện ngắn “Rừng xà nu”.
155
- Nhà văn có thể đặt tên cho tác phẩm là “Làng Xô-man” hay “Tnú”- nhân
vật chính của truyện nhưng nếu như vậy truyện sẽ mất đi tính khái quát và gợi mở.
- “Rừng xà nu” - tên tác phẩm chứa đựng được cảm xúc của nhà văn và linh
hồn tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
- “Rừng xà nu” gợi án tượng khó quên của núi rừng Tây Nguyên - sức sống
bất diệt của cây và tinh thần bất khuất của con người.
Như vậy, nhan đề “Rừng xà nu” vừa mang ý nghĩa thực (những đặc điểm và
sức sống bất diệt của loài cây xà nu) vừa mang ý nghĩa tượng trưng (con người làng
Xô Man kiên cường, bất khuất). Hai ý nghĩa này hòa quyện vừa làm nổi bật hình
tượng sinh động của cây xà nu vừa đưa lại không khí Tây Nguyên đậm đà cho tác
phẩm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xay_dung_he_thong_bai_tap_bo_tro_ren_luyen_ky_nang_cam_thu_van_hoc_cho_hoc_sinh_trung_hoc_pho_thong.pdf