Luận văn Xây dựng mô hình quản lý khai thác khu du lịch Chùa Hương

- Khu du lịch chùa Hương có một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển của tỉnh Hà Tây nói riêng và của vùng du lịch Bắc Bộ nói chung, đặc biệt trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của trung tâm du lịch Hà Nội và các vùng phụ cận. - Khu du lịch chùa Hương là nơi tập chung nhiều tiềm năng du lịch phong phú và có giá trị về mặt tự nhiên và nhân văn trong đó đặc biệt phải kể đến hoạt động lễ hội, các di tịch lịch sửvăn hoá, các di tích khảo cổ, hệ sinh thái, cảnh quan với nhiều hang động đẹp và hấp dẫn. Các lợi thếtrên cho phép khu du lịch chùa Hương có thể phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn mà tiêu biểu là du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch tham quan nghiên cú , nghỉ dưỡng,thể thao, đặc biệt là du lịch lễ hội.

pdf66 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3713 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng mô hình quản lý khai thác khu du lịch Chùa Hương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
). Đơn vị: Phòng. Nhu cầu KS Năm 2004 Năm 2006 Năm 2010 Nhu cầu khách quốc tế 45 50 150 Nhu cầu khách Nội địa 100 150 350 Tổng 145 200 500 (nguồn: Dự báo của viện nghiên cứu du lịch và phát triển ) Tuy nhiên ngoài số lượng phòng khách sạn dự báo cần thiết phải có chỗ nghỉ ngơi cho khách đến nghỉ trong ngày. Theo hướng này có thểưu tiên xây dựng các nhà trọ, cắm trại, bangalow… * Dự báo nhu cầu đầu tư khách sạn. Hiện nay ở khu du lịch chùa Hương có khoảng 100 phòng khách sạn (không kể nhà trọ tư nhân). Tuy nhiên các phòng này không đủ tiêu chuẩn xếp hạng. Theo dự báo năm 2006 toàn khu vực cần 500 phòng, như vậy giai đoạn từ nay đến 2006 cần tập trung đầu tưđể nâng cấp các phòng hiện cóđểđạt được tiêu chuẩn xếp hạng từ 1- 2* với số vốn khoảng1 triệu USD (trung bình mỗi phòng cần 20.000USD). Ngoài ra có thể xây dựng một số camping, bangalow… phục vụ khách nghỉ trong ngày. Giai đoạn này cần tập trung xây dựng một số hạng mục công trình, cơ sở hạ tầng, bến bãi, cơ sở vui chơi giải trí, cơ sở dịch vụ với quy mô thích hợp đểđáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Giai đoạn 2004 - 2010 khu du lịch chùa Hương cần xây dựng mới khoảng 400 phòng khách sạn đủ chỉ tiêu từ 1-3* ước tính số vốn đầu tư là 20 - 25 triệu USD. *Dự báo nhu cầu lao động. Căn cứ vào tình hình cụ thể của khu du lịch Chùa Hương trong những năm qua về nguồn nhân lực cùng với dự báo phát triển trong những năm tới ta có dự báo 39 về tình hình sử dụng nguồn nhân lực tại khu vực. Dựa vào nhu cầu lao động tính bình quân cho một phòng khách sạn của cả nước và khu vực là 1.5 lao động trực tiếp cũng như số lao động gián tiếp kèm theo (1 lao động trực tiếp kèm theo 2,2 lao động gián tiếp). Nhưng ở khu du lịch chùa Hương các dịch vụ du lịch còn ở mức chưa cao, các dịch vụ bổ xung chưa phong phú nên các chỉ tiêu chỉáp dụng cho 1,3 lao động trực tiếp và 2 lao động gián tiếp. Ta có dự báo về tình hình lao động tại khu vực này như sau: Bảng 15. Dự báo nhu cầu lao động tại khu du lịch chùa Hương thời kỳ (2004 – 2006 - 2010). Loại LĐ Đơnvị tính Năm 2004 Năm 2006 Năm 2010 Trực tiếp Người 245 270 670 Gián tiếp Người 480 540 1340 Tổng Người 725 810 2010 (Nguồn : Viện nghiên cứu và phát triển du lịch) 2.3. THỰCTRẠNGTỔCHỨCQUẢNLÝKHUDULỊCHCHÙA HƯƠNG. 2.3.1. Mô hình quản lý khai thác khu du lịch chùa Hương hiện nay. Hiện nay, khu du lịch Chùa Hương là một trong những điểm khai thác trọng yếu của ngành du lịch tỉnh Hà Tây. Hàng năm vào mùa lễ hội, Chùa Hương đón tiếp một lượng khách lớn, chiếm tỷ lệ trên 40% lượng khách đến toàn tỉnh. Tuy nhiên, sự phát triển đó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của khu du lịch . Tình trạng kinh doanh du lịch “ăn xổi ở thì”, kinh doanh mang tính “chụp giật”, “ manh mún” đã khuyến khích các hoạt động kiếm lời thiếu văn hoá làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, cảnh quan, làm mất dần đi những giá trị có một không hai của khu du lịch. Điều này xuất phát từ những hoạt động kinh doanh khai thác. phục vụ du lịch một cách bừa bãi, thiếu quy hoạch do hoạt động quản lý khai thác khu du lịch còn lỏng lẻo, thiếu đồng bộ. Nguyên nhân sâu xa và cũng là vấn đề nổi cộm nhất tại khu du lịch chính là chưa có một mô hình quản lý một cách hợp lý tương xứng với một 40 điểm du lịch lớn của Hà Tây nói riêng vàđất nước ta nói chung. Theo quy định tại điều 12 chương III của pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử và danh thắng thì UBND tỉnh Hà Tây chịu trách nhiệm quản lý và bảo vệ khu thắng cảnh Chùa Hương. Năm 1983 UBND tỉnh Hà Tây ( Hà Sơn Bình cũ ) đã ra quyết định giao khu thắng cảnh này cho UBND huyện MỹĐức quản lý. Quyết định này đã không được sự nhất trí của Bộ Trưởng Bộ Văn Hoáđương thời. Từđó trên danh nghĩa, việc bảo vệ khu du lịch Chùa Hương được giao cho một cơ quan mang tên “ Công ty thắng cảnh Hương Sơn” vừa làm nhiệm vụ quản lý nhà nước vừa thực hiện chức năng khai thác dịch vụ du lịch. Nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau cơ quan này đã tồn tại trong tình trạng “ hữu danh vô thực”. Cuối năm 1996, theo quyết định số 215 ngày 16/04/1996 của UBND tỉnh Hà Tây công ty này đổi tên thành “ Công ty du lịch thắng cảnh Hương Sơn” thuộc sở du lịch, làm chức năng quản lý kinh doanh bảo vệ tôn tạo và phát triển khu thắng cảnh Hương Sơn. Từ năm 1997 - 2000 thì quản lý và tôn tạo bảo vệ phát triển khu thắng cảnh Hương Sơn lại giao cho UBND tỉnh Hà Tây (tháng 8/1998). Đến năm 2001 đến nay việc quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn lại được giao cho UBND huyện MỹĐức. Có thể nói cho đến nay trải qua mấy lần thay đổi cơ quan quản lý nhưng việc tổ chức quản lý, bảo tồn và khai thác tài nguyên vẫn chưa tương xứng với giá trị của khu du lịch. Việc UBND huyện MỹĐức được giao nhiệm vụ quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn tuy cũng có một số uưđiểm nhất định, nhưng xét trên nhiều khía cạnh việc phân cấp quản lý và mô hình quản lý khai thác hiện nay vẫn chưa phát huy hết thế mạnh và tương xứng với tiềm năng và vị trí của danh thắng, một công trình thiên nhiên và nhân tạo không chỉ cóý nghĩa trong nước mà còn mang tầm quốc tếđang được Bộ Văn Hoá Thông Tin đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. 2.3.1.1. Cơ cấu tổ chức Ban quản lýđặt dưới sự chỉđạo trực tiếp của UBND huyện MỹĐức. Thành phần tham gia : Công an tỉnh , sở tài chính , sở lao động và thương binh xã hội, Uỷ ban mặt trận tổ quốc, Sở du lịch, Sở văn hoá, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, UBND 41 huyện MỹĐức, sở thương mại và các ban nghành liên quan khác. 2.3.1.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận. - UBND tỉnh Hà Tây quản lý tầm vĩ mô về tình hình phát triển khu du lịch chùa Hương nói riêng và toàn tỉnh Hà Tây nói chung UBND tỉnh trực tiếp giao cho UBND huyện MỹĐức khai thác và quản lý khu du lịch chùa Hương. Sở Thương mại, Sở Văn hoá - Thông tin, Sở Du lịch, công an tỉnh cùng các ban ngành khác có nhiệm vụ quản lý khu du lịch về chuyên môn, lĩnh vực của ngành. UBND huyện MỹĐức theo sự chỉđạo của UBND tỉnh Hà Tây trực tiếp quản lý khu du lịch chùa Hương trong và ngoài hội. Trực tiếp chỉđạo cho ban quản lý khu du lịch chùa Hương thực hiện hoàn thành các kế hoạch đãđề ra. Ban quản lý khu du lịch chùa Hương trực thuộc UBND huyện MỹĐức đồng thời chịu sự chỉđạo chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật của Bộ văn hóa thông tin, sự kiểm tra giám sát của các ngành chức năng có liên quan. Ban quản lý khu du lịch chùa Hương làđơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Ban quản lý phối hợp với các đơn vị thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụđãđề ra : + Ban quản lý khu du lịch chùa Hương phối hợp với UBND xã Hương Sơn cùng các ngành có liên quan lập phương án giám định giám sát các hoạt động như xây dựng, phát triển khu du lịch chùa Hương. + Phối hợp cùng các xã, thôn trong khu vực quản lý các phương tiện chở khách và tổ chức các dịch vụăn uống, nghỉ ngơi, hàng hóa trên địa bàn khu du lịch: + Phát hành tổ chức bán vé theo quy định của huyện + Phối hợp với Sở tài chính - Vật giá, cục thuế xác định mức thu phí tham quan. + Thực hiện nhiệm vụ khác do UBND tỉnh, huyện và Bộ văn hóa thông tin giao. Ngoài mùa lễ hội, khu du lịch chùa Hương chịu sự quản lý của rất nhiều cơ 42 quan quản lý theo chuyên môn và theo địa bàn. Nhà chùa quản lý việc chi tiêu, hương khói và các hoạt động trong chùa. Nhưng nhà chùa cũng chịu quản lý giám sát tình hình chi tiêu của sở tài chính, và quản lý về mặt chuyên môn của sở văn hoá trực thuộc Bộ Văn Hoá. Nhà chùa có nguồn thu từ việc công đức của khách thập phương nhưng nếu muốn tu sửa hay xây dựng thêm cũng phải xin phép của bộ văn hoá. Huyện quản lý khu du lịch trực tiếp theo sự uỷ quyền của UBND tỉnh Hà Tây và huyện cũng lại giao nhiệm vụ cho Ban quản lý khu di tích . Sở văn hoá trực tiếp quản lý về chuyên môn, cách ứng xử văn hoá và quản lý trực tiếp việc xây dựng các chùa trong khu du lịch . Sở lao động và thương binh xã hội cũng muốn tham gia vào quản lý khu du lịch và có nhiệm vụ phân công lao động trong khu du lịch Các cơ quan quản lý mang tính chất chồng chéo lên nhau, cơ quan nào cũng muốn mình có quyền lực cao nhất nhưng hiện tại các cơ quan quản lý này cũng chưa cóđủ thẩm quyền đểđưa ra các quyết định lớn Xã Hương Sơn được UBND huyện MỹĐức giao cho quyền phân bổ, quản lý các hộ lái đò, kinh doanh trong khu vực xung quanh chùa cùng tình hình trật tự trị an và cũng muốn có các quyền được xây dựng các chùa. Tuy nhiên khu du lịch chùa Hương cóđặc điểm đặc biệt là thời gian hội kéo dài 3 tháng, lượng khách đông nhất các lễ hội khác trong tỉnh và vùng Bắc Bộ nên cơ cấu quản lý cóđiều đặc biệt. Vào mùa lễ hội Ban tổ chức lễ hội được thành lập trực thuộc UBND huyện MỹĐức. Khi hết hội ban tổ chức tựđộng giải tán vàđược thành lập mỗi năm một khác. Ban tổ chức gồm trưởng ban, các phó trượng ban, uỷ viên thường trực, uỷ viên ban tổ chức và lực lượng nhân viên được biên chế thành các tiểu ban. Sơđồ 1: Mô hình quản lý khu du lịch Chùa Hương vào mùa hội UBND Tỉnh Hà Tây UBND Huyện MỹĐức 43 Ban tổ chức lễ hội có nhiệm vụ tổ chức lễ hội và quản lý thắng cảnh, phục vụ khách tham quan thắng cảnh và lễ hội an toàn, văn minh, lịch sựđúng quy chế lễ hội của Bộ văn hóa - thông tin, chỉđạo của UBND tỉnh Hà Tây, nghị quyết của Ban thường vụ huyện ủy, kế hoạch quản lý tổ chức lễ hội chùa Hương của UBND huyện MỹĐức đề ra. Trong đó các tiểu ban đều phải thực hiện các nhiệm vụ của mình: * Tiểu ban kinh tế - tài chính: - Chỉđạo UBND xã Hương Sơn chủđộng phối hợp với Ban quản lý, các cơ quan chức năng huyện, tổ chức khảo sát vẽ sơđồ quy hoạch tổng thể, chi tiết mặt bằng bố trí kinh doanh dịch vụ, mức thuế, lệ phí trình UBND huyện phê duyệt. - Tổ chức thu phí, thuế nộp đủ vào ngân sách. - Giao cho UBND xã Hương Sơn bán vé và thanh toán vé tiền bán vé nộp đủ vào kho bạc nhà nước trong ngày - Hướng dẫn nhà chùa quản lý việc thu chi tiền công đức, quỹ két theo quy BTC Lễ hội Chùa Hương Tiểu b an A n ninh trật tự Tiểu b an văn h oá - xh TB q uản lý thắng cảnh Tiểu b an G iao thô ng . Tiểu b an Tài chính . 44 định hiện hành. * Tiểu ban giao thông bến trạm: - Phối hợp với công an, ban tài chính UBND các xã quản lý về cơ sở hạ tầng, vấn đề giao thông và các khu bến trạm. * Tiểu ban an ninh trật tự: - Xây dựng phương án bảo vệ lễ hội, giữ gìn an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội. Phối hợp với chính quyền xã thực hiện giải quyết nhanh gọn có hiệu quả các vụ việc xảy ra. * Tiểu ban quản lý di tích thắng cảnh: Bố trí lực lượng bảo vệ thường xuyên, kiểm tra, giữ gìn di tích thắng cảnh và cảnh quan và khu vực. Đề xuất tu bổ tôn tạo bảo vệ xây dựng và tuyên truyền ý nghĩa giá trị khu du lịch. * Tiểu ban văn hóa xã hội: quản lý về mặt văn hóa, văn minh trong du lịch. 2.3.1.3. Lợi ích của các bộ phận tham gia quản lý: Cơ chế quản lý chưa thật chặt chẽ nên dẫn đến lợi ích của các bộ phận quản lý không đồng đều và gây mâu thuẫn dẫn đến tình trạng kém hiệu quả. - UBND tỉnh quy định mức thuế, nộp ngân sách đểđầu tư, tu bổ và quản lý vĩ mô khu du lịch chùa Hương. - UBND huyện MỹĐức quản lý về mặt không gian lãnh thổ trong khu vực, quyền quyết định, có sự phân bốđối với các hộ kinh doanh trong khu du lịch và trực tiếp quản lý vấn đề thu chi của khu du lịch. - Các bộ ban ngành khác với chức năng tham mưu chỉđạo chuyên môn quản lý về mặt nghiệp vụ, trình độ chuyên môn. Lương của đội ngũ nhân viên, chuyên viên theo quy định của nhà nước được trích từ nguồn thu của khu du lịch. UBND xã Hương Sơn được quản lý các hộ kinh doanh vàđội ngũ lái đò vàđược trích vào quỹ phúc lợi của xã từ các nguồn thu thuế trên. 2.3.2. Những vấn đềđặt ra trong quản lý, khai thác khu du lịch chùa Hương hiên nay: 45 Khu du lịch chùa Hương là khu du lịch có tiềm năng du lịch rất lớn chưa được khai thác tốt nên vẫn còn nhiều hạn chế của kinh doanh du lịch. Quản lý khai thác khu du lịch chùa Hương được các cấp lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và chính quyền rất quan tâm. Hiện nay ban quản lý khu du lịch cũng như chính quyền huyện MỹĐức đang cố gắng hoàn thiện và quản lý có hiệu quả khu du lịch. Tuy nhiên với mô hình hiện nay đã có những u điểm và hạn chế nhất định. * Ưu điểm: -Ban quản lý khu di tích và thắng cảnh chùa Hương và UBND huyện MỹĐức đã tìm ra được cách quản lý với các tiểu ban trong ban quản lý vào dịp lễ hội rất tốt, đã nắm bắt và phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận một cách chặt chẽ, quy củ. - Ban quản lý trực thuộc sự quản lý của UBND huyện MỹĐức có lợi thế rất lớn là huyện hiểu được rõ lợi thế và hạn chế của khu du lịch một cách có căn cứ, cách nhìn đầy đủ, và cụ thể hơn. - UBND huyện MỹĐức cùng bộ phận công an huyện và xã Hương Sơn nắm rõđược tình hình an ninh trật tự hạn chế trường hợp móc túi vàăn xin tại khu du lịch. * Nhược điểm: - Khu du lịch chùa Hương là khu du lịch có tiềm năng lớn, đang được Bộ văn hóa trình lên UNESCO công nhận là di sản thế giới màđểở tầm quản lý thuộc cấp huyện thì còn còn gặp nhiều hạn chế về trình độ, nghiệp vụ. - Bộ máy quản lý còn cồng kềnh, quản lý không chặt chẽ. Đội ngũ cán bộ, nhân viên của bộ máy quản lý còn do người dân nhặt lên nên trình độ phục vụ dịch vụ và khả năng giao tiếp còn kém. Họ chỉ vì mục đích lợi ích cá nhân. Các nhân viên bộ phận bến bãi vi phạm cấu kết với kẻ môi giới làm thâm hụt ngân sách nhà nước bằng cách cho khách vào mà không cần kiểm tra vé. Trong khi đó khách vẫn phải trả tiền vé thắng cảnh và tiền chởđò cho lái đò và người môi giới. Các nhân viên trong bộ máy quản lýđa phần là những người dân lao động, quen với cách làm việc tự do, họ không có sự ràng buộc của cơ quan nhà nước như cán bộ công nhân viên chức nhà nước. Khi họ vi phạm thì mức xử lý chỉ là không được làm 46 ở vị tríđó họ vẫn về với cuộc sống người lao động của nhà nông. Mặt khác, vẫn còn do thói quen, nếp sống cả nể với bà con làng xóm nên dẫn đến tình trạng trốn thuế, trốn vé và môi giới khách . Do không có trình độ nghiệp vụ về du lịch nên hạn chế không tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn và tận dụng được các tài nguyên quý giá của khu du lịch. Do cơ quan quản lý chỉở cấp huyện nên nhiều khi còn hạn chế về mặt quyền lực. Khi muốn thực hiện một dựán nào đó phải xin ý kiến của các cấp lãnh đạo cao hơn gây nên tình trạng mất thời gian và nhiều khi gây nên tình trạng mâu thuẫn. - Việc quản lý tiền thu chi của nhà chùa chưa được chặt chẽ. - Do quản lý không chặt chẽ nên vẫn xuất hiện nhiều kẻ môi giới, giành giật khách gây mất trật tự an ninh và khó chịu cho khách. - Các cơ quan chức năng tìm ra được các phương hướng nhưng chưa quản lý có hiệu quả, chưa có bộ máy tổ chức điều hành thống nhất. - Quản lý tổ chức nhà nước: Các lĩnh vực còn thiếu đồng bộ, thống nhất, chưa có quy chế mang tính +pháp lýđể quản lý khai thác kinh doanh du lịch. - Chưa có sự phối hợp tốt giữa các ban ngành có liên quan. Các ban ngành chưa thấy được tầm quan trọng và trách nhiệm của mình. Các cơ quan quản lý có quyền hạn chồng chéo lên nhau , cơ quan nào cũng muốn mình trực tiếp theo sự quản lý của mình nhưng thực tế họ lại không cóđủ quyền lực để tự quyết định. Khi có một việc cần quyết định thì phải chịu sự chi phối của rất nhiều các cơ quan khác nhau và nhiều khi dẫn đến mâu thuẫn. Ví dụ nhưđể xây dựng một ngôi chùa mới xã quyết định cho xây nhưng sở văn hoá lại không đồng ý dẫn đến mâu thuẫn giữa hai bên. Ai cũng bảo vệý kiến của mình dẫn đến các chính sách trái ngược nhau và gây những tiêu cực ảnh hưởng xấu đến khu du lịch . Việc phân chia lợi ích kinh tế chưa được rõ ràng . Các cơ quan chức năng còn nặng về lợi ích riêng mà tranh giành quyền lực. Người dân thì vì lợi ích cá nhân mà nảy sinh các họat động kém văn minh, tranh giành khách, bắt ép giá khách. Xã thì cấp phép cho xây dựng các chùa, động và thu lệ phí trái phép. Các thôn tranh giành các 47 khu kinh doanh và việc phân công chèo đò chở khách. Do cơ chế quản lý nhà nước quyền lợi cuả nhân viên không gắn chặt với cơ quan quản lý. Nhân viên không quan tâm đến tình hình tài chính của khu du lịch mà chỉ nhận lương theo quy định của nhà nước. Ngoài dịp lễ hội việc quản lý khai thác khu du lịch không được quan tâm đích đáng gây nên hiện tượng rất vắng khách. Cán bộ thường trực tại khu vực chính như chùa Thiên Trù, động Hương Tích không tích cực, nghỉ sớm nên hiện tượng bắt chẹt khách du lịch về muộn vẫ xảy ra. Tại các trạm công an dọc đường leo núi ngoài mùa lễ hội không còn có người thường trực đảm bảo an ninh an toàn cho du khách. KẾTLUẬNCHƯƠNG II: Ngoài những thành công đáng kể về tình hình chùa động hoạt động trái phép và trật tự trị an còn có những vấn đề bất cập trong quản lý khai thác khu du lịch chùa Hương. - Về tổ chức quản lý khai thác + Chưa tìm ra được mô hình quản lý khai thác tài nguyên khu du lịch một cách có hiệu quả. + Chưa có 1 cơ chế nội quy mang tính pháp lýđể bảo vệ quản lý khai thác kinh doanh tại khu du lịch và tổ chức kiểm tra liên ngành các hoạt động đó. + Quản lý nhà nước thiếu đồng bộ thống nhất, thể hiệu sự buông lỏng yếu kém nhiều mặt. + Tổ chức quá nhiều doanh nghiệp nhà nước khai thác tại khu du lịch mang tính thời vụ gây lãng phí vừa gây tập trung vốn đầu tưư, lãng phí lao động. + Chưa có giải pháp điều hòa, phân phối lại lợi ích kinh tế do việc sở hữu quản lý khai thái tài nguyên du lịch giữa tỉnh, huyện, xã các đơn vị cá nhân. - Về phương diện hoạt động khai thác kinh doanh + Do tính chất sở hữu, quyền sở hữu tài nguyên du lịch cộng với cơ chế nhiều thành phần kinh tế gắn liền với quản lý lỏng lẻo nên thực trạng khai thác kinh doanh du lịch ởđây nảy sinh và bất cập. 48 + Mọi hoạt động du lịch ởđây thuần túy là khai thác, cạnh tranh thi đua tối đa, không hề quan tâm hoặc không đầu tưưđểđảm bảo sự bền vững của khu thắng cảnh di tích. - Còn xuất hiện nhiều tình trạng không lành mạnh tại địa điểm du lịch: + Tranh mua, tranh bán, giành giật khách hàng. + Tùy tiện về giá cả, mất trật tự và an ninh xã hội. + Văn hoá phục vụ thấp + Tình trạng trốn thuế tránh kiểm soát của nhà nước + Nhiều mâu thuẫn về lợi ích kinh tế của việc khai thác du lịch đã nảy sinh giữa tỉnh, huyện, xã, làng xóm, giữa các đơn vị tổ chức, giữa người bản xứ với những người nơi khác đến kinh doanh. + Nhiều tệ nạn xã hội, tiêu cực và giao tiếp, quản lý kinh doanh. 49 CHƯƠNG III GIẢIPHÁPXÂYDỰNGMÔHÌNHQUẢNLÝKHUDULỊC HLỄHỘICHÙAHƯƠNG. 3.1. MỘTSỐĐỊNHHƯỚNGPHÁTTRIỂNKHUDULỊCHCHÙA HƯƠNG. 3.1.1. Những định hướng chung. - Trong chiến lược phát triển du lịch Hà Tây cũng như trong chiến lược phát triển của vùng Du lịch đồng bằng Bắc Bộ, khu Du lịch chùa Hương được xác định là khu Du lịch văn hoá - tín ngưỡng, sinh thái lớn của Hà Tây nói riêng và cả nước nói chung. Phát triển nhanh và bền vững của khu Du lịch chùa Hương sẽ góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, góp phần đa dạng hoá các sản phẩm Du lịch, phát triển và tăng tỷ trọng GDP du lịch trong cơ cấu kinh tế của địa phương. - Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp trong cơ cấu kinh tế nên khu du lịch chùa Hương cũng như các điểm du lịch khác phải có quan hệ chặt chẽ với các ngành khác như: Giao thông, Thuế, Điện ,Văn hoá… Phải xác định phát triển du lịch chùa Hương là nhiệm vụ chung của các ngành các cấp có liên quan đồng thời cần có sự thống nhất cao và phối hơp chặt chẽđể phát huy một cách có hiệu quả. - Thực hiện theo chính sách mở cửa của Đảng và nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh nhưng các doanh nghiệp nhà nước vẫn giữ vai trò chủđạo, thông qua hoạt động của mình để các hoạt động Du lịch phát triển. - Khai thác hiệu quả tài nguyên Du lịch tự nhiên và nhân văn gắn liền với bảo vệ, giữ gìn phát hy truyền thống dân tộc, ý nghĩa tôn giáo, các di tích lịch sử văn hoá, môi trường cảnh quan, sinh thái tạo ra các sản phẩm đặc trưng của khu du lịch chùa Hương có sức thu hút khách du lịch. - Tạo ra nhiều công ăn việc làm và tăng thu nhập cho cư dân địa phương. - Khắc phục được tính thời vụ không chỉ có loại hình du lịch lễ hội mà còn phải xây dựng các loại hình du lịch khác cho đa dạng phong phú: du lịch sinh thái, thể 50 thao, thám hiểm, nghỉ dưỡng để không chỉ thu hút khách trong nước mà khách quốc tế với quy mô lớn vàổn định. - Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực, đội ngũ lao động có tay nghề cao, văn minh, lịch sự trong hoạt động du lịch để phục vụ khách ngày tốt hơn. 3.2. NHỮNGTHUẬNLỢI, KHÓKHĂNTRONGTỔCHỨCQUẢNLÝKHAITHÁCKHUDULỊCH CHÙA HƯƠNG * Thuận lợi: + Mô hình quản lý hiện tại đãđược thực hiện được 2 năm nên các cấp lãnh đạo đã nắm được tình hình thực tế của khu du lịch và có các biện pháp quản lý thích hợp. + Một số các tệ nạn tại điểm du lịch đãđược khắc phục, 42 chùa, động giảđãđược xử lý cấm hoạt động tình hình trị an đãổn định nên việc quản lý cũng dễ dàng hơn. * Khó khăn: + Hiện nay chúng ta còn có rất ít các cơ chế chính sách quy định rõ ràng cho sự phát triển của khu du lịch nói riêng và toàn ngành nói chung. + Các hộ kinh doanh còn làm ăn manh mún chụp giật, không ý thức được lợi ích lâu dài mà chỉ nghỉđến lợi ích trước mắt. + Đội ngũ nhân viên vẫn theo cách quản lý trước đây luôn thụđộng tinh thần trách nhiệm không cao. + Các cơ quan chức năng luôn tranh giành quyền hạn và lợi ích nên dãn đến mâu thuẫn không có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành. 3.3. KIẾNNGHỊMÔHÌNHQUẢNLÝ: 3.3.1. Những căn cứđể xây dựng mô hình quản lý + Căn cứ vào thực trạng hoạt động và những dự báo phát triển trong tương lai của khu du lịch chùa Hương, dựa trên những yêu cầu bức thiết đặt ra đối với một khu du lịch trọng điểm của tỉnh Hà Tây nói riêng và của trung tâm du lịch phía Bắc nói 51 chung. Nhằm phát huy được tối đa tiềm năng của khu vực thì mô hình quản lý hiện tại chưa phát huy được tích chủđộng tích cự cần có của một khu du lịch. + Nguyên nhân từ những bất cập trong mô hình quản lý khai thác khu du lịch chùa Hương nên những năm vừa qua việc kinh doanh du lịch tại khu vực đạt kết quả không cao. + Đây là một khu du lịch trọng điểm của Hà Tây, đang được Bộ văn hóa đề nghị UNESCO công nhận là di sản thế giới nên cần phải có mô hình quản lý chặt chẽ, phối hợp giữa các ban ngành và chính quyền địa phương, để không chỉ khai thác có hiệu quả, mà còn không ngừng tôn tạo và phát triển để chùa Hương sớm trở thành một di sản văn hoá của quốc gia mà còn mang ý nghĩa quốc tế. + Nếu nhưáp dụng mô hình quản lý trực thuộc UBND huyện MỹĐức thì sẽ bị hạn chế vì trình độ quản lý mang tầm địa phương không đáp ứng được tầm vóc của một khu du lịch lớn. + Mô hình quản lý cách đây 3 năm là khu du lịch Chùa Hương trực tiếp do UBND tỉnh là có tính khoa học nhưng việc tổ chức thực hiện chưa đúng và việc phân cấp quản lý còn rắc rối chưa xác định rõ nhiệm vụ của các bộ phận. Dựa trên những căn cứ trên em xin mạnh dạn đề xuất một mô hình quản lý mới có thể khắc phục được những khuyết điểm và phát huy được những ưu điểm của mô hình quản lý cũ trong mấy năm gần đây. 3.3.2. Hình thức của mô hình quản lý mới Thành lập công ty cổ phần du lịch Chùa Hương theo hình thức công ty cổ phần nhà nước, chịu sự quản lý trực tiếp của UBND tỉnh Hà Tây theo quan hệ quản lýđịa bàn và Bộ văn hoá theo quan hệ quản lý ngành dọc. Công ty hoạt động độc lập và các cơ quan chức năng khác chỉ có quyền tham mưu cho công ty. Công ty cổ phần du lịch làđơn vị có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, tự quản lý về tài chính, tự chịu lỗ lãi. Công ty có quyền tối cao trong việc quản lý và khai thác, tu bổ khu du lịch. Công ty phải thực hiện theo quy hoạch tổng thể về phát triển du lịch của tỉnh và nếu vi phạm phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. 52 Đây là một công ty cổ phần nên tất cả mọi người dân địa phương cũng trực tiếp trở thành cổđông. Tuy nhiên các cơ quan, sở, ban nghành có liên quan và các xã, huyện MỹĐức đều được phân chia lợi ích kinh tế rõ ràng công bằng thông qua quỹ phúc lợi được xác định dựa trên số thuế phải nộp của công ty du lịch. * Sơđồ 3 : Mô hình quản lý khu DL chùa Hương theo kiến nghị. Bộ Văn Hoá Thông Tin UBND tỉnh Hà Tây Công ty cổ phần du lịch Chùa Hương Hội Đồng Quản Trị Ban giám đốc Phò ng hành chính tổ ng hợp P M ark etting và q uảng cáo Phò ng kinh d o anh Phò ng tài chính kế toán P q uản lý và bảo tồ n di tích Phò ng nhân sự Phò ng điều hành hướ ng dẫn P . K T v a sử lý m ôi trườ ng 53 3.3.3. Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần du lịch chùa Hương. + Chủ trì tham mưu đề xuất với UBND tỉnh ban hành các văn bản quản lý Nhà nước đối với khu vực di tích và thắng cảnh chùa Hương. Xây dựng kế hoạch bảo tồn, gìn giữ bảo vệ di tích và thắng cảnh chùa Hương trình UBND tỉnh phê duyệt đồng thời trực tiếp giám sát thực hiện kế hoạch đó. + Làm nhiệm vụ thường trực chỉđạo việc tổ chức lễ hội chùa Hương theo chủ trương của, UBND tỉnh, Bộ văn hoá. + Trực tiếp tổ chức quản lý các dịch vụ vận chuyển đò, ăn uống, lưu trú bán hàng lưu niệm... của các hộ kinh doanh trên địa bàn. Công ty sẽ tổ chức bố trí, sắp sếp và ký hợp đồng với các hộ kinh doanh theo đúng quy hoạch đảm bảo trật tự, kỷ luật, không làm mất mĩ quan của khu du lịch. Nếu các hộ kinh doanh vi phạm hợp đồng đã ký kết giã 2 bên thì công ty sẽ thu hồi quyền kinh doanh. + Tổ chức, giới thiệu vềý nghĩa, giá trị khu du lịch chùa Hương, các yêu cầu bảo vệ, giữ gìn, phát huy giá trị khu du lịch. + Chủ trì phối hợp với các ngành: Văn hóa thông tin, công an, tôn giáo, du lịch, KHCN và môi trường, GTVT, XD, UBND huyện MỹĐức các xã, thôn trong khu vực có liên quan lập phương án giám định và giám sát các hoạt động như XD, phát triển xã hội, phương tiện đi lại nhằm bảo vệ, giữ gìn cảnh quan, vệ sinh môi trường, trật tự trị an khu du lịch. + Chủ trì phối hợp cùng các ngành chuyên môn của tỉnh kiến nghị với các cơ quan TW nghiên cứu, xây dựng các dựán quy hoạch tổng thể và chi tiết về bảo vệ, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị của khu di tích và thắng cảnh chùa Hương trình UBND tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Nhưng việc thi công và xác định các cách thức, phương án thực hiện thì do công ty tiến hành. Hàng năm công ty sẽ tự quyết định việc bỏ vốn đểđầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, sửa chữa tu bổ chùa. Tuy nhiên nếu muốn xây dựng các công trình lớn ngoài khu quy hoạch thì công 54 ty phải lập dựán chi tiết đảm bảo tính khả thi, không vi phạm đến thuần phong mỹ tục của đất nước trái đạo lý trình lên Bộ văn hoá và UBND tỉnh phê duyệt. Nếu thiếu vốn công ty có thể làm đơn xin cấp kinh phíđể thực hiện công trình. + Công ty tự thực hiện các chương trình quảng cáo tuyên truyền cho điểm du lịch. + Đểđáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch thì công ty tự tổ chức công tác tuyển dụng và từng bước đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ nghiệp vụ, khả năng giao tiếp tốt. + Phối hợp với Sở tài chính vật giá, cục thuế về việc in vé nhưng công ty hoàn toàn có quyền xác định mức thu phí, lệ phí tham quan. + Phát hành và tổ chức bán vé. + Công ty hoàn toàn có quyền độc lập tự chủ về tài chính, việc thu - chi. Tự chịu lỗ lãi và có trách nhiệm nộp đủ số thuế cho ngân sách nhà nước theo quy định. + Thực hiện các nhiệm vụ khác được tỉnh ủy, UBND tỉnh, Bộ văn hóa giao. 3.3.4. Điều kiện để thực hiện mô hình quản lý mới. - UBND tỉnh Hà Tây cần có những cơ chế , chính sách tạo điều kiện thành lập và hoạt động của công ty cổ phần du lịch Chùa Hương . - Các ban ngành có liên quan cũng phối hợp với công ty cổ phần du lịch hoạt động được tồt. - Các đơn vị có trình độ quản lý tốt và nguồn vốn đầu tư lớn được đứng ra quản lý khu du lịch thông qua đềán phát triển và qua đấu thầu công khai. - UBND tỉnh và Bộ văn hoá quản lý vĩ mô hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra, giám sát công ty hoạt động theo quy hoạch. - Chính quyền và nhân dân địa phương vì quyền lợi chung phối hợp cùng công ty du lịch để hoạt động khai thác khu du lịch được thực hiện tốt. - Các cán bộ, nhân viên có năng lực trong bộ máy quản lý cũđược tuyển dụng. - Công ty du lịch quản lý tốt đảm bảo đúng quyền lợi của mọi người dân địa phương và các cơ quan quản lý khác. Thực hiện tốt theo quy hoạch cụ thể cấp quản lý 55 vĩ mô. - UBND tỉnh , Bộ văn hoá, sở du lịch , sở văn hoá nghiên cứu, xây dựng một quy hoạch tổng thểđể phát triển khu du lịch nói riêng và toàn tỉnh nói chung. 3.5.5. Kiến nghị một số giải pháp để thực hiện tốt mô hình quản lý trên. Các cấp các ngành có liên quan xác định rõ nhiêm vụ và chức năng của mình đểđưa khu du lịch phát triển Các ban ngành liên quan phải có sự phối hợp chặt chẽ hỗ trợ nhau về mọi mặt trong công việc. Công an Tỉnh phối hợp cùng công an huyện và xã Hương Sơn đảm bảo vấn đề an ninh trật tự cho điểm du lịch an toàn cho khách cả về tính mạng và tài sản. Luôn có bộ phận kiểm tra giám sát tại các bến đò, cổng bán véđể ngăn tình trạng môi giới đón khách dọc đường ép giá khách. Công ty cổ phần trực tiếp quản lý các hộ kinh doanh, lấy chất lượng là yếu tố hàng đầu. Cần tăng cường đội kiểm tra và có hòm thư góp ý của du khách để các cấp lãnh đạo trong công ty nắm được tình hình và có biện pháp xử lý một cách kịp thời. Do vào mùa lễ hội lượng khách tập trung đông gây ách tắc tại khu vực bến đò nên vấn đề giao thông còn gặp nhiều khó khăn nên công ty phối hợp với các UBND tỉnh xem xét và thực hiện phương án đầu tư xây dựng cáp treo để thuận lợi cho khách và việc quản lý về vấn đề giao thông, trật tự tại điểm đu lịch. Cóđội ngũ cán bộ thanh tra có trình độ cao thường xuyên kiểm tra giám sát việc tổ chức thực hiện của các đơn vị cơ sở. Phối hợp thường xuyên với sở du lịch tổ chức lớp bồi dưỡng, phổ biến trình độ chuyên môn, văn minh trong du lịch cho đội nhũ lao động và nhân dân địa phương. 3.3.5.Ưu điểm: + Mô hình quản lý trên đã thành lập công ty cổ phần du lịch trực tiếp chịu sự quản lý của UBND tỉnh và Bộ văn hoá vàđãđược xác định các nhiệm vụ rõ ràng, việc phân chia công việc đã hạn chếđược trình độ quản lý còn yếu kém. 56 + Công ty hoạt động quản lý kinh doanh khai thác, vấn đề tài chính hoàn toàn độc lập độc lập nên cóđủ thẩm quyền quyết định các chính sách cơ chế phù hợp để phát triển khu du lịch, hạn chế các mâu thuẫn nảy sinh. Ngoài ra lợi ích cộng đồng được xác định cụ thể rõ ràng nên có thể huy động phát huy được tinh thần hợp tác, quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, tránh được các mâu thuẫn nảy sinh tranh giành quyền quản lý. + Theo mô hình quản lý mới, với công ty cổ phần du lịch thì mọi người dân đều có thể trở thành cổđông nên quyền lợi của họ gắn liền với sự tồn tại và phát triển của công ty du lịch do đó họ sẽ có tinh thần trách nhiệm vàý thức bảo vệđể thu hút, hấp dẫn khách. + Do công ty phải có trách nhiệm trước pháp luật, tự quản lý tài chính, tự chịu lỗ lãi nên đòi hỏi công ty sẽ có những chính sách, sách lược quản lý khai thác khu du lịch một cách hiệu quả hơn. Công ty du lịch sẽ tạo ra các sản phẩm phong phú, đa dạng hơn biến nơi đây không chỉ là một điểm du lịch lớn thu hút khách không chỉ trong hội mà phát triển quanh năm khắc phục tính mùa vụ trong du lịch. + Công ty du lịch vì quyền lợi của mình sẽ quản lý chặt chẽ, hạn chế tình trạng môi giới, bắt ép khách, tình trạng mất trật tự, an ninh của khu du lịch . + Không còn tình trạng chồng chéo về quyền hạn nhiệm vụ của cơ chế quản lý cũ. Tránh được mâu thuẫn giữa các cơ quan quản lý. + Công ty du lịch vì sự tồn tại và lợi ích của mình nên phải tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao. Muốn vậy công ty phải đào tạo và tuyển dụng đội ngũ lao động có trình độ nghiệp vụ cao đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách. Hạn chếđược tình trạng chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch thấp ảnh hưởng tới tâm lý du khách. + Đội ngũ cán bộ quản lý là những người có trình độ và nghiệp vụ cao, có kinh nghiệm, kiến thức kinh doanh du lịch. + Phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành. Xác định rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của từng ban ngành cụ thể. 57 + Phối hợp với công an tỉnh và huyện MỹĐức giúp được công ty nắm rõ tình hình của khu vực. + Bộ máy quản lý tương đối nhỏ gọn được bố trí khoa học 3.4. KIẾNNGHỊMỘTSỐGIẢIPHÁPĐỂPHÁTTRIỂNKHUDULỊCH CHÙA HƯƠNG 3.4.1. Những căn cứđể xây dựng giải pháp: Kết hợp tăng trưởng và phát triển bền vững của kinh doanh du lịch. Đây là 2 yếu tố quan trọng 2 yêu cầu khách quan đối với mọi nghành kinh doanh hiện nay. Nếu quá chú trọng đến du lịch kinh tế mà quên đi hoặc coi nhẹ bảo vệ môi trường sinh thái bản sắc dân tộc thì sự phát triển du lịch sẽ dẫn đến tình trạng tàn phá môi trường, mất đi giá trị văn hóa truyền thống dân tộc tức là phá hủy hai nguồn tài nguyên du lịch quan trọng nhất. Du lịch phản ánh tốt nhất vấn đề lợi ích tạo thành động lực phát triển và tiến bộ lợi ích ởđây phải hiểu bao gồm lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội không được phân phối hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa các doanh nghiệp với cư dân địa phương lâm nay sinh các hoạt động kinh doanh thiếu văn hóa gây tiêu cực sẽ phát triển vững. Các giải pháp thể hiện rõ quy luật vận động của du lịch là một hoạt động, một yếu tố cấu thành nên hình thái kinh tế xã hội. Bên cạnh quy luật chung nó hình thành vận động phát triển theo những quy luật phát triển riêng mình. Thực chất quá trình quản lý các hoạt động du lịch chính là việc tác động đến chúng nhằm thực hiện các mục tiêu đãđịnh trước: Các giải pháp phát triển du lịch phải thể hiện rõ các quy luật của nó. Các giải pháp không chỉ tác động đến một khâu, một quá trình nào đó mà nó tác động toàn diện cả vềđịnh tính lẫn số lượng. 3.4.2.1. Giải pháp về tổ chức quản lý. - Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về Du lịch đẩy mạnh cải cách hành chính, gắn liền với việc mở rộng đòn bẩy kinh tế của tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh. Làm rõ chức năng quản lý giữa các ngành các cấp, tạo sự phối hợp chặt chẽ 58 giữa các ngành các cấp có liên quan và các địa phương từ tỉnh đến cơ sở. - Hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về du lịch là một yêu cầu khách quan trong giai đoạn hiện nay. Việc nâng cao lĩnh vực quản lý nhà nước địa bàn nhằm hưởng các hoạt kinh doanh và du lịch theo đúng định hướng hạn chế và xóa bỏ dần các hành vi kinh doanh thiếu văn minh, cạnh tranh không lành mạnh hoặc chạy theo lợi nhuận phá hoạt môi trường sinh thái xã hội gây tiêu cực. - Xây dựng các quy chế liên ngành giữa các cơ quan quản lý nhà nước. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đường, điện, thông tin, nước cho các cụm du lịch bảo vệ tôn giáo, quản lý các danh lam thắng cảnh các di tích lịch sử văn hóa... hoạt động kinh doanh du lịch đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội, gìn giữ, bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái. - Tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước về du lịch đang khai thác kinh doanh tại khu vực. Để phù hợp với chính sách của chính phủ hiện nay vàđảm bảo tính thống nhất, có khả năng tập trung vốn, đầu tư nâng cấp hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật, cạnh tranh cao và lành mạnh. Biện pháp tốt nhất để thực hiện là hợp nhất 4 DNNN thành thành một công ty cổ phần. Nếu đủđiều kiện phát triển mở rộng cổ phần với ban quản lý khu du lịch cho xã, hợp tác xã, kể cả xã viên nằm trong khu vực hành chính chùa Hương theo phương thức phát hành cổ phiếu. Có quy định tỉ lệ góp vốn chặt chẽ nhằm bảo đảm sự công bằng và sự quản lý hiêu quả của nhà nước. Nên có giải pháp tốt cho công ty cổ phần với các biện pháp cụ thể như: + Chỉ biên chế và hợp đồng dài hạn với bộ máy lãnh đạo điều hành quản lý kinh tế tài chính và lao động kỹ thuật, ban giám đốc, phòng kế hoạch tài chính kỹ thuật, bếp, bàn. + Mở các lớp đào tạo chuyên môn tại chỗ và sử dụng lao động nông nhàn địa phương theo yêu cầu hình thức chuyên môn (loại này chỉ ký hợp đồng mùa vụ) mở rộng hình thức nhà cho thuê phù hợp với nhu cầu, sức mua của khách du lịch. Như vậy không phải cần sựđầu tư của nhà nước vừa đảm bảo lợi ích cộng đồng. Hình thức này được khuyến khích nhưng phải thông qua ban quản lý Chùa Hương, không cho 59 phép các hộ gia đình tự khai thác tự thu tiền... Làm như vậy mới quản lýđược khách, quản lý giá cả, thuế. Ban quản lýđiều hành khai thác và phân phối khách như trực tiếp hoặc uỷ nhiệm gia đình thu tiền của khách hoặc các hộ kinh doanh sẽđược hưởng môi giới giao dịch thu hút khách thông qua các hợp đồng . - Xây dựng quy chế nội quy quản lý . Khai thác kinh doanh du lịch đi đôi với việc tuyên truyền giáo dục văn hoá nâng cao dân trí cho cộng đồng và khách du lịch. Xác định rõ vai trò, lợi ích của du lịch với các cấp, các ngành có liên quan và nhân dân nhằm nâng cao nhận thức xã hội về du lịch tạo môi trường tự nhiên và nhân văn thuận lợi cho du lịch phát triển. - Thực hiện quản lý nhà nước ở tất cả các lĩnh vực theo luật pháp quy chế nội quy khu du lịch một cách nghiêm túc, đưa các hoạt động du lịch vào kỷ cương phép nước. - Phối hợp với công an tỉnh, huyện, xãđảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội tại điểm du lịch. Tránh tình trạng ách tắc giao thông, nạn trộm cắp, ăn xin… - Cần tổ chức phá dỡ các chùa, động hoạt động trái phép còn tồn tại làm mất mỹ quan khu du lịch. - Đó là những đề xuất thiết thực cần được xem xét triển khai đồng bộ mới có hiệu quả trong lập lại trật tự quản lý, khai thác kinh doanh, bảo vệ môi trường phát triển bền vững khu du lịch. 3.4.2.2. Giải pháp cơ chế chính sách : Kinh nghiệm thực tế trong những năm qua cho thấy vai trò quan trọng của cơ chế chính sách đối vơí sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước ta nói chung và từng ngành kinh tế nói riêng trong đó có du lịch đặc bệt trong nền kinh tế thị trường. Đểđảm bảo sự phát triển của khu du lịch với các mục tiêu đề ra cần nghiên cứu một số cơ chế chính sách cơ bản: * Cơ chế chính sách thuế : Là sự u tiên , miễn giảm, không thu thuế có giới hạn nhằm thay đổi cơ cấu đầu tư vào khai thác tài nguyên và xây dựng các công trình trong khu du lịch, các hình 60 thức kinh doanh du lịch có tác dụng hấp dẫn khách, khuyến khích và giúp ổn định cuộc sống của cộng đồng cư dân trong khu du lịch. Ngoài ra cũng cần có cơ chế chính sách giảm thuế nhập khẩu hàng hoá trang thiết bị chuyên dùng trong du lịch. * Cơ chế và chính sách đầu tư: Trên cơ sở luật pháp và tình hình thực tế của điều kiện cho các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, các chủ thể có quyền sử dụng đất , tài nguyên du lịch được trực tiếp hoặc cùng phối hợp khai thác đầu tư, kinh doanh du lịch cần có chính sách khuyến khích đảm bảo an toàn về vốn cho người đầu tư, đơn giản hoá các thủ tục hành chính để thu hút các nhàđầu tư. Mặt khác cần có cơ chế chính sách tích luỹđể tái đầu tư * Cơ chế chính sách về thị trường Trên cơ sở các nghiên cứu về thị trường Việt Nam nhằm khai thác tối đa tiềm năng của các thị trường. Đối với thị trường nước ngoài trước mắt cần tập trung nghiên cứu ban hành cơ chế chính sách giảm các khoản thu lệ phí, cơ chế chính sách về bảo hiểm, dịch vụ nhà hàng nhằm tạo môi trường thuận lợi cho khách quốc tế, các chính sách ưu đãi để thu hút khách vào thời điểm trái vụ. * Cơ chế chính sách về tổ chức quản lý : Đảm bảo sự quản lý có hiệu quả, kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa hệ thống cơ chế chính sách với quá trình tổ chức năng lực thực thi của bộ máy quản lý vàđội ngũ công chức. 3.4.2.3. Giải pháp về vồn - Huy động vốn từ nguồn tích luỹ phát triển du lịch. - Vay ngân hàng trong nước, nước ngoài và vốn trong dân. - Thu hút đầu tư trong nước .Dự kiến chiếm 15% tổng số vốn đầu tư . - Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI hoạc liên doanh với nước ngoài . - Tạo nguồn vốn : + Cổ phần hoá một số khách sạn cơ sở dịch vụ du lịch không hiệu quả 61 + Dùng quỹđất tạo nguồn vốn thông qua hình thức cho thuếđất trả tiền trước đổi lấy cơ sở hạ tầng, có giới hạn thời gian sử dụng. + Vốn ngân sách nhà nước dùng trong công tác bảo vệ tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá, đền chùa, hạng mục công trình quan trọng nhưđộng Hương tích, đền Trình Ngũ Nhạc, chùa Thiên Trù, chùa Tuyết Sơn… tuyên truyền quảng cáo hệ thống cơ sở hạ tầng. 3.4.2.4. Giải pháp về xúc tiến tuyên truyền quảng cáo : Để góp phần nhanh sự phát triển du lịch tại khu vực trong thời gian tới cần phải đầu vào công tác xúc tiến chương trình quảng cáo du lịch để công tác này thực sự trở thành một nội dung hoạt động quan trọng Biên soạn và phát hành các ấn phẩm và thông tin chính thức về Chùa Hương để giới thiệu với mọi người về con người và cảnh quan, tài nguyên du lịch khu du lịch Chùa Hương. Những thông tin cần thiết cho khách như các điểm lưu trú, hệ thống các điểm tham quan, nhà hàng, khách sạn, điêù kiện sinh hoạt. Những thông tin này cần đặt ở các đầu mối giao thông như: sân bay, bến xe, bến tàu... Đối với các tờ chỉ dẫn và thông tin sơ lược về khu du lịch có thể kết hợp cùng phương tiện giao thông vận chuyển, phát miễn phí cho khách trên lộ trình qua khu du lịch Chùa Hương. Xúc tiến xây dựng và phát hành rộng rãi các phim ảnh tư liệu về lịch sử văn hoá và các công trình kiến trúc, di tích, danh lam thắng cảnh, các làng nghề, lễ hội và cả những cơ hội và khả năng phát triển khu du lịch Chùa Hương để giới thiệu với khách trong và ngoài nước. Cần tận dụng các cơ hội để tham gia các hội nghị hội thảo và hỗ trợ du lịch quốc tếđể cóđiều kiện tuyên truyền tiếp thị những sản phẩm đặc trưng của khu du lịch. 3.4.2.5 Giải pháp vềđào tạo Du lịch là ngành kinh tếđòi hỏi có sự giao tiếp rộng và trực tiếp hơn đối với khách, đòi hỏi trình độ phục vụ, phong cách, thái độ giao tiếp của cán bộ nhân viên trong ngành đặc biệt là hướng dẫn viên và lễ tân... Việt Nam nói chung và khu du lịch 62 Chùa Hương nói riêng cũng còn do tồn tại lối làm ăn bao cấp một thời kỳđã phaỉ tạm thời chấp nhận một đội ngũ nhân viên trong ngành với trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa tương xứng với nhu cầu phát triển. Tuy nhiên do yêu cầu phát triển của ngành đòi hỏi trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên cần phải được nâng lên đểđạt được những chuẩn mực của quốc gia và quốc tế .Đểđáp ứng yêu cầu trên cần có một chương trình đào tạo toàn diện với kế hoạch cụ thể vềđào tạo lại, đào tạo mới, nâng cao kiến thức và trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ công nhân viên đang hoạt động trong ngành. Cụ thể: +Tiến hành điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ hiện đang công tác và tham gia kinh doanh trong khu vực để có kế hoạch đào tạo cụ thể (đào tạo lại vàđào tạo mới đáp ứng yêu cầu phát triển hiện nay. + Cử cán bộ có trình độ tham gia các vcuộc trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ thông qua các chuyến công tác, khảo sát và tham gia hội nghị hội thảo khoa học ở trong và ngoài nước. + Xây dựng một chương trình đặc biệt nhằm nâng cao hiểu biết về du lịch, cách ứng xửđối với nhân dân trong vùng thông qua phương tiện đại chúng, hệ thống đào tạo tại các trường phổ thông trong vùng. - Phát triển tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn trong các vùng trọng điểm của khu du lịch. Đảm bảo ăn nghỉ, đi lại, cung cấp hàng lưu niệm cho khách vừa tạo thêm việc làm, vừa tăng nguồn thu ngân sách. Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, kiện toàn bộ máy tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, Xây dựng các tuyến du lịch gắn liền với các di tích và lễ hội truyền thống. - Không thể phát triển du lịch bằng mọi giá dưới mọi hình thức mà phải coi trọng vấn đề bảo vệ bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường tài nguyên cũng nh môi trường xã hội. Các hoạt động du lịch phải kết hợp hài hòa giữa mục tiêu xã hội bên cạnh mục tiêu chủ yếu vàđạt hiệu quả cao về kinh tế nh tăng việc làm tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nhân dân địa phương thúc đẩy các ngành thủ công phát triển đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn bản sắc dân tộc các giá trị truyền thống 63 của khu vực Đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật tốt đểđón khách du lịch. Cần xây dựng hệ thống cáp treo để giải toả khách du lịch tránh tắc nghẽn giao thông vào mùa lễ hôị và phục vục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch . 64 B. KẾTLUẬNVÀKIẾNNGHỊ Căn cứ vào những kết quả nghiên cứu vấn đề quản lý khai thác khu du lịch chùa Hương có thể rút ra một số kết luận sau: - Khu du lịch chùa Hương có một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển của tỉnh Hà Tây nói riêng và của vùng du lịch Bắc Bộ nói chung, đặc biệt trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của trung tâm du lịch Hà Nội và các vùng phụ cận. - Khu du lịch chùa Hương là nơi tập chung nhiều tiềm năng du lịch phong phú và có giá trị về mặt tự nhiên và nhân văn trong đóđặc biệt phải kểđến hoạt động lễ hội, các di tịch lịch sử văn hoá, các di tích khảo cổ, hệ sinh thái, cảnh quan với nhiều hang động đẹp và hấp dẫn. Các lợi thế trên cho phép khu du lịch chùa Hương có thể phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn mà tiêu biểu là du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch tham quan nghiên cú , nghỉ dưỡng,thể thao, đặc biệt là du lịch lễ hội. - Trong thời gian qua mặc dùđã có sự quan tâm chỉđạo của các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương tuy nhiên do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan về cơ chế nên chu có sự phối hợp chặt chẽ giữu các ban ngành trong phát triển du lịch Hà Tây nói chung và khu du lịch chùa Hương nói riêng. Sự phát triển của khu du lịch chùa Hương chưa tương xứng với tiêm năng. Hiệu quả kinh doanh du lịch còn thấp, nhiều khu vực đã có dấu hiệu xuống cấp của hệ thống cơ sở hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật của khu du lịch ảnh hưởng xấu đến hoạt động phát triển kinh tếđặc biệt là du lịch. - Trong điều kiện hiện nay, việc tìm ra một mô hình quản lý khai thác khu du lịch chùa Hương để tăng khả năng thu hút khách và thu hút vốn đầu tư du lịch trên địa bà là yêu cầu thực tế và là một cơ hội phát triển. - Để thực hiện tốt mô hình quản lý khai thác khu du lịch chùa Hương kiến nghị với uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây, các ban ngành địa phương một sốđề nghị cụ thể sau: *Đối với UBND tỉnh Hà Tây + Nhanh chóng thành lập công ty cổ phần du lịch chùa Hương , xác định rõ nhiệm vụ của từng bộ phận cũng nh thiết lập mối quan hệ với các ngành chức năng đặc biệt là sở du lịch, sở văn Hoá thông tin, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, sởđịa chính cũng nh với chính quyền địa phương nhằm đảm bảo sự hoạt động có hiệu quả của ban qủan lý. + Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của ban quản lý khu du lịch chua Hương đề nghị uỷ ban nhân dân tỉnh Hà tây ngoài việc chỉđạo trực tiếp và tạo môi trường pháp lý thuận lợi, cần xem xét phương án hỗ trợ tài chính trong đó có thể tái đầu tư toàn bộ diện tích du lịch của khu trong thời gian từ 3 -5 năm. Kinh phí này ngoài việc để trả lương nhân viên hợp đồng còn được đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ nh giao thông nội bộ, điểm sử lý rác thải, trồng cây cảnh quan sinh thái . 65 + Đề nghị UBND tỉnh Hà Tây cần xem xét và có những chính sách u đãi đối với các nhàđầu tư thực hiện các dựán phát triển cụ thể theo quy hoạch. + Cần xây dựng công tác tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc tham gia các hoạt động của khu du lịch bảo vệ cảnh quan tự nhiên các công trình di tích lịch sử văn hoá văn minh trong du lịch. Ngoài ra cũng cần có những biện pháp khiên quyết đối với những hành vi làm tổn hại đến lợi ích chung của khu du lịch . *Đối với Tổng cục du lịch + Ban hành biện pháp cụ thể về phát triển du lịch tại khu vực chùa Hương. + Phối hợp với UBND tỉnh Hà Tây nghiên cứu quy hoạch tổng thể du lịch phù hợp với tình hình thực tế khu du lịch . + Phối hợp với Sở du lịch Hà Tây để có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ lao động trực tiếp tham gia công tác quản lý và hoạt động ở khu du lịch để nâng cao hiệu quả công tác hoạt động kinh doanh du lịch. * Đối với UBND huyện MỹĐức + Chỉđạo và thường xuyên đôn đốc các tiểu ban thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. + Phối hợp với công an tỉnh và công an huyện thực hiện tốt về vấn đề an ninh trật tựđảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho khách du lịch, đặc biệt là tình trạng môi giới khách, theo khách mời đi đò tạo cho khách cảm giác khó chịu và bắt ép giá khách. + Chỉđạo các xã, thôn thực hiện nhiệm vụ quản lý khu du lịch . + Ban hành các quy định về khai thác khu du lịch đặc biệt là các hộ kinh doanh du lịch , có biện pháp sử lý các cá nhân, tập thể vi phạm. 66 Tài liệu tham khảo 1. PGS-TS Nguyễn Văn Đính, thạc sỹ Nguyễn Văn Mạnh -Tâm lý và nghệ thuật giao tiếp, ứng sử trong kinh doanh du lịch, nhà xuất bản Thống kê -Hà Nội năm 1996. 2. PTS Nguyễn Minh Tuệ, Địa lý du lịch,nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh 1997 3. Thích Viên Thành, Kỷ niệm Chùa Hương, nhà xuất bản văn hoá thông tin 2001. 4. Thích Viên Thành, Chùa Hương ngày nay, nhà xuất bản văn hoá thông tin. 5. Nguyễn Quang Thành ,Lịch sử Chùa Hương , nhà xuất bản văn hoá thông tin1999. 6. Sở du lịch Hà Tây, đề tài cấp tỉnh: “ Xác định những luận cứđể phát triển du lịch Hà Tây 2001”. 7. Sở du lịch Hà Tây và viện nghiên cứu phát triển du lịch, 1997, “Quy hoạch phát triển khu du lịch thắng cảnh Hương Sơn(1997-2010)” 8. UBND tỉnh Hà Tây 2000,Chương trình phát triển du lịch Hà Tây đến năm 2005. 9. Sở du lịch Hà Tây và viện nghiên cứu phát triển du lịch, “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Tây (1996-2010)”. 10. Bài giảng môn học quản trị du lịch. 11. Bài giảng môn Tổng quan du lịch. 12. Nguyễn Văn Hoà, Văn hoá 2001 ngày 5/1, Ba chuyện ghi ở Chùa Hương , 13. Phương Mai, Báo Giáo dục Thời đại Chủ nhật số 8, năm 2001 Chùa Hương mùa lễ hội . 14. Ngọc Tiến - Hải Chi, Báo tin tức sự kiện ngày 8/2/2001,Chùa Hương mùa lễ hội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxay_dung_mo_hinh_quan_ly_khai_thac_khu_du_lich_chua_huong_4972.pdf