Quy hoạch đã được phê duyệt cần phải có sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng chính quyền từ huyện đến cơ sở, với một số kế hoạch chính như sau:
- Kế hoạch đảm bảo diện tích trường học
- Kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị cho trường học.
- Kế hoạch thực hiện công tác xã hội hoá sự ngiệp giáo dục.
- Luật giáo dục đã được ban hành và có hiệu lực, UBND huyện cần phối hợp với Sở GD - ĐT thực hiện tốt việc phân cấp quản lý, cơ chế quản lý tài chính, tổ chức, đầu tư, vv
- Đối với xã: Đảng uỷ các xã tăng cường lãnh đạo về công tác giáo dục.
Đề nghị Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện lãnh đạo các xã, thị trấn thực hiện quy hoạch phát triển giáo dục, kết hợp với sự chỉ đạo sát sao của phòng GD - ĐT đối với các trường nhằm thực hiện tốt quy hoạch phát triển giáo dục TH và THCS huyện Cẩm Xuyên đến năm 2010./.
106 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2134 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục tiểu học và trung học cơ sở huyện Cẩm Xuyên đến 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có đủ thiết bị dạy học phục vụ cho dạy- học lớp 1 và lớp 6.
- Thư viện chưa đáp ứng được yêu cầu, toàn huyện mới có 5 trường trong tổng số 58 trường đạt tiêu chuẩn. Hầu hết các trường chưa có hoặc chưa đạt tiêu chuẩn phòng đựng TBDH, phòng thực hành, thư viện, phòng đọc
- Sách giáo khoa: Hàng năm được cung ứng đầy đủ, kịp thời
2.2.6. Tình hình đầu tư tài chính cho giáo dục
Tổng chi ngân sách cho ngành giáo dục năm 2000 là 6.206.215.000 đồng (trong đó tiểu học 8.290.744.000đồng, chiếm 51,16; THCS 6.188.164.000đồng, chiếm 38,18 )
Tổng chi ngân sách cho GD-ĐT năm 2001 là 18.387.104.000 đồng (trong đó TH 8.961.952.000 đồng, chiếm 48,74%; THCS 7.750.761.000đồng, chiếm 42,15% )
Dự toán chi ngân sách năm 2002 là 19.405.126.000 đ.
Kinh phí nhân dân đóng góp hàng năm giành cho giáo dục, xây dựng CSVC nhà trường và hỗ trợ giáo viên, học sinh năm 1999: 1.596.334.000 đồng, năm 2000: 1.695.334.000 đồng, 2001: 1.875740000 đồng.
Nguồn kinh phí đầu tư cho ngành giáo dục trên địa bàn hàng năm nhiều hơn tổng chi ngân sách của các ngành và chi quản lý Nhà nước của huyện. Lương và phụ cấp lương của giáo viên được đáp ứng đầy đủ, kịp thời đã góp phần động viên được đội ngũ giáo viên yên tâm công tác, chú trọng nâng cao chất lượng giảng dạy.
2.2.7. Đánh giá chung
* Những thành tích chủ yếu:
- Phát triển sự nghiệp giáo dục: hệ thống trường lớp, các ngành học, xây dựng hoàn chỉnh và từng bước hiện đại theo hướng tiêu chuẩn hoá bậc TH, xây dựng trường THCS và hệ thống giáo dục thường xuyên, các bậc học, cấp học được sắp xếp hợp lý; đa dạng hóa các loại hình GD - ĐT phù hợp với đặc điểm của từng địa phương và người học, tạo điều kiện thuận lợi và bước đầu đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân trong huyện. Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý trong GD - ĐT. Khắc phục và tiến tới loại bỏ tình trạng học sinh bỏ học ở bậc TH và THCS trong những năm trước đây.
Hệ thống bán công ở THPT; các lớp học chương trình 100 tuần ở bậc TH; xoá mù chữ và sau xoá mù chữ; lớp học chương trình bổ túc THCS được duy trì để đảm bảo PCGD TH và THCS vững chắc. Củng cố, mở rộng việc học 2 buổi / ngày và lớp bán trú ở TH. Phát triển về số lượng: số lớp, số học sinh hàng năm tiếp tục gia tăng, nhất là ở bậc THCS, dạy nghề với nhiều hình thức, đặc biệt là dạy nghề ngắn hạn.
- Chất lượng Giáo dục - Đào tạo: Sau nhiều năm tích cực, kiên trì phấn đấu thực hiện mục tiêu GD - ĐT của huyện, đến năm 1991 huyện Cẩm Xuyên đã được công nhận là huyện đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo dục TH và xoá mù chữ; Chất lượng phổ cập giáo dục TH ngày càng cao, Năm 2002 huyện đạt phổ cập TH đúng độ tuổi .
Phong trào thi đua hai tốt được đẩy mạnh, có tác dụng tích cực đến nhiệm vụ phát triển giáo dục cả về số lượng và chất lượng.
Mục tiêu bồi dưỡng nhân tài luôn được coi trọng, thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi tỉnh và Quốc gia luôn được Sở GD - ĐT đánh giá là đơn vị mạnh, xếp loại tốt.
Chất lượng giáo dục đại trà ngày càng được cũng cố, giữ vững và có chuyển biến tích cực trên nhiều mặt.
Công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, giáo dục pháp luật cho học sinh trong nhà trường được coi trọng; nhiều trưòng đã thành lập câu lạc bộ toán học, văn học, văn hoá - thể thao với nội dung phong phú, đa dạng về hình thức hoạt động, nên có tác dụng tốt đến chất lượng giáo dục toàn diện.
Nhiều hoạt động từ thiện được Đoàn thanh niên và Đội thiếu niên trong nhà trường tổ chức tốt như: giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng, ủng hộ đồng bào bị lũ lụt vv nhiều tấm gương sáng của học sinh về đạo đức, tác phong, vượt khó học giỏi vv được nhân dân khen ngợi.
Về ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành pháp luật và các quy định của Nhà nước, trong những năm gần đây không có học sinh nào vi phạm pháp luật, 100% nhà trường được đánh giá có môi trường giáo dục lành mạnh.
Số học sinh đỗ vào Đại học và Cao đẳng hàng năm của huyện trong những năm gần đây đạt trung bình khoảng 25% số học sinh tốt nghiệp THPT.
- Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý: chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý từng bước được bồi dưỡng phần nào đã đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đến năm 2002 có 90,24% giáo viên TH và 92,6% giáo viên THCS đã đạt chuẩn và trên chuẩn.
Tuyệt đại đa số giáo viên đều yên tâm công tác, có ý thức trách nhiệm, tích cực rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phấn đấu trở thành giáo viên giỏi, số giáo viên giỏi các cấp hàng năm đều tăng.
- Công tác quản lý giáo dục: kết hợp hài hoà các biện pháp quản lý hành chính, quản lý chất lượng, quản lý bằng kế hoạch và thi đua, nhằm tăng cường kỷ cương, nề nếp, tạo ra hiệu quả cao trong công tác giảng dạy, quản lý học sinh.
Triển khai mạnh mẽ, sâu rộng và có hiệu quả cuộc vận động “Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm” do Công đoàn giáo dục Việt Nam phát động. Mối quan hệ giữa giáo dục với các ngành, các đoàn thể, các cấp chính quyền ngày càng được tăng cường.
Công tác xây dựng Đảng trong trường học được quan tâm đúng mức, đến nay có 58 chi bộ trường học; toàn ngành giáo dục Đảng viên chiếm tỷ lệ 28,7%.
Công tác xã hội hoá sự nghiệp giáo dục bước đầu được các cấp uỷ, chính quyền địa phương quan tâm thực hiện; các xã đều tổ chức đại hội giáo dục để đánh giá việc thực hiện kế hoạch năm trước và định ra kế hoạch cho năm tiếp theo. Hoạt động của hội đồng giáo dục ở nhiều địa phương đã có hiệu quả cao với nhiều hình thức phong phú, góp phần huy động được nhiều nguồn vốn, nhân lực và vật lực để xây dựng cơ sở vật chất trường học, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.
Mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình - xã hội ngày càng được cũng cố, tạo ra mối quan hệ khép kín nhằm giáo dục học sinh trở thành những người con ngoan, trò giỏi.
- Công tác xây dựng cơ sở vật chất: được sự quan tâm của các cấp uỷ, chính quyền và nhân dân, hiện nay việc xây dựng trường và trang bị cơ sở vật chất đã và đang được đầu tư với tốc độ cao; tất cả các trường đều có đủ bàn ghế, bảng đen, đủ phòng học 2 ca/ ngày; đã thanh toán không còn phòng học tạm bợ; 30/ 58 trường có nhà cao tầng với 393 phòng học chiểm tỷ lệ 51,8%.
* Những tồn tại, yếu kém
Bên cạnh những thành tích đã đạt được, GD - ĐT của huyện cũng còn một số tồn tại, yếu kém sau:
Một là, chất lượng giáo dục toàn diện đối với học sinh đại trà chuyển biến chậm. Mặc dầu TH và TH và THCS đều đạt PCGD nhưng vẫn còn chưa thật sự vững chắc và chưa phát huy được tác dụng của nó.
Hai là, Đội ngũ giáo viên TH mặc dầu đủ nhưng còn thiếu cân đối giữa các vùng cả về số lượng lẫn chất lượng, thiếu cân đối về cơ cấu, một bộ phận giáo viên chưa đạt chuẩn chuẩn gặp nhiều khó khăn với những yêu cầu và đòi hỏi của bậc tiểu học trong giai đoạn mới. Bên cạnh đó số giáo viên đã chuẩn nhưng tuổi đã cao chất lượng giảng dạy thấp gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giáo dục .
Đội ngũ giáo viên THCS thiếu cân đối giữa các vùng và đặc biệt chưa hợp lý giữa các môn để xẫy ra hiện tượng môn thừa môn thiếu. Một số GV đào tạo trong thời gian 1992-1995 chất lượng thấp gây ra ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giảng dạy. Việc đổi mới phương pháp dạy học còn chậm,
Ba là, về cơ sở vật chất trường học mặc đầu đã có những chuyển biến nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu và đòi hỏi của công cuộc đổi mới GD hiện nay, lạc hậu so với khu vực và thế giới. Trang thiết bị, đồ dùng dạy-học còn nghèo nàn, nhiều trường TH, THCS chưa có các phòng chức năng, thiếu sân chơi, bãi tập công trình vệ sinh, giếng nước; trong thiết kế - xây dựng thiếu tính quy hoạch nên thiếu khoa học và thiếu sự ổn định lâu dài.
Bốn là, Cán bộ quản lý trường học có tuổi đời cao chiếm tỷ lệ lớn , điều này tạo ra sức ỳ của hệ thống: thiếu năng động, hiệu quả chưa cao. Công tác quản lý, tổ chức thực hiện ở các nhà trường thiếu chuẩn hoá, thiếu kế hoạch, thiếu khoa học. Công tác tham mưu cho chính quyền địa phương còn thiếu hiệu quả, việc phối kết hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội chưa đồng bộ nhịp nhàng. Hiện tượng thiếu nghiêm túc trong thi cử; tự đặt ra những khoản thu không có trong quy định của nhà nước.
Năm là, Chế độ đãi ngộ của nhà nước và chính sách của địa phương đặc biệt là tiền lương của CBQL và GV chưa thực sự khuyến khích được sự phấn đấu, say mê, tận tuỵ vì nghề nhiệp của họ.
* Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém:
Một là, công tác quản lý giáo dục còn có những hạn chế, thể hiện ở một số mặt sau:
- Chưa quan tâm đầy đủ, kợp thời đến việc phát hiện, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cốt cán của ngành.Về chuyên môn chưa cập nhật những thông tin trong quản lý. Công tác quản lý chỉ đạo của đội ngũ cán bộ quản lý còn mang tính đại khái, tuỳ tiện, thiếu tính khoa học nên hiệu quả chưa cao;
- Chưa quan tâm đầy đủ, kịp thời đến các việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. Thiếu các chính sách nhằm kích thích sự phấn đấu vì nghề nghiệp của đội ngũ GV.
- Chưa đầu tư thích đáng về CSVC, thiết bị, kinh phí đầu tư cho giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu, cơ chế quản lý tài chính không ổn định, hiệu quả sử dụng kinh phí chưa cao.
- Việc chỉ đạo, đầu tư ở các trường trọng điểm ở các ngành học, bậc học chưa thật sâu sát, chưa nhân rộng điển hình tiên tiến trong phạm vi toàn huyện.
Hai là, cấp uỷ Đảng và chính quyền ở một số xã chưa thực sự quan tâm đúng mức, chưa quán triệt đầy đủ các Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo, chưa có những chính sách và bước đi theo định hướng xem: “ giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu “ cho nên chưa có những giải pháp tích cực, chưa phát huy có hiệu quả những nguồn lực của địa phương, chưa huy động mạnh mẽ các lực lượng xã hội cùng tham gia sự nghiệp giáo dục ở địa phương.
Ba là, đầu tư cho giáo dục từ ngân sách Nhà nước còn hạn chế, kinh phí chủ yếu dành cho việc trả lương, việc đầu tư để hỗ trợ, kích thích cho các hoạt động chuyên môn trong trường học còn quá hạn chế.
Bốn là, tình hình kinh tế ở địa phương phát triển chậm, đời sống nhân dân nhìn chung còn gặp nhiều khó khăn, điều kiện đóng góp cho nhà trường và đầu tư cho con em học tập còn nhiều hạn chế; Mức lương của giáo viên còn thấp, chưa đủ điều kiện họ để tập trung vào học tập nâng cao trình độ chuyên môn và tận tuỵ vì công việc. Mặt khác những tiêu cực trong xã hội, mặt trái của cơ chế thị trường luôn tác động đến hoạt động GD - ĐT; một bộ phận phụ huynh học sinh chưa nhận thức rõ việc đầu tư cho con em mình học tập là yêu cầu bức xúc nên thiếu quan tâm, không có sự gắn bó với nhà trường trong việc giáo dục con cái.
Năm là, sự phối hợp giưã các cấp chính quyền, các cơ quan, đoàn thể chưa thật sự chặt chẽ, thường xuyên tạo nên sự thiếu đồng bộ nên hiệu quả thấp.
Sáu là, từ trước đến nay huyện chưa có một chiến lược về giáo dục và đào tạo, chưa có quy hoạch nào định hướng cho sự phát triển GD - ĐT trong thời kỳ 5 năm, 10 năm.
Chương 3. xây dựnh Quy hoạch phát triển Giáo dục Tiểu học và Trung học cơ sở huyện cẩm xuyên tỉnh hà tỉnh đến năm 2010.
3.1. Một số căn cứ xây dựng quy hoạch phát triển GD - ĐT
3.1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển GD - ĐT của tỉnh Hà Tĩnh.
Trên cơ sở quán triệt các Nghị quyết của Đảng về GD-ĐT, đặc biệt là Nghị quyết 2 - BCHTW khoáVIII, nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần IX, kết luận của hội nghị 6 - BCHTW khoá IX, chiến lược phát triển GD&ĐT đến 2010, định hướng phát triển của bộ giáo dục đào tạo, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế của việc phát triển GD - ĐT cũng như phương hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.; Tỉnh Hà tĩnh đã đề ra chiến lược, mục tiêu cho phát triển GD & ĐT những năm tiếp theo, được thể hiện trong nghị quyết 05- khoá XIV và nghị quyết 03 khoá XV của tỉnh uỷ Hà Tĩnh.
Những định hướng và mục tiêu đề ra cho những năm tới là:
* Định hướtg phát triển :
+ Chỉ đạo, thực hiện đổi mới toàn diện cả về nội dung, phương pháp dạy học, tổ chức hệ thống trường lớp, hệ thống quản lý GD theo hướng chuẩn hoá.
+ Đẩy mạnh xã hội hoá GD, đa dạng hoá các loại hình trường lớp, điều chỉnh, bố trí sắp xếp các loại hình nhà trường để tăng cường tính hợp lý trong quá trình huy động, sử dụng nguồn lực và thực hiện công bằng xã hội trong GD.
+ Tiếp tục phấn đấu để nâng cao chất lượng GD cả về đại trà và mũi nhọn. củng cố vững chắc thành tựu PCGDTH và phấn đấu để PC GDTHCS và tiến tới PC THPT.
*Những mục tiêu cụ thể:
+ Đến năm 2005 phấn đấu 100% trẻ em trong độ tuổi vào học lớp 1. 100% HS tốt nghiệp TH vào học THCS. 80% học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT.
+ Hoàn thành PCGDTH đúng độ tuổi vào 2002. Phổ cập THCS vào 2003. Phổ cập THPT vào 2007.
+ Thực hiện thí điểm trường bán công THCS ở một số Thị xã, Thị trấn
+ Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo bộ mặt nhà trường, cơ sở giáo dục ngày càng khang trang, hiện đại. Xác định, đầu tư xây dựng các trường trọng điểm, trường chuẩn.
+ Nâng cao hiệu quả giáo dục THCS, nhất là giáo dục về chính trị tư tưởng, bảo đảm mọi học sinh đều phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất thẩm mỹ và các kỷ năng cơ bản, có những hiểu biết ban đầu về kỷ thuật và hướng nghiệp; kết hợp với phân luồng sau THCS để chuẩn bị tiếp tục học THPT, học nghề hoặc có năng lực tiếp thu những tiến bộ KH - KT khi đưa vào cuộc sống.
3.1.2. Mục tiêu phát triển giáo dục huyện Cẩm Xuyên giai đoạn 2000 - 2010
* Phương châm phát triển GD - ĐT huyện Cẩm Xuyên
Nhiệm vụ phát triển sự nghiệp GD_ĐT phải hướng tới mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài nhằm xây dựng con người phát triển toàn diện đức, trí, thể, mỹ có đủ năng lực thực hiện CNH- HĐH đất nước, xây dựng quê hương giàu đẹp.
+ Thực hiện tốt cuộc vận động xã hội hoá giáo dục. Tiếp tục củng cố, sắp xếp lại trường lớp. Đa dạng hoá các loại hình trường lớp: công lập, bán công, dân lập, dạy nghề nhằm thu hút hết con em vào trường học.
+ Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên gắn với nâng cao chất lương đội ngũ giáo viên,.
* Những mục tiêu cụ thể:
+ Đến năm 2002: Trên 99% HS tốt nghiệp TH vào học THCS, 100% xã PCGDTHCS,
+ Đến 2005: 70-80% học sinh trong độ tuổi được phổ cập THPT. 50% số trường đạt chuẩn quốc gia. 50% số trường TH có 100% được học 2 buổi/ ngày. 100% HS tốt nghiệp THCS được trang bị nghề.
+ Đến 2010: 100% lớp TH được học 2 buổi/ngày. 70% số lớp học THCS đảm bảo 1 phòng/ 1 lớp. 100% HS tốt nghiệp THCS vào học THPT.
+ Nhân rộng mô hình giáo dục điển hình Cẩm Bình, tiếp tục xây dựng các đơn vị điển hình tiên tiến trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước.
* Chương trình của huyện Cẩm Xuyên thực hiện NQ6- -BCH TW Đảng khoá IX về GD-ĐT:
1. Tập trung quy hoạch và nhanh chóng ổn định mạng lưới trường lớp các ngành học, cấp học trên địa bàn một cách hợp lý; đa dạng hoá các loại hình trường lớp, tạo mọi điều kiện để mọi người đều được học tập liên tục, học tập suốt đời.
2. Chuẩn bị và thực hiện tốt việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Trước mắt cần thực hiện tốt việc thay sách lớp 1 và lớp 6, rút kinh nghiệm để tiếp thu và triển khai tốt những năm tiếp theo.
3. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, quán triệt nguyên lý học đi đôi với hành, lí luận gắn với thực tiễn, giáo dục gắn với gia đình, nhà trường và xã hội.
4. Tăng cường mạnh mẽ công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống đối với giáo viên và học sinh. Phải kết hợp hài hoà giữa “dạy chữ, dạy người, dạy nghề”, trên cơ sở nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nhanh chóng nâng cao chất lượng giáo dục đại trà đi đôi với bồi dưõng nhân tài.
5. Xây dựng và thực hiện chuẩn hoá đội ngũ cán bộ quản lý GD-ĐT. Bồi dưỡng mọi mặt đối với cán bộ quản lý để họ đủ trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng được yêu cầu ngày một cao của công tác quản lý. Tăng cường xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo đảm bảo đủ số lượng, hợp lý về cơ cấu, chuẩn hoá trình độ đào tạo, vững vàng về chính trị tư tưởng, tinh thông về nghiệp vụ sư phạm. Bồi dưỡng kết nạp Đảng viên trong ngành giáo dục, với phương châm đã là giáo viên phải là đảng viên, phấn đấu đến năm 2005 tỷ lệ giáo viên đảng viên đạt 40 –45%. Đến năm 2010 đạt 50 – 60%.
6. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, tăng cường khai thác, sử dụng các nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Nhanh chóng xây dựng cơ sở vật chất trường học theo hướng kiên cố hoá, hiện đại hoá, chuẩn hoá các nhà trường. Phấn đấu hết năm 2002 tất cả các xã đều có phòng học cao tầng. Đến năm 2005 có 1/3 số xã có 2 trường cao tầng. Năm 2010 tất cả các xã có 100% Hs được học nhà cao tầng. Đẩy mạnh việc xây dựng trường chuẩn quốc gia các ngành học, cấp học. Năm học 2002 – 2003 phấn đấu có 4-5 trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia, 2-3 trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia, 1-2 trường THCS đạt chuẩn quốc gia. Phấn đấu năm học 2003 – 2004 xây dựng trường bán công THCS và THPT. Xây dựng các trung tâm giáo dục cộng đồng ở các vùng miền thích hợp.
7. Củng cố kết quả xoá mù chữ - PCGDTH đúng độ tuổi và phổ cập THCS tiến tới phổ cập THPT ở những xã có điều kiện.
8. Chú trọng phát triển các trung tâm: GDTX, KTTH hướng nghiệp trên địa bàn. Phấn đấu phân luồng học sinh sau THCS., mở rộng các trường bán công, dân lập GDTX để học sinh học BTVH các cấp và vào THPT hàng năm đạt tỷ lệ 70-80%. Tăng cường dạy nghề đảm bảo chất lượng cho học sinh phổ thông và thanh niên ngoài xã hội.
9. Đảm bảo giảng dạy ngoại ngữ, tin học cho học sinh các cấp tiến tới những năm tiếp theo thi tốt nghiệp ngoại ngữ cho tất cả học sinh THCS.
10. Tiếp tục tăng cường nền nếp, kỷ cương trong các nhà trường . Thực hiện tốt việc đánh giá học sinh, thi cử nghiêm túc, khách quan, công bằng. Kiên quyết đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực trong các nhà trường, làm cho nhà trường thành một môi trường thực sự lành mạnh.
11. Tập trung xây dựng điển hình các ngành học, cấp học và nhân rộng trên địa bàn. Các điển hình tiên tiến thực sự có sức thuyết phục cao. Đầu tư thật sự cho xây dựng điển hình Cẩm Bình và tiếp tục tổng kết giáo dục Cẩm Bình trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đát nước.
* Những giải pháp chủ yếu để đảm bảo chương trình hành động về giáo dục - đào tạo.
1. Tập trung quán triệt, phổ biến rộng rãi NQ TW2 (khoá 8) và kết luận của BCHTW (khoá 9) về GD-ĐT, các nghị quyết của tỉnh uỷ, huyện uỷ, của HĐND huyện và đề án phát triển giáo dục mầm non 2002 – 2005 của UBND huyện Cẩm Xuyên. Tập trung sự chỉ đạo của huyện uỷ, HĐND, UBND huyện về GD-ĐT làm cho GD-ĐT thật sự là quốc sách hàng đầu trong nhận thức và hành động của mọi cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể xã hội và toàn thể nhân dân.
2. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, tạo ra các nguồn lực cho giáo dục, tăng cường đầu tư kinh phí nhanh chóng chuẩn hoá, hiện đại hoá các đơn vị giáo dục. Mở ra nhiều hướng mới để mau chóng xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các ngành học, cấp học, để phục vụ ngày một tốt hơn cho sự nghiệp phát triển GD-ĐT huyện nhà .
3. Quy hoạch đội ngũ quản lý giáo dục, đội ngũ giáo viên để nhanh chóng đạt được theo hướng “chuẩn hoá, trẻ hoá, năng động hoá “ đội ngũ trong vài ba năm tới.
4. Ngành Giáo dục được xác định là chủ công trong việc tham mưu và tổ chức thực hiện các kết luận của BCHTW, và các nghị quyết của đảng về GD-ĐT. Coi đội ngũ quản lý GD-ĐT và giáo viên là nhân tố quyết định thắng lợi của mọi hoạt động giáo dục và được đặt dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của các cấp uỷ và chính quyền từ huyện đến xã, thị.
5. Tiếp tục thực hiên tốt các chủ trương chính, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với ngành GD-ĐT, đối với nhà giáo. Có những chính sách của địa phương để khuyến khích động viên các thầy cô giáo, các đơn vị giáo dục và các xã có phong trào giáo dục phát triển mạnh.
3.2. Quy hoạch phát triển số lượng học sinh.
Quy hoạch số lượng học sinh có vai trò quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch trường lớp, đội ngũ giáo viên và các nhu cầu vật chất khác phục vụ cho mục tiêu phát triển GD. Để quy hoạch số lượng học sinh cần áp dụng một số phương pháp dự báo, trong dự báo có nhiều phương pháp khác nhau, trong điều kiện thực tế, đề tài được tiến hành dự báo theo 3 phương án sau:
3.2.1. Phương án 1: Dự báo số lượng học sinh bằng phương pháp ngoại suy xu thế.
- Học sinh TH từ lớp 1 đến lớp 5 (độ tuổi 6 - 14 tuổi)
- Học sinh THCS từ lớp 6 - 9 (độ tuổi 11 - 18 tuổi)
Bước 1: Dự báo dân số trong độ tuổi đi học của bậc TH, THCS của huyện.
- Thống kê số liệu học sinh TH, THCS của huyện từ năm 1992 đến 2002.
Bước 2: Trên cơ sở diễn biến của số lượng học sinh đi học trong độ tuổi trong những năm qua để xác định quy luật và hàm xu thế phát triển của tỷ lệ này theo thời gian, từ số liệu thực tế cho thấy quy luật này diễn ra theo hàm tuyến tính.
Y = a + bt (trong đó a,b là hệ số, biến số thời gian t)
Bước 3: Tính toán kết quả dự báo số lượng học sinh theo từng thời kỳ dự báo. (xem bảng 12,13).
3.2.2. Phương án 2: Phương pháp sơ đồ luồng.
Là phương pháp thông dụng trong dự báo số lượng học sinh, nó có thể cho phép tính toán luồng học sinh trong suốt cả hệ thống giáo dục.
Mỗi học sinh hoặc là lên lớp, hoặc là lưu ban, hoặc là bỏ học. Phương pháp sơ đồ luồng dựa vào tỷ lệ quan trọng sau: Tỷ lệ nhập học; tỷ lệ lên lớp; tỷ lệ lưu ban; tỷ lệ bỏ học. (xem bảng 14,15)
Bảng 12. Thống kê và dự báo số lượng học sinh Tiểu học
theo phương pháp ngoại suy xu thế.
Năm học
Dân số (người)
Dân số độ tuổi TH (người)
Số học sinh TH (người)
Tỷ lệ HSTH so với DSĐT
y - %
Thứ tự thời gian t
y.t
t2
97-98
14.8371
39.105
24.948
63,46
1
317,50
1
98-99
15.0928
39.840
25.115
63,04
2
378,24
4
99-2000
15.1380
40.142
24.680
61,48
3
430,36
9
2000-01
15.1824
40.487
23.514
58,08
4
464,64
16
2001-02
15.2674
40.782
22.355
54,82
5
493,38
25
2002-03
15.2963
40.154
20.577
51,25
6
307,5
36
Kết quả: n = 6, åt = 21;
Ta có hàm xu thế: y = a0 + a1t
y = 67,61 - 2,55.t 9
Năm
Tỉ lệ và số học sinh Tiểu học theo hàm xu thế
T
2000
15.1824
40.187
23.507
58,49
4
2005
15.7205
34.729
15.527
44,71
9
2010
16.4162
24.085
7. 683
31,9
14
(Nguồn: Phòng thống kê, phòng GD - ĐT huyện Cẩm Xuyên )
Bảng 13. Thống kê và dự báo số lượng học sinh THCS
theo phương pháp ngoại suy xu thế.
Năm học
Dân số (người)
Dân số độ tuổi THCS (người)
Số học sinh THCS (người)
T.Lệ HSTH trong DSĐT THCS (%)
TT thời gian T
YT
T2
1993-1994
144.012
16.247
5.504
33,88
1
33,88
1
94-95
145.009
18.195
7.195
39,54
2
79,08
4
95-96
145.971
20.323
8.630
42,46
3
127,38
9
96-97
147.406
22.107
9.811
44,38
4
137,52
16
97-98
148.371
24.874
11.104
44,64
5
223,2
25
98-99
150.928
26.532
12.506
47,14
6
282,84
36
99-2000
151.380
28.641
14.313
49,97
7
349,79
49
2000-01
151.824
30.756
15.786
51,33
8
410,64
64
01-02
152.674
32.892
17007
51,74
9
465,66
81
02-03
152.963
34.844
18062
51,81
10
518,1
100
Kết quả: n = 10;
åt2 = 385 (åt)2 = 3.025
Ta có hàm xu thế: y = a0 + a1t
y = 35,35 + 1,88t
Năm
Tỉ lệ và số học sinh THCS theo hàm xu thế
T
2000
15.1380
30.756
15.786
51,33
8
2005
15.7205
37.294
22.298
59,79
13
2010
16.4162
28.954
20.003
69,19
18
(Nguồn: Phòng thống kê, phòng GD - ĐT huyện Cẩm Xuyên )
Bảng 14. Tỷ lệ lên lớp, lưu ban, tuyển mới học sinh phổ thông
huyện Cẩm Xuyên năm học 2001-2002
Đơn vị tính: %
Khối lớp
Tiêu chí
Lớp 1
Lớp 2
Lớp 3
Lớp 4
Lớp 5
Lớp 6
Lớp 7
Lớp 8
Lớp 9
Tlệ T.mới
99,5
99,75
99,6
99,5
99,4
95
96,5
96
97,5
T.lệ l.ban
0,15
0,25
0,4
0,65
0,4
2,5
3,0
3,7
3,6
Tlệ lên lớp
99,85
99,75
99,6
99,35
99,8
97,5
97,0
96,3
96,4
(Nguồn: Phòng GD - ĐT huyện Cẩm Xuyên )
Bảng 15. Dự báo tỷ lệ lên lớp, lưu ban học sinh TH và THCS
huyện Cẩm Xuyên đến năm 2010. Đơn vị tính: %
Tiêu chí
Năm 1999-2002
Năm 2003-2006
Năm 2007-2010
TH
THCS
TH
THCS
TH
THCS
Tỷ lệ tuyển mới
99
96
99,5
97
99,9
99
Tỷ lệ lưu ban
0,5
3,0
0,3
2,5
0,1
1,0
Tỷ lệ lên lớp
99,5
97
99,7
97,5
99,9
99
(Nguồn: Phòng GD - ĐT huyện Cẩm Xuyên )
Dựa vào phương pháp sơ đồ luồng (sơ đồ 7 - chương 1)
Tính số học sinh TH và THCS (xem bảng 16, 17)
Bảng 16. Dự báo học sinh TH đến năm 2010 theo
phương pháp sơ đồ luồng.
Đơn vị: Người
Năm học
Dân số
Dân số trong
độ tuổi
Tổng số HS
Chia ra
Lớp 1
Lớp 2
Lớp 3
Lớp 4
Lớp 5
2000- 01
151.284
40.487
23.514
4.063
4.860
4.864
5.045
4824
01-02
152.674
40.582
22.355
3.808
4.048
4.279
4.818
4952
02-03
152.963
40.151
20.577
3.248
3.785
4.032
4.716
4796
03-04
154.385
39.036
18.781
3.107
3.249
3.787
4.033
4605
04-05
155.805
37.045
16.895
2.734
3.109
3.250
3.788
4026
05-06
157.205
34.729
15.277
2.408
2.735
3.108
3.251
3782
06-07
158.636
32.305
13.847
2.352
2.409
2.735
3.108
3247
07-08
160.423
29.900
12.795
2.195
2.352
2.410
2.736
3104
08-09
161.423
27.479
11.743
2.052
2.195
2.352
2.410
2735
09-10
162.795
25.710
11.030
2.022
2.052
2.195
2.352
2409
10-11
164.162
24.085
10.633
2.012
2.022
2.052
2.195
2352
(Nguồn: Phòng thống kê, UBDS-KHHGĐ, PGD_ĐT huyện Cẩm Xuyên)
Bảng 17. Dự báo học sinh THCS đến năm 2010 theo
phương pháp sơ đồ luồng.
Đơn vị: Người
Năm học
Dân số
Dân số trong độ tuổi
TSHS
Chia ra
Lớp 6
Lớp 7
Lớp8
Lớp 9
2000- 2001
151.824
30.756
15.786
4.746
4.501
3.632
2.918
2001-2002
152.674
32.892
17.007
4.661
4.465
4.358
3.523
2002-2003
152.963
34.864
18.062
4.863
4.604
4.383
4.212
2003-2004
154.385
36.327
18.781
5.101
4.855
4.597
4.420
2004-2005
155.805
37.001
19.466
4.865
5.095
4.848
4.658
2005-2006
157.205
37.294
19.767
4.905
4.871
5.089
4.902
2006-2007
158.636
36.669
19.621
4.731
4.906
4.783
5.201
2007-2008
160.423
35.551
19.093
4.601
4.733
4.904
4.855
2008-2009
161.423
33.560
18.215
3.925
4.603
4.735
4.952
2009-2010
162.795
31.378
17.079
3.756
3.932
4.604
4.787
2010-2011
164.162
28.954
15.484
3.164
3.757
3.935
4.628
(Nguồn: Phòng thống kê, UBDS-KHHGĐ, PGD_ĐT huyện Cẩm Xuyên)
2.3. Phương án 3: Phương pháp chuyên gia
Qua tổng hợp ý kiến của các nhà quản lý giáo dục có kinh nghiệm thực tế như chuyên viên Sở GD - ĐT, chuyên viên Phòng GD - ĐT và các hiệu trưởng các trường TH, THCS cụ thể:
Tổng số người được hỏi là 56 người:
TH là 27 người (Hiệu trưởng 24, Chuyên viên Phòng là 3).
THCS là 29 người (Hiệu trưởng 24, Chuyên viên Phòng là 5).
* Kết quả dự báo năm 2005:
- TH có 24/27 (88,9%) ý kiến cho rằng số học sinh TH chiếm tỷ lệ từ 41 - 44% dân số trong độ tuổi.
- THCS có 25/29 (86,2% ý kiến cho rằng số học sinh THCS chiếm tỷ lệ từ 51 - 54% dân số trong độ tuổi.
* Kết quả dự báo năm 2010:
- TH có 25/27 (92,6%) ý kiến cho rằng số học sinh TH sẽ giảm nhẹ và sau đó ổn định tương đối ở mức chiếm tỷ lệ từ 43-44% dân số trong độ tuổi.
- THCS có 27/29 (93,1%) ý kiến cho rằng số học sinh THCS chiếm tỷ lệ từ 52 - 55% dân số trong độ tuổi.
Theo ý kiến của đa số chuyên gia và căn cứ vào dự báo dân số trong độ tuổi của huyện, tác giả dự báo số lượng học sinh TH, THCS (xem bảng 17).
Bảng 18: Dự báo số lượng học sinh đến năm 2005, 2010 theo
phương pháp chuyên gia.
Cấp học
Các chỉ số
Năm
2000
2005
2010
TH
+ Số HS
+Tlệ HS/DSĐT(%)
23514
58,08
14933
43
10597
43,9
THCS
+ Số HS
+Tlệ HS/DSĐT(%)
15786
51,33
19766
53
15490
53,5
Thống kê kết quả dự báo 3 phương án tổng hợp ở bảng 19.
Bảng 19. So sánh kết quả dự báo của 3 phương án.
Năm
Cấp học
Phương án
1
2
3
2000
Tiểu học
Số học sinh
23.514
23.514
23.514
% trong độ tuổi
58,08
58,08
58,08
THCS
Số học sinh
15.786
15.786
15.786
% trong độ tuổi
51,32
51,32
51,32
2005
Tiểu học
Số học sinh
15.527
15.277
14.933
% trong độ tuổi
44,71
43,99
42,99
THCS
Số học sinh
22.298
19.767
19.766
% trong độ tuổi
59,79
53
53
2010
Tiểu học
Số học sinh
7.683
10.633
10.597
% trong độ tuổi
31,9
44,15
43,9
THCS
Số học sinh
20.003
15.484
15.490
% trong độ tuổi
69,08
53,47
53,49
* So sánh kết quả dự báo của 3 phương án, kết luận:
+ Tiểu học:
Cẩm Xuyên là huyện hoàn thành tiêu chuẩn phổ cập năm 1991. Đến năm 2001 hoàn thành PCGD Tiểu học đúng độ tuổi. Trẻ em huy động hàng năm cao từ 99% trở lên; quy mô phát triển TH ổn định và bắt đầu giảm từ năm học 1999 - 2000, đồng thời căn cứ vào sự phát triển của dân số và dự báo của cả 3 phương án thì chấp nhận phương án 1: số HSTH 2005 chiếm 44,71%DSĐT: 15.527người, 2010 chon phương án 2 chiếm 44,15%DSĐT:10.633 người.
+ THCS:
Phương châm từ năm học 2000 - 2001 tuyển tối đa số học sinh tốt nghiệp TH vào lớp 6. Huyện đã đạt chuẩn PCGD THCS vào năm 2001. Qua xem 3 phương án ta thấy:
Giai đoạn 2000 - 2005 số HS tiếp tục tăng nhanh nên chọn phương án 1 là phù hợp, số HS chiếm 59,79%DSĐT: 22.289 người; giai đoạn 2006 - 2010 học sinh THCS giảm nhẹ, phương án 3 phù hợp với thực tiễn, đến năm 2010, số HS chiếm 53,49%DSĐT: 15.490 người.
Tổng hợp các phương án ta có số học sinh TH và THCS (xem bảng 19)
Bảng 20. Dự báo số học sinh Tiểu học, Trung học cơ sở
huyện Cẩm Xuyên đến năm 2010.
Đơn vị: Người
Cấp
học
Năm
Tiểu học
THCS
Ghi chú
2002
20.577
18.062
2005
15.527
22.289
2010
10.633
15.490
3.3. Quy hoạch mạng lưới trường, lớp của hệ thống giáo dục tiểu học, THCS huyện cẩm xuyên -tỉnh hàtĩnh đến năm 2010.
3.3.1. Những căn cứ để xây dựng mạng lưới trường lớp
* Hệ thống trường lớp phổ thông chịu sự tác động của các yếu tố sau:
- Điều kiện kinh tế, sự phân bố dân cư, tốc độ phát triển dân số, truyền thống văn hoá và nhu cầu học tập của nhân dân; đồng thời mạng lưới trường lớp còn chịu sự tác động của các yếu tố chính bên trong nội tại của hệ thống giáo dục, đó là hình thức tổ chức các loại hình học tập, quy mô học sinh, chương trình nội dung giáo dục và mục tiêu đào tạo.
- Căn cứ vào mục tiêu được xác định trong nghị quyết2- BCHTW khoá VIII, nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lân thứ IX, nghị quyết 6 - BCH TW khoá IX, Nghị quyết 05 khoá XIV và 03 khoá XV của Tỉnh uỷ Hà Tĩnh, Nghị quyết lầ thứ XXVII của Đảng bộ huyện Cẩm Xuyên.
- Căn cứ vào thực tế quy mô trường lớp của huyện và các yêu cầu đặt ra trong giai đoạn cách mạng mới. Do tình hình KT-XH nói chung và GD-ĐT của huyện nói riêng từ nay đến 2005 và 2010 hệ thống trường lớp TH vẫn giữ nguyên, riêng THCS để đáp ứng với nhu cầu của phụ huynh, HS, cũng như do sự gia tăng về số lượng ở địa bàn Thị Trấn nên lập thêm ở Thị Trấn 1 trường bán công chất lượng cao vào năm 2005 để phù hợp với tình hình phát triển THCS trên địa bàn.
Như vậy đến 2005 sẽ có 33 trường TH và 26 trường THCS.
Phấn đấu số lớp học 2 buổi/ngày ở TH chiếm tỷ lệ 50% (đến 2005) và 100% đến năm 2010.
Năm học 2001-2002 huyện đã có 12 trường TH đạt chuẩn Quốc
gia, phấn đấu đến năm 2005 có thêm 9 trường TH đạt chuẩn quốc gia và 3 trường THCS đạt chuẩn quốc gia. Mục tiêu năm 2010 có 100% số trường TH và 50% số trường THCS đạt chuẩn quốc gia.
3.3.2. Dự báo số lượng giáo viên đến năm 2010
Theo kế hoạch, định mức số giáo viên hiện nay TH là 1,15 lớp (cả giáo viên nhạc, hoạ); THCS là 1,80 (cả giáo viên ngoại ngữ).
Trên cơ sở dự báo nhu cầu giáo viên được tào đạo thêm được tính theo công thức:
C = m - (a - b) trong đó: m là số giáo viên cần có
a là số giáo viên hiện có
b là số giáo viên giảm
C là số giáo viên cần đào tạo thêm.
Nhận xét: Phân tích qua bảng kết quả dự báo số lượng giáo viên trong giai đoạn 2000 - 2010, ta thấy nhu cầu giáo viên TH không cần đào tạo thêm mà chỉ đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, số giáo viên thừa ở giai đoạn 2000 - 2005 để bảo đảm đáp ứng cho yêu cầu những năm tiếp theo (2006 - 2010) số học sinh TH ổn định và tiếp tục tăng nhẹ.
Số giáo viên THCS thiếu hụt ở gia đoạn 2002 - 2005 vì giai đoạn này số lớp, số học sinh phát triển ở mức cao nhất trong giai đoạn từ nay đến năm 2010.
Trên cơ sở kết quả dự báo. Số lớp, số giáo viên (xem bảng 20,21)
Bảng 21. Dự báo số trường, lớp, số giáo viên và học sinh TH và
THCS đến năm 2010
Cấp học
Các chỉ số
2002
2005
2010
Tiểu học
- Số trường
33
33
33
- Số lớp
652
518
425
- Số học sinh
20577
15527
10633
- Số học sinh/lớp
31,56
30
25
- Số giáo viên/lớp
1,15
1,15
1,2
- Số giáo viên cần có
749
596
516
THCS
- Số trường
25
26
26
- Số lớp
422
637
516
- Số học sinh
18062
22.298
15490
- Số học sinh/lớp
42,8
35
30
- Số giáo viên/lớp
1,7
1,75
1,8
- Số giáo viên cần có
717
1.115
929
Bảng 22. Dự báo nhu cầu giáo viên TH và THCS đến năm 2010
Giai đoạn
Giáo viên
K.hiệu
TH
THCS
Từ năm
2003-2005
- Số giáo viên định mức năm 2005
m
596
1.115
- Số GV hiện có năm 2002
a
779
677
- Số GV ra khỏi ngành
b
45
37
- Số GV cần đào tạo thêm
c
475
- Số GV thừa
138
Từ năm
2005-2010
- Số giáo viên định mức năm 2010
m
516
929
- Số GV hiện có năm 2005
a
596
1.115
- Số GV ra khỏi ngành
b
74
82
- Số GV cần đào tạo thêm
c
- Số GV thừa
06
104
3.4. Một số giải pháp để thực hiện quy hoạch
3.4.1 Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên.
Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên là yếu tố quyết định chất lượng của giáo dục, vì vậy phải xây dựng đội ngũ đủ về số lượng, chuẩn hoá về trình độ, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo cân đối về các bộ môn, cân đối độ tuổi.
* Giải pháp số lượng
Bố trí sắp xếp đủ về số lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hành chính phục vụ các trường nhằm đảm bảo đáp ứng cân đối các trường trong huyện.
- Giáo viên TH: Đến năm 2003 đảm bảo tỷ lệ giáo niên dạy văn hoá là 1,15 /lớp, trước mắt ở những trường chuẩn quốc gia tăng cường thêm số GV dạy thể dục, tin học , ngoại ngữ. Từ năm 2004 - 2005 thừa giáo viên, sẽ giải quyết bằng cách tiếp tục cho đi đào tạo nâng cao trình độ trên chuẩn; từ năm 2005 - 2010 chưa phải đào tạo bổ sung.
- Giáo viên THCS: Hiện đang thiếu về số lượng, bình quân 1,604 giáo viên/ lớp. Đề nghị UBND tỉnh và Sở GD - ĐT cần có kế hoạch tăng nguồn tuyển sinh đào tạo giáo viên THCS; có chính sách thu hút số giáo sinh đã tốt nghiệp đại học ở tỉnh ngoài về công tác tại địa phương, để đáp ứng số lương GV cần cho giai đoạn 2003-2005 là 306 người, giai đoạn 2006-1010 do số lượng HS giảm nên không cần đào tạo thêm GV.
* Giải pháp về chất lượng.
Chất lượng của đội ngũ CBQL và giáo viên có tính chất quyết định đến chất lượng giáo dục đào tạo. Do đó, cần quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL và giáo viên cả về trình độ, về chính trị tư tưởng, chuyên môn nghiệp vụ.
+Tiếp tục động viên, hỗ trợ CBQL, GV tham gia các chương trình đào tạo theo nhiều hình thức để nâng chuẩn. Hàng năm 3 - 5% giáo viên được đi đào tạo nâng chuẩn. Từng bước xây dựng đội ngũ chuyên gia cốt cán của từng môn ở các bậc học. Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn ở trong các nhà trường(thao giảng, dự giờ, sinh hoạt tổ, khối, nhóm...) nhằm giải quyết những vấn đề nẫy sinh trong thực tế giảng dạy đặc biệt là trong giai đoạn thực hiện chương trình, SGK mới. Đổi mới phương pháp bồi dưỡng thường xuyên, đẩy mạnh phong trào tự học, tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên, tiến hành bồi dưỡng giáo viên dạy kiêm môn. Cần đảm bảo thống nhất giữa quy hoạch đào tạo và bố trí sử dụng đội ngũ giáo viên.
+ Đối với cán bộ quản lý giáo dục, thực hiện theo điều lệ trường học, có kế hoạch rà soát đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý và có sự bố trí, sắp xếp hợp lý.
+Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Thực hiện tốt việc bổ nhiệm hiệu trưởng theo nhiệm kỳ 5 năm và không quá 2 nhiệm kỳ liên tục tại 1 trường.
+Tăng cường công tác bồi dưỡng chính trị cho cán bộ, giáo viên, nâng cao nhận thức chính trị, đồng thời tăng cường công tác phát triển Đảng trong nhà trường.
* Quan tâm về chế độ chính sách cho cán bộ giáo viên:
Nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc, sinh hoạt, học tập cho cán bộ, giáo viên; thực hiện đầy đủ kịp thời chế độ cho cán bộ giáo viên; hỗ trợ bằng nhiều nguồn như quỹ hội đồng giáo dục, quỹ khen thưởng cho giáo viên giỏi, học sinh giỏi, tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ và thăm quan học tập
+ Chính sách cho cán bộ nữ: Cần quan tâm trong việc đào tạo, tạo điều kiện để nữ cán bộ có thể phát huy vai trò, quan tâm đến điều kiện làm việc, đến đời sống vật chất tinh thần của phụ nữ, đến việc quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ nữ.
3.4.2. Giải pháp tăng cường cơ sở vật chất và đầu tư.
- Tăng cường mở rộng diện tích đất đai cho các nhà trường đảm bảo dúng quy định trường chuẩn quốc gia.
- Tăng cường tu sửa, xây dựng cơ sở vật chất trường học theo hướng ổn định, khoa học và từng bước hiện đại. Với phương châm đến năm 2007 có 70% trường TH và THCS học 1 ca, 2010 có 100% trường đủ điều kiện để học 1 ca; trong nhà trường có đủ các phòng chức năng và các trang thiết bị - đồ dùng dạy học, đủ các loại SGK, sách tham khảo , tập san, báo chí để phục vụ tốt hơn cho hoạt động dạy- học- vui chơi giải trí... trong các nhà trường.
Đảm bảo đủ CSVC để đến năm 2005 có 70%, 2010 có 100% số lớp TH được học 2 buổi/ngày. Đến 2005: 70%, 2010: 100% lớp THCS có 1phòng/ 1 lớp.
Những phòng học cấp 4 được xây dựng từ những năm 70 đến nay xuống cấp nghiêm trọng cần được thay thế bằng các phòng học kiên cố.
Bảng 23. Nhu cầu kinh phí xây dựng mới và chống
xuống cấp phòng học giai đoạn 2003 - 2010.
Đơn vị tính: Triệu đồng
Thời gian
Nội dung
Giai đoạn
Ghi chú
2003-2005
2006-2010
Xây dựng mới
Số phòng
113+219=332
23+22=45
Kinh phí
19.920
2.700
60tr/1P
Chống xuống cấp
Số phòng
41+23=64
44+34=78
Kinh phí
320
390
5tr/1P
Tổng kinh phí
20240
3.090
Kinh phí bình quân 1 năm
5.060
618
+ Thư viện đồ dùng: Cần có giải pháp về việc đầu tư cho thư viện và thiết bị dạy - học với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm và đầu tư cần phải tập trung có trọng điểm nhất là các trường xây dựng chuẩn quốc gia..
- Bàn ghế và trang thiết khác: TH trang bị các phòng âm nhạc, mỹ thuật; THCS chuẩn bị trang thiết bị để học âm nhac, mỹ thuật, tin học, ngoại ngữ theo hướng hiện đại.
- Để đảm bảo quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí đầu tư cho giáo dục, phải dần từng bước chuẩn hoá đội ngũ kế toán ở các trường TH và THCS, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý tài chính cho đội ngũ quản lý các trường. Mặt khác phòng GD - ĐT tăng cường phối hợp với phòng tài chính nhằm quản lý việc sử dụng nguồn ngân sách đạt hiệu quả .
- Tăng cường tham mưu với các cấp uỷ Đảng chính quyền với mục tiêu huy động các nguồn lực: Phát huy nội lực mỗi cơ sở xã, thôn tăng cường huy động xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị, huy động các loại quỹ như quỹ khuyến học quỹ hội đồng giáo dục
- Hàng năm phải có chương trình huy động vốn của địa phương
- Tranh thủ các dự án đầu tư hỗ trợ giáo dục các nguồn vốn vay nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị theo hướng hiện đại hoá.
- Tham mưu với cấp chính quyền giành nguồn ngân sách đầu tư cho giáo dục, đảm bảo được các chế độ của cán bộ giáo viên, đảm bảo mức chi thường xuyên cho các nhà trường hoạt động.
3.4.3. Giải pháp về đẩy mạnh công tác xã hội hoá sự nghiệp giáo dục
GD - ĐT là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, nên công tác xã hội hoá giáo dục được xem là sự vận động các ngành các cấp, các tổ chức xã hội và mỗi người để mọi người hiểu được trách nhiệm và nghĩa vụ, quyền lợi của mình về giáo dục, tạo cơ hội cho mọi người được hưởng thụ và tham gia xây dựng nền giáo dục tiên tiến, để giáo dục thực sự là của mọi người và vì mọi người.
Muốn thực hiện tốt công tác xã hội hoá sự nghiệp GD cần làm tốt mộ số chương trình sau:
Một là, chương trình hoạt động của Hội đồng Giáo dục các cấp (huyện, xã, thôn).
Hai là, chương trình hoạt động của Hội khuyến học, sự phối kết hợp giữa ngành GD-ĐT với các đoàn thể và tổ chức chính trị- chính trị xã hội.
Ba là, chương trình thực hiện mối liên hệ giữa gia đình - nhà trường - xã hội.
Chính quyền và nhân dân quan tâm chăm lo đến sự nghiệp giáo nâng cao vị thế của người thầy, tạo môi trường tốt, tích cực hỗ trợ hoạt động của thầy giáo, của học sinh và của nhà trường.
3.4.4. Giải pháp đổi mới công tác quản lý
Cải tiến công tác chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục từ phòng tới trường theo hướng tăng cường tính kế hoạch; xây dựng các chương trình, các dự án, xây dựng điểm, xây dựng chuẩn; thực hiện việc đầu tư có hiệu quả.
Thực hiện việc quản lý theo Luật giáo dục, tăng cường công tác
tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương trong công tác lãnh đạo đối với các cơ sở giáo dục.
Xây dựng, củng cố hệ thống bộ máy tổ chức quản lý giáo dục từ phòng đến trường, rà soát, bổ sung, đào tạo cán bộ quản lý, nâng cao năng lực tổ chức thực hiện tốt các hoạt động giáo dục, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đẩy mạnh phong trào thi đua “ Hai tốt ” trong các nhà trường, quan tâm đến công tác cán bộ nữ, đào tạo bồi dưỡng tạo điều kiện cho nữ cán bộ hoàn thành nhiệm vụ của mình. Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong cơ quan quản lý giáo dục, trong các nhà trường. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá sự nghiệp giáo dục để huy động toàn xã hội, toàn dân tham gia phát triển giáo dục.
Trong quản lý chú ý đến hoạt động của nữ công, của Uỷ ban vì sự tiến bô của phụ nữ; cần có sự bình đẳng trong việc quản lý, trong việc sử dụng đội ngũ cán bộ nữ.
Từ các giải pháp trình bày ở trên có thể khái quát (xem sơ đồ 8)
§Çu t
vµ
CSVC
Qu¶n lý
ĐỘI NGŨ
XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC
Qu¶n lý
Qu¶n lý
Häc sinh
S¬ ®å 8: HÖ thèng gi¶i ph¸p ®Ó thùc hiÖn quy ho¹ch.
Phần kết luận và kiến nghị.
1. Kết luận
Kết quả nghiên cứu đạt được, cho phép tác giả khẳng định mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành và rút ra một số kết luận sau:
* Quy hoạch GD - ĐT là một bộ phận của quy hoạch KT - XH, là nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý giáo dục cũng như trong quản lý xã hội. Quy hoạch phát triển giáo dục TH và THCS huyện Cẩm Xuyên vừa là một bộ phận trong quy hoạch phát triển KT - XH của huyện, vừa là một phần trong bức tranh toàn cảnh của giáo dục
* Kết quả nghiên cứu phản ảnh rõ được quan điểm của Đảng theo tinh thần Nghị quyết2 BCHTW- khoá VIII, kết luận của hội nghị 6 BCH TW - khoá IX và thể hiện rõ nét tính thực tiễn của địa phương.
* Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục TH và THCS có vị trí quan trọng, nó là nền tảng, là yếu tố cơ bản để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Vì vậy, quy hoạch phát triển giáo dục TH, THCS cần được xây dựng một cách đồng bộ, phù hợp với quy hoạch phát triển của hệ thống giáo dục.
* Với thực trạng của giáo dục TH và THCS huyện Cẩm Xuyên và những đặc trưng về địa lý, kinh tế, văn hoá xã hội của địa phương. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết quy hoạch và phân tích những nhân tố ảnh hưởng, tác giả khái quát quy hoạch giáo dục TH và THCS huyện Cẩm Xuyên (xem bảng 24)
* Để kết quả nghiên cứu được thực hiện, rất cần sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền địa phương, của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên và được các trường trong huyện thực hiện với một số giải pháp chính.
- Giải pháp về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên;
Bảng 24: Tổng hợp quy hoạch phát triển giáo dục TH, THCS
huyện Cẩm Xuyên đến năm 2010.
Chỉ số
Năm
Tiểu học
THCS
2002
2005
2010
2002
2005
2010
Số trường (trường)
33
33
33
25
26
26
Số lớp (lớp)
652
509
423
422
596
516
Số học sinh (người)
20577
15280
10597
18062
22.298
15484
Số giáo viên(người)
749
610
507
717
1.115
929
Số phòng học
439
440
423
320
521
516
- Giải pháp về cơ sở vật chất và đầu tư;
- Giải pháp về đẩy mạnh công tác xã hội hoá sự nghiệp giáo dục;
- Giải pháp đổi mới công tác quản lý.
Tác giả nhận thấy rằng trong điều kiện biến động hoặc những quy định mới của Nhà Nước về định mức làm việc, về chế độ lao động, thì có thể có những thay đổi, nên trong quá trình thực hiện cần phải có sự điều chỉnh kịp thời cho phù hợp. Đề có thể thực hiện được những kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả xin đưa ra kiến nghị sau:
2. Kiến nghị:
* Đối với TW :
- Bộ giáo dục và đào tạo sau khi có chiến lược phát triển GD-ĐT đến 2010 cần đưa ra chương trình cụ thể của mình, đồng thời hướng dẫn các Sở GD - ĐT và Phòng GD - ĐT thực thi chiến lược đã được Thủ tướng chính phủ phê duyện này.
- Luật giáo dục đã ban hành và có hiệu lực từ 01/6/1999 nhưng những văn bản dưới luật chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, chưa sát với thực tế nên trong thực tế quản lý ở cơ sở gặp nhiều khó khăn. Đề nghị Chính phủ, Bộ GD - ĐT sớm điều chỉnh và hoàn thiện các văn bản dưới luật để luật thực sự đi vào thực tiễn.
- Đề nghị Nhà nước tăng tỷ trọng đầu tư ngân sách, các nguồn tài trợ, nguồn vốn khác vvcho phát triển giáo dục; nhanh chóng thực hiện cải cách chế độ tiền lương. Trong đầu tư cần chú ý tới vùng, miền ; cần đầu tư cho cấp huyện để mỗi huyện có một trường TH và THCS đạt chuẩn quốc gia và dần tiếp cận với chuẩn khu vực vag quốc tế.
- Phải thực sự xem việc xây dựng đội ngũ cán bộ-GV-CNV là yếu tố có tính quyết định đến chất lượng của toàn ngành. làm tốt việc phát hiện, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cốt cán của ngành.
* Đối với tỉnh
- Đề nghị Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh cần phải có chương trình để thực hiện quy hoạch; bố trí những cán bộ có năng lực, trình độ, am hiểu lý luận và thực tiễn để làm nhiệm vụ này; đồng thời đầu tư kinh phí thích hợp để bản quy hoạch có tính khả thi. Cần tiến hành việc kiểm tra việc thực hiện quy hoạch và đánh giá hiệu quả của nó.
- Cần có chế độ ưu tiên đến phát triển giáo dục miền núi, vùng khó khăn,vùng sâu, vùng xa. Tăng đầu tư từ ngân sách và các nguồn vốn khác cho GD-ĐT để xây dựng trường học nhằm đẩy nhanh tiến độ hiện đại hoá CSVC giáo dục-đào tạo.Đề nghị Sở GD - ĐT có kế hoạch chi tiết, cụ thể để triển khai thực hiện kế hoạch phát triển GD ĐT tỉnh Hà Tĩnh đến 2005 và đến 2010.
- Đề nghị UBND tỉnh và các ngành chức năng cần tăng nguồn ngân sách về chi thường xuyên cho sự nghiệp GD ĐT, có chính sách thu hút giáo viên giỏi để đảm bảo nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài.
* Đối với huyện, xã
Quy hoạch đã được phê duyệt cần phải có sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng chính quyền từ huyện đến cơ sở, với một số kế hoạch chính như sau:
Kế hoạch đảm bảo diện tích trường học
- Kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị cho trường học.
- Kế hoạch thực hiện công tác xã hội hoá sự ngiệp giáo dục.
- Luật giáo dục đã được ban hành và có hiệu lực, UBND huyện cần phối hợp với Sở GD - ĐT thực hiện tốt việc phân cấp quản lý, cơ chế quản lý tài chính, tổ chức, đầu tư, vv
- Đối với xã: Đảng uỷ các xã tăng cường lãnh đạo về công tác giáo dục.
Đề nghị Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện lãnh đạo các xã, thị trấn thực hiện quy hoạch phát triển giáo dục, kết hợp với sự chỉ đạo sát sao của phòng GD - ĐT đối với các trường nhằm thực hiện tốt quy hoạch phát triển giáo dục TH và THCS huyện Cẩm Xuyên đến năm 2010./.
Danh mục tài liệu tham khảo
a. Văn kiện của đảng và nhà nước
1. Đảng cộng sản Việt Nam -Văn kiện hội nghi lần thứ 4- Ban chấp
hành trung ương khoá VII.
2. Đảng cộng sản Việt Nam -Văn kiện Đại hôị toàn quốc lần thứ VIII.
3. Đảng cộng sản Việt Nam -Văn kiện Đại hôị toàn quốc lần thứ IX.
4. Đảng cộng sản Việt Nam -Văn kiện hội nghi lần thứ 2 - Ban chấp
hành trung ương khoáVIII.
5. Đảng cộng sản Việt Nam -Văn kiện hội nghi lần thứ 6- Ban chấp
hành trung ương khoá IX.
6. Điều lệ trường Trung học cơ sở.
7. Điều lệ trường tiểu học.
8. Nghị quyết 03 tỉnh uỷ Hà Tĩnh khoá 14.
9. Nghị quyết 05 tỉnh uỷ Hà Tĩnh khoá 15.
10. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Cẩm Xuyên khoá 27.
11. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam - Luật giáo dục,NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.
12. Quyết định 201/2001/QĐ-TTG của thủ tướng chính phủ về chiến
lược phát triển giáo dục 2001-2010.
b. Sách báo tài liệu
13. Đặng Quốc Bảo - Khoa học tổ chức và quản lý, Một số vấn đề lý
luận và thực tiển - NXB thống kê - Hà Nội, 1999.
14. Đặng Quốc Bảo - Tổ chức và quản lý, Một số cách tiếp cận - NXB
thống kê, Hà nội 1999
15. Trần Hữu Cát - Đại cương về khoa học quản lý - Tập bài giảng-
Vinh,1999.
16. Đỗ Văn Chấn - Dự báo và kế hoạch hoá phát triển - Tập bài giảng.
Hà Nội, 1999.
17. Đỗ Văn Chấn - Dự báo kế hoạch phát triển và thị trường-Hà Nội, 1997.
18. Đỗ Văn Chấn - Tài chính cho Giáo dục - Dự báo và kế hoạch phát
triển - Tập bài giảng.
19. Vũ Cao Đàm - Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Nhà xuất
bản KH-KT- Hà Nội 1998.
20. Phạm Minh Hạc - Tâm lý học - NXB giáo dục - 1984 .
21. Phạm Minh Hạc - Vấn đề con người trong chién lược phát triển
KT-XH - Tạp chí NCGD số 9 - 1996.
22. Phạm Minh Hạc - Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cữa của thế kỷ
XXI-NXB chính trị quốc gia-Hà Nội,1999.
23. Nguyễn Bá Hiệu- Quy hoạch phát triển giáo dụcTH và THCS Thị
xã Bỉm Sơn- Thanh Hoá đến 2010-Luận văn thạc sỹ quản lý giáo
dục- Hà Nội 2000.
24. Hoàng Thị Hoa - Quy hoạch phát triển giáo dụcTH và THCS huyện
Yên Dũng tỉnh Bắc Giang đến 2010-Luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục- Hà Nội 2000.
25. Đặng Thị Thanh Huyền - Giáo dục phổ thông với phát triển chất
lượng nguồn nhân lực, Những bài học thực tiễn từ Nhật Bản-
NXB khoa học xã hội- Hà Nội, 2001.
26. Nguyễn Văn Lê - Xã hội học giáo dục - NXB giáo dục- 1998.
27. Phạm Viết Nhụ - Thông tin trong quản lý gioa dục - Đào tạo - Tập
bài giảng.
28. Trần Hông Quân - 1 số vấn đề đổi mới trong lĩnh vực đào tạo -
NXBGD - 1995.
29. Nguyễn Gia Quý - Quản lý nguồn nhân lực - Tập bài giảng.
30. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh .
31. Sở giáo dục - đào tạo Hà Tĩnh - 55 nămphát triển sự nghiệp GD
Cẩm Xuyên - Tập san.
32. Tạ Thế Truyền - Thông tin quản lý Giáo dục - Đào tạo - Tập bài giảng .
33. Thái Duy Tuyên - Những vấn đề cơ bản giáo dục học hiện đại-
NXB giáo dục - 1999.
34. Ban Khoa giáo trung ương - Giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đổi mới, Chủ
trương, thực hiện, đánh giá - NXB chính trị quốc gia - Hà Nội, 2002 .
35. Phạm Viết Vượng - Giáo dục học - Nhà xuất bản ĐHQG -
Hà Nội - 2000.
36.Uỷ ban nhân dân huyện Cẩm Xuyên - Chương trình thực hiện nghị
quyết 2 - BCHTW khoá VIII và kết luận của hội nghị lần thứ 2 - BCH TW khoá IX của huyện Cẩm Xuyên về Giáo dục - Đào tạo - tháng 09năm 2002.
38. Phòng Giáo dục - đào tạo Cẩm Xuyên - Báo cáo tổng kết năm học-
(các năm1993,1994,1995,1996,1997,1998,1999,2000,2001,2002).
39. Phòng giáo dục - đào tạo Cẩm Xuyên - Tổng kết 5 năm thực hiện
cuộc vận động xã hội hoá giáo dục- tháng 05 năm 2001.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- la_000953_4041.doc