GV định hướng cho HS thảo luận bằng các câu hỏi gợi ý như sau:
1. Vốn gen của quần thể thay đổi như thế nào khi có hiện tượng đột biến ở
một gen nào đó?
2.Vốn gen của quần thể P: 0,2AA; 0, 4Aa ; 0,4aa thay đổi ra sao nếu chọn
lọc tự nhiên đào thải kiểu hình trội sau một thế hệ?
3. So sánh tần số alen và thành phần kiểu gen của một quần thể ở thời điểm
trước và sau khi có hiện tượng di nhập gen, tự phối, hoặc có xảy ra thiên tai.?
Kết luận
- Ý kiến 1: chưa chính xác. Vì trong các nhân tố tiến hóa, giao phối không
ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen mà chỉ thay đổi tần số kiểu gen của quần
thể. Còn nhóm nhân tố làm nghèo vốn gen ngoài 2 nhân tố các yếu tố ngẫu nhiên và
giao phối không ngẫu nhiên thì chọn lọc tự nhiên và di- nhập gen cũng có khả năng
làm nghèo vốn gen.
- Ý kiến 2: Chưa hoàn toàn chính xác.
Vậy : Trong các nhân tố tiến hóa, nhóm nhân tố có khả năng làm thay đổi tần
số alen của quần thể là: Đột biến, chọn lọc tự nhiên, di- nhập gen và các yếu tố ngẫu
nhiên. Riêng giao phối không ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen
nhưng không thay đổi tần số alen.
- Còn nhóm nhân tố làm nghèo vốn gen của quần thể là: Các yếu tố ngẫu
nhiên, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên và di- nhập gen
- Nhóm nhân tố làm giàu vốn gen của quần thể gồm: Đột biến và di- nhập gen.
VI. Dặn dò.
- Trả lời câu hỏi cuối bài.
- Sưu tầm tranh ảnh về các đặc điểm thích nghi của sinh vật.
86 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1379 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng và sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa, Sinh học 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a mình.
Bước 3: GV gọi 1 số HS lên trả lời câu hỏi để củng cố lại phần kiến thức về quá
trình hình thành loài
Bước 4: GV gọi 1 số HS khác nhận xét và cuối cùng GV nhận xét, hoàn thiện
kiến thức.
a. Thực chất của quá trình hình thành loài
- Hình thành loài là sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo
hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới, cách ly sinh sản với quần thể gốc
44
- Hình thành loài mới chịu sự chi phối của những nhân tố: quá trình đốt biến, quá
trình giao phối, quá trình chọn lọc tự nhiên và các cơ chế cách ly
b. Hình thành loài khác khu vực địa lý
- Cách ly địa lý là những trở ngại địa lý làm cho các cá thể của các quần thể bị
cách ly , các quần thể sống cách biệt trong các điều kiện mội trường khác nhau và
không thể giao phối với nhau
- vai trò của cách ly địa lý là duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể do
các nhân tố tiến hóa gây ra, đến một lúc nào đó xuất hiện những trở ngại dẫn đến
cách ly sinh sản giữa các quần thể
- cách ly địa lý không phải là cách ly sinh sản mặc dù do cách ly địa lý làm cho
các cá thể của quần thể cách ly ít có cơ hội gặp gỡ và giao phối với nhau
- Cơ chế :
+ Loài mở rộng khu phân bố hoặc khu phân bố bị chia cắt do các vật cản địa
lý các quần thể trong loài bị cách ly nhau
+ Trong những điều kiện sống khác nhau, CLTN đã tích lũy các biến dị di
truyền theo những hướng khác nhau nòi địa lýloài mới
+ Điều kiện địa lý không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi
tương ứng trên cơ thể sinh vật mà là nhân tố chọn chọc những kiểu gen thích nghi
- Hình thành loài bằng con đường cách ly địa lý thường gặp ở những loài động vật
có khả năng phát tán mạnh, diễn ra chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian
chuyển tiếp .
* Khi dạy bài 32 sự phát sinh loài người
Câu hỏi cốt lõi : Phân biệt tiến hóa sinh học và tiến hóa văn hóa. Nêu mối
quan hệ giữa hai quá trình tiến hóa này.
45
Bước 1: GV phát PHT số 1 có kèm câu hỏi cốt lõi, yêu cầu HS tự lực hoàn thành
PHT số 1
Đặc điểm phân biệt Tiến hóa sinh học Tiến hóa văn hóa
G/ đoạn tác động chủ
yếu
Nhân tố chi phối
Kết quả
Vai trò
Mối quan hệ giữa hai quá trình này
Bước 2: HS tự lực hoàn thành PHT số 1.
Bước 3: GV gọi 1 số HS lên trả lời câu hỏi để củng cố lại phần kiến thức về
nguồn gốc sự sống
Bước 4: GV gọi 1 số HS khác nhận xét và cuối cùng GV nhận xét, hoàn thiện
kiến thức.
Tiêu chí so sánh Tiến hóa sinh học Tiến hóa văn hóa
Giai đoạn tác
động chủ yếu
Người vượn hóa thạch và
người cổ
Người hiện đại (đi thẳng,
đứng bằng hai chân,bộ não
phát triển,biết chế tạo và sử
dụng công cụ lao động)
Nhân tố chi phối Các nhân tố sinh học:biến dị ,di
truyền ,CLTN
Các nhân tố xã hội Ngôn ngữ,
chữ viết, đời sống văn hóa,
tinh thần, khoa học, công
nghệ,quan hệ xã hội
Kết quả Hình thành các đặc điểm thích
nghi trên cơ thể vượn người
hóa thạch :đi thẳng, đứng bằng
hai chân,bộ não phát triển,biết
chế tạo và sử dụng công cụ lao
động
Hình thành nhiều khả năng
thích nghi mà không biến đổi
về mặt sinh học trên cơ thể
thống trị thiên nhiên làm chủ
khoa học kỹ thuật
Vai trò Hình thành con người sinh học Nhân tố chính quyết định sự
phát triển con người và xã hội
loài người
46
* Mối quan hệ giữa hai quá trình tiến hóa
- Tiến hóa sinh học diễn ra trước, làm tiền đề cho tiến hóa văn hóa xã hội
-Tiến hóa sinh học được di truyền theo chiều dọc qua các thế hệ còn tiến hóa văn
hóa được truyền theo chiều ngang từ người này sang người khác trong xã hội
thông qua ngôn ngữ và chữ viết .
47
Chương 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm
3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm
- Qua thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng giả thuyết khoa học của hướng đề
tài nghiên cứu: Xây dựng và sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa cho
học sinh THPT.
- Xác định tính khả thi trong việc sử dụng câu hỏi cốt lõi trong dạy học môn
sinh học, phần tiến hóa
3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm
Triển khai ứng dụng cùng một phương pháp và cùng một GV dạy (chính là tác
giả) qua các chương của phần tiến hóa trên các lớp thực nghiệm. Sau mỗi chương
đều được tiến hành kiểm tra, đánh giá với cùng một mức độ khó của đề ra và tiến
hành chấm bài khách quan. Các số liệu và thông tin thu được sẽ được xử lý bằng
các tham số thống kê toán học, từ đó rút ra những kết luận khách quan về định
lượng và định tính.
3.2. Nội dung và bố trí thực nghiệm sư phạm
3.2.1. Nội dung của thực nghiệm sư phạm
Trong đề tài nghiên cứu của mình, tôi đã tiến hành thực nghiệm như sau: Dạy
phần tiến hóa bằng câu hỏi cốt lõi tại khối lớp 12. Sau đó có tiến hành kiểm tra
đánh giá.
3.2.2. Bố trí thực nghiệm sư phạm
* Trường thực nghiệm: trường THPT Nguyễn Huệ, Thị xã Lagi, tỉnh Bình
Thuận.
* Lớp thực nghiệm: 4 lớp 12 (12 A1, 12A2, 12A3, 12A4). Tại các lớp này giáo
án được thiết kế có sử dụng câu hỏi cốt lõi trong dạy học.
* Lớp đối chứng: 4 lớp 12 (12A6, 12A7, 12A8, 12A9). Giáo án được thiết kế
theo phương pháp GV đang dạy
48
- Sỹ số và trình độ của học sinh thuộc các lớp thực nghiệm và đối chứng là
tương đương nhau.
- Trong quá trình thực nghiệm có kết hợp với các GV khác trong tổ bộ môn
sinh học để thảo luận cách tiến hành cũng như cách thức kiểm tra đánh giá kết quả.
- Các lớp thực nghiệm và đối chứng do cùng một GV dạy.
3.2.3. Các bước tiến hành thực nghiệm sư phạm
- Thời gian: 06/ 01/ 2014 - 20/ 02/ 2014.
- Mỗi lớp được chọn tiến hành giảng dạy 2 bài trong 2 tiết gồm:
Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa
Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
- Sau mỗi bài học tiến hành kiểm tra chất lượng lĩnh hội kiến thức của học
sinh ở lớp đối chứng và thực nghiệm với cùng một đề, cùng thời gian.
3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm
3.3.1. Xử lí số liệu
Các tham số sử dụng để xử lý:
- Phần trăm (%).
- Trung bình cộng : ∑= ii nXnX .
1
- Sai số trung bình cộng:
n
sm =
- Phương sai: S2 = inXXi
n ∑ −−
2
)(
1
1
- Độ lệch chuẩn S (đo mức độ phân tán của số liệu quanh giá trị trung bình):
inXXi
n
S ∑ −−±=
2
)(
1
1
- Hệ số biến thiên Cv%: Biểu thị mức độ biến thiên trong nhiều tập hợp có X
khác nhau: %100%
X
SCv =
49
- Kiểm định độ đáng tin cậy sai khác giữa 2 giá trị trung bình
21
21
d
21
nn
nn
S
XXtd
+
−
=
. và
2)
)1(
−+
−+
=
21
2
22
2
11
d n(n
Sn1)S- (nS
Trong đó:
xI: Giá trị của từng điểm số (theo thang điểm 10)
ni: Số bài có điểm số Xi
2,1 , XX : Điểm số trung bình của 2 phương án: Thực nghiệm và đối chứng.
n1, n2: Số bài trong mỗi phương án.
S12 và S22 là phương sai của mỗi phương án.
Sau khi tính được td , ta so sánh với giá trị tα được tra trong bảng phân phối
Student với mức ý nghĩa α= 0,05 và bậc tự do f= n1+ n2 –2
Nếu td ≥ tα: Sự khác nhau giữa 2,1 , XX là có ý nghĩa thống kê.
Nếu td < tα: Sự khác nhau giữa 2,1 , XX là không có ý nghĩa thống kê.
3.3.2. Phân tích kết quả định lượng
Sau khi tiến hành thực nghiệm, xử lí số liệu của 2 bài kiểm tra, ta thu được kết
quả sau:
Bảng 3.1. Bảng thống kê điểm số bài kiểm tra
Bài Lớp
Số
bài
Điểm số (Xi)
2 3 4 5 6 7 8 9 10
Bài 24
ĐC 84 1 1 11 19 21 18 10 3 0
TN 84 0 1 5 11 14 20 20 8 5
Bài 26
ĐC 84 0 1 12 16 19 20 12 3 1
TN 84 0 0 6 11 15 22 18 8 4
Tổng
cộng
ĐC 168 1 2 23 35 40 38 22 6 1
TN 168 0 1 11 22 29 42 38 16 9
50
Bảng 3.2. Bảng phân phối tần suất
Phương án
Số
bài
Tỉ lệ (%) HS đạt điểm Xi
2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC 168 0,60 1,19 13,69 20,83 23,81 22,62 13,10 3,56 0,60
TN 168 0 0,60 6,55 13,10 17,26 25,00 22,62 9,52 5,36
Từ bảng 3.2 .chúng tôi vẽ đồ thị phân phối tần suất điểm của lớp TN và lớp ĐC
Hình 3.1.Đồ thị đường phân phối tần suất
Bảng 3.3. Bảng phân phối tần suất lũy tích
Phương án
Số
bài
% HS đạt điểm Xi trở xuống
2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC 168 0,60 1,79 15,48 36,31 60,12 82,74 95,84 99,40 100
TN 168 0 0,60 7,14 20,24 35,50 62,50 85,12 94,64 100
Từ bảng 3.3. chúng tôi vẽ đồ thị tần suất hội tụ tiến của lớp TN và ĐC như sau:
(Trục tung chỉ tỉ lệ (%) học sinh đạt điểm Xi trở lên, trục hoành chỉ điểm số Xi)
0.00
5.00
10.00
15.00
20.00
25.00
30.00
1 2 3 4 5 6 7 8 9
T
ỉ l
ệ
(%
)
H
S
đạ
t
đi
ểm
X
i
Đối chứng
Thực nghiệm
51
Hình 3.2. Đồ thị đường phân phối tần suất luỹ tích
Bảng 3.4. Bảng phân loại trình độ qua các lần kiểm tra
Phân loại
Phương án
% số học sinh
Kém
(0-2)
Yếu
(3-4)
Trung bình
(5-6)
Khá
(7-8)
Giỏi
(9-10)
TN 0 7,14 30,36 47,62 14,88
ĐC 0,60 14,88 44,64 35,72 4,16
Bảng 3.5. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng
Phương án
Các tham số đặc trưng
S Cv(%) td
ĐC 6,08 ± 0,11 1,46 24,01
5,04
TN 6,92 ± 0,12 1,57 22,69
Qua kết quả thực nghiệm tại trường THPT Nguyễn Huệ , tôi có một số nhận
xét như sau:
- Điểm số trung bình X của các lớp TN (6,92) cao hơn so với lớp ĐC (6,08)
trong khi đó hệ số biến thiên ở nhóm lớp TN (22.69 %) thấp hơn hệ số biến thiên ở
nhóm lớp ĐC (24,01%). Điều này chứng tỏ độ phân tán ở lớp TN giảm so với lớp ĐC.
0.60 1.79
15.48
36.31
60.12
82.74
95.84
99.40100.00
0.00 0.60
7.14
20.24
35.50
62.50
85.12
94.64
100.00
0.0
20.00
40.00
60.00
80.00
100.00
120.00
1 2 3 4 5 6 7 8 9
Tỉ
lệ
(%
)H
Sđ
ạt
đ
iể
m
X
i t
rở
x
uố
ng
Đối chứng
Thực nghiệm
mX ±
52
- Số học sinh xếp loại dưới trung bình ở lớp TN (7,14%) chiếm tỉ lệ thấp hơn
lớp ĐC (15,48%). Trong khi đó tỉ lệ học sinh đạt loại khá giỏi ở lớp TN (62,50%)
cao hơn so với lớp ĐC (39,89%).
Để khẳng định lại những kết quả trên, chúng tôi tính đại lượng kiểm định td.
Đại lượng kiểm định td=5.04 với bậc tự do f=168+168-2=334. Tra bảng Studen với
mức ý nghĩa α=0.05, giá trị tới hạn tα ứng với kiểm định 2 phía là tα=1.96. Vậy td >
tα, chứng tỏ sự khác nhau giữa X của lớp TN và lớp ĐC là có ý nghĩa thống kê,
điểm trung bình của lớp TN cao hơn lớp ĐC không phải là do ngẫu nhiên mà do áp
dụng phương pháp dạy TN.
Nhận xét: việc sử dụng câu hỏi cốt lõi trong dạy học đã đem lại hiệu quả
thiết thực, giúp HS không chỉ lĩnh hội và vận dụng tốt kiến thức mà còn rèn luyện
được một số kĩ năng như kĩ năng quan sát, phân tích hình vẽ, kĩ năng làm việc độc
lập với SGK... Giúp HS khắc sâu kiến thức, phát huy được năng lực sáng tạo, tìm
tòi trong học tập, tăng cường hứng thú học tập của các em. Giúp HS có được tầm
nhìn cao hơn và bao quát hơn đối với toàn bộ chương trình học sinh học nói chung
và tiến hóa nói riêng . Có thể tự mình tìm tòi lĩnh hội kiến thức dựa vào các câu hỏi
cốt lõi được GV cung cấp
3.3.3. Phân tích kết quả định tính
Căn cứ vào kết quả làm bài của học sinh, chúng tôi tập trung đánh giá kỹ năng
suy luận của học sinh bằng các hệ thống tiêu chí
Bảng 3.6. Tiêu chí đánh giá việc rèn luyện kĩ năng suy luận
(Trong đó Mức độ 5 > Mức độ 4 > Mức độ 3 > Mức độ 2 > Mức độ 1)
Tên tiêu chí Mức độ
1. HS tiếp nhận câu hỏi và xác định được tiền đề (phán đoán xuất phát). Mức độ 1
2. Thiết lập được mối quan hệ về mặt nội dung giữa các tiền đề. Mức độ 2
3. Đưa ra được phán đoán mới (kết luận) xác thực trên cơ sở các tiền đề
vững chắc.
Mức độ 3
4. Cách tổ chức, sắp xếp các thông tin trong các phán đoán mới mang
tính logic.
Mức độ 4
5. Có lập luận chặt chẽ theo logic quy nạp hoặc diễn dịch (Từ tiền đề
─> lập luận ─> kết luận).
Mức độ 5
53
Bảng 3.7. Đánh giá việc rèn luyện kĩ năng suy luận theo từng tiêu chí
(Trong đó Mức A > Mức B > Mức C)
Tên tiêu chí Chỉ số chất lượng
Mức C Mức B Mức A
1. HS tiếp nhận
câu hỏi và xác định
được tiền đề (phán
đoán xuất phát)
Không xác
định được tiền đề.
Xác định được
tiền đề nhưng diễn
đạt chưa logic, súc
tích hoặc chỉ xác
định đúng được 1
phần.
Xác định
được, đúng tiền
đề. Diễn đạt
logic, súc tích.
2. Thiết lập được
mối quan hệ về mặt
nội dung giữa các tiền
đề.
Không thiết lập
được mối quan hệ
về mặt nội dung
giữa các tiền đề.
Thiết lập được
mối quan hệ về mặt
nội dung giữa các
tiền đề nhưng lập
luận không chặt
chẽ.
Thiết lập
được mối quan
hệ về mặt nội
dung giữa các
tiền đề với lập
luận chặt chẽ.
3. Đưa ra được
phán đoán mới (kết
luận) xác thực.
Không rút ra
được phán đoán
mới.
Đưa ra được
những phán đoán
mới nhưng không
đầy đủ.
Đưa ra được
phán đoán mới
đúng đắn, đầy
đủ.
4. Cách tổ chức,
sắp xếp các thông tin
trong các phán đoán
mới mang tính logic.
Chưa biết cách
sắp xếp các thông
tin trong các phán
đoán mới.
Đã biết cách sắp
xếp nhưng một số
thông tin, một số
phán đoán còn chưa
đạt, lập luận chưa
chặt chẽ.
Sắp xếp các
thông tin trong
các phán đoán
theo trình tự
logic, chặt chẽ.
* Nhận xét: Trong quá trình thực nghiệm sư phạm, kết hợp với kết quả bài làm
của HS và quan sát trong khi tổ chức dạy học, chúng tôi thấy rằng:
54
- Ở giai đoạn trước thực nghiệm: HS có kiến thức nhưng không biết sử dụng phù
hợp, không biết rút ra tiền đề cần thiết từ các dữ kiện của câu hỏi hoặc từ lượng kiến
thức mà mình đã có. HS còn lúng túng trong việc biết sắp xếp thông tin cũng như
thiết lập mối quan hệ về mặt nội dung giữa các tiền đề một cách khoa học, chặt chẽ.
Chủ yếu dựa vào kiến thức trong SGK nhưng chưa biết cách khai thác. HS không có
sự liên hệ với các kiến thức cũ đã học ở cấp dưới và không có liên hệ với thực tiễn.
- Trong quá trình thực nghiệm, HS rất hăng hái tham gia thảo luận giữa các
nhóm, giữa các cá nhân để rút ra được phán đoán mới xác thực. Càng về sau của
quá trình thực nghiệm, khả năng lập luận của các em càng tốt, sự thích ứng và mức
độ tự lực của các em càng cao. Các em có cơ hội bộc lộ và phát huy được thế mạnh
của bản thân.
Đặc biệt là khi sử dụng câu hỏi cốt lõi hoặc các bài tập yêu cầu mức độ tư duy
cao thì các em tranh luận rất sôi nổi, hứng thú, chủ động tìm ra kiến thức mới, rút ra
được những công thức chung có thể áp dụng cho các trường hợp tổng quát. Đồng
thời các em còn lấy lại được kiến thức cơ bản, sửa chữa những sai lầm do hiểu chưa
cặn kẽ kiến thức.
Các em biết cách đặt câu hỏi ngược lại cho GV và cho các bạn trong lớp khi thảo
luận. Chính từ các câu hỏi phụ này mà các em dễ tiếp cận với vấn đề hơn và dễ tiếp
thu hơn.
- Ở giai đoạn sau thực nghiệm, bên cạnh cải thiện được kĩ năng tư duy logic, HS
còn phát triển được các kĩ năng khác như phân tích – tổng hợp, so sánh, khái quát
hoá, đặc biệt là phát triển được kĩ năng tự học. Các em biết cách lập luận, trình bày
vấn đề logic hơn, ngắn gọn hơn nhưng đầy đủ, có nhiều cách giải hay hơn, sáng tạo
hơn. Các em đã biết cách sắp xếp thông tin trong các phán đoán mới logic, đầy đủ.
* Về độ bền kiến thức
Sau khi kết thúc TN tôi tiến hành KT một tiết (45 phút) nhằm KT lại kiến
thức mà HS đã thu nhận được trong quá trình học tập và nhận thấy rằng: HS ở
nhóm TN có khả năng nhớ kiến thức lâu hơn, lôgíc hơn, độ bền kiến thức cao hơn
HS ở lớp ĐC được thể hiện ở kết quả bài KT. Chất lượng bài làm của nhiều HS ở
55
lớp TN tốt, điểm số nhìn chung là ổn định, trong khi đó ở lớp ĐC, kết quả bài làm
phản ánh mức độ "rơi vãi" kiến thức, bài làm thiếu chắc chắn, có nhiều sai sót, điểm
số có xu hướng giảm.
Tóm lại, qua việc phân tích, các bài KT của HS trong quá trình TN cũng như
sau TN, kết hợp với theo dõi giờ giảng, quan sát các hoạt động của HS trên lớp,
theo dõi việc tự lực nghiên cứu SGK dựa vào việc trả lời hệ thống các câu hỏi trong
mỗi hoạt động của HS trên lớp, theo dõi việc tự lực nghiên cứu SGK dựa vào việc
trả lời hệ thống các câu hỏi trong mỗi hoạt động của HS trong giảng dạy phần Tiến
hóa Sinh học 12 đã chứng minh tính đúng đắn giả thuyết khoa học của đề tài. Điều
đó thể hiện ở những điểm sau:
+ Hình thành và phát triển kỹ năng tự lực nghiên cứu SGK và các tài liệu tham
khảo khác. SGK trở thành nguồn tư liệu chính để HS trả lời hệ thống các câu hỏi mà
giáo viên đưa ra cho HS.
+ Tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, phát huy được năng lực hoạt
động của mỗi cá nhân cũng như của tập thể HS trong quá trình dạy - học.
+ Nâng cao chất lượng lĩnh hội kiến thức, cũng như độ bền kiến thức của HS.
Phát huy được tính tích cực, sáng tạo của HS.
+ Nâng cao khả năng trả lời các câu hỏi mang tính phổ quát cao của HS.
Như vậy, việc dạy - học theo phương pháp tích cực sử dụng câu hỏi cốt lõi
khi dạy phần Tiến hóa Sinh học 12 mang tính khả thi.
56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1) Trên cơ sở phân tích nội dung phần Tiến hóa, đối chiểu với quy định của
chuẩn kiến thức kĩ năng, chúng tôi đã xây dựng được hệ thống các câu hỏi cốt lõi
cho phần này.
2) Tùy vào mục đích sử dụng mà GV có thể đặt các câu hỏi cốt lõi này ở các
khâu khác nhau trong quá trình dạy học. Bên cạnh đó, cũng tùy thuộc vào trình độ
nhận thức của HS và chuẩn kiến thức kĩ năng mà GV có thể cho tiến hành câu hỏi
cốt lõi đó ở mức độ nào. Kết hợp với khoảng thời gian trong từng tiết học, GV có
thể cân đối lại và sử dụng câu hỏi đó trong khoảng thời gian phù hợp.
3) Trong quá trình sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học nhận thấy: HS phát huy
được tính tích cực rõ ràng trong việc tự nghiên cứu giải quyết vấn đề, có bằng
chứng cụ thể để bảo vệ quan điểm của mình ,HS có độ bền kiến thức cao, hào hứng
học tập hơn do HS làm chủ được lượng kiến thức mà mình thu nhận được. Có thể
sử dụng hệ thống câu hỏi cốt lõi do GV cung cấp để tiến hành tự học và tự đánh giá.
4) Kết quả thực nghiệm sự phạm : bước đầu đã đánh giá được việc sử dụng câu
hỏi cốt lõi trong dạy học đem lại hiệu quả cao đối với quá trình tự học và xây dựng
kiến thức mới ở HS, có tác dụng tích cực hóa hoạt động của HS. Đề tài có tính khả
thi ,khẳng định được tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài nghiên cứu.
2. Kiến nghị
Câu hỏi cốt lõi là một hướng ứng dụng mới trong dạy học hiện nay tại Việt Nam,
có rất ít môn học ứng dụng loại hình câu hỏi này và cũng chưa có nhiều bộ câu hỏi
cốt lõi được thiết kế. Tôi đề nghị cần tăng cường công tác bồi dưỡng giáo viên về
các chuyên đề liên quan đến câu hỏi cốt lõi để từ đó mỗi giáo viên có thể tự thiết kế
cho mình những bộ câu hỏi cốt lõi phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng.
57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban tổ chức kì thi Olympic Sinh học (2011), Tuyển tập đề thi olympic 30 tháng
4 Sinh học lần thứ XVII, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
2. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2006), Lý luận dạy học sinh học, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn sinh
học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. N.A. Campbell, J.B. Reece, L.A. Urry, M.L. Cain, S.A. Wasserman, P.V.
Minorsky và R.B. Jackson (2011), Sinh học, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà
Nội.
5. Trần Bá Cừ, Nguyễn Thu Hiền, Trần Bá Hoành, Trần Mạnh Kỳ, Đặng Văn
Sử, Lê Đĩnh Thái, Nguyễn Văn Thân, Phạm Ngọc Thịnh (2003), Từ điển bách
khoa Sinh học, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Duệ (chủ biên), Trần Văn Kiên, Dương Tiến Sỹ (2000), Dạy học
giải quyết vấn đề trong bộ môn Sinh học ( Sách bồi dưỡng thường xuyên chu
kỳ 1997-2000 cho GV THPT), NXB Giáo dục, Hà Nội.
7. Phan Đức Duy (1998), “Sử dụng bài tập tình huống dạy học để rèn luyện kỹ
năng tổ chức bài lên lớp Sinh học”, Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên
nghiệp, (10), tr. 34-35.
8. Phan Đức Duy (1999), Sử dụng bài tập tình huống sư phạm để rèn luyện cho
sinh viên kỹ năng dạy học sinh học, Luận án tiến sĩ giáo dục, Đại học Quốc
gia, Hà Nội.
9. Nguyễn Thành Đạt(Tổng chủ biên), Phan Văn Lập(Chủ biên), Đặng Hữu
Lanh, Mai Sỹ Tuấn, sinh học 12, NXB Giáo dục
10. Nguyễn Thành Đạt(Tổng chủ biên),Phan Văn Lập(Chủ biên), Đặng Hữu Lanh,
Mai Sỹ Tuấn, sinh học 12, sách giáo viên ,NXB Giáo dục
11. Vương Tất Đạt (2001), Logic học đại cương, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
12. Trương Thị Như Hạnh, Hướng dẫn tự học và ôn tập sinh học 12, NXB Tổng
hợp TPHCM
58
13. Trần Bá Hoành (1996), Kỹ thuật dạy học Sinh học ( Tài liệu BDTX chu kỳ
1993-1996 cho giáo viên P.T.T.H), NXB Giáo dục, Hà Nội.
14. Ngô Văn Hưng(Chủ biên),Hoàng Thanh Hồng, Phan Thị Bích Ngân, Kiều
Cẩm Nhung, Nguyễn Thị Thu Trang, Giới thiệu giáo án sinh học 12, NXB Hà
Nội
15. Lê thị Thu Hường (2007), Rèn luyện cho sinh viên sư phạm kỹ năng đặt câu
hỏi để dạy học Sinh học THPT, Luận văn thạc sỹ Giáo dục học, trường ĐHSP
– Đại học Huế.
16. Nguyễn Bá Lộc, Phan Đức Duy, Hoàng Trọng Phán, Biền Văn Minh (1999),
Dạy học giải quyết vấn đề trong bộ môn Sinh học và công nghệ Sinh học (Tài
liệu BDTX GV THPT chu kỳ 1997-2000), Huế.
17. Trần Đức Lợi, Câu hỏi lý thuyết và bài tập di truyền và tiến hóa , NXB trẻ
18. Giselle O.Martin-Kniep (Lê Văn Canh dịch) (2011), Tám đổi mới để trở thành
người giáo viên giỏi, NXB Giáo dục Việt Nam.
19. Phan Khắc Nghệ, Bồi dưỡng học sinh giỏi sinh học, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội.
20. Kim Hoàng Phương, sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học phần sinh học tế bào-
sinh học 10 THPT, Luận văn thạc sỹ Giáo dục học, trường ĐHSP – Đại học
Huế.
21. W.D. Phillips và T.J. Chilton (2007), Sinh học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
22. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Lý luận dạy học đại cương, Tập 2, Trường cán
bộ quản lý giáo dục Trung ương I, Hà Nội.
23. Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh (2006), Tuyển tập 10 năm đề thi
olympic 30 tháng 4 Sinh học 12, NXB Giáo dục, TP Hồ Chí Minh.
24. Nguyễn Đức Thành (chủ biên), Nguyễn Văn Duệ, Dương Tiến Sỹ (2002), Dạy
học Sinh học ở trường THPT, Tập 1, 2, NXB Giáo dục,Hà Nội.
25. Lê Đình Trung, Trịnh Nguyên Giao (2000), Cẩm nang ôn luyện Sinh học,
NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
59
26. Lê Đình Trung, Trịnh Nguyên Giao (2002), Tuyển tập Sinh học 1000 câu hỏi
và bài tập, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
27. Nguyễn Quang Vinh, Trần Doãn Bách và Trần Bá Hoành (1980), Lý luận dạy
học sinh học, Phần Lý luận đại cương - Tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.
28. Nguyễn Quang Vinh (chủ biên), Bùi Đình Hội, Đào Xuân Long (1998), Sổ tay
kiến thức Sinh học phổ thông trung học, NXB Giáo dục, Hà nội.
29. Vũ Văn Vụ (Tổng chủ biên), Vũ Đức Lưu (đồng chủ biên), Nguyễn Như
Hiền(đồng chủ biên), Trịnh Đình Đạt, Chu Văn Mẫn, Vũ Trung Tạng (2008),
Sinh học 12 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội.
30. Vũ Văn Vụ (Tổng chủ biên), Vũ Đức Lưu (đồng chủ biên), Nguyễn Như
Hiền(đồng chủ biên), Trịnh Đình Đạt, Chu Văn Mẫn, Phạm Lê Phương
Nga(2008), Sinh học 12 nâng cao, sách giáo viên, NXB Giáo dục, Hà Nội.
P.1
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN GIÁO VIÊN
Chúng tôi đang nghiên cứu đề tài về khoa học giáo dục. Để làm cơ sở thực tiễn
cho đề tài chúng tôi kính mong quý Thầy (Cô) cung cấp một số thông tin liên quan
đến việc giảng dạy của mình. Xin chân thành cảm ơn.
1. Thầy(Cô) là giáo viên
trường...........
2. Trong quá trình giảng dạy, Thầy (Cô) đã sử dụng các phương pháp dạy học sau
đây với mức độ như thế nào? (Đánh dấu x vào ô tương ứng)
TT PHƯƠNG PHÁP
Mức độ sử dụng
Thường
xuyên
Không
thường
xuyên
Không
sử dụng
1 Thuyết trình
2 Hỏi đáp-tái hiện thông báo
3 Hỏi đáp-tìm tòi
4 Dạy học có sử dụng bài tập tình huống
5 Dạy học có sử dụng bài tập thực nghiệm
6 Dạy học có sử dụng sơ đồ, bảng biểu
7 Dạy học nêu vấn đề
8 Dạy học có sử dụng phiếu học tập
9 Dạy học theo nhóm
10 Cho học sinh tự học với sách giáo khoa
3. Thầy (Cô) đã từng thiết kế và sử dụng các bài tập tình huống trong dạy - học như
thế nào?
Thường xuyên Không thường xuyên
Ít thiết kế Chưa từng thiết kế
P.2
4. Để thực hiện dạy học theo hướng lấy hoạt động học của HS làm trung tâm, thầy
(Cô) có ý kiến như thế nào về việc thiết kế và sử dụng các bài tập tình huống
trong dạy - học Sinh học ở trường THPT?
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết
5. Với kiến thức phần Tiến hóa trong chương trình Sinh học ở THPT, các thầy (Cô)
thường giảng dạy theo phương pháp nào?
6. Theo thầy (Cô), việc thiết kế và sử dụng các bài tập tình huống trong dạy-học
phần Tiến hóa có sự cần thiết như thế nào?
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết
7. Thầy (cô) có ý kiến gì trong việc đổi mới phương pháp dạy - học hiện nay?
...
.......................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy (Cô).
-----------------------------------
P.3
PHỤ LỤC 2
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC HỌC SINH
Học sinh lớp:
Trường:
Xin vui lòng trả lời các câu hỏi sau đây:
1. Thông thường giáo viên Sinh học ở lớp bạn dạy theo phương pháp nào?
Giảng giải, đọc chép
Giảng giải, có sử dụng tranh ảnh và hình vẻ minh hoạ
Đặt câu hỏi, học sinh sử dụng sách giáo khoa trả lời
Đặt câu hỏi, học sinh tư duy trả lời
Dạy học theo nhóm
Dạy học có sử dụng bài tập tình huống (Dạy học bằng cách cho HS tự giải
quyết các bài tập tình huống tìm ra nội dung kiến thức bài học có hướng dẫn của
giáo viên)
2. Trong chương trình Sinh học 12- phần “Tiến hóa”, giáo viên dạy Sinh học ở lớp
bạn thường dạy theo phương pháp nào?
Giảng giải, đọc chép
Giảng giải, có sử dụng tranh ảnh và hình vẻ minh hoạ
Đặt câu hỏi, học sinh sử dụng sách giáo khoa trả lời
Đặt câu hỏi, học sinh tư duy trả lời
Dạy học theo nhóm
Dạy học có sử dụng bài tập tình huống (Dạy học bằng cách cho HS tự giải
quyết các bài tập tình huống tìm ra nội dung kiến thức bài học có hướng dẫn của
giáo viên)
3. Bạn cảm thấy chất lượng của hệ thống câu hỏi do GV cung cấp, phần “Tiến hóa”-
Sinh học 12, như thế nào
Rất cần thiết Cần thiết
Không cần thiết
4. Bạn có ý kiến gì để giúp cho việc học phần “Tiến hóa”- Sinh học 12 có hiệu quả
hơn?
.......................................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của các em!
P.4
PHỤ LỤC 3
GIÁO ÁN SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC CÁC LỚP THỰC NGHIỆM
GIÁO ÁN 1
Tiết 28 - Bài 24: BẰNG CHỨNG TIẾN HOÁ
-------------------------------------------------
I/Mục tiêu:
1/Kiến thức:
- HS hiểu các khái niệm cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự, cơ quan
thoái hóa và lấy ví dụ minh họa
- HS nêu được một số bằng chứng về giải phẫu so sánh chứng minh mối
quan hệ họ hàng giữa các sinh vật.
- Nêu được các bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử chứng minh
nguồn gốc thống nhất của sinh giới.
2/ Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình để thu nhận thông tin.
- Phát triển năng lực tư duy lí thuyết phân tích , tổng hợp, so sánh, khái quát.
- Sưu tầm tư liệu về các bằng chứng tiến hóa.
3/ Thái độ:
- HS hiểu được thế giới sống rất đa dạng nhưng có chung nguồn gốc .Quá
trình tiến hóa đã hình thành nên các đặc điểm khác nhau ở mỗi loài .
II/ Phương tiện dạy học
1. Chuẩn bị của giáo viên: Các phiếu học tập, tranh vẽ H 24.1 sgk, tranh vẽ
cấu tạo ruột thừa ở người và ruột tịt ở động vật ăn cỏ.
2. Chuẩn bị của học sinh: Các ví dụ, hình ảnh về một số bằng chứng chứng
minh mối quan hệ họ hàng giữa các sinh vật
III/ Phương pháp
- Tổ chức HS hoạt động khám phá với SGK
- Sử dụng hệ thống câu hỏi có vấn đề
IV/ Tiến trình
1. Chuẩn bị
-Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra
- Vào bài mới: GV nêu vấn đề : Các loài SV hiện nay do đâu mà có ?
P.5
HS có thể trình bày các quan điểm duy tâm ,duy vật theo hiểu biết của HS
GV đưa ra đáp án : trước TK XVIII ,khoa học chưa phát triển ,con người
đã giải thích sự tồn tại của muôn loài do thượng đế ,chúa trời tạo ra Ngày nay
khoa học hiện đại đã chứng minh : Các loài SV hiện nay có chung nguồn gốc và
được phát sinh từ giới vô cơ (Các nguyên tố hóa học có trong tự nhiên).Phần
6:Tiến hóa sẽ giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề này .Bài 24 sẽ cung cấp cho chúng ta
những bằng chứng mối quan hệ họ hàng giữa các loài SV,đó chính là bằng chứng
tiến hóa .
GV cung cấp thông tin: Có 2 loại bằng chứng tiến hóa :Bằng chứng trực
tiếp(Là các bằng chứng hóa thạch-bài 33 sẽ nghiên cứu),bằng chứng gián
tiếp(bằng chứng về giải phẫu so sánh,sinh học phân tử và tế bàođược nghiên
cứu trong bai24)
2. Dạy bài mới
Hoạt động 1: tìm hiểu các bằng chứng giải phẫu so sánh
- Mục tiêu: Chứng minh được các loài sinh vật ngày nay có chung nguồn gốc thông
qua phân tích các cơ quan tương đồng,cơ quan thoái hóa
- Cách thức tiến hành : Theo nhóm nhỏ 4-5 HS/ 2 bàn đối diện, thời gian 7 phút
P.6
Giáo viên phát phiếu học tập số 1 , yêu cầu HS quan sát hình 24.1SGK,hình các
cơ quan thoái hóa ,nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm và giải quyết câu hỏi
Hình 24.1. Xương chi trước của một số loài động vật có xương sống
Hình 24.2 Các cơ quan thoái hóa ở Người
P.7
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Những bằng chứng về giải phẩu học so sánh cho thấy các mối quan hệ về nguồn
gốc chung giữa các loài ,giữa cấu tạo và chức phận của các cơ quan ,giữa cơ thể
và môi trường. Em hãy làm sang tỏ vấn đề trên
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học
* GV quan sát các nhóm
làm việc có thể nêu các
câu hỏi phụ giúp HS giải
quyết vấn đề lớn
+ giải phẫu so sánh chỉ ra
bằng chứng về những cơ
quan nào?khái niệm,ý
nghĩa các cơ quan đó?
+ Nhận xét điểm giống và
khác nhau trong cấu tạo
xương tay của người và
chi trước của ngựa,cá
voi,dơi
+ Những biến đổi ở
xương bàn tay giúp mỗi
loài thích nghi như thế
nào?
Tay người và chi trước
của các loài thú là cơ
quan tương đồng
+ Ruột thừa ở người và
ruột tịt ở động vật ăn cỏ
có phải là cơ quan tương
đồng không ?
+ vậy chức năng của ruột
tịt ở động vật ăn cỏ và
* HS làm việc theo nhóm
- Cơ quan tương đồng ,cơ
quan thoái hóa, cơ quan
tương tự
-Giống: đều có các xương
cánh,cẳng,cổ,bàn,ngón
-Khác:chi tiết các xương
biến đổi,hình dạng bên
ngoài rất khác nhau
-Tay người thích nghi với
việc cầm nắm công cụ lao
động ,chi trước của ngựa
thích nghi với chức năng di
chuyển trên cạn,cá voi bơi
dưới nước ,dơi thích nghi
với chức năng bay
- HS làm việc theo các câu
hỏi gợi ý của GV
I.Bằng chứng giải phẩu
so sánh
1.Cơ quan tương đồng
-Cơ quan tương đồng
là những cơ quan nằm ở
những vị trí tương ứng
trên cơ thể ,có cùng
nguồn gốc trong quá trình
phát triển phôi nên có
kiểu cấu tạo giống nhau
Ví dụ:SGK
-Kiểu cấu tạo giống nhau
của cơ quan tương đồng
phản ánh nguồn gốc
chung của loài
-Những sai khác về chi
tiết của các cơ quan
tương đồng là do chúng
thực hiện các chức năng
khác nhau .
-Cơ quan tương đồng
phản ánh sự tiến hóa phân
ly
2. Cơ quan thoái hóa
- Cơ quan thoái hóa là
những cơ quan phát triển
không đầy đủ trên cơ thể
trưởng thành ,do điều
P.8
ruột thừa ở người là gì?
* Sau khi HS thảo luận
xong ,GV gọi đại diện 1
nhóm trình bày ,nhóm
khác nhận xét ,bổ sung
* Để khắc sâu thêm kiến
thức giáo viên có thể đưa
ra thêm câu hỏi phụ
+ tại sao các cơ quan
thoái hóa không còn giữ
chức năng gì vẫn được di
truyền từ đời này sang
đời khác mà không bị
CLTN loại bỏ?
+ Để xác định quan hệ
họ hàng gần gũi giữa các
loài trong các đặc điểm
hình thái ,người ta thường
sử dụng các cơ quan thoái
hóa hay các cơ quan
tương đồng? Tại sao?
* GV hoàn thiện kiến
thức
GV Kết luận:sự tương
đồng về đặc điểm giải
phẫu các loài là bằng
chứng gián tiếp cho thấy
các loài sinh vật hiện nay
đều được tiến hóa từ một
tổ tiên chung
-Do các loài được thừa
hưởng vốn luyến di truyền
từ tổ tiên chung ,chững cơ
quan này không phát triển
mất dần chức năng do điều
kiện sống thay đổi
- Các cơ quan thoái hóa
thường hay sử dụng như
bằng chứng nói lên mối
quan hệ họ hàng giữa các
loài . vì cơ quan thoái hóa
không giữ chứa năng gì nên
không được CLTN giữ lại
.Chúng được giữ lại ở các
loài vì chúng đã thừa
hưởng các gen ở loài tổ tiên
kiện sống thay đổi nên
mất chức năng ban đầu
,tiêu giảm dần và hiện tại
chỉ để lại vài vết tích xưa
kia của chúng .
- ví dụ : Xương cùng
,ruột thừa ,răng khôn ở
người
- Nếu cơ quan thoái
hóa lại phát triển mạnh và
biểu hiện ở một cá thể
nào đó được gọi là hiện
tượng lại tổ . ví dụ như
người có đuôi ,có lông
rậm ,có nhiều đôi vú
- Cơ quan thoái hóa cũng
là cơ quan tương đồng .
3. Cơ quan tương tự
- Cơ quan tương tự là
những cơ quan có nguồn
gốc khác nhau nhưng
đảm nhiệm những chức
năng giống nhau nên có
hình thái tương tự .
- Ví dụ : Chân chuột
chũi và chân dế dũi
- Cơ quan tương tự phản
ánh sự tiến hóa đồng quy
P.9
Hoạt động 2: tìm hiểu về Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử:
- Mục tiêu: Chứng minh được các loài sinh vật ngày nay có chung nguồn gốc thông
qua phân tích bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử
-Cách thức tiến hành : HS làm việc độc lập với các câu hỏi của GV
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học
Gv chuyển ý bằng câu hỏi
cốt lõi : Hãy nêu các
bằng chứng về tế bào và
sinh học phân tử chứng
minh các loài sinh vật có
chung nguồn gốc
* Để giúp HS giải quyết
vấn đề lớn Gv gợi ý bằng
các câu hỏi :Dựa vào kiến
thức tế bào, di truyền đã
học hãy cho biết :
+ Chức năng của tế bào?
+Chỉ ra những điểm
giống nhau trong cấu tạo
tế bào của các loài sinh
vật?
* GV yêu cầu HS
+Vật chất sống là gì?
+chỉ ra sự giống nhau
giữa các loài sinh vật về
vật chất di truyền và mã
di truyền?
+ đơn vị và cấu trúc
protein?
+Phân tích thông tin
bảng 24 cho biết người
-Tái hiện kiến thức trả lời
,các em bổ sung cho nhau
-HS tái hiện kiến thức di
truyền để trả lời
-Loài tinh tinh ,do có số aa
II. Bằng chứng tế bào
học và sinh học phân tử
1.Bằng chứng tế bào học
- Tế bào là đơn vị cấu trúc
và là đơn vị chức năng
của mọi cơ thể sinh vật
2. Bằng chứng sinh học
phân tử
-Mọi vật thể sống đều
được cấu tạo bởi prôtêin
và axit nuclêic
(ADN,ARN)
-ADN của các loài đều
được cấu tạo từ 4 loại
nucleotit A,T,G,X .ARN
của các loài đều được cấu
tạo từ 4 loại đơn phân A
,U ,G ,X
P.10
có quan hệ gần gũi nhất
với loài nào trong bộ
linh trưởng? Tại sao?
+Phân tích trình tự
các axit amin trong cùng
1 loại protein hay trình
tự các nucleotit trong
cùng 1 gen của các loài
cho phép ta kết luận gì
về quan hệ họ hàng giữa
các loài?
* Gv yêu cầu HS trả lời
lệnh trong SGK .Nhớ lại
kiến thức tế bào –SH 10
sai khác là rất ít
- Các loài có quan hệ họ
hàng càng gần thì cấu trúc
protein và nucleotit càng
giống nhau
-Ti thể có nguồn gốc từ
VK hiếu khí nội công sinh
với tế bàonhânthực(ADN
,riboxom của ti thể giống
ADN và riboxom của
VK.Cơ chế tổng hợp
protein của ti thể giống của
VK)
-Tương tự lục lạp có
nguồn gốc từ VK lam nội
cộng sinh với tế bào thực
vật
-Mã di truyền mang tính
thống nhất ở các loài sinh
vật
- Trình tự các đơn vị mã
tương tự nhau ở những
loài có quan hệ họ hàng
gần nhau .Ví dụ giữa
người và tinh tinh có trình
tự sắp xếp các nucleôtit
giống nhau khoảng 98%
- Prôtêin các loài đều có
đơn phân là axit amin .có
hơn 20 loại axit amin
.prôtêin các loài có tình
đặc trưng được quy định
bởi thành phần ,số lượng
,trình tự sắp xếp của
chúng
Những bằng chứng nói
trên về tế bào và sinh học
phân tử cho thấy nguồn
gốc chung của toàn bộ
sinh giới
V. Củng cố:
1. Cho các cơ quan ở thực vật : gai hoa hồng, gai xương rồng, tua quấn ở Bầu- Bí,
gai hoàng liên, lá cây.
Hãy cho biết trong số các cơ quan trên thì những cơ quan nào là các cơ quan tương
đồng, những cơ quan nào là các cơ quan tương tự? Tại sao?
Đáp án:
- Gai xương rồng, tua quấn ở Bầu- Bí, lá cây đều có nguồn gốc từ lá cây.
Gai hoa hồng và gai hoàng liên: có nguồn gốc từ biểu bì thân.
P.11
- Cơ quan tương đồng gồm:
+ Gai xương rồng, tua quấn ở Bầu- Bí, lá cây.
+ Gai hoa hồng và gai hoàng liên
- Cơ quan tương tự gồm: Gai hoa hồng và gai xương rồng hoặc gai hoàng liên và
gai xương rồng.
2. Phân tích trình tự axit amin trong một đoạn của phân tử Bêta hemoglobin ở một
số loài động vật có vú như sau:
Đười ươi: Val- His- Leu- Thr- Pro- Glu- Glu- Lys- Ser-
Ngựa: Val- His- Leu- Ser- Gly- Glu- Glu- Lys- Ala-
Lợn: Val- His- Leu- Ser- Ala- Glu- Glu- Lys- Ser-
Hãy xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài trên? Em dựa vào cơ sở nào để rút
ra kết luận đó?
Đáp án:
- Lợn và Ngựa khác nhau 2 axit amin
- Ngựa và Đười ươi khác nhau 3 axit amin
- Lợn và Đười ươi khác nhau 2 axit amin
Quan hệ họ hàng giữa các loài : Lợn có quan hệ họ hàng gần gũi với Đười ươi
hơn Ngựa.
- Dựa vào sự phân tích trình tự axit amin (bằng chứng tế bào học)
VI. Dặn dò:
- Hoàn thành câu hỏi và bài tập cuối bài
- Chuẩn bị bài “ Học thuyết Lamac và học thuyết ĐácUyn”
P.12
GIÁO ÁN 2
Bài 26. Tiết 31 HỌC THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI (tt)
-----------------------------------------------------
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm các nhân tố tiến hóa: Quá trình đột biến, di nhập gen,
CLTN, giao phối không ngẫu nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên.
- Nêu và phân tích được vai trò của từng nhân tố tiến hóa, trong đó CLTN là
nhân tố cơ bản nhất, từ đó rút ra được mối quan hệ giữa các nhân tố tiến hóa.
2. Kĩ năng: Tổng hợp, so sánh, khái quát hóa
3. Thái độ: Giải thích được tính đa dạng và sự tiến hóa của sinh giới ngày
nay.
II. Phương tiện dạy học
1.Chuẩn bị của GV: -các phiếu học tập, SGK, thông tin có liên quan.
-Máy chiếu
2.Chuẩn bị của HS: SGK, đọc trước bài học.
III. Phương pháp.
-Dạy học nêu vấn đề
- Sử dụng phiếu học tập
- Tìm tòi bộ phận độc lập hoặc theo nhóm .
IV. Tiến trình dạy học
1.Chuẩn bị
- Ổn định lớp
- Kiểm tra bài cũ:
+ Phân biệt tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.
+ Vì sao nói quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở?
-Vào bài mới:
GV: Một quần thể có 100 cá thể trong đó có thành phần kiểu gen như
sau:0,60 AA : 0,30Aa : 0,10aa. Theo em những tình huống nào có thể làm thay đổi
tần số các alen và thành phần kiểu gen trong quần thể trên? Giải thích.
HS: Đột biến, CLTN, di nhập gen, giao phối không ngẫu nhiên - đây chính
là các điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi-Vanbec.
P.13
GV: Các nhân tố trên còn được gọi là nhân tố tiến hóa. Nhân tố tiến hóa là
gì? Mỗi nhân tố có vai trò như thế nào đối với sự biến đổi vốn gen của quần thể?
2.Dạy bài mới.
II.CÁC NHÂN TỐ TIẾN HÓA
Hoạt động 1: 1.Tìm hiểu về nhân tố đột biến
*GV yêu cầu HS nêu khái niệm nhân tố tiến hóa
*HS: nhân tố tiến hóa là các nhân tố làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen
của quần thể
*GV nêu vấn đề bằng câu hỏi cốt lõi: Vai trò chính của đột biến trong quá trình
tiến hóa là gì?
* Để giúpHS trả lời được vấn đề vừa nêu GV đưa bài tập lên bảng :
Một đàn cừu gồm 200 con trong đó có 18 con không tai,tính trạng này do gen lặn
nằm trên NST thường gây ra.Cho biết quần thể cừu đạt trạng thái cân bằng di truyền
.Hãy xác định
a.Cấu trúc di truyền của quần thể trên .Số cừu có kiểu gen đồng hợp tử trội,dị hợp
.đồng hợp tử lặn
b. Nếu gen A bị đột biến thành gen a1 thì cấu trúc kiểu gen của quần thể trên sẽ như
thế nào?
* HS giải bài toán và đi đến kết luận :q 2aa=18/200=0,09qa=0,3,pA=0,7
p2AA=0,49 số cá thể có KG:AA=98, 2pqAa=0,42 số cá thể có KG :Aa=84
Cấu trúc di truyền của quần thể : 0,49AA:0,42Aa:0,09aa
Nếu gen A bị đột biến thành a1 thì tần số tương đối của alen pA/q a1 thay đổi
cấu trúc kiểu gen của quần thể sẽ thay đổi .
Đột biến là 1 nhân tố tiến hóa vì nó làm thay đổi tần số alen và thành phần
Kiểu gen của quần thể
* Gv yêu cẩu HS đọc SGK phần II-1 ,trao đổi nhóm cùng bàn tìm các câu chỉ tính
chất cơ bản của đột biến và ý nghĩa của mỗi tính chất trong tiến hóa .
Tính chất của đột biến Ý nghĩa trong tiến hóa
-Tại sao đa số đột biến là có hại nhưng lại được xem là nguyên liệu cho tiến hóa ?
* GV gọi 1 HS trình bày và các HS khác bổ sung
* GV tiếp tục hoàn thiện kiến thức :
P.14
- Trong tự nhiên tần số đột biến với từng gen thường rất thấp (trung bình thường là
10-6 đến 10-4 )
- Áp lực của quá trình đột biến biểu hiện ở tốc độ biến đổi tần số tương đối của
alen bị đột biến.
-Do tần số đột biến với từng gen thường rất thấp nên quá trình đột biến gây áp lực
không đáng kể đối với sự thay đổi tần số tương đối của các alen .
-Tần số đột biến đối với từng gen thường rất thấp mà đột biến được xem là nguồn
nguyên liệu sơ cấp của tiến hóa vì xét trên toàn bộ các gen của quần thể thì tần số
đột biến là khá lớn
- Đa số đột biến thường có hại cho cơ thể sinh vật vì nó phá vỡ mối quan hệ hài
hòa trong kiểu gen ,trong nội bộ cơ thể ,giữa cơ thể với môi trường đã được hình
thành qua quá trình tiến hóa lâu dài .
- Đột biến gen thường có hại nhưng lại là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình
tiến hóa vì phần lớn đột biến gen là đột biến lặn nên ban đầu thường tồn tại ở trạng
thái dị hợp chưa biểu hiện trên kiểu hình .Qua giao phối của nhiều thế hệ ,alen lặn
có thể đi vào thể đồng hợp ,lúc này kiểu hình đột biến mới biểu hiện .Giá trị thích
nghi của đột biến có thể thay đổi theo môi trường sống và tổ hợp gen mang đột
biến .
- Đột biến gen so với đột biến nhiễm sắt thể thì phổ biến và phong phú hơn lại ít ảnh
hưởng đến sức sống và khả năng sinh sản của sinh vật nên đột biến gen là nguồn
nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa
Hoạt động 2: 2.Tìm hiểu nhân tố di-nhập gen và các yếu tố ngẫu nhiên
GV: Tổ chức HS làm việc nhóm (2 bàn đối diện /nhóm) trong thời gian 5 phút
Gv yêu cầu HS làm bài tập sau :vẫn bài tập phần II.1 trên bảng . Nếu có 3 con cừu
tách ra khỏi đàn trong đó có 2 con có KG Aa và 1 con có KG aa.Xác định cấu trúc
di truyền của quần thể cừu sau biến động trên ?So sánh với quần thể lúc ban đầu
- Cấu trúc di truyền của quần thể sẽ như thế nào nếu bị thiên tai làm chết đi 20 con
có KG Aa và 12 con có KG aa.
Nếu quần thể có kích thước rất lớn thì yếu tố ngẫu nhiên có làm ảnh hưởng tới cấu
trúc di truyền không ?
HS: thảo luận nhóm và báo cáo kết quả.
Lĩnh hội kiến thức
P.15
GV: chính xác hóa kiến thức.
Kết quả hoạt động:
a. Di -nhập gen là hiện tượng trao đổi các cá thể hoặc các giao tử giữa các quần
- Vai trò của di nhập gen: làm thay đổi tần số tương đối của các alen và thành
phần kiểu gen của quần thể, có thể mang đến alen mới làm cho vốn gen của quần
thể thêm phong phú.
b.Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần
thể .
-Sự biến đỗi ngẫu nhiên về cấu trúc di truyền hay xảy ra với những quần thể có kích
thước nhỏ
- các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần
thể không theo 1 chiều hướng nhất định
Hoạt động 3: 3.Tìm hiểu nhân tố chọn lọc tự nhiên.
GV đưa câu hỏi :Tại sao chọn lọc tự nhiên được xem là nhân tố tiến hóa cơ bản
nhất ?
HS làm việc độc lập với SGK kết hợp với kiến thức đã có về CLTN để trả lời
GV có thể gợi ý bằng các câu hỏi phụ về CLTN theo quan niệm của thuyết tiến
hóa hiện đại
+ Thực chất của CLTN là gì?
+ CLTN là chọn lọc kiểu gen hay kiểu hình ?
+ Tại sao nói CLTN là nhân tố tiến hóa có định hướng?
+Kết quả của CLTN? Tốc độ của CLTN? Tại sao chọn lọc chống lại alen trội lại
diễn ra với tốc độ nhanh hơn chọn lọc chống lại alen lặn?
GV gọi 1 HS trả lời từng ý sau khi cho HS khác bổ sung
GV hoàn thiện kiến thức
Kết quả hoạt động:
- CLTN là nhân tố tiến hóa có định hướng duy nhất:CLTN tác động trực tiếp lên
kiểu hình của các cá thể ,thông qua đó tác động lên kiểu gen làm biến đổi thành
phần kiểu gen và tần số alen của quần thể ,khi môi trường thay đổi theo một hướng
xác định thì CLTN sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định
+ Thực chất của CLTN là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng
sinh sản của các cá thể có kiểu gen khác nhau trong quần thể
P.16
+ Các cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình kém thích nghi ,sinh sản kém thì
tần số các alen này sẽ giảm dần ở các thế hệ sau
+ Các cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình làm tăng khả năng sống sót và
khả năng sinh sản sẽ có cơ hội đóng góp gen của mình cho thế hệ sau.
- CLTN đóng vai trò sàng lọc ,làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi tồn
tại sẵn trong quần thể như tăng cường mức độ thích nghi bằng cách tích lũy các alen
tham gia quy định các đặc điểm thích nghi tác động lên quần thể làm cho quần thể
có vốn gen thích nghi sẽ thay thế những quần thể có vốn gen kém thích nghi.
- CLTN quy định nhịp điệu tiến hóa : làm thay đổi tần số alen nhanh hay chậm tùy
thuộc vào các yếu tố :
+ Chọn lọc chống lại alen trội sẽ làm thay đổi nhanh chóng tần số alen của quần thể.
+ Chọn lọc chống lại alen lặn sẽ làm thay đổi tần số alen chậm hơn ,chọn lọc không
bao giờ loại hết alen lặn ra khỏi quần thể vì alen lặn có thể tồn tại trong các cá thể
có kiểu gen dị hợp
- Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động đối với từng cá thể riêng rẽ mà còn đối với
cả quần thể ,trong đó các cá thể có quan hệ ràng buộc với nhau .
Hoạt động 4: 4.Tìm hiểu nhân tố giao phối không ngẫu nhiên
* GV chuyển ý bằng cách đặt vấn đề: Giao phối có vai trò như thế nào đối với tiến
hóa ?
* Gv yêu cầu HS làm việc theo nhóm (trong cùng bàn)
* GV đưa ra các câu hỏi phụ :
+ Giao phối gồm các dạng nào?
+ Tại sao giao phối ngẫu nhiên không phải là nhân tố tiến hóa?
+ Quần thể ban đầu có thành phần KG 100% Aa .Xác định tần số các alen
A,a và thành phần kiểu gen của quần thể sau 1,2,3 thế hệ tự phối.Kết quả của quá
trình tự phối ?Từ đó giải thích tại sao giao phối không ngẫu nhiên không làm thay
đổi tần số alen mà vẫn được coi là nhân tố tiến hóa
- Sau khi thảo luận GV gọi 1 HS trình bày
- GV hoàn thiện kiến thức
Kết quả hoạt động:
-Giao phối được thể hiện ở các dạng :Giao phối ngẫu nhiên ( ngẫu phối)và giao
phối không ngẫu nhiên (giao phối có lựa chọn ,giao phối gần,tự phối)
P.17
- Giao phối không ngẫu nhiên làm cho tỉ lệ kiểu gen trong quần thể thay đổi qua
các thế hệ
-Tự phối hoặc tự thụ phấn và giao phối gần không làm thay đổi tần số tương đối
của các alen qua các thế hệ nhưng làm thay đổi cầu trúc di truyền của quần thể
-Kết quả của giao phối không ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen của quần thể ,giảm
sự đa dạng di truyền
- Giao phối ngẫu nhiên không phải là nhân tố tiến hóa vì không làm thay đổi tần
số tương đối của các alen và thành phần kiểu gen qua các thế hệ
- Vai trò của ngẫu phối trong tiến hóa : Làm phát tán các đột biến trong quần
thể .Tạo ra vô số biến dị tổ hợp ,là nguồn nguyên liệu phong phú cho tiến hóa
.Làm trung hòa tính có hại của các đột biến góp phần tạo ra những tổ hợp gen
thích nghi
V. Củng cố:
GV cho bài tập như sau:
Khi tranh luận về vai trò của các nhân tố tiến hóa đối với quần thể xem nhân tố nào
có khả năng làm thay đổi tần số alen của quần thể và nhân tố nào làm nghèo vốn gen, có
các ý kiến như sau:
- Ý kiến 1: tất cả các nhân tố tiến hóa đều làm thay đổi tần số alen của quần thể
nhưng chỉ có các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen.
- Ý kiến 2: Trong các nhân tố tiến hóa, nhóm nhân tố có khả năng làm thay đổi tần
số alen của quần thể là: Đột biến, Chọn lọc tự nhiên và Các yếu tố ngẫu nhiên.Còn nhóm
nhân tố làm nghèo vốn gen của quần thể là: Các yếu tố ngẫu nhiên, Giao phối không ngẫu
nhiên và di- nhập gen
Em có nhận xét như thế nào với 2 ý kiến trên? Quan điểm của em về vấn đề trên
như thế nào?
Hoạt động:
GV chiếu bài tập lên màn hình, gọi một HS đọc to để cả lớp cùng nghe.
- Xác định được nội dung kiến thức cần nắm là phải phân biệt được vai trò
của mỗi nhân tố tiến hóa đối với vốn gen của quần thể.
- Nhiệm vụ của mỗi nhóm HS là phân tích ý kiến của 2 nhóm trong tình
huống để rút ra kết luận.
P.18
HS thảo luận nhóm
GV định hướng cho HS thảo luận bằng các câu hỏi gợi ý như sau:
1. Vốn gen của quần thể thay đổi như thế nào khi có hiện tượng đột biến ở
một gen nào đó?
2.Vốn gen của quần thể P: 0,2AA; 0, 4Aa ; 0,4aa thay đổi ra sao nếu chọn
lọc tự nhiên đào thải kiểu hình trội sau một thế hệ?
3. So sánh tần số alen và thành phần kiểu gen của một quần thể ở thời điểm
trước và sau khi có hiện tượng di nhập gen, tự phối, hoặc có xảy ra thiên tai...?
Kết luận
- Ý kiến 1: chưa chính xác. Vì trong các nhân tố tiến hóa, giao phối không
ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen mà chỉ thay đổi tần số kiểu gen của quần
thể. Còn nhóm nhân tố làm nghèo vốn gen ngoài 2 nhân tố các yếu tố ngẫu nhiên và
giao phối không ngẫu nhiên thì chọn lọc tự nhiên và di- nhập gen cũng có khả năng
làm nghèo vốn gen.
- Ý kiến 2: Chưa hoàn toàn chính xác.
Vậy : Trong các nhân tố tiến hóa, nhóm nhân tố có khả năng làm thay đổi tần
số alen của quần thể là: Đột biến, chọn lọc tự nhiên, di- nhập gen và các yếu tố ngẫu
nhiên. Riêng giao phối không ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen
nhưng không thay đổi tần số alen.
- Còn nhóm nhân tố làm nghèo vốn gen của quần thể là: Các yếu tố ngẫu
nhiên, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên và di- nhập gen
- Nhóm nhân tố làm giàu vốn gen của quần thể gồm: Đột biến và di- nhập gen.
VI. Dặn dò.
- Trả lời câu hỏi cuối bài.
- Sưu tầm tranh ảnh về các đặc điểm thích nghi của sinh vật.
P.19
PHỤ LỤC 4: ĐỀ KIỂM TRA SỬ DỤNG
TRONG DẠY HỌC CÁC LỚP THỰC NGHIỆM VÀ ĐỐI CHỨNG
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1 (15 phút)
Câu 1: Chứng minh những bằng chứng về giải phẩu học so sánh cho thấy các
mối quan hệ về nguồn gốc chung giữa các loài ,giữa cấu tạo và chức phận của các
cơ quan ,giữa cơ thể và môi trường
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 2 (15 phút)
Câu 1: Hãy nêu các bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử trong quá trình
tiến hóa
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 3 (15 phút)
Câu 1: Vai trò chính của đột biến trong quá trình tiến hóa là gì? -Tại sao đa số đột
biến là có hại nhưng lại được xem là nguyên liệu cho tiến hóa ?
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 4 (15 phút)
Câu 1: Tại sao chọn lọc tự nhiên được xem là nhân tố tiến hóa cơ bản nhất ?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- pham_thi_quynh_nhu_9599.pdf