Luận văn Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần phi kim hóa học THPT theo hướng dạy học tích cực

Từ những kết quả đạt được của luận văn, chúng tôi sẽ phát triển đề tài theo những hướng sau : - Hoàn thiện hệ thống bài tập đã thiết kế. - Hoàn thiện các phương pháp sử dụng hệ thống bài tập đã thiết kế cũng như các giáo án minh họa. - Mở rộng hệ thống bài tập toàn bộ chương trình hóa học THPT. Những hướng phát triển trên sẽ tạo cho bản thân tôi một tư liệu dạy học phong phú là hệ thống bài tập hóa học và phương pháp sử dụng theo hướng dạy học tích cực trọn vẹn cho toàn bộ chương trình hóa học THPT.

pdf153 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1326 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần phi kim hóa học THPT theo hướng dạy học tích cực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PPDH tích cực trong dạy học hoá học ở trường THPT. 1.2 Nghiên cứu thực trạng của việc sử dụng bài tập hóa học phần phi kim theo hướng tích cực ở trường THPT. Thông qua việc thăm dò ý kiến của GV, kết quả thu được cho thấy việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập theo hướng dạy học tích cực là một giải pháp thiết thực và có tính khả thi cao trong việc nâng cao hiệu quả dạy học ở trường phổ thông; đồng thời kết quả điều tra cũng là cơ sở giúp chúng tôi đưa ra những định hướng cụ thể cho việc nghiên cứu thực hiện đề tài. 1.3 Nghiên cứu và đề xuất 7 nguyên tắc và quy trình trong việc xây dựng hệ thống bài tập hóa học theo hướng tích cực. 1.4 Xây dựng hệ thống bài tập phần phi kim lớp 11 theo hướng dạy học tích cực. Hệ thống bài tập hóa học gồm 407 bài (366 bài xây dựng, 41 bài chọn lọc) theo loại là bài tập định tính và bài tập định lượng. Đối với loại các bài tập được phân loại theo các dạng thường gặp, sắp xếp theo thứ tự mức độ nhận thức thức tăng dần trên cả hình thức tự luận và trắc nghiệm. 1.5 Nghiên cứu đề xuất các phương pháp sử dụng hệ thống bài tập nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của HS trong dạy học phần hóa phi kim lớp 11 THPT. 1.6 TNSP với 5 bài dạy để đánh giá tính phù hợp của hệ thống bài tập đã xây dựng, lựa chọn và hiệu quả của các phương pháp sử dụng bài tập hóa học đã đề xuất. Việc phân tích định lượng kết quả kiểm tra cho thấy kết quả học tập ở lớp TN luôn cao hơn lớp ĐC. Như vậy kết quả TNSP cho phép kết luận bước đầu việc sử dụng hệ thống bài tập theo hướng dạy học tích cực đã tích cực hóa hoạt động học tập của HS góp phần nâng cao chất lượng của môn học. Với những điều đã trình bày trong luận văn có thể nói chúng tôi đã hoàn thành được những nhiệm vụ đề tài đặt ra. Hệ thống bài tập đã xây dựng và sử dụng theo hướng dạy học tích cực đã khẳng định được chất lượng, hiệu quả trong việc góp phần đổi mới PPDH hoá học và nâng cao chất lượng dạy học môn hoá học ở trường THPT. 2. Hướng phát triển của đề tài Từ những kết quả đạt được của luận văn, chúng tôi sẽ phát triển đề tài theo những hướng sau : - Hoàn thiện hệ thống bài tập đã thiết kế. - Hoàn thiện các phương pháp sử dụng hệ thống bài tập đã thiết kế cũng như các giáo án minh họa. - Mở rộng hệ thống bài tập toàn bộ chương trình hóa học THPT. Những hướng phát triển trên sẽ tạo cho bản thân tôi một tư liệu dạy học phong phú là hệ thống bài tập hóa học và phương pháp sử dụng theo hướng dạy học tích cực trọn vẹn cho toàn bộ chương trình hóa học THPT. 3. Kiến nghị Để GV có thể xây dựng và sử dụng hiệu quả hệ thống bài tập theo hướng dạy học tích cực, chúng tôi có một số kiến nghị sau : 3.1 Về cơ sở vật chất: - Cung cấp thêm cho các trường máy chiếu và các phòng chức năng. - Cung cấp thêm cho các trường máy chiếu đa vật thể. Hiện nay số lượng máy chiếu đa vật thể tại các trường rất ít; ví dụ như trường THPT Trần Nguyên Hãn Tp.Vũng tàu chỉ có 1 máy. - Cung cấp đầy đủ các hoá chất và dụng cụ thí nghiệm. Hiện nay, tất cả các trường đều được trang bị hoá chất và dụng cụ thí nghiệm nhưng chất lượng và số lượng đều chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. 3.2 Về việc đào tạo – nâng cao trình độ cho GV Cần có những lớp tập huấn thực tế cho GV trong việc tổ chức các hình thức học tập mới theo hướng dạy học tích cực như: cách tổ chức lớp học tập theo cấu trúc nhóm, cách tổ chức học tập theo dự án.Các lớp tập huấn này cần tổ chức theo hướng « dạy học tích cực » thực sự cho GV để GV có thể trực tiếp chủ động tham gia vào quá trình tổ chức các hình thức học tập từ đó mới hình thành nên kĩ năng. 3.3 Về chế độ, chính sách - Các trường có thể tạo điều kiện như cấp kinh phí, thu xếp thời gian để tổ chức cho HS đi thực tế và thảo luận các vấn đề liên quan đến thực tiễn cuộc sống. - Khuyến khích các GV hợp tác cùng xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tích cực phù hợp với HS trường mình và có chế độ bồi dưỡng thỏa đáng. Nhiều GV hiện nay hiểu rõ việc cần thiết phải xây dựng hệ thống bài tập theo hướng tích cực nhưng không thực hiện được. Theo quan sát của chúng tôi, rất nhiều trường ở thành phố HCM đã thực hiện điều này nhưng các trường ở địa phương khác vẫn chưa thực hiện được hoặc thực hiện mang tính tự phát chưa đồng bộ. Như vậy việc sử dụng bài tập theo hướng dạy học tích cực đã đem lại nhiều kết quả trong dạy học hóa học. Để có kết quả cao hơn bản thân mỗi GV phải tự có ý thức đổi mới, tích cực hóa chính bản thân mình trước. Chúng tôi hi vọng rằng luận văn này có thể là một tài liệu bổ ích để các GV có thể tham khảo và cùng thực hiện góp phần nâng cao chất lượng dạy học đồng thời hiện thực hóa công cuộc đổi mới nền giáo dục nước ta hiện nay. Chúng tôi rất mong nhận được sự nhận xét, đánh giá và góp ý của các chuyên gia, các thầy cô và tất cả các bạn đồng nghiệp cũng như các em HS để luận văn có thể có hướng phát triển hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngô Ngọc An (2005), 350 bài tập hoá học chọn lọc và nâng cao lớp 11 tập 1, Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục. 2. Ngô Ngọc An (2007), Nhận biết và tách các chất ra khỏi hỗn hợp, NXB Giáo dục. 3. Cao Thị Thiên An (2008), Hệ thống và ôn tập nhanh kiến thức hoá học trung học phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 4. Cao Thị Thiên An (2008), Phương pháp giải nhanh các bài toán trắc nghiệm hoá học vô cơ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 5. Cao Thị Thiên An (2007), Phân dạng và phương pháp giải bài tập hoá học 11 phần vô cơ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Hoàng Thị Bắc, Đặng Thị Oanh (2009), 10 phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm hoá học, NXB Giáo dục. 7. Nguyễn Cao Biên (2008), Rèn luyện năng lực độc lập sáng tạo cho học sinh lớp 10 THPT thông qua hệ thống bài tập hóa học, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường ĐHSP TP.HCM. 8. Trịnh Văn Biều (2003), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Trường ĐHSP TP.HCM. 9. Trịnh Văn Biều (2003), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, Trường ĐHSP TP.HCM. 10. Trịnh Văn Biều (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán ở trường THPT, Trường ĐHSP TP.HCM. 11. Trịnh Văn Biều (2004), Lí luận dạy học hoá học, NXB ĐHSP TP.HCM. 12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa 11 môn Hoá học, NXB Giáo dục. 13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên biên soạn đề kiểm tra xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập môn hoá học cấp trung học phổ thông (tài liệu bồi dưỡng cốt cán), Hà Nội. 14. Bộ Giáo dục- Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 11 môn hoá học, NXB Giáo dục. 15. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng môn Hoá học khối A, Hà Nội. 16. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Đề thi tuyển sinh cao đẳng môn Hoá học khối A, Hà Nội. 17. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng môn Hoá học khối B, Hà Nội. 18. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Đề thi tuyển sinh cao đẳng môn Hoá học khối B, Hà Nội. 19. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng môn Hoá học khối A, Hà Nội. 20. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng môn Hoá học khối B, Hà Nội. 21. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Đề thi tuyển sinh cao đẳng môn Hoá học khối A, Hà Nội. 22. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Đề thi tuyển sinh đại học môn Hoá học khối A, Hà Nội. 23. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Đề thi tuyển sinh đại học môn Hoá học khối B, Hà Nội. 24. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Đề thi tuyển sinh cao đẳng môn Hoá học khối A, Hà Nội. 25. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Đề thi tuyển sinh cao đẳng môn Hoá học khối B, Hà Nội. 26. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Đề thi chính thức kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Hoá học giáo dục trung học phổ thông, Hà Nội. 27. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Đề thi chính thức kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Hoá học giáo dục thường xuyên, Hà Nội. 28. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Đề thi tuyển sinh đại học môn Hoá học khối A, Hà Nội. 29. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Đề thi tuyển sinh đại học môn Hoá học khối B, Hà Nội. 30. Bộ giáo dục và Đào tạo (2010), Đề thi tuyển sinh cao đẳng môn Hoá học khối A, Hà nội. 31. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Đề thi tuyển sinh cao đẳng môn Hoá học khối B, Hà Nội. 32. Hoàng Chúng (1982), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, NXB Giáo dục Hà Nội. 33. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và đại học: một số vấn đề cơ bản, NXB Giáo dục. 34. Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung (2001), Phương pháp dạy học Hóa học, Tập 1, NXB ĐHSP TPHCM. 35. Triệu Thị Kim Dung (2009), Vận dụng phương pháp dạy học bằng câu hỏi trong giảng dạy nội dung dẫn xuất chứa oxi của hidrocacbon- chương trình hoá học lớp 11 – THPT nâng cao góp phần tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, Khoá luận tốt nghiệp, Trường ĐHSP Hà Nội. 36. Vũ Cao Đàm (2007), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục. 37. Nguyễn Hữu Đĩnh (chủ biên) và các cộng sự (2008), Dạy và học hoá học 11 theo hướng đổi mới, NXB Giáo dục. 38. Nguyễn Đình Độ (2010), Các công thức giải nhanh trắc nghiệm hóa học, NXB Đại học Quốc gia Hà nội. 39. Geoffrey Petty (1998), Dạy học ngày nay, NXB Stanley Thornes. 40. Vũ Gia (2000), Làm thế nào để viết luận văn, luận án, biên khảo, NXB Thanh niên. 41. Cao Cự Giác (2008), Các dạng đề thi trắc nghiệm hoá học 12, NXB Giáo dục. 42. Thái Hải Hà (2008), Đổi mới phương pháp dạy học hoá học lớp 10 theo định hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường ĐHSP TP.HCM. 43. Tống Đức Huy (2010), Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập tự luận và trắc nghiệm khách quan phần vô cơ 11 – chương trình nâng cao nhằm phát huy tính tích cực của học sinh THPT, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường ĐHSP TP.HCM. 44. Đinh Thị Lan (1998), Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh qua hệ thống bài tập lí thuyết phần hoá vô cơ lớp 11 ban khoa học tự nhiên, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường ĐHSP Hà Nội. 45. Nguyễn Văn Lê (1995), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Trẻ. 46. Đỗ Thanh Mai (2009), Thiết kế các bài luyện tập thuộc chương trình hoá học lớp 11 THPT (nâng cao) theo hướng hoạt động hoá người học, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường ĐHSP TP.HCM. 47. Nguyễn Thị Sửu – Lê Văn Năm (2008), Phương pháp dạy học những nội dung quan trọng của chương trình SGK Hoá học phổ thông, NXB Khoa học và Kĩ thuật Hà Nội. 48. Nguyễn Thị Sửu (2007), Tổ chức quá trình dạy học hoá học phổ thông, Trường ĐHSP Hà Nội. 49. Phạm Ngọc Thanh Tâm (2009), Thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học lớp 10 THPT chương trình nâng cao, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường ĐHSP TP.HCM. 50. Nguyễn Cẩm Thạch (2009) Thiết kế bài giảng hoá học vô cơ ở trường trung học phổ thông (ban cơ bản) theo hướng dạy học tích cực, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, trường ĐHSP TP.HCM. 51. Nguyễn Trọng Thọ - Ngô Ngọc An (2006), Các chuyên đề Hóa học 10-11-12, phần 1, NXB Giáo dục. 52. Lê Trọng Tín (2006), Những phương pháp dạy học tích cực trong dạy học hoá học, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu kì III (2004-2007), Trường ĐHSP TP.HCM. 53. Lê Xuân Trọng (Tổng chủ biên) và các cộng sự (2007), Hoá học 11 nâng cao, NXB Giáo dục. 54. Nguyễn Xuân Trường (Tổng Chủ biên kiêm), Lê Mậu Quyền (Chủ biên), Phạm Văn Hoan, Lê Chí Kiên (2006), Hóa học 11 , NXB Giáo dục. 55. Nguyễn Xuân Trường (Chủ biên),Từ Ngọc Ánh, Lê Chí Kiên, Lê Mậu Quyền (2006), Bài tập hoá học 11, NXB Giáo dục. 56. Nguyễn Xuân Trường (2000), Bài tập hóa học ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 57. Nguyễn Xuân Trường (2007), 1430 câu hỏi trắc nghiệm hoá học 11, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM. 58. Trish Summerfield – Frederic Labarthe – Anthony Strano (2009), Tư duy tích cực, NXB Văn hoá Sài Gòn. 59. Vũ Anh Tuấn (chủ biên) và các cộng sự (2008), Hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 12 môn hóa học, NXB Giáo dục. 60. Hà Tú Vân (2008), Thiết kế giáo án điện tử môn hoá học lớp 10 chương trình nâng cao theo hướng dạy học tích cực, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường ĐHSP TP.HCM. 61. Phạm Viết Vượng (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 62. Lê Thanh Xuân (1998), Chuyên đề cơ bản hoá học vô cơ 11, NXB TP.HCM. 63. 64. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phiếu điều tra thực trạng .................................................................... 2 Phụ lục 2: Đề và đáp án bài kiểm tra thực nghiệm số 1. ..................................... 6 Phụ lục 3: Đề và đáp án bài kiểm tra thực nghiệm số 2. ..................................... 6 Phụ lục 4: Đề và đáp án bài kiểm tra thực nghiệm số 3. ..................................... 6 Phụ lục 5: Đáp án các bài tập trong hệ thống bài tập. ....................................... 14 Phụ lục 1 PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG Trường Đại học Sư phạm TP.HCM Khoa Hoá học PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN Kính chào quí Thầy (Cô)! Hiện nay chúng tôi đang thực hiện đề tài khoa học có nội dung liên quan đến vấn đề xây dựng hệ thống bài tập theo hướng dạy học tích cực . Những thông tin mà quí Thầy (Cô) cung cấp sẽ được sử dụng nhằm mục đích khoa học của đề tài. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của quí Thầy (Cô). Xin chân thành cám ơn. I. THÔNG TIN CÁ NHÂN Họ và tên (có thể ghi hoặc không): . Số điện thoại :(có thể ghi hoặc không) . Trình độ đào tạo: □ Cử nhân □ Học viên cao học □ Thạc sĩ □ Tiến sĩ Số năm tham gia giảng dạy hóa học tại trường phổ thông:.. Nơi công tác: Địa điểm trường: □ Thành phố □ Tỉnh □ Nông thôn □ Vùng sâu Loại hình trường: □ Chuyên □ Công lập □ Công lập tự chủ □ Dân lập/Tư thục II. TÌM HIỂU THỰC TRẠNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP Xin quí Thầy (Cô) vui lòng đánh dấu (x) vào ô trùng với suy nghĩ của bản thân 1. Thầy (cô) đánh giá mức độ cần thiết và mức độ sử dụng hệ thống bài tập (lí thuyết hoặc bài toán) để tổ chức hoạt động học tập cho HS theo hướng dạy học tích cực. Hình thức sử dụng Mức độ cần thiết Mức độ sử dụng Ít cần Bình thường Cần Rất cần Không sử dụng Ít Thường xuyên Rất thường xuyên Trong giờ học nghiên cứu kiến thức mới Luyện tập, ôn tập Giờ học thực hành Ra bài tập về nhà cho cá nhân Thảo luận nhóm, dự án học tập Tự học 2. Theo thầy cô, bài tập hóa học trong sách giáo khoa và sách bài tập đã đầy đủ các dạng và bao quát kiến thức của chương trình chưa ? □ Rất đầy đủ. □ Đầy đủ. □ Chưa đầy đủ. 3. Theo thầy cô, để nâng cao kết quả học tập của HS có cần thiết phải sử dụng thêm hệ thống bài tập không? □ rất cần thiết. □ cần thiết. □ bình thường. □ không cần thiết. 4. Nếu thầy cô đã sử dụng thêm hệ thống bài tập thì hệ thống bài tập đó có nguồn gốc từ: □ sách tham khảo. □ mạng internet. □ tự tổng hợp và xây dựng. 5. Hệ thống bài tập mà thầy cô đã sử dụng được thiết kế theo □ bài học □ chương □ chuyên đề 6. Theo thầy cô, việc xây dựng hệ thống bài tập hóa học theo hướng dạy học tích cực phù hợp với HS là: □ rất cần thiết. □ cần thiết. □ bình thường. □ không cần thiết. 7. Theo thầy cô, để xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học theo hướng dạy học tích cực có hiệu quả, hệ thống bài tập cần phải: Stt Biện pháp Mức độ cần thiết Ít cần Bình thường Cần Rất cần 1 - Có cả câu hỏi lí thuyết 2 - Có bài toán hoá học 3 - Có các chuyên đề thảo luận nhóm, dự án học tập 4 - Xếp từ dễ đến khó 5 - Soạn theo từng bài học 4 - Soạn theo chuyên đề từng chương 5 - Có hướng dẫn cách giải cho từng dạng 6 - Có bài giải mẫu cho từng dạng 7 - Có đáp số cho các bài tập tương tự 9 - Có bài tập tổng hợp để HS hệ thống và củng cố kiến thức 10 - Có cả bài tập tự luận và trắc nghiệm Phụ lục 2 BÀI KIỂM TRA SỐ 1 Trường .. Kiểm tra hệ số 1 chương 2 Lớp: 11. Thời gian: 15 phút Câu 231. Trong phòng thí nghiệm, người ta có thể điều chế khí nitơ bằng cách đun nóng dung dịch nào dưới đây? A. NH4Cl. B. NH4NO2. C. NH3 D. NaNO2. Câu 232. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Tất cả các dung dịch của muối amoni đều có môi trường axit. B. Muối amoni dễ bị nhiệt phân. C. Có thể nhận biết ion amoni bằng dung dịch kiềm. D. Tất cả các muối amoni đều tan trong nước và điện li hoàn toàn. Câu 233. HNO3 loãng không thể hiện tính oxi hoá khi tác dụng với chất nào dưới đây? A. Mg. B. FeCl2. C. Fe3O4. D. Fe2O3 Câu 234. Xác định chất (A) và (B) trong chuỗi biến đổi sau N2 o 2+ H (xt, t , p)→ NH3 o 2+ O (Pt, t )→ (A) 2+ O→ (B) → HNO3 A. (A) là NO, (B) là N2O5. B. (A) là N2, (B) là N2O5. C. (A) là NO, (B) là NO2. D. (A) là N2, (B) là NO2. Câu 235. Cho sắt vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được A. dd muối sắt (II) và khí NO. B. dd muối sắt (III) và khí NO. C. dd muối sắt (II) và khí NO2. D. dd muối sắt (III) và khí NO2. Câu 236. Nhiệt phân muối NaNO3 ta thu được khí A. NO2. B. O2. C. NO2 và O2. D. NO và O2. Câu 237. Cho phản ứng hóa học: Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO +NO2 + H2O. Nếu tỉ lệ số mol giữa NO và NO2 là 2:1, thì hệ số cân bằng tối giản của HNO3 trong phương trình hoá học là: A. 12. B. 30. C. 18. D.20. Câu 238. Để thu được 22,4 lít khí amoniac với hiệu suất phản ứng là 40% cần lấy một lượng nitơ và hidro là bao nhiêu (Biết các khí đều đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất)? A. 5,6 lít N2 và 16,8 lít H2. B. 1,12 lít N2 và 3,36 lít H2. C. 11,2 lít N2 và 33,6 lít H2. D. 28 lít N2 và 84 lít H2. Câu 239. Hoà tan hoàn toàn 5,4 gam Al bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là A. 1,12. B. 2,24. C. 4,48. D. 3,36. Câu 240. Nung m gam Cu(NO3)2 sau một thời gian thấy khối lượng chất rắn giảm 11,2 gam. Vậy khối lượng Cu(NO3)2 đã bị nhiệt phân là A. 10,0 gam. B. 9,8 gam. C. 188 gam. D. 18.8 gam. ***************** ĐÁP ÁN CHẤM BÀI KIỂM TRA SỐ 1 10 câu x 1 điểm = 10 điểm 1B 2A 3D 4C 5B 6B 7D 8D 9C 10D Phụ lục 3 BÀI KIỂM TRA SỐ 2 Trường .. Kiểm tra hệ số 2 chương 2 Lớp: 11. Thời gian: 45 phút I. Trắc nghiệm (10 câu) Câu 1. Để phân biệt bốn mẫu phân bón: NH4NO3, (NH4)2SO4, KNO3, K2SO4 có thể dùng thuốc thử duy nhất là A. BaCl2. B. NaOH. C. Ba(OH)2. D. Na2SO4. Câu 2. Cho các muối nitrat: NaNO3, Cu(NO3)2, Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3, KNO3, Pb(NO3)2, Al(NO3)3. Số muối nitrat khi bị nhiệt phân sinh ra oxit kim loại là A. 5. B. 2. C. 6. D. 4. Câu 3. Cho 100 ml dung dịch KOH 1,5M vào 200 ml dung dịch H3PO4 0,5M thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được A. K3PO4 và KOH. B. KH2PO4 và H3PO4. C. KH2PO4 và K3PO4. D. KH2PO4 và K2HPO4. Câu 4. Để làm khô khí NH3 có thể dùng A. H2SO4đ. B. CaO. C. CaCO3. D. P2O5. Câu 5. Trong hộp diêm, photpho đỏ A. có ở thuốc quẹt trên vỏ bao diêm. B. có ở thuốc gắn vào đầu que diêm. C. có ở thuốc gắn ở đầu que diêm và thuốc quẹt ở vỏ bao diêm. D. không được sử dụng do rất độc. Câu 6. Cho dung dịch KOH đến dư vào 50ml (NH4)2SO4 1M và đun nóng nhẹ thì thu được thể tích khí (đktc) là A. 2,24 lit. B. 1,12 lit. C. 0,112 lit. D. 4,48 lit. Câu 7. Số oxi hóa của photpho trong H3PO4 là A. -2. B. + 5. C. +1. D. +2. Câu 8. Thành phần của dung dịch NH3 gồm A. NH4+, OH-. B. NH3, H2O. C. NH3, H2O, NH4+, OH-. D. NH3, NH4+, OH-. Câu 9. Phân đạm cung cấp nitơ hoá hợp cho cây dưới dạng ion nitrat 3NO− và ion amoni + 4NH . Urê là một trong những loại phân đạm tốt nhất hiện nay, công thức của urê là A. (NH4)2 CO3. B. NH4NO3. C. NaNO3. D. (NH2)2CO. Câu 10. Nhỏ từ từ dung dịch H3PO4 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2 thấy A. không có hiện tượng gì. B. xuất hiện kết tủa trắng không tan. C. xuất hiện kết tủa trắng và sau đó tan ngay. D. xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa trắng tan dần tạo dung dịch trong suốt. Câu 11. Đốt cháy hoàn toàn 12,4 gam photpho trong oxi dư. Sản phẩm tạo thành cho tác dụng hoàn toàn với 300ml dung dịch NaOH 2,0M. Dung dịch sau phản ứng có chứa muối A. NaH2PO4 và Na2HPO4. B. Na2HPO4 và Na3PO4. C. Na2HPO4. D. Na3PO4. Câu 12. Điều khẳng định nào sau đây là đúng? A. Photpho chỉ có tính oxi hoá. B. Photpho chỉ có tính khử. C. Photpho có thể có tính khử hoặc tính oxi hoá. D. Photpho thể hiện tính khử khi tác dụng với một số kim loại hoạt động mạnh. Câu 13. Dãy chất đều có phản ứng với axit H3PO4 và HNO3 là A. CuCl2, KOH, Na2CO3, NH3. B. NaCl, KOH, Na2CO3, NH3. C. KOH, Na2CO3, NH3, Na2S. D. MgO, KOH, CuSO4, NH3. Câu 14. HNO3 loãng thể hiện tính oxi hoá khi tác dụng với A. CuO. B. Cu. C. CuCl2. D. Cu(OH)2. Câu 15. Nung hoàn toàn 136 gam AgNO3 trong bình kín không có không khí, sau một thời gian thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 86,4 B. 46,4. C. 61,6. D. 49,6. Câu 16. Phát biểu không đúng khi nói về axit H3PO4 là A. Axit H3PO4 là axit 3 lần axit. B. Axit H3PO4 có tính oxi hoá rất mạnh. C. Axit H3PO4 có độ mạnh trung bình. D. Axit H3PO4 là axit khá bền với nhiệt. Câu 17. Từ NH3 người ta điều chế HNO3 theo sơ đồ : NH3 → NO → NO2 → HNO3 Từ 67,2 lít khí NH3 (đktc) thì thu được bao nhiệt lít dung dịch HNO3 1M biết hiệu suất toàn bộ quá trình là 80% ? A. 1,92 lít. B. 3lít. C. 2,4 lít. D. 3,3 lít. Câu 18. Phát biểu đúng là A. Nitơ không duy trì sự hô hấp vì nitơ là khí độc. B. Khi tác dụng với kim loại hoạt động, nitơ thể hiện tính khử. C. Trong phản ứng N2+O2→2NO, nitơ thể hiện tính oxi hoá và số oxi hoá của N tăng từ 0 đến +2. D. Vì có liên kết ba nên phân tử nitơ rất bền vững, ở nhiệt độ thường khá trơ về mặt hoá học. Câu 19. HNO3 có thể phản ứng được với cả những kim loại đứng sau H trong dãy hoạt động hoá học các kim loại vì A. HNO3 là một axit mạnh. B. HNO3 có tính oxi hoá mạnh. C.HNO3 dễ bị phân huỷ. D. cả 3 lí do trên. Câu 20. Supephotphat kép là loại phân có thành phần chính là A. Ca(H2PO4)2. B. Ca(H2PO4)2 và CaSO4. C. CaHPO4. D. CaHPO4 và CaSO4. II. Tự luận (5 điểm) Câu 1. Viết PTHH theo sơ đồ biến đổi sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có): HNO3 H3PO4 KH2PO4 AgNO3 K3PO4 (1)(2) (3) (4) (5) (6) N2 NH4NO3 Câu 2. Hoà tan hoàn toàn 25,1gam hỗn hợp Fe, Zn bằng dung dịch HNO3 loãng dư thu được dd A và 6,72 lít (đktc) khí không màu hóa nâu trong không khí. a. Viết PTHH của phản ứng xảy ra? b. Tính thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp? c. Tính số mol HNO3 đã dùng nếu dung dịch HNO3 dùng dư 20%. ************************* ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA SỐ 2 I. Trắc nghiệm: 20 câu x 0,25 điểm = 5 điểm 1C 2A 3D 4B 5A 6A 7B 8C 9D 10D 11A 12C 13C 14B 15A 16B 17C 18D 19B 2Â II. Tự luận: 5 điểm Câu 1. (3 điểm) Hoàn thành sơ đồ phản ứng: 6 phương trình x 0,5 điểm = 3 điểm. Nếu thiếu điều kiện phản ứng hay cân bằng -0,25đ. Các phương trình khác nếu đúng vẫn cho điểm (1). HNO3 + NH3 → NH4NO3 (2). NH4NO3 → ot N2 + 2H2O + 1/2O2 (3). 4HNO3 + 3Ag → 3AgNO3 + NO + 2H2O (4). 5HNO3 đặc + P → ot H3PO4 + 5NO2 + H2O (5). H3PO4 + KOH → KH2PO4 + H2O (6). KH2PO4 + 2KOH → K3PO4 + 2H2O Câu 2. (2điểm) Đáp án Điểm a. Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O 3Zn + 8HNO3 →3Zn(NO3)2 + 2NO + 4H2O b. Thay số Gọi a,b lần lượt là số mol của Fe, Zn trong hỗn hợp. mhh = 25,1g =>56a + 65b = 25,1 (1) n khí = 6,72/22,4 = 0,3 mol => a + 2/3 b = 0,3 (2) Giải (1), (2) → a = 0,1mol, b = 0,3 mol => % khối lượng Fe = 22,3% % khối lượng Zn = 77,7% c. Số mol HNO3 đã phản ứng = 4a+8/3b = 1,2 mol Số mol HNO3 đã dùng là: 1,2 x 120%=1,44 mol 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Phụ lục 4 BÀI KIỂM TRA SỐ 3 Trường .. Kiểm tra hệ số 1 chương 3 Lớp: 11. Thời gian: 15 phút Câu 1. Tính oxihóa của cacbon thể hiện ở phản ứng hóa học nào trong các phản ứng sau? A. C + CO2 → 2CO. B. C + 2CuO → 2Cu + CO2. C. 2C + Ca → CaC2. D. C + H2O →← CO + H2. Câu 2. Thành phần chính của cát là A. GeO2. B. PbO2. C. SnO2. D. SiO2. Câu 3. Trên bề mặt của các hố nước vôi hay các thùng nước vôi để ngoài không khí thường có một lớp váng mỏng . Lớp váng này chủ yếu là A. CaSO4. B. Ca(OH)2. C. CaCO3. D. CaO. Câu 4. Silic tác dụng được với dãy chất nào sau đây? A. CuSO4, Fe, H2SO4 (l). B. O2, Mg, NaOH. C. HCl, Fe(NO3)2, HF. D. Na2SiO3, CO2, NaOH. Câu 5. Để loại bỏ SO2 ra khỏi hỗn hợp SO2 và CO2, ta có thể dùng A. dung dịch Ca(OH)2. B. dung dịch Br2. C. dung dịch HCl. D. dung dịch NaOH. Câu 6. Từ 50 tấn đá vôi ta thu được bao nhiêu vôi sống biết hiệu suất nung vôi đạt 70%? A. 19,6 tấn. B. 40 tấn. C. 28 tấn. D. 15 tấn. Câu 7. Để khắc chữ lên thủy tinh người ta dựa vào phản ứng hóa học nào sau đây? A. SiO2 + Mg → 2MgO + Si. B. SiO2 + 2NaOH →Na2SiO3 + H2O. C. SiO2 + HF → SiF4 + 2H2O. D. SiO2 + Na2CO3 →Na2SiO3 + CO2. Câu 8. Hoà tan hoàn toàn 20 gam một muối cacbonat trong dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí (đktc). Muối cacbonat đó là: A. MgCO3. B. CaCO3. C. BaCO3. D. ZnCO3. Câu 9. Cho 8,96 lít CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 400 ml dung dịch Ca(OH)2 0,75M. Khối lượng muối thu đựơc là A. 40,0g. B. 30,0g. C. 48,6g. D. 36,2g. Câu 10. Khử hoàn toàn 14,4 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 cần 4,48 lít khí CO (ở đktc). Khối lượng sắt thu được là A. 11,2 gam. B. 6,72 gam. C. 10,08 gam. D. 8,6 gam. ***************** ĐÁP ÁN CHẤM BÀI KIỂM TRA SỐ 3 10 câu x 1 điểm = 10 điểm 1C 2D 3C 4B 5B 6A 7C 8B 9D 10A Phụ lục 5: HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP TRONG HỆ THỐNG BÀI TẬP Chương Nitơ - Photpho Câu 7: Gợi ý: đốt cháy P trong bình úp ngược lên chậu nước, khi đó photpho cháy hết với oxi tạo ra P2O5 tan trong nước. Oxi phản ứng hết nên áp suất trong bình giảm, mực nước trong bình dâng lên chiếm phần thể tích của oxi ta sẽ xác định được thành phần % thể tích khí oxi, còn lại là của nitơ. Câu 14: Hiện tượng: 1. Trứng tự chui vào bình 2. Trứng chuyển sang màu hồng. Giải thích: - NH3 tan nhiều trong nước ⇒ làm giảm áp suất trong bình ⇒ áp suất bên ngoài cao hơn đã đẩy quả trứng vào bình. - Trứng đã nhúng qua dung dịch phenolphtalein không màu, khi gặp dd NH3 thì phenolphtalein chuyển sang màu hồng. Câu 17: a. Tạo kết tủa màu đỏ nâu FeCl3 + 3NH3 + 3H2O →Fe(OH)3↓+ 3NH4Cl b. Có hiện tượng bốc khói, do NH3 và HCl dễ bay hơi phản ứng với nhau tạo NH4Cl. NH3 (k) + HCl(k) → NH4Cl® c. Có kết tủa trắng xuất hiện đồng thời có khí bay lên. (NH4)2SO4 + Ba(OH)2→BaSO4↓ + 2NH3↑+ 2H2O d. Tạo dung dịch màu xanh, có khí không màu hóa nâu trong không khí thoát ra. 3Cu + 8H+ + -32NO → 3Cu 2+ (màu xanh) + 2NO↑ (không màu) + 4H2O 2NO(không màu) + O2 → 2NO2(nâu đỏ) Câu 21: Dung dịch HNO3 không màu, để lâu ngày thường và có màu vàng là do ở nhiệt độ thường HNO3 bị phân hủy một phần tạo NO2 có màu nâu, NO2 lẩn trong dd HNO3 làm cho dd HNO3 có màu vàng. 4HNO3 →← 4NO2 + O2↑+ 2H2O Câu 22: Trong những ngày mưa giông có sấm sét thường có sự hiện diện của HNO3 trong nước mưa là do các phản ứng sau: N2 + O2 →← tia löûa ñieän 2 NO 2 NO + O2 → 2 NO2 4 NO2 + O2 + 2H2O → 4 HNO3 Câu 29:Những ngày giông bão, sấm sét, dưới tác dụng của những tia chớp trong không trung xẩy ra quá trình: N2 + O = 2NO Sau đó NO gặp không khí 2NO + O2 → 2NO2 NO2 gặp nước mưa thì hóa hợp với nước thành các phân tử axit 2NO2 + H2O → HNO3 + HNO2 Axit nitric theo dòng nước xuống đất kết hợp với các muối cacbonat trong đất tạo thành các muối nitrat, các muối nitrat mới sinh ra này đóng vai trò như là phân đạm. Cây hút lượng đạm trời cho này biến đổi thành các hợp chất hữu cơ giúp cây sinh trưởng nhanh chóng “tốt cành xanh ngọn”. Câu 52:Ma trơi là gì vậy? Các nhà văn tưởng tượng ra chăng? Không phải, ma trơi quả có thật. Nếu bạn có dịp đi qua các nghĩa trang vào ban đêm thì bạn có thể sẽ thấy tại một số ngôi mộ tỏa ra những ngọn lửa màu xanh lãng đãng lập lòe mà dân gian thường gọi là “ma trơi”. Thật ra, chẳng có ma quỷ nào cả, cơ sở khoa học của điều này như sau” chúng ta đều biết trong cơ thể người và động vật có chứa nhiều photpho, sau khi chết cơ thể sẽ phân hủy và sinh ra hidro photpho (photphin PH3) – đây là một chất khí tự cháy trong không khí tạo thành lửa “ma trơi”. Bất kể ngày hay đêm đều có các hidrophotpho bay ra ở các bãi tha ma, nhưng chỉ có điều là ban ngày ánh sáng mặt trời quá mạnh nên ta không thấy được “ma trơi”. Câu 97: NH3 phản ứng được với: O2, Cl2, CuO, HCl, H2, H2SO4. HS tự viết pthh. Câu 99: HS tự viết pthh theo sơ đồ chuyển hóa: 3 3 2 3 2 3 CaCO CaO Ca(NO ) NH NO NO HNO →  ⇒→ → →  NH3 + HNO3 → NH4NO3 Câu 102: HS tự viết pthh theo sơ đồ chuyển hóa: NO2 → NaNO3 → HNO3 → Cu(NO3)2 → KNO3 → KNO2 Câu 103: - - -3 2 2 38Al + 3NO + 5OH + 2H O 8AlO + 3NH → Câu 104: Cốc 1: 30HNO3 + 8Al → 8 Al(NO3)3 + 3NH4NO3 + 15H2O NH4NO3 + NaOH → NaNO3 + NH3↑ + H2O Cốc 2: Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO↑ + 2H2O 2NO (ko màu) + O2 → 2NO2 (đỏ nâu) Cốc 3: Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO2↑ + H2O Câu 123: Cho hỗn hợp đi qua dung dịch NaOH, các khí CO2, H2S, Cl2, SO2 bị giữ lại. Tiếp tục cho qua dung dịch H2SO4 đặc để NH3 và hơi H2O bị giữ lại ⇒ thu được N2 tinh khiết. HS tự viết pthh. Câu 124: Cho hỗn hợp khí đi qua dd HCl, khí NH3 bị giữ lại tạo NH4Cl. Sau đó cho dd NaOH vào dd NH4Cl → tái tạo NH3. Hỗn hợp khí N2 và CO2 cho qua dd Ca(OH)2dư ⇒ CO2 bị giữ lại tạo CaCO3, N2 không phản ứng thoát ra. Cho tiếp HCl vào hỗn hợp sau phản ứng → tái tạo CO2. HS tự viết pthh. Câu 126: HS có thể làm nhiều cách sau đây là gợi ý a. - Màu vàng lục là khí Cl2 - Làm mất màu dd Br2 là khí SO2 - Làm đục nước vôi trong là khí CO2. còn lại là N2. b. - Màu đỏ nâu là khí NO2 - Hóa nâu trong không khí là khí NO - Làm đục nước vôi trong là khí CO2. Còn lại là NH3 c. - Màu vàng lục là khí Cl2 - Làm đục nước vôi trong là khí CO2 - Làm quỳ tím ẩm hóa xanh là khí NH3 - Tàn đóm đỏ bùng cháy là khí O2. Còn lại là N2 d. - Màu vàng lục là khí Cl2. - Làm dd KI trộn hồ tinh bột hóa xanh là khí O3 - Làm quỳ tím ẩm hóa xanh là khí NH3 - Tàn đóm đỏ bùng cháy là khí O2. Còn lại là N2 Câu 127: Dùng Ba - Mẫu tạo kết tủa và khí↑ là (NH4)2SO4 - Mẫu tạo kết tủa trắng là K2SO4 - Mẫu tạo khí mùi khai↑ là NH4NO3 Câu 128: Cho Ba tác dụng với các mẫu thử, đun nóng - Mẫu nào tạo khí màu nâu↑ là HNO3 Ba + 4HNO3 → Ba(NO3)2 + 2NO2↑ + 2H2O - Mẫu nào có khí không màu bay lên và không có hiện tượng kết tủa là HCl Ba + 2HCl → BaCl2 + H2↑ - Hai mẫu có khí bay không màu bay lên và tạo kết tủa là H2SO4 và H3PO4. Ba + H2SO4 → BaSO4↓ + H2 3Ba + 2H3PO4 → Ba3(PO4)2 + 3H2↑ - Lọc kết tủa, cho HCl vào các kết tủa trên mẫu nào tan là Ba3(PO4)2 ứng với axit ban đầu là H3PO4. Kết tủa không tan là BaSO4 ứng với axit ban đầu là H2SO4. Câu 129: - Dung dịch có màu vàng là FeCl3 - Cho FeCl3 vào các mẫu thử còn lại, mẫu nào xuất hiện ↓ trắng là AgNO3; mẫu nào xuất hiện kết tủa màu đỏ nâu là KOH. FeCl3 + 3AgNO3 → AgCl↓ + Fe(NO3)3 trắng FeCl3 + 3KOH → Fe(OH)3↓ + 3KCl đỏ nâu - Cho KOH vào hai mẫu thử còn lại, mẫu nào xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa tan là Al(NO3)3. Mẫu nào có khí mùi khai bay ra là NH4NO3. Al(NO3)3 + 3KOH → Al(OH)3↓ + 3KNO3 Al(OH)3 + KOH → KAlO2 + 2H2O NH4NO3 + KOH → NH3↑ + H2O + KNO3 Câu 130: Cho nước vào các mẫu thử trên, mẫu nào không tan trong H2O là SiO2, ba mẫu còn lại đều tan trong nước tạo thành các dung dịch tương ứng. K2O + H2O → 2KOH BaO + H2O → Ba(OH)2 P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 - Cho quỳ tím vào các dd tương ứng, dd nào làm quỳ tím hóa đỏ là dd H3PO4, tương ứng với chất ban đầu là P2O5. Hai dd làm quỳ tím hóa xanh là KOH và Ba(OH)2 tương ứng với hai chất bột ban đầu là K2O và BaO. - Cho dd H3PO4 vào hai dd làm quỳ tím hóa xanh, dd nào tạo kết tủa là Ba(OH)2 tương ứng với chất bột ban đầu là BaO. DD còn lại là KOH tương ứng với chất ban đầu là K2O. Câu 131: Cho dd HCl vào các mẫu thử chứa các dd muối, mẫu nào xuất hiện kết tủa trắng là AgNO3. Mẫu nào có khí bay lên là Na2CO3. AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3 Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2↑ - Dùng AgNO3 tác dụng với các mẫu thử còn lại, mẫu nào xuất hiện kết tủa trắng là BaCl2, mẫu nào xuất hiện kết tủa vàng là KI, mẫu nào không có hiện tượng là Fe(NO3)2. 2AgNO3 + BaCl2 → AgCl↓ + Ba(NO3)2 AgNO3 + KI → AgI↓ + KNO3 Câu 132: Cho dd NaOH vào ba mẫu thử đun nóng. Mẫu nào có khí bay lên là NH4NO3 NH4NO3 + NaOH → NaNO3 + NH3↑ + H2O - Hai mẫu còn lại là KCl và Ca(H2PO4)2. Cho dd Ca(OH)2 vào hai mẫu thử còn lại, mẫu nào có kết tủa là Ca(H2PO4)2. Mẫu nào không có hiện tượng là KOH. 2Ca(OH)2 + Ca(H2PO4)2 → Ca(PO4)2↓ + 4H2O Câu 141: a. Khi tăng áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm số phân tử khí ⇒ cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. b. Khi giảm nhiệt độ ⇒ cân bằng chuyển dịch về phía tỏa nhiệt (∆H < 0) ⇒ cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. c. Thêm khí N2 ⇒ cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. d. Giảm nồng độ NH3 ⇒ cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. Câu 142: a. Khi nhúng vào bình nước đá ⇒ nhiệt độ giảm ⇒ cân bằng chuyển dịch theo chiều tỏa nhiệt (∆H < 0) ⇒ cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận ⇒lượng NO2 giảm ⇒ màu của hệ giảm. b. Ngược lại ⇒ màu của hệ đậm thêm. Câu 148: 2N V = 84 lít; 2H V = 252 lít Câu 149: N2(k) + 3H2(k) →← 2NH3 (k) ⇒tính hiệu suất theo H2 ⇒ 3NH V = 50.2 .25% 3 = 8,3 (l) Câu 150: Gọi thể tích khí N2 đã phản ứng là x (lít) ⇒ thể tích khí H2 đã phản ứng là 3x (lít) thể tích NH3 được tạo ra là 2x (lít) N2 + 3H2 oxt, t p →← 2NH3 Ban đầu: 100 120 0 Phản ứng: x 3x 2x Sau phản ứng: (100 − x) (120 − 3x) 2x Tổng thể tích sau phản ứng: 100 – x +120 – 3x + 2x = 180 ⇒ x = 20 a. Thể tích các khí sau phản ứng là: 2N V = 100 – x = 80l 2H V = 120 - 3x = 60l 3NH V = 2x = 40 (l) b. Hiệu suất phản ứng tính theo H2: H = 3x 120 .100 = 60 120 .100 = 50% Câu 151: a. Phần trăm số mol N2 đã phản ứng: 20% b. 3NH V = 17,92 (lít) Câu 153: Xét 1 mol hỗn hợp X, ta có: mx = XM = 7,2 gam. Đặt 2N n a mol= , ta có: 28a + 2(1 − a) = 7,2 ⇒ a = 0,2 ⇒ 2N n 0,2 mol= và 2H n 0,8 mol= → H2 dư. N2 + 3H2 oxt, t p →← 2NH3 Ban đầu: 0,2 0,8 Phản ứng: x 3x 2x Sau phản ứng: (0,2 − x) (0,8 − 3x) 2x nY = (1 − 2x) mol Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có mX = mY ⇒ YY Y mn M = ⇒ ( ) 7,21 2x 8 − = → x = 0,05. Hiệu suất phản ứng tính theo N2 là 0,05 100 25% 0,2 × = . Câu 154: Xét 1 mol hỗn hợp X → mX = 12,4 gam gồm a mol N2 và (1 − a) mol H2. 28a + 2(1 − a) = 12,4 → a = 0,4 mol → 2H n 0,6 mol= N2 + 3H2 oxt, t p →← 2NH3 (với hiệu suất 40%) Ban đầu: 0,4 0,6 Phản ứng: 0,08 ← 0,6×0,4 → 0,16 mol Sau phản ứng: 0,32 0,36 0,16 mol Tổng: nY = 0,32 + 0,36 + 0,16 = 0,84 mol; Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có: mX = mY. ⇒ Y 12,4M 14,76 gam 0,84 = = . Câu 161: nNO = 0,3 mol ⇒nCu = 0,45 mol ⇒ mCu = 0,45 . 64 = 28,8 (g) %mCu = 28,8 96 . 100 = 30% %mCuO = 70% Câu 162: M2On + 2nHNO3 → 2M(NO3)n + nH2O 2H O n = 0,2 mol ⇒ 3 nM(NO ) n = 0, 4 n (mol). 3 nM(NO ) m = 34 g = 0, 4 n . (MM + 62 n) ⇔ MM = 23n n = 1 ⇒M là Na n = 2⇒loại n = 3 ⇒loại Vậy oxit trong đề ra là oxit của natri 2Na O n = 0, 2.1 1 = 0,2 mol 2Na O m = 0,2 . (23 + 16) = 12,4g Câu 165: Thể tích HNO3 ít nhất ⇔ Cu khử 3 Fe + thành 2 Fe + 2 3 Fe + + 0 Cu → 2 2 Fe + + 2 Cu + nCu = 0,15; nFe = 0,15 ⇒ Cu dư để khử 3 Fe + thành 2 Fe + ⇒HNO3 phải oxy hóa một phần Cu thành 2 Cu + => Sau phản ứng có: Fe(NO3)2; Cu(NO3)2; NO; H2O. Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố nitơ, ta có ∑nN = 3N trong HNOn = n N trong NO + -3N trong NOn (1) Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có: ∑ n e mà N nhận để tạo NO = n e Fe cho + n e Cu cho ⇒ 2 23 2 2NO Fe Cun n n+ += + (2) Mặt khác, áp dụng định luật bảo toàn điện tích trong dung dịch sau phản ứng ta có 2 2 3 2 2 NO Fe Cu n n n− + += + (3) Từ (1), (2), (3) ⇒ 3HNO n = nN = Fe Cu 2n + 2n 3 + 2nFe + 2nCu = 0,8mol ⇒ 3HNO V = 0,8 (l) Câu 183: 2 NaNO3 0t→ 2 NaNO2 + O2↑ x mol 1 2 xmol 2 Cu(NO3)2 0t→ 2 CuO + 4 NO2↑ + O2↑ y mol 2y mol 1 2 y mol Ta có hệ phương trình 85 188 27,3 0,1 1 1( 2 ).22,4 6,72 0,12 2 x y x x y y y + = = ⇒ + + = = ⇒ 3NaNO m = 85x = 0,1 . 85 = 8,5 g % 3NaNO m = 31,1% % 3 2Cu(NO ) m = 68,9% Câu 190: 2 4KH PO 13,6m gam= , 2 4K HPO 34,8m gam= Câu 191: Na2HPO4 có khối luợng 7,1 gam và Na3PO4 có khối lượng 24,6 gam Câu 192: Các phương trình phản ứng: NaOH + H3PO4 → NaH2PO4 + H2O (1) 2NaOH + H3PO4 → Na2HPO4 + 2H2O (2) 3NaOH + H3PO4 → Na3PO4 + 3H2O (3) Ta có: nNaOH = a mol ; 3 4H POn = b mol. Để thu được hỗn hợp muối Na2HPO4 + Na3PO4 thì phản ứng xảy ra ở cả hai phương trình (2 và 3), do đó: 2 < 3 4 NaOH H PO n n < 3, tức là 2 < a b < 3. Câu 198: Các phản ứng có thể có: 2Fe + O2 ot→ 2FeO (1) 2Fe + 1,5O2 ot→ Fe2O3 (2) 3Fe + 2O2 ot→ Fe3O4 (3) Các phản ứng hòa tan có thể có: 3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO↑ + 5H2O (4) Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O (5) 3Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3 + NO↑ + 14H2O (6) Ta nhận thấy tất cả Fe từ 0 Fe bị oxi hóa thành 3 Fe + , còn 5 N + bị khử thành 2 N + , 0 2O bị khử thành 2 2 O − nên phương trình bảo toàn electron là: 0,7283n 0,009 4 3 0,039 56 + × = × = mol. trong đó n là số mol NO thoát ra. Ta dễ dàng rút ra n = 0,001 mol => VNO = 0,001×22,4 = 0,0224 lít = 22,4 ml. Lưu ý: Trong bài toán này, ta không cần phải biết là phản ứng nhiệt nhôtm tạo thành hai oxit sắt (hỗn hợp A) gồm những oxit nào và cũng không cần phải cân bằng hết các phương trình ở trên mà chỉ cần quan tâm tới trạng thái đầu và trạng thái cuối của các chất oxi hóa và chất khử rồi áp dụng luật bảo toàn electron để tính lược bớt được các giai đoạn trung gian ta sẽ tính nhẩm nhanh được bài toán. Câu 200: Thực chất trong bài toán này chỉ có quá trình cho và nhận electron của nguyên tử Al và N. Al → 3 Al + + 3e 0,81 27 → 0,09 mol và 5 N + + 3e → 2 N + 0,09 mol → 0,03 mol ⇒ VNO = 0,03×22,4 = 0,672 lít. Câu 201: Ta có: nAl = nFe = 8,3 0,1 mol. 83 = Đặt 3AgNO n x mol= và 3 2Cu( NO ) n y mol= ⇒ X + Y → Chất rắn A gồm 3 kim loại. ⇒ Al hết, Fe chưa phản ứng hoặc còn dư. Hỗn hợp hai muối hết. Quá trình oxi hóa: Al → Al3+ + 3e Fe → Fe2+ + 2e 0,1 0,3 0,1 0,2 ⇒ Tổng số mol e nhường bằng 0,5 mol. Quá trình khử: Ag+ + 1e → Ag Cu2+ + 2e → Cu 2H+ + 2e → H2 x x x y 2y y 0,1 0,05 ⇒ Tổng số e mol nhận bằng (x + 2y + 0,1). Theo định luật bảo toàn electron, ta có phương trình: x + 2y + 0,1 = 0,5 hay x + 2y = 0,4 (1) Mặt khác, chất rắn B không tan là: Ag: x mol ; Cu: y mol. ⇒ 108x + 64y = 28 (2) Giải hệ (1), (2) ta được: x = 0,2 mol ; y = 0,1 mol. ⇒ 3M AgNO 0,2C 0,1 = = 2M; 3 2M Cu( NO ) 0,1C 0,1 = = 1M. Câu 202: Đặt nMg = x mol ; nAl = y mol. Ta có: 24x + 27y = 15. (1) Quá trình oxi hóa: Mg → Mg2+ + 2e Al → Al3+ + 3e x 2x y 3y ⇒ Tổng số mol e nhường bằng (2x + 3y). Quá trình khử: +5 N + 3e → 2 N + 2 +5 N + 2×4e → 2 1 N + 0,3 0,1 0,8 0,2 +5 N + 1e → 4 N + 6 S + + 2e → 4 S + 0,1 0,1 0,2 0,1 ⇒ Tổng số mol e nhận bằng 1,4 mol. Theo định luật bảo toàn electron: 2x + 3y = 1,4 (2) Giải hệ (1), (2) ta được: x = 0,4 mol ; y = 0,2 mol. ⇒ 27 0,2%Al 100% 36%. 15 × = × = %Mg = 100% − 36% = 64%. Câu 203: Quy hỗn hợp 0,2 mol Fe2O3 và 0,2 mol FeO thành 0,2 mol Fe3O4. Hỗn hợp X gồm: (Fe3O4 0,4 mol; Fe 0,2 mol) tác dụng với dung dịch Y Fe3O4 + 8H+ → Fe2+ + 2Fe3+ + 4H2O 0,4 → 0,4 0,8 mol Fe + 2H+ → Fe2+ + H2↑ 0,2 → 0,2 mol Dung dịch Z: (Fe2+: 0,6 mol; Fe3+: 0,8 mol) + Cu(NO3)2: 3Fe2+ + NO3− + 4H+ → 3Fe3+ + NO↑ + 2H2O 0,6 0,2 0,2 mol ⇒ VNO = 0,2×22,4 = 4,48 lít. 3 2 3 Cu(NO ) NO 1n n 0,1 2 − = = mol ⇒ 3 2dd Cu(NO ) 0,1V 0,2 0,5 = = lít. Câu 204: Phương trình ion: Cu + 2Fe3+ → 2Fe2+ + Cu2+ 0,01 ← 0,02 mol 3Cu + 8H+ + 2NO3− → 3Cu2+ + 2NO↑ + 4H2O Ban đầu: 0,3 0,06 mol → H+ dư Phản ứng: 0,09 ← 0,24 ← 0,06 mol ⇒ mCu tối đa = (0,09 + 0,01) × 64 = 6,4 gam. Câu 205: Ta có bán phản ứng: CuFeS2 + 8H2O − 17e → Cu2+ + Fe3+ + 2SO42− + 16+ 0,3 0,3 0,3 0,6 Cu2FeS2 + 8H2O − 19e → 2Cu2+ + Fe3+ + 2SO42− + 16+ 0,2 0,4 0,2 0,4 số mol SO42− là 1,0 mol; Ba2+ + SO42− → BaSO4 1,0 1,0 ⇒ m = 1,0 × 233 = 233 gam. nCu2+ = 0,7mol; nFe3+ = 0,5 mol. Cu → CuO 2Fe → Fe2O3 0,7 0,7 0,5 0,25 ⇒ a = 0,7 × 80 + 0,25 ×160 + 233 = 329 gam. Chương Cacbon – Silic Câu 11: Ban đầu xuất hiện vẫn đục CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O Sau đó dung dịch trở nên trong suốt CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2 Câu 19: Chiều tăng tính axit: H2SiO3; H2CO3; HCl. Viết phương trình phản ứng chứng minh HCl mạnh hơn H2CO3: 2HCl + Na2CO3 → NaCl + H2O + O2 H2CO3 mạnh hơn H2SiO3: H2O + CO2 + NaSiO3 → NaCO3 + H2SiO3↓ Câu 26: Thủy tinh không có nhiệt độ nóng chảy nhất định. Khi đun nóng, nó mềm dần rồi mới nóng chảy. Do đó, người ta có thể tạo ra những đồ vật có hình dạng khác nhau. Câu 27:Thành phần của thủy tinh có thể viết như sau: Na2O.CaO.2SiO2 Khi dùng HF tác dụng lên thủy tinh thì có phản ứng sau: SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O Câu 90: a. - Làm cho dd Brom mất màu là khí SO2. SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr - Làm dd nước vôi trong vẫn đục là khí CO2. CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O - Làm quỳ tím ẩm hóa xanh là khí NH3. Còn lại là N2. b. - Làm dd Brom mất màu là khí SO2. - Làm dd nước vôi trong vẫn đục là khí CO2. - Tàn đóm bùng cháy là khí O2. - Đốt 2 mẫu khí còn lại với oxi, cho sản phẩm qua CuSO4 khan, nếu CuSO4 chuyển sang màu xanh thì khí ban đầu là H2 (hoặc cho qua CuO đun nóng để nhận H2). Còn lại là N2. c. - Làm mất màu dd Brom là khí SO2. - Làm đục nước vôi trong là khí CO2. - Làm quỳ tím ẩm hóa xanh là khí NH3. Còn lại là CO. d. - Khí có màu vàng lục là: Cl2 - Khí làm quỳ tím ẩm hóa xanh là khí NH3. - Khí làm đục nước vôi trong là CO2. - Cho hai khí còn lại qua CuO đun nóng, khí nào làm CuO chuyển từ màu đen sang đỏ là CO, còn lại là N2. CuO(màu đen) + CO 0t→ CO2 + Cu(màu đỏ) Câu 91: Hòa tan ba chất rắn vào nước, chất nào tan trong nước là Na2CO3 còn lại hai chất không tan là MgCO3 và BaCO3.Cho mẫu thử của hai chất còn lại vào dd H2SO4, chất nào tạo dd trong suốt là MgCO3, chất nào tạo kết tủa trắng là BaCO3. MgCO3 + H2SO4 → MgSO4 + H2O + CO2↑ BaCO3 + H2SO4 → BaSO4↓ + H2O + CO2↑ Câu 92: c. Cho các mẫu thử vào H2O, mẫu nào không tan trong nước là BaCO3. Sục tiếp CO2 vào cốc nước chứa BaCO3 cho đến khi BaCO3 tan hết. BaCO3 + CO2 + H2O → Ba(HCO3)2 Cho dd Ba(HCO3)2 vào dd ba chất tan ban đầu, dd không có hiện tượng gì là dd NaCl. Hai dd tạo kết tủa là Na2SO4 và Na2CO3 Ba(HCO3)2 + Na2SO4 → BaSO4 ↓+ 2NaHCO3 Ba(HCO3)2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaHCO3 Cho tiếp CO2 vào 2 hỗn hợp thu được; hỗn hợp nào có kết tủa tan là BaCO3 ứng với chất ban đầu là Na2CO3; còn lại là hỗn hợp ứng với chất ban đầu là Na2 SO4 BaCO3 + CO2 + H2O → Ba(HCO3)2 Câu 93: a. Cho HCl vào các mẫu thử, mẫu tạo có khí bay lên là Na2CO3. Cho dung dịch Na2CO3 vào mẫu thử của 3 chất còn lại, mẫu nào có khí bay lên là H2SO4; mẫu có kết tủa là FeSO4. HS tự viết pthh. b. Dùng HCl – HS tự giải tiếp. Câu 96: HS tự giải tương tự bài 95 Câu 101: Gọi x là số mol của CaCO3; y là số mol của MgCO3. PTPƯ: CaCO3 → CaO + CO2 x x x MgCO3 → MgO + CO2 y y y Theo đề bài ta có phương trình: 56x + 40y = (100x + 84y)/2 Hay x/y = 1/3 Vậy % khối lượng của CaCO3 = %10084100 100 yx x + = %100 252100 100 xx x + = 28,41%. % khối lượng của Mg = 71,59%. Câu 102: Chỉ có NaHCO3 bị phân hủy. Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng. 2NaHCO3 ot→ Na2CO3 + CO2↑ + H2O Cứ nung168 gam → khối lượng chất rắn giảm: 44 + 18 = 62 gam x → khối lượng giảm: 400 – 276 = 124 gam Ta có: x = 336 gam. Vậy NaHCO3 chiếm 84% và Na2CO3 chiếm 16%. Câu 103: Chọn mX = 100 gam → 3CaCOm 80 gam= và khối lượng tạp chất bằng 20 gam. CaCO3 ot→ CaO + CO2 (hiệu suất = h) Phương trình: 100 gam → 56 gam 44 gam Phản ứng: 80 gam → 56.80 .h 100 44.80 .h 100 Khối lượng chất rắn còn lại sau khi nung là 2X CO 44.80.hm m 100 100 − = − . ⇒ 56 80 45,65 44 80 hh 100 100 100 100 × × × × = × −    ⇒h = 0,75 → hiệu suất phản ứng bằng 75%. Câu 104: 25 tấn Câu 109: 3CaCO % m 25,28%= , 3BaCO % m 74,72%= Câu 110: Bài này có thể cho HS áp dụng nhiều cách giải. Cách 1: theo phương pháp đại số: gọi số mol của Na2CO3 và K2CO3 lần lượt là x, y. lập hệ, tìm x, y sau đó tìm đáp số. Cách 2: áp dụng định luật bảo toàn n BaCl2 = nBaCO3 = 0,4 mol Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mhh +mBaCl2 = mkết tủa + m m = 48,8+ 0,4.208 -78,8 = 53,2 gam. Câu 111: Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng. Cứ 1 mol CO2 sinh ra thì khối lượng muối clorua tăng lên so với muối cacbonat là 11 gam Theo đề nCO2 = 0,672/22,4 = 0,03 mol Vậy khối lượng muối clorua: m = mcacbonat + 0,03.11 = 14,33 gam Câu 112: Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng cứ 1 mol muối cacbonat tạo thành muối clorua thì khối lượng tăng 35,5.2-60=11 gam. => khối lượng muối clorua tạo thành: 44,1+11.6,72/22,4 = 47,4 gam Câu 113: Cách 1: áp dụng định luật bảo toàn khối lượng mmuối cabonat + mHCl = mmuối clorua + mH2O + mCO2 Cách 2: Kết hợp định luật bảo toàn khối lượng, định luật bảo toàn điện tích, bảo toàn nguyên tố. 2- 23 2 - 2- 3 COCO CO Cl CO n n 0, 48,96n 0, 4 n 2n 0,822,4 mol mol mol = == = ⇒  = = => mmuối sau phản ứng = mmuối trước phản ứng – 2 3co Cl m m− −+ => mmuối sau phản ứng = 44,4 – 0,4.60 + 0,8.35,5 =48,8 g Câu 123: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O nCO2 = nCaCO3= 100/100 = 1mol nNaOH = 60/40 = 1,5 mol nCO2 /nNaOH = 1/1,5 < ½. Vậy phản ứng của CO2 với NaOH tạo 2 muối CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O CO2 + NaOH → NaHCO3 Gọi số mol CO2 trong 2 phản ứng lần lượt là x, y Ta có hệ phương trình : 1 0,5 2 1,5 0,5 x y x x y y + = =  ⇒ + = =  Vậy khối lượng muối thu được là: m = 0,5.106 + 0,5.84 = 42 gam. Câu 124: %VCO2 = 28%, %VN2 = 72% Câu 125: CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O CO2 + NaOH → NaHCO3 Gọi số mol CO2 trong 2 phản ứng lần lượt là x, y Ta có hệ phương trình 11,2 0,3 22,4 0,2 106 84 48,6 x y x y x y  + = = ⇒  = + = Khối lượng muối Na2CO3 là: 0,3.106 = 31,8 gam Khối lượng muối NaHCO3 là: 0,2.84 = 16,8 gam Số mol NaOH đã tham gia phản ứng: 0,3.2+0,2= 0,8 mol => Thể tích dung dịch NaOH đã dùng: 0,8/2 = 0,4 lít. Câu 126: Muối CaCO3 được tạo thành có khối lượng 7,5gam. Câu 127: 67,2ml Câu 142: (dau)B 11,2 0,5n 0,5 22, 4 . 0,5.40,8 20,420,4.2 40,8 CO B BB B B n n molmol m n M gM  = == =  ⇒  = = = = =  Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: m + mCO = mA + mB => m = mA + mB - mCO =72+20,4-0,5.(12+16)= 78,4 g Câu 145: a. 3BaCO 49,25n 0,25 197 mol= = => nCO phản ứng 2 3CO BaCO = n = n = 0,25mol b. Gọi số mol Fe, Fe2O3 trong A lần lượt là x,y => x + y = 0,5 ( 1) Áp dụng dịnh luật bảo toàn khối lượng ta có: 2A CO B CO m m m m+ = + => mA = 49,6 + 0,25(44 – 28) = 53,6g => 72x + 160y = 53,6 (2) Từ (1) và (2) ta có 2 3 Fe Fe O %m 31,3%x + y = 0,5 0,3 %m 68,7%72x + 160y = 53,6 0.2 x y ==  ⇒ ⇒   ==    Câu 155: Xét 100 gam thủy tinh có: 13 gam Na2O; 11,7gam CaO và 75,3 gam SiO2 Gọi công thức tổng quát của thủy tinh là xNa2O.yCaO.zSiO2 Lập tỉ lệ: x:y:z = 62 13 : 56 7,11 : 60 3,75 =1:1:6 Vậy công thức của thủy tinh là Na2O.CaO.6SiO2 Câu 156: Al2O3.2SiO2.2H2O Câu 157: 2,2kg Câu 158: 42% Câu 163: Nồng độ các ion trong dung dịch C [K+] = 1,5M [Na+] = 2,5M [HCO3−] = 1,0M [CO32−] = 1,5M Câu 164: Phương trình phân li các chất trong dung dịch Na2CO3 → 2Na+ + CO32− (NH4)2CO3 → 2NH4+ + CO32− BaCl2 → Ba2+ + 2Cl− CaCl2 → Ca2+ + 2Cl− Các phương trình ion thu gọn tạo kết tủa: Ba2+ + CO32− → BaCO3↓ (1) Ca2+ + CO32− → CaCO3↓ (2) Lưu ý: Trong phản ứng (1) và (2) chưa biết CO32− hết hay dư nên ta cần xác định như sau: Tổng số mol CO3 2− trước phản ứng 0,2 + 0,5 = 0,7 mol (3) Theo (1) và (2) cứ 1 mol BaCl2, hoặc CaCl2 biến thành BaCO3 hoặc CaCO3 thì khối lượng muối giảm (71 − 60) = 11 gam. Do đó tổng số mol hai muối BaCO3 và CaCO3 bằng: (86 – 79,4)/11 = 0,6 mol (4) Từ (3) và (4) chứng tỏ dư CO3 2−=> Ba2+ và Ca2+ phản ứng hết Gọi x, y là số mol BaCO3 và CaCO3 trong kết tủa, ta có hệ: 3 3 BaCO CaCO % 49,62%x + y = 0,6 0,2 197x + 100y = 79,4 0,4 % 50,38% mx y m ==  ⇒ ⇒  = =   Câu 165: Dung dịch C chứa: HCO3− : 0,35 mol ; CO32− : 0,35 mol. Dung dịch D có tổng: H n + = 0,6 mol. Nhỏ từ từ dung dịch C và dung dịch D: CO32− + H+ → HCO3− 0,35 → 0,35 → 0,35 mol HCO3− + H+ → H2O + CO2 Ban đầu: 0,7 0,25 mol Phản ứng: 0,25 ← 0,25 → 0,25 mol ⇒ 2CO V = 0,25×22,4 = 5,6 lít. Câu 166: Dung dịch C chứa: HCO3− : 0,4 mol ; CO32− : 0,4 mol. Dung dịch D có tổng: H n + = 0,6 mol. Nhỏ từ từ dung dịch C và dung dịch D: CO32− + H+ → HCO3− 0,4 → 0,4 → 0,4 mol HCO3− + H+ → H2O + CO2 Ban đầu: 0,8 0,2 mol Phản ứng: 0,2 ← 0,2 → 0,2 mol Dư: 0,6 mol Tiếp tục cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch E: Ba2+ + HCO3− + OH− → BaCO3↓ + H2O 0,6 → 0,6 mol Ba2+ + SO42− → BaSO4 0,2 → 0,2 mol ⇒ 2CO V = 0,2×22,4 = 4,48 lít. Tổng khối lượng kết tủa: m = 0,6×197 + 0,2×233 = 164,8 gam. Câu 178: Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3 ta có phương trình: HCl + Na2CO3 → NaHCO3 + NaCl (1) b ← b → b mol HCl + NaHCO3 → NaCl + CO2↑ + H2O (2) (a − b) → (a − b) mol Dung dịch X chứa NaHCO3 dư do đó HCl tham gia phản ứng hết NaHCO3 + Ca(OH)2 dư → CaCO3↓ + NaOH + H2O Vậy: V = 22,4(a − b).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxay_dung_va_su_dung_he_thong_bai_tap_phan_phi_kim_hoa_hoc_thpt_theo_huong_day_hoc_tich_cuc_0422.pdf
Luận văn liên quan