Luận văn Xây dựng website hỗ trợ học sinh tự ôn tập, củng cố và kiểm tra đánh giá kết quả học tập phần “quang hình học” – Vật lý 11 – ban cơ bản

Sau khi hoàn thành nội dung nghiên cứu, đối chiếu với nội dung, mục đích, nhiệm vụ của đề tài đã được đặt ra chúng tôi thu được các kết quả sau: Vận dụng được cơ sở lý luận và kiểm tra đánh giá cũng như ứng dụng của công nghệ thông tin vào việc xây dựng nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức ôn tập và kiểm tra đánh giá kiến thức Vật lý của học sinh trung học phổ thông mà cụ thể là học sinh lớp 11. Trên cơ sở điều tra thực tế hoạt động học tập và ôn tập của học sinh ở một số trường THPT chúng tôi đã phát hiện một số sai lầm thường gặp của học sinh khi học phần “Quang hình học” – Vật lý 11 – Ban cơ bản và một số hạn chế trong quá trình tổ chức ôn tập của giáo viên cũng như hoạt động tự ôn tập của học sinh. Từ đó chúng tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp khắc phục mà cụ thể là các hoạt động ôn tập trên website

pdf95 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1424 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng website hỗ trợ học sinh tự ôn tập, củng cố và kiểm tra đánh giá kết quả học tập phần “quang hình học” – Vật lý 11 – ban cơ bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệm xuất phát đến khái niệm cuối cùng, đồng thời làm nổi bật được những ý cơ bản, chủ chốt của nội dung. Ngoài ra còn phải đảm bảo tính thẩm mỹ của sơ đồ. • Lập cung: nối các đỉnh từng đôi lại với nhau có hoặc không có mũi tên. Nếu có mũi tên thì phải đi từ kiến thức xuất phát đến kiến thức dẫn xuất. • Hoàn thiện sơ đồ: nghiên cứu xem sơ đồ đã phản ánh đầy đủ nội dung tài liệu về những kiến thức cơ bản và mối quan hệ giữa các kiến thức ấy hay chưa, sau đó hoàn thiện sơ đồ. d. Ôn tập thông qua việc làm bài tập luyện tập Làm bài tập là hoạt động vận dụng kiến thức để giải quyết các nhiệm vụ nhận thức hoặc thực hành theo nhiều mức độ khác nhau. Việc giải các bài tập Vật lý có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện tư duy định hướng cho học sinh một cách tích cực, khả năng vận dụng kiến thức cũng như giải quyết vấn đề của học sinh. Các bài tập luyện tập có thể có nhiều thể loại khác nhau, bao gồm: Bài tập định tính dưới dạng các câu hỏi ôn tập: câu hỏi có thể chỉ yêu cầu ở mức độ tái hiện kiến thức, cũng có những câu đòi hỏi học sinh phải đọc lại toàn bộ bài học, sử dụng các thao tác tư duy phân tích, tổng hợp, so sánh để tìm câu trả lời. Bài tập trắc nghiệm có phản hồi hướng dẫn: hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm có phản hồi hướng dẫn được soạn thảo một cách công phu dựa trên việc phân tích các sai lầm phổ biến của học sinh được sử dụng như một công cụ, phương tiện để định hướng hoạt động chiếm lĩnh kiến thức của học sinh, đồng thời cũng là một phương tiện để học sinh tự kiểm tra đánh giá mức độ thu nhận kiến thức của mình. Bài tập lập sơ đồ graph tóm tắt bài học: bài tập dạng này có thể có các mức độ: • Mức độ một: cho trước sơ đồ, yêu cầu học sinh chuyển từ sơ đồ tóm tắt sang bản tóm tắt bằng lời. • Mức độ hai: cho trước sơ đồ nhưng còn khuyết một số nội dung, yêu cầu học sinh bổ sung để hoàn chỉnh sơ đồ. • Mức độ ba: yêu cầu học sinh tự lập và hoàn chỉnh sơ đồ, thể hiện nội dung kiến thức và logic hình thành kiến thức trong bài học. e. Ôn tập thông qua diễn đàn thảo luận Thảo luận nhóm trong ôn tập là sự bàn bạc, trao đổi ý kiến, thể hiện quan điểm cá nhân về một vấn đề học tập dưới sự tổ chức điều khiển của giáo viên. Trong quá trình thảo luận nhóm, học sinh được tự do trình bày quan điểm của bản thân, lắng nghe ý kiến của bạn và hợp tác với nhau trong việc giải quyết nhiệm vụ chung. Thông qua thảo luận, học sinh có điều kiện mở rộng, đào sâu kiến thức đã học, nhìn nhận chúng một cách rõ ràng hơn. Đồng thời thông qua thảo luận còn giúp học sinh phát triển kỹ năng nói, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tranh luận. Trong quá trình tham gia thảo luận, học sinh thể hiện tính tích cực, chủ động hơn trong học tập, nâng cao tinh thần trách nhiệm với mọi người. Việc thảo luận trong nhóm không những tạo điều kiện cho học sinh cọ xát những quan điểm, chính kiến về tri thức mà còn là điều kiện để các em hoàn thiện chính mình, hình thành năng lực tự đánh giá, tự ý thức. Mặt khác việc tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm còn giúp giáo viên nắm được hiệu quả giáo dục học sinh về các mặt nhận thức, thái độ, quan điểm, xu hướng hành vi của học sinh 2.3.3. Đề xuất về phương tiện ôn tập củng cố website Hiện nay, bên cạnh phương pháp dạy học truyền thống đã xuất hiện một xu hướng dạy học mới là dạy học qua mạng Internet (E – learning) góp phần giúp nâng cao chất lượng đào tạo ở các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Một ưu điểm vượt trội của E –learning là tạo điều kiện cho người học có thể học mọi lúc, mọi nơi và quan trọng là người học có thể tự học, tự ôn tập củng cố, kiểm tra đánh giá thông qua các chương trình đã được giáo viên lập sẵn và đưa lên mạng máy tính dưới dạng các trang web. 2.3.3.1. Phương hướng khai thác các ưu điểm của website trong việc tổ chức ôn tập củng cố online a. Về nội dung Nội dung kiến thức được ôn tập củng cố trên các trang web có ưu điểm ở chỗ nó không chỉ là một lượng hữu hạn kiến thức chỉ trình bày dưới dạng văn bản hay các hình vẽ đơn giản. Nội dung kiến thức được trình bày dưới nhiều hình thức hấp dẫn và cụ thể như văn bản, hình ảnh, video clip minh họa, các ví dụ, dẫn chứng cụ thể. Đây là những ưu điểm của việc ôn tập củng cố online mà ta cần dựa vào đó để xây dựng nội dung sao cho phát huy được hết ưu điểm của nó. Trước hết, xây dựng nội dung website trên cơ sở gắn liền với nội dung chương trình sách giáo khoa hiện hành. Các bài học được xây dựng đều từ các bài học trong sách giáo khoa, được trình bày theo một trật tự nhất định nhằm làm nổi bật nội dung của bài học và mối liên hệ với các phần kiến thức khác. Có thể cách sắp xếp các bài học, các kiến thức không hoàn toàn giống với cách trình bày trong sách giáo khoa, tuy nhiên về mặt nội dung, kiến thức đều phải dựa trên các kiến thức của sách giáo khoa và đảm bảo đầy đủ các yêu cầu cần thiết đối với bài học. Ở đây, chúng tôi lựa chọn cách trình bày nội dung kiến thức thông qua các sơ đồ (graph) vừa giúp học sinh hệ thống kiến thức vừa giúp các em có cái nhìn tổng quan về nội dung của một phần hay một chương và thấy được mối quan hệ giữa các kiến thức với nhau. Việc trình bày nội dung theo sơ đồ còn giúp học sinh ghi nhớ kiến thức một cách logic, dễ dàng hơn và đầy đủ hơn, tránh được tình trạng học tủ, học thuộc lòng mà không hiểu được bản chất vấn đề. Tuy nhiên website không phải chỉ là một cuốn sách giáo khoa đơn thuần được sắp xếp lại mà đó là một nguồn tư liệu cho học sinh, cung cấp cho học sinh các kiến thức và các ví dụ hay các ứng dụng liên quan đến các kiến thức đó. Điều này giúp trang web khác với cuốn sách giáo khoa ở chỗ nó là một “cuốn sách động”, người học có thể tương tác với nội dung, có thể tham khảo các ứng dụng với các hình ảnh, video clip, thí nghiệm minh họa để việc tiếp nhận kiến thức trở nên trực quan và dễ dàng hơn. Điều này giúp lôi cuốn học sinh hơn là chỉ yêu cầu học sinh đọc lại những gì đã đọc trong sách giáo khoa. Bên cạnh đó, nội dung của trang web còn bao gồm các bài tập (trắc nghiệm và tự luận) giúp học sinh vận dụng và rèn luyện các kỹ năng đồng thời giúp học sinh củng cố kiến thức đã học. Không những thế, học sinh còn được tương tác với các thí nghiệm ảo, giúp các em tự bản thân thực hiện và tương tác với thí nghiệm để kiểm chứng các kiến thức đã học, từ đó giúp củng cố niềm tin khoa học của học sinh. b. Về hình thức Xây dựng các module chính bao gồm phần lý thuyết, phần bài tập ôn tập (bao gồm bài tập tự luận và bài tập trắc nghiệm theo các mức độ khó tăng dần), phần thí nghiệm minh họa và các ứng dụng khác. Các site được thiết kế một cách khoa học và khi click vào các từ khóa được sắp xếp sẵn sẽ dẫn học sinh đến các nội dung tương ứng. Các hình ảnh trang chủ, các ví dụ, ứng dụng hay hình ảnh minh họa cho các kiến thức bài học phải được trình bày bắt mắt. Trên website còn có các diễn đàn để người truy cập trao đổi kiến thức với nhau hay thảo luận và giải quyết một vấn đề, một bài tập hay một tình huống nào đó liên quan đến phần kiến thức đã học. c. Về phương pháp Dựa trên ưu điểm nổi bật của website là học sinh có thể học bất cứ lúc nào tại bất cứ nơi đâu mà không bị giới hạn về thời gian và không gian nên người học có thể chủ động trong việc tự ôn tập và tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập cũng như ôn tập của bản thân. Đây là một ưu điểm nổi bật của việc ôn tập online trong đó người học có thể tự ôn tập theo khả năng của bản thân và hoàn toàn được tự do về thời gian, theo kế hoạch riêng của từng học sinh. Trang web còn phải giúp người học nâng cao khả năng giao tiếp, khả năng tư duy của người học không chỉ thông qua việc tự ôn tập mà còn thông qua việc thảo luận giữa những người cùng tham gia ôn tập trên trang web. Xuất phát từ ưu điểm này, trang web phải có các forum là nơi để học sinh có thể trao đổi, học hỏi kiến thức và kỹ năng từ phía bạn bè và thầy cô. Để nâng cao hiệu quả của việc ôn tập thì các trang web cần được thiết kế theo hình thức có khả năng tự động phản hồi với người học để hướng dẫn học sinh đi dần đến câu trả lời đúng (khi làm bài tập), giúp học sinh tự tìm ra câu trả lời chính xác cho một bài tập nào đó chứ không phải chỉ đưa kết quả hay nhận kết quả mà không giúp học sinh biết được mình làm đúng hay sai và lí do tại sao. Do đó trang web cần xây dựng theo hướng có khả năng phản hồi với người học để việc ôn tập đạt kết quả, rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh. 2.3.3.2. Cấu trúc về nội dung, quy trình sử dụng website để ôn tập củng cố, tự kiểm tra đánh giá a. Cấu trúc về nội dung website để ôn tập củng cố và tự kiểm tra đánh giá Nội dung website bao gồm các phần chính như sau: Hệ thống kiến thức phần “Quang hình học” và nội dung kiến thức từng bài học được tổng kết và củng cố thông qua việc xây dựng các sơ đồ tóm tắt nội dung kiến thức của cả phần hoặc một bài học cụ thể. Việc xây dựng sơ đồ này là để giúp học sinh ôn tập kiến thức và gợi ý một cách hệ thống kiến thức cho học sinh. Hệ thống các thí nghiệm ảo giúp học sinh ôn tập và củng cố kiến thức, minh họa và kiểm chứng các phần kiến thức trong bài học. Đặc biệt nội dung kiến thức trong phần này có nhiều ứng dụng thực tế trong cuộc sống và trong khoa học nên các thí nghiệm giúp học sinh củng cố niềm tin khoa học, thấu hiểu được nguyên lý của các dụng cụ quang học. Hệ thống các câu hỏi ôn tập tự luận và hướng dẫn trả lời giúp học sinh củng cố các kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập, kĩ năng trình bày, suy luận logic và phát triển tư duy khoa học. Hệ thống các sơ đồ giúp học sinh tự kiểm tra khả năng tư duy, khả năng hệ thống kiến thức, xác lập các mối quan hệ giữa các phần kiến thức với nhau. Đây là một dạng bài tập giúp học sinh kiểm tra và rèn luyện khả năng tư duy và phát triển năng lực học tập của bản thân. Các bài tập tự luận và trắc nghiệm giúp học sinh kiểm tra năng lực và trình độ của bản thân để kịp thời điều chỉnh phương pháp học tập phù hợp. Diễn đàn thảo luận nhóm để học sinh trao đổi ý kiến, giải đáp thắc mắc và học hỏi, mở rộng kiến thức. b. Quy trình sử dụng website để ôn tập củng cố và tự kiểm tra đánh giá Khi mới truy cập vào trang web, học sinh cần đăng ký thành viên để có thể đăng nhập vào trang chủ của trang web để cập nhật các thông tin mới, download các tài liệu hoặc ôn tập củng cố và kiểm tra kiến thức Vật lý qua từng bài học. Để ôn tập kiến thức Vật lý phần “Quang hình học”, học sinh vào mục “Các khóa học của tôi” trên thanh công cụ và vào tiểu mục “Vật lý 11”. Để nhanh, học sinh có thể vào mục Vật lý 11trên màn hình trang chủ. Một bảng hệ thống các bài học sắp xếp theo thứ tự bài học trong phần “Quang hình học” sẽ xuất hiện để học sinh lựa chọn bài học ôn tập và kiểm tra. Trong mỗi bài học, học sinh có thể lựa chọn hình thức ôn tập và kiểm tra kiến thức thông qua ôn tập củng cố lý thuyết, thông qua sơ đồ bài học, thông qua trả lời câu hỏi bài học, thông qua bài tập luyện tập và thông qua bài tập trắc nghiệm. Học sinh click vào hình thức ôn tập phù hợp và trong mỗi hình thức ôn tập đều có bài tập đều có câu hỏi hoặc bài tập giúp học sinh ôn tập kiến thức. Có nhiều hình thức ôn tập và kiểm tra cho học sinh lựa chọn, ứng với mỗi nội dung ôn tập đều có hinh thức kiểm tra phù hợp giúp học sinh củng cố kiến thức. Học sinh có thể xem hướng dẫn đính kèm với câu hỏi để suy nghĩ phương án trả lời và nộp bài về cho giáo viên. Ngoài ra, học sinh trang web còn là nơi học sinh có thể trao đổi kiến thức thông qua mục Chat Room, hoặc học sinh có thể tìm kiếm các thông tin mới trong Forum Vật lý và có thể download tài liệu ở mục Tài nguyên 2.4. Xây dựng website hỗ trợ học sinh tự ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá kiến thức phần “Quang hình học” 2.4.1. Lựa chọn và nghiên cứu công cụ xây dựng website Có rất nhiều phần mềm hỗ trợ để xây dựng trang web dạy học, từ các phần mềm mã nguồn đóng đến các phần mềm mã nguồn mở. Mỗi phần mềm đều có ưu nhược điểm riêng, việc lựa chọn một công cụ tốt không những dễ sử dụng mà còn hỗ trợ nhiều tính năng giúp cho việc thiết kế web được đơn giản, nhanh chóng và không đòi hỏi kỹ thuật lập trình cao. Các phần mềm và ngôn ngữ lập trình được chúng tôi lựa chọn và sử dụng để xây dựng trang web này là: Phần mềm Macromedia Dreamware của hãng Macromedia: đây là trình biên soạn HTML với các công cụ xây dựng web chuyên nghiệp, dùng để thiết kế, viết mã và phát triển wn cùng các trang web và các ứng dụng web. Phần mềm mã nguồn mở Moodle (viết tắt của Modular Object – Oriented Dynamiac Learning Environment): đây là hệ thống quản lý học tập (Learning Management System viết tắt là LMS, hay còn gọi là Course Management System, hoặc Virtual Learning Environment, viết tắt là VLE). Nó được coi là thay thế cho giải pháp đào tạo trên mạng thương mại, được phân phối miễn phí dưới bản quyền mã nguồn mở, viết bằng ngôn ngữ PHP và lưu giữ tất cả các dữ liệu trong một cơ sở dữ liệu. Mọi tổ chức cá nhân đều có quyển truy cập và thay đổi nếu cần thiết. Thiết kế có tính module, hướng tới giáo dục của Moodle giúp cho dễ dàng tạo các khóa học mới, cập nhật nội dung giúp học viên nhiệt tình tham gia vào các khóa học. Ngôn ngữ lập trình PHP (ý nghĩa ban đầu của PHP là Personal Home Page nhưng sau này là Hypertext Preprocessor, có nghĩa là bộ tiền xử lý siêu văn bản PHP): đây là một ngôn ngữ lập trình kịch bản mã nguồn mở chủ yếu được dùng để phát triển các ứng dụng viết cho máy chủ, mã nguồn mở, dùng cho mục đích tổng quát. Nó rất thích hợp với web và có thể dễ dàng nhúng vào trang HTML do được tối ưu hóa cho các ứng dụng web, tốc độ nhanh, nhỏ gọn, cú pháp giống C và Java. Ngôn ngữ lập trình Java: đây là ngôn ngữ lập trình mới do một nhóm nhỏ các nhà khoa học của hãng Sun Microsystems sáng tác nên. Java là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng đa luồng, đa mục đích và thích hợp nhất dùng để tạo các trình con (applet) và ứng dụng cho Internet và các mạng phân tán phức tạp khác, không phụ thuộc vào hệ điều hành cụ thể. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng thêm các phần mềm, công cụ hỗ trợ khác như Macromedia Flash, Paint, Photoshop, Hotpotatoes, ConceptDraw Mindmap. 2.4.2. Thiết kế website a. Thiết kế giao diện cho website Giao diện người dùng bao gồm những cách thức tương tác, hình ảnh, biểu tượng để chuyển tải ý nghĩa các biểu tượng trên máy tính. Ngoài ra còn bao gồm đặc điểm hiển thị các chi tiết trong từng thành phần đồ họa và chuỗi các tương tác chức năng theo thời gian, tạo ra diện mạo cho website. Giao diện được thiết kế sao cho người dùng dễ tìm kiếm thông tin, đáp ứng được nhu cầu học tập của mình và thể hiện rõ ý đồ sư phạm của người thiết kế. b. Thiết kế site Trong thiết kế site, việc quan trọng nhất là tổ chức thông tin, giúp cho việc thiết kế từng trang của site và quyết định sự thành công của site. Một bảng mục lục tổ chức tốt sẽ trở thành công cụ định hướng, đem lại cho người nhìn cái nhìn tổng quát về tổ chức thông tin được trình bày trong cả website. Hình 2.1. Giao diện và tổ chức thông tin trang chủ Hình 2.2. Giao diện và tổ chức thông tin trang lien kết 2.4.3. Xây dựng các module chính Chúng tôi xây dựng các module để ôn tập theo từng bài, trong mỗi bài học chúng tôi xây dựng các module để ôn tập và kiểm tra kiến thức của bài học bằng nhiều hình thức như: ôn tập thông qua tóm tắt sơ đồ bài học, ôn tập thông qua trả lời câu hỏi bài học, ôn tập thông qua làm bài tập luyện tập, ôn tập thông qua làm bài tập trắc nghiệm, ôn tập thông qua các thí nghiệm ảo. Ứng với mỗi hình thức ôn tập đều tiến hành cho học sinh kiểm tra để rèn luyện kĩ năng. 2.4.3.1. Xây dựng module 1: Tóm tắt lý thuyết Trong module này, chúng tôi hệ thống lại lý thuyết theo các bài học, bao gồm các bài Khúc xạ ánh sáng, Phản xạ toàn phần, Lăng kính, Thấu kính mỏng, Mắt, Kính lúp, Kính hiển vi, Kính thiên văn. Sau đây là hình ảnh nội dung của module 1 của bài Mắt, các bài sau cũng xây dựng tương tự. Hình 2.3 Tóm tắt lý thuyết bài “Mắt” 2.4.3.2. Xây dựng module 2: Ôn tập thông qua sơ đồ bài học Khi xây dựng sơ đồ để ôn tập, chúng tôi tiến hành như sau: Đưa ra sơ đồ tóm tắt kiến thức bài học để học sinh nắm bắt các kiến thức và mối liên hệ giữa các nội dung kiến thức một cách tổng quan nhất. Sau khi đã hiểu được nội dung kiến thức bài học thông qua sơ đồ tác giả đã đưa ra, học sinh tham gia xây dựng và hoàn thiện sơ đồ dựa vào một số gợi ý có sẵn. Với mục đích tiến hành như vậy, chúng tôi tiến hành thiết kế xây dựng module này như sau: Dựa vào nội dung kiến thức sách giáo khoa, chúng tôi lập sơ đồ tóm tắt bài học hoàn chỉnh và chi tiết thể hiện cấu trúc nội dung bài học và logic hình thành kiến thức trong bài học đó rồi đưa cho học sinh nghiên cứu. Dưới đây là hình ảnh sơ đồ bài học của bài “Mắt”. Các bài học khác cũng xây dựng tương tự. H ì n h 2 . 4 . Sơ đồ tóm tắt bài học bài “Kính lúp” Hình 2.5. Ôn tập thông qua sơ đồ tóm tắt bài học Sau đó chúng tôi kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh bằng cách giao cho học sinh một sơ đồ còn thiếu các đỉnh và yêu cầu học sinh tìm nội dung để học sinh điền vào các đỉnh cần thiết kéo thả vào các vị trí còn thiếu trong sơ đồ để hoàn để hoàn chỉnh sơ đồ. 2.4.3.3. Xây dựng module 3: Ôn tập thông qua trả lời câu hỏi bài học Module này đưa ra các câu hỏi giúp học sinh ôn tập kiến thức và kiểm tra mức độ hiểu bài của các em thông qua việc đưa ra các câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi và nộp bài về cho giáo viên. Ở mỗi câu hỏi đều có hướng dẫn gợi ý cho học sinh để định hướng cho học sinh cách trả lời sau đó soạn thảo câu trả lời gửi về cho giáo viên. Học sinh có thể gửi bài về cho giáo viên qua ô soạn thảo văn bản ngay bên dưới câu hỏi để nộp bài và giáo viên sẽ chấm bài và phản hồi lại cho học sinh. Công việc này có thể tiến hành ngay hoặc mất một thời gian. Chúng tôi còn kiểm tra kiến thức của học sinh thông qua hình thức điền từ. Ở đây, chúng tôi đưa ra cho học sinh một định nghĩa hay một nội dung kiến thức trong đó có một số chỗ còn để trống và học sinh sẽ lựa chọn các từ thích hợp để điền vào chỗ trống. Hình thức kiểm tra này giúp kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh và cũng nhanh chóng trong việc đưa ra kết quả kiểm tra, giúp học sinh biết mình đúng và sai những chỗ nào để hoàn thiện kiến thức. Sau đây là một số hình ảnh cho module này ở bài Phản xạ toàn phần. Hình 2.6. Hướng dẫn trả lời câu hỏi và khung soạn thảo câu trả lời Hình 2.7. Dạng câu hỏi chọn từ điền vào chỗ trống 2.4.3.4. Xây dựng module 4: Ôn tập thông qua bài tập luyện tập Ở module này chúng tôi xây dựng các bài tập tự luận và yêu cầu học sinh giải các bài tập để nộp bài về cho giáo viên. Trước khi tiến hành giải, chúng tôi đưa ra một số phương pháp chung để giải các bài tập của mỗi bài học. Với mỗi bài tập đều có hướng dẫn giúp định hướng cho học sinh cách giải các bài tập. Học sinh tiến hành giải các bài tập và nộp bài về để giáo viên chấm bài và phản hồi lại cho học sinh. Sau đây là hình ảnh về module này trong bài Thấu kính mỏng. Các bài sau cũng xây dựng tương tự. Hình 2.8. Hướng dẫn một số điểm cần lưu ý trong quá trình làm bài tập tự luận Hình 2.9 Câu hỏi, hướng dẫn và khung trả lời đối với dạng bài tập tự luận 2.4.3.5. Xây dựng module 5: Ôn tập thông qua bài tập trắc nghiệm Trong module này chúng tôi xây dựng các câu hỏi ôn tập thông qua hình thức trắc nghiệm khách quan. Nguyên tắc xây dựng: chúng tôi soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn có hướng dẫn, trong đó có duy nhất một đáp án đúng. Đối với các câu phức tạp mà học sinh hay phạm phải sai lầm phổ biến chúng tôi đính kèm hướng dẫn để gợi ý làm bài cho học sinh. Cách tính điểm: với mỗi câu hỏi tương ứng 1 điểm, học sinh hoàn thiện bài thì chấm số câu đúng, điểm toàn bài tương ứng với tổng số câu làm được. Sau khi học sinh hoàn thành bài kiểm tra, chúng tôi sẽ đưa ra đáp án của từng câu hỏi để học sinh kiểm tra và nhận định lại câu trả lời của mình để rút ra kinh nghiệm và nhận xét. Sau đây là hình ảnh của module này. Hình 2.10. Các câu hỏi trắc nghiệm trong phần ôn tập thông qua bài tập trắc nghiệm Hình 2.11. Kết quả làm bài tập trắc nghiệm của học sinh 2.4.3.6. Xây dựng module 6: Sử dụng bài kiểm tra trên web để đánh giá mức độ thu nhận kiến thức của học sinh Bên cạnh việc sử dụng website như một công cụ để ôn tập củng cố kiến thức, học sinh có thể sử dụng để tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập và ôn luyện của bản thân. Thông qua các bài kiểm tra trên web, học sinh có thể tự đánh giá mức độ thu nhận kiến thức và rèn luyện kỹ năng của bản thân sau khi hoàn thành các bài kiểm tra và thu nhận kết quả ngay lập tức nhờ hệ thống chấm bài tự động và thống kê kết quả của trang web. Chúng tôi xây dựng bài kiểm tra 30 câu trắc nghiệm tương ứng với thời gian làm bài là 45 phút. Sử dụng ứng dụng của công nghệ thông tin, chúng tôi thiết kế và xây dựng bài kiểm tra, hệ thống chấm điểm tự động, thống kê kết quả phản hồi cho học sinh ngay lập tức và lưu trữ kết quả của học sinh trong một cơ sở dữ liệu để giáo viên có thể theo dõi quá trình ôn tập và kết quả học tập của học sinh. Học sinh có thể làm bài kiểm tra ở bất kỳ thời điểm nào trong quá trình học và có thể tiến hành làm nhiều lần để đánh giá khả năng của bản thân. Hình 2.12. Đề kiểm tra trắc nghiệm Học sinh bấm nút “Bắt đầu kiểm tra”. Trong thời gian 45 phút học sinh làm một bài kiểm tra với 30 câu trắc nghiệm. Sau khi đã hoàn thành bài kiểm tra học sinh bấm nút “Nộp bài và kết thúc” để nộp bài và máy tính sẽ hiện ra bảng kết quả của từng câu trắc nghiệm và chấm điểm cho bài kiểm tra của học sinh. Hình 2.13. Nộp bài và kết thúc bài kiểm tra Hình 2.12. Đáp án của các câu hỏi trong đề kiểm tra sau khi học sinh hoàn thành bài kiểm tra. Hình 2.13. Học sinh chăm chú trong giờ ôn tập 2.4.3.7. Xây dựng module 7: Sử dụng các diễn đàn thảo luận nhóm để ôn tập trên website Trong quá trình sử dụng diễn đàn thảo luận, chúng tôi lưu ý cả vai trò của học sinh và giáo viên, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn và định hướng các cuộc thảo luận Vai trò của giáo viên: giáo viên là người khởi xướng nội dung các cuộc thảo luận, khuyến khích học sinh tham gia và giải quyết các bất đồng ý kiến giữa học sinh để mọi người tham gia nói với nhau và nghe lẫn nhau. Nội dung thảo luận: nội dung các cuộc thảo luận phải có tính vấn đề, có độ khó nhất định, yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức, suy nghĩ và đặc biệt là phải thu hút được học sinh tham gia thảo luận. Các chủ đề có thể do giáo viên hoặc học sinh đưa ra nhưng giáo viên cần sắp xếp và tổ chức các vấn đề để tránh sự trùng hợp và phải kiểm soát được nội dung của các cuôc thảo luận phù hợp với mục đích học tập. Phương pháp thảo luận: các chủ đề thảo luận rất phong phú, đó có thể là các bài toán, các đề tài, các câu hỏi hay các vấn đề thường gặp mà chưa có câu trả lời trong sách giáo khoa, yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức, tranh luận, bổ sung ý kiến lẫn nhau để đi đến lời giải cuối cùng. Hình thức thảo luận: người đề xuất chủ đề có thể soạn thảo trước nội dung chủ đề dưới dạng văn bản và gửi lên diễn đàn thông qua trình duyệt web. Tất cả những người tham gia có thể đưa ra ý kiến và nhìn thấy ý kiến của những người khác để tranh luận, bổ sung hoặc bác bỏ ý kiến. Cuộc thảo luận sẽ kết thúc khi những người tham gia tìm được lời giải cho vấn đề được giáo viên và đa số những người tham gia đồng ý. Ngoài ra còn có một số module khác như Tài nguyên (là nơi cung cấp cho học sinh các tài liệu học tập, đó có thể là các file được giáo viên gửi lên trang web để học sinh download hoặc các đường link chỉ dẫn để học sinh tìm kiếm các tài liêu học tập hỗ trợ cho quá trình học tập của mình), Thuật ngữ (giải đáp các thuật ngữ khoa học, học sinh có thể đánh từ khóa để tìm kiếm thuật ngữ cần giải đáp) KẾT LUẬN CHƯƠNG II Trên cơ sở lý luận dạy học hiện đại và nghiên cứu các sai lầm phổ biến của học sinh trong quá trình học phần “Quang hình học” lớp 11, chúng tôi đã tiến hành xây dựng và thiết kế thành công website với tên miền là noah.vn/learn nhằm giúp nâng cao chất lượng của hoạt động ôn tập và kiểm tra đánh giá khi học phần kiến thức này. Các giai đoạn thiết kế website bao gồm: Lựa chọn và nghiên cứu các công cụ xây dựng web. Thiết kế các module chính nhằm tổ chức các hoạt động ôn tập và kiểm tra trên website. Thiết kế các module hỗ trợ như: giới thiệu website, quản lý điểm, quản lý hồ sơ, chia sẻ tài nguyên, admin dành riêng cho người quản lý. Sản phẩm của đề tài là một website hỗ trợ học sinh tự ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh khi học phần “Quang hình học” – Vật lý 11 – Ban cơ bản. Ngoài ra trang web còn giúp giáo viên quản lý điểm của học sinh và tổ chức các hoạt động thảo luận cùng các hoạt động khác để thu hút sự tham gia của học sinh. CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 3.1.1. Mục đích Mục đích của thực nghiệm sư phạm là kiểm tra tính đúng đắn và tính khả thi của giả thuyết khoa học đã đưa ra: “Nếu vận dụng kết hợp lý luận dạy học hiện đại về ôn tập củng cố và công nghệ thiết kế web một cách hợp lí thì sẽ thiết kế được trang web hỗ trợ học sinh ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá phần “Quang hình học” – Vật lý 11 – ban cơ bản, giúp học sinh rèn kĩ năng tự học, kích thích hứng thú học tập cho học sinh và nâng cao hiệu quả tự ôn tập củng cố kiến thức của học sinh.” Thông qua thực nghiệm sư phạm (quá trình thực nghiệm, kết quả thực nghiệm, phân tích và xử lý số liệu thực nghiệm) để làm rõ các vấn đề sau: Website có giúp học sinh nâng cao hứng thú và hoạt động tích cực hơn trong hoạt động học tập hay không? Website có giúp học sinh tự học và phát triển khả năng tư duy hay không? Website có giúp học sinh trong việc ôn tập củng cố đạt hiệu quả hay không? Học sinh có nắm vững kiến thức và vận dụng kiến thức tốt hơn nhờ quá trình ôn tập trên website hay không? 3.1.2 Nhiệm vụ Để đạt được mục đích đã nêu ở trên, chúng tôi tiến hành: Thiết kế, xây dựng và tổ chức hoạt động tự ôn tập, kiếm tra đánh giá trên website phần “Quang hình học” với các nhóm kiến thức: + Khúc xạ ánh sáng – Phản xạ toàn phần. + Lăng kính. + Thấu kính. + Mắt và các dụng cụ quang học. Lựa chọn đối tượng thực nghiệm và đối chứng. Triển khai cài đặt website trên máy chủ của phòng máy trường THPT chọn làm thí nghiệm để chạy chương trình trên mạng Internet. Triển khai ứng dụng website cho lớp thực nghiệm để ôn tập trong phòng máy của trường THPT được chọn làm thực nghiệm. Phỏng vấn để tìm hiểu thái độ và hứng thú của học sinh khi ôn tập thông qua website. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng với cùng một bài kiểm tra. Trên cơ sở đó sửa đổi và hoàn thiện nội dung đề tài. So sánh, đối chiếu, đánh giá kết quả học tập của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm để sơ bộ đánh giá hiệu quả của website đã xây dựng. 3.2. Đối tượng và nội dung thực nghiệm sư phạm 3.2.1. Đối tượng thực nghiệm Do giới hạn của đề tài và thời gian có hạn chúng tôi chỉ tiến hành thực nghiệm sư phạm ở học sinh hai lớp 11 trường THPT Ngô Quyền – Thành phố Đà Nẵng. - Lớp thực nghiệm: 11/10, GV giảng dạy Phạm Khắc Chính. - Lớp đối chứng: 11/6, GV giảng dạy Phạm Khắc Chính. 3.2.2. Nội dung thực nghiệm Ở lớp thực nghiệm sư phạm chúng tôi triển khai ứng dụng của website để học sinh thực hành trên phòng máy tính. Các kiến thức mà chúng tôi tiến hành cho ôn tập là nội dung kiến thức phần “Quang hình học” – Vật lý 11 – Ban cơ bản. Ở lớp đối chứng chúng tôi tiến hành ôn tập theo phương pháp truyền thống với các phương tiện dạy học truyền thống mà cụ thể là giáo viên tiến hành cho học sinh trên lớp học thông qua giờ ôn tập. 3.3. Tổ chức thực nghiệm sư phạm Để tiến hành thực nghiệm sư phạm chúng tôi tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Kiểm tra đầu vào + Mục đích: xác định trình độ của học sinh ở các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. + Nội dung kiểm tra: nội dung kiến thức phần “Quang hình học” – Vật lý 11 – Ban cơ bản. + Kết quả: sau khi kiểm tra chúng tôi thấy trình độ của học sinh ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng ở trường thực nghiệm tương đối tương đương nhau. Bước 2: Làm việc với lớp thực nghiệm + Giới thiệu với lớp thực nghiệm về website và ứng dụng của nó đối với hoạt động tự ôn tập của học sinh. + Tạo lập cho mỗi học sinh trong lớp thực nghiệm một Account để có thể truy cập vào website. + Hướng dẫn học sinh truy cập và sử dụng website để tự ôn tập, kiểm tra và thống kê đánh giá các kết quả của hoạt động ôn tập trên website. + Thống nhất về các quy định và đặt lịch cho các buổi ôn tập. Bước 3: Tổ chức hoạt động tự ôn tập đối với lớp thực nghiệm (trong phòng máy tính của nhà trường) và hoạt động ôn tập (trên lớp học) đối với lớp đối chứng + Với các lớp thực nghiệm, học sinh làm việc trên máy tính dưới sự hướng dẫn của giáo viên, đồng thời tham gia các hoạt động thảo luận nhóm trên mạng + Với các lớp đối chứng: học sinh được tổ chức ôn tập theo phương pháp truyền thống. + Thời gian tổ chức ôn tập cho các lớp (cả lớp đối chứng và lớp thực nghiệm) là 3 buổi trong đợt ôn tập đầu năm của trường THPT Ngô Quyền từ ngày 20/8/2012 đến ngày 30/8/2012. Bước 4: Tổ chức kiểm tra kết quả sau khi thực nghiệm Học sinh cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng làm bài kiểm tra 45 phút theo hình thức trắc nghiệm khách quan với nội dung về kiến thức trong phần “Quang hình học” – Vật lý 11 – Ban cơ bản nhằm đánh giá sự tiến bộ và lĩnh hội kiến thức của học sinh sau khi được ôn tập. 3.4. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 3.4.1. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm sư phạm Qua quan sát hoạt động của học sinh trong các buổi thực nghiệm và phỏng vấn học sinh sau các giờ ôn tập, tôi nhận thấy: - Ở buổi thứ nhất: do học sinh chưa quen với việc sử dụng máy tính để học tập và chưa nắm rõ hết về cấu trúc của website cũng như hình thức ôn tập theo từng chủ đề với nhiều dạng bài tập khác nhau (như bài tập tự luận, bài tập trắc nghiệm, bài tập dạng kéo – thả để hoàn thiện sơ đồ, bài tập điền khuyết) nên học sinh vẫn còn lúng túng và hỏi giáo viên về các thao tác trên máy tính. Do đó trong buổi ôn tập đầu tiên, đa số học sinh chỉ mới ôn tập được bài “Khúc xạ ánh sáng” và “Phản xạ toàn phần”. - Ở buổi thứ hai: do đã quen với các thao tác trên máy tính và việc sử dụng các ứng dụng của website nên việc ôn tập cũng trôi chảy hơn. Học sinh đã có thể tham gia vào hầu hết các phân mục ôn tập trong bài “Thấu kính mỏng” và “ Mắt” và một số bài tập trong phần “Các dụng cụ quang học”. - Ở buổi thứ ba: sau khi đã được ôn tập kiến thức phần “Quang hình học”, học sinh lớp thực nghiệm làm bài kiểm tra trên trang web ở mục “ĐỀ KIỂM TRA” để đánh giá kết quả ôn tập và vận dụng của các em. Những biểu hiện về tính tích cực và thái độ hứng thú trong hoạt động tự ôn tập của học sinh: - Trong giờ nghỉ giải lao chúng tôi quan sát thấy các em khá sôi nổi trong việc trao đổi với nhau về các sơ đồ logic tóm tắt kiến thức, trao đổi các phương án hoàn thành sơ đồCác em cũng chủ động gặp giáo viên để trình bày các thắc mắc cũng như góp ý với giáo viên về các tính năng của trang web cần hoàn thiện. - Sau hai buổi thực nghiệm, chúng tôi có thăm dò ý kiến học sinh và được biết các em mong muốn có thêm nhiều buổi ôn tập trên website hơn không chỉ trong môn Vật lý và trong các môn học khác. Lý do được hầu hết các em đưa ra là việc ôn tập trên website vừa sinh động vừa đa dạng hơn đồng thời các em có thể chủ động thời gian trong việc ôn tập. Ôn tập theo hình thức này không quá gò bó các em, các dạng bài tập cũng đa dạng lôi cuốn sự hứng thú của học sinh. - Trong các buổi ôn tập trên phòng máy các em đều tham gia rất nhiệt tình. Hầu hết các em đều tập trung vào việc ôn tập trên website chứ không sao nhãng sang các chương trình khác. Điều này chứng tỏ trang web có thể thu hút sự chú ý và hứng thú học tập của học sinh. - Sau khi được ôn tập trên website, các em có các biểu hiện tích cực hơn trong việc học tập. Các em biết cách sử dụng các sơ đồ để tóm tắt và ghi nhớ kiến thức sau mỗi bài học và khả năng tiếp nhận và ghi nhớ kiến thức của các em nhờ đó cũng được nâng cao. Các em cũng yêu cầu giáo viên cho nhiều bài tập và các bài kiểm tra dưới dạng trắc nghiệm để củng cố kiến thức cho các em sau mỗi bài học. Điều này trước đây rất ít khi các em đề nghị. Những biểu hiện về kĩ năng tự học, tự ôn tập, củng cố và khả năng phát triển tư duy Thông qua điều tra phỏng vấn với giáo viên Phạm Khắc Chính – giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp thực nghiệm – về tình hình học tập của học sinh lớp thực nghiệm sau khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi thu nhận được một số kết quả như sau: - Về biểu hiện học tập của học sinh sau khi thực nghiệm: trong các tiết học, học sinh dần quen với việc tóm tắt kiến thức thông qua sơ đồ bài học. Các em chủ động tự lập các sơ đồ theo cách hiểu của bản thân để hệ thống kiến thức vừa học hoặc tóm tắt kiến thức của một chương. Nhờ đó, kết quả học tập của học sinh dần được nâng cao và các em dần xa cách học vẹt, thay vào đó các em thường trả lời theo cách hiểu của các em hay trình bày các vấn đề dưới dạng sơ đồ vừa hệ thống, logic vừa mang tính khoa học cao. Các em cũng thường xuyên đề cập với giáo viên về việc tóm tắt kiến thức bằng sơ đồ, một số học sinh trực tiếp trao đổi với giáo viên về sơ đồ mình thực hiện được để giáo viên góp ý và chỉnh sửa. Bên cạnh đó, trong các giờ ôn tập, các em thường yêu cầu được tổ chức các thảo luận theo nhóm để đề xuất và giải quyết các vấn đề còn thắc mắc. Không những thế, để nâng cao kết quả học tập, sau thời gian thực nghiệm, giáo viên thường tổ chức các buổi thuyết trình hay thảo luận theo đề tài thì nhận thấy học sinh tỏ ra hứng thú hơn, khả năng thuyết trình của học sinh cũng khá hơn, các em trình bày vấn đề logic và khoa học hơn. Các biểu hiện này thể hiện các em đã bắt đầu biết tự học, có phương pháp tự học và đồng thời cũng biết cách học tập và thảo luận theo nhóm. Những biểu hiện trên đồng thời cũng cho thấy sự phát triển tư duy của học sinh. - Về biểu hiện tự ôn tập củng cố của học sinh: quan sát học sinh trong một số giờ giải lao và các giờ kiểm tra sau khi thực nghiệm chúng tôi nhận thấy các em có những biểu hiện tích cực hơn. Các em thường trao đổi bài học và các bài tập về nhà với nhau trong các giờ giải lao sau tiết học hay các giờ sinh hoạt đầu giờ. Khi giáo viên tiến hành các bài kiểm tra đột xuất hay đặt các câu hỏi kiểm tra kiến thức trong lúc dạy bài mới, kết quả kiểm tra cao hơn và các em trả bài cũng tốt hơn. Các câu hỏi được đặt ra trong quá trình dạy bài mới trong đó có liên quan đến kiến thức cũ (không phải kiểm tra bài cũ đầu giờ) nhưng học sinh vẫn trả lời tích cực và ghi nhớ được kiến thức. Điều này thể hiện các em tiếp thu và ghi nhớ bài cũ tốt hơn, kiến thức đã được ghi nhớ và vận dụng hợp lý. Đạt được kết quả như vậy theo chúng tôi là do các em đã biết tự ôn tập củng cố và có phương pháp và hình thức ôn tập hiệu quả nên việc học và vận dụng kiến thức trở nên dễ hơn, ghi nhớ lâu hơn và vận dụng tốt hơn. Qua phân tích định tính kết quả thực nghiệm có thể nói website chúng tôi thiết kế đã giúp học sinh nâng cao hứng thú học tập và hoạt động tích cực hơn, góp phần giúp học sinh rèn kỹ năng tự học và phát triển khả năng tư duy. 3.4.2. Những khó khăn gặp phải trong quá trình thực nghiệm Ở hầu hết các trường THPT nơi chúng tôi thực nghiệm học sinh chỉ được học tại phòng máy trong các giờ Tin học, còn các môn học khác hầu như rất ít khi được sử dụng phòng máy. Do đó học sinh gần như chưa được tiếp xúc với việc ôn tập trên máy tính và việc ôn tập thông qua website lần này là khá mới mẻ đối với học sinh. Điều này gây cho chúng tôi một số khó khăn trong quá trình thực nghiệm đó là các em còn chưa quen với việc ôn tập trên website nên thao tác chưa được nhanh nhẹn. Đồng thời do cũng chưa quen với cách học này nên các em chưa định hướng được phương pháp học tập sao cho phù hợp để đạt hiệu quả. Do đó, sau khi thực nghiệm chúng tôi đã định hướng và hướng dẫn các em phương pháp để các em có thể tự ôn tập trên máy tính ở nhà. Do thời gian và số lớp thực nghiệm bị hạn chế nên việc thực nghiệm chưa hẳn đã hoàn chỉnh và phản ánh chính xác và đầy đủ những ưu thế của việc ôn tập thông qua website. Tuy nhiên theo nhận định từ phía giáo viên và tham khảo ý kiến học sinh thì bước đầu cả giáo viên và học sinh đều hứng thú với hình thức ôn tập này và nhận định rằng việc ôn tập theo hình thức này có nhiều ưu điểm vượt trội và có tác dụng tích cực trong việc giúp học sinh tự ôn tập củng cố tại nhà. Mục đích của trang web là giúp học sinh trong việc tự ôn tập củng cố kiến thức, điều đó có nghĩa là phải kiểm nghiệm được học sinh có tự giác vào trang web để ôn tập củng cố hay không. Và việc này các em thường thực hiện tại nhà nên trên thực tế rất khó kiểm nghiệm điều này. Chúng tôi chỉ có thể kiểm nghiệm được tác dụng của trang web bằng cách sau khi cho các em ôn tập trên trang web thì tiến hành kiểm tra để đánh giá mức độ thu nhận và lĩnh hội kiến thức của các em và dặn dò, hướng dẫn các em về nhà tiếp tục phát huy hình thức này trong quá trình ôn tập tại nhà. Tuy nhiên theo quan sát thông qua việc quản lý trên mạng thì không phải tất cả học sinh đều thực hiện đúng như yêu cầu của giáo viên. Theo như phân tích ở trên thì việc đánh giá hết vai trò của trang web là một công việc lâu dài và đòi hỏi nhiều số liệu để đạt được mục đích như đã đặt ra. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian và phân phối chương trình với số lượng tiết không nhiều nên chúng tôi chỉ có thể đánh giá mức độ lĩnh hội kiến thức của học sinh thông qua một bài kiểm tra sau khi đã ôn tập cho học sinh tại phòng máy còn các đánh giá khác thì chúng tôi chỉ có thể đánh giá định tính thông qua tham khảo ý kiến giáo viên, phỏng vấn học sinh và quan sát thái độ học tập của các em trong quá trình thực nghiệm. 3.4.3. Đánh giá định lượng kết quả thực nghiệm sư phạm Để đánh giá định lượng kết quả của việc ôn tập củng cố thông qua website và hiệu quả của website trong việc giúp học sinh nắm vững kiến thức và vận dụng kiến thức của học sinh, chúng tôi tiến hành kiểm tra bằng một bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan gồm 30 câu với thời gian làm bài là 45 phút đối với cả hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (Đề kiểm tra xem phần phụ lục). Kết quả của bài kiểm tra cụ thể là: Bảng 3.1: Bảng thống kê điểm kiểm tra đầu vào của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Lớp Sĩ số Điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN:11/10 44 2 6 6 7 4 5 8 5 1 0 ĐC: 11/6 46 4 5 5 9 5 3 9 3 3 0 Bảng 3.2: Bảng thống kê kết quả kiểm tra Lớp Sĩ số Điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN:11/10 44 0 0 0 3 7 6 13 11 4 0 ĐC: 11/6 46 4 5 5 1 14 4 1 10 2 0 Để phân tích định lượng kết quả thu được chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê toán học. Cụ thể chúng tôi sử dụng các thông số sau để xử lý kết quả kiểm tra: Giá trị trung bình cộng: 𝑋� = 1 𝑁 �𝑓𝑖𝑥𝑖 10 𝑖=1 Với: N: số học sinh xi: điểm số (xi = 1,2,10) fi: tần số (số học sinh có điểm số xi) Phương sai S2 và độ lệch chuẩn s: là các thông số đo mức độ phân tán của các số liệu (mang giá trị trung bình cộng), S2 càng nhỏ chứng tỏ số liệu càng ít phân tán. 𝑆2 = 1 𝑁 − 1�𝑓𝑖(𝑥𝑖 − 𝑋�)10 𝑖=1 𝑠 = �𝑆2 Hệ số biến thiên V chỉ mức độ phân tán: 𝑉 = 𝑆 𝑋� . 100% Tần suất của điểm xi: 𝜔𝐴(𝑥𝑖) = 𝑓𝑖𝑁 . 100% Tần suất tích lũy: 𝜔𝐴(≤ 𝑥𝑖) = ∑ 𝜔𝐴�𝑥𝑗�𝑖𝑗=1 Kết quả xử lý bài kiểm tra tại hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Bảng 3.3: Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất tích lũy Lớp Tham số Điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN: 11/10 Sĩ số:44 fi 0 0 0 3 7 6 13 11 4 0 ωA(xi) 0 0 0 6,8 15,9 13,6 29,5 25 9,2 0 ωA(≤xi) 0 0 0 6,8 22,7 36,3 65,8 90,8 100 100 ĐC: 11/6 Sĩ số:46 fi 4 5 5 1 14 4 1 10 2 0 ωA(xi) 8,7 10,9 10,9 2,2 30,4 8,7 2,2 21,7 4,3 0 ωA(≤xi) 8,7 19,6 30,5 32,7 63,1 71,8 74 95,7 100 100 Bảng 3.4: Các thông số đặc trưng Lớp Các thông số đặc trưng 𝑋� S2 s V(%) TN: 11/10 6,77 1,2502 1,1181 16,52 ĐC: 11/6 5,04 1,9218 1,3863 27,5 Hình 3.1: Đồ thị đường phân phối tần suất cho lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ωA(xi) Hình 3.2: Đồ thị đường phân phối tần suất tích lũy cho lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 0 5 10 15 20 25 30 35 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Phân tích định lượng kết quả: Từ các bảng số liệu và đồ thị vẽ được sau khi xử lý số liệu kết quả bài kiểm tra chúng tôi đưa ra đánh giá định lượng kết quả như sau: - Điểm trung bình cộng của lớp thực nghiệm cao hơn điểm trung bình cộng của lớp đối chứng. - Hệ số biến thiên giá trị điểm số (V) của lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng, có nghĩa là độ phân tán điểm số quanh điểm trung bình của lớp đối chứng là nhỏ. - Đường tần suất của lớp thực nghiệm đa phần nằm bên phải đường tần suất của lớp đối chứng còn đường tấn suất tích lũy (hội tụ lùi) của lớp thực nghiệm đều nằm bên dưới đường tần suất lũy tích của lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ chất lượng học sinh nắm kiến thức và vận dụng kiến thức của học sinh ở lớp thực nghiệm tốt hơn lớp đối chứng. Qua kết quả phân tích bằng cả định tính và định lượng chúng tôi thấy rằng kết quả học tập của học sinh lớp thực nghiệm tương đối khá hơn học sinh ở lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ chất lượng nắm kiến thức và vận dụng kiến thức của học sinh lớp thực nghiệm tốt hơn lớp đối chứng. Qua đó có thể bước đầu khẳng định được vai trò của việc ôn tập bằng website đối với việc ôn tập củng cố của học sinh, giúp học 0 20 40 60 80 100 120 0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng sinh nâng cao được kết quả học tập, nắm vững kiến thức hơn và khả năng vận dụng kiến thức cũng từng bước được nâng cao. Song vấn đề đặt ra là kết quả đạt được của học sinh lớp thực nghiệm có phải là do phương pháp mới đem lại hay không? Các số liệu đó có đáng tin cậy hay không? Để trả lời câu hỏi trên chúng tôi áp dụng phương pháp kiểm định trong thống kê toán học theo phương pháp sau: Bước 1: Thành lập giải thuyết. + Giả thuyết H0: 𝑋𝑇𝑁����� = 𝑋Đ𝐶����� , nghĩa là sự khác nhau giữa 𝑋𝑇𝑁����� và 𝑋Đ𝐶����� là không có ý nghĩa (hiệu quả phương pháp ôn tập của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là như nhau). + Giả thuyết H1: 𝑋𝑇𝑁����� > 𝑋Đ𝐶����� nghĩa là sự khác nhau giữa 𝑋𝑇𝑁����� và 𝑋Đ𝐶����� là có ý nghĩa (phương pháp ôn tập của lớp thực nghiệm hiệu quả hơn lớp đối chứng). Bước 2: Xác định mức ý nghĩa α (Chọn α = 0.05 (5%)) Bước 3: Tính t 𝑡 = 𝑋𝑇𝑁����� − 𝑋Đ𝐶����� �𝑁𝑇𝑁 .𝑆𝑇𝑁2 + 𝑁Đ𝐶 . 𝑆Đ𝐶2 𝑁𝑇𝑁 + 𝑁Đ𝐶 − 2 .�𝑁𝑇𝑁 + 𝑁Đ𝐶𝑁𝑇𝑁 .𝑁Đ𝐶 Thay các số liệu ta có: 𝑡 = 6,77 − 5,04 �44.1,2502 + 46.1,921844 + 46 − 2 .�44 + 4644.46 = 6,42 Bước 4: Tra bảng phân bố Student tìm 𝑡𝑁𝑇𝑁+𝑁𝐷𝐶−2(𝛼) Tra bảng phân bố Student môt phía ta có t88(0,05) = 1,67 Bước 5: So sánh t với t88(0,05). Sau khi so sánh t với t88(0,05) ta thấy t > t88(0,05). Vậy bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1. Kết luận: Với độ tin cậy là 95% có thể khẳng định phương pháp ôn tập của các lớp thực nghiệm tốt hơn lớp đối chứng. KẾT LUẬN CHƯƠNG III Qua kết quả thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Ngô Quyền, việc thiết kế website hỗ trợ học sinh ôn tập đã giúp học sinh nâng cao hứng thú và tích cực học tập, rèn luyện được các kỹ năng cần thiết hỗ trợ cho quá trình học tập môn Vật lý, phát triển khả năng tư duy, nâng cao kiến thức, khả năng tiếp nhận và vận dụng kiến thức. Nội dung và phương pháp ôn tập trên website đã giúp học sinh khắc phục được các sai lầm hay gặp trong quá trình làm bài, rèn luyện kỹ năng giải bài tập trắc nghiệm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào quá trình học tập và đặc biệt là vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các bài tập, xây dựng các sơ đồ, hệ thống và tổng hợp kiến thức. Thông qua các hoạt động học tập trên trang web giúp học sinh củng cố và mở rộng kiến thức, đồng thời dần hình thành thói quen tự ôn tập, biết cách tự ôn tập và đánh giá kết quả của bản thân. Trang web còn mở ra cơ hội cho học sinh có điều kiện trao đổi những thắc mắc và mở rộng kiến thức thông qua các các hoạt động trao đổi, thảo luận trên các diễn đàn. Ở đó học sinh có thể thoải mái đưa ra các thắc mắc mà ở lớp có thể các em không dám đặt ra vì ngại vì sợ, tuy nhiên thông qua trang web các em có thể thoải mái thảo luận vì ở đây mọi người không biết mình là ai. Tâm lý này vẫn thường gặp ở một số học sinh hiện nay và trang web giúp các em có thể nâng cao kiến thức hay hoàn thiện các lỗ hổng về kiến thức. KẾT LUẬN CHUNG Sau khi hoàn thành nội dung nghiên cứu, đối chiếu với nội dung, mục đích, nhiệm vụ của đề tài đã được đặt ra chúng tôi thu được các kết quả sau: Vận dụng được cơ sở lý luận và kiểm tra đánh giá cũng như ứng dụng của công nghệ thông tin vào việc xây dựng nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức ôn tập và kiểm tra đánh giá kiến thức Vật lý của học sinh trung học phổ thông mà cụ thể là học sinh lớp 11. Trên cơ sở điều tra thực tế hoạt động học tập và ôn tập của học sinh ở một số trường THPT chúng tôi đã phát hiện một số sai lầm thường gặp của học sinh khi học phần “Quang hình học” – Vật lý 11 – Ban cơ bản và một số hạn chế trong quá trình tổ chức ôn tập của giáo viên cũng như hoạt động tự ôn tập của học sinh. Từ đó chúng tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp khắc phục mà cụ thể là các hoạt động ôn tập trên website. Chúng tôi đã thiết kế và xây dựng được website hỗ trợ học sinh tự ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá kiến thức phần “Quang hình học” – Vật lý 11 – Ban cơ bản. Kết quả thực nghiệm cho thấy hình thức ôn tập thông qua website mà chúng tôi đưa ra phù hợp với điều kiện dạy và học hiện nay cũng như phù hợp với đối tượng học sinh hiện nay. Hình thức ôn tập, phương pháp ôn tập, phương tiện ôn tập đều có tính khả thi trong nhà trường phổ thông hiện nay. Chúng tôi mong muốn rằng có thể có thể tiếp tục phát triển đề tài và ứng dụng phổ biến phương pháp này trong quá trình ôn tập ở các trường phổ thông để phát huy được vai trò tích cực của hoạt động ôn tập củng cố. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế về mặt thời gian thực hiện, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc triển khai đề tài còn chưa đáp ứng đủ yêu cầunên đề tài cũng không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Do đó chúng tôi có một số đề xuất và kiến nghị như sau: Trước hết cần quan tâm hơn nữa về trang thiết bị vật chất, các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại (như máy vi tính có nối mạng Internet, máy chiếu projector), các phòng học bộ môn có thể phục vụ cho việc ôn tập với nhiều loại hình khác nhau ở các trường phổ thông. Thường xuyên tổ chức tập huấn để giáo viên trước hết phải là người đi tiên phong trong việc vận dụng các hình thức ôn tập mới có hiệu quả, từ đó vận dụng vào quá trình dạy của mình và hướng dẫn cho học sinh để các em có phương pháp ôn tập hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên), Vũ Quang (Chủ biên), Nguyễn Xuân Chi, Đàm Trung Đồn, Bùi Quang Hân, Đoàn Duy Hinh (2011), Sách giáo khoa Vật lý 11, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 2. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên), Vũ Quang (Chủ biên), Nguyễn Xuân Chi, Đàm Trung Đồn, Bùi Quang Hân, Đoàn Duy Hinh (2011), Sách bài tập Vật lý 11, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 3. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên), Vũ Quang (Chủ biên), Nguyễn Xuân Chi, Đàm Trung Đồn, Bùi Quang Hân, Đoàn Duy Hinh (2011), Sách giáo viên Vật lý 11, Nhà xuất bản giáo dục. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1999), Chỉ thị 15/1999/CT BGD-ĐT, Hà Nội 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Chiến lược phát triển Giáo dục 2002-2010, Hà Nội. 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học phổ thông môn Vật lí, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 7. Bộ GD và ĐT (2008), Chỉ thị về nhiệm vụ của toàn ngành trong năm học 2008-2009, số 47/2008/CT - BGDĐT, Hà Nội. 8. Chính phủ (2001), Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, Quyết định số 201/QĐ-TTG, Hà nội. 9. Trần Văn Dũng (2003), 555 Bài tập Vật lý sơ cấp chọn lọc, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội. 10. Nguyễn Ngọc Dư (2009), Xây dựng trang web hỗ trợ học sinh tự ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá phần “Sóng cơ và sóng âm” chương trình Vật lý 12 ban cơ bản, Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội. 11. Geoffrey Petty (2003), Hướng dẫn thực hành Dạy học ngày nay, Nhà xuất bản Stanley Thomes. 12. Giáo dục và Đào tạo (2005), Chỉ thị về nhiệm vụ của toàn ngành trong năm học 2005-2006, số 22/2005/CT - BGDĐT, Hà Nội. 13. Đỗ Xuân Hội (2005), 180 bài toán quang hình, Nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 14. Nguyễn Văn Khải (2008), Lí luận dạy học Vật lý ở trường phổ thông, Nhà xuất bản giáo dục. 15. Nghị quyết hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam (khóa VII, năm 1993) 16. Nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam (khóa VIII, năm 1997) 17. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Giáo dục, NXB Chính trị, Hà nội. 18. Phạm Hữu Tòng (2001), Lí luận dạy học Vật lý, Nhà xuất bản giáo dục. 19. Nguyễn Đức Thâm (Chủ biên), Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2003), Phương pháp dạy học Vật lý ở trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. 20. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (1999), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học Vật lý, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxay_dung_website_ho_tro_hoc_sinh_tu_on_tap_cung_co_va_kiem_tra_danh_gia_ket_qua_hoc_tap_phan_quang_h.pdf
Luận văn liên quan