Luận văn Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở tỉnh Tuyên Quang

1. Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và với việc sử dụng tổng hợp các biện pháp nghiên cứu trên cơ sở các nguồn tài liệu đã thu thập được tác giả đã phân tích đánh giá làm rõ những vấn đề lý luận về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tiến tới làm cơ sở cho quá trình tiến113 hành xem xét, đánh giá trong hoạt động thực tiễn xử phạt trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. 2. Trên cơ sở những vấn đề lý luận đã được nghiên cứu luận văn đã tập trung đi sâu khảo sát phân tích làm rõ thực trạng công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015. Với cách tiếp cận từ những vấn đề có liên quan tác động ảnh hưỏng đến hoạt động xử phạt, luận văn tập trung đi sâu phân tích làm rõ thực trạng tình hình vi phạm pháp luật giao thông. Làm rõ diễn biến tình hình vi phạm, hành vi vi phạm, thời gian địa điểm vi phạm, đối tượng gây ra vi phạm Kết quả nghiên cứu đã cho phép rút ra những nguyên nhân của tình hình vi phạm pháp luật về TTATGT đường bộ và cần phải áp dụng các biện pháp xử phạt là những căn cứ quan trọng về thực tiễn làm cơ sở đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác xử phạt của Cảnh sát Giao thông và quan trọng hơn là phục vụ việc phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm trong những năm tới. 3. Từ thực trạng hoạt động xử phạt vi phạm hành chính về TTATGT đường bộ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, luận văn đã đi sâu nghiên cứu khảo sát, phân tích, đánh giá làm rõ thực trạng việc tổ chức hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh từ năm 2010 đến 2015. Đặc biệt luận văn đã chú trọng nghiên cứu làm rõ những nội dung công việc mà đội ngũ cán bộ Phòng CSGT tỉnh đã làm. Với kết quả nghiên cứu đó, trên thực tiễn tác giả đã chỉ rõ những ưu điểm, tồn tại, nguyên nhân của tồn tại này. Đây cũng là một trong những cơ sở để đề ra các giải pháp sau này. 4. Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh trong những năm qua tác giả đã đưa ra một số dự báo khoa học về tình hình vi phạm pháp luật giao thông đường bộ trong những năm tới cần phải114 áp dụng biện pháp xử phạt. Bằng những cơ sở khoa học về lý luận và thực tiễn tác giả khẳng định trong những năm tới tình hình vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang chưa thể giảm và chưa ổn định, công tác xử phạt còn gặp nhiều khó khăn nhất định về nhiều mặt. 5. Cuối cùng, với những kết luận về nguyên nhân tồn tại, những dự báo tình hình vi phạm hành chính về TTATGT trong những năm tới, luận văn đã đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm góp phần cùng cơ quan chức năng nâng cao từng bước chất lượng, hiệu quả công tác xử phạt vi phạm hành chính về TTATGT phục vụ các hoạt động nghiệp vụ của ngành trong đấu tranh phòng chống tội phạm. Tác giả luôn hi vọng và mong muốn kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ có những đóng góp tích cực về mặt lý luận và thực tiễn đối với lực lượng Cảnh sát giao thông Tuyên Quang trong việc phòng ngừa, phát hiện đấu tranh chống vi phạm trong thời gian tới. Trong quá trình nghiên cứu làm bài, tác giả đã cố gắng phân tích, đánh giá, tổng hợp, rút ra những kết luận cho từng khâu để làm căn cứ cho việc đề xuất ý kiến. Do những hạn chế về mặt chủ quan và khách quan chắc chắn vấn đề nghiên cứu của Luận văn còn nhiều hạn chế. Kính mong nhận được sự góp ý để Luận văn được hoàn thiện hơn./

pdf126 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 741 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở tỉnh Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
O XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở TỈNH TUYÊN QUANG 3.1.Phương hướng đảm bảo xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở tỉnh Tuyên Quang Hiện nay, Nhà nước ta đang tích cực thực hiện cải cách hệ thống pháp luật, hệ thống tư pháp và nền hành chính nhà nước để thực hiện xây dựng nhà nước pháp quyền và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, do vậy mà các giải pháp được tìm kiếm, kiến nghị cũng không nằm ngoài những chương trình chung đó của Nhà nước Việt Nam. Sự phát triển của giao thông vận tải nói chung và ngành giao thông đường bộ đường bộ nói riêng luôn gắn liền với định hướng phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm tới, cùng với cả nước, xu thế hoạt động giao thông vận tải đường bộ Tuyên Quang sẽ phát triển một cách nhanh chóng đi kèm với xu thế phát triển của khoa học và công nghệ. Cụ thể, các mục tiêu phát triển của tỉnh Tuyên Quang bao gồm: Tăng trưởng kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xóa giảm nghèo, tính công bằng và tài chính ổn định. Mục tiêu của phát triển của ngành Giao thông vận tải Tuyên Quang thực hiện mục tiêu phát triển của tỉnh vì tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tăng cường an toàn, bảo vệ môi trường và phát triển nguồn nhân lực. Các mục tỉêu chính này bao gồm các lĩnh vực kinh tế, đảm bào tăng trường GDP và thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, phát triển hỗ trợ cho phát triển cân đối; khía cạnh xã hộỉ; cung cấp dịch vụ cho người nghèo; môi trường; bảo vệ và gỉữ gìn môi trường. Những vấn đề này đều được các cơ quan chức năng của tỉnh xem xét khi hoạch định chiến lược giao thông vận tải. Ngoài việc đáp ứng các mục tiêu 93 này của tỉnh, ngành giao thông vận tải tỉnh Tuyên Quang còn nhằm tăng cường phối hợp với lực lượng giao thông vận tải các tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc họp tác kinh tế, văn hóa, du lịch và đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách đường dài liên tỉnh. Trong nhiều việc phải làm để củng cố trật tự, kỷ cương xã hội, tạo nếp sống và làm việc theo pháp luật, UBND tỉnh yêu cầu đặc biệt coi trọng việc chấp hành luật lệ giao thông. Công việc này không chỉ nhằm khắc phục sự ách tắc giao thông và tai nạn giao thông đang diễn ra nghiêm trọng gây tổn thất nặng mà còn đáp ứng một yêu cầu sơ đẳng về xây dựng nếp sống văn hóa, kỷ cương xã hội. cần phải có giải pháp đồng bộ, kết hợp việc cải thiện lưới giao thông, phát triển vận tải công cộng và công tác vận động, giáo dục, thực hiện các biện pháp chế tài nghiêm khắc khi có vi phạm, huy động phối hơp chặt chẽ với các lực lượng chuyên trách của chính quyền với các tổ chức chính trị - xã hội... Sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh sẽ làm cho nhu cầu vận tải tăng lên một cách đáng kể và làm nảy sinh các dịch vụ giao thông vận tải khác. Theo xu hướng đô thị hóa không ngừng, nhu cầu vận tải sẽ tăng nhanh hơn nữa. Biến động giao thông vận tải theo mùa sẽ trở nên ít đáng kể hơn, hành khách sẽ yêu cầu các dịch vụ vận tải tiện nghi hơn, nhanh chóng hơn tương xứng với nhịp độ cao của nền kinh tế và thu nhập ngày càng tăng của người dân. Xem xét đánh giá tình hình vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang bị áp dụng các biện pháp xử phạt trong nhiều năm qua (như đã phân tích trong chương 2 của Luận văn) nói trên cộng với những mục tiêu, yêu cầu đặt ra đối với công tác giao thông vận tải trong điều kiện ý thức chấp hành pháp luật của người dân còn hạn chế, sự quản lý của các cơ quan chức năng về ATGT còn nhiều thiết sót nên một vấn đề đặt ra mà chúng ta có thể nhận thấy: Trong những năm trước mắt diễn biến tình hình 94 trật tự an toàn giao thông còn nhiều phức tạp. Để khắc phục tình trạng đó, các cơ quan chức năng đặc biệt là lực lượng Cảnh sát giao thông cần phải có những giải pháp cấp bách, đủ mạnh để kiềm chế sự gia tăng của các vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Trong đó không thể xem nhẹ các nhóm giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn và hệ thống các giải pháp đấu tranh và xử lý vi phạm. 3.2.Giải pháp đảm bảo xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở tỉnh Tuyên Quang 3.2.1.Sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Công tác quản lý Nhà nước về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang cũng như các tỉnh, thành khác trong cả nưởc là phải dựa trên khung pháp lý cửa cơ quan Nhà nước cấp trên ban hành. Và cơ bản nhất làm tiền đề là Hiến pháp, Luật và các loại văn bản khác. Sự ra đời của Luật Giao thông đường bộ 2008 không những đáp ứng được mong mỏi của toàn xã hội, góp phần lập lại kỷ cương trong hoạt động giao thông mà còn tạo một hành lang pháp lý quan trọng để hoàn thiện hơn nữa hệ thống quản lý giao thống đường bộ ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, khi Luật Giao thông đường bộ có hiệu lực thì các cơ quan chức năng vẫn cần có nhiều việc phải làm để cụ thể hóa Luật, đưa Luật này đi vào cuộc sổng. Tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang nói riêng và trên phạm vi toàn quốc nói chung đang đặt ra nhiều bức xúc cần phải đựợc giải quyết kịp thời, đồng bộ với những giải pháp hữu hiệu nhằm đảm bảo an toàn về tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân, phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy, ở tầm vĩ mô, Quốc hội và Chính Phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết góp phần đưa các quy định của Luật Giao thông đường bộ vào thực tiễn cuộc sống và đem lại hiệu quả thiết thực. Các 95 Bộ và cơ quan ngang Bộ, UBND tỉnh, thành phố xây dựng nhiều văn bản nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý giao thông trong phạm vi lĩnh vực, địa bàn quản lý của mình. Tuy nhiên, việc xây dựng và ban hành các văn bản QPPL về TTATGT đang tồn tại nhiều bất cập. Nổi cộm là việc ban hành các văn bản trái thẩm quyền ở một số cơ quan cấp Bộ, tỉnh, thành phố với nhiều nội dung chưa phù hợp vớỉ quy định của pháp luật. Đặc biệt trong văn bản QPPL về TTATGT do Chính phủ ban hành cũng có nhiều quy định chưa đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với Luật, Pháp lệnh. Ví dụ như: Luật GTĐB quy định vấn đề về việc quy định trẻ em trên 6 tuổi bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. Tuy nhiên theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì những trẻ em từ 14-16 tuổi mới bị xử lý một số hành vi. Như vậy trong tình huống này xử phạt ai? Xử phạt như thế nào? hay Luật vừa được ra đời có một điều khoản "tạm đình chỉ phương tiện". Trên thực tế, thì theo Quy định của Luật xử lý hành chính 2012 thì không hề có điều khoản "tạm đình chỉ phương tiện". Do không có quy đinh xử lý hành vi này nên trong trường hợp "tạm đình chỉ phương tiện" thì ai là người có thẩm quyền cho đến nay vẫn chưa có quy định. Điều bức xúc là mặc dù bất cập như vậy nhưng vẫn tồn tại từ Nghị định 146/2007/NĐ-CP đến nay. Trên thì quyết định "tạm đình chỉ", biểu mẫu văn bản xử lý thì lại ghi là "quyết định tạm giữ"... Từ những sai sót trong ban hành các văn bản dưới luật cho thấy, việc xây dựng các văn bản pháp luật về TTATGT chủ yếu còn nặng tính đối phó nhằm giải quyết những yêu cầu thực tế, bức xúc mang tính tình thế của địa phương mà chưa đáp ứng được xu thế phát triển mang tầm chiến lược, cơ bản và ổn định. Thực tiễn việc áp dụng pháp luật về an toàn giao thông cũng xảy ra nhiều vướng mắc đo sự thiếu đồng bộ trong việc ban hành các văn bản pháp luật về TTATGT. Một số quy định pháp luật về ATGT mặc dù đã ban hành 96 và có hiệu lực nhưng trên thực tế không thực hiện được hoặc thực hiện theo kiểu “đầu voi đuôi chuột”. Ví dụ: Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt người đang điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy sử dụng điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính), với mức xử phạt từ 40 đến 60 nghìn đồng. Rõ ràng, đây là một quy định cần thiết nhưng trên thực tế, hiếm thấy có trường hợp sử dụng điện thoại di động khi điều khiển mô tô, xe máy bị xử phạt và mức xử phạt là quá thấp so với mức độ nguy hiểm có thể xảy ra cho xã hội. Những bất cập, vướng mắc trong việc ban hành các văn bản QPPL về ATGT nảy sinh, theo tôi là do các nguyên nhân cơ bản sau: Nhận thức của một số cấp chính quyền, các cơ quan ban ngành về pháp luật chưa sâu, chưa toàn diện dẫn đến việc ban hành các văn bản dưới luật chưa có tính khả thi cao; Công tác triển khai, tập huấn chuyên sâu về pháp luật xử lý vi phạm hành chính cho các lực lượng có thẩm quyền xử phạt nhiềù nơi tiến hành còn chậm, mới chi chú ý đển cấp lãnh đạo mà chưa chú ý đến lực lượng trực tiếp thực thi pháp luật ở cấp cơ sở; Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật về an toàn giao thông tiến hành chưa thường xuyên, chưa thực sự đi vào chiều sâu, dẫn đến sự quan tâm của các ấp ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể trong hoạt động này chứa thực sự thông suốt, rõ ràng và thống nhất. Vì vậy, khi xây dựng các giải pháp trong các văn bản pháp luật cần căn cứ từ yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời phải tôn trọng các quy định của Hiến pháp và pháp luật để các văn bản pháp luật về ATGT đường bộ cổ tính khả thi cao hơn. Để làm được điều đó, Nhà nước cần có kế hoạch tổng thể trong hoạt động xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về ATGT, từng bước phát triển và nâng cao hoàn thiện pháp luật phù hợp với 97 từng giai đoạn phát triển KT - XH của đất nước. Mặt khác, khi xây dựng các văn bản QPPL về ATGT phải mang tính cụ thể hóa, hạn chế việc ban hành quá nhiều văn bản ở các cấp, các ngành dẫn đến tình trạng gây khó khăn cho người thực hiện, nhằm tạo điều kiện cho lực lượng trực tiếp thực hiện dễ dàng lĩnh hội và thi hành có hiệu quả. Tăng cường chấn chỉnh, kiểm tra, bổ sung vặn bản có nội dung chưa hợp lý để tăng tính thực thi hiệu lực pháp luật trong lĩnh vực TTATGT. Trong thời gian tới, trên cơ sở thực tiễn áp dụng Luật giao thông đường bộ và các văn bản có liên quan trên địa bàn tỉnh Tuyên QUang, cơ quan chức nâng sẽ thống kê những nội dung đã và đang phù hợp với thực tế của Luật đề phát huy và những nội dung gỉ chưa phù hợp với cuộc sống có thể tham mưu cho cơ quan Nhà nước cấp trên để kịp thời sửa đổi, bổ sung nhằm thực hiện mục đích nâng cao chất lượng ATGTĐB không chỉ trên địa bàn tỉnh mà còn trên phạm vi toàn quốc. 3.2.2.Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ Để Luật giao thông đường bộ thật sự đi vào đời sống của nhân dân và trở thành “văn hóa giao thông” thì cần tăng cường công tác tổ chức tuyên truyền Luật giao thông đường bộ cho người tham gia giao thông đặc biệt là người dân tộc thiểu số, dưới nhiều hình thức khác nhau. Vấn đề tuyên truyền cho các cá nhân, tổ chức nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp giảm số vụ việc vi phạm hành chính về TTATGT đường bộ. Công tác tuyên truyền pháp luật được coi là một trong những biện pháp quan trọng giúp người dân hiểu và tuân thủ pháp luật GTĐB một cách nghiêm túc và có ảnh hưởng lâu dài. Do vậy công tác tuyên truyền pháp luật GTĐB UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo, đồng thời các cấp, các ngành trong phạm vi, 98 chức năng nhiệm vụ của đơn vị cũng đã có nhiều hoạt động nhằm đưa pháp luật GTĐB vào cuộc sống bằng nhiều hình thức phong phú. Cùng với công tác tuyên truyền pháp luật, trình độ dân trí được nâng cao, kết cấu hạ tầng GTĐB được hoàn thiện, phương tiện tham gia giao thông giảm thì sẽ đạt được mục tiêu giảm vi phạm pháp luật GTĐB, giảm TNGT. Do nhận thức, thói quen, lối sống của người dân, nên công tác tuyên truyền phải được các cấp, các ngành quan tâm và tổ chức thường xuyên, đồng thời phải tuyên truyền có trọng điểm, chọn hình thức tuyên truyền đối với từng đối tượng cho phù hợp. Các đối tượng cần tập trung tuyên truyền là học sinh, thiếu niên, thanh niên, người sử dụng mô tô, xe máy; người điều khiển xe thô sơ; lái xe ô tô; cán bộ công nhân viên chức ở các xí nghiệp, nhân dân sống ven đường. Trong những năm tiếp theo để thực hiện pháp luật GTĐB đường bộ có hiệu quả cao, các cấp, các ngành trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình cần tiếp tục thực hiện thường xuyên công tác tuyên truyền và cần tập trung vào một số hình thức tuyên truyền cụ thể về pháp luật GTĐB như sau: Tuyên truyền miệng: Đây là hình thức người nói trực tiếp với người nghe về những nội dung, những quy định của pháp luật GTĐB. Mục đích của hình thức tuyền truyền này là nhằm làm cho người nghe hiểu và hành động theo nội dung pháp luật được tuyên truyền. Hiệu quả của tuyên truyền miệng không chỉ đánh giá tại chỗ khi nghe, thu hoạch sau khi nghe mà cao hơn là người nghe giữ được niềm tin lâu dài đối với pháp luật GTĐB. Do vậy các đơn vị, cơ quan tổ chức khi tổ chức tuyên truyền cần phải có một nội dung tuyên truyền ngắn gọn, phù hợp với đối tượng được nghe. Phát động các cuộc thi tìm hiểu pháp luật GTĐB: Đối tượng cần tập trung ở đây cần là học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên, cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân. 99 Tuyên truyền qua phương tiện thông tin truyền thông: Báo viết, báo điện tử, đài phát thanh, đài truyền hình là những phương tiện thông tin truyền thông phục vụ đắc lực công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật GTĐB. Về hình thức tuyên truyền giáo dục pháp luật GTĐB: Tiếp tục đưa tin thời sự, bài viết phản ánh tình hình chấp hành luật GTĐB, dành "thời gian vàng" để phát các chuyên mục về ATGT, nêu lên các vụ TNGTĐB, phân tích nguyên nhân gây tai nạn từ đó đề xuất giải pháp làm giảm thiểu tai nạn và biện pháp phòng ngừa TNGTĐB. Xây dựng và triển lãm tranh ảnh: Xây dựng các panô, tranh ảnh về trật tự GTĐB tại các bến xe, doanh nghiệp kinh doanh vận tải, nhà ga, trường học, khu dân cư, nơi tổ chức hội nghị, hội thảo từ đó nó sẽ có tác động đến ý thức của người xem trong thời gian dài. Mở các cuộc triển lãm tranh ảnh về ATGTĐB, tại triển lãm có thể trưng bày tranh, ảnh, sơ đồ, bảng thống kê phân tích TNGTĐB, hình ảnh các vụ TNGTĐB nghiêm trọng đã xảy ra nếu có điều kiện trưng bày hiện vật xe mô tô, ô tô bị hư hỏng do TNGTĐB. Tuyên truyền bằng khẩu hiệu: Cắt dán các khẩu hiệu tuyên truyền, nhắc nhở chấp hành các quy định pháp luật GTĐB trên các đường phố chính, dọc các tuyến đường có bố trí tín hiệu đèn giao thông, đường đô thị, trên đoạn đường nguy hiểm có điểm đen về TNGT, nhà văn hóa của khu dân cư, của cấp chính quyền xã, phường, thị trấn, các cơ quan, trường học các hội nghị như: "An toàn GTĐB là hạnh phúc cho mỗi người"; "Nghiêm chỉnh chấp hành Luật GTĐB"; "Chú ý đoạn đường thường xảy ra tai nạn", "Văn hóa giao thông là tự giác chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông", "Chung tay xây dựng một xã hội giao thông an toàn, thân thiện". Phát động, xây dựng và duy trì thường xuyên các phong trào thi đua đảm bảo trật tự ATGTĐB như: "Lái xe tốt, giữ xe an toàn" trong đội ngũ lái xe và việc phát động này phải được nhiều đơn vị kinh doanh vận tải xe ô tô, 100 các bến xe, trong toàn tỉnh thực hiện một cách thường xuyên và có trọng điểm, tránh làm theo phong trào để báo cáo số liệu với cơ quan QLNN có thẩm quyền. Trong những đợt tổ chức cuộc thi phải có sự tham của đại diện chính quyền địa phương. Có như vậy phong trào thi đua này mới được đảm bảo sự ghi nhận của chính về chất lượng phong trào của cơ quan QLNN tại địa phương; phong trào "Đoạn đường tự quản", phong trào "Toàn dân tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông". Ngoài ra tiếp tục tổ chức các hình thức tuyên truyền truyền thống như: sinh hoạt văn hóa, in phát tờ rơi, tờ gấp, thông báo trên các bản tin của xã, phường, tổ chức thi vẽ tranh, ảnh, phóng sự, ký, bài hát về trật tự ATGTĐB để tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, soạn các tài liệu ngắn gọn về pháp luật GTĐB để quần chúng học tập qua sinh hoạt, Tổ nhân dân tự quản và ký cam kết chấp hành. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông cả chiểu rộng và chiều sâu, tuyên truyền phải đến được từng gia đình, từng người tham gia giao thông. Phải huy động cả hệ thống chính trị tham gia công tác tuyên truyền giáo dục cộng đồng, trong đó các cơ quan báo chí, thông tin có vai trò rất quan trọng; cán bộ, công nhân, viên chức, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên, các cô giáo, thầy giáo phải đóngvai trò đầu tầu gương mẫu. Công tác tuyên truyền, giáo dục vừa là biện pháp trước mắt, vừa là biện pháp lâu dài, phải làm kiên trì, liên tục, sáng tạo để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông, hình thành cho được nếp sống có văn hóa khi tham gia giao thông. 3.2.3.Tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ Trong xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ, công tác kiểm tra đóng vai trò cực kỳ quan trọng vì đó là cách thức để phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật, phát hiện những yếu kém 101 trong tổ chức và hoạt động xử phạt vi phạm hành chính. Kiểm tra cũng là hoạt động không thể thiếu trong quá trình quản lý cũng như trong việc thực hiện quyền hạn của các cơ quan quản lý có thẩm quyền, Đây là nghiệp vụ cần tiến hành thường xuyên, với nhiều hình thức và biện pháp đa dạng để tăng cường hiệu quả hoạt động này. Thông qua hoạt động kiểm tra, các chủ thể quản lý vừa phát hiện được những điều tích cực, những điển hình tiên tiến, vừa phát hiện những hiện tượng tiêu cực trong xử lý vi phạm hành chính để từ đó tự mình hoặc chủ động kiến nghị nhằm hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, vừa cải tiến các phương pháp đấu tranh phòng chống vi phạm hành chính. Kiểm tra, giám sát thường xuyên việc xử lý vi phạm hành chính sẽ là nhân tố quan trọng làm giảm thiểu tình trạng tùy tiện, quan liêu, bảo đảm cho hoạt động xử phạt vi phạm hành chính một hoạt động thường xuyên tiếp xúc với nhân dân có hiệu lực, hiệu quả thiết thực. Trong hoạt động tuần tra, kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ, xử lý những vi phạm về trật tự an toàn giao thông được Nhà nước giao cho cảnh sát giao thông đường bộ được quy định tại Điều 72 của Luật Giao thông đường bộ; ngoài lực lượng Cảnh sát giao thông là chủ yếu còn có lực lượng Thanh tra giao thông và các cấp chính quyền. Để không chồng chéo hoặc bỏ trống địa bàn không kiểm tra, kiểm soát, xử lý trước hết cần quy định cụ thể hơn chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan một cách rõ ràng. Đối với lĩnh vực giao thông đường bộ thì công tác tuần tra, kiểm soát giao thông là một trong những biện pháp nghiệp vụ cơ bản để thực hiện chức năng quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát việc chấp hành luật lệ giao thông, tham gia đấu tranh phòng ngừa các hành vi vi phạm và các loại tội phạm hoạt động trên các tuyến giao thông, nhằm góp phần đảm bảo giao thông luôn trật tự, an toàn và thông suốt, đồng thời phòng ngừa và hạn chế tai nạn giao thông xảy ra. 102 Để nâng cao hiệu quả công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông, chúng ta cần xây dựng lực lượng cảnh sát giao thông trong sạch, vững mạnh, từng bước chính quy, hiện đại. Trước mắt, lãnh đạo đơn vị Công an tỉnh Tuyên Quang cần tiếp tục tập trung chỉ đạo, củng cố và tổ chức lại lực lượng tuần tra, kiểm soát giao thông trên khắp địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Đảm bảo việc tuần tra, kiểm soát phải khép kín địa bàn và thời gian; áp đụng các biện pháp nghiệp vụ như: tuần lưu kết hợp với kiểm soát liên tuyến, liên địa bàn, xử lý vi phạm, không để địa bàn không có lực lượng CSGT phụ trách, nhưng cũng tránh sự chồng chéo. Không ngừng nâng cao trình độ của lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát, bao gồm cả trình độ nghề nghiệp và phẩm chất đạo đức người thi hành công vụ. Đảm bảo phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và xử lý chính xác. Mặt khác, với những cá nhân, tổ chức thay mặt Nhà nước làm nhiệm vụ quản lý và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB, nếu có hành động sai cả về lĩnh vực chuyên môn, nghề nghiệp (hiểu sai luật mà xử lý sai người tham gia giao thông. Thực tế tỉnh Tuyên Quang đã có trường hợp này. CSGT hiểu sai biển báo giao thông nên đã đưa ra các quyết định xử lý sai) hay có hành động sai về mặt đạo đức thì sẽ bị cấp trên xử lý nghiêm khắc. Điều này có tác dụng nâng cao lòng tin của nhân dân với đội ngũ Công nhân nhân dân nói riêng và đối với sự quản lỷ của Nhà nước nói chung. Trong công tác kiểm tra, giám sát, cơ quan thanh tra giao thông có vai trò nòng cốt và chủ đạo, có trách nhiệm kiểm ta thường xuyên việc xử lý vi phạm hành chính của các Đội trên địa bàn; giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo trong xử phạt vi phạm hành chính thuộc phạm vi ngành mình phụ trách; xử lý kỷ luật đối với những cá nhân có sai phạm trong khi xử lý vi phạm hành chính thuộc quyền mình quản lý; thực hiện chế độ báo cáo về tình 103 hình vi phạm hành chính và việc xử phạt vi phạm hành chính trong tháng, quý, năm cho cơ quan có thẩm quyền. Tăng cường công tác kiểm tra trực tiếp việc thực hiện pháp luật tại các địa phương, đi sâu kiểm tra công tác xử lý vi phạm hành chính. Vì có kiểm tra mới phát hiện được những ưu điểm, hạn chế để tìm cách phát huy hay khắc phục; kết hợp chặt chẽ giữa kiểm tra và hướng dẫn thực hiện pháp luật. Đặc biệt, cần có sự quan tâm tới các địa phương có sự phức tạp về vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính. Với những đơn vị cố tình chây ỳ, không chịu khắc phục sửa chữa những thiểu sót, sai phạm đã được kiểm tra nhắc nhở, uốn nắn, phải có biện pháp xử lý nghiêm khắc, kịp thời. Quá trình kiểm tra, giám sát việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ không chỉ được thực hiện trong nội bộ hệ thông cơ quan hành chính nhà nước “ đó là cơ quan Thanh tra giao thông, mà cần được thực hiện sâu sát hơn từ nhiều cơ chế khác như cơ chế giám sát của hội đồng nhân dân, sự khịếu nại, tố cáo của người dân và sự xét xử của cơ quan tòa án, Hội đồng nhân dân ở địa phương họp 2 lần/năm. Tại chương trình nghị sự của kỳ họp, cần có giám sát chuyên đề về xử lý vi phạm hành chính. Qua báo cáo và chất vấn của hội nghị, công tác xử lý vi phạm hành chính sẽ được bàn luận và đăng tải công khai thông tin, tạo nên tính minh bạch của xã hội, góp phần hình thành nên cơ chế đối tượng để kiểm soát đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Cơ chế giám sát của hội đồng nhân dân sẽ được phát huy hiệu quả cao hơn nếu có sự phối hợp với việc nâng cao tính hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân, tổ chức và hoạt động xét xử của tòa án; Hiện nay, Luật xử lý vi phạm hành chính mới được ban hành đã mở rộng quyền giám sát của công dân bằng cách hủy bỏ thủ tục tiền tố tụng, không coi đó là điều kiện cần trước khi khởi kiện vụ án hành chính ra tòa. 104 Theo Luật, người dân có thể khởi kiện ngay về vụ án hành chính nếu không đồng ý với quyết định xử lý vi phạm hành chính đã được ban hành. Như vậy, việc tư pháp hóa các tranh chấp này sẽ tạo ra áp lực khiến các cơ quan, người có thẩm quyền xử lý vi phạm cẩn trọng hơn trong công việc nếu không muốn bị kiện. Quyết liệt thực hiện công tác tuần tra xử phạt, áp dụng mức xử phạt cao đối với các lỗi trực tiếp gây tai nạn giao thông như: Vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông; vi phạm tốc độ; không đi đúng làn đường, tránh vượt sai quy định; vượt đèn đỏ; chở quá tải, quá số người quy định; dừng đỗ sai quy định; không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông theo quy định; học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi hoặc không có giấy phép lái xe điều khiển xe môtô, gắn máy. Tịch thu phương tiện tham gia đua xe trái phép, các loại phương tiện không được phép lưu hành theo quy định; thông báo đến nơi cư trú hoặc nơi công tác học tập của người có hành vi vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ; xử lý nghiêm và công khai tên các cá nhân, doanh nghiệp vận tải hành khách vi phạm pháp luật giao thông đường bộ trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tuyên truyền cho quần chúng nhân dân chấp hành tốt các quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ. 3.2.4.Tăng cường công tác kiểm định chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ mội trường đối với xe cơ giới, quản lý phương tiện xe cơ giới và công tác đào tạo, sát hạch thi, cấp giấy phép lái xe Để đảm bảo an toàn trong lĩnh vực GTĐB, việc quản lý và kiểm tra phương tiện xe cơ giới là một trong những nội dung hết sức quan trọng trong việc lập kế hoạch, chương trình cho lực lượng cảnh sát (chủ yếu là lực lượng Cảnh sát giao thông), Thanh tra giao thông vận tải, UBND cấp huyện, xã trong tỉnh Tuyên Quang nhằm kiểm soát tình hình vi phạm pháp luật GTĐB. 105 Thông qua các số liệu về sự thay đổi của phương tiện cơ giới và các loại phương tiện khác, giúp cho các cơ quan QLNN xây dựng chương trình kế hoạch đồng thời có sự chỉ đạo cơ quan chuyên môn thực hiện việc quản lý trong lĩnh vực GTĐB. Trong đó có việc nắm vững số lượng, chủng loại phương tiện giao thông, nhất là những phương tiện không phù hợp với tình hình đường bộ và hoạt động giao thông trong tỉnh. Trong những năm tới, để nâng cao chất lượng an toàn phương tiện GTĐB các đơn vị chức năng trong tỉnh phải thực hiện tốt một số nội dung: Tổ chức tổng kiểm tra phương tiện cơ giới. Các Trung tâm đăng kiểm phương tiện xe cơ giới đường bộ của tỉnh Tuyên Quang cần phải tham mưu cho Sở Giao thông Vận tải phối hợp với lực lượng Cảnh sát GTĐB tiến hành kiểm tra về chất lượng an toàn kỹ thuật của phương tiện xe cơ giới. Trong đó đặc biệt chú ý đến hình thức kiểm định. Trước thực trạng phương tiện xe cơ giới lưu hành như hiện nay vẫn còn diễn ra hiện tượng chủ phương tiện, người lái xe không duy trì được tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giữa hai kỳ kiểm định, do đó các đơn vị cần lập kế hoạch tiến hành kiểm định lưu động trên các tuyến đường trọng điểm như tuyến quốc lộ 2, 2C, các tuyến đường tỉnh, đường đô thị, các bến xe. Thu dứt điểm sổ chứng nhận kiểm định khi xe đến kiểm định lần cuối; dán tem kiểm định có dấu hiệu đặc biệt báo hiệu cho chủ xe, lái xe, các cơ quan kiểm soát biết rằng xe đó sắp hết niên hạn sử dụng; xây dựng các chương trình cảnh báo từ chối kiểm định đối với danh sách xe hết niên hạn. Cùng với việc kiểm tra lưu động của các đơn vị, các Trung tâm đăng kiểm phương tiện xe cơ giới đường bộ phải ứng dụng tin học vào hoạt động quản lý phương tiện, tổng hợp các xe hết lưu hành, cập nhật họ và tên, quê quán chủ xe, biển số xe và đăng tải trên trang Wetsite chính thức của Trung 106 tâm để các cơ quan hữu quan nắm được số liệu, từ đó xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động, xử lý và thu hồi xe hết hạn lưu hành. Quản lý chặt chẽ hơn phương tiện. Trong đó phải quản lý tốt các loại phương tiện đang lưu hành, phương tiện GTĐB được đăng ký mới hàng năm và số lượng phương tiện chuyển ra ngoài tỉnh, phương tiện chuyển từ tỉnh ngoài vào lưu hành và đăng kiểm tại Tuyên Quang Hạn chế và tiến tới không cho các loại phương tiện không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật của phương tiện cơ giới đường bộ tham gia GTĐB. Đặc biệt lưu ý đến các địa phương có làng nghề truyền thống về đá vôi, granit; Các trường, trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe đã được cấp phép trên toàn tỉnh phải nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào khâu sát hạch. Cho phép xây dựng các trung tâm đào tạo sát hạch, cấp giấy phép lái xe tập trung, có đủ tình huống giao thông cần thiết, lắp đặt các thiết bị tự động đánh giá kết quả sát hạch thay cho đánh giá trực quan của con người. Đối với Sở Giao thông Vận tải cần tham mưu cho UBND tỉnh có quy hoạch lại hệ thống cơ sở đào tạo lái xe theo hướng mỗi pháp nhân chỉ có một điểm đào tạo tại một địa phương, liên kết các cơ sở đào tạo nhỏ thành cơ sở đào tạo lớn. Đào tào lái xe các hạng: D, E, FB2, FC, ED, FE là các ô tô khi tham gia giao thông, tính nguy hiểm là rất cao, vì vậy cần tập trung về các trường lái xe chính quy được phân theo từng vùng như trường Trung cấp nghề giao thông vận tải thuộc Sở Giao thông Vận tải. Thực hiện nghiêm túc các quy định về chương trình, thời gian đào tạo của Bộ Giao thông Vận tải, đồng thời coi trọng việc đào tạo đội ngũ giáo viên, sát hạch viên có đủ trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức ở tất cả các cơ sở, trường đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe. 107 3.2.5.Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, tăng cường bảo vệ kết cấu hạ tầng và hành lang an toàn giao thông đường bộ Việc thực hiện các quy định của pháp luật về kết cấu hạ tầng GTĐB nhằm phát triển, nâng cấp kết cấu hạ tầng GTĐB là một yêu cầu quan trọng, cần được UBND tỉnh, Sở Giao thông Vận tải quan tâm, tập trung chỉ đạo. Kết cấu hạ tầng GTĐB trên toàn tỉnh Tuyên Quang những năm gần đây đã tương đối hoàn thiện và bền vững, tuy nhiên đất dành cho đường bộ và hành lang an toàn đường bộ vẫn còn ít, từ đó làm tăng nguy cơ vi phạm pháp luật GTĐB, làm tăng TNGT và luôn tiềm ẩn nguy cơ gây ùn tắc giao thông đặc biệt là trong mùa mưa bão. Đó là hệ thống đường bộ còn hẹp, chưa tách được các dòng phương tiện cơ giới và dòng phương tiện thô sơ tham gia giao thông trên các tuyến quốc lộ, đường tỉnh. Các vị trí giao nhau chủ yếu vẫn trong tình trạng giao nhau cùng mức với đường sắt, vẫn chưa cắt cong, giảm dốc được các tuyến đường. Dân số tăng nhanh, trong đó thường tập trung ở Thành phố Tuyên Quang, Huyện Yên Sơn, Huyện Sơn Dương và tình trạng di dư đến khu kinh tế, khu công nghiệp, do vậy nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa dọc các tuyến đường tăng nhanh, kể cả những tuyến đường mới xây dựng phát triển đến đâu, thì nhà dân lại lấn chiếm đường, đất đến đó. Việc sử dụng đường, hành lang an toàn đường bộ theo quy định vẫn còn hạn chế. Trên tuyến quốc lộ 2 qua địa phận tỉnh Tuyên Quang (khu vực đông dân cư) hoặc các tuyến đường trong thành phố Tuyên Quang cần lắp hệ thống camera để theo dõi mật độ giao thông, đồng thời có thể xác định chính xác đối tượng, phương tiện vi phạm và thời gian vi phạm, từ đó các lực lượng chức năng tổ chức các chuyên đề ra quân xử lý vi phạm đạt hiệu quả cao. Đối với cơ quan chuyên môn là Cục Đường bộ Việt Nam và Sở Giao thông Vận tải Tuyên Quang cần có cơ chế phối hợp để xác định vị trí các biển báo, biển chỉ dẫn để điều chỉnh cắm mới hoặc bổ sung, và cần tập trung vào 108 các biển quy định về tải trọng cầu, phối hợp để xác định vị trí cắm mốc thông tin tốc độ, biển thông báo bắt đầu khu đông dân cư và hết khu dân cư; biển tốc độ tối đa cho phép và hạn chế tốc độ tối đa. Theo đó Cục Đường bộ Việt Nam và Sở Giao thông Vận tải cần đưa ra một số nguyên tắc cho công tác rà soát, điều chỉnh các biển báo hiệu đường bộ. Các loại cầu mới xây dựng được thiết kế với tải trọng H30-XB80, HL93 (là cấp tải trọng được thiết kế lớn nhất hiện nay có thể thỏa mãn tất cả các phương tiện cơ giới đường bộ) hoặc cấp tương đương thì không được cắm biển tải trọng. Các cầu khác, tùy theo kết quả kiểm định để cắm biển hạn chế tải trọng cho phù hợp. Đối với các biển báo hiệu khu đông dân cư, chỉ cắm biển báo hiệu ở những nơi thực sự đông dân cư sinh sống, nơi có thể gây ảnh hưởng đến lưu thông của các phương tiện giao thông. Tuyệt đối không được cắm các biển này theo "vị trí quy hoạch địa giới hành chính của thành phố, thị xã, thị trấn mà ở đó dân cư còn thưa thớt". Đối với khu vực đông dân cư phải cắm một biển "Bắt đầu khu đông dân cư" và một biển "hết khu đông dân cư" để người tham gia giao thông có đầy đủ thông tin. Đối với biển báo thông tin về tốc độ, là một loại biển không có trong Điều lệ báo hiệu đường bộ 22 TCN 237-01, các đơn vị quản lý đường bộ không được lạm dụng cắm tràn lan, chỉ cắm ở những nơi thật sự cần thiết với khoảng cách từ 30-50km. Đối với biển quy định tốc độ tối đa cho phép, chỉ cắm ở những nơi thật sự nguy hiểm như: đoạn đường cong liên tục, đèo dốc, điểm đen cần phải hạn chế tốc độ liên tục 24/24 giờ. Với biển báo thông tin tốc độ, giá trị tốc độ tối đa cho phép và khoảng cách cắm biển tương ứng phải phù hợp và đủ dài để các phương tiện có khả năng điều chỉnh tốc độ theo quy định của biển báo. Sau khi hết biển yêu cầu về hạn chế tốc độ, phải cắm biển "hết hạn chế tốc độ tối đa". Những trường hợp khác có thể thay thế bằng biển "đi chậm", biển "nguy hiểm khác" hoặc các biển cảnh báo phù hợp. 109 Song song với việc rà soát các điểm để lắp đặt các biển báo phù hợp, Cục Đường bộ Việt Nam và Sở Giao thông Vận tải Tuyên Quang cần tiếp tục rà soát những biển báo không phù hợp với tình hình đường, cầu, cống tạo thuận lợi cho phương tiện GTĐB được lưu thông thuận lợi đặc biệt là các phương tiện là ô tô vận tải hàng hóa. Tất cả các biển báo hạn chế tải trọng cầu do nhà thầu thi công lắp đặt theo hồ sơ thiết kế phải được gỡ bỏ ở những cầu xây dựng thiết kế tải trọng H30-XB80, HL93. Các biển hạn chế tốc độ trong các khu đô thị cũng phải được xem xét đánh giá và gỡ bỏ vì khi phương tiện tham gia giao thông vào đường trong đô thị thì nghiễm nhiên phải chấp hành quy định tốc độ của đường đô thị là 40km/h. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể xã hội, tổ chức chính trị các cơ quan chức năng trong toàn tỉnh cần tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành quản lý bảo vệ và lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ. Xác định công tác bảo vệ hành lang an toàn đường bộ là nhiệm vụ trọng tâm để lãnh đạo, chỉ đạo và xây dựng kế hoạch. Rút kinh nghiệm trong việc thực hiện, phát huy những mặt đạt được, khắc phục các thiếu sót trong chỉ đạo điều hành. Nâng cao năng lực QLNN về đất đai, xây dựng. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý sử dụng đất đai, xây dựng nhà ở, lều quán, xây dựng khu công nghiệp, khu dân cư, khu kinh tế dọc các tuyến đường bộ, đấu nối đường nhánh trực tiếp vào các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, phát hiện và xử lý kiên quyết, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật đất đai, pháp luật xây dựng như: Lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ, lấn chiếm đất công, sử dụng đất sai mục đích, chuyển nhượng đất trái phép, trồng cây lâu năm trên đất dành cho hành lang an toàn đường bộ, xây các công trình không phép, sai phép, vi phạm quy hoạch đã được công bố. Chấm dứt tình trạng xử phạt nhưng vẫn cho công trình tồn tại. 110 3.2.6. Nâng cao phẩm chất đạo đức chính trị và chuyên môn kỹ thuật cho lực lượng làm nhiệm vụ Nâng cao phẩm chất đạo đức chính trị và chuyên môn kỹ thuật cho lực lượng làm nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ mà ở đây là Cảnh sát giao thông và Thanh tra giao thông là lực lượng chính. Các lực lượng làm công tác xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ cần không ngừng nâng cao trình độ, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức của người thi hành công vụ, đảm bảo phát hiện kịp thời và xử lý mọi hành vi vi phạm một cách nghiêm minh, triệt để để giáo dục, răn đe và phòng ngừa, đồng thời tránh được các biểu hiện tiêu cực. Nếu mọi hành vi vi phạm pháp luật đều được xử lý nghiêm minh, triệt để, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ sẽ được nâng cao, các hành vi vi phạm pháp luật sẽ giảm và đó là yếu tố quan trọng có tác dụng tuyên truyền giáo dục người tham gia giao thông, đồng thời làm ổn định TTATGT, giảm thiểu tai nạn giao thông. Công an tỉnh Tuyên Quang trong những năm vừa qua đã chú trọng xây dựng phong cách người chiến sỹ CSGT vì nhân dân phục vụ, nâng cao tinh thần trách nhiệm trước yêu cầu nhiệm vụ trước tình hình mới; xây dựng tư thế, lễ tiết tác phong, thái độ phục vụ nhân dân, tăng cường công tác dân vận, xây dựng mói quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân trong thực hiện công tác chuyên môn, Cán bộ cơ sở tiếp dân phải nắm rõ các văn bản luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn, Thông tư liên ngành liên qua đến GTĐB để giái đáp thắc mắc, yêu cầu của người dân. Đảm bảo yếu tố nghiêm minh, công bằng, chính xác, mọi thủ tục xử phạt VPHC, điều tra TNGT phải niêm yết công khai tại trụ sở làm việc, Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự khi tuần tra phát hiện vi phạm phải tuân thủ 6 điều bác Hồ dạy công an nhân dân, đứng chốt vị trí quang đãng, người dân dễ quan sát, giám sát hành vi của người thi hành công vụ, có tác 111 phong thân thiện lịch sự, kiên quyết, hiểu biết, thấu tình đạt lý nhằm lấy lại niềm tin và xây dựng hình ảnh đẹp về người chiến sỹ Cảnh sát nhân dân. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 Qua thực trạng vi phạm pháp luật GTĐB tại tỉnh Tuyên Quang đã được nêu tại Chương 2 của Luận văn, có thể thấy được số lượng các vụ vi phạm pháp luật GTĐB trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có chiều hướng gia tăng về số vụ vi phạm, tính nguy hiểm của TNGTĐB, được tổng hợp qua số người chết và bị thương hàng năm do vi phạm GTĐB. Đây có lẽ là một trong những bài toán chưa có đáp số, khó tìm lời giải trong việc ngăn chặn, đẩy lùi vi phạm và kiềm chế TNGTĐB, là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả QLNN trong lĩnh vực này. Những hạn chế đó cũng đã làm cho hiệu lực pháp luật GTĐB không được đảm bảo, trật tự, kỷ cương không được giữ vững. Trên khắp những nẻo đường, tuyến phố khắp các địa phương trong tỉnh Tuyên Quang vẫn phổ biến diễn ra tình trạng xây dựng, lấn chiếm và tái lấn chiếm vỉa hè, lòng đường gây tình trạng lộn xộn trong xây dựng, khai thác và sử dụng và bảo bệ kết cấu hạ tầng GTĐB. Do vậy, với một số giải pháp hạn chế vi phạm pháp luật giao thông đường bộ, nâng cao hiệu quả công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, cơ quan chức năng trong việc tìm giải pháp hạn chế vi phạm pháp luật, nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB cũng như việc tuyên truyền giáo dục phạm pháp luật GTĐB một cách có hiệu quả, đồng thời đưa pháp luật GTĐB đi vào đời sống nhân dân, cải tạo và phát triển cơ sở hạ tầng GTĐB tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Tuyên Quang cũng như có cơ sở hạ tầng GTĐB thuận lợi đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển đất nước. 112 KẾT LUẬN Giao thông đường bộ có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và nhu cầu đi lại của nhân dân. Nhận thức được vai trò to lớn của hoạt động giao thông đường bộ, Đảng bộ và lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang đã quan tâm sâu sắc đến việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng và nâng cao nhiều hoạt động vì mục tiêu trật tự an toàn giao thông. Tuy nhiên, tình hình TTATGT đường bộ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang hiện nay diễn biến khá phức tạp và các cơ quan chức năng còn nhiều việc phải làm: Hệ thống đường bộ tuy được xây dựng nhiều tuyến mới nhưng nhiều đoạn đã xuống cấp chưa được đầu tư sửa chữa. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ nhất là ô tô và xe máy tăng nhanh dẫn đến mật độ giao thông quá lớn trên đường nhất là nơi tập trung đông dân cư. Nhận thức của người tham gia giao thông còn kém do vậy tình trạng vi phạm Luật Giao thông đường bộ diễn ra mang tính phổ biến mọi lúc, mọi nơi. Trong thời gian tới, với sự phát triển toàn diện về mọi mặt của tình hình kinh tế - xã hội, sẽ không tránh khỏi hệ luỵ kéo theo sự nảy sinh nhiều hơn những vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Vì vậy, một thực tế khách quan đang đòi hỏi phải không ngừng hoàn thiện về lý luận và thực tiễn về hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Từ những yêu cầu bức xúc về lý luận và thực tiễn, đồng thời để tìm ra những giải pháp có căn cứ tác giả đã tập trung nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề chính sau đây: 1. Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và với việc sử dụng tổng hợp các biện pháp nghiên cứu trên cơ sở các nguồn tài liệu đã thu thập được tác giả đã phân tích đánh giá làm rõ những vấn đề lý luận về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tiến tới làm cơ sở cho quá trình tiến 113 hành xem xét, đánh giá trong hoạt động thực tiễn xử phạt trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. 2. Trên cơ sở những vấn đề lý luận đã được nghiên cứu luận văn đã tập trung đi sâu khảo sát phân tích làm rõ thực trạng công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015. Với cách tiếp cận từ những vấn đề có liên quan tác động ảnh hưỏng đến hoạt động xử phạt, luận văn tập trung đi sâu phân tích làm rõ thực trạng tình hình vi phạm pháp luật giao thông. Làm rõ diễn biến tình hình vi phạm, hành vi vi phạm, thời gian địa điểm vi phạm, đối tượng gây ra vi phạm Kết quả nghiên cứu đã cho phép rút ra những nguyên nhân của tình hình vi phạm pháp luật về TTATGT đường bộ và cần phải áp dụng các biện pháp xử phạt là những căn cứ quan trọng về thực tiễn làm cơ sở đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác xử phạt của Cảnh sát Giao thông và quan trọng hơn là phục vụ việc phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm trong những năm tới. 3. Từ thực trạng hoạt động xử phạt vi phạm hành chính về TTATGT đường bộ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, luận văn đã đi sâu nghiên cứu khảo sát, phân tích, đánh giá làm rõ thực trạng việc tổ chức hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh từ năm 2010 đến 2015. Đặc biệt luận văn đã chú trọng nghiên cứu làm rõ những nội dung công việc mà đội ngũ cán bộ Phòng CSGT tỉnh đã làm. Với kết quả nghiên cứu đó, trên thực tiễn tác giả đã chỉ rõ những ưu điểm, tồn tại, nguyên nhân của tồn tại này. Đây cũng là một trong những cơ sở để đề ra các giải pháp sau này. 4. Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh trong những năm qua tác giả đã đưa ra một số dự báo khoa học về tình hình vi phạm pháp luật giao thông đường bộ trong những năm tới cần phải 114 áp dụng biện pháp xử phạt. Bằng những cơ sở khoa học về lý luận và thực tiễn tác giả khẳng định trong những năm tới tình hình vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang chưa thể giảm và chưa ổn định, công tác xử phạt còn gặp nhiều khó khăn nhất định về nhiều mặt. 5. Cuối cùng, với những kết luận về nguyên nhân tồn tại, những dự báo tình hình vi phạm hành chính về TTATGT trong những năm tới, luận văn đã đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm góp phần cùng cơ quan chức năng nâng cao từng bước chất lượng, hiệu quả công tác xử phạt vi phạm hành chính về TTATGT phục vụ các hoạt động nghiệp vụ của ngành trong đấu tranh phòng chống tội phạm. Tác giả luôn hi vọng và mong muốn kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ có những đóng góp tích cực về mặt lý luận và thực tiễn đối với lực lượng Cảnh sát giao thông Tuyên Quang trong việc phòng ngừa, phát hiện đấu tranh chống vi phạm trong thời gian tới. Trong quá trình nghiên cứu làm bài, tác giả đã cố gắng phân tích, đánh giá, tổng hợp, rút ra những kết luận cho từng khâu để làm căn cứ cho việc đề xuất ý kiến. Do những hạn chế về mặt chủ quan và khách quan chắc chắn vấn đề nghiên cứu của Luận văn còn nhiều hạn chế. Kính mong nhận được sự góp ý để Luận văn được hoàn thiện hơn./. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tình hình đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang các năm 2010.2011.2012.2013.2014.2015. 2. Bộ Công an, Viện chiến lược và khoa học công an (2005), Từ điển Công an nhân đân Việt Nám Nxb, CAND Hà Nội. 3. Bộ Công an (2010), Thông tư 38/2010/TT-BCA quy định việc thông báo người có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông. 4. Bộ Công an (2014), Thông tư 45/2014/TT-BCA hướng dẫn Nghị định số 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. 5. Bộ Tài chính (2003), Thông tư 15/2003/TT-BTC hướng dẫn phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô bị tạm giữ do vi phạm trật tự ATGT. 6. Bộ Tài chính (2013), Thông tư 153/2013/TT-BTC quy định thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của lực lượng xử phạt vi phạm hành chính. 7. Bộ Tài chính (2014), Thông tư 105/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư 153/2013/TT-BTC về thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của lực lượng xử phạt vi phạm hành chính. 8. Bộ Tư pháp (2011), Tờ trình số 20/TTr-BTP báo cáo Thủ tướng Chính phù về Dự án Luật Xử lý vi phạm hành chính. 9. Chính phủ (2010), Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. 10. Chính phủ (2011), Nghị định số 33/2011/NĐ-CP về sửa đổi một số nội dung Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. 11. Chính phủ (2012), Nghị định số 71/2012/NĐ-CP về sửa đổi một số nội dung Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. 12. Chính phủ (2013), Nghị định 112/2013/NĐ-CP quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất. 13. Chính phủ (2013), Nghị định 115/2013/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính; 14. Chính phủ (2013), Nghị định 165/2013/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường. 15. Chính phủ (2013), Nghị định 166/2013/NĐ-CP quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. 16. Chính phủ (2013), Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/3/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. 17. Chính phủ (2014), Nghị định 107/2014/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. 18. Chính phủ (2016), Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2916 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (có hiệu lực từ ngày 01/8/2016). 19. Nguyễn Văn Đô (2007), Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội; 20. Bùi Xuân Đức (2006), Về vi phạm hành chính và hình thức xử phạt vi phạm hành chính: Những hạn chế và giải pháp đổi mới, Tạp chí Nhà nước và pháp luật. 21. Trần Sơn Hà (2011), cải cách thủ tục hành chính trong xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam đến năm 2020, Luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội. 22. Phạm Trung Hòa (2008), xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông ở Việt Nam, Luận văn Hành chính công, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 23. Học viện hành chính quốc gia (1996), Cưỡng chế hành chính, Nxb Thế giới. 24. Nguyễn Thị Hổi, Áp dụng Pháp luật ở Việt Nam hiện nay – một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb tư pháp, Hà Nội 25. Nguyễn Mạnh Hùng (2006), Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về giao thông đường bộ cần được áp dụng như thế nào, Tạp chí Luật học. 26. Trần Minh Hương (2006), Biện pháp xử phạt hành chính khác, Tạp chí Quản lý Nhà nước. 27. Luật khiếu nại, tố cáo 2011 28. Luật giao thông đường bộ năm 2001. 29. Luật giao thông đường bộ năm 2008 (thay thế Luật Giao thông đường bộ năm 2001). 30. Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 31. Luật thanh tra 2010 32. Trần Văn Luyện, Một số vấn đề công tác đảm bảo TTATGTĐB, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 33. Luận văn Thạc sỹ Luật học của Nguyễn Ngọc Bích (2003), Hoàn Thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên, Trường đại học Luật Hà Nội. 34. Luận văn Thạc sỹ Luật học của Nguyễn Quang Huy (2007), Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông qua thực tế tỉnh Thái Nguyên, Đại học quốc gia Hà Nội. 35. Luận văn Thạc sỹ Luật học của Hồ Thanh Hiền (2012), Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ qua thực tế thành phố Đà Nẵng, ĐẠi học quốc gia Hà Nội. 36. Luận văn Thạc sỹ Luật học của Nguyễn Văn Minh (2012), Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Đại học quốc gia Hà Nội. 37. Luận văn Thạc sỹ Luật học của Vũ Thanh Nhàn (2009), Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay – Một số vấn đề về lý luận thực tiễn và phương hướng hoàn thiện, Trường Đại học Luật Hà Nội. 38. TS. Đinh Văn Mậu (2008), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Khoa Luật ĐHQG Hà Nội. 39. Nguyễn Văn Thạch (1997), Trách nhiệm hành chính – Lý luận và thực tiễn, Chuyên đề Hội thảo về giao thông, Hà Nội. 40. GS.TS Phạm Hồng Thái, Giáo trình Lý luận chung về Nhà Nước và Pháp luật, Nxb Tổng Hợp, Đồng Nai. 41. GS.TS Nguyễn Cửu Việt (2008), Giáo Trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 42. Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp (1980), Xử phạt vi phạm hành chính, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (mã số 85 98 008), Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_xu_phat_vi_pham_hanh_chinh_trong_linh_vuc_giao_thon.pdf
Luận văn liên quan