Luận văn Xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ- Thực trạng và giải pháp

Góp phần vào nỗ lực của ngành thủy sản, luận văn đã tập trung làm rõ đặc điểm thị trường Mỹ và những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ; đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam hiện nay trên thị trường này. Từ những phân tích đó, luận văn đã kiến nghị những giải pháp ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Nhà nước phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật để tạo ra môi trường pháp lý thông thoáng cho các doanh nghiệp nói chung và XKTS nói riêng, xây dựng một chiến lược TSXK đồng bộ từ khâu giống, tạo nguồn nguyên liệu chất lượng cho đến chế biến và đẩy mạnh xuất khẩu, hỗ trợ cho các doanh nghiệp XKTS trong các hoạt động xúc tiến thương mại, thông tin thị trường và giải quyết các vấn đề tranh chấp thương mại.

pdf123 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 7821 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ- Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ta đã thuê hãng luật đứng thứ năm của Mỹ - Công ty White & Case, chi phí tiền thuê luật sư rất cao từ 400 - 450 USD/giờ [38, tr. 21]. + Các cơ quan đại diện ở nước ngoài của Chính phủ (VASEP, VINATRADEUSA) cần giúp đỡ các doanh nghiệp XKTS về mặt cung cấp thông tin, nhất là những thông tin liên quan đến việc nước ngoài khiếu kiện doanh nghiệp XKTS Việt Nam và thông tin liên quan đến những luật sư giỏi trên thị trường Mỹ có khả năng giúp đỡ cho các doanh nghiệp thắng kiện. + Các cơ quan hữu quan của Chính phủ và phương tiện thông tin cần tuyên truyền tình hình để tăng cường lòng tin của doanh nghiệp theo đuổi vụ kiện. Hai là, để ngăn chặn xu thế khiếu kiện bán phá giá gia tăng trên thị trường Mỹ, một việc làm cấp bách là Nhà nước cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền và đào tạo để các doanh nghiệp XKTS hiểu một cách đầy đủ và sâu sắc về Hiệp định chống bán phá giá của WTO, của Mỹ; về quyền của họ đối với việc tiến hành điều tra áp dụng thuế chống bán phá giá, nghĩa vụ tham gia của họ trong tiến trình điều tra để từ đó doanh nghiệp hiểu được mình nên làm gì và phải làm như thế nào khi hàng xuất khẩu của mình bị Mỹ điều tra chống bán phá giá có các biện pháp phòng ngừa trước. Đồng thời, nhanh chóng bồi dưỡng các chuyên gia thông thạo các quy tắc của mậu dịch quốc tế và hoạt động thương mại quốc tế, tổ chức để các chuyên gia giỏi kể cả việc mời chuyên gia nước ngoài đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ quản lý cho các doanh nghiệp và luật sư lành nghề, từ đó hình thành những tổ chức chuyên phục vụ ứng phó với các tranh chấp về ngoại thương, bao gồm một đội ngũ luật sư, kế toán, nhà kinh tế và chuyên gia chuyên sâu về vấn đề này để tư vấn cho doanh nghiệp và hỗ trợ cho Chính phủ khi vụ kiện xảy ra. Ba là, ngoài việc giúp đỡ các doanh nghiệp XKTS Việt Nam đối phó với các rào cản về chống bán phá giá trên thị trường Mỹ thì Nhà nước cần có những biện pháp khác để khắc phục tình trạng chống bán phá giá xảy ra như: - Cần đẩy mạnh tiến trình gia nhập vào WTO để có thể dựa vào các quy tắc của tổ chức này nhằm đối phó với nước ngoài thực hiện biện pháp chống bán phá giá đối với hàng XKTS của Việt Nam. - Nhà nước tích cực triển khai việc đàm phán song phương, đa phương để tranh thủ nhiều nước thừa nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường. Luật chống bán phá giá của Mỹ cũng như các nước khác quyết định các nước không thực hiện nền kinh tế thị trường trong quá trình điều tra một vụ kiện chống bán phá giá sẽ bị đối xử như sau: Giá trị thị trường trên thị trường xuất khẩu hàng hóa đó không được thừa nhận, mà sẽ được xác định trên cơ sở giá trên giá trị sản phẩm tính toán trong nước thứ ba (nước tương tự) có nền kinh tế thị trường. Điều này sẽ rất bất lợi cho chúng ta chính vì vậy, Nhà nước cần tích cực tuyên truyền để các nước có cách nhìn nhận khác đối với sự vận hành của nền kinh tế Việt Nam. Bốn là, cần học tập những kinh nghiệm về chống bán phá giá của Trung Quốc, một trong những yếu tố rất quan trọng có ảnh hưởng đến thành công của việc giải quyết các vụ bán phá giá đó là sự phối hợp một cách chặt chẽ giữa các bên có liên quan như: Bộ, ngành với các nhà sản xuất, các hiệp hội, doanh nghiệp và hội bảo vệ người tiêu dùng. Điều này thể hiện rõ nhất từ vụ kiện bán phá giá nước táo cô đặc của Trung Quốc vào thị trường Mỹ. 3.1.2.5. Nhà nước cần xây dựng chiến lược sản phẩm thủy sản xuất khẩu Thực tiễn trong những năm qua cho thấy bên cạnh những thành tựu đạt được của ngành thủy sản thì cũng bộc lộ khuynh hướng tự phát trong việc nuôi trồng, khai thác manh mún, làm mất cân đối ở lĩnh vực nuôi trồng, chế biến dẫn đến sự ô nhiễm môi trường, dịch bệnh tràn lan, cạn kiệt nguồn lợi thủy sản… Điều này không những ảnh hưởng đến hoạt động XKTS sang Mỹ, gây mất niềm tin cho các nhà nhập khẩu Mỹ và người tiêu dùng mà tiềm năng, nguồn lợi thủy sản không được khai thác có hiệu quả. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là sự chậm trễ và yếu kém trong quy hoạch, chưa xây dựng được chiến lược sản phẩm TSXK. Muốn phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững đáp ứng đòi hỏi của Mỹ về việc thực hiện ATVSTP một cách hệ thống từ "ao nuôi đến bàn ăn" thì tất yếu phải xây dựng được một chiến lược sản phẩm TSXK bằng cách quy hoạch một cách khoa học. Đây là giải pháp nâng cao vai trò quản lý thủy sản của Nhà nước và là giải pháp nhằm làm cơ sở và định hướng, từng bước tạo kịp tên tuổi và khẳng định uy tín của Việt Nam trên thị trường quốc tế nói chung và thị trường Mỹ nói riêng. Cụ thể: * Xây dựng chiến lược giống thủy sản ở tầm quốc gia Để định hướng phát triển thủy sản theo hướng có hiệu quả nhất, giảm thiểu tính tùy tiện trong sử dụng giống, kiểm soát dịch bệnh và phòng chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản, cần: + Đẩy mạnh việc triển khai Quyết định số 112/2004/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển giống thủy sản đến năm 2010. Coi giống là khâu then chốt, cần đột phá. Tập trung chỉ đạo sản xuất, lưu thông giống, đảm bảo đủ giống sạch bệnh, cơ cấu phù hợp, đa dạng đúng mùa vụ, giá hợp lý hình thành cơ cấu nhóm thủy sản chủ lực phục vụ cho nuôi TSXK. + Hoàn thiện và từng bước hiện đại hóa hệ thống sản xuất giống thủy sản hàng hóa, xây dựng trung tâm giống thủy sản quốc gia để tạo giống đa dạng, có giá trị kinh tế và xuất khẩu phục vụ phát triển nuôi trồng ở các vùng sinh thái nước ngọt, nước mặn, nước lợ. + Phát triển các trạm giống thủy sản của các vùng để hỗ trợ cho trung tâm giống thủy sản quốc gia trong việc lưu trữ gien các loại thủy sản bản địa đặc trưng của khu vực, cung cấp giống hậu bị, chuyển giao công nghệ sản xuất giống địa phương. + Tăng cường hợp tác nghiên cứu với các nước có công nghệ cao trong khu vực nhất là công nghệ di truyền, chọn giống, công nghệ sinh học, công nghệ xử lý môi trường, công nghệ chuẩn đoán và phòng trừ dịch bệnh. * Xây dựng chiến lược nguyên liệu thủy sản bền vững Để đạt được những phương hướng lớn và nhiệm vụ trong XKTS sang Mỹ cũng như sang tất cả các thị trường thì cần phải giải quyết vấn đề nguyên liệu thủy sản cho chế biến xuất khẩu một cách bền vững. Cụ thể: Thứ nhất, cần quy hoạch một cách cụ thể về việc phát triển nuôi trồng và khai thác thủy sản. Đối với nuôi trồng thủy sản: + Tiếp tục thực hiện chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản đến 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 224/1999/QĐ-TTg. Để đảm bảo phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững cần phải tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước trong nuôi trồng thủy sản. + Nhà nước cần nhanh chóng quy hoạch và đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, quy mô lớn, công nghệ tiên tiến theo mô hình sinh thái bền vững. Rà soát quy hoạch các vùng nuôi trồng thủy sản, quy hoạch lại theo tinh thần Nghị quyết 09/2000/NQ-CP về chuyển đổi mục đích nông nghiệp không hiệu quả cao sang nuôi trồng thủy sản. Quy hoạch thủy lợi cho nuôi trồng thủy sản, sử dụng đất và mặt nước còn hoang dã, đất cát ven biển miền Trung để nuôi trồng thủy sản, bảo vệ môi trường sinh thái, tái tạo nguồn lợi thủy sản. + Tập trung xây dựng và tổ chức triển khai tiêu chuẩn vùng nuôi an toàn (sạch bệnh không có thuốc, hóa chất bị cấm) mô hình nuôi sạch và hướng dẫn các địa phương cơ sở thực hiện. Tổng kết, rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình nuôi GAP tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh ở miền Trung. + Tuyên truyền cho người sản xuất hiểu biết và tự kiểm soát vùng nuôi trong quá trình sản xuất. Tổ chức tốt việc kiểm tra chất lượng, kiểm dịch giống, thức ăn, thuốc phòng bệnh cho tôm. Xây dựng các mô hình tổ chức sản xuất, các hợp tác xã, các tổ hợp tác, các câu lạc bộ, các chi hội nuôi trồng thủy sản… Cùng sản xuất, cùng quản lý, cùng kiểm soát vùng nuôi, tiếp cận các vùng nuôi trồng thủy sản. Đối với khai thác thủy sản: + Tiếp tục hoàn chỉnh chương trình đánh bắt xa bờ song chú ý đến tính đồng bộ của việc thực hiện chương trình này là không chỉ đầu tư vào tàu có khả năng đánh bắt xa bờ mà còn phải đầu tư đồng bộ cho tàu có khả năng chế biến và bảo quản thủy sản xa bờ. + Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cho việc đánh bắt như: bến cảng, công trình điện - nước, cung cấp nhiên liệu, tổ chức lại và nâng cấp các cơ sở cơ khí. Đóng, sửa chữa tàu thuyền, khai thác hải sản, xây dựng cảng và hệ thống dịch vụ cho xuất khẩu ở một số vùng trọng điểm. + Mở rộng hợp tác với các nước có nghề cá phát triển, tận dụng mọi khả năng về vốn, công nghệ để liên doanh hợp tác khai thác xa bờ. Thứ hai, đảm bảo VSATTP theo qui định của thị trường Mỹ, tăng cường công tác quản lý kiểm tra giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm nhằm đáp ứng đúng tiêu chuẩn HACCP, tránh dư lượng kháng sinh, đấu tranh với tình trạng đưa các tạp chất vào nguyên liệu thủy sản. Tăng cường thẩm quyền của Trung tâm kiểm tra chất lượng và VSATTP. Nhà nước đẩy mạnh sự phối hợp giữa các tổ chức xã hội, hiệp hội (như VASEP, hội nghề cá Việt Nam, câu lạc bộ địa phương...), tham gia thực hiện các chương trình đề án phát triển sản xuất và XKTS trong thời gian tới, cần tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị 07/2002/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý thuốc kháng sinh hóa chất trong sản xuất và lưu thông thủy sản. * Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm TSXK Việt Nam Trong buổi tọa đàm về thương hiệu do ngành thủy sản tổ chức đã khẳng định việc xây dựng thương hiệu thủy sản là rất cần thiết không thể chần chừ. Theo Ông Nguyễn Hữu Dũng (Chủ tịch Hiệp hội VASEP) cho biết: Hiện nay nhiều mặt hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới nhưng điều đáng buồn là khách hàng hầu như không biết đó là của các doanh nghiệp Việt Nam. Bởi hầu hết các doanh nghiệp chưa có thương hiệu riêng cho sản phẩm của mình mà xuất khẩu chủ yếu dưới nhãn hiệu của nhà nhập khẩu [59]. Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề này trong điều kiện hội nhập, một mặt Bộ Thủy sản khuyến khích các doanh nghiệp XKTS xây dựng và phát triển thương hiệu riêng cho TSXK của mình, mặt khác vì phần lớn các doanh nghiệp XKTS Việt Nam hiện nay là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, còn hạn chế khả năng tài chính để xây dựng và quảng bá thương hiệu của mình ở nước ngoài, do đó ngành thủy sản đã chủ trương xây dựng thương hiệu cấp quốc gia cho một số sản phẩm thủy sản chủ lực của Việt Nam. Việc xây dựng thương hiệu cấp quốc gia cho sản phẩm TSXK có ý nghĩa rất to lớn: tăng cường sự hiểu biết của các nhà nhập khẩu thủy sản, người tiêu dùng về hàng thủy sản Việt Nam; góp phần nâng cao sức cạnh tranh của hàng TSXK trên thị trường nước ngoài; xây dựng niềm tin vào hàng XKTS Việt Nam; xây dựng tính cộng đồng của doanh nghiệp XKTS, hướng các doanh nghiệp XKTS Việt Nam phát triển thương hiệu thủy sản quốc gia một cách bền vững. Nhận xét về vấn đề này, ông Jonathan Stamell - đại diện công ty Stamell và Associates của Mỹ (chuyên gia về phát triển thương hiệu) cho rằng trong điều kiện hiện nay của ngành thủy sản Việt Nam, việc xây dựng thương hiệu quốc gia sẽ có nhiều thuận lợi hơn. Ví dụ: Đối với thị trường Mỹ, người Mỹ chỉ biết về Việt Nam chứ không biết về các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó thương hiệu quốc gia sẽ mang lại hiệu quả xa hơn, bền vững hơn. Đây cũng là bước đầu tiên để tiếp cận thị trường khó tính như Mỹ [59]. Hội nghị về chất lượng và thương hiệu cá tra, cá basa do Bộ Thủy sản tổ chức từ ngày 14 - 16/12/2004 đã đi đến thống nhất việc xây dựng thương hiệu cấp quốc gia cho hai loại cá này, theo đó cá tra sẽ có tên là Pangasius, cá basa là basa pangasius [52]. Theo Bộ Thương mại Việt Nam, từ năm 2006 - 2010, Việt Nam sẽ đầu tư 1,4 tỷ VND (khoảng 88.600 USD) để xây dựng thương hiệu cho mặt hàng tôm. Gần đây nhất, Việt Nam đã rót 700 triệu VND (khoảng 44.300 USD) vào hoạt động quảng cáo thương mại và xây dựng thương hiệu cho cá ngừ [54]. 3.2.2. Nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp 3.2.2.1. Tăng cường nghiên cứu thị trường Mỹ Qua phân tích về thực trạng hoạt động XKTS của Việt Nam trong thời gian qua vào thị trường Mỹ đã cho thấy có rất nhiều những khó khăn trong việc thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản tăng nhanh về kim ngạch và tốc độ tăng trưởng. Một trong những khó khăn hàng đầu được phản ánh từ phía các doanh nghiệp đang xuất khẩu hàng thủy sản vào thị trường Mỹ là khả năng hiểu biết về thị trường Mỹ còn rất hạn chế. Để có thể chủ động đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản vào Mỹ, đồng thời đối phó và vượt qua các rào cản thương mại thì cần phải tăng cường nghiên cứu thị trường để hiểu rõ hơn về thị trường Mỹ và để cho các nhà nhập khẩu hiểu rõ về hàng hóa và doanh nghiệp mình. Các vấn đề cơ bản mà doanh nghiệp cần nghiên cứu về thị trường Mỹ là: - Hệ thống chính trị, Luật thương mại của Mỹ, những qui định điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp Mỹ trong Luật thương mại Mỹ, cùng với những điểm khác biệt so với Luật thương mại Việt Nam. Ngoài ra, cần phải nắm vững được luật và các qui định về thuế và hải quan của Mỹ như danh bạ thuế, chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập, qui định về xuất xứ hàng nhập khẩu, qui định về nhãn hiệu hàng hóa nhập khẩu, cơ sở tính thuế hải quan… Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không thành công được trên thị trường Mỹ nếu không nghiên cứu hệ thống hàng rào phi thuế quan với những qui định chi tiết về danh mục hàng hóa hạn chế nhập khẩu, cấm nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, Luật đối kháng, Luật thuế chống bán phá giá của Mỹ. - Nắm vững thông tin về hệ thống phân phối thủy sản của thị trường Mỹ, về đối thủ cạnh tranh. Việc nắm thông tin về đối thủ cạnh tranh không chỉ dừng lại ở việc xem xét những mặt hàng xuất khẩu của họ mà phải xem xét hệ thống phân phối và những biện pháp nâng cao sức cạnh tranh hàng thủy sản. Hiện nay nhiều doanh nghiệp chủ yếu dành cho đoàn đi khảo sát thị trường Mỹ. Việc nghiên cứu này là cần thiết nhưng sẽ phải chi phí đáng kể về thời gian và tiền bạc. Mặt khác, việc thực hiện chuyến đi khảo sát ở thị trường nước ngoài là rất tốn kém và nếu không được chuẩn bị tốt về nội dung, phương pháp cũng sẽ mang lại hiệu quả không cao. Đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, phạm vi về mặt hàng hóa và thị trường còn hạn chế có thể sử dụng các kỹ năng và phương pháp nghiên cứu thị trường thông qua các phương pháp phân tích thống kê kinh tế từ các nguồn tài liệu có thể thu thập được ở trong nước như từ các tạp chí thủy sản, tạp chí thương mại, chuyên đề; và các tổ chức như: VASEP, Bộ Thủy sản, Bộ Thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Mỹ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đặc biệt là qua Internet, vì qua mạng Internet có rất nhiều thông tin và chính sách, thậm chí cả các đơn đặt hàng từ phía doanh nghiệp nước ngoài. Đồng thời, có thể kết hợp sử dụng các phương pháp chuyên gia, sử dụng các cộng tác viên ở nước ngoài, hoặc thuê khoán chuyên gia tư vấn trong hiệp hội ngành hàng, câu lạc bộ mà doanh nghiệp tham gia. 3.2.2.2. Tăng cường hoạt động xúc tiến xuất khẩu vào thị trường Mỹ Một trong những giải pháp quan trọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp XKTS Việt Nam tại thị trường Mỹ trong giai đoạn tới năm 2010 là xúc tiến xuất khẩu. Trên thị trường Mỹ không phải bất cứ doanh nghiệp xuất khẩu nào có được hàng hóa chất lượng cao, giá rẻ hơn là có thể tiêu thụ và cạnh tranh được ở đây. Chỉ có yếu tố lợi thế về chất lượng và giá cả TSXK chưa đủ mà doanh nghiệp cần phải biết cách xây dựng uy tín, thương hiệu có tiếng, hình ảnh tin cậy của hàng hóa mình thông qua việc sử dụng các phương tiện thông tin, quảng cáo, hội chợ triển lãm,… một cách trung thực, khôn khéo để khách hàng đi đến quyết định mua hàng TSXK của doanh nghiệp. Để làm được điều này, các doanh nghiệp XKTS Việt Nam có thể tiến hành theo các hình thức sau đây: Thứ nhất, các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo. Đây là hình thức phổ biến có hiệu quả cao nhất trong xúc tiến xuất khẩu được tiến hành dưới các hình thức: Tivi, radio, báo, trang web, catalogue, pano, áp phích… Thứ hai, khai thác tối đa sự trợ giúp của Thương vụ Việt Nam tại Mỹ và Văn phòng thương mại Mỹ tại Việt Nam. Đây có thể coi là giải pháp hiệu quả nhất và tiết kiệm chi phí, phù hợp với năng lực của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay khi triển khai xúc tiến thương mại cho xuất khẩu. Nếu doanh nghiệp Việt Nam chú trọng khai thác tối đa sự trợ giúp của các lực lượng này vào hoạt động xúc tiến thương mại của mình thì chắc chắn hiệu quả sẽ rất cao trên thị trường Mỹ. Thứ ba, chủ động tìm kiếm đối tác, chào hàng thông qua việc tham gia các hội chợ triển lãm, hội nghị, hội thảo. Một trong những cách thâm nhập nhanh chóng vào thị trường Mỹ là tham gia các hội chợ, triển lãm. Theo đánh giá của các chuyên gia có tới 70 - 80% số hợp đồng làm ăn của các doanh nghiệp được ký kết thông qua các hội chợ triển lãm. Các doanh nghiệp XKTS Việt Nam nên tham gia các hội chợ quốc tế về ngành thủy sản được tổ chức tại các trung tâm thương mại lớn như New York, các thành phố lớn ở bang California, Miami, Dallas… hay tại các thủ phủ ngành nghề như đối với ngành thủy sản là ở Bang California, Boston, Francisco. Với sự tham gia của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, XKTS tại Mỹ, các nước nhập khẩu thủy sản vào Mỹ. Có thể nói, đây là nơi để doanh nghiệp thể hiện ưu thế về khả năng mọi mặt của mình: thu thập được thông tin tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh và sản phẩm của họ, cơ hội để quảng cáo và giới thiệu sản phẩm mới, tìm kiếm đối tác, xác định khách hàng tiềm năng và cách tiếp cận thị trường. Thứ tư, các doanh nghiệp XKTS cần xây dựng trang web trên mạng Internet nhằm quảng bá hình ảnh doanh nghiệp trên mạng. Thứ năm, tranh thủ sự tài trợ của Nhà nước bằng việc tham gia vào các đoàn của Chính phủ và của các Bộ về xúc tiến thương mại, chủ động chuẩn bị tham gia trưng bày giới thiệu hàng hóa và thiết lập các đầu mối giao dịch bán hàng tại trung tâm thương mại Việt Nam ở nước ngoài do Nhà nước đầu tư xây dựng. Thứ sáu, hoạt động thuê tư vấn và đào tạo. Thực trạng của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn rất yếu kém trong hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường xuất khẩu, các nghiệp vụ về ngoại thương…. Để cải thiện tình trạng này, doanh nghiệp cần coi trọng và có kế hoạch triển khai hoạt động thuê tư vấn và đào tạo về nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu, các tác nghiệp trong ngoại thương… bằng cách tận dụng sự trợ giúp của Chính phủ, của các cơ quan tư vấn hoặc của trường đại học ngoại thương. 3.2.2.3. Thiết lập các kênh phân phối xâm nhập vào thị trường Mỹ Việc thiết lập các kênh phân phối theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài có tầm quan trọng đối với doanh nghiệp xuất khẩu. Thực vậy, một doanh nghiệp muốn đi đến sự thành công trong hoạt động cạnh tranh xuất khẩu nhất thiết phải xây dựng, lựa chọn, hoàn thiện hệ thống phân phối cho các sản phẩm của doanh nghiệp mình. Có hai loại kênh phân phối chủ yếu trong kinh doanh XKTS tại Mỹ, là kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối gián tiếp. ở Mỹ hệ thống các cửa hàng bán sỉ và bán lẻ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân phối. Người tiêu dùng Mỹ hoàn toàn tin tưởng gần như tuyệt đối và có thói quen mua sắm tại các trung gian phân phối nổi tiếng. Đối với mặt hàng thủy sản chủ yếu được bán ở các chợ, siêu thị và nhà hàng. Với kênh phân phối trực tiếp doanh nghiệp có thể bán thủy sản trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng ở Mỹ nhưng loại kênh này ít được áp dụng và không phù hợp. Vì áp dụng loại kênh này doanh nghiệp khó có khả năng thực hiện hàng chuỗi tác nghiệp phức tạp, đa dạng và phải quá tốn kém trong đầu tư xây dựng mạng lưới phân phối từ đầu đến cuối. Hiệu quả sẽ không cao trong XKTS nhất là khi những doanh nghiệp xuất khẩu chưa đủ mạnh về năng lực cạnh tranh và tiềm lực tài chính. Thực trạng kinh doanh xuất khẩu của phần lớn doanh nghiệp XKTS Việt Nam vào Mỹ thường phải thông qua các khâu trung gian là các nhà tái chế, các nhà nhập khẩu hoặc các nhà bán buôn. Có nghĩa là chỉ giao dịch và bán hàng trực tiếp đến nhà nhập khẩu nước Mỹ, sau đó không còn liên quan đến mạng lưới phân phối trực tiếp ở nước Mỹ nữa với loại kênh phân phối đơn giản này doanh nghiệp khó có thể nâng cao được năng lực cạnh tranh xuất khẩu. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp XKTS không đủ khả năng để thiết lập mạng phân phối riêng. Chính vì thế trong những năm tới với khả năng hiện có, các doanh nghiệp XKTS Việt Nam vẫn tiếp tục hình thức xuất khẩu trực tiếp thông qua các trung gian phân phối của Mỹ vẫn là hình thức chủ yếu. Đây được xem là giải pháp hợp lý nhất để nâng cao uy tín của sản phẩm thủy sản Việt Nam khi các doanh nghiệp XKTS chưa đủ thế và lực. Khi đã có sự chuẩn bị các điều kiện cần thiết để bước vào cạnh tranh thực sự theo yêu cầu của hội nhập, các doanh nghiệp XKTS Việt Nam một mặt vẫn áp dụng các kênh phân phối gián tiếp, mặt khác chủ động từng bước tạo lập các cơ sở như: + Thiết lập đại lý tại Mỹ: Cách tốt nhất, các doanh nghiệp XKTS của Việt Nam nên chọn đại lý của mình tại Mỹ là các nhà nhập khẩu có uy tín. Việc lựa chọn như vậy giúp đỡ các doanh nghiệp XKTS có thể thâm nhập mạnh hơn vào thị trường Mỹ. + Thành lập trung tâm giao dịch XKTS tại Mỹ: Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xem xét phê duyệt dự án đầu tư ra nước ngoài của Xí nghiệp chế biến thủy sản Minh Phú (tỉnh Cà Mau). Theo dự án này, Xí nghiệp chế biến thủy sản Minh Phú sẽ xây dựng một trung tâm giao dịch xuất nhập khẩu thủy sản đông lạnh Việt Nam tại Mỹ, với tổng số đầu tư 500 nghìn USD, hoạt động trong vòng 25 năm. Đây là một mô hình thí điểm nhằm tạo ra một kênh phân phối trực tiếp. + Thành lập các công ty con, chi nhánh, kho ngoại quan tại Mỹ: Đã đến lúc các doanh nghiệp XKTS Việt Nam cần tính đến việc thành lập công ty con tại Mỹ để tham gia vào hệ thống phân phối tại thị trường này. Trước mắt, các công ty con này có thể trực tiếp nhập khẩu và cung ứng sản phẩm cho các nhà bán buôn và phân phối, dần dần vươn tới các hệ thống siêu thị bán lẻ hoặc nhà hàng. Như vậy, việc xây dựng các cơ sở của doanh nghiệp XKTS tại thị trường Mỹ nhằm tạo lập kênh phân phối trực tiếp trên cơ sở ứng dụng thương mại điện tử và đầu tư sản xuất kinh doanh tại thị trường xuất khẩu mục tiêu với cả hình thức đầu tư 100% vốn và liên doanh góp vốn ra nước ngoài. Có như vậy, doanh nghiệp mới thực sự đứng vững trên thị trường Mỹ, phát huy tối đa năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu. Đây chính là một trong những giải pháp trọng yếu để doanh nghiệp xuất khẩu giành thị phần xuất khẩu cao tại thị trường Mỹ. +Khai thác tốt lực lượng Việt kiều tại Mỹ: Hiện nay số lượng người Việt Nam đang sống và làm việc tại Mỹ khá đông với trình độ khoa học cao do được tiếp xúc với nền kinh tế hiện đại, cộng với sự am hiểu về luật pháp thì đây sẽ là một nguồn lực đáng kể cho các doanh nghiệp Việt Nam, chú trọng thu hút và tận dụng trong việc hợp tác kinh doanh hoặc sử dụng làm môi giới, trung gian với các đối tác Mỹ; mặt khác, số lượng hơn 2 triệu người, lực lượng Việt kiều cũng sẽ là một thị trường tiêu thụ đáng kể hàng TSXK của Việt Nam và qua đó quảng bá thương hiệu cho hàng thủy sản Việt Nam. Do đó, để phát huy vai trò của lực lượng này các doanh nghiệp cần có những biện pháp để khai thác tốt lực lượng này nhằm từng bước thiết lập kênh phân phối của riêng mình như Trung Quốc đã làm. 3.2.2.4. Nâng cao tính cạnh tranh của hàng TSXK Một trong những vấn đề khó khăn của quá trình XKTS vào thị trường Mỹ của các doanh nghiệp Việt Nam là năng lực cạnh tranh của các hàng TSXK Việt Nam còn rất thấp. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng TSXK các doanh nghiệp cần: Thứ nhất, nâng cao tính cạnh tranh về chất lượng sản phẩm thủy sản. Mỹ là một thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng khá khó tính đối với những ai không hiểu và không biết được thói quen của người tiêu dùng. Qua nghiên cứu có thể rút ra một số tiêu chí về hàng hóa mà người tiêu dùng Mỹ quan tâm: Điều đầu tiên là chất lượng sản phẩm, thứ hai là mẫu sản phẩm, giá cả là điều họ quan tâm cuối cùng. Khi quyết định mua một sảm phẩm nào đó, chất lượng hàng hóa là tiêu chí hàng đầu đảm bảo khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong xu thế hội nhập [22, tr 16]. Do đó, để nâng cao tính cạnh tranh về chất lượng TSXK cần: + Đầu tư đổi mới công nghệ chế biến: Giá trị XKTS của các doanh nghiệp Việt Nam trong những năm qua còn thấp so với tiềm năng. Nguyên nhân chủ yếu do sự mất cân đối giữa trình độ công nghệ chế biến hiện tại còn thấp và yêu cầu chất lượng sản phẩm ngày càng cao. Phương hướng trong thời gian tới với việc đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp phải dựa trên cơ sở dự báo xu thế phát triển khoa học công nghệ, nhu cầu thị trường và thị hiếu thực phẩm, nhằm giúp đỡ doanh nghiệp khai thác có hiệu quả. Doanh nghiệp cần đánh giá lại trình độ kỹ thuật công nghệ hiện có, xác định những khâu trọng điểm cần đầu tư, những công nghệ cần đổi mới, những công nghệ cần duy trì, cải tiến, những công nghệ cần loại bỏ để từ đó có chính sách đầu tư thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị hiện có. Nâng cấp công nghệ chế biến bằng cách đầu tư dây chuyền cấp đông rời IQF hiện đại. Nếu những doanh nghiệp đã có dây chuyền cấp đông IQF cần đầu tư thêm một số trang thiết bị như máy hấp, máy đóng gói, hút chân không để đồng bộ hóa dây chuyền sản xuất theo hướng khép kín, tạo hiệu quả sản xuất cao. + Xây dựng và áp dụng chương trình quản lý chất lượng theo HACCP: Để nâng cao chất lượng sản phẩm các doanh nghiệp chế biến thủy sản cần có chiến lược để đầu tư xây dựng tiêu chuẩn HACCP. HACCP được ví như là giấy thông hành để XKTS vào Mỹ. Trong quá trình phát triển khai kế hoạch HACCP, các doanh nghiệp cần tuân thủ các điều kiện tiên quyết: Quy phạm sản xuất (GMP), quy phạm vệ sinh (SSOP). Thực hiện kế hoạch tổ chức đào tạo và huấn luyện công nhân, cán bộ quản lý về HACCP. Việc đào tạo được triển khai theo các nhóm người lao động như: tham gia vào quá trình chế biến thủy sản, công nhân đứng dây chuyền, nhân viên kiểm soát chất lượng và nhà quản lý. Doanh nghiệp phải có riêng hệ thống tư liệu và dữ liệu để bảo đảm cung cấp và phân tích thông tin chính xác; chất lượng sản phẩm phải ổn định và đồng nhất, các thiết bị đo lường kiểm tra chính xác; có hệ thống kịp thời phát hiện mầm bệnh và mối nguy có liên quan để chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, khi đã xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn HACCP được rồi thì các doanh nghiệp cần phải tiến tới xây dựng tiêu chuẩn ISO 9000. Bởi vì, tiêu chuẩn HACCP không đề cập đến việc duy trì cơ sở hạ tầng cho việc kinh doanh thủy sản, còn tiêu chuẩn ISO 9000 không chỉ quan tâm đến cơ sở hạ tầng cho hoạt động kinh doanh mà còn quan tâm tới việc kiểm soát quá trình chế biến thủy sản, đến nhu cầu và yêu cầu của người tiêu dùng và hiệu quả kinh doanh xuất khẩu. Các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt về VSATTP, đảm bảo sản phẩm không bị nhiễm độc, nhiễm bẩn, kiên quyết loại bỏ những sản phẩm không đảm bảo yêu cầu chất lượng nhằm xây dựng một hình ảnh đẹp về chất lượng cho sản phẩm thủy sản Việt Nam khi xuất khẩu vào Mỹ. + Đa dạng hóa sản phẩm TSXK phù hợp với nhu cầu của thị trường Mỹ: Đa dạng hóa các sản phẩm TSXK nhằm nâng cao khả năng đáp ứng các nhu cầu của khách hàng đồng thời cho phép tận dụng năng lực hiện có và phân tán độ rủi ro trong xuất khẩu. Một trong những kinh nghiệm mà chúng ta cần phải kế thừa của Trung Quốc, Thái Lan là việc đa dạng hóa sản phẩm, chính làm tốt điều này mà Trung Quốc, Thái Lan đã thành công trong việc XKTS sang Mỹ. Với thị hiếu tiêu dùng của người dân Mỹ trong thời gian tới cộng lợi thế về tài nguyên biển và khả năng mở rộng nuôi trồng thủy sản cả nước ngọt, lợ, mặn. Nguồn nguyên liệu để chế biến rất đa dạng và phong phú, các doanh nghiệp Việt Nam phải đa dạng hóa mặt hàng TSXK, không chỉ tập trung chủ yếu vào hai mặt hàng tôm, cá tra và cá basa mà phải phát triển đồ hộp, đồ khô và mặt hàng nhuyễn thể, cua, ghẹ. Trong đó vẫn tiếp tục phát triển mạnh các mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao và lợi thế của Việt Nam như: mặt hàng tôm, bao gồm tôm sú đông block và IQF, tôm bạc, tôm hùm; mặt hàng cá thì có cá thu, cá ngừ đại dương, cá tra, cá basa. + Phát triển các mặt hàng giá trị tăng cao: Việc đa dạng hóa sản phẩm TSXK gắn liền với phát triển mặt hàng giá trị gia tăng cao. Người dân Mỹ có thu nhập cao nên xu hướng tiêu thụ các mặt hàng thủy sản giá trị cũng gia tăng. Hiện nay hàng hóa có giá trị gia tăng cao bao gồm các sản phẩm chế biến sẵn, các sản phẩm ăn liền: tôm bao bột, tôm hấp, tôm luộc, mực Sashimi, mực cắt khoanh, các sản phẩm từ thịt ghẹ sống, thịt ghẹ chín… Ngoài ra còn có các loại thủy đặc sản cao cấp như yến sào, cua huỳnh đế đông lạnh, ngọc trai, agar... Thứ hai, nâng cao tính cạnh tranh về giá cả thủy sản. Trong thương mại quốc tế, giá cả là một nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp Việt Nam trong việc thâm nhập vào thị trường. Thủy sản là mặt hàng thực phẩm nên yêu cầu về chất lượng về VSATTP cần phải đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, giữa chất lượng và giá cả luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Giá cả phản ánh chất lượng tương ứng của sản phẩm vì thế một trong những giải pháp để nâng cao tính cạnh tranh về giá cả thủy sản trước hết là coi trọng việc nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản. Tổ chức bảo quản sản phẩm tốt ngay sau khâu thu hoạch để giảm lượng hàng thủy sản bị mất phẩm chất bị trả lại khi xuất khẩu làm giá thành xuất khẩu cao. Bằng cách đầu tư đồng bộ, khuyến khích và phổ biến công nghệ, bảo vệ môi trường sinh thái. Nâng cao hiệu quả sử dụng, công suất tài sản cố định, phối hợp tổ chức sản xuất những sản phẩm phụ chế từ phế liệu của ngành thủy sản như: làm mắm, nước mắm, thức ăn gia súc, phân bón vi sinh. Tiếp tục phát huy những lợi thế sẵn có của Việt Nam về nguồn lợi thủy sản và nguồn lao động rẻ và dồi dào để tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt và giá thành hạ. Đầu tư nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học để lai tạo ra những con giống cho năng suất cao và chất lượng ngon, giá thành hạ. Thứ ba, nâng cao tính cạnh tranh về thương hiệu. Thương hiệu là tài sản vô giá của doanh nghiệp. Trên thị trường, cạnh tranh đang trở thành cuộc chiến giữa các thương hiệu chứ không phải đơn thuần chỉ là cạnh tranh về giá cả và chất lượng. Hiện nay các mặt hàng TSXK chưa có thương hiệu riêng trên thị trường Mỹ mà phần lớn vào thị trường Mỹ thông qua trung gian hoặc dưới dạng gia công cho các thương hiệu nổi tiếng nước ngoài. Chỉ có một số ít doanh nghiệp XKTS mạnh như Vĩnh Hoàng, Kim Anh, Fimex, Cafatex (Cần Thơ)... mới xây dựng được thương hiệu riêng. Điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động XKTS Việt Nam vào Mỹ Vấn đề xây dựng bảo vệ và nâng cao sức cạnh tranh của thương hiệu đối với các doanh nghiệp thủy sản đã và đang là một vấn đề nóng bỏng khi một số thương hiệu của Việt Nam bị đánh mất như nước mắm Phú Quốc, Cafe Trung Nguyên, đặc biệt khi xảy ra vụ kiện của CFA về thương hiệu "catfish", hơn bao giờ hết đòi hỏi các doanh nghiệp XKTS Việt Nam cần có một cái nhìn chiến lược về xây dựng, phát triển, quảng bá và bảo vệ thương hiệu ngay từ thị trường trong nước. Để vươn ra thị trường Mỹ, doanh nghiệp XKTS Việt Nam lại càng cần có một chiến lược tiếp cận bài bản hơn. Theo đó, thương hiệu có khả năng đứng vững trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt. Hiện nay, Bộ Thủy sản đang có chiến lược xây dựng thương hiệu quốc gia, cụ thể đã xây dựng được thương hiệu cá tra, cá basa Việt Nam. Song vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp XKTS khi thương hiệu có rồi phải làm thế nào để phát triển thương hiệu một cách bền vững. Điểm mấu chốt chính là các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm TSXK vì chất lượng sản phẩm là gốc của thương hiệu; phát triển mạng lưới bán hàng đưa thương hiệu của doanh nghiệp và sản phẩm đến quảng đại người tiêu dùng; không ngừng đầu tư nghiên cứu và phát triển tạo ra sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp nên cần được quản lý một cách chặt chẽ, đảm bảo uy tín và hình ảnh thương hiệu không ngừng được nâng cao. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần phải đi vào chiều sâu tạo dựng được đặc thù và khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Việc quảng cáo cũng cần thật khôn khéo, duy trì và không ngừng nâng hình ảnh thương hiệu, chất lượng được thừa nhận của thương hiệu và công dụng của nó. Ngoài ra doanh nghiệp cần xây dựng và giữ gìn mối quan hệ mật thiết với khách hàng, tạo ra được sự gắn bó về mặt tình cảm giữa thương hiệu và người tiêu dùng. 3.2.2.5. Chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực Muốn có được thành công trên thương trường và đặc biệt là thị trường nước ngoài, cần đòi hỏi các doanh nghiệp XKTS thực sự có năng lực trước hết là đội ngũ cán bộ quản trị doanh nghiệp giỏi, có tư duy chiến lược đúng đắn và có những khả năng xử lý tốt những tình huống bất ngờ xảy ra do sự thay đổi về môi trường và thị trường. Hiện nay, đa số các doanh nghiệp XKTS còn thiếu hiểu biết về kiến thức hội nhập, chưa am hiểu luật pháp quốc tế, những luật pháp, đặc điểm và xu hướng của thị trường Mỹ, trình độ ngoại ngữ thấp, khả năng marketing yếu... Nên cần phải được đào tạo và đào tạo lại. Cụ thể: + Nâng cao trình độ ngoại ngữ, trình độ marketing, kỹ năng giao tiếp. + Các doanh nghiệp XKTS cần phải tranh thủ các nguồn hỗ trợ tài chính của Nhà nước và các tổ chức quốc tế trong công tác đào tạo, mặt khác doanh nghiệp XKTS cần chủ động bố trí kinh phí để đào tạo các chuyên gia giỏi theo yêu cầu của doanh nghiệp. + Để đạt được hiệu quả cao trong đào tạo, cần cử cán bộ đào tạo tại chính thị trường Mỹ hoặc tham gia liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp Mỹ để tranh thủ học tập được kinh nghiệm quản lý của chính các chuyên gia giỏi trong các doanh nghiệp XKTS của Mỹ. Đây là việc làm rất tốn kém về kinh phí nhưng cũng rất cần thiết để đẩy mạnh XKTS Việt Nam trong tương lai và vượt qua các rào cản về trình độ kinh doanh trong ngắn hạn. Kết luận chương 3 Từ những phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh hoạt động XKTS Việt Nam vào thị trường Mỹ, chúng ta thấy rằng, để nâng cao kim ngạch XKTS Việt Nam trong những năm tới, đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa Nhà nước và doanh nghiệp. Nhà nước phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật để tạo ra một môi trường pháp lý thông thoáng cho các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và XKTS nói riêng, hỗ trợ cho các doanh nghiệp XKTS. Bên cạnh những giải pháp ở tầm vĩ mô, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh TSXK cần phải nâng cao tính cạnh tranh của hàng thủy sản, đào tạo phát triển nguồn nhân lực... Chỉ có sự nỗ lực của Nhà nước và doanh nghiệp XKTS thì hàng TSXK của Việt Nam mới có thể phát triển vững chắc, tích cực góp phần vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Kết Luận Hướng mạnh về xuất khẩu là một trong những mục tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế đối ngoại. Đây được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển so với các nước trong khu vực và thế giới. Đẩy mạnh xuất khẩu đã được Đảng và Nhà nước Việt Nam quan tâm. Chủ trương này được khẳng định trong các văn kiện Đại hội Đảng và trong Chỉ thị số 22/2000/TTg ngày 27-10-2000 của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thời kỳ 2001 - 2010 đã nêu rõ: Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thời kỳ 2001 - 2010, nhất là xuất khẩu phải là chiến lược tăng tốc toàn diện trên toàn lĩnh vực, phải có những khâu đột phá với bước đi vững chắc. Mục tiêu hành động của thời kỳ này là tiếp tục chủ trương dành ưu tiên cao nhất cho xuất khẩu, tạo nguồn hàng có chất lượng, có giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao để xuất khẩu... đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước. Để đạt được mục tiêu chiến lược đó, Việt Nam không thể không đẩy mạnh xuất khẩu. Trong những năm gần đây, XKTS của Việt Nam đã thực sự tăng trưởng nhanh chóng, đặc biệt sự đóng góp của hàng TSXK vào thị trường Mỹ, với KNXK liên tục tăng cao trong nhiều năm. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đạt được của hàng TSXK vào thị trường Mỹ thì cũng còn nhiều khó khăn và hạn chế. Chẳng hạn, chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa chú ý đến khâu VSATTP, chưa tạo ra được nguồn hàng có chất lượng đều, ổn định, số lượng lớn để xuất khẩu, các doanh nghiệp kém nhanh nhạy trong nắm bắt thông tin thị trường, hệ thống pháp luật thương mại của Mỹ. TSXK của Việt Nam xuất qua Mỹ chủ yếu theo giá FOB tại cảng Việt Nam và thông qua trung gian. Sản phẩm TSXK thường ở dạng đông lạnh sơ chế và không có thương hiệu mạnh... Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh xuất khẩu, ngành thủy sản xác định Mỹ tiếp tục vẫn là thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong thời gian tới - một thị trường tiềm năng và triển vọng sáng sủa đối với hàng TSXK Việt Nam. Do vậy, để có thể nâng cao thị phần, tăng KNXK, khẳng định vị thế của Việt Nam thì việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng TSXK và giữ vững uy tín cũng như duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Điều đó đòi hỏi sự nỗ lực cao của các doanh nghiệp XKTS Việt Nam và sự hỗ trợ đắc lực của Nhà nước. Việt Nam cần phải có một chiến lược và kế hoạch xúc tiến XKTS dài hạn chuyên nghiệp với những bước đi cụ thể phù hợp ở cả tầm quốc gia, cũng như tầm doanh nghiệp. Góp phần vào nỗ lực của ngành thủy sản, luận văn đã tập trung làm rõ đặc điểm thị trường Mỹ và những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ; đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam hiện nay trên thị trường này. Từ những phân tích đó, luận văn đã kiến nghị những giải pháp ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Nhà nước phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật để tạo ra môi trường pháp lý thông thoáng cho các doanh nghiệp nói chung và XKTS nói riêng, xây dựng một chiến lược TSXK đồng bộ từ khâu giống, tạo nguồn nguyên liệu chất lượng cho đến chế biến và đẩy mạnh xuất khẩu, hỗ trợ cho các doanh nghiệp XKTS trong các hoạt động xúc tiến thương mại, thông tin thị trường và giải quyết các vấn đề tranh chấp thương mại. Đối với các doanh nghiệp XKTS, luận văn đã tập trung kiến nghị các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm, hoàn thiện các kênh phân phối, tăng cường sự hiểu biết về thị trường Mỹ, về Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực... Hy vọng rằng những giải pháp này sẽ góp phần thúc đẩy KNXK thủy sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ tăng nhanh trong những năm tới. những công trình liên quan đến luận văn đã được công bố 1. Nguyễn Thị Ngân Loan (2005), "Xuất khẩu thủy sản Việt Nam: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy", Kinh tế và dự báo, (3), tr. 12-14. 2. Hoàng Thị Bích Loan - Nguyễn Thị Ngân Loan (2005), "Xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ: Những vấn đề đặt ra", Thương mại, (18), tr. 8-10. 3. Nguyễn Thị Ngân Loan (2005), "Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ: Những thách thức", Kinh tế châu á - Thái Bình Dương, (22), tr. 21-23. danh mục Tài Liệu THAM Khảo 1. Minh Anh (2004), "Chính phủ Việt Nam không trợ cấp cho sản phẩm tôm dưới bất kỳ hình thức nào", Thương nghiệp thị trường Việt Nam, (2), tr.2. 2. Nguyễn Trọng Bảo (1998), Xây dựng đội ngũ cán bộ lao động giỏi và đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 3. Bộ Ngoại giao (1994), Chiến lược đối ngoại Mỹ sau chiến tranh lạnh, Hà Nội. 4. Bộ Thương mại (2001), Chính sách và giải pháp phát triển thị trương hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010, tầm nhìn đến 2020, Hà Nội. 5. Bộ Thương mại (2002), Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thời kỳ 2001 - 2010, Hà Nội. 6. Bộ Thương mại (2002), Báo cáo quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam - Mỹ, Hà Nội. 7. Bộ Thương mại (2005), Rào cản trong thương mại quốc tế, Nxb Thống kê Hà Nội. 8. Bộ Thủy sản (1996), Nguồn lợi thủy sản Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 9. Bộ Thủy sản (1998), Chiến lược xuất khẩu thủy sản Việt Nam thời kỳ 1996 - 2000 và 2010, Hà Nội. 10. Bộ Thủy sản (2002), "Nghề cá Mỹ và thị trường thủy sản Mỹ", Chuyên đề thủy sản, (4), tr. 1-16. 11. Bộ Thủy sản (2003), "Dự báo thị trường thủy sản Mỹ năm 2020", Thương mại, (12), tr. 14-16. 12. Bộ Thủy sản (2005), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch nhà nước năm 2004, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2005 của ngành thủy sản, Hà Nội. 13. Chu Văn Cấp (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Công ty cổ phần Thông tin kinh tế đối ngoại Thủy sản Việt Nam (2003), Phát triển và hội nhập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. Dự án STAR Việt Nam và Viện quản lý kinh tế Trung ương (2003), Đánh giá tác động kinh tế của Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Nguyễn Hữu Dũng (2004), "Cá tra, cá basa Việt Nam không thua", Thương mại Thủy sản, (7), tr. 17-19. 17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Minh Đức (2004), "Lại thêm một bằng chứng về sự bảo hộ mậu dịch của Hoa Kỳ", Thương nghiệp thị trường Việt Nam, (2), tr. 3-4. 19. Giáo trình kinh tế thủy sản (2005), Nxb Lao động  xã hội, Hà Nội. 20. Hồng Hà (2001), "Kinh nghiệm thiết kế nhà máy chế biến thủy sản hiện đại ở Thái Lan", Thương mại Thủy sản, (6), tr. 17. 21. Thu Hằng (2003), "Tiêu chí hàng hóa người Mỹ quan tâm", Thương mại, (43), tr. 16. 22. Nguyễn Trung Hiếu (2002), "Oan ức basa", Thông tin giá cả, (9), tr. 5-6. 23. Trịnh Thị ái Hoa (2000), Đổi mới một số chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 24. Nguyễn Văn Hoàn (2003), "Tiếp cận thị trường Hoa Kỳ - Những điều cần biết", Thương nghiệp thị trường Việt Nam, (2), tr. 14. 25. Hồ Sĩ Hưng - Nguyễn Việt Hưng (2003), Cẩm nang về xâm nhập thị trường Mỹ, Nxb thống kê, Hà Nội. 26. Khoa Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2001), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học. 27. Nguyễn Thị Hồng Minh (2000), "Hoạt động chế biến xuất khẩu thủy sản - Những bài học kinh nghiệm", Thủy sản, Xuân Tân Tỵ, tr. 12-13. 28. Nguyễn Thị Hồng Minh (2001), "Nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập từ những kinh nghiệm phát triển thủy sản", Thương mại thủy sản, (6), tr. 2-5. 29. Phạm Minh (2001), Pháp luật kinh doanh theo Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Nxb thống kê, Hà Nội. 30. Tạ Quang Ngọc (2000), "Để đưa ngành thủy sản phát triển mạnh mẽ và bền vững trong thập niên tới", Thủy sản, (1), tr. 2-3. 31. Tạ Quang Ngọc (2003). "Nâng cao trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước", Thương nghiệp thị trường Việt Nam, (8), tr. 12. 32. Thái Phương (2000), "Thủy sản Trung Quốc", Thương mại Thủy sản, (8), tr. 14-19. 33. Thái Phương (2002), "Chính sách quản lý ngành thủy sản Trung Quốc và những biện pháp xây dựng thị trường", Thương mại Thủy sản, (3), tr. 4-7. 34. Bùi Ngọc Sơn (2003), "Một số biện pháp để thâm nhập thành công vào thị trường Mỹ", Kinh tế đối ngoại, (4), tr. 18-20. 35. Nguyễn Thiết Sơn (2004), Việt Nam - Hoa Kỳ quan hệ thương mại và đầu tư, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội. 36. Hoàng Đức Thân (2001), Chính sách thương mại trong điều kiện hội nhập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 37. Phạm Ngọc Thao (2004), "Hoạt động tư vấn kinh tế của các doanh nghiệp xuất khẩu cá basa - Thực trạng và giải pháp", Thị trường giá cả, (3), tr. 21-24. 38. Hà Xuân Thông (2002), "Thủy sản lợi thế và cơ hội cho một thời kỳ phát triển", Nghiên cứu kinh tế, (8), tr. 3-11. 39. Võ Thanh Thu (2001), Chiến lược thâm nhập thị trường Mỹ, Nxb Thống kê, Hà Nội. 40. Trọng Thức (2004), "Những diễn biến mới xung quanh vụ kiện tôm của SSA", Thương mại thủy sản, (19), tr. 17-18. 41. Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ (2005), Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và định hướng trong thời gian tới, Hà Nội. 42. Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ (2005), Xuất khẩu sang thị trường Mỹ - Những điều cần biết, Hà Nội. 43. Võ Tiềm (1991), Tổng quan về nghề cá Thái Lan, Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản, Hà Nội. 44. Nguyễn Trân - Lê Nam (2005), "Xuất khẩu thủy sản 2005 gay go nhưng nhiều cơ hội …" Báo Tuổi trẻ, ngày 5 tháng 1, tr. 11. 45. Trung tâm Nghiên cứu phát triển Invest Consult - Công ty tư vấn đầu tư và chuyển giao công nghệ (2002), Tìm hiểu Hoa Kỳ cho mục đích kinh doanh, Nxb Hà Nội, Hà Nội. 46. Trung tâm Tư vấn và Đào tạo kinh tế thương mại, Phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Đề tài nghiên cứu khoa học, mã số 97-78-060. 47. Đoàn Văn Trường (2004), "Vụ kiện bán phá giá trên đất Mỹ", Những vấn đề kinh tế thế giới, (2), tr. 61-70. 48. Nhật Tuyền (2003), "Một sự bảo hộ trắng trợn không hơn không kém", Thương nghiệp thị trường Việt Nam, (7), tr. 5-6. Tài Liệu Tiếng ANH 49. Economic Report of the president transmitted to the congress Washington DC (2001). 50. FAO year book - fishery statisties commondities 1995 - 2000. Tài Liệu TRÊN INTERNET 51. http:// www hatrade. com.vn. (2004), Cá tra và basa có tên mới, ngày 19-12. 52. http:// www hatrade. com.vn. (2005), Việt Nam đứng thứ tư về xuất khẩu tôm sang Mỹ, ngày 8-2. 53. http:// www hatrade. com.vn. (2005), Rào cản mới gây khó cho xuất khẩu tôm Việt Nam, ngày 18-4. 54. http:// www hatrade. com.vn. (2005), Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang Mỹ và Nhật Bản, ngày 19-5. 55. http:// www hatrade. com.vn. (2005), Cá ngừ vàng Việt Nam chiếm vị trí số một tại Mỹ, ngày 5-7. 56. http:// www hatrade. com.vn. (2005), Vượt khó để đạt kim ngạch xuất khẩu 2,5 tỷ USD, ngày 25-7. 57. http:// www báo Lao động. com.vn. (2004), Vì sao cá nheo Mỹ sợ cá basa Việt Nam?, ngày 15/12. 58. http:// www tintuc Vietnam. com (2003), Phải xúc tiến thương mại vào thị trường Mỹ như thế nào?, ngày 30-1. 59. http:// www tintuc Vietnam. com (2004), Thương hiệu thủy sản: không thể chần chừ, ngày 23-8. 60. http:// www tintuc Vietnam. com (2003), Kinh doanh thời hội nhập: Nhập gia nhưng chưa tùy tục, ngày 19-12. 61. http:// www Vietnam Net. com (2005), Xuất khẩu tôm vào Mỹ, cánh cửa đang khép?, ngày 11-5. 62. http:// www VNECONOMY. com (2005), Hoa Kỳ coi Việt Nam là đối tác có tiềm năng, ngày 8-4. phụ lục Phụ lục 1 Tốc độ tăng trưởng về KNXK thủy sản Việt Nam Năm Kim ngạch XKTS (triệu USD) Tốc độ tăng (%) 1994 458 1995 550 20 1996 670 21,8 1997 780 16,4 1998 858 10 1999 985 14,8 2000 1.427 44,8 2001 1.777 24,5 2002 2.022 13,7 2003 2.216 9,6 2004 2.400 8,3 Nguồn: Hội chế biến và XKTS Việt Nam. Phụ lục 2 Sản lượng thủy sản giai đoạn 2000 - 2004 Đơn vị: 1000 tấn 2000 2001 2002 2003 SL SL %* SL % SL % SL % Tổng sản lượng 2.003, 7 2.226, 9 11,1 2.410, 9 8,2 2.854. 8 18,4 3.073, 6 7,6 Trong đó: Khai thác 1.280, 6 1.347, 8 5,2 1.434, 8 6,4 1.856, 5 29,3 1.923, 5 3,6 Nuôi trồng 723,1 879,1 21,5 976,1 11,0 998,3 2,2 1.150, 1 15,2 * % tỷ lệ tăng so với năm trước. Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện các năm từ 1991 - 2004 của ngành thủy sản. Phụ lục 3 Tổng giá trị ngoại thương thủy sản của Mỹ và mức thâm hụt Năm Tổng giá trị ngoại thương (triệu USD) Kim ngạch XK (triệu USD) Kim ngạch NK (triệu USD) Thâm hụt ngoại thương (triệu USD) 1991 9.281 3.281 6.000 2.719 1992 9.609 3.466 6.143 2.442 1993 9.469 3.077 6.392 3.111 1994 9.771 3.127 6.644 3.520 1995 10.524 3.481 7.043 3.858 1996 10.227 3.147 7.080 3.933 1997 10.988 2.850 8.138 5.288 1998 10.978 2.400 8.578 6.178 1999 11.876 2.848 9.073 6.171 2000 13.086 3.004 10.086 7.086 Nguồn: Chuyên đề thủy sản - Bộ Thủy sản, 4/2002. Phụ lục 4 Mười mặt hàng thủy sản được tiêu thụ nhiều nhất tại Mỹ năm 2001 và 2002 STT 2001 2002 Mặt hàng Tiêu thụ bình quân người (Pound) Mặt hàng Tiêu thụ bình quân người (Pound) Cá ngừ hộp 3,5 Tôm 3,4 Tôm 3,2 Cá ngừ hộp 2,9 Cá minh thái 1,595 Cá hồi 2,023 Cá hồi 1,582 Cá minh thái 1,207 Cá da trơn 1,079 Cá da trơn 1,147 Cá tuyết 0,752 Cá tuyết 0,557 Trai sò 0,473 Trai sò 0,465 Cá dẹt 0,423 Cá dẹt 0,387 Cua ghẹ 0,375 Cua ghẹ 0,437 Điệp 0,269 Cá rô phi 0,348 Nguồn: Chuyên đề thủy sản - Bộ Thủy sản, 4/2002 Môc lôc Trang Më ®Çu 1 Chương 1: những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động xuất khẩu thủy sản 5 1.1. Vai trß vµ néi dung cña ho¹t ®éng xuÊt khÈu thñy s¶n 5 1.2. Đặc điểm thị trường Mỹ và những nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ 16 1.3. Kinh nghiệm của một số nước trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản vào thị trường Mỹ 35 Ch-¬ng 2: Thực trạng xuất khẩu hàng thủy sản việt nam vào thị trường mỹ từ năm 1994 đến nay 41 2.1. T×nh h×nh xuÊt khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ thời gian qua 41 2.2. Đánh giá chung hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ 64 Ch-¬ng 3: phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản việt nam vào thị trường mỹ 80 3.1. TriÓn väng vµ ph-¬ng h-íng xuÊt khÈu hµng thñy s¶n ViÖt Nam vào thị trường Mỹ 80 3.2. Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ 89 Kết luận 116 những công trình liên quan đến luận văn đã được công bè 118 Danh môc tµi liÖu tham kh¶o 119

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ- Thực trạng và giải pháp (2).pdf
Luận văn liên quan