Luận văn Xung đột tâm lý giữa vợ và chồng trong gia đình trí thức trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Trong gia đình trí thức, XĐ giữa vợ và chồng được thể hiện ở ba mặt nhận thức, cảm xúc và hành vi. Trong đó thể hiện ở mặt nhận thức là cao hơn cả, tuy nhiên chỉ có mức độ ít ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Khi XĐ, các trí thức chủ yếu biểu hiện về mặt cảm xúc nhiều hơn hành vi và nhìn chung không xuất hiện biểu hiện hành vi phi ngôn ngữ khi có XĐ giữa vợ và chồng. Tuy nhiên, với độ lệch chuẩn tương ứng thì vẫn có gia đình xuất hiện những hành vi bạo lực như “tát”, “quăng ném đồ đạc vào người bạn đời” hay “đấm, đá, cấu, véo” đây là những hành vi mang tính dự báo xấu cho mối quan hệ vợ chồng. Dưới lát cắt mức sống của gia đình trí thức, không có sự khác biệt về mức độ biểu hiện ở mặt cảm xúc; nhưng có sự khác biệt về mức độ biểu hiện ở mặt hành vi giữa các mức sống khác nhau – mức độ biểu hiện ở mặt hành vi sẽ tăng lên theo chiều giảm đi của mức sống. Trong 6 cách giải quyết XĐ, “hợp tác, tập trung để giải quyết vấn đề” là cách thức được các gia đình trí thức sử dụng nhiều hơn cả. Không có sự khác biệt giữa nam và nữ trong việc sử dụng cách thức “hợp tác, tập trung giải quyết vấn đề”; “bản thân chủ động bộc lộ” và”lảng tránh”. Có sự khác biệt giữa nam và nữ trong việc sử dụng cách thức giải quyết sau: Nam giới sử dụng cách thức “chấp nhận, chịu đựng” nhiều hơn nữ giới; nữ sử dụng cách thức “tìm kiếm trợ giúp” và “giải quyết tiêu cực” nhiều hơn nam giới. Cách thức “hợp tác, tập trung giải quyết vấn đề” và “chủ động bộc lộ” có mối tương quan nghịch với mức độ XĐTL, các cách thức còn còn lại có tương quan thuận với mức độ XĐTL, trong đó cách thức “giải quyết tiêu cực” có tương quan nghịch ở mức độ chặt nhất.

docxChia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1938 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Xung đột tâm lý giữa vợ và chồng trong gia đình trí thức trên địa bàn Thành phố Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành tiềm thức và có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Hai cách thức “liên lạc/ gặp mặt để tìm cảm giác mới” (ĐTB = 1.37); “uống rượu, hút thuốc dùng chất gây nghiện” (ĐTB = 1.42) là những cách thức có thể gây ra những hậu quả trực tiếp cho người sử dụng và nguy cơ xấu cho mối quan hệ đối với cách gặp mặt người yêu cũ/ người đang theo đuổi. Tuy với ĐTB thuộc mức không sử dụng nhưng với ĐLC lần lượt là 0.67 và 0.74 cho thấy vẫn có gia đình sử dụng ở mức thỉnh thoảng và thường xuyên. Điều này có thể cho ta thấy, tình cảm vợ chồng rất có thể sẽ dần trở nên chai dạn và thành nhàm chán sau nhiều năm chung sống, đặc biệt khi lại có nhiều XĐ thì việc xuất hiện nhu cầu được yêu thương ngọt ngào, được chiều chuộng, được hồi hộp, phấn khích là điều dễ hiểu, lựa chọn để thỏa mãn nhu cầu này bằng cách tìm kiếm ở một đối tượng khác hay lựa chọn cách sống để làm mới cuộc hôn nhân? Do đó, vợ chồng cần phải luôn tạo cho nhau những điều thú vị, mới mẻ trong cuộc sống hôn nhân. Như vậy, vợ chồng trong gia đình trí thức sử dụng cách thức lảng tránh ở mức hiếm khi nhưng với số điểm thấp ĐTB = 1.93. Tuy với mức điểm thấp, nhưng đây cũng là dấu hiệu dự báo xấu nếu như cách thức lảng tránh được sử dụng với tần xuất cao. Chấp nhận chịu đựng Chấp nhận, chịu đựng là cách giải quyết khiến những vấn đề mâu thuẫn đã không được giải quyết lại còn thêm chồng chất hơn. Sự chấp nhận, chịu đựng sẽ khiến cả vợ và chồng luôn bị mang trong mình những cảm xúc tiêu cực do không giải quyết được những mâu thuẫn hay không thể làm chủ được chúng. Điều này sẽ khiến người vợ/ chồng càng khó khăn hơn trong việc giải quyết triệt để vấn đề. Bảng 3.25. Cách thức chấp nhận, chịu đựng STT Cách giải quyết ĐTB ĐLC 1 Im lặng không giải thích muốn nghĩ thế nào cũng được 1.98 1.07 2 Mặc kệ mọi việc muốn ra sao thì ra 1.83 1.11 3 Làm việc bình thường coi như không có chuyện gì xảy ra 1.94 0.87 4 Giả vờ đồng ý nhưng tự làm theo ý mình 1.88 1.07 5 Chiều theo ý muốn của bạn đời mặc dù không đồng thuận 1.96 1.14 6 Mỗi người tự theo ý mình 1.75 0.93 7 Nhận mọi sai lầm về mình miễn khỏi cãi nhau 1.85 1.07 Trung bình chung 1.88 0.81 Kết quả bảng 3.25 cho thấy, vợ chồng trí thức hiếm khi chấp nhận, chịu dựng khi có XĐTL xảy ra (ĐTB = 1.89), tuy nhiên với ĐLC = 0.81 cho thấy vẫn có gia đình sử dụng ở mức thỉnh thoảng (11%) và thường xuyên (8%). Trong đó, cách thức “im lặng không giải thích muốn nghĩ thế nào cũng được” được sử dụng ở mức nhiều nhất (ĐTB = 1.98). Đây là cách thức mang nguy cơ gây ra nhiều sự hiểu lầm giữa vợ và chồng, khiến sự XĐ giữa vợ và chồng càng sâu sắc vì nó ngăn cản khả năng thấu hiểu, thông cảm giữa vợ và chồng, do đó nó cũng mang dự báo xấu cho mối quan hệ vợ chồng, theo tác giả Stephen R. Covey: Nguyên nhân chính của sự bất hoà trong gia đình là hiểu lầm [39]. Anh K (38 tuổi; nhân viên văn phòng) chia sẻ: Anh có giải thích khi hai người hiẻu lầm nhau, nhưng chị từ chuyện nhỏ toàn suy diễn thành chuyện to, những lúc đó anh không muốn nói gì thêm, mặc kệ cho nghĩ thế nào thì nghĩ. Khi hỏi “anh có nghĩ cách đó sẽ làm vợ chồng hiểu lầm nhau càng nhiều?”: Anh đã thừa nhận là có, và chị ấy nghĩ rằng điều chị ấy hiểu lầm về anh là sự thật, và trong lần cãi nhau tiếp theo lại mang chuyện đó ra nói tiếp. Như vậy, trong trường hợp của anh K, đã một phần cho chúng ta thấy hậu quả của việc dùng cách thức này. “Chiều theo ý muốn của bạn đời mặc dù không đồng thuận” là cách thức có ĐTB = 1.96 – cao thứ hai. Nhưng với độ lệch chuẩn là lớn nhất ĐLC = 1.14 cho thấy sự phân hóa tương đối lớn giữa số lượng khách thể và mức độ mà họ sử dụng thể hiện: có 11 % số khách thể sử dụng cách thức này ở mức thích thoảng, 13.5% sử dụng ở mức thường xuyên và 3% sử dụng ở mức rất thường xuyên. “Làm việc thường coi như không có chuyện gì xảy ra” sử dụng cũng ở mức hiếm khi (ĐTB = 1.94). “Giả vờ đồng ý nhưng tự làm theo ý mình” (ĐTB = 1.88). “Mặc kệ mọi việc muốn ra sao thì ra” (ĐTB = 1.83). “Mỗi người tự theo ý mình” (ĐTB = 1.75) có mức điểm thấp nhất. Phỏng vấn sâu không có cơ hội chia sẻ với những khách thể đã từng sử dụng cách thức này. Nhưng khi hỏi khách thể nhận thức về hệ quả của cách thức này họ đều chia sẻ với những ý kiến như sau: Ban đầu có thể kìm hoãn lại XĐ và làm hài lòng bạn đời nhưng bản thân sẽ cảm thấy ấm ức. Việc giả vờ đồng ý nhưng tự làm theo ý mình và ý ai người ấy làm sẽ dễ khiến vấn đề càng trở nên khó giải quyết khi mà bị lộ, sẽ rất khó nói hay giải thích với người bạn đời. Còn làm vợ chồng hình thành lối sống xấu đó là không tôn trọng ý kiến của nhau, không cần bàn bạc với nhau trước khi đưa ra quyết định nào đó. “Nhận mọi sai lầm miễn để khỏi cãi nhau” (ĐTB = 1.85) điều này có thể giải thích dựa trên quan niệm “một điều nhịn, chín điều lành”. Phỏng vấn chị L (38 tuổi, quản lý hành chính) chia sẻ: Anh nhà chị là người nóng tính, khi mà bức xúc với nhau chuyện gì, chị cho anh thắng hết nếu không vợ chồng sẽ dễ cãi nhau to. Nhưng rồi đến khi bình thường, chị mới nhắc lại và phân tích với anh. Như vậy cách thức chấp nhận, chịu đựng vẫn được một số bộ phận nhỏ trí thức sử dụng để tránh sự XĐTL, tuy nhiên từ kết quả phỏng vấn sâu cho thấy cái lợi trước mắt mang lại thì ít mà hậu quả lâu dài của cách thức này mang lại thì nhiều. Cách giải quyết tiêu cực Kết quả nghiên cứu vấn đề này được thể hiện trong bảng dưới đây: Bảng 3.26. Cách giải quyết tiêu cực STT Cách giải quyết ĐTB ĐLC 1 Một mình, buồn bã không liên lạc với ai 1.55 1.02 2 Tự hành hạ, trách móc bản thân bất hạnh vì kết hôn với người như vậy 1.56 1.04 3 Không chia sẻ với ai, tự gặm nhấm nỗi buồn 1.74 1.16 4 Mở lời với giọng điệu gay gắt, chỉ trích, phê phán người kia 2.06 1.13 5 Không tìm hiểu nguyên nhân gây bất đồng 1.96 0.91 6 Không lắng nghe khi bạn đời giải thích 1.95 1.08 7 Tự viết đơn ly hôn và ký sẵn 1.39 0.93 8 Dọa sẽ ly hôn nếu không theo ý mình 1.37 0.90 9 Tôi đòi sống ly thân 1.43 0.91 Trung bình chung 1.66 0.78 Kết quả bảng số liệu cho thấy, cách giải quyết tiêu cực không được các trí thức lựa chọn để giải quyết xung đột, với tần số thấp nhất trong 6 cách giải quyết (ĐTB = 1.66). Với ĐLC = 0.78 cho thấy sự phân hóa khá lớn, có những gia đình trí thức không sử dụng cách thức này nhưng cũng có bộ phận gia đình sử dụng ở mức thỉnh thoảng (5.5%) và thường xuyên (7.4%). Trong các cách thức giải quyết tiêu cực này,”Mở lời với giọng điệu gay gắt, phê phán, chỉ trích” (ĐTB = 2.06) được sử dụng ở mức hiếm khi với tấn xuất nhiều hơn cả so với các cách thức còn lại. Mặc dù chỉ xuất hiện ở mức độ hiếm khi, nhưng nó cũng có tính chất dự báo xấu cho quan hệ vợ chồng bởi theo Jacques Gauthier [21], muốn mâu thuẫn được giải quyết thì cần có thái độ khoan dung thay vì phê phán và chỉ trích. “Không lắng nghe khi bạn đời giải thích” (ĐTB = 1.95) và “Không tìm hiểu nguyên nhân gây bất đồng” (ĐTB = 1.96) cũng là những dự báo xấu cho mối quan hệ vợ chồng. Theo tác giả Stephen R. Covey: Không có cách nào để bồi đắp cho mối quan hệ gia đình mà lại không cần sự thấu hiểu thực sự, 90% các rắc rối có thể được giải quyết nếu vợ chồng thấu hiểu nhau, dựa trên sự thấu hiểu sẽ không còn phán xét, mà phán xét là một trong những nguyên nhân gây ra rắc rối và XĐ cho gia đình [39]. Anh K (38 tuổi, nhân viên văn phòng) chia sẻ: Vợ anh thường hay kết tội anh trước khi nghe anh giải thích, thậm chí còn không để anh giải thích. Nhiều lần như vậy, nên những lần sau, anh cũng để mặc kệ muốn nghĩ sao thì kệ vợ nghĩ, không muốn giải thích. Các cách thức: “Không chia sẻ với ai mà tự gặm nhấm nỗi buồn” (ĐTB = 1.74); “tự trách móc bản thân” (ĐTB = 1.56); “một mình buồn bã không liên lạc với ai” (ĐTB = 1.55); “tự viết đơn ly hôn và ký sẵn” (ĐTB = 1.39; ĐLC = 0.93); “dạo sẽ ly hôn nếu không theo ý mình” (ĐTB = 1.37; ĐLC = 0.90); “đòi sống ly thân” (ĐTB = 1.43; ĐLC = 0.91) nhìn chung các trí thức không sử dụng cách thức này để giải quyết XĐ. Tuy nhiên, với độ lệch chuẩn tương ứng ta thấy rằng vẫn có gia đình sử dụng ở mức thường xuyên. Trường hợp anh V.C (31 tuổi; nhà báo) hiện đang sống ly thân với vợ, chia sẻ: Vợ anh quá lắm! không thể chịu đựng được, em cũng chẳng thể tưởng tượng được đâu! anh muốn bỏ nhau nhưng vì thằng bé còn nhỏ, anh đợi cho lớn thêm, nếu tình trạng không khá hơn thì anh ly hôn. Nên giờ anh quyết đinh mỗi đứa sống một nơi cho khỏi phải làm nhau khó chịu”. Qua các kết quả nghiên cứu 6 cách thức giải quyết cho thấy, vợ chồng trong gia đình trí thức chủ yếu tập trung giải quyết vấn đề hơn là việc lảng tránh vấn đề hay tập trung giải tỏa cảm xúc tiêu cực của bản thân. Mối liên hệ giữa các cách thức giải quyết xung đột tâm lý giữa vợ và chồng trí thức trên địa bàn thành phố Hà Nội. So sánh các cách thức giải quyết xung đột tâm lý Bảng 3.27. Các cách giải quyết XĐTL STT Cách giải quyết ĐTB ĐLC 1 Hợp tác tập trung giải quyết vấn đề 3.34 0.67 2 Tìm kiến sự trợ giúp 1.78 0.55 3 Chủ động bộc lộ bản thân 2.21 0.99 4 Lảng tránh vấn đề 1.92 0.66 5 Chấp nhận chịu đựng 1.88 0.81 6 Giải quyết tiêu cực 1.67 0.78 Kết quả bảng 3.26 cho thấy: Vợ chồng trong gia đình trí thức sử dụng nhóm cách thức “hợp tác tập trung giải quyết vấn đề” ở mức độ thỉnh thoảng (ĐTB = 3.34), nhóm cách thức “giải quyết tiêu cực” không được sử dụng (ĐTB = 1.67). Hiếm khi sử dụng các cách thức giải quyết còn lại. Việc lựa chọn cách thức giải quyết và sử dụng chúng có hiệu quả hay không còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố như: Trình độ học vấn, văn hóa ứng xử, quan niệm, kĩ năng của từng người. Do đó, để các gia đình trí thức sử dụng những cách thức giải quyết một cách phù hợp và có hiệu quả đòi hỏi phải giải quyết được vấn đề sau: Thứ nhất: Các cặp vợ chồng cần được trang bị kiến thức và kĩ năng về cách xử lý, giải quyết XĐ. Thứ hai: Các cặp vợ chồng cần có sự thay đổi trong quan niệm về văn hóa ứng xử giữa vợ và chồng. Thứ ba: Các dịch vụ hỗ trợ tâm lý cần khẳng định được vị trí, vai trò và xây dựng lòng tin với khách hàng. Mối liên hệ giữa cách thức giải quyết với đặc điểm nhân khẩu – xã hội Trong phần này, chúng tôi xác định sự khác biệt giữa các giới tính khác nhau, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, mức sống và cảm nhận chủ quan về mức độ hạnh phúc của mỗi người trong việc sử dụng cách thức giải quyết khi có XĐTL của giới trí thức. Giới tính Bảng 3.28. Cách thức giải quyết theo giới tính Giới tính N ĐTB ĐLC Hợp tác, tập trung nam 68 3.28 0.74 nữ 95 3.39 0.61 Tìm kiếm trợ giúp* nam 68 1.59 0.61 nữ 95 1.91* 0.46 Chủ động bộc lộ bản thân nam 68 2.17 0.99 nữ 95 2.23 0.98 Lảng tránh nam 68 1.95 0.73 nữ 94 1.90 0.61 Chấp nhận, chịu đựng* nam 68 2.25* 0.94 nữ 95 1.62 0.57 Giải quyết tiêu cực* nam 68 1.51 0.59 nữ 95 1.78* 0.87 Dấu * thể hiện có sự khác biệt Kiểm định T – test cho thấy dưới lát cắt giới tính, có sự khác nhau có ý nghĩa trong các cách thức giải quyết: Tìm kiếm sự trợ giúp; chấp nhận, chịu đựng; giải quyết tiêu cực. Trong cách thức “tìm kiến sự trợ giúp”: Nữ giới (ĐTB = 1.91) có mức độ sử dụng nhiều hơn nam giới (ĐTB = 1.59). Điều này có thể được lý giải dựa trên đặc điểm tâm lý phái nữ là những người sống tình cảm hơn, thích trò chuyện, chia sẻ. Trong cách thức “chấp nhận, chịu đựng”: Bình thường chúng ta nghĩ rằng phụ nữ sẽ là người hay chấp nhận, chịu đựng. Nhưng kết quả nghiên cứu lại ngược lại, nam giới trí thức (ĐTB = 2.25) sử dụng cách thức này ở mức nhiều hơn so với nữ trí thức (ĐTB = 1.62). Ngoài ra “cách thức giải quyết tiêu cực” được nữ giới sử dụng nhiều hơn so với nam giới (ĐTB = 1.78 so với ĐTB = 1.51). Có thể lý giải điều này do, phụ nữ là người nhạy cảm về mặt cảm xúc hơn so với đàn ông, kéo theo đó là những hành xử bị chi phối nhiều bởi cảm xúc như: tự trách móc bản thân; không chịu lắng nghe giải thích; dọa ly hôn; viết đơn ký sẵn Các cách thức giải quyết còn lại không có sự khác biệt có ý nghĩa. Chỉ có sự chênh lệch về mặt số liệu, được thể hiện trong bảng 3.27. Độ tuổi Kết quả cho thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai độ tuổi trong cách thức giải quyết “chủ động bộc lộ bản thân” và “chấp nhận chịu đựng”. Độ tuổi dưới 30 (ĐTB = 2.39) sử dụng ở mức độ nhiều hơn so với độ tuổi 30 – 39 (ĐTB = 1.99). Có thể do độ tuổi dưới 30, khi mà đời sống ngày càng hiện đại hơn, văn hóa ứng xử giữa vợ và chồng ngày càng mang màu sắc lãng mạn, cởi mở. Độ tuổi từ 30 – 39 sử dụng cách thức chấp nhận, chịu đựng lại ở mức độ cao hơn so với độ tuổi dưới 30 (ĐTB = 2.06 so với ĐTB = 1.72). Có thể được lý giải, do sự khác biệt về thế hệ (dưới 30 chủ yếu thế hệ 9X, trên 30 thế hệ 8X), bên cạnh đó do sự chi phối bởi thời gian kết hôn, vợ chồng trải qua nhiều lần XĐ cùng với những cách giải quyết tạo thành thói quen như trường hợp anh K (38 tuổi) và chị L (38 tuổi). Các cách thức giải quyết còn lại không có sự khác biệt. Trình độ học vấn Sử dụng kiểm định T – test, dưới lát cắt trình độ học vấn, có sự khác biệt có ý nghĩa về mức độ sử dụng cách thức “chủ động bộc lộ bản thân”; “chấp nhận, chịu đựng”; “lảng tránh”; “giải quyết tiêu cực”. Trong đó, trình độ học vấn cao – thạc sĩ thì mức độ sử dụng cách thức “chủ động bộc lộ” nhiều hơn so với trình độ học vấn đại học. Những cách thức còn lại thì những trí thức có trình độ học vấn đại học lại có mức độ sử dụng cao hơn. Nghề nghiệp Tương tự với trình độ học vấn, dưới lát cắt nghề nghiệp, có sự khác biệt có ý nghĩa về mức độ sử dụng cách thức “chủ động bộc lộ bản thân”; “chấp nhận, chịu đựng”; “lảng tránh”; “giải quyết tiêu cực”. Trong đó, trí thức tham gia hoạt động giảng dạy có mức độ sử dụng cách thức “chủ động bộc lộ” nhiều hơn so với trí thức tham gia hoạt động quản lý nhà nước, xã hội. Những cách thức còn lại thì những trí thức tham gia hoạt động quản lý nhà nước, xã hội có mức độ sử dụng cao hơn. Hai cách thức “hợp tác, tập trung giải quyết” và “tìm sự trợ giúp” không có sự khác biệt về mức độ sử dụng giữa hai loại hình hoạt động nghề nghiệp Mức sống Sử dụng so sánh ANOVA, kết quả cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mức độ sử dụng cách thức “chủ động bộc lộ bản thân”; “chấp nhận, chịu đựng”; “lảng tránh”; “giải quyết tiêu cực” dưới lát cắt mức sống. Trong đó, mức độ sử dụng cách thức “bản thân chủ động bộc lộ” giảm dần theo chiều giảm xuống của mức sống trong gia đình trí thức. Ngược lại, mức độ sử dụng các cách thức “chấp nhận, chịu đựng”; “lảng tránh”; “giải quyết tiêu cực” lại giảm theo chiều tăng lên của mức sống trong gia đình trí thức. Tương quan giữa các cách thức giải quyết với các biến số XĐTL Mối tương quan giữa các cách thức giải quyết với mức độ XĐTL; số lượng biểu hiện; biểu hiện hành vi; biểu hiện cảm xúc được thể hiện ở kết quả nghiên cứu sau: Số lượng biểu hiện Mức độ xung đột 0.71** -0.31** 0.54** -0.49** -0.54** 0.23** 0.69** 0.63** 0.36** 0.44** -0.31** 0.74** Giải quyết tiêu cực Chấp nhận chịu đụng Lảng tránh Bộc lộ Tìm trợ giúp Tập trung giải quyết 0.68** P=0.01 0.60** 0.36** -0.44** 0.36** -0.48** 0.62** -0.46** 0.20* -0.39** 0.74** Biểu hiện cảm xúc Biểu hiện hành vi Sơ đồ 3.2: Tương quan giữa các cách thức giải quyết với các biến số XĐTL Ghi chú: Có * với p < 0.05; có** với p < 0.01. Dấu * thể hiện có tương quan. Dấu (-) thể hiện tương quan nghịch; (+) thể hiện tương quan thuận. Sơ đồ 3.2 cho thấy, nhìn chung có sự tương quan giữa các cách thức giải quyết XĐTL với các biến số XĐTL. Không có sự tương quan giữa cách thức “tập trung giải quyết” với “biểu hiện hành vi” (p = 0.01) . Trong các cách giải quyết, nổi bật có cách thức “giải quyết tiêu cực” có tương quan thuận và chặt với các biến số XĐTL. Cách thức “tập trung giải quyết vấn đề” có tương quan nghịch và yếu với các biến số mức độ XĐTL; biểu hiện cảm xúc và số lượng biểu hiện. Chúng tôi đi vào từng mối tương quan cụ thể sau: Tương quan giữa mức độ XĐTL với các cách thức giải quyết: cách thức “tập trung giải quyết vấn đề” và “bản thân chủ động bộc lộ” có tương quan nghịch với mức độ XĐTL. Các cách thức còn lại có tương quan thuận, trong đó “cách thức lảng tránh” (r = 0.69) và “giải quyết tiêu cực” (r = 0.71) có tương quan khá chặt với mức độ XĐTL. Như vậy ta thấy rằng: XĐTL càng tăng khi giải quyết XĐ bằng cách thức giải quyết tiêu cực; chấp nhận, chịu đựng; lảng tránh. Mức độ XĐ sẽ giảm xuống nếu sử dụng cách thức hợp tác, tập trung giải quyết vấn đề; bản thân chủ động bộc lộ với bạn đời. Tương quan giữa số lượng biểu hiện với các cách giải quyết: số lượng biểu hiện có tương quan thuận - khá chặt với cách giải quyết tiêu cực (r = 0.74), và với cách thức lảng tránh vấn đề (r = 0.63). Tương quan thuận - ở mức ít chặt với cách thức chấp nhận chịu đựng (r = 0.44) và cách thức tìm kiếm trợ giúp (r = 0.23). Số lượng biểu hiện có tương quan nghịch và ít chặt với cách “tập trung giải quyết” (r = -0.31) và “bản thân chủ động bộc lộ” (r = -0.49). Như vậy, khi giả quyết XĐ bằng cách thức “tập trung giải quyết vấn đề” và “bản thân chủ động bộc lộ” sẽ làm cho số biểu hiện của XĐ giảm đi. Còn sử dụng các cách thức còn lại sẽ làm cho số lượng biểu hiện XĐTL tăng cao. Tương quan giữa biểu hiện cảm xúc với các cách giải quyết: Có sự tương quan nghịch và ít chặt giữa biểu hiện cảm xúc với cách thức “tập trung giải quyết” (r = - 0.39) và “chủ động bộc lộ” (r = -0.48). Có tương quan thuận và khá chặt với cách giải quyết tiêu cực (r = 0.68); ít chặt với cách thức chấp nhận chịu đựng (r = 0.36); tương quan yếu với cách tìm trợ giúp (r = 0.20). Tương quan biểu hiện hành vi và các cách thức giải quyết: Không có sự tương quan giữa biểu hiện hành vi với cách thức tập trung giải quyết vấn đề (p = 0.01). Tương quan nghịch và ít chặt với cách thức “chủ động bộc lộ” (r = -0.44); tương quan thuận và khá chặt với “giải quyết tiêu cực” (r = 0.75). Và tương quan thuận ở mức ít chặt với các cách thức còn lại. Như vậy, càng giải quyết XĐ bằng các cách thức tiêu cực; lảng tránh; chấp nhận chịu đựng càng làm tăng biểu hiện hành vi khi XĐ. Như vậy, để giảm mức độ XĐTL và giảm các biểu hiện XĐ thì giữa người vợ và chồng có cách thức tập trung giải quyết vấn đề và chủ động bộc lộ với người bạn đời khi có XĐ xảy ra. Các yếu tố ảnh hưởng đến xung đột tâm lý giữa vợ và chồng trong gia đình trí thức trên địa bàn thành phố Hà Nội Trong phần này chúng tôi nghiên cứu mối quan hệ giữa mức độ XĐTL với các yếu tố: Cảm nhận chủ quan về hạnh phúc; sự hài lòng; tình yêu vợ chồng; văn hóa ứng xử; gia đình nội ngoại; công việc; và các biến số trong XĐTL. Bên cạnh đó, đưa ra dự báo xem những yếu tố đó có ảnh hưởng như thế nào đến mức độ XĐTL giữa vợ và chồng trong gia đình trí thức. Mối quan hệ giữa các yếu tố với mức độ xung đột tâm lý Mối quan hệ giữa cảm nhận chủ quan về hạnh phúc hôn nhân với mức độ xung đột Cảm nhận hạnh phúc trong hôn nhân là một trong những điều nói lên sự thành công của cuộc hôn nhân đó. Vậy, việc cảm nhận hạnh phúc về cuộc hôn nhân có mối quan hệ như thế nào đến mức độ XĐTL. Điều này được thể hiện ở sơ đồ sau: Sơ đồ 3.3. Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc với XĐTL Ghi chú: **:p < 0.01; Dấu * thể hiện có sự tương quan Sơ đồ trên với p < 0.01 cho thấy có sự tương quan nghịch và khá chặt giữa cảm nhận chủ quan về hạnh phúc trong hôn nhân với các biến số XĐTL. Như vậy, có thể nói trong cuộc sống hôn nhân gia đình, người vợ/ chồng càng cảm nhận mình hạnh phúc thì càng giảm thiểu mức độ xung đột, và giảm thiểu các biểu hiện nếu có XĐ xảy ra. Mối quan hệ giữa các biến số xung đột tâm lý với mức độ xung đột tâm lý Sơ đồ 3.4. Tương quan giữa mức đô XĐTL với các biến số trong XĐTL Ghi chú: **:p < 0.01; Dấu * thể hiện có sự tương quan Mức độ XĐTL có mối tương quan thuận và rất chặt với các biến số: Số lượng biểu hiện (r = 0.95); biểu hiện cảm xúc (r = 0.92); biểu hiện hành vi (r = 0.92). Tương quan khá chặt với số lĩnh vực xung đột (r = 0.61). Như vậy, mức độ XĐ càng cao thì số lượng biểu hiện càng nhiều, mức độ thể hiện của các biểu hiện cảm xúc và hành vi càng lớn. Mối quan hệ giữa các yếu tố với mức độ xung đột tâm lý Sơ đồ 3.5. Tương quan giữa mức độ XĐTL với các yếu tố Ghi chú: **:p < 0.01; Dấu * thể hiện có sự tương quan Sơ đồ 3.5 cho thấy có sự tương quan nghịch ở mức ít chặt giữa mức độ XĐTL với các yếu tố: Tình yêu vợ chồng (r = -0.47); yếu tố hài lòng (r = 0.59); yếu tố văn hóa ứng xử (r = -0.48); yếu tố gia đình nội ngoại (r = -0.41). Trong đó, mức độ XĐTL có sự tương quan chặt nhất với yếu tố hài lòng. Không có sự tương quan với yếu tố công việc (p > 0.01). Như vậy, trong cuộc sống hôn nhân, người vợ/ chồng càng hài lòng với người bạn đời, bản thân và gia đình; giữa vợ và chồng càng yêu nhau; có văn hóa ứng xử lành mạnh; càng có nhiều sự thuận lợi từ hai gia đình nội ngoại thì càng ít xảy ra XĐTL. Ảnh hưởng của các yếu tố đến mức độ xung đột tâm lý Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ xung đột tâm lý giữa vợ và chồng Chất lượng cuộc sống hôn nhân nói chung và hiện tượng XĐTL giữa vợ và chồng nói riêng chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Trong phần này, chúng tôi tập trung làm rõ một số yếu tố sau: Tình yêu vợ chồng; sự hài lòng trong cuộc sống gia đình; văn hóa ứng xử giữa vợ và chồng; gia đình nội – ngoại và yếu tố công việc. Chúng tôi đi vào từng yếu tố sau: Tình yêu vợ chồng Tình yêu là một yếu tố quan trọng để dẫn đến hôn nhân, và khi đã thành vợ thành chồng thì yếu tố này lại càng quan trọng để có thể duy trì một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Kết quả nghiên cứu về tình yêu vợ chồng thể hiện: Biểu đồ 3.7. Mức độ tình yêu giữa vợ và chồng Biểu đồ 3.7 cho thấy, nhìn chung đa số các trí thức có tình yêu nhiều và say đắm với bạn đời; không có khách thể nào hoàn toàn không có tình yêu với bạn đời (0%), tỷ lệ khách thể ít có tình yêu với bạn đời (14%). Như vậy, trong cuộc sống hôn nhân, đa số các trí thức luôn có tình yêu với nhau. Rất hiếm trí thức đến với nhau mà không có tình yêu hoặc ít có tình yêu. Sự hài lòng trong cuộc sống gia đình Chúng tôi nghiên cứu sự hài lòng trong cuộc sống hôn nhân thể hiện ở ba khía cạnh: hài lòng với bản thân mình; hài lòng với người bạn đời; hài lòng về cuộc hôn nhân. Kết quả nghiên cứu được thể hiện dưới đây: Biểu đồ 3.8. Sự hài lòng trong cuộc sống gia đình Biểu đồ 3.8 cho thấy: Nhìn chung sự hài lòng của trí thức về cuộc sống gia đình ở mức hài lòng nhiều. Trong đó, yếu tố thuộc về hai vợ chồng có sự hài lòng nhiều hơn hai yếu tố còn lại (Hài lòng về cuộc hôn nhân: ĐTB = 3.94). Tuy nhiên đây cũng là yếu tố có độ lệch chuẩn cao hơn cả ĐLC = 0.8 cho thấy cũng có những trí thức ít hài lòng về cuộc hôn của mình. Văn hóa ứng xử giữa vợ và chồng Ứng xử giữa vợ và chồng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong hôn nhân. Ứng xử một cách hợp lý, khéo léo sẽ giúp dung hòa sự khác biệt của hai bên và thêm gắn kết mối quan hệ. Do đó, văn hóa ứng xử giữa vợ chồng như thế nào để có thể gắn kết với nhau hơn, tránh khỏi những xung đột là một điều không đơn giản. Bảng 3.29. Văn hóa ứng xử giữa vợ chồng Văn hóa ứng xử ĐTB ĐLC Kiểu lãng mạn lịch sự 2.86 0.62 Kiểu tôn trọng 3.80 0.63 Kiểu chia sẻ 3.68 0.69 Trung bình chung 3.45 0.58 Kết quả nghiên cứu cho thấy, phần lớn các cặp vợ chồng trong gia đình trí thức ứng xử theo kiểu tôn trọng (ĐTB = 3.80) và kiểu chia sẻ (ĐTB = 3.68). Ứng xử kiểu lãng mãn lịch sự chỉ ở mức hiếm khi (ĐTB = 2.86). Gia đình nội – ngoại Thực trạng về yếu tố gia đình nội ngoại của các gia đình trí thức được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.30. Yếu tố gia đình nội – ngoại Yếu tố GĐNN Không đúng % Đúng ít % Nửa đúng nửa sai % Phần lớn đúng % Hoàn toàn đúng % ĐTB ĐLC Hai bên tôn trọng 0 4.3 6.7 30.1 58.9 4.44 0.80 Hai bên ủng hộ mối quan hệ 0 2.5 6.7 21.5 69.3 4.58 0.73 Hai bên tương đồng 0 12.3 17.8 38.7 31.3 3.89 0.99 Hai bên đối xử công bằng với con dâu/ rể 1.8 4.3 16.6 28.8 49.5 4.18 0.98 Hai bên có mối quan hệ tốt đẹp 0 4.3 9.2 30.1 56.4 4.39 0.83 Trung bình chung 4.29 0.75 Kết quả bảng 3.30 cho thấy, nhìn chung các gia đình trí thức có được nhiều sự thuận lợi từ phía hai bên gia đình nội – ngoại (ĐTB = 4.29), với ĐLC = 0.75 cho thấy cũng có gia đình trí thức mà mức thuận lợi đạt tối đa nhưng cũng có gia đình chỉ được ở mức ít. Trong bảng số liệu trên, ta thấy yếu tố hai bên gia đình đối xử với con dâu/ con rể vẫn có tỷ lệ đối xử không công bằng là (22.7%) và sự khác biệt giữa hai bên gia đình là (30.1%); hai bên ít tôn trọng nhau có tỷ lệ (11%); ít ủng hộ mối quan hệ (9.2%); ít có mối quan hệ tốt đẹp (13.5%). Những chỉ số này có thể là yếu tố gây ra những tác động tiêu cực đến mối quan hệ vợ chồng. Công việc Như đã nghiên cứu, tính chất công việc không có mối tương quan với mức độ XĐTL giữa vợ và chồng trong gia đình trí thức (kết quả nghiên cứu phần 3.2.1.3). Tuy nhiên, rất có thể tính chất công việc bận rộn hay căng thẳng vẫn có một phần chi phối đến đời sống tâm lý gia đình. Tính chất công việc của nhóm khách thể trí thức được nghiên cứu thể hiện như sau: Bảng 3.31. Tính chất công việc Tính chất công việc ĐTB ĐLC Áp lực, nhiều cạnh tranh 3.12 0.99 Thường đi công tác xa 1.93 1.08 Thường công tác dài ngày 1.55 0.92 Đột xuất không báo trước 1.58 1.16 Khó khăn trong tiếpxúc với bạn đời 1.23 0.71 Bận rộn mất nhiều thời gian 1.99 1.02 Trung bình chung 1.90 0.70 Với ĐTB = 1.90 cho thấy, tính chất công việc không thuận lợi của trí thức ở mức thấp. Với ĐLC = 0.70 và số liệu thu được cho thấy cũng có gia đình có tính chất công việc không thuận lợi ở mức tương đối cao và cao (19%) và đây có thể là yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống gia đình. Sự ảnh hưởng của các yếu tố đến mức độ xung đột tâm lý Trong phần này, chúng tôi nghiên cứu sự biến đổi của các yếu tố có tác động, ảnh hưởng như thế nào đến sự thay đổi của mức độ XĐTL giữa vợ và chồng trong gia đình trí thức. Bảng 3.32. Ảnh hưởng của các yếu tố đến mức độ XĐTL Mức độ XĐTL Biến độc lập R² Β Số lượng biểu hiện 0.895 0.946 Sự hài lòng 0.348 -0.590 Văn hóa ứng xử 0.231 -0.481 Tình yêu vợ chồng 0.224 -0.473 Gia đình nội ngoại 0.169 -0.411 Tính chất công việc Không dự báo Không dự báo Ghi chú: R²: Độ thích hợp của mô hình Β: Trọng số bêta đã chuẩn hóa; dấu (-) thể hiện sự ảnh hưởng không thuận chiều; dấu (+) thể hiện sự ảnh hưởng thuận chiều Kết quả bảng 3.32 cho thấy yếu tố tính chất công việc không có ý nghĩa dự báo cho mức độ XĐTL (với sigα = 0.724) Các yếu tố còn lại, với chỉ số sigα = 0.000 (thể hiện sự phù hợp của mô hình và tính có ý nghĩa của các tham số hồi quy) cho thấy mức độ dự báo giảm dần từ yếu tố 1 đến 4. Trong đó mức độ dự báo cao nhất thuộc về biến “số lượng biểu hiện” (R² = 0.895, có thể nói 89.5% sự biến đổi mức độ XĐTL được giải thích bằng sự biến đổi về số lượng biểu hiện khi có XĐ). Mức độ dự báo cao thứ hai thuộc về yếu tố “Sự hài lòng” (R² = 0.348, có thể nói 34.8% sự biến đổi mức độ XĐTL được giải thích bằng sự biến đổi về sự hài lòng đối với cuộc sống hôn nhân). Yếu tố “Gia đình nội ngoại” có mức độ dự báo thấp nhất (R² = 0.169). Với các trọng số Bêta tương ứng ở từng biến độc lập cho thấy biến “số lượng biểu hiện” có sự ảnh hưởng thuận chiều với mức độ XĐTL, tức là càng có nhiều biểu hiện khi xảy ra XĐ thì mức độ XĐ sẽ càng cao. Trọng số Bêta của các yếu tố còn lại có sự ảnh hưởng không thuận chiều đến mức độ XĐTL, tức là càng hài lòng với đời sống gia đình; vợ chồng càng yêu nhau; càng thể hiện văn hóa ứng xử đẹp; càng có sự thuận lợi giữa gia đình hai bên thì mức độ XĐTL càng thấp. Như vậy, từ kết quả nghiên cứu đã khẳng định giả thuyết: Số lượng biểu hiện xuất hiện khi có XĐ có ảnh hưởng nhiều nhất đến mức độ XĐTL. Các biện pháp nhằm phòng ngừa hoặc giảm thiểu xung đột tâm lý giữa vợ và chồng trong gia đình trí thức Nguyên tắc đề xuất biện pháp Nguyên tắc sử dụng phối hợp các biện pháp Không có biện pháp nào là hoàn hảo. Biện pháp nào cũng có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Mỗi biện pháp chỉ có ưu trội phù hợp với một vài quy luật và đối tượng nhất định. Do đó, các biện pháp được đề xuất cần đảm bảo tính hệ thống, đồng nhất và mang tính bổ sung nhau, hỗ trợ nhau nhằm tạo sự thuận lợi trong việc kết hợp. Nguyên tắc hiệu quả và khả thi Các biện pháp đưa ra phải có khả năng thực hiện cao, đồng thời phải mang lại những hiệu quả nhất định. Cụ thể ở đây là phải giúp cho các gia đình có thể ngăn ngừa hoặc làm giảm thiểu XĐTL giữa vợ và chồng. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn Các biện pháp đưa ra cần phải căn cứ vào tình hình thực tiễn của các trí thức, môi trường sống và nhu cầu của họ. Một số biện pháp được đề xuất Nâng cao nhận thức về giá trị của gia đình, vị trí, vai trò của các thành viên Cơ sở đề xuất biện pháp Nghiên cứu cho thấy, bố mẹ ly hôn hay cuộc sống gia đình luôn xảy ra cãi vã, bạo lực đã tác động tiêu cực đến sự phát triển nhân cách của trẻ. Bên cạnh đó, gia đình thực hiện rất nhiều chức năng, trong đó có chức năng chăm sóc bảo vệ và chức năng giáo dục là hai chức năng nhằm đảm bảo cho một thế hệ tiếp kế thừa những điều tốt đẹp và lớn lên, phát triển một cách lành mạnh. Mà để làm được điều đó thì người cha và người mẹ cần nhận thức rõ được sự ảnh hưởng của chính mình và mối quan hệ của chính hai vợ chồng sẽ chi phối rất lớn đến sự phát triển nhân cách của trẻ. Do đó, để đảm bảo sự phát triển bền vững ở thế hệ sau, mà cụ thể ở đây là một thế hệ gia đình mới đẩy lùi những XĐ tiêu cực thì mỗi gia đình ở hiện tại cần phải tạo ra những thế hệ hậu duệ với nhân cách lành mạnh. Mà điều này lại ảnh hưởng rất nhiều từ chính vai trò của gia đình. Vì vậy, nâng cao nhận thức về giá trị gia đình và vai trò của cha mẹ là điều vô cùng cần thiết. Mục tiêu của biện pháp Nhằm nâng cao nhận thức của các thành viên trong gia đình nói chung và người vợ/ chồng nói riêng về giá trị và chức năng của gia đình nhằm điều chỉnh thái độ và hành vi của mỗi người trong các mối quan hệ của họ theo hướng tích cực. Nội dung thực hiện Cung cấp kiến thức về chức năng, vai trò của gia đình để mỗi người có sự nhận thức sâu sắc về giá trị của nó. Bên cạnh đó, cần nhận thức được rằng, cách sống của mỗi người và mối quan hệ giữa hai vợ chồng sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến trẻ. Điều này vừa giúp tạo dựng một thế hệ trẻ phát triển lành mạnh, vừa là cơ hội giúp chính người cha/ người mẹ thay đổi những điều tiêu cực và mối quan hệ vợ chồng thêm lành mạnh. Cách thức thực hiện Đối với cơ quan tổ chức: Có thể cung cấp những kiến thức này ngay từ khi còn ngồi ghế nhà trường một cách phù hợp với từng độ tuổi; tổ chức các buổi tập huấn, chia sẻ; tuyên truyền, phổ biến qua các phương tiện truyền thông;trang bị tài liệu để mọi người tự nghiên cứu. Đối với bản thân: Tham gia các khóa đào tạo, tập huấn về gia đình, cách làm cha/mẹ; tự nghiên cứu tài liệu. Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến xung đột tâm lý giữa vợ và chồng Cơ sở đề xuất biện pháp Sự thiếu hiểu biết về XĐ, đặc biệt việc không thể lường trước được những hệ quả nghiêm trọng của XĐ đã đưa nhiều cuộc hôn nhân đứng trước bờ vực tan rã bất cứ lúc nào mà chính người trong cuộc cũng không thể thấy sự tuột dốc của mối quan hệ xảy ra quá nhanh đến nỗi không thể kiểm soát. Bên cạnh đó, các yếu tố như sự hài lòng, văn hóa ứng xử, tình yêu vợ chồng, yếu tố hai bên gia đình nội ngoại có tương quan nghịch với XĐTL. Do đó, nâng cao nhận thức cho các cặp vợ chồng về hệ quả của XĐ cùng với các yếu tố ảnh hưởng tới nó là điều cần thiết. Mục tiêu của biện pháp Giúp người vợ/ chồng có sự nhận thức sâu sắc về các vấn đề liên quan đến XĐTL giữa vợ và chồng, qua đó hiểu được các nguyên nhân; biểu hiện; hệ quả của XĐ. Từ đó, thấy được cách điều chỉnh thái độ, hành vi nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu XĐ giữa vợ chồng. Nội dung thực hiện Cung cấp kiến thức, hiểu biết cho các cặp vợ chồng và các cặp đôi tiền hôn nhân, và cả đối tượng trong độ tuổi kết hôn dù chưa có ý định kết hôn về tác động xấu của XĐ đến cuộc sống hôn nhân và gia đình; các biểu hiện XĐ về mặt cảm xúc và hành vi; hiểu được những tác động tiêu cực mang tính làm tổn thương sâu sắc đến mối quan hệ vợ chồng. Giúp mọi người nhìn nhận được những hệ quả của việc không biết hài lòng trong hôn nhân; không có văn hóa ứng xử đẹp trong hôn nhân; hay sự khác biệt giữa hai bên gia đình nội ngoại có thể dẫn đến những nguy cơ gì để từ đó mỗi người có thể lường trước, hình dung ra hậu quả. Bên cạnh đó cung cấp những kiến thức về văn hóa ứng xử vợ chồng, ứng xử với hai bên nội ngoại, cách để biết hài lòng với bản thân Cách thức thực hiện Thực hiện biện pháp này với các cách thức sau: Đối với cơ quan tổ chức: Tổ chức các buổi tọa đàm, tập huấn; tư vấn, tham vấn, chia sẻ qua các thông tin đại chúng; trang bị tài liệu để mỗi người tự nghiên cứu; kết hợp với các ngày lễ kỉ niệm như ngày phụ nữ, ngày gia đình, ngày của mẹ, của cha để chia sẻ về các vấn đề xây dựng gia đình hạnh phúc Đối với bản thân: Tự nghiên cứu, tìm hiểu thông qua các phương tiện truyền thông, công nghệ; tham gia các khóa đào tạo về hôn nhân, tiền hôn nhân, chăm sóc con, kĩ năng ứng xử; học hỏi kinh nghiệm từ những gia đình khác hoặc học hỏi từ những thành công/ sai lầm của chính mình; tham gia các chương trình tọa đàm chia sẻ về vấn đề liên quan; bản thân trở thành người tuyên truyền và truyền cảm hứng để xây dựng gia đình hạnh phúc và đẩy lùi những tiêu cực trong cuộc sống hôn nhân. Hình thành các kĩ năng giao tiếp, ứng xử; giải quyết xung đột tâm lý Cơ sở đề xuất biện pháp Yếu tố văn hóa ứng xử; số lượng và mức độ biểu hiện về mặt cảm xúc và hành vi; cách thức giải quyết XĐTL có tương quan với mức độ XĐTL. Trong đó có văn hóa ứng xử lành mạnh và cách thức giải quyết XĐ tích cực sẽ làm giảm mức độ XĐ; cách thức giải quyết tiêu cực cùng với những biểu hiện tiêu cực về mặt cảm xúc và hành vi càng làm tăng mức độ XĐ. Vì vậy, trong cuộc sống hôn nhân cần phải học cách ứng xử giữa vợ chồng, trong khi XĐ thì cần giảm thiểu được số biểu hiện tiêu cực và giải quyết XĐ bằng cách đối thoại chân thành trực tiếp thì càng làm cho XĐ giảm đi. Vì vậy, hình thành kĩ năng giao tiếp ứng xử; kĩ năng năng giải quyết XĐTL giữa vợ và chồng là điều cần thiết. Mục tiêu của biện pháp Giúp vợ và chồng rèn luyện, hình thành các kĩ năng giao tiếp ứng, kĩ năng giải quyết XĐTL một cách phù hợp, qua đó nhằm giảm thiểu những va chạm và tạo dựng một lối sống lành mạnh, văn minh. Nội dung thực hiện Trang bị các kiến thức về tầm quan trọng của văn hóa ứng xử và rèn luyện kĩ năng ứng xử giữa vợ và chồng: Trong ứng xử giữa vợ và chồng, để mối quan hệ được hòa thuận thì luôn cần phải tôn trọng nhau; để thấu hiểu và hâm nóng tình cảm thì luôn cần chia sẻ; để mối quan hệ thêm thú vị, hứng thú thì luôn cần sự lãng mạn. Tất cả đều để xây dựng mối quan hệ bền vững. Trang bị các kiến thức quản lý cảm xúc và phải hiểu được lợi ích mà nó mang lại; cung cấp các kỹ năng để quản lý cảm xúc; cách nhận diện cảm xúc và lý do gây ra nó, từ đó biết điều chỉnh cảm xúc và hành vi của mình đối với bạn đời. Bên cạnh đó, cần phải hiểu được những biểu hiện về mặt cảm xúc và hành vi mang tính phá hủy đến mối quan hệ để từ đó biết cách kiềm chế thể hiện những cảm xúc, hành vi đó. Trang bị các kiến thức về cách thức giải quyết cho vợ chồng. Phân tích những ưu điểm và hạn chế của từng cách thức. Giúp vợ chồng nhận diện những cách thức mà họ đang sử dụng – phân tích chúng và giúp vợ chồng lựa chọn kết hợp một cách phù hợp các cách thức. Cách thức thực hiện Tổ chức các lớp tập huấn, buổi chia sẻ, tọa đàm; tư vấn, chia sẻ qua các phương tiện truyền thông; cung cấp tài liệu để vợ/ chồng tự nghiên cứu; tham gia các buổi tham vấn/ tư vấn nhóm. Và để hình thành kĩ năng thì điều quan trọng chính bản thân mỗi người cần luyện tập và ứng dụng thường xuyên. Nuôi dưỡng tình yêu vợ chồng Cơ sở đề xuất biện pháp Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Trong cuộc sống hôn nhân, tình yêu vợ chồng là yếu tố giúp duy trì cuộc hôn nhân hạnh phúc và giảm thiểu những XĐ Mục tiêu của biện pháp Giúp người vợ và chồng hiểu thấu giá trị, ý nghĩa của tình yêu trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc và phát triển bền vững. Cho họ thấy được rằng tình yêu không phải là thứ tồn tại vĩnh cửu nhưng nó luôn có thể được làm mới và bồi đắp để duy trì và phát triển. Nội dung thực hiện Cung cấp cho vợ/ chồng nhận thức một cách sâu sắc về giá trị của tình yêu thương; cách biểu hiện yêu thương đúng cách. Cách thức thực hiện Đối với cơ qua tổ chức: Tổ chức các hoạt động, chương trình dành cho cặp đôi nhằm xây dựng tính gắn kết như du lịch hằng năm; các cuộc thi dành cho các gia đình; tổ chức các ngày lễ kỉ niệm về gia đình, tình yêu; các buổi nói chuyện chuyên đề Đối với hai vợ chồng: Dành cho nhau những khoảng thời gian riêng ngoài việc lo cho con cái, kinh tế; học cách bày tỏ tình cảm/ kĩ năng ứng xử mà trong đó có văn hóa ứng xử chia sẻ và lãng mạn, lịch sự để luôn hâm nóng hoặc làm mới tình cảm. Tham vấn hôn nhân gia đình Cơ sở đề xuất biện pháp Chuyên viên tâm lý là những người không chỉ có chuyên môn về tâm lý gia đình mà còn có năng lực chia sẻ, thấu cảm, định hướng, hướng dẫn tốt. Vì thế, khi có XĐTL xảy ra giữa vợ và chồng, sử dụng dịch vụ tham vấn vừa giúp cho mỗi người được giải tỏa về mặt cảm xúc, bên cạnh đó còn giúp họ nhìn nhận và xác định vấn đề một cách khách quan hơn để từ đó có thể đưa ra hướng giải quyết cho cả hai. Bên cạnh đó, dịch vụ tâm lý còn giúp cho các thân chủ hình thành những kĩ năng ứng xử lành mạnh trong cuộc sống vợ chồng. Mục tiêu của biện pháp Không chỉ hỗ trợ người vợ/ chồng giải quyết những vấn đề hiện tại họ đang mắc phải mà còn cung cấp những kĩ năng để chính họ có thể phòng ngừa hoặc giải quyết những XĐ mà không cần đến sự trợ giúp ở lần sau. Bên cạnh đó, khiến mọi người biết đến và tin tưởng vào dịch vụ tâm lý nói chung và các nhà tâm lý nói riêng. Nội dung thực hiện Với mỗi câu chuyện khác nhau của mỗi cặp vợ chồng sẽ có những nỗi dung tác động tương ứng. Tuy nhiên đối với vấn đề XĐTL nhìn chung sẽ có những tác động về mặt nhận thức, cảm xúc và hành vi của thân chủ khi có XĐTL; bên cạnh đó phân tích những yếu tố tác động, cùng những biện pháp tối ưu để giải quyết vấn đề; hướng dẫn các phương pháp, kĩ thuật để vợ/ chồng ứng trong việc giải quyết XĐ, kiểm soát cảm xúc Phương pháp thực hiện Tổ chức bằng hình thức tham vấn cá nhân, tham vấn gia đình, hoặc tham vấn nhóm. Có nhiều phương pháp tham vấn/ trị liệu được sử dụng như: hành vi; nhận thức – hành vi; thân chủ trọng tâm; tập trung vào giải pháp Tóm lại, trong luận văn chúng tôi đưa ra 5 biện pháp nhằm phòng ngừa và giảm thiểu XĐ giữa vợ và chồng. Mỗi biện pháp sẽ có những ưu, nhược điểm riêng và có tính phù hợp, tối ưu với từng đối tượng. Vì vậy không thể đề cao biện pháp này, coi nhẹ biện pháp khác mà cần việc kết hợp các biện pháp với nhau. Tiểu kết chương 3 Trong gia đình trí thức, XĐ giữa vợ và chồng được thể hiện ở ba mặt nhận thức, cảm xúc và hành vi. Trong đó thể hiện ở mặt nhận thức là cao hơn cả, tuy nhiên chỉ có mức độ ít ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Khi XĐ, các trí thức chủ yếu biểu hiện về mặt cảm xúc nhiều hơn hành vi và nhìn chung không xuất hiện biểu hiện hành vi phi ngôn ngữ khi có XĐ giữa vợ và chồng. Tuy nhiên, với độ lệch chuẩn tương ứng thì vẫn có gia đình xuất hiện những hành vi bạo lực như “tát”, “quăng ném đồ đạc vào người bạn đời” hay “đấm, đá, cấu, véo” đây là những hành vi mang tính dự báo xấu cho mối quan hệ vợ chồng. Dưới lát cắt mức sống của gia đình trí thức, không có sự khác biệt về mức độ biểu hiện ở mặt cảm xúc; nhưng có sự khác biệt về mức độ biểu hiện ở mặt hành vi giữa các mức sống khác nhau – mức độ biểu hiện ở mặt hành vi sẽ tăng lên theo chiều giảm đi của mức sống. Trong 6 cách giải quyết XĐ, “hợp tác, tập trung để giải quyết vấn đề” là cách thức được các gia đình trí thức sử dụng nhiều hơn cả. Không có sự khác biệt giữa nam và nữ trong việc sử dụng cách thức “hợp tác, tập trung giải quyết vấn đề”; “bản thân chủ động bộc lộ” và”lảng tránh”. Có sự khác biệt giữa nam và nữ trong việc sử dụng cách thức giải quyết sau: Nam giới sử dụng cách thức “chấp nhận, chịu đựng” nhiều hơn nữ giới; nữ sử dụng cách thức “tìm kiếm trợ giúp” và “giải quyết tiêu cực” nhiều hơn nam giới. Cách thức “hợp tác, tập trung giải quyết vấn đề” và “chủ động bộc lộ” có mối tương quan nghịch với mức độ XĐTL, các cách thức còn còn lại có tương quan thuận với mức độ XĐTL, trong đó cách thức “giải quyết tiêu cực” có tương quan nghịch ở mức độ chặt nhất. XĐTL giữa vợ và chồng trong gia đình trí thức có mối quan hệ với nhiều yếu tố: Những yếu tố “cảm nhận chủ quan về hạnh phúc”, “sự hài lòng về đời sống gia đình”, “văn hóa ứng xử giữa vợ chồng”, “gia đình nội ngoại”, “tình yêu vợ chồng” có tương quan nghịch với mức độ XĐTL, trong đó yếu tố “cảm nhận chủ quan về hạnh phúc” có mức tương quan khá mạnh, các yếu tố còn lại tương quan ở mức ít mạnh. Các yếu tố thuộc về biến số XĐTL như: số lượng biểu hiện, số lĩnh vực XĐ, mức độ biểu hiện về mặt hành vi và cảm xúc có tương quan thuận và rất mạnh với mức độ XĐTL giữa vợ và chồng. Yếu tố công việc không có tương quan với mức độ XĐTL. XĐTL giữa vợ và chồng chịu sự ảnh hưởng, chi phối bởi nhiều yếu tố như đã nêu ở trên, trong đó số lượng biểu hiện có mức dự báo cao nhất với trọng số khá lớn và thuận chiều đối với mức độ XĐTL. Yếu tố “hài lòng” có mức độ dự báo cao thứ hai và không thuận chiều với mức độ XĐTL. Yếu tố “gia đình nội ngoại” có mức độ dự báo thấp nhất với sự ảnh hưởng không thuận chiều với mức độ XĐTL. Yếu tố “công việc” không cố ý nghĩa dự báo cho mức độ XĐTL giữa vợ và chồng. Để ngăn ngừa và giảm thiểu XĐTL vợ chồng trong các gia đình trí thức, trong khuôn khổ luận văn chúng tôi đề xuất 5 biện pháp: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến XĐTL giữa vợ và chồng; nâng cao nhận thức về giá trị của gia đình, vị trí, vai trò của các thành viên; hình thành các kĩ năng giao tiếp, ứng xử; giải quyết XĐTL; nuôi dưỡng tình yêu vợ chồng; tham vấn hôn nhân gia đình. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Qua việc nghiên cứu lý luận và điều tra thực tiễn, chúng tôi có một số kết luận như sau: XĐTL là hiện tượng diễn ra khá phổ biến trong các gia đình nói chung và gia đình trí thức nói riêng. XĐTL giữa vợ và chồng trong gia đình trí thức được hiểu: Là sự bất đồng, va chạm, mâu thuẫn ở mức độ cao giữa người vợ và người chồng trong quá trình chung sống với nhau; được bộc lộ qua nhận thức, trạng thái cảm xúc và hành vi theo hướng phá hủy mối quan hệ vợ chồng. XĐTL giữa vợ và chồng trong gia đình trí thức ở địa bàn TP. Hà Nội chỉ diễn ra ở mức hiếm khi. XĐ được biểu hiện chủ yếu ở mặt cảm xúc, không xuất hiện các biểu hiện ở mặt hành vi. Khi xảy ra XĐ, các trí thức chủ yếu có biểu hiện “im lặng để giữ được bình tĩnh” ở mức thỉnh thoảng. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có các biểu hiện như “nhắc lại lỗi lầm”, “chì chiết, nói dai, nói nhiều”, hay “nói trống không” ở mức hiếm khi. Khi xảy ra XĐ, gia đình trí thức thường sử dụng 6 cách giải quyết sau: Hợp tác, tập trung giải quyết vấn đề; bản thân chủ động bộc lộ với bạn đời; tìm kiếm sự trợ giúp; lảng tránh; chấp nhận chịu đựng; giải quyết tiêu cực. Trong đó, cách thức chủ yếu được gia đình trí thức sử dụng là “hợp tác tập trung giải quyết vấn đề” ở mức thỉnh thoảng, cách thức “giải quyết tiêu cực” được sử dụng ít nhất và ở mức hiếm khi. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức độ XĐTL: Sự hài lòng với cuộc sống gia đình; tình yêu vợ chồng; văn hóa ứng xử giữa hai vợ chồng; yếu tố gia đình nội ngoại hai bên; số lượng biểu hiện. Trong đó, số lượng biểu hiện có sự dự báo cao nhất đến mức độ XĐTL giữa vợ và chồng – trong XĐ càng ít biểu hiện thì mức độ XĐ càng thấp và ngược lại. Yếu tố hai bên gia đình nội – ngoại có tính dự báo thấp nhất. Tính chất công việc không có ý nghĩa dự báo cho mức độ XĐTL. Như vậy, để có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, bớt đi những XĐ thì mỗi người cần phải biết hài lòng về cuộc sống của mình, nuôi dưỡng tình yêu vợ chồng, phải có văn hóa ứng xử lành mạnh, có được những thuận lợi từ phía hai bên gia đình nội ngoại và đặc biệt trong XĐ cần biết kiềm chế, kiểm soát cảm xúc để hạn chế bộc lộ những cảm xúc và hành vi tiêu cực. Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi đề xuất 5 biện pháp: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến XĐTL giữa vợ và chồng; nâng cao nhận thức về giá trị của gia đình, vị trí, vai trò của các thành viên; hình thành các kĩ năng giao tiếp, ứng xử; giải quyết XĐTL; nuôi dưỡng tình yêu vợ chồng; tham vấn hôn nhân gia đình. Như vậy, qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Đề tài đã chứng minh được giả thuyết nghiên cứu; làm rõ các biểu hiện trong XĐ; các cách giải quyết XĐ; yếu tố ảnh hưởng đến XĐTL giữa vợ và chồng trong gia đình trí thức. Kiến nghị Đối với các cơ quan, tổ chức nơi các trí thức làm việc Tổ chức các chương trình tọa đàm, các buổi chia sẻ về các vấn đề liên quan đến gia đình. Tổ chức các hoạt động giải trí đòi hỏi sự tham gia của toàn thể gia đình như các cuộc thi; chuyến du lịch nhằm tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình. Đưa ra những chính sách để khuyến khích xây dựng gia đình văn hóa như tuyên dương, khen thưởng Xây dựng dịch vụ hỗ trợ tâm lý tại cơ quan nhằm đảm bảo đời sống tinh thần khỏe mạnh cho nhân viên. Đối với dịch vụ tâm lý Xây dựng, quảng bá hình ảnh của dịch vụ, đồng thời tạo dựng niềm tin với mọi người. Các nhà tâm lý cần xây dựng hình ảnh cá nhân để tạo dựng uy tín, niềm tin. Song song với đó luôn là rèn luyện phẩm chất, năng lực để có thể mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng Đối với người vợ/ chồng Tham gia các lớp học tiền hôn nhân trước khi kết hôn/ trong độ tuổi kết hôn. Tìm hiểu văn hóa gia đình hai bên trước khi lựa chọn bạn đời và trước khi kết hôn. Tham gia các khóa tập huấn, đào tạo dành cho hôn nhân gia đình, làm cha, làm mẹ, kĩ năng gia tiếp ứng xử, kĩ năng kiểm soát cảm xúc Tham gia các buổi nói chuyện, chia sẻ về gia đình; hạnh phúc gia đình; cách thức phòng ngừa; giải quyết XĐ trong gia đình Học cách hài lòng với cuộc sống và luôn hâm nóng, làm mới tình yêu vợ chồng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Mai Huy Bích (2009), Giáo trình xã hội học gia đình, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. C.Mác và Ph.Ăng – Ghen – Toàn tập, Tập III (1995), NXB Chính trị Quốc gia. Văn Thị Kim Cúc (2003), Những tổn thương tâm lý của thiếu niên do bố mẹ ly hôn, NXB Khoa học Xã hội. Phạm Tất Dong (1995), Trí thức Việt Nam: Thực tiễn và triển vọng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Vũ Dũng (2007), Tâm lý học quản lý, NXB Đại học Sư phạm. Vũ Dũng (Chủ biên) (2000), Từ điển tâm lý học, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết 27 NQ/TƯ về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa đất nước, ngày 6/8/2008, Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy BCHTƯ khóa X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Hồ Ngọc Đại (1991), Chuyện ấy, Hà Nội. Trần Thị Minh Đức (2012), Giáo trình tham vấn tâm lý, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. E.I. Caroll (1992), Những cảm xúc người, NXB Giáo dục Hà Nội E. Mayo, Các vấn đề xã hội của nền văn minh công nghiệp, NXB Giáo dục. Erik J. Van Slyke (2004), Nghệ thuật lắng nghe để xử lý xung đột, NXB Trẻ. Harriet Goldhor Lerner (1997), Vũ khúc của cơn giận, NXB Trẻ. Harville Hendrix (1997), Để có cuộc hôn nhân hoàn hảo, NXB Phụ nữ. Ngô Công Hoàn (1993), Tâm lý học gia đình, NXB ĐHSP Hà Nội, Hà Nội. Howard J. Rankin (2004), Quá trình tìm hiểu trước hôn nhân, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. Vũ Tuấn Huy (2003), Mâu thuẫn giữa vợ và chồng trong gia đình và những yếu tố ảnh hưởng, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. Lê Thị Thanh Hương (Chủ biên) (2009), Nhân cách văn hóa trí thức Việt Nam trong tiến trình mở cửa và hội nhập quốc tế, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. Phan Thị Mai Hương (2014), Cảm nhận hạnh phúc chủ quan của người nông dân, Tạp chí Tâm lý học, Số 8/2014. Tô Thị Hường (2010), Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình, NXB Giáo dục Việt Nam. Jacques Gauthier (2000), Những thử thách của cuộc sống lứa đôi, NXB Phụ nữ. John Gottman và Nan Silver (2013), Bẩy bí quyết giúp hôn nhân hạnh phúc, NXB Phụ nữ. John Gray (2003), Làm sao để thuận vợ thuận chồng, NXB Trẻ. Đặng Cảnh Khanh - Lê Thị Quý (2009), Gia đình học, NXB Chính trị - Hành chính. Đặng Phương Kiệt, Gia đình Việt Nam các giá trị truyền thống và những vấn đề tâm - bệnh lý xã hội, NXB Lao động. Knuds S. Larsen và Lê Văn Hảo (2010), Tâm lý học Xã hội, NXB Từ điển bách khoa. Mai Hữu Khuê (1993), Tâm lý học trong quản lý nhà nước, NXB Lao động, Hà Nội. Nguyễn Đình Mạnh (2007), XĐTL trong tình yêu nam nữ của sinh viên, Luận án Tiến sĩ. Maurice Porot (2004), Trẻ em và quan hệ gia đình, NXB Thế giới. Nguyễn Thị Minh (2015), Xung đột tâm lý giữa vợ và chồng trong các gia đình trí thức trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ. Đỗ Hạnh Nga, Xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con lứa tuổi học sinh trung học cơ sở về nhu cầu độc lập, Luận án Tiến sĩ, năm 2005. Đỗ Hạnh Nga, XĐTL giữa cha mẹ và con lứa tuổi học sinh trung học cơ sở về thần tượng, Đề tài cấp nhà nước, năm 2008. Hằng Nga, Vương Hà Loan, Nguyễn Thị Thìn (biên dịch) (2001), Bách khoa thư gia đình, Hà Nội. Cao Huyền Nga (2001), Nghiên cứu sự XĐTL trong quan hệ vợ chồng, Luận án Tiến sĩ tâm lý học, trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội. Nguyễn Thị Oanh (1999), Gia đình Việt Nam thời mở cửa, NXB Trẻ. Bùi Ngọc Oánh (2006), Tâm lý giới tính và giáo dục giới tính, NXB Giáo dục. Hoàng Phê (Chủ biên) (2011), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Hà Nội. Lê Thị Quý và Đặng Vũ Cảnh Linh (2007), Bạo lực gia đình một sự sai lệch giá trị, NXB Khoa học và Xã hội. Stephen R. Covey (2010), Bảy thói quen để tạo gia đình hạnh phúc, NXB Trẻ. Szilagy Vilmos (2005), Hôn nhân trong tương lai, NXB Phụ nữ. Lê Thi (1997), Vai trò gia đình trong việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam, NXB Phụ nữ, Hà Nội. Lã Thị Thu Thủy (2011), Nhu cầu thành đạt của trí thức trẻ, NXB Khoa học Xã hội. Trần Trọng Thủy (1987), Xung đột và không khí trong tập thể, NXB Giáo dục. Lê Ngọc Văn (2011), Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội. Nguyễn Khắc Viện (1994), Tâm lý học gia đình, NXB Thế giới, Hà Nội. Nguyễn Khắc Viện (Chủ biên) (2001), Từ điển tâm lý, NXB Văn hóa Thể thao, Hà Nội. Nguyễn Đình Xuân (1995), Tâm lý học tình yêu gia đình, NXB Giáo dục. Nguyễn Đình Xuân (1997), Giáo dục đời sống gia đình, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Yvone Castellan (1991), Gia đình, NXB Thế giới, Hà Nội. Arthu S. Reber and Emily (2001), Dictionary of psychology. PHỤ LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxxung_dot_tam_ly_giua_vo_va_chong_trong_gia_dinh_tri_thuc_tren_dia_ban_thanh_pho_ha_noi_4603.docx
Luận văn liên quan