Luận văn Yếu tố thời đại trong nghệ thuật sắp đặt ở Việt Nam

Nghệ thuật sắp đặt ở Việt Nam kể từ khi bắt đầu manh nha cho đến nay mới khoảng hai chục năm, các công trình nghiên cứu cũng như các sách viết về loại hình nghệ thuật này cho đến nay tuy không có nhiều nhưng cũng đề cập đến nhiều góc cạnh của nghệ thuật sắp đặt ở Việt Nam. Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu về Yếu tố thời đại trong nghệ thuật sắp đặt ở Việt Nam cho đến thời điểm này vẫn là một vấn đề mới được đề cập và chưa có công trình nghiên cứu nào. Yếu tố thời đại trong nghệ thuật sắp đặt Việt Nam biểu hiện qua những vấn đề cấp thiết điển hình diễn ra trong xã hội Việt Nam hiện đạ

pdf83 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 3251 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Yếu tố thời đại trong nghệ thuật sắp đặt ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
) năm 2011 nhằm đề cập tới vấn đề ô nhiễm môi trường và tình trạng phân hóa giàu nghèo, quá tải dân số trong quá trình kinh tế thị trường, công nghiệp hóa. Tác phẩm này là một thể loại sắp đặt không gian chuyên biệt cùng kết hợp với trình diễn. Tác giả sử dụng những con thuyền tạm, xe ô tô và rác thải của chính nơi đóchằng buộc với nhau như đóng hàng tạo thành những túp lều tạm bợ và những tấm màn được buông trên bãi đất, bên trong là những em nhỏ cũng là dân cư của bãi Phúc Xá đang cất lên những bài đồng dao mơ về một tương lai tươi đẹp hơn. Tác phẩm như một thông điệp mạnh mẽ về xã hội về những hiện trạng khó khăn của những bộ phận dân cư nằm rải rác bên lề Hà Nội. Năm 2010, tại Festivan Huế tổ chức một triển lãm sắp đặt “Nặng bồng nhẹ tếch” nhằm hưởng ứng ngày Môi trường thế giới. Gồm 11 tác phẩm của 14 tác giả khắp ba miền Bắc- Trung- Nam, các tác phẩm được làm từ những vật liệu đời thường và các loại phế liệu bỏ đi như vỏ chai, lon bia, bao thuốc lá11 tác phẩm là 11 câu chuyện mà thông qua đó các tác giả đưa ra về tình trạng biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, và sự ảnh hưởng độc hại từ rác thải công nghiệp lên đời sống con người. Tác phẩm “Cây rỗng” của Lê Việt Trung được tạo ra từ những cái can nhựa cũ. “Nguyện ước” (Hình 2.11) là một tác phẩm mang vẻ đẹp lãng mạn về những con hạc được Trần Thu Hà và Himiko Nguyễn dùng rất nhiều những mảnh giấy thu từ vỏ hộp thuốc lá nhặt được trên đường phố. Trong khi đó hai tác giả Trần Hữu Nhật và Nguyễn Duy Hiền lại dùng các loại phế thải để tạo ra một “Bầu trời rác”. Trần Tuấn lại dùng các loại vỏ lon lật ngược lại tạo thành một “Khối u” (Hình 2.10) với những cái chân mọc dài ra ghê rợn như một con quái vật hay giống như một sự đe dọa (vào năm 2012, Trần Tuấn cũng tạo ra một Đám mây biến thể mang cùng phong cách với Khối và được đặt trong không gian hồ Tĩnh tâm, cũng để nói lên mức độ trầm trọng của rác thải gây thiệt hại nặng nề đối với các di sản như thế nào). Còn Vũ Hồng Ninh Lại dùng những vỏ lon gắn thành những hình dạng mang hàm ý chết chóc, 32 tiêu diệt như chiếc xe tăng hay cây chết với cái tên “Bùm bùm” (Hình 2.12). Trần Hậu Yên Thế và Lê Đình nguyên lại tạo ra một tác phẩm “Về đâu” bằng các chất liệu phôi nhôm và nilon để tạo thành 33 hình nhân trên phố đi bộ. Dự án “Hành trình Việt Nam xanh” kéo dài trong 3 năm từ 2011 đến 2013 là một dự án về môi trường mang tính tuyên truyền, giáo dục nhận thức về môi trường cho cộng đồng trên khắp các vùng miền. Dự án được thông qua các nhiều loại hình văn hóa và loại hình nghệ thuật khác nhau để đi sâu vào việc nhận thức của mỗi người dân về việc bảo vệ môi trường. Và triển lãm sắp đặt của “Hành trình Việt Nam xanh” 2014 được diễn ra tại trường Đại học mĩ thuật Việt Nam, với 6 tác phẩm sắp đặt của các nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn, Trương Công Tùng, Phan Thảo Nguyên, Trần Tuấn và Lương Huệ Trinh do Trần Lương làm curator. Đáng chú ý nhất là tác phẩm sắp đặt tổng hợp của Nguyễn Thế Sơn “8m2” (Hình 2.15) là sự tái tạo một không gian sống, môi trường sinh hoạt của những người công nhân trong các khu công nghiệp phía Nam, nơi mà hàng ngàn con người vì những lý do khác nhau đã từ bỏ ruộng đồng lên làm việc tại những khu công nghiệp với ước mơ đổi đời cùng tụ về và chung sống dưới những căn trọ 8m2. Họ là những người công nhân bất đắc dĩ trực tiếp tham gia vào bộ máy vận hành công nghiệp hóa của đất nước. Họa sĩ đã dùng nhiếp ảnh để ghi lại những góc nhỏ nhặt và những đồ dùng sinh hoạt thường ngày trong cái không gian chật chội của họ sau đó in thành ảnh rồi cắt dựng thành mô hình như thật được mang vào sắp xếp trong không gian 8m2 cũng được tác giả tái hiện như thật mà người xem có thể đi vào bên trong và tương tác với các mô hình đó và có thể xem những đồ vật ấy thay chủ nhân của chúng kể câu chuyện của mình. Bước sang thế kỷ XXI, quá trình đô thị hóa diễn ra khắp nơi trên đất nước. Lối sống đô thị tràn về nông thôn, người nông thôn bỏ ra thành phố để đô thị hóa thành người thành phố. Người thành phố thì về nông thôn mua đất xây biệt thự nhà vườn, nhà nghỉ cuối tuần hoặc để chờ cơ hội kiếm lời. Nông thôn 33 biến đổi theo kiểu phố trong làng, còn ở thành thị những ngôi đình ngôi chùa trên phố đang dần bị thu hẹp bởi sự chiếm dụng đất của người dân xung quanh. Sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn ngày càng bị thu hẹp, người dân sống trong những chung cư mới hiện đại vẫn giữ thói quen nông nghiệp, văn hóa làng xã trong ứng xử. Làn sóng di dân tự do lan rộng, thành thị trở thành thị trường cho tầng lớp thị dân mới gốc nông thôn ngày càng hòa nhập vào dòng người đông đúc chen vào thành phố. Thành phố ngày một chật chội, ào ạt, và bối rối khi nền tảng văn hóa thành thị chưa kịp chuẩn bị cho mỗi cá nhân một tâm thế người thành thị thì sự khập khiễng trong văn hóa sống với mức sống, đời sống và cách sống lại là một thực tế khó tránh khỏi. Series tác phẩm sắp đặt “Một hành tinh” của Nguyễn Mạnh Hùng với những suy nghĩ về cộng đồng, những mẫu thuẫn tồn tại trong và ngoài xã hội này, những phức tạp của việc phát triển đô thị. Triễn lãm “Một hành tinh” gồm hai tác phẩm sắp đặt “Chiến lũy” (Hình 2.2) và “Đi chợ” (Hình 2.1) và loạt tranh “Ta ở đây” (Hình 2.3). “Chiến lũy” được tạo nên từ một tổ hợp các vật liệu là gỗ, nilon, nhựa, sắt, hệ thống đèn led, bao tải, cát; mô tả đúng hình ảnh một chung cư cũ đúng kiểu bao cấp chật chội, tù túng và ngột ngạt. Nghệ sĩ chia sẻ về những trải nghiệm trong ký ức của mình về một Hà Nội của bao cấp “ vào thời khó khăn của nền kinh tế bao cấp, một căn hộ theo tiêu chuẩn được được phân cho hai nhà dùng chung với nhau. Các gia đình tự lo phân chia không gian sống. Với điều kiện sống chật hẹp, các gia đình thường phải cơi nới để mở rộng không gian sinh hoạt bằng các lồng sắt hay còn gọi là lồng cọp, rồi chăn nuôi thêm gia súc gia cầm trong nhà để có thể cải thiện và những điều đó làm thay đổi cả cấu trúc khu nhà”. Đời sống trong các khu nhà này không phải là đời sống của con người trong đô thị mà là trong một khu làng, khu làng cao tầng. Bên cạnh đó còn có “Đi chợ” cũng là một hình ảnh khôi hài và mâu thuẫn của một chiếc máy bay bằng sắt không phải trở bom mà là chở các loại hoa quả, 34 sự kết hợp giữa một hình ảnh tượng trưng của bạo lực và nguy hiểm đang chở những bịch linon đựng đầy hoa quả tạo nên không khí nhẹ nhõm buồn cười thể hiện niềm hi vọng, hân hoan đón chào một thời đại mới một cách lạc quan. Cá nhân người viết lại thấy rằng hình ảnh chiếc máy bay đi chợ lại phản ánh rất thật cuộc sống hiện nay, nhịp sống nhanh chóng, thời buổi công nghệ, con người chỉ cần một cái nhấp chuột là có thể mua tất cả những gì mình muốn, việc đi chợ còn nhanh hơn tên lửa. Triển lãm “Người trong thành phố” năm 2010 trong đó có hai tác phẩm sắp đặt “Đổi dạng” (Hình 2.17) và “Lớp học phổ thông” (Hình 2.16) và tác phẩm “Gia đình vàng” (Hình 2.18) năm 2009 của Phạm Ngọc Dương cũng phản ánh một bộ mặt tiêu cực của xã hội Việt Nam do ảnh hưởng của sự toàn cầu hóa và các vấn đề xã hội, khắc họa hình ảnh những con người đang chịu những áp lực từ thay đổi của xã hội, áp lực của sự thiếu hiểu biết về cuộc sống hiện đại áp lực từ nhũng thay đổi văn hóa, áp lực về nhân quyền. Các tác phẩm này được nghệ sĩ dùng các sợi tóc, quần áo cũ, giấy, khăn quàng, và những phụ kiện hỏng đem nhào nặn, đổ composite, chèn, ép vào trong những khối thủy tinh. Tạo hiệu quả thị giác mạnh, gây cảm giác sởn gai ốc về một cái gì đó ghê rợn, xấu xí, nhăn nhúm mơ hồ của một hệ giá trị mới được đặt ra trong xã hội hiện đại mà con người phải ép mình vào trong đó và điều đó tạo nên những đứt gãy trong hệ giá trị đó. Triễn lãm “Bụi, xe mờ bóng phố” của Bàng Nhất Linh là những nuối tiếc về một Hà Nội cũ và những trải nghiệm không an lành về một Hà Nội mới. Các tác phẩm trong triển lãm đã động đến nhiều vấn đề tâm lý xã hội và mang đầy chất thơ “Đô thị” (Hình 2.24) được tạo nên bởi 200 cái bếp lò than được bọc inox sáng bóng xếp thành hình cái đồng hồ cát nhằm mô phỏng kiến trúc của thành phố, như một lời giễu đối với không gian sống bị ô nhiễm bởi nhiều nguồn khí thải. Ngoài ra tác phẩm còn mang một hàm ý khác là khi những gì đã bị tiêu hủy 35 bằng lửa thì nó không còn nguyên vẹn nữa, và khi những gì đẹp đẽ, quý giá ta đem ra để đánh đổi với những thứ mà ta tưởng hay ho hơn trước khi ta kịp nhận ra điều đó thì đã muộn rồi. Linh nói “Trả giá bằng việc đốt đi những gì tốt đẹp ta đang có, liệu ta có nhận được một đô thị đẹp hơn những gì đã mất”. “Hà Nội” (Hình 2.21) của Linh trắng tinh, nguyên sơ với gần 100 tháp rùa nhỏ bằng thạch cao, được xếp lên một cái giá nhiều ngăn, và người xem có thể tương tác với tác phẩm bằng cách tô vẽ những cái tháp theo ý thích của mình. Đến khi kết thúc triển lãm ta có thể thấy một bộ mặt Hà Nội hoàn toàn mới, lung linh đầy màu sắc. Tác phẩm khơi gợi ý thức về ý thức của mỗi người về việc nhìn nhận một Hà Nội và tạo một tương lai cho Hà Nội như thế nào? Một Hà Nội lung linh đầy mầu sắc được chính công chúng tô vẽ lên cũng có lẽ là những cái mà họ nhìn thấy, họ tưởng thế. Đằng sau cái vẻ hào nhoáng mà bao người mơ ước được ở trong nó, và Linh lại đem ra một hiện thực không dễ chịu của một góc Hà Nội qua “Bước qua thềm phố” (Hình 2.22), “Phía trên là bầu trời” (Hình 2.23) và “Phố” mô tả rất đậm về tình cảnh phố thị hiện nay, nhà ở, giao thôngđông đúc, chen lấn, ngột ngạt và qua đó ta cũng có thể nhìn thấy chính mình ở đâu đó trong chuỗi tác phẩm này để rồi chợt tủm tỉm cười, bất giác nghĩ ngợi, bất giác mong muốn tác giả đã thay mặt chúng ta phơi bày hiện thực mà chúng ta đang sống mà nhiều khi ta quên mất, nhiều khi không biết, và nhiều khi ta bị chính cái mầu mè ồn ã che mờ góc khuất của chính cuộc sống quanh mình. Điểm qua một số những tác phẩm kể trên ta có thể cảm nhận được rằng con người chúng ta tuy một mặt không phủ nhận những giá trị cũ nhưng mặt khác vẫn và phải sống với thực tại của mình. Chính quá trình đó làm nảy sinh một thực tế rằng đôi khi những giá trị tốt đẹp cũ chỉ còn là một ảo ảnh và nó được khoác lên một sự thật không giống điều ta mong muốn cho nên nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Xã hội đầy rẫy những bất an, bất ổn, tiềm ẩn những mâu thuẫn, xung đột 36 có nguy cơ dẫn đến đạo đức xã hội, đạo đức gia đình, đạo đức cá nhân rơi vào trạng thái suy đồi. Các giá trị tinh thần nền tảng bị xem nhẹ, bệnh vô cảm tràn lan, niềm tin giữa người với người giảm sút. Nhiều hiện tượng của cuộc sống đương thời đó được các nghệ sĩ đương đại lấy làm cảm hứng để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật đương đại. Tác phẩm “Cái bỉm” (Hình 2.27) của Trương Tân mang hàm ý mỉa mai phê phán trực diện thực trạng tham nhũng trong các tầng bậc quan cấp. Tác phẩm mô phỏng dáng hình một chiếc bỉm em bé, bề mặt thấm hút của bỉm được tác giả dùng 138 túi áo ngực của loại áo đại cán, nhìn trông có vẻ giống với những chiếc túi áo của cảnh sát giao thông Việt Nam, khâu cẩn thận ngay ngắn. Trong một bài viết của Nguyễn Minh Thành trên trang Talawas với tiêu đề ‘Cái Bỉm của Trương Tân và quyền không được tự do triển lãm’, có đoạn anh viết “với Bỉm, anh may những cái túi. Những cái túi nghiêm trang. Những cái túi 60 năm nay đựng những tư tưởng, những tư tưởng trung ương. Những cái túi đựng quyền lực. Những cái túi đựng tiền. Những cái túi đụng hai chiến thắng Pháp và Mỹ, bên ngoài còn treo thêm nhiều huân chương cho đẹp, cho vinh quang. Những cái túi đựng một thiên đường xã hội chủ nghĩa” . Đúng vậy, và ngoài ra những cái túi ấy còn đựng nhiều thứ khác nữa. Khi bắt gặp đoạn viết này, người viết thấy vô cùng đồng cảm và tâm đắc, anh Minh Thành đã nói ra được những ấm ức của rất nhiều người, quả thực dù rất chủ quan nhưng người viết vẫn thấy hả hê lắm. Bởi cũng là một người học và tập thực hành nghệ thuật, cũng đã tham gia vài triển lãm theo nhiều hình thức, tất nhiên việc bị kiểm duyệt luôn là không tránh khỏi, cũng từng bị dẹp bỏ, bị nghi ngờ, thậm trí chính những cơ quan kiểm duyệt còn xuyên tạc tác phẩm thành những ý tứ sâu xa phản động mà ngay chính nhóm chúng tôi còn chưa nghĩ đến- tật giật mình chăng?, bị thẩm tra... cảm giác mình như một tội dân. Ngẫm cũng nực cười, thiết nghĩ: ừ thì chính trị, chính sách có thể sai, nhưng nghệ thuật cũng có sai ư? Nghệ thuật có thể có hay- dở, xấu- đẹp, nhưng nghệ thuật không phải chỉ để phục vụ mỗi 37 cái đẹp cái vinh quang của nước nhà, nghệ thuật không phải chỉ toàn cái đẹp, cái mĩ miều nhạt nhẽo, nghệ thuật còn có những nhiệm vụ lôi cái xấu, cái ác ra phô bày giống như phô bày cái đẹp vậy. Dường như nghệ thuật mà chúng ta đang theo đuổi luôn bị xiềng xích và chúng ta không hề được tự do, chúng ta cũng không được đơn thuần mang vai trò của người nghệ sĩ phải là những người tiên phong phản ánh hiện thực xã hội. Chúng ta luôn bị kiểm duyệt. Tự do của chúng ta ư!? – tự do đó là tự do trong khuôn khổ, chứ không phải tự do của sự tự do. Quay lại vấn đề, như đang bàn về vấn nạn tham nhũng. Tham nhũng là hiện tượng phổ biến mang tính toàn cầu. Phản ứng đối với tham nhũng mang tính xã hội rộng lớn ở khắp mọi nơi, mọi quốc gia, dân tộc. Đây là hiện tượng xã hội đã tồn tại từ rất lâu trong lịch sử loài người, đặc biệt từ nửa cuối thế kỷ XX tham nhũng nổi lên như một căn bệnh ác tính, đe dọa nền kinh tế, văn hóa lẫn đạo đức của con người. Tham nhũng ở Việt Nam mang tính phổ biến hơn cả, nó xảy ra hầu hết ở các ngành, các cấp thậm chí xảy ra ngay trong các cơ quan chức năng chống tham nhũng nên việc đấu tranh, ngăn chặn và xử lý rất khó khăn. Nghệ thuật chỉ đóng vai trò phản ánh lại thực tại xã hội, nhưng có thể đây là vấn đề quá nhạy cảm động đến nhiều người, nên việc có những tác phẩm hay, sâu sắc về hiện trạng này là vô cùng hiếm bởi sự kiểm duyệt gắt gao, và nghệ sĩ đương đại Việt nam phải chịu đựng dưới quá nhiều cái đe. 2.3. Yếu tố được biểu hiện trong chủ đề về bản thể con người Từ lâu, bản thể con người đã trở thành vấn đề cơ bản và sâu sắc nhất trong mối quan hệ giữa nghệ thuật với hiện thực. Trong mối quan hệ đó, hiện thực trở thành đối tượng khám phá và trình diễn của nghệ thuật. Vậy, bản thể con người là gì? Đã có rất nhiều học thuyết nghiên cứu về Bản thể luận như triết học Hi lạp cổ đại, triết học phương Tây cổ đại, triết học Mark Lenin, triết học phương Đông, và trong Phật giáomang nhiều yếu tố siêu hình học và là bộ phận căn bản nhất của siêu hình học. Và trong đề tài này người viết sẽ không đi sâu vào tìm hiểu nghiên cứu và phân tích về bản thể con 38 người mà chỉ lấy ra một vài khái niệm đơn giản. Trong Từ điển Việt- Việt nêu: “Bản thể là khái niệm của triết học duy tâm chỉ cái bản chất mà chỉ có lý trí mới hiểu được”. “Bản thể trong triết học là quan hệ mà mỗi vật mang chỉ đối với nó mà thôi. Việc phân biệt khái niệm bản thể trong triết học và bản sắc trong Tâm lý học và trong Khoa học xã hội là cần thiết. Khái niệm bản thể triết học chỉ quan hệ logic đặc biệt là quan hệ đồng nhất mà x và y đứng trong đó nếu và chỉ nếu chúng cùng là một thứ hoặc đồng nhất với nhau. Ngược lại, trong Khoa học xã hội nói về nhận thức về bản thể của một con người, về bản chất xã hội, và tổng quát hơn- về các khía cạnh của một con người, làm cho họ là duy nhất, hay khác biệt về chất so với người khác. Ví dụ: bản sắc văn hóa, bản sắc giới tính, bản sắc quốc gia, bản sắc trực tuyến và quá trình hình thành bản sắc.” Ta có thể hiểu, bản thể con người không phải là cái mà người ta gọi là “tổng hòa các mối quan hệ xẫ hội” dẫu người ta có tìm được bao nhiêu biểu hiện nhân tính trong biểu hiện của tự mọi hành vi của con người, kể cả biểu hiện hành vi chỉ giới hạn trong biểu hiện bản thể con người. Vậy, bản thể con người là cấu trúc vận động nội nguyên của cá thể con người chứ không phải là quan hệ của cấu trúc và vận động nội nguyên đó với thế giới bên ngoài. Trong Phật giáo, bản thể là con người sinh ra những mâu thuẫn nội tại của nó và toàn bộ đời sống của một của một cá nhân hay một cộng đồng đều là sự giải quyết vô cùng tận những mâu thuẫn ấy. Trước khi đi vào tìm hiểu yếu tố thời đại trong nghệ thuật sắp đặt có dấu hiệu về bản thể con người không thì ta cần làm rõ bản thể con người ở nghệ thuật. Nghệ thuật trong tiến trình phát triển của nó từ mối quan tâm trọng yếu là: Cuộc sống của con người; chuyển sang thành mối quan tâm là: Con người của chính con người. Khi ta nói, cuộc sống của con người nghĩa là nói hành vi của con người, bao gồm toàn bộ lịch sử trong không gian ngoài con người và con người là chủ thể của lịch sử đó. Mối quan tâm đến cuộc sống của con người bao gồm các mối quan tâm: con người là gì? là thế nào?. Trong mối quan tâm như 39 vậy, nghệ thuật nhằm trọng yếu vào khám phá đạo lý cuộc sống dành cho con người cũng như cho nghệ thuật. Vậy, trở lại với một số tác phẩm và nghệ sĩ làm nghệ thuật sắp đặt. Có thể thấy, Trương Tân là người thông qua nghệ thuật và dùng nghệ thuật như một thứ công cụ trong hành trình tìm kiếm tự do trong chính bản thể mình. Hầu như các tác phẩm của anh đều thiên về khai thác chiều sâu tận cùng trong con người. “Váy cưới”, “Vũ công”, “Cánh chim di cư” (Hình 3.1), “Tình yêu và tình yêu”, “Đàn lông”, “Đi vào giấc mộng” gây cho ta cảm giác rằng anh đang trình bày những câu chuyện từ chính ruột gan mình. “Váy cưới” (Hình 3.3) là một tác phẩm điêu khắc sắp đặt với những sợi xích sắt được anh kết thành một chiếc váy cưới, mặc dù ta đã rất quen thuộc với mô típ xiềng xích có trong văn học, nghệ thuật nhưng vẫn không khỏi ngỡ ngàng bởi nó nằm ngoài kinh nghiệm thị giác của chúng ta tạo cho ta những cảm giác về một sự hỗn loạn, bất an, cô đơn trong nội tâm của chiếc váy. “Đi vào giấc mộng” hay như tác phẩm sau này là “Tình yêu và tình yêu”, đều sử dụng hình ảnh là những chiếc gối, bề ngoài trông có vẻ êm ái, nhẹ tếch rất dễ chịu, khiến ai nhìn cũng muốn được gối lên nó, ôm lấy nó, nhưng thực chất chúng được đổ bằng xi măng, cứng chắc và nặng nề. Trong sắp đặt “đi vào giấc mộng” 1999 tác giả còn cho in lên những chiếc gối chân dung chính mình bài chí khắp không gian dưới sàn và trên tường phòng triển lãm, tác phẩm còn có sự kết hợp video; thể hiện rõ con người bên trong của tác giả. Những chiếc gối êm ái đưa ta vào giấc ngủ và mang đầy vẻ nữ tính như bản thể của nghệ sĩ, nhưng những chiếc gối bằng xi măng nặng nề đó giống như một sự đóng khuôn đạo đức quy định, tác giả không thể thoát ra khỏi giấc mộng và giấc mộng đẹp sẽ trở thành ác mộng. Nguyễn Minh Thành cũng là một trong những nghệ sĩ đương đại thế hệ đầu. Nghệ thuật của anh giống như sự đối thoại gay gắt trong cái bản thể của anh với các thảo luận tâm lý về những mối quan hệ của con người bên trong gia 40 đình truyền thống và các ranh giới xã hội. Có thể nói, anh là một trong ít những người nghệ sĩ đương đại dám mang cuộc sống riêng tư của cá nhân mình, hay những vấn đề tâm lý diễn ra bên trong mình đưa vào nghệ thuật. Các tác phẩm sắp đặt của anh thường mang những chủ đề về sự cô đơn, chia cách và sự bi ai buồn khổ. Sự phản ánh nội tâm mãnh liệt giúp anh nhận thức những điều không thỏa đáng giữa đời sống tinh thần cá nhân với những quy tắc chung của cộng đồng. Những tác phẩm sắp đặt như: “Bữa tiệc” (Hình 3.8), “Công dân hạnh phúc” (Hình 3.4), “Xin hãy tặng tôi một đồ vật” (Hình 3.5), “Một con đường” (Hình 3.7), “Cánh đồng lúa” (Hình 3.6) nói về vòng xoay không thay đổi của xã hội Việt Nam truyền thống, “Các sắp đặt này đều phản ánh sự cố kết của một cuộc nổi loạn bên trong Thành chống lại tính hệ thống hóa và sự phân tầng quá mức trong cuộc sống và tư duy, và ám chỉ sự đối nghịch giữa tâm lý theo hướng Khổng giáo và nguyên tắc hiện sinh làm yên lòng người: con người chẳng là gì cả mà là cái thứ anh ta làm nên bằng chính bản thân mình.” Sự đối nghịch được thể hiện hết sức nhẹ nhàng bằng khám phá về căn cội dân tộc với sự phân tích sâu sắc về cái cá nhân của chính nghệ sĩ. Tiểu kết Tới đây, có thể nói rằng yếu tố thời đại trong nghệ thuật sắp đặt ở Việt Nam được biểu hiện qua các phương diện nhận thức về thời đại phù hợp với quan niệm nghệ thuật của thời đại mới trong cách thức thực hành nghệ thuật, tư duy và biểu hiện ngôn ngữ đặc thù để tạo ra những tác phẩm mang yếu tố thời đại tại nơi những người nghệ sĩ đang sống. Yếu tố thời đại được biểu hiện cơ bản qua các vấn đề: Về nội dung: - Đề tài về giới, đấu tranh cho sự bình đẳng giới tính, những đòi hỏi chính đáng cho nữ quyền, và tiếng nói của của cộng đồng LGBT là những hiện thực xã hội đang được chú ý quan tâm và trở thành ý thức xã hội mang tinh thần thời đại. Trong đó ta thấy được hình ảnh người phụ nữ và những cuộc chiến vẫn đầy 41 nhức nhối với những khát khao hạnh phúc đời thường, tìm kiếm tự do và còn xác lập một cách biểu hiện rất nữ. - Mảng đề tài đời sống con người trong xã hội, nổi bật lên là những mâu thuẫn, bất an diễn ra thường trực trong đời sống hàng ngày; sự bức xúc, châm biếm, giễu nhại, phản ánh vấn nạn tham ô, hối lộ; hiện tượng nóng lên của trái đất, ô nhiễm môi trường,các nghệ sĩ cất lên tiếng nói cho môi trường trong đó bao gồm môi trường tự nhiên và cả môi trường xã hội, tất cả đều đang bị nhiễm bẩn mà ở đó con người chỉ có thải vào chứ không thanh lọc. - Đề tài phản ánh nội tâm, cái bản thể bên trong con người, hay chính của bản thân nghệ sĩ. Về hình thức: - Các tác phẩm sử dụng những vật liệu có sẵn, phế liệu, những món đồ đã hoặc đang sử dụng để làm tác phẩm. Có thể nói bản thân chính những nguyên vật liệu được sử dụng trong tác phẩm sắp đặt đó cũng phản ánh yếu tố thời đại bởi có những vật dụng chỉ ở thời đại này có trong khi thời đại khác không có, chưa có, hoặc đã không còn nữa; nó mang dấu ấn thời gian, lịch sử và thời đại mà nó sinh ra. Ví dụ vài thế kỷ trước không hề tồn tại máy tính bảng, điện thoại di động, thì ngày nay những sản phẩm đó đầy rẫy, và là nhu cầu thiết yếu của mọi tầng lớp xã hội; hay xe máy, xe đạp, ti vi từ thế kỉ trước bây giờ không ai còn dùng bởi tính tiện dụng, hiện đại, thẩm mĩ của nó không còn phù hợp với thời đại. - Nghệ sĩ tìm một lối thể hiện mới từ ngôn ngữ, vật thể, không gian, địa điểm, cũng như dùng chính con người của thời đại này để phản ánh hiện thực cuộc sống và dùng nghệ thuật sắp đặt, hay các loại hình khác mà hiện nay đang gọi chung là nghệ thuật đương đại để bày tỏ quan điểm, tiếng nói của mình với xã hội cũng có thể cho tác phẩm đó mang dấu hiệu của thời đại. Ngoài ra trong nghệ thuật sắp đặt Việt Nam vẫn còn nhiều những tác phẩm sắp đặt hay, phản ánh sâu sắc được những vấn đề đã nêu trên. Tuy nhiên 42 người viết không đưa vào đề tài nghiên cứu của mình bởi sự đa chiều trong tác phẩm, có nhiều tác phẩm cùng một lúc hàm chứa nhiều yếu tố, có tác phẩm một mặt nói về những trải nghiệm của bản thân một mặt lại đề cao những dấu ấn lao động của người nông dân như “Muối” và “Bụi” của Phương Linh; Như Trần Trọng Vũ hay đi sâu vào khai thác những mặt mâu thuẫn của xã hội trong, sự bóng bẩy giả tạo nhưng bên trong lại có nhiều góc khuất “Điểm gặp”, và những tự sự trong tâm thế của một người tha hương, tiếc là các tác phẩm của anh hầu như đều thực hiện ngoài nước,về đến Việt Nam không rõ do vấn đề kiểm duyệt hay gì khác mà hầu như nó chỉ thể hiện một phần, và còn những nghệ sĩ tên tuối khác...thật khó để phân chia. Nên người viết mạo muội chọn những tác phẩm sắp đặt chỉ sử lý một vấn đề nhạy cảm nhất, rõ nét nhất để phục vụ cho nghiên cứu của mình. 43 CHƯƠNG 3 BÀI HỌC RÚT RA TỪ NGHIÊN CỨU YẾU TỐ THỜI ĐẠI TRONG NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT Ở VIỆT NAM 3.1. Giá trị thời đại trong nghệ thuật sắp đặt ở Việt Nam Qua những chủ đề đã được chỉ ra và phân tích ở chương 2. Nhìn từ lịch trình cũng như quỹ đạo phát triển của nghệ thuật sắp đặt ở Việt Nam, bản chất của nó là sự đi tìm những tư tưởng và giá trị, giá trị con người, giá trị cuộc sống và xã hội. Bởi thực chất, nghệ thuật nói chung từ xưa đến nay chưa bao giờ khư khư giữ lấy một thước đo nào cả. Giá trị thời đại trong nghệ thuật sắp đặt thường bị chi phối bởi những điều gì? Quay trở lên với những quan niệm triết học Mac xit, chúng ta thấy nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, chủ thể sáng tạo và thưởng thức tiếp nhận là con người. Mà con người là sản phẩm của thời đại trong sự chi phối của các yếu tố triết học, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, phong tục tập quán, đạo đức, lối sống, đời sống xã hội Như vậy là nghệ thuật sắp đặt cũng vậy, luôn gắn bó với con người, gắn bó với cơ sở kinh tế và bị chi phối bởi kinh tế, xã hội, văn hóa. Nếu như thế hệ nghệ sĩ làm sắp đặt thời kỳ đầu là những người chịu sự ảnh hưởng của chế độ xã hội cũ như Đặng Thị Khuê, Nguyễn Bảo Toàn, thường mang hơi hướng truyền thống dân tộc, sử dụng các vật liệu dân gian như tre, nứa, gốm, gỗ mộc, vàng mã,... như Hối tụ, Rằm tháng bảy, Mùa vàng, Mạn ngược của Nguyễn Bảo Toàn; Đối thoại với đình làng, Nhận diện và kết nối, Quá khứ trong hiện tạicủa Đặng Thị Khuê ngoài những tư tưởng và thầm mĩ tạo hình truyền thống, tác phẩm của bà còn mang giá trị văn hóa và giá trị xã hội rất lớn. Thì các nghệ sĩ làm sắp đặt về sau lại mang hơi hướng của thời kì đổi mới nằm trong mặt bằng chung của nền kinh tế đi lên công nghiệp như Trần Lương, Trương Tân, Nguyễn Minh Thành, Nguyễn Mạnh Hùng, Đào Anh Khánh lại đi sâu vào khai thác các vấn đề mang tính thời sự, đời sống xã hội, 44 bản thể con người, tâm lý cá nhân và cả những ám ảnh trong quá khứ, nguyên vật liệu được lấy từ những vật dụng đã qua sử dụng, phế liệu hay các đồ vật đương đại nhất. Giá trị thời đại trong nghệ thuật sắp đặt ở Việt Nam thể hiện ở việc phản ánh các hệ thống giá trị về con người. Nó cũng mang trong mình nhiều chức năng và được phân hóa thành những phương diện cụ thể như: chức năng phản biện, chức năng nhận thức, chức năng thẩm mĩ, chức năng giao tiếp Các chức năng này có giá trị tổ chức đời sống xã hội và cá nhân, hình thành các quy phạm cho bản thân người nghệ sĩ và dư luận xã hội. Các giá trị cụ thể tùy lúc mà có thể thiên về chức năng này hoặc chức năng kia làm cho giá trị thời đại của nghệ thuật sắp đặt cũng thiên về từng phương diện. Ta có thể thấy nghệ thuật đương đại còn có chức năng đổi mới tư duy, thăm dò các hình thức nghệ thuật mới, thể loại mới và khả năng biểu đạt mới cho nghệ thuật đương đại. Những nghệ sĩ tiên phong cho loại hình nghệ thuật mới sẽ là những người thực hiện những chức năng này. Nếu xét theo đặc trưng thì nghệ thuật sắp đặt thể hiện đời sống con người, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội dưới hình thức hình tượng rất cụ thể, trực diện, cảm tính, sinh động, làm cho ý nghĩa và giá trị thời đại trong nghệ thuật sắp đặt được biểu hiện dưới dạng hình thái tiềm tại. Phụ thuộc vào sự cảm thụ, lý giải, cắt nghĩa của công chúng thì giá trị thời đại của nghệ thuật sẽ có sự thay đổi theo thế hệ người thưởng thức. Vậy giá trị thời đại trong nghệ thuật sắp đặt thể hiện trong cả quá trình tồn tại của nó. Về hình thức của nghệ thuật sắp đặt, giá trị thời đại biểu hiện ở: ngôn ngữ nghệ thuật, loại hình, loại thể nghệ thuật rất đương đại, quan niệm thẩm mĩ, cách thức thực hành. Thể hiện trước hết ở các sáng tác của các nghệ sĩ. Vì vậy đi tìm giá trị thời đại trong nghệ thuật sắp đặt trước hết tập trung vào các nghệ sĩ và các tác phẩm sắp đặt có ý nghĩa kết tinh và ý nghĩa thời đại. Bước sang một giai đoạn mới, đất nước ta tập trung công nghiệp hóa hiện 45 đại hóa đất nước, mở rộng giao lưu bên ngoài với thế giới. Điều đó làm cho quan điểm nghệ thuật có những thay đổi lớn so với trước kia. Nghệ thuật của thời đại mới đánh dấu sự nới lỏng quan hệ văn hóa nghệ thuật với chính trị. Nghệ thuật xác định trước hết ở chức năng văn hóa văn nghệ nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần của nghệ sĩ và công chúng. Như, không đặt yêu cầu phục vụ chính trị như trước, không bắt buộc phải phản ánh hiện thực theo các định hướng chặt chẽ như trước. Nghệ thuật sắp đặt có thể phản ánh về các vùng cấm như những vấn đề nhạy cảm trong xã hội, những khuyết điểm, thói tật xấu trong cuộc sống đời thường, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, những đại tự sự, con người và bản năng Như Ngụy trang, Trồng lúa trong nhà, Chảy, Khởi thủy, Con rồng tân thời, Quá khứ bảng lảng, Thế hệ mớicủa Trần Lương; Cái bỉm, Váy cưới, Cánh chim di cưcủa Trương Tân; Những quân bài, Những con cá nhỏ, Công dân hạnh phúc, Một con đường, Cánh đồng lúa, Thư gửi mẹ, của Nguyễn Minh Thành; Thời gian và tri thức, Đồng đội, Rằm tháng Bảy, Đất qua lửacủa Nguyễn Bảo Toàn; Làng trong phố của Vương Thạo; Triển lãm Muối, Cây, Bụi, Dị ứng của Phương Linh; Mưa của Lê Huy Hoàng, Phở của Lã Huy; Bầu trời xanh, Ranh giới, Dưới kính lúp, Gia đình vàngcủa Phạm Ngọc Dương; Chung cư của Nguyễn Mạnh Cường; Đi về phía Tây, Đừng chắp cánh của Nguyễn Minh Phước Những đổi thay của thời đại mang đến những tư tưởng mới như tính nhân văn, tính phản biện, tính dân chủ, tính đối thoại nhìn chung rất đa dạng. Một thế hệ nghệ sĩ với hướng sáng tác trong thời đổi mới. Cho đến nay những sáng tác của nghệ sĩ đã chạm đến những mặt trái của xã hội hiện đại, của cuộc sống đời thường như tính vô nhân đạo, sự tha hóa của con người (serie những triển lãm điêu khắc sắp đặt về “Chân dung cuộc sống – 1,2,3,4,5” của Trần Đức Quỷ); hành trình đi tìm bản ngã, cá tính (một số tác phẩm của Đào Anh Khánh, Trương Tân, Nguyễn Minh Thành, Nguyễn Phương Linh, Ly Hoàng Ly); tìm lại bản sắc dân tộc và tôn vinh những giá trị truyền thống ( các sắp đặt của Đặng 46 Thị Khuê, Nguyễn Bảo Toàn); những khát vọng dân chủ, những ảnh hưởng từ dư âm chiến tranh, (Vũ Đức Toàn, Trần Lương, Nguyễn Minh Phương); những đổ vỡ về văn hóa, niềm băn khoăn về số phận (Kén của Nguyễn Xuân Hoàng, Chúc sống lâu của Trần Trọng Vũ). Không thể đánh giá vội vã tức thì giá trị những tác phẩm mới, giá trị của những tác phẩm đương nhiên được soi chiếu bởi con mắt thời đại. Giá trị thời đại được thể hiện trong nghệ thuật sắp đặt được xác lập bằng hai con đường, hai thế khả năng: Một là, bản thân tác phẩm sắp đặt được xây dựng theo ý tưởng nội dung và thiết kế, sắp đặt của nghệ sĩ nó là sự tổng hòa được chi phối bởi tư duy nghệ thuật, quan niệm thẩm mỹ, và không thể loại trừ cả tài năng của người nghệ sĩ đó. Hai là, sau khi tác phẩm ra đời nó sẽ mang những ý nghĩa khách quan mới nằm ngoài tầm kiểm soát của ngay sự sắp xếp của người nghệ sĩ. Như vậy, giá trị là một phạm trù tương đối mang yếu tố thời đại, lịch sử và xã hội. Giá trị của một tác phẩm sắp đặt không nằm ngoài quy luật đó. Sự biến đổi giá trị của một tác phẩm nghệ thuật sắp đặt cũng nằm trong những hiện tượng tất yếu khi thời đại chuyển động. 3.2. Bài học rút ra từ nghiên cứu yếu tố thời đại trong nghệ thuật sắp đặt Qua việc nghiên cứu yếu tố thời đại trong nghệ thuật sắp đặt ở Việt Nam và tìm hiểu sơ qua về lược sử hình thành nghệ thuật sắp đặt trên thế giới. Ta có thể rút ra vài vấn đề cơ bản để lấy đó làm bài học kinh nghiệm cho việc học tập và thực hành nghệ thuật sắp đặt sau này. Một là, nghệ thuật sắp đặt có thể nói là một hình thức nghệ thuật mang tính xạ ảnh xã hội cao. Cho đến nay loại hình nghệ thuật này đã trở thành một trong những dòng chủ lưu của đời sống nghệ thuật đương đại. Đang dần có chỗ đứng trong giới mỹ thuật Việt Nam. Tuy loại hình nghệ thuật này chỉ giống như đứa trẻ đang chập chững so với thế giới, nhưng nghệ thuật sắp đặt Việt Nam cũng đã dần thu hút được đông đảo nghệ sĩ dấn thân vào con đường nghệ thuật mới mẻ này. Tuy nhiên loại hình này không hề đem lại lợi ích vật chất nào cho nghệ sĩ, thậm chí 47 còn làm tiêu tốn thời gian, tiền của, sức lực của họ. Hai là, có vẻ vì do các nghệ sĩ đã bị kìm kẹp quá lâu trong cung cách làm nghệ thuật kiểu cũ, đã nhàm chán nên các nghệ sĩ đi tìm một giai điệu mới, một thứ ngôn ngữ mới để làm nghệ thuật, để được mở một cách triệt để nhất. Chính vì vậy, việc thể nghiệm một loại hình nghệ thuật mới cũng có những hạn chế khó tránh khỏi, có thể là do thời điểm lịch sử có những trói buộc nhất định, mặc dù đất nước đã tiến hành mở cửa giao lưu hội nhập, du nhập rất nhiều những luồng văn hóa Đông - Tây tuy nhiên những quan niệm truyền thống tạo nên những thói quen khó bỏ, nên nhiều tác phẩm nghệ thuật sắp đặt vẫn mang đậm tính hình thức, rườm rà, kể lể, vẫn giữ thói quen thưởng thức thẩm mỹ theo kiểu vẻ đẹp của một bức tranh. Ba là, từ thực tiễn công việc nghiên cứu nghệ thuật sắp đặt, đặt trong mối tương quan giữa nghệ thuật sắp đặt Việt Nam với Nghệ thuật sắp đặt trên thế giới ta thấy được sự khác biệt: Nghệ thuật sắp đặt được du nhập vào Việt Nam chứ không phải phát sinh ở Việt Nam. Ở Việt Nam nó không phải trải qua quá trình thai nghén, sinh thành và phát triển từng bước liên tục, trọn vẹn theo quy luật vận động nội tại. Quá trình du nhập loại hình nghệ thuật sắp đặt vào Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn có sự kết hợp hài hòa với những tư tưởng, văn hóa bản địa để thích ứng và phù hợp. Trong thực tế, nghệ thuật sắp đặt ở Việt Nam có sự dung hợp với tư tưởng Á Đông, Phật đạo, tín ngưỡng, phong tục tập quán và tư tưởng địa phương nên khi động chạm đến các lĩnh vực của đời sống thì sắc thái trong nghệ thuật sắp đặt của Việt Nam cũng mang màu sắc dân dã bản địa, không mang tầm vóc vượt ra ngoại biên. Bốn là, đứng trước bối cảnh giao lưu hội nhập văn hóa với thế giới của Việt Nam, xuất hiện giá trị ảo và thực lẫn lộn đan xen. Đối với nghệ thuật, chưa bao giờ nghệ sĩ trẻ Việt Nam lại có cơ hội khẳng định mình như hiện nay. Nhạy cảm, năng động và táo bạo là diện mạo chung của các nghệ sĩ trẻ làm nghệ thuật đương đại hiện nay. Tuy nhiên làn sóng nghệ thuật phương Tây ngày càng ảnh 48 hưởng mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống nghệ thuật ở Việt Nam, tích cực cũng có mà tiêu cực cũng nhiều. Đòi hỏi chúng ta phải có sự nhìn nhận sáng suốt, biết gạn đục khơi trong để phát huy những tiềm năng, ưu điểm, đặc trưng dân tộc và loại thải những dị hợm, lai căng. Có thể nói những vấn đề cơ bản tiềm tại ở nghệ thuật sắp đặt Việt Nam sẽ giúp cho nghệ thuật sắp đặt Việt Nam trong tương lai soi chiếu vào đó để rút kinh nghiệm. Những dấu ấn, đóng góp, của nghệ thuật sắp đặt Việt Nam thời kì đầu tới nay có được, cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm. Tuy nhiên có một số bài học lớn then chốt luôn đúng cho mọi thời kỳ phát triển tiếp theo của nghệ thuật sắp đặt Việt Nam nói riêng nằm trong sự vận động chung của nghệ thuật đương đại nước nhà. Thứ nhất, giáo dục mỹ thuật vẫn luôn cần phải là điều tiên quyết. Cần đưa những loại hình nghệ thuật mới vào giảng dạy một cách chuyên sâu, chuyên nghiệp, không những trong các trường mỹ thuật chuyên nghiệp mà còn đưa vào giáo dục phổ cập như những bài học thường thức. Bởi tri thức là một phần rất quan trọng trong tài năng của người nghệ sĩ, sự hiểu biết giúp cho họ quan sát tinh tế và sâu sắc hơn, nhận thấy những vấn đề để nảy sinh sáng tạo, các tác phẩm nghệ thuật sắp đặt cần sự cấu thành của con mắt tri thức và những xúc cảm nhân văn mới có thể cho ra một tác phẩm mang giá trị thời đại để đời. Thứ hai, giao lưu tiếp biến là quy luật bất biến không thể thay đổi đối với mọi nền văn hóa trong đó có nghệ thuật. Như chúng ta đều đã biết từ trước đây khi còn chưa có trường Mỹ thuật Đông Dương do người Pháp mở với mục đích đào tạo cho họ những người thợ vẽ, tuy nhiên ta không bàn đến vấn đề này mà nói đến chuyện trước khi có sự xuất hiện đó nữa thì mỹ thuật Việt Nam gần như không có sự biến đổi và phát triển nhiều trong một thời gian dài. Việc tiếp xúc với nền mỹ thuật hiện đại phương Tây giống như dòng nước mát ngọt tưới tắm cho cội rễ có phần trì trệ cằn cỗi của nghệ thuật bản địa. Rồi sau này khi đất nước thống nhất, mở cửa, việc giao lưu tiếp cận văn hóa bên ngoài có phần ồ ạt, 49 nghệ thuật đương đại phương Tây lại một lần nữa có tầm ảnh hưởng lớn thay đổi tư duy nghệ thuật của thế hệ nghệ sĩ trẻ, lại một lần nữa khiến cho các nghệ sĩ không khỏi ngỡ ngàng và hăm hở thực hành, tìm kiếm cái mới, từng bước hòa nhập nó với văn hóa mình, cũng như đem mình từng bước hòa nhập với nghệ thuật chung của thế giới. Thứ ba, yếu tố thời đại trong mọi thời điểm, giai đoạn đều giữ vai trò là nền cho sự tồn tại và phát huy tinh thần thời đại trong nghệ thuật sắp đặt ở Việt Nam. Nghệ thuật sắp đặt Việt Nam giai đoạn những năm đầu thập kỷ 90 đến nay đã cho thấy giá trị thời đại luôn được các nghệ sĩ thể hiện trong những quan niệm, tư duy thẩm mỹ mới, tư duy tạo hình mới, cách thức thực hành mới, mối quan hệ giữa tác phẩm với công chúng thưởng thức cũng được thay đổi, tác phẩm sắp đặt mở rộng hơn trong vai trò giao lưu giữa ý tưởng- tác giả- công chúng, tác phẩm nghệ thuật sắp đặt hòa tất cả mọi thứ từ không- thời gian cho đến những người đến xem nó để trở thành tác phẩm hoàn thiện, rõ ràng đó chính là điều then chốt đem lại dấu mốc quan trọng cho nghệ thuật sắp đặt Việt Nam giai đoạn này. Thời đại ngày nay, xã hội có những biến đổi mạnh trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong từng cá thể. Đó như một xu thế tiến hóa của con người thời đại không thể đảo ngược. Với nghệ thuật đương đại nói chung và nghệ thuật sắp đặt nói riêng, xu thế đó như là quy luật định sẵn. Các vấn đề xã hội, cuộc sống, môi trường, giới tính, tệ nạn, thói tật, cùng với các tác phẩm và tư duy là những vấn đề được đặt ra để bàn để cho ra những tác phẩm mang hơi thở thời đại, phản ánh đúng hiện thực cuộc sống, hiện thực xã hội đang diễn ra và được công chúng thừa nhận. Như vây, để có thể có những tác phẩm nghệ thuật sắp đặt có ý nghĩa, hay, độc đáo, sâu sắc, chất lượng, có giá trị thời đại thì cần phải có thêm những bước tiến mới nữa, cần phải có sự học hỏi và chắt lọc mới có thể vươn lên một tầm khác, mới có khả năng bắt nhịp với nghệ thuật thế giới, xứng tầm thời đại. Để có thể thực hiện điều này, nên chăng cần có sự kết hợp hài hòa 50 giữa một nền tảng nghệ thuật truyền thống, bản sắc dân tộc với tính hiện đại để xây dựng loại hình nghệ thuật sắp đặt ở Việt Nam vừa tiến bộ, đổi mới, vừa mang hơi thở thời đại lại đậm đà màu sắc dân tộc. Tiểu kết Trong chương này người viết chỉ ra những giá trị thời đại trong nghệ thuật sắp đặt Việt Nam, giá trị thời đại trong nghệ thuật sắp đặt bị chi phối bởi kinh tế, xã hội, văn hóa, phản ánh các hệ thống giá trị về con người, nó mang nhiều chức năng và được phân hóa thành những phương diện cụ thể tùy lúc mà có thể thiên về chức năng này hoặc chức năng kia làm cho giá trị thời đại của nghệ thuật sắp đặt cũng thiên về từng phương diện, xét theo đặc trưng và hình thức để đánh giá giá trị thời đại trong nghệ thuật sắp đặt Việt Nam. Những tác phẩm sắp đặt cũng có sự tác động mạnh mẽ đến nhận thức của công chúng và xã hội. Qua đó đưa ra những vấn đề cơ bản về quá trình phát sinh, thích ứng và phát triển của nghệ thuật sắp đặt ở Việt Nam để từ đó đúc rút ra những bài học. Kiến nghị về việc cần đưa những loại hình nghệ thuật mới vào giảng dạy một cách chuyên sâu, chuyên nghiệp, không những trong các trường mĩ thuật chuyên nghiệp mà còn đưa vào giáo dục phổ cập như những bài học thường thức; cần có sự kết hợp hài hòa giữa một nền tảng nghệ thuật truyền thống, bản sắc dân tộc với tính hiện đại để xây dựng loại hình nghệ thuật sắp đặt ở Việt Nam 51 KẾT LUẬN Nghệ thuật sắp đặt ở Việt Nam kể từ khi bắt đầu manh nha cho đến nay mới khoảng hai chục năm, các công trình nghiên cứu cũng như các sách viết về loại hình nghệ thuật này cho đến nay tuy không có nhiều nhưng cũng đề cập đến nhiều góc cạnh của nghệ thuật sắp đặt ở Việt Nam. Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu về Yếu tố thời đại trong nghệ thuật sắp đặt ở Việt Nam cho đến thời điểm này vẫn là một vấn đề mới được đề cập và chưa có công trình nghiên cứu nào. Yếu tố thời đại trong nghệ thuật sắp đặt Việt Nam biểu hiện qua những vấn đề cấp thiết điển hình diễn ra trong xã hội Việt Nam hiện đại. Luận văn đi vào nghiên cứu các hiện tượng thực tiễn diễn ra trong xã hội hiện đại thông qua tìm hiểu và phân tích một số tác phẩm nghệ thuật sắp đặt điển hình của một số nghệ sĩ làm nghệ thuật đương đại để chỉ ra yếu tố thời đại có trong nghệ thuật sắp đặt Việt Nam, với các chủ đề cụ thể như bàn về tính dục, giới tính, bình đẳng giới, nữ quyền, đồng tính; các vấn đề vè ô nhiễm môi trường tự nhiên, ô nhiễm môi trường xã hội, nông thôn hóa thành thị, đời sống xã hội đảo lộn; hay những chuyện về tham ô, sự tha hóa, tính vô nhân đạo của con người và cả những hành trình tìm kiếm cái tôi bản ngã, tự sự cá nhân Yếu tố thời đại giúp tạo ra cách nhìn mới khác biệt về nghệ thuật thể hiện thấy trong nghệ thuật sắp đặt như: nguyên vật liệu, chất liệu đa dạng, không gian, thời gian, môi trường địa hình, sự tương tác, ranh giới giữa nghệ sĩ- tác phẩm và người xem được xóa nhòa. Chính những đặc điểm ấy của nghệ thuật sáp đặt đã đánh thức bản năng sáng tạo, khao khát tìm tòi phá vỡ lối mòn của người nghệ sĩ, thúc đẩy nâng cao nhận thức xã hội trong bối cảnh công nghiệp hóa hiện đại hóa và toàn cầu hóa. Những đúc kết từ nghiên cứu đề tài, luận văn cho thấy mặt tích cực và những giới hạn cần xác định của yếu tố thời đại để việc sáng tạo ra các tác phẩm 52 sắp đặt phù hợp nhất với đặc điểm văn hóa, xu hướng, tư tưởng, giúp nhìn nhận thêm một cách thức mới trong loại hình nghệ thuật này. Luận văn mới chỉ giải quyết trong giới hạn nghiên cứu, còn nhiều vấn đề xung quanh vấn đề đã được mở ra; có thể xem xét và đi sâu hơn trong những nghiên cứu sau này, khám phá ra nhiều khía cạnh hơn nữa trong nghệ thuật sắp đặt và nghệ thuật đương đại Việt Nam. 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo là các đầu sách 1. Bùi Thị Kim Hậu (chủ biên), Nguyễn Thọ Khang, Nguyễn Sỹ Liêm, Nguyễn Thị Kim Loan (2016), Giáo trình lý luận về thời đại ngày nay và phong trào cách mạng thế giới, Nxb Chính trị quốc gia. 2. Trần Huy Hinh (2010), Giáo trình nghệ thuật học, Nxb Giao thông vận tải. 3. Bùi Như Hương – Phạm Trung (2013), Nghệ thuật đương đại Việt Nam 1990-2010, Nxb Tri thức. 4. Bùi Như Hương – Trần Hậu Tuấn (2001), Hội họa mới Việt Nam thập kỷ 90, Nxb Mỹ thuật. 5. Đinh Gia Lê (2016), Tìm hiểu Nghệ thuật đương đại Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam. 6. Lê Văn Lương- Lê Đình Lục- Lê Hồng Vân (2003), Mỹ học đại cương, Nxb Giáo dục. 7. Nguyễn Quân (2005), Con mắt nhìn cái đẹp, Nxb Mỹ thuật. 8. Nguyễn Quân – Phan Cẩm Thượng (1989), Mỹ thuật của người Việt tư liệu và bình luận, Nxb Mỹ thuật Hà Nội. 9. Đào Mai Trang (2014), Nghệ thuật và tài năng, Nxb Phụ nữ. 10. Đào Mai Trang (chủ biên), (2010), 12 nghệ sĩ mỹ thuật đương đại Việt Nam, Nxb Thế giới. 11. Vũ Huy Thông (2012), Nghệ thuật sắp đặt trong liên hệ với một số yếu tố thẩm mỹ truyền thống, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam – Viện Mỹ thuật. 12. Nguyễn Văn Huyên (1996) viết bằng tiếng Pháp, Văn minh Việt Nam, Đỗ Trọng Quang dịch, Nxb Hội nhà văn. 13. Cynthia Freeland (2009), Thế mà là nghệ thuật ư?, Như Huy dịch, Nxb Tri thức. 54 14. David Piper (1997), Thưởng ngoạn hội họa, Lê Thanh Lộc dịch, Nxb Văn hóa thông tin. 15. E.H. Gombrich, Câu chuyện nghệ thuật, tái bản lần thứ 15, Lê Sỹ Tuấn dịch, Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh. 16. Laurie Schneider Adams (2006), Khám phá thế giới mỹ thuật, Trần Văn Huân dịch, Nxb Mỹ thuật. 17. Marc Jimenez (2016), 50 câu hỏi mỹ học đương đại, Phạm Diệu Hương dịch, Nxb Thế giới. 18. Xugan (2003), Nghệ Thuật sắp đặt, Nxb Mỹ thuật nhân dân Bắc Kinh, Trung Quốc, Tư liệu Viện Mỹ thuật. 19. Kandinsky (2014), Về cái tinh thần trong nghệ thuật, dịch từ nguyên bản tiếng Đức: Ngụy Hữu Trâm, Trần Vinh; dịch từ nguyên bản tiếng Anh: Phạm Long, Nxb Mỹ thuật. 20. Vương Kim Tồn, Lý Trung Kiệt, Tiêu Phong (2009), Nhận thức về thời đại và thế giới đương đại, Nguyễn Vinh Quang, tuyển chọn: Vũ Văn Hiền, Nxb Giáo dục. Tài liệu tham khảo là các bài trích tạp chí 21. Nxb Mỹ thuật (2008), Nghệ thuật Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, kỷ yếu Hội thảo khoa học. 22. Nxb Văn hóa thông tin (2008), Trước hết là giá trị con người, Tạp chí văn hóa nghệ thuật 23. Nxb Thời đại (2010), Trò chuyện với họa sĩ. 24. Nội san Nghiên cứu mỹ thuật số 2 (2005) chuyên đề Hình thức và chất liệu trong nghệ thuật đương đại. 25. Như Huy (2009), Khái niệm nghệ thuật Số 9 - Tr 50.53, Tạp trí Tia sáng. 26. Vũ Văn Hiền (2009), Nhận thức về thời đại ngày nay Số 11 – Tr 14-19, Lý luận chính trị. 27. Nguyễn Khắc Mai (2009), Minh triết về nhân tài và thời thế Số 325.326 – 55 Tr 8-12, Tạp chí Xưa và Nay. 28. Thủy Vân (2014), Nghệ thuật sắp đặt có từ bao giờ? Nghệ thuật trình diễn có xuất phát điểm như thế nào?, số 4- tr 102.104,VHNT. 29. Nghiêm Thị Thanh Nhã (2010), Nghệ thuật sắp đặt ở Việt Nam, Trường đại học Văn hóa Hà Nội. 30. Nhã Nghiêm (2006), Nghệ thuật sắp đặt và nghệ thuật trình diễn ở Việt Nam, Số 194. Tr 52.53.57, Toàn cảnh- Sự kiện- Dư luận. 31. Nguyễn Viết Thảo (2014), Quá trình nhận thức, đánh giá về thời đại và thế giới từ năm 1986 đến nay Số 5 Tr 13-17, Lý luận chính trị. 32. Nguyễn Viết Thảo (2008), Thời đại như một phạm trù lịch sử Số 4 Tr 33- 37, Lý luận chính trị. 33. Mikhailov. A.V (2007), Về khái niệm thời đại Văn học Số 11 Tr 102-131, Nghiên cứu Văn học. Tài liệu tham khảo trang báo điện tử 34. Judith Colins (2011) “Nghệ thuật sắp đặt trong điêu khắc (p1,2,3)”, Phạm Long dịch- Đào Châu Hải hiệu đính, soi.today tổng hợp. 35. Soi (2010), “Trương Tân: Trước kia tôi thấy rất cô dơn trong nghệ thuật”, soi.com.vn. 36. Phan Cẩm Thượng (2016), “Nghệ thuật bản sắc văn hóa trong thời đại số” 37. Lê Mỹ Ý (2010), “Nghệ thuật sắp đặt (installation) và tương lai của nó tại Việt Nam”, installation-4.html 56 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM LÊ BẢO NGỌC YẾU TỐ THỜI ĐẠI TRONG NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ MĨ THUẬT Chuyên ngành: Mỹ thuật tạo hình (Hội họa) Mã số: 60210102 Khóa : 18 (2015 – 2017) PHẦN PHỤ LỤC Người hướng dẫn: TS Trang Thanh Hiền Hà Nội - 2017 57 MỤC LỤC PHẦN PHỤ LỤC ẢNH Phụ lục 1: Một số tác phẩm sắp đặt chủ đề về giới.58 Phụ lục 2: Một số tác phẩm sắp đặt chủ đề về môi trường và đời sống xã hội...64 Phụ lục 3: Một số tác phẩm sắp đặt chủ đề về bản thể con người...75 Phụ lục 4: Tác phẩm sắp đặt trên thế giới được nhắc đến trong đề tài.78 58 PHỤ LỤC 1 MỘT SỐ TÁC PHẨM SẮP ĐẶT CHỦ ĐỀ VỀ GIỚI 1.1: Ly Hoàng Ly “Tháp mâm”, 2004- Nguồn ảnh: [3] 1.2: “Tháp mâm” (trích đoạn), 2004- Nguồn ảnh: [Việt báo PDA] 59 1.3: Ly Hoàng Ly “Bầu sữa”, 2004 - Nguồn ảnh: [10] 1.4: Nguyễn Thị Hoài Thơ “Giàn mướp”, 2012- Nguồn ảnh [Tailieu.vn] 60 1.5: Phạm Thu Thủy “Ngọt”, 2012 - Nguồn ảnh [Tailieu.vn] 1.6: Hồng Ngân “Chiến”, 2012- Nguồn ảnh [Tailieu.vn] 61 1.7: Phạm Hồng “Nở”, 2012- Nguồn ảnh [Tailieu.vn] 1.8: Hường By Nguyễn “Cổng vạn tuế”, 2012- Nguồn ảnh [Tailieu.vn] 62 1.9: Nguyễn Phương Linh “Dị ứng”, 2006- Nguồn ảnh [9] 1.10: Trương Tân “Vũ công”, 2005- Nguồn ảnh: [3] 63 1.11: Trương Tân “Đi vào giấc mộng”, 1999 – Nguồn ảnh: [3] 1.12: Bảo tàng Unstraigh và tổ chức phi chính phủ Việt Nam- Thụy Điển “Những ngăn tủ”, 2015- Nguồn ảnh [soi.com] 64 PHỤ LỤC 2 MỘT SỐ TÁC PHẨM SẮP ĐẶT CHỦ ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 2.1: Nguyễn Mạnh Hùng “Đi chợ”, 2013- Nguồn ảnh [disigns.vn] 2.2: Nguyễn Mạnh Hùng, trong “Chiến lũy”, 2013- Nguồn ảnh [disigns.vn] 65 2.3: Nguyễn Mạnh Hùng, trong “Ta ở đây”, 2013- Nguồn ảnh [disigns.vn] 2.4: Nguyễn Mạnh Hùng “Somewhere out” 2016 Nguồn ảnh [Hanoi Grapevine] 66 2.5,2.6: Chi tiết tác phẩm “Thương thuyết” 2.7: Trần Trọng Linh “Thương thuyết”, 2012 Nguồn ảnh [trang Kinh tế - đô thị] 67 2.8: Đặng Thị Khuê “Đồng vọng”, 2007- Nguồn ảnh [vnexpress.net] 2.9: Trần Lương “Bên bờ đê sông Hồng”, 2001- Nguồn ảnh [3] 68 2.10: Trần Tuấn “Khối u”, 2010- Nguồn ảnh [Hanoi Grapevine] 2.11: Himiko Nguyễn và Trần Thu Hà “Nguyện ước”, 2010- Nguồn ảnh [Hanoi Grapevine] 2.12: Vũ Hồng Ninh “Bùm Bùm”,2010- - Nguồn ảnh [Hanoi Grapevine] 69 2.13: Thế Sơn “Vinatree”, 2010- - Nguồn ảnh [Hanoi Grapevine] 2.14: Lê Thừa Tiến “Gió sông Hương”, 2002- Nguồn ảnh [3] 2.15: Nguyễn Thế Sơn “8m2”, 2014- Nguồn ảnh [soi.com] 70 2.16: Phạm Ngọc Dương “Lớp học phổ thông”, 2010- Nguồn ảnh [3] 2.17: Phạm Ngọc Dương “Đổi dạng”, 2010- Nguồn ảnh [3] 71 2.18: Phạm Ngọc Dương “Gia đình vàng”, 2009- Nguồn ảnh [3] 2.19: Phạm Ngọc Dương “Dưới kính lúp”, 2004- Nguồn ảnh [3] 72 2.20: Đinh Công Đạt “Học sinh nam”, 2006- Nguồn ảnh [3] 2.21: Bàng Nhất Linh “Hà Nội”, 2009- Nguồn ảnh [9] 73 2.22: Bàng Nhất Linh “Bước qua thềm phố”, 2009- Nguồn ảnh [9] 2.23: Bàng Nhất Linh “Phía trên là bầu trời” 2009- Nguồn ảnh [Blog Trần Minh Anh] 74 2.24: Bàng Nhất Linh “Đô thị”, 2009- Nguồn ảnh [Blog Trần Minh Anh] 2.25 2.26 2.27: Trương Tân “Cái Bỉm”, 2007- Nguồn ảnh [trang Talawas] 75 PHỤ LỤC 3 MỘT SỐ TÁC PHẨM SẮP ĐẶT CHỦ ĐỀ BẢN THỂ CON NGƯỜI 3.1: Trương Tân “Cánh chim di cư”, 2003- Nguồn ảnh: [3] 3.2: Trương Tân “Vũ công”, 2005- Nguồn ảnh: [3] 3.3: Trương Tân “Váy cưới”, 2002- Nguồn ảnh: [3] 76 3.4: Nguyễn Minh Thành “Công dân hạnh phúc”. 2006 – Nguồn ảnh: [3] 3.5: Nguyễn Minh Thành “Xin hãy tặng tôi một đồ vật”, 2005, Nguồn ảnh: [3] 3.6: Nguyễn Minh Thành “Đồng lúa”, 1999 Nguồn ảnh: [3] 77 3.7: Nguyễn Minh Thành “Một con đường”, 1999 – Nguồn ảnh: [3] 3.8: Nguyễn Minh Thành “Bữa tiệc”, 2000 – Nguồn ảnh: [3] 78 PHỤ LỤC 4 TÁC PHẨM SẮP ĐẶT TRÊN THẾ GIỚI ĐƯỢC NHẮC ĐẾN TRONG ĐỀ TÀI 2.36: Marcel Duchamp “Bicycle wheel” Nguồn ảnh: internet 79 2.37: Marcel Duchamp “Fountain” Nguồn ảnh: internet

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfyeu_to_thoi_dai_trong_nghe_thuat_sap_dat_o_viet_namyeu_to_thoi_dai_trong_nghe_thuat_sap_dat_o_viet_n.pdf
Luận văn liên quan