Đầu tư là một phần quan trọng trong kinh tế thị trường, càng quan trọng hơn đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Thu hút đầu tư được Đảng và Nhà Nước quan tâm từ giai đoạn đầu của đổi mới kinh tế.
- Ngày 29/12/1987, Quốc hội thông qua Luật Đầu Tư đầu tiên (được sửa đổi và bổ sung 2 lần vào năm 1990 và 1992).
- Ngày 12/11/1996 thông qua Luật Đầu Tư nước ngoài tại Việt Nam, thay thế Luật Đầu Tư ngày 29/12/1987 (được sửa đổi và bổ sung ngày 09/06/2000 và có hiệu lực đến hết ngày 30/06/2006).
- Ngày 29/11/2005 thông qua Luật Đầu Tư tạo sự thống nhất cho môi trường đầu tư ở Việt Nam. Bao gồm 9 chương-89 điều.
30 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2808 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật đầu tư ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhà đầu tư nước ngoài ký kết với một hoặc nhiều nhà đầu tư trong nước (các bên hợp doanh) để tiến hành đầu tư, kinh doanh; trong đó có quy định về quyền lợi, trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên hợp doanh mà không thành lập pháp nhân.
Hợp đồng BCC trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí và một số tài nguyên khác theo hình thức hợp đồng phân chia sản phẩm thực hiện theo quy định pháp luật có liên quan và luật đầu tư.
Hợp đồng BCC được ký giữa các nhà đầu tư trong nước để tiến hành đầu tư, kinh doanh thực hiện theo quy định của pháp luật về hợp đồng và pháp luật có liên quan.
Đối tượng, nội dung hợp tác, thời hạn kinh doanh, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi bên, quan hệ hợp tác giữa các bên và tổ chức quản lý do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng.
Hợp đồng BCC phải có những nội dung chủ yếu sau:
- Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng BCC, địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án.
- Mục tiêu và phạm vi kinh doanh.
- Đóng góp các bên hợp doanh, việc phân chia kết quả kinh doanh, tiến độ thực hiện hợp đồng.
- Tiến độ thực hiện dự án.
- Thời hạn hợp đồng.
- Quyền, nghĩa vụ của các bên hợp danh.
- Các nguyên tắc tài chính.
- Thể thức sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, điều kiện chuyển nhượng.
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
- Ngoài các nội dung trên, các bên hợp doanh có thể thỏa thuận những nội dung khác trong hợp đồng.
Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT): là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình, kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nhà nước Việt Nam.
Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BTO): là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho nhà nước Việt Nam; chính phủ Việt Nam dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận.
Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT): là hình đầu tư được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, sau khi xây dựng xong nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho nhà nước Việt Nam; chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư trong hợp đồng BT.
Các hợp đồng BOT, BTO, BT có những đặc điểm chung sau:
- Chỉ được áp dụng trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng như xây dựng hạ tầng cho hệ thống giao thông, cấp thoát nước…thông qua hợp đồng BOT, BTO, BT, chính phủ trao cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình để có thể bù đắp lại chi phí phát triển dự án và hoàn vốn cho nhà đầu tư. Chẳng hạn, quyền thu phí cầu đường, điện nước hoặc thực hiện một dự án đầu tư khác.
- Chỉ được ký kết giữa một bên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam với bên còn lại là các nhà đầu tư (khác với hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư với nhau).
- Các nhà đầu tư khi đầu tư dưới hình thức này thường sử dụng vốn góp của họ và phần lớn vốn vay từ các ngân hàng thương mại để đầu tư cho dự án. Vì vậy, sự tham gia của ngân hành thương mại là hết sức quan trọng. Nếu nhà đầu tư và chính phủ không sẵn sàng đưa ra các cơ chế thuận tiện để tiến hành dự án BOT, BTO, BT nhằm bảo vệ quyền lợi và giải quyết các vấn đề mà bên cho vay quan tâm thì dự án sẽ khó thành công.
- Hợp đồng BTO, BOT luôn có ấn định về thời gian mà sau đó quyền kinh doanh độc quyền của các nhà đầu tư sẽ kết thúc và nhà đầu tư sẽ chuyển giao không bồi hoàn công trình hoặc hệ thống công trình cho chính phủ Việt Nam.
Đầu tư phát triển kinh doanh.
Nhà đầu tư được đầu tư phát triển kinh doanh thông qua hình thức sau:
- Mở rộng quy mô, nâng cao năng suất, năng lực kinh doanh.
- Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường.
Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp.
- Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp để tham gia quản lý hoạt động đầu tư theo quy định của luật doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
- Doanh nghiệp nhận sáp nhập, mua lại kế thừa các quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập, mua lại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Nhà đầu tư nước ngoài khi góp vốn mua cổ phần phải thực hiện đúng các quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về tỷ lệ góp vốn, hình thức đầu tư và lộ trình mở cửa thị trường. Nhà đầu tư khi sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp về điều kiện tập trung kinh tế và pháp luật về cạnh tranh.
Các hình thức đầu tư trực tiếp khác.
Đầu tư gián tiếp:
Khái niệm:
Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
Hình thức:
• Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá trị khác.
• Đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán.
• Đầu tư thông qua các định chế tài chính trung gian khác.
Thủ tục đầu tư, triển khai thực hiện dự án đầu tư và tạm ngừng, chấm dứt dự án đầu tư:
Thẩm quyền chấp thuận và cấp giấy Chứng nhận đầu tư:
- Các dự án do Thủ tướng Chính Phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
- Dự án do UBND cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
- Dự án do Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Thủ tục đầu tư:
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư.
- Nội dung Giấy chứng nhận đầu tư.
- Đăng ký đầu tư.
- Thẩm tra dự án đầu tư.
- Điều chỉnh dự án đầu tư.
Triển khai, thực hiện dự án đầu tư:
- Thuê, giao nhận đất thực hiện dự án.
- Chuẩn bị mặt bằng xây dựng.
- Thực hiện dự án đầu tư có xây dựng.
- Giám định máy móc, thiết bị.
- Tiêu thụ sản phẩm tại thị trường Việt Nam.
- Tài khoản ngoại tệ, tài khoản tiền đồng Việt Nam.
- Bảo hiểm.
- Thuê tổ chức quản lý.
Tạm ngừng, giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư và chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư:
- Tạm ngừng dự án, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư
- Chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư
Lĩnh vực, địa bàn đầu tư, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư:
Lĩnh vực địa bàn cấm đầu tư:
- Các dự án gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia và lợi ích công cộng
- Các dự án gây phương hại đến di tích lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam
- Các dự án gây tổn hại đến sức khỏe nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường
- Các dự án xử lý phế thải độc hại đưa từ bên ngoài vào Việt Nam; sản xuất các loại hóa chất độc hại hoặc sử dụng tác nhân độc hại bị cấm theo quy định của các điều ước quốc tế
Lĩnh vực đầu tư có điều kiện:
- Lĩnh vực tác động đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
- Lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
- Lĩnh vực tác động đến sức khỏe cộng đồng.
- Văn hóa, thông tin, báo chí, xuất bản.
- Dịch vụ giải trí.
- Kinh doanh bất động sản.
- Khảo sát, tìm kiếm, thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên; môi trường sinh thái.
- Phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
- Một số lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
Lĩnh vực đầu tư có điều kiện áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài:
- Phát thanh, truyền hình.
- Sản xuất, xuất bản và phân phối các sản phẩm văn hoá.
- Khai thác, chế biến khoáng sản.
- Thiết lập hạ tầng mạng viễn thông, truyền dẫn phát sóng, cung cấp dịch vụ viễn thông và internet.
- Xây dựng mạng bưu chính công cộng; cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát.
- Xây dựng và vận hành cảng sông, cảng biển, cảng hàng không, sân bay.
- Vận tải hàng hoá và hành khách bằng đường sắt, đường hàng không, đường bộ, đường biển, đường thuỷ nội địa.
- Đánh bắt hải sản.
- Sản xuất thuốc lá.
- Kinh doanh bất động sản.
- Đầu tư trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối.
- Giáo dục, đào tạo.
- Bệnh viện, phòng khám.
- Các lĩnh vực đầu tư khác trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên cam kết hạn chế mở cửa thị trường cho nhà đầu tư nước ngoài.
Lĩnh vực ưu đãi đầu tư:
- Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới; sản xuất sản phẩm công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin; cơ khí chế tạo.
- Nuôi trồng, chế biến nông, lâm, thuỷ sản; làm muối; sản xuất giống nhân tạo, giống cây trồng và giống vật nuôi mới.
- Sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại; bảo vệ môi trường sinh thái; nghiên cứu, phát triển và ươm tạo công nghệ cao.
- Sử dụng nhiều lao động.
- Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng, các dự án quan trọng, có quy mô lớn.
- Phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, thể dục, thể thao và văn hóa dân tộc.
- Phát triển ngành, nghề truyền thống.
- Những lĩnh vực sản xuất, dịch vụ khác cần khuyến khích.
Địa bàn ưu đãi đầu tư:
- Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
- Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Ưu đãi đầu tư:
- Ưu đãi về thuế
- Chuyển lỗ
- Khấu hao tài sản cố định
- Ưu đãi về sử dụng đất
Hỗ trợ:
- Hỗ trợ chuyển giao công nghệ
- Hỗ trợ đào tạo
- Hỗ trợ và khuyến khích phát triển dịch vụ đầu tư
- Đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế
- Thị thực xuất cảnh, nhập cảnh
Phần 2: Những quy định của pháp luật về
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là vấn đề mang tính chất toàn cầu và là xu thế của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới nhằm mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiếp cận gần khách hàng hơn, tận dụng nguồn tài nguyên, nguyên liệu tại chỗ, tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hóa, tránh được chế độ giấy phép xuất khẩu trong nước và tận dụng được quota xuất khẩu của nước sở tại để mở rộng thị trường, đồng thời, tăng cường khoa học kỹ thuật, nâng cao nâng lực quản lý và trình độ tiếp thị với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Trước thực tế đó Chính phủ đã ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 quy định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam để hướng dẫn và quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Một số quy định chung.
Để triển khai Nghị định 22/1999/NĐ-CP nói trên, các Bộ, ngành liên quan đã ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam như Thông tư số 05/2001/TT-BKH ngày 30/8/2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư số 01/2001/TT-NHNN ngày 19/01/2001 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam.
Ngày 09/9/2006, Nghị định 78/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam được ban hành nhằm hướng dẫn thi hành Luật. Như vậy, khuôn khổ pháp lý của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đã dần dần được hoàn thiện.
Các quy định của pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài:
Một số quy định chung:
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là việc nhà đầu tư đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác từ Việt Nam ra nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư.
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư và trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó ở nước ngoài.
Điều kiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài:
- Có dự án đầu tư ở nước ngoài (sau đây gọi là dự án đầu tư).
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn nhà nước đối với các trường hợp sử dụng vốn nhà nước để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
- Được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư
Lĩnh vực khuyến khích, cấm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài:
Nhà nước Việt Nam khuyến khích các tổ chức kinh tế tại Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với những lĩnh vực xuất khẩu nhiều lao động; phát huy có hiệu quả các ngành, nghề truyền thống của Việt Nam; mở rộng thị trường, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên tại nước đầu tư; tăng khả năng xuất khẩu, thu ngoại tệ.
Nhà nước Việt Nam không cấp phép đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với những dự án gây phương hại đến bí mật, an ninh quốc gia, quốc phòng, lịch sử, văn hoá, thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
Căn cứ các quy định tại Điều 75 của Luật Đầu tư và tình hình kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục các lĩnh vực khuyến khích, cấm, hạn chế đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài:
Vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thể hiện dưới các hình thức sau:
- Ngoại tệ.
- Máy móc, thiết bị; vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng hoá thành phẩm, hàng hoá bán thành phẩm.
- Giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, quyền sở hữu trí tuệ.
- Các tài sản hợp pháp khác.
Quyền của nhà đầu tư trực tiếp ra nước ngoài:
- Chuyển vốn đầu tư bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác ra nước ngoài để thực hiện đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối sau khi dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền của nước, vùng lãnh thổ đầu tư chấp thuận.
- Được hưởng các ưu đãi về đầu tư theo quy định của pháp luật.
- Tuyển dụng lao động Việt Nam sang làm việc tại cơ sở sản xuất, kinh doanh do nhà đầu tư thành lập ở nước ngoài.
Nghĩa vụ của nhà đầu tư trực tiếp ra nước ngoài:
- Tuân thủ pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư.
- Chuyển lợi nhuận và các khoản thu nhập từ việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tài chính và hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam.
- Khi kết thúc đầu tư ở nước ngoài, chuyển toàn bộ vốn, tài sản hợp pháp về nước theo quy định của pháp luật. Trường hợp nhà đầu tư chưa chuyển về nước vốn, tài sản, lợi nhuận và các khoản thu nhập từ việc đầu tư ở nước ngoài thì phải được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Giấy chứng nhận đầu tư:
Thẩm quyền chấp thuận đầu tư:
Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư đối với các dự án đầu tư sau:
- Dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, tài chính, tín dụng, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có sử dụng vốn nhà nước từ 150 tỷ đồng Việt Nam trở lên hoặc vốn của các thành phần kinh tế từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên.
- Dự án đầu tư không quy định ở trên có sử dụng vốn nhà nước từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên hoặc vốn của các thành phần kinh tế từ 600 tỷ đồng Việt Nam trở lên.
Đối với lĩnh vực dầu khí:
- Dự án dầu khí được hình thành thông qua ký kết hợp đồng dầu khí có sử dụng vốn nhà nước từ 3.000 tỷ đồng trở lên hoặc vốn của các thành phần kinh tế từ 5.000 tỷ đồng trở lên.
- Dự án dầu khí được hình thành thông qua chuyển nhượng quyền lợi tham gia vào hợp đồng dầu khí, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ công ty có sử dụng vốn nhà nước từ 5.000 tỷ đồng trở lên hoặc vốn của các thành phần kinh tế từ 8.000 tỷ đồng trở lên.
Quy trình cấp Giấy chứng nhận đầu tư:
Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đầu tư áp dụng đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam:
Hồ sơ dự án đầu tư gồm:
- Dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
- Văn bản đăng ký dự án đầu tư.
- Bản sao có công chứng của: Giấy chứng nhận đầu tư; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc Giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu; hoặc Giấy phép đầu tư.
- Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với đối tác về việc góp vốn hoặc mua cổ phần hoặc hợp tác đầu tư đối với dự án đầu tư có đối tác khác cùng tham gia đầu tư.
- Văn bản đồng ý của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng cổ đông hoặc đại hội xã viên về việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Thủ tục đăng ký và thời gian cấp Giấy chứng nhận đầu tư:
Hồ sơ: 03 bộ (có 01 bộ hồ sơ gốc)
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản đề nghị nhà đầu tư giải trình về nội dung cần phải được làm rõ (nếu có).
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư, đồng thời sao gửi các Bộ, ngành và địa phương liên quan.
Trường hợp hồ sơ dự án đầu tư không được chấp thuận, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thông báo và nêu rõ lý do gửi nhà đầu tư.
Thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư áp dụng đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng Việt Nam trở lên:
Hồ sơ dự án đầu tư gồm:
- Dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
- Văn bản đề nghị thẩm tra dự án đầu tư.
- Bản sao có công chứng của: Giấy chứng nhận đầu tư; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc Giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu; hoặc Giấy phép đầu tư.
- Văn bản giải trình về dự án đầu tư gồm các nội dung sau: mục tiêu đầu tư; địa điểm đầu tư; quy mô vốn đầu tư; nguồn vốn đầu tư; việc sử dụng lao động Việt Nam (nếu có); việc sử dụng nguyên liệu từ Việt Nam (nếu có); tiến độ thực hiện dự án đầu tư.
- Hợp đồng hoặc bản thỏa thuận với đối tác về việc góp vốn hoặc mua cổ phần hoặc cùng hợp tác đầu tư đối với trường hợp có đối tác khác cùng tham gia đầu tư.
- Văn bản đồng ý của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng cổ đông hoặc đại hội xã viên về việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Thời gian thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư:
- Đối với các dự án đầu tư phải được sự chấp thuận đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ ý kiến thẩm định bằng văn bản kèm theo hồ sơ dự án đầu tư và ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
- Đối với các dự án đầu tư không quy định phải được sự chấp thuận đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư:
Khi có nhu cầu điều chỉnh dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư liên quan đến mục tiêu đầu tư, quy mô dự án đầu tư, vốn đầu tư, chủ đầu tư, nước tiếp nhận dự án đầu tư, thời hạn thực hiện dự án đầu tư thì nhà đầu tư phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.
Quy trình đăng ký, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư:
Các trường hợp áp dụng:
- Nội dung điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư không liên quan đến quy mô vốn đầu tư và lĩnh vực đầu tư.
- Nội dung điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư không liên quan các lĩnh vực ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, tài chính, tín dụng, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông và tổng vốn đầu tư sau khi tăng thêm không lớn hơn 15 tỷ đồng Việt Nam
Hồ sơ dự án đầu tư gồm:
- Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.
- Hợp đồng chuyển nhượng vốn đầu tư và hồ sơ pháp lý của đối tác mới tham gia dự án đầu tư (nếu có chuyển nhượng vốn đầu tư).
- Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đầu tư.
- Văn bản đồng ý của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng cổ đông hoặc đại hội xã viên về việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với nhà đầu tư là Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty hợp danh hoặc Công ty cổ phần hoặc hợp tác xã trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư cho đến thời điểm nhà đầu tư có văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.
Thủ tục đăng ký và thời gian điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư:
Nhà đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư 03 bộ hồ sơ dự án đầu tư, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh, đồng thời sao gửi Bộ tài chính, Bộ Thương mại, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ quản lý ngành kinh tế-kỹ thuật, Bộ Ngoại giao và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính.
Trường hợp có nội dung liên quan đến hồ sơ dự án đầu tư cần phải được làm rõ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản đề nghị nhà đầu tư giải trình về nội dung cần phải được làm rõ.
Trường hợp hồ sơ dự án đầu tư không được chấp thuận, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thông báo và nêu rõ lý do gửi nhà đầu tư.
Quy trình thẩm tra, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư:
Những trường hợp không có trong quy trình đăng ký thì áp dụng quy trình thẩm tra.
Hồ sơ dự án đầu tư gồm:
- Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.
- Văn bản giải trình về đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.
- Hợp đồng chuyển nhượng vốn đầu tư và hồ sơ pháp lý của đối tác mới tham gia dự án đầu tư (nếu có chuyển nhượng vốn đầu tư).
- Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đầu tư.
- Văn bản đồng ý của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng cổ đông hoặc đại hội xã viên về việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với trường hợp nhà đầu tư là Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty hợp danh hoặc Công ty cổ phần hoặc hợp tác xã trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư cho đến thời điểm nhà đầu tư có văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.
Thủ tục thẩm tra và thời gian điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư:
Nhà đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư 06 bộ hồ sơ dự án đầu tư, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản lấy ý kiến kèm theo hồ sơ dự án đầu tư gửi các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan được hỏi ý kiến tiến hành thẩm tra hồ sơ dự án đầu tư và có ý kiến bằng văn bản về các nội dung thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công; quá thời hạn nêu trên mà cơ quan được hỏi không có ý kiến bằng văn bản thì được coi là đã chấp nhận hồ sơ dự án đầu tư đối với những nội dung thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công.
- Đối với các dự án đầu tư thuộc Thẩm quyền chấp thuận đầu tư của thủ tướng chính phủ, trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ ý kiến thẩm định bằng văn bản kèm theo hồ sơ dự án đầu tư và ý kiến bằng văn bản của các cơ quan liên quan để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh.
- Đối với các dự án đầu tư không Thẩm quyền chấp thuận đầu tư của thủ tướng chính phủ, trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh.
Trường hợp hồ sơ dự án không được chấp thuận, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thông báo và nêu rõ lý do gửi nhà đầu tư.
Đăng ký lại dự án đầu tư:
Hồ sơ dự án đầu tư gồm:
- Văn bản đề nghị đăng ký lại dự án đầu tư.
- Báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư cho đến thời điểm nhà đầu tư có văn bản đề nghị đăng ký lại dự án đầu tư.
- Bản sao có công chứng Giấy phép đầu tư hoặc văn bản cho phép đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Thủ tục đăng ký lại và thời gian đăng ký lại Giấy chứng nhận đầu tư:
Nhà đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư 03 bộ hồ sơ dự án đầu tư, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư thay thế Giấy phép đầu tư hoặc văn bản cho phép đầu tư đã được cấp trước đó.
Chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đầu tư:
Giấy chứng nhận đầu tư chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau:
- Hết thời hạn quy định ghi tại Giấy chứng nhận đầu tư hoặc hết thời hạn đầu tư theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
- Quá thời hạn mà dự án đầu tư không được triển khai.
- Tổ chức kinh tế ở nước ngoài bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
- Nhà đầu tư bị phá sản hoặc giải thể dẫn tới việc phải giải thể tổ chức kinh tế đầu tư ở nước ngoài hoặc phải chuyển nhượng toàn bộ vốn đầu tư ở nước ngoài cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.
- Quá 12 tháng, kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư mà nhà đầu tư không có văn bản báo cáo về tình hình hoạt động của dự án đầu tư.
- Nhà đầu tư vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước tiếp nhận đầu tư dẫn tới việc phải chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đầu tư.
- Nhà đầu tư có văn bản đề nghị chấm dứt dự án đầu tư và được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận.
Triển khai dự án đầu tư:
Thông báo hiện dự án đầu tư:
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày dự án đầu tư được chấp thuận theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải có văn bản thông báo thực hiện dự án đầu tư kèm theo bản sao văn bản chấp thuận dự án đầu tư hoặc văn bản có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ Ngoại giao, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính.
Văn bản thông báo thực hiện dự án đầu tư gồm các nội dung sau:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức kinh tế ở nước ngoài; tên, địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có).
- Mục tiêu đầu tư, lĩnh vực đầu tư.
- Vốn đầu tư của tổ chức kinh tế ở nước ngoài; phần vốn tham gia của nhà đầu tư.
- Thông tin về người đại diện nhà đầu tư và người đại diện tổ chức kinh tế ở nước ngoài gồm: họ, tên, địa chỉ thường trú (tại Việt Nam và tại nước ngoài), chức vụ, số chứng minh thư nhân dân hoặc số hộ chiếu.
Trường hợp có sự thay đổi trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi, nhà đầu tư có văn bản thông báo về nội dung thay đổi gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Thời hạn triển khai dự án đầu tư
Quá thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư mà dự án đầu tư không được nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận, hoặc quá thời hạn 06 tháng, kể từ ngày dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận mà dự án không được triển khai thì nhà đầu tư phải có văn bản nêu rõ lý do và đề nghị kéo dài thời hạn triển khai dự án đầu tư hoặc đề nghị chấm dứt dự án đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị kéo dài thời hạn triển khai dự án đầu tư hoặc văn bản đề nghị chấm dứt dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận việc kéo dài thời hạn triển khai dự án đầu tư hoặc chấp thuận chấm dứt dự án đầu tư, đồng thời gửi Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ Ngoại giao, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính.
Việc gia hạn triển khai dự án đầu tư được thực hiện không quá 2 lần, mỗi lần không quá 6 tháng.
Báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư:
Hàng năm, trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư có văn bản báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư kèm theo báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính.
Tài khoản thực hiện dự án đầu tư:
Mọi giao dịch chuyển ngoại tệ từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài vào Việt Nam liên quan đến dự án đầu tư được thực hiện thông qua một tài khoản ngoại tệ mở tại một tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối tại Việt Nam và được đăng ký với Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Mäi giao dÞch chuyÓn tiÒn ra níc ngoµi vµ vµo ViÖt nam liªn quan ®Õn ho¹t ®éng ®Çu t ra níc ngoµi cña doanh nghiÖp ph¶i thùc hiÖn th«ng qua tµi kho¶n nµy:
PhÇn thu:
- Ngo¹i tÖ chuyÓn vµo tõ tµi kho¶n tiÒn göi ngo¹i tÖ cña Doanh nghiÖp ®Ó thùc hiÖn viÖc gãp vèn ®Çu t hoÆc chuyÓn vèn ®Çu t ra níc ngoµi;
- Lîi nhuËn, doanh thu ®îc chia vµ c¸c kho¶n thu nhËp hîp ph¸p kh¸c cã tõ ho¹t ®éng ®Çu t ë níc ngoµi cña Doanh nghiÖp chuyÓn vÒ ViÖt nam;
- Vèn ®Çu t vµ vèn t¸i ®Çu t chuyÓn vÒ ViÖt nam.
PhÇn chi:
- Chi chuyÓn ra níc ngoµi ®Ó gãp vèn ®Çu t hoÆc chuyÓn vèn ®Çu t thùc hiÖn dù ¸n ®Çu t ;
- Chi chuyÓn vµo tµi kho¶n tiÒn göi ngo¹i tÖ cña Doanh nghiÖp.
- B¸n ngo¹i tÖ cho c¸c ng©n hµng ®îc phÐp ho¹t ®éng ngo¹i hèi.
ChuyÓn vèn ®Çu t ra níc ngoµi:
Doanh nghiÖp ph¶i ®¨ng ký víi chi nh¸nh Ng©n hµng Nhµ níc TØnh, Thµnh phè n¬i ®Æt trô së chÝnh vÒ viÖc më tµi kho¶n ngo¹i tÖ vµ tiÕn ®é chuyÓn vèn ®Çu t ra níc ngoµi. Hå s¬ gåm:
- §¬n ®¨ng ký tµi kho¶n vµ chuyÓn vèn ®Çu t ra níc ngoµi.
- GiÊy chøng nhËn ®¨ng ký kinh doanh (b¶n sao cã c«ng chøng)
- GiÊy phÐp ®Çu t ra níc ngoµi do c¬ quan cã thÈm quyÒn cña ViÖt nam cÊp (b¶n sao cã c«ng chøng ).
- V¨n b¶n chÊp thuËn ®Çu t do níc tiÕp nhËn ®Çu t cÊp ( kÌm b¶n dÞch tiÕng ViÖt cã dÊu vµ ch÷ ký x¸c nhËn cña Tæng gi¸m ®èc hoÆc Gi¸m ®èc ).
- V¨n b¶n quy ®Þnh tiÕn ®é gãp vèn ®Çu t ( ghi trong ®iÒu lÖ hoÆc hîp ®ång liªn doanh, hîp ®ång hîp t¸c kinh doanh ®· ®îc c¬ quan cã thÈm quyÒn cña níc tiÕp nhËn ®Çu t phª duyÖt (nÕu cã) hoÆc b¶n dù kiÕn tiÕn ®é gãp vèn ®Çu t cña doanh nghiÖp ®îc phÐp ®Çu t ra níc ngoµi ).
Trong thêi gian 5 ngµy lµm viÖc kÓ tõ ngµy nhËn ®ñ hå s¬ hîp lÖ, chi nh¸nh Ng©n hµng Nhµ níc TØnh, Thµnh phè cã tr¸ch nhiÖm x¸c nhËn viÖc më tµi kho¶n vµ ®¨ng ký tiÕn ®é chuyÓn vèn ®Çu t ra níc ngoµi ®Ó nhµ ®Çu t ViÖt nam lµm c¬ së chuyÓn tiÒn ®Çu t ra níc ngoµi thùc hiÖn dù ¸n ®Çu t th«ng qua tµi kho¶n ®· më ë Ng©n hµng ®îc phÐp.
Lợi nhuận thu được từ đầu tư ở nước ngoài:
Chuyển lợi nhuận về nước:
Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày có quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải chuyển toàn bộ lợi nhuận và các khoản thu nhập khác từ dự án đầu tư về Việt Nam.
Trường hợp có nhu cầu kéo dài thời hạn, nhà đầu tư phải có văn bản đề nghị và nêu rõ lý do gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, quyết định. Việc gia hạn được thực hiện không quá 02 lần, mỗi lần không quá 06 tháng.
Dùng lợi nhuận để đầu tư ở nước ngoài
Trường hợp dùng lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ở nước ngoài để tái đầu tư vào chính dự án đầu tư đó thì phải được Bộ Kế hoạch và Đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của Nghị định này.
Trường hợp dùng lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ở nước ngoài để tái đầu tư vào dự án khác ở nước ngoài thì phải được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án khác đó theo quy định.
Nghĩa vụ tài chính
Nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Trường hợp dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư thì mức thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam đối với phần lợi nhuận chuyển về nước được áp dụng như mức thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với dự án đầu tư trong nước trong cung lĩnh vực đầu tư.
Trường hợp nước tiếp nhận đầu tư là quốc gia hoặc thuộc vùng lãnh thổ đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam thì nghĩa vụ về thuế của nhà đầu tư đối với Nhà nước Việt Nam thực hiện theo quy định của Hiệp định đó.
Trường hợp nước tiếp nhận đầu tư là quốc gia hoặc thuộc vùng lãnh thổ chưa ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam thì khoản thuế thu nhập doanh nghiệp đã được nộp ở nước tiếp nhận đầu tư sẽ được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam.
Việc miễn thuế xuất khẩu đối với tài sản mang ra nước ngoài để triển khai dự án đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Thanh lý của dự án đầu tư:
Ngay sau khi kết thúc dự án đầu tư, nhà đầu tư phải thanh lý dự án đầu tư theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày kết thúc việc thanh lý dự án đầu tư, nhà đầu tư phải chuyển về nước toàn bộ các khoản thu từ việc thanh lý dự án đầu tư.
Trường hợp có nhu cầu kéo dài thời hạn, nhà đầu tư phải có văn bản đề nghị và nêu rõ lý do gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, quyết định. Việc gia hạn được thực hiện không quá một lần và không quá 06 tháng.
Hỗ trợ nhà đầu tư đầu tư ở nước ngoài
Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm làm đầu mối phối hợp với các cơ quan của Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam ở trong nước để: hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc chấp hành các quy định của pháp luật nước sở tại; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư ở nước ngoài; thông qua đường ngoại giao, đề xuất và kiến nghị chính quyền nước sở tại hỗ trợ, tạo điều kiện và tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án đầu tư ở nước ngoài.
Liên hệ thực tiễn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam:
Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam:
Số dự án
Vốn đăng ký
(Triệu đô la Mỹ)
1989
1
0,6
1990
3
0,0
1991
3
4,0
1992
4
5,4
1993
5
0,7
1994
3
1,3
1998
2
1,9
1999
10
12,3
2000
15
6,7
2001
13
7,7
2002
15
170,9
2003
26
28,2
2004
17
12,5
2005
37
368,5
2006
36
349,1
2007
80
929,2
2008
105
2081,6
2009
457
7200
Năm 2009, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đạt 7,2 tỷ USD với 457 dự án, tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, bằng hơn 143% kế hoạch và bằng 214% cả quá trình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài từ năm 1989 đến năm 2008.
Sự tăng trưởng vượt bậc của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong năm 2009 vượt xa dự báo của Cục Đầu tư nước ngoài. Thời gian tới, nhiều văn bản pháp quy sẽ được ban hành và có hiệu lực, lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam hứa hẹn những thành công mới trên con đường hội nhập.
Đánh giá lợi ích thu được của việc đầu tư ra nước ngoài:
Việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài mang lại nhiều lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nó không chỉ giúp các doanh nghiệp khai thác được thế mạnh sản xuất, giảm thuế xuất … mà còn khai thác được thị trường tiềm năng tại chính các nước đó.
Thứ nhất, việc trực tiếp đầu tư giúp doanh nghiệp chủ động tiếp cận thị trường tại chính nước đó. Nhà đầu tư chủ động xây dựng kênh phân phối hàng hóa, nắm rõ tình hình tiêu thụ và chủ động trong khâu sản xuất. Mặt khác, việc nắm bắt nhanh, kịp thời và chính xác hơn các động thái, nhu cầu của thị trường bản địa cùng giúp họ có các đối sách thích hợp và kịp thời.
Thứ hai, việc đầu tư ra nước ngoài giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao hơn bởi có thể tận dụng nguồn tài nguyên, nguyên liệu tại chỗ, tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hóa, tránh được chế độ giấy phép xuất khẩu trong nước và tận dụng được quota xuất khẩu của nước sở tại.
Thứ ba, việc đầu tư ra nước ngoài giúp các doanh nghiệp Việt tìm kiếm thêm nguồn lực: mở rộng thị trường, đa dạng hóa đối tác, thị trường nguyên liệu, vận động trực tiếp đầu tư của đối tác nước ngoài, nguồn cung cấp máy móc, công nghệ kỹ thuật để giúp cho quá trình đầu tư trong nước.
Thứ tư, việc đầu tư vào thị trường các nước như SNG, châu Âu, Mỹ, Úc…những nơi có cộng đồng người Việt định cư đông khiến cho việc tận dụng dễ dàng các nguồn vốn tài chính, chất xám, thị trường tiêu thụ và các mối quan hệ đa dạng và hữu ích.
Những khó khăn khi đầu tư cao su ở nước ngoài:
Các dự án trồng cao su ở nước ngoài:
Khi quỹ đất trồng cao su trong nước hạn hẹp, nhưng để theo đuổi kế hoạch đến năm 2015 có được 800.000 ha cao su, Tập đoàn công nghiệp cao su VN (VRG) đã phải ra nước ngoài hợp tác kiếm đất trồng. Cho đến nay, cây cao su của tập đoàn này đã có mặt ở Campuchia, Lào và tiếp tới sẽ là Myanmar, Nam Phi, Mozambique... Đặc biệt ở Campuchia, theo thỏa thuận giữa hai nước, trong năm nay VRG đã ký hợp tác trồng mới 100.000 ha cao su vào năm 2011 - 2012. Tính đến nay, diện tích cao su của VRG tại Lào là 30.000 ha và Campuchia khoảng 10.500 ha.
Việt Nam đang đứng vị trí thứ nhất trong số các nước đầu tư vào Lào, với gần 200 dự án, tổng vốn trên 2 tỉ USD. Trong đó, trồng cao su và cây công nghiệp được các nhà đầu tư VN quan tâm hàng đầu với 36 dự án. Nhiều dự án trồng cao su có diện tích lớn như dự án 15.000 ha cao su của Hoàng Anh Gia Lai, vốn đầu tư 1.500 tỉ đồng, hiện đã trồng được hơn 8.000 ha. Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT Hoàng Anh Gia Lai cho biết, vào năm 2011 - 2012 công ty sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến và sản xuất sản phẩm từ cây cao su để tạo thêm giá trị gia tăng ngay tại đất Lào.
Khó khi khi đầu tư trồng cao su ở nước ngoài
Chi phí đầu tư trồng cao su ở Lào cao hơn ở Việt Nam, đặc biệt là thuế đất, thuế lao động... Đó là chưa kể việc giao đất chậm cũng sẽ đẩy chi phí lên cao. Tuy nhiên, lý do lớn nhất khiến Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam qua Lào thuê đất là vì "ở Đắk Lắk không còn đất trồng cao su nữa”.
Ngoài chi phí cao, doanh nghiệp ra nước ngoài đầu tư trồng cao su phải đối mặt với nhiều rủi ro. Chẳng hạn như khi đầu tư vào Lào, theo đánh giá của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, doanh nghiệp gặp khó khăn trong chuyện giao đất. Nguyên nhân do công tác đền bù giải phóng mặt bằng thiếu những quy định thống nhất từ trung ương tới địa phương. Quy định phân cấp về đất đai của Lào, đối với đất diện tích trên 100 ha là trung ương cấp phép, dưới 100 ha thuộc địa phương cấp phép.
Tuy nhiên khi thực hiện thường dẫn đến chồng lấn, khiến nhiều nhà đầu tư trầy trật mãi vẫn không có đất. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp khó khăn trong việc làm thủ tục lưu trú cho lao động Việt Nam vì lao động tại chỗ không đáp ứng được yêu cầu; thủ tục thông quan phức tạp, không thống nhất ở các cửa khẩu, mất nhiều loại phí không có trong quy định..
Hạn chế trong việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài:
a) Đối với trong nước:
Về luật pháp, chính sách:
- Chính phủ chưa có chính sách hay cơ chế đặc thù để hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang các nước, đặc biệt tại Lào, Campuchia, LB Nga.
Về quản lý nhà nước:
- Công tác quản lý các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn do việc thực hiện chế độ báo cáo của các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài chưa đầy đủ, trong khi chế tài chưa quy định rõ và thực hiện nghiêm túc.
- Thiếu thông tin về chính sách đầu tư của một số địa bàn nên khó khăn cho công tác xúc tiến đầu tư, thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
- Chưa thường xuyên tổng kết, đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài để rút bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý và đề xuất những biện pháp thúc đẩy hơn nữa hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
- Mối liên hệ giữa cơ quan đại diện ngoại giao và thương vụ ta ở nước ngoài với các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn lỏng lẻo nên khi có vụ việc tranh chấp xảy ra sẽ không tranh thủ được tối đa sự hỗ trợ của Nhà nước.
- Ở một số dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thời gian thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cho dự án vẫn còn kéo dài so với thời hạn theo luật định, ảnh hưởng tới tiến độ triển khai dự án ở nước ngoài. Điều này cho thấy ở một số bộ phận, một số cá nhân chưa thực sự nêu cao tinh thần trách nhiệm trong xử lý công việc.
Về doanh nghiệp nước ta:
- Tiềm lực của doanh nghiệp Việt Nam về vốn, công nghệ chưa phải là mạnh; kinh nghiệm quản lý còn hạn chế nên khả năng cạnh tranh thua kém một số nước khác (Trung Quốc, Thái Lan) tại nước tiếp nhận đầu tư.
- Số lượng dự án và quy mô vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn nhỏ, do năng lực tài chính và kinh nghiệm đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam còn bị hạn chế.
- Các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động riêng lẻ, manh mún tại các nước, thậm chí còn cạnh tranh với nhau, không có cơ chế liên kết để tăng tiếng nói đối với các cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại. Một vài doanh nghiệp vi phạm pháp luật của nước sở tại, dẫn tới làm mất uy tín của các nhà đầu tư Việt Nam.
- Nhiều doanh nghiệp Việt Nam không cập nhật các chính sách đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam, không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, không thực hiện việc đăng ký thay đổi nội dung hoạt động ở nước ngoài, hình thức đầu tư ở nước ngoài, quy mô đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
b) Đối với nước tiếp nhận đầu tư:
- Hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư của một số nền kinh tế đang trong quá trình sửa đổi, hoàn thiện nên có nhiều thay đổi, không thống nhất, thiếu minh bạch và khó tiếp cận. Tại một số nền kinh tế có sự thiếu nhất quán trong áp dụng chính sách, đặc biệt là các quy định do địa phương đặt ra và áp dụng ngoài các chính sách của nhà nước (ví dụ: chính sách ưu đãi miễn thuế thu nhập doanh nghiệp của Lào được áp dụng trên toàn quốc nhưng địa phương vẫn thu thêm thuế thu nhập).
- Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại một số nền kinh tế cũng như các thủ tục triển khai thực hiện dự án đầu tư (đất đai, phê duyệt thiết kế.v.v.) khá phức tạp, kéo dài thời gian, tốn kém về chi phí cho doanh nghiệp, thủ tục thông quan phức tạp (ví dụ tại LB Nga, Lào).
- Lực lượng lao động tại chỗ rất hạn chế, trình độ chuyên môn thấp, tính kỷ luật và tính chuyên cần không cao, rất khó đáp ứng được nhu cầu về lao động của nhà đầu tư cả về số lượng lẫn chất lượng (ví dụ tại Lào).
- Sự khác biệt về ngôn ngũ cũng là một trong những cản trở hoạt động đầu tư sang nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam.
Các giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài:
Về công tác quản lý:.
- Tăng cường biện pháp chế tài về thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ của các doanh nghiệp để có cơ sở đánh giá tình hình thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
- Khẩn trương xây dựng đề án về cơ chế hỗ trợ, khuyến khích để thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong đó, có những giải pháp đột phá, mang tính chất “cú hích” để khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
+ Thay đổi nhận thức về việc tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trên phạm vi cả nước. Thông qua nhiều hình thức tuyên truyền, vận động ở cả trên các cơ quan quản lý Nhà nước và dưới các doanh nghiệp về lợi ích của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, tạo tâm lý an tâm và hưởng ứng tích cực cả từ phía Nhà nước và các nhà đầu tư.
+ Bổ sung các văn bản hướng dẫn các doanh nghiệp và cá nhân thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo hướng đơn giản, thuận tiện nhằm khuyến khích hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
+ Nên thành lập một số cơ quan chuyên môn có nhiệm vụ hỗ trợ các doanh nghiệp và cá nhân đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Thành lập Hiệp hội các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ra nước ngoài để bảo vệ quyền lợi và giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình kinh doanh ở nước ngoài.
- Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư trong năm 2008 và những năm tới. Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư trên tầm vĩ mô, trước hết ở các lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế so sánh, có thể kết hợp với việc tổ chức các hội chợ triển lãm quốc tế tạo điều kiện cho các nhà đầu tư Việt Nam được tiếp xúc với các đối tác tiềm năng. Cụ thể: thúc đẩy đầu tư của Việt Nam sang một số địa bàn trọng điểm (Lào, Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Campuchia) bằng các hình thức tổ chức xúc tiến đầu tư thích hợp, tổ chức biên dịch tài liệu về luật pháp, chính sách, môi trường và cơ hội đầu tư tại một số địa bàn trọng điểm để cung cấp cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý thông qua các ấn phẩm cũng như qua trang tin điện tử.
- Nghiên cứu trình Chính phủ việc phân cấp quản lý đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong thời gian tới.
Về cung cấp thông tin:
Cơ quan quản lý nhà nước mà Bộ Kế hoạch Đầu tư chủ trì sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức thu thập thông tin có thể định kỳ hàng năm biên soạn thành sách bằng tiếng Việt để cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp đang có ý định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài về:
+ Chính sách thu hút đầu tư, luật pháp chính sách liên quan đến hoạt động đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại nước sở tại.
+ Các tiềm năng và cơ hội đầu tư trong một số ngành, lĩnh vực cụ thể tại nước sở tại.
+ Các dự án đầu tư cụ thể đã được Chính phủ 2 nước ký thỏa thuận.
+ Các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài của tại nước sở tại.
Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại các nền kinh tế cung cấp cho các doanh nghiệp đang và sẽ hoạt động đầu tư tại nước sở tại cũng như cơ quan quản lý nhà nước liên quan các loại thông tin sau:
+ Thông tin về chính sách thu hút đầu tư và các chính sách, luật pháp liên quan trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp bằng tiếng Việt (xuất bản sách hướng dẫn đầu tư sang Lào, Campuchia); Thường xuyên cập nhật các thay đổi về luật pháp chính sách để cung cấp cho doanh nghiệp.
+ Định kỳ cung cấp các chỉ số kinh tế vĩ mô của nước sở tại: quy mô, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế…., quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước;
+ Tổ chức thu thập thông tin về các thị trường cụ thể nhà đầu tư quan tâm
Về chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước
Hỗ trợ nguồn vốn đầu tư:
Đối với một số dự án đầu tư để thực hiện mục tiêu quan trọng có tác động tích cực tới phát triển kinh tế của nước ta như sản xuất điện nhập khẩu về Việt Nam, khai thác một số khoáng sản thay thế nhập khẩu phục vụ sản xuất chế biến trong nước, đề nghị được hưởng chính sách ưu đãi hỗ trợ về nguồn vốn, cụ thể:
- Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam-BIDV cho phép chủ đầu tư vay tối thiểu 30% tổng vốn đầu tư của dự án và cho phép miễn hình thức đảm bảo tiền vay bằng tài sản, được hưởng lãi xuất ưu đãi. Chính phủ có thể đứng ra bảo lãnh vốn vay của doanh nghiệp.
- Các ngân hàng thương mại trong nước cho vay vốn đối với các dự án đầu tư tại một số nền kinh tế đặc biệt (Lào, Campuchia, LB Nga) trong các lĩnh vực nêu trên và được phép cho vay vượt 15% vốn điều lệ của Ngân hàng Thương mại.
- Trong một số trường hợp đặc biệt, nhà nước có thể góp vốn cùng với doanh nghiệp để thực hiện dự án, chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp.
- Thành lập quỹ hỗ trợ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam nhằm hỗ trợ tài chính cho các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam khi họ gặp những rủi ro trong quá trình kinh doanh ở nước ngoài.
Chính sách ưu đãi về thuế:
Có chính sách ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp đầu tư trong một số lĩnh vực đặc thù (sản xuất điện nhập khẩu về Việt Nam, khai thác một số khoáng sản thay thế nhập khẩu, phục vụ sản xuất chế biến trong nước), cụ thể cho miễn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần lợi nhuận chuyển về nước đã được nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Lào.
Về thực hiện các hiệp định, thỏa thuận song phương, đa phương:.
Sớm triển khai và thực hiện thống nhất các nội dung của các hiệp định, thỏa thuận song phương, đa phương giữa Việt Nam với các nước, trong đó có Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư cũng như Hiệp định tránh đánh thuế trùng của Việt Nam với các nước để làm cơ sở cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp mỗi nước.
Nhà nước giao cho các cơ quan Đại sứ quán, Phòng Thương vụ của Việt nam ở nước ngoài hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và bảo vệ các doanh nghiệp khi có tranh chấp xảy ra. Đồng thời phải coi đó như là một nhiệm vụ bắt buộc đối với các cơ quan này.
Về đào tạo lao động:
Lực lượng lao động tại một số nước sở tại (Lào và Campuchia) còn hạn chế, trình độ chuyên môn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu về lao động của nhà đầu tư cả về số lượng lẫn chất lượng. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam bắt buộc phải đưa lao động từ Việt Nam sang với số lượng lớn để làm việc hoặc đưa các lao động người Lào về Việt Nam để đào tạo. Do đó, kiến nghị Chính phủ có cơ chế, chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư sang Lào, Campuchia đào tạo các lao động người Lào, Campuchia hoặc đào tạo các lao động Việt Nam sang làm việc tại Lào, Campuchia.
Các khoản viện trợ, hỗ trợ của Việt Nam cho một số nước (Lào, Campuchia) cần gắn chặt và tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư ví dụ như hỗ trợ đào tạo nghề gắn với các lĩnh vực đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang Lào, Campuchia; viện trợ đào tạo các cán bộ cấp xã của Lào, Campuchia tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ thị trường, môi trường đầu tư của nước sở tại để lựa chọn các cơ hội đầu tư phù hợp với mình; liên hệ chặt chẽ với các Đại sứ quán, Cơ quan Thương vụ của Việt Nam ở nước ngoài để xin cung cấp thông tin và tư vấn trước khi quyết định đầu tư trực tiếp tại một nước và liên hệ với Việt kiều ở các nước để thu thấp thông tin và xin tư vấn để đầu tư vào lĩnh vực và sản phẩm phù hợp…
Tài liệu tham khảo
Luật đầu tư 2005
Nghị định số 78/2006/NĐ-CP của Chính Phủ Quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Th«ng t số 01/2001/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Híng dÉn vÒ qu¶n lý ngo¹i hèi ®èi víi ®Çu t trùc tiÕp ra níc ngoµi cña doanh nghiÖp ViÖt Nam.
Nghị định số 121/2007/NĐ-CP của Chính Phủ Quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí.
Nghị đinh số 17/2009/NĐ-CP của Chính Phủ Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 121/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2007 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí.
Giáo trình Luật Kinh tế - TS. Lê Văn Hưng, ThS. Nguyễn Triều Hoa, ThS. Trần Huỳnh Thanh Nghị, ThS. Dương Mỹ An.
Trang Web của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Trang Web của Cục đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Trang Web của Tổng cục Thống kê
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luật đầu tư ở Việt Nam.doc